You are on page 1of 29

Câu 1

Phân loại theo áp lực đường ống ngoài phố:


 HTCN đơn giải: có hoặc không có két nước
 HTCN tăng áp trực tiếp, có hoặc không có két nước
 HTCN có bể chứa nước ngầm, trạm bơm và két nước
Sơ đồ và đặc điểm sơ đồ cấp nước vùng cho nhà cao tầng và siêu cao tầng:
 Phân vùng áp lực: chia ngôi nhà thành từng vùng cấp nước riêng biệt
 Khắc phục được độ chênh áp lực nước lớn giữa các tầng và giữa các vùng.
 Trong sơ đồ phân vùng áp lực, thì áp lực nước của các vùng là tương đương
nhau, còn độ chênh áp lực nước, giữa tầng trên cùng và tầng dưới cùng một
vùng là không lớn
Câu 2
Bộ phận:
 Các thiết bị kỹ thuật vệ sinh dùng để thu nước thải
 Các thiết bị chắn thủy lực dùng để ngăn mùi và hơi khí độc xâm thực vào
phòng vệ sinh
 Mạng lưới thoát nước để dẫn nước thải từ các dụng cụ vệ sinh ra mạng lưới
ngoài phố
 Các công trình xử lý cục bộ
Chức năng của ống thông hơi:
 Giúp phân tán các luồng khí trong hầm cầu, tránh tích tụ mùi hôi, khí lưu
huỳnh, khí metan gây nổ bồn cầu.
 Giúp qua trình thoát nước được dễ dàng và bồn cầu xả lượng nước mạnh
 Hạn chế tình trạng tắc nghẽn bồn cầu, các chất thải sẽ xuống bể chứa thay vì
đóng mảng tại đường ống, gây nghẹt sau 1 thời gian sử dụng
Các kiểu bố trí ống thông hơi:
- Đặt cao hơn mái nhà 0,7M , có thể bằng cách nối dài ống đứng thoát nước hoặc
đặt thêm ống thông hơi phụ trong các trường hợp sau:
 Khi D ống đứng = 50mm  tải với lưu lượng Q >= 2 L/S
 Khi D ống đứng = 100mm  tải với lưu lượng Q >= 9 L/S
 Khi D ống đứng = 150mm  tải với lưu lượng Q >= 20 L/S
 Cũng có thể bố trí ống thông hơi bằng gấp rưỡi đường kính ống đứng
Câu 3
 Chức năng của bể tự hoại: xử lý các chất thải vô cơ như phân, nước tiểu, thức
ăn thừa … và các chất thải hữu cơ khác từ quá trình sinh hoạt hàng ngày của
con người trước khi thải ra môi trường.
 Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể tự hoại không có ngăn lọc:

Khi nước thải được đưa vào bể, trong bể xảy ra 2 quá trình:
- Quá trình lắng cặn: là quá trình lắng tĩnh với hiệu quả lắng lớn
- Quá trình lên men cặn lắng: là quá trình lên men yếm khí. Phụ thuộc và
nhiệt độ, độ PH = 4,8 – 8,6 thì vi sinh vật có thể hoạt động được
Các cách bố trí bể tự hoại:
- Ngay dưới khu vệ sinh trong nhà
- Bố trí bên ngoài nhà
- Đặt trong tầng hầm, nếu ống ra của bể thấp hơn cột cống thoát nước sân nhà
thì phải đặt bơm chìm ở 1 ngăn bên cạnh
Câu 4
Khi nào có thể thiết kế kết hợp hệ thống cấp nước sinh hoạt và hệ thống cấp nước
chứa cháy trong công trình
Các hệ thống chữa cháy sử dụng nước
 HTCC dạng Sprinkler
 HTCC vách tường
 HTCC màng ngăn nước
- Ưu nhược điểm của HTCC khô và ướt
 HTCC khô
Ưu điểm: đường ống đặt đơn giản, vốn đầu tư thiết bị nhỏ, đường ống không bao
giờ bị tắc do nguyên nhân nước trong đó đóng băng.
Nhược điểm: đường ống thường bị đóng rỉ bên trong, không thuận tiện kịp thời khi
cần sử dụng vì phải vận hành đóng mở van khóa.
 HTCC ướt
Ưu điểm: có khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng ngay khi cần thiết. Có hiệu quả cao
dập tắt và ngăn chặn ngọn lửa
Nhược điểm: đường ống có khả năng bị tắc do ước trong đó bị đóng băng
Câu 5
Cấu tạo của hệ thống hút khói hành lang gồm: quạt gió, đường ống dẫn gió, các
cửa hút, cửa thải gió, các van chặn lửa, van gió một chiều, các cảm biến, tủ cấp
nguồn là điều khiển
Nguyên lý hoạt động:
- Khi có hỏa hoạn xảy ra, tại thời điểm bắt đầu đám cháy sẽ phát sinh khói và
nhiệt, hệ thống cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói của hệ thống PCCC sẽ
chuyển tín hiệu đến quạt gió; lập tức quạt gió sẽ hoạt động
- Hệ thống ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói thông qua các cửa hút về
quạt và thải ra ngoài môi trường thông qua các cửa xả
- Đồng thời hệ thống chuông đèn báo cháy hoạt động để cảnh báo người đang
hoạt động trong tòa nhà di tản ra hành lang để chạy ra các lối thoát hiểm
- Áp suất tại các vị trí đó là áp suất âm. Đám cháy khi đã trở lên lớn, phát sinh
nhiệt độ cao sẽ tác động đến van chặn lửa làm cho cầu chì trong van nóng
chảy và van chặn lửa đóng sập lại ngăn dám cháy la sang các tầng hoặc các
khu vực khác của công trình
Câu 6
Giống và khác nhau giữa bể chứa và két nước:
- Giống nhau: đều được sử dụng để lưu trữ nước, giúp đảm bảo nguồn nước
cho các hoạt động sinh hoạt sản xuất. Đều có thể xây dựng bằng gạch, đổ
bằng bê tông cốt thép, mặt bằng hình tròn hoặc chữ nhật đặt trong hoặc
ngoài nhà và có thể đặt chìm hoặc nổi đường ống công nghệ
- Khác nhau:
Bể chứa có dung tích bằng 1-2 lần lưu lượng nước tính toán ngày đêm và
lưu lượng 3H chữa cháy, khi áp lực nước ngoài phố < 6M thì cần xây dựng
bể chứa nước ngầm
Két nước có dung tích không nhỏ hơn 5% lưu lượng nước ngày đêm khi
đóng mở máy bơm bằng tự động và cũng không lớn hơn 20% khi đóng mở
bằng tay. Tuy nhiên dung tích két không nên vượt quá 20-25M3 / 1 két
Khi nào sử dụng sơ đồ bể chứa – trạm bơm – két nước cho công trình
Trường hợp nào được phép hút nước trực tiếp từ mạng lưới cấp nước bên ngoài để
cấp nước trực tiếp đến các thiết bị vệ sinh trong công trình?
Câu 7
- Hệ thống cấp nước nóng
Theo phạm vị phục vụ:
 Cấp nước nóng cục bộ
 Cấp nước nóng tập trung
Theo phương pháp đun nước nóng:
 Hệ thống đun nước trực tiếp bằng nồi đun nước nóng
 Hệ thống đun nước nóng gián tiếp qua thiết bị đun nước nóng
Theo nhiên liệu cấp nhiệt
 Hệ thống cấp nước nóng đun bằng than, củi
 Hệ thống cấp nước nóng đun bằng điện
 Hệ thống cấp nước nóng đun bằng hơi nước
 Hệ thống cấp nước nóng đun bằng hơi đốt
 Hệ thống cấp nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời
 Hệ thống cấp nước nóng sử dụng bơm nhiệt
Theo cách nối với hệ thống cấp nước lạnh
 Hệ thống nồi kín
 Hệ thống nồi hở
Theo phương pháp dự trữ nước
 Hệ thống có két nước nóng hở hoặc kín
 Hệ thống tích trữ nước nóng ngay trong nồi đun
 Hệ thống không dự trữ nước nóng

Trình bày các sơ đồ cấp nước nóng cơ bản?


Câu 8
 Nhiệm vụ của hệ thống thoát nước trong công trình: thu gom, thải các chất bẩn
tạo ra trong quá trình sinh hoạt, vệ sinh ăn uống và sản xuất của con người
cũng như dùng để thoát nước mưa ra khỏi ngôi nhà.
 Chức năng của hệ thống thoát nước mưa trên mái: thu thập và đưa nước mưa từ
mái xuống hệ thống thoát nước của tòa nhà hoặc trực tiếp vào đất. Giúp ngăn
ngừa việc nước mưa thấm vào tường và các vật dụng bên dưới, tạo ra nguy cơ
gây hư hại và mối mọt
Sơ đồ cấu tạo hệ thống thoát nước mưa trên mái
Câu 9. Hãy nêu các hệ thống điện nhẹ cơ bản trong công trình ? Vai trò và
chức năng của hệ thống truyền hình cáp trong công trình ? Nêu cấu trúc của
hệ thống truyền hình cáp trong công trình ?
- Nêu các hệ thống cơ bản trong công trình:
+ Hệ thống điện thoại: Có chức năng duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa
nhà với bên ngoài
+ Hệ thống truyền hình: Có thể là hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và
Internet (MATV, CATV, IPTV sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc
thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
+ Hệ thống dịch vụ cáp quang: Có chức năng kết nối thông tin dữ liệu nội bộ
trong tòa nhà (mạng LAN) hoặc ra bên ngoài (mạng WAN, internet), đồng
thời có thể tích hợp thêm tín hiệu điện thoại và truyền hình
+ Hệ thống camera: Có chức năng quan sát hay giám sát an ninh cho công
trình
+ Hệ thống âm thanh công cộng: Có chức năng thông báo công cộng, nhằm
truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn
cấp bằng âm thanh trong công trình.
+ Hệ thống kiểm soát vào ra: Quản lý ra vào trong công trình, quản lý các
cửa ra vào cũng như các thang máy
+ Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe: Có chức năng quản lý việc vào ra, thời gian
đỗ của các xe
+ Hệ thống quản lý tòa nhà: Dùng để tích hợp các hệ thống trong công trình
nhằm quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa
quản lý hoạt động của tòa nhà
- Vai trò và chức năng của hệ thống truyền hình cáp trong công trình:
+ Truyền hình cáp (Cable television - CATV) trong công trình sử dụng tín
hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình
với các chuẩn HD khác nhau để cung cấp cho các hộ dân cư trong tòa nhà
+ Hệ thống truyền hình cáp sẽ đáp ứng trải nghiệm của người dùng khi
mang đến nhiều chương trình truyền hình khác nhau.
+ Hệ thống truyền hình cáp còn phục vụ nhiều dịch vụ khác mà truyền hình
sóng thông thường không thực hiện được như dịch vụ internet, VoiceIP,
truyền hình theo yêu cầu
+ Truyền hình cáp hữu tuyến có thể cung cấp một số lượng kênh lớn
+ Truyền hình cáp hạn chế được sự xâm nhập của nhiễu và giảm thiểu được
sự ảnh hưởng của thời tiết lên chất lượng tín hiệu do tín hiệu được truyền
trong cáp quang và cáp đồng trục
+ Chất lượng của mạng truyền hình cáp hữu tuyến không bị ảnh hưởng bởi
địa hình, không bị che chắn bởi nhà cao tầng
+ Mạng truyền hình cáp không sử dụng anten góp phần tăng vẻ mỹ quan cho
các thành phố
- Các thiết bị chính của hệ thống truyền hình cáp trong công trình
 Bộ khuếch đại (Amplifier): Là thiết bị có nhiệm vụ khôi phục tín hiệu
bị suy hao trên đường truyền dẫn
 Bộ chia (Splitter): Là thiết bị có 1 ngõ vào (input) và nhiều ngõ ra
(output) có thể là 2, 4, 6, 8, 16, 24 dùng để chia tín hiệu truyền hình
đi nhiều nơi, nhiều tivi
 Tủ đấu dây tivi chính MDF.TV:
+ Làm nhiệm vụ đấu nối cáp trung kế từ nhà cung cấp dịch vụ tới và
phân phối các đầu nối dây tới các tủ tivi tầng
+ Tủ bao gồm các bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình và các bộ chia
tín hiệu truyền hình với số ngõ ra tương ứng với số tủ đấu dây tivi
tầng
+ Thường đặt ở phòng điện nhẹ tầng trệt của tòa nhà
 Tủ đấu dây tivi tầng IDF.TV:
+ Làm nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ tủ đấu dây chính MDF.TV tới
các hộp chia tivi trong các căn hộ của tầng đó
+ Tủ bao gồm bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình và các bộ chia tín
hiệu truyền hình với ngõ ra tương ứng với số căn hộ của tầng
+ Thường đặt ở phòng điện nhẹ từng tầng
 Hộp chia tivi trong căn hộ DB.TV:
+ Làm nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ tủ tivi tầng IDF.TV tới các ổ
cắm tín hiệu tivi trong các phòng của căn hộ
+ Tủ bao gồm bộ khuếch đại tín hiệu truyền hình và các bộ chia tín
hiệu truyền hình với ngõ ra tương ứng với số ổ cắm tivi trong căn hộ
 Các loại cáp sử dụng trong hệ thống truyền hình
+ Cáp trung kế (Truck cable): Là cáp kết nối từ nút quang của nhà
cung cấp dịch vụ đến tủ đấu dây tivi chính của tòa nhà. Cáp trung kế
thường dùng cáp đồng trục loại QR540 có mức suy hao thấp
+ Cáp fidơ (Feeder cable): Là cáp kết nối tín hiệu từ tủ tivi từng tầng
đến tủ tivi chính của tòa nhà. Cáp fidơ thường dùng loại cáp đồng
trục RG11 có độ suy hao tín hiệu khoảng 0,13dB/m
+ Cáp thuê bao (Drop cable): Là cáp kết nối tín hiệu từ tủ tivi từng
tầng đến hộp chia tivi trong các căn hộ của tầng. Cáp thuê bao thường
sử dụng loại cáp đồng trục RG6, độ suy hao khoảng 0,2dB/m
+ Cáp tín hiệu (Signal cable): Là cáp kết nối từ hộp chia tivi tới từng
ổ cắm tivi ở các phòng trong căn hộ. Cáp thuê bao cũng sử dụng loại
cáp đồng trục RG6 giống như cáp thuê bao
- Cấu trúc của hệ thống truyền hình cáp trong công trình:
Câu 10. Vẽ sơ đồ và nêu các bộ phận của hệ thống thông gió cơ khí ?
- Hệ thống thổi :
Hệ thống thổi thường bao gồm các bộ phận sau :
+ Bộ phận thu không khí : gồm cửa lấy không khí ngoài và mương hay ống dẫn,
qua đó không khí ngoài đi vào hệ thống thông gió
+ Thiết bị xử lý không khí : như lọc bụi và khí, sấy nóng, làm lạnh, làm ẩm,…
+ Quạt cấp gió : quạt trục hoặc ly tâm, có chức năng lấy gió từ bên ngoài thổi vào
bên trong
+ Hệ thống đường ống dẫn : không khí theo đường ống dẫn (hút) đến máy quạt, rồi
từ máy quạt theo đường ống đấy đến các vị trí cần được thông gió
+ Các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không khí : như van gió, lá chắn, lá hướng
dòng đặt tại các bộ phận thu không khí và các ống nhánh.
+ Bộ phận phân phối không khí : còn gọi là miệng thổi, cùng lưới chắn, lá điều
chỉnh lưu lượng và hướng không khí trước khi thổi vào phòng
- Hệ thống hút :
Hệ thống hút thường gồm các bộ phận :
+ Miệng hút
+ Các bộ phận điều chỉnh lưu lượng không khí như van gió, lá chắn,…
+ Hệ thống đường ống dẫn : dẫn không khí từ miệng hút đến máy quạt, rồi từ máy
quạt đến bộ phận thải không khí
+ Thiết bị xử lý không khí trước khi thải ra bên ngoài
+ Quạt hút gió : quạt trục hoặc ly tâm, có chức năng hút gió từ bên trong thổi ra
bên ngoài
+ Bộ phận thải không khí ra bên ngoài gọi là chụp thải
Câu 11. Hãy nêu các hệ thống điện nhẹ cơ bản trong công trình ? Vai trò và
chức năng của hệ thống camera giám sát trong công trình ? Nêu sơ đồ nguyên
lý và các thành phần chính của hệ thống camera giám sát ?
- Nêu các hệ thống cơ bản trong công trình:
+ Hệ thống điện thoại: Có chức năng duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa
nhà với bên ngoài
+ Hệ thống truyền hình: Có thể là hệ thống truyền hình vệ tinh, cáp và
Internet (MATV, CATV, IPTV sử dụng tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc
thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
+ Hệ thống dịch vụ cáp quang: Có chức năng kết nối thông tin dữ liệu nội bộ
trong tòa nhà (mạng LAN) hoặc ra bên ngoài (mạng WAN, internet), đồng
thời có thể tích hợp thêm tín hiệu điện thoại và truyền hình
+ Hệ thống camera: Có chức năng quan sát hay giám sát an ninh cho công
trình
+ Hệ thống âm thanh công cộng: Có chức năng thông báo công cộng, nhằm
truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông điệp cũng như thông báo khẩn
cấp bằng âm thanh trong công trình.
+ Hệ thống kiểm soát vào ra: Quản lý ra vào trong công trình, quản lý các
cửa ra vào cũng như các thang máy
+ Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe: Có chức năng quản lý việc vào ra, thời gian
đỗ của các xe
+ Hệ thống quản lý tòa nhà: Dùng để tích hợp các hệ thống trong công trình
nhằm quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và tự động hóa
quản lý hoạt động của tòa nhà
- Vai trò và chức năng của hệ thống camera giám sát trong công trình:
+ Hệ thống camera giám sát (Closed Circuit Television –CCTV) trong công
trình nhằm mục đích đảm bảo an ninh cho công trình, bảo vệ con người và
tài sản trong công trình.
+ Hệ thống thực hiện chức năng kiểm soát, theo dõi liên tục 24/24h và quản
lý lưu trữ những thông tin cần thiết về nhân sự ra vào tòa nhà và các khu vực
quan trọng, lưu trữ hình ảnh theo giờ, khu vực cần thiết.
+ Hệ thống camera được thiết kế để quan sát các khu cần thiết cho công
trình. Ghi lại những hình ảnh khi có báo động hoặc theo yêu cầu của người
sử dụng
+ Hệ thống Camera có khả năng quan sát và ghi lại các hình ảnh rõ nét trên
đường  truyền dài trong mạng nội bộ và có khả năng quan sát qua mạng diện
rộng (LAN, WAN, INTERNET), phục vụ việc giám sát từ xa.
+ Hệ thống giám sát bảo vệ phải đảm bảo khả năng quan sát, giám sát chặt
chẽ được các khu vực bảo vệ, phát hiện sớm, phát hiện từ xa các hiện tượng
không bình thường, từ đó có các biện pháp xử lý kịp thời.
+ Thông tin thu nhận được từ hệ thống camera là tín hiệu thời gian thực, có
thể coi đây là tài liệu, dữ liệu cho việc xử lý thông tin, xây dựng phương án
bảo vệ giữ gìn an ninh, an toàn trong tòa nhà.
- Các thành phần chính của hệ thống camera giám sát:
 Camera giám sát: Là thiết bị thu và truyền tín hiệu hình ảnh diễn ra
nơi cần giám sát về trung tâm giám sát, bao gồm các loại chính:
+ Camera tương tự (Analog camera): Là các camera truyền thống sử
dụng tín hiệu dạng sóng tương tự trên môi trường truyền dẫn bằng cáp
đồng trục
+ Camera IP (IP camera): Là các camera sử dụng tín hiệu số chuẩn
TCP/IP trên môi trường cáp mạng và switch mạng
+ Camera cố định (Fixed camera): Là các camera gắn cố định không
có khả năng điều chỉnh hướng giám sát tự động, từ xa
+ Camera quay được (PTZ camera): Là các camera có khả năng điều
chỉnh hướng, góc giám sát từ xa. Có những loại camera có thể quay
được 360 độ
+ Camera ngoài trời: Là các camera có khả năng lắp đặt và làm việc ở
môi trường ngoài trời, chịu được các tác động của môi trường ngoài
trời như nắng, mưa, nhiệt độ, bụi bẩn …
+ Vị trí phổ biến lắp đặt camera thường là: đối diện cửa ra vào, dọc và
góc hành lang, góc phòng, camera 360 giữa các sảnh chính, bãi đỗ xe,
thang máy
 Đầu ghi hình camera
- Thiết bị đầu ghi có thể là một thiết bị phần cứng có những phần
mềm chuyên dụng hoặc cũng có thể là máy tính cá nhân có cài phần
mềm ghi hình giám sát hệ thống camera
- Đầu ghi hình camera có các chức năng chính như sau:
+ Quản lý tập trung toàn bộ hệ thống camera, cài đặt chức năng đầy
đủ, chính xác cho từng camera
+ Chọn lọc, nhận tín hiệu giám sát trung thực theo thời gian thực từ
các camera về trung tâm giám sát
+ Hiển thị đầy đủ, chính xác, có chọn lọc các thông tin chi tiết do từng
camera đưa về
+ Lưu trữ dữ liệu an toàn, đảm bảo phục vụ cho các công tác quản lý
sau này
+ Có khả năng cung cấp các tín hiệu camera lên mạng diện rộng hoặc
internet phục vụ cho các giám sát và điều khiển từ xa
 Màn hiển thị camera
 Thiết bị kết nối mạng các camera
- Là các thiết bị dây dẫn để kết nối nhiều camera và đầu ghi hình
thành một hệ thống mạng nội bộ, bao gồm các thiết bị chính:
+ Ethernet switch: Là thiết bị cho phép kết nối nhiều camera thông
qua cổng mạng bằng đồng hoặc cáp quang trên nền tảng chuẩn giao
thức TCP/IP
+ Các bộ chuyển đổi quang điện (O/E): Là thiết bị dùng để chuyển
đổi tín hiệu điện thành tín hiệu quang và ngược lại được sử dụng khi
các camera ở vị trí xa so với đầu ghi hình (trên 100m)
+ Dây mạng bằng đồng: Là loại cáp vặn xoắn từng đôi một bằng đồng
UTPCat5e, STPCat5e dùng để kết nối các thiết bị mạng trong khoảng
cách ngắn (thường nhỏ hơn 100m)
+ Dây cáp quang: Là loại cáp có lõi bằng quang dùng để kết nối
truyền tín hiệu giữa các thiết bị mạng có khoảng cách xa (trên 100m)
 Cấp nguồn cho hệ thống camera
+ Do mức độ an ninh cũng như an toàn của tòa nhà cao nên cấp nguồn
cho camera được riêng biệt với các hệ thống khác
+ Hệ thống camera sử dụng UPS để đảm bảo trong các tình huống mất
điện, hệ thống camera vẫn hoạt động và việc giám sát an ninh được
liên tục. Tại các vị trí đặc biệt khó khăn trong việc thi công nguồn thì
có thể xem xét lấy nguồn cho camera đó từ hệ thống khác
 Kết nối giám sát từ xa hệ thống camera
+ Toàn bộ các camera sẽ được truyền dẫn tín hiệu về Switch trung
tâm. Switch trung tâm sẽ kết nối với máy tính có cài phần mềm quản
lý, kết nối với máy trạm hỗ trợ phần mềm client, đồng thời kết nối với
Internet
+ Các thiết bị máy trạm cũng như ngoại vi khác sẽ được truy cập vào
server qua địa chỉ IP trên mạng LAN hoặc qua Internet. Mọi truy cập
đều có sự phân quyền rõ ràng
 Tủ camera chính
- Là loại tủ rack tủ đặt ở phòng điều khiển trung tâm chứa các thiết bị
như:
+ Đầu ghi hình: Dùng để thu thập và lưu trữ tín hiệu camera của toàn
bộ tòa nhà.
+ Ethernet switch: Dùng để kết nối cáp quang tới các Ethernet switch
đặt tại các tủ camera tầng
+UPS là thiết bị cung cấp điện năng liên tục cho toàn bộ hệ thống
camera trong tòa nhà
-Màn hình quan sát: sẽ được đặt ở phòng điều khiển trung tâm nơi
quản lý và giám sát toàn bộ tòa nhà
 Tủ camera tầng
Là loại tủ rack nhỏ đặt ở phòng điện nhẹ các tầng, bao gồm các thiết
bị chính sau:
+ Ethernet switch: Dùng để kết nối cáp mạng tới các Camera IP của
toàn bộ tầng
+Bộ chia nguồn: Dùng để phân chia đấu nối các dây nguồn từ hệ
thống UPS tới các thiết bị thuộc hệ thống camera của từng tầng đó.
 Các camera
+ Camera sẽ được đặt ở các vị trí cửa ra vào, hành lang của từng tầng
+ Camera có thể là loại cố định hay loại quay quét được
 Các dây dẫn
Dây dẫn cho hệ thống camera bao gồm dây cấp nguồn và dây tín hiệu
+ Dây cấp nguồn: Kéo từ tủ camera chính tới tủ camera tầng thường
là dây 2x2.5mm2. Dây kéo nguồn cho các camera thường là dây
2x1.5mm2
+ Dây tín hiệu: Đối với các camera IP dây tín hiệu là dây mạng
thường là loại UTP Cat5e, đối với các camera Analog dây tín hiệu là
dây đồng trục RG6
- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống camera giám sát:
Câu 12 + 14. Các hệ thống điều hòa không khí phổ biến ? Trình bày ưu,
nhược điểm của hệ thống điều hòa không khí bán trung tâm VRV/VRF ?
- Các hệ thống điều hoà không khí phố biến ở Việt Nam bao gồm :
+ Hệ thống điều hoà cục bộ
+ Hệ thống ĐHKK VRV/VRF
+ Hệ thống ĐHKK dùng chiller giải nhiệt bằng nước (chiller giải nhiệt
nước)
+ Hệ thống ĐHKK dùng chiller giải nhiệt bằng không khí (chiller giải nhiệt
gió)
- Trình bày ưu, nhược điểm của hệ thống điều hòa không khí cục bộ
ĐHKK cục bộ có các loại như sau :
+ Loại máy liền khối (máy một khối)
+ Loại máy hai khối
+ Loại máy nhiều khối máy Multi
 Ưu điểm :
+ Thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành đơn giản
+ Khả năng điều chỉnh rộng và linh hoạt, thích hợp với các công trình
có hệ số sử dụng đồng thời nhỏ
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp
 Nhược điểm :
+ Chiếm rất nhiều không gian đắt máy, đặc biệt đối với khối ngoài
ảnh hưởng xấu tới kiến trúc công trình và cảnh quan khu vực
+ Việc bố trí máy gặp nhiều khó khăn vì bị hạn chế chiều dài ống gas
nối giữa khối trong và khối ngoài
+ Với công trình có công suất lạnh yêu cầu lớn, số lượng máy nhiều,
khó duy tu bảo hành
+ Khó đáp ứng được yêu cầu về lượng gió tươi cũng như vận tốc gió
trong phòng
+ Khó đảm bảo được độ đồng đều về nhiệt độ
+ Hệ số hiệu suất COP thấp thường từ 2-3, dẫn đến tiêu tốn năng
lượng vận hành lớn
- Trình bày ưu, nhược điểm của hệ thống điều hòa không khí bán trung
tâm VRV/VRF
 Ưu điểm :
+ Thiết kế, thi công lắp đặt, vận hành đơn giản
+ Khả năng điều chỉnh công suất rộng và linh hoạt, thích hợp với các
công trình có hệ số sử dụng đồng thời nhỏ
+ Chi phí vận hành thấp, được các hãng điều hoà áp dụng nhiều cải
tiến kỹ thuật về thiết bị cũng như điều khiển như biến tần, điều khiển
thông minh,…
+ Tăng tính thẩm mỹ của công trình nhờ sự đa dạng trong việc lựa
chọn kiểu dáng máy điều hoà
+ Chỉ số hiệu suất COP thường từ 3-4
 Các lưu ý khi sử dụng hệ thống VRV/VRF :
+ Một hệ thống VRV bao gồm một tổ khối ngoài kết nối với các khối
trong thông qua hệ thống ống dẫn môi chất lạnh có áp lực cao nên đòi
hỏi cao về kỹ thuật thi công lắp đặt để tránh rò rỏ tác nhân lạnh
+ Độ chênh cao giữa khối ngoài và các khối trong bị giới hạn. Khoảng
cách này bị phụ thuộc từng dòng máy và nhà sản xuất mà có thể từ
50-90m
+ Vị trí lắp đặt khối ngoài cần thông thoáng để đảm bảo giải nhiệt
sinh ra khi máy vận hành ở chế độ làm mát về mùa hè

Câu 13. Vai trò và chức năng của hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe trong công
trình ? Nêu sơ đồ nguyên lý và các thành phần chính của hệ thống kiểm soát
bãi đỗ xe?
- Vai trò và chức năng của hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe công trình:
+ Hệ thống kiểm soát bãi đỗ xe giúp cho việc quản lý lưu lượng xe vào ra
được chính xác nhất. Mỗi xe ra vào được cấp một thẻ có mã số. Khi vào ra
đều được kiểm tra thông qua đầu đọc thẻ, dữ liệu hiển thị trên màn hình cho
phép biết được xe ra có đúng với xe đăng ký vào hay không.
+ Kiểm soát lượng xe ra vào bãi đỗ một cách nhanh chóng và chính xác
+ Giảm thiểu nguồn nhân lực, thời gian, nâng cao hiệu quả quản lý hệ thống
bãi đỗ
+ Đảm bảo an ninh, tính chuyên nghiệp hiện đại và tiện ích cho người dùng
+ Bảo vệ môi trường do vé sản xuất bằng thẻ nhựa nên được sử dụng rất
nhiều lần, tuổi thọ cao không như vé giấy
+ Hệ thống quản lý bãi đỗ xe minh bạch tài chính
- Các thành phần chính của hệ thống bãi đỗ xe:
 Thiết bị đọc thẻ
+ Người gửi xe theo tháng khi muốn ra hoặc vào bãi đỗ xe sẽ cần phải
quẹt thẻ. Đầu đọc thẻ sẽ xác minh tính hợp lệ của thẻ.
+ Phần mềm quản lý bãi giữ xe sẽ kích hoạt camera chụp ảnh xe, nhận
diện biển số xe
+ Nếu hình ảnh trên thẻ từ khớp với thông tin trên phần mềm quản lý ➡️
Barie sẽ tự dộng mở cho xe qua
 Camera nhận dạng biển số xe
+ Thiết bị cho phép nhận dạng biển số xe tự động để gửi về phần mềm
quản lý phân tích dữ liệu. Nếu dữ liệu biển số xe trùng khớp với thông tin
trong phần mềm Barie sẽ tự dộng mở cho xe qua
 Camera toàn cảnh
+ Camera toàn cảnh thường lắp đặt phía trước xe của có xe ra,vào với
tính năng ghi lại thông tin toàn cảnh người điều khiển và phương tiện ra,
vào bãi đỗ xe
 Barrier tự động
+ Barrier tự động (hay còn gọi là cổng chắn hoặc thanh chắn Barie tự
động) là thiết bị sử dụng để đảm bảo an ninh. Có chức năng giống như
một vật cản trước các phương tiện di chuyển tại khu vực cấm hoặc không
được cấp phép di chuyển
+ Barrier thay thế cho các loại thanh chắn thô sơ để kiểm soát các
phương tiện ra vào. Thiết bị này sử dụng động cơ điện và hệ thống lò xo
kéo để vận hành và điều khiển các thanh chắn lên xuống một cách tự
động
+ Cách vận hành đóng mở thanh chắn thông qua chức năng điều khiển từ
xa hoặc dựa vào hệ thống cảm biến.
 Vòng từ (Loop coil)
+ Là thiết bị được đặt âm dưới nền đất, có chức năng nhận tín hiệu xe đi
qua barrier và giúp barrier đóng tự động khi người đã ra khỏi trạm kiểm
soát
 Bộ điều khiển (Controller)
+ Bộ điều khiển kết nối với thiết bị ngoại vi như đầu đọc (reader), vòng
từ (Loop coil) và máy tính cài đặt phần mềm trung tâm để điều khiển việc
đóng mở động cơ của barrier. Hiện nay một số đầu đọc Reader tích hợp
chức năng là bộ điều khiển luôn
 Máy tính cài đặt phần mềm quản lý trung tâm
- Phần mềm quản lý hệ thống xe vào ra là một trong những thành phần
quan trọng nhất. Phần mềm cho phép điều tiết và quản lý các phương tiện
ra vào bãi xe một cách chuyên nghiệp, hiệu quả, an toàn.
- Phần mềm quản lý hệ thống xe vào ra có chức năng sau:
+ Tìm kiếm dữ liệu xe vào ra.
+ Phân quyền sử dụng chi tiết từng chức năng cho từng user
+ Quản lý thông tin khách hàng, phương tiện dễ dàng. Hỗ trợ nhập liệu từ
file excel..
+ Có thể tích hợp đồng bộ dữ liệu thẻ với các hệ thống kiểm soát cửa,
thang máy…(Option)
+ Tính năng tự động gửi báo cáo doanh thu hằng ngày vào email người
quản lý (Option)
+ Chức năng tự động nhận dạng biển số xe với độ chính xác cao
+ Tích hợp điều khiển Barrier tự động
 Hệ thống cấp nguồn
+ Hệ thống cấp nguồn thường sử dụng thiết bị UPS cung cấp cho toàn bộ
hệ thống kiểm soát vào ra bãi đỗ xe
- Sơ đồ nguyên lý của hệ thống kiểm soát đỗ xe
Câu 15. Vai trò và chức năng của hệ thống quản lý tòa nhà (BMS) ? Nêu sơ đồ
nguyên lý và các thành phần chính của hệ thống quản lý tòa nhà?
Hệ thống BMS là hệ thống đồng bộ cho phép điều khiển và quản lí mọi hệ thống kĩ
thuật trg tòa nhà như ht điện, ht cung cấp nước sinh hoạt điều hòa thông gió ,...
đảm bảo cho việc vận hành các thiết bị trg tòa nhà đc chính xác, kịp thời, hiệu quả,
tiết kiệm năng lượng và chi phí vận hành.
BMS là ht đồng bộ mang tính thời gian thực, trực tuyến, đa phương tiện, ht vi xử lí
bao gồm các vi xử lí trung tâm vs tất cả phần mềm và phần cứng của máy tính.
Sơ đồ nguyên lí

Cấp quản lý: cấp cao nhất của hệ thống BMS, có thể theo dõi, giám sát, điều hành
và ra lệnh cho điểm bất kì trg ht
Cấp điều khiển giám sát: chủ yếu là các máy PC vs vai trò là phương thức giao tiếp
giữa các ht và các nhân viến vận hành có nhiệm vụ hỗ trợ người trg vc cài đặt các
ứng dụng theo dõi, giám sát và cảnh báo về tình huống bất thường

Cấp điều khiển: thường là các bộ điều khiển như bộ đk kỹ thuật số trực tiếp DDC,
bộ đk lập trình PLC,...,có nhiệm vụ tiếp nhận các dữ liệu từ các thiest bị cảm biến
đầu vào, xử lí và chuyển thành lệnh đưa tới các thiết bị cấp chấp hành. Đặc tính nổi
bật là khả năng xử lí thông tin nhanh và chính xác nhất và ko cần sự can thiệp của
nhân viên kĩ thuật.

Cấp chấp hành: bao gồm các thiết bị thu thập dữ liệu đầu vào (như cảm biến,
camera),các thiết bị đầu ra(như quạt, điều hòa, còi) có nhiệm vụ tiếp nhận dữ liệu
từ thiết bị đầu vào, và đc các cấp cao hơn xử lí thông tin và chuyển thành lệnh.
Hiện nay có nhiều thiết bị đầu ra thông minh có thể tự xử lí mà ko cần lệnh của các
cấp cao hơn trg ht BMS.

Câu 16 Trình bày hệ thống chống sét và tiếp địa cho công trình?
Bao gồm: Hệ thống cọc tiếp đất, thanh tiếp đất, hộp kiểm tra, đai đẳng thế, dây dẫn
sét, kim thu sét.
Hệ thống chống sét
Hệ thống thu lôi chống (thoát) sét là nơi đón nhận và làm tiêu tán dòng điện do sét
đánh trực tiếp.
Hệ thống dây dẫn được nối với hệ thống tiếp địa.
Một hệ thống tiếp địa chống sét tốt sẽ chịu được dòng sét lớn, làm tiêu tán dòng
điện một cách nhanh chóng và an toàn.
Yêu cầu quan trọng hàng đầu là hệ thống tiếp địa chống sét trực tiếp là phải có giá
trị điện trở tiếp địa nhỏ hơn 10 Ω.
Hệ thống tiếp địa chống sét phải đảm bảo tiêu tán dòng sét, và không gây nguy
hiểm cho con người
CÁC BỘ PHẬN HỆ THỐNG CHỐNG SÉT
Bộ phận dây dẫn
Lồng Faraday “vùng bảo vệ hộp kín”
Hệ thống tiếp địa (tiếp đất) là tập hợp các vật thể có khả năng dẫn điện ở bất kỳ
hình dạng nào (kim loại dạng ống, thanh, dây, tấm hoặc điện cực than chì, ...) được
bố trí tiếp xúc trực tiếp với đất và được nối lại với nhau bởi các dây kim loại, tạo
với đất sự liên kết về điện, có một điện trở xác định.
Các dây nối dẫn điện dùng để nối mạng tiếp đất với các kết cấu kim loại và thiết bị
điện cần được tiếp đất cũng là một bộ phận của hệ thống tiếp đất. Hệ thống tiếp đất
có thể chia ra nhiều chức năng như: tiếp đất chống sét, tiếp đất công tác, tiếp đất
bảo vệ.v.v
Bộ phận tiếp địa: Tiếp địa là bộ phận truyền điện sét vào đất nhờ các cọc tiếp địa
rải rác hay tập trung thành cụm gắn vào vòng kim loại thứ hai chôn dưới đất, hoặc
các cụm độc lập.
+ Điện trở suất của một cụm tiếp địa khoảng 1.8 ÷ 2𝛺 (phải kiểm tra đo tại chỗ)
+ Không dùng ống nước thành phố làm tiếp địa khi thành ống mỏng hơn 10mm
( mối nối không gây ra ăn mòn ống )

Câu 17 Hệ thống điện nhẹ là gì? Vai trò và chức năng của hệ thống điện thoại
(TEL) trong công trình? Nêu sơ đồ nguyên lý và các thành phần chính của hệ
thống điện thoại?
+ Hệ thống điện nhẹ là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành xây dựng, dùng
đề chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần điện để hoạt động nhưng không phải là
một phần của hệ thống điện chính trong tòa nhà.
+ Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 10-20% giá trị dự án), nhưng hệ thống
điện nhẹ (ELV) lại quyết định đẳng cấp chất lượng của công trình, bởi vì bản chất
của điện nhẹ là các hệ thống công nghệ cao, luôn được phát triển và nâng cấp vì
mục đích và tiện nghi cho người sử dụng.
• Hệ thống điện thoại: Có chức năng duy trì kết nối thông tin liên lạc của
tòa nhà với bên ngoài
Sơ đồ nguyên lý
1 nhà cung cấp dịch vụ
- 2 tủ đấu dây chính tòa nhà (MDF) có nv đấu nối dây trung kế từ nhà cung
cấp dịch vụ tới và phân phối các đầu nối dây tới các tủ tầng, gồm nhiều
phiến đấu, thg đặt ở phg điện nhẹ tầng trệt.

- 3 tủ đấu dây từng tầng (IDF) Làm nhiệm vụ phân phối tín hiệu từ tủ đấu dây
chính MDF tới các phiến đấu dây của căn hộ, siêu thị, kios kinh doanh, khu
vực văn phòng, đặt tại phòng điện nhẹ từng tầng.

- 4 phiếu đấu dây căn hộ, kios thương mại (DB) Là hộp chứa một phiến đấu
dây điện thoại cho căn hộ

5 ổ cắm điện trong căn hộ (RJ11) Các ổ cắm điện thoại là loại RJ11 được bố trí ở
các phòng có lắp điện thoại bên trong căn hộ.
Câu 18 Trạm biến áp là gì? Trạm hạ áp thường được đặt ở đâu, làm gì? Các loại
hình trạm biến áp phân phối ngoài nhà 22/0,4kV
Trạm biến áp được biết đến là thiết bị tĩnh điện có tác dụng dùng nhằm mục đích
để truyền tải năng lượng hoặc tín hiệu điện xung quanh chiều giữa các mạch điện
thông qua hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trạm hạ áp  lắp đặt chủ yếu ở ngoài trời và đặt ở những nới có không gian công
cộng có vị trí hẹp, mật độ dân cư đông như: Công viên, sân bay, bệnh viện, chung
cư,..
Các loại hình trạm biến áp ngoài nhà
+ trạm biến áp kiểu trụ
+ trạm biến áp kiểu treo
+ trạm biến áp kiểu xây
+trạm biến áp kiểu kios
Câu 19. Thế nào là phụ tải điện, hộ tiêu thụ điện? Vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống
điện dự phòng 100%
Trong công trình thì phụ tải điện có hiểu đơn giản nhất đó là phụ tải điện bao gồm
tất cả các thiết bị tiêu thụ điện năng
- Phụ tải chiếu sáng: gồm tất cả các thiết bị đèn chiếu sáng cho công trình, là
phụ tải quan trọng đặc biệt là chiếu sáng sự cố
- Phụ tải sinh hoạt: gồm các thiết bị điện dùng cho sinh hoạt hằng ngày như
quạt, máy tính,...,là phụ tải chủ yếu trong các công trình dân dụng
- Phụ tải động lực: gồm các động cơ điện công suất lớn như điều hòa, bơm
nước sinh hoạt, thang máy, bơm nước chữa cháy, ht đun nước nóng...
- Các loại phụ tải khác

You might also like