You are on page 1of 18

Mục lục

PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................................................3

1 .Tính cấp thiết của vấn đề..........................................................................................................3

2. Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................................................3

3. Nội dung nghiên cứu:...............................................................................................................3

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:...........................................................................................3

5.Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................................................3

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUY TRÌNH XÂY DỰNG CẦU.............................................4

1.1 Định nghĩa về cầu...................................................................................................................4

1.2. Các bước cần thiết trước khi xây dựng cầu:..........................................................................4

1.3. Kết cấu cầu:...........................................................................................................................5

1.4. Tổng quan về quá trình xây cầu dầm:...................................................................................7

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN KHÔNG AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG
CẦU.................................................................................................................................................8

2.1. Thực trạng an toàn lao động..................................................................................................8

2.2 Các điều kiện không an toàn...................................................................................................9

2.2.1. Tai nạn do trơn trượt, vấp ngã............................................................................................9

2.2.2. Tai nạn vật rơi, sập từ trên cao.........................................................................................10

2.2.3. Tai nạn về điện.................................................................................................................11

2.2.4. Tai nạn do hóa chất..........................................................................................................11

2.2.5. Tai nạn do máy móc gây ra..............................................................................................12

2.2.6 Tai nạn liên quan đến tiếng ồn..........................................................................................14

2.2.7. Tai nạn do vật nhọn sắc gây ra.........................................................................................14

2.2.8 Tai nạ n do cháy nổ ............................................................................................................14

3. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT....................................................................................15

3.1. Giải pháp phòng ngừa tai nạn trượt ngã:.............................................................................15

3.2. Giải pháp phòng ngừa tai nạn vật rơi từ trên cao:...............................................................15

3.3. Giải pháp phòng ngừa tai nạn về điện:................................................................................16


Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

3.4. Giải pháp phòng ngừa cho tai nạn do hóa chất:..................................................................16

3.5. Giải pháp phòng ngừa do tai nạn do máy móc gây ra:........................................................16

3.6 Giải pháp kiểm soát tai nạn do tiếng ồn...............................................................................17

3.7 Giải pháp phòng ngừa tai nạn do vật sắt nhọn gây ra..........................................................17

PHẦN KẾT LUẬN:......................................................................................................................18

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

PHẦN MỞ ĐẦU

1 .Tính cấp thiết của vấn đề


 Cả nước đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại
hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hệ thống giao thông vận tải
là vấn đề vô cùng cấp thiết. Các đơn vị thuộc Bộ Giao thông Vận tải
(GTVT) hiện có khoảng 220 nghìn lao động đang làm việc trên khắp
mọi miền tổ quốc. Với đặc thù công việc, nguy cơ xảy ra tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp rất cao, đặc biệt là khối xây dựng cơ bản

2. Mục tiêu nghiên cứu:


 Tìm hiểu được thực trạng điều kiện không an toàn trong quá trình
xây dựng cầu
 Nhận diện những yếu tố nguy hiểm gây mất an toàn lao động trong
xây dựng cầu.
 Những hậu quả mà người công nhân gánh chịu khi hoạt động trong
môi trường làm việc không an toàn
 Đưa ra những giải pháp cụ thể cho từng yếu tố không an toàn nhằm
tạo một môi trường làm việc tốt cho công nhân

3. Nội dung nghiên cứu:


 Tìm hiểu quy trình, thiết bị có trong xây dựng cầu
 Nghiên cứu về tác nhân chính gây tai nạn trên công trường xây dựng
cầu đường
 Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp cho từng tác nhân gây tại nạn

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


 Quy trình xây dựng cầu và người công nhân đang hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng cầu. Những máy móc thiết bị được sử dụng phục
vụ cho công việc xây dựng cầu.

5.Phương pháp nghiên cứu:


 Qua kháo sát, kiểm tra về an tòan lao động tại một số công trình xây
dựng trên địa bàn và thực tế xây dựng cầu đường Việt Nam.
 Tìm hiểu các biện pháp chung trên thế giới và vận dụng tư duy sáng
tạo để tìm ra biện pháp khác phục tai nạn lao động

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUY TRÌNH XÂY


DỰNG CẦU
1.1 Định nghĩa về cầu
Cầu là một phương tiện nối liền 2 hay nhiều điểm khác nhau, giúp việc di
chuyển giữa các vị trí ấy được dễ dàng hơn.
Cầu còn được xem là một công trình giao thông được bắc qua các chướng
ngại nước như: rãnh nước, dòng suối, dòng sông, hồ, thung lũng, hay các
chướng ngại khác như: đường bộ, đường sắt,... đảm bảo cho giao thông
được liên tục. Phục vụ cho nhu cầu đi lại thuận tiện cho người dân
1.2. Các bước cần thiết trước khi xây dựng cầu:
• Bước 1:
Chủ đầu tư cung cấp thông tin cho đơn vị thi công và đơn vị này sẽ tiếp
nhận những yêu cầu đó.
Chủ đầu tư sẽ cung cấp thông tin về vị trí cũng như loại hình cầu mà đơn
vị thi công sẽ tiếp nhận, phổ biến yêu cầu cho đơn vị.
• Bước 2:
Đơn vị thi công sẽ tiến hành thiết lập phương án thiết kế và các hoạt động
để triển khai bố trí mặt bằng kiến trúc.
Đơn vị thi công sẽ dựa theo yêu cầu của nhà đầu tư mà bước đầu thực hiện
các hoạt động khảo sát vị trí, địa hình để lên phương án thiết kế cầu sao
cho phù hợp.
• Bước 3:
Xây dựng công trình thiết kế không thể bỏ qua bước hiệu chỉnh phương án
theo yêu cầu của tư vấn chủ và hoạt động tiến độ ký kết hợp đồng thiết kế.
Khảo sát lại phương án thiết kế theo yêu cầu lần nữa. Nếu phù hợp thì kí
kết hợp đồng
• Bước 4:
Đơn vị thi công lập phương án 3D cho cả phần nội thất và phần ngoại thất
cho phần xây dựng. Sau đó nếu cần sẽ điều chỉnh thiết kế phương pháp
này theo yêu cầu của người tư vấn đầu tiên được đưa ra.
Dựa theo phương án thiết kế, xây dựng hình ảnh 3D của công trình. Sau đó
dựa theo yêu cầu của chủ đầu tư mà thiết kế tiếp và hoàn tất
• Bước 5:
Triển khai hồ sơ kỹ thuật chi tiết, các cấu trúc của công ty cũng như một số
phần tử khác như điện nước, phòng cháy chữa cháy.

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

• Bước 6:
Khách hàng ký duyệt và bàn giao bản vẽ thiết kế theo kiểu hai bên đầu tư
chủ và đơn vị thi công đã thỏa thuận.
1.3. Kết cấu cầu:
o Kết cấu nhịp:

Kết cấu nhịp cầu bao gồm: mặt cầu (gồm có bản mặt bằng bêtông cốt thép
hoặc thép hoặc gỗ, các lớp phủ như lớp chống nước, bêtông asphalt...),
dầm dọc và dầm ngang, kết cấu nhịp chịu tác dụng của tải trọng bản thân
cầu gọi là tĩnh tải, cùng với tải trọng người, xe trên cầu gọi là hoạt tải,
ngoài ra còn có tác dụng của gió, của động đất (trường hợp đặc biệt), toàn
bộ tải trọng này được truyền xuống đất qua hệ thống mố trụ cầu
o Mố cầu
Bộ phận ở hai đầu cầu và nối tiếp giữa cầu với đường gọi là mố cầu. Mố
cầu ở cuối cầu và tạo thành cấu trúc chuyển tiếp từ đường tới mặt cầu. Nó
tiếp nhận một phần tải trọng của kết cấu nhịp truyền xuống và chịu tác
dụng của đất đắp sau mố (đường tiếp nối vào cầu). Cấu trúc của mố cầu
bằng bê tông cốt thép và bao ngoài bằng đá hộc, đá tảng gắn kết bằng xi
măng mác cao.
o Trụ cầu:

Bộ phận giữa hai mố cầu để cho kết cấu nhịp tựa lên gọi là trụ cầu. Do
nhiều yêu cầu về kinh tế kĩ thuật chiều dài kết cấu nhịp không thể quá dài.
Để vượt được khoảng cách lớn yêu cầu phải có cọc chống đỡ trung gian dó
là trụ cầu. Trụ cầu truyền tải từ kết cấu nhịp xuống móng công trình. Đối
với loại cầu dây văng hoặc cầu treo thì trụ cầu thường được làm cao hẳn
hơn bản mặt cầu, để treo, neo dây cáp chịu lực, gọi là trụ tháp.
Mố trụ cầu rất quan trọng trong tổng thể của công trình cầu vì vậy khi thiết
kế mố trụ cần chú ý đến nhiều yếu tố không những phải chịu được lực
truyền từ kết cấu nhịp bên trên xuống mà còn các yếu tố khác tác dụng vào
mố trụ: đối với mố là lực đẩy ngang của đất, đối với trụ là sự va đập của
các phương tiện giao thông: tàu thuyền vào trụ cầu (cầu vượt sông), xẹ cộ
(cầu cạn); ngoài ra trụ cầu qua sông còn phải chịu các yếu tố thủy lực như
lực đẩy nổi, lực do dòng chảy tác động. Những yếu tố ăn mòn cũng tác
động mạnh đến trụ cầu; như han rỉ.

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

o Móng cầu:

Móng cầu là bộ phận bên dưới cùng của một cây cầu, làm bằng bê tông cốt
thép. Móng có tác dụng truyền và phân bố toàn bộ tải trọng xuống nền đất
sao cho toàn bộ kết cấu đứng vững trên đất mà không bị phá hoại do nền
đất bị vượt quá sức chịu tải...
o Gối cầu:

Gối cầu là bộ phận trung gian nằm giữa kết cấu nhịp và mố trụ cầu. Gối
cầu có tác dụng như tấm đệm chịu tải trọng và giảm lực cắt ngang của kết
cấu nhịp truyền xuống mố trụ. Đồng thời gối cầu giúp cho kết cấu làm việc
theo mô hình tính toán, giúp kết cấu nhịp dịch chuyển, co giãn ít mà bị cản
trở. Các loại gối cầu rất đa dạng nhưng chia ra hai loại chính là gối cố định
và gối di động, gối có thể cứng (thép, gối chậu) hoặc đàn hồi (gối cao su,
cao su bản thép).
o Phụ kiện:

Lan can
Khe co giãn
Đường ống kỹ thuật

Các loại cầu phổ biến:


 Cầu dầm.

 Cầu dây văng.

 Cầu giàn

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

 Cầu giàn vòm.

 Cầu cáp treo

1.4. Tổng quan về quá trình xây cầu dầm:


Link video: https://youtu.be/c0EXuwNDtKc
Quá trình xây dựng bắt đầu bằng việc đúc móng bê tông cho trụ và
mố. Nơi đất đặc biệt yếu, cọc gỗ hoặc thép được đóng để hỗ trợ móng. Sau
khi các trụ và mố bê tông đã cứng đủ, việc lắp dựng kết cấu thượng tầng
bằng bê tông hoặc thép sẽ bắt đầu. Thép dầm thường được sản xuất trong
nhà máy, vận chuyển đến địa điểm và đặt tại vị trí bằng cần cẩu. Đối với
các nhịp ngắn, dầm thép thường được cấu tạo thành một đơn nguyên. Tại
hiện trường, chúng được đặt song song với nhau, với các hình thức tạm
thời giữa chúng để có thể đổ một sàn bê tông lên trên. Các dầm thường có
các miếng kim loại được hàn trên các mặt bích trên cùng của chúng, xung
quanh đó là bê tông được đổ. Những mảnh này cung cấp kết nối giữa dầm
và tấm, do đó tạo racấu trúc hỗn hợp.Đối với những nhịp dài hơn, dầm
Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

thép được chế tạo dưới dạng tấm dầm . Dầm bản là một dầm chữ I bao
gồm các mặt bích trên và dưới riêng biệt được hàn hoặc bắt vít vào một
lưới thẳng đứng. Trong khi dầm cho các nhịp ngắn thường có độ sâu
không đổi, các dầm cho các nhịp dài hơn thường bị gập - nghĩa là sâu hơn
ở các gối đỡ và nông hơn ở giữa nhịp.Đòn kéo làm cứng dầm tại các gối
đỡ, do đó làm giảm độ uốn ở giữa nhịp.

2. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, ĐIỀU KIỆN KHÔNG


AN TOÀN TRONG XÂY DỰNG CẦU
2.1. Thực trạng an toàn lao động
Tai nạn lao động luôn là một nguy cơ tồn tại thường xuyên đối với người
lao động trong quá trình họ trực tiếp tham gia các hoạt động sản xuất. Hậu
quả của tai nạn lao động không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần, thu
nhập của người lao động và còn khiến cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị
tác động bởi chi phí bồi thường. Ở ý nghĩa rộng hơn, việc để xảy ra tai nạn
lao động gây ra những tác động tiêu cực tới uy tín doanh nghiệp và làm
tăng gánh nặng cho xã hội. Do đó, việc đảm bảo an toàn cho người lao
động cần được thực hiện đồng bộ và có sự chung tay đóng góp trách nhiệm
của cá nhân người lao động, người sử dụng lao đọng và cả cộng đồng.
Thực tế cho thấy, công tác đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động những
năm gần đây đã được các cấp các ngành và nhiều doanh nghiệp quan tâm
thực hiện. Thông qua các Tuần lễ An toàn, vệ sinh lao động và nhiều
chương trình hành động, người lao động từng bước được trang bị kĩ năng,
nâng cao nhận thức nhằm chủ động có những biện pháp đảm bảo an toàn
cho mình và người khác. Tuy nhiên, do sự thiếu đồng bộ và các biện pháp
quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo nên theo số liệu thống kê từ thực tế thì
trong những năm vừa qua số vụ, số người bị tai nạn lao động có dấu hiệu
tăng lên, đặc biệt là trong lĩnh vực xây dựng.
Qua số liệu phân tích, Cục An toàn lao động cho biết: nguyên nhân chủ
yếu của tai nạn lao động là do sự quản lý thiếu chặt chẽ của người sử dụng
lao động (chiếm 42,1%), bao gồm cả việc không tuân thủ đầy đủ trang

thiết bị, đồ dùng bảo hộ lao động hợp quy chuẩn, trong khi đó, nguyên
nhân xuất phát từ sự bất cẩn của người lao động cũng chiếm một tỉ lệ
tương đối cao (17,3%).
Từ thực tế trên cho thấy để công tác đảm bảo an tòa cho người lao động
thực sự mang lại hiệu thì trước hết người alo động phải tự trang bị cho
mình ý thức phòng tránh các nguy cơ gây mất an toàn. Không những vậy,
Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

bản thân người lao động cần phải nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành
pháp luật về bảo hộ lao động để có thể từ chối làm việc trong những điều
kiện không bảo đảm an toàn. Trường hợp xảy ra tai nạn, người lao động có
căn cứ để yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện bồi thường theo đúng
qui định của nhà nước và pháp luật.
Cùng với đó, các chuyên gia về an toàn lao động nhấn mạnh vai trò của
các cơ quan quản lý nhà nước. Thông qua các qui định, nghị định và các
văn bản pháp luật, nhà nước đưa ra các biện pháp, chế tài phù hợp nhằm

nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động. Công tác kiểm
tra, rà soát việc thực hiện an toàn lao động trong các nhà máy, xí nghiệp,
cơ sở sản xuất cần được tiến hành thường xuyên và chặt chẽ hơn. Huy
vọng với sự đồng bộ này, tình hình tai nạn lao động trong những năm tới ở
nước ta sẽ được hạn chế một cách tối đa.
2.2 Các điều kiện không an toàn

2.2.1. Tai nạn do trơn trượt, vấp ngã


Trượt ngã từ trên cao chiếm đến 1/3 tổng số tai nạn tại công trình.
Nguyên nhân phổ biến có thể do giàn giáo lắp không chính xác, lỗ
hổng trên sàn hoặc sàn trơn trượt,..
 Vì các công trường xây dựng đều có các bề mặt không bằng phẳng,
các công trình thi công tại các giai đoạn khác nhau, vật liệu không sử
dụng đến để trên mặt bằng, làm việc trong môi trường có độ cao và
nguy hiểm ( xây cầu qua sông) nên trượt chân, bước hụt, ngã là
những nguy hiểm phổ biến.
 Khi xây dựng cầu bắt ngang sông, người lao động phải làm việc dưới
ánh nắng, điều này có thể gây ra các hiện tượng như say nóng, say
nắng khiến người lao động mất cân bằng, bị choáng gây ra té ngã.
 Đối với những người mới vào nghề khi làm việc ở trên cao họ sẽ
không thích nghi kịp dẫn tới việc ngã xuống sông

Hình 2.2.1.1: Công nhân hoạ t độ ng không có dây đai an toàn


Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

Hình 2.2.1.2. Công nhân trượ t chân rơi xuố ng sông

2.2.2. Tai nạn vật rơi, sập từ trên cao


 Có nhiều loại giàn giáo nhưng hiện nay loại giàn giáo bên ngoài đang
được sử dụng nhiều tại công trường xây dựng là loại giàn giáo làm
bằng ống thép, trạng thái lắp đặt giàn giáo không an toàn sẽ gây ra tai
nạn ngã và kèm theo đó sự đổ sụp giàn giáo, trong trường hợp này sẽ
phát triển thành tai nạn cỡ lớn.
 Để xây dựng 1 cây cầu bắt qua sông là quá trình xây dựng rất là nguy
hiểm, nhất là khi làm việc ở trên cao. Trong lúc làm việc, các vật liệu
được chuyền lên cao, không thể tránh khỏi rơi rớt gây tai nạn cho
người lao động. Các dụng cụ như kiềm, vít,…để không chắc chắn sẽ
bị rơi rớt ra ngoài gây tai nạn. Ngoài ra, sử dụng các loại dây bị hư
hỏng để nâng vật lên cao thông qua qua máy tời sẽ dễ làm cho dây bị
đứt và rơi xuống người công nhân
 Cẩu hoặc nâng vật quá trọng tải cho phép đối với máy xúc hoặc cần
trục.
 Không tuân theo các vận tốc chuyển động qui định khi di chuyển,
nâng, hạ vật hoặc khi quay (gây ra mômen ly tâm lớn). Đặc biệt khi
phanh hãm đột ngột có thể gây lật đổ máy.
 Bị tác dụng của ngoại lực lớn như bị xô đẩy do các phương tiện vận
chuyển, do các máy khác va chạm phải hoặc khi máy làm việc mà có
gió lớn (trên cấp 6), đặc biệt đối với các máy có trọng tâm ở cao như
cần trục tháp,…

Hình 2.2.2.1 Trụ c vậ n chuyển

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

Hình 2.2.2.2 Hình ả nh về Sậ p cầ u

2.2.3. Tai nạn về điện

 Đối với người thợ thi công và lắp ráp hệ thống điện cho công trình,
nguy cơ bị điện giật do đường dẫn hoặc thiết bị điện rò rỉ.
 Trong quá trình thi công, cần rất nhiều loại máy móc, thiết bị. Dây
điện của chúng để tràn lan trên mặt đất, không có vỏ bọc, hoặc bị rò
rỉ. Người lao động vô tình đi ngang giẫm đạp lên có thể gây ra tai
nạn.
 Khi làm việc trên cao, dây điện bị mục, đứt, không có vỏ bọc sẽ vô
tình rơi trúng người lao động gây ra tai nạn

2.2.4. Tai nạn do hóa chất


 Công trường xây dựng cầu cũng là nơi hiện diện nhiều loại hóa chất
nguy hiểm như gas, xăng dầu,… khi gặp các nguồn cháy như thuốc
lá, quẹt diêm,… của công nhân vứt khi hết sử dụng cũng sẽ gây cháy
 Khi hoàn thành mặt đường công nhân sẽ tiếp xúc với mùi của nhựa
đường có thể gây choáng và khó thở. Nếu không cẩn thận sẽ bị đổ
nhựa đường lên người gây bỏng
 Ximang cũng là một mối nguy không hề nhẹ, những vụ tại nạn do
ximang không phải không có. Công nhân trượt chân rơi vào hố
ximang sẽ gay tổn thương da và nội tạng vì chất kiềm trong ximan sẽ
ăn mòn da

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

Hình 2.2.4: Công nhân tiếp xúc hoá chấ t

2.2.5. Tai nạn do máy móc gây ra


 Nguyên nhân bên trên thì các loại máy móc, thiết bị cũng Trong xây
dựng cầu cần rất nhiều các loại máy móc, thiết bị nên ngoài các ngcó
thể là tác nhân gây chấn thương khi chúng bị trục trặc, hỏng hóc hoặc
bất cẩn khi vận hành.

- Máy đã hư hỏng:
 Các hỏng hóc của máy phát sinh trong quá trình sử dụng do tác động
của ngoại lực dưới dạng cơ, nhiệt, hoá năng nếu không được sửa
chữa, thay thế đúng lúc sẽ gây ra sự cố, tai nạn.
 Các bộ phận, chi tiết cấu tạo của máy bị biến dạng, cong vênh, méo
hoặc móp,... như đứt bulông hoặc bong mối hàn,...
 Hộp số bị trục trặc làm cho vận tốc chuyển động theo phương
ngang, phương đứng hoặc xoay không chính xác theo sự điều khiển.
 Hệ thống phanh điều khiển bị rơ mòn, mômen phanh tạo ra nhỏ
không đủ tác dụng hãm.
- Máy bị mất cân bằng ổn định:
Mất ổn định đối với máy đặt cố định hay di động là một trong những
nguy cơ chủ yếu gây ra sự cố và tai nạn. Mất cân bằng dẫn tới rung
lắc hoặc nghiêng làm cho các thao tác kém chính xác hoặc có thể làm
lật đổ máy.Những nguy cơ gây mất ổn định thường là:
 Máy đặt lên nền (móng) không vững chắc như nền đất yếu gây  lún
hoặc đất dốc vượt quá góc nghiêng cho phép. Xe vận chuyển đất bị
nghiêng do nền đất bị lún.
- Thiếu các thiết bị che chắn hoặc rào ngăn vùng nguy hiểm:
 Vùng nguy hiểm của máy móc là khoảng không gian trong đó có các
yếu tố tác dụng thường xuyên hay nhất thời có thể gây ra mối nguy
hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người. Các máy phục vụ xây
dựng đều có vùng nguy hiểm nhất định. Các nguy cơ gây tai nạn lao
động chủ yếu là:

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

 Máy cắt, kẹp hoặc cuộn vào áo, quần hoặc các bộ phận của cơ thể
người lao động  (tóc, tay hoặc chân) ở các bộ phận chuyển động, ví
dụ như: vùng nằm giữa dây xích và bánh răng của máy rải và hoàn
thiện mặt đường;  giữa  dây  đai  truyền (dây curoa) và trục quay;
giữa  hai  bánh răng; hoặc giữa hai trục cán, ép,… Tai nạn lao động
đã xảy ra khi công nhân làm việc với máy cưa mà lưỡi cưa không
được bao che.
 Các mảnh dụng cụ và vật liệu gia công văng bắn vào người như:
mảnh vỡ của đá mài, răng đĩa máy cưa, phoi tiện hoặc các đầu mẩu
gỗ,….
 Bụi hoặc hơi khí độc tỏa ra ở các máy như máy đập đá, máy  phun
sơn,... gây nên các ảnh hưởng tới mắt, cơ quan hô hấp hoặc tiêu hóa -
là nguyên nhân gián tiếp gây tai nạn lao động

Hình 2.2.5.1: Nguy hiểm khi sử dụ ng thiết bị không đúng cách

Hình 2.2.5.2 Vậ t văn bắ n

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

2.2.6 Tai nạn liên quan đến tiếng ồn


Việc xây dựng gây ồn ào và do đó, tiếng ồn là một nguy cơ xây dựng phổ
biến. Tiếng ồn lớn, lặp đi lặp lại và quá mức gây ra các vấn đề về thính
giác lâu dài, chẳng hạn như điếc. Tiếng ồn cũng có thể gây mất tập trung
nguy hiểm và có thể khiến người lao động mất tập trung vào công việc
đang làm, có thể gây ra tai nạn.

2.2.7. Tai nạn do vật nhọn sắc gây ra


Bị vật nhọn đâm vào chân khi di chuyển cũng là một trong những tai nạn
thường gặp trên công trình. Trong xây dựng cầu, cần rất nhiều vật liệu, đặc
biệt các vật liệu sắt nhọn như đinh, sắt, thép,… nếu không cẩn thận sẽ bị
đâm vào cơ thể gây ra các tai nạn.
Khi di chuyển vật liệu, nó có thể đâm vào người lao động nếu người lao
động không tuân thủ đúng các qui tắc an toàn.

Hình 2.2.7 Đạ p phả i vậ t nhọ n

2.2.8 Tai nạn do cháy nổ


Khi người công nhân hàn làm việc gần tấm bạc và các vật dễ cháy thì các
mối hàn văng ra có thể xảy ra các vụ cháy trên cầu

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

hình 2.2.8: Công nhân hàn làm việc gầ n tấ m bạ c dễ gâ y chá y

3. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT


3.1. Giải pháp phòng ngừa tai nạn trượt ngã:
 Quy định bắt buộc phải giám sát và kiểm tra thường xuyên giàn giáo
và các lỗ hổng tại công trình.
 Người lao động nên sử dụng giày bảo hộ có phần đế chống trượt tốt,
hạn chế tối đa khả năng té ngã do đi trên mặt sàn trơn, ướt, mang dây
đai an toàn khi làm việc trên cao, mang đầy đủ các phương tiện bảo
vệ cá nhân. Đội mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu, và phải có thời gian
nghỉ ngơi hợp lý.

Hình 3.1: Công nhân đượ c huấ n luyện đeo dây đai an toàn

3.2. Giải pháp phòng ngừa tai nạn vật rơi từ trên cao:

 Người lao động cần được trang bị mũ bảo hiểm để tránh các chấn
thương về đầu.
 Phải lắp giàn giáo và các thiết bị chắc chắn, thường xuyên kiểm tra
chúng để đảm bảo an toàn.

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

 Sắp xếp các vật liệu, dụng cụ gọn gàng, không để tràn lan, lung tung
tránh rơi rớt.

Hình 3.2: Đồ bả o hộ cho công nhân

3.3. Giải pháp phòng ngừa tai nạn về điện:


 Các đường dây điện phải đảm bảo gọn ngàng ngăn nắp,
không được rơi bừa bãi xuống sàn
 Sử dụng các màng bọc dây điện tốt để tránh dây điện bi mục
và gây nguy hiểm

3.4. Giải pháp phòng ngừa cho tai nạn do hóa chất:
 Người lao động phải có găng tay bảo hộ, áo bảo hộ khi làm việc với
các hóa chất.
 Phải có các thiết bị chữa cháy khi gặp sự cố cháy, nổ.

3.5. Giải pháp phòng ngừa do tai nạn do máy móc gây ra:
 Người lao động phải được hướng dẫn kỹ về cách sử dụng các thiết
bị, máy móc.
 Cần kiểm tra máy móc, thiết bị trước khi vận hành
 Phải bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị máy móc định kỳ.
 Người giám sát cần kiểm tra thường xuyên các thiết bị, máy móc,
giám sát chặt chẽ quá trình vận hành máy móc, thiết bị cũng như quá
trình làm việc của người lao động
 Cần trang bị đủ ánh sáng khi làm việc ở những nơi tối hoặc làm việc
dưới ánh sáng hợp lý để người lao động có thể thấy rõ để làm việc
tránh gây tai nạn.
Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

3.6 Giải pháp kiểm soát tai nạn do tiếng ồn


 Trang bị thiết bị có phát thải tiếng ồn càng thấp càng tốt.
 Huấn luyện nhân viên cách sử dụng máy móc an toàn và hiệu quả để
chúng không tạo ra nhiều tiếng ồn hơn mức cần thiết.
 Thường xuyên theo dõi mức độ tiếng ồn do các hoạt động làm việc
và máy móc tại nơi làm việc - sử dụng thiết bị đo tiếng ồn.

3.7 Giải pháp phòng ngừa tai nạn do vật sắt nhọn gây ra
 Người lao động cần trang bị giày bảo hộ để tránh giẫm phải cái vật
nhọn, áo bảo hộ để tránh va quẹt vào các vật nhọn.
 Thường xuyên dọn những những vật nhọn không cần thiết
3.8 Giải pháp ngăn chặn tai nạn do cháy nổ
Thường xuyên nhắc nhở các công nhân hàn làm việc tránh xa các
khu vực dễ gây cháy
Trang bị các vật dụng cứu hoả khi có hoả hoạn

Nhóm 5
Điều kiện không an toàn trong xây dựng cầu

PHẦN KẾT LUẬN:


Trong các ngành kỹ thuật đặc biệt là trong ngành xây dựng cầu vấn đề
an toàn lao động trong lúc thi công, sản xuất luôn là vấn đề quan trọng
được đặt lên hàng đầu. Chỉ có một hoạch định an toàn lao động cụ thể,
có hiệu quả cao mới giúp cho người lao động có một tâm lý vững vàng
hoàn thành nhiệm vụ được giao, tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt. Một
phần không nhỏ các tai nạn lao động trong ngành xây dựng xuất phát từ
sự chủ quan, phó mặc cho số phận của nhân công và sự dễ dãi, bỏ qua,
không quan tâm của chính các nhà thầu xây dựng. Bởi vậy, các nhà thầu
cần chú ý một số lưu ý quan trọng về an toàn lao động mà thường, hoặc
vô tình hoặc cố tình, bị lãng quên trong quá trình thi công các công
trình. Và người lao động cũng cần được đào tạo và hướng dẫn kỹ trước
khi lao động để giảm bớt tai nạn lao động gây ra.

Nhóm 5

You might also like