You are on page 1of 7

Họ và tên MSSV

Phạm Văn Anh 2110754

Cấu trúc trong hệ thống điện tử trong điều


khiển.
1. Tủ/ Phòng đóng cắt/ Phân phối điện
- Hệ thống tủ điện phân phối là nơi lắp đặt và bảo vệ các thiết bị
đóng cắt, thiết bị điều khiển điện trong nhà máy. Từ hệ thống tủ
điện, điện năng sẽ được phân phối đến từng khu vực và từng máy
móc, thiết bị trong nhà máy. Ngoài ra, hệ thống tủ điện còn cách ly
người sử dụng điện với các thiết bị mang điện, đảm bảo an toàn
cho công nhân, nhân viên làm việc trong nhà máy.
- Tủ điện phân phối được coi là thành phần quan trọng nhất trong
hệ thống phân phối điện, đặc biệt là trong hệ thống điện hạ thế.
+ Chất liệu vỏ: thép không gỉ hoặc tôn tấm sơn tĩnh điện
+ Kích thước: Chiều cao 200-2200mm, chiều rộng từ 200mm, chiều sâu
từ 150-1000mm
+ Độ dày vật liệu sản xuất: 1.0mm, 1.2mm, 2.0mm
- Tủ điện phân phối được chia thành 2 loại theo công dụng của
chúng: Tủ điện phân phối tổng MSB và tủ điện phân phối nhánh
DB
- Tủ điện phân phối tổng MSB( viết tắt của từ main distribution
switchboard ) là loại tủ điện được lắp đặt ngay phía sau trạm biến
áp hạ thế, tủ điện phân phối tổng còn có tên gọi khác như tủ điện
phân phối chính, tủ điện tổng
- Hệ thống tủ điện MSB được cấu tạo với nhiều nhánh tủ có chức
năng riêng biệt được ghép lại như: tủ ATS, tủ bù công suất phản
kháng hay tủ tụ bù… để đổi nguồn khi có sự cố, ngăn chứa
ACB/MCCB tổng, ngăn chứa các MCCB/MCB để làm đầu ra cho
tải hoặc tủ điện nhỏ…
- Ứng dụng của tủ điện phân phối tổng MSB:
Tại bất cứ nơi nào sử dụng điện hạ thế đều sẽ xuất hiện tủ phân phối
tổng MSB, tủ điện MSB được lắp đặt rộng rãi tại các các phòng kỹ thuật
điện hoặc các tầng hầm của các công trình công nghiệp như các phân
xưởng, nhà máy, xí nghiệp hay tại các công trình dân dụng như các tòa
nhà cao tầng, trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, sân bay….
- Tủ điện phân phối DB ( Distribution board ) là loại tủ điện được
sử dụng trong các mạng điện hạ thế. Loại tủ này được lắp đặt phía
sau của tủ điện tổng MSB
- Tủ điện phân phối DB có chức năng cung cấp điện cho 1 nhóm
thiết bị hoặc thiết bị đầu cuối….
- Tủ điện phân phối DB thường chỉ có các thiết bị đóng cắt, đèn
báo pha, cầu chì. Một số tủ DB đặc biệt được gắn thêm bảo vệ mất
pha, đồng hồ kWh, tụ bù, Ampe kế, Volt kế và được hiển thị đầy
đủ trên mặt cabin giúp cho kỹ thuật viên dễ dàng vận hành và theo
dõi
- Ứng dụng của tủ điện phân phối DB:
Tủ điện phân phối DB được lắp đặt phía sau tủ điện tổng MSB chính vì
vậy mà loại tủ điện này cũng sẽ được lắp đặt tại phòng kỹ thuật điện của
các công trình công nghiệp như các nhà máy, xí nghiệp, phân xưởng hay
tại các công trình dân dụng như các tòa nhà cao tầng, bệnh viện, trường
học, trung tâm tâm thương mại…..

2. Tủ điều khiển
Các đầu vào
Các đầu vào là các cổng hoặc đầu tiên nhận tín hiệu từ các thiết bị trong
hệ thống. Điều này bao gồm các cảm biến và bộ chuyển đổi tín hiệu. Các
đầu vào được kết nối với các bộ điều khiển.

Bộ điều khiển

Bộ điều khiển là trung tâm điều khiển của cấu tạo tủ điện điều khiển.
Nó giám sát các tín hiệu đầu vào và điều khiển các thiết bị đầu ra. Bộ
điều khiển thường sử dụng các phần mềm để lập trình các chức năng
điều khiển.

Các thiết bị bảo vệ

Các thiết bị bảo vệ bao gồm các cầu chì, máy ngắt mạch, và bộ chuyển
đổi. Các thiết bị này được sử dụng để bảo vệ các thiết bị khác trong hệ
thống điện. Chúng cũng giúp giảm thiểu các thiệt hại khi xảy ra sự cố
trong hệ thống điện.

Các đầu ra

Các đầu ra là các cổng hoặc đầu cuối mà các thiết bị khác được kết nối.
Các đầu ra được điều khiển bởi bộ điều khiển và được sử dụng để kiểm
soát hoạt động của các thiết bị khác.

Các loại tủ điện điều khiển

- Tủ điện hạ thế

Tủ điện hạ thế được sử dụng để phân phối điện áp thấp đến các thiết bị
trong hệ thống điện. Nó được sử dụng trong các tòa nhà thương mại và
công nghiệp để cung cấp điện cho các hệ thống chiếu sáng, máy lạnh, hệ
thống quạt và các thiết bị khác.

- Tủ điều khiển máy bơm

Tủ điều khiển máy bơm được sử dụng để kiểm soát hoạt động của các
máy bơm. Nó có chức năng bật/tắt, tăng/giảm tốc độ hoạt động của máy
bơm và đảm bảo an toàn cho các thiết bị trong hệ thống.

- Tủ điều khiển thang máy

Tủ điều khiển thang máy được sử dụng để kiểm soát hoạt động của
thang máy. Nó bao gồm các thiết bị bảo vệ và các chức năng bật/tắt,
tăng/giảm tốc độ hoạt động của thang máy.
- Tủ điều khiển trạm biến áp

Tủ điều khiển trạm biến áp được sử dụng để kiểm soát và bảo vệ trạm
biến áp. Nó bao gồm các thiết bị bảo vệ và các chức năng điều khiển
để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả cho trạm biến áp.

3. Nguồn năng lượng

4. Phần tử chấp hành

Thành phần của cơ cấu chấp hành

Nguồn điện: Là nơi cung cấp năng lượng đầu vào để điều khiển các
thiết bị truyền động. Chúng có thể là dòng điện, chất lỏng hoặc khí tự
nhiên trong những lĩnh vực công nghiệp.

Bộ chuyển đổi nguồn: Tạo năng lượng từ nguồn cho cơ cấu chấp hành
phù hợp thông qua các phép đo do bộ điều khiển thiết lập. Một số bộ
chuyển đổi nguồn thường gặp là: bộ biến tần điện hoặc van tỷ lệ thủy lực
trong hệ thống công nghiệp.

Thiết bị truyền động: Là tập hợp những thiết bị chuyển đổi năng lượng
được cung cấp thành lực cơ học.

Tải trọng cơ học: Năng lượng sau khi được chuyển đổi giúp một thiết bị
cơ học hoạt động. Tải trọng cơ học đề cập đến hệ thống cơ khí này đang
được dẫn động bởi thiết bị truyền động.

Bộ điều khiển: Giúp hệ thống hoạt động liên tục với số lượng đầu vào
thích hợp và các điểm đặt khác do người điều khiển quyết định.

Đặc tính hoạt động của cơ cấu chấp hành


 Có khả năng định vị chính xác
 Khởi động và dừng ngay lập tức, không có thời gian “chết” hoặc
chuyển động quá vị trí
 Thực hiện nhiệm vụ liên tục, không giới hạn về số lần khởi động
trong mỗi phút
 Chuyển động nhất quán
 Những thiết bị trong công nghiệp phải đảm bảo chắc chắn, hoạt
động tốt trong môi trường khắc nghiệt mà không giảm hiệu suất
 Cần bảo dưỡng định kỳ trong thời gian tối thiểu
Với những đặc tính trên, các thiết bị truyền động sẽ mang lại những lợi
ích cực kỳ quan trọng:

 Theo dõi tín hiệu yêu cầu từ bộ điều khiển chính xác và nhanh
nhất, giúp phản hồi theo chỉ dẫn của bộ điều khiển hiệu quả hơn.
 Có độ tin cậy cao hơn so với các thiết bị thông thường

4 loại cơ cấu chấp hành phổ biến hiện nay

Cơ cấu chấp hành tuyến tính thủy lực:


Thiết bị này tạo ra những chuyển động thẳng bằng cách đặt áp suất
không cân bằng với chất lỏng thủy lực lên một piston trong ống rỗng.
Quy trình này tạo ra mô-men xoắn mạnh để điều khiển một vật bên
ngoài.

Do chất lỏng hầu như không thể nén được nên thiết bị này có thể tạo ra
số lượng mô-men lớn. Cơ cấu chấp hành thủy lực chuyển động theo một
hướng nhờ các piston. Do đó, người ta sử dụng thêm lò xo để chúng có
thể chuyển động ngược lại.

Thiết bị này sử dụng áp suất ở hai đầu nhằm giảm bớt chuyển động
tương đối từ hai bên. Chúng được dùng để chuyển tại vật nặng, phù hợp
với các thiết bị xây dựng lớn hoạt động thường xuyên.
Cơ cấu chấp hành tuyến tính khí nén:

Đây được xem là thiết bị truyền động đơn giản và tiết kiệm nhất. Thông
qua khí nén, chúng kéo căng và dài một piston để tạo ra sự chuyển động.
Piston sẽ được thu lại bằng một lò xo hoặc chất lỏng ở đầu đối diện.

Cơ cấu chấp hành tuyến tính khí nén tạo ra mô-men xoắn ốc và tốc độ
cao trên diện tích nhỏ gọn. Chúng có ưu điểm là nhanh và không dễ bị
phá hỏng bởi các điểm dừng khó. Bộ truyền động này được ứng dụng
trong các thiết bị chống cháy, nổ hoặc chịu các điều kiện khó khăn như
nhiệt độ cao.

Cơ cấp chấp hành áp điện:

Một số vật liệu rắn như gốm phản ứng với điện tích bằng cách thu lại
hoặc phóng to và tạo năng lượng khi có áp lực cơ học. Cơ cấu chấp hành
áp điện dựa trên nguyên tắc đó để tạo ra chuyển động. Tuy nhiên, những
chuyển động này được tạo ra song song với điện trường. Hạn chế của cơ
cấu áp điện là chỉ di chuyển được vài micron tại một thời điểm, nghĩa là
chúng chỉ di chuyển khoảng 5% so với chiều dài thực.

Cơ cấu chấp hành tuyến tính điện:

Cũng như tên gọi của chúng, thiết bị này sử dụng nguồn điện để tạo ra
chuyển động theo một đường thẳng. Chúng hoạt động dựa trên một
piston qua lại theo tín hiệu điện. Cơ cấu chấp hành tuyến tính điện được
dùng cho các chuyển động như: kéo, nâng lên, hạ xuống, đẩy ra, kẹp,
chặn,…

Thiết bị bao gồm một động cơ tạo ra chuyển động quay tốc độ cao và
hộp số làm chậm tác động. Hoạt động này khiến tăng mô-men xoắn,
biến thành trục vít bị dẫn, tạo ra chuyển động thẳng của trục quay hoặc
đai ốc truyền động.

Tùy theo nhu cầu sử dụng, nhà sản xuất sẽ thiết kế bộ truyền động khác
nhau bằng cách tăng hoặc giảm chiều dài trục. Ngoài ra, với những bánh
răng khác nhau, bộ truyền sẽ có tốc độ khác nhau. Tóm lại, lực càng
giảm thì tốc độ quay của trục vít càng lớn.

Khi công tắc ở trục truyền động sơ cấp hoàn thiện, quá trình xoắn sẽ
diễn ra đến cuối chuyển động. Đến khi vòng quay kết thúc, công tắc sẽ
tự ngắt nguồn động cơ.

You might also like