You are on page 1of 17

Chương 9 KĨ THUẬT KHAI THÁC MÁY VÀ THIẾT BỊ SỬA CHỮA MẶT

ĐƯỜNG BÊ TÔNG NHỰA

9.1 Công tác sửa chữa mặt đường bằng các máy và thiết bị chuyên dùng
9.1.1 Tầm quan trọng của công tác sửa chữa mặt đường bê tông nhựa
Hàng năm khối lượng vận chuyển hàng hóa không ngừng tăng lên, lượng xe chạy
càng nhiều, tỉ lệ xe nặng càng lớn, do đó đường sá và công trình trên đường càng chịu tác
dụng nhiều của tải trọng xe. Dưới tác động của tải trọng và ảnh hưởng của môi trường,
theo thời gian lớp mặt BTN của đường ô tô sẽ bị hư hại, cần chỉnh sửa hoặc làm lớp áo
mới thay cho lớp áo đường cũ. Chiều dày của lớp áo đường này càng mỏng thì chu kì sửa
chữa càng ngắn. Chiều dày của lớp áo đường thường từ 5cm đến 20cm, nhưng ở Việt
Nam đa số chiều dày này chỉ từ 5 đến 7 hoặc 10cm.
Có thể nói rằng, tất cả các con đường vừa mới làm xong đã bắt đầu suy giảm chất
lượng vì những tác hại cộng lại của cường độ vận chuyển và các yếu tố thiên nhiên. Chỉ
có sự quản lý cẩn thận, với sự chăm sóc liên tục mới cho phép hạn chế quá trình suy giảm
chất lượng trong những giới hạn có thể chấp nhận được.
Việc xem nhẹ vai trò của công tác bảo dưỡng sửa chữa đường ô tô sẽ sớm hay muộn
phải trả giá bằng những chi phí lớn hơn rất nhiều vì phải sửa chữa lớn hoặc xây dựng lại.
Một công trình nghiên cứu của Ngân hàng thế giới WB đã ước tính phải cần ít nhất
90 tỷ USD là ít nhất để đủ chi phí cho sửa chữa và giữ gìn được hệ thống đường ô tô của
85 nước đã vay nợ của WB để làm đường (Hệ thống đường ô tô này chỉ kể đến những
tuyến đường chính yếu: 1.000.000km mặt đường nhựa và 800.000km mặt đường chưa
được xử lý bằng nhựa – tính đến 1985).
9.1.2 Các loại hình sửa chữa mặt đường bê tông nhựa
Khái niệm “sửa chữa” ở đây khá rộng, tùy theo khả năng đầu tư hay yêu cầu của
nhà thiết kế để phù hợp với từng tuyến đường – cấp đường và yêu cầu khai thác mà có
các loại hình sửa chữa mặt đường BTN như sau:
Bảng 9.1
TT Loại hình sửa chữa Phạm vi áp dụng
Bóc toàn bộ bề mặt lớp áo đường (từ 3
1 đến 20cm) theo phương pháp bóc Sửa chữa – nâng cấp các đoạn tuyến qua
nguội sau đó rải lớp BTNN mới các phố lớn và mặt cầu có rải BTNN để
Bóc và tái sinh toàn bộ lớp áo đường tránh nâng cao độ mặt đường hoặc làm
2 ngay tại chỗ theo phương pháp bóc tăng tải trọng mặt cầu
nóng
3 Bóc và tái sinh tại chỗ ngay trên mặt Sửa chữa theo hình thức “tái sinh mặt
đường (có bổ xung nhựa đường) tạo đường” tại chỗ cho các đoạn tuyến chịu
thành lớp BTN tái sinh trên toàn bộ
mặt đường – theo phương pháp bóc tải trọng thấp hoặc tuyến ít xe qua lại
nguội phay trộn
Bóc lấy lớp mặt ở các vùng hoặc đoạn Sửa chữa theo hình thức “tái sinh vật
ngắn đưa vào máy cơ động trên tuyến liệu”, áp dụng cho việc sửa chữa cục bộ
4
để tái chế thành BTNN rồi rải lại trên với khối lượng không lớn
diện tích cần sửa
Bóc bỏ lớp mặt các vùng bị hư hại tùy Sửa chữa theo các hình thức từ “vá láng
5 theo chiều dày lớp mặt đường bị hỏng, ổ gà” đến sửa chữa lớn như làm mới lớp
rải lại bằng BTN nguội hoặc BTNN mặt đường

Hình 9.1 Máy lu rung đầm lèn lớp móng Hình 9.2Máy đào một gầu trong nhóm máy
đường khi sửa chữa QL1A sửa chữa móng đường

9.1.3 Các nhóm máy và thiết bị phục vụ công tác sửa chữa mặt đường bê tông nhựa
Ứng với mỗi loại hình sửa chữa mặt đường ở bảng 14.1 có một số qui trình công
nghệ và các thiết bị phù hợp – gồm có thiết bị chính và các thiết bị phụ trợ - hoàn thiện
được mô tả theo bảng 9.2.
Bảng 9.2
Loại
hình sửa Thiết bị chính Thiết bị phụ trợ Nguyên công chính
chữa
Máy bóc BTN theo phương Ô tổ ben chở phế thải ô Gồm 3 nguyên công:
1 pháp bóc nguội + (trạm tô ben +xe lu các loại bóc nguội + rải mới +
BTNN + máy ủi) lu lèn
Máy bóc BTN theo phương Ô tô chở nhựa nóng, Gồm 2 nguyên công:
2 pháp bóc nóng phụ gia + xe lu các loại bóc nóng rải luôn + lu
lèn
Máy tái sinh mặt đường Ô tô chở nhựa nóng + Gồm 2 nguyên công:
3 (trộn tại chỗ) xe lu các loại bóc nguội phay trộn +
lu lèn
Máy tái sinh BTN bằng Xe cải tiến, xe tải nhỏ Gồm 2 nguyên công:
4 cách đốt nóng + trộn tái sinh nóng + lu lèn
Xe lu các loại
Máy cắt, đào bằng tay/ máy Xe cấp BTNN hoặc Bán thủ công/cơ giới
5 đào một gầu, máy lu tĩnh BTN nguội + đầm loại
hoặc lu rung/ máy rải. nhỏ/ ô tô ben
Dưới đây chúng ta để cập đến bốn loại thiết bị chính ứng với bốn loại hình sửa chữa
số 1, 2, 3, 4 (ở bảng 14.2) theo các tên gọi tắt là:
- Máy bóc nguội BTN
- Máy bóc nóng BTN
- Máy tái sinh nóng BTN (máy tái sinh BTN dùng nhiệt)
Loại hình sửa chữa số 5 không đề cập tiếp vì thuộc loại “bán thủ công”
9.2 Kĩ thuật khai thác máy bóc nguội mặt đường bê tông nhựa
9.2.1 Giới thiệu chung về công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng máy bóc nguội
BTN
Công nghệ sửa chữa mặt đườn BTN theo phương pháp bóc nguội về nguyên tắc là:
“bóc nguội – rải mới – lu lèn” cho mọi trường hợp, chỉ khác nhau ở công đoạn xử lý số
BTN bóc ra ở mặt đường tùy theo khả năng xử lý (tái chế) của mỗi đơn vị thi công. Điều
này được mô tả như sau:

Pha Xe vận Trạm Xe vận Rải Lu lèn


y cắt chuyển tái sinh chuyển BTNN hoàn
1 BTN 2 thiện 3

Vật liệu bổ sung

Pha Xe vận Trạm Xe Rải Lu lèn


y cắt chuyển Sản xuất vận BTNN hoàn
1 BTNN chuyển 2 thiện 3

Vật liệu mới toàn bộ


Bãi
thải
Hình 9.1 Sơ đồ công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng máy bóc nguội
a) Khi có trạm tái sinh BTN; b)Không có trạm tái sinh BTN
1, 2, 3 Các nguyên công chính tại mặt đường cần sửa chữa
Hiện tại ở Việt Nam đang thực hiện theo sơ đồ công nghệ b) vì khối lượng công
việc còn ít và chưa có trạm tái sinh BTN
Ưu nhược điểm của công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng máy bóc nguội.
- Không tôn cao mặt đường nên không ảnh hưởng đến cảnh quan đô thi hoặc làm
tăng tải trọng mặt cầu có rải BTN;
- Sau khi rải thảm lớp mới thì chất lượng mặt đường tốt như làm mới;
- Tận dụng được vật liệu cũ để tái sinh thành BTNN;
- Có thể bóc phá được lớp BTN có chiều sâu lớn hơn so với phương pháp bóc
nóng;
- Mức gây ô nhiễm môi trường và cản trở giao thông ít hơn so với phương pháp
bóc nóng.
Tuy nhiên công nghệ này cũng có một số nhược điểm:
- Có tiếng ồn khi thi công;
- Chi phí cho việc thay thế các dao cắt khá lớn.
9.2.2 Máy bóc nguội mặt đường BTN
9.2.2.1 Phân loại
Có thể phân loại máy bóc nguội mặt đường BTN như sau:
- Theo công suất máy: cỡ nhỏ dưới 100kW
cỡ vừa từ 104kW đến dưới 300kW
cỡ lớn trên 300kW
- Theo bộ di chuyển: loại bánh lốp (loại nhỏ và vừa)
loại bánh xích (loại lớn)
- Theo bề rộng vệt phay cắt: loại nhỏ B < 1000mm
loại vừa 1000 ≤ B ≤ 2000mm
loại lớn B > 2000mm
9.2.2.2 Cấu tạo chung của máy bóc nguội di chuyển bánh lốp
Đến nay trên thế giới có một số hãng chế tạo máy bóc nguội mặt đường BTN, như
Wirtgen (Đức), Komatsu (Nhật) Dresser (Mỹ).. với các loại máy có công suất từ dưới
200kW đến 595 kW và bộ di chuyển là bánh lốp hoặc bánh xích. Dưới đây là cấu tạo
chung của máy bóc nguộ cỡ vừa di chuyển bánh lốp của hãng Wirtgen.
Hình 9. Máy cào bóc nguội Marini đang sửa chữa mặt đường QL 1A đoạn Khánh Hòa
9.2.2.3 Bộ công tác chính
Bộ phận quan trọng nhất của máy là trống phay cắt (rô to phay). Trống này dược
dẫn động bằng mô tơ thủy lực và trên thân trống có gắn một số lượng lớn các mũi cắt phá
(dao phay) được chế tạo từ thép hợp kim đặc biệt. Khi máy ở vị trí làm việc, trống phay
dẽ quay và từ từ hạ xuống tới độ sâu cần cắt phá. Các dao phay sẽ “bổ” phá lớp bê tông
thành những mảnh – cục bê tông nhỏ. Khi máy tiến về phía trước, phần BTN vừa bị cắ
phá theo quán tính được hất chuyển vào băng tải (đặt dọc máy) và rót vào thùng xe ô tô
ben (di chuyển cùng với tốc độ với máy bóc nguội).

Hình 9.2 Cấu tạo bộ trống phay của máy bóc nguội BTN
Thân dao phay 4 được cài vào ụ 5 và được giữ chặt bằng chốt nêm, tiện cho quá
trình thay thế dao phay. Tùy theo độ lớn của trống phay số dao phay cần có từ 40 đến 200
chiếc. Khi máy bóc nguội làm việc liên tục 24 đến 36 giờ (tùy điều kiện làm việc) thì
phải thay mới toàn bộ dao phay; nếu là dao phay cấp thấp thì thời gian này chỉ còn
khoảng 50%.
Thông số cơ bản của trống phay là:
- Đường kính trống phay (tính đỉnh dao phay): D (mm)
- Chiều dài trống phay: B (mm)
- Số lượng dao phay trên trống (chiếc)
- Số vòng quay trong 1 phút (v/phút)
Thiết bị chuyển tải vật liệu sau khi phay là bộ băng tải cao su lắp dọc theo trục máy.
Thông thường ở các máy nhỏ và vừa chỉ bố trí một băng tải, còn máy lớn bố trí hai băng
tải. Dẫn động cho băng tải là mô tơ thủy lực gắn liền hộp giảm tốc. Dải băng tải cao su có
cấu tạo liền và có gân chữ “V” trên bề mặt để tăng khả năng vận chuyển, Khung băng có
kết cấu hình hộp và dạng gãy khúc (cứng hoặc liên kết bản lề điều chỉnh góc gãy khúc
bằng xi lanh thủy lực). Băng tải được treo bởi hệ xi lanh – cáp thép và có thể nâng lên hạ
xuống, quay phải – trái trong phạm vi ≤ 200.
9.2.3 Tổ chức thi công máy bóc nguội mặt đường BTN
9.2.3.1 Phân luồng thi công và hướng thi công
Để tránh ùn tắc giao thông, cần chí số vệt phay trên mặt đường và độ dài mỗi vệt
thích hợp với chiều dài tuyến sửa chữa (phố chính hoặc mặt cầu) sao cho luôn có một làn
đường cho xe qua lại.
Hướng thi công chính là hướng di chuyển máy bóc nguội, xe vận chuyển vật liệu
bóc ra cần di chuyển dùng tốc độ và theo hương máy ở trạn thái lùi hoặc tiến xủa xe theo
hình 14.3 dưới đây:

Hình 9.3 Máy tiến theo chiều thuận (ô tô đi trước)

Hình 9.4 Máy tiến theo chiều nghịch (ô tô đi sau)


9.2.3.2 Vệt cắt của trống phay
a) Mặt cắt 1 vệt
b) Các vệt nối tiếp nhau

c) Mặt cắt ngang vệt cắt


Hình 9.
9.2.3.3 Tốc độ cắt v
Tốc độ cắt v (m/phút) phụ thuộc vào bề rộng vệt cắt B (mm) và chiều sâu cắt h
(mm) theo tỷ lệ nghịch. Khoảng tốc độ thường dùng là v = 0,5 ÷ 6 (m/ph) trong khi theo
thông số thiết kế của máy là v = 0 – 36 (m/ph).
9.2.4 Tính năng kĩ thuật một số máy bóc nguội
Hãng và Chiều ngang Chiều sâu
Công suất Trọng lượng
nước sản Kiểu loại làm việc làm việc
(kW) (T)
xuất (mm) (mm)
Writgen 300C 300 0 - 40 17,7 2
(Đức) W500 500 0 - 160 79 6,9
500C14 500 0 - 100 51 6,7
500DC 500 0 - 280 72 10,5
1000C 1000 0 - 100 104 13,9
1000DC 1000 0 - 280 210 19,7
1300DC 1320 0 - 300 243 24,4
1500DC 1500 0 - 300 243 24,6
1900DC 1905 0 - 300 297 25,3
2000DC 2010 0 - 300 297 25,3
2100DCL 2100 0 - 250 403 32,3
2100DC 2000 0 - 300 448 39,5
2600VC 2600, 3800, 0 - 150 595 42 ÷ 45
4200
4200C 2600 - 4200 0 - 150 590 50,8
Dresser SP - 780 2432 0 - 300 269 24,3
Komatsu GC 50 300 100 27,2 2,65
(Nhật) GC 380 - F 2000 150 279 26,88

Với một máy bóc nguội mặt đường BTN, ta còn phải biết các thông số kỹ thuật
khác có liên quan đến quá trình khai thác, vận chuyển và phục vụ kỹ thuật. Ví dụ máy SP
780:
- Động cơ: Diezel 6V 92 TA – 6 xi lanh, 269 kW
- Truyền động: thủy lực, tự động
- Tốc độ (km/h): 5 cấp tố độ 0 - 4,7; 0 – 8,4; 0 - 14; 0 - 24; 0 - 39
- Bộ công tác: đường kính bao D = 930mm
chiều dài bộ phay: L = 1981mm
vận tốc khi phay: v = 0 – 36 m/phút
số răng phay cacbit: 135 tăng
- Kích thước bao: D x R x C = 7506/14554 x 2432 x 3048/4505.
9.3 Công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng dàn thiết bị dùng nhiệt (máy bóc
nóng)
9.3.1 Giới thiệu chung
9.3.1.1 Đặc điểm của công nghệ sửa chữa mặt đường BTN bằng máy bóc nóng
Đây là công nghệ hiện đại, được áp dụng ở nhiều nước, nó có ưu điểm là:
- Tận dụng được nguyên liệu cũ từ lớp bê tông nhựa bóc ra;
- Không tôn cao thêm mặt đường và ít ảnh hưởng đến nền đường;
- Tái sinh ngay tại chỗ lượng BTN bóc ra, tạo thành BTNN sau khi bổ sung thêm
nhựa lỏng và phụ gia, do dó tận dụng được lượng nhiệt trong quá trình bóc nóng.
Tuy nhiên khi dùng dàn thiết bị này cũng có các hạn chế sau:
- Thiết bị cồng kềnh, phức tạp, cần nhiều thiết bị phụ trợ;
- Khi làm việc gây ô nhiễm môi trường (khói, khí nóng...);
- Tiêu hao nhiên liệu lớn, tổn thất nhiệt còn cao;
- Đòi hỏi tổ chức thi công đồng bộ và chặt chẽ.
Phạm vi sử dụng: chỉ dùng cho việc sửa chữa lớn (coi như tái chế) toàn bộ bề mặt
một đoạn đường với khối lượng công việc rất lớn (m2 mặt đường cần sửa chữa).
Hình 9. Dàn máy gia nhiệt mặt đường HM 4500
9.3.1.2 Giới thiệu máy bóc nóng mặt đường BTN
Máy bóc nóng là thiết bị chính trong dây chuyền tái sinh mặt đường BTN. Người ta
đốt dầu D.O hoặc khí gaz từ các bép đốt gắn trên bộ chụp – đốt nóng có đáy hình chữ
nhật hoặc các giàn gia nhiệt dùng khí gaz và dàn lưới đặc biệt, để truyền nhiệt xuống mặt
đường. Chính loại nhiên liệu đốt sẽ quyết định sơ đồ hệ thống đốt và cấu tạo cụ thể của
hệ thống này. Ngày nay, đa số các máy bóc nóng hiện đại đều dùng khí gaz vì nó có các
ưu điểm:
- Dễ bổ sung nguồn nhiên liệu;
- Không làm cháy bẩn bề mặt đường;
- Khói thải ra sạch hơn khi đốt dầu DO.
Quá trình làm việc của máy bóc nóng thể hiện qua sơ đồ...

Hình 9. sơ đồ làm việc của máy bóc nóng


Nguyên lý làm việc của máy bóc nóng và tái sinh bê tông nhựa như sau:
Máy sau khi đã chạy thử để kiểm tra sẽ tiến vào phần đường cần sửa. Các chụp đốt
sẽ được hạ úp xuống mặt đường. Đầu đốt sẽ được điều chỉnh sao cho lượng nhiên liệu đốt
là phù hợp. Nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy nhiên liệu được thổi xuống mặt đường hư
hỏng để gia nhiệt. Thời gian đốt phải đủ để làm thay đổi được tính chất cơ lý của bê tông
nhựa, có nghĩa là vận tốc di chuyển của máy phải đảm bảo so cho lớp bê tông nhựa (dưới
chụp) khi chụp qua khỏi phải có độ cứng và độ liên kết thành phần giảm đi như yêu cầu
đề ra.

Hình 9. Dàn gia nhiệt sấy nóng mặt đường bằng khí gaz
Bộ phay cắt (cào bóc) có nhiệm vụ phay bóc bê tông nhựa đã được gia nhiệt làm lớp
này tơi ra thành những phần tử nhỏ, và dồn (gom) các mảng bê tông nhựa này từ hai phía
đi vào thùng trộn tái sinh và ở đây chúng được trộn lại. Nhựa nóng và phụ gia từ thùng
chứa sẽ được bơm cấp vào thùng trộn, bổ sung thành phần cho hỗn hợp bê tông tái sinh
đúng tỷ lệ yêu cầu. Nếu cần bổ sung tỉ lệ cát, đá thì cấp theo máng dẫn cốt liệu bù. Sau
khi ra khỏi thùng trộn, hỗn hợp bê tông nhựa tái sinh sẽ được chuyển đến những máng
chứa để rải lại xuống phần mặt đường đã bóc. Các công đoạn lu lèn lớp mặt đường nhựa
tái sinh tương tự như khi rải mới BTNN.

Hình 9. Liên hợp cụm phay cắt và gom mặt đường đã gia nhiệt vào buồng trộn
Hình 9. Cấu tạo cụm phay cắt (cào bóc) lớp mặt BTNN và dồn chuyển vào giữa máy để
đưa vào buồng trộn
Bảng 9.3 Tính năng kỹ thuật cơ bản của một số máy bóc nóng mặt đường bê tông nhựa
Năng Chiều Chiều Số Dạng Lượng Công Tốc Khối
suất rộng sâu lượng nhiên gaz dự suất độ lượng
2
(m /h) vệt bóc chụp liệu trữ (l) động máy máy
bóc (m) đốt đốt cơ khi (kg)
(m) (kW) làm
việc
(m/f)
Gutler P.1000 668-
3,05 - 2 gaz 3442 - 7,3 16400
(Đức) 1254
MOD 1033 836- 3,05- 3,6-
- 2 Propan 6884 103 24500
1274 3,66 7,5
MCD
670 3,66 - 2 Pentan - - 3,7 29500
1033M
Vogele Super 1700
1200 2,5-4 - 4 Propan 5000 51,5 5,7 20250
(Đức) –ARF
Writgen Repaver - 3 - 4 gaz 5000 167 0-3 38000
(Đức) Remixer 0- 3700-
- 3-6 - gaz - - 4,1
300/600 0,04 4600
Remixer 0-
- 1 - gaz - 49 - 7700
1000 0,06
Remixer 1,5- 0-
1500 - gaz - 104 - 16100
2500 2,5 0,06
Remixer 0-
2500 3-4,5 - gaz - 182 - 48800
4500 0,06
Niigata NPF - 400 2,5- 0-
1200 - gaz - 90 1-5 19500
(Nhật) 4,5 0,05
NRM -400 2,5- 0-
1800 - gaz - 106 1-5 21000
4,5 0,05
9.3.2 Quá trình đốt nóng mặt đường bê tông nhựa
Việc bóc lớp bê tông nhựa hư hỏng là nhờ có sự đốt nóng làm thay dổi tính chất cơ
lý của nó. Nhiệt lượng sinh ra do đốt nhiên liệu sẽ được truyền vào khối bê tông nhựa
làm khối này nóng lên tới nhiệt độ yêu cầu. Do vậy quá trình đốt nóng này chính là một
quá trình truyền nhiệt. Theo lý thuyết truyền nhiệt thì mọi quá trình không thuận nghịch.
Chúng chỉ xảy ra khi có độ chênh về nhiệt độ.
Nhiệt năng được truyền từ chỗ này sang chỗ khác hoặc từ vật này sang vật khác
bằng nhiều phương thức khác nhau như:
- Dẫn nhiệt;
- Trao đổi nhiệt;
- Trao đổi nhiệt bức xạ.
Trong thực tế các phương thức truyền nhiệt cơ bản này thường xảy ra đồng thời và
ảnh hưởng qua lại lẫn nhau. Tuy nhiên, trong từng trường hợp cụ thể, vấn đề đặt ra là
phải xác định được phương thức truyền nhiệt nào là chủ yếu trong quá trình truyền nhiệt.
Đây là việc làm rất cần thiết vì dựa vào đó, sẽ xác định được việc áp dụng lý thuyết
truyền nhiệt nào cho phù hợp, tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu hơn, đồng thời chỉ ra được
các quy luật truyền nhiệt một cách tương đối chính xác. Việc xác định này dựa trên các
giả thuyết cũng như cơ sở lý luận được xây dựng khi nghiên cứu chuyên sâu về quá trình
truyền nhiệt này.
9.4 Máy tái sinh mặt đường bê tông nhựa
Giới thiệu chung: máy tái sinh mặt đường BTN là cỗ máy có chức năng tạo ra lớp
mặt đường mới (ngay trên mặt đường) từ chính cốt liệu của lớp mặt đường cũ bị hư hại
nhờ các công đoạn: phay bóc nguội, trộn các cục nhỏ BTN vừa phay ra với nhựa đường
nóng được cấp từ xe bồn giữ nhiệt đi kèm theo, đầm lèn sơ bộ, gạt phẳng. Các công đoạn
trên được mô tả qua sơ đồ dưới đây:

Hình 9. Sơ đồ nguyên lý thiết bị tái sinh mặt đường


1. Rô to phay (nguội); 2. Trục trộn hỗn hợp; 3. Khoang trộn; 4.Nắp cheo rô to phay;
5.Ống phun tưới nhựa nóng; 6. Khung bộ trộn; 7. Bàn đầm sơ bộ; 8.Bàn là sơ bộ
Công nghệ sửa chữa mặt đường BTN dùng máy tái sinh như trên chỉ phù hợp cho
các cung đường khổ hẹp, chịu tải trọng nhỏ.
Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ tạo bitum bọt và trộn thêm chất dính kết
(xi măng rời) khi phay trộn bằng máy WR2400, WR2500.
9.5 Kĩ thuật khai thác máy tái sinh các mảng bê tông nhựa dùng nhiệt
9.5.1 Giới thiệu chung
Các máy tái sinh tạ chỗ lượng BTN bóc ra bằng phương pháp cơ họ bán thủ công –
được áp dụng cho việc sửa chữa nhỏ mặt đường BTN. Các máy này có nhiệm vụ dùng
ngọn lửa để phân rã và sấy nóng các mảng BTN ngay trong thùng quay của nó, tạo thành
hỗn hợp BTNN. Các mảng BTN có khối lượng khoảng 5kg và nhỏ hơn được “ném” vào
trong thùng quay. Ngọn lửa được tạo ra từ 2 bép đốt có thể xoay theo phương bất kỳ nhờ
giá của bép đốt tựa trên một khớp cầu; độ lớn của ngọn lửa có thể điều chỉnh nhờ van tay
theo thời gian đốt. Nhờ dó mà BTN không bị cháy. Tùy theo lượng BTN trong thùng mà
thời gian hoàn thành một “mẻ trộn” từ 20 phút đến 30 phút và nhiệt độ sản phẩm sẽ đạt
1300 đến 1600C, sau đó quay nghiêng thùng xả BTNN ra ngoài theo máng dẫn. Máy có
thể đặt trên ô tô tải nhẹ hoặc khung bánh lốp, các máy này phù hợp cho công việc của các
công ty quản lý – sửa chữa đường ô tô. Việt Nam đã nhập 04 máy loại 1000kg/mẻ của
hãng ASTEN COOK (Hàn Quốc) vào đầu năm 2004.
9.5.2 Cấu tạo chung máy tái sinh bê tông nhựa của hãng ASTEN COOK
a) Cấu tạo tổng thể của máy Asten Cook

Hình 9. Cấu tạo tổng thể của máy Asten Cook


b) Sơ đồ cấu tạo một số cụm máy tái sinh BTN
Hình 9. Sơ đồ hệ thống thùng quay
1. Vỏ thùng quay; 2.Vành lăn đỡ thùng; 3. Bộ truyền xích; 4.Trục đỡ thùng; 5. Gỗi đỡ
trục; 6. Mô tở thủy lực; 7. Con lăn đỡ vành thùng quay

Hình 9. sơ đồ bộ công táv máy tái sinh BTN


1. Xi lanh nghiêng thùng; 2.Ống dẫn dầu thủy lực; 3.Thùng quay; 4. Khung máy; 5. Tai
treo; 6.Nắp trên; 7. Hộp giữ đầu đốt; 8.Đầu đốt; 9.Tay đòn nghiêng thùng; 10. Gối đỡ
khung ngang; 11. Van tay; 12.Trục ngang; 13.Khung ngang; 14.Máng xả BTNN
9.5.3 Hệ thống thủy lực máy tái sinh BTN của hãng ASTEN COOK
Hệ thống này có hai nhiệm vụ: quay và nghiêng thùng trộn. Các phần tử của hệ
thống được thể hiện trên hình....
Trong hệ thống này, cặp xi lanh thủy lực 12 được bố trí ở hai bên thùng quay, mô tơ
thủy lực quay thùng 13 được gá trên giá đỡ phía sau thùng quay.
Hình 9. Sơ đồ hệ thống thủy lực máy tái sinh BTN
1.Lọc dầu ở đường hút; 2.Động cơ xăng; 3.Bơm thủy lực kép; 4.Van một chiều; 5.Van
tiết lưu; 6.Đồng hồ áp lực dầu; 7.Van khóa; 8.Van phân phối điều khiển xi lanh; 9.Van
phân phối điều khiển quay thùng; 10.Van an toàn; 11.Van tiết lưu điều chỉnh được; 12.Xi
lanh nghiêng thùng; 13.Mô tơ thủy lực quay thùng; 14.Lọc dầu đường hồi; 15. Thùng dầu
thủy lực; 16.Van thông khí thùng dầu; 17.Thước đo mức dầu thủy lực

9.5.4 Qui trình công nghệ tái sinh bê tông nhựa nguội thành bê tông nhựa nóng bằng
thiết bị Asten – Cook và thi công rải thảm tại chỗ
1. Tập kết máy tái sinh bê
Chở hoặc kéo bằng xe tải nhẹ
tông nhựa đến công trường

2. Chuẩn bị vật liệu (các Đào bóc ra từ mặt đường bê


mảng bê tông nhựa) tông nhựa bị hỏng

3. Chuyển vật liệu vào


Quay ngửa thùng 540
thùng quay của máy

4. Đốt nóng để tái sinh bê Hai bép đốt dùng khí gas (trên
tông nhựa nguội thành
máy Asten Cook)
BTNN

5. Xả hỗn hợp BTNN đã


Quay nghiêng (sấp) thùng 350
tái sinh (1400-1600C)

6.Chuyển BTNN đến nơi


Xe cải tiến, bàn trang, xẻng
cần san gạt phẳng

7. Lu lèn chặt Lu nhỏ (4 tấn), lu mini


(1 tấn), đầm bàn

8.Hoàn thiện bề mặt và


Đầm tay, xẻng, chổi quét
mép vệt rải

Hình 9. Thi công vá sửa mặt đường trên Hình 9. Vá sửa mặt đường trên diện tích
diện tích lớn – đưa máy tới vị trí thi công nhỏ và phân tán – vận chuyển bê tông tái
(máy đặt trên xe tải nhỏ) sinh từ máy đặt cố đinh tới nơi thi công

You might also like