You are on page 1of 101

Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG...............................................................5
1.1. Giới thiệu máy thiết kế...................................................................................5
1.2. Kết cấu và quá trình hoạt động của máy........................................................7
1.2.1. Kết cấu máy ép.....................................................................................9
1.2.2. Quá trình làm việc của máy ép ……………………………………..13
1.3. Sơ đồ và nguyên lý truyền động thuỷ lực.....................................................14
1.3.1. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực......................................................................14
1.3.2. Nguyên lý hoạt động của mạch thuỷ lực............................................16
CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THUỶ LỰC CỦA BỘ PHẬN ÉP
CỌC VÀ KẸP CỌC VÀ TÍNH TOÁN KẾT CẤU THÉP ………………...17
2.1. Cơ cấu ép cọc...............................................................................................17
2.1.1. Cấu tạo cơ cấu ép cọc.........................................................................18
2.1.2. Tính chọn xi lanh ép cọc....................................................................23
2.2. Cơ cấu kẹp cọc.............................................................................................24
2.2.1. Các thông số yêu cầu..........................................................................25
2.2.2. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực......................................................................26
2.2.3. Tính chọn xilanh:................................................................................28
2.2.4. Kiểm tra khả năng chịu lực kẹp của cọc bêtông cốt thép khi chịu lực
ép 680 tấn
29
2.3. Tính chọn bơm thuỷ lực...............................................................................30
2.3.1. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh ép cọc........................31
2.3.2. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh kẹp cọc......................33
2.4. Tính chọn các chi tiết trong hệ thống thuỷ lực.............................................34
2.4.1. Tính chọn van an toàn........................................................................34
2.4.2. Tính chọn các thiết bị trong hệ thống thuỷ lực ép cọc.......................35
2.4.3. Tính chọn các thiết bị trong hệ thống thuỷ lực kẹp cọc.....................37
2.5. Tính toán kết cấu thép của bộ khung máy ép……………………………...38
2.5.1. Giới thiệu phần mềm Solidworks………………………..………….39
2.5.2. Mô tả phần mềm Solidworks ……………………………………….40
2.5.3. Thiết lập mô hình 3D và kiểm tra độ bền……………………………42

SV: Lê Đức Hùng -1- Lớp: Cơ khí GTCC - K56


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẦN TRỤC CẤP CỌC................50


Cấu tạo chung....................................................................................................51
Hệ thống thuỷ lực trên cần trục........................................................................52
3.1. Bộ máy nâng hạ hàng................................................................................53
3.1.1. Sơ đồ truyền động..............................................................................53
3.1.2. Bảng sức nâng - tầm với.....................................................................54
3.1.3. Tính toán các bộ phận.........................................................................54
3.2. Bộ máy thay đổi tầm với...........................................................................59
3.2.1. Tính chọn cơ cấu thay đổi chiều dài cần............................................62
3.2.2. Cơ cấu thay đổi góc nghiêng cần........................................................62
3.3. Bộ máy quay.............................................................................................68
3.3.1. Công dụng..........................................................................................68
3.3.2. Tính chọn vành răng...........................................................................72
3.3.3. Tính chọn động cơ thuỷ lực dẫn động cơ cấu quay............................74
3.4. Tính chọn bơm thuỷ lực............................................................................75
CHƯƠNG 4: THÁO DỠ VÀ LẮP ĐẶT MÁY ÉP CỌC...............................76
4.1. Quá trình chuẩn bị...................................................................................77
4.2. Quy trình lắp dựng.....................................................................................83
4.3. Quy trình thi công ép cọc...........................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................87
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Lời nói đầu


Nền tảng để Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới là phải xây dựng
được cơ sở hạ tầng thiết yếu đảm bảo về cả chất và lượng. Điều này tạo cơ hội
cho máy móc thiết bị ở nước ta ngày càng đa dạng. Một yêu cầu đặt ra là đòi hỏi
những kĩ sư máy phải biết vận dụng sáng tạo công nghệ hiện đại của các nước
tiên tiến vào tình hình cụ thể của Việt Nam sao cho đạt hiệu quả kinh tế kỹ thuật
cao nhất.

Trong thời gian gần đây, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tốt đẹp, nền
kinh tế nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong quá trình phát triển sẽ
xuất hiện nhiều trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội như TP Hồ Chí Minh hoặc
thủ đô Hà Nội. Cùng với đó là sự phát triển dân số, tập trung dân cư, do vậy vấn
đề giải quyết cơ sở hạ tầng là rất bức thiết. Để thi công một công trình cần kỹ
thuật của nhiều ngành khác nhau, trong đó ngành Cơ khí Máy Xây Dựng chiếm
tầm quan trọng không nhỏ. Hiện tại, yêu cầu đặt ra rất khắt khe, việc xây dựng
không những đòi hỏi tiến độ, mà còn đòi hỏi mức độ an toàn cho bản thân công
trình và các công trình xung quanh.

Các công trình xây dựng lớn hiện nay thì việc gia cố nền móng là rất quan
trọng. Cấu tạo của nền sau khi đào, đắp, đầm...thường không đồng nhất và khả
năng chịu áp lực nhỏ; vì vậy trong công tác xây dựng nhà cao tầng (mang tính
vĩnh cửu) và xây dựng cầu, đập nước, ống khói, v.v... người ta phải xử lý móng.
Một trong các cách xử lý nền móng vừa kinh tế lại vừa đảm bảo độ bền vững
của công trình là dùng phương pháp đóng cọc. Cọc dùng để đóng có thể là cọc
tre, gỗ, hoặc cọc thép, cọc bê tông-cốt thép, cọc cát...Trong điều kiện hiện nay
thì cọc bê tông-cốt thép được sử dụng rộng rãi nhất vì có nhiều ưu điểm hơn các
loại cọc khác. Đó là điều kiện áp dụng không phụ thuộc vào tình hình mực nước
ngầm (tuy nhiên khi dùng cọc ở những nơi nước mặn thì phải chú ý tới hiện
tượng ăn mòn cốt thép trong cọc) giá thành của cọc nhỏ hơn nhiều so với cọc
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

thép, sức chịu tải của cọc cao...Hầu hết các công trình hiện nay đều dùng
cách gia cố nền móng bằng cọc. Chính vì vậy việc xuất hiện những máy mới
nhằm thực hiện công tác thi công cọc là rất quan trọng.

Dưới sự phân công nhiệm vụ thiết kế tốt nghiệp của bộ môn Máy xây dựng
& xếp dỡ, đề tài: “Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh di chuyển bước lực ép
680T” được thực hiện bởi hai sinh viên lớp Cơ khí GTCC – K56:

1. Vũ Văn Mạnh: Tổng quan về máy ép cọc tính di chuyển bước, tính toán
thiết kế tổng thể, tính toán thiết kế toàn bộ kết cấu thép, tính toán thiết kế bộ di
chuyển bước, xây dựng quy trình vận hành và sử dụng.
2. Lê Đức Hùng: Tính toán, thiết kế bộ máy ép cọc, tính toán, thiết kế cần
trục cấp cọc và xây dựng quy trình lắp dựng máy.
Trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi những sai sót và những
hạn chế. Em mong nhận đựơc sự đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn sinh
viên để đồ án được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin chân thành cám ơn thầy
PGS. TS-Nguyễn Văn Vịnh và toàn thể các thầy cô giáo trong bộ môn Máy
Xây Dựng đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành những nội dung của đồ án.

Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2011

Sinh viên

Lê Đức Hùng
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CHUNG


1.1. Giới thiệu máy thiết kế
Nội dung chính của đồ án này là nghiên cứu 1 loại máy ép mới hiện nay
cũng dựa trên phương pháp dùng lực ép tĩnh. Đó là loại máy hạ cọc mới trong
nghành công nghiệp xây dựng hiện nay. Loại máy này rất phù hợp với các công
trình xây dựng ở những khu thành thị đông đúc nhờ vào tính linh hoạt và nhanh
nhạy của máy. Hiện nay loại máy này đang được sử dụng cụ rất phổ biến ở Việt
Nam. Máy sử dụng lực tĩnh mạnh được sinh ra bởi dầu áp lực cao để đưa cọc
vào trong đất 1 cách dễ dàng mà không gây chấn động mạnh. Mọi thao tác của
máy như: nâng cọc, chuyển, giữ bàn kẹp, di chuyển máy...đều được thực
hiện bằng thủy lực. Máy có thể nén được nhiều loại cọc có hình dáng và kích
thước khác nhau: cọc vuông, cọc tròn, cọc thép chữ H...tùy thuộc vào yêu cầu kỹ

thuật. Kích thước của cọc vuông 0,4  0,4  m  , 0,6  0,6  m  ,  0,4  0,6  m 
Chất lượng của cọc ép luôn được đảm bảo vì trong quá trình ép sẽ kiểm tra
cọc. Tỷ lệ thành công của cọc là 100%. Cọc sẽ đạt được chất lượng cao và giảm
được nhiều chi phí sản xuất. So với các phương pháp ép khác hoặc trong quá
trình đóng cọc thì cọc đạt đựoc chất lượng cao hơn rất nhiều Máy này là thiết bị
hữu ích nhất cho các dự án lớn và cấp bách. Hoạt động của máy êm và phạm vi
làm việc của máy rộng vì nó hoàn toàn được điều khiển bằng thủy lực và có thể
tự di chuyển được trên công trường. Lực ép cọc được tạo ra là rất lớn. Và một
đặc điểm rất quan trọng của máy mà có nhiều người quan tâm đó là máy có thể
ép được cọc nghiêng từ 0o đến 5o. Điều này rất quan trọng vì trong thực tế
hiện nay việc ép cọc nghiêng là rất khó khăn.
Máy ép cọc tĩnh thủy lực di chuyển bước có những ưu điểm nổi trội sau:
1. Khi thi công không gây chấn động, không ô nhiểm, ít tiếng ồn, không
làm rạn nứt công trình xung quanh. Khi thi công ở khu vực tập trung nhiều công
trình kiến trúc nó sẽ phát huy hết những đặc tính ưu việt này, thể hiện nó đúng là
loại thiết bị thi công lí tưởng cho phương pháp bảo vệ thành phố.
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2. Quá trình ép cọc: Trên máy có lắp đặt đồng hồ đo thể hiện rõ trở lực ép
cọc, phân đoạn thông số áp lực, cung cấp số liệu kỹ thuật đáng tin cậy cho công
nhân thao tác.
3. Thời gian thi công ngắn, hiệu suất cao, độ ép liên tục tốt, nối cọc dễ
dàng, hiệu suất cao hơn hẳn so với các loại máy ép cọc khác, là lựa chọn hiệu
quả cho việc thi công các công trình có quy mô diện tích lớn, thời gian thi công
gấp.
4. Chất lượng thi công tốt, tỷ lệ cọc hoàn thành cao, cọc chịu áp lực thấp,
số lượng cọc bị hỏng ít. So với kiểu máy đóng cọc kiểu búa hay loại chấn động
thì giá thành làm cọc tiền chế thấp hơn 30%.
Do đó, máy ép cọc thủy lực tuy mới gia nhập vào Việt Nam nhưng ưu thế của
nó đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường.
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

1.2. Kết cấu và quá trình hoạt động của máy


1.2.1.Kết cấu máy ép
Các kết cấu chính của máy được thể hiện như hình vẽ:
16

15

14

13

12

11

10

8 7 6 5 4 3 2 1

Hình 1.1. Kết cấu chính của máy ép thủy lực 680 tấn
1. Sàn máy 9. Cụm cơ cấu di chuyển ngang
2. Dầm đặt đối trọng gia tải 10. Xi lanh nâng hạ máy
3. Gối đỡ dầm gia tải 11. Xi lanh di chuyển dọc
4. Chân đế di chuyển ngang 12. Cabin điều khiển cơ cấu ép cọc
5. Cơ cấu ép chính 13. Khung lắp cơ cấu ép cọc
6. Gân tăng cường cho gối đỡ dầm gia tải 14. Cơ cấu ép cọc
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

7. Chân đế di chuyển dọc 15. Xi lanh ép cọc


8. Xi lanh di chuyển ngang 16. Cẩu cấp cọc
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Hình 1.2. Máy ép cọc thủy lực tự hành không ép vùng biên

Hình 1.3. Máy ép cọc thủy lực tự hành có ép vùng biên


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

1.2.2.Quá trình làm việc của máy ép


 Quá trình làm việc của giá ép
Giá ép bao gồm các xy lanh ép chính, các xy lanh ép phụ và các bàn kẹp
cọc. Hệ xy lanh ép được liên kết mềm (tự lựa) với các chân bàn kẹp cọc nhờ các
gối tựa hình cầu (khớp cầu). Nhờ vậy mà cho phép giữa chúng có góc lắc nhỏ
đảm bảo cho toàn bộ máy ở trạng thái cân bằng. Do đó quá trình làm việc của
giá ép như sau: Máy di chuyển tới vị trí cần ép cọc và hạ các chân đế xuống để
ổn định máy. Các xy lanh ép cọc lúc này bắt đầu co lại nâng hai bàn kẹp lên vị
trí cao nhất (hết hành trình co của xy lanh kẹp). Sau đó cọc được cẩu vào
khoảng giữa của các bàn kẹp nhờ chính cần cẩu được bố trí trên máy. Khi cọc đã
được đưa vào trong đó và đến lúc đầu dưới của cọc chạm đất thì cả hai hệ thống
bàn kẹp cùng làm việc, chúng cùng kẹp cọc lại. Như vậy cọc luôn được đảm bảo
ép đúng vị trí cần thiết. Nhờ vậy cọc luôn được đảm bảo độ thẳng đứng trong
suốt quá trình ép.

Hình 1.4. Quá trình làm việc của các xy lanh ép


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Khi bắt đầu ép thì cả hai hệ xy lanh ép chính và xy lanh ép phụ sẽ đồng thời
đẩy ra và ép hai bàn kẹp cùng đi xuống. Khi hết hành trình của xy lanh thì cả hai
cơ cấu bàn kẹp sẽ cùng nhả cọc ra và co lại. Các xialnh ép sẽ đưa các bàn kẹp
trở về vị trí ban đầu và tiếp tục lặp lại quá trình kẹp cọc và ép cọc xuống.
 Quá trình di chuyển của máy
- Sự di chuyển của máy đầu tiên phải kể đến quá trình làm việc của cơ
cấu nâng hạ máy. Cơ cấu nâng của máy bao gồm các xy lanh nâng hạ
máy và các dầm của máy. Các dầm của máy gồm có hai dầm chính và
hai dầm phụ. Hai đầu của hai dầm chính gắn với bốn xylanh, đầu của
piston nâng hạ liên kết với bốn bánh xe di chuyển. Đó chính là hệ thống
bánh xe để di chuyển máy.

Hình 1.5. Chân đế di chuyển (chân đế dài)

Hình 1.6. Cụm bánh xe và xi lanh trong chân đế


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

- Khi pittông đẩy ra hoặc co vào thì thân máy sẽ được nâng lên hay hạ
xuống. Hệ thống bánh xe đó được chạy trên các tấm chân đế. Trong mỗi
tấm chân đế có hai xylanh di chuyển (nằm theo chiều dọc) và dẫn động
các bánh xe. Các bánh xe di chuyển mang theo toàn bộ thân máy di
chuyển theo. Các bánh xe chạy trên các ray nằm trong các chân đế và có
thể chạy trong chân đế để kéo chân đế theo trong quá trình chuyển
động.
- Các xilanh nằm dọc trong chân đế được gắn khớp với các bánh xe. Đầu
của pittông có liên kết khớp với chân đế để di chuyển máy và cũng để di
chuyển chính chân đế.
a. Quá trình di chuyển theo chiều ngang
Máy di chuyển theo chiều dọc nhờ hai cặp chân đế nằm dọc theo hai bên
máy. Hành trình di chuyển theo chiều dọc máy là 3,0 m. Đó cũng chính là hành
trình của hai xy lanh nằm trong hai chân đế này. Khi bắt đầu di chuyển, đầu tiên
các xy lanh nâng hạ máy co lại hết hành trình. Như vậy hai chân đế nằm ngang
sẽ được co lên theo các xy lanh nâng hạ.
1350

320

1500

6600
3500

50x50

Hình 1.7. Kết cấu của cơ cấu di chuyển ngang


Lúc này các xylanh nằm trong các chân đế ngang sẽ hoạt động, chúng đẩy
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
ra hết hành trình của xylanh. Như vậy toàn bộ máy được đẩy tới trước cùng với
hai chân đế ngang máy nhờ các cụm bánh xe di chuyển chạy trên các ray trong
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

chân đế. Khi các xy lanh dọc hết hành trình thì các xy lanh nâng hạ bắt đầu đẩy
ra và từ từ hạ hai chân đế ngang xuống. Khi 2 hai chân đế ngang chạm đất ,các
xy lanh nâng hạ nâng hai chân đế dọc máy được nâng lên khỏi mặt đất. Lúc này
các xy lanh nâng hạ dừng lại, tiếp theo các xy lanh dọc trong chân đế sẽ co lại.
Quá trình co lại này sẽ kéo theo các cụm bánh xe di chuyển theo. Như vậy lúc
này các chân đế dọc sẽ trượt trên các cụm bánh xe di chuyển và tiến về phía
trước. Sau đó các xy lanh nâng hạ lại co lại và bắt đầu một bước di chuyển mới.
Quá trình này cứ lặp đi lặp lại và làm cho máy di chuyển được tới vị trí mong
muốn theo chiều dọc (phía trước hoặc phía sau).
b. Quá trình di chuyển theo chiều dọc
Quá trình di chuyển theo chiều ngang giống như quá trình di chuyển theo
chiều dọc ,nhưng khác là hành trình của các xy lanh là 0,8m và các chân đế này
bị hạn chế hành trình bởi hai chân đế nằm dọc.

8060
884

590
644 350
604
2200 916

12000

Hình 1.8. Kết cấu của cơ cấu di chuyển ngang


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

1.3. Sơ đồ và nguyên lý truyền động thuỷ lực


1.3.1. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực

Hình 1.9. Sơ đồ mạch thủy lực của hệ máy ép

1. Bộ làm mát 10. Ống nối mềm


2. Bầu lọc dầu 11. Các xylanh di chuyển ngang dọc
3. Thùng chứa dầu 12. Các xylanh chính ép cọc
4. Van điều chỉnh bơm 13. Các xylanh phụ ép cọc
5. Bơm thủy lực có van điều chỉnh 14. Các xylanh kẹp cọc
6. Van 1 chiều 15. Các xylanh nâng hạ máy
7. Động cơ 16. Van 1 chiều
8. Van phân phối điều khiển 17. Van phân phối điều
khiển xylanh ép cọc và kẹp cọc xylanh nâng hạ máy
9. Van phân phối điều khiển 18. Đồng hồ đo áp
các xy anh di chuyển 19. Van an toàn
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

1.3.2. Nguyên lý hoạt động của mạch thuỷ lực


Mạch điều khiển thủy lực gồm có 2 bơm thủy lực (5). Mỗi bơm này được
dẫn động bằng một động cơ điện ba pha (7). Dầu áp lực từ bơm sẽ được phân bố
đến các van phân phối cho các hệ xylanh trong từng quá trình công tác. Các van
phân phối này được điều khiển bởi người điều khiển. Dầu sau hành trình công
tác được đưa trở về thùng dầu (3) qua một bộ làm mát và bộ lọc.
Van an toàn (4) sẽ luôn giữ cho áp lực của dầu trong hệ thống lớn nhất là
25 MPa. Van khoá đảm bảo cho các xylanh không bị tụt áp trong quá trình làm
việc. Cụm van an toàn có tác dụng giảm tải trọng động cho động cơ thuỷ lực.
Các xylanh di chuyển ngang dọc, nâng hạ, ép, kẹp, và các động cơ làm
việc độc lập theo yêu cầu cụ thể khi vận hành.
Các phần tử thuỷ lực:

Hình 1.10. Bơm piston hướng trục

Hình 1.11. Van an toàn


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Hình 1.12. Van phân phối

Hình 1.13. Đồng hồ đo áp

Hình 1.14. Bầu lọc dầu


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN HỆ THỐNG THUỶ LỰC CỦA BỘ PHẬN


ÉP CỌC VÀ KẸP CỌC VÀ KẾT CẤU THÉP
2.1. Cơ cấu ép cọc
2.1.1. Cấu tạo cơ cấu ép cọc
Hệ xylanh ép cọc làm nhiệm vụ đẩy bàn kẹp hướng xuống dưới. Quá trình
đó các bàn kẹp đã kẹp chặt cọc và đưa cọc vào sâu trong lòng đất. Lực ép yêu
cầu của xylanh là đủ để đưa cọc vào trong đất nhẹ nhàng và đảm bảo yêu cầu
thiết kế.
Hệ xylanh ép cọc gồm bốn xylanh, trong đó hai xylanh chéo nhau làm việc
đồng thời và gắn chặt với bàn ép, chúng vừa làm nhiệm vụ kéo bàn cọc chuyển
động lên xuống vừa ép cọc, hai xylanh còn lại dùng để tăng lực dìm cọc khi cọc
xuống sâu trong lòng đất.
Xylanh ép cọc gồm có hai cặp làm việc đồng thời, trong đó có một cặp vừa
làm nhiệm vụ ép cọc và vừa làm nhiệm vụ kéo bàn kẹp đi lên. Do đó tính chọn
một xylanh thực hiện cả hai nhiệm vụ trên, còn các xylanh còn lại tính chọn
tương tự.

Xilanh
Q1 Q1

ép (4 cái)

Cọc
Q2 Q2

Xilanh
kẹp (8 cái) Q1 Q2 Q2 Q1

Q1 Q2 Q2 Q1
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Hình 2.1. Sơ đồ động hệ thống ép


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Hình 2.2. Khung ép


1 2 3 4 5 6

Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1 Q1

Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2 Q2

Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1

Q1 Q2Q2 Q1Q1 Q2Q2 Q1

Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1 Q1 Q2Q2 Q1

Q1 Q2Q2 Q1Q1 Q2Q2 Q1

Hình 2.3. Quy trình ép cọc


Bước 1: Xylanh ép co hết hành trình để đưa bàn ép lên trên và đồng thời xylanh
kẹp co hết để chờ cọc được thả vào vị trí lỗ ép.
Bước 2: Cọc được cẩu vào vị trí lỗ ép của bàn ép
Bước 3: Sau khi được cẩu cọc vào vị trí lỗ ép, các xylanh kẹp duỗi để kẹp chặt
cọc trong suốt quá trình ép.
Bước 4: Các xylanh ép duỗi để ép bàn ép xuống đưa cọc vào sâu trong lòng đất
Bước 5: Các xylanh kẹp co lại nhả má kẹp
Bước 6: Xylanh ép co lại hết hành trình để đưa bàn ép đi lên kết thúc một chu
trình ép. Các bước tiếp theo lặp lại tương tự như bước 2 đến bước 6.
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2.1.2. Tính chọn xylanh ép cọc


 Các thông số yêu cầu:
- Hành trình xylanh: h = 1,8 (m).
- Khi các cặp xilanh ép mỗi xylanh cũng đạt lực đẩy là:

6800
F1   1700  kN   170.104  N 
4

- Áp suất làm việc của dầu trong hệ thống cũng đạt giá trị Max là:
P = 25 MPa = 2,5 kN/cm2
- Tốc độ làm việc của xylanh khi ép ta có: v = 0,7 (m/ph).
 Sơ đồ thủy lực của bộ phận ép cọc:

Hình 2.4. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực cơ cấu ép cọc


1. Thùng dầu 7. Van một chiều
2. Bơm thuỷ lực 8. Cụm van tiết lưu-van 1 chiều
3.Van phân phối 9. Bộ làm mát
4. Ống nối mềm 10. Van an toàn
5. Cụm xylanh ép chính 11. Bộ lọc dầu
6. Cụm xylanh ép phụ
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

 Nguyên lý làm việc:


- Chế độ không tải (Treo bàn kẹp cọc)
Ở chế độ này các van phân phối 4 cửa 3 vị trí đóng (không cho dầu qua).
Bơm vẫn hoạt động nhưng dầu được bơm qua van phân phối 4 cửa 3 vị trí rồi lại
trở về thùng. Van 1 chiều có điều khiển đóng để giữ cho dầu trong khoang dưới
của xylanh không về thùng (Van chống tụt), kể cả khi tắt động cơ thì vẫn treo
được bàn ép.
- Chế độ ép nhanh (Tốc độ nhanh 4,5 m/ph)
Dầu được bơm lên hệ thống bằng 2 bơm lưu lượng và bơm áp suất qua van
phân phối 4 cửa 3 vị trí qua van 1 chiều có điều khiển đi tới các khoang của
xylanh. Dầu hồi về qua van 1 chiều có điều khiển (trích dòng thủy lực của
đường dầu đi điều khiển van một chiều mở) qua cửa của van phân phối về
thùng. Khi van 1 chiều do nguyên nhân nào đó mà không điều khiển mở được
thì dầu qua van an toàn để về thùng dầu tránh phá vỡ đường ống và các thiết bị
thủy lực khác. Chế độ lên thì ngược lại. (Chỉ ép được nhanh khi tải nhỏ vì lực
tạo ra nhỏ).
- Chế độ ép chậm (Tốc độ chậm 0,7 m/ph)
Dầu được bơm lên hệ thống bằng 2 bơm lưu lượng và bơm áp suất. Khi gặp cữ
hành trình bắt đầu chế độ ép chậm thì bơm áp suất ép và đóng van 1 chiều, dầu
từ bơm lưu lượng qua van tràn trở về thùng. Dầu được bơm lên hệ thống bằng
bơm áp suất qua van phân phối 4 cửa 3 vị trí qua van 1 chiều có điều khiển đi tới
các khoang của xylanh. Dầu hồi về qua van 1 chiều có điều khiển (trích dòng
thủy lực của đường dầu đi điều khiển van một chiều mở) qua cửa của van phân
phối về thùng.
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

 Tính chọn xylanh:


Mô hình của xylanh ép cọc

Hình 2.5. Mô hình của xylanh ép cọc


T
- Từ phương trình cân bằng lực
1
của xylanh: P1.A1 - P2.A2 = c

Trong đó:
P1, P2: áp suất dầu công tác (Pa)
T1: Lực đẩy hoặc ấn cán piston (N)

c :Hiệu suất cơ khí của xylanh thuỷ lực, c  0,96


A1, A2: diện tích bề mặt chịu áp lực dầu của bề mặt piston

- Chọn hệ số cấu tạo:  = 1,25

A1 T1 T1
 P1. A2 - P2 = A2 .c  P2 = - A2 .c +P1.

Khi P1 = const và  = const thì T1 tăng làm cho P2 giảm.


Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Hình 2.6. Đồ thị gia tải


- Từ đồ thị trên ta có:
+ Nếu T1 = T1max thì P2 = 0

+ Nếu T1 = 0
 P1 .  P2  250.10 5
 Pa 

P2 250.105
 P1    200.105  Pa 
 1,25
- Diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:

T1
P2
c .( P1  )
A1 = 

- Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn
áp suất P1 và P2 như sau: P1 = 200.105 (Pa); P2 = 6.105 (Pa)
- Vậy diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

T1 170.104
A1    0,0907  m 2 
 P   6.10 
5
hc  P1  2  0.96  200.105 
 j   1,25 

- Từ công thức :

p.D 2 4. A1 4.0,0907
A1  Þ D   3339,9  mm 
4 p 3,14

Vậy chọn xylanh D-250-MF3-360/180-1800 có thống số sau:


Hãng sản xuất : Công ty cổ phần MTS (http://mtsjsc.com)
Đường kính trong xylanh : 360 mm
Đường kính ngoài xylanh : 433 mm
Đường kính cán piston : 180
Áp suất dầu định mức : 25 MPa
Hành trình piston : 1800 mm
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
2.2. Cơ cấu kẹp cọc
Quá trình ép cọc được thực hiện trước tiên bởi sự làm việc của các bàn
kẹp cọc. Bàn kẹp cọc gồm có 8 xylanh kẹp đặt bố trí vuông góc với
nhau. Do lực ép cọc lớn nên yêu cầu các xilanh kẹp phải có lực kẹp
tương đương để có thể giữ được cọc trong suốt quá trình ép xuống đất.

Hình 2.7. Cơ cấu kẹp cọc

1- Tai lắp xylanh ép 3- Bánh xe dẫn


hướng
2- Khớp cầu 4- Bề mặt hộp kẹp
2.2.1. Các thông số yêu cầu

Hình 2.8. Sơ đồ cơ cấu


kẹp cọc
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

1- 1-Vỏ xylanh
2-Xylanh kẹp
3-Má kẹp bên trong
4-Má kẹp bên ngoài
5-Tấm bắt vít
6-Chốt định vị
7-Bu lông
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

- Hành trình xylanh:


Kích thước của khoang trống giữa để hạ cọc vào là 85x85 cm. Cọc có kích
thước nhỏ nhất là 30x30 cm. Theo kết cấu máy và kích thước của lỗ trống ta có
hành trình xylanh là: h = 16cm.
- Lực đẩy của xylanh:
Khi ép cọc với lực ép là 6800 kN thì sử dụng bàn kẹp để kẹp cọc và hai cặp
xylanh ép chính và ép phụ làm việc đồng thời. Để ép được cọc thì phải có đủ lực
ma sát giữa cọc và các má kẹp. Ở đây ta tính cho lực ép là 6800 kN trong trường
hợp sử dụng cọc bê tông cốt thép.
- Hệ số ma sát giữa thép và bê tông: fms = 0,63

- Ta có lực ma sát giữa đầu kẹp và cọc: Fms = F.fms  6800 (kN)

- F: Lực kẹp của các xylanh (kN)


Fms 6800
 
f
 F = ms 0,63 10795 (kN)
- Chọn: F = 11000(kN)
F 11000

Vậy ta có lực kẹp 1 xylanh: F = 8 8 = 1375 kN
Vì quá trình kẹp không yêu cầu tốc độ nên ta chọc vận tốc kẹp của xylanh kẹp

là : V  0,4  m ph  .
2,5  kN cm 2 
Áp lực dầu khi ép để đạt lực ép 6800kN là : p = 25 MPa =
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2.2.2. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực

Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực cơ cấu kẹp


1. Thùng dầu 6. Ống nối mềm
2. Bơm thuỷ lực 7. Van khóa
3. Van an toàn 8. Cụm van tiết lưu-van 1 chiều
4. Van phân phối 9. Bộ làm mát
5. Cụm xi lanh kẹp 10. Bộ lọc dầu
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2.2.3. Tính chọn xylanh:


Cọc

Má kẹp cọc

Xylanh kẹp cọc


A1 A2 A2 A1

P2
F1 F1 P2

Dc
Dc
D

D
P1 P1

P2 P2

Q1 Q2 Q2 Q1

A1 A2 A2 A1

P2
F1 F1 P2

Dc
Dc
D

D
P1 P1

P2 P2

Q1 Q2 Q2 Q1

Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý kẹp cọc


- Từ phương trình cân bằng lực của xylanh:
T1
P1.A1 - P2.A2 =
c

Trong đó: P1, P2 : áp suất dầu công tác (Pa)


T1: Lực đẩy hoặc ấn cán piston (N)

c : Hiệu suất cơ khí của xylanh thủy lực, c = 0,96


A1, A2: diện tích bề mặt chịu áp lực dầu của bề mặt piston
A1

- Chọn hệ số cấu tạo:  A2 = 1,25

- Diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:
T
A1 = 1
P
)
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

c .(P1 2
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

- Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn
áp suất P và P2 như sau: P1 = 200.105 (Pa); P2 = 6.105 (Pa)
-Vậy diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:

T2 137,5.104
 1    0,0733  m 2 
 P  6.10 
5
c  P1  2  0,96  200.105  
   1, 25 

.D 2 4.A1
A1  D
- Từ công thức : 4 

4.0,0733
D 
3,14 0,3054 (m) = 305,4(m)

Vậy chọn xylanh D-250-M00-320/160-1600 có thống số sau:


Hãng sản xuất : Công ty cổ phần MTS
(http://mtsjsc.com) Đường kính trong xylanh: 320 mm
Đường kính ngoài xylanh :
360 mm Đường kính cán
piston :
160 mm Áp suất dầu định
mức :
25 MPa Hành trình piston :
1600 mm
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2.2.4. Kiểm tra khả năng chịu lực kẹp của cọc bêtông cốt thép khi
chịu lực ép 680 tấn
- Hệ số ma sát giữa má kẹp cọc bằng thép và cọc bêtông: fms = 0,63
Lực ma sát giữa đầu kẹp và cọc Fms = F.fms > 6800 (kN)
F: Lực kẹp của các xilanh (kN)
Fms 6800
F  
Ta có: F = f ms 0,63 10795 kN
Như vậy lấy F = 11000 (kN)
F 1100
F1  
Vậy ta có lực kẹp của một xylanh: 8 8 = 1375 (kN)
Như vậy mỗi xylanh sẽ tạo ra một lực là 1375 (kN) để ép vào thân cọc.
Đường kính má kẹp ở trạng thái Max là 60 cm như vậy ta có áp lực tác dụng lên

F1  .d 2  .602
p A   2827(cm 2 )
cọc: A ; trong đó ta có: 4 4
1375 2
cm
Vậy: P = 2827 = 0,486(kN / )
Với bê tông mác 300 thì cường độ chịu nén của bê tông là 300 (kG/cm 2), như
vậy ta thấy cần ép cọc bê tông cốt thép với lực ép là 600 tấn thì cọc vẫn chịu được
sức ép của các xylanh ép. Khi cần ép cọc nhỏ hơn (30x30cm) thì đường kính của
má kẹp là 30 cm. Khi đó thì áp lực của xilanh kẹp tác dụng vào cọc là: p =1,79
(kN/cm2), như vậy với bê tông mác 300 thì vẫn ép được cọc vào trong đất.
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

2.3. Tính chọn bơm thuỷ lực


2.3.1. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh ép cọc
Để xác định được bơm dẫn động cho các xylanh, ta cần xác định
được lưu lượng cung cấp cho các xylanh.
+ Khi ép cọc:
Tính lưu lượng dầu cần cung cấp cho cho một xylanh ép

 D2  .0,362
.v.1000  .0,7.1000
4Q 4.0,98
Q= = 72,67 (l/ph)
Trong đó:
Vận tốc piston v=0,7 (m/ph) (chế độ ép
chậm) Hiệu suất thể tích của bơm:

Q  0,98

Đường kính trong xylanh: D= 0,36 (m)


+ Khi kéo bàn kẹp lên:
Tính lưu lượng dầu cần cung cấp cho cho một xylanh:

 (D2  d 2 )  .(0,362  0,182 )


.v.1000  .0,7.1000
4Q 4.0,98
Q= = 54,53 (l/ph)

Trong đó:
Vận tốc piston: v=0,7 (m/ph) {chế độ ép chậm}
Q  0,98
Hiệu suất thể tích của bơm:
Đường kính trong xylanh: D= 0,36 (m)

Đường kính cán piston: d= 0,18(m)


Vậy trong hai trường hợp trên thì lưu lượng dầu lớn nhất cần
cung cấp là khi ép cọc.
Như vậy ta có lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh ép cọc là:
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
Q 72,67
  76,5(l / ph)

Qb = b 0,95

b = 0,95, hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm.
Tổng lưu lượng cần thiết của bơm là: Q1 = 4. 76,5 = 306 ( l/ph )
Q. p b =
N xl 
Công suất yêu cầu của xylanh: 600 (kW) 0,95,
Trong đó: Q là lưu lượng của xilanh, l/ph hiệu
p là áp lực dầu làm việc trong hệ thống, bar.
suất
Vậy ta có: Q = 306 (l/ph)
trung
p = 250 (bar)
bình
306.250
N xl   127,5(kW ) của
600
hầu
b = 0,95, hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm
hết
Công suất trên trục rôto của bơm cần để cung cấp cho hệ xylanh ép:
các
N xl 127,5
Nb    134,2(kW ) bơm.
b 0,95
T
2.1.1. Lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh kẹp cọc
ổng
Để xác định được bơm dẫn động cho các xilanh, ta cần xác định
lưu
được lưu lượng cung cấp cho các xylanh.
lượng
Tính lưu lượng dầu cần cung cấp cho cho một xylanh kẹp:
cần
 D2  .0,32 2
v.1000  .0, 4.1000 thiết
4Q 4.0,98
Q= = 32,83 (l/ph) của
Trong đó: Vận tốc piston v=0.4 (m/ph) bơm
 Q  0.98
Hiệu suất thể tích của bơm là
Đường kính trong xylanh D= 0,32 (m) Q2  8.Qb 
Như vậy ta có lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xylanh kẹp cọc là: 276
Q 32,83 (l/ph)
  34,5(l / ph)

Qb = b 0,95
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

Công suất yêu cầu của xilanh:

Q. p
N xl 
600 (kW)

Trong đó: Q - Lưu lượng của xylanh, l/ph.


p - áp lực dầu làm việc trong hệ thống, bar.
Vậy ta có: Q = 276 (l/ph), p = 250 (bar)
276.250
 N xl   115(kW )
600
b = 0,95, hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm.
Công suất trên trục rôto của bơm cần để cung cấp cho hệ xylanh kẹp cọc:
N xl 115
Nb    121(kW )
b 0,95
Lưu lượng cần thiết của bơm cần cung cấp cho hệ xylanh ép-kẹp cọc:
Qb = Q1 + Q2=306 + 276 = 582 (l/ph)
Vậy ta chọn 3 bơm piston kiểu A4F0-125 theo tiêu chuẩn Rexroth, mỗi bơm có các thông
số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 225 l/ph
- Áp suất định mức: 400 bar
- Tốc độ lớn nhất: 1800 v/ph
- Công suất định mức: 131 kW
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tính lực ép 680T

Trong đó: Q - Lưu lượng của xylanh, l/ph.


p - áp lực dầu làm việc trong hệ thống, bar.
Vậy ta có: Q = 276 (l/ph), p = 250 (bar)

276.250
 N xl   115  KN 
600

b = 0,95, hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm.
Công suất trên trục rôto của bơm cần để cung cấp cho hệ xylanh kẹp cọc:
N xl 115
 Nb    121 KW 
b 0,95

Lưu lượng cần thiết của bơm cần cung cấp cho hệ xylanh ép-kẹp cọc:
Qb = Q1 + Q2=306 + 276 = 582 (l/ph)
Vậy ta chọn 3 bơm piston kiểu A4F0-125 theo tiêu chuẩn Rexroth,
mỗi bơm có các thông số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 225 l/ph
- Áp suất định mức: 400 bar
- Tốc độ lớn nhất: 1800 v/ph
- Công suất định mức: 131 kW
- Trọng lượng: 61 kg
2.4. Tính chọn các chi tiết trong hệ thống thuỷ lực
2.4.1. Tính chọn van an toàn
Van an toàn đảm bảo cho hệ thống truyền động thuỷ lực được an toàn khi quá
tải. Nó giữ cho áp lực dầu làm việc trong hệ thống không vượt quá áp lực quy
định.
Khi áp lực dầu trong hệ thống vì một lý do nào đó lớn hơn áp suất cho phép thì
van an toàn mở ra tháo dầu về thùng chứa, lúc đó áp suất giảm đi hệ thống được
bảo vệ an toàn.
Khi tính toán chọn áp suất an toàn ta dựa vào áp suất công tác lớn nhất trong hệ
thống. Áp suất tại đầu vào của van phân phối đi cung cấp cho xylanh thủy
Pvpp  Pxl   p
lực giữ cọc:

 p : Tổng lượng sụt áp của hệ thống,  p  ptl  pvpp  pod  pvk

ptl =0,8(MPa): tổn áp của van tiết lưu


pvpp
= 0,8(MPa): tổn áp van phân phối
pod = 0,8(MPa) : tổn áp trên đường ống dẫn
pvk = 0,8(MPa) : tổn quán qua van khóa

  p  ptl  pvpp  pod  pvk  3, 2  MPa 


pvpp  pxl   p  25  3, 2  28, 2  MPa 

Pat  28, 2  MPa 


Vậy van an toàn phải điều chỉnh áp suất:

2.4.2. Tính chọn các thiết bị trong hệ thống thuỷ lực ép cọc
 Van phân phối
+ Tính chọn van phân phối:
Van phân phối làm nhiệm vụ phân chia dòng dầu cao áp vào các đường ống
khác nhau để điều khiển hệ xylanh thủy lực theo các tín hiệu điều khiển.
Van phân phối có nhiều loại theo đặc điểm điều khiển: loại điều khiển
bằng cần gạt, loại điều khiển bằng nam châm điện, hay áp lực dầu. Để thuận
tiện với máy ép cọc thủy lực ta lựa chọn van phân phối điều khiển bằng cần
Lưu lượng lớn nhất qua van phân phối là lưu lượng cung cấp cho 2 xylanh ép
Qmax=72,67.2=145,34 (l/ph)
Căn cứ vào catalogue của hãng Rexroth,chọn van phân phối có các thông số sau:
- Áp lực dầu vào van: 35 Mpa
- Lưu lượng dầu lớn nhất:160 l/ph
 Tính toán thùng dầu
Trong hệ thống thuỷ lực thùng dầu có những công dụng sau:
- Dự trữ toàn bộ lượng dầu cần thiết phục vụ cho hệ thống.
- Góp phần làm mát dầu
- Góp phần làm sạch dầu nhờ có lưới lọc bố trí trong thùng tạo điều
kiện cho các chất bẩn, mạt kim loại, bụi chứa trong dầu lắng đọng.
- Đổi mới dầu thông qua bổ sung hoặc thay dầu trong quá trình hoạt
động của máy.
Thùng dầu được chế tạo từ thép tấm được hàn lại. Áp dụng công thức Bài
QB
giảng TĐTL ta có: Vt = (dm3)
Z

QB: lưu lượng của bơm (dm3/ph)


Z: Hệ số tỷ lệ
Đối với chế độ làm việc gián đoạn: Z = 0,33  0,25
Đối với chế độ làm việc liên tục: Z = 0,17
Máy ép cọc làm việc ở chế độ gián đoạn nên ta chọn Z = 0,28
Ta có : Q B = 582 (l/ph) = 582 (dm3/ph)
582
Vt   2078  dm3 
Vậy: 0,8

 Lựa chọn đồng hồ đo áp:


Chọn đồng hồ đo áp chỉ đến vạch 25MPa. Đo chính xác trong quá trình máy
làm việc đồng hồ đo áp có nhiệm vụ chỉ cho người công nhân biết được áp lực
dầu khi nén ép cọc.
Chọn đồng hồ đo áp lực: LBD-602P-250
 Lựa chọn bộ lọc dầu:
Trong hệ thống TĐTL bộ lọc dầu đóng vai trò rất quan trọng cho quá trình
làm sạch dầu giữ cho dầu sạch là biện pháp hiệu quả nhất nhằm duy trì tuổi thọ
và chất lượng công tác của hệ thống TĐTL. ở đây ta lựa chọn bầu lọc dầu cưỡng
bức bố trí bầu lọc dầu trên đường dầu về như sơ đồ sau: 3
2

5
6
Hình 2.11. Sơ đồ bố trí bộ lọc dầu

1.Thùng dầu 4. Bộ lọc tinh


2. Ống hút dầu 5. Nút từ tính
3. Đường dầu hồi 6. Bộ lọc thô
2.4.3. Tính chọn các thiết bị trong hệ thống thuỷ lực kẹp cọc
 Van phân phối:
+ Tính chọn van phân phối:
Van phân phối làm nhiệm vụ phân chia dòng dầu cao áp vào các đường ống
khác nhau để điều khiển hệ xylanh thủy lực theo các tín hiệu điều khiển.
Chọn van phân phối điều khiển tay.
Lưu lượng lớn nhất qua van phân phối là lưu lượng cung cấp cho các xylanh
kẹp Qmax= 276 (l/ph)
Căn cứ vào catalogue của hãng Rexroth, chọn van phân phối có các thông số
sau:
- Áp lực dầu vào van: 35 (MPa)
- Lưu lượng dầu lớn nhất: 300 (l/ph)
 Tính toán thùng dầu
Trong hệ thống thuỷ lực thùng dầu có những công dụng sau
- Dự trữ toàn bộ lượng dầu cần thiết phục vụ cho hệ thống.
- Góp phần làm mát dầu
- Góp phần làm sạch dầu nhờ có lưới lọc bố trí trong thùng tạo điều
kiện cho các chất bẩn, mạt kim loại, bụi chứa trong dầu lắng đọng.
- Đổi mới dầu thông qua bổ sung hoặc thay dầu trong quá trình hoạt
động của máy.
- Thùng dầu được chế tạo từ thép tấm được hàn lại.
QB
Áp dụng công thức TĐTL ta có: Vt = (dm3)
Z

QB: lưu lượng của bơm (dm3/ph)


Z: Hệ số tỷ lệ

Đối với chế độ làm việc gián đoạn: Z = 0,33 


0,25
Đối với chế độ làm việc liên tục: Z = 0,17
Máy ép cọc làm việc ở chế độ gián đoạn nên ta chọn Z = 0,28
Ta có: Q B = 276 (l/ph) = 276(dm3/ph)
276
Vt   985, 7  dm3 
Vậy: 0, 28

 Lựa chọn đồng hồ đo áp


Chọn đồng hồ đo áp chỉ đến vạch 25MPa. Đo chính xác trong quá trình máy
làm việc đồng hồ đo áp có nhiệm vụ chỉ cho người công nhân biết được áp lực
dầu khi nén ép cọc.
Chọn đồng hồ đo áp lực: LBD-602P-250
2.5. Tính toán thiết kế kết cấu thép của khung ép

Hình 3.1. Kết cấu khung ép


1 – Khung ép 2 – Xylanh ép
Sơ đồ tính: Khung ép được hàn chặt vào sàn máy , chịu phản lực tác dụng do cọc tác
dụng lên xylanh ép trong quá trình ép cọc
Chọn mặt cắt cho thanh AB, BC:
- Chọn vật liệu: Thép tấm CT3, ứng suất cho phép  s   16 KN / cm
2

- Chọn mặt cắt dạng tổ hợp, có hình dạng và kích thước như sau:

Hình 3.2. Mặt cắt thanh AB Hình 3.3.Mặt cắt thanh BC


 Mô phỏng khả năng chịu lực kết cấu bằng Solidworks 2018.
2.5.1. Giới thiệu sơ lược về phần mềm Solidworks 2018.
- Phần mềm Solidworks là phần mềm thiết kế 3D chạy trên hệ điều hành
Windown và có mặt từ năm 1997, được tạo bởi công ty Dassault Systems.
Solidworks hiện được dùng bởi hơn 2 triệu kỹ sư và nhà thiết kế trên toàn thế
giới .
- Hiện nay Solidworks được phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam phần mềm
được sử dụng rất nhiều không chỉ trong lĩnh vực cơ khí mà nó còn được mở rộng
ra các lĩnh vực khác như : Điện, khoa học ứng dụng, cơ mô phỏng,…
- Phần mềm Solidworks cung cấp cho người dùng những tính năng tuyệt vời
nhất là về thiết kế các chi tiết 3D, lắp ráp các chi tiết đó để hình thành nên những
bộ máy móc , xuất bản vẽ 2D các chi tiết đó là những tính năng phổ biến nhất của
phần mềm Solidworks , ngoài ra còn có những tính năng khác nữa như : Phân tích
động học ( motion), phân tích động lực học ( Simulation) . Bên cạnh đó phần mềm
còn tích hợp modul solidcam để phục vụ cho việc gia công CNC nhờ có phay
Soliscam hơn nữa bạn có thể gia công nhiều trục hơn nữa trên Solidcam , modul
3Dquickmold phục vụ thiết kế khuôn.
- Solidworks Simulation cung cấp các công cụ mô phỏng để kiểm tra và cải
thiện chất lượng bản thiết kế của bạn. Các thuộc tính vật liệu, mối ghép, quan hệ
hình học được định nghĩa trong suốt quá trình thiết kế được cập nhật đầy đủ trong
mô phỏng.
2.5.2. Mô tả phần mềm.
Bắt đầu làm việc với Solidworks 2018:
Để bắt đầu làm việc với Solidworks ta nhấp đúp chuột vào biểu tượng của
Solidworks trên desktop. Khi đó, cửa sổ chính của Solidworks 2018 mở ra như
hình dưới đây:

Hình 3.4. Giao diện phần mềm khi khởi động


Một số vùng làm việc cơ bản :

- Thanh công cụ : Dùng để thực hiện các lệnh cần thiết

- Khu vực phác thảo: Dùng để mô tả , thể hiện các chi tiết đã vẽ
- Khu vực thư viện : Nơi chứa các phần tử

2.5.3 Thiết lập mô hình 3D và kiểm tra độ bền.

Bước 1: Chọn File  New Solidworks document.

Khi đó xuất hiện hộp thoại và đưa ra sự lựa chọn ở trong hộp thoại . Việc này giúp
ta chọn thứ để sử dụng làm cơ sở sau này.

Bước 2 : Chọn môi trường thao tác gồm: Môi trường vẽ 3D( Part), môi trường
lắp ghép( assem), môi trường xuất bản vẽ 2D( draw)

Bước 3 : Thao tác này giúp ta thực hiện mọi lựa chọn đã hoàn tất. Nhấn nút Ok
để tạo một File mới.
Bước 4: Chọn Sketch  Sketch sau đó chọn 1 mặt phẳng để vẽ gồm 3 mặt
phẳng bao gồm: Mặt phẳng chiếu đứng( Front), mặt phẳng chiếu cạnh( Right), mặt
phẳng chiếu bằng( Top) sau đó hiện ra cửa sổ như sau:

Bước 5: Sau khi thực hiện chọn môi trường và mặt phẳng vẽ thì ta tiến hành vẽ
từng chi tiết của khung ép trong môi trường vẽ 3D ( Part) . Sau khi vẽ xong các chi
tiết của cụm khung ép ta đưa các chi tiết này vào môi trường lắp ghép ( assem)
như ở bước 1. Sau đó màn hình sẽ xuất hiện ra như sau :
Bước 6: Tại cửa sổ khi mở môi trường lắp ghép ( assem) ta click chuột trái vào

biểu tượng sau đó click chuột trái vào Browse phía dưới và khi này sẽ hiện
của sổ các File chi tiết mà ta đã vẽ trong môi trường 3D( Part) muốn lấy chi tiết
nào ra thì ta click chuột vào chi tiết ấy rồi mang ra môi trường lắp ghép( assem) để
thao tác.
Trong môi môi trường lắp ghép ( assem) ta tiến hành lắp ghép và thêm các
ràng buộc cho các chi tiết đưa từ môi trường vẽ 3D vào để tạo thành cụm khung ép
hoàn chỉnh như sau:

Bước 7: Tạo và gán một vật liệu mới cho mô hình trong Solidworks 2018 do
trong thư viện của phần mềm không có sẵn vật liệu CT3 như thiết kế ta tiến hành
như sau:

- Đầu tiên chọn Material , nhấp chuột phải vào dòng Custom Metarial và
chọn New Category lúc này SolidWorks sẽc cho phép bạn thêm danh mục
cho nhóm vật liệu mới và đặt tên cho nó.
- Trong thẻ Properties, các thuộc tính vật liệu sẽ được nhập vào các ô tương
ứng ở cột Value như khối lượng riêng, hệ số kéo, nén...

- Bấm Save để lưu lại các thuộc tính vừa cài đặt cho vật liệu mới ở trên

Bước 8: Ta vào Simulation, chọn Study Advisor  New study

Bước 9: Chọn loại phân tích Static ( Phân tích tĩnh) sau đó màn hình sẽ hiện ra
như sau.
Bước 10: Đặt điều kiện biên và lực tác dụng lên cơ cấu những mặt chứa mũi
tên màu xanh là những mặt được cố định, 2 mặt bích chứa mũi tên màu tím thể hiện
lực tác dụng lên cơ cấu .

Bước 11: Tiến hành chia lưới cho cơ cấu bằng cách click chuột phải vào
Mesh  Create Mesh  Mesh Density ( mật độ chia lưới)  Mesh
Parameters ( thông số của lưới)  Blended curvature – baseled mesh( độ cong
lưới pha trộn)  Include minimum radius of curvature from geometry( bán
kính cong tối thiểu của kết cấu)  Apply  . Khi này máy đầu chia lưới cho
kết cấu và hiển thị kết quả chia
Bước 12: Sau khi phân tích xong cho ta 3 kết quả (Results), nếu muốn xem mô
phỏng lực ta click chuột vào 1 trong số kết quả sau và chọn Show
 Stress(-vonMises-): Ứng suất của chi tiết

Þ Ta thấy : s =147,27 kN/ mm2 <


 s  =160 kN/ mm ( Thỏa mãn)
2

 Displacement(-Resdisp-): Chuyển vị của chi tiết


Þ Ta thấy qua kết quả chạy phân tích trên máy chuyển vị lớn nhất của khung
ép là: Dl  0,32mm ( thỏa mãn)

 Strain1(-equivalent-): Độ biến dạng của chi tiết

3
Þ Ta thấy độ biên dạng của khung ép sau phân tích là: 1,813.10 (thỏa mãn)

Þ Vậy với mặt cắt đã chọn thì khung ép hoàn toàn thỏa mãn điều kiện về độ
bền
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CẦN TRỤC CẤP CỌC
3.1. Cấu tạo chung
Cần trục dùng để nâng, hạ cọc bê tông cốt thép có tiết diện vuông hoặc

tròn, chiều dài cọc 15m. Quá trình hoạt động của cần gồm ba cơ cấu: Cơ cấu
nâng, cơ cấu quay và cơ cấu thay đổi tầm với. Cần trục thay đổi chiều dài cần
bằng cách co duỗi cần, dùng cơ cấu bánh răng-thanh răng, để cố định cần có các
chốt giữ.
Cấu tạo của cần trục gồm 4 cơ cấu chính:
- Cơ cấu quay
- Cơ cấu nâng hàng
- Cơ cấu co duỗi cần
- Ca bin điều khiển

Hình 4.1: Cần trục cấp cọc


1. Đối trọng 7. Cơ cấu thay đổi chiều dài cần
2. Tang tời 8. Đốt cần trong
3. Động cơ thuỷ lực 9. Đầu cần
4. Đốt cần ngoài 10. Cụm móc câu
5. Xylanh nâng hạ cần 11. Cabin
6. Cáp 12. Cặp bánh răng quay toa quay
3.2. Hệ thống thuỷ lực trên cần trục
6

5 7

4
3 8
2
9

1
10
Hình 4.2. Sơ đồ hệ thống thuỷ lực trên cần trục

1. Thùng dầu 6. Cụm van 1 chiều giảm chấn

2. Bơm thuỷ lực 7. Động cơ thuỷ lực

3. Van an toàn 8.Van khoá

4. Bộ làm mát 9. Xilanh nâng hạ cần

5. Van phân phối 10. Bộ lọc dầu


3.3. Bộ máy nâng hạ hàng
3.3.1 Sơ đồ truyền động

Hình 4.3. Sơ đồ truyền động của cơ cấu nâng hạ hàng


1.Tang
2.Puly dẫn hướng
3. Puly cố định
4. Puly di động

Các thông số cơ bản:


- Tải trọng nâng tối đa: 16 tấn
- Chiều cao nâng tối đa: 16m
- Bội suất palăng a=6
- Tốc độ nâng hàng: 10m/ph
3.3.2 Bảng sức nâng - tầm với
Bảng sức nâng - tầm với khi duỗi cần hết
Góc
nghiêng 75 60 45 30 15 0
cần (o)
Sức nâng
16 8.4 6 5 4,4 4,2
(T)
Tầm với
3,7 7.9 11.4 14.1 15.8 16.4
(m)

Bảng sức nâng - tầm với khi co cần hết


Góc
nghiêng 75 60 45 30 15 0
cần (o)
Sức nâng
16 16 11 9 8 7,8
(T)
Tầm với
2,5 5,4 7.9 9,9 11,1 11,5
(m)

3.3.3 Tính toán các bộ phận


3.3.3.1 Tính chọn dây cáp
Tính lực kéo đứt cáp Sd theo lực căng tối đa Smax trong dây cáp:
Sd n.Smax (2-10,[5])
Với :

n: là hệ số an toàn cho phép của cáp được xác định bằng thực nghiệm Sd:
Lực kéo đứt của cáp
Smax: Lực kéo tối đa của cáp khi làm việc, N
Q  1 
Smax 

1   t  (2-19,[5])
Trong đó:

- Qo =16000(N): Sức nâng danh nghĩa.


- a=6: Bội suất pa lăng
- t=2: Số ròng rọc đổi hướng
-  0,98 là hiệu suất 1 ròng rọc
160000  1    
S max   29187  N 
 1     0,98
6 2

Hiệu suất chung của palăng:


S Qo 160000
 d    0,9136
Smax .Smax 6.29187

Chọn n=5, ta tính được: Sd = n. Smax = 5.29187 = 145935 (N)

Chọn cáp hàng là cáp thép bện dc=15 mm có Sđ=118000 KG theo  OCT 3077-
69,
3.3.3.2 Tính chọn móc câu
Ở đây ta dùng loại móc treo có phôi chế tạo theo phương pháp rèn, vật
liệu là thép 20. Ta chọn loại móc treo đã được thiết kế, chế tạo theo tiêu
chuẩn. Do đó, ta sẽ không cần kiểm tra lại các điều kiện về sức bền khi móc
câu làm việc.

Chọn loại móc treo đơn theo tiêu chuẩn  OCT 6627-66 dùng cho cơ cấu
dẫn động bằng máy.
Với tải trọng nâng: Q=16(Tấn), ta chọn loại móc treo đơn có:
- Kí hiệu số: N = 19 (kiểu B).
- Khối lượng của móc treo: m=74kg.
- Các số liệu, kích thước khi cần có thể tra bảng.

.
Hình 4.4 Móc câu
3.3.3.3 Tính kích thước cơ bản của tang
L1 L0 L1

Dt

Hình 4.5. Tang


3.3.3.3.1 Đường kính tang: Chọn sao cho các sợi cáp được quấn vào tang đảm
bảo độ bền lâu: Dt= (e-1).dc
Trong đó:
Dt: Đường kính tang,mm
dc: Đường kính cáp,mm
e: Hệ số thực nghiệm. Với loại dẫn động bằng máy, chế độ làm việc
trung bình chọn e=16, (bảng 2-4,[5])

Dt  5.  16  1  225  mm 

Chọn đường kính tang D t = 250 (mm).


3.3.3.3.2 Tính chiều dài tang:
Chiều dài tang phải đảm bảo sao cho khi hạ vật xuống vị trí thấp nhất, trên tang
vẫn còn 1,5 đến 2 vòng dây.
 Chiều dài có ích của cáp là: l = H.a

(m) Trong đó:


H: chiều cao nâng danh nghĩa (m), H= 18 (m)
a: Bội suất của palăng cáp, a=6
l = 18.6 = 108 (m)
Do trong một số trường hợp, ta phải kéo cáp để lôi cọc ở xa, cho nên ta chọn
l=120 m.
 Chiều dài làm việc của tang, (công thức 3.59,[4])
L.d c
lo    1,5  2  .d c
.m.Dt  m.d c
Với: m: Số lớp cáp cuốn trên tang, chọn
m=5 Dt: Đường kính tang,mm
dc: Đường kính cáp, mm
Ta tính được:
12000.1,5
lo    1,5  2  .1,5  383  mm 
.5.25  .1,5

Do đó ta chọn l0 = 400 (mm)


 Bề dày thành tang được xác định theo công thức:
 = 0,02 .D t + (6  10) mm =0,02.250 + 6 =11 (mm)

Kiểm tra sức bền của tang theo công thức 3.69,[4]

k ..S max
b 
.t N /m 2

Trong đó: k: hệ số phụ thuộc vào lớp cáp cuốn trên tang,k=1.
 : hệ số giảm ứng suất ,tang chế tạo bằng gang ,  =0,8

 : bề dày của tang,  =11(mm)


t: bước cuốn cáp (mm), t= dc +3=15+3=18 ,mm
1.0,8.29187
b   117,9  N / m 2 
11.18
Tang được đúc bằng gang C Ч 15-32 là loại vật liệu thông thường phổ biến nhất

có giới hạn bền nén là


b =600 N/mm2. Ứng suất cho phép xác định theo giới
hạn bền nén với hệ số an toàn k=5.
b 600
   120  N / mm 2 
K 5
Vậy:
  b
3.3.3.4. Tính công suất động cơ
Công suất tĩnh khi nâng vật bằng trọng tải xác định theo công thức:
QV. n
N  kW 
60.1000.

Trong đó: Q - trọng lượng vật nâng Q = 160000


(N) vn - vận tốc nâng hàng vn = 10
(m/phút)
 -hiệu suất của cơ cấu,    p  t  o
p p
- Hiệu suất pa lăng, =0,9136

t - Hiệu suất của tang: t = 0,96

o - Hiệu suất của bộ truyền có kể cả khớp nối

Do đó:        

Vậy công suất tĩnh cần thiết khi nâng vật bằng trọng tải là:

160000.10
N = 60.1000.0,81 = 32,922 (kW)

Do đó ta chọn động cơ piston rôto hướng kính MR - 190 theo tiêu chuẩn
Rexroth có các thông số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 192 (cm3 )
- Áp suất làm việc định mức: 25 (MPa)
- Tốc độ quay lớn nhất: 800 (v/ph)
- Công suất lớn nhất: 36 (kW)
- Mô men xoắn trên trục: 870 (N.m)
- Trọng lượng: 46 (kg)
3.4. Bộ máy thay đổi tầm với
Gồm 2 phần: Thay đổi góc nghiêng cần và thay đổi chiều dài cần
3.4.1. Tính chọn cơ cấu thay đổi chiều dài cần
Do cần chỉ co duỗi khi tháo lắp nên em chọn phương án co duỗi cần dùng
bánh răng-thanh răng, vì chúng có kết cấu gọn nhẹ, đơn giản, dễ chế tạo, lắp ráp,
bảo dưỡng sửa chữa.
3.4.1.1. Các thông số kĩ thuật của cần
Cần lồng gồm 2 đoạn:
Đoạn bên ngoài dài: 12 m
Đoạn bên trong dài: 8,5 m
Chiều dài cần: 16,4 m
Chọn tiết diện của đoạn cần 1 và 2 như sau, tiết diện này đã được kiểm tra và
thoả mãn về độ bền tương tự như kiểm tra đối với khung ép trên Solidworks
650

580

400
480
Đoạn cần ngoài Đoạn cần
trong Hình 4.6. Mặt cắt cần
Q1= (0,65.0,48-0,61.0,44).7,85.12 = 4,11 (tấn) = 41,1 (kN)
Q2= (0,61.0,44-0,59.0,40).7,85.8,5 = 2,21(tấn) = 22,1 (kN)

3.4.1.2. Tính chọn cặp bánh răng – thanh răng


Chọn bộ truyền thanh răng-bánh răng có các thông số sau:
Các thông số của bộ truyền Ký hiệu
- V ận tốc thanh r ăng v =1m/ph

- Mô đun bánh r ăng m=15

- Chiều rộng bánh răng b=60 mm

- Số răng của bánh răng z1 = 15

- Số răng của thanh răng z2 = 400

- Chiều dài thanh răng L=4500mm

Để đảm bảo điều kiện làm viêc của bánh răng, chúng ta phải kiểm tra bánh
răng về đô bền uốn theo công thức sau:

2.M 1.K F .Y .Y .YF 1


F1 
bW .d W1.m

Trong đó:
- Mô men xoắn tác dụng lên trục chủ động
M1= Fms.Rbr
Fms: Lực ma sát, Fms= Qc2.f (kN)
Qc2: Trọng lượng cần trong, kN
Rbr: Bán kính bánh răng, m
Rbr= m.z1/2=15.15/2=112,5 (mm)
f: Hệ số ma sát, f=0,16
Ta có: Fms=13.0,16 = 2,08 (KN), M1=2,08.103.112,5 = 234.103 (Nmm)
Y
hệ số kể đến độ nghiêng của răng:    , Y  1
o
- : là

Y : là hệ số kể đến sự trùng khớp của răng, Y  1


-

YF 1 : hệ số dạng rang của bánh răng, YF 1 =4,06, YF 2 =3,6


-
K F  K F  .K F .K Fv
- : hệ số tải trong khi tính về uốn
Trong đó:
K F  : là hệ số kể đến sự phân bố không đều tải trọng trên chiều rộng

vành răng khi tính về uốn, tra bảng 6.7,  14 ta được : K F  = 1,32
K F  : là hệ số kể đến sự phân bố không đồng đều tải trọng cho các đôi
răng đồng thời ăn khớp khi tính về uốn, tra bảng 6.14, với v  5m / s và cấp chính
K
xác 9, F =1,37
K Fv : là hệ số kể đến tải trọng động xuất hiện trong vùng ăn khớp khi

tính về uốn :
K Fv =1,06

 K F  K F  .K F .K Fv  1,32.1,37.1, 06  1,92

  F 1  108, 09  MPa     F 1   257,5  MPa 

Tương tự ta cũng có:


 F 1.YF 2
F 2 
YF 1
Trong đó:
YF 1 , YF 1 : là hệ số dạng răng phụ thuộc vào số răng tương đương và
-
YF 1 =4,06, YF 2 =3,6.
hệ số dịch chỉnh, tra trong bảng 6.18,  14 ta được

108, 09.3, 6
 F 2   95, 4  MPa     F 2   241, 7  MPa 
4, 06
Vậy bộ truyền thỏa mãn điều kiện uốn.
3.4.1.3. Tính chọn động cơ thuỷ lực

Như đã tính ở trên ta có: Fms= 2,08 (kN)

Công suất động cơ:

Fms .v
N dc   kW 

Trong đó:

Fms: Lực ma sát, KN


v: Vận tốc co duỗi của cần, v= 5 (m/ph)
 : Hiệu suất truyền động,  =0,8
2, 08.5.
N dc   kW 
0,8

Do đó ta chọn động cơ piston rôto hướng kính MR -160 theo tiêu chuẩn
Rexroth có các thông số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 160 (cm3 )
- Áp suất làm việc định mức: 25 (MPa)
- Tốc độ quay lớn nhất: 800 (v/ph)
- Công suất lớn nhất: 30 (kW)
- Mô men xoắn trên trục: 720 (N.m)
- Trọng lượng: 46 (kg)

Hình 4.7. Động cơ piston hướng trục


3.4.2. Cơ cấu thay đổi góc nghiêng cần
Trong quá trình làm việc, cần cẩu sử dụng cặp xi lanh thuỷ lực thay đổi góc
nghiêng cần, cấp cọc cho bàn kẹp cọc.

3.4.2.1. Xác định các lực tác dụng lên cơ cấu nâng cần
Do trong thực tế, máy thường ép các cọc có chiều dài ≤15m nên cần thường
phải làm việc ở vị trí góc nghiêng cần lớn nhất. Do đó vị trí bất lợi nhất là cần
có góc nghiêng lớn nhất, trọng lượng hàng lớn nhất, khi đó cần duỗi ra dài

nhất.
Hình 4.8. Sơ đồ tính toán tại vị trí cần nghiêng 750
- Xác định phương trình cân bằng lực ta có:

Q1.l1  Q2 .l2  Qh .l3  W1.l5  W2 .l6


Fxl 
l4 (KN)
- Trong đó:
Fxl :Lực tác dụng lên cần
Q1 : Trọng lượng cần dưới
Q2 : Trọng lượng của đốt cần trên
Qh : Trọng lượng của cọc và móc câu
W1 :Lực cản gió tác dụng lên cần
W2 : Lực cản gió tác dụng lên hang
l1 , l2 , l3 , l4 , l5 , l6 : Các cánh tay đòn
l1  2100  mm  l2  2800  mm 
l3  4200  mm  l4  1756  mm 
l5  7921 mm  l6  15841 mm 
Q1  41,1 kN  , Q2  22,1 kN 
Q3  Qm  Qh  0,74  16  16,74 (tấn)=167,4(kN)
W1  K .q.Fcan  1,2.150  5.0,44  12.0,48  . sin❑=1,4(kN)
W2  K .q.Fh  1,2.150. 15.0,6   1,62  kN 
Với:
k : hệ số cản khí động học, k=1,2

q : áp lực gió tính toán, q=150(kN)

      


Þ Fxl   491,3  kN 
1,756

- Ta tính được:

Chọn : Fxl =500(kN)


3.4.2.2. Tính chọn xylanh

 Số liệu ban đầu:


- Hành trình xylanh: h=1,76(m)
Đồ án tốt nghiêp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
500
T0   250  kN 
- Mỗi xylanh cũng đạt 2
lực đẩy là:

- Áp suất làm việc của dầu trong hệ thống cũng đạt giá trị Max là:
P = 25 MPa = 2,5 kN/cm2
 Sơ đồ hệ thống thuỷ lực:

F 2, P 2

F1,P1

Hình 4.9. sơ đồ hệ thống thủy lực

Trong đó:
To : Lực tác dụng lên 1 xylanh

P1 : áp lực dầu cần thiết để nâng vật


P2 : áp lực dầu ở phía đối diện của piston
F1 : Diện tích bề mặt tiếp xúc ở phía áp lực dầu P1

F2 : Diện tích bề mặt tiếp xúc ở phía áp lực dầu P2


h :Hiệu suất cơ khí của xylanh chọn:  h = 0, 96  0, 98 

F1 D2
j   2  1,6
Chọn hệ số cấu tạo của xylanh: F2 D  d 2
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T

- Diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:

T0
F1 
 P 
hc  P1  2 
 j 

- Do tổn áp trên van phân phối và tổn áp trên các đường ống, ta chọn áp suất P1
và P2 như sau: P1 = 200.105 (Pa); P2 = 6.105 (Pa)
- Vậy diện tích cần thiết của xylanh được xác định như sau:

T0 250.103
F1    0, 013
 p   6.105 
c  p1  2  0,96  200.105  
   1, 6 

.D 2 4.F1
F1  D
- Từ công thức: 4 

4.0, 013
D  0,129  m   129  mm 
3,14

Vậy chọn xilanh D-250-M00-160/90-1800 có thống số sau:


Hãng sản xuất : Công ty cổ phần MTS
(http://mtsjsc.com) Đường kính trong xilanh : 160 mm
Đường kính ngoài xilanh : 220
mm Đường kính cán piston : 90
mm Áp suất dầu định mức : 25 MPa
Hành trình piston : 1800 mm
 Tính lưu lượng dầu cần cung cấp cho cặp xilanh nâng hạ cần:

.D 2 .0,162
Q2 .v.1000  2 .1, 4.1000  57, 45  l 
4.Q 4.0,98

Trong đó:
Vận tốc piston v=1.4 (m/ph)
Đồ án tốt nghiệp Tính toán thiết kế máy ép cọc tĩnh lực ép 680T
Hiệu suất thể tích của bơm: h = 0,98
Đường kính trong xilanh D = 0,16 (m)
Như vậy ta có lưu lượng của bơm cần cung cấp cho xilanh nâng hạ cần là:
Q 57, 45
Qb    60,5  l 
b 0,95
Trong đó:
 
b 0,95 là hiệu suất trung bình của hầu hết các bơm.
3.5. Bộ máy quay
3.5.1. Công dụng
Ở bài thiết kế này em lựa chọn phương án thiết kế là loại cần trục quay có sử
dụng ổ bi đỡ chuyên dùng, ổ bi đỡ lòng cầu 2 dãy, có tác dụng tựa quay và
chống lật cho cần trục. Kết cấu của nó như sau:

A A

Ø1900
Ø1268
Ø1752 Ø1705
A-A
Ø1473
1

2
4

Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo hệ thống tựa quay dùng ổ bi


1.Phần quay
2.vành răng
3.Phần cố định
4.ổ bi
Sơ đồ truyền động:

Hình 4.11. Sơ đồ truyền


động 1.Động cơ thuỷ
lực 2.Phanh
3.Hộp giảm tốc
4.Bánh răng
5.Vành răng

Nguồn động lực từ động cơ (1) truyền chuyển động quay qua khớp nối và
phanh (2, tới hộp giảm tốc (3 .Thông qua bộ truyền bánh răng truyền chuyển
động quay tới bánh răng con(4).Nhờ sự ăn khớp giữa 2 bánh răng và vành răng
lớn cố định làm bánh răng con quay quanh bánh răng lớn.
3.5.2. Tính chọn vành răng
Sơ đồ tính:

W1

Qh

h1
W2

Qc l3

h2

l1 l2
W3
W4
h4 h3
Qc+d
Qdt
R
Hình 4.12. Sơ đồ tính hệ thống tựa quay dùng ổ bi
Phản lực theo phương thẳng đứng :
V=Qh+Qc+ Qc+d +Qdt

Mô men lật: M A = Qh.R+Qc+d.l1-Qdt.l2+Qc.l3+W1.h1+ W2.h2 +W3.h3+W4.h4


Trong
đó:
V: Phản lực theo phương thẳng
đứng Qh: Trọng lượng hàng, Qh=
164 (kN)
Qc+d : Trọng lượngcabin, thùng dầu, Qc+d= 80 (kN)
Qc : Trọng lượng cần,Qc = 55,1 (kN)
Qdt: Trọng lương đối trọng, Qdt = 50 (kN)
W1: Lực cản gió tác dụng lên cần, W1=1,4 (kN)
W2: Lực cản gió tác dụng lên hàng, W2=1,62 (kN)
W3: Lực cản gió tác dụng lên đối trọng, W3=1,2.0,9.0,15 =0,162 (kN)
W4: Lực cản gió tác dụng lên cabin và thùng dầu,
W4 = 1,2.2,6.0,15 = 0,5 (kN)
Xác định tọa độ trọng tâm của các phần khối lượng thuộc cơ cấu quay:
- Tầm với (m): R= 3,7 m
- Khoảng cách từ tâm cabin và thùng dầu đến trục quay: l1=0,5 m
- Khoảng cách từ tâm đối trọng đến trục quay: l2 = 2 m
- Khoảng cách từ trọng tâm cần đến trục quay: l3 = 2,8 m
- h1=15,8 m
- h2=7,9 m
- h3=0,5 m
- h4=0,9 m
Từ đó ta tính được: V=164+55,1+80+50 = 349,1 (kN)
M = 164.3,7+80.0,5-50.2+55,1.2,8+1,4.15,8+7,9.1,62+0,162.0,5+0,5.0,9
= 736,53 (kN.m)
Căn cứ vào lực tác dụng theo phương thẳng đứng và mô men lật, ta chọn vòng
tựa quay tiêu chuẩn có các đặc tính kỹ thuật sau:
- Lực làm việc theo phương thẳng đứng : V= 261,1 (kN)
- Mô mem lật : Ml = 750 (kN.cm)
- Mô men lật tạm thời: Mth= 1150 (kN.cm)
- Lực theo phương ngang: H = 161 (kN)
- Bi có đường kính: db = 35,72 (mm)
- Số lượng bi trong một dãy: 131
- Tổng hai dãy là: 262
- Ứng suất tiếp xúc:
= 2740 (kPa)
- Khối lượng: 977
(kg)
- D =1900 (mm); D1=1865 (mm); d=1679 (mm); dw=1768 (mm); m=18,
B=157 (mm), z = 115.
3.5.3. Tính chọn động cơ thuỷ lực dẫn động cơ cấu quay
Mô men cản quay: Mc = M1+M (kN.m)
Trong đó:
M1: Mô men cản do ma sát trong hê thống tựa quay
M2: Mô men cản do gió.
Mô men cản do ma sát trong hệ thống tựa quay:
M1=0,025.M+0,005QDtb
Trong đó: M: Mô men ngoại lực, M = 736,53 (kN.m)
Dtb: Đường kính trung bình của vành ổ, m
Q: Trọng lượng hàng nâng và móc câu, kN
Chọn D = 1,725 m
Từ đó ta có:
M1= 0,025.736,53+0,005.164.1,725 = 19,83 (kN.m)
Mô men cản do gió:
M2=-W1.l1+W2.l2+W3.l3+W4.l4
Trong
đó:
W1: Lực cản gió tác dụng lên đối trọng, kN
W2: Lực cản gió tác dụng lên cabin và thùng dầu, kN
W3: Lực cản gió tác dụng lên cần, kN
W4: Lực cản gió tác dụng lên cọc, kN
l1,l2,l3,l4: Các cánh tay đòn, m.
Hình 4.13.Sơ đồ lực tác dụng lên cơ cấu quay theo phương ngang
Ta tính được:
W1= 0,162 (kN)
W2= 0,5 (kN)
W3= 1,2.0,9.0,15 = 1,4 (kN)
W4= 1,2.2,6.0,15 = 1,62 (kN)
L1= 2 m
L2= 0,5 m
L3= 2,8 m
L4= 3,7 m
Þ M2= -0,162.2+0,5.0,5+1,4.2,8+1,62.3,7 = 4,98 (kN.m)

Vậy mômen cản quay:


M c  19,83 + 4,98  24,81 kN .m 
Do đó ta tính được công suất tĩnh của bộ máy quay:
M q .nq
24,81.104.3
N dc    8,1 kW 
97500.q 97500.0,95
Ở bộ máy quay, mô men cản động rất lớn, lớn hơn mô men cản tĩnh rất nhiều,
để động cơ có thể làm việc trong quá trình khởi động, ta chọn động cơ có công
suất danh định cao hơn công suất tĩnh yêu cầu từ 3 đến 4 lần.
Chọn Ndc= 8,1.3,5 = 29 (kW)
Do đó ta chọn động cơ piston rôto hướng kính MR - 160 theo tiêu chuẩn
Rexroth có các thông số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 160 (cm3)
- Áp suất làm việc định mức: 25 (MPa)
- Tốc độ quay lớn nhất: 800 (v/ph)
- Công suất lớn nhất: 30 (kW)
- Mô men xoắn trên trục: 720 (N.m)
- Trọng lượng: 46 (kg)
 Tính chọn bánh răng nhỏ dẫn động toa quay:
ndc 100
i   33,3
nq 3
- Tỉ số truyền chung:
i 115
ibr    17,16
igt 6,7
- Tỉ số truyền của cặp bánh răng:
Z 2 115
Z1    17,6
- Số răng bánh nhỏ : ibr 6,7
Chọn Z1= 18
Đường kính vòng chia: d1= m.Z1=18.18 = 324 (mm)
Đường kính vòng đỉnh: da1= d1+ 2.m= 324+ 2.18 = 360 (mm)
Đường kính đáy răng: df1= d1- 2,5.m = 324 - 2,5.18 = 286 (mm)
3.6. Tính chọn bơm thuỷ lực
Vì trong quá trình làm việc, bộ máy co duỗi cần không làm việc. Vì vậy, lưu
lượng của bơm cần cung cấp cho hệ thống là: Qb= Qxl+Qq+Qh
Trong đó:
Qb - Lưu lượng cần thiết của bơm, l/ph
Qxl - Lưu lượng cần thiết để cung cấp cho cặp xilanh nâng hạ cần, l/ph
Qq - Lưu lượng cần thiết để cung cấp cho bộ máy quay, l/ph
Qh - Lưu lượng cần thiết để cung cấp cho bộ máy nâng hạ hàng, l/ph.
Vậy: Qb=119+76,5+119 = 314,5 (l/ph)
Do đó ta chọn bơm piston hướng trục A4F0 - 250 theo tiêu chuẩn Rexroth có
các thông số cơ bản sau:
- Lưu lượng riêng: 375 (l/ph)
- Áp suất làm việc định mức: 40 (MPa)
- Tốc độ quay lớn nhất: 1500 (v/ph)
- Công suất lớn nhất: 219 (kW)
- Mô men xoắn trên trục: 1391 (N.m)
- Trọng lượng: 120 (kg)
CHƯƠNG 4
THÁO DỠ VÀ LẮP ĐẶT MÁY ÉP CỌC
4.1. Quá trình chuẩn bị
 Mặt bằng
- Để quá trình tháo lắp được an toàn, mặt bằng tháo lắp phải cứng, bằng
phẳng thuận tiện cho quá trình kê máy và thao tác các chân chống đồng
thời thuận tiện cho xe vận chuyển ra vào và cần trục 25 tấn hoạt động.

Hình 5.1.Quá trình chuẩn bị


- Các thiết bị phụ trợ:
 Sử dụng 01 cần trục sức cẩu Q ³ 25tấn; chiều cao nâng H đạt
được 12 (m)
 Cần X xe vận chuyển phụ thuộc vào tổng trọng lượng của máy
tải trọng xe vận chuyển, phương án bố trí xếp dỡ các bộ phận.
- Các dụng cụ: Giá kê, ụ kê, cờ lê, mỏ lết, kìm kẹp, bộ lục giác, dây cáp,
móc cẩu, các nút bịt ống đầu búa tạ. Ngoài ra cần có giẻ lau, xăng để vệ
sinh nút bịt dầu.
- Chuẩn bị về nhân lực: Số lượng công nhân cần thiết là 6 người.
Trong đó:
 Lái cẩu : 1người
 Công nhân buộc cáp : 1người
 Công nhân nâng hạ đòn gánh: 1người
 Công nhân điều khiển hệ thống thuỷ lực: 1người
 Công nhân hàn điện : 1người
 Công nhân căn chỉnh cọc khi ép 1người
- Các công tác chuẩn bị khác:
 Phải bố trí nguồn điện tại nơi tháo lắp.
 Xả hết nước trong thân máy,chân đế dọc,chân đế ngang(nếu có) trước
1-2 ngày, để mặt bằng được khô ráo sạch sẽ.
 Xả hết dầu áp lực để tránh phun dầu,khoá các đường van 1 chiều.
 Phải hướng dẫn quy trình tháo lắp cho công nhân trước khi tiến hành
làm.
4.2. Quy trình lắp dựng
Sau khi chuẩn bị xong, máy đã được đưa đến công trình ta tiến hành lắp
dựng máy theo các bước như sau:
 Bước 1: Cẩu 2 chân đế di chuyển ngang và 1 chân di chuyển dọc đến vị
trí cần lắp dựng máy.
 Sau khi xác định vị trí đặt máy ta tiến hành như sau:
 Buộc cáp vào dầm đáy, ngoặc cáp vào móc câu cẩu trục.
 Nâng dầm đến vị trí xác định, căn chỉnh kê dầm sao cho bằng
phẳng sau khi căn chỉnh dầm xong ta hạ dầm và tháo cáp.
 Yêu cầu trong quá trình là việc cần tiến hành cẩn thận an toàn
Hình 5.2.a. Cẩu 1chân đế di chuyển dọc và 2 chân đế di chuyển ngang

Hình 5.2.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 2: Lắp sàn máy
- Di chuyển xe chở thân máy vào giữa 2 chân đế di chuyển dọc.
- Lắp các gối đỡ dầm đối trọng.
- Lắp 2 chân chống vào chân di chuyển ngang, chống tại các gối đỡ
giúp sàn máy ổn định.
- Lắp 2 chân chống (2 xi lanh nâng hạ) vào chân đế di chuyển dọc.

Hình 5.3.a. Lắp sàn máy

Hình 5.3.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 3: Lắp đặt 1 chân đế di chuyển dọc còn lại.
- Cẩu chân đế di chuyển dọc tới vị trí lắp đặt.
- Lắp 2 chân chống (2 xylanh nâng hạ) vào chân đế di chuyển dọc.
- Lúc này máy đứng trên 4 chân chống nâng hạ (4 xylanh nâng hạ).

Hình 5.4.a. Lắp đặt chân đế di chuyển ngang còn lại

Hình 5.4.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 4: Lắp đặt 2 chân di chuyển ngang.
- Di chuyển thân máy về 1 phía của chân di chuyển ngang và bắt bu
lông vào các chân chống trên chân đế ngang.

- Tiếp tục di chuyển cả thân máy và 1 chân di chuyển dọc về


phía ngược lại để lắp chân di chuyển ngang còn lại.

Hình 5.5.a. Lắp đặt 2 chân đế di chuyển ngang

Hình 5.5.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 5: Lắp đặt dầm đặt đối trọng gia tải.
- Buộc cáp vào chỗ buộc trên dầm đối trọng, ngoặc cáp vào móc câu
- Dùng cẩu dầm đối trọng đặt lên các gối đỡ
- Yêu cầu trong quá trình làm việc cần tiến hành cẩn thận an toàn.

Hình 5.6.a. Lắp đặt dầm đối trọng gia tải

Hình 5.6.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 6: Lắp đặt cơ cấu kẹp.
- Buộc cáp vào khung ép, ngoặc cáp vào móc câu.
- Nâng từ từ khung ép đến bệ dàn.
- Xác định đúng vị trí, hạ từ từ khung ép xuống căn chỉnh khung ép
cho cân thẳng.

- Đóng chốt để cố định khung ép ổn định.

Hình 5.7.a. Lắp đặt cơ cấu kẹp

Hình 5.7.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia


 Bước 7: Lắp đặt hai cụm xylanh ép.
- Cẩu cụm xylanh ép đến khung kẹp.
- Bắt chốt cố định lại, sau đó tiến hành bắt bu long và chốt liên kết vào khung.
- Nối các đường ống dầu với xylanh ép và kẹp.

Hình 5.8. Lắp đặt hai cụm xylanh ép

Hình 5.7.b. Mô phỏng bằng phần mềm Catia

Lê Đức Hùng -83- Lớp cơ khí GTCC –K56


 Bước 8: Kiểm tra trước khi vận hành.
- Sau khi lắp các bộ phận, mở van an toàn, kiểm tra lại toàn bộ hệ
thống thuỷ lực, hệ thống điện, các liên kết của máy xem đảm bảo an
toàn chưa trước khi đưa vào vận hành chính thức.

- Tiến hành bảo dưỡng máy (bôi trơn các vị trí, điều chỉnh lại các
thông số mà trong quá trình tháo - lắp - vận chuyển làm sai lệch)

- Điều chỉnh áp lực hệ thống, áp lực kẹp cọc cho phù hợp với từng loại
công trình.
Chú ý:
- Trong quá trình tháo lắp, vận chuyển máy phải luôn có cán bộ kỹ
thuật theo dõi, tránh làm thay đổi các thông số kĩ thuật của máy,
mọi thao tác phải tuân theo trình tự đã lập sẵn và được cấp trên phê
duyệt.
- Các công nhân tham gia quá trình tháo - lắp máy phải tuyệt đối thực
hiện các thao tác an toàn và tuân theo lệnh người chỉ huy. Khi phát
hiện thấy vấn đề bất cập phải báo ngay với cán bộ phụ trách để có
biện pháp xử lý kịp thời.

Lê Đức Hùng -83- Lớp cơ khí GTCC –K56


4.3. Quy trình thi công ép cọc
Các bước thi công ép cọc được thực hiện như sau:
 Bước 1: Cẩu cọc vào khung ép
- Buộc cáp vào cọc cách đầu cọc 1/3 chiều dài cọc
- Buộc cáp vào móc câu và tiến hành nâng cọc yêu cầu nâng từ từ
- Hạ cọc vào đường dẫn
- Điều chỉnh cọc cho thẳng đứng,thả vào cơ cấu kẹp.

Hình 5.9. Cẩu cọc từ bãi cọc

Hình 5.10. Cẩu cọc vào khung ép

Lê Đức Hùng -84- Lớp cơ khí GTCC – K56


 Bước 2: Kẹp cọc
- Điều khiển hệ thuỷ lực để kẹp cọc.
 Bước 3: Tiến hành ép
- Điều khiển hệ xylanh thuỷ lực để hạ khung trượt ép cọc xuống.
- Sau khi hết hành trình piston ta điều khiển van phân phối để nâng
khung trượt lên, kẹp tiếp phần trên cọc sau đó tiếp tục hạ khung ép
cọc.
 Bước 4: Nối cọc
- Cẩu cọc (tiến hành như bước 1)
- Điều chỉnh cọc thẳnh đứng.
- Tiến hành hàn nối cọc.
- Sau khi hàn nối cọc xong ta tiến hành hàn ép cọc như các bước
trên.

- Để cọc có thể xuống sâu trong lòng đất ta phải dùng một cọc giả để
tiến hành ép xuống.

 Bước 5: Thay đổi vị trí ép cọc


- Để ép cọc ở các vị trí khác ta di chuyển các chân đế tới vị trí cần
ép sau đó tiến hành lặp lại các bước như trên.

Lê Đức Hùng -85- Lớp cơ khí GTCC – K56


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS - TS Nguyễn Văn Vịnh:
Động Lực Học Máy Xây Dựng
Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[2]. PGS - TS Nguyễn Bính:
Máy thi công chuyên dùng
Nhà xuất bản giao thông vận tải.
[3]. Vũ Thanh Bình - Nguyễn Đăng Điệm:
Truyền động máy xây dựng và xếp dỡ
Nhà xuất bản giao thông vận tải
[4]. Nguyễn Văn Hợp - Phạm Thị Nghĩa - Lê Thiện Thành:
Máy nâng vận chuyển.
Nhà xuất bản giao thông vận tải
[5]. Tính toán thiết kế máy nâng vận chuyển
[6]. Nguyễn Trọng Hiệp - Nguyễn Văn Lẫm:
Thiết kế chi tiết máy.
NXB Giáo Dục.
[7]. ATLAT máy trục vận chuyển
[8]. Đoàn Định Kiểm:
Kết cấu thép
NXB Khoa Học Kỹ Thuật
[9]. Trương Tất Đích:
Chi tiết máy - tập 2
NXB Khoa Học Kỹ Thuật
[10]. Trịnh Chất - Lê Văn Uyển:
Tính toán hệ thống dẫn động cơ khí
[11]. Catalog và các thông số tham khảo thực tế.

Lê Đức Hùng -86- Lớp: cơ khí GTCC – K56

You might also like