You are on page 1of 28

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG


BÁO CÁO MÔN HỌC

KỸ THUẬT AN TOÀN CƠ KHÍ


ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ QUY TRÌNH VẬN
HÀNH AN TOÀN CHO MÁY TIỆN TRONG
NHÀ MÁY GIA CÔNG CƠ KHÍ X

Giảng viên hướng dẫn: Ths Phạm Tài Thắng


Sinh viên hướng dẫn: Vương Hữu Hiệp – 91800149
Hà Đình Việt – 91800527
Sử Thị Thanh Nguyên – 92000196
Nguyễn Thị Như Quỳnh – 92000390
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022
LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên cho em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sự kính trọng
đến trường Đại học Tôn Đức Thắng và đặc biệt là giáo viên hướng dẫn thầy
Phạm Tài Thắng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo nhóm em trong suốt quá trình
thực hiện báo cáo này.

Do kiến thức còn hạn hẹp nên không tránh khỏi những thiếu sót trong cách
hiểu, lỗi trình bày. Nhóm em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của
thầy và Ban lãnh đạo trường Đại học Tôn Đức Thắng để báo cáo đạt được kết
quả tốt hơn.

Nhóm em xin chân thành cảm ơn.


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................2

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU........................................................................................6

1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................6

1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................7

1.3. Nội dung nghiên cứu......................................................................................7

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................7

1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................8

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ MÁY TIỆN..................................................9

2.1. Tổng quan và phân loại..................................................................................9

2.2. Cấu tạo máy tiện vạn năng...........................................................................14

2.3. Nguyên lý hoạt động....................................................................................17

2.4. Ứng dụng......................................................................................................18

CHƯƠNG III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN CHO


MÁY TIỆN.........................................................................................................19

3.1. Nhận diện các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn.............................................19

3.2. Xây dựng quy trình vận hành an toàn cho máy tiện.....................................23

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN..............................................................................26


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................27
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Máy tiện vạn năng................................................................................10


Hình 1.2 Máy tiện nhiều dao...............................................................................10
Hình 1.3 Máy tiện tư động................................................................................. 11

Hình 1.4 Máy tiện bán tự động............................................................................11


Hình 1.5 Máy tiện chuyên dùng..........................................................................11
Hình 1.6 Máy tiện đứng......................................................................................12
Hình 1. 7 Máy tiện cụt.........................................................................................12
Hình 1.8 Máy tiện ghép hình...............................................................................13

Hình 2.1 Cấu tạo máy tiện...................................................................................14

Hình 3.1 Những vùng nguy hiểm máy tiện.........................................................19


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ trên cả nước nửa đầu năm 2020 và nửa đầu
năm 2021...............................................................................................................6
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề


Trong những năm gần đây, tình hình TNLĐ và bệnh nghề nghiệp trên cả nước
có xu hướng gia tăng, trong đó có nhiều vụ TNLĐ nghiêm trọng làm chết người
và thiệt hại nhiều về tài sản. Theo số liệu về TNLĐ của BLĐTBXH, số vụ
TNLĐ chết người trong lĩnh vực Cơ khí chế tạo năm 2010 - 2014 chiếm từ
1,81% đến 7,76% số vụ TNLĐ chết người. Số người chết do TNLĐ trong lĩnh
vực cơ khí chế tạo chiếm từ 1,65% đến 6,82% tổng số người chết do TNLĐ.
Theo BLĐTBXH Thông báo tình hình TNLĐ trong nửa đầu năm 2021, qua các
số liệu thống kê về tình hình TNLĐ 6 tháng đầu năm 2021 so với nửa đầu năm
2020 cụ thể như sau: 

Bảng 1.1. So sánh tình hình TNLĐ trên cả nước nửa đầu năm 2020 và
nửa đầu năm 2021

STT Chỉ tiêu thống kê 6 tháng 6 tháng Tăng (+)/Giảm (-)


đầu năm đầu năm
2020 2021

1 Số vụ 2.960 3.198 +238(+8,04%)

2 Số nạn nhân 3.040 3.250 +210(+6,9%)

3 Số vụ có người chết 256 293 +37(+14,5%)

4 Số người chết 274 310 36(+13,14%)

5 Số người bị thương nặng 666 686 +20(+3%)

6 Số nạn nhân là lao động nữ 1.062 994 -68(-6,4%)


7 Số vụ có 2 người bị nạn trở 41 35 -06(-14,6%)
lên

Bảng 1.1 So sánh tình hình TNLĐ trên cả nước nửa đầu năm 2020 và nửa
đầu năm 2021
 
Trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh xảy ra nhiều TNLĐ chết người thì
lĩnh vực cơ khí và luyện kim chiếm 7,89% tổng số vụ và 7,38% tổng số người
chết. 
Nhận thấy được tình hình tai nạn lao động có xu hướng tăng, qua bài báo cáo
này muốn truyền đạt đến mọi người về quy trình vận hành an toàn đối với máy
tiện trong lĩnh vực gia công cơ khí để có cái nhìn khác hơn và có kiến thức về an
toàn trong vận hành, tránh những tai nạn có thể xảy ra.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu


Thiết kế quy trình vận hành an toàn cho máy tiện tại nhà máy gia công cơ khí.

1.3. Nội dung nghiên cứu


- Tổng quan về máy tiện.
- Thiết kế quy trình vận hành an toàn cho máy tiện.
- Đánh giá, nhận xét quy trình.

1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người lao động vận hành máy tiện tại nhà máy X
- Máy tiện hoạt động tại nhà máy X
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nhà máy gia công cơ khí X

1.5. Phương pháp nghiên cứu


- Phương pháp quan sát thực tế tại hiện trường.
- Phương pháp tham khảo tài liệu: các tài liệu về pháp luật hiện hành có
liên quan.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ MÁY TIỆN

2.1. Tổng quan và phân loại


Gia công cơ khí được hiểu là quá trình các chủ thể sử dụng các loại máy móc,
công nghệ để áp dụng các nguyên lý để nhaqmf mục đích từ đó có thể tạo ra các
sản phẩm có độ chính xác cao và gia công cơ khí cũng có thể áp dụng nhiều lĩnh
vực khác nhau trong đời sống con người. Nhắc đến gia công cơ khí ta có thể liên
tưởng để các thao tác sử dụng máy tiếp xúc, tác dộng lên các bề mặt như: chất
liệu inox, gia công cơ khí nhôm, sắt, thép hay nhiều thao tác khác. Gia công cơ
khí là một lĩnh vực được nhà nước chú trọng, đầu tư và phát triễn.

Tiện là thời đoạn gia công không thể thiếu trong xưởng gia công cơ khí, giúp
cung ứng ra những yếu tố máy phục vụ cho việc lắp ráp máy móc. Máy tiện là
máy cắt kim loại, được sử dụng rộng rãi để gia công những mặt tròn xoay như:
mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ ren, mặt đầu cắt đứt và
ko tròn xoay, hình nhiều cạnh, ellipse, … Máy tiện là máy cắt kim loại, sở hữu
di chuyển chính là di chuyển quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt. Di
chuyển chạy dao là di chuyển tịnh tiến của dao gồm: chạy dọc và chạy ngang.

 Phân loại máy tiện, căn cứ theo công dung của máy:
Theo khối lượng
- Loại nhẹ: có khối lượng <500Kg
- Loại trung: có khối lượng <4000Kg
- Loại nặng: có khối lượng <50 tấn
- Loại siêu nặng: có khối lượng <400 tấn
Theo công dụng máy
- Máy tiện vạn năng: loại máy ra đời sớm nhất - được sử dụng nhiều nhất
và rất phổ biến hiện nay. Máy được dùng để gia công mặt trụ ngoài, côn
ngoài, ren vít ngoài, mặt trụ trong, côn trong, ren vít trong, tiện chép
ngoài…

Hình 1.1 Máy tiện vạn năng

- Máy tiện nhiều dao (máy tiện rêvônve): cùng một lúc có nhiều dao tham
gia cắt với mục đích khác nhau (tiện, khoan, cắt ren ,…).

Hình 1.2 Máy tiện nhiều dao

- Máy tiện tự động và bán tự động là loại máy mà các thao tác và nguyên
công được thực hiện tự động hoàn toàn hay một phần.
Hình 1.3 Máy tiện tư động Hình 1.4 Máy tiện bán tự động

- Máy tiện chuyên dùng chỉ để thực hiện một số công việc nhất định, hay
gia công một loại hình hạn chế như tiện bánh xe lửa, tiện hớt lưng…

Hình 1.5 Máy tiện chuyên dùng

- Máy tiện đứng: Máy có thiết kế đa trục, trục đảo, dao quay, chân đế
nhỏ… ứng dụng trong gia công các chi tiết khó và phức tạp.
Hình 1.6 Máy tiện đứng

- Máy tiện cụt có mâm cặp lớn quay thẳng đứng hay nằm ngang để gia
công chi tiết có đường kính lớn đến 20m.

Hình 1. 7 Máy tiện cụt


- Máy tiện ghép hình khi chuyển động chỉ có 1 trục đơn, được thiết
kế dùng trong gia công những chi tiết có hình dạng đặc biệt.

Hình 1.8 Máy tiện ghép hình


2.2. Cấu tạo máy tiện vạn năng
Link: https://www.youtube.com/watch?v=sbbwJ5p6irc

Hình 2.1 Cấu tạo máy tiện

Bộ phận cố định:
- Bệ máy; hộp chạy dao; hộp tốc độ.
- Bệ máy (chân máy): Chân chịu toàn bộ tải trọng của máy và được cố định
chắc chắn xuống sàn bằng bu long móng.
- Hộp chạy dao (hộp số): hộp số thay nhanh được đặt bên dưới ụ trục chính
và chứa một số bánh răng có kích thước khác nhau.
- Hôp tốc độ (ụ trục chính): bộ phận tạo ra chuyển động quay của dụng cụ
cắt. Chúng quyết định tốc độ cắt và khả năng tải cắt gọt của máy. Đồng
thời ảnh hưởng đến độ chính xác của các sản phẩm chi tiết được gia
công. 

Bộ phận di động:
- Bàn xe dao; ụ động.
- Hộp xe dao: Hộp xe dao nằm giữa ụ trục chính và ụ trục động và phục vụ
mục đích đỡ, dẫn hướng và tiếng dạo cho dụng cụ trong quá trình vận
hành. Các bộ phận chính của dao:
 Xe dao là một đúc hình chữ H gắn trên đường trượt dẫn hướng. nó
chung cấp và đỡ cho trượt ngang, đài phao phức hợp và đài dao.
 Trượt ngang được gắn trên đầu xe dao và nó cung cấp chuyển động
nagng tự động cho dụng cụ cắt.
 Đài dao phức hợp: được lắp trên phần còn lại đài phức hớp và nó
kẹt chặt dụng cụ cắt hoặc giá đỡ dụng cụ ở độ cao thích hợp so với
đường tâm gia công.
 Tấm bao xe dao: được gắn chặt vào xe dao và nó chứa các bánh
răng, ly hợp và đòn bẩy cần thiết để di chuyển xe dao hoặc trượt.
Sự gắn đồng thời của cần tách đai ốc và cần tiến dao tự động sẽ
ngăn cản việc vận chuyển dọc theo thân máy tiện.
- Bàn dao: kẹp chặt dao và thực hiện chuyển động chạy dao dọc và chạy
dao ngang.
- Ụ động (ụ sau): Được đặt ở vị trí đối diện với trục chính. Ụ động di
chuyển dọc theo trục Z của máy tiện. Chúng thường dùng để đỡ một đầu
của vật gia công và lắp các dụng cụ như mũi khoan, khoét, taro. Có thể
lắp đầu chống tâm khi tiện trục dài hoặc lắp mũi khoan khi thực hiện
khoan tâm trên trục.
 
Bộ phận điều khiển:
- Các tay gạt, du xích; trục vít me (tiện ren); trục trơn (tiện trơn).
- Các tay gạt: có các chức năng khác nhau:
 Tay gạt khởi động máy
 Tay gạt điều khiển tốc độ quay
 Tay gạt điều chỉnh hướng tiến dao khi máy quay một chiều
 Tay gạt chỉnh tốc độ quay
- Trục vít me: Đây là trục vít ren dài, chỉ được sử dụng để thực hiện nguyên
công tiện ren. Nó cũng có thể được sử dụng để thực hiện các nguyên công
gia công tiện trên một số loại máy tiện giống như trục chạy dao.
- Trục trơn: Nó được sử dụng để di chuyển xe bàn dao từ trái sang phải và
ngược lại.

Phụ tùng đi kèm:


- Luynet (giá đỡ cố định): Khi dùng các phụ kiện gia công cơ khí trên máy
tiện, giá đỡ sẽ giúp cho độ cứng của phôi được tăng lên rất nhiều. Có hai
loại giá giá đỡ: giá đỡ tĩnh và giá đỡ động.
- Giá đỡ cố định dùng để đỡ phôi lớn hoặc phôi cần gia công hoặc gia công
mặt cuối (khoan, doa, doa, tiện). Giá đỡ cố định được cố định trên đai
máy bằng các bu lông.
- Giá đỡ di động: dùng đỡ các chi tiết có kích thước nhỏ và có chiều sâu cắt
nhỏ.
- Mâm cặp:
 Mâm cặp 3 chấu: Mâm cặp 3 chấu tự định tâm được kẹp vào đầu
bên phải của trục chính máy tiện bằng mối nối ren. Loại mâm cặp
này được dùng phổ biến để lắp phôi hình trụ và phôi quay. Khi
được lắp trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm, có thể gia công bên
ngoài, bên trong, phần cuối và phần chia. Sử dụng mâm cặp này lắp
đặt đơn giản và nhanh chóng, độ chính xác căn chỉnh không cao.
 Mâm cặp 4 chấu: Các phụ kiện gia công cơ khí trên máy tiện này
có 4 kẹp ra vào hướng tâm độc lập theo các rãnh trên thân mâm
cặp. Loại mâm cặp này thích hợp để lắp các vật không quay có hình
dạng không đều và gia công các bước lệch tâm.
- Các loại dao như: dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao vai, dao khỏa mặt
đầu, dao tiện lỗ, dao tiện định hình…
2.3. Nguyên lý hoạt động
Link: https://www.youtube.com/watch?v=NgbbB1tdmo4
Máy tiện hoạt động theo nguyên lý gia công chung của vật liệu:
- Sử dụng chuyển động chính là chuyển động xoay tròn của phôi (phôi
được kẹp trên mâm cặp): tạo ra tốc độ cắt.
- Nguyên lý hoạt động của chuyển động mâm cặp (tốc độ quay của trục
chính) thường theo sơ đồ sau:
Động cơ ==> Hộp giảm tốc ==> Mâm cặp
- Động cơ của máy tiện vạn năng thường được đặt ở đế dưới máy. Động cơ
có công suất và tốc độ tùy theo từng dòng máy sử dụng. Chuyển động
quay của động cơ được truyền vào hộp tốc độ nhờ truyền động đai (dây
curoa). Trong hộp tốc độ có từng cặp bánh răng ăn khớp với nhau cho ra
từng tốc độ trục chính khác nhau. Việc lựa chọn tốc độ quay trục chính
thường được điều khiển bằng một số tay gạt trên hộp tốc độ.
- Chuyển động chạy dao: bước tiến gia công ảnh hưởng đến năng suất
- Nguyên lý hoạt động của chuyển động dao theo sơ đồ sau:
Động cơ ==> Hộp giảm tốc==> Trục truyền ==> Bàn xe dao
- Chuyển động của dao hay bàn xe dao hoạt động cũng tương tự trục chính.
Động cơ ngoài việc cung cấp chuyển động cho trục chính còn cung cấp
những chuyển động cho bàn xe dao nhờ những bộ bánh răng chia tách
truyền động, cấp độ trong hộp số. Vì bàn xe dao ở xa hộp tốc độ và phải
vận động linh hoạt theo cả hai hướng dọc và ngang băng máy nên nó dùng
bộ truyền động trục truyền dọc và ngang. Việc điều khiển cấp độ của bàn
xe dao nhờ các bánh răng trong hộp cấp độ. một số bảng chọn lựa vận tốc
di chuyển, vận động được gắn trên thân của hộp cấp độ.
- Chuyển động của dao thường có các dạng như sau:
 Chạy dao dọc: Chuyển động tịnh tiến có phương song song với
đường tâm của máy (tiện trơn ngoài, trong….)
 Chạy dao ngang: Chuyển động tịnh tiến có phương vuông góc với
đường tâm của máy (tiện mặt đầu, cắt đứt, tiện rãnh trên trục….)
 Chạy dao nghiêng: Chuyển động có hướng dịch chuyển tạo thành
góc với đường tâm của máy (gia công các mặt côn)
 Chạy dao theo đường cong: gia công các bề mặt định hình (cần bộ
gá dao chuyên dụng).

2.4. Ứng dụng


- Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất. Máy tiện chiếm
khoảng 25% - 35% tổng số thiệt bị trong phân xưởng gia công cắt gọt.
- Nguyên công tiện thường được thực hiện trên các loại máy tiện như: máy
tiện ren vít vạn năng, máy tiện đứng, máy tiện cụt, máy tiện RW, máy tiện
tự động, máy tiện CNC ,… Ngoài ra tiện còn có thể được thực hiện trên
các loại máy khác như: máy khoan, máy phay, máy doa …
CHƯƠNG III. THIẾT KẾ QUY TRÌNH VẬN HÀNH AN TOÀN CHO
MÁY TIỆN

3.1. Nhận diện các nguy cơ rủi ro gây mất an toàn


3.1.1. Vùng nguy hiểm

Hình 3.1 Những vùng nguy hiểm máy tiện

Những vùng nguy hiểm chính của máy tiện là:


1. Khu vực phôi tiện chạy ra bên ngoài
2. Vị trí điều khiển máy tiện, hộp số
3. Mâm cặp và ống kẹp
4. Ổ chứa dao bên ngoài và cơ cấu thay dao.
5. Hộp chạy dao
6. Phần nhô ra không được bảo vệ
3.1.2. Yếu tố nguy hiểm

Yếu tố nguy
Mối nguy Diễn biến và hậu quả
hiểm

Nâng vật nặng dễ đẫn tới bong


Phôi tiện nặng
gân, gãy xương

Tiếp xúc, va chamh hoặc mắc


Các chi tiết chuyển động của vào chi tiết chuyển động làm
máy cho chấn thương, gãy xương,
vết thương sâu hoặc là đứt lìa

Cơ học Chạm vào phoi tiện rớt bén


Phoi tiện
làm cắt da

Vướng, mắc vào các dụng cụ


Các dụng cụ sắc, nhọn
lồi ra làm cho ngã

Trong quá trình quay trục


Phôi tiện lớn chính, thanh có thể cuốn và va
vào người lao động gần đó

Rò điện, điện chạm vỏ kim Vô tình chạm vào dây dẫn


loại chứa điện gây nên điện giật

Do đoản mạch điện, người lao


Điện
động chạm ở trong khu vực
Đoản mạch do cháy nổ
cháy nổ có thể gây nguy hiểm
tính mạng

Gia công chi tiết không phù


Vật văng
Các chi tiết gia công hợp khiến cho chi tiết văng ra
bắn
trúng người lao động
Rung động mạnh, thường
làm cho các bộ phận của
máy tiện (chẳng hạn như ụ,
Rung động mạnh
bệ đỡ dụng cụ, v.v.) lỏng lẻo
và làm gãy lưỡi dao khiến
vật văng vào người lao động

Chạm tay vào mâm cặp khiến


Khóa mâm cặp các ngón tay bị kẹt trong bánh
răng

Cuốn kẹp Tóc dài, không được búi gọn


Quần áo, tóc dài không gọn và đội mũ trùm bị cuốn vào
gàng các bộ phận chuyển động của
máy

Tiếp xúc với dung dịch làm


Rò rỉ hóa chất, dung dịch làm
Hóa chất nguội làm cho người lao động
nguội
dị ứng và khó thở

3.1.3. Yếu tố có hại

Yếu tố có
Mối nguy Diễn biến và hậu quả
hại
Tiếng ồn Tiếng ồn phát ra từ trục quay
với bánh răng truyền động
Trục quay và bánh răng
trực tiếp gây ra điếc nghề
nghiệp
Bánh răng, dây đai Mòn bánh răng, đứt gãy, độ
căng dây đai không chính xác
tạo ra tiếng ồn, để lâu tiếng ồn
càng lớn
Vòng bi trục chính bị hỏng tạo
Rung Vòng bi trục chính ra rung. Nếu để lâu sẽ dẫn đến
co cứng và tê liệ mạch máu

3.1.3 Tai nạn khi sử dụng máy tiện


Link:
https://www.reddit.com/r/watchthingsfly/comments/p2um2o/russian_lathe_acci
dent_shredded_meat_goes_flying/

 Mô tả diễn biến:

Tại nhà máy gia công kim loại ở Nga, người thợ máy 52 tuổi đã tử vong do bị
cuốn vào máy tiện đang hoạt động. Theo video ghi lại, người thợ này đang thực
hiện công việc gia công một thanh thép tròn dài 103 inches, dài hơn chiều dài
máy tiện 24 inches và được gá vào mâm cặp tự chế có khả năng xoay theo máy
tiện. Tai nạn xảy ra khi người này cố gắng với lấy cặp găng tay để trên máy, tuy
nhiên tay áo của ông đã mắc vào mâm cặp đang chuyển động với tốc độ cao,
cuốn ông vào và xoay ông ta tới chết.

 Một số yếu tố gây nên tai nạn máy tiện:

Trong quá trình làm việc vận hành máy tiện, người lao động không trang bị PPE
sẽ dẫn tới bị phoi bắn vào mắt, bỏng, hít phải bụi kim loại, điện giật, ….

Khi làm việc không chú ý, khi lơ là sẽ dẫn đến bị kẹt tay vào bánh răng.

Tóc, khăn quàng cổ bị quấn vào vật gia công hay mâm cặp. Nguyên nhân do tóc
không gọn, không đội mũ, khăn quàng không gọn, khi thao tác dễ bị cuốn vào
cơ cấu quay. 

Vạt áo, tay áo bị quấn vào vật gia công hay trục vít me

Vật gia công văng vào người.


Vật gia công uốn quật vào người. Do chiều dài vật nhỏ ra vấn cặp hay trục chính
quá dài, khi vật quay bị uốn công đập vào người

3.2. Xây dựng quy trình vận hành an toàn cho máy tiện
3.2.1. Cơ sở xây dựng quy trình
Máy tiện là một thiết bị công nghiệp được sử dụng rộng rãi, có nhiều nguy cơ
tiềm tàng gây nguy hiểm cho người vận hành chúng. Máy tiện thường hoạt động
với tốc độ lớn nên khá nguy hiểm trong quá trình sử dụng. Do đó, nhằm tránh hư
hỏng máy và đảm bảo an toàn cho người vận hành, chúng ta cần phải thiết lập
và các tuân thủ quy tắc an toàn.

3.2.2. Quy trình vận hành an toàn


Đối với người lao động:
- Phải đeo kính bảo hộ khi vào khu vực làm việc.
- Phải đi giày bảo hộ khi vào khu vực làm việc.
- Tóc phải được cột gọn và đội mũ trùm tóc.
- Áo bảo hộ phải ôm sát người.
- Không được đeo nhẫn và các loại trang sức khi vận hành máy.
- Không được đeo găng tay khi vận hành máy.

Trước khi vận hành:


- Đảm bảo hiểu rõ cách điều khiển máy, vị trí và chức năng các nút điều
khiển.
- Kiểm tra sổ bàn giao để có thể nắm được tình trạng của máy từ ca trước.
- Đảm bảo các biện pháp che chắn có đầy đủ và hoạt động bình thường.
Tuyệt đối không vận hành nếu thiết bị che chắn không có hoặc không hoạt
động.
- Kiểm tra xung quanh khu vực làm việc không tồn tại các mối nguy về
trơn trượt.
- Kiểm tra mâm cặp trước khi mở máy.
- Đảm bảo phôi đã được giữ trong mâm cặp đúng quy định và chắc chắn.
- Đảm bảo tay gạt, cần điều khiển đã về vị trí thiết lập chế độ cắt mong
muốn.
- Tháo chìa vặn mâm cặp trước khi tiến hành công việc.

Trong khi vận hành:


- Không được thay đổi tốc độ của trục chính hay bước tiến sau khi trục
đang quay. Cần phải tắt máy khi trục chính đứng hẳn không quay nữa thì
mới thực hiện điều chỉnh về chế độ mong muốn.
- Khi phoi quấn vào phôi ta phải tắt máy và dùng móc kéo phoi ra, cố gắng
chọn tốc độ cắt và dao có góc bẻ phoi để hạn chế được phoi dây.
- Tháo khóa mâm cặp.
- Khi gia công thô, không ép dụng cụ vào chi tiết gia công hoặc cắt quá lớn.

Sau khi vận hành:


- Tắt máy sau khi hoàn tất công việc.
- Đóng các thiết bị che chắn.
- Thường xuyên dọn phoi trên bề mặt làm việc của máy, hạn chế trữ quá
nhiều.
- Luôn giữ máy trong trạng thái an toàn, sạch sẽ và ngăn nắp.
- Nhập dữ liệu về hiện trạng máy vào sổ để bàn giao cho ca làm việc sau.

Nghiêm cấm:
- Sử dụng máy đang trục trặc có dấu hiệu bị hỏng. Lập tức báo cáo nếu thiết
bị trục trặc.
- Để máy chạy mà không có người giám sát.
- Điều chỉnh mâm cặp, phôi khi máy vẫn đang hoạt động.
- Gỡ phoi bằng tay không.
- Gá vật có kích thước không phù hợp với máy.
- Đặt dụng cụ bừa bãi trên máy.

3.2.3. Nhận xét quy trình


Có thể thấy được quy trình trên được thiết kế rất tốt, vừa đảm bảo an toàn cho
người vận hành máy, giảm thiểu rủi ro về tai nạn lao động, vừa kéo dài tuổi thọ
cho máy, hỗ trợ cho doanh nghiệp tiết kiệm về chi phí sửa chữa và thay mua
máy mới.
CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Tiện được xem là một phương pháp cắt gọt kim loại phổ biến trong lĩnh vực gia
công cơ khí, giúp chế tạo ra các chi tiết máy phục vụ cho việc lắp ráp máy móc.
Máy tiện cũng chiếm một phần không nhỏ tổng số thiết bị trong phân xưởng gia
công cắt gọt. Với cấu tạo và nguyên lý hoạt động phức tạp, việc tồn tại các yếu
tố nguy hiểm xung quanh máy tiện là không thể tránh khỏi. Do đó ta cần phải
bảo đảm an toàn cho người lao động làm việc với máy tiện thông qua quy trình
vận hành an toàn. 
Để thiết kế được quy trình vận hành này, nhóm chúng em đã thực hiện nghiên
cứu về các yếu tố nguy hiểm khi vận hành máy tiện, từ đó đưa ra các giải pháp
giảm thiểu rủi ro trước, trong và sau khi vận hành máy. Quy trình trên đã bảo
đảm an toàn cho phần lớn các hoạt động vận hành và có thể áp dụng được vào
thực tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://cokhithanhduy.com/quy-trinh-cong-nghe-gia-cong-tien-tru-tron-cach-lua-
chon-che-cat-khi-tien/

https://vieclamnhamay.vn/tin-tuc/may-tien-la-gi-goi-ten-8-loai-may-tien-pho-
bien-hien-nay#mytinvnnng

http://cokhithanhduy.com/may-tien-la-gi-cac-loai-may-tien-thong-dung-hien-
nay/

google.com/search?
q=tai+nạn+khi+gia+công+tiện&tbm=vid&ei=RnhuY5H6HoK5hwPZ6oXADA
&start=10&sa=N&ved=2ahUKEwiRtYeWxqb7AhWC3GEKHVl1AcgQ8tMDe
gQIDhAE&biw=1707&bih=828&dpr=1.13

file:///C:/Users/DELL/Downloads/AkinyemiSafetyJour.pdf

TCVN 5185:2015 (ISO 23125:2015) về Máy công cụ - An toàn - Máy tiện

You might also like