You are on page 1of 67

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TIỂU LUẬN MÔN

HỆ THỐNG ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU

NHÓM SVTH: HUỲNH PHÚC HÂN


VÕ VĂN CHIẾN
UNG TRẦN THUYÊN
ĐINH THÀNH TÂY

GVHD: THẦY NGUYỄN PHỤ THƯỢNG LƯU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020


KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Tên tiểu luận:

HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU

NHÓM SVTH: HUỲNH PHÚC HÂN


VÕ VĂN CHIẾN
UNG TRẦN THUYÊN
ĐINH THÀNH TÂY

GVHD: THẦY NGUYỄN PHỤ THƯỢNG LƯU

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2020

Trang 2
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

MỤC LỤC
MỤC LỤC .......................................................................................................................3

CHÚ THÍCH KÝ HIỆU ĐIỆN........................................................................................7

DANH MỤC HÌNH ẢNH ............................................................................................... 9

DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................12

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................13

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI .....................................................................14

1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 14

1.2. Đối tượng đề tài ..................................................................................................14

1.3. Giới hạn đề tài ....................................................................................................14

1.4. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................14

1.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................15

1.6. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................15

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU ...............16

2.1. Nhiệm vụ ............................................................................................................16

2.2. Yêu cầu ...............................................................................................................16

2.3. Phân loại hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên ô tô:.............................................16

2.4. Ý nghĩa màu sắc đèn giao thông và trên ô tô .....................................................16

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU ..............................................18

3.1. Đèn đầu ...............................................................................................................18

3.1.1. Phân loại ......................................................................................................18

3.1.1.1. Đèn pha Halogen ..................................................................................18

3.1.1.2. Đèn pha Xenon .....................................................................................19

3.1.1.3. Đèn pha LED ô tô .................................................................................20

3.1.1.4. Đèn pha Laser .......................................................................................21

3.1.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động ....................................................22

3.1.2.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................22


Trang 3
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.1.2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................22

3.1.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................23

3.2. Đèn sương mù.....................................................................................................23

3.2.1. Thao tác .......................................................................................................23

3.2.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động ....................................................24

3.2.2.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................24

3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................25

3.2.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................25

3.3. Đèn báo rẽ ...........................................................................................................25

3.3.1. Thao tác .......................................................................................................25

3.3.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động ....................................................27

3.3.2.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................27

3.3.2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................27

3.3.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................28

3.4. Đèn báo nguy ......................................................................................................28

3.4.1. Thao tác .......................................................................................................28

3.4.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động ....................................................29

3.4.2.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................29

3.4.2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................29

3.4.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục .............................................29

3.5. Cụm đèn hậu .......................................................................................................30

3.5.1. Đèn phanh ....................................................................................................31

3.5.1.1. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động .............................................31

3.5.1.1.1. Sơ đồ mạch điện ............................................................................31

3.5.1.1.2. Nguyên lý hoạt động .....................................................................31

3.5.1.2 Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục .......................................31

3.6. Đèn Táp-lô ..........................................................................................................31


Trang 4
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.6.1. Ý nghĩa các loại đèn cảnh báo trên táp-lô: ..................................................32

3.6.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý làm việc .......................................................35

3.6.2.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................35

3.6.2.2. Nguyên lý làm việc ...............................................................................35

3.7. Đèn trần ..............................................................................................................36

3.7.1. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động ....................................................36

3.7.1.1. Sơ đồ mạch điện ...................................................................................36

3.7.1.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................36

3.7.2. Một số dạng custom đèn trên xe hiện nay ...................................................37

3.7.2.1. Đèn trần sao rơi ....................................................................................37

3.7.2.2. Đèn nội thất ..........................................................................................38

a) Ưu điểm của việc lắp đèn LED nội thất ô tô .............................................38

b) Nên lựa chọn màu sắc nào cho đèn LED ô tô ...........................................39

3.7.2.3. Đèn LED trang trí bánh xe ô tô ............................................................ 41

3.7.2.4. Đèn logo cửa xe ô tô .............................................................................42

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN
HIỆU .............................................................................................................................. 45

4.1. Multibeam LED trên Mercedes E 250................................................................ 45

4.1.1. Cấu tạo .........................................................................................................45

4.1.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................46

4.2. Digital Light trên dòng S-Class Maybach của Mercedes ...................................48

4.2.1. Cấu tạo .........................................................................................................48

4.2.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................49

4.2.3. Một số tính năng của hệ thống Digital Light...............................................50

4.2.3.1. Chế độ tự động điều chỉnh góc chiếu sáng ...........................................50

4.2.3.2. Guiding Light .......................................................................................52

4.2.3.3. Spotlight ............................................................................................... 53

Trang 5
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.2.3.4. Temp Light ........................................................................................... 54

4.2.3.5. Blind Spot Light ...................................................................................54

4.2.3.6. Lane Light ............................................................................................ 55

4.2.3.7. Distronic Light......................................................................................55

4.2.3.8. Speed Light ........................................................................................... 56

4.2.3.9. Communication ....................................................................................57

4.2.3.10. Khả năng kết nối với hệ thống điều hướng dẫn đường ......................58

4.2.3.11. Một số công nghệ tiếp tục phát triển trong tương lai .........................59

4.3. Matrix LED 2013 ............................................................................................... 59

4.3.1. Cấu tạo .........................................................................................................59

4.3.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................60

4.4. Digital Matrix Light ........................................................................................... 61

4.4.1. Cấu tạo .........................................................................................................61

4.4.2. Nguyên lý hoạt động ...................................................................................61

4.4.3. Một số tính năng của hệ thống Digital Matrix Light ...................................63

4.4.3.1. Lane and Orientation Light ..................................................................63

4.4.3.2. Non-dazzle high-beam headlight..........................................................63

4.4.3.3. Marking Light .......................................................................................64

4.5. Công nghệ đèn OLED ........................................................................................65

4.5.1. Cấu tạo .........................................................................................................65

4.5.2. Nguyên lý làm việc ......................................................................................66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67

Trang 6
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHÚ THÍCH KÝ HIỆU ĐIỆN

Trang 7
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Trang 8
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 3 - 1: Đèn pha Halogen .........................................................................................18
Hình 3 - 2: Đèn pha Xenon............................................................................................ 19
Hình 3 - 3: Đèn pha LED .............................................................................................. 20
Hình 3 - 4: Đèn pha Laser ............................................................................................. 21
Hình 3 - 5: Sơ đồ mạch điện đèn đầu ............................................................................22
Hình 3 - 6: Thao tác mở đèn sương mù .........................................................................23
Hình 3 - 7: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù ..................................................................24
Hình 3 - 8: Thao tác mở nhan trái .................................................................................25
Hình 3 - 9: Thao tác mở nhan phải ................................................................................26
Hình 3 - 10: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan - báo rẽ .......................................................27
Hình 3 - 11: Công tắc đèn báo nguy - sự cố ..................................................................28
Hình 3 - 12: Sơ đồ mạch điện đèn báo nguy - sự cố .....................................................29
Hình 3 - 13: Sơ đồ mạch điện đèn hậu ..........................................................................30
Hình 3 - 14: Sơ đồ mạch điện đèn phanh ......................................................................31
Hình 3 - 15: Đèn táp-lô ..................................................................................................32
Hình 3 - 16: Sơ đồ mạch điện đèn táp-lô .......................................................................35
Hình 3 - 17: Đèn trần .....................................................................................................36
Hình 3 - 18: Sơ đồ mạch điện đèn trần ..........................................................................36
Hình 3 - 19: Đèn trần phong cách sao rơi......................................................................37
Hình 3 - 20: Đèn nội thất ô tô ........................................................................................38
Hình 3 - 21: Đèn viền táp-lô ..........................................................................................39
Hình 3 - 22: Đèn viền cửa ô tô ......................................................................................40
Hình 3 - 23: Đèn trang trí bánh xe .................................................................................41
Hình 3 - 24: Đèn logo ô tô ............................................................................................. 43
Hình 3 - 25: Đèn logo MITSUBISHI ............................................................................43

Hình 4 - 1: Công nghệ Multibeam LED ........................................................................45


Hình 4 - 2: Bộ điều khiển chiếu sáng của Multibeam LED ..........................................45
Hình 4 - 3: Lăng kính phụ của Multibeam LED ........................................................... 46
Hình 4 - 4: Bộ khuếch tán ánh sáng của Multibeam LED ............................................46
Hình 4 - 5: Digital Light ................................................................................................ 48

Trang 9
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hình 4 - 6: Cấu tạo của Digital Light ............................................................................48
Hình 4 - 7: Nguyên lý hoạt động của Digital Light.......................................................49
Hình 4 - 8: Digital Light lấy thông tin từ cảm biến từ camera ở kính chắn gió ............49
Hình 4 - 9: Digital Light kết hợp với các cảm biến tốc độ để điều chỉnh chiếu sáng ...50
Hình 4 - 10: Digital Light điều chỉnh chiếu sáng liên tục trong suốt quá trình vận hành
với độ trễ chỉ vài mi-li-giây ........................................................................................... 50
Hình 4 - 11: Diều chỉnh góc chiếu sáng phù hợp với các phương tiện ngược chiều và
cùng chiều ......................................................................................................................51
Hình 4 - 12: Điều chỉnh chiếu sáng khi trời mưa ..........................................................51
Hình 4 - 13: Điều chỉnh ánh sáng đối với người đi ngược chiều ..................................52
Hình 4 - 14: Guiding Light - Construction ....................................................................52
Hình 4 - 15: Guiding Light ............................................................................................ 53
Hình 4 - 16: Spotlight ....................................................................................................53
Hình 4 - 17: Temp Light ................................................................................................ 54
Hình 4 - 18: Blind Spot Light ........................................................................................55
Hình 4 - 19: Lane Light .................................................................................................55
Hình 4 - 20: Distronic Light ..........................................................................................56
Hình 4 - 21: Speed Light kết hợp với Distronic Light ..................................................57
Hình 4 - 22: Speed Light kết hợp với hệ thống nhận diện biển báo .............................. 57
Hình 4 - 23: Communication .........................................................................................58
Hình 4 - 24: Khả năng kết nối với hệ thống điều hướng dẫn đường ............................. 58
Hình 4 - 25: Một số công nghệ trong tương lai ............................................................. 59
Hình 4 - 26: Cấu tạo của Matrix LED ...........................................................................59
Hình 4 - 27: Chip LED của Matrix LED .......................................................................60
Hình 4 - 28: Matrix LED - Ánh sáng phản chiếu thông qua lăng kính ........................60
Hình 4 - 29: Cấu tạo Digital Matrix Light .....................................................................61
Hình 4 - 30: Nguyên lý hoạt động Digital Matrix Light ...............................................62
Hình 4 - 31: Digital Matrix Light - Cách tia sáng phản chiếu ra ngoài ........................62
Hình 4 - 32: Digital Matrix Light - Lane Light ............................................................. 63
Hình 4 - 33: Orientation Light .......................................................................................63
Hình 4 - 34: Non-dazzle high-beam headlight .............................................................. 64
Hình 4 - 35: Marking Light ........................................................................................... 64

Trang 10
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Hình 4 - 36: Đèn OLED ................................................................................................ 65
Hình 4 - 37: Cấu tạo đèn OLED ....................................................................................65

Trang 11
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

DANH MỤC BẢNG


Bảng 3 - 1: Hư hỏng và khắc phục đèn đầu ..................................................................23
Bảng 3 - 2: Hư hỏng và khắc phục đèn sương mù ........................................................25
Bảng 3 - 3: Hư hỏng và khắc phục đèn xi nhan - báo rẽ ...............................................28
Bảng 3 - 4: Hư hỏng và khắc phục đèn báo nguy – sự cố .............................................29
Bảng 3 - 5: Hư hỏng và khắc phục đèn phanh .............................................................. 31

Trang 12
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

LỜI CẢM ƠN
Được sự phân công của Khoa Cơ khí động lực, Trường Đại học Sư Phạm Kỹ
Thuật TP.HCM và sự đồng ý của Thầy Nguyễn Phụ Thượng Lưu, nhóm chúng em đã
chọn và thực hiện đề tài “Hệ thống chiếu sáng – Tín hiệu”. Trong quá trình thực hiện đề
tài, chúng em đã nhận rất nhiều sự giúp đỡ để hoàn thành đề tài một cách tốt nhất.

Lời đầu tiên, chúng em xin gửi lởi cảm ơn sâu sắc tới Thầy Nguyễn Phụ Thượng
Lưu đã nhiệt tình chỉ dẫn, quan tâm đến nhóm chúng em trong suốt quá trình hoàn thiện
đề tài. Những nhận xét của Thầy giúp chúng em biết cách xử lý tài liệu một cách hiệu
quả nhất và đem lại tính thực tế cho đề tài.

Tiếp theo, chúng em xin cảm ơn quý Thầy trong khoa Cơ khí Động lực, Trường
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật đã giảng dạy chúng em, mang đến cho chúng em những
kiến thức chuyên ngành vững chắc giúp để hoàn thành được khóa luận cuối cùng này,
cũng như giúp chúng em tự tin hơn trong tương lai.

Cuối cùng, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến các anh/ chị trên các diễn đàn đã hỗ
trợ tài liệu cũng như giải đáp các thắc mắc của chúng em giúp chúng em hiểu sâu hơn
về đề tài. Đồng thời xin cảm ơn các bạn sinh viên của tập thể lớp 18845GVT2 đã có
những đóng góp ý kiến khách quan giúp đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2020


Đại diện nhóm sinh viên thực hiện

Trang 13
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI


1.1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, dưới sự tác động của cách mạng công nghệ trong thời đại mới, nhìn
chung, mọi lĩnh vực ngành nghề, dù ít hay nhiều, đã liên quan đến khoa học kỹ thuật
đều có những bước phát triển riêng, cùng với đó là sự phát triển của ngành kỹ thuật ô
tô.

So với những chiếc ô tô thời kỳ đầu tiên, đến nay, chúng ta đã đi được một quãng
đường rất xa trong việc phát triển phương tiện giao thông phổ biến này. Các nhà sản
xuất ô tô cũng không ngừng áp dụng các công nghệ mới lên các sản phẩm của hãng. Đi
với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành ô tô nói riêng,
đòi hỏi các kỹ sư và sinh viên trong ngành công nghệ kỹ thuật ô tô cũng phải liên tục
nâng cao kiến thức của mình phù hợp hơn với hiện tại.

Do đó, chúng em đã chọn và thực hiện đề tài: “Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu”.
Đề tài này được hình thành nhằm tự trang bị cho mình những thông tin mới trong Hệ
thống chiếu sáng – tín hiệu trên một số dòng xe có công nghệ tiên tiến.

Nội dung đề tài là một tài liệu cụ thể, bám sát với thực tế nhằm phục vụ cho giảng
dạy và học tập, giúp các bạn sinh viên nắm được kiến thức một cách khách quan hơn về
hệ thống chiếu sáng – tín hiệu.

1.2. Đối tượng đề tài


Đối tượng đề tài nghiên cứu là Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu cùng với các công
nghệ chiếu sáng mới trên xe ô tô hiện nay.

1.3. Giới hạn đề tài


- Đề tài chỉ được nghiên cứu trên một hệ thống nhất định trên xe ô tô.
- Đề tài chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ trong công tác giảng dạy và học tập.
- Các thông số của hệ thống cũng như nguyên lý hoạt động thu được trong đề tài
này chủ yếu trên cơ sở lý thuyết, chưa mang yếu tố thực nghiệm cao.

1.4. Mục tiêu đề tài


Mục tiêu của đề tài là giúp cũng cố lại kiến thức đã được học của sinh viên thực
hiện và hỗ trợ tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình giảng dạy cho giảng viên và học
tập cho sinh viên.

Trang 14
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
1.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tra cứu tài liệu trên các nguồn internet, các tài liệu có được từ hãng.
- Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh minh họa qua các website: http://www.cardiagn.com/;
http://www.axeoto.com/; các video clip trên Youtube và một số trang web khác
dã liệt kê ở phần “Tài liệu tham khảo”.

1.6. Nội dung nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu về Hệ thống chiếu sáng – tín hiệu gồm có 04 chương.

Trang 15
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU


2.1. Nhiệm vụ
Hệ thống chiếu sáng nhằm đảm bảo điều kiện làm việc cho người lái ô tô nhất là
vào ban đêm hoặc khi đi vào vùng tối và bảo đảm an toàn giao thông.

2.2. Yêu cầu


Hệ thống đèn chiếu sáng – tín hiệu phải đáp ứng các yêu cầu:

- Đèn chiếu sáng phải có cường độ sáng lớn và ổn định.


- Đèn chiếu sáng không làm lóa mắt các đối tượng điều khiển phương tiện khác.
- Đèn tín hiệu phải gây được sự chú ý của các phương thiện giao thông khác.
- Đèn nội thất phải đảm bảo ánh sáng vừa đủ, không làm mất sự tập trung của tài
xế.

2.3. Phân loại hệ thống chiếu sáng – tín hiệu trên ô tô:
- Đèn đầu (pha – cos).
- Đèn sương mù.
- Đèn ban ngày.
- Đèn bên hông.
- Đèn báo rẽ.
- Đèn phanh.
- Đèn lùi.
- Đèn kích thước.
- Đèn trần.
- Đèn táp – lô.

2.4. Ý nghĩa màu sắc đèn giao thông và trên ô tô


Xét ở góc độ khoa học, ba màu tín hiệu giao thông đều có bước sóng dài theo thứ
tự giảm dần trong không khí, thuộc danh sách quang phổ ánh sáng trắng gồm các màu
cơ bản: Đỏ, cam, vàng, lục (xanh), lam, chàm, tím. Ba màu đỏ - vàng cam - xanh lục là
những màu sắc có bước sóng dài nhất trong phổ ánh sáng con người quan sát được nên
con người có thể quan sát rõ ràng từ khoảng cách xa cả ban ngày lẫn ban đêm. Các biểu
tượng trên xe hơi sẽ có các màu sắc khác nhau khi hiển thị và tùy vào màu sắc này,
chúng ta có thể biết được mức độ khẩn cấp và ưu tiên của vấn đề đang xảy ra đối với
xe.
Trang 16
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Dưới đây là ý nghĩa về mức độ khẩn cấp theo màu sắc mà biểu tượng hiển thị:

1. Màu đỏ: Đây là màu sắc có bước sóng dài nhất, vì thế nó dễ nhìn thấy hơn các
màu khác từ khoảng cách xa. nó khá kích thích thị giác của con người, và cho ta
cảm giác nguy hiểm.
2. Màu vàng: Để ra hiệu cảnh bảo cẩn thận, Hầu hết mọi người vẫn nghĩ màu vàng
biểu tượng cho mặt trời, một lần nữa mang lại hiệu ứng thư thái cho người đi
đường và ít gây sự chú ý cho lái xe hơn màu đỏ.
3. Màu xanh: Là cấp độ thông báo, là màu của thiên nhiên, gần gũi, tạo cho người
nhìn cảm giác thư thái.

Trải qua thời gian, điều tiết giao thông bằng đèn tín hiệu ngày càng hoàn thiện
hơn nhờ sự phát triển của công nghệ và hỗ trợ từ máy tính. Dù cách làm có thể khác
nhau, nhưng đến nay, xanh, đỏ và vàng vẫn là ba màu chính sử dụng cho đèn tín hiệu
giao thông tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Trang 17
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHƯƠNG 3: HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG – TÍN HIỆU


3.1. Đèn đầu
Nhìn chung, đèn pha là một trong những bộ phận không thể thiếu của một chiếc
xe ô tô. Ngoài tính thẩm mỹ, đèn pha chính là “đôi mắt” khác cho chủ xế khi di chuyển
trên đường, hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra vào đêm tối, trên những cung đường
có mưa to hay đầy sương mù. Tuy nhiên, chưa có một mẫu đèn pha nào là hoàn hảo
tuyệt đối, chúng cần được cải thiện hoặc kết hợp với một phụ kiện xe khác để việc sử
dụng được tốt nhất.

3.1.1. Phân loại


3.1.1.1. Đèn pha Halogen
Đèn pha Halogen là loại đèn pha ô tô cho ánh sáng vàng được sử dụng phổ biến
nhất hiện nay. Không chỉ vì khả năng chiếu sáng tốt đặc biệt ở những cung đường có
thời tiết xấu như mưa to và sương mù. Bên cạnh đó, ưu điểm nổi bật của loại đèn pha ô
tô này là cấu tạo đơn giản, kích thước đa dạng, chi phí vô cùng tiết kiệm, tuổi thọ lại
cao, trung bình khoảng 1000 giờ với công suất là 55 W trong điều kiện chiếu sáng thông
thường.

Hình 3 - 1: Đèn pha Halogen


Tuy nhiên, nhược điểm của loại đèn pha ô tô Halogen chính là nhiệt phát ra từ
bóng đèn rất lớn, làm hao tốn điện năng cao, đa số năng lượng của đèn chỉ là nhiệt năng

Trang 18
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
phát ra khá vô ích thay vì biến thành quang năng. Đồng thời, do đèn pha Halogen sử
dụng dây tóc vonfram nên sẽ dễ bị bốc hơi khi ở nhiệt độ cao, tạo lớp sương trên thủy
tinh, vì thế dễ gây cháy hoặc biến dạng chóa đèn và không thể sử dụng được nữa.

Đèn pha Halogen gần như là loại đèn pha “lỗi thời” so với công nghệ ô tô phát
triển như hiện nay.

3.1.1.2. Đèn pha Xenon


Đèn pha Xenon hay còn được gọi là đèn pha HID - chữ viết tắt của từ “High
Intensity Discharge” có nghĩa là “Hệ thống ánh sáng cường độ cao”. Khả năng phát sáng
của đèn khá chậm, bắt đầu từ ánh sáng xanh và sau 3 đến 5 giây mới đạt được ánh sáng
trắng cao nhất. Nhiệt độ màu của đèn tương đương nhiệt độ ánh sáng mặt trời từ 4.500
độ K đến 5.500 độ K với công suất là 35 W, tuổi thọ đèn chỉ đạt 2000 giờ.

Nếu so với bóng đèn Halogen thì đèn pha Xenon có tuổi thọ cao hơn, tiêu thụ
điện năng ít hơn và tỏa sáng mạnh hơn khá nhiều. Ưu điểm của loại đèn này chính là
giúp cho tầm nhìn của người lái được tốt hơn, nhưng đây cũng là nhược điểm của xe khi
làm cho người đi đường bị chói và hạn chế quan sát. Một hạn chế của loại đèn Xenon
hay đèn pha HID này chính là chi phí sản xuất và bảo dưỡng không hề nhỏ do tính chất
cấu tạo đèn gồm rất nhiều bộ phận như: bóng xenon, ballast ổn định điện áp và thấu kính
hội tụ.

Đèn Xenon hiện nay vẫn đang đưa ưa chuộng đối với mẫu xe có giá trung bình
và khách hàng có mức tài chính ổn hơn so với mẫu đèn Halogen.

Hình 3 - 2: Đèn pha Xenon

Trang 19
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.1.1.3. Đèn pha LED ô tô
Đèn pha LED xe ô tô hay đèn LED là chữ viết tắt của từ “Light-Emitting Diode”
nghĩa là “các đi-ốt bức xạ ánh sáng”, có kích thước nhỏ, có ánh sáng định hướng, là một
trong những loại đèn pha có chất lượng tốt nhất và hữu dụng nhất hiện nay. Bóng đèn
pha LED ô tô được chế tạo từ những con chíp bán dẫn có kích thước vài mi-li-met. Ánh
sáng của đèn sẽ phụ thuộc vào chất có trong chíp bán dẫn, điều này giúp các kỹ thuật
viên chế tạo bóng đèn LED ô tô theo nhiều kiểu dáng khác nhau dễ dàng và có tính thẩm
mỹ hơn các loại đèn pha ô tô khác.

Đèn LED chiếu ánh sáng trắng với độ màu đạt từ 5000 đến 6000 độ K, độ sáng
đạt gần 1000 Lumen, tuổi thọ lên đến 15.000 giờ. Một trong những ưu điểm nổi bật của
loại đèn pha này là chiếu ánh sáng nhanh, không tiêu tốn quá nhiều năng lượng khi khởi
động. Tuy nhiên việc sử dụng bóng đèn pha LED cho ô tô luôn phải được thiết kế kèm
với hệ thống làm mát. Bởi lượng nhiệt phát ra từ bóng đèn pha này rất lớn, có thể gây
ảnh hưởng không tốt đến các linh kiện xe gần đèn.

Bên cạnh đó, chi phí cho một chiếc đèn pha LED ô tô không hề nhỏ. Điều này
cũng là một hạn chế cho những khách hàng yêu kiểu đèn pha này nhưng tài chính lại có
hạn.

Hình 3 - 3: Đèn pha LED

Trang 20
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.1.1.4. Đèn pha Laser
Nhắc đến loại đèn pha ô tô hiện đại nhất, mới nhất và đắt đỏ nhất được sử dụng
cho xe ô tô hiện nay không thể bỏ qua chính là đèn pha Laser khi sở hữu một cường độ
chiếu sáng xa đến 600m, lượng điện tiêu thụ thì rất thấp, giúp tiết kiệm năng lượng cho
xe.

Tuy nhiên nhược điểm của loại đèn pha này là lượng nhiệt tỏ ra vô cùng lớn. Cụ
thể như: nếu so với đèn pha LED ô tô thì đèn pah Laser có thể tạo ra nguồn ánh sáng
gấp 1000 lần và chỉ tiêu tốn khoảng 1/2 hoặc 2/3 công suất của đèn LED. Đèn pha Laser
được cấu tạo theo hình thức dùng tia laser chiếu vào thấu kính chứa khí Phốt-pho màu
vàng để tạo ra ánh sáng màu trắng xanh, bởi tia laser không có khả năng phát sáng tự
nhiên. Thông thường nếu chiếc xe sử dụng bóng đèn pha Laser sẽ không thể bật chế độ
pha, vì thế, đối với khách hàng muốn “nháy pha” thì phải thiết kế thêm đèn Bi-Xenon
hoặc đèn LED để hỗ trợ điều này.

Hiện nay đèn pha Laser chỉ được dùng thiết kế cho một số xe hạng sang, cao cấp
như BMW 7 series, Audi R8 LMX, BMW i8,…

Hình 3 - 4: Đèn pha Laser

Trang 21
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.1.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động
3.1.2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 5: Sơ đồ mạch điện đèn đầu


3.1.2.2. Nguyên lý hoạt động
Dòng điện đi từ (+) qua cầu chì 23, 52, 54 . khi ta bật công tắc pha cốt/ vượt ở vị
trí “thấp” và công tắt đèn ở vị trí “đầu”, lúc này chân số 10 ( công tắt pha cốt/ vượt)

Trang 22
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
được tiếp mass đèn cốt sáng. Tương tự khi công tắt pha cốt/ vượt ở vị trí “lên” chân số
9 được tiếp mass, đèn pha sáng.

3.1.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục


Tình trạng Nguyên nhân Sửa chữa/ tham khảo
Thay cầu chì, kiểm tra
Cầu chì đứt
đoản mạch
Chỉ một đèn cos sáng
Bóng đèn cháy Thay bóng đèn
Đi dây hoặc nối mass bị lỗi Đi dây lại
Tham khảo kiểm tra công
Hư hỏng công tắc đèn
tắc đèn
Cả hai đèn cos không sáng
Bóng đèn cháy Thay bóng đèn
Đi dây hoặc nối mass bị lỗi Đi dây lại
Thay cầu chì, kiểm tra
Cầu chì đứt
Chỉ các đèn pha trước đoản mạch
sáng Bóng đèn cháy Thay bóng đèn
Đi dây hoặc nối mass bị lỗi Đi dây lại
Tham khảo kiểm tra công
Hư hỏng công tắc đèn
Cả hai đèn pha trước tắc đèn
không sáng Bóng đèn cháy Thay bóng đèn
Đi dây hoặc nối mass bị lỗi Đi dây lại
Bảng 3 - 1: Hư hỏng và khắc phục đèn đầu
3.2. Đèn sương mù
3.2.1. Thao tác

Hình 3 - 6: Thao tác mở đèn sương mù

Trang 23
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.2.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động
3.2.2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 7: Sơ đồ mạch điện đèn sương mù

Trang 24
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.2.2.2. Nguyên lý hoạt động
Khi nhấn công tắt đèn sương mù, công tắt đèn sương mù sáng, dòng điện đi qua
chân số 6 đế số 2 của role về mass, tiếp điểm rơ-le đèn sương mù đóng, dòng điện đi từ
(+) qua cầu chì 55, qua rơ-le qua bóng đèn về mass ở chân số 34, 35 lúc này đèn sáng.

3.2.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục


Tình trạng Nguyên nhân Sửa chữa/ tham khảo
Mạch của hệ thống bị lỗi
(bao gồm các rơ-le và cầu Sửa mạch điện
Các đèn sương mù không chì)
sáng Bóng đèn cháy Thay bóng
Công tắc đèn sương mù bị Tham khảo “Kiểm tra công
lỗi tắc đèn và đèn xi nhan”
Bảng 3 - 2: Hư hỏng và khắc phục đèn sương mù
3.3. Đèn báo rẽ
3.3.1. Thao tác
Tùy từng dòng xe sẽ có thiết kế vị trí bật tắt đèn khác nhau đôi chút, bạn nên xem
qua sách hướng dẫn sử dụng để chính xác hơn. Tuy nhiên ở đa số các dòng xe thông
dụng được thiết kế nút vặn bật tắt đèn ở bên trái của vô lăng.

Khi gạt xuống là bật xin nhan trái

Hình 3 - 8: Thao tác mở nhan trái


Khi gạt lên là bật xi nhan phải.

Trang 25
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 3 - 9: Thao tác mở nhan phải

Trang 26
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.3.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động
3.3.2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 10: Sơ đồ mạch điện đèn xi nhan - báo rẽ


3.3.2.2. Nguyên lý hoạt động
- Dòng điện đi từ (+) qua cầu chì 11 vô BCM. Khi công tắt đèn xi nhan bật rẽ trái,
chân 25 của BCM được tiếp mass, dòng điện từ BCM qua chân 14 đến các đèn
bên xi nhan bên trái về mass 34, đèn sáng.

Trang 27
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- Khi công tắt đèn xi nhan bật rẽ phải, Dòng điện đi từ (+) qua cầu chì 11 vô BCM.
chân 24 của BCM được tiếp mass, dòng điện từ BCM qua chân 1 đến các đèn
bên xi nhan bên phải về mass 35, đèn sáng.
- Khi nhấn công tắc đèn ưu tiên chân 14 BCM được tiếp mass, dòng điện đi từ (+)
qua cầu chì 11 vô BCM ra ở 2 chân 14 và 11 qua bóng đèn về mass ở chân 34,
35. Lúc này đèn ưu tiên sáng.

3.3.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục


Tình trạng Nguyên nhân Sửa chữa/ tham khảo
Thao khảo “Kiểm tra BCM
BCM bị lỗi
và mạch của nó”
Mạch của hệ thống bị lỗi
(bao gồm các rơ-le và cầu Sửa mạch điện
Đèn báo rẽ/ cảnh báo nguy chì)
hiểm không nhấp nháy Bóng đèn cháy Thay bóng
Công tắc đèn và đèn xi Tham khảo “Kiểm tra công
nhan bị lỗi tắc đèn và đèn xi nhan”
Công tắc cảnh báo nguy Tham khảo “Kiểm tra công
hiểm bị lỗi tắc cảnh báo nguy hiểm”
Bảng 3 - 3: Hư hỏng và khắc phục đèn xi nhan - báo rẽ
3.4. Đèn báo nguy
Khi bật công tắc đèn báo nguy nó sẽ làm cho tất cả các đèn báo rẽ đều nháy.

3.4.1. Thao tác

Hình 3 - 11: Công tắc đèn báo nguy - sự cố

Trang 28
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.4.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động
3.4.2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 12: Sơ đồ mạch điện đèn báo nguy - sự cố


3.4.2.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật đèn hazard: Nguồn điện đi từ ắc quy => công tắc máy => cầu chì => chân
6 ( chân 6 nối trực tiếp chân 4 ) => chân 4 có điện và truyền tín hiệu => bộ tạo nháy =>
chân 3 ( chận 3 nối tiếp chân 2 và chân 1 ) => chân 2 nối đèn phải => chân 1 nối đèn
trái => bộ tạo nháy tạo ra tín hiệu nháy cho chân 1 và chân 2=> đèn hazard nháy.

3.4.3. Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục


Tình trạng Nguyên nhân Sửa chữa/ tham khảo
Thao khảo “Kiểm tra BCM
BCM bị lỗi
và mạch của nó”
Mạch của hệ thống bị lỗi
(bao gồm các rơ-le và cầu Sửa mạch điện
Đèn báo rẽ/ cảnh báo nguy chì)
hiểm không nhấp nháy Bóng đèn cháy Thay bóng
Công tắc đèn và đèn xi Tham khảo “Kiểm tra công
nhan bị lỗi tắc đèn và đèn xi nhan”
Công tắc cảnh báo nguy Tham khảo “Kiểm tra công
hiểm bị lỗi tắc cảnh báo nguy hiểm”
Bảng 3 - 4: Hư hỏng và khắc phục đèn báo nguy – sự cố
Trang 29
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.5. Cụm đèn hậu
Đèn hậu xe ô tô được đặt ở vị trí 2 bên dìa của đuôi xe, thường của 2 màu trắng
và đỏ lắp đối xứng. Thông thường, chất liệu làm đèn hậu thường là nhựa cao cấp có đọ
bền cao để chịu đựng tốt trong những lần va chạm mạnh với vật thể khác. Bất kể bộ
phận nào trên xe cũng điều đảm nhận nhiệm vụ riêng của nó, đèn hậu cũng vậy.

Chức năng của chi tiết này là để cho mọi người thấy được phần cạnh sau xe, giúp
người khác có thể ước tính kích thước và hình dáng của xe. Đặt biệt, xe chạy phía sau
có thể biết được xe của mình cho dù đang ở điều kiện thời tiết khắc nghiệt nào.

Đèn hậu ô tô được chia ra làm 2 loại: Loại đèn hậu được nối trực tiếp vào công
tắc điều khiển và loại có rơ le đèn hậu.

- Loại đèn hậu được nối trực tiếp vào công tắc điều khiển: Khi công tắc
điều khiển đèn được bật tại vị trí TAIL thì các đèn hậu được bật sáng.
- Loại có rơ le đèn hậu: Khi công tắc điều khiển đèn được bật tại vị trí TAIL,
thì dòng điện đi vào cuộn dây ro le đèn hậu. Rơ le đèn hậu đóng tiếp điểm
cho dòng điện chạy qua và đèn sáng.

Ưu điểm của loại có rơ le là nếu sảy ra sự cố chập mạch sẽ ít gây nhiều tác
hại cho hệ thống vì rơ le có vai trò như cầu chì, giảm chi phí sửa chữa nếu có
lỗi phát sinh.

Hình 3 - 13: Sơ đồ mạch điện đèn hậu

Trang 30
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.5.1. Đèn phanh
Đèn phanh trên xe ô tô có tác dụng báo hiệu cho các phương tiện đi phía sau biết
ô tô đang có xu hướng giảm tốc độ để dừng lại hoặc tránh chướng ngại vật, nhàm đảm
bảo an toàn khi giao thông, tránh va chạm.

3.5.1.1. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động


3.5.1.1.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 14: Sơ đồ mạch điện đèn phanh


3.5.1.1.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc vị trí ON, điện đi từ ắc quy => công tắc khóa => công tắc phanh
=> khi đạp phanh nhờ lò xo của công tắc phanh làm hở mạch => đèn phanh sáng.

3.5.1.2 Hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục


Tình trạng Nguyên nhân Sửa chữa/ tham khảo
Mạch của hệ thống bị lỗi
(bao gồm các rơ-le và cầu Sửa mạch điện
Đèn phanh không sáng
chì)
Bóng đèn cháy Thay bóng
Bảng 3 - 5: Hư hỏng và khắc phục đèn phanh
3.6. Đèn Táp-lô
Bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật lái, lái xe còn phải hiểu rõ những kí hiệu đèn
cảnh báo hiện trên táp-lô để đảm bảo chiếc xe hoạt động tốt nhất.

Trang 31
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 3 - 15: Đèn táp-lô


Các xe hơi ở Việt Nam hiện tại trung bình một xe có tầm 9-12 ký hiệu phổ biến
của đèn cảnh báo trên bảng táp lô. Tuy nhiên đôi lúc cũng thấy trên bảng táp-lô xuất
hiện một số ký hiệu lạ.

3.6.1. Ý nghĩa các loại đèn cảnh báo trên táp-lô:


1. Đèn sương mù phía trước đang bật

2. Đèn cảnh báo trợ lực lái điện gặp vấn đề

3. Đèn sương mù sau đang bật

4. Cảnh báo nước rửa kính ở mức thấp

5. Đèn cảnh báo má phanh bị mòn

6. Đèn báo hệ thống điều khiển hành trình đã được kích hoạt

7. Đèn báo rẽ (xi nhan)

8. Đèn cảnh báo cảm ứng mưa và ánh sáng gặp vấn đề

9. Đèn báo chế độ lái mùa đông

10. Đèn cảnh báo thông tin

11. Đèn báo sấy nóng bu-gi/dầu diesel

12. Đèn báo trời sương giá

Trang 32
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
13. Đèn báo bật công tắc khóa điện

14. Đèn báo chìa khóa không nằm trong ổ

15. Đèn báo khóa điều khiển từ xa sắp hết pin

16. Cảnh báo giữ khoảng cách với xe khác

17. Đèn báo nhấn chân côn

18. Đèn báo nhấn chân phanh

19. Đèn báo khóa vô lăng

20. Đèn báo bật đèn pha

21. Đèn cảnh báo áp suất lốp thấp

22. Đèn báo thông tin đèn xi nhan

23. Báo lỗi đèn ngoại thất

24. Cảnh báo đèn phanh gặp vấn đề

25. Đèn cảnh báo bộ lọc hạt diesel gặp vấn đề

26. Báo lỗi đèn móc kéo

27. Hệ thống treo gặp vấn đề

28. Đèn cảnh báo chuyển làn đường mà không bật xi nhan (kích hoạt hệ thống
chống ngủ gật, hỗ trợ chuyển làn)

29. Cảnh báo lỗi bộ chuyển đổi xúc tác

30. Đèn báo chưa thắt dây an toàn

31. Đèn báo phanh đỗ xe

32. Cảnh báo lỗi ắc quy, máy giao điện

33. Đèn báo hỗ trợ đỗ xe

34. Đèn báo xe cần bảo dưỡng

35. Đèn báo hệ thống chiếu sáng thích ứng được kích hoạt

Trang 33
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
36. Đèn báo điều chỉnh khoảng sáng đèn pha

37. Cảnh báo cánh hướng gió sau gặp vấn đề

38. Đèn cảnh báo mui của xe mui trần

39. Đèn cảnh báo túi khí

40. Đèn báo phanh tay

41. Đèn báo có nước trong bộ lọc nhiên liệu

42. Đèn báo tắt hệ thống túi khí

43. Đèn báo lỗi cơ học hoặc lỗi điện

44. Đèn báo bật đèn cốt

45. Đèn báo bộ lọc gió bị bẩn, cần thay

46. Đèn báo chế độ lái tiết kiệm nhiên liệu

47. Đèn báo bật hệ thống hỗ trợ đổ đèo

48. Cảnh báo hệ thống làm mát gặp vấn đề

49. Đèn báo hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) gặp vấn đề

50. Đèn cảnh báo lỗi bộ lọc nhiên liệu

51. Đèn báo cửa xe mở

52. Đèn báo nắp ca-pô mở

53. Đèn báo sắp hết nhiên liệu

54. Đèn cảnh báo lỗi hộp số tự động

55. Đèn báo giới hạn tốc độ

56. Đèn báo giảm xóc

57. Đèn báo áp suất dầu ở mức thấp

58. Đèn báo tan băng cửa sổ trước

59. Đèn báo cốp xe mở

Trang 34
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
60. Đèn cảnh báo tắt hệ thống cân bằng điện tử (ESP)

61. Đèn báo cảm ứng mưa

62. Đèn cảnh báo lỗi động cơ hoặc có nguy hiểm

63. Đèn báo tan băng cửa sổ sau

64. Đèn báo cần gạt kính chắn gió tự động

3.6.2. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý làm việc


3.6.2.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 16: Sơ đồ mạch điện đèn táp-lô


3.6.2.2. Nguyên lý làm việc
Khi bật công tắt, mạch điều khiền táp-lô sẽ nhận các tín hiệu từ các cảm biến
được lắp đặt trên xe và xử lý rồi báo lên thành các tín hiệu trên màn hình táp-lô.

Ví dụ, trong bình xăng có mạch biến trở, khi mức xăng thay đổi thì phao xăng
thay đổi vị trí làm thay đổi điện trở của dây biến trở, dựa vào mạch cầu phân áp, bộ xử
lý sẽ tính được mức xăng còn trong xe báo trên táp-lô xe.

Trang 35
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.7. Đèn trần

Hình 3 - 17: Đèn trần


Đèn trần là một thiết bị tương đối cần thiết trên xe, đặc biệt khi cần lấy ánh sáng
cho các hoạt động trên xe, khi xe đang di chuyển vào ban đêm hoặc đi vào vùng thiếu
ánh sáng.

3.7.1. Sơ đồ mạch điện – Nguyên lý hoạt động


3.7.1.1. Sơ đồ mạch điện

Hình 3 - 18: Sơ đồ mạch điện đèn trần


3.7.1.2. Nguyên lý hoạt động
Khi bật công tắc, đèn trần nối mass và phát sáng.

Trang 36
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.7.2. Một số dạng custom đèn trên xe hiện nay
3.7.2.1. Đèn trần sao rơi

Hình 3 - 19: Đèn trần phong cách sao rơi


Cũng như những loại đèn độ ô tô khác, Đèn Led trần sao rơi ô tô đổi màu là
những mẫu đèn LED được ưa chuộng sử dụng hiện nay. Với thiết kế mẫu mã, kiểu dáng
và màu sắc đa dạng ngoài tác dụng chiếu sáng cơ bản, đèn LED chiếu sao trên trần còn
được sử dụng là đèn trang trí không gian nội thất trở nên đẹp lung linh hơn. Đèn Led
trần sao rơi ô tô tự đổi màu có điều khiển từ xa là một trong những loại đèn LED thông
minh hiện nay. Tùy theo nhu cầu sử dụng và cách trang trí nội thất để lựa chọn đèn LED
dây đổi màu 220V hay đèn LED dây đổi màu 12V.

Đèn Led trần sao rơi ô tô sử dụng chip Led hiện đại, mang đến hiệu suất ánh sáng
cao. Chip đèn thường sử dụng công suất cao, không phát sinh các chất độc hại rất an
toàn, và thân thiện với môi trường. Thân đèn là bộ phận bên ngoài của đèn, giúp đèn tản
nhiệt và bảo vệ tốt cho các bộ phận bên trong đèn được bền đẹp và hoạt động hiệu quả
hơn. Độ Đèn Led trần sao rơi ô tô đổi màu với rất nhiều màu sắc được tích hợp trong 1
bóng đèn: Màu đỏ, màu trắng, màu xanh, màu tím, màu hồng, ... chỉ cần các thao tác
điều khiển bật tắt đã được cài đặt sẵn thì tự động đèn sẽ biến đổi nhiệt độ màu sắc sánh

Trang 37
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
sáng từ 2700K- 6500K trong khoảng thời gian mong muốn để tạo nên các không gian
màu sắc ánh sáng khác nhau.

Ưu điểm : Đèn Led trần sao rơi ô tô tích hợp nhiều tính năng chiếu sáng và trang
trí không gian. Có khả năng thay đổi màu sắc phù hợp với không gian, tiết kiệm điện,
độ bền cao, an toàn khi sử dụng, thiết kế đẹp mắt và linh hoạt với nhiều kiểu dáng Sản
phẩm thân thiện với môi trường.

3.7.2.2. Đèn nội thất

Hình 3 - 20: Đèn nội thất ô tô


Bạn muốn có món đồ chơi xe hơi đẹp mắt, độc nhất vô nhị tạo nên vẻ đẹp riêng,
phong cách chơi của chính bạn, đã có bộ đèn LED dành riêng cho nội thất, đó chính là
món đồ chơi thể hiện cá tính mạnh mẽ nhất dành riêng cho bạn. Bạn muốn nội thất xe
của bạn trở nên đầy màu sắc, hay tổ chức một bữa tiệc nhỏ cho gia đình trên chiếc xe
của bạn. thật lãng mạn và lộng lẫy , bộ đèn LED nội thất sẽ giúp bạn làm điều đó thật
dễ dàng.

a) Ưu điểm của việc lắp đèn LED nội thất ô tô


Với bộ đèn LED dành cho nội thất sẽ giúp chiếc xe tẻ nhạt của bạn trở nên độc
đáo. Sang trọng . Với chiếc đèn LED này, chiếc xe của bạn xe được biến hóa trở nên
vô cùng lung linh với những dây đèn được giăng xung quanh tạo phong cách thật cool

Trang 38
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ngầu . Đèn Led viền nội thất xe hơi là một loại dây điện phát quang, có kết cấu là một
dây đồng được bọc trong một lớp phosphor mỏng, khi phát sáng dòng điện xoay chiều
được áp dụng cho nó. Với bộ đèn này, chiếc xế yêu của bạn sẽ biến thành một sân khấu
lung linh, hiện đại.

Ưu điểm lớn nhất của đèn LED nội thất ô tô đó chính là khả năng nhấp nháy theo
nhạc. Khi âm thanh càng lớn thì LED sáng càng lớn, tạo điểm nhất cực chất cho xe của
bạn. Đèn LED nội thất được gắn keo chuyên dụng 3M. Sử dụng nguồn điện từ cam tẩu
12V, không lấy điện từ ác quy. Không gây nguy hại cho bình ác quy. Tuổi thọ cực bền.
không hề gây tốn năng lượng Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng, Với độ dài lên tới 3 mét.
Chúng ta có thể trang trí thật lộng lẫy cho chiếc xe của mình mà không bị ngắt quãng.
Kết hợp với âm thanh nhạc của bạn thì thật tuyệt vời, chiếc xe của bạn sẽ trở nên độc
nhất vô nhị. Bạn có thể cảm nhận được sự thoải mái khi ngồi trên chiếc xe của mình,
với không gian nội thất cực chất.

Hình 3 - 21: Đèn viền táp-lô


b) Nên lựa chọn màu sắc nào cho đèn LED ô tô
Sản phẩm đèn LED nội thất của ô tô đa dạng với rất nhiều màu sắc phong phú
như: Xanh biển – đỏ – xanh lá – vàng – trắng,… Chúng ta có thể lựa chọn màu sắc phù
hợp với khoang nội thất, tạo điểm nhấn cực đẹp cho chiếc xe của bạn.

Trang 39
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 3 - 22: Đèn viền cửa ô tô


Công nghệ ô tô ngày càng phát triển, nhu cầu của các chủ xe cũng ngày càng cao,
bởi vậy việc sở hữu một bộ đèn xe hơi không những phải đảm bảo chất lượng về ánh
sáng mà còn phải mang lại tính thẩm mỹ cho chiếc xế yêu. Hiện nay, nhiều chủ xe không
những trang bị cho xế yêu những bộ đèn pha, đèn gầm lung linh mà còn trang trí những
bộ đèn LED ở bên trong nội thất xe, tạo nên sự sang trọng cho chiếc xe. Đèn Led viền
nội thất xe hơi là một loại dây điện phát quang, có kết cấu là một dây đồng được bọc
trong một lớp phosphor mỏng, khi phát sáng dòng điện xoay chiều được áp dụng cho
nó. Với bộ đèn này, chiếc xế yêu của bạn sẽ biến thành một sân khấu lung linh, hiện đại.
Đặc điểm của đèn LED viền nội thất xe hơi:

- Đổi màu, lóe sáng bằng Smartphone.


- Thay đổi màu theo nhạc, âm thanh càng lớn, độ lóe sáng càng cao.
- Được gắn kết bằng keo chuyên dụng 3M, sử dụng ngay nguồn cắm tẩu 12V trên
xe, không can thiệp đến nội thất xe.
- Tiết kiệm điện năng, tuổi thọ bền.
- Lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng

Trang 40
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
3.7.2.3. Đèn LED trang trí bánh xe ô tô

Hình 3 - 23: Đèn trang trí bánh xe


Đèn LED trang trí bánh xe. Độc đáo, cá tính với những màu sắc khác nhau: Đỏ,
Hồng, Xanh, Trắng Đèn LED siêu sáng. Dễ lắp đặt, sử dụng chỉ với những thao tác đơn
giản. Đặc điểm sản phẩm Đèn LED trang trí ô tô được tích hợp bộ phận sạc bằng tấm
pin năng lượng mặt trời, tự động sạc vào ban ngày.

Bộ phận cảm biến hoạt động cực nhạy, phát sáng khi xe lăn bánh và chỉ hoạt
động vào buổi tối. Trọn bộ sản phẩm bao gồm 4 đèn. Có hai loại đơn màu (Xanh, Trắng,
Tím, Đỏ) và đa màu. Nổi bật với hiệu ứng chuyển đèn sau một thời gian.

Điều khiển LED:

- Tối hoặc đêm + dừng xe không nhấp nháy.


- Tối hoặc ngày + xe du lịch không Flash.
- Tối hoặc đêm + đèn flash du lịch xe hơi.

Tính năng:

- Năng lượng mặt trời có thể được hấp thụ và lưu trong pin mặt trời hiệu
quả cao.
- Được tích hợp pin lithium dung lượng cao, không có hiệu ứng bộ nhớ và
tuổi thọ dài.

Trang 41
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- LED độ sáng cao, để tránh tai nạn khi lái xe vào ban đêm và để trang trí.
- Trong khi lái xe vào ban đêm, chức năng nhấp nháy có thể được kích hoạt
với sự trợ giúp của hệ thống cảm biến điều khiển ánh sáng và rung vi mô.
- Nó sẽ tự động tắt 30 giây sau khi đỗ xe.

Sử dụng:

1. Trong bóng tối, nhấn nút 3 giây sau khi mở và thêm một lần nữa nhấn nút 3
giây, bạn có thể tắt.

2. Lựa chọn chế độ nhấn nút 3 giây mở vào mẫu đầy màu sắc, sau đó nhấn công
tắc hoạt động cho đèn xanh, thêm một lần nhấn công tắc làm việc với đèn xanh, thêm
một lần nhấn công tắc hoạt động cho đèn đỏ, bốn lần nhấn lại để vào mẫu đầy màu sắc.

Chú ý:

1. Vui lòng sạc hơn hai giờ dưới ánh mặt trời trước khi sử dụng.

2. Thường xuyên làm sạch bề mặt bảng điều khiển năng lượng mặt trời, để đảm
bảo công việc bình thường.

3. Vui lòng siết chặt tất cả các ốc vít, sản phẩm lắp đặt chắc chắn để tránh sản
phẩm ra khỏi bánh xe để xoay ở tốc độ cao.

3.7.2.4. Đèn logo cửa xe ô tô


Chiếc xe hơi của bạn có giá trị lên tới vài trăm triệu đồng cũng dần trở nên nhàm
chán vì chẳng còn gì mới lạ nữa. Bạn muốn sở hữu chiếc xế yêu gây được ấn tượng
mạnh với người đối diện nhưng tiền mua siêu xe thì không đủ?

Chỉ còn cách là lắp đặt cho xế yêu những món đồ chơi dành riêng cho xe hơi như:
đèn xi nhan nhiều màu, decal dán hình lên xe… Nhưng chúng đã quá cũ kỹ rồi và người
ta cũng chẳng buồn để ý đến nữa. Sản phẩm bộ 2 đèn chiếu logo gắn cửa xe ô tô với
thiết kế nhỏ gọn, hiện đại, làm từ nhựa và kim loại cao cấp cùng những hình ảnh chiếu
vô cùng độc đáo sẽ khiến những người sử dụng cũng như những người xung quanh ngắm
mãi không rời mắt.

Trang 42
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 3 - 24: Đèn logo ô tô


Đèn chiếu logo xe ô tô có hàng loạt các logo xe hơi mà bạn có thể lắp đặt sử dụng
cho xế yêu của mình như: KIA, Ford, Lexus, Mercedes, Hyundai, Honda…Hơn nữa còn
có các hình ảnh vô cùng ngộ nghĩnh, đáng yêu. Mỗi khi mở cửa xe, mọi ánh mắt ngạc
nhiên lẫn tò mò sẽ đổ dồn về phía chiếc xe của bạn.

Hình 3 - 25: Đèn logo MITSUBISHI

Trang 43
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Bộ 2 đèn LED chiếu hình logo gắn cửa xe ô tô hoạt động theo nguyên lý cảm
biến tự động: Đèn sáng và chiếu logo xe xuống nền đất khi mở cửa xe, đèn tắt khi đóng
cửa xe. Bạn có thể dễ dàng lắp đặt đèn chiếu với 6 bước đơn giản sau đây:

➤ Bước 1: Lắp 3 viên pin AAA vào trong hộp chứa pin của đèn.

➤ Bước 2: Đặt thẻ phim logo xe vào ô cắm thẻ trên đèn.

➤ Bước 3: Đưa miếng nam chân lại gần mặt dưới chữa SENSOR để kiểm tra
chức năng tự tắt. Đèn tắt khi nam châm ở gần đèn dưới 1cm, đèn bật khi nam châm cách
xa hơn 1cm.

➤ Bước 4: Dán nam châm vào bệ bước ở vị trí phù hợp.

➤ Bước 5: Bóc miếng dán sau đèn vào dán đèn vào mép dưới cửa phía trên nam
châm. Khoảng cách tối đa giữa đèn và nam châm là 1cm.

➤ Bước 6: Đóng, mở cửa xe để kiểm tra hoạt động của đèn.

Trang 44
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ CÔNG NGHỆ MỚI TRÊN HỆ THỐNG CHIẾU SÁNG –


TÍN HIỆU
4.1. Multibeam LED trên Mercedes E 250

Hình 4 - 1: Công nghệ Multibeam LED


Tầm quan sát bị hạn chế và đèn pha gây chói mắt cho xe di chuyển chiều ngược
lại chính là những nỗi lo của nhiều người lái khi di chuyển vào ban đêm. Mercedes đã
không ngừng nghiên cứu và phát triển các công nghệ chiếu sáng để khắc phục các vấn
đề trên.

4.1.1. Cấu tạo


MULTIBEAM LED gồm 3 phần chính:

- Phần trong cùng: Bốn bộ điều khiển giúp tính toán mô hình chiếu sáng với 84
chip LED bố trí thành 3 hàng.

Hình 4 - 2: Bộ điều khiển chiếu sáng của Multibeam LED


Trang 45
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
- Phần giữa: Lăng kính sơ cấp bằng silicone với chức năng gom ánh sáng.

Hình 4 - 3: Lăng kính phụ của Multibeam LED


- Phần ngoài cùng: Bộ phận khuếch tán ánh sáng.

Hình 4 - 4: Bộ khuếch tán ánh sáng của Multibeam LED


MULTIBEAM LED còn có Melisa - là một vòng tròn viền xanh bao quanh đèn,
giúp tạo vẻ đẹp sang trọng, đẳng cấp.

4.1.2. Nguyên lý hoạt động


MULTIBEAM LED là công nghệ chiếu sáng giúp mở rộng tầm quan sát của
người lái trong đêm mà không gây chói hoặc lóa. Công nghệ này hoạt động bằng cách
Trang 46
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
lấy các dữ liệu từ camera được trang bị trên kính chắn gió. Các dữ liệu sẽ được truyền
đến bốn thiết bị tính toán (100 lần/ giây) để cho ra mức ánh sáng phù hợp với từng điều
kiện đường, giao thông và thời tiết.

Khi có xe di chuyển ngược chiều: Mỗi chip LED trong đèn pha của
MULTIBEAM LED đều có khả năng hoạt động độc lập. Khi dữ liệu từ camera trên kính
chắn gió đưa về cho thấy đang có xe di chuyển ở chiều ngược lại, đèn pha sẽ ngừng
chiếu sáng ở khu vực xe bị ảnh hưởng theo hình chữ U.

Khi di chuyển vào và ra đoạn đường có khúc cua: Trong suốt chuyến hành trình,
camera trên kính chắn gió sẽ liên tục theo dõi đoạn đường phía trước để xác định tiêu
điểm tốt nhất cho khả năng chiếu sáng của đèn pha, đồng thời kết hợp với cảm biến tích
hợp ở vô-lăng giúp xác định góc đánh lái (Cornering). Chức năng dự đoán khả năng
cung cấp khả năng chiếu sáng này rất nhạy, thậm chí còn nhanh hơn trước khi người lái
xoay vô lăng để vào cua. Nhờ chức năng này, MULTIBEAM LED hỗ trợ người lái
chuẩn bị tốt trước khi vào cũng như khi ra khỏi khúc cua.

Trước khi đến vòng xuyến: Khi kết hợp với COMAND Online, MULTIBEAM
LED giúp người lái quan sát tốt hơn những khu vực có vòng xuyến. Lúc này, chức năng
tự động điều chỉnh ánh sáng ở góc cua sẽ được kích hoạt, ánh sáng từ đèn pha được phân
bổ đều về cả bên trái lẫn bên phải. Khả năng tự động điều chỉnh ánh sáng trước khi đến
vòng xuyến này cho luồng sáng rộng hơn.

Khi trời mưa, các phương tiện di chuyển chiều ngược lại rất dễ bị chói mắt bởi
ánh sáng phản chiếu vào mặt đường ướt của đèn pha. Lúc này, MULTIBEAM LED sẽ
điều chỉnh cường độ ánh sáng để không làm ảnh hưởng đến tầm nhìn của các phương
tiện di chuyển chiều ngược lại.

Trang 47
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.2. Digital Light trên dòng S-Class Maybach của Mercedes

Hình 4 - 5: Digital Light


4.2.1. Cấu tạo

Hình 4 - 6: Cấu tạo của Digital Light


Hệ thống Digital Light sử dụng nguồn sáng (light source) từ 4096 chip LED điều
khiển độc lập mỗi bên chiếu vào bảng vi gương gồm 1 triệu vi gương (micromirror aray)
có khả năng phản xạ các tia sáng.

Trang 48
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.2.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 4 - 7: Nguyên lý hoạt động của Digital Light


Mỗi vi gương được điều khiển độc lập bằng mã nhị phân từ hệ thống xử lý trung
tâm sau khi lấy thông tin từ các cảm biến.

Hình 4 - 8: Digital Light lấy thông tin từ cảm biến từ camera ở kính chắn gió

Trang 49
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 9: Digital Light kết hợp với các cảm biến tốc độ để điều chỉnh chiếu sáng
Khi các vi gương khi hoạt động bình thường, chúng sẽ nhận ánh sáng từ nguồn
sáng chiếu tới, phản chiếu qua một lăng kính và tạo thành một vùng chiếu sáng nhất
định với độ phân giải của dãy ánh sáng lên đến khoảng 2.000.000 pixels.

Khi một vi gương bị lệch góc thì ánh sáng phản chiếu tương ứng từ vi gương đó
sẽ bị vô hiệu hóa tạo thành các vùng tối không chiếu sáng.

Hình 4 - 10: Digital Light điều chỉnh chiếu sáng liên tục trong suốt quá trình vận hành
với độ trễ chỉ vài mi-li-giây
4.2.3. Một số tính năng của hệ thống Digital Light
4.2.3.1. Chế độ tự động điều chỉnh góc chiếu sáng
Digital Light có khả năng focus vào các phương tiện đi cùng chiều và ngược
chiều. Hệ thống sẽ xử lý các tín hiệu và ra lệnh điều chỉnh chiếu sáng, cắt giảm lượng
ánh sáng chiếu vào các phương tiện đi ngược chiều, giảm hiện tượng gây lóa mắt tài xế
Trang 50
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
ngược chiều, đồng thời cũng cắt giảm ánh sáng chiếu vào các phương tiện đi cùng chiều,
giúp cho người điều khiển các phương tiện này không cảm thấy khó chịu hoặc mất tầm
nhìn quan sát phía sau.

Hình 4 - 11: Diều chỉnh góc chiếu sáng phù hợp với các phương tiện ngược chiều và
cùng chiều
Khi lưu thông trên đường mưa hoặc ẩm ướt, với cường độ chiếu sáng bình
thường, ánh sáng phát ra sẽ phản chiếu vào mặt đường và dội ngược vào xe, gây mất tập
trung và khó chịu cho người điều khiển, đặc biệt là những người thị lực yếu, cận hoặc
loạn thị.

Để hạn chế việc này, khi lưu thông trên đường mưa hoặc ẩm ướt, Digital Light
sẽ tự động cắt giảm lượng ánh sáng chiếu xuống mặt đường nhằm cải thiện tầm nhìn và
khả năng lái xe của người điều khiển.

Hình 4 - 12: Điều chỉnh chiếu sáng khi trời mưa


Ngoài ra, khi lưu thông trên đường gặp các đối tượng khác như người đi xe đạp,
Digital Light sẽ cắt giảm lượng ánh sáng chiếu vào phần đầu của người đi xe đạp, tránh
gây ra hiện tượng lóa mắt.

Trang 51
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 13: Điều chỉnh ánh sáng đối với người đi ngược chiều
4.2.3.2. Guiding Light
Guiding Light là một công nghệ giúp tăng tương tác của người điều khiển xe với
môi trường xung quanh. Khi xe đi vào các khu vực đường đang thi công hoặc đường
hẹp, Guiding Light sẽ cảnh báo cho người điều khiển xe bằng cách phát ra chùm sáng
hình công trường phía trước đầu xe và hai đường line song song biểu thị độ rộng an toàn
xe có thể đi qua.

Hình 4 - 14: Guiding Light - Construction

Trang 52
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 15: Guiding Light


4.2.3.3. Spotlight
Spotlight là công nghệ phát hiện đối tượng lạ cắt ngang qua đường. Đối tượng ở
đây có thể là người đi bộ hoặc các động vật băng qua đường, rất nguy hiểm khi gặp phải
trong lúc điều khiển xe.

Khi Digital Light phát hiện đối tượng, hệ thống sẽ phát ra chùm tia sáng hình mũi
tên hướng thẳng vào đối tượng để cảnh báo cho người điều khiển xe.

Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
55km/h.

Hình 4 - 16: Spotlight

Trang 53
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.2.3.4. Temp Light
Temp Light là công nghệ cảnh báo khi nhiệt độ môi trường xuống thấp hoặc khi
xe đang đi trên đường đóng băng hay có tuyết có thể xảy ra trơn trượt.

Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
30km/h.

Hình 4 - 17: Temp Light


4.2.3.5. Blind Spot Light
Điểm mù khi điều khiển xe là một yếu tố nguy hiểm nên loại bỏ khi lái xe.

Khi có xe tiến vào điểm mù của xe hoặc khi xe báo rẽ, hệ thống sẽ hiển thị cảnh
báo điểm mù trên mặt đường để báo hiệu cho người điều khiển xe.

Đây được xem như một bản nâng cấp của công nghệ cảnh báo điểm mù trên ô tô
hiện này.

Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
30km/h.

Trang 54
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 18: Blind Spot Light


4.2.3.6. Lane Light
Lane Light hoạt động nhằm giữ cho xe chạy ổn định trên làn đường. Khi xe lệch
khỏi làn đường đang chạy, hệ thống sẽ cảnh báo cho người điểu khiển xe bằng biểu
tượng lệch làn ở phía đầu xe, biểu tượng sẽ mất đi khi xe quay trở về đúng làn đường.

Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
20km/h.

Hình 4 - 19: Lane Light


4.2.3.7. Distronic Light
Distronic Light là công nghệ giúp duy trì khoản cách an toàn với xe phía trước.
Công nghệ này cực kỳ hữu dụng đặc biệt khi xe lưu thông trên đường cao tốc.

Trang 55
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
20km/h.

Hình 4 - 20: Distronic Light


4.2.3.8. Speed Light
Speed Light của Digital Light có khả năng kết hợp với hệ thống nhận diện biển
báo để nhận biết tốc độ giới hạn trên các đoạn đường nhất định. Khi xe di chuyển với
vận tốc lớn hơn tốc độ cho phép, hệ thống sẽ hiển thị biểu tượng đồng hồ tốc độ ở trước
đầu xe nhằm cảnh báo cho người điều khiển xe. Biểu tượng sẽ mất đi khi người điểu
khiển xe giảm tốc độ xuống thấp hơn tốc độ cho phép trên đường.

Công nghệ này sẽ được kích hoạt khi xe chạy với vận tốc lớn hơn hoặc bằng
10km/h.

Trang 56
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 21: Speed Light kết hợp với Distronic Light

Hình 4 - 22: Speed Light kết hợp với hệ thống nhận diện biển báo
4.2.3.9. Communication
Đúng như tên gọi, Communication là cách Digital Light giao tiếp với các đối tượng
khác. Khi bắt gặp người đi bộ đang qua đường, hệ thống sẽ kẻ những vạch kẻ đường
bằng những chùm sáng nhằm hỗ trợ an toàn tối đa cho người đi bộ.

Trang 57
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 23: Communication


4.2.3.10. Khả năng kết nối với hệ thống điều hướng dẫn đường
Ngoài ra, còn một tính năng rất hay ở Digital Light đó là khả năng liên kết với hệ
thống dẫn đường trong bản đồ. Hệ thống sẽ hiển thị biểu tượng về hướng rẽ và khoảng
cách đến nơi cần rẽ trên mặt đường.

Điều này sẽ làm cho người điều khiển xe tập trung hơn vào đoạn đường phía
trước mà không phải tập trung nhìn vào bản đồ, gây xao lãng và dễ xảy ra tai nạn như
trước đây.

Hình 4 - 24: Khả năng kết nối với hệ thống điều hướng dẫn đường

Trang 58
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.2.3.11. Một số công nghệ tiếp tục phát triển trong tương lai
Hiện nay, Mercedes đang tiếp tục phát triển Digital Light theo những hướng mới.
Trong tương lai chúng ta sẽ có thể tùy chỉnh biểu tượng hiển thị trên đường hay thậm
chí là những dòng chữ ngắn!

Hình 4 - 25: Một số công nghệ trong tương lai


4.3. Matrix LED 2013
4.3.1. Cấu tạo
Cấu tạo của Matrix LED gồm một cụp với 05 bộ chiếu sáng độc lập. Mỗi bộ
chiếu sáng lại có 05 chip LED hoạt động độc lập dựa theo tín hiệu xử lý trung tâm. Ánh
sáng từ chip LED được phản chiếu ra ngoài thành những chùm sáng thông qua lăng kính
phía dưới.

Hình 4 - 26: Cấu tạo của Matrix LED

Trang 59
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.3.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 4 - 27: Chip LED của Matrix LED


Các chip LED độc lập sẽ tắt – mở tùy theo điều kiện làm việc nhất định, phụ
thuộc vào tín hiệu lấy từ cảm biến và bộ xử lý trung tâm.

Hình 4 - 28: Matrix LED - Ánh sáng phản chiếu thông qua lăng kính
Nhược điểm của công nghệ này là dãy ánh sáng phát ra có độ phân giải chưa cao.

Trang 60
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.4. Digital Matrix Light
4.4.1. Cấu tạo

Hình 4 - 29: Cấu tạo Digital Matrix Light


Digital Matrix Light có cấu tạo tương tự như Digital Light và như một máy chiếu
DLP, cũng bao gồm các nguồn sáng, vi gương, thấu kính. Điều khác biệt ở chỗ, Audi là
nâng cấp thành một chip DMD (Digital Micromirror Device) của riêng mình.

4.4.2. Nguyên lý hoạt động


Ánh sáng từ nguồn sáng sẽ đi qua một lăng kính trước đi đến với các vi gương.

Ở Digital Matrix Light có một bản vi gương gồm 1,3 triệu viên vi gương có độ
dài chỉ vài chục micromet.

Các tia sáng từ vi gương sẽ tiếp tục đi qua một lăng kính khuếch đại trước khi ra
ngoài. Độ phân giải của dãy ánh sáng này trong khoảng 2.600.000 pixels.

Trang 61
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 30: Nguyên lý hoạt động Digital Matrix Light


Khác với Digital Light, các vi gương của Digital Matrix Light thay đổi góc dựa
trên từ trường, với tốc độ xoay khoảng 5000 lần/ phút.

Khi các vi gương bị lệch góc, các tia sáng sẽ không đi qua thấu kính ra ngoài mà
bị hấp thụ ngược vào trong.

Hình 4 - 31: Digital Matrix Light - Cách tia sáng phản chiếu ra ngoài

Trang 62
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.4.3. Một số tính năng của hệ thống Digital Matrix Light
4.4.3.1. Lane and Orientation Light
Lane Light của Digital Matrix Light của Audi cũng tương tự như Digital Light
của Mercedes. Nó hoạt động nhằm giúp người điểu khiển giữ làn tốt và chuyển làn an
toàn.

Hình 4 - 32: Digital Matrix Light - Lane Light


Tương tự như Guiding Light, Orientation Light của Digital Matrix Light hoạt
động nhằm đảm bảo an toàn khi lưu thông trên đường hẹp hoặc đang thi công.

Hình 4 - 33: Orientation Light


4.4.3.2. Non-dazzle high-beam headlight
Đây là công nghệ tự động điều chỉnh chiếu sáng khi bắt gặp các phương tiện
khác.

Trang 63
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

Hình 4 - 34: Non-dazzle high-beam headlight


4.4.3.3. Marking Light
Marking Light hoạt động tương tự như Spotlight.

Khi phát hiện các đối tượng muốn băng qua đường, hệ thống sẽ phát ra các chùm
sáng cao về phía đối tượng, nhằm cảnh báo cả tài xế và đối tượng trên để đảm bảo an
toàn.

Hình 4 - 35: Marking Light


Ngoài ra, Digital Matrix Light của Audi cũng đảm bảo các công nghệ an toàn
khác, tương tự như Digital Light của Mercedes.

Trang 64
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
4.5. Công nghệ đèn OLED

Hình 4 - 36: Đèn OLED


OLED viết tắt của Organic Light-Emiting Diode tức là các diode hữu cơ phát
quang. ... Thay vì sử dụng các bóng đèn LED cá nhân, OLED sử dụng hàng loạt tấm
film mỏng, nhẹ tự phát sáng. Điều này cho phép tạo ra ánh sáng tốt hơn trong khi tiết
kiệm pin rõ rệt so với công nghệ LCD/LED.

4.5.1. Cấu tạo

Hình 4 - 37: Cấu tạo đèn OLED

Trang 65
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC
Cấu tạo đèn OLED gồm 2 phần điện cực Kathode và Anode tạo ra một hiệu điện
thế nhỏ khoảng 3 - 4 V ,thông thường anode nằm phía ngoài, được làm bằng lớp trong
suốt. Ở giữa là các lớp vật liệu bán dẫn hữu cơ bao gồm lớp phát quang và lớp dẫn, cho
phép truyền dẫn lỗ trống và electron, toàn bộ lớp bán dẫn cực mỏng khoảng 400
nanomet.

4.5.2. Nguyên lý làm việc


- Khi có dòng điện đi qua các electron sẽ di chuyển từ Kathode đến Anode lúc
này tại các lớp phát quang các electron sẽ gặp lổ trống và phát ra năng lượng
dưới dạng phô tông ánh sáng. Không giống như đèm LED là nguồn sáng điện
công nghệ OLED là nguồn sáng bền mặt do đó ánh sáng của đèn OLED rất đồng
nhất và hiệu ứng làm mờ diễn ra rất tự nhiên và liên tục.
- Đèn OLED cũng không cần các thấu kính gương phản xạ bộ tảng nhiệt do đó
cụm điện này chưa dày đến 1.5 mm, điều này giúp tiết kiệm được không giang
và giảm khối lượng của xe. Mức tiêu thu điện thấp đồng thời quá trình chế tạo ra
đèn OLED và quá trình tiêu hủy đèn OLED cũng ít gây nguy hại đến môi trường.
- Với lợi thế uốn cong linh hoạt của đèn OLED giúp các hãng xe tạo ra được hiệu
ứng đèn 3D đẹp mắt, bên cạnh đó tuổi thọ của đèn OLED rất cao. Tuy nhiên
cường độ phát ra ánh sáng thấp nên đèn OLED rất thích hợp làm đèn hậu.

Trang 66
KHOA CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Khoa Kỹ thuật Ô tô, Giáo án bài giảng môn Hệ thống điện – điện tử, Trường Cao
đẳng Giao thông Vận tải, 2015

[2] https://www.youtube.com/watch?v=gx9mP5KAJMA&t=52s

[3] https://www.youtube.com/watch?v=S79Aadlor7c&t=30s

[4] https://www.youtube.com/watch?v=pXxaWG4oaCc&t=41s

Trang 67

You might also like