You are on page 1of 44

LỜI CẢM ƠN

Trải qua những năm tháng Bách Khoa, được học tập trong môi trường giáo dục
hiện đại, với những người thầy tài giỏi luôn tận tình vì sinh viên; với những người
bạn năng động, sáng tạo và luôn khát khao tri thức. Đây là quãng thời gian tác giả
đã trưởng thành rất nhiều và nhận được những kiến thức quý báu, những kinh
nghiệm và kĩ năng quan trọng cần thiết cho tương lai.
Cảm ơn các thầy cô giáo nhóm chuyên môn Hàn và Công nghệ kim loại, Trường
Cơ Khí, đặc biệt là thầy Nguyễn Tiến Dương đã giúp đỡ tác giả rất nhiều trong
quãng thời gian học tập và tìm hiểu chủ đề thực tập tốt nghiệp, không chỉ là những
kiến thức chuyên môn mà còn là cách sống, cách làm người. Cảm ơn các bạn lớp
Công nghệ hàn K62 đã giúp đỡ tác giả tìm hiểu về đề tài và hoàn thiện báo cáo
thực tập này.
Chúc Bách khoa sẽ phát triển không ngừng, sẽ là ngôi trường tuyệt vời nhất của
các thế hệ sinh viên Việt Nam.
Mội lần cuối cùng xin cảm ơn vì tất cả!

TÓM TẮT NỘI DUNG TÌM HIỂU CỦA CHỦ ĐỀ


Đề tài thực tập tốt nghiệp là tìm hiểu quy trình công nghệ chế tạo kết cấu dầm
hộp cầu trục. Với các bước cơ bản khi thiết kế một sản phẩm kết cấu thép với
phương pháp hàn: chọn vật liệu cơ bản, vật liệu hàn, phương pháp hàn, trình tự các
nguyên công thực hiện, chế độ hàn và xử lý cơ nhiệt trước trong và sau hàn, lập
bản pWPS cho các mối hàn.... Trong quá trình tìm hiểu về chủ đề lần này, tác giả
đã nắm rõ hơn về quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm cơ khí nói chung, và các
sản phẩm cơ khí sử dụng phương pháp hàn nói riêng.

Tác giả
Cảnh

Đặng Văn Cảnh


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DẦM CẦU TRỤC ...........................................4
1.1.Giới thiệu chung về kết cấu thép .................................................................4
1.2.Dầm cầu trục ................................................................................................4
.Khái niệm ..............................................................................................4
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CẦU TRỤC DẦM ĐÔI
DẠNG HỘP .............................................................................................................12
2.1.Lựa chọn vật liệu cơ bản ............................................................................12
.Nguyên tắc chung lựa chọn vật liệu cơ bản cho kết cấu hàn..............12
.Chọn vật liệu cơ bản ...........................................................................12
2.2.Xác định các kích thước tiết diện ngang của dầm .....................................13
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH HÀN, VẬT LIỆU HÀN VÀ THIẾT
BỊ HÀN ....................................................................................................................14
3.1.Lựa chọn quá trình hàn ..............................................................................14
3.2.Lựa chọn vật liệu hàn và thiết bị hàn .........................................................14
CHƯƠNG 4. CHẾ TẠO PHÔI............................................................................20
4.1.Lựa chọn phôi ............................................................................................20
4.2.Nắn phôi trước khi lấy dấu và cắt ..............................................................21
4.3.Lấy dấu và cắt phôi ....................................................................................23
CHƯƠNG 5. TRÌNH TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG.............................................26
5.1.Trình tự các nguyên công ..........................................................................26
5.2.Kỹ thuật hàn đính .......................................................................................27
CHƯƠNG 6. KIỂM TRA PHÊ CHUẨN QUY TRÌNH HÀN ...........................28
6.1.Các bước kiểm tra phê chuẩn pWPS .........................................................28
6.2.Các tiêu chí phê chuẩn WPS ......................................................................28
CHƯƠNG 7. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HÀN VÀ NGHIỆM THU SẢN
PHẨM CHẾ TẠO ....................................................................................................31
7.1.Bảo đảm chất lượng quá trình chế tạo sản phẩm .......................................31
.Thanh tra vấn đề an toàn sản xuất ......................................................31
.Thanh tra việc lựa chọn vật liệu, vật tư sử dụng ................................32
.Thanh tra việc lựa chọn và lắp ráp các thiết bị hàn, các dụng cụ sử
dụng…………………………………………………………………………32
.Thanh tra việc chuẩn bị phôi, mép hàn và gá lắp hàn ........................32
.Thanh tra việc lựa chọn nhân lực hàn .................................................33
.Giám sát việc cài đặt các thông số hàn ...............................................33
.Giám sát kỹ thuật thực hiện đường hàn ..............................................33
.Thanh tra, giám sát việc bảo quản vật tư, thiết bị hàn ........................33
.Thanh tra việc bảo vệ môi trường .......................................................34
7.2.Phân tích lựa chọn các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm ........34
.Kiểm tra trực quan VT ........................................................................34
.Kỹ thuật kiểm tra bằng siêu âm (UT-Ultrasonic Testing) ..................40
.Kiểm tra thấm mao dẫn (PT-Penentrant Testing)...............................42
KẾT LUẬN ..........................................................................................................44
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DẦM CẦU TRỤC

1.1 Giới thiệu chung về kết cấu thép


Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của công trình, được làm bằng thép hoặc bằng
kim loại khác nói chung. Kết cấu thép ngày càng được sử dụng rộng rãi trong
ngành công nghiệp hiện đại nhờ những ưu điểm: bền, thiết kế tinh gọn, lắp ráp và
vận chuyển khá đơn giản, tính công nghiệp hóa cao. Bên cạnh đó, khi làm việc
trong môi trường ẩm thấp, hay nhiệt độ cao cần quét them lớp sơn chống gỉ, chống
cháy hoặc có lớp bê-tông bảo vệ bên ngoài.
Phạm vi sử dụng của kết cấu thép rất rộng rãi: trong xây dựng nhà cửa, cầu
đường, trong kết cấu khung tháp cao, bể chứa, khung sàn, bệ đỡ các máy nâng
chuyển, kết cầu dầm trụ…
Khi tính toán, thiết kế kết cấu thép cần đảm bảo các yêu cầu về độ bền, độ cứng
của vật liệu chế tạo, khả năng chịu lực của kết cấu. Hình dáng kết cấu phải hợp lý,
tiết kiệm vật liệu, đảm bảo tính công nghệ khi chế tạo và tính lắp ráp cơ động.
Chính vì thế ta cần tính toán để so sánh để tìm ra kết cấu hợp lý và tiết kiệm nhất.

1.2 Dầm cầu trục

Khái niệm
Cầu trục là thiết bị nâng hạ hoạt động dựa trên hệ dầm đỡ gồm hai chuyển động
chính (ngang, dọc) để đảm bảo các thao tác nâng hạ, di chuyển tải trong không
gian làm việc của cầu trục trong nhà xưởng.
Cầu trục được dùng chủ yếu trong các phân xưởng, nhà kho để nâng hạ và vận
chuyển hàng hóa với lưu lượng lớn. Cầu trục có thể nâng hạ và vận chuyển hàng
theo yêu cầu tại bất cứ điểm nào trong không gian nhà xưởng.
Phân loại
a) Cầu trục dầm đơn
Là cấu trúc tời nâng chạy trên một dầm chính. Cầu trục này đáp ứng cho các tải
trọng nâng nhẹ đến trung bình(<=20T)
- Ưu điểm của cầu trục dầm đơn:
 Có thiết kế gọn nhẹ, chế tạo nhanh, không tốn nhiều thời gian cho quá
trình lắp ráp.
 Lắp ráp được cả những nơi hạn chế về không gian (chiều dài, chiều rộng)
 Giá thành tương đối rẻ
- Nhược điểm của cầu trục dầm đơn:
 Chiều cao nâng thấp hơn so với cầu trục dầm đôi
 Tải trọng nâng hạ thấp (tối đa chỉ đạt tới 20 tấn).
- Phạm vi ứng dụng
 Trên thị trường, cầu trục dầm đơn chủ yếu có màu vàng, với kích thước
nhỏ gọn hơn cầu trục dầm đôi, cầu trục dầm đơn lại rất thích hợp cho
những nhà máy, xí nghiệp nhỏ. Đặc biệt với giá thành rẻ nhiều hơn so với
những loại khác nên nó rất thích hợp với điều kiện kinh tế của nhiều công
ty hơn.

b) Cầu trục dầm đôi


Là cầu trục có tời nâng chạy trên 2 dầm chính. Cầu trục này đáp ứng được các
loại tải trọng cao, chiều rộng nhà xưởng lớn nhờ kết cấu vững chắc.
- Ưu điểm cầu trục dầm đôi
 Tiết kiệm không gian: Dầm chạy trên cao nên sử dụng được toàn bộ
không gian bên dưới
 Cầu trục dầm đôi gọn nhẹ, kết cấu vững chắc hoạt động ổn định có khả
năng nâng hạ các vật có tải trọng lớn. Cầu trục dầm đôi có thể nâng từ 2
tấn đến 100 tấn, khẩu độ từ 5m đến 50m.
 Cầu trục dầm đôi cũng có nhược điểm dễ xảy ra xô lệch dầm khi di
chuyển do lực cản hai bên ray không đều.
 Cầu trục dầm đôi ngày càng được ứng dụng phổ biến để nâng, vận chuyển
các vật liệu xây dựng trong các nhà máy sản xuất: nhiệt điện, gang
thép….
- Phạm vi ứng dụng
Hiện tại, cầu trục dầm đôi được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh khác
nhau, trong đó:
 Cầu trục dầm đôi được sử dụng nhiều trong sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, giúp nâng hạ, di chuyển và sắp xếp hàng hóa hiệu quả. Giúp tiết kiệm
thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất.
 Ứng dụng cầu trục dầm đôi trong lĩnh vực xây dựng, giúp nâng hạ vật liệu
xây dựng, hạn chế tối đa sử dụng sức lao động, đẩy nhanh quá trình thi
công
 Ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, giúp nâng đỡ các hệ thống
máy móc có trọng lượng lớn
Việc sử dụng cầu trục dầm đôi trong các lĩnh vực giúp cho quá trình nâng hạ
diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và chi phí cho người sử
dụng. Với sự hỗ trợ của cầu trục thì con người sẽ bớt lao động cực khổ hơn trong
quá trình di chuyển hàng hóa trong các nhà xưởng lớn. Những cần trục này còn
được sử dụng phổ biến ở nhà máy sản xuất công nghiệp hay luyện kim.

c) Cầu trục quay


Là cầu trục có thể xoay quanh 1 trục cố định, nhằm phục vụ nâng hạ trong 1 bán
kính cố định

Cầu trục quay là một trong những loại cầu trục được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đây là thiết bị nâng – hạ hàng hóa, vật liệu tải đặc biệt. Điều này thể hiện trực tiếp
thông qua thiết kế của thiết bị. Cẩu trục quay được thiết kế với một trụ đứng, có
khẩu cần tạo với trụ đứng một góc vuông 90 độ và cơ cấu quay.
- Ưu điểm cầu trục quay
 Trụ đứng được liên kết với hệ móng bằng bu lông cường độ cao tăng độ
chắc chắn cho phép nâng hạ hàng hóa, vật liệu có trọng lượng lớn, kích
thước cồng kềnh.
 Hệ thống quay và hệ thống tay kết hợp với Palăng di động cho phép bốc
xếp hàng hóa trong nhà xưởng nhanh chóng, hiệu quả, linh hoạt mà không
làm hỏng hóc, rơi vỡ.
 Thiết bị yêu cầu cao trong quá trình lắp đặt, tổ hợp nhưng dễ bảo trì, dễ
bảo dưỡng.
 Mức chi phí đầu tư không quá cao nên phù hợp với khả năng kinh tế của
nhiều doanh nghiệp.
 Đa dạng lựa chọn về tải trọng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nâng hạ
hàng hóa của nhà xưởng.
 Cho phép nâng hạ và di chuyển những hàng hóa, vật dụng có kích thước
lớn từ vị trí này qua vị trí khác trong bán kính hoạt động mà các thiết bị
cùng loại khó có thể thực hiện được.
 Khả năng định vị hàng hóa, vật liệu cần nâng đỡ chính xác giúp giảm sai
số trong quá trình di chuyển xuống mức thấp nhất.
 An toàn hơn trong quá trình vận chuyển, nâng hạ hàng hóa có trọng lượng
lớn.
 Tiết kiệm nhân công, nâng cao hiệu suất làm việc cho doanh nghiệp.
- Phạm vi ứng dụng
 Cầu trục quay hoạt động theo nguyên lý xoay với góc quay đa dạng như
180 độ, 270 độ hoặc trong điều kiện cài đặt nhất định có thể quay một
vòng tròn 360 độ – quay toàn vòng.
 Cầu trục có những ứng dụng riêng trong xếp hàng hóa, nâng hạ, di chuyển
vật liệu các loại. Ứng dụng phổ biến nhất của thiết bị là tại các kho bãi,
cảng bốc xếp, công xưởng, bến cảng hoặc những vị trí yêu cầu vận
chuyển hàng hóa đặc biệt.

d) Cầu trục dựa tường


Là loại cầu trục chạy dọc 1 bên nhà xưởng, thường được lắp dặt ở tầng dưới của
cầu trục trên cao, phục vụ cho việc nâng hạ 1 phía của nhà xưởng.
- Đặc điểm
 Cầu trục dựa tường có đặc điểm nổi bật chính là thân gắn cố định với
tường, cột nhà xưởng hoặc toàn bộ hệ khung cầu trục chạy áp sát với một
mé tường nhà. Bên trên thân cầu trục chính là hệ thống quay, tay, và
palang di động nâng hạ di chuyển.
 Thiết bị cầu trục này có thiết kế hết sức đơn giản và thông minh chính vì
nó có thể hoạt động tại các không gian xưởng nhỏ hẹp. Ngoài ra việc bảo
hành, bảo dưỡng thiết bị cũng hết sức nhanh chóng, tuổi thọ thiết bị cao, ít
phát sinh chi phí thay thế, chi phí lắp đặt khá thấp. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân mà cầu trục gắn tường là thiết bị không thể thiếu
trong các nhà xưởng, doanh nghiệp sản xuất…
- Ưu điểm của cầu trục dựa tường
 Giúp nâng hạ vật liệu, máy móc có trọng tải lớn mà không ảnh hưởng đến
không gian làm việc của nhà xưởng: Do có thiết kế sát với trần nhà nên
cầu trục dựa tường có thể được vận hành chỉ bằng một bộ tay bấm điều
khiển dây (hoặc điều khiển từ xa). Đặc biệt nó không yêu cầu khoảng
trống dưới sàn như một số thiết bị vận chuyển khác.
 Giúp nhà xưởng luôn sạch sẽ, gọn gàng: Đối với các nhà xưởng, kho bãi
sản xuất thì việc sắp xếp sao cho sạch sẽ và ngăn nắp là việc hết sức cần
thiết. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp nước ngoài thì đây được xem là
tiêu trí đặc biệt quan trọng và khắt khe. Khi sử dụng cầu trục dựa tường sẽ
giúp cho nhà xưởng của bạn đảm bảo được sự sạch sẽ, và ngăn nắp cần
thiết bởi nó không chiếm nhiều diện tích trong nhà.
 Là thiết bị có độ an toàn cao: Việc đảm bảo an toàn trong sản xuất là điều
hết sức quan trọng. Cầu trục dựa tường với thiết kế thông minh sẽ giúp
người vận hành có khả năng quan sát tốt nhất với tầm nhìn rộng mà không
gặp bất kỳ trở ngại nào. So với nhiều loại xe nâng thì thiết bị này có độ an
toàn cao hơn rất nhiều lần.
 Là thiết bị nâng hạ đa năng: Với cầu trục dựa tường bạn có thể nâng hạ
nhiều loại vật liệu với trọng lượng và kích thước khác nhau. Đây được
xem là đặc điểm nổi bật mà chỉ cầu trục mới có.
- Phạm vi hoạt động rộng:
 Phạm vi hoạt động của các thiết bị nâng hạ luôn là vấn đề mà nhiều khách
hàng quan tâm. Đối với cầu trục dựa tường thì bạn có thể hoàn toàn yên
tâm bởi nó có thể vươn đến mọi ngóc ngách trong nhà xưởng, hạn chế
được tối đa các góc chết
 Hạn chế tối đa việc rung lắc khi hoạt động: Trong quá trình hoạt động thì
cầu trục dựa tường có khả năng hạn chế tối đa việc rung lắc của tải nâng
cũng như kết cấu hỗ trợ đồng thời nâng cao tuổi thọ làm việc của thiết bị.
Nhờ tính năng này cầu trục hoạt động nhẹ nhàng, êm ái.
 Tính năng đồng bộ hóa cao: Khi bạn muốn nhiều cần trục dựa tường cùng
hoạt động một lúc hay nâng hạ di chuyển cùng một vật. Với tính năng
đồng bộ hóa thì việc vận hành cùng lúc sẽ dễ dàng hơn.

e) Cổng trục
Bản chất nó hoạt động như cầu trục, tuy nhiên nó được lắp đặt tại các không
gian mở như những vị trí kho bãi chưa có nhà xưởng hoặc xưởng cũ không đủ khả
năng lắp đặt cầu trục thì cần lắp thêm chân đỡ để đỡ phần dầm chính ở phía trên.
- Ưu điểm
 Chiều cao nâng hạ không hạn chế.
 Tải trọng nâng hạ lớn, không phụ thuộc vào kết cấu nhà xưởng có sẵn.
 Chi phí lắp đặt thấp hơn so với dùng xe nâng, xe cẩu
 Ít xảy ra sự cố trong quá trình làm việc
 Bảo hành, bảo dưỡng đơn giản.
 Thời gian gia công chế tạo nhanh.
CHƯƠNG 2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO CẦU TRỤC
DẦM ĐÔI DẠNG HỘP

2.1 Lựa chọn vật liệu cơ bản

Nguyên tắc chung lựa chọn vật liệu cơ bản cho kết cấu hàn
 Vật liệu cơ bản phải thỏa mãn các yêu cầu sử dụng của kết cấu, như điều kiện
bền, điều kiện ổn định, cứng vững, chịu mỏi.
 Vật liệu phải có tính công nghệ (đặc biệt là tính hàn) rõ ràng
 Việc chọn vật liệu hàn phải dựa trên điều kiện làm việc cụ thể của kết cấu
 Việc lựa chọn vật liệu phải làm sao cho sản phẩm có giá thành nhỏ nhất có thể
(chỉ tiêu về kinh tế)
 Chủng loại vật liệu (kích thước, hình dáng, tiết diện ngang,….) phải phù hợp với
điều kiện chịu lực và lắp ghép để có thể tận dụng một cách tối đa vật liệu.

Chọn vật liệu cơ bản


Vì kết cấu có kích thước khá lớn, chịu tải trọng lớn và di động nên tác giả đưa ra
một số loại vật liệu có thể sử dụng cho kết cấu dầm hàn như sau:
 Mác thép theo TCVN: CT38
- Thành phần hóa học

C% Si% Mn% P%(max) S%(max)


0,14-0,22 0,12-0,30 0,4-0,65 0,04 0,045
- Cơ tính

Cơ tính
Mác thép Độ bền Giới hạn Độ giãn dài
kéo(N/mm2) chảy(N/mm2) tương đối(%)
CT38 380-490 250 26

 Mác thép theo tiêu chuẩn ASME II A của Mỹ: SA-36


- Thành phần hóa học
Độ dày C% Mn% P% S% Si% Cu%
≤ 3/4 inch 0,25 - 0,04 0,05 0,40 0,2
> 3/4 inch 0,25 0,80-1,2 0,04 0,05 0,40 0,2

- Cơ tính

Cơ tính
Mác thép Độ bền Giới hạn Độ giãn dài
kéo(N/mm2) chảy(N/mm2) tương đối(%)
SA36 400-550 250 20

Nhận xét:
 Các mác thép đều đảm bảo yêu cầu về chất lượng như điều kiện bền, điều kiện
ổn định, cứng vững của dầm.
 Với các mác thép của Mỹ có giá thành khá cao, tính hàn trung bình.
 Các loại thép C theo TCVN được sử dụng phổ biến hơn, đảm bảo chỉ tiêu về
kinh tế do giá thành thấp.
 Tùy thuộc vào khả năng kinh tế của doanh nghiệp và điều kiện làm việc của
kết cấu để lựa chọn vật liệu phù hợp.

2.2 Xác định các kích thước tiết diện ngang của dầm
Các bước xác định:
- Chọn sơ bộ các kích thước của dầm.
- Tính toán và kiểm nghiệm các kích thước đã chọn dựa trên các thông số về
lực đặt trên dầm.
- Kiểm tra tiết diện dầm.
- Bố trí hệ thống gân tăng cứng cho dầm nếu dầm không đủ ổn định.
- Kiểm tra ổn định cục bộ vách dầm.
- Tính độ võng cho phép.
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN QUÁ TRÌNH HÀN, VẬT LIỆU HÀN VÀ
THIẾT BỊ HÀN

3.1 Lựa chọn quá trình hàn


Dầm cầu trục được chế tạo từ việc hàn các phôi thép dạng tấm, bao gồm nhiều
mối hàn được quy lại thành các mối hàn: mối hàn giáp mối, mối hàn góc.
Kết cấu là dầm hàn chịu tải trọng lớn, từ đó yêu cầu liên kết hàn có độ kín khít
cao và đảm bảo cơ tính gần với VLCB.
Khi xem xét điều kiện chế tạo kết cấu dầm cũng như khả năng để thi công các
mối hàn thì việc lựa chọn quy trình hàn phù hợp sẽ giúp tăng năng suất lao động,
giảm chi phí, tăng khả năng thi công các mối hàn một cách dễ dàng hơn, giúp đạt
hiệu quả cao trong việc chế tạo cũng như giúp công nhân thi công được dễ dàng,
đồng thời không ảnh hưởng đến chất lượng liên kết hàn yêu cầu.
Từ những nhận định đó, tác giả đưa gia một số lựa chọn về quá trình hàn cho
các mối hàn:
- Những liên kết có chiều dài đường hàn lớn, tấm dày, mối hàn ở vị trí hàn sấp
dễ đưa về vị trí hàn sấp, tác giả đưa ra lựa chọn phương pháp hàn SAW
- Những liên kết ở vị trí hàn góc: mối hàn giữa biên với vách, mối hàn giữa
gân với vách, mối hàn giữa gân với biên, tác giả chọn phương pháp hàn
MAG

3.2 Lựa chọn vật liệu hàn và thiết bị hàn


a) Vật liệu hàn
Dựa vào phương pháp hàn đã lựa chọn và vật liệu cơ bản, kết hợp cùng các tiêu
chuẩn về vật liệu hàn với từng loại thép để đưa ra lựa chọn về vật liệu hàn. Ví
dụ:
- Quá trình hàn SAW(với vật liệu cơ bản là thép các-bon thấp)
Kim loại cơ bản là thép cacbon thấp với quá trình hàn là hàn hồ quang tay
nên ta áp dụng tiêu chuẩn AWS A5.17-80 để chọn loại thuốc hàn và dây hàn.
Vì là những đường hàn nối các bản lại với nhau nên yêu cầu chất lượng cao.
Do đó yêu cầu cao độ dai va đập, nhiệt độ thử độ dai va đập.
Tính hàn tốt do vậy không yêu cầu nhiệt luyện sau hàn.
Dây hàn cần chọn loại có tính khử oxi tốt
Dựa trên những phân tích này, tác giả chọn thuốc và dây hàn:
AWS A5.17-80 F7A2-EM12K.
Chọn sản phẩm của nhà sản xuất Kim Tín với mã sản phẩm CM185 (Thuốc
F7A2), dây EM-12K
- Quá trình hàn MAG(với vật liệu cơ bản là thép các-bon thấp)
Kim loại cơ bản là thép cacbon thấp với quá trình hàn là hàn hồ quang tay
nên ta áp dụng tiêu chuẩn AWS A5.18 để chọn loại dây hàn điện dùng cho
thép cacbon.
Thép CT38 có ứng suất kéo tối thiểu là 380 (MPa) vì vậy cần chọn loại que
cho độ bền của mối hàn và liên kết hàn lớn hơn 380 (MPa) không quá nhiều.
Kết cấu không yêu cầu về chịu tải trọng va đập nên que hàn không yêu cầu
cao độ dai va đập, nhiệt độ thử độ dai va đập.
Dựa trên những phân tích này, tác giả chọn loại que hàn AWS A5.18
ER70S-6. Chọn nhà sản xuất Kim Tín với mác sản phẩm: GM-70S
b) Thiết bị hàn
- Thiết bị hàn SAW.
Ta lựa chọn máy hàn GTF 752 của hãng KJELLBERG, Đức với các thông số
sau:
Thông số kỹ thuật Giá Trị
Nguồn điện 3pha,400V10%/50Hz
Công suất cực đại 49 kVA
Dải điện áp 22,4V-44V
Dải dòng điện 60A-750A
Chu kì tải 80% 750A
Chu kì tải 100% 630A
Điện áp mở máy (OCV) 82/72A
Trọng lượng 304 kg
Kích thước 980x720x1000(mm)
Ngoài ra còn các chức năng sau như:
Thiết kế để hàn tự động dưới lớp thuốc cho năng suất cao
Có tính năng chống quá tải quá nhiệt, khi đó đèn báo lỗi màu vàng tự bật sáng
Thiết kế sử dụng cả trong nhà và ngoài trời
Hệ số công suất cao tiêu thụ điện thấp.
Điện áp điều khiển an toàn.

- Thiết bị hàn MAG


Ta lựa chọn máy hàn MAG Weldcom VMAG 200 Plus

Thông số kỹ thuật Giá trị


Nguồn điện áp 220V/50Hz
Hệ số công suất 0,7
Dải dòng điện 50A-200A
Điện áp không tải 50V
Chu kỳ tải 60%
Trọng lượng 29,6 kg
Kích thước 610x395x545 mm
- Các thiết bị phụ trợ
Loại dụng cụ, Thông số Ghi chú Hình ảnh minh họa
TT
thiết bị bảo hộ yêu cầu
Chọn đúng
số yêu cầu
Mặt nạ hàn Kính lọc
1
MMA số 11
Loại để
2 Gang tay da hàn MMA,
SAW

Loại
3 Giầy bảo hộ
chống rơi

Loại chịu
4 Quần áo bảo hộ
nhiệt

Loại
5 Tạp dề da
miếng liền
6 Búa đánh xỉ Loại 1kg

Loại sợi
7 Bàn chải sắt
inox

8 Tủ ủ que hàn Loại 5kg

Điều chỉnh
nhiệt độ vô
cấp
Loại
300kg,
9 Tủ sấy que hàn
Tmax =
400℃
CHƯƠNG 4. CHẾ TẠO PHÔI

4.1 Lựa chọn phôi


- Chất lượng phôi nhập phải đảm bảo yêu cầu:
+ Yêu cầu về thành phần hóa học: Có đầy đủ thành phần hóa học như yêu cầu,
đồng đều về thành phần hóa học và tổ chức, không bị gỉ sét.
+ Yêu cầu về cơ tính: Độ giãn dài, giới hạn bền, giới hạn chảy…
+ Yêu cầu về kích thước: Chiều dài, chiều rộng, chiều dày, đường kính… Phôi
tấm phải vuông phẳng và phôi tròn phải tròn và không bị méo theo phương hướng
kính.
+ Đảm bảo các sai số: Độ phẳng, độ thẳng, độ song song…phải nằm trong giới
hạn cho phép
- Phôi nhập phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Độ thẳng:

+ Độ phẳng:
+ Độ song song:

- Phương pháp kiểm tra phôi:


Ta kiểm tra phôi bằng mắt thường với việc sử dụng các dụng cụ như thước
thẳng, thước góc, dưỡng hay đồng hồ đo, …vv

4.2 Nắn phôi trước khi lấy dấu và cắt


Với những phôi không đạt sai số (độ thẳng, phẳng, song song…) cần phải tiến
hành nắn hoặc chỉnh sửa trước khi lấy dấu và cắt.
- Phôi tấm:
Quan trọng nhất đối với phôi tấm là độ phẳng của phôi, nếu như độ phẳng của
phôi không đạt trong giới hạn dung sai cho phép cần tiến hành nắn phẳng phôi
bằng các biện pháp như: dùng búa, hoặc dùng ngọn lửa khí cháy để nắn cục bộ,
dùng máy cán để nắn toàn bộ phôi. Ta chọn máy cán để nắn phôi.

+ Nguyên lý cán như sau:


Trên máy cán sẽ có nhiều trục cán đặt so le nhau tạo thành hai bề mặt trên và
dưới, phôi sẽ được đưa vào giữa các trục cán này, khoảng cách giữa hai bề mặt có
thể điều chỉnh được để phù hợp với chiều dày của phôi.
Hình 4.1: Nguyên lý cán phôi

+ Chọn máy nắn phôi:


Máy cắt – nắn tôn Ameco CTL–1500–50 của Công ty cổ phần công nghiệp
Ameco Việt Nam sản xuất.

Thông số kỹ thuật của máy Ameco CTL – 1500 – 50 được cho dưới bảng sau:
Thông số kỹ thuật Đơn vị Giá trị
Khổ thép gia công 3500 (0,16 ÷
mm
20)
Số lượng trục cán 9
Đường kính trục cán phẳng mm 280
Vận tốc cán m/phút 12 ÷ 36
Công suất kW 5,5 ÷ 100
4.3 Lấy dấu và cắt phôi
a) Lấy dấu và đánh dấu phôi
Lấy dấu và vạch dấu trên phôi tấm để cắt
Từ phôi nhập tác giả đề xuất lấy dấu vạch dấu để cắt lấy hệ số mạch nối a =
5(mm)
Sơ đồ bố trí phôi như các hình trong phần lựa chọn phôi nhập
Kỹ thuật lấy dấu:
- Dùng thước thẳng đo kích thước trên phôi nhập, rồi dùng mũi đột để vạch dấu.
Sau khi vạch dấu, tiến hành pha phôi theo đường vạch dấu.
- Đo đạc, lấy dấu cho từng chi tiết đảm bảo trị số mạch nối.
- Để cắt được phôi hàn có kích thước như mong muốn cần chú ý một số điểm
sau:
+ Trên một tấm phôi cần cắt phải lấy dấu và đánh dấu đủ số lượng chi tiết cần
cắt sau đó ta sử dụng máy cắt để cắt một lần là được đủ số chi tiết cần cắt trên một
miếng phôi.
+ Các thiết bị sử dụng phải có dung sai nhỏ hơn dung sai của chi tiết hàn cần
cắt.
+ Khi tiến hành cắt có thể để đầu mỏ cắt đi từ ngoài mép phôi để đi vào theo
một hướng nhất định hoặc cũng có thể khoan một lỗ tại một điểm phía trên phôi ở
ngoài đường bao của chi tiết cần cắt (gọi là khoan lỗ dẫn) nhưng cần cố gắng bố trí
vị trí đặt đầu mỏ cắt hợp lý nhất để tiết kiệm thời gian cắt và giá thành nguyên vật
liệu
b) Cắt phôi
Phân tích, lựa chọn phương pháp cắt phôi
- Phôi có kích thước lớn, yêu cầu độ chính xác khá.
- Vật liệu chế tạo là thép CT38 hàm lượng các nguyên tố hợp kim cứng không
cao, hình dáng các miếng phôi không phức tạp, chiều dày phôi nhỏ (10-16
mm),kích thước không quá lớn và số lượng chi tiết sản xuất nhỏ (1 chiếc) nên để
đảm bảo cả mặt kỹ thuật cũng như kinh tế tác giả chọn máy cắt sử dụng khí Gas.
- Trên một tấm phôi cần cắt phải lấy dấu và đánh dấu chi tiết cần cắt với số
lượng tối đa có thể cắt được sau đó sử dụng máy để cắt.
- Các thiết bị sử dụng phải có dung sai nhỏ hơn dung sai của chi tiết hàn cần cắt.
- Khi tiến hành cắt có thể có hai cách để đặt ví trí đầu mỏ cắt (có thể để đầu mỏ
cắt đi từ ngoài mép phôi để đi vào theo một hướng nhất định hoặc cũng có thể
khoan một lỗ tại một điểm phía trên phôi ở ngoài đường bao của chi tiết cần cắt
(gọi là khoan lỗ dẫn)) nhưng cần cố gắng bố trí vị trí đặt đầu mỏ hàn hợp lý nhất để
tiết kiệm thời gian cắt và giá thành nguyên vật liệu.
- Với hình chữ nhật đã lấy dấu khi cắt chú ý đưa mỏ cắt từ mép ngoài của miếng
phôi vào đến mép hình cần cắt rồi bắt đầu cắt theo biên dạng của hình đã dựng.
Xác định các thông số chế độ cắt phôi
- Thông số cắt phôi bằng khí Oxy – Gas:
+ Tốc độ cắt
+ Lưu lượng khí khi cắt
Lựa chọn máy (thiết bị) cắt phôi
Máy cắt (rùa cắt) kim loại Huawei CG1-30H

- Thân máy được đúc bằng hợp kim nhôm độ bền cao
- Các phần giá đỡ được làm bằng đồng hợp kim, bền bỉ trong quá trình sử dụng
- Hệ thống điều chỉnh tốc độ vô cấp, dễ dàng sử dụng
- Rất thích hợp cho các ngành đóng tàu, dầu khí, hóa chất, kết cấu thép …
Thông số kỹ thuật:
Nguồn cấp (V/Hz) AC200/50
Độ dày cắt (mm) 6-100
Tốc độ cắt (mm/min) 50-750
Đường kính cắt (mm) Ø200-Ø2000
Trọng lượng máy (kg) 16
Kích thước máy DxRxC (mm) 435x210x240
CHƯƠNG 5. TRÌNH TỰ CÁC NGUYÊN CÔNG

5.1 Trình tự các nguyên công


Nguyên công 1: hàn giáp mối biên trên, biên dưới của dầm ( N01)
- Chuẩn bị liên kết, vát mép theo bản vẽ
- Định vị 2 tấm biên, rồi tiến hành hàn đính các phôi của biên dầm với nhau
- Kiểm tra kích thước hình dạng.
- Sau đó, hàn hoàn thiện.

Nguyên công 2: hàn giáp mối vách dầm (N02)


- Các bước làm tương tự như hàn giáp mối biên trên, biên dưới.

Nguyên công 3: hàn các gân ngang với biên trên (N04)
- Đưa tấm biên nằm ngang trên sàn.
- Dựng tấm gân tăng cứng lên thẳng đứng, rồi dùng khối truyền từ tính để định vị
các tấm gân ở vị trí vuông góc.
- Tiến hành hàn đính, kiểm tra kích thước góc, hình dạng.
- Hàn hoàn thiện.

Nguyên công 4: gá lắp và hàn hai vách với biên trên (N03)
- Định vị biên trên vào đúng vị trí.
- Sử dụng xi-lanh thủy lực tạo lực ép lên tấm vách dầm giúp giữ cố định vách dầm,
lợi dụng gân để tạo mặt tì cho phía trong. Để tránh cong vênh khi có lực ép do
khoảng cách giữa các gân là khá lớn (3m), tác giả hàn thêm các thanh thép hộp
vuông 50x50x2mm với chiều dài 1500mm vào biên trên tại vị trí giữa các gân
ngang.
- Hàn đính biên dưới vào vách dầm, kiếm tra hình dạng, kích thước.
- Hàn hoàn thiện: hàn đồng thời hai phía.

Nguyên công 5: hàn các gân ngang với hai vách (N05)
- Giữ dầm ở vị trí như nguyên công 4, tiến hành hàn đồng thời gân với hai bên vách
từ hai đầu dầm.

Nguyên công 6: hàn biên dưới với hai vách (N03)


- Dầm hàn đặt như nguyên công 4.
- Tại biên trên, tác giả hàn đính thêm các thanh chữ L 100x100x10mm tại các góc
của biên trên, sau đó thả biên dưới vào đúng vị trí các thanh thép góc đã hàn. Từ
đó tạo độ chính xác khi đặt biên dưới vào đúng vị trí. Kiểm tra các kích thước
góc, hình dạng.
- Gá đặt và tiến hành hàn đính. Quá trình hàn đính thực hiện, trình tự, kích thước
như hàn đính mối hàn chữ T giữa biên và gân.
- Lật dầm sao cho biên dưới ở vị trí phía dưới, tiến hành hàn hoàn thiện.

Chú ý: các mối hàn không cần kẹp chặt vì kích thước của chi tiết lớn, trọng lượng
đóng vai trò kẹp chặt, đảm bảo hình dạng kích thước của liên kết trong quá trình
hàn.

5.2 Kỹ thuật hàn đính


Các mối hàn đính được thực hiện để lắp ráp các chi tiết cần hàn, nhằm mục đích
đảm bảo vị trí tương đối giữa các chi tiết hàn.
Để hàn đính có nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên trong khôn khổ đồ án chỉ
sử dụng hai loại quá trình hàn (hồ quang tay và dưới lớp thuốc) nên để cho đơn
giản và giảm giá thành sản phẩm khi chế tạo nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu kỹ
thuật của sản phẩm tác giả quyết định lựa chọn phương pháp hàn hồ quang tay cho
các mối hàn đính
- Trình tự hàn đính:
 Hàn đính mối hàn giáp mối
 hàn đính biên: hàn đính 2 đầu, sau đó ở giữa.
 hàn đính vách: hàn đính 2 đầu, sau đó ở giữa, các mối hàn đính còn lại được đặt
giữa chúng.
 Hàn đính mối hàn chữ T: trước hết được hàn từ giữa. Mối hàn đính tiếp theo đặt
ở khoảng giữa mối hàn đính thứ nhất và một đầu của liên kết. Mối hàn đính thứ
3 đối xứng với mối hàn thứ hai, v.v.
- Chiều dài và khoảng cách giữa các mối hàn đính:
Chiều dài các mồi hàn đính: đ = (3 ÷ 4)
Khoảng cách giữa các mối hàn đ = (40 ÷ 50)
CHƯƠNG 6. KIỂM TRA PHÊ CHUẨN QUY TRÌNH HÀN

6.1 Các bước kiểm tra phê chuẩn pWPS


- Bước 1: Kỹ sư hàn soạn thảo bản thông số quá trình hàn sơ bộ (pWPS) cho
từng mẫu hàn.
- Bước 2: Thợ hàn dùng pWPS để hàn trên các mẫu hàn. Thanh tra hàn ghi biên
bản mọi thông số (điều kiện) dùng trong hàn mẫu nói trên (có thể thanh tra độc lập
cũng theo dõi việc phê chuẩn quy trình hàn).
- Bước 3: Mẫu đã hàn được kiểm tra không phá hủy theo quy định của tiêu
chuẩn (ví dụ: kiểm tra ngoại dạng và MT, hoặc PT& RT, hoặc UT,…).
- Bước 4: Mẫu hàn sau khi đã được kiểm tra không phá hủy (NDT) thì sẽ được
cắt thành các mẫu kiểm tra phá hủy (DT).
- Bước 5: Kỹ sư hàn soạn biên bản phê chuẩn quy trình hàn (WPQR, PQR),
trong đó ghi
+ Các điều kiện hàn đã sử dụng.
+ Kết quả kiểm tra không phá hủy.
+ Kết quả kiểm tra phá hủy.
+ Những điều kiện hàn cho phép áp dụng trong sản xuất.
+ Nếu có sự tham gia của thanh tra hàn độc lập, người đó phải ký tên vào
WPQR.

6.2 Các tiêu chí phê chuẩn WPS


Dựa vào tiêu chuẩn AWS D1.1, tác giả đưa ra các tiêu chí chất lượng để đánh
giá phê chuẩn các quy trình hàn sơ bộ đã xây dựng như sau:
- Các tiêu chí kĩ thuật dùng để đánh giá mối hàn giáp mối:

TT Các tiêu chí chất lượng Đạt Không đạt


A. Bộ tiêu chí về cơ tính của liên kết hàn (theo AWS D1.1)
1 Giới hạn chảy Yield strength ≥ 250 (MPa) < 250 (MPa)
2 Giới hạn bền Tensile strength ≥ 380 (MPa) < 380 (MPa)
3 Độ dãn dài tương đối Elongation ≥ 26% < 26%
B. Bộ tiêu chí về khuyết tận hàn (theo AWS D1.1)
4 Nứt Crack Không có Có
5 Hõm cuối mối hàn End crater pipe Không có Có
6 Lồi quá mức Excess weld ≤ 2 mm >2 mm
metal
7 Cháy cạnh Undercut ≤ 1 mm >1 mm
8 Không ngấu Incomplete fusion Không có Có
9 Lõm đáy Root concavity ≤ 2 mm >2 mm
10 Chảy sệ chân mối hàn Excess ≤ 3 mm >3 mm
penetration
11 Các mẫu thử uốn Face / Root bend +) Không có Không đáp
vết nứt dài quá ứng được các
3mm theo mọi yêu cầu như
hướng bên
+) Với các vết
nứt >1mm và
<3mm, tổng
chiều dài các
vết nứt k quá
10mm
+) Nứt ở góc
tối đa 6mm (
nếu do ngậm xỉ
hoặc không
ngấu là 3mm

Theo AWS D1.1, mối hàn góc không có các kiểm tra định lượng về mặt cơ tính.
Cho nên chỉ cần thực hiện kiểm tra NDT là VT và UT, kiểm tra DT là Macroetch
(Tổ chức thô đại) để đánh giá phê chuẩn WPS.
- Các tiêu chí kĩ thuật dùng để đánh giá mối hàn góc:

TT Các tiêu chí chất lượng Đạt Không đạt


B. Bộ tiêu chí về khuyết tận hàn (theo AWS D1.1)
1 Nứt Crack Không có Có
2 Hõm cuối mối hàn End crater pipe Không có Có
3 Cạnh mối hàn yêu cầu Leg sizes ≥ 5 mm < 5mm
4 Cháy cạnh Undercut ≤ 1 mm >1 mm
5 Hình dạng mối hàn Weld profile Theo yêu Không theo
cầu yêu cầu
6 Kích thước mối hàn Weld size Theo yêu Không theo
cầu yêu cầu
7 Ngấu hoàn toàn chân Complete fusion Ngấu hết Không ngấu
mối hàn
CHƯƠNG 7. ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG HÀN VÀ NGHIỆM THU
SẢN PHẨM CHẾ TẠO

7.1 Bảo đảm chất lượng quá trình chế tạo sản phẩm

Thanh tra vấn đề an toàn sản xuất


Trước khi ra hiện trường làm việc cần phải trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân như:
quần áo bảo hộ, giày, mắt kính, mũ bảo hộ, khẩu trang…
Khi công nhân hay nhân viên ra ngoài công trường phải được học an toàn dự án
và được dán tem an toàn lên mũ.
Làm việc trên cao (trên 2m) phải đeo dây an toàn, đầu móc an toàn phải đeo từ
thắt lưng trở lên.
Làm việc trong hầm sâu, khép kín cần phải bố trí ít nhất hai ngƣời làm việc, một
người ở ngoài quan sát, cảnh bảo. Bố trí hệ thống thông gió trong hầm sâu, khu
vực khép kín.
Khi làm việc trên xe cẩu, xe nâng phải đeo dây an toàn; tuyệt đối tuân thủ sự điều
khiển của người vận hành xe cẩu và người điều khiển tín hiệu.
Khi hàn cắt có sử dụng khí năng lượng thì phải tuyệt đối tuân thủ quy trình sử
dụng khí năng lượng đó sao cho an toàn nhất. Ví dụ, mở van khí oxy trước rồi mở
van khí cháy sau, đóng van khí cháy trước rồi đóng van oxy sau…
Khi sử dụng các thiết bị điện cầm tay (máy hàn, máy mài, máy cắt…) phải kiểm
tra điều kiện an toàn như: dây cấp nguồn có cắm đúng vào nguồn điện cần dùng
hay không, dây cắm có bị hở hay không, tiếp mát có kẹp vào bị trí cần hàn hay
không…
Khi đi lại cần đảm bảo an toàn, không đi lại ở những nơi có cạnh sắc, nơi có
biển báo cấm, nơi có rào chắn, những nơi mà cần trục đi qua hay các mã hàng đang
được cẩu ở trên cao, những nơi làm việc trên hành lang an toàn của cẩu… Chỉ
được đi lại những nơi, phần đường dành cho người đã vạch sẵn, khi lên xuống cầu
thang phải vịn tay vào lan can.
Khi làm việc trong điều kiện dễ xảy ra cháy nổ như kho chứa khí cháy, oxy… cần
phải đăng ký trước với người có trách nhiệm trực chữa cháy.
Tại nơi làm việc có nguy cơ mất an toàn lao động phải báo ngay cho người có
trách nhiệm để khắc phục. Khu vực làm việc nếu có xảy ra tai nạn lao động thì
phải sơ cứu nạn nhân; thông báo cho bộ phận y tế, bộ phận an toàn để khắc phục
tai nạn.
Khi có đám cháy xuất hiện trong xưởng sản xuất cần thực hiện các bước sau:
Cần nhanh chóng thông báo cho tất cả mọi người được biết
Ngắt cầu dao điện
Tham gia chữa cháy, cứu tài sản, cháy lan diện rộng cần gọi chữa cháy

Thanh tra việc lựa chọn vật liệu, vật tư sử dụng


Nội dung thanh tra lựa chọn vật liệu và vật tư sử dụng bao gồm:
Mác vật liệu cơ bản có phù hợp với yêu cầu trong bản vẽ thiết kế hay không?
Truy xuất nguồn gốc của vật liệu cơ bản đem đi hàn phải phù hợp với chứng chỉ
vật liệu về số Heat-No. và Plate-No.
Kích thước phôi hàn phải đảm bảo đúng dung sai như trong các bản vẽ thiết kế
và được đánh mã số phù hợp.
Vật liệu hàn phải phù hợp với yêu cầu trong từng WPS cụ thể.
Vật liệu hàn đang sử dụng phải phù hợp với dự án đang thực hiện.

Thanh tra việc lựa chọn và lắp ráp các thiết bị hàn, các dụng cụ
sử dụng
Sử dụng thiết bị hàn phải phù hợp với dự án đang thực hiện.
Thiết bị hàn phải có chứng chỉ lưu trên máy hoặc đã được hiệu chỉnh nhưng còn
thời hạn sử dụng.
Sử dụng máy hàn, thiết bị hàn phụ trợ phải đúng với từng quy trình hàn cụ thể,
không được nhầm lẫn.
Kiểm tra thông số của máy hàn có đáp ứng được thông số quá trình hàn được
ghi trên WPS hay không.

Thanh tra việc chuẩn bị phôi, mép hàn và gá lắp hàn


Mép hàn được chuẩn bị phải phù hợp với kích thước vát mép quy định trên bản
vẽ thiết kế mối hàn.
Mép hàn có dung sai nằm trong miền dung sai cho phép như: độ phẳng phép
hàn, độ lệch mép hàn…
Thanh tra việc lựa chọn nhân lực hàn
Thợ hàn hoặc thợ vận hành máy hàn phải có chứng chỉ phù hợp cho loại mối
hàn cụ thể.
Thợ hàn hay thợ vận hành máy hàn phải có tên trong danh mục đăng ký thợ hàn
của dự án.
Đối với từng nhóm mối hàn luôn có một WPS cụ thể, thợ hàn hay thợ vận hành
máy hàn không được sử dụng nhầm lẫn WPS. Trong trường hợp thợ hàn hay thợ
vận hành máy hàn không xác định được WPS sử dụng cho nhóm mối hàn nào thì
thanh tra hàn cần tiến hành ghi tên của WPS lên vị trí sát mối hàn.

Giám sát việc cài đặt các thông số hàn


Thợ hàn khi đặt đúng các thông số hàn trên máy hàn phù hợp với từng WPS cụ
thể cần có sự kiểm tra của thanh tra hàn để xác nhận việc được phép hàn hay
không?
Cài đặt các thông số hàn phải thực hiện đúng trình tự và phải phù hợp với hướng
dẫn sử dụng của từng loại thiết bị.

Giám sát kỹ thuật thực hiện đường hàn


Trước khi thực hiện hàn cần phải tiến hành nung nóng sơ bộ trước khi hàn tuân
thủ theo đúng nhiệt độ.
Trong quá trình hàn cần duy trì nhiệt độ giữa các đường hàn không được thấp
hơn nhiệt độ nung nóng sơ bộ và phải nhỏ hơn nhiệt độ giữa các đường hàn tối đa
cho phép.
Các thông số trong WPS cần phải tuân thủ đầy đủ, không được bỏ sót.

Thanh tra, giám sát việc bảo quản vật tư, thiết bị hàn
Vật tư ngay trước khi sử dụng mới được đưa ra khỏi kho chứa vật liệu hàn
Và phải phù hợp với dự án đang tiến hành.
Trong quá trình hàn, vật tư sử dụng cần được sử dụng phù hợp cho từng nhóm
mối hàn cụ thể, không được nhầm lẫn.
Sau hàn, nếu vật tư sử dụng còn thừa thì cần phải chuyển về kho và được sấy lại
(nếu cần) theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Thiết bị hàn trước khi đem đi hàn cần phải có chứng chỉ còn thời hạn sử dụng, và
phải được sử dụng đúng với quá trình hàn mà thiết bị có thể vận hành được.
Sau khi hàn xong, cần đưa thiết bị hàn vào tủ chứa theo đúng yêu cầu của bảng
hướng dẫn.

Thanh tra việc bảo vệ môi trường


Phải tiến hành dọn vệ sinh nơi làm việc sau khi hết ca, không vứt rác ra khu vực
sản xuất.
Hút thuốc lá đúng nơi quy định.
Đi vệ sinh phải đúng nơi quy định, không gây mất mỹ quan.
Nghiệm thu sản phẩm chế tạo

7.2 Phân tích lựa chọn các phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm
Theo các yêu cầu thực hiện các bài kiểm tra. Khi nghiệm thu sản phẩm, tác giả
tiến hành kiểm tra ngoại dạng và NDT. Kiểm tra đối chiếu với tiêu chí chấp nhận.
Nếu đạt, tác giả tiến hành chế tạo sản phẩm.
STT Mối hàn Phương pháp NDT
VT UT PT RT MT
1 Giáp mối 100% 30% 30% - -
2 Góc 100% 50% - - -

Kiểm tra trực quan VT


a) Nguyên lý và kĩ thuật thực hiện

Kiểm tra ngoại dạng VT luôn là phương pháp được thực hiện trước tiên rồi mới
thực hiện các phương pháp kiểm tra NDT và DT khác, bởi lẽ không mất nhiều thời
gian, chi phí thấp. Tuy nhiên phương pháp kiểm tra VT chỉ phát hiện được khuyết
tật trên bề mặt có kích thước lớn.
Kĩ thuật kiểm tra VT thường phát hiện ra các khuyết tật điển hình như cháy
cạnh, rỗ khí, bắn tóe kim loại, cháy thủng, nứt, không ngấu, không thấu…
Ngoài ra, khi kiểm tra VT có thể sử dụng các công cụ hỗ trợ để xác định độ
phẳng, độ thẳng, đo góc hay độ lệch mép…

Kĩ thuật và các loại khuyết tật có thể phát hiện được khi sử dụng thước đo vạn
năng (dạng mổ cò) như sau:
Kiểu đo Hình vẽ Kĩ thuật
Đo góc Angle Bevel Đo được góc từ
0÷600. Lấy một bề mặt
làm chuẩn cho thước,
sau đó tỳ sát phần
phẳng của lá xoay vào
mép hàn
Đo lệch mép Joint Mismatch Lấy một bề mặt làm
hàn chuẩn, sau đó đặt mũi
tỳ quay vào mép còn lại

Cháy chân Undercut Lấy một bề mặt làm


chuẩn, sau đó đặt mũi
tỳ chạm quay tới phần
đáy của cháy cạnh, có
thể đo từ 0 – 7
mm
Độ lồi Weld Đo được đến 25 mm,
Reinforcement lấy một bề mặt làm
chuẩn sau đó đặt mũi tỳ
quay lên phần nhô
của mối hàn
Cạnh mối hàn Fillet Weld Để hai mặt của thước
góc Actual Throat tiếp xúc với hai phần tử
Thickness liên kết, trượt mũi tỳ
thẳng xuống chạm vào
bề mặt mối hàn góc. Đo
được kích thước lên
đến 20 mm.
Chân mối hàn Fillet Weld Size Lấy một bề mặt làm
góc chuẩn, sau đó đặt mũi
tỳ quay lên phần chân
mối hàn liên kết với
phần tử còn lại.
Đo được kích thước
lên đến 25 mm.

b) Tiêu chí chấp nhận


Tiêu chí chấp nhận khi kiểm tra VT được cho ở bảng “Table 7.6” của tiêu chuẩn
ASME Section VIII Div.2
Qua bảng trên ta thấy Tiêu chí chấp nhận khi kiểm tra VT phải thỏa mãi 13 tiêu
chí trên. Bất kì 1 trong các mối hàn nào khi kiểm tra trực quan không thỏa mãn đều
không đạt.
Kiểm tra ngoai dạng VT cần được thực hiện trước khi hàn, trong khi hàn và sau
khi hàn để đảm bảo chất lượng tốt nhất.

Kỹ thuật kiểm tra bằng siêu âm (UT-Ultrasonic Testing)


a) Kĩ thuật thực hiện

Nguyên lý:
Sóng âm có tần số cao (0,5 – 20MHz) được truyền vào vật liệu cần kiểm tra.
Cường độ sóng âm đo được kh phản xạ tại các mặt phân cách hoặc được đo tại
bề mặt đối diện của vật kiểm tra. Chùm sóng âm phản xạ được phát hiện và phân
tích để xác định sự có mặt của khuyết tật, vị trí và độ lớn của nó.
Kĩ thuật kiểm tra phản hồi
Trong kiểm tra xung phản hồi, bộ chuyển đổi sinh ra năng lượng xung tương tự
hoặc bộ chuyển đổi thứ 2 phát hiện ra năng lượng được phản xạ.
Các phản xạ xảy ra do bất liên tục vì khuyết tật
Năng lượng âm được phản xạ được hiển thị ngược với thời gian, cung cấp cho
người kiểm tra kích cỡ và vị trí của các thuộc tính phản xạ âm.
Thiết bị kiểm tra siêu âm
Thiết bị kiểm tra siêu âm bằng tay bao gồm:
Máy dò siêu âm: Bộ phát xung; Bộ phát điều chỉnh hời gian cơ bản có điều
khiển trễ; ống tia cathode có chỉnh lưu toàn phần; bộ khuếch đại chuẩn có điều
khiển tăng dần
Đầu dò siêu âm: Tinh thể áp điện có thể biến dao động điện thành dao động cơ và
ngược lại; đế đầu dò thường được làm bằng khối perspex được dán vào tinh thể điện
áp bằng keo dính; bộ bật tắt dao động để chống rung.
b) Tiêu chí chấp nhận

Tiêu chí chấp nhận cho bài kiểm tra siêu âm


Các khuyết tật được hiểu là các vết nứt, thiếu phản ứng tổng hợp hoặc sự xâm
nhập không đầy đủ là không thể chấp nhậ được bất kể chiều dài
Tất cả các khiếm khuyết kiểu tuyến tính khác không thế chấp nhậ được nếu biên
độ vượt quá mực tham chiếu và độ dài của khuyết tật vượt quá những điều sau đây:
+ 6mm với t dưới 19 mm
+ t/3 cho t ≥ 19mm và t ≤ 57 mm
+ 19 mm với t ≥ 57 mm
Trong các tiêu chí trên, t là độ dày của mối hàn. Đối với 1 mối hàn giáp mối
tham gia 2 vật liệu có chiều dày khác nhau, lấy t là chiều dày của tấm mỏng hơn.
Nếu 1 mối hàn điền đầy của mối hàn góc, chiều dày xác định là t trong.

Kiểm tra thấm mao dẫn (PT-Penentrant Testing)


a) Kĩ thuật thực hiện

Nguyên lý
Phương pháp kiểm tra bằng thấm mao dẫn được sử dụng để phát hiện các khuyết
tật thông lên bề mặt mà mắt thường không thấy được.
Dùng chất lỏng với đặc tính thấm ướt bề mặt cao đưa vào bề mặt vật kiểm.
Chất thấm vào các vị trí bất liên tục trên mối hàn nhờ hiện tượng thấm mao dẫn
và các cơ chế khác.
Chất thấm thừa trên bề mặt sẽ được làm sạch và chất hiện được đưa vào hút chất
thấm trên bề mặt
Với kĩ thuật kiểm tra tốt, các chỉ thị của bất liên tục được nhìn thấy bằng mắt
thường.
Các bước thực hiện
b) Các tiêu chí chấp nhận

Một chỉ thị của một khuyết tật có thể lớn hơn so với thực tế của nó. Tuy nhiên,
kích thước của những chỉ thị là cơ sở để đánh giá tiêu chí chấp nhận. Chỉ những
chỉ thị với kích thước lớn hơn 1,5 mm mới được coi là khuyết tật.
Chỉ thị đường (linear indication) là chỉ thị có chiều dài lớn hơn 3 lần chiều rộng
mối hàn
Chỉ thị tròn (rounded indication) là chỉ thị với hình tròn hoặc hình elip với chiều
dài bằng hoặc lớn hơn 3 lần chiều rộng của nó.
Các chỉ thị bị nghi ngờ sẽ được thẩm định lại để xem nó có phải là khuyết tật
hay không.
Tiêu chí chấp nhận cho bài kiểm tra thẩm thấu. Tất cả những bề mặt kiểm tra sẽ
không được phép có:
Những khuyết tật dài.
Các khuyết tật tròn có đường kính lớn hơn 5 mm.
Bốn hoặc nhiều hơn khuyết tật tròn nằm trên đường thẳng cách nhau 1,5 mm
hoặc ngắn hơn (tính từ mép).
Các chỉ thị được xem là vết nứt thì sẽ không được chấp nhận
KẾT LUẬN
Sau thời gian tìm hiểu, tác giả đã rút ra được một số bài học và kinh nghiệm quý
báu:
 Có một cái nhìn tổng quát về sản phẩm của kết cấu hàn cũng như một
quy trình tính toán thiết kế để tạo ra được một sản phẩm là dầm hộp theo
đúng quy trình.
 Hiểu biết thêm về kiến thức chuyên ngành, cách tính toán thiết kế để chế
tạo ra sản phẩm, từ đó nhận ra một điều rằng những kiến thức đã học
trên lớp rất cần thiết khi đưa vào tính toán thiết kế, ví dụ như môn học
sức bền vật liệu, kết cấu hàn, ứng suất và biến dạng hàn…
 Biết cách tra cứu vật liệu phù hợp cho sản phẩm chế tạo, chọn phương
pháp hàn, vật liệu hàn sao cho tối ưu và hiệu quả nhất, giúp tăng năng
suất chế tạo sản phẩm.
 Biết cách sử dụng tài liệu sẵn có trên mạng, sách vở, để củng cố thêm
cho lập luận của mình.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi nhất định, tác giả cũng nhận thấy có một số
điều còn hạn chế khi tìm hiểu quy trình công nghệ chế tạo kết cấu hàn, chẳng hạn
như kiến thức thực tế của sinh viên, bởi từ trước tới nay việc học tập chỉ được thực
hiện trên giảng đường và trong một số phòng thí nghiệm. Vì thế kiến thức thực tế
như dầm cầu trục dạng hộp, tác giả ít có cơ hội được nhìn thấy tận mắt nên việc
hình dung ra sản phẩm để hiểu rõ thêm nên phần báo cáo vẫn còn hạn chế, khó
tránh khỏi thiếu sót. Vậy tác giả kính mong có được sự góp ý của các thầy, cô để
em có thể cải thiện kiến thức của mình.

You might also like