You are on page 1of 7

THUYẾT MINH THIẾT KẾ

( PHẦN CẤP THOÁT NƯỚC)


GIẢI PHÁP THIẾT KẾ NƯỚC

1) Cơ sở lập thiết kế :
1.1) Các tiêu chuẩn, quy phạm sử dụng:
- QCVN-BXD 06-2020. Về an toàn cháy cho nhà và công trình
- Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình
- Tiêu chuẩn ngành thoát nước : Mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế TCXDVN 7957 :2008;
- Tiêu chuẩn thiết kế thoát nước bên trong công trình TCVN 4474:1987;
- QCVN 07-2:2016/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật-Công trình Thoát nước
- QCVN 07-1:2016/BXD Các công trình hạ tầng kỹ thuật-Công trình Cấp nước
- Tiêu chuẩn ngành cấp nước : Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết
kế TCXDVN 33:2006;
- Tiêu chuẩn cấp nước bên trong công trình-Tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4513:1988;
2) Giải pháp thiết kế hệ thống cấp nước
2.1) Giải pháp cấp nước:
- Hệ thống cấp nước cho công trình được đấu nối từ nguồn nước hiện có
- Bố trí 2 máy bơm (một máy hoạt động, một máy dự phòng) đặt dưới gầm thang để
bơm nước lên két mái
- Nước từ két mái sẽ cấp xuống các khu vệ sinh thông qua ống đứng và ống nhánh cấp nước
- Tại đầu mỗi ống nhánh lắp đặt van khóa để thuận tiện cho việc sửa chữa và quản lý.
 Tính toán đường ống cấp nước
Cơ sở tính toán
Mục đích của việc tính toán thủy lực đường ống cấp nước là để xác định đường kính,
vận tốc nước chảy trong ống nằm trong giới hạn của vận tốc kinh tế.
Xác định lưu lượng nước tính toán:
Lưu lượng tính toán của các đoạn ống cấp nước được tính theo công thức (Theo điều
6.9 TCVN 4513:1988):
Qtt   0,2  N (l/s)

Trong đó:
+ N: Tổng số đương lượng của các dụng cụ vệ sinh trong nhà hay đoạn ống tính toán.
+α: hệ số phụ thuộc chức năng của mỗi loại nhà lấy theo bảng 11 ta có α=1,5(phù hợp
với loại hình công trình)
Lưu lượng tính toán thực tế để xác định ra đường kính ống còn phải kể sự hoạt động
đồng thời của các thiết bị vệ sinh. Hệ số đồng thời của các thiết bị vệ sinh được lấy như
bảng dưới:

1
Xác định đường kính ống, vận tốc nước tính toán và tổn thất áp lực:
Sau khi xác định được lưu lượng nước tính toán. Tra bảng tính toán thủy lực dành cho
ống cấp nước ta xác định được đường kính ống cấp nước trên cơ sở dựa vào vận tốc nước
chảy trong ống nằm trong giới hạn vận tốc kinh tế như sau:
+ Trong đường ống chính và ống đứng không được vượt quá từ 1,5 đến 2 (m/s)
+ Trong đường ống nhánh nối với các thiết bị vệ sinh không được vượt quá 2,5 (m/s)
Cụ thể đường kính các ống chính được xác định như các bảng dưới:

2
Đương lượng Lưu
Đường
Điểm SL TB Tổng lượng
Vận kính
tính Thiết bị vệ ĐL tính
ĐL đơn vị tốc (l/s) ống
toán sinh cộng toán
(mm)
dồn q (l/s)
Tầng hầm Vòi rửa 3 0.3 0.9 0.28 0.512 D32
Lavabo 4 0.33
Tầng 1 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tầng 2 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tầng 3 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tầng 4 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tầng 5 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tầng 6 Tiểu nam 2 0.17 3.66 0.57 1.033 D32
Xí bệt 4 0.5
Lavabo 4 0.33
Tiểu nam 1 0.17
Tầng 7 7.49 0.82 0.943 D40
Xí bệt 4 0.5
Sen tắm 4 1

2.2) Quy mô sử dụng phần cấp nước sinh hoạt:


 Lưu lượng nước tính toán cho công trình:
Tiêu chuẩn dùng nước được lấy theo bảng 1 TCVN 4513:1988

3
Tiêu chuẩn Lưu
TT Nhu cầu cấp nước Quy mô (l/người/ngđ) lượng
(m3/ng đ)
1 Tổng số người dự kiến 300(người) 30 9
2 Nhu cầu nước cho các dịch vụ
khác (gồm rửa sàn, tưới cây, lau 30% 3
dọn, nấu ăn, rửa dụng cụ,…)
3 Tổng nhu cầu cấp nước sinh 12
hoạt: Q
4 Nhu cầu dùng nước max: Qmax Qmax=1,2xQ 14.4

Lưu lượng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt làm tròn là 15(m3/ ng.đ).
2.3) Két nước mái:
Sử dụng két nước hiện có gồm 3 téc nước 5m3
3) Giải pháp thiết kế hệ thống thoát nước cho toàn công trình
Hệ thống thoát nước gồm 02 hệ thống:
 Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt.
 Hệ thống thoát nước mưa.
3.1) Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt:
- Nước thải từ các chậu xí thu về ống đứng thoát nước xí sau đó dẫn vào ngăn chứa bể
tự hoại để xử lý trước khi thải bên ngoài.
- Nước thải từ các chậu rửa, rửa sàn thu về ống đứng thoát nước rửa sau đó dẫn ra ra
hệ thống thoát nước bên ngoài.
- Toàn bộ hệ thống thoát nước được cố định với kết cấu nhà bằng khung đỡ hay giá kê
(trong hộp kỹ thuật). Các tuyến nhánh đặt với độ dốc 1% - 2% theo hướng thoát nước.
- Thông hơi cho hệ thống thoát nước:Nhiệm vụ của hệ thống thông hơi trong công
trình là ổn định và cân bằng áp suất trong mạng thoát nước bằng áp suất khí quyển, ngăn
không cho mùi hôi thối, khí độc vào nhà.
- Ống thông hơi cho bể phốt đặt trong hộp kỹ thuật của WC, ống có đường kính D60
 Thiết kế đường ống thoát nước thải:
 Đường ống đứng thoát nước thải:
Nước thải của các chậu xí, tiểu từ tầng 7 xuống tầng hầm được thu vào trục đứng thoát
xí có đường kính D250 . Tại chân các ống đứng được thu gom bằng ống thoát ngang D125
chạy theo phương ngang (dốc 2%) thu nước thải về bể tự hoại.
Đối với đường ống thoát nước chậu rửa và phễu thu sàn từ tầng 7 xuống tầng hầm có
đường kính 110 Tại chân các ống đứng được thu gom bằng ống thoát ngang D110 chạy
theo phương ngang (dốc 2%) và đấu nối ra hệ thống thoát nước bên ngoài
 Đường ống nhánh thoát nước thải:

4
- Đối với ống nhánh thoát chậu xí có đường kính D110 đảm bảo độ dốc i=2% về phía
ống đứng thoát nước chậu xí, đạt được vận tốc tự chảy v> 0,7( m/s).
- Đối với ống nhánh thoát nước chậu rửa và phễu thu sàn có đường kính D42, D90,
D90 đảm bảo độ dốc i=2% về phía ống đứng thoát nước rửa, đạt được vận tốc tự chảy v>
0,7 ( m/s).
3.2) Xác định dung tích bể tự hoại
Sử dụng bể tự hoại xây mới có thể tích 33.5m3
4) Hệ thống thoát nước mưa trên mái:
Hệ thống thoát nước mưa sử dụng các ống hiện được thể hiện trên bản vẽ đi kèm (nếu
có điều chỉnh sẽ tùy tình hình thực tế thi công)
Ban công tầng các tầng sẽ bố trí các phễu thu nước và dẫn xuống bằng đường ống D110
sau đó thoát ra hệ thống thoát nước bên ngoài.
5) Yêu cầu về thiết bị và kỹ thuật lắp đặt hệ thống cấp thoát nước :
5.1) Yêu cầu về thiết bị và kỹ thuật lắp đặt hệ thống cấp nước:
- Ống cấp nước dùng ống nhựa hàn nhiệt PP-R của ViwaPico hoặc các loại ống khác
tương đương có đường kính từ 20mm đến 40mm nối bằng phương pháp hàn nhiệt và ren
ống phụ tùng.
- Áp suất làm việc cho phép của ống PP-R là PN16 bar.
- Áp lực làm việc của ống p = 16 bar.
- Ống cấp nước đi chìm trong tường, đi trên trần hoặc đặt trong hộp kỹ thuật được cố
định bằng giá đỡ.
- Tất cả các đường ống phải được thử thuỷ lực trước khi lấp và trát với áp lực thử là
9kg/cm2 .
- Thiết bị WC được thiết kế là thiết bị đồng bộ của Nhật, Việt Nam hoặc chủng loại
khác có các thông số kỹ thuật tương đương.
- Máy bơm RITZ (Đức) hoặc SAER (Italy), BOMBAS_IDEAL hoặc chủng loại khác
có các thông số kỹ thuật, chất lượng tương đương.
5.2) Yêu cầu về thiết bị và kỹ thuật lắp đặt hệ thống thoát nước thải:
- Ống có đường kính từ 42mm đến 75mm có áp lực làm việc PN12.5 (class 2) hoặc
các loại ống khác có chất lượng tương tự.
- Ống có đường kính từ 90mm đến 125mm có áp lực làm việc PN12.5 (class 3)
hoặc các loại ống khác có chất lượng tương tự.
- Các vật tư thiết bị nước dùng hàng liên doanh để đảm bảo chất lượng.
- Thi công phải đảm bảo quy trình kỹ thuật : ống cấp nối bằng hàn nhiệt; ống thoát
nước nối bằng keo.
- Tất cả các đường ống phải được thử thuỷ lực trước khi lấp và trát với áp lực thử là
9kg/cm2 .
- Lắp đặt các thiết bị :

5
+ Trước khi đổ sàn khu vệ sinh phải chừa lỗ lắp ống của thiết bị. Lắp đặt thiết bị
trước khi xử lý chống thấm cho sàn vệ sinh.
+ Các thiết bị vệ sinh được lắp đặt đúng vị trí và thử thuỷ lực trước khi bàn giao đưa
vào sử dụng.
5.3) Yêu cầu kỹ thuật để nghiệm thu :
- Đơn vị thi công phải tiến hành thi công hệ thống cấp thoát nước trong và ngoài nhà
theo đúng quy chuẩn và tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành.
- Đảm bảo độ bền vững, mỹ quan, đúng chủng loại. Vật liệu phải có chất lượng đúng
quy định của thiết kế. Vật tư nhập về cần có văn bản nghiệm thu kỹ thuật trước khi lắp đặt.
- Áp lực thử đúng quy định của thiết kế.
- Tất cả các mối nối phải có biện pháp gia cố chống dò rỉ.
- Phải tổ chức nghiệm thu trước khi hoàn thiện và lắp thiết bị.
Đơn vị thi công phải bảo hành đúng quy định.

You might also like