You are on page 1of 18

VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

MỤC LỤC
I.TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH.............................................................................................................2
+ Diện tích đất TMDV 1: 12,068 m2.....................................................................................................2
II. MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN.......................................................................................3
III. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN..............................................4
1. TỦ ĐIỆN....................................................................................................................................4
1.1 Tủ điện Tổng MSB...................................................................................................................4
1.2 Tủ phân phối.............................................................................................................................4
a. Đóng điện....................................................................................................................................5
b. Ngắt điện.....................................................................................................................................5
1.3 Tủ điện chiếu sáng căn hộ:.......................................................................................................5
2. Ổ CẮM, CÔNG TẮC.................................................................................................................6
3. ĐÈN............................................................................................................................................7
IV. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN.........................................................9
1. Mục đích của công tác bảo trì:........................................................................................................9
2. Công tác bảo trì công trình bao gồm:.............................................................................................9
3. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì..........................................................................................9
4. Quy trình công tác bảo trì.............................................................................................................10
4.1. Tiếp nhận thông tin, kiểm tra và thống kê khối lượng bảo trì:..............................................11
4.2. Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì:..........................................................................................12
4.3. Thực hiện bảo trì công trình:.................................................................................................12
4.4. Nghiệm thu thanh toán công việc bảo trì:..............................................................................12
5. Hướng dẫn bảo trì hệ thống điện, chiếu sáng...............................................................................13
5.1 Bảo trì các bộ phận cố định của tủ..........................................................................................13
5.3. Các tủ và các thiết bị đóng cắt:..............................................................................................14
5.4. Hệ thống chiếu sáng trong công trình:...................................................................................14
5.5. Hệ thống dẫn điện, cáp, máng cáp, thang cáp:......................................................................15
5.6. Kiểm tra trước khi đóng điện.................................................................................................15
5.7. Bảo trì sau khi sự cố..............................................................................................................15
V. KẾ HOẠCH BẢO TRÌ....................................................................................................................15
VI. PHỤ TÙNG CHUẨN BỊ SẴN ĐỂ THAY THẾ............................................................................16
VII: XỬ LÝ SỰ CỐ KHẨN CẤP........................................................................................................16
Qui trình xử lý sự cố.........................................................................................................................16
1. Bảng gợi ý xử lý sự cố của tủ máy cắt nguồn vào và ra...........................................................17
VIII. GHI CHÉP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ:............................................................................................18

Trang 1/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

I.TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH

Thành phố thông minh Công viên” Vinhomes Grand Park có tổng diện tích 271ha, toạ lạc tại phường
Long Bình và Long Thạnh Mỹ, quận 9 - cửa ngõ phía Đông của Thành phố Hồ Chí Minh. Trong
tương lai, Vinhomes Grand Park sẽ trở thành trung tâm của mạng lưới Đô thị Sáng Tạo theo quy
hoạch phát triển của Thành phố

Được phát triển theo mô hình đại đô thị đẳng cấp quốc tế, “Thành phố công viên” Vinhomes Grand
Park bao gồm đầy đủ cả 3 dòng sản phẩm: Sapphire, Ruby, Diamond – mang đến lựa chọn đa dạng
cho khách hàng. Bên cạnh các khu căn hộ và biệt thự đẳng cấp, Vinhomes Grand Park duy trì mật độ
xây dựng thấp, chỉ 22,53% và dành phần lớn diện tích cho không gian cây xanh, mặt nước và tiện ích
công cộng.

Dự án có vị trí nằm kế cận tuyến metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên, cùng các tuyến đường huyết
mạch giúp kết nối dễ dàng đến các quận lân cận, đồng thời di chuyển nhanh chóng đến sân bay Tân
Sơn Nhất và sân bay Long Thành. Đặc biệt, trong tương lai tuyến đường vành đai 3 đi qua dự án,
Vinhomes Grand Park sẽ trở thành một dấu ấn xanh độc đáo trên bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh.

Tổng diện tích lập quy hoạch của dự án khu A: 665,668 m2,

+ Diện tích đất TMDV : 3,591 m2

Tổng diện tích lập quy hoạch của dự án khu C: 1,511,863 m2,

Trang 2/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

+ Diện tích đất TMDV 1: 12,068 m2

II. MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN.

Tổng quan: Hệ thống điện cấp nguồn tòa nhà bao gồm:
- Tủ điện: Trạm biến áp cấp nguồn đến tủ phân phối mỗi khu.Từ tủ phân phối cấp nguồn đến
các tủ chiếu sáng tại tầng 1 mỗi căn ,cấp nguồn lên cho tủ quạt trên tầng 6,cấp nguồn đến cho
các tủ PCCC dưới phòng bơm.
- Cáp điện được sử dụng để truyền tải điện từ ngăn hạ thế của trạm đến các tủ phân phối,tủ
phòng bơm PCCC,Tủ điện chiếu sáng căn hộ,tủ bơm sinh hoạt,tủ quạt,…. Cáp có kích thước
trên 70 mm2 được Chủ đầu tư cấp, cáp bé hơn 70 mm2 được cung cấp bởi nhà thầu
-Nguồn cấp cho các tủ được chia làm 2 dạng nguồn ưu tiên và không ưu tiên.Nguồn ưu tiên
được cấp đến bằng dây cáp chống cháy cho hệ thống quạt tăng áp,hút khói,thang phục vụ
phòng cháy chữa cháy.các phụ tải khác được cấp bằng nguồn không ưu tiên.
- Đèn sử dụng cho việc chiếu sáng trong nhà,nhà vệ sinh và cầu thang bộ. Hệ thống đèn chiếu
sáng khẩn cấp có chức năng chiếu sáng khi có các sự cố xảy ra như hỏa hoạn, mất điện… Đèn
được cung cấp bởi CĐT, nhà thầu VÂN KHÁNH thi công lắp đặt.

Trang 3/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

III. HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN.

1. TỦ ĐIỆN

1.1 Tủ điện Tổng MSB

Từ máy biến áp TBA dẫn tới dãy tủ điện MSB LV dùng 1 thanh dẫn điện.
Toàn bộ phụ tải điện từ tầng 1 lên đến mái được cấp điện từ 1 dãy tủ điện tổng hạ thế
Các công tác lắp đặt hệ thống MBA, tủ Trung thế, Tủ tổng MSB được thực hiện bởi nhà thầu
khác.
- Các phụ tải điện được cấp điện trong công trình :
+ Các phụ tải ưu tiên vẫn được cấp điện khi có cháy: Tủ bơm PCCC, tủ điện TAHK.
+ Các phụ tải mất điện khi có cháy hoặc mất điện lưới: tủ điện chiếu sáng căn hộ.
Hình ảnh

Tủ điện MSB

1.2 Tủ phân phối

Đặt ngoài trời gần trạm biến áp mỗi khu, được cấp nguồn từ tủ Tổng MSB qua Busway và cáp
điện do CDT cấp
Tủ phân phối cấp nguồn cho các tủ chiếu sáng căn hộ
Để thao tác đóng cắt điện tủ Phân phối ta thực hiện thao tác như dưới đây:

Trang 4/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

a. Đóng điện

- Tất cả các CB trong tủ và MCCB tổng chuyển sang chế độ trip (chế độ an toàn). Nhấn vào
nút (thông thường) màu đỏ trên CB.
- Kiểm tra điện trở cách điện của tủ
- Đóng CB ở tủ điện tổng MSB hoặc tại Tap off. Kiểm tra đèn báo tín hiệu pha của tủ.
- Hoàn tất các bước trên tiến hành đóng cần gạt MCCB.Đóng ngắt nhanh cần gạt MCCB 02
lần, kiểm tra xem xét có sự cố hay không. Nếu không có thì đóng MCCB ở chế độ ON.
- Đóng điện từng CB nhánh của tủ thực hiện thao tác như bước 4.

b. Ngắt điện

- Thao tác theo trình tự ngược lại các bước trên. Đầu tiên ngắt điện CB nhánh.
- Ngắt điện MCCB tổng của tủ chuyển sang chế độ trip.
- Ngắt điện CB ở tủ điện tổng MSB hoặc tại Tap off chuyển sang chế độ trip.
- Kiểm tra đèn báo tín hiệu pha của tủ. Tất cả các đèn phải tắt.
-Dùng đồng hồ vôn kế đo kiểm tra,thang đo hiển thị 0(V) khi mới tiến hành thao tác sửa chữa.

1.3 Tủ điện chiếu sáng căn hộ:

Đặt tại từng căn tầng 1, bố trí ngay cạnh cửa chính được cấp nguồn từ tủ công tơ mỗi
căn bằng tuyến cáp Cu/PVC 2x6mm2 + Cu/PVC6mm2(E). Tủ chiếu sáng căn hộ cấp nguồn
cho đèn chiếu sáng, ổ cắm, chiếu sáng sự cố,và nguồn cửa cuốn.

Tủ điện chiếu sáng căn hộ ( minh họa)


Trong tủ điện có:
+ 01 CB tổng: Dùng để ngắt điện toàn bộ căn hộ. Ký hiệu là RCBO Tổng.

+ 01 MCB cho đèn chiếu sáng.


+ 01 MCB cho ổ cắm
Trang 5/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

+ 01 MCB cấp nguồn tủ bơm


+ 01 MCB cấp nguồn chiếu sáng sự cố
+ 01 MCB cấp nguồn cửa cuốn

2. Ổ CẮM, CÔNG TẮC

- Ổ cắm điện sử dụng loại 16A,3 chấu gắn âm tường.Cáp điện sử dụng cáp Cu/PVC-
2x1x2,5mm2 +Cu/PVC-1x2.5mm2.
- Công tắc đèn bao gồm nhiều loại: đơn, đôi, 1 chiều, lắp trên cao độ 1300mm. Chức năng
điều khiển đèn. Cáp điện cho công tắc sử dụng cáp Cu/PVC-1x1.5mm2
- Dây xuống công tắc được phân theo màu,dây line màu đỏ được kéo từ tủ phòng học tới
công tắc gần nhất và link tới các công tắc tiếp theo.Dây màu xanh dương là dây điều khiển
kéo từ công tắc ra đèn.

Hình ảnh ổ cắm điện,mạng tivi lắp trên tường.

Trang 6/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

Hình ảnh ổ cắm chống nước.

3. ĐÈN

- Đèn sử dụng cho chiếu sáng căn hộ là đèn tuýp đôi và đơn 1.2m(tầng 6).
- Đèn sử dụng cho WC ,cầu thang bộ là đèn led ốp trần được cung cấp bởi CĐT.
Hình ảnh:

Trang 7/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

Đèn chiếu sáng sự cố.

- Đèn chiếu sáng sự cố và đèn exit lắp đặt tại hành lang sử dụng đèn LED có bộ lưu điện 2
giờ đảm bảo chiếu sáng khi có sự cố xảy ra dẫn đến mất điện.

Đèn Emergency và đèn Exit.

 Khuyến cáo sử dụng:

- Các thao tác sửa chữa, thay thế phải bảo đảm quy trình an toàn điện. Đóng ngắt tủ
theo thao tác ở mục 1.2
- Khi thao tác cắt điện tủ để sửa chữa cần dán cảnh báo để tránh thao tác nhầm.
- Các tủ điện không được tùy tiện đấu thêm tải. Việc đấu nối tùy tiện có thể gây cháy
nổ các thiết bị điện và cáp điện.
- Các thiết bị điện đấu nối thêm phải đảm bảo kĩ thuật, phù hợp với hệ thống điện.
- Tuyệt đối không dồn tải (thiết bị điện) vào một ổ cắm để tránh nhảy MCB hoặc
cháy mặt ổ cắm.
- Vệ sinh định kì thiết bị điện: tủ điện, đèn…
- Kiểm tra định kì hoạt động của đèn chiếu sáng sự cố trong trường hợp mất điện.
Trang 8/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

IV. HƯỚNG DẪN BẢO TRÌ HỆ THỐNG ĐIỆN CẤP NGUỒN.

1. Mục đích của công tác bảo trì:

Công tác bảo trì nhằm duy trì sự hoạt động bình thường của các hệ thống kỹ thuật,
thiết bị, máy móc của công trình để công trình được vận hành liên tục, khai thác phù hợp với
yêu cầu của thiết kế đồng thời đảm bảo an toàn cho công trình, cho người và thiết bị trong
suốt quá trình khai thác sử dụng.

2. Công tác bảo trì công trình bao gồm:

Những công việc cần phải làm ngay: là những công việc cần phải thực hiện với thời
gian từ 1đến 2 ngày phải xong (ví dụ: thay thế CB tủ, bóng điện; thay thế các thiết bị của hệ
thống kỹ thuật, sửa chữa đường dây, đường ống, máy móc.v.v. do bị sự cố hoặc bị hỏng).
Những công việc cần phải kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa định kỳ theo thời gian, 01
tuần, 01 tháng, 03 tháng, 06 tháng, 1,0 năm, 3,0 năm.v.v. được thể hiện chi tiết trong nội dung
của công tác bảo trì.

3. Hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác bảo trì

a) Hồ sơ Thiết kế công trình


b) Hồ sơ hoàn công công trình xây dựng (hồ sơ pháp lý và tài liệu quản lý chất lượng).
c) Sổ theo dõi quá trình vận hành hoặc sử dụng của công trình;
d) Quy trình bảo trì công trình xây dựng;
e) Hồ sơ, tài liệu kiểm tra định kỳ công trình hoặc bộ phận, hạng mục công trình trong thời
gian khai thác sử dụng công trình;
f) Lý lịch và catalogue của thiết bị, máy.
g) Các tiêu chuẩn kỹ thuật bảo trì công trình.
h) Thông tư số 08/2006/TT-BXD ngày 24 tháng 11 năm 2006 của Bộ Xây dựng- Hướng
dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng.

Trang 9/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

4. Quy trình công tác bảo trì.

Trách nhiệm Lưu đồ Ghi chú

Cán bộ chuyên môn


Tiếp nhận thông tin
ĐƠN VỊ
Kiểm tra và thống kê
QUẢN LÝ TOÀ NHÀ
khối lượng Bảo trì
( Chuyên gia chuyên ngành)

Cán bộ kế hoạch
ĐƠN VỊ Lập kinh phí và kế hoạch
bảo trì
QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Lãnh đạo
Phê
ĐƠN VỊ duyệt
QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Thực hiện bảo trì


ĐƠN VỊ
Công trình
QUẢN LÝ TOÀ NHÀ
(NHÀ THẦU)

Cán bộ chuyên môn


Cán bộ kế hoạch
Nghiệm thu thanh toán
Cán bộ kế toán Công việc bảo trì
LÃNH ĐẠO
ĐƠN VỊ QUẢN LÝ TOÀ NHÀ

Trang 10/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

 Diễn giải sơ đồ:

4.1. Tiếp nhận thông tin, kiểm tra và thống kê khối lượng bảo trì:

Chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng tổ chức kiểm tra để đánh giá chất lượng công trình
nhằm ngăn ngừa sự xuống cấp của công trình. Cử các cán bộ chuyên môn có đủ khả năng,
trình độ, có đủ thiết bị để kiểm tra và xác định chính xác khối lượng các công việc cần phải
bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thay thế đồng thời đề ra các yêu cầu kỹ thuật cho từng công việc
cần bảo trì. Hoạt động kiểm tra thực hiện theo các thời điểm như sau:
a) Kiểm tra thường xuyên: Do chủ sở hữu, chủ quản lý sử dụng thực hiện để phát hiện kịp
thời dấu hiệu xuống cấp.
b) Kiểm tra định kỳ: Do các tổ chức và chuyên gia chuyên ngành có năng lực phù hợp với
loại, cấp công trình thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng.
Công trình TMDV lô A và C là công trình nhà ở và dịch vụ công cộng, thời gian kiểm tra là
không quá 05 năm/1 lần (theo mục 1.3 ý II thông tư 08/2006/TT-BXD ngày 24 tháng 11 năm
2006 của Bộ Xây dựng - Hướng dẫn công tác bảo trì công trình xây dựng)
Sau khi có kết quả kiểm tra định kỳ, tùy theo thực trạng chất lượng công trình mà chủ sở hữu
hoặc chủ quản lý sử dụng quyết định chọn cấp bảo trì cho phù hợp.
c) Kiểm tra đột xuất (kiểm tra bất thuờng): được tiến hành sau khi có: sự cố bất thường (lũ
bão, hoả hoạn, động đất, va chạm lớn,...), sửa chữa, nghi ngờ về khả năng khai thác sau khi đã
kiểm tra chi tiết mà không xác định rõ nguyên nhân hoặc khi cần khai thác với tải lớn hơn.
Công việc này phải do các chuyên gia và các tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện.
Đối với công việc khó xác định về khối lượng và mức độ hư hỏng Đơn vị quản lý toà
nhà có thể thuê thêm chuyên gia chuyên nghành để cùng thực hiện; Bảng khối lượng phải
được tính toán và thống kê chi tiết theo (phiếu kiểm tra và xác định khối lượng bảo trì ở phụ
lục 1), bảng khối lượng và yêu cầu kỹ thuật bảo trì phải được những người tham gia kiểm tra
ký tên xác nhận và Lãnh đạo của đơn vị quản lý toà nhà kiểm tra, phê duyệt rồi chuyển cho
người làm Kế hoạch 01 bản để lập kinh phí và kế hoạch bảo trì.

Trang 11/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

4.2. Lập kinh phí và kế hoạch bảo trì:

Căn cứ vào bảng khối lượng nhận được và các yêu cầu kỹ thuật bảo trì đã đề ra, căn
cứ vào đơn giá định mức hiện hành và thông báo giá vật tư hàng tháng hoặc quý của Hà Nội,
người làm kế hoạch của đơn vị quản lý toà nhà lập bảng dự trù kinh phí và lập tiến độ thực
hiện công việc cho công tác bảo trì. Lãnh đạo đơn vị quản lý tòa nhà phê duyệt kinh phí và kế
hoạch bảo trì.

4.3. Thực hiện bảo trì công trình:

Đơn vị quản lý toà nhà cử người để thực hiện công tác bảo trì theo kế họạch đã được
phê duyệt. Trong trường hợp khối lượng lớn hoặc công việc phức tạp, đơn vị quản lý toà nhà
có thể thuê một đơn vị khác hoặc thuê chuyên gia để thực hiện công tác bảo trì. Công tác bảo
trì công trình cần thực hiện theo đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng theo yêu cầu đã đề ra.
Đối với công việc cần bảo trì thường xuyên như hệ thống thang máy, hệ thống thông tin.v.v.
Đơn vị quản lý toà nhà có thể thuê một đơn vị chuyên nghành để làm công tác bảo trì dài hạn.
Trong quá trình bảo trì đơn vị quản lý toà nhà cử cán bộ chuyên môn của mình giám sát và
nghiệm thu về chất lượng và khối lượng để các công việc bảo trì đảm bảo được chất lượng và
mục tiêu theo yêu cầu đã đề ra.
Người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì phải có trách nhiệm lập biện pháp thi công, biện
pháp an toàn, biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định và được đơn vị quản lý
toà nhà phê duyệt trước khi tiến hành thực hiện bảo trì công trình.

4.4. Nghiệm thu thanh toán công việc bảo trì:

Căn cứ vào danh mục công việc cần bảo trì, căn cứ vào biên bản nghiệm thu về khối
lượng, chất lượng cán bộ chuyên môn, cán bộ kế hoạch, của đơn vị quản lý toà nhà phối hợp
làm các thủ tục thanh quyết toán cho người hoặc đơn vị thực hiện bảo trì và trình giám đốc
phê duyệt, cán bộ kế toán có trách nhiệm làm các thủ tục và thanh toán cho người hoặc đơn vị
thực hiện công việc bảo trì khi các thủ tục về thanh toán đã được giám đốc phê duyệt.

Trang 12/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

5. Hướng dẫn bảo trì hệ thống điện, chiếu sáng

5.1 Bảo trì các bộ phận cố định của tủ.

Cách bảo trì cho mọi kích cỡ tủ:

 Kiểm tra bên trong và bên ngoài tủ điện xem có bị ẩm hay có vật lạ. Lấy tất cả các vật
lạ ra và vệ sinh tủ.
 Dùng máy hút chân không để làm vệ sinh. Nếu cần, vệ sinh hệ thống thông gió và
thay tấm lọc.
 Lau sạch mỡ cũ trên các bộ phận cơ khí và bôi lại một lớp mỏng (xem trang sau về
loại mỡ khuyến cáo nên dùng).
 Kiểm tra mặt ngoài tủ. Nếu cần, giậm lại các chỗ sơn bị trầy và thay các bộ phận bị hư
hỏng hay rỉ sét.
 Kiểm tra thiết bị theo dõi cách điện.
 Thử hệ thống hiển thị.
 Kiểm tra bằng mắt thanh cái.
 Các vít, bùlon lắp thanh cái bị lỏng, dấu sơn đỏ, bảo đảm lực siết đúng không bị thay
đổi.
 Kiểm tra các mối nối thanh cái, tìm kỹ những điểm bị quá nóng “bị đổi màu). Nếu
thấy điểm bị quá nhiệt, phải tháo ra. Vệ sinh và chà giấy nhám mặt tiếp xúc (bằng giấy
nhám 400).
 Kiểm tra bằng mắt tình trạng các giá đỡ thanh cái và chúng được siết chặt.
Trang 13/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

 Kiểm tra cáp được buộc chặt.


 Chạy thử để kiểm tra thiết bị.
 Tham khảo các hướng dẫn liên quan.

5.2 Bảo trì ngăn kéo.

 Kiểm tra hoạt động kết nối, tách rời của hệ cơ có làm việc đúng. Bôi một lớp mỏng
mỡ trên cam và các con lăn.

 Vệ sinh ngàm kẹp nối điện. Bôi một lớp mỡ mỏng lên mặt tiếp xúc điện

 Kiểm tra đầu cực mạch phụ trên khung tủ.

 Kiểm tra vị trí tiếp điểm phụ trên ngăn kéo.

 Kiểm tra tình trạng các tiếp điểm phụ.

 Kiểm tra tất cả các chỗ nối.

 Kiểm tra chỗ nối đến thiết bị được siết chặt(có dấu sơn đỏ). Nếu cần, siết lại theo trị số
lực trong bảng.

 Kiểm tra các thiết bị (thảm khảo hướng dẫn liên quan).

5.3. Các tủ và các thiết bị đóng cắt:

- Các tủ điện và các thiết bị đóng cắt (CB, cầu chì…) phải được kiểm tra ít nhất 1 lần
trong một năm. Tủ được vệ sinh lau chùi bằng máy hút bụi . Các thiết bị đóng cắt kiểm tra
bằng cách thử đóng cắt bằng tay. Kiểm tra độ nhạy của Shuntrip.
- Các thiết bị như máy biến dòng, đồng hồ đo đếm điện năng sau 1 năm sử dụng phải
được kiểm tra lại và được cấp giấy chứng nhận đảm bảo về cấp chính xác, độ nhạy… Việc
kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phải do đơn vị có chức năng thực hiện.
- Tất cả các thiết bị sau khi kiểm tra không đảm bảo các thông số yêu cầu phải được thay
thế bằng thiết bị mới, có thông số phù hợp với cả hệ thống.

5.4. Hệ thống chiếu sáng trong công trình:

- Phải kiểm tra độ rọi của hệ thống chiếu sáng chung ít nhất 1 năm một lần.
- Hệ chiếu sáng sự cố,exit phải được kiểm tra test tình trạng ít nhất 3 tháng lần.
- Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng làm việc của nguồn sáng và đèn.
- Đèn bị hư hỏng phải được sửa chữa và thay thế ngay, chậm nhất là không quá năm ngày
đối với đèn kể từ ngày đèn bị hư hỏng.

Trang 14/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

5.5. Hệ thống dẫn điện, cáp, máng cáp, thang cáp:

Hệ thống cáp cũng phải được bảo dưỡng định kỳ 1lần/năm các công tác bảo trì bao gồm:
- Kiểm tra tiếp xúc tại các chỗ nối, tại các điểm đấu dây.
- Kiểm tra kết cấu chịu lực của giá đỡ thang máng cáp.
- Kiểm tra nhiệt độ phát nóng khi mang tải (ở chế độ định mức).
- Kiển tra điện trở cách điện giữa pha với pha, giữa pha với E, giữa pha với N.
- Hệ thống máng cáp cũng phải được kiểm tra về kết cấu chịu lực, mức độ rỉ sét, các chi
tiết treo có đảm bảo độ an toàn không?
- Kiểm tra các vị trí dây tiếp địa nối giữa các máng với nhau xem có đảm bảo dẫn điện khi
có dòng rò ko.

5.6. Kiểm tra trước khi đóng điện.


 Kiểm tra tiếp đất của tất cả các bộ phận có thể dẫn điện.
 Kiểm tra các dây nối tiếp đất
 Đo điện trở cách điện.

5.7. Bảo trì sau khi sự cố.

- Dòng điện cao tạo ra sự cố làm hư hỏng kết cấu, thiết bị, thanh cái và cáp. Sau khi bị sự
cố liện hệ với văn phòng đại diện nhà cung cấp thiết bị để phối hợp khác phục sự cố kịp thời.

V. KẾ HOẠCH BẢO TRÌ.

Định kỳ bảo dưỡng


TT Phạm vi công việc Hằng Nửa Hằng Đơn vị thực hiện
tháng năm năm
1 Vệ sinh tủ điện và các thiết bị bên trong X
2 Test hoạt động các MCCB, MCB, RCCB,ACB,
X
EFR, ELR
3 Kiểm tra tất cả các điểm đấu nối cáp vào/ ra
X
thiết bị đóng cắt
4 Kiểm tra ốc vít, siết cáp các đầu nối cáp X
5 Kiểm tra/khắc phục nếu có thiết bị gây ồn, rung
X
bất thường
6 Kiểm tra điện trở tiếp địa cho từng tủ và toàn
X
bộ hệ thống

Trang 15/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

7 Kiểm tra cách điện của áp tổng và cáp chính


X
trong các tủ.
8 Kiểm tra vỏ cáp có bị va đập, bóc vỏ X
9 Đo kiểm dòng điện của các áptomat tổng, đánh
giá mức độ quá tải, cân pha để kiến nghị các X
sửa đổi phù hợp
10 Kiểm tra các điện áp các ổ cắm X
11 Kiểm tra lại các đấu nối bên trong X
12 Kiểm tra & thay thế các đèn hư hỏng (nếu có) X
13 Kiểm tra các đấu nối tiếp địa với thiết bị, hệ X
chống sét
14 Kiểm tra bộ kim thu sét và trụ có dấu hiệu bất X
thường/ hư hỏng
15 Kiểm tra các dây néo kim thu sét có chắc chắn X

VI. PHỤ TÙNG CHUẨN BỊ SẴN ĐỂ THAY THẾ.

Trong quá trình sử dụng có những thiết bị thường hay bị hỏng hóc hoặc sau 1 sự cố thì
bị phá hỏng. Để không bị gián đoạn quá trình vận hành và sử dụng cần thay thế ngay. Vì vậy
Đơn vị Quản Lý Tòa nhà cần chuẩn bị những phụ tùng để sẵn sàng cho những lúc này.Sau
đây là các thiết bị thường hay hư hỏng:
- MCB: Thiết bị đóng cắt này dễ bị hư hỏng tiếp điểm sau 1 thời gian sử dụng vì vậy cần
chuẩn bị MCB 1P, 2P với dòng định mức 10A, 16A, 20A, 32A, 40A.
- Relay trung gian trong các tủ điều khiển
- Công tắc.
- Đèn: Sau 1 thời gian sử dụng đèn bị hỏng hoặc tuổi thọ của đèn giảm gây giảm quang thông.
Các đèn LED downlight âm trần dễ hư hỏng Adapter.

VII: XỬ LÝ SỰ CỐ KHẨN CẤP.

Qui trình xử lý sự cố.

a. Mọi trường hợp về các sự cố về điện xảy ra trong tòa nhà. Yêu cầu thông báo
ngay cho bộ phận kỹ thuật trước tiên và bộ phận này có nhiệm vụ thực hiện việc
sửa chữa, kiểm tra và phối hợp với các bộ phận khác liên quan trong tòa nhà để
giải quyết, khắc phục sự cố.
Trang 16/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

b. Các sự cố xảy ra yêu cầu người phát hiện ngay lập tức thông báo cho Ban quản
lý tòa nhà để tìm biện pháp khắc phục và đồng thời nhanh chóng liên lạc với bộ
phận liên quan để xử lý sự cố.
c. Mọi trường hợp về các sự cố yêu cầu bộ phận bảo vệ nhanh chóng tiến hành giải
quyết và điều động nhân lực để giải quyết sự cố.
d. Sau khi đã hoàn thành việc khắc phục sự cố bảo vệ lập biên bản về sự việc diễn
ra và lưu vào hồ sơ bảo vệ đồng thời có sự xác nhận của ngừơi lập biên bản và
người bị lập biên bản.
e. Biên bản lập phải có nội dung giống nhau của hai bên và được lưu giữ tại phòng
bảo vệ, phòng Ban quản lý toà nhà, và bên phát hiện ra sự cố.

1. Bảng gợi ý xử lý sự cố của tủ máy cắt nguồn vào và ra.

 Đèn chỉ thị áp  Kiểm tra khối chỉ thị áp.


không sáng.  Kiểm tra rằng dao cách ly và máy cắt
đang đóng (cho tủ đầu ra).
 Kiểm tra rằng cáp đầu vào có điện.

 Tấm cửa trước  Kiểm tra rằng do cách ly ở vị trí nối


không thể mở hoặc đóng. đất.

 Không thể vận  Xem sổ tay máy cắt.


hành máy cắt.

Trang 17/18
VINHOMES GRAND PARK – KHU TMDV LÔ A & C

VIII. GHI CHÉP VÀ LƯU TRỮ HỒ SƠ:

Tất cả các công việc quan sát, khảo sát, đo đạc từ lúc kiểm tra ban đầu, kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường hay kiểm tra chi tiết cấu kiện đều được ghi chép
lại đầy đủ, cẩn thận, đơn vị quản lý sử dụng phải lưu giữ lâu dài hồ sơ này cùng với hồ sơ
hoàn công công trình phục vụ cho những lần kiểm tra tiếp theo. Trong mỗi công tác kiểm tra,
cần ghi chép chủ yếu các mục sau:
- Đối với kiểm tra thường xuyên:
+ Những sự cố hoặc hư hỏng đã phát hiện, vị trí xảy ra, các số liệu đo nếu có.
+ Biện pháp khắc phục và kết quả khắc phục hư hỏng xảy ra.
+ Số liệu kiểm tra chi tiết nếu có.
+ Giải pháp và kết quả sửa chữa sau kiểm tra chi tiết.
+ Tình trạng hệ thống sau khi đã khắc phục hư hỏng.
- Đối với kiểm tra định kỳ:
+ Toàn bộ kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng hệ thống kỹ thuật, suy đoán khả năng
làm việc của hệ thốngđược ghi chép và lưu giữ lại.
+ Các phân tích làm việc bình thường của hệ thống kỹ thuật, những giải pháp, sữa chữa,
thay thế đều được lưu giữ.
- Đối với kiểm tra bất thường:
+ Toàn bộ kết quả khảo sát, đánh giá, phân tích số liệu đo được, quá trình thực hiện sữa
chữa cần phải được ghi chép đầu đủ và lưu trữ.
- Đối với kiểm tra chi tiết:
+ Mọi diễn biến của công tác kiểm tra chi tiết đều phải được ghi chép đầy đủ dưới dạng
biên bản, sổ nhật ký, bản vẽ. Trong đó bao gồm, kết quả khảo sát, phân tích đánh giá, thuyết
minh, giải pháp sửa chữa hoặc thay thế đều được lưu giữ lâu dài.

Trang 18/18

You might also like