You are on page 1of 35

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT


KHOA CƠ KHÍ

BÀI TIỂU LUẬN


THỰC TẬP CHUYÊN MÔN CHẾ TẠO MÁY CDT

Giảng viên hướng dẫn : Nguyễn Đức Long

Sinh viên thực hiện : Lê Viết Thành Vinh

Mã sinh viên : 21115044120165

Lớp học phần : 222TTCMCTMCDT03

Đà Nẵng ngày 14, tháng 04 năm 2023


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại công nghiệp hoá, hiện đại hóa ngành công nghiệp nặng là một
trong những ngành mũi nhọn để phát triển đất nước, công nghệ chế tạo máy phải tiên
phong đi đầu để thúc đẩy các ngành công nghiệp khác phát triển. Muốn như vậy
chúng em phải học tập thật tốt. Trong những năm gần đây, cơ khí đã có những bước
nhảy vọt đáng kể. Ngành Cơ khí chế tạo máy là một trong những ngành đào tạo chủ
lực của nhiều trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong cả nước.
Chúng em là những người bước cùng với những anh chị đi trước để tiếp tục xây
dựng nền kỹ thuật nước nhà sánh ngang cùng với các nước khu vực và thế giới. Ngay
từ những ngày bước vào giảng đường chúng em đã ý thức được trách nhiệm bản thân
phải phấn đấu học thật tốt. Thời gian qua là cơ hội để mỗi chúng em thể hiên khả
năng của nguồn lực trong tương lai có khả năng đến đâu và từ đó có hướng đi cho
bản thân.

Trang 1
Chương 1. NỘI QUY XƯỞNG VÀ QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY
1.1. Nội quy xưởng thực tập:
Ra, vào xưởng phải được sự cho phép của trưởng, phó xưởng hoặc giáo viên
hướng dẫn thực tập.
Khi vào xưởng tác phong phải nghiêm túc, đúng quy định của nhà trường.
Không được tùy tiện sử dụng thiết bị, máy móc, dụng cụ đồ nghề khi chưa được
cho phép, hướng dẫn sử dụng.
Cấm viết, vẽ lam bẩn bàn ghế, dụng cụ, bản vẽ học tập, phải có ý thức bảo vệ
của công.
Khi có sự cố về máy móc, thiết bị, đồ nghề, dụng cụ học tập, ... Thì phải báo
cáo với giáo viên hướng dẫn hoặc trưởng phó xưởng để xác định nguyên nhân hư
hỏng để có biện pháp xử lí.
Khi thực tập xong phải vệ sinh máy móc, thiết bị, đồ nghề, nền xưởng sạch sẽ,
trả và sắp xếp dụng cụ, đồ nghề đúng nơi quy định.
Trước khi ra về phải kiểm tra điện nước bàn giao cho ca sau đầy đủ.
1.2. An toàn khi sử dụng máy:
1.2.1. An toàn chung.
Phải nắm vững về nguyên lí hoạt động của máy và cài đặt các bộ phận an toàn
đúng chỗ khi sửa máy.
Sau khi tháo một bộ phận nào đó để sửa chữa phải lắp lại ngay, nếu sửa chưa
xong phải cắt điện máy và dùng bản ghi “MÁY HỎNG” để người khác không sử
dụng.
Phải cho máy chạy để biết không trơn tru chỗ nào mà tra dầu mỡ.
Đối với máy công cụ thông thường không có bộ lý hợp khi thay đổi tốc độ phải
dừng máy.
Không được sử dụng máy khi chưa được hướng dẫn.
Không được dùng sức người để thử với bộ phận máy đang chạy.
Phải kiểm tra độ cứng vững của chi tiết gia công, của dụng cụ cắt trước khi cho
máy chạy.
Nên nhờ thêm người giúp đỡ khi đưa vật nặng lên máy.
Muốn nghỉ ngơi nên tắt máy, đi nơi khác để nghỉ, không tựa vào máy.
Không được đùa giỡn trong xưởng, không trò chuyện với người đang sử dụng
máy.
Nên giữ gìn nền xưởng sạch sẽ, không vứt phôi liệu, các dụng cụ bừa bãi vướng
lối đi và dễ gây tai nạn.
Nên làm việc khi có đủ ánh sáng và đủ các vật dụng bảo hộ lao động.

Trang 2
Khi có sự cố về máy móc, thiết bị phải báo ngay với giảng viên hướng dẫn để
có biện pháp xử lí kịp thời.
1.2.2. An toàn khi sử dụng máy tiện.
Trước khi cho máy chạy phải kiểm tra các tay gạt tốc độ, bước tiến đã ở đúng vị
trí theo yêu cầu chưa, vật tiện và dao đã gắn trên máy đảm bảo an toàn chưa.
Trước khi tháo hoặc bát mâm cặp vào máy phải cho 1 thanh sắt tròn lồng vào
trục máy và mâm cặp để tránh cho mâm cặp khỏi rơi và phải đặt 1 tấm gỗ ở mâm để
bảo vệ băng máy.
Tất cả các loại cle như cle mâm cặp, cle ổ dao, ... Phải để đúng nơi quy định.
Phải sử dụng tất cả các bộ phận an toàn để đảm bảo an toàn cao nhất.
Không bôi dầu mỡ hoặc siết dao khi máy đang chạy.
Không lấy chiều sâu cắt quá lớn trên vật tiện có đường kính nhỏ và dài, vì vậy
chi tiết sẽ bị cong và văng ra ngoài.
Nên dùng chống tâm và giá đỡ khi tiện chi tiết có chiều dài lớn.
Không thay đổi tốc độ khi máy đang chạy.
Phải đeo kính bảo hộ hoặc dùng kính chắn phoi bay ra ngoài văng vào mắt.
Không dùng tay để lấy phoi tiện mà phải lấy bàn chải sắt.
Chương 2. PHÂN LOẠI MÁY CÔNG CỤ
2.1. Phân loại:
Theo khối lượng người ta chia ra loại nhẹ dưới 1 tấn, loại trung bình dưới 10
tấn và loại nặng 10 tấn trở lên. Ngoài ra có những máy công cụ có khối lượng trên
1000 tấn.
Theo độ chính xác của máy: độ chính xác thường, độ chính xác cao, độ chính
xác rất cao.
2.1.1. Theo mức độ gia công của máy gồm:
Máy vạn năng có công dụng chung để gia công nhiều loại chi tiết có hình dạng,
kích thước khác nhau. Chúng thường được dùng trong sản xuất đơn chiếc và hàng
loạt nhỏ.
Máy chuyên môn hoá được dùng để gia công một loại hay một vài loại chi tiết
có hình dạng tương tự như trục bậc, vòng bi…Loại máy này dùng trong sản xuất
hàng loạt như máy gia công bánh răng, máy tiện ren…
Máy chuyên dùng thường được sử dụng trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng
khối.
2.2. Ký hiệu máy cắt:
- Số 1 là ký hiệu của nhóm máy tiện.
- Số 2 là ký hiệu của nhóm máy khoan, doa.

Trang 3
- Số 3 là ký hiệu của nhóm máy mài.
- Số 4 là ký hiệu của nhóm máy liên hợp.
- Số 5 là ký hiệu của nhóm máy gia công bánh răng.
- Số 6 là ký hiệu của nhóm máy phay.
- Số 7 là ký hiệu của nhóm máy bào.
- Số 8 là ký hiệu của nhóm máy cắt đứt kim loại.
- Số 9 là ký hiệu của nhóm máy khác.
2.3. Cảm nghĩ về buổi học thứ 1 ngày 9/1/2023
Sau buổi học đầu tiên thầy sắp xếp nhóm cho những sinh viên trong lớp và thầy
sắp xếp cho các nhóm giải thích và nhóm liền kế phản luận về nội dung được nêu ra
ở chương 1. Mặc dù thầy có la vì là sinh viên mà không biết phản luận sau đó kinh
nghiệm rút ra sau buổi học là sau khi được thầy răn dạy qua đó em cũng đã hiểu rõ
hơn như thế nào là phản biện.
Chương 3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI
3.1. Định nghĩa cắt gọt kim loại:
Gia công kim loại bằng cắt gọt là một phương pháp gia công kim loại phổ biến
trong ngành cơ khí. Quá trình cắt gọt kim loại là quá trình con người sử dụng dụng cụ
cắt để hớt bỏ bớt lớp kim loại thừa khỏi chi tiết nhằm đạt được những yêu cầu về
hình dáng, kích thước, vị trí tương quan giữa các bề mặt và chất lượng bề mặt của chi
tiết gia công.
3.2. Hệ thống công nghệ trong cắt gọt kim loại:
Hệ thống thiết bị dùng để hoàn thành nhiệm vụ cắt gọt được gọi là hệ thống
công nghệ, hệ thống công nghệ gồm: máy, dao, đồ gá, chi tiết gia công. Hệ thống
công nghệ được viết tắt là: M – D – G – C
Máy có nhiệm vụ cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình cắt.
Dao Có nhiệm vụ trực tiếp cắt bỏ lớp kim loại thừa ra khỏi chi tiết nhờ năng
lượng của máy cung cấp thông qua các chuyển động tương đối.
Đồ gác có nhiệm vụ xác định và giữ vị trí tương quan chính xác giữa dao và chi
tiết gia công trong suốt quá trình gia công chi tiết.
Chi tiết gia công là đối tượng của quá trình các mọi hậu quả của quá trình các
đường phản ánh lên chi tiết gia công.
3.3. Các chuyển động cắt gọt và chế độ cắt gọt khi gia công cơ:
Tùy thuộc vào các phương pháp gia công tùy thuộc vào yêu cầu các bề mặt của
chi tiết. Hệ thống công nghệ cần tạo ra những chuyển động tương đối nhằm hình
thành bề mặt gia công.

Trang 4
Những chuyển động tương đối nhằm hình thành bề mặt gia công, gọi là chuyển
động cắt gọt.
3.3.1. Những chuyển động cắt gọt được phân thành 2 loại chuyển động:
Chuyển động chính.
Chuyển động chạy dao và các chuyển động phụ.
3.4. Chuyển động chính và tốc độ cắt:
Chuyển động chính là chuyển động cơ bản của máy cắt là chuyển động tạo phôi
được thực hiện thông qua dụng cụ cắt (phay, khoan) hoặc chi tiết gia công (tiện). Nó
tiêu hao năng lượng rất lớn nhất.

Hình 3-1 Chuyển động chính

Chuyển động chính có thể là chuyển động quay tròn như tiện, khoan, phay, mài,
doa, cũng có thể là chuyển động tịnh tiến như bào xọc chuốt ...vv
Chuyển động chính có thể do các cơ cấu chấp hành khác nhau thực hiện. Ví dụ
do chi tiết thực hiện như trong tiện, do dao thực hiện như trong bào, xọc, phay,
khoan, mài…
Số vòng quay hoặc số hành trình kép, kí hiệu là n: là số vòng quay của trục
chính hoặc số hành trình kép của đầu bào (xọc) trong một đơn vị thời gian.
Nếu chuyển động chính là chuyển động quay tròn thid tốc độ cắt V được tính:
D.n
V =π ( m/ ph)
1000
Nếu chuyển động chính là chuyển động tịnh tiến, thì tốc độ cắt V được tính:
2L.n
V =π (m/ ph)
1000

Trang 5
3.5. Chuyển động chạy dao
3.5.1. Chuyển động chạy dao và lượng chạy dao

Hình 3-2 Lượng chạy dao vòng


Lượng chạy dao vòng: Là lượng dịch chuyển tương đối giữa dao và chi tiết gia
công theo phương chạy dao ứng với mỗi vòng quay (hoặc một hành trình kép) của
dao hoặc chi tiết gia công. Lượng chạy dao vòng, kí hiệu là F, đơn vị đo mm/vòng
(đối với tiện, khoan, phay…), hoặc mm/htk (đối với bào, xọc).
3.5.2. Chuyển động theo phương chiều sâu cắt và chiều sâu cắt t
Chiều sâu cắt t: là khoảng cách giữa bề mặt đã gia công và bề mặt sẽ gia công
sau mỗi lần chạy dao.

Hình 3-3 Chiều sâu cắt


D−d
Khi tiện ngoài chiều sâu t được tính theo công thức: t= (mm)
2
D
Khi khoan chiều sâu cắt t được tính theo công thức: t= (mm)
2
Chương 4. DAO TIỆN
4.1. Các bộ phận, yếu tố và các góc độ cơ bản của dao tiện.
4.1.1. Cấu tạo và các yếu tố cơ bản:
Dao tiện gồm thân dao (cán dao) dùng để gá trên ổ dao và đầu dao (phần cắt
gọt) là phần dùng để cắt gọt.

Trang 6
Cán dao: Có thể là hình tròn nhưng thường có dạng hình chữ nhật hoặc hình
vuông. Vật liệu thông thường là thép 45, có khi người ta làm nguyên khối thép gió
tùy thuộc vào yêu cầu gia công của chi tiết và từng cỡ máy, chúng ta có các loại cán
dài, ngắn, lớn, nhỏ khác nhau.
Đầu dao: Là phần tham gia chính vào quá trình cắt gọt, đầu dao gồm các yếu tố
cơ bản
- Mặt thoát: Quá trình cắt gọt, phoi thoát ra mặt này.
- Mặt sát: Gồm có mặt sát chính và mặt sát phụ đối diện với mặt gia công.
- Lưỡi cắt gọt:
o Lưỡi cắt chính là giao tuyến giữa mặt cắt chính với mặt thoát của
dao.
o Lưỡi cắt phụ là giao tuyến giữa mặt sát phụ với mặt thoát của dao.
- Mũi dao:

o Là dao điểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Mũi dao thường
mài với bán kính r.

Hình 4-4 Các bộ phận và yếu tố cơ bản của dao

Muốn bảo đảm độ chính xác về kích thước, hình dáng, độ trơn láng của chi tiết
và năng suất lao động, cần phải lựa chọn hình dáng hình học, các góc độ và dạng mặt
thoát của dao cho phù hợp.

Trang 7
4.1.2. Các góc độ của dao: Để xác định các góc độ của dao, ta nghiên cứu
các mặt phẳng sau.
Mặt phẳng cơ bản: Là mặt phẳng song song với hướng tiến dọc và ngang của
dao. Thông thường mặt phẳng cơ bản chính là mặt tựa của dao lên ổ dao (mặt đế).
Mặt phẳng cắt gọt: Là mặt phẳng tiếp tuyến với mặt cắt gọt và đi qua lưỡi cắt
chính của dao. Nếu dao gá ngang tâm với vật gia công, mắt phẳng cắt gọt vuông góc
với mặt phẳng cơ bản
Mặt cắt chính: Là mặt phẳng vuông góc với mặt phẳng cắt gọt, đi qua lưỡi cắt
chính của dao.

Hình 4-5 Các mặt phẳng cơ bản của dao

4.2. Các vật liệu thường dùng làm dao


Để làm phần cắt của dao, người ta có thể dùng các loại vật liệu khác nhau tùy
thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu cần gia công, và điều kiện sản xuất cụ thể. Dưới
đây lần lượt giới thiệu các nhóm vật liệu làm phần cắt theo sự phát triển và sự hoàn
thiện về khả năng làm việc của chúng.
4.2.1. Thép cacbon dụng cụ:
Có hàm lượng cacbon cao, không được dưới 0,7%, thường từ (0,7-132), và
lượng P, S thấp (P< 0,035%, s<0,025%) %). Nó có ký hiệu từ Y7 (Y7A) đến Y13
(Y13A). Chữ số là giá trị trung bình ký hiệu thép chất lượng tốt.
Đặc điểm:
- Đạt độ cứng từ 60 - 65 IRC sau khi tôi ở nhiệt độ 800°C (làm nguội
trong nước hoặc dầu) và ram thấp ở nhiệt độ 180° đến 200°c. Độ thâm
tôi thấp, nên thường tôi trong nước nên dễ bị nứt.

- Dễ gia công, dễ tìm và giá cả hợp lý. Nhưng có nhược điểm là:
- Độ chịu mòn kém
- Độ chịu nhiệt thấp (<200c), khi cắt ở nhiệt độ > 200°c thì độ cứng giảm.
- Vận tốc cắt thấp, y= 4 đến 5 m/ph

Trang 8
Phạm vi ứng dụng:
- Thép dụng cụ Carbon thường dùng làm lưỡi bào gỗ, lưỡi cưa, lưỡi đục,
giũa, mũi khoan gỗ, mũi dao cạo, dụng cụ đo, khuôn kéo dây...
4.3. Thép hợp kim dụng cụ:
Để tăng cường tính cắt gọt của thép, người ta pha vào thép một số nguyên tố
hợp kim như Crôm, Wolfram, Vanadi, Silic, ... Trong đó:
- Crôm làm tăng độ thấm tôi, độ cứng.
- Wolfram làm tăng độ chịu mòn và tính chịu nhiệt.
- Vanadi làm tăng độ cứng.
- Silic làm tăng độ cứng và cứng nóng.
- Đặc điểm:
- Có hàm lượng Carbon cao > 0,8%
- Đạt độ cứng 65HRC hki tôi trong dầu ở nhiệt độ 850°C
- Nhiệt cắt khoảng 400°c
- Vận tốc cắt V = 10 đến 15 m/phút
Các loại thép hợp kim thông dụng như thép 9CrSi, thép CrMn, thép Cr... Thép
hợp kim dụng cụ thường dùng để chế tạo các loại dụng cụ cầm tay và gia công ở tốc
độ cắt thấp như lưỡi bào, lưỡi cưa, ta rô, bàn ren, dụng cụ đo, khuôn dập ...
4.4. Thép gió: (HSS - High Speed Steel - thép cắt ở tốc độ cao).
Thực chất thép gió là thép hợp kim, nhưng có hàm lượng hợp kim cao, đặc biệt
là các nguyên tố Crôm, Wolfram, Vanadi. Nhờ vậy cho phép cắt với tốc độ cao.
Những nguyên tố hợp kim này kết hợp với C tạo thành những cácbit kim loai, có độ
cứng cao, chịu mòn tốt, trong đó cácbit Vonfram (WC) đóng vai trò nòng cốt. Dao
thép gió sau khi nhiệt luyện có thể đạt được độ cứng 65HRC. Dao thép gió chịu mòn,
chịu nhiệt cao, có thể cắt ở nhiệt độ 600°c, với vận tốc cắt v = 30 đến 50m/ph. P - ký
hiệu thép gió; số 9,18 - chỉ hàm lượng vonfram trong thép.
Thép P9 có độ hạt mịn, khó nhiệt luyện, khó mài, chịu mài mòn và có tính bền
thấp hơn thép P18. Dùng làm dao tiện, dao bào ...
Thép P18 dễ nhiệt luyện, dễ mài sắc và chịu mòn nguội tốt hơn thép P9, nên nó
thường được dùng làm dao có hình dáng phức tạp như dao chuốt, dao phay định
hình... Ngoài ra còn có các loại thép gió có năng suất cao như P9K5, P9K10, P1802,
PIOK505....
Một vấn đề cần quan tâm nữa là chất lượng thép gió phụ thuộc rất nhiều vào
nhiệt luyện. Vì vậy khi nhiệt luyện thép gió cần chú ý một số điểm chủ yếu sau:
Không nung thép gió đột ngột đến nhiệt độ cao (nhiệt độ tôi bằng 1300°C) mà
phải tăng nhiệt độ dần dần từ 650°C vì thép gió có độ dẫn nhiệt kém. Thông thường
thép gió được nung qua ba lò với nhiệt độ lần lượt 650°C, 850°C và 1300°C.

Trang 9
Phải ram sau khi tôi (3 lần) mỗi lần trong một giờ (nhiệt độ ram khoảng 560°C).
Sau khi ram phải để nguội đến nhiệt độ thường.
4.5. Hợp kim cứng:
Từ năm 1915-1925 ở Mỹ và Đức đã tiến hành thử nghiệm chế tạo hợp kim
cứng. ở Liên Xô, hợp kim cứng ra đời vào khoảng năm 1930 1935.
Hợp kim cứng được luyện từ bột của hạt các- bit kim loại nghiền nhỏ trộn với
bột Côban được ép thành hình thù nhất định được thiệu kết ở nhiệt độ nóng chảy của
Coban (1900) thành các mảnh dao. Các mảnh này được hàn hoặc ghép với thân dao.
4.5.1. Đặc điểm của dao hợp kim cứng:
Có độ cứng cao: 80 - 92HRC.
Có thể cắt các loại thép cứng, thép đã tôi.
Độ chịu nhiệt cao (>1000°c), cho phép cắt ở tốc độ cao gấp 2 - 3 lần thép gió
(V= 50 100) m/ph.
Độ chịu mòn rất cao gấp 1,5 lần thép gió.
Chịu nén tốt hơn chịu uốn (hàm lượng coban càng cao thì sức bền uốn càng
cao)
Có thể phân biệt hợp kim cứng thành 3 nhóm chính sau:
Nhóm BK: Gồm các bít Wolfram và Coban). Nhóm BK có độ dẻo vừa, chịu va
đập tốt, chịu nhiệt kém. Nó dùng làm dao gia công gang, vật liệu phi kim loại.
Nhóm BK gồm các loại sau: BK2, BK6, BK8, BK10...
Nhóm TK gồm 2 các bít (các bít Wolfram + các bít titan và Côban). Nhóm TK
độ cứng, có chịu mòn, độ chịu nhiệt cao, nhưng độ dẻo và độ bền uốn thấp, nó dùng
dao gia công thép. Nhóm TK gồm các loại sau: T15k6, T5K10...
Nhóm TTK gồm 3 các bít (các bít Wolfram + các bít titan + các bít tan tan và
cacbon). Nhóm TTK gồm các loại sau: TT7K12, TT8K6, …
Nhóm TTK dùng để gia công thép có độ cứng cao, hoặc thép đã qua nhiệt
luyện.
4.6. Vật liệu gốm (sành sứ):
Có thành phần chủ yếu là Oxit nhôm "Al2O3"(đất sét trăng) được ép và thiêu
kết thành sứ (gốm). Nó được nghiên cứu từ 1930 và được đưa vào sử dụng sau năm
1950.
4.6.1. Đặc điểm:
Độ cứng cao: 89; 96 HRC
Độ chịu mòn và chịu nhiệt cao (1200°c)
Độ bền uốn kém, không chịu được va đập mạnh hoặc khi cắt có rung động.
Tính dẫn nhiệt kém nên khi cắt không dùng dung dịch trơn nguội.

Trang 10
Mài sắc bằng đá mài kim cương.

Dao gắn mảnh sứ có thể cắt với tốc độ rất cao (> 1000m/ph) và lượng chạy dao
thấp, dùng để gia công tinh.
4.7. Kim cương:
Là vật liệu được coi là có độ cứng tuyệt đối trong tất cả các khoáng chất đã
được biết đến nhưng nó rất hiếm và đắt.
Ngoài kim cương tự nhiên người ta còn chế tạo kim cương bằng cách tổng hợp
từ than chì (graphit) ở áp lực và nhiệt độ cao. Ưu điểm của kim cương là có độ cứng
và độ chịu mòn rất cao, hệ số ma sát khi cắt nhỏ, nên kim cương thường được dùng
làm đá mài để mài sắc các dụng cụ cắt nhiệt luyện.... bằng hợp kim cứng, sành sứ. Nó
thích hợp cho việc gia công tinh và gia công sau
4.8. Phân loại dao tiện.
Trên máy tiện người ta sử dụng nhiều loại dao tiện khác nhau:

Hình 4-6 Các loại dao phụ thuộc vào hướng tiến của nó
a) Dao trái; b) Dao phải

4.8.1. Căn cứ vào hướng tiếnTa có dao phải và dao phải

Trang 11
4.8.2. Theo hình dáng và vị trí của đầu dao so với thân dao

4.8.3. Theo kết cấu


Ta có dao liền, dao hàn, dao chắp. Dao liền làm bằng một thứ vật liệu. Dao hàn
chắp có phần thân là thép kết cấu, còn phần lưỡi làm bằng nguyên liệu đặc biệt. Dao
hàn chắp có loại hàn ghéo vào một miếng lưỡi và có loại kép miếng lưỡi bằng cơ cấu
kẹp chặt.
4.9. Cảm nghĩ buổi học thứ 2 ngày 30/1/2023
Buổi hôm nay có một số nội dung đã học ở học phần lí thuyết của kì trước
nhưng em đã quên hết và vẫn bị thầy la nhưng không vì thế mà thầy ân cần cầm lại
các loại dao để theo hướng của bàn tay trái và phải để phân biệt thế nào là dao hướng

Hình 4-8 Phân loại theo kết cấu

Hình 4-7 Hình dáng của đầu dao


a) Dao đầu thẳng; b) Dao đầu cong; c) Dao cắt:
Dao cắt phải, Dao đối xứng, Dao cắt trái

tiến trái và dao hướng tiến phải. Kinh nghiệm rút ra sau buổi học là nên học chắc và
ôn lại những kiến thức cũ và sau đó thầy có hướng dẫn lại về cách trình bày một bài

tiểu luận trên phần mềm Word, thầy chỉ ra những lỗi sai thường gặp của sinh viên

Trang 12
trong cách trình bày cũng như phần nội dung. Không những thế thầy còn gửi một file
mà thầy đã chỉnh sẳn những vị trí trình bày cần thiết nhất cho một bài tiểu luận để
cuối kì nộp lại cho thầy.

Chương 5. DỤNG CỤ ĐO KIỂM (THƯỚC CẶP)


5.1. Thước cặp
Thước cặp dùng để đo các kích thước ngoài như chiều dài, chiều rộng, đường
kính trụ ngoài… các kích thước trong như đường kính lỗ, chiều rộng rãnh ... và chiều
sâu.
Tùy vào khả năng đạt được độ chính xác của thước, người ta chia ra làm 3 loại
thước cặp 0.1 mm; 0.05 mm; 0.02 mm.
5.2. Cấu tạo thước cặp
5.2.1. Mô tả: Gồm có một thước chính, một đầu có mỏ thẳng góc với thân
thước. Trên thân thước có khắc đơn vị (mm), nếu là hệ mét theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Cứ 10 khoảng nhỏ có giá trị bằng 10mm và người ta ghi số từ đầu mỏ thước
những số bắt đầu từ 0,1,2,3 …
Tuỳ theo thước dài ngắn mà người ta sử dụng được số đo lớn hay nhỏ
Một thước phụ gọi là d xích nó cũng có một mỏ thẳng góc giống trên thân
thước và có mọng lắp ghép để trượt trên thân thước (song song với thân thước chính
trên thân du xích có khắc vạch khác nhau tùy theo từng loại thước).
Khi mỏ du xích khít lại với mỏ thước thì cạnh 2 mỏ thước trùng nhau (lúc này
không có giá trị số đo nào cả). Khi mỏ du xích ra xa mỏ thước chính chúng ta mới có
giá trị số đo sẽ trình bày ở phần sau
Nhiều loại thước có hình thức khác nhau. Tuy nhiên nguyên lí mỗi loại đề
giống nhau và còn đo được ngoài, cả trong lỗ và sâu.

Trang 13
Hình 5-9 Thước cặp
5.3. Cách đọc kết quả đo của thước cặp
5.3.1. Cách đo trên thước cặp 0.05 mm.

Bước 1: Dự đoán trước vạch của phần du xích đang nằm ở khoảng nào?
Như trên hình vạch số 0 đang khoảng vị trí gần cuối (Như thế chúng ta có thể
đoán khoảng vạch trùng với vạch thước chính có thế nằm ở vị trí từ 7 đến 10 trên
vạch du xích.
Bước 2: Mỗi vạch du xích trên thước cặp loại 0.05 mm cách nhau một khoảng
0.05mm.
5.3.2. Công thức tính
Vạch trùng giữa vạch du xích và vạch thước chính nằm ở vị trí vạch thứ 15 kể
từ số 0.
Vạch số 0 nằm ở khoảng 27.xx (mm)
Kích thước phần thập phân = Vị trí vạch trùng * Độ chính xác của loại thước =
15*0.05 = 0.75 mm => 27 + 0.75 = 27.75 (mm)
5.3.3. Đối với kích thước số nguyên
Khi số 0 của vạch du xích trùng với bất kì một lằn nào của thước chính và số 10
của du xích cũng sẽ trùng với lằn ly bắt buộc trên thước. Thì ta đọc giá trị đo số
nguyên trên vạch thước chính như thông thường.

Trang 14
5.4. Bài tập làm nhóm

Hình 5-10 Bài tập nhóm (Thước cặp)

5.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 3 ngày 6/2/2023


Một buổi học đáng nhớ vì cả lớp, cả em chưa thể xem chính xác được vạch
trùng ở trên các loại thước cặp nên thầy cho ngồi tới tận 8 giờ tối với một chiếc bụng
đói meo. Cũng nhờ những khó khăn như trời tối càng về sau lại càng khó nhìn được
vạch trùng trên thước qua đó giúp em càng tập trung hơn và trải qua 3 loại thước có
độ chính xác khái nhau, mỗi loại thước 2 lần đọc số đo cho thầy kiểm tra và cuối
cùng em cũng rút ra được kinh nghiệm sau mỗi lần đọc đúng số đo trên thước, tuỳ
mỗi loại thước nhưng chỉ cần để ý vạch số 0 (vạch du xích) nằm ở khoảng nào trong
vạch trên thân thước chính là em có thể dự đoán được vạch trùng nằm ở vị trí nào và
khoảng cách của mỗi vạch trên du xích tương ứng với độ chính xác của mỗi loại
thước.
Chương 6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TIỆN NGANG VẠN NĂNG
6.1. Tên gọi cách bộ phận, chi tiết trên máy tiện ngang vạn năng 16b05II.

Hình 6-11 Máy tiện ngang vạn năng 16b05II

Trang 15
Chương 7. GÁ
2. Cần gạt tốc độ
1. Chân máy.
sơ cấp.
3. Báo dầu. DAO,
GÁ PHÔI
4. Núm thay đổi tốc
7.1. độ bàn dao.
5. Bảng thông tin. 6. Nắp che. Gá
dao
7. Núm gạt ăn khớp 9. Nút khởi động
bánh răng.
8. Núm thay đổi.
máy. Gá đặt
dao phải
chính 11. Nút khởi động 12. Cần gạt tốc độ xác với
10. Bộ hộp số.
máy. quay.
tâm máy và
vuông góc
13. Nút dừng máy. 14. Nút 15. Mâm cặp.
90 ° với tâm
trục chính
16. Tay quay bàn
của dao.
17. Ổ dao. 18. Tay xiết ổ dao. máy
tiện
21. Tay khóa nòng
19. Chuôi nhọn. 20. Nòng ụ động.
ụ động.
Nếu
lưỡi cắt 22. Tay khóa bàn ụ 23. Tay quay nòng thấp
24. Ụ động.
hơn động. ụ động. tâm:
Cắt đến tâm thì
27. Trúc vít me tiện
chi tiết 25. Băng máy tiện. 26. Thân máy.
trơn.
leo lên
đầu dao
làm mẻ 28. Trúc vít me tiện
29. Thanh răng.
30. Tay quay tiện lưỡi.
ren. côn.
Nếu
lưỡi cắt 33. Nút đóng, mở cao
hơn 31. Cần gạt 32. Cần gạt tự động. ăn khớp tiện tâm:
Gây ra ren, trơn. tiếng
kêu 35. Cần gạt đưa về lớn.
34. Tay quay chạy
dao.
vị trí tiện ren Đối
với dao hoặc tiện trơn. cắt cán

Trang 16
Hình 7-12 Cách gá dao và các lỗi thường gặp
thẳng phải gá cán dao thật vuông góc với đường trục của phôi, để mặt sau phụ của
dao không cọ sát vào thành rãnh.
7.2. Gá phôi
7.2.1. Gá phôi (có sử dụng chuôi nhọn)
Mâm cặp dùng để kẹp chặt và cố định các chi tiết khi gia công, khi kẹp chặt chi
tiết gia công có tâm trùng với tâm của trục chính.
Chuôi nhọn được dùng để hỗ trợ phôi gia công dài, đảm bảo độ đồng tâm được
tạo ra, điều này cho phép phôi gia công được chuyển giữa các hoạt động gia công
(hoặc kiểm tra) mà không mất đi độ chính xác ban đầu.
Chi tiết được gia công phải có một lỗ tâm được khoan ở hai đầu (thường 60 ° )
để tạo mặt tựa cho phép quay trên mũi chuôi nhọn.
Chiều dài l để kẹp được phôi chuẩn từ: 2, 3, 5, 7, 10, 15, 20, 25 (mm) được kí
hiệu trên (Hình 7.2a)
7.2.2. Gá phôi (không sử dụng chuôi nhọn)

Thích hợp với những chi tiết có độ dài ngắn, chiều dài l của phôi cho phép tiện

Hình 7-13 Cách gá phôi


khi không có chuôi nhọn.

Trang 17
7.3. Thực hành: Cắt phôi và khoan lỗ tâm
Trước khi sử dụng máy cắt phôi, thầy đã hướng dẫn rất kĩ cách sử dụng cho an
toàn và nói rõ cách hoạt động của máy, cách bôi trơn vào những chi tiết của máy cho
máy hoạt động trơn tru.
7.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 4 ngày 13/2/2023
Vì mới tiếp xúc lần đầu với máy cưa phôi nên em còn nhiều sai sót trong quá
trình cưa, thầy cũng rất nhiệt tình chỉ dạy cách dùng để tránh trường hợp xấu xảy ra

trong quá trình cưa như là trong lúc dùng eto để kẹp phôi vào cưa thì trong lúc đó
đồng thời dùng búa gõ một lực mạnh liên tục dể tránh trong lúc cưa, phôi bị bật ra

Hình 7-14 Máy cưa phôi


khỏi eto gây nguy hiểm và trong lúc máy cưa hoạt động không được đứng trước máy

cưa để đề phòng trường hợp gãy lưỡi. Tuy thầy có chút nóng tính trong quá trình dạy
nhưng cũng chỉ muốn đảm bảo an toàn cho em cũng như các bạn.

Hình 7-15 Máy tiện ngang vạn năng 16b05II (Thực tế)

Hình 8-16 Tiện trục trơn

Chương 8. THỰC HÀNH TIỆN TRỤC TRƠN


8.1. Tiện trục trơn

Trang 18
8.2. Phương pháp gia công: Độ song song
Gá đầu B vào mâm cặp sau đó tiện dầu A xuống 39 (mm) -dung sai ± 0.1 (mm)-

Hình 8-18 Chuẩn tinh (Tiện trục trơn)


để bề mặt đầu A được chuẩn (Chuẩn thô).
Đổi ngược lại đầu A vào mâm cặp, tiếp tục tiện đầu B xuống bằng như đầu A
39 (mm) -dung sai ± 0.1 (mm)- (Chuẩn tinh). Sau cùng đổi lại đầu chỗ vị trí A, dùng
Hình 8-17 Chuẩn thô (Tiện trục trơn)
dao để tiếp tục tiện chuẩn tinh sau.
8.3. Phương pháp đo
Dùng mỏ thước chính của thước cặp để đo đường kính sau khi tiện độ song
song.

Hình 8-19 Phương pháp đo (Tiện trục trơn)

Trang 19
8.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 5 ngày 20/2/2023 và thứ 6 ngày 27/2/2023
Kết thúc buổi học thứ 5, tuy là học phần thực hành nhưng trước khi đứng trước
máy để gia công thì thầy dành cho lớp 10-15 phút để tư duy, tưởng tượng để tiện trục
trơn trên máy thì phương pháp gia công thế nào để đạt được, nhưng em vẫn bị thầy la
vì không thể ghi ra giấy được đúng trọng tâm phương pháp gia công. Cảm giác lần
đầu đứng trước máy tiện em bị thầy la vì gá dao bị dưới tâm của chuôi nhọn, mặc dù
thầy la nhưng đồng thời thầy cũng hướng dẫn phải để ý thật kĩ gá dao cho chuẩn là
bước quan trọng hàng đầu trước khi tiện qua đó em cũng đã rút được kinh nghiệm gá
dao kết hợp với những miếng đệm cho chuẩn. Vì một số việc tồn đọng của buổi thứ 4
mà thứ 5 cần phải giải quyết cho xong, với việc máy móc còn hạn chế do có 2 lớp

học thực hành đồng thời cùng nhau và tới buổi thứ 6 mới hoàn thành được bài thực
hành tiện trơn.

Hình 9-20 Phương pháp gia công (Tiện bậc)

Chương 9. THỰC HÀNH TIỆN BẬC


9.1. Phương pháp gia công
Dùng dao tiện ngoài phải (Dao 1) để làm dấu vị trí cách đáy phôi 20 mm, sau
đó dùng dao tiện bậc vai phải để tiện phôi xuống 30mm -dung sai ± 0.1 (mm)- đến vị
trí đã làm dấu trước đó.
Xoay bàn gá dao để lưỡi dao chếch về hướng 45 độ để tiến hành vác mép.

Trang 20
Hình 9-21 Phương pháp gia công (Vác mép 45 độ)
9.2. Phương pháp đo
Cách đo khi có chui nhọn: Chúng ta chèn thêm một miếng đồng mỏng phía đáy
của phôi (hướng phía chuôi nhọn). Dùng mỏ cặp đo trong để đo chiều dài bậc khi

Hình 9-23 PPD- Tiện bậc (không chuôi nhọn)

tiện.
Cách đo khi không có chuôi nhọn: Chúng ta dùng thanh đo độ sâu của thước

Hình 9-22 PPD-Tiện bậc (khi có chuôi nhọn)


cặp để tiến hành đo.
9.3. Cảm nghĩ buổi học thứ 7 ngày 6/3/2023
Vẫn như bữa tiện trục trơn đến bài tiện bậc này thầy vẫn dành 10-15 phút đầu
giờ để cả lớp tư duy, tưởng tượng phương pháp tiện bậc, nhưng hôm nay em có một
chút tiến bộ là vẽ được đúng trọng tâm của phương pháp tiện bậc ngoài trước lúc thầy
sửa bài. Sau đó khi lên máy đứng tiện bậc, sau quá trình đó em có lỡ tháo phôi ra để
đo và gá lại lên máy thì bị thầy la. Kinh nghiệm được rút ra là đo và kiểm tra phôi
trực tiếp trên máy, không được tháo phôi ra và gá lại sẽ làm giảm độ đồng tâm và
giảm độ chính xác khi tiếp tục tiện.

Trang 21
Chương 10. THỰC HÀNH TIỆN RÃNH
10.1. Giới thiệu các loại tiện rãnh
10.1.1. Tiện rãnh ngoài: Dao tiện rãnh ngoài tại rãnh có thể cắt đứt phôi.
10.1.2. Tiện rãnh trong:

Hình 10-24 Tiện rãnh


(Ngoài)
Hình 10-25 Tiện rãnh
(Trong)
10.2. Phương pháp gia công tiện rãnh.
Đánh dấu 2 vị trí cần tiện rãnh của phôi bằng dao tiện ngoài phải (Dao 1)

Hình 10-26 Phương pháp gia công (Tiện rãnh)


10.2.1. Cách tiện rãnh đối với phôi có đường kính lớn
Cho dao tiện rãnh hướng vào ngang vuông góc 90° với trục chính tâm máy, sau
đó lùi dao về, quay tay quay bàn dao sang hướng mâm cặp mỗi khoảng bằng nửa mũi
dao tiện rãnh trước, tạo thành bậc thang thuận lợi cho việc đo kiểm và tiếp tục như
thế để tạo rãnh

Trang 22
Hình 10-27 Tiện rãnh (Ngoài) bậc thang
10.3. Phương pháp đo sau tiện rãnh
Dùng mỏ kẹp chính của thước cặp để đo đường kính chi tiết sau khi tiện rãnh.

Hình 10-28 Phương pháp đo (Tiện rãnh ngoài)

10.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 8 ngày 13/3/2023


Nhờ những cách thầy dạy vào những buổi học trước nên đối với phương pháp
gia công tiện rãnh em vẫn có thể tư duy được. Khi gá dao tiện rãnh lên bàn gá dao em
có lỡ dùng ống típ sắt để tăng lực siết cho buloong gá dao bị thầy la. Kinh nghiệm
cho bản thân vì làm như thế có thể làm trờn ren của thân buloong, phải siết bằng tay
để tránh trường hợp trên, ống típ sắt dùng trợ lực khi siết mâm cặp, khi tiện phải đeo
kính bảo hộ.
Chương 11. THỰC HÀNH TIỆN CÔN (NGOÀI)
11.1. Khái niệm
Hình côn là hình có hai đường sinh quay quanh một đường một góc α
Khi tiện côn cần đảm bảo chính xác về độ côn, độ đồng tâm, độ trụ, độ tròn, độ
nhắn bóng của đường sinh, kích thước và độ nhám bề mặt.

Hình 11-29 Hình côn

Trang 23
11.2. Công thức tính
D−d
11.2.1. α = với
2∗l

11.3. Phương pháp gia công


11.3.1. Đánh lệnh ụ động (Phương pháp sản xuất hàng loạt).
11.3.2. Xoay bàn xê dao (Phương pháp sản xuất hàng loạt):
Đầu tiên làm dấu vị trí cần tiện côn, xoay bàn xê dao một góc 5°, sau đó tiếp tục
quay tay tiện côn để đạt được hình côn

Hình 11-30 PPGC - Xoay bàn xê dao


11.4. Phương pháp đo
Đo đường kính d: Dùng mỏ kẹp chính của thước cặp kẹp vào mép của phôi

Hình 11-31 PPĐ - Tiện côn

Trang 24
Đo chiều dài l (Có chuôi nhọn): Chúng ta chèn thêm một miếng đồng mỏng
phía đáy của phôi (hướng phía chuôi nhọn). Dùng mỏ cặp đo trong để đo chiều dài
bậc khi tiện côn

Đo chiềuHình
dài l11-32
(Không có chuôidài
PPĐ-Chiều nhọn):
l (CóChúng ta dùng thanh
chuôi nhọn)-Tiện côn đo độ sâu của
thước cặp để tiến hành đo
11.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 9 ngày 20/3/2023

Hình 11-33 PPĐ-Chiều dài l (Không chuôi nhọn)-Tiện


côn
Sau hơn 9 buổi học thì em cũng đã dần quen hơn với máy tiện và không có cảm
giác sợ như ban đầu. Nhưng hôm nay tiện côn phải xoay tay quay tiện côn, dùng
đồng thời bốn ngón: ngón cái trái, ngón trỏ trái, ngón cái phải, ngón trỏ phải để kết
hợp xoay cho chuẩn và đều mà em quay không theo như thầy đã dạy và bị thầy khẻ
tay nhẹ, qua đó em cũng đã rút được kinh nghiệm kết hợp đồng thời các ngón tay và
quay sao cho chuẩn.

Trang 25
Chương 12. THỰC HÀNH TIỆN NHÁM VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY PHAY
12.1. Phương pháp gia công (Tiện nhám bề mặt)
Dùng dao tiện ngoài để làm dấu vị trí cần tiện nhám, sau đó gá dao vuông góc
90° với tâm trục chính, ép nhám 3 lần để tạo được độ nhám thích hợp. Trong quá
trình gia công con lăn không được rời khỏi chi tiết

Hình 12-34 Phương pháp gia công (Tiện nhám bề


mặt)
12.2. Đặc tính của việc lăn nhám
Trên các tay gạt của các loại dụng cụ đo, các đầu vít đo vi kế, một số loại đai
ốc, một số loại dụng cụ cầm tay, ... người ta thường tạo ra các vết sau gọi là vân dưới
dạng các đường kẽ (thẳng hoặc xiên) dạng đuôi én, dạng chéo nhau hoặc dạng chấm
điểm, ...
Các vân trên được tạo ra bỡi những con lăn chuyên dùng (quả nhám) gắn trên
các cán của dụng cụ lăn gọi là thiết bị lăn vân.

Hình 12-35 Các con lăn chuyên dùng (Quả nhám)

Trang 26
12.3. Các loại dao nhám

Hình 12-36 Các loại dao nhám


a) Dao nhám đơn; b) Dao nhám đôi (thoi); c) Dao nhám đôi (vuông
12.4. Phay
Hình 12-37 Phay mặt
phẳng

12.4.1. Phay mặt phẳng.


Phay mặt là hoạt động gia công phay trong đó trục quay của dụng cụ cắt vuông
góc với bề mặt phôi đang được gia công, được sử dụng để tạo ra các bề mặt phẳng.
12.4.2. Phay thuận
Phương pháp phay thuận là quá trình phay được hoạt động theo chiều quay của
dao và chiều tiến của bàn máy cùng chiều với nhau.
Ưu điểm: Đối với phương pháp này, chiều sâu cắt sẽ giảm dần, điều này góp
phần làm cải thiện được độ nhám và không xuất hiện trơn trượt của sản phẩm. Lực
cắt của phương pháp phay thuận luôn được đè lên chi tiết, vì vậy giúp quá trình gia
công đồ gá trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn.
Nhược điểm: Va đập mạnh khi cắt bởi chiều dày cắt được thực hiện từ tầng dày
đến tầng mỏng nên sẽ làm ảnh hưởng đến bề mặt như dễ mẻ dao, tuổi thọ máy giảm.
Khó gia công chi tiết bởi lớp vỏ cứng thép cán nóng…

Trang 27
12.4.3. Phay nghịch
Phương pháp phay nghịch là quá trình phay được hoạt động ngược chiều quay
của dao và chiều tiến của bàn máy ngược chiều nhau.
Ưu điểm: Quá trình gia công thô giúp người thợ đạt năng suất cao nhất trong
công việc. Khó xảy ra hiện tượng mẻ dao do cắt các chi tiết từ mỏng đến dày. Ít va
đập và máy chạy êm, hoạt động bền bỉ hơn so với phương pháp khác.

Nhược điểm: Thành phần lực cắt của phương pháp phay nghịch luôn có xu
hướng kéo chi tiết lên, vì vậy sẽ xuất hiện lựuc kẹp lớn. Phương pháp phay ngược
xảy ra hiện tượng trượt khi chạy lượng dao nhỏ
12.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 10 ngày 27/3/2023
Hôm nay là buổi thứ 10 và cũng là buổi học cuối cùng được thầy phụ trách dạy
học phần thực tập. Buổi cuối nên khi tiện nhám mọi thứ như gá đặt dao nhám đã
được thầy làm hết, thầy vẫn nhiệt tình như những ngày đầu bước chân vào xưởng
“Chế Tạo Máy”, sau khi các bạn làm và đến lượt em làm, em xoay ổ dao không
chuẩn (Dao không vuông góc 90 độ với tâm máy trục chính” nên bị thầy la và rút
kinh nghiệm nên em đã sửa lại lỗi sai của mình. Tiếp tục tới phần làm quen với máy
phay, chi tiết phay cũng đã được thầy gá đặt sẳn lên eto của máy phay, thầy cho phay
hai phương pháp: PP Quay tay và PP tự động, trong lúc thực hiện phương pháp quay
tay , em quay không đều nên bị thầy gõ vào tay, qua đó em cũng đã tập trung hơn nữa
để hoàn thành nội dung học cuối cùng
12.6. Sản phẩm cuối cùng của học phần TTCMCTMCDT
Hình 12-38 Sản phẩm cuối cùng

Trang 28
LỜI CẢM ƠN
Sau hơn 4 tháng học tại xưởng “Chế Tạo Máy” của Trường Đại Học Sư Phạm
Kỹ Thuật. Thực tập chuyên môn chế tạo máy CDT là học phần mà giảm bớt chương
trình dành riêng cho những sinh viên học ngành Cơ Điện Tử được thầy Nguyễn Đức
Long phụ trách giảng dạy. Học phần này đã củng cố những kiến thức đã học của học
phần lí thuyết vào học kì trước và mở ra con đường thực hành tiếp cận trực tiếp với
những thiết bị như máy tiện, máy phay, máy mài, các dụng cụ cơ khí khác để phục vụ
trong suốt quá trình học cũng như gia công trên mỗi máy. Quá trình làm bài tiểu luận
giúp em thu thập, tổng hợp lại những kiến thức đã học trong suốt 4 tháng qua, qua đó
rèn luyện được khả năng tính toán và giải quyết các vấn đề thực tế.
Thời gian khi theo học môn học này em đã gặp không ít những khó khăn và trở
ngại do vốn kiến thức ban đầu còn hạn chế. Tuy là học phần thực tập nhưng thầy vẫn
dành khoảng 30 đến 40 phút để sinh viên tư duy và tưởng tượng thông qua việc ghi ra
giấy những phương pháp gia công cũng như phương pháp đo như thế nào trước khi
đứng gia công trực tiếp trên máy. Chính sự tận tâm và nhiệt huyết của thầy đã giúp
cho những sinh viên theo học nói chung và bản thân em nói riêng có được khối lượng
kiến thức đủ để em có thể tiếp cận nhanh, gia công trên những loại máy mới sau này.
Sau cùng em xin cảm ơn thầy luôn bên cạnh quan sát và chỉ ra những lỗi sai
trong quá trình học.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy !

Trang 29
MỤC LỤC NỘI DUNG
Chương 1. NỘI QUY XƯỞNG VÀ QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG MÁY.....2
1.1. Nội quy xưởng thực tập:.......................................................................................2
1.2. An toàn khi sử dụng máy:....................................................................................2
Chương 2. PHÂN LOẠI MÁY CÔNG CỤ....................................................................3
2.1. Phân loại:..............................................................................................................3
2.2. Ký hiệu máy cắt:..................................................................................................3
2.3. Cảm nghĩ về buổi học thứ 1 ngày 9/1/2023.........................................................4
Chương 3. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ CẮT GỌT KIM LOẠI......................4
3.1. Định nghĩa cắt gọt kim loại:.................................................................................4
3.2. Hệ thống công nghệ trong cắt gọt kim loại:.........................................................4
3.3. Các chuyển động cắt gọt và chế độ cắt gọt khi gia công cơ:................................4
3.4. Chuyển động chính và tốc độ cắt:........................................................................5
3.5. Chuyển động chạy dao.........................................................................................5
Chương 4. DAO TIỆN....................................................................................................6
4.1. Các bộ phận, yếu tố và các góc độ cơ bản của dao tiện.......................................6
4.2. Các vật liệu thường dùng làm dao........................................................................8
4.3. Thép hợp kim dụng cụ:........................................................................................8
4.4. Thép gió: (HSS - High Speed Steel - thép cắt ở tốc độ cao)................................9
4.5. Hợp kim cứng:......................................................................................................9
4.6. Vật liệu gốm (sành sứ):......................................................................................10
4.7. Kim cương:.........................................................................................................10
4.8. Phân loại dao tiện...............................................................................................10
4.9. Cảm nghĩ buổi học thứ 2 ngày 30/1/2023..........................................................12
Chương 5. DỤNG CỤ ĐO KIỂM (THƯỚC CẶP)......................................................12
5.1. Thước cặp...........................................................................................................12
5.2. Cấu tạo thước cặp...............................................................................................12
5.3. Cách đọc kết quả đo của thước cặp....................................................................13
5.4. Bài tập làm nhóm...............................................................................................14

Trang 30
5.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 3 ngày 6/2/2023............................................................14
Chương 6. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TIỆN NGANG VẠN NĂNG................15
6.1. Tên gọi cách bộ phận, chi tiết trên máy tiện ngang vạn năng 16b05II..............15
Chương 7. GÁ DAO, GÁ PHÔI...................................................................................16
7.1. Gá dao................................................................................................................16
7.2. Gá phôi...............................................................................................................17
7.3. Thực hành: Cắt phôi và khoan lỗ tâm................................................................17
7.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 4 ngày 13/2/2023..........................................................18
Chương 8. THỰC HÀNH TIỆN TRỤC TRƠN............................................................18
8.1. Tiện trục trơn......................................................................................................18
8.2. Phương pháp gia công: Độ song song................................................................18
8.3. Phương pháp đo..................................................................................................19
8.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 5 ngày 20/2/2023 và thứ 6 ngày 27/2/2023..................19
Chương 9. THỰC HÀNH TIỆN BẬC..........................................................................20
9.1. Phương pháp gia công........................................................................................20
9.2. Phương pháp đo..................................................................................................20
9.3. Cảm nghĩ buổi học thứ 7 ngày 6/3/2023............................................................21
Chương 10. THỰC HÀNH TIỆN RÃNH.....................................................................21
10.1. Giới thiệu các loại tiện rãnh.............................................................................21
10.2. Phương pháp gia công tiện rãnh.......................................................................22
10.3. Phương pháp đo sau tiện rãnh..........................................................................23
10.4. Cảm nghĩ buổi học thứ 8 ngày 13/3/2023........................................................23
Chương 11. THỰC HÀNH TIỆN CÔN (NGOÀI).......................................................23
11.1. Khái niệm.........................................................................................................23
11.2. Công thức tính..................................................................................................24
11.3. Phương pháp gia công......................................................................................24
11.4. Phương pháp đo................................................................................................24
11.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 9 ngày 20/3/2023........................................................25
Chương 12. THỰC HÀNH TIỆN NHÁM VÀ LÀM QUEN VỚI MÁY PHAY.........26

Trang 31
12.1. Phương pháp gia công (Tiện nhám bề mặt).....................................................26
12.2. Đặc tính của việc lăn nhám..............................................................................26
12.3. Các loại dao nhám............................................................................................26
12.4. Phay..................................................................................................................27
12.5. Cảm nghĩ buổi học thứ 10 ngày 27/3/2023......................................................27
12.6. Sản phẩm cuối cùng của học phần TTCMCTMCDT......................................28
MỤC LỤC HÌNH
Hình 3-1 Chuyển động chính..........................................................................................5
Hình 3-2 Lượng chạy dao vòng.......................................................................................6
Hình 3-3 Chiều sâu cắt....................................................................................................6
Hình 4-1 Các bộ phận và yếu tố cơ bản của dao.............................................................7
Hình 4-2 Các mặt phẳng cơ bản của dao.........................................................................7
Hình 4-3 Các loại dao phụ thuộc vào hướng tiến của nó a) Dao trái; b) Dao phải.......11
Hình 4-4 Hình dáng của đầu dao a) Dao đầu thẳng; b) Dao đầu cong; c) Dao cắt: Dao
cắt phải, Dao đối xứng, Dao cắt trái..............................................................................11
Hình 4-5 Phân loại theo kết cấu....................................................................................11
Hình 5-1 Thước cặp.......................................................................................................13
Hình 5-2 Bài tập nhóm (Thước cặp).............................................................................14
Hình 6-1 Máy tiện ngang vạn năng 16b05II.................................................................15
Hình 7-1 Cách gá dao và các lỗi thường gặp................................................................16
Hình 7-2 Cách gá phôi..................................................................................................17
Hình 7-3 Máy cưa phôi.................................................................................................17
Hình 7-1 Máy tiện ngang vạn năng 16b05II (Thực tế).................................................18
Hình 8-2 Tiện trục trơn.................................................................................................18
Hình 8-3 Chuẩn thô (Tiện trục trơn).............................................................................18
Hình 8-4 Chuẩn tinh (Tiện trục trơn)............................................................................19
Hình 8-5 Phương pháp đo (Tiện trục trơn)....................................................................19
Hình 9-1 Phương pháp gia công (Tiện bậc)..................................................................20
Hình 9-2 Phương pháp gia công (Vác mép 45 độ)........................................................20

Trang 32
Hình 9-3 PPD-Tiện bậc (khi có chuôi nhọn).................................................................21
Hình 9-4 PPD- Tiện bậc (không chuôi nhọn)...............................................................21
Hình 10-1 Tiện rãnh (Ngoài).........................................................................................21
Hình 10-2 Tiện rãnh (Trong).........................................................................................22
Hình 10-3 Phương pháp gia công (Tiện rãnh)...............................................................22
Hình 10-4 Tiện rãnh (Ngoài) bậc thang........................................................................22
Hình 10-5 Phương pháp đo (Tiện rãnh ngoài)..............................................................23
Hình 11-1 Hình côn.......................................................................................................23
Hình 11-2 PPGC - Xoay bàn xê dao.............................................................................24
Hình 11-3 PPĐ - Tiện côn.............................................................................................24
Hình 11-4 PPĐ-Chiều dài l (Có chuôi nhọn)-Tiện côn.................................................25
Hình 11-5 PPĐ-Chiều dài l (Không chuôi nhọn)-Tiện côn..........................................25
Hình 12-1 Phương pháp gia công (Tiện nhám bề mặt).................................................26
Hình 12-2 Các con lăn chuyên dùng (Quả nhám).........................................................26
Hình 12-3 Các loại dao nhám a) Dao nhám đơn; b) Dao nhám đôi (thoi); c) Dao nhám
đôi (vuông.....................................................................................................................26
Hình 12-4 Phay mặt phẳng............................................................................................27
Hình 12-5 Sản phẩm cuối cùng.....................................................................................28

Trang 33
BẢNG KÍ HIỆU

STT Kí hiệu Tên


1 V Tốc độ cắt
2 Rz Độ nhám bề mặt
3 mm Milimet
4 M Máy
5 D Dao
6 G Đồ gá
7 C Chi tiết gia công
8 t Chiều sâu cắt
9 d Đường kính sau khi gia công
10 F Lượng chạy dao vòng
11 D Đường kính trước khi gia công
12 V Tốc độ cắt
13 n Tốc độ quay của trục chính
14 L Chiều dài hành trình
15 α Góc côn
16 2x45° Góc vát 45°
17 H Độ dày dao tiện

You might also like