You are on page 1of 7

Giới thiệu môn học Cấp thoát nước

Mô tả môn học
Nhằm trang bị kiến thức cho sinh viên về mạng lưới cấp thoát nước cho khu vực và
công trình xây dựng. Ngoài ra, môn học cũng giới thiệu các phương pháp khai thác
nguồn nước.
Môn học giới thiệu các vấn đề về cấp nước, thoát nước ở bên ngoài khu vực đô thị.
Phần cấp nước sẽ đề cập đến các loại nguồn nước và các sơ đồ xử lý nước, hệ thống cấp
nước cho khu vực và cho công trường xây dựng, trong đó sẽ nhấn mạnh đến việc tính
toán và thiết kế mạng lưới cấp nước. Phần thoát nước sẽ trình bày các vấn đề chủ yếu về
hệ thống thoát nước cho khu vực cũng như các phương pháp cơ bản xử lý nước thải.
Mục tiêu môn học giúp sinh viên:
1. Hiểu biết các quá trình phân tích, chọn một sơ đồ cấp nước phù hợp, tiêu chuẩn quy
định chọn lưu lượng cấp nước phù hợp.
2. Hiểu biết các khái niệm, các quá trình hóa học và các ứng dụng để giải thích các hiện
tượng hóa học trong bài toán xác định nguồn nước và xử lý nước cấp.
3. Hiểu cách áp dụng các kiến thức đại số tuyến tính để giải quyết các bài toán cấp thoát
nước.
4. Có khả năng đúc kết được các vấn đề đã được đặt ra của các bài toán thiết kế hệ thống
cấp thoát nước.
5. Hiểu biết về quy định của nhà nước về các bài toán thiết kế hệ thống cấp thoát nước
theo các tiêu chuẩn.
I. Hệ thống cấp nước bên ngoài (N4.P1.01)

1. Khái niệm
Hệ thống cấp nước bên ngoài ( hay hệ thống cấp nước khu vực) là hệ thống đường ống
và các hạng mục công trình liên quan có chức năng thu nước, xử lý nước, điều hòa dự trữ
nước, vận chuyển và phân phối nước đến các đơn vị sử dụng.

2. Các thành phần cơ bản của hệ thống cấp nước

2.1. Công trình thu nước


- Công trình thu nước dùng để lấy nước từ nguồn nước được lựa chọn. Nguồn nước có
thể là nước mặt (sông, hồ, suối,…) hay nước ngầm (mạch nông, mạch sâu, có áp hoặc
không có áp). Trong thực tế các nguồn nước được sử dụng phổ biến nhất là nước sông,
hồ, nước ngầm mạch sâu, dùng để cung cấp cho sinh hoạt và công nghiệp.
- Công trình thu nước mặt có thể là gần bở hoặc xa bờ, kết hợp hoặc riêng biệt, cố định
hay tạm thời. Công trình thu nước sông hoặc hồ có thể dùng cửa thu hoặc ống tự chảy
đến trạm xử lý. Công trình thu nước ngầm có thể là giếng khoan, công trình thu nước
dạng nằm ngang hay giếng khơi.

2.2. Trạm bơm cấp nước


- Các trạm bơm cấp nước bao gồm trạm bơm cấp I và trạm bơm cấp II.
- Trạm bơm cấp I (hay còn gọi là trạm bơm nước thô) dùng để đưa nước từ công trình thu
nước lên công trình làm sạch. Trạm bơm cấp I thường đặt riêng biệt bên ngoài trạm xử lý
nước. Trường hợp sử dụng nguồn nước mặt, trạm bơm cấp I có thể kết hợp với các công
trình thu nước hoặc xây dựng riêng biệt. Khi sử dụng nước ngầm, trạm bơm cấp I thường
là các máy bơm chìm có cột nước cao, bơm nước từ giếng khoan tới trạm xử lý.
- Trạm bơm cấp II (hay trạm bơm nước sạch) bơm nước từ bể chứa nước sạch vào mạng
lưới cấp nước. Hoặc cũng có thể là trạm bơm tang áp để nâng áp suất dòng chảy trong
mạng lưới cấp nước để dẫn đến các hộ tiêu dùng.

2.3. Các công trình làm sạch hoặc xử lý nước


- Các công trình xử lý nước có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có hại, các độc tố, vi khuẩn,
vi khuẩn ra khỏi nước.
- Các công trình làm sạch nước gồm có bể trộn, bể phản ứng, bể lắng, bể lọc, giàn mưa,
thùng quạt gió, bể lắng tiếp xúc,… Ngoài ra, trong dây chuyền công nghệ xử lý nước còn
có thể có một số công trình xử lý đặc biệt khác tùy theo chất lượng nước nguồn và chất
lượng nước yêu cầu.
2.4. Các công trình điều hòa và dự trữ nước
- Các công trình điều nước gồm bể chứa nước sạch và đài nước.
- Bể chứa nước sạch làm nhiệm vụ điều hòa nước giữa trạm bơm cấp I và cấp II, dự trữ
một lượng nước cho chữa cháy và cho bản thân trạm xử lý nước. Bể chứa nước sạch và
trạm bơm cấp II thường đặt trong trạm xử lý.
- Đài nước làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng nước giữa trạm bơm cấp II và mạng lưới
cấp nước, ngoài ra còn dự trữ một lượng nước chữa cháy trong thời gian đầu (thường lấy
là 10 phút) khi xảy ra đám cháy. Ngoài ra, đài nước ở trên cao còn làm nhiệm vụ tạo áp
suất cung cấp nước cho mạng lưới cấp nước.

2.5. Mạng lưới đường ống


- Mạng lưới đường ống làm nhiệm vụ phân phối và dẫn nước đến các đơn vị sử dụng.
Mạng lưới đường ống phân phối có thể được phân cấp thành mạng cấp I là mạng truyền
dẫn, mạng cấp II là mạng phân phối và mạng cấp III là mạng đấu nối với ống cấp vào
nhà. Mạng lưới đường ống được phân thành ba cấp như trên để đảm bảo việc phân phối
và quản lý tốt mạng lưới, giảm thất thoát nước trên mạng lưới.
- Mạng lưới cấp nước có thể chia thành: mạng lưới cụt, mạng lưới vòng và mạng lưới kết
hợp cả hai loại trên
+ Mạng lưới cụt (mạng nhánh): nước từ nguồn đến điểm lấy nước chỉ có thể đi bằng một
tuyến duy nhất. Giá thành thấp và tính thủy lực đơn giản, nhưng không đảm bảo an toàn
cấp lưu lượng đên các điểm lấy nước khi có sự cố xảy ra trên đường ống mạng lưới.
Thường dùng cho các đối tượng cấp nước tạm thời như cấp nước cho các công trình xây
dựng hoặc các vùng nông thôn, thị trấn có quy mô nhỏ, vùng đô thị đang phát triển mà
chưa hoàn chỉnh về quy hoạch.
+ Mạng lưới vòng: nước từ nguồn đến điểm lấy nước có thể đi bằng nhiều tuyến khác
nhau. Bảo đảm an toàn cấp lưu lượng đến các điểm lấy nước khi có sự cố xảy ra trên
đường ống mạng lưới, nhưng giá thành khá cao và tính thủy lực phức tạp. Thường dùng
cho các đối tượng cấp nước quy mô lớn, thành phố quy hoạch đã ổn định.

+ Mạng lưới hỗn hợp (vòng + hở): phát huy được ưu điểm của hai loại mạng lưới và khắc
phục một phần các khuyết điểm của hai loại trên. Thường dùng cho các loại thành phố,
thị xã đang phát triển.
2.6. Sơ đồ tổng quát các công trình trong hệ thống cấp nước
- Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước ngầm

1- Giếng và trạm bơm giếng 5- Trạm bơm cấp II


2- Ống dẫn nước thô 6- Đường ống truyền dẫn
3- Các công trình khử sắt 7- Đài nước
4- Bể chứa nước sạch 8- Mạng lưới cấp nước

- Sơ đồ hệ thống cấp nước dùng nguồn nước sông (nước mặt)

1- Trạm bơm cấp I và công trình thu nước 5- Trạm bơm cấp II
2- Bể lắng 6- Đài nước
3- Bể lọc 7- Đường ống truyền dẫn
4- Bể chứa nước sach 8- Mạng lưới cấp nước

3. Phân loại hệ thống cấp nước:


3.1. Theo đối tượng phục vụ
- Hệ thống cấp nước dân cư: bao gồm hệ thống cấp nước cho các thành phố, thị xã, thị
trấn, nông thôn,…
- Hệ thống cấp nước công nghiệp: bao gồm hệ thống cấp nước cho các nhà máy, xí
nghiệp, khu chế xuất,…

3.2. Theo chức năng phục vụ


- Hệ thống cấp nước ăn uống sinh hoạt: dùng để cung cấp nước cho các khu dân cư nhằm
đáp ứng nhu cầu ăn uống, sinh hoạt.
- Hệ thống cấp nước sản xuất: dùng để cung cấp nước cho các dây chuyền công nghệ sản
xuất trong các nhà máy.
- Hệ thống cấp nước chữa cháy: dùng để cung cấp lượng nước cần thiết để dập tắt đám
cháy khi có vụ cháy xảy ra.
- Hệ thống cấp nước kết hợp: là sự kết hợp của hai hay nhiều hệ thống riêng biệt thành
một hệ thống chung. Ví dụ hệ thống cấp nước kết hợp giữa ăn uống, sinh hoạt và chữa
cháy, hoặc có thể kết hợp cả ba chức năng phục vụ vào cùng một hệ thống cấp nước.

3.3. Theo phương pháp sử dụng


- Hệ thống cấp nước chảy thẳng: nước chỉ cấp cho mục đích sử dụng nào đó, sau đó thải
vào mạng lưới thoát nước đô thị. Thông thường hệ thống cấp nước sinh hoạt là hệ thống
cấp nước chảy tầng.
- Hệ thống cấp nước tuần hoàn: thông thường được áp dụng trong công nghiệp. Nước đã
được sử dụng cho môt mục đích nào đó, được đứa đến trạm xử lý, đồng thời bổ sung
thêm một lượng nước mới do sử dụng bị thất thoát. Sau khi xử lý, nước lại được đưa
quay trở lại phục vụ cho mục đích sử dụng.
- Hệ thống cấp nước tái sử dụng: chủ yếu được áp dụng trong công nghiệp. Nước được sử
dụng cho một mục đích nào đó (như làm nguội máy móc, sản phẩm) vẫn còn sạch, chỉ có
tăng nhiệt độ, sẽ được đưa vào sử dụng cho mục đích khác phù hợp (như vệ sinh thiết bị,
vệ sinh sàn nhà…)

3.4. Theo nguồn cung cấp nước


- Hệ thống cấp nước lấy nước mặt: như sông, hồ, đập, kênh, suối,…
- Hệ thống cấp nước lấy nước ngầm: có thể là nước ngầm mạch nông hay sâu.
3.5. Theo phương pháp vận chuyển nước
- Hệ thống cấp nước có áp: có máy bơm bơm nước vận chuyển trong đường ống có áp,
loại này rất phồ biến.
- Hệ thống cấp nước tự chảy: lợi dụng địa hình, cho nước tự chảy trong ống hoặc máng.

3.6 Theo phương pháp chữa cháy


- Hệ thống cấp nước có thệ thống chữa cháy áp suất cao: có áp suất tự do cần thiết của
vòi phun chữa cháy đặt tại điểm cao nhất của ngôi nhà cao nhất không nhỏ hơn 10m với
lưu lượng tính toán của vòi là 5 l/s.
- Hệ thống cấp nước có hệ thống chữa cháy áp suất thấp: có áp suất tự do trên mạng lưới
cấp nước chữa cháy không nhỏ hơn 10m tính từ mặt đất.

3.7. Theo phạm vi phục vụ


- Hệ thống cấp nước bên ngoài gồm hệ thống cấp nước đô thị, hệ thống cấp nước công
nghiệp…
- Hệ thống cấp nước cho các khu dân cư nhỏ (tiểu khu) nằm trong đô thị.
- Hệ thống cấp nước trong nhà.

4. Các yêu cầu đối với hệ thống cấp nước:

- Bảo đảo đưa đầy đủ và liên tục lượng nước cần thiết đến nơi tiêu dùng.
- Bảo đảm chất lượng nước đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Bảo đảm chi phí xây dựng và quản lý thấp nhất.
- Bảo đảm thi công và quản lý dễ dàng, thuận tiện.
- Có khả năng tự động hóa, cơ giới hóa trong quá trình xây dựng và khai thác

You might also like