You are on page 1of 87

Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố

nối B-Hưng Yên

NHẬN XÉT

(của giảng viên phản biện)

…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………

Nguyễn Văn Hiếu Page 1


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

NHẬN XÉT

(Của giảng viên hướng dẫn)

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………….

Nguyễn Văn Hiếu Page 2


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay tại Việt Nam, mặc dù các cấp các nghành đã có nhiều cố gắng trong
việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô
nhiễm môi trường nước vẫn đang là vấn đề nóng, nhiều nhà máy xử lý nước thải đã
được xây dựng để giải quyết vấn đề này. Nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xử lý
hiện nay.

Nhận thấy vai trò cấp bách môi trường hiện nay, chúng em đã đi thực tế tìm
hiểu công nghệ của nhà máy xử lý nước thải thuộc khu công nghiệp Phố Nối – Tỉnh
Hưng Yên. Mục tiêu tìm hiểu thực tế công nghệ xử lý nước thải của nhà máy. Định
hướng nghiên cứu ứng dụng các kiến thức đã học vào trong thực tế. Chúng em nhận
thấy nhà máy chỉ được vận hành tự động hóa một phần, chưa có hệ thống giám sát
điều khiển tập chung ngôn ngữ sử dụng là tiếng anh đã gây không ít khó khăn trong
công tác quản lý.

Qua tìm hiểu chúng em muốn đề xuất một giao diện giám sát điều khiển chung
cho toàn hệ thống, dễ vận hành sử lý giúp người dùng có thể hình dung tổng thế toàn
bộ dây chuyền. Phương pháp dùng phần mền WINCC thiết kế giao diện giám sát điều
khiển. Tuy vậy do han chế về thời gian và kiến thức cũng như kinh nghiệm nên các
mục tiêu đề ra của chúng em sẽ là:

-Tìm hiểu chung về ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải.

-Nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải ở Hưng Yên.

-Tìm hiểu hiện trạng hệ thống đo lường điều khiển của nhà máy.

-Thiết kế các lưu đồ thuật toán, xây dựng giao diện SCADA bằng WINCC.

Trên cơ sở mục tiêu đề ra chúng em đưa ra cách thực hiện như sau:

-Nghiên cứu hiện trạng môi trường ở Phố Nối- Hưng Yên

-Tìm hiểu công nghệ xử lý nước thải của nhà máy.

-Phần mềm thiết kế giao diện WINCC.


Nguyễn Văn Hiếu Page 3
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ XỬ LÝ Ô NHIỄM MÔI


TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.

1.1. Khái niệm và nguyên nhân


- Ô nhiễm môi trường là sự thay đổi tính chất của môi trường vi phạm tiêu chuẩn môi
trường. Chất ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Thông
thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định
dùng làm căn cứ để quản lí môi trường.

-Sự ô nhiễm môi trường có thể là hậu quả của các hoạt động tự nhiên, như hoạt động
núi lửa, thiên tai, lũ, lụt, bão hoặc các hoạt động do con người thực hiện trong công
nghiệp, giao thông và trong sinh hoạt.

-Có nhiều phương pháp đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường dựa vào tình trạng sức
khoẻ và bệnh tật của con người và sinh vật sống trong môi trường ấy hoặc dựa vào
thang tiêu chuẩn đánh giá chất lượng môi trường.

-Với mỗi loại môi trường (đất, nước, không khí…) ta có cách xử lí ô nhiễm khác
nhau.

-Trong phạm vi đồ án này “Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho
nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên” ,vì vậy ta chỉ trình bày tổng quan
những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước và xử lí môi trường nước.

1.2. Nước trong tự nhiên


- Nước trong tự nhiên bao gồm toàn bộ các đại dương, biển, vịnh, sông, suối, ao, hồ,
nước ngầm, băng tuyết, hơi ẩm trong đất và trong không khí. Gần 94% nước trên trái
đất là nước mặn, nếu tính cả nước nhiễm mặn thì tỉ lệ này lên tới khoảng 97.5% nước
ngọt chiếm tỉ lệ rất nhỏ.

-Nước dùng cho sinh hoạt, trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ. Sau khi
được sử dụng đều trở thành nước thải bị ô nhiễm với các mức độ khác nhau và lại
được đưa trở lại các nguồn nước và nếu không xử lí (làm sạch) thì sẽ làm ô nhiễm môi
trường. Hơn nữa hàng năm nạn phá rừng trên toàn cầu rất lớn làm cho lớp thực vật
Nguyễn Văn Hiếu Page 4
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

che phủ đất bị suy giảm, lượng nước ngọt càng dễ bay hơi và nước nguồn bị hạ
xuống. Như vậy nước ngọt từ các ao, hồ, sông, suối và một phần nước ngầm bị kiệt
dần và chất lượng nước cũng bị suy giảm.

-Nước trong tự nhiên được tuần hoàn theo một chu trình. Theo chu trình tuần hoàn,
nước ngọt được chu chuyển qua quá trình bốc hơi và mưa (thường là ngắn theo năm).
Với chu trình này lượng nước được bảo toàn nhưng nước được biến dạng từ lỏng sang
hơi và rắn (băng tuyết), hoặc từ nơi này sang nơi khác ở các thuỷ vực, biển và đại
dương, nước mặt (sông, suối, ao, hồ) và nước ngầm.

1.2.1. Nước mặt


-Đây là khái niệm chung chỉ các nguồn nước trên mặt đất, bao gồm ở dạng động
(chảy) như sông, suối, kênh, rạch và dòng tĩnh hoặc chảy chậm như ao, hồ, đầm, phá
…Nước mặt có nguồn gốc chính là nước chảy tràn do mưa hoặc cũng có thể từ nước
ngầm chảy ra do áp suất cao hay dư thừa độ ẩm cũng như dư thừa số lượng trong các
tầng nước ngầm.

-Nước cứng thường giàu các ion Canxi và Magiê, pH cao ( thường lớn hơn 7).
Nước có pH nhỏ hơn 7 là nước mềm. Khi chảy qua các lưu vực sông ở đồng bằng,
nước có nhiều phù sa, chứa nhiều tạp chất hữu cơ ( humic ), một số tạp chất chứa ion
kim loại, đặt biệt là nhôm và sắt. Nước ở vùng này có độ mặn cao, điển hình nhất là
nước ở lưư vực sông Hồng vào mùa mưa.

-Nước ở ao, hồ, đầm, phá về mùa mưa được bổ sung và chảy tràn, về nguyên tắc có
thể coi là dòng chảy chậm, thời gian lưu lớn.Nước này có độ đục thấp, hàm lượng các
chất hữu cơ thấp thường được sử dụng làm nước sinh hoạt . Trong trường hợp nước ở
các thuỷ vực này lưu quá lâu có thể xảy ra hiện tượng phát triển của rong tảo làm
giảm chất lượng nguồn nước. Ở đây chưa kể tới các loài rong tảo có độc tính gây bệnh
cho người và động vật.

1.2.2. Nước ngầm


-Nước ngầm tồn tại ở các tầng hoặc các túi trong trong đất. Chất lượng nước ngầm
phụ thuộc vào một loạt yếu tô: chất lượng nước mưa, thời gian tồn tại, bản chất lớp
đất đá nước thấm qua hoặc chứa tầng nước Thông thường nước chứa ít tạp chất hữu
Nguyễn Văn Hiếu Page 5
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

cơ và sinh vật, giàu các ion vô cơ và vi sinh vật, giàu các ion vô cơ. Nước ngầm ở ở
các vùng khác có các thành phần khác nhau, như ở vùng đá, vùng ven đô thị, vùng
công nghiệp. Nước ngầm vùng ven biển dễ bị ô nhiễm mặn.

-Nước ngầm là nguồn tài nguyên quý giá cung cấp cho các vùng đô thị , công nghiệp,
tưới tiêu thuỷ lợi, đặc biệt là các vùng trồng cây công nghiệp tập trung, như cây cà phê
ở Tây Nguyên.

1.3. Ô nhiễm môi trường nước


1.3.1 Khái niệm
-Sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và chất của nước gây ảnh
hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi
thành phần và tính chất của nước vượt qua một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm thì
sự ô nhiễm đã ở mức độ nguy hiểm và gây một số bệnh tật ở người.

1.3.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước


a. Ô nhiễm do nước chảy tràn trên mặt đất

-Nước chảy tràn trên mặt đất do mưa hoặc do thoát ra từ tưới tiêu đồng ruộng là
nguyên nhân gây ô nhiễm nước sông , hồ…Nước đồng ruộng cuốn theo thuốc bảo vệ
thực vật, phân bón (kể cả phân hữu cơ và phân hoá học), cũng như nước mưa, lũ lụt
cùng nước ngầm chảy tràn cuốn theo các chất mầu mỡ của đất, như mùn, phù sa, các
vi sinh vật và các nguồn nước.

b.Nước sông bị ô nhiễm do các yếu tố tự nhiên

-Nước ở vùng cửa sông thượng bị nhiễm mặn và có thể chuyển ô nhiễm này vào sâu
trong đất liền. Ở các vùng nhiễm phèn có thê theo kênh rạch chuyển ô nhiễm vào các
vùng khác. Các yếu tố tự nhiên cần phải kể đến như ảnh hưỏng của thành phần cấu tạo
đất hoặc hoàn cảnh địa lí của từng khu vực. Thí dụ: vùng có quặng khoáng sản, núi
lửa hoạt động,… nước ở các vùng này sẽ bị ô nhiễm do ảnh hưởng của nham thạch,
khoáng sản.

c. Ô nhiễm do nước thải

Nguyễn Văn Hiếu Page 6


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Nước thải là nước đã qua sử dụng vào các mục đích như sinh hoạt, dịch vụ, tưới tiêu
thuỷ lợi, chế biến nông nghiệp, chăn nuôi. Thông thường nước thải được phân theo
nguồn gốc phát sinh ra chúng.

-Nước thải sinh hoạt hay nước thải từ khu dân cư bao gồm nước sau khi sử dụng từ
các hộ gia đình, bệnh viện, trường học, cơ quan, khu vui chơi giải trí.

Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là trong đó có hàm lượng lớn các chất hữu cơ dễ bị
phân huỷ (hydratcacbon, protein, chất béo), các chất vô cơ sinh dưỡng (phospho, nitơ)
cùng với các vi khuẩn (có thể vi sinh vật gây bệnh), trứng giun, sán…

-Hàm lượng các chất gây ô nhiểm trong nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào điều kiện
sống, chất lượng bữa ăn, lượng nước sử dụng và hệ thống tiếp nhận nước thải. Để
đánh giá chính xác, cần khảo sát đặt điểm nước thải từng vùng dân cư như ở đô thị,
nông thôn, miền núi, đồng bằng, khu du lịch…Để có thể dễ tính toán người ta tính số
lượng nước dùng cho một người trong một ngày là 100-150 lít và kể cả trại chăn nuôi
là 250 lít/nguời/ngày.

-Nước thải công nghiệp:

-Nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải
gọi chung là nước thải công nghiệp. Nước thải loại này không có đặc điểm chung mà
phụ thuộcvào quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm. Nước thải từ các cơ sở sản
xuất nông sản, thực phẩm và thủy sản (đường, sữa, bột , tôm, cá, rượu bia…) có nhiều
chất hữu cơ dễ bị phân huỷ, nước thải từ các nhà máy thuộc da chứa nhiều kim loại
nặng, sulfua: nước thải của các xí nghiệp làm acquy có nồng độ axit và chì cao.

-Nói chung nước thải của các ngành công nghiệp hoặc các xí nghiệp khác nhau có
thành phần hoá học và hoá sinh là rất khác nhau.

-Nước thấm qua: Đó là nước mưa thấm vào hệ thống ống bằng nhiều cách khác nhau,
qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành của hố ga hay hố xí.

-Nước thải tự nhiên:Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên ở những thành phố
hiện đại, chúng được thu gom theo một lối thoát riêng.

Nguyễn Văn Hiếu Page 7


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Nước thải đô thị:Nước thải đô thị là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống
ống thoát của một thành phố, đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.

1.3.3. Hiện tượng nước bị ô nhiễm


-Nước bị ô nhiễm hay nước nhiễm bẩn có thể quan sát bằng cảm quan qua các hiện
tượng khác thường như sau: thay đổi màu sắc (nước”nở hoa”), có mùi lạ, đục…

-Màu sắc:Nước tự nhiên sạch không màu. Nhìn sau vào bề sau nước sạch ta có cảm
giác màu xanh nhẹ do sự hấp thụ chọn lọc các bước sóng nhất định của ánh sáng.
Nước có rong tảo phát triển có màu xanh đậm hơn. Nước có màu vàng do nhiễm sắc,
màu vàng bẩm sinh do nhiễm axit humic có trong mùn. Nước thải làm cho nước có
nâu đen hoặc đen. Mỗi loại nước thải đều có những màu sắc khá đặc trưng, nhưng số
các trường hợp nước nhiễm bẩn đều có màu nâu hoặc đen.

-Mùi vị: Nước sạch không có mùi vị, khi nhiễm bẩn có mùi lạ. Thí dụ: mùi thối, vị
tanh, chát …Trong nước bẩn chứa nhiều tạp chất hoá học và làm cho nước có mùi vị
lạ đặc trưng. Quá trình phân giải các chất hữu cơ có trong nước cứng làm cho nước có
mùi vị khác thường.

-Độ trong: Nước tự nhiên sach không có tạp chất thường rất trong. Khi bị nhiễm bẩn,
các loại nước thải thường bị đục: độ trong giảm và độ đục tăng. Độ đục do các chất lơ
lửng gây ra. Các chất lơ lửng có kích thước rát khác nhau ở dạng keo hoặc phân tán
thô.

Nước đục do:

-Độ đục càng lớn thì khả năng của ánh sáng qua nước bị giảm dẫn

+Lẫn bụi và các hóa chất công nghiệp.

+Các chất hoà tan vào nước, rồi sau đó kết tủa thành các hạt rắn.

+Đất hoà vào nước ở dạng hạt phân tán.

Nguyễn Văn Hiếu Page 8


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Các dạng hạt vật chất lơ lửng thường hấp thụ các ion kim loại độc hại và các vi sinh
vật (trong đó có loài gây bệnh). Nếu lọc nước không kĩ sẽ ảnh hưởng xấu đến người
và động vật sử dụng.

đến quá trình quang hợp trong nước bị yếu, nồng độ ôxi hoà tan trong nước nhỏ và
môi trường trong nước trở nên kị khí ảnh hưởng đến đời sống của nhiều động, thực
vật thuỷ sinh, trong đó có vi sinh vật.

-Một số hiện tượng khác thường:”Nước nở hoa”: Nước vẫn bình thường nhưng quan
sát thấy nước như có cánh hổ ăn trong nước,là do nước giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt
là hàm lượng photpho cao làm cho tảo “bùng nổ” sinh trưởng và phát triển. Nhiều
trường hợp khác nước vẫn bình thuờng nhnưng thấy cá tôm đờ đẫn, thở ngáp trên mặt
nước, thậm chí chết hàng loạt, có khi cả các loại bèo, đặc biệt là bèo tấm, bị chết một
số hoặc toàn bộ…Những trường hợp này có thể là do nước bị nhiễm độc các khí hoà
tan, các ion kim loại nặng, các hợp chất phenol, các chất bảo vệ thực vật, phân hoá
học, hoặc cũng có thể là do hàm lượng quá cao các chất hữu cơ (kể cả chất dễ bị phân
huỷ có giá trị dinh dưỡng), oxi hoà tan nhỏ hoặc không có trong môi trường nước.

1.3.4.Những thông số cở bản đánh giá chất lượng nước


-Đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ ô nhiễm cần dựa vào một số thông số cơ
bản so sánh với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hoá học và sinh học đối với từng
loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau. Những thông số đó bao gồm là:

a.Độ pH:

-Là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho
thấy cần thiết phải trung hoà hay không và tính luợng hoá chất cần thiết trong quá
trình xử lí đông keo tụ, khử khuẩn.

-Sự thay đổi trị số pH làm thay đổi quá trình hoà tan hoặc keo tụ, làm tăng, giảm vận
tốc của các phản ứng hoá sinh xảy ra trong nước.

b.Hàm lượng các chất rắn:

Các chất rắn trong nước là:

Nguyễn Văn Hiếu Page 9


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Các chất vô cơ là dạng muối hoà tan hoặc không tan như đất đá ở dạng huyền phù lơ
lửng.

-Các chất hữu cơ như xác vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, động vật phù du

-các chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, các chất thải công nghiệp.

-Các chất rắn trong nước làm trở ngại cho việc sử dụng và lưu thông nước, làm giảm
chất lượng nước sinh hoạt và sản xuất, gây trở ngại cho việc nuôi trồng thuỷ sản.

c. Độ cứng:

-Nước tự nhiên được phân thành nước cứng và nuớc mềm. Phụ thuộc vào nông độ
Ca2+,Mg2+ nước có độ cứng < 50mg/l là nước mềm, độ cứng trung bình từ
50-100mg/l.

-Độ cứng của nước thường không được coi là ô nhiễm vì không gây hại cho sức khoẻ
con người. Nhưng độ cứng lại gây ảnh hưởng lớn đến công nghệ, như cấu tạo lò hơi,
các thiết bị có gia nhiệt nước.

d.Màu:

-Nước có thể có màu, đặc biệt là nước thải có màu đen hoặc đỏ nâu.

-Các chất hữu cơ trong xác động, thực vật phân rã tạo thành.

-Nước có sắt và mangan ở dạng keo hoặc hoà tan.

-Nước có chất thải công nghiệp.

-Màu của nước được phân thành hai dạng: màu thực do các chất hoà tan hoặc dạng hạt
keo ; màu biểu kiến là màu của các chất lơ lửng trong nước tạo nên. Trong thực tế
người ta xác định màu thực của nước, ngihã là sau khi lọc bỏ các chất không tan.

e. Độ đục:

-Độ đục của nước là do các hạt lơ lửng , các chất hữn cơ phân huỷ hoặc do giới thuỷ
sinh gây ra. Độ đục làm giảm khả năng quang hợp của các sinh vật tự dưỡng trong

Nguyễn Văn Hiếu Page 10


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

nước gây giảm thẩm mỹ và giảm chất lượng của nước khi sử dụng.Vi sinh vật có thể
bị hấp thụ bởi cá hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn.

f. DO (oxi hoà tan) :

-Oxi hoà tan trong nước rất cần cho sinh vật hữu khí. Bình thường oxi hoà tan trong
nước khoảng 8-10 mg/l, chiếm 70-80% khi oxi bão hoà. Nồng độ oxi hoà tan trong
nước tự nhiên và nước thải phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm chất hữu cơ, vào hoạt động
của thế giới thuỷ sinh,các hoạt động hoá sinh, hoá học và vật lý của nước.Trong môi
trường nước bị ô nhiễm nặng, oxi được dụng nhiều cho quá trình hoá sinh và xuất
hiện hiện tượng thiếu oxi trầm trọng.

g. BOD (nhu cầu oxy sinh hóa) :

-Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) là lượng oxy cần thiết để sinh vật oxy hóa các chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học trong điều kiện hiếu khí. Khái niệm “ có khả năng
phân hủy ” có nghĩa là chất hữu cơ có thể dùng làm thức ăn cho vi sinh vật.

-BOD là một trong các chỉ tiêu được dùng để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của các
chất thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp và khả năng tự làm
sạch của nguồn nước và là tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng các dòng thải và nguồn
nước này. BOD là cơ sở để chọn phương pháp xử lý và xác định kích thước của các
thiết bị và để đánh giá hiệu quả của từng đơn vị trong hệ thống xử lý.

h. COD (nhu cầu oxy hóa học):

-Chỉ tiêu COD được dùng để xác định hàm lượng chất hữu cơ có trong nước thải sinh
hoạt và nước thải công nghiệp. COD là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu
cơ thành CO2 và H2O dưới tác dụng của chất oxy hóa mạnh.

-Ưu điểm chính của phân tích chỉ tiêu COD là cho kết quả nhanh (3h) ngắn hơn nhiều
so với BOD (5 ngày). Do đó trong nhiều trường hợp, COD được dùng để đánh giá
mức độ ô nhiễm chất hữu cơ thay cho BOD. Thường BOD = F x COD, trong đó F là
hệ số thực nghiệm.

Nguyễn Văn Hiếu Page 11


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

k. Ngoài ra còn có các thông số khác để đánh giá chất lượng môi trường nước như :
chất rắn tổng số (Tss), Nitơ tổng số, Phốtpho tổng số, các kim loại nặng As, Hg, Cd,
Pb.

1.4. Các phương pháp xử lí nước thải

-Thường ta có các phương pháp xử lí nước thải sau:

-Xử lí bằng phương pháp cơ học.

-Xử lí bằng phương pháp hoá lí và hoá học.

-Xử lí bằng phương pháp sinh học.

-Xử lí bằng phương pháp tổng hợp.

1.4.1. Xử lí bằng phương pháp cơ học:


-Trong nước thải thường có các loại tạp chất rắn cỡ khác nhau bị cuốn theo như rơm
cỏ, gỗ mẫu, bao bì, chất dẻo, giấy, dầu mỡ nỗ, cát sỏi, các vụn gạch ngói… Ngoài ra
còn có các loại hạt (lơ lửng ở dạng huyềnh phù) rất khó lắng. Tuỳ theo kích cỡ, các
hạt huyền phù được chia thành hạt chất rắn lơ lửng có thể lắng được , hạt chất rắn keo
được khử bằng đông tụ.

-Các loại tạp chất trên dùng các phương pháp xử lí cơ học là thích hợp (trừ các hạt
dạng rắn keo).

-Trong phương pháp này ta dùng song chắn rác để giữu lại các vật thô, kích thước lớn.
Sau khi chắn rác ta dùng lưới lọc để loại bỏ các tạp chất nhỏ hơn, mịn hơn.

-Ngoài ra dựa vào nguyên lí trọng lượng để chế tạo các “bẫy” lắng cát, sỏi hay để tách
dầu mỏ. Đối với bể lắng cát, sỏi thì cát, sỏi nặng sẽ lắng xuống và kéo theo một phần
chất đông tụ. Còn bể lọc dầu mỡ, do dầu mỡ nhẹ hơn nước nên nổi lên trên nước.

-Đối với những tạp chất phân tán nhỏ mà bể lắng không lắng được thì người ta dùng
phương pháp lọc. Trong các loại phin lọc thường có loại phin lọc dung vật liệu dạng
tấm và loại hạt. Ngoài tác dụng tách các phần tử tạp chất phân tán trong nước, các

Nguyễn Văn Hiếu Page 12


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

màng sinh học trên các vật liệu lọc cũng biến đổi các chất hoà tan trong nước thải nhờ
quần thể vi sinh vật có trong màng sinh học.

1.4.2. Xử lí bằng phương pháp hoá lí và hoá học:


-Cơ sở của phương pháp hóa học là các phản ứng hoá học, các quá trình hoá lí diễn ra
giữa các chất bẩn với hoá chất thêm vào là oxi hoá, trung hoà và đông keo tụ. Thông
thường quá trình keo tụ thưòng kèm theo quá trình trung hoà các hiện tượng vật lí
khác.

-Những phản ứng xảy ra là phản ứng trung hoà, phản ứng oxi hoá khử, phản ứng tạo
chất kết tủa hoặc phản ứng phân huỷ các chất độc hại.

-Trung hoà: Nước thải thường có những giá trị pH khác nhau. Muốn nước thải được
xử lí tốt bằng phương pháp hoá học phải tiến hành trung hoà và điều chỉnh pH về
vùng 6.6÷7.6.Trung hoà bằng cách dùng các dung dich axit hoặc muối axit, các dung
dich kiềm hoặc oxit kiềm để trung hoà nưứoc thải.

-Keo tụ: Trong qua trình lắng cơ học chỉ tách đựoc các hạt chất rắn huyền phù có kích
thước thước lớn hơn 10-2 mm, còn các hạt nhỏ hơn ở dạng keo không thể lắng được.
ta có thể làm tăng kích cỡ các hạt nhờ tác dụng tương hỗ giữa các hạt phân tán liên kết
vào các tập hợp hạt để có thể lắng được. Muốn vậy trước hết cần trung hoà điện tích
của chúng, thứ đến là liên kết chúng với nhau. Quá trình trung hoà điện tích các hạt
gọi là quá trình đông tụ, còn quá trình tạo thành từ các bông lớn từ các hạt nhỏ- quá
trình keo tụ.

-Các chất đông tụ thường dùng trong mục đích này là các muối sắt hoặc muối nhôm
hoặc hỗn hợp của chúng. Các muối nhôm gồm có: Al(SO 4)3.18H2O, NaAlO2,
Al(OH)5Cl, KAl(SO4)2.12H2O, NH4Al(SO4)2.12H2O. Trong số này phổ biến nhất là
Al2(SO4)3 vì chất này hoà tan tốt trong nước, giá rẻ và hiệu quả đông tụ cao ở pH=5-
7.5.

-Các muối sắt dùng làm chất keo tụ là Fe 2(SO4)3.2H2O, Fe(SO4)3.3H2O, FeSO4.7H2O
và FeCl3.

-Hấp thụ:
Nguyễn Văn Hiếu Page 13
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

+Phương pháp hấp thụ được dùng để loại hết các chất bẩn hoà tan vào nước mà
phương pháp xử lí sinh học và các phương pháp khác không loại bỏ được. Với hàm
lượng rất nhỏ. Thông thường đây là các hợp chất hoà tan có độc tính cao hoặc có mùi,
vị và màu rất khó chịu.

+Các chất hấp thụ thường là than hoạt tính, đất sét hoạt tính, silicagen, keo nhôm, một
số chất tổng hợp hoặc chất thải trong sản xuất như xỉ tro, xỉ mạt sắt.

-Tuyển nổi:

Các phần tử phân tán trong nước có khả năng tự lắng kém, nhưng có khả năng kết
dính vào các bọt khí nổi lên trên bề mặt nước. Sau đó người ta tách các bọt khí cùng
các phần tử khí ra khỏi nước.

-Phương pháp tuyển nổi được dung rộng rãi trong luyện kim , thu hồi khoáng sản quý
và cũng được dung trong xử lí nước thải.

-Trao đổi ion:

-Thực chất của phương pháp trao đổi ion là một quá trình trong đócác ion trên bề mặt
chất rắn trao đổi với các ion có cùng điện tích trong dung dịch khi tiếp xúc với nhau.
Các chất này gọi là các ionit. Chúng hoàn toàn không tan trong nước.

Phương pháp này làm sạch nước nói chung, phổ biến nhất là dùng để làm mềm nước,
loại ion Ca2+ và Mg2+ Ra khỏi nước cứng.

-Khử khuẩn:

-Dùng các hoá chất có tính độc đối với vi sinh vật, tảo, động vật nguyên sinh, giun,
sán để làm sạch nước, đảm bảo tiêu chuẩn vẹ sinh để đổ vào nguồn hoặc tái sử dụng.
Khử khuẩn hay sát khuẩn có thể dung hoá chất hoặc tác nhân vật lí như Ozon, tia tử
ngoại…

1.4.3.Xử lí nước thải bằng phuơng pháp sinh học:


-Xử lí nước thải bằng phương pháp sinh học dựa trên hoạt động sống của vi sinh vật,
chủ yếu là vi khuẩn di dưỡng hoại sinh, trong đó có nước thải. Quá trình hoạt động

Nguyễn Văn Hiếu Page 14


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

của chúng cho kết quả là các chất hữu cơ gây nhiễm bẩn được khoáng hoá và trở
thành những chất vô cơ trong nước và hàng loạt các yếu tố ảnh huởng khác.

-Vi sinh vật có trong nước thải sử dụng các hợp chất hữu cơ và một số kháng chất làm
nguồn dinh dưỡng và tạo ra năng lượng. Quá trính dinh dưỡng làm cho chúng sinh sản
làm tăng số lượng tế bào (tăng sinh khối), đồng thời làm sạch (có thể là gần hoàn
toàn) các chất hữu cơ hoà tan hoặc các hạt keo phân tán nhỏ. Do vậy, trong xử lí sinh
học, người ta phải loại bỏ các chất thô ra khỏi nước thải trong giai đoạn xử lí sơ bộ.
Đối với các các tạp chất vô cơ có trong nước thải thì phương pháp xử lí sinh học có
thể khử các muối sulfat muối amon, nitrat…các chất chưa bị oxi hoá hoàn toàn. Sản
phẩm của quá trình phân huỷ này là khí CO2, nước, khí N2, ion sulfat.

-Các quá trình sinh học chủ yếu trong xử lí nước thải

+Các quá trình sinh học dung trong xử lí nước thải đều xuất xứ trong tự nhiên. Nhờ
thực hiện các biện pháp tăng cưòng hoạt động của vi sinh vật trong công trình nhân
tạo quá trình làm sạch chất bẩn diẽn ra nhanh hơn. Trong thực tế hiện nay người ta
vẫn tiến hành xư lí nước thải bằng phương pháp sinh học ở điều kiện tự nhiên và điều
kiện nhân tạo tuỳ thuộc khả năng kinh phí, yêu cầu công nghệ, địa lí cùng hang loạt
các yếu tố khác. Nói chung, các quá trình sinh học trong xử lí nước thải gồm năm quá
trình chủ yếu sau: quá tình hiếu khí, quá trình kị khí, quá tình trung gian-anoxic, quá
trình tuỳ tiện và quá trình ở ao hồ. Từ những quá trình chủ yếu này lại thêm các quá
trình phụ như sinh trưởng lơ lửng, quá trình dính bám.

1.4.4.Xử lí nước thải bằng phương pháp tổng hợp


-Tuỳ theo từng loại nước thải với các thành phần khác nhầum ta có thể sử dụng 3
phương pháp trên một cách riêng biệt . Nhưng trong thục tế thì nước thải sau khi được
sử dụng, nhất là nước thải công nghiệp sẽ qua nhiều giai đoạn làm nguồn nước bị ô
nhiễm với nhiều thành phần rất phức tạp. Việc xử lí các nguồn chất thải này cần có
một phương pháp tổng hợp để xử lí hầu hết các thành phần cặn, chất độc trong nước.

1.5. Công nghệ xử lý nước thải nói chung


Tại các khu công nghiệp khu chế xuất nước thải thường được tập chung vào
một nơi để tiến hành xử lý trước khi được thải ra môi trường. Nước thải trong các khu
Nguyễn Văn Hiếu Page 15
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

công nghiệp đều độc hại phải qua rất nhiều các công đoạn như xử lý sơ cấp, trung cấp
và cấp ba.

Hình 1.2 dưới đây là quy trình công nghệ phổ biến đang được áp dụng hiện nay.

Hình 1.:Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải.

Nguyễn Văn Hiếu Page 16


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

1.5.1 Quá trình xử lý cấp I


Nước thải chảy qua song chắn rác, khoảng cách các song 1-3 inch, nhăm giữ lại
các chất rắn co kích thước lớn. Chánh làm hỏng bơm và các thiết bị khác. Sau đó nước
thải được bơm từ hầm chắn rác lên đến bể sơ cấp.

Tiếp theo nước thải được đưa vào bể lắng sơ cấp, trong 1-2 giờ dòng chảy được làm
chậm cho phép các chất rắn nặng hơn lắng xuống đáy còn các vật chất nhẹ thì nổi lên,
ở cuối quá trình này các rác nổi và mỡ được vớt khỏi bề mặt. Bùn lắng sơ cấp được
đưa vào các thiết bị tách chất rắn,thiết bị này dùng lực ly tâm để tách cát,đa mạt và sỏi
sau đó được trở ra bãi đá bùn sau khi tách được mang đi xử lý tiếp.

1.5.2. Xử lý cấp II
Là quá trình xử lý chủ yếu căn cứ nguồn gốc phát sinh chất thải mà ta lựa chọn
phương pháp hóa học hay sinh học hoặc kết hợp cả hai phương pháp.đối với các chất
vô cơ thường thiên về các biện pháp hóa học để lợi dụng khả năng diễn ra nhanh
chóng của các phản ứng hóa học để tách pha bằng kết tủa hoặc bay hơi. Đối với các
chất hữu cơ, có hai loại. Một loại có nguồn gốc từ động vật và thực vật dùng làm thực
phẩm gồm bốn đại phân tử trong tự nhiên là Gluxit, Lipit, protein, Axit nucleic. Các
phần tử này nhờ vi sinh vật phân giải được nên dùng các phương pháp sinh học để xử
lý.

1.5.3. Xử lý cấp III


Là quá trình xử lý tiếp theo nhưng đắt tiền nhằm đạt tới mức độ nước cấp và tái
xử dụng được. Đó là các biện pháp vi lọc, thẩm thấu ngược trao đổi ion hấp phụ bằng
than hoạt tinh sát trùng bằng clo hoặc ozon.

Nguyễn Văn Hiếu Page 17


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

CHƯƠNG II: TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở PHỐ NỐI -
HƯNG YÊN

2.1. Quy trình hoạt động của nhà máy

Mô Tả Quá Trình Hoạt Động


Nước thải từ các nhà máy, sau khi đo lưu lượng được tập hợp vào kênh trung
tâm, kênh này dẫn nước thải thu gom được tới lưới lọc dạng thanh quay tròn để loại
bỏ toàn bộ các tạp chất thô ra.
a. Lưới lọc tinh dạng thanh
Bộ phận chủ yếu của lưới lọc dạng thanh là lưới dạng phên quay tròn, chúng loại
bỏ các tạp chất rắn ra khỏi dòng nước thải. Do vậy, lưới này hoạt động an toàn và
hoàn toàn không bị bít tắc. Kết cấu bao gồm phiên lọc tinhquay tròn được đặt trực
tiếp trong kênh. Các chất rắn do nước chuyển tới được phiên lọc thu giữ lại, được
răng cào đưa lên, và được dẫn lên cao hơn phía sau lưới, ngay sau đĩa răng kéo.
Thanh trượt làm cho bộ phận lọc tự làm sạch do các móc răng luồn vào giữa các
cánh tay của hàng phiên lọc tiếp sau.
Sau khi qua lưới lọc nước chảy vào bể thu gom trung tâm bởi trọng lực và từ đó
chúng sẽ được bơm vào bể điều hòa.

Hình 2.1 : Lưới lọc tinh dạng thanh.

Nguyễn Văn Hiếu Page 18


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

b. Bể điều hòa
Mục đích chính của bể điều hòa là hạn chế chi phí vận hành của hệ thống thiết bị
bằng cách làm cân bằng các chỉ số cề dòng chảy, nồng dộ ô nhiễm, độ pH, nhiệt độ,
v.v… dẫn tới khống chế tốt hơn mức tiêu thụ năng lượng, lượng oxi đưa vào, và cuối
cùng định lượng các chất đông tụ và keo tụ được chính xác hơn.
Bể điều hòa được trang bị các thiết bị khuấy trộn để tạo ra hỗn hợp đồng thể
trong bể, để giữ cho các chất rắn ở trạng thái huyền phù nhằm ngăn ngừa sự hình
thành khí bẩn độc hại. Từ bể điều hòa nước được bơm vào hệ thống xử lí đông tụ,
keo tụ, tuyển nổi.
Bùn sinh học dư thừa từ bể thanh lọc sẽ được đưa vào bể điều hòa. Điều này
nhằm tạo thành bùn đồng thể chảy vào hệ thống làm khô bùn cuối cùng.

Hình 2.2: Bể điều hòa.

c. Đông tụ, keo tụ và tuyển nổi


Trong thiết bị keo tụ sử dụng hóa chất ô nhiễm dạng keo và huyền phù thành
dạng bong nhỏ giống như một khối kết tụ có thể tách ra khỏi nước bằng quá trình
tuyển nổi.

Nguyễn Văn Hiếu Page 19


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Do thực tế có sử dụng chất đông tụ là axit nên sẽ làm giảm trị số pH trong quá
trính đông tụ. Để duy trì độ pH của dòng nước thải đang xử lí với nước thải sau xử lí
chảy ra yêu cầu sử dụng chất trung hòa trong thiết bị keo tụ.
Các hóa chất dùng cho cả đông tụ lẫn keo tụ được định lượng một cách chính xác
nhờ có bơm định lượng trong thiết bị keo tụ dạng ống. loai thiết bị keo tụ này bao
gồm một hệ thống các đường ống và khuỷu nối khép kín. Thiết bị keo tụ sẽ được
cung cấp 2 bộ khuấy trộng dạng Venturi để tạo ra năng lượng khuấy trộn theo yêu
cầu.
Khi xử lí thuốc nhuộm hoạt tính có thể xử dụng 1 lọai chất đông tụ sau đặc biệt.
Không giống với các thiết bị keo tụ dạng bể thông dụng, thiết bị này có dạng bình
phản ứng với dòng chảy lí tưởng. Năng lượng khuấy trộn yêu cầu được tạo ra bằng
cách trao đổi năng lượng do hình thành dòng chảy rối. Thiết bị keo tụ dạng ống có
những ưu điểm sau:
- Cấp định lượng hóa chất rất chính xác
- Thời gian khuấy trộn và phản ứng rất ngắn

Những yếu tố này làm tiết kiệm đáng kể diện tích, năng lượng và hóa chất xử dụng.

Ở phần cuối của các thiết bị keo tụ, dòng chảy tiếp cận nước đã bão hòa bằng
luồng khí (nước tuần hoàn trở lại), phát sinh từ phía dẫn ra của thiết bị tuyển nổi.

Nước từ thiết bị keo tụ được dẫn tới thiết bị tuyển nổi. các đám bông cặn lớn
được loại bỏ bằng quy trình tuyển nổi không khí hòa tan (DAF). Mỗi thiết bị tuyển
nổi bằng không khí hòa tan (DAF) sẽ gồm có một bể hình chữ nhật nối kết với các
thiết bị keo tụ dạnh ống. Nước từ thiết bị dạnh ống và bùn dư chảy qua 1 hệ thống
phân phối đặc biệt để đưa vào thiết bị tuyển nổi.

Trong thiết bị tuyển nổi hỗn hợp bùn và nước sẽ bị phân tách bởi hàng tỉ bọt
không khí được phun và gắn chặt vào các đám bông cặn keo tụ. Tất cả các đám bông
bùn keo tụ có bọt khí dính vào sẽ nhanh chóng nổi nên mặt nước. Các lớp bông nôi
lên được hớt đi bằng thiết bị nạo quét được một hàm lượng chất rắn-khô cao trong
bùn. Hỗn hợp bùn tuyển nổi sẽ được bơm vào hệ thống làm khô bùn kiểu lắng gạn.

Nguyễn Văn Hiếu Page 20


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Các chất rắn sa lắng được gom xuống dưới đáy của thiết bị tuyển nổi và sẽ
được đưa ra máng thu gom cặn lắng. Nước đã xử lí sẽ chuyển sang bể tiếp xúc của
hệ thống xử lí sinh học.

Hình 2.3: bể tuyển nổi.


d. Làm khô bùn

Bùn từ khoang chứa bùn của thiết bị tuyền nổi sẽ được bơm vào thiết bị lắng cặn
bằng bơm kiểu bánh răng trục vít. Ngay trước khi tiếp cận thiết bị lắng gạn chất điện
ly cao phân tử được bơm phun vào ống cấp bùn.

Chất điện ly cao phân tử đảm bảo tạo lên các đám bông bùn rất bền vững có thể
chịu được lực ly tâm ở bên trong thiết bị lắng gạn bùn. Lực ly tâm đẩy nước tự do
trong đám bông ra khỏi bùn, điều này làm tăng hàm lượng chất rắn – khô và giảm
thể tích bùn.

Thiết bị lắng gạn – 2 pha phân tách bùn thành 1 pha rắn và 1 pha nước – nhũ
tương. Sự phân tách này diễn ra trong 1 roto hình nón – trụ nằm ngang có 1 băng tải
xoáy ốc. Băng tải liên tục đưa chất rắn ra ngoài, quay cùng hướng với roto nhưng với
tốc độ hơi khác 1 chút.

Nguyễn Văn Hiếu Page 21


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Nước thải được cấp vào khoang rộng phía đáy roto qua 1 ống dẫn vào trung tâm
nằm trong thân rỗng của băng tải. Khi ra khỏi ống dẫn vào nước thải đã cấp được
đẩy vào khoang roto bằng 1 lực ly tâm rất mạnh.

Các chất rắn có trong nước thải đưa vào được lắng xuống thành 1 lớp trên thành
roto, tách rời khỏi chất lỏng để thành 1 vòng bên trong, độ dày của chúng được xác
định bởi vị trí của vòng điều chỉnh gồm 2 phần ở khoang rộng dưới đáy roto. Băng
tải xoáy ốc chuyển các chất rắn xuống khoang hẹp dưới đáy roto và tại đây chúng bị
lực ly tâm đẩy ra ngoài.
Chất lỏng chảy tràn qua ngưỡng tràn ở khoang đáy rộng. Cả chất lỏng lẫn chất
rắn đều bị đưa ra khỏi thiết bị lắng gạn bằng trọng lực.
Nước từ bể đệm chứa nước thải đã xử lý sẽ được sử dụng làm nước trong sạch.
Cả nước được lấy ra từ bùn và nước làm sạch cho tiêu thụ đều được dẫn ngay trở
lại hệ thống xử lý nước thải. Bùn đã làm khô được máy khoan thong đưa ra bể chứa
phía ngoài khu vực xử lý chính.

Hình 2.4: máy ép bùn.


e. Xử lý sinh học
Sau các bước sàng lọc, điều hòa, điều chỉnh pH và xử lý CFF (đông tụ, keo tụ,
tuyển nổi), nước thải sẽ được xử lý trong hệ thống bùn hoạt tính loại STORK AQUA
BIOCLAR.
Quá trình xử lý cơ bản như sau:
Nguyễn Văn Hiếu Page 22
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Nước thải được dẫn vào “bể tuyển chọn” hay “bể tiếp xúc” để hạn chế sự phát
triển loại vi sinh dạng sợi mảnh (loại vi sinh nay làm khó khăn cho việc tách bùn
hoạt tính).
Sau bước “tuyển chọn”, nước thải sẽ chảy vào bể thông khí có chứa đầy hỗn hợp
nước – bùn hoạt tính, được gọi là “hỗn hợp chất lỏng”. Bùn hoạt tính là kết khối vi
sinh vật. Khi có mặt Ôxi các vi khuẩn này sẽ phân giải những chất có khả năng phân
giải bằng vi sinh trong nước thải.
Ôxi được cung cấp cho nước thải nhờ hệ thống thông khí bề mặt. Hỗn hợp chất
lỏng được giữ không kết lắng do tác động khuấy trộn và cuốn xoáy gây ra bởi các
bọt khí.
Nước thải được dẫn ra liên tục bằng cách chuyển hỗn hợp chất lỏng vào thiết bị
thanh lọc. Thiết bị này tách bùn ra khỏi nước đã xử lý. Nước tinh khiết chảy tiếp ra
và bùn thì được dẫn quay lại hệ thống.
Hệ thống thông khí được thiết kế để phân hủy các hợp chất có khả năng phân giải
vi sinh có trong nước thải. Nói chung các chất gây ô nhiễm thường bao gồm các hợp
chất của cacbon, hiđrô, và nitơ.
Trong quá trình thong khí các chất ô nhiễm sẽ bị phân giải (ôxi hóa) dần dần bởi
vi sinh vật. Và cuối cùng hầu hết chúng sẽ bị chuyển hóa thành điôxit cacbon, nước
và nitrat. Các hợp chất này không góp phần làm ảnh hưởng đến lượng BOD 5 và
COD. Song nồng độ nitrat cao lại không được phép có trong nước thải. Có thể giảm
nồng độ nitơ bằng cách biến đổi nitra thành nitơ. Quá trình này gọi là nitơ và diễn ra
không có ôxi, hoặc là trong bể không khí khi hệ thống thông khí bề mặt ngừng hoạt
động, hoặc trong bể phân tách nitơ không thông khí.
Các vi sinh vật sẽ chỉ phân giải các chất ô nhiễm thành các sản phẩm không độc
hại nêu trên nếu như lượng các chất ô nhiễm làm “thức ăn” cho vi sinh được giữ ở
mức rất thấp.Trong điều kiện đó, vi sinh sẽ hoàn toàn bị bỏ đói và sẽ phân giải mọi
nguồn “thức ăn” có thể có được để giải phóng đủ năng lượng nhằm duy trì sự sống
của chúng. Chúng sẽ khó có đủ thức ăn để phát triển hay sinh sôi. Hệ thống bỏ đói
liên tục vi sinh này được gọi là hệ thống bùn hoạt tính tải lượng thấp.

Nguyễn Văn Hiếu Page 23


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Để có đủ thức ăn cho vi sinh có thể tồn tại, cần duy trì một số lượng giới hạn nhất
định vi sinh. Việc này đạt được bằng cách loại bỏ vi sinh dư thừa (được gọi là “bùn
dư” hay “bùn thải”).
Trong quá trình xử lý sinh học nước thải tiến hành các bước sau:
- Xử lý sinh học
- Tách bùn ra khỏi nước
- Loại bỏ bùn dư

Hình 2.5 :Bể thông khí sinh học.

* Xử lý sinh học

Tiến hành xử lý sinh học trong bể thông khí. Do áp dụng công nghệ xử lý vi sinh
hiếu khí “lương thải thấp”, nên hầu hết các ô nhiễm hưu cơ được dung để nuôi sống
vi sinh, số lượng chúng khó có thể tăng lên, làm hạn chết đáng kể việc sản sinh bùn
dư.

Áp dụng qui trình xử lý vi sinh của STORK AQUA có những ưu điểm sau:

1. Giảm mạnh tải lương “nhu cầu ôxi sinh hóa” BOD5
2. Làm cho bùn hoạt tính tăng trưởng ít
3. Hầu như không gây mùi khó chịu do phân giải mạnh các chất hữu cơ dễ bay
hơi cũng như các chất khác có mùi khó chịu.
Nguyễn Văn Hiếu Page 24
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

4. Tiêu thụ năng lượng tương đối thấp do hệ thống không khí cấp ôxi hiệu quả
cao.
5. Yêu cầu giám sát ở mức độ tối thiểu do mức tự động hóa cao.

* Phân tách bùn

Bùn hoạt tính phải được phân tách khỏi hỗn hợp chất lỏng. chúng được thực hiện
bằng cách dẫn dòng hỗn hợp bùn – nước từ bể thông khí vào thiết bị thanh lọc một
cách liên tục. Trong thiết bị thanh lọc hỗn hợp bùn – nước được tách riêng. Bùn sẽ
lắng và tập trung xuống đáy thiết bị; sau đó chúng sẽ rơi vào bể thu góp. Từ bể thu
góp bùn, dòng thải sẽ được phân thành 2 dòng, dòng bùn chính được dẫn quay trở lại
bể tiếp xúc và một phần nhỏ là bùn dư được thải ra.

Nước đã xử lý tinh khiết sẽ được thu gom vào phần trên của thiết bị thanh lọc và từ
đó chảy vào bể đệm. Từ bể đệm này nước sẽ được bơm vào bộ lọc than hoạt tính.

Hình 2.6 :phân tách bùn trong bể thanh lọc.


* Loại bỏ bùn dư thừa Bùn dư thừa được thải ra liên tục vào bể điều hòa rồi tiếp đến
thiết bị đông tụ - kéo tụ - tuyển nổi (CFF). Sau khi qua thiết bị tuyển nổi dòng bùn
hỗn hợp sẽ được làm khô trong thiết bị tách nước để giảm tổng thể tích bùn thải.

i. Lọc than hoạt tính

Nguyễn Văn Hiếu Page 25


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Sauk hi xử lý cracking mầu còn lại, nước được bơm vào ACF (bộ than hoạt tính).

Than hoạt tính là vật liệu xốp (vì thế có bề mặt lớn và dung tích nhỏ), chủ yếu là
cacbon nguyên tố với cấu trúc giống như graphit. Nhờ bề mặt lớn, than hoạt tính làm
chất hấp phụ rất thích hợp. Than hoạt tính là một trong những chất hấp phụ chính
được sử dụng trong xử lý nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ hoàn toàn.
Các hợp chất làm mục tiêu của xử lý than hoạt tính là các chất hữu cơ hòa tan, ít hay
không hoặc có khả năng phân giải vi sinh, các hợp chất thơm halogen hóa, dầu tan,
các halogen hữu cơ hấp phụ.

Các chất rắn sa lắng lên than có thể được loại bỏ bằng rửa ngược. Nước dung cho
rửa ngược được bơm ở dạng dòng chảy ngược từ bể chứa nước thải đã xử lý.

Hình 2.7 : Nước thải được đưa qua các Tank than hoạt tính.

Nguyễn Văn Hiếu Page 26


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

k. Khử trùng và tái tuần hoàn dòng nước đã xử lý

Khử trùng dòng nước đã xử lý

Trong bước xử lý cuối cùng trước khi đưa ra môi trường nước thải sẽ được khử trùng
bằng Canxiumhypoclorit. Nước sẽ được chiếu tia tử ngoại. Sau khi qua thiết bị cất
bậc thềm phần lớn nước sẽ được thoát ra sông hồ. Một lượng nhỏ được quay vòng
trở lại khu vực xử lý nước thải.

Tái tuần hoàn nước thải đã xử lý

Nước đã khử trùng rất trong sạch và hầu như thích hợp cho việc tái sử dụng chúng
cho nhiều công đoạn xử lý ít gây rủi ro trong khu vực xử lý chính. Nói chung chung
thường được sử dụng lại ở nhũng nơi mà nước không tiếp xúc với người hay vật. Để
có thể tái sử dụng được thì trong nước phải không được tồn tại các sinh vật hữu cơ
(đặc biệt là các vi khuẩn và virut) và các chất rắn huyền phù, nên đã xử dụng trạm
nước có áp lực để chuyển nước quay vòng trở lại. Lượng nước dư thừa được thải ra
kênh.

Hình 2.8: Nước được khử trùng bằng Clo trước khi thải ra môi trường.

2.2.KHẢO SÁT CÁC CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH TRONG


HỆ THỐNG
2.2.1. Khảo sát về cảm biến trong hệ thống
Định nghĩa
Nguyễn Văn Hiếu Page 27
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Các đại lượng vật lý là đối tượng đo lường như nhiệt độ, áp suất…được gọi là các đại
lượng cần đo m sau khi tiến hành các công đoạn thực nghiệm cần đo m (dùng các
phương tiện điện tử để xử lý tín hiệu) ta nhận được đại lượng điện tương ứng ở đầu ra.
Đại lượng điện này cùng với sự biến đổi của nó chứa đựng tất cả cá thông tin cần thiết
để nhận biết m.Việc đo đạc m thực hiện được là nhờ các cảm biến.

-Cảm biến là một thiết bị chịu tác động của đại lượng cần đo m không có tính chất
điện và cho ta một đặc trưng mang bản chất điện (điện tích, điện áp, dòng điện, điện
áp, trở kháng ) ký hiệu là s đặc trưng điện của s là hàm của đại lượng cần đo m:

s = F( m )

s : đại lượng đầu ra

m : đại lượng đầu vào kích thích

đại lượng cần đo m CẢM BIẾN đại lượng điện s

-Đối với mọi loại cảm biến để khai thác biểu thức trên cần phải chuẩn cảm biến : với
một loạt giá trị đã biết chính xác, đo giá trị tương ứng của s và dựng đường cong
chuẩn:

si

mi
m
-Đường cong này cho phép xác định mọi giá trị của m từ s để dễ sử dụng thông
thường người ta chế tạo cảm biến sao cho có sự liên hệ tuyến tính giữa biến thiên đầu
ra Δs và biến thiên đầu vào Δm :

Δs=S . Δm ; S: độ nhạy của cảm biến

Nguyễn Văn Hiếu Page 28


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Một vấn đề quan trọng của cảm biến là chúng phải được chế tạo sao cho độ nhạy của
chúng không đổi nghĩa là S ít phụ thuộc vào các yếu tố sau:

-các giá trị của đại lượng cần đo m (độ tuyến tính ) và tần số thay đổi của nó ( dải
thông ).

-Thời gian sử dụng

-Ảnh hưởng của các đại lượng vật lý không phải đại lượng cần đo.

2.2.2. Các cảm biến

2.2.2.1.Lưu lượng kế:


-Có cấu tạo gồm một phao nhỏ đặt trong một ống thẳng đứng hình nón

Ở trạng thái cân bằng phao chịu tác động chủ yếu bởi lực Archimede, lực cản và trọng
lượng. Trạng thái cân bằng này được biểu diễn bằng phương trình:

2
ρ . Sv
ρ . g. V +C x . =ρ0 . g .V
2

V: thể tích của phao

ρ0 :khối lượng riêng của phao

v : vận tốc của chất lưu

ρ : khối lượng riêng của chất lưu

Nguyễn Văn Hiếu Page 29


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

C x : là hệ số lực cản và S là hình chiếu của phao trên mặt phẳng



vuông góc với vận tốc v , S = ( π . D ) /4 .
2

g : gia tốc trọng trường

vị trí của phao được xác định sao cho vận tốc v được biểu diễn bởi biểu thức ( từ điều
kiện cân bằng của các lực tác dụng lên phao ).

v=
√ ( )
2 . g . v ρ0
Cx . S ρ
−1

Đường kính D của ống dẫn thay đổi tuyến tính theo chiều cao z :

D=D0 +a. z

Cho nên biểu thức lưu lượng có dạng:

Q=
π
4
( [
D0 +a. z )2 −D20 . ] √
Cx.S ρ ( )
2 . g . v ρ0
−1

Nếu sự thay đổi của đường kính ống rất nhỏ thì trên thực tế biểu thức của Q sẽ là :

Q=√ π a . z .
√ Cx . S ρ( )
2. g. v ρ0
−1 =k . z

Để đo lưu lượng cách đơn giản nhất là chia độ trên ống thuỷ tinh để tiện xử lý kết
quả đo có thể nối phao với chiếc cần nhỏ có liên hệ cơ với lõi biến thế vi sai để
chuyển đổi tín hiệu cơ thành điện.

2.2.2.2.Điện cực đo độ PH:


Độ PH ( logarit của hoạt độ của các ion H + ) thể hiện tính axit của dung dịch. Trên
thực tế việc đo độ PH được tiến hành trên nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp
hoá học, nông nghiệp, xử lý nước thải…

Nguyễn Văn Hiếu Page 30


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Năm 1904 Habel nhận thấy một số loại thuỷ tinh ( có thành phần xác định ) là chất
dẫn điện yếu, điện thế phân cách của một màng thuỷ tinh dẫn điện dung nước phụ
thuộc vào độ PH của dung dịch và tuân theo định luật Nernst:

RT
E=E 0 + ln a +

F H

E : Điện thế chuẩn của điện cực ( với một điện cực so sánh trước)

aH+ : hoạt độ của ion H+

-Điện cực màng thuỷ tinh có thành phần là một màng mỏng hình cầu, hình trụ hoặc
hình côn làm từ thuỷ tinh có thành phần đặc biệt , màng được hàn với một ống thuỷ
tinh có điện trở cao, thể tích bên trong của điện cực ( màng hình cầu) chứa dung dịch
có độ PH đã biết trước ( thường PH gần bằng 7 ) trong đó có đặt phần tử so sánh nội.
Để đo độ PH chỉ cần đặt điện cực thuỷ tinh vào trong dung dịch và đo hiệu điện thế
xuất hiện giữa phần tử so sành nội của nó với điện cực so sánh cùng nằm trong dung
dịch này. Điện cực thuỷ tinh và điện cực so sánh được nối với một PH- met, thực PH-
met là một mili vôn kế có trở kháng đầu vào rất lớn ( Ze ¿ 1012 Ω ) kết hợp với một
mạch chuyển đổi tín hiệu điện thế thành tín hiệu số theo đơn vị PH.

Nếu tính đến các phần tử khác nhau có mặt trong cấu trúc đo thì hiệu điện thế giữa
điện cực thuỷ tinh và điện cực so sánh được viết dưới dạng:

Ess2 điện cực


Ess1 phần tử so sánh nội
so sánh
E

Dung dịch điền đầy (độ PH đã


Nguyễn Văn Hiếu biết) Page 31
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Màng thuỷ tinh hình cầu


H inc
+

Hình 2.9: Điện cực đo PH


2,3 RT 2,3 RT
E=E SS 1 + Eas −E SS 2 −E j− log ( H +C ) + log ( H +inc )
F F

Ess1 : Điện thế của phần tử so sánh nội của điện cực thuỷ tinh

Ess2 : Điện thế của điện cực so sánh

Ej : Điện thế của chuyển tiếp lỏng tồn tại giữa dung dịch điền đầy điện cực
so sánh và dung dịch nghiên cứu

Eas : Điện cực bất đối xứng của màng thuỷ tinh.

Nguyễn Văn Hiếu Page 32


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 2.10: Thiết bị đo PH


2.2.3.3. Cảm biến siêu âm mức nước
Mục đích là xác định được mức độ hoặc khối lượng chất lỏng trong bình chứa.
Trong trạm xử lý nước thải ở nhà máy sử dụng cách xác định theo ngưỡng cao và
ngưỡng thấp. Khi xác định theo ngưỡng, cảm biến đưa ra dạng nhị phân cho biết
thông tin về tình trạng hiện tại mức ngưỡng có đạt hay không.

Siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn tần số âm nghe thấy (trên 20kHz).
Thính giác của con người rất nhạy cảm với dải tần số từ âm trầm (vài chục Hz) đến
các âm thanh rất cao (gần 20kHz). Một số loài vật như dơi, ong có thể cảm nhận được
siêu âm. Cảm biến siêu âm là thiết bị dùng để xác định vị trí của các vật thông qua
phát sóng siêu âm.

Cảm biến tiệm cận siêu âm có thể phát hiện ra hầu hết các đối tượng là kim loại
hoặc không phải kim loại,chất lỏng hoặc chất rắn,vật trong hoặc mờ đục (những vật có
hệ số phản xạ sóng âm thanh đủ lớn)

Ứng dụng: Từ lâu, siêu âm đã được ứng dụng trong thực tế như:
- Rada siêu âm (Sona) dùng để phát hiện các mục tiêu dưới nước như thăm đò đáy
biển, phát hiện tàu ngầm, đàn cá.Ưu điểm của siêu âm là ít bị suy giảm trong môi
trường nước.
- Phát hiện phóng điện cục bộ trong máy biến áp (MBA). Khi có phóng điện cục bộ
trong MBA sẽ phát sinh sóng siêu âm lan truyền trong dầu. Nhờ bộ cảm biến siêu âm
gắn trên thùng dầu có thể phân tích sóng tới và sóng phản xạ của nguồn phóng điện và
định vị chính xác vị trí dây quấn MBA có phóng điện cục bộ. Trong ngành y tế, rada
siêu âm giúp các bác sĩ có thể nhìn rõ cấu trúc nội tại của cơ thể, chẩn đoán chính xác

Nguyễn Văn Hiếu Page 33


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

khối u, thai nhi- Siêu âm còn được ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật gia công kim loại.
Sóng siêu âm là sóng cơ đàn hồi mang năng lượng, có thể làm sạch bề mặt các chi tiết
trước khi gia công như mạ, hàn- Trong kĩ thuật đo và kiểm tra công nghiệp, việc đo và
phân tích tiếng dội khi chùm siêu âm được chiếu lên bề mặt kiểm tra có thể giúp ta
phát hiện được trạng thái bề mặt và các khuyết tật bên trong cấu trúc

- Ngoài ra cảm biến siêu âm dùng để điều khiển mực chất lỏng,đo khoảng cách độ
cao hay vị trí của phiến gổ trên dây chuyền,dùng để phát hiện ra người,phát hiện dây
bị đứt,phát hiện xe,phát hiện chiều cao….và nhiều ứng dụng quan trọng khác trong
cuộc sống

Một số hình ảnh về cảm biến siêu âm.

Hình 2.11 :hình dạng của cảm biến mưc nước.


Cấu tạo của cảm biến siêu âm.

Cảm biến siêu âm gồm có 4 phần chính

1/Bộ phận phát và nhận sóng siêu âm

2/bộ phận so sánh

3/mạch phát hiện

4/mạch ngõ ra

Nguyễn Văn Hiếu Page 34


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Khi cảm biến nhận được sóng phản hồi,bộ phận so sánh sẽ tính toán khoảng
cách,bằng cách so sánh thời gian phát,nhận và vận tốc âm thanh.

Tín hiệu ngõ ra có thể là digital hoặc analog. Tín hiệu từ cảm biến digital báo có
hay không sự xuất hiện của đối tượng trong vùng cảm nhận của cảm biến.tín hiệu từ
cảm biến analog chứa đựng thông tin khoảng cách của đối tượng đến cảm biến.

Kĩ thuật cảm thuật cảm biến siêu âm dựa trên đặc điểm vận tốc âm thanh là hằng
số.thời gian sóng âm thanh đi từ cảm biến đến đối tượng và quay trở lại liên hệ trực
tiếp đến độ dài quảng đường.vì vậy cảm biến siêu âm thường được dùng trong các ứng
dụng đo khoảng cách.

Tần số hoạt động:nhìn chung là cảm biến công nghiệp hoạt động với tần số là từ
25khz đến 500khz.các cảm biến siêu âm trong y khoa thì hoạt động với tần số 5mhz
trở lên.tần số của cảm biến tỉ lệ nghịch với khoảng cách phát hiện của cảm biến,với
tần số 50khz thì phạm vi hoạt động của cảm biến có thể lên tới 10m hoặc hơn,với tần
số 200khz thì phạm vi hoạt động của cảm biến giới hạn ở mức 1m

Vùng hoạt động:là khu vực giữa 2 giới hạn khoảng cách lớn nhất và khoảng cách
nhỏ nhất. Cảm biến siêu âm có một vùng nhỏ không thể sử dụng gần cảm biến gọi là
khu vực mù. Kích thước và vật liệu của đối tượng cần phát hiện quyết định khoảng
cách phát hiện lớn nhất (vật xốp<bìa các tông<kim loại). Cảm biến siêu âm có thể
điều chỉnh khoảng cách phát hiện. Một số dạng cảm biến ngõ ra analog cho phép điều
chỉnh khoảng cách phát hiện,sau một khoảng xác định.khoảng cách phát hiện có thể
điều chỉnh bởi người sử dụng.

Ngoài ra để cảm biến siêu âm không phát hiện đối tượng dù chúng di chuyển
vào vùng hoạt động của cảm biến,người ta có thể tạo một lớp vỏ bằng chất liệu có khả
năng không phản xạ lại sóng âm thanh.

Khi sóng siêu âm phát ra và thu về, cảm biến siêu âm, một cách gián tiếp cho ta
biết vị trí các chướng ngại vật theo hướng quét của cảm biến. Khi đó, dường như trên
quãng đường đi từ cảm biến đến chướng ngại vật, sóng siêu âm không gặp bất cứ vật
cản nào, và đâu đó xung quanh vị trí mà thông số cảm biến ghi nhận được, có một
Nguyễn Văn Hiếu Page 35
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

chướng ngại vật. Và vì thế, cảm biến siêu âm có thể được mô hình hóa thành một hình
quạt, trong đó các điểm ở giữa dường như không có chướng ngại vật, còn các điểm
trên biên thì dường như có chướng ngại vật nằm ở đâu đó.

Bảng 2.1:Thông số kỹ thuật của cảm biến siêu âm vai trò cao SRF08

Điện áp 5V

Dòng 15mA

Tần số 40Khz

Phạm vi làm việc 3cm – 6m

Tín hiệu tương tự Biến thiên từ 94 – 1025


trong 32 bước

Đầu nối Bus tiêu chuẩn I2C

Đơn vị uS, mm.inches

Kích thước 43mm×20mm×17mm

2.2.4. Khảo sát các cơ cấu chấp hành


Hệ thông xử lý nước thải của nhà máy xử dụng tổng số 46 động cơ. Tổng công suất
lắp đặt 500KW/380V/50Hz. Mức tiêu thụ dự tính 340KW/380v/50Hz. Tất cả đều
dùng nguồn xoay chiều 3Fa, 380V, 50Hz.
Dưới đây là tên và thông số của từng động cơ, bơm nước.
Nguyễn Văn Hiếu Page 36
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

31M0 : Động cơ quay lưới lọc dạng thanh, công suất 0.37KW/động cơ.

51M0
52M0
53M0 :3 Động cơ bơm nước vào bể trung hòa, công suất 15.4KW/1 động cơ.

71M0 :Động cơ khuấy trộn trong bể trung hòa, công suất 8KW/động cơ.
76M0 : Bơm định lượng hóa chất H2SO4, công suất 0.37KW/động cơ.
77M0 :Bơm định lượng hóa chất NaOH, công suất 0.06KW/động cơ.

81M0
82M0
83M0 :3 Bơm ly tâm nạp liệu, công suất 7.5KW/1động cơ.

105M0
305M0 :2 Bơm định lượng thiết bị keo tụ, công suất 0.06KW/1 động cơ.

108M0
107M0 :2 Moto khuấy trộn Al2(SO4)3, công suất 1,5KW/1 động cơ.

103M0
303M0 :2 Bơm định lượng chất động tụ. Công suất 0.37KW/1 động cơ.

121M0
321M0 :2 Bơm định lượng chất điện ly cao phân tử. Công suât 0.37KW/1 động
cơ.

141M0
341M0 :2 Máy hớt bùn, công suất 0.25KW/1 động cơ.

131M0
Nguyễn Văn Hiếu Page 37
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

331M0 :2 Bơm tuần hoàn cho quá trình tuyển nổi, công suất 11KW/1 động cơ.

161M0
361M0 :2 Máy khoan thông liên tục làm lắng cát,công suất 0.37KW/1 động cơ.
153M0 :Moto khuấy trộn bùn,công suất 1.5KW/động cơ.
151M0 :Bơm định lượng bùn, công suất 0.37KW/động cơ.

225M0
225M2 :2 động cơ điều khiển Máy ép bùn,công suất 11KW/2 động cơ.

551M0
552M0
553M0 :3 Bơm ly tâm cấp nước vào bể thông khí sinh học, công suất.15.4KW/1
động cơ.
555M0 : Moto quạt khí khô trong bể lựa trọn,công suất 11KW/động cơ.
546M0 :Bơm định lượng chất nuôi, công suất 0.09KW/động cơ.

594M1
598MS1
894M1
898M1 :4 Moto khuấy trộn trong bể thông khí, công suất 75KW/1động cơ.

581M0 -> 881M0 :4 Moto khuấy trộn tốc độ cao, công suất 8KW/1động cơ.
630M0 :Moto điều khiển cầu quay,công suất 0.5KW/động cơ

640M0 -> 645M0 :6 Bộ bơm nạp liệu cho thiết bị lọc than hoạt tính ACF, công suất
4KW/1 động cơ.
771M0 :Thiết bị bơm rửa ngược cho thiết bị lọc than hoạt
tính(ACF).công suất 4.5KW
782M0 : Bơm nước bể khử trùng.công suất 1.2KW/động cơ.

Nguyễn Văn Hiếu Page 38


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Sơ đồ mạch động lực cho các motor và động cơ nói trên.

Nguyễn Văn Hiếu Page 39


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 2.12 :sơ đồ mạch lực

Nguyễn Văn Hiếu Page 40


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình2.13 : Sơ đồ mạch đảo chiều độngcơ.

2.2.5 Bảng I/O

Nguyễn Văn Hiếu Page 41


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Ký hiệu DI DO Ký hiệu Phân công

start I0.0

stop I0.0

31M0 I0.2 Q0.0 31M0 Dừng động cơ 31M0

32M0 I0.3 Q0.1 31MB5 Dừng động cơ 31MB5

51LB8 I0.4 Q0.3 51M0 Chạy bơm

Q0.4 52M0

51LB8 I0.5 Q0.5 51M0

Q0.6 52M0

76LB5 I0.6 Q0.7 76HH6 Chuông báo mức

76LB5 I0.7 Q1.0 76HH6 Đèn báo mức

77LB5 I1.0 Q1.1 76HH6

77LB5 I1.1 Q1.2 76HH6

I1.2 Q1.3 81M0

Q1.4 82M0

I1.3 Q1.5 81M0

Q1.6 82M0

Q1.7 81Y5 Mở van điện từ

Q2.0 82Y5 Đóng van điện từ

BF I1.4 Q2.1 107K7

Q2.2 108K7

Nguyễn Văn Hiếu Page 42


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Q2.3 105M0 Chạy bơm hóa chất

Q2.4 305M0 Dừng bơm hóa chất

108LB8 I1.5 Q2.5 121M0

2.2.6. Thiết bị đo lường (cảm biến + transmitter)

Đo độ pH
Transmitter CPM 223-PR0305: Cho phép nối với các loại đầu đo CPF81/82. Hiện
thị tại chỗ với màn hình LCD với 6 loại ngôn ngữ khác nhau. Hiển thị các giá trị đo
nhiệt độ, độ pH cùng một thời điểm. Ngoài ra còn cho phép báo động, cảnh báo và
điều khiển các thiết bị ngoại vi.

Bảng 2.2: Các thông số kỹ thuật Transmitter CPM 223-PR0305

Tên Đặc điểm


Số lượng kênh đo 2 (đo pH và nhiệt độ)
Màn hình hiển thị LCD
0/4 ÷ 20mA
Tín hiệu ra kênh pH và T0
Dòng báo lỗi 2,4 ÷ 22mA
Độ phân dải lớn nhất 700 digits/mA
Dải đo pH pH -2 ÷ 16
Độ dài cáp đến sensor pH Max.50m
Dải đo nhiệt độ
-5 ÷ +700C
Số lượng đầu ra kiểu Relay Max .4 (Dòng max.2A với tải cosϕ=1, tải kháng
cosϕ=0,4 max.500V)
Khối lượng 0,7 Kg
Kích thước 96×96×145mm
Nhiệt độ làm việc -10 ÷ +550C
Nguồn cấp 220VAC
Cấp bảo vệ IP65

Nguyễn Văn Hiếu Page 43


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Đầu đo CPF81: Loại đầu đo này có hai loại là tích hợp sensor đo nhiệt độ và
không tích hợp sensor nhiệt độ được thiết kế để đo trong môi trường nước thải công
nghiệp.

Bảng2.3 :Các thông số kỹ thuật đầu đo CPF81

Tên Đặc điểm


Dải đo pH 0 ÷ 14 pH
Độ phân dải 0,01 pH
Dải đo nhiệt độ 0 ÷ 1100C
Độ phân dải 0,10C
Cáp nối 7 m (Max.200m)
Sensor nhiệt độ NTC
Nhiệt độ môi trường -10 ÷ +550C
Áp suất 10 bar/800C ; 3 bar/+1100C
Cấp bảo vệ IP68
Nguồn cấp Theo đường transmitter

Đầu đo COS41: Loại đầu đo này có hai loại là tích hợp sensor đo nhiệt độ và
không tích hợp sensor nhiệt độ được thiết kế để đo trong môi trường nước thải công
nghiệp.

Nguyễn Văn Hiếu Page 44


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Bảng 2.4: Thông số kỹ thuật đầu đo COS41

Tên Đặc điểm


Dải đo DO 0 ÷ 20mg/L
Độ phân giải 0,01 mg/L
Dải đo nhiệt độ 0 ÷ 500C
Cáp nối 7 m (Max.50m)
Sensor nhiệt độ NTC
Nhiệt độ môi trường -5 ÷ +500C
Áp suất Max.10 bar
Cấp bảo vệ IP68
Nguồn cấp Theo đường transmitter

2.3 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN TỰ ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY
2.3.1 Hệ thông điều khiển giám sát trong nhà máy

Nhà máy sử dụng PLC S7-300 của siemens và hiển thị các thông tin trên màn hình
OP17. Toàn bộ các quá trình điều khiển vận hành của từng khâu được thực hiện tại
phòng điều khiển trung tâm và tại hiện trường.

Tình trạng của nhà máy hiện nay đang bị lỗi khiến cho việc vận hành rất khó khăn,
trên màn hình ngôn ngữ sử dụng là tiếng anh, không có bảng thông báo về thời gian
thực các sự kiện lỗi, không hình dung được toàn bộ hệ thống, không báo cáo bàn giao
được giữa các ca trực với nhau.

Hiện trạng nhà máy đang vận hành hoàn toàn bằng tay, công suất chỉ đáp ứng được
1/10 công suất thiết kế. Và chưa khắc phục được lỗi hệ thống.

Nguyễn Văn Hiếu Page 45


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình2.14: màn hình điều khiển OP17.

Hình 2.19: sơ đồ ghép nối PLC và OP17


Nguyễn Văn Hiếu Page 46
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Chức năng chính của OP17

- Hiển thị thông báo các sự kiện


- Thay đổi thông số (mức độ....) để vận hành tối ưu
- Thay đổi thời gian
Màn hinhf hiển thị thông báo gồm 8 dòng 40 ký tự mỗi lần thông báo

F1 đến F8 các phím chức năng

K1 đến K16 là các phím hệ có led

22 phím hệ thống dùng để cài đặt các thông số lắp đặt.

2.3.2 Giới thiệu về PLC


-Trong hệ thống điều khiển tự động hoá PLC được xem như một trái tim, với chương
trình ứng dụng được lưu trong bộ nhớ của PLC. Nó điều khiển trạng thái của hệ thống
thông qua tín hiệu phản hồi ở đầu vào, dựa trên nền tảng của chương trình logic để
quyết định quá trình hoạt động và xuất tín hiệu đến các thiết bị đầu ra.
PLC có thể hoạt động độc lập hoặc có thể kết nối với nhau và với máy tính chủ thông
qua mạng truyền thông để điều khiển một quá trình phức tạp.

2.3.3. Ưu thế của việc dùng PLC trong tự động hoá


-Thời gian lắp đặt ngắn.
-Dễ dàng thay đổi chương trình điều khiển mà không gây tổn thất.
-Thời gian huấn luyện sử dụng ngắn, bảo trì dễ dàng.
-Độ tin cậy cao, chuẩn hoá được phần cứng điều khiển.Thích ứng trong các
môi trường khắc nghiệt như: nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, điện áp thay đổi,…
-Rõ ràng so với hệ thống điều khiển dùng Rơle thì hệ thống điều khiển dùng PLC có
ưu thế tuyệt đối về khả năng linh động, mềm dẻo, và hiệu quả giải quyết bài toán cao.

2.3.4. Phần cứng của PLC S7-300


-PLC S7-300 được thiết kế theo kiểu module. Các module này sử dụng cho nhiều ứng
dụng khác nhau. Việc xây dựng PLC theo cấu trúc module rất thuận tiện cho việc thiết
kế các hệ thống gọn nhẹ và dễ dàng cho việc mở rộng hệ thống. Số các module được
sử dụng nhiều hay ít tuỳ theo từng ứng dụng, song tối thiểu bao giờ cũng có một

Nguyễn Văn Hiếu Page 47


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

module chính là module CPU. Các module còn lại là những module truyền và nhận
tín hiệu với đối tượng điều khiển bên ngoài, các module chức năng chuyên dụng…
Chúng được gọi chung là các module mở rộng.
 Các module mở rộng gồm có:
 Module nguồn (PS).
 Module mở rộng cổng tín hiệu vào/ra (SM), gồm có: DI, DO, DI/DO, AI,
AO, AI/AO.
 Module ghép nối (IM).
 Module chức năng điều khiển riêng (FM).
 Module phục vụ truyền thông (CP).

Hình 2.15: Cấu trúc của S7- 300


2..3.5 Module nguồn PS307 của S7-300
-Module PS307 có nhiệm vụ chuyển đổi nguồn xoay chiều 120/230V thành nguồn
một chiều 24V để cung cấp cho các module khác của PLC. Ngoài ra còn có nhiệm vụ
cung cấp nguồn cho các cảm biến và các cơ cấu tác động có công suất nhỏ.
-Module nguồn thường được lắp đặt bên trái hoặc phía dưới của CPU tuỳ theo cách
lắp đặt theo bề ngang hoặc theo chiều dọc.
-Module nguồn PS307 có 3 loại: 2 A, 5A và 10 A.

Nguyễn Văn Hiếu Page 48


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Mặt trước của module nguồn gồm có:


 Một đèn Led báo hiệu trạng thái điện áp ra 24 V.
 Một công tắc dùng để bật / tắt điện áp ra.
 Một nút dùng để chọn điện áp đầu vào là 120 VAC hoặc 230VAC.
 -Mặt sau của module gồm có các lỗ dùng để nhận điện áp vào và ra.

2.3.6 Khối xử lý trung tâm (CPU)


-Module CPU là loại module có chứa bộ vi xử lý, hệ điều hành, bộ nhớ, các bộ định
thời, bộ đếm và cổng truyền thông (RS485)… và có thể có một vài cổng vào/ra số.
Các cổng vào ra số này được gọi là cổng vào ra onboard.
-Trong họ PLC S7-300 các module CPU được đặt tên theo bộ vi xử lí có trong nó, như
: module CPU312, module CPU314, module CPU315,…
-Ngoài ra còn có các module được tích hợp sẵn cũng như các khối hàm đặt trong thư
viện của hệ điều hành phục vụ cho việc sử dụng các cổng vào /ra onboard, được phân
biệt bằng cụm chữ cái IFM (Intergrated Function Module). Ví dụ module CPU312
IFM, module CPU314 IFM… Bên cạnh đó còn có loại CPU với hai cổng truyền
thông, trong đó cổng thứ hai có chức năng chính là phục vụ nối mạng phân tán và kèm
theo phần mềm tiện dụng tích hợp sẵn trong hệ điều hành. Các loại module CPU này
được phân biệt bằng cách thêm cụm từ DP (Distributed port) trong tên gọi. Ví dụ:
module CPU315-2DP, module CPU316-2DP.

2.3.7 Module mở rộng cổng tín hiệu


-Digital Input Module: Module mở rộng các cổng vào số, có nhiệm vụ nhận các tín
hiệu số từ các thiết bị ngoại vi vào vùng đệm để xử lý, gồm có các module sau:
 SM 321 DI16xAC120 V
 SM 321 DI16xDC24 V
 SM 321 DI16x24VDC, interrupt
 SM 321 DI8xAC120/230V
 SM 321 DI32xDC24V,…
-Digital Output Module: Module mở rộng các cổng ra số, có nhiệm vụ xuất các tín
hiệu từ vùng đệm xử lý ra thiết bị ngoại vi, một số loại module ra số:
Nguyễn Văn Hiếu Page 49
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

 SM 322 DO16xAC120V/0.5A
 SM 322 DO16xDC24V/0.5A
 SM 322 DO 8xAC120/230V/1A, …
-Digital Input/ Output Module: module mở rộng các cổng vào/ra số. Tích hợp nhiệm
vụ của hai loại module trên. Gồm có các loại sau:
 SM 323 DI16/DO16x24V/0.5A
 SM 323 DI8/DO8x24V/0.5A
 SM 323 DI8/DO8xDC24V/0.5A…
-Analog Input Module: Module mở rộng các cổng vào tương tự, có nhiệm vụ chuyển
các tín hiệu tương tự từ bên ngoài thành các tín hiệu số để xử lý bên trong S7-300.
Gồm các loại module sau:
 SM 331 AI2x12bit
 SM 331 AI8x12bit
 SM 331 AI8x16bit…
-Analog Output Module: Module mở rộng các cổng ra tương tự, có nhiệm vụ chuyển
các tín hiệu số bên trong S7-300 thành các tín hiệu tương tự để phục vụ cho quá trình
hoạt động của các thiết bị bên ngoài. Gồm các loại module sau:
 SM 332 AO2x12bit
 SM 332 AO4x12bit
 SM 332 AO4x16bit…
-Analog Input/Output Module: là module tích hợp nhiệm vụ của hai loại trên. Gồm có:
 SM 334 AI4/AO2
 SM 334 AI4/AO2x12bit
 SM 334 AI4/AO4x14/12bit…
2.5.3.4 Module ghép nối (Interface module-IM)

-Là loại module chuyên dụng có nhiệm vụ ghép nối từng nhóm module mở rộng lại
với nhau thành một khối và được quản lý chung bởi một module CPU. Một module
CPU S7-300 có thể làm việc trực tiếp với nhiều nhất 4 racks và các racks này phải
được nối với nhau bằng module IM. Module IM gồm có các loại:

Nguyễn Văn Hiếu Page 50


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

 IM 360
 IM 361
 IM 365

2.3.8 Tổ chức bộ nhớ CPU của PLC S7-300


-Bộ nhớ của CPU bao gồm các vùng nhớ sau:
 Vùng nhớ chứa các thanh ghi.
 Vùng System Memory.
 Vùng Load Memory.
 Vùng Work Memory.
-Kích thước của các vùng nhớ này tuỳ thuộc vào chủng loại của từng module CPU.
-System Memory: là vùng nhớ chứa các bộ đệm vào ra số (I, Q), các biến cờ (M),
thanh ghi T-Word, PV, T- bít của Timer và thanh ghi C-Word, PV, C- bít của
Counter.

-Load Memory: là vùng nhớ chứa chương trình ứng dụng do người sử dụng viết, bao
gồm tất cả các khối chương trình ứng dụng OB, FC, FB, các khối chương trình trong
thư viện hệ thống được sử dụng (SFC, SFB), các khối dữ liệu DB. Vùng nhớ này được
tạo bởi một phần bộ nhớ RAM của CPU và EEPROM.
-Work Memory: là vùng nhớ chứa các khối DB đang được mở, khối chương trình
(OB, FC, FB, SFC, SFB) đang được CPU thực hiện và phần bộ nhớ cấp phát cho
những tham số hình thức để các khối chương trình này trao đổi tham trị với hệ điều
hành và với các khối chương trình khác (local block).

2.3.9. Vòng quét chương trình


-PLC thực hiện chương trình theo chu trình lặp. Mỗi vòng lặp được gọi là vòng quét
(Scan). Mỗi vòng quét được bắt đầu bằng giai đoạn chuyển dữ liệu từ cổng vào số tới
vùng đệm ảo I, tiếp theo là giai đoạn thực hiện chương trình. Trong từng vòng quét
chương trình được thực hiện từ lệnh đầu tiên đến lệnh kết thúc của khối OB1 (Block
End). Sau giai đoạn thực hiện chương trình là giai đoạn chuyển các nội dung của bộ

Nguyễn Văn Hiếu Page 51


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

đệm ảo Q tới các cổng ra số. Vòng quét được kết thúc bằng giai đoạn truyền thông nội
bộ và kiểm tra lỗi.

Truyền thông và kiểm tra chuyển


nội bộ dữ liệu từ cổng vào tới I

Vòng quét

Chuyển dữ liệu từ Q tới


Thực
cổng
hiện
ra chương trình

Hình 2.16: Tổ chức vòng quét chương trình.


-Thời gian cần thiết để PLC thực hiện một vòng quét gọi là thời gian vòng quét (Scan
time). Thời gian vòng quét không cố định mà tuỳ thuộc vào số lệnh trong chương
trình được thực hiện và khối lượng dữ liệu được truyền thông trong vòng quét đó.
-Đối với các cổng vào ra tương tự không liên quan tới bộ đệm I và Q nên các lệnh truy
nhập cổng tương tự được thực hiện trực tiếp với cổng vật lý chứ không thông qua bộ
đệm.

2.3.10. Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các module mở rộng


-Trong trạm PLC luôn có sự trao đổi dữ liệu giữa CPU với các module mở rộng thông
qua bus nội bộ. Ngay tại đầu vòng quét, các dữ liệu tại cổng vào của các module số
(DI) sẽ được CPU chuyển tới bộ đệm vào số (process image input table-I). Cuối mỗi
vòng quét, nội dung của bộ đệm ra (process image output table-Q) lại được CPU
chuyển tới cổng ra của các module ra số (DO). Việc thay đổi nội dung hai bộ đệm này
được thực hiện bởi chương trình ứng dụng. Nếu trong chương trình ứng dụng có nhiều
lệnh đọc cổng vào số thì cho dù giá trị logic thực có của các cổng vào này có thể bị
thay đổi trong quá trình thực hiện vòng quét, chương trình sẽ vẫn luôn đọc được cùng
một giá trị từ I và giá trị đó chính là giá trị của cổng vào có tại thời điểm đầu vòng
quét. Cũng như vậy, nếu chương trình ứng dụng nhiều lần thay đổi giá trị cho một
cổng ra số thì do nó chỉ thay đối nội dung bít nhớ tương ứng trong Q nên chỉ có giá trị
thay đổi cuối cùng mới thực sự đưa tới cổng ra vật lý của module DO.

Nguyễn Văn Hiếu Page 52


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Khác hẳn với việc đọc/ghi cổng số, việc truy nhập cổng vào/ra tương tự lại được
CPU thực hiện trực tiếp với module mở rộng (AI/AO). Như vậy mỗi lệnh đọc giá trị
từ địa chỉ thuộc vùng PI (peripheral input) sẽ thu được một giá trị đúng bằng giá trị
thực có ở cổng tại thời điểm thực hiện lệnh.

-Tương tự khi thực hiện lệnh gửi một giá trị (số nguyên 16 bits ) tới địa chỉ của vùng
PQ (peripheral output), giá trị đó sẽ được gửi ngay tới cổng ra tương tự của
module.S7-300 cho phép gọi chương trình con lồng nhau. Số các lệnh gọi lồng
nhau tuỳ thuộc vào từng chủng loại module CPU.

Kết luận chương:


Qua khảo sát ở nhà máy hệ thống điều khiển tự động không hoạt động do lỗi cả
phần mềm lẫn phần cứng. Hệ thống chưa có hệ SCADA hoàn chỉnh thuận tiện cho
người vận hành và quản lý. Các thiết bị hiện trường vẫn tốt, nhà máy đang vận hành
chế độ bằng tay do vậy công suất ước đạt chỉ băng 1/10 công suất thiết kế ban
đầu.thời gian tới nhà máy cần vận hành để đáp ứng yêu cầu nên rất cần một hệ
SCADA nhỏ. Đề suất xây dựng một hệ SCADA cho nhà máy.

CHƯƠNG III: XÂY DỰNG GIAO DIỆN SCADA CHO NHÀ MÁY XỬ LÝ
NƯỚC THẢI PHỐ NÔI

Nguyễn Văn Hiếu Page 53


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.1 CẤU TRÚC SCADA NHÀ MÁY.

Sơ đồ cấu trúc của hệ SCADA của nhà máy.

Đề xuất sơ đồ cấu trúc của hệ SCADA của nhà máy như hình vẽ.

Hình 3.1 : Cấu hình SCADA của nhà máy.

Từ đối tượng các cảm biến công nghiệp (đo pH, nhiệt độ…) thu thập dữ liệu gửi về
các modull I/O để vào PLC có nhiệm vụ xử lý sơ bộ thông tin sau đó truyền lên máy

Nguyễn Văn Hiếu Page 54


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

tính qua hệ thống profiBus và từ máy tính chủ thông tin lại truyền về điều khiển các
bơm, động cơ…. ở hiện trường.

3.2 Giới thiệu về hệ SCADA

SCADA ( Super Control Data Acquisition): hệ thống tự động điều khiển giám sát
và thu thập quản lí số liệu.

3.2.1 Khái niệm

Hệ sử dụng kí thuật vi tính PLC-RTU để trợ giúp việc điều hành kĩ thuật ở cấp trực ban của
sản xuất công nghiệp từ cấp phân xưởng xí nghiệp cho tới cấp cao nhất của một công ty.

Các thành phần của hệ SCADA thường có:


+giao diện:người – máy (sơ đồ công nghệ, đồ thị, phím thao tác)
+Cơ sở hạ tầng truyền thông công nghiệp.
+Phần mềm kết nối với các nguồn dữ liệu (driver cho các PLC, các modul vào ra, các hệ
thống BUS trường).
+cơ sở dữ liệu quá trình.
+các công nghệ trao đổi tin tức(messaging), quản lí sự cố(Alam), và hỗ trợ báo
cáo(reporting).

Một hệ SCADA có thể thực hiện những công việc sau:

- Giám sát và phân tích hoạt động sản xuất của hệ thống.
- Quản lí quá trình sản xuất.
- Giám sát lỗi để đảm bảo chất lượng hoạt động sản xuất của hệ thống.

Từ đối tượng các sensor (S) thu thập tín hiệu đo đưa vào các modul I/O để vào PLC, các PLC
có nhiệm vụ xử lí thông tin sau đó chuyển lên máy tính chủ thông qua hệ thống ProfiBUS
và từ máy tính chủ thông tin được truyền về Actuator (A).
các máy tính đc nối với ProfiBUS. Việc truyền thông tin đc thực hiện = chuẩn RS485, giữa
các máy tính là RS 232.
hệ thống được thiết kế sao cho từ máy tính chủ người vận hành có thể can thiệp vào bất kì
điểm nào trên hiện trường
Nguyễn Văn Hiếu Page 55
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.2.2 Chức năng của hệ SCADA

Hệ SCADA là hệ điều khiển tập trung, trong đó các các chức năng chính là thu thập dữ liệu
và giám sát, chỉ thực hiện 1 phần chức năng điều khiển.
+ Hiển thị báo các kết quả và quá trình sản xuất.
+ Điều khiển từ xa quá trình sản xuất.
+ Thực hiện các dịch vụ về truyền số liệu trong hệ và ra ngoài thông qua Ethernet.

+ khả năng phát triển Driver cho các phần cứng: Thông thường các nhà cung cấp
công cụ phát triển SCADA đều đã xây dựng sẵn các Driver cho hầu hết các PLC thông dụng.

+ Nghĩa là SCADA đảm nhận hầu như tất cả các chức năng cơ bản của một hệ
thống HTC tổng hợp đó là: Chức năng đo lường, hiển thị, lưu trữ số liệu đo. Chức năng kiểm
tra tự động, giám sát, phân loại nhận dạng sản phẩm; chức năng chuẩn đoán kỹ thuật; chức
năng điều khiển quá trình.
+ Về chức năng dự phòng chỉ có máy chủ được dự phòng còn các PLC, I/O modul
đều ko có dự phòng nên giảm độ tin cậy của hệ thống

3.2.3 Đặc điểm của hệ SCADA


- Công nghệ SCADA cho phép thu thập dữ liệu từ nhiều thiết bị khác nhau từ xa và đưa một
số lệnh đến các thiết bị từ xa đó.
- Về giao thức: hệ SCADA là hệ điều khiển giám sát có giao thức mở, Modbus hoặc tự định
nghĩa giao thức truyền thông với các PLC.
- Tính linh hoạt: hệ SCADA là 1 hệ thống có độ linh hoạt cao. Cho phép kết nối nhiều sever
với các bộ điều khiển khác nhau và có nhiệm vụ giám sát với một số biến nhất định.
- Khả năng dự phòng: Do nhiệm vụ chính của hệ SCADA không phải là điều khiển toàn hệ
thống mà chỉ tập trung giám sát, nên yêu cầu về khả năng dự phòng là ko cao.
- Hiển thị báo cáo: hiển thị các giá trị, tín hiệu cảnh báo, báo động. đây chính là tín hiệu về giá
trị giới hạn và các trạng thái của thiết bị.

Đặc điểm nổi bật của hệ SCADA là hệ thống tập trung, vì vậy khả năng quản lí hệ thống lớn
là hạn chế, chỉ phù hợp với các đối tượng vừa và nhỏ công nghiệp

Nguyễn Văn Hiếu Page 56


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.2.4 Ưu nhược điểm của hệ SCADA

-Ưu điểm

+ cấu trúc phần cứng của hệ SCADA đơn giản, giá thành rẻ.
+ các thiết bị phần cứng có thể cung cấp từ nhiều nhà cung cấp khác nhau.
+ có thể vận hành hệ thống từ mày tính trung tâm.
+ quản lí đc hệ thống vừa và nhỏ (< 100 điểm).
+ sử dụng các sensor thông minh trong công nghiệp.

Đi đầu thiết kế hệ SCADA là hãng SIEMENS (Đức) với dòng PLC-S7.200 phổ biến trong
công nghệ xi măng, mía đường, bia rượi....

- Nhược điểm
+ hệ SCADA là hệ tập trung nên không quản lí được các hệ thống lớn phức tạp vì quá
tải.
+ ko có phần mềm chuyên dụng phục vụ cho dự phòng.
+ khả năng cho phép mở rộng các điểm đo và đk là rất khó khăn.
+ tính ổn định của hệ thống là ko cao.
+ chỉ quản lí đc các hệ thống nhỏ <100 điểm đo.

Từ các thiết bị hiện trường có sẵn và các thiết bị lập trình PLC của nhà máy vẫn còn
hoạt đọng tốt chúng em đề xuất một giao diện SCADA được làm bằng phần mềm
Wincc như sau.

Nguyễn Văn Hiếu Page 57


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.3 XÂY DỰNG GIAO DIỆN SCADA CHO NHÀ MÁY BẰNG WINCC.
3.3.1 Giới thiệu về phần mềm wincc
-WinCC (Windows Control Center - Trung tâm điều khiển trên nền Windows), cung
cấp các công cụ phần mềm để thiết lập một giao diện điều khiển chạy trên các hệ điều
hành của Microsoft như Windows XP. Trong dòng các sản phẩm thiết kế giao diện
phục vụ cho vận hành và giám sát, WinCC thuộc thứ hạng SCADA với những chức
năng hữu hiệu dành cho việc điều khiển.

-Một trong những đặc điểm của WinCC là đặc tính mở. Nó có thể sử dụng một cách
dễ dàng với các phần mềm chuẩn và phần mềm của người sử dụng tạo nên giao diện
người-máy đáp ứng nhu cầu thực tế một cách chính xác.
-WinCC kết hợp các bí quyết của hãng Siemens-công ty hàng đầu trong tự động hoá
quá trình và Microsoft-công ty hàng đầu trong việc phát triển phần mềm cho PC.

-Ngoài khả năng thích ứng cho việc xây dựng các hệ thống có quy mô lớn nhỏ khác
nhau, WinCC còn có thể dễ dàng tích hợp với những ứng dụng có quy mô toàn công
ty như: việc tích hợp với những hệ thống cấp cao MES (Manufacturing Excution
System - hệ thống quản lý việc thực hiện sản xuất) và ERP (Enterprise Resource
Planning). WinCC cũng có thể sử dụng trên cơ sở quy mô toàn cầu nhờ hệ thống trợ
giúp của Siemens có mặt khắp nơi trên thế giới.

3.3.2 . Các chức năng cơ bản của Wincc


-Tuỳ theo chức năng sử dụng mà người dùng có thể chọn các gói khác nhau của
WinCC như là một trong các lựa chọn của sản phẩm. Các gói cơ bản của WinCC chia
làm hai loại như sau :

-WinCC Runtime Package (Viết tắt là RT): chứa các chức năng ứng dụng dùng để
chạy các ứng dụng của WinCC như hiển thị , điều khiển, thông báo các trạng thái, các
giá trị điều khiển và làm các báo cáo.

-WinCC Complete Package (Viết tắt là RC): bao gồm bản quyền để xây dựng cấu
hình hệ thống (configuration license) và bản quyền để chạy ứng dụng (Runtime).
Nguyễn Văn Hiếu Page 58
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

-Các gói này có các phiên bản khác nhau tuỳ theo số lượng các tham số làm việc
(power tag) mà nó có thể đáp ứng: 128, 256, 1024, 65536 Powertags. Powertags là các
tham số làm việc mà bộ điều khiển theo dõi giá trị của nó bằng việc nối ghép với quá
trình và thiết bị mà nó điều khiển hoặc giám sát. Trong trường hợp người sử dụng
muốn nâng cấp từ một phiên bản có số Powertag nhỏ lên cấp lớn -hơn, họ có thể mua
các phiên bản chuyên để nâng cấp gọi là WinCC Powerpacks.

-Ngoài các gói phần mềm cơ bản trên, WinCC còn có các modul nâng cao dành cho
những ứng dụng cấp cao hơn ( WinCC Options) và các modul mở rộng đặc biệt
( WinCC Add-on). Các WinCC Options là sản phẩm của Siemens Automation and
Drive

a. Chức năng đồ hoạ - Trình soạn thảo Graphic Designer:

-Để thực hiện công việc mô phỏng quá trình bằng những hình ảnh trực quan Win CC
có một giao diện khá hoàn chỉnh dành cho người sử dụng thông qua trình ứng dụng
thiết kế đồ hoạ Graphic Designer.

-Trình ứng dụng Graphic Designer giúp cho người lập trình có khả năng vẽ lại toàn bộ
quá trình, các mô hình của đối tượng.

-Việc mô phỏng hệ thống chia làm hai bước:

 Thể hiện hệ thống ở trạng thái tĩnh: Sử dụng các đối tượng chuẩn vẽ các
hình ảnh cần thiết kế. Mỗi đối tượng khi được thả xuống thì nó có các
giá trị thuộc tính mặc định. Người thiết kế cần đặt các giá trị như vị trí,
màu nền, màu đường, phông chữ hiển thị, độ lớn...
 Các hàm chuẩn (Standard Function): Là các hàm chức năng riêng mà
WinCC hỗ trợ cho người lập trình theo chuẩn của nó. Hàm chuẩn được
dùng cho tất cả các ứng dụng. Có thể thay đổi những hàm sẵn có hay tạo
ra những hàm chuẩn mới, các thao tác đó được thực hiện bằng ngôn ngữ
C.

Nguyễn Văn Hiếu Page 59


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

 Các hàm nội (Internal Function): Đây là các hàm chức năng đặc biệt của
WinCC. Người lập trình chỉ được sử dụng mà không được phép thay đổi
chúng.
 Các hàm nền (Action): Các hàm nền (Background Function) được hiểu
như các đoạn mã dữ liệu chạy ngầm trong chương trình để xử lý một
công việc xác định. Khi thiết kế ta phải xây dựng hoàn toàn các hàm
này hoạt động theo các điều kiện gọi là Trigger có điều kiện đó là:
o Acyclic Trigger: Là điều kiện kích hoạt hàm theo thời gian định sẵn.
o Cycle Trigger: Là điều kiện kích hoạt hàm theo thời gian.
o Tag Trigger: Là điều kiện kích hàm theo trạng thái các biến.

 Thể hiện hệ thống ở trạng thái động: WinCC có các chức năng tiện ích
phục vụ cho các nhu cầu thể hiện trạng thái động đồng thời với sự thay
đổi về mặt điện của hệ thống điều khiển ngoài thông qua mạng .
-Để thể hiện được các trạng thái động của hệ thống khi thiết kế cần phải đặt các biến
chương trình (tag) trong Tag management.

Các biến chương trình được gắn liền với thuộc tính của đối tượng. Đối tượng ở đây là
các thiết bị cần được giám sát trong nhà máy. Các biến chương trình thực chất là một
vùng nhớ xác định trong máy tính (Internal Tag) hay một vùng nhớ điều khiển bên
ngoài thay đổi theo quá trình vận hành (Process Tag). Sự thay đổi thuộc tính của các
đối tượng sẽ dẫn đến sự thay đổi giá trị của các biến chương trình.

Các đặc tính của chương trình Graphic Designer:

 Dễ dàng sử dụng, giao diện đơn giản.


 Sắp xếp hợp lý với 1 thư viện biểu tượng kín.
 Giao diện mở đối với việc chèn đồ hoạ và trợ giúp kết nối ole 2.0
 Đặc tính động có khả năng định dạng của các đối tượng tranh với trợ
giúp từ “dynamic wizard”.
 Liên kết đến các chức năng cộng thêm bằng mã hữu dụng.

Nguyễn Văn Hiếu Page 60


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

 Liên kết các đối tượng đồ hoạ được tự tạo ra.


b. Xây dựng và sử dụng hàm chức năng - Trình soạn thảo “global scripts”

Đây là phần tổng quát của các action và các hàm C mà được dùng trong toàn bộ
project hoặc ngay cả trong các project khác.

Các đặc tính:

 Khả năng tạo ra các action và các hàm C


 Khả năng bổ sung các action và các hàm C qua toàn bộ project hay trong các
project khác.
Thư viện của WinCC chứa nhiều hàm chuẩn, mỗi hàm thực hiện một chức năng khác
nhau. Để mở rộng chức năng và tạo sự linh hoạt trong việc lập trình ta có thể xây
dựng một cơ sở dữ liệu riêng nhằm thực hiện các mục đích khác nhau. Cơ sở dữ liệu
này được viết bằng ngôn ngữ lập trình C và được WinCC biên dịch. WinCC chứa các
hàm chức năng sau:

 Các hàm ứng dụng (Project Function): Các hàm này được sử dụng trong
trình ứng dụng WinCC. Người lập trình có thể thay đổi hay thiết lập một
hàm ứng dụng mới tuỳ theo những ứng dụng cụ thể.

c. Thiết lập và hiển thị thông báo hệ thống - Trình soạn thảo “alarm logging”:

Trong quá trình điều khiển, hệ thống có chức năng giám sát, dò tìm lỗi, khoanh vùng
sự cố, đưa ra các thông báo về tình trạng vận hành của hệ thống dưới dạng các trang
ghi chép hệ thống hay còn gọi là nhật ký sự kiện. Người vận hành có thể dựa vào đó
để vận hành hệ thống một cách tin cậy. Chức năng trên được thực hiện nhờ trình ứng
dụng Alarm Logging của WinCC. Các thông báo bao gồm:

 Thông báo lỗi.


 Cảnh báo.
 Hiển thị các thông tin về trạng thái hiện hành của hệ thống.

Nguyễn Văn Hiếu Page 61


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Trong WinCC mỗi một thông báo được gán với một biến chương trình. Khi biến
chương trình đặt trước hay có một bit xác định nào đó xác lập lên “1” thì tương ứng
đó là một thông báo.

Các thông báo bao gồm các thông tin thời gian khi hệ thống xác lập được điều kiện
xảy ra thông báo, bit xác định được dựng lên ngày giờ thiết lập thông báo, thông tin
cần thiết đi kèm thông báo...

Các đặc tính:

 Thông tin toàn diện về tình trạng hoạt


 động và lỗi.
 Tránh và làm giảm thời gian dừng máy.
 Tăng chất lượng sản phẩm.

d. Thiết lập và hiển thị thông tin thu thập dưới dạng đồ thị - Trình soạn thảo
“Tag logging”

Quá trình thu thập số liệu là quá trình không thể thiếu được trong quá trình sản xuất,
đó chính là chức năng của một hệ SCADA. Thông thường các số liệu cần thu thập
được thể hiện dưới dạng các bảng số liệu trực tuyến, đồ thị. Các giá trị này có một tên
danh định trong phần mềm WinCC và được gán cho các biến chương trình. Sự thay
đổi các giá trị trong chương trình phụ thuộc vào quá trình vật lí bên ngoài của đối
tượng được gán cho các biến chương trình (Tag). WinCC hỗ trợ chức năng hiện giá trị
đo thông qua trình ứng dụng Tag Logging.

Các phương pháp thu thập và lưu trữ dữ liệu:

o Liên tục theo chu kỳ (cyclical logging): các giá trị được thu thập một
cách liên tục theo chu kỳ và trong trật tự thời gian.
o Theo chu kỳ lựa chọn (selective logging): quá trình thu thập dữ liệu chỉ
bắt đầu khi xảy ra một sự kiện nào đó và kết thúc khi sự kiện đó chấm
dứt. Sự kiện có thể là:
 Thay đổi giá trị của một biến nhị phân

Nguyễn Văn Hiếu Page 62


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

 Giá trị của một biến tương tự vượt qua một ngưỡng cho trước.
 Tại một thời điểm định trước .
 Tác động của bàn phím hoặc chuột.
 Có lệnh của hệ thống máy tính cấp cao hơn.
o Không theo chu kỳ: Sự kiện bắt đầu phụ thuộc vào một hay nhiều bit,
quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu khi các bit này chuyển từ 0 sang 1 hay
ngược lại.

Thời gian thu thập và lưu trữ:

Thời gian thu thập (Acquisition Time): là khoảng thời gian mà giá trị đó sao chép
từ quá trình thực thông qua mạng.

Thời gian lưu trữ (Archiving Time): là khoảng thời gian để thực hiện thông tin đo
hay chính là khoảng thời gian để phần mềm thể hiện một giá trị đo cụ thể.

Các đặc tính:

 Tối ưu hoá, sử dụng có hiệu quả hệ thống.


 Nâng cao năng suất.
 Nâng cao chất lượng sản phẩm.
 Tối ưu hoá vòng thời gian trễ.

e. Hệ thống thông báo (Message system):

Hệ thống thông báo của WinCC cung cấp các thông tin đầy đủ về các lỗi và trạng thái
nói chung trong quá trình hoạt động. Nó thể hiện các thông báo ở hiện tại cũng như ở
quá khứ. Các thông báo này giúp người vận hành sớm phát hiện ra các sự cố. Ta có
thể tự do lựa chọn các khối thông báo, các thứ hạng thông báo, các dạng thông báo,
các kiểu hiển thị thông báo.

Một thông báo bao gồm các khối thông báo có chứa các giá trị của quá trình. Mỗi
thông báo được sắp đặt tại một tập tin (file) bao gồm 16 thứ hạng thông báo (message
classes) và 16 loại thông báo (message type) cho mỗi thứ hạng thông báo. Điều đó có
Nguyễn Văn Hiếu Page 63
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

nghĩa la: có thể phân biệt các thông báo thuộc loại cảnh báo, nhắc nhở, báo lỗi, hoạt
động sai chức năng, ... cho các vùng khác nhau của hệ thống.

f. Hệ thống báo cáo (report system):

WinCC cung cấp hệ thống báo cáo, cho phép ta đưa các dữ liệu ra giấy. Nó in các báo
cáo về thứ tự của các thông báo, báo cáo về việc lưu trữ các thông báo, báo cáo về
hoạt động của người vận hành, báo cáo về các thông báo của hệ thống, báo cáo của
người sử dụng và báo cáo dưới dạng văn bản in với định dạng tuỳ ý.

Trước khi gửi các báo cáo ra máy in, các báo cáo có thể được lưu trữ dưới dạng tệp
tin, biểu diễn dưới dạng mong muốn. Trạng thái của máy in khi in các báo cáo cũng
được thể hiện trực tuyến.

Trong công cụ thiết kế các báo cáo (Report designer), ta có thể qui định dạng thức của
báo cáo được in ra, số trang in và lựa chọn máy in. Trong quá trình đó ta cũng có thể
qui định chu kỳ in các báo cáo ra một cách tự động.

Thông tin tổng quát từ trình soạn thảo này:

 WinCC đưa ra 1 hệ thống báo cáo khép kín với nó ta có thể tạo ra các
báo cáo của người dùng về dữ liệu, các giá trị quá trình được lưu trữ
và hiện tại, các thông điệp lưu trữ và hiện tại và các văn bản hệ thống
người dùng.
 Các đặc tính:
o Giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng với các công
cụ và thuộc tính đồ hoạ.
o Trợ giúp các phương thức báo cáo khác nhau.
o Đưa ra các trợ giúp phương tiện bên ngoài bằng Window
o Thể hiện từng trang báo cáo mà được lưu trữ.
o Vị trí hệ thống chuẩn và công việc in.
Các báo cáo cũng có thể được in ra theo sự kiện hay theo lệnh của người vận hành.
Ta có thể gán từng loại báo cáo cho các máy in khác nhau.

Nguyễn Văn Hiếu Page 64


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.3.3 Tích hợp giữa WINCC và STEP7 – 300

Hình 3.2 giao tiếp PLC và Wincc.

Yêu cầu phần mềm :

 SIMATIC NET dùng để cài Driver cho CP 1413.


 Phần mềm STEP7 dùng để tạo một dự án STEP7.
 WinCC với Driver truyền thông SIMATIC S7 Protocol Suite để tạo một dự án
WinCC.
-Tổng quan các bước kết nối truyền thông giữa WinCC và S7_300

+Khởi động bộ xử lý truyền thông CP 1413

+Gắn card xử lý truyền thông CP1413 vào khe ISA của máy tính và phân định phạm
vi vào ra cho card CP1413 qua Jumpers và cài Driver IE S7 -1413 V5.1 từ phần mềm
SIMATIC NET cho CP1413 để máy tính nhận nó, tiếp tục cài đặt CP1413 qua biểu
tượng giao tiếp PG/PC nằm trong Control Panel, trong bước này chọn phân vùng vào
ra trùng với phân vùng vào ra đặt bằng Jumpers ban đầu .

Nguyễn Văn Hiếu Page 65


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.4 THIẾT KẾ GIAO DIỆN TRÊN MÁY TÍNH.

SƠ ĐỒ KHỐI CÁC KHÂU XỬ LÝ TRONG NHÀ MÁY.

Hình 3.3: sơ đồ khối nhà máy xử lý nước thải.


Quy trình hoạt động

Do công nghệ của nhà máy xử lý nước thải là tương đối phức tạp, để tạo nên
mô hình của toàn bộ nhà máy là tương đố khó khăn nên chúng em chỉ dùng phần
mềm WINCC mô phỏng lại các khâu chính trong nhà máy. Và chia nhà máy ra làm
nhiều khâu để dễ dàng theo dõi. Trên giao diện chính có thể chuyển qua quan sát các
khâu khác một cách rễ ràng.

Dưới đây là giao diện tổng quan của nhà máy được thu gọn lại, trong mô hình
xử dụng 10 động cơ bơm nước, 7 tank hóa chất cùng các thiết bị như van bồn chứa,
các nút nhấn điều khiển các bơm, nút chuyển đổi qua lại giữa các mô hình.

Giải thích nguyên lý.

Nguyễn Văn Hiếu Page 66


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

a.Nước từ các nhà máy được thu gom lại vào một bể chứa, sau đó được lọc thô qua
một lưới lọc thanh dạng quay tròn loại các rác cỡ lớn tránh làm hỏng ,tắc các bơm,
động cơ trước khi được bơm 1 đưa đến bể trung hòa.

b. Tại bể ttrung hòa nước thải được khuấy đều và kiểm tra pH xem bằng bao nhiêu,
nếu pH > 8, tính toán lượng HCL phù hợp rồi cho mở động cơ (bơm 2) HCL vào bể,
còn nếu pH< 6 tiến hành tính toán và mở động cơ (bơm 3) bơm NaOH vào bể, thông
thường nước thải của nghành dệt may có pH tương đối cao.

c. Sau đó nước được đưa vào bể keo tụ, kết bông. ở đây tiến hành bơm chất keo tụ là
AL2(SO4)3.18H2O và pha hạt nhựa PAC vào bể.

d. Nước được đưa qua các ống dẫn vào bể tuyển nổi, được sục khí làm cho các bùn ở
quá trình keo tụ, tạo bông nổi lên. Sẽ có một băng gạt quay tròn dạng xích gạt vào bể
chứa bùn để xử lý.

e.Tại các bể thông khí sinh học hỗn hợp bùn nước được các vi sinh vật có khả năng
phân giải các chất gây ô nhiễm thành các dioxit cacbon, nước và Nitrat.

Mùi của nước cũng được xử lý tại đây. Oxi được cấp vào nhờ động cơ thổi khí. Các
hợp chất sau khi phân giải không làm ảnh hướng tới các chỉ số của nước như COD,
BOD5… Nói chung đây là khâu xử lý chính trong cả quá trình.

f. Hỗn hợp bùn nước sau khi được xử lý tại bể sinh học được bơm 8 đưa sang bể
thanh lọc, tại đây bùn lắng được đưa vào bể xử lý.

g. Nước từ bể lắng được bơm 9 đưa sang các Tank than hoạt tính hấp phụ các chất
hữu cơ hòa tan, các chất rắn lắng trên than.

i. Xử lý bùn

Bùn từ các bể thanh lọc và tuyển nổi sẽ được bơm vào thiết bị lắng gạn và được ép
thành bánh làm khô vafdduwa ra bãi phế thải.

k. Nước sau khi lọc qua các Tank than hoạt tính sau đó được đưa sang bể khử trùng
bằng Clo và thải ra môi trường.

Nguyễn Văn Hiếu Page 67


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.4: Thiết kế giao diện giám sát trên máy tính.

Nguyễn Văn Hiếu Page 68


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.5 :Mô hình khâu lọc than hoạt tính va khử trùng bằng Clo.

Nguyễn Văn Hiếu Page 69


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Nằm ở công đoạn thứ 7 của quá trình xử lý nước thải của nhà máy là khâu rất quan
trọng và đắt tiền nhất của nhà máy.

Than hoạt tính là vật liệu xốp (vì thế có bề mặt lớn và dung tích nhỏ), chủ yếu
là cacbon nguyên tố với cấu trúc giống như graphit. Nhờ bề mặt lớn, than hoạt tính
làm chất hấp phụ rất thích hợp. Than hoạt tính là một trong những chất hấp phụ
chính được sử dụng trong xử lý nước thải để loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ hoàn
toàn. Các hợp chất làm mục tiêu của xử lý than hoạt tính là các chất hữu cơ hòa tan,
ít hay không hoặc có khả năng phân giải vi sinh, các hợp chất thơm halogen hóa, dầu
tan, các halogen hữu cơ hấp phụ.

Các chất rắn sa lắng lên than có thể được loại bỏ bằng rửa ngược. Nước dung
cho rửa ngược được bơm ở dạng dòng chảy ngược từ bể chứa nước thải đã xử lý.

Trong bước xử lý cuối cùng trước khi đưa ra môi trường nước thải sẽ được
khử trùng bằng Canxiumhypoclorit. Nước sẽ được chiếu tia tử ngoại. Sau khi qua
thiết bị cất bậc thềm phần lớn nước sẽ được thoát ra sông hồ. Một lượng nhỏ được
quay vòng trở lại khu vực xử lý nước thải.

Nguyễn Văn Hiếu Page 70


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

3.5 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN

Hình 3.6 : lưu đồ điều khiển các khâu.

Nguyễn Văn Hiếu Page 71


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.7 :Lưu đồ điều khiển pH trong bể trung hòa.

Nguyễn Văn Hiếu Page 72


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.8 : Lưu đồ cảnh báo các sự cố.

Nguyễn Văn Hiếu Page 73


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.9: điều chỉnh lượng DO trong bể Aeroten.


Lưu đồ điều chỉnh DO trong bể thông khí sinh học.

Nguyễn Văn Hiếu Page 74


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Hình 3.10: Lưu đồ điều khiển bơm nước vào các bể Thanh lọc,Aeroten, trung
hòa.

Nguyễn Văn Hiếu Page 75


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Kết luận chương:


Công nghệ của nhà máy xử lý nước thải đã vào thị trường Việt Nam lâu năm,
do khó khăn về môi trường làm việc, môi trường nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng
nhưng bước đầu ra tìm hiểu công nghệ thực tế của nhà máy chúng em không khỏi có
phần bỡ ngỡ. Chúng em cũng cố gắng nắm được công nghệ xử lý nước thải nói
chung và công nghệ xử lý của nhà máy nói riêng, nắm bắt được hệ thống đo lường
và diều khiển, các thiết bị chấp hành.

Nếu có thời gian chúng em sẽ tiếp tục nghiên cứu về phần mềm điều khiển để
hoàn thành công nghệ xử lý lử nước thải.

Nguyễn Văn Hiếu Page 76


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐỒ ÁN

1. KẾT QUẢ
Đề tài đã đạt được mục tiêu ban đầu đề ra:

-Trình bày cơ sở chung về ô nhiễm môi trường và công nghệ xử lý nước thải.

-Tìm hiểu được công nghệ xử lý nước thải của nhà máy Hưng Yên.

-Tìm hiểu hiện trạng hệ thống đo lường, điều khiển của nhà máy.

-Thiết kế được lưu đồ thuật toán và xây dựng SCADA bằng WINCC

Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như giao diện chưa đẹp, mô phỏng chưa đầy đủ, phần
mềm chưa hoàn thiện.

2. HƯỚNG PHÁT TRIỂN


Đây là một hướng nghiên cứu học hỏi rất đúng với chuyên nghành của chúng
em nếu được đầu tư về thời gian và kinh nghiệm thực tế thì có thể hoàn thiện
hơn. Chúng em cũng rất hy vọng các bạn niên khóa sau mạnh dạn đi thực tế
tìm hiểu và hoàn thiện hơn về đề tài này.

Nguyễn Văn Hiếu Page 77


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

KẾT LUẬN

Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này chúng em đã nhân được sự giúp đỡ tận tình
từ thầy giáo Ts. Hoàng Sĩ Hồng cùng các thầy cô trong khoa Điện – Điện Tử Trường
Đại Học SPKT Hưng Yên.

Dù đã cố gắng nhưng do thời gian và kiến thức có hạn nên không thể tránh
được các sai lầm và thiếu sót kính mong các thầy cô tạo điều kiện chỉ bảo để chúng
em ngày càng hoàn thiện mình hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa nói riêng và trong nhà
trường nói chung đã tạo điều kiện cho chúng em học tập và rèn luyện để có được kết
quả như ngày hôm nay. chúng em đã hoàn thành được nhiệm vụ học tập của mình.

Hưng Yên, ngày 20 tháng 8 năm 2011

Sinh Viên

Nguyễn Văn Hiếu Page 78


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giao diện người – máy HMI lập trình S7 với WinCC- Ts Trần Thu Hà-
Ks.Phạm Minh Sơn.
2. Các phương pháp đo kiểm tra môi trường – PGS.Ts Phạm Thượng Hàn.
3. Kỹ thuật xử lý nước thải – PGS. Ts. Trịnh Lê Hùng.

4. WinCC Giao diện người và máy


http://edu.net.vn/

5. Forum PLC
http://diendanplc.com

Nguyễn Văn Hiếu Page 79


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

PHỤ LỤC

Bảng I/O của hệ thống

stt Phân công Ký hiệu DI DO KÝ HIỆU


1 khởi động hệ thống start I0.0
2 dừng hệ thống stop I0.1
cảm biến mức thấp
3 31LB8L 31M0 I0.2 Q0.0 31M0
4 cảm biến mức cao 31LB8H 32M0 I0.3 Q0.1 31MB5
5 cảm biến 51LB8H 51LB8 I0.4 Q0.3 51M0
6 Q0.4 52M0
7 cảm biến 51LB8L 51LB8 I0.5 Q0.5 51M0
8 Q0.6 52M0
9 cam biến bể H2SO4H 76LB5 I0.6 Q0.7 76HH6
10 cảm biến bể H2SO4L 76LB5 I0.7 Q1.0 76HH6
caảm biến trong bể NaOH
11 H 77LB5 I1.0 Q1.1 76HH6
12 cam biến bể H2SO4 L 77LB5 I1.1 Q1.2 76HH6
13 cb trong bể trung hòa L I1.2 Q1.3 81M0
14 Q1.4 82M0
15 cb trong bể trung hòa H I1.3 Q1.5 81M0
16 Q1.6 82M0
17 Q1.7 81Y5
18 Q2.0 82Y5
19 cam bien BF BF I1.4 Q2.1 107K7
20 Q2.2 108K7
21 Q2.3 105M0
22 Q2.4 305M0
23 cam bien108LB8 108LB8 I1.5 Q2.5 121M0
24 107LB8 I1.6 Q2.6 321M0
25
26 I0.0
27 I0.1
28 I0.2
29 I0.3
31 I1.0
32 I1.1
33 I1.2
34 I1.3
35 I2.0 76F0

Nguyễn Văn Hiếu Page 80


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

36 I2.1 77F0
37 I2.2 76LB5
38 I2.3 76LB6
39 I3.0 76LB7
40 I3.1 76LB8
41 I3.2 77LB5
42 I3.3 77LB6
43 I4.0 77LB7
44 I4.1 77LB8
45 I4.2 81F0
46 I4.3 82F0
I5.0 83F0
I5.1 91U1
I5.2 103F0
I5.3 103LB5
I6.0 105F0
I6.1 107F0
I6.2 107LB5
I6.3 107PB6
I7.0 107PB7
I7.1 108F0
I7.2 108LB5
I7.3 109BS1
I8.0 109BS5
I8.1 121F0
I8.2 121CC5
I8.3 121CC6
I9.0 131F0
I9.1 131LB5
I9.2 141F0
I9.3 151F0
I10.0 153F0
I10.1 161F0
I10.2 225F0
I10.3 225F2
I11.0 226F0
I11.1 226SS1
I11.2 227CC7
I11.3 227CC8

Nguyễn Văn Hiếu Page 81


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

I12.0 228CC7
I12.1 228CC8
I12.2 231F0
I12.3 231CC5
I13.0 231CC6
I13.1 291U1
I13.2 303F0
I13.3 305F0
I14.0 321F0
I14.1 331F0
I14.2 331LB5
I14.3 341F0
I15.0 361F0
I15.1 546F0
I15.2 546LB5
I15.3 551F0
I16.0 552F0
I16.1 553F0
I16.2 555U1
I16.3 555MS0
I17.0 581F0
I17.1 594U1
I17.2 594MS1
I17.3 598U1
I18.0 598MS1
I18.1 630F0
I18.2 640F0
I18.3 640SS1
I19.0 641F0
I19.1 641SS1
I19.2 642F0
I19.3 642SS1
I20.0 643F0
I20.1 643SS1
I20.2 644F0
I20.3 644SS1
I21.0 645F0
I21.1 645SS1
I21.2 721F0

Nguyễn Văn Hiếu Page 82


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

I21.3 722F0
I22.0 771F0
I22.1 771SS1
I22.2 772U0
I22.3 781F0
I23.0 782F2
I23.1 781LB6
I23.2 781LB7
I23.3 781SS8 - 1
I24.0 781SS - 2
I24.1 781SS9
I24.2 782F0
I24.3 881F0
I25.0 894U1
I25.1 894MS1
I25.2 898F1
I25.3 898MS1
I26.0 25PB5
I26.1 SPARE
I26.2 SPARE
I26.3 SPARE

DO

Q0.0 Lamp reset botton 14E.1


CONTACT TO TECHNICAL
Q0.1 DEPARTMENT 14E.2
Q0.2 Start signal treatment 14E.3
Q0.3 Start treatment 14E.4
Q1.0 Motor mixer 14E.5
Q1.1 Motor dosingpump 14E.6
Q1.2 Failure coagulant/NaOH 14E.7
Q1.3 Motor dosingpump 14E.8
Q2.0 Motor pump 14E.1
Q2.1 Pneumatic valve 14E.2
Q2.2 Motor pump 2 14E.3
Q2.3 Pneumatic valve 14E.4
Q3.0 83Q4 Motor pump 3 14E.5
Q3.1 83Y5 Pneumatic valve 14E.6
Q3.2 83Y6 Pneumatic valve 14E.7
Nguyễn Văn Hiếu Page 83
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Q3.3 103Q4 Motor colfloc dosingpump 14E.8


Q4.0 105Q4 Motor dosingpump 14E.1
Q4.1 107Q4 Motor mixer 14E.2
Water valve A1 - Su Compartiment
Q4.2 107Y5 1 14E.3
Q4.3 107K7 Valve A1 - Su Compartiment 1 14E.4
Q5.0 108Q4 Motor mixer 14E.5
Water valve A1 - Su Compartiment
Q5.1 108Y5 2 14E.6
Q5.2 108K7 Valve A1 - Su Compartiment 1 14E.7
Q5.3 109HL1 No solution A1 - Su compart 1 14E.8
Q6.0 109HL2 Start adding A1 - Su compart 1 14F.1
Q6.1 109HL3 Ready for dosing A1 - Su compart 1 14F.2
Q6.2 109HL4 No solution A1 - Su compart 2 14F.3
Q6.3 109HL5 Start adding A1 - Su compart 2 14F.4
Q7.0 109HL6 Ready for dosing A1 - Su compart 2 14F.5
Q7.1 121Q4 Motor poly mixer 14F.6
Q7.2 131Q4 Motor pump 14F.7
Q7.3 131Y5 Air valve saturation unit 14F.8
Q8.0 131Y6 Slide valve saturation unit 14F.1
Q8.1 141Q4 Motor scraper 14F.2
Q8.2 151Q5 Motor pump 14F.3
Q8.3 153Q4 Motor Mixer 14F.4
Q9.0 161Q4 Motor sediment discharge 14F.5
Q9.1 161Y5 Slide valve 1 bottom FH Unit 1 14F.6
Q9.2 161Y6 Slide valve 1 left FH Unit 1 14F.7
Q9.3 161Y7 Slide valve 1 right FH Unit 1 14F.8
Q10.0 225Q4 Motor centrifuge 14F.1
Q10.1 225Q5 Motor scraper 14F.2
Q10.2 225Y9 Spraying valve decanter 14F.3
Q10.3 226Q4 Motor screw 14F.4
Q11.0 226HL6 Change container 14F.5
Q11.1 228K7 Reset vibration control 14F.6
Q11.2 231Q4 Motor poly pump 14F.7
Q11.3 303Q4 Motor colfloc dosingpump 14F.8
Q12.0 305Q4 Motor dosingpump 14G.1
Q12.1 321Q4 Motor dosingpump 14G.2
Q12.2 331Q4 Motor pump 14G.3
Q12.3 331Y5 Air valve saturation unit 14G.4
Q13.0 331Y6 Slide valve saturation unit 14G.5

Nguyễn Văn Hiếu Page 84


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Contents
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………3

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG …………………………4

1.1. Khái niệm và nguyên nhân.....................................................................................4


1.2. Nước trong tự nhiên...............................................................................................4
1.2.1. Nước mặt.........................................................................................................5
1.2.2. Nước ngầm......................................................................................................5
1.3. Ô nhiễm môi trường nước......................................................................................6
1.3.1 Khái niệm.........................................................................................................6
1.3.2 Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước...............................................6
1.3.3. Hiện tượng nước bị ô nhiễm............................................................................8
1.3.4.Những thông số cở bản đánh giá chất lượng nước............................................9
1.4.1. Xử lí bằng phương pháp cơ học:....................................................................12
1.4.2. Xử lí bằng phương pháp hoá lí và hoá học:....................................................13
1.4.3.Xử lí nước thải bằng phuơng pháp sinh học:...................................................14
1.4.4.Xử lí nước thải bằng phương pháp tổng hợp...................................................15
1.5. Công nghệ xử lý nước thải nói chung...................................................................15
1.5.1 Quá trình xử lý cấp I.......................................................................................17
1.5.2. Xử lý cấp II....................................................................................................17
1.5.3. Xử lý cấp III...................................................................................................17
CHƯƠNG II TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI Ở KCN
PHỐ NỐI……………………………………………………………………………..18

2.1. Quy trình hoạt động của nhà máy.........................................................................18


2.2.KHẢO SÁT CÁC CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH TRONG
HỆ THỐNG................................................................................................................28
2.2.1. Khảo sát về cảm biến trong hệ thống.............................................................28
2.2.2. Các cảm biến..................................................................................................29
2.2.2.1.Lưu lượng kế:...........................................................................................29
2.2.2.2.Điện cực đo độ PH:..................................................................................31
2.2.3.3. Cảm biến siêu âm mức nước....................................................................33
2.2.4. Khảo sát các cơ cấu chấp hành.......................................................................37
Nguyễn Văn Hiếu Page 85
Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

2.2.6. Thiết bị đo lường (cảm biến + transmitter)....................................................43


2.3 KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH TRẠNG HỆ THỐNG ĐIỀU
KHIỂN TỰ ĐỘNG CỦA NHÀ MÁY.......................................................................45
2.3.1 Hệ thông điều khiển giám sát trong nhà máy..................................................45
2.3.2 Giới thiệu về PLC...........................................................................................47
2.3.3. Ưu thế của việc dùng PLC trong tự động hoá................................................47
2.3.4. Phần cứng của PLC S7-300...........................................................................47
2..3.5 Module nguồn PS307 của S7-300..................................................................48
2.3.6 Khối xử lý trung tâm (CPU)............................................................................49
2.3.7 Module mở rộng cổng tín hiệu.......................................................................49
2.3.8 Tổ chức bộ nhớ CPU của PLC S7-300...........................................................51
2.3.9. Vòng quét chương trình.................................................................................52
2.3.10. Trao đổi dữ liệu giữa CPU và các module mở rộng.....................................53
Kết luận chương:.....................................................................................................53
CHƯƠNG III XÂY DƯNG GIAO DIỆN SCADA CHO NHÀ MÁY………………54

3.1 CẤU TRÚC SCADA NHÀ MÁY........................................................................54


3.2 Giới thiệu về hệ SCADA.......................................................................................55
3.2.1 Khái niệm.......................................................................................................55
3.2.2 Chức năng của hệ SCADA.........................................................................56
3.2.3 Đặc điểm của hệ SCADA...........................................................................56
3.2.4 Ưu nhược điểm của hệ SCADA.................................................................57
3.3 XÂY DỰNG GIAO DIỆN SCADA CHO NHÀ MÁY BẰNG WINCC......................................58
3.3.1 Giới thiệu về phần mềm wincc...............................................................................................58
3.3.2 . Các chức năng cơ bản của Wincc........................................................................................58
3.3.3 Tích hợp giữa WINCC và STEP7 – 300.................................................................................65
3.4 THIẾT KẾ GIAO DIỆN TRÊN MÁY TÍNH................................................................................66
3.5 LƯU ĐỒ THUẬT TOÁN..............................................................................................................71
Kết luận chương:.................................................................................................................................76
Phụ lục………………………………………………………………………………..77

Nguyễn Văn Hiếu Page 86


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương
Tìm hiểu công nghệ và xây dựng giao diện SCADA cho nhà máy xử lí nước thải, Phố nối B-Hưng Yên

Nguyễn Văn Hiếu Page 87


Đường Văn Thi
Lương Quý Dương

You might also like