You are on page 1of 15

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA KIẾN TRÚC
**********

GIÁO TRÌNH

KỸ THUẬT ĐÔ THỊ

Biên soạn: TH.S Lê Thị Kim Dung

2016
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ ..............................................................4
PHẦN 1.CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO KHU ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ .......................................6
1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA HÌNH .............................................................................................6
1.1 Phân loại địa hình .....................................................................................................................6
1.2 Biểu diễn địa hình ....................................................................................................................7
1.3 Phân tích và sử dụng địa hình ..................................................................................................8
1.4 Một số bài toán cơ bản về địa hình ........................................................................................11
2. LỰA CHỌN ĐẤT ĐAI ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ.....................................................................11
2.1. Những yếu tố thiên nhiên cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây dựng đô thị .....11
2.2 Lựa chọn đất xây dựng đô thị.................................................................................................13
2.3. Ảnh hưởng của điều kiện xã hội ...........................................................................................15
2.4. Yêu cầu cụ thể đối với khu đất xây dựng ..............................................................................15
3. QUY HOẠCH CHIỂU CAO KHU ĐẤT XÂY DỰNG ..............................................................16
3.1 Khái niệm chung về QHCC ...................................................................................................16
3.2 Chọn chiều cao nền cho khu đất.............................................................................................17
3.3 Các phương pháp thiết kế quy hoạch chiều cao .....................................................................17
4. QUY HOẠCH CHIỀU CAO CÁC BỘ PHẬN CHỨC NĂNG TRONG ĐÔ THỊ .....................23
4.1 Quy hoạch chiều cao đường phố ............................................................................................23
4.2 QHCC cho ngã giao nhau cùng mức ......................................................................................31
4.3 Quy hoạch chiều cao quảng trường ........................................................................................33
4.4 Quy hoạch chiều cao khu đất dân dụng..................................................................................34
4.5 Quy hoạch chiều cao khu đất cây xanh ..................................................................................36
PHẦN 2. GIAO THÔNG .....................................................................................................................38
1. GIAO THÔNG ĐÔ THỊ ..............................................................................................................38
1.1. Tổng quan về hệ thống giao thông ........................................................................................38
1.2 Nhu cầu giao thông đô thị và bài toán vận tải ........................................................................38
1.3 Tình hình giao thông trong các đô thị ....................................................................................44
2. GIAO THÔNG ĐỐI NGOẠI .......................................................................................................45
2.1 Giao thông đường sắt .............................................................................................................46
2.2 Giao thông đường bộ ..............................................................................................................49
2.3 Giao thông đường thuỷ...........................................................................................................53
2.4 Giao thông hàng không ..........................................................................................................55
3. MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG PHỐ ......................................................................................................58
3.1 Yêu cầu, chức năng của mạng lưới đường phố ......................................................................58
3.2 Các sơ đồ hình học của mạng lưới đường phố .......................................................................59
3.3 Phân loại đường phố...............................................................................................................63
3.4 Các chỉ tiêu đánh giá mạng lưới đường phố .........................................................................67
4. CÁC BỘ PHẬN CỦA ĐƯỜNG PHỐ .........................................................................................69
4.1 Khả năng thông xe của đường phố ........................................................................................69
4.2 Các bộ phận trắc ngang đường phố ........................................................................................70
5. NÚT GIAO THÔNG ....................................................................................................................72
5.1. Khái niệm chung về nút giao thông ......................................................................................72
5.2. Nút giao thông cùng mức ......................................................................................................72
5.3 Nút giao thông khác mức .......................................................................................................76
6. BÃI ĐỖ XE ..................................................................................................................................79
6.1 Vị trí .......................................................................................................................................79
6.2 Quy mô ...................................................................................................................................79
6.3 Cách bố trí ..............................................................................................................................80
PHẦN 3. MẠNG LƯỚI CÔNG TRÌNH NGẦM VÀ CÔNG TRÌNH TRÊN MẶT ĐẤT .................81
1. HỆ THỐNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT.......................................................81
1.1 Hệ thống cấp, thoát nước .......................................................................................................81

2
1.2 Cấp điện..................................................................................................................................83
1.3 Cấp nhiệt ................................................................................................................................85
1.4 Khí đốt ....................................................................................................................................85
2. MẠNG LƯỚI NGẦM TRONG ĐÔ THỊ ....................................................................................85
2.1. Các nguyên tắc ......................................................................................................................85
2.2. Các phương pháp bố trí .........................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................................88

3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐÔ THỊ
Cơ sở hạ tầng đô thị là hệ thống các công trình, các phương tiện kỹ thuật có nhiệm vụ cung
cấp các dịch vụ cho cộng đồng dân cư đô thị và là yếu tố phản ánh mức độ phát triển của đô
thị. Cơ sở hạ tầng đô thị gồm cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sỏ hạ tầng kỹ thuật.
Hệ thống công trình hạ tầng xã hội bao gồm các công trình y tế, văn hóa, giáo dục, thể thao,
thương mại, dịch vụ công cộng, công viên và các công trình khác
Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp
năng lượng (điện, chât đốt, nhiệt sưởi ấm…), chiếu sáng công cộng, cấp nước, thoát nước,
quản lý các chất thải và các công trình khác.
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu:
- Mạng lưới đường, cầu, hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch
- Các công trình đầu mối kỹ thuật giao thông: cảng hàng không, nhà ga, bến xe, cảng
thủy…
Các công trình cấp nước đô thị chủ yếu:
- Công trình thu nước mặt, nước ngầm
- Công trình xử lý nước
- Hệ thống phân phối nước (đường ống, tăng áp, điều hòa)
Các công trình thoát nước đô thị chủ yếu:
- Sông, hồ điều hòa, đê, đập
- Cống, rãnh, kênh, mương, máng thoát nước
- Trạm bơm
- Trạm xử lý nước thải
- Cửa xả vào sông, hồ
Các công trình cấp điện và chiếu sáng công cộng:
- Nhà máy phát điện
- Trạm biến áp, tủ phân phối điện
- Hệ thống đường dây dẫn điện
- Cột và đèn chiếu sáng
Công trình quản lý và xử lý chất thải rắn:
- Trạm trung chuyển
- Khu xử lý chất thải rắn
Các công trình thông tin liên lạc:
- Tổng đài điện thoại
- Mạng lưới cáp điện cộng cộng
- Hộp, đầu dây cáp
Ngoài ra còn các hệ thống khác như hệ thống cấp nhiệt, khí đốt, hệ thống đường ống vận
chuyển rác, hệ thống đường dây cáp truyền hình, cáp internet…
Công tác chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị cũng là một trong những nội dung
quan trọng thuộc lĩnh vực Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị.

4
Tài liệu này chỉ giới hạn trình bày 2 nội dung: Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị
và Hệ thống giao thông đô thị

5
PHẦN 1.CHUẨN BỊ KỸ THUẬT CHO KHU ĐẤT XÂY DỰNG ĐÔ THỊ
Trong thực tế, rất ít địa điểm nào hoàn hảo để xây dựng đô thị, do đó, phải cải tạo điều
kiện tự nhiên của một khu đất để thoả mãn các yêu cầu xây dựng đô thị.
Các biện pháp chuẩn bị kỹ thuật đó gồm:
- Đánh giá, lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị
- Qui hoạch chiều cao đô thị
- Thoát nước mặt (xác định phương án thoát nước, hướng thoát nước...)
- Hạ mực nước ngầm
- Bảo vệ khu vực xây dựng khỏi bị ngập lụt
- Các biện pháp đặc biệt khác để bảo vệ đô thị
Trong phần chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị, chúng ta sẽ nghiên cứu về
đánh giá, lựa chọn đất đai để xây dựng đô thị và qui hoạch chiều cao đô thị

1. CÁC KHÁI NIỆM VỀ ĐỊA HÌNH


Địa hình mô tả hình dáng và đặc điểm bề mặt trái đất.
Bất cứ một đô thị nào cũng đều là sản phẩm của các điều kiện tự nhiên nhất định, đó cũng
là căn cứ và cơ sở để bố cục và phát triển đô thị.
Việc tạo lập hình ảnh cho mỗi đô thị có ảnh hưởng rõ nét của địa hình. Sự đa dạng của địa
hình sẽ tạo cho mỗi đô thị có nét độc đáo riêng với cảnh quan thiên nhiên và nhân tạo
phong phú. Các đặc trưng của địa hình như đỉnh núi có thể tạo nên tiêu điểm thị giác cấu
thành cảnh quan đô thị, bờ sông rộng rãi có thể tạo nên những hình ảnh đẹp, thơ mộng
cho cảnh quan đô thị. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến giải pháp quy hoạch xây dựng nói
chung và thiết kế đô thị nói riêng.
Chính vì vậy, trong quy hoạch và thiết kế đô thị, yếu tố địa hình cần phải được quan tâm
xem xét một cách toàn diện và đúng mức từ bước phân tích, đánh giá đến khai thác, sử
dụng và cải tạo, hoàn thiện.

1.1 Phân loại địa hình


Đồng bằng
Là dải đất tương đối bằng phẳng và màu mỡ, có độ cao không lớn lắm so với mặt thuỷ chuẩn.
Đồng bằng thường nằm dọc theo các con sông lớn. Độ dốc i < 0.4% . Ở đồng bằng, thường
có 2 tầng nước ngầm : tầng mạch sâu và tầng mạch nông
Trung du
Là dải đất tương đối bằng phẳng, có gò đồi, có đường phân lưu rõ ràng và có mương xói
không lớn lắm, độ cao < 200m so với mặt thuỷ chuẩn, độ dốc i < 10%. Địa hình dạng này có
mực nước ngầm không cao.
6
Địa hình trung du không gây khó khăn lớn trong xây dựng. Tuy vậy, phải tổ chức mái dốc
hoặc tường chắn để nối tiếp các thềm xây dựng với nhau.
Địa hình này thoát nước mưa trên nguyên tắc tự chảy rất thuận tiện
Miền núi
Là vùng đất có độ cao > 200m so với mặt thuỷ chuẩn, độ dốc i > 10%, thường có thung lũng
sâu và mương xói.
Hạn chế dùng phần đỉnh và sườn dốc đứng (i > 20%), nên dùng phần sườn dốc thoải và chân
núi để bố trí công trình xây dựng.
Chi phí xây dựng trên địa hình này lớn hơn nhiều so với các địa hình khác nên cần cân nhắc
kĩ khi quyết định đặt công trình ở vùng địa hình này

1.2 Biểu diễn địa hình


1.2.1 Đường đồng mức
Là đường nối các điểm có cùng độ cao trên mặt đất. Người ta biểu diễn địa hình trên mặt
bằng khu đất bằng những đường đồng mức được quy ước. Đường đồng mức được quy ước là
hình chiếu trên mặt bằng của giao tuyến giữa bề mặt địa hình và các mặt phẳng nằm ngang ở
các cao độ khác nhau
Hiệu số độ cao giữa 2 đường đồng mức kề nhau gọi là độ chênh cao của đường đồng mức
(∆h). Độ chênh cao càng nhỏ thì biểu diễn địa hình càng chính xác.
Tính chất đường đồng mức:
- Liên tục trong phạm vi bình đồ
- Không cắt nhau trên bình đồ (trừ trường hợp biểu diễn 1 mỏm đá nhô ra)
- Đường đồng mức khép kín trong phạm vi bình đồ biểu diễn đồi hoặc lòng chảo

Đường đồng mức biểu


diễn 1 mỏm đá nhô ra

7
1.2.2 Phương pháp ghi độ cao
Địa hình được biểu diễn bằng cách ghi cao độ trên bản đồ. Các cao độ này là cao độ tuyệt đối
hoặc tương đối
Độ cao tuyệt đối: khoảng cách thẳng đứng theo đường dây dọi từ điểm đó đến mặt nước gốc
quả đất
Độ cao tương đối: khoảng cách thẳng đứng từ điểm đó đến mặt nước qui ước nào đó.

Biểu diễn địa hình theo phương pháp ghi độ cao


1.2.3 Các cách biểu diễn khác
Phương pháp tô màu
Phương pháp kẻ vân và dùng kí hiệu để biểu diễn

1.3 Phân tích và sử dụng địa hình


Địa hình có ảnh hưởng lớn đến kỹ thuật, kinh tế xây dựng và cảnh quan kiến trúc nên cần
nghiên cứu kỹ đặc điểm địa hình khu đất
1.3.1 Địa hình với việc phân khu chức năng
Tùy theo tính chất, yêu cầu về không gian và mật độ xây dựng của từng khu chức năng mà
lựa chọn vị trí phù hợp: khu trung tâm, khu công nghiệp, khu cây xanh, các khu nhà ở…
- Khu trung tâm công cộng: yêu cầu địa hình cao ráo, bằng phẳng
- Khu đất xây dựng nhà ở: có thể đặt ở địa hình phức tạp, tuy nhiên cần lưu ý về độ dốc dọc
khống chế của đường phố để đảm bảo thuận tiện và an toàn giao thông, chú ý sự ổn định của
mái dốc taluy, hệ số mái dốc của các taluy và các giải pháp gia cố bảo vệ mái dốc để đảm
bảo an toàn
- Khu công nghiệp và kho tàng: địa hình cao ráo, bằng phẳng
- Khu đất cây xanh: địa hình bất kỳ
8
1.3.2 Địa hình với việc thiết kế đường phố
Trong thực tế rất ít khu đất nào có độ dốc lý tưởng để bố trí mạng lưới đường phố.
Khi thiết kế tuyến đường phố thường gặp các trường hợp:
- Tuyến đường cắt ngang đường đồng mức (vuông góc đường đồng mức): độ dốc dọc đường
lớn, khó đảm bảo an toàn giao thông, muốn khắc phục thì phải san lấp với khối lựng lớn. Do
đó chỉ nên bố trí các tuyến đường ngắn hoặc lối vào nhà
- Tuyến đường song song đường đồng mức: Tuyến đường có độ dốc dọc nhỏ nhất, cao độ
nền đường và nền công trình xây dựng 2 bên đường thường chênh nhau. Hướng tuyến thuận
lợi và an toàn cho giao thông nên thường ưu tiên cho các đường chính có cường độ vận
chuyển lớn.
- Tuyến đường xiên góc so với đường đồng mức. Trường hợp này có thể sử dụng 1 cách có
hiệu quả địa hình để đảm bảo độ dốc dọc cho phép. Tuy nhiên hướng tuyến này cũng gây khó
khăn cho việc tổ chức không gian ở 1 mức độ nhất định.

Tuyến đường song song (b) và vuông góc (a) Tuyến đường xiên góc so với đường đồng
với đường đồng mức mức

Vạch tuyến đường có độ dốc dọc cho trước:

9
Ta có id = ∆h/L
∆h: độ chênh cao giữa 2 đường đồng mức
L : khoảng cách trên mặt bằng của 2 đường đồng mức

Vậy nếu cho trước id, ta sẽ xác định được L.


Cách vạch tuyến như sau: Dùng compa quay ở tâm A,
bán kính là L, sẽ xác đinh được giao điểm với đường
đồng mức kế tiếp. Vậy qua 2 điểm cho trước, id cho
trước, ta sẽ vạch được tuyến đường hợp lý

1.3.3 Địa hình với công trình xây dựng

Bố trí công trình theo địa hình


Độ dốc dọc khu đất Bố trí công trình theo địa hình
< 1% Bố trí công trình theo bất kỳ hướng nào
1% - 3% Chiều dài công trình L < 50m: bố trí bất kỳ
L > 50m: đặt song song đường đồng mức
3% - 5% L < 30m: bố trí bất kỳ
L > 30m: đặt sông song đường đồng mức hoặc dật cấp
5% - 7% Bố trí song song đường đồng mức
7% - 12% Khuyến khích công trình dạng tháp, mặt bằng nhà đều,
ngắn

Khi sử dụng địa hình, cần cân nhắc và bố trí công trình ở nơi có độ dốc thích hợp. Nên bố trí
các công trình ngắn, dật cấp khi gặp địa hình có độ dốc lớn để giảm khối lượng đào đắp nền
tự nhiên, tránh sự mất cân bằng.

Ngoài ra, mức độ khai thác và sử dụng địa hình cũng khác nhau tùy thuộc yêu cầu xây dựng
và đặc điểm địa hình. Ví dụ:
- Địa hình có cấu trúc bề mặt độc đáo thì sẽ được giữ nguyên trong cảnh quan đô thị, hoặc ở
đó hình thành khu bảo tồn thiên nhiên, khu cây xanh hay công viên rừng.
- Tận dụng chỗ thấp trũng tạo yếu tố cảnh quan mặt nước cho khu vực.
- Các công trình nên giảm dần chiều cao và mật độ xây dựng khi đến gần mặt nước.
- Lợi dụng cao độ địa hình để bố trí các công trình có tính chất là điểm nhấn kiến trúc.
- Bố trí các công trình song song với đường đồng mức theo chiều dài nhà.
- Sử dụng đường phân chia địa hình làm giới hạn phân khu chức năng hoặc phân chia giai
đoạn xây dựng

10
1.4 Một số bài toán cơ bản về địa hình
BT 1. Xác định độ dốc địa hình
h h
i  tg   sin  
l L

BT2. Tính toán địa hình bằng phương pháp nội suy

2. LỰA CHỌN ĐẤT ĐAI ĐỂ XÂY DỰNG ĐÔ THỊ

2.1. Những yếu tố thiên nhiên cơ bản ảnh hưởng đến việc lựa chọn đất đai xây
dựng đô thị
2.1.1 Điều kiện khí hậu
Mưa: Mưa có thể gây ngập úng đô thị, cũng là yếu tố tạo ra nguồn nước ngọt phục vụ các
đô thị. Các số liệu về mưa là cơ sở để tính toán hệ thống thoát nước cho đô thị.
Cần thu thập
- Lượng mưa trung bình năm
- Lượng mưa trung bình cao nhất và thấp nhất của năm (tháng, ngày)
- Lượng mưa và thời gian mưa của từng trận mưa
- Số ngày mưa trong 1 năm (1 tháng)
Gió:
Gió mang vào không khí các yếu tố tốt hoặc xấu, làm thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, tỉ trọng và
áp suất không khí. Tài liệu gió cho biết tốc độ, hướng gió chủ đạo theo mùa của năm tại một
khu vực nào đó, từ đó đề ra cách xử lý, bố trí công trình sao cho thuận lợi, phù hợp với lợi
ích sử dụng của con người.
Cần thu thập các tài liêu:
- Tốc độ gió (lớn nhất, trung bình, nhỏ nhất) theo từng mùa và từng hướng
- Tần suất gió
+Tần suất lặng gió (%)

11
+Tần suất hướng gió (%)
Hướng các loại gió chủ đạo được thể hiện bằng các hoa gió
Nhiệt độ không khí, độ ẩm, độ bốc hơi
Biết được các yếu tố trên để tìm giải pháp cải tạo điều kiện vi khí hậu, tính lượng nước dự trữ
trong ao, hồ..
Nắng
Cần biết thời gian được chiếu nắng để chọn hướng bố trí nhà, đường phố…
2.1.2 Điều kiện địa hình
Độ dốc của địa hình ảnh hưởng đến các hoạt động của đô thị như: việc đi lại của các phương
tiện giao thông, xây dựng công trình, cấp thoát nước...
Yếu tố đặc trưng cho địa hình là cao độ và trị số độ dốc
Cần biết hướng dốc, trị số độ dốc của địa hình, cao độ lớn nhất, nhỏ nhất và trung bình của
khu vực.
2.1.3 Điều kiện thuỷ văn
Sông ngòi ao hồ tự nhiên dùng làm đường vận tải thuỷ, cung cấp nước và tạo mỹ quan cho
công trình kiến trúc. Nước trong các ao, hồ, sông suối có thể gây ngập lụt và ảnh hưởng đến
mực nước ngầm..
Quy hoach đô thị quan tâm đến các đặc trưng cơ bản sau:
- Khả năng chứa nước: thể tích nước của sông ngòi ao hồ mùa mưa và mùa khô
- Đặc trưng địa chất bờ và đáy sông ngòi ao hồ, khả năng chống sụt lở, khả năng chống
thấm của đáy hồ
- Đặc trưng dòng chảy của hệ thống thuỷ văn: cao độ mực nước, lưu lượng và tốc độ dòng
chảy lớn nhất và nhỏ nhất vào mùa mưa và mùa khô.
- Đặc trưng thuỷ triều: nhật triều, bán nhật triều, đỉnh triều, quy luật thuỷ triều

2.1.4 Điều kiên địa chất công trình và địa chất thuỷ văn
Điều kiện địa chất công trình và địa chất thuỷ văn ảnh hưởng đến kỹ thuật xây dựng, đến sự
ổn định và bền vững của công trình, đến chi phí đầu tư xây dựng.
Điều kiện địa chất công trình: cần các số liệu:
- Các tài liệu hố khoan, hố thăm dò để biết cấu tạo địa tầng của các lớp đất đá thông
thường qua các mặt cắt địa chất
- Cường độ chịu tải của đất
- Tình hình khoáng sản, các hiện thượng trượt lở đất, hốc ngầm, than bùn…
Điều kiện địa chất thuỷ văn:
- Cần hiểu rõ mức nước ngầm trong tự nhiên (chất lượng, độ sâu, thành phần hoá học,
trữ lượng…)

12
- Nước ngầm có thể là nguồn cung cấp nước cho các đô thị

2.2 Lựa chọn đất xây dựng đô thị


2.2.1 Đánh giá đất đai theo từng yếu tố
Để lập bản đồ đánh giá đất đai cần có các tài liệu và bản đồ sau:
Tài liệu: khí hậu, khí tượng thuỷ văn, địa chất công trình, địa hình…(bài trước)
Bản đồ:
- Bản đồ địa hình tỉ lệ 1: 5000 – 1: 10000 có các đường đồng mức chênh cao từ 0.5 – 2m tuỳ
thuộc mức độ phức tạp của địa hình
- Bản đồ hiện trạng (cùng tỉ lệ với bản đồ địa hình): hiên trạng kiến trúc, hiện trạng các công
trình kỹ thuật đô thị và hiện trạng làng xóm, ruộng đồng, rừng cây, các di tích lịch sử, danh
lam thắng cảnh…Bản đồ phân vùng đất đai trồng trọt (đất canh tác năng suất cao, thấp, đất
trồng rừng, đất bạc màu…)
- Bản đồ địa chất công trình cùng tỉ lệ với bản đồ địa hình. Trên bản đồ thể hiện ranh giới địa
chất, sự phân bố các loại đất đá, các khoáng sản nếu có và các hiện tượng địa chất đặc biệt.
- Bản đồ địa chất thuỷ văn cùng tỉ lệ, mô tả sự phân bố và các đặc trưng cơ bản của nước
ngầm
- Bản đồ chuyên đề biểu diễn các yếu tố tự nhiên khác: bản đồ khí hậu (giờ nắng, lượng bức
xa, gió, mưa...), bản đồ chuyên đề thuỷ văn, khí tượng thuỷ văn biển, các tai biến thiên
nhiên...

Dựa trên các tài liệu và bản đồ đó, tiến hành đánh giá đất đai theo các mức độ: Đất thuận lợi
cho xây dựng, đất ít thuận lợi cho xây dựng, đất không thuận lợi cho xây dựng. Việc đánh giá
này được thực hiện theo 2 bước: Đánh giá riêng lẻ từng yếu tố và đánh giá tổng hợp tất cả
các yếu tố
Bảng đánh giá đất đai đô thị theo điều kiện tự nhiên
Các yếu tố tự
nhiên Xây dựng thuận lợi Ít thuận lợi Không thuận lợi
1. Độ dốc
Nhà ở & CTCC 0.4% - 10% < 0.4% - 10-20% < 0.1% hoặc > 20%
Công trình CN 0.4% - 3% < 0.4% - từ 3-5% <0.1% - > 5%
Không cần gia cố. Phải gia cố nền móng. Gia cố phức tạp.
Cường độ chịu nén Cường độ chịu nén 1 - Cường độ chịu nén <
2. Nền đất >1,5kg/cm2 1,5kg/cm2 1kg/cm2
Không cần hạ mức Phải hạ mực nước ngầm, Có biện pháp kỹ thuật đặc
nước ngầm, độ sâu độ sâu 0,8 - 2m biệt để hạ mực nước ngầm,
3. Nước ngầm 2,5 - 5m tính từ mặt độ sâu < 0,8m
đất.

13
4. Bùn lầy Không hoặc ít lầy Chiều dày bùn < 2m bùn > 2 m
5. Ngập lụt
Nhà ở & CTCC Không ngập lụt, Ngập 0.5m Ngập cao hơn 0.5m
tần suất P = 1% tần suất P = 1% P = 4%
Công trình CN Không ngập lụt, Ngập 0.5m Thường ngập lụt
P = 1%, 2%, 10%
(tuỳ đăc điểm CT CN )
6. Thời tiết
Địa hình lòng chảo
Gió Thông thoáng tốt ( thông thoáng không tốt Khuất gió hoàn toàn
lắm,
một số vùng kín gió)

Nắng Hướng nắng phù Không được chiếu nắng


Bị che nắng nhiều
hợp hoặc nắng phía tây

2.2.2 Lập bản đồ đánh giá đất đai xây dựng


a. Phương pháp truyền thống
Phương pháp này coi các yếu tố tự nhiên có ảnh hưởng ngang nhau đến mọi nhiệm vụ quy
hoạch. Mỗi yếu tố tự nhiên được đánh giá trên 1 tờ bản đồ (chú ý vùng không được xây dựng
phải chừa ra từ trước). Gắn cho mỗi loại vùng 1 kí hiệu, ví dụ vùng thuận lợi là số 1, ít thuận
lợi là số 2, vùng không thuận lợi là số 3. Các tờ bản đồ được in trên giấy trong suốt.
Chồng tất cả bản đồ lên nhau theo các điểm định vị
Chọn và khoanh các vùng có cùng kí hiệu 1: vùng đất thuận lợi cho xây dựng. Vùng có kí
hiệu 1 và 2: ít thuận lợi, vùng còn lại: ít thuận lợi cho xây dựng
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, dễ thực hiện. Nhược điểm là không làm nổi bật
được những yếu tố có ảnh hưởng nhiều, yếu tố có ảnh hưởng ít và khó thực hiện lựa chọn
vùng khi có nhiều yếu tố đánh giá vì chồng nhiều lớp bản đồ sẽ tạo hình ảnh mờ và rối.
b. Phương pháp đánh giá có kể đến ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố tự nhiên đối với
từng nhiệm vụ quy hoạch
Các bước thực hiện như sau:
- Xếp thứ tự ưu tiên về ảnh hưởng của yếu tố tự nhiên đến xây dựng đô thị. Đánh trọng số K
cho mỗi yếu tố tuỳ theo mức độ ảnh hưởng của nó.
- Chia lưới ô vuông, gắn toạ độ thống nhất cho các bản đồ
- Lập các bản đồ đánh giá đất đai riêng rẽ cho từng yếu tố theo các tiêu chí đã định và chọn
thang điểm L cho các loại đất. Ví dụ đất thuận lợi cho xây dựng: 3 điểm, ít thuận lợi 2 điểm,
không thuận lợi 1 điểm.
- Tính điểm cho từng ô vuông: Điểm ô vuông = Ki x L
14
Ki: trọng số của bản đồ đánh giá yếu tố tự nhiên thứ i
L: Giá trị của vùng đất chứa ô vuông đó (thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi)
- Tính điểm tổng hợp cho từng ô vuông đối với tất cả bản đồ đánh giá đất đai riêng lẻ
- Điền điểm tổng hợp của từng ô vào bản đồ. Ô nào có số điểm càng cao thì càng thuận lợi
cho xây dựng.
Phương pháp này có ưu điểm là nêu bật được yếu tố có ảnh hưởng nhiều đến quy hoạch xây
dựng đô thị, không hạn chế số lớp bản đồ. Nhược điểm là tốn thời gian và kết quả đánh giá
phụ thuộc nhiều vào trình độ chuyên môn của nhà quy hoạch khi họ chọn trọng số cho các
lớp yếu tố.

2.3. Ảnh hưởng của điều kiện xã hội


- Điều kiện kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật
- Điều kiện vệ sinh
- Điều kiện quốc phòng và an toàn tuyệt đối cho đô thị
- Điều kiện vật liệu địa phương
- Điều kiện mở rộng, phát triển đô thị trong tương lai

2.4. Yêu cầu cụ thể đối với khu đất xây dựng
- Độ dốc hợp lý: 5 0 00 - 5%
imin = 0,004 (4 0 00 )
- Khu đất không bị ngập nước
- Điều kiện địa chất tốt ( không có hang hốc ngầm, nền đất tốt)
- Điều kiện khí hậu thuận lợi
- Liên hệ thuận lợi với hệ thống giao thông của khu vực hoặc cả nước
- Đảm bảo các nguồn cung cấp nước sạch và điểm xả nước bẩn thuận tiện
- Không chiếm dụng hoặc chỉ sử dụng hạn chế đất canh tác và không nằm trong khu
vực có chức năng đặc biệt (rừng cấm, khu khai thác mỏ, di tích…)
- Có thể sử dụng tại chỗ hoặc gần nguồn nguyên vật liệu xây dựng
- Khu đất đáp ứng các yêu cầuphát triển kinh tế - xã hội
- Có đất dự trữ để mở rộng và phát triển đô thị trong tương lai
Những căn cứ để chọn đất xây dựng đô thị:
- Kết quả đánh giá đất đai theo điều kiện tự nhiên
- Ảnh hưởng của các điều kiện xã hội
- Các yêu cầu cụ thể đối với khu đất xây dựng

15

You might also like