You are on page 1of 10

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ


~~~~o0o~~~~~

Hà Nội, 2023
Lời mở đầu
Mục lục
I. Phân tích về phương pháp tiện kim loại
1. Định nghĩa
Tiện (Turning) là một kỹ thuật trong gia công cắt gọt, sử dụng dao cắt di
chuyển dọc theo phôi, loại bỏ vật liệu để tạo thành các đặc điểm khác
nhau như khía, côn, vát và đường viền. Phương pháp này có thể được
thực hiện thủ công bằng máy tiện, tuy nhiên cần có sự giám sát và thực
hiện liên tục của người vận hành. Ngày nay, phương pháp này đã được
con người tự động hóa trên các máy tiện, phổ biến nhất là điều khiển số
bằng máy tính hoặc CNC.
2. Đặc điểm của phương pháp tiện
 Tiện là phương pháp gia công cắt gọt thông dụng nhất. Máy tiện
chiếm khoảng 25% - 35% tổng số thiết bị trong các công xưởng gia
công cắt gọt.
 Phương pháp tiện thường được thực hiện trên các loại máy tiện như:
máy tiện ren vít vạn năng, máy tiện đứng, máy tiện cụt, máy tiện RW,
máy tiện tự động, máy tiện CNC, … Ngoài ra tiện còn có thể được
thực hiện trên các loại máy khác như: máy khoan, máy phay, …
 Dụng cụ cắt gọt khi tiện được gọi là dao tiện. Dao tiện có nhiều loại
dao như: dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao vai, dao khỏa mặt đầu, dao
tiện lỗ, dao tiện định hình… và các loại mảnh dao như mảnh dao tiện
ngoài và móc lỗ, mảnh dao tiện ren, mảnh dao tiện chích rãnh và cắt
đứt, ...
3. Nguyên liệu được sử dụng trong phương pháp tiện
Vật liệu sử dụng cho quá trình tiện chủ yếu là kim loại. Những kim loại
này bao gồm thép hợp kim, thép cacbon, gang, thép không gỉ, nhôm,
đồng, magiê và kẽm. Tuy nhiên, quy trình này cũng có thể gia công các
bộ phận bằng nhựa và gia công với các vật liệu khác như gốm sứ, nhựa
dẻo và nhựa rắn.
Với dao tiện, tùy vào mục đích sử dụng thì ta có thể gia công nó với chi
phí tối ưu nhất. Với nhóm I là các dao cắt gọt tốc độ thấp, chúng cần các
vật liệu có tính cứng và độ bền thấp, giá thành rẻ, có thể kể vài tên vật
liệu điển hình như thép carbon, thép hợp kim. Đặc điểm của loại thép này
là mất độ cứng nhanh chóng ở nhiệt đô khoảng 250 0C. Do đó, nó không
thể sử dụng ở nhiệt độ cao. Với nhóm II là các dao cắt gọt ở tốc độ cao,
vật liệu đại diện cho chúng là thép gió, vật liệu vô cùng quen thuộc trong
thị trường cơ khí nói chung và dụng cụ cắt gọt nói riêng. Thép gió có một
lượng lớn đáng kể nguyên tố hợp kim hợp thành như vonfram, crom, v.v.
để cải thiện độ cứng, độ dẻo dai và khả năng chống mài mòn, Đối với vật
liệu làm dao tiện từ thép gió, nó sẽ mất đi độ cứng ở nhiệt độ khoảng
6500C. Vì vậy, trong quá trình gia công, người vận hành cần sử dụng chất
làm mát để tăng tuổi thọ của dụng cụ. Với nhóm III là các dao cắt gọt ở
tốc độ rất cao, chúng sẽ được tạo thành bởi các vật liệu như: hợp kim
cứng, kim loại gốm. Chúng thể hiện tốt hơn vật liệu thép gió về tốc độ,
nhiệt độ nóng chảy và độ cứng. Ngoài ra, chúng có thể gia công thô và
cho khả năng hoàn thiện vượt trội khi tiện chi tiết tinh xảo.
4. Nguyên lí hoạt động
Quá trình tiện được thực hiện với máy tiện di chuyển 2 dao cắt ngang
(Sng) và dọc (Sd) theo chuyển động tuyến tính đi theo bề mặt phôi quay,
loại bỏ vật liệu thừa xung quanh (phoi) cho đến khi đạt được kích thước
mong muốn. Khi tiện trục trơn, chuyển động tiến dao ngang sẽ là Sng =
0, chuyển độc tiến dao dọc sẽ là ≠ 0. Còn khi tiện mặt đầu hoặc cắt đứt,
chuyển động tiến dao dọc là Sd = 0, chuyển động tiến dao ngang là Sng ≠
0.
Tùy vào mục đích sử dụng mà thiết kế của dao tiện cũng sẽ thay đổi theo.
Ta cũng có các kiểu dao tiện với các kiểu gia công khác nhau như gia
công thô, hoàn thiện, cắt đứt, cắt ren, tiện lỗ...
5. Các bước thực hiện phương pháp tiện
Các quá trình tiện thường được tuân thủ theo các giai đoạn và tiêu chuẩn
được quy định một cách nghiêm ngặt, an toàn. Về tổng quát, sẽ có 4 bước
như sau:
Bước 1: Đặt phôi vào máy
Đầu tiên, phôi được gắn vào máy tiện. Để hoạt động chắc chắn và an
toàn, phải cố định phôi ở giữa hai tâm hoặc cố định phôi vào mâm
cặp, khiến phôi chỉ quay quanh một trục cố định.
Bước 2: Thiết lập
Tiếp theo, dụng cụ cắt được đặt vuông góc với bề mặt phôi. Góc lưỡi
cắt, góc bào và góc phụ để xác định chất lượng đường cắt của dụng cụ
sẽ được điều chỉnh theo thiết kế.
Bước 3: Bắt đầu công đoạn cắt gọt
Sau khi công việc thiết lập hoàn tất, máy tiện sẽ khởi động và phôi bắt
đầu quay. Dụng cụ cắt di chuyển theo hướng dọc dọc theo phôi đang
quay, loại bỏ vật liệu ở dạng phoi.
Bước 4: Kiểm tra và hoàn thiện
Ở giai đoạn cuối cùng, công việc bao gồm việc kiểm tra phôi xem có
bất kỳ khiếm khuyết nào không và liệu có cần thực hiện các chỉnh sửa
cần thiết. Sản phẩm cuối cùng sau đó sẽ được kiểm tra về độ chính xác
về kích thước và độ hoàn thiện bề mặt để liệu có cần yêu cầu các hoạt
động tiện bổ sung không.
6. Khả năng của phương pháp tiện
 Khả năng tạo hình: Tiện có thể gia công được nhiều loại bề mặt tròn
xoay khác nhau như: tiện mặt ngoài, tiện lỗ, tiện mặt đầu, tiện cắt đứt,
tiện ren ngoài, tiện ren trong, tiện công ngoài, tiện côn trong, tiện định
hình.
 Khả năng gia công đạt độ chính xác cao: Về cơ bản, phương pháp tiện
có 2 cách thực hiện là thủ công và điều khiển bằng máy tính. Tuy sử
dụng phương pháp tích hợp máy tính sẽ có tối ưu hơn so với thủ công,
cả hai cách thức này đều có thể bị sai lệch về độ chính xác bởi các yếu
tố ngoại quan và chủ quan:
o Độ chính xác của máy bị ảnh hưởng bởi độ đảo trục chính, độ song
song của thanh trượt với đường tâm trục chính, độ đồng trục của
các bộ phận và trục chính, …
o Tình trạng của dao tiện sẽ ảnh hưởng tới các đường cắt trên sản
phẩm.
o Trình độ tay nghề công nhân cũng là một yếu tố quan trọng.
o Gia công trên máy tiện CNC sẽ giảm sự phụ thuộc của chất lượng
sản phẩm vào tay nghề, kỹ thuật của người thợ hơn so với việc tiện
thủ công trên máy tiện cơ khí thông thường.
7. Ưu và nhược điểm của phương pháp tiện
 Ưu điểm:
o Có thể gia công với nhiều nguyên liệu khác nhau: Trong khi
phương pháp tiện được sử dụng chủ yếu để gia công kim loại, thì
bất kỳ vật liệu nào cũng có thể được sử dụng để tiện, bao gồm cả
gỗ và nhựa. Điều này sẽ khiến cho phương pháp tiện có thể linh
hoạt chuyển đổi vật liệu trong quá trình thực hiện.
o Có chỉ số dung sai thấp: Tiện có thể được sử dụng để tạo ra các bộ
phận có dung sai cực thấp. Do dung sai thấp và độ hoàn thiện bề
mặt tốt, phương pháp tiện thường được sử dụng để thêm các tính
năng cần sự chính xác cao vào một bộ phận có hình dạng cơ bản,
chưa qua tinh chỉnh.
o Thời gian gia công ngắn: Nguyên công tiện có thời gian thực hiện
ngắn hơn so với các phương pháp khác. Với đặc điểm này, ta sẽ rút
ngắn được thời gian tạo ra sản phẩm và đưa đến tay khách hàng.
o Không cần người vận hành có tay nghề cao: Với phương pháp tiện
máy CNC, ta không cần đòi hỏi người vận hành máy có kĩ năng
cao. Để sử dụng máy tiện CNC, người thợ có thể hoàn thành một
số khóa học nhất định và nhận chứng chỉ đào tạo từ một số tổ chức
công nghiệp được công nhận.
o Tính lặp lại và tốc độ gia công có thể điều chỉnh được: các máy
tiện CNC có khả năng sản xuất nhiều sản phẩm giống hệt nhau mà
không làm giảm chất lượng. Đồng thời, nó cũng có thể điều chỉnh
được tốc độ gia công dựa trên vật liệu và phôi, giúp tạo ra sự đa
dạng về hình dạng trong sản phẩm.
 Nhược điểm:
o Chỉ có phôi xoay được: Vì tiện chỉ đòi hỏi quay phôi, các công
đoạn cắt gọt sẽ do dao cắt thực hiện. Điều này có nghĩa là kích
thước của sản phẩm có thể bị hạn chế so với các phương pháp
khác.
o Các bộ phận có thể cần nhiều quy trình và máy móc: Tiện có thể
chỉ là một quá trình được sử dụng để tạo ra một bộ phận. Nó
thường được sử dụng kết hợp với các quy trình khác, có nghĩa là
cần nhiều hơn một máy để tạo ra sản phẩm cuối cùng, gây ra sự
mất mát về thời gian gia công.
o Thiết bị đắt tiền: Máy tiện thường khá đắt tiền, đặc biệt là máy
CNC. Ngoài ra, gia công tiện có thể cần thêm các phụ kiện đi kèm,
điều này làm tăng giá thành của thiết bị cũng như sản phẩm đầu ra.
o Độ mài mòn của dụng cụ: Chuyển động quay lặp đi lặp lại khiến
dụng cụ cắt bị mài mòn đáng kể. Điều này khiến sản phẩm sẽ được
gia công không được chính xác theo mong muốn.
o Ảnh hưởng tới môi trường: Giống như hầu hết các quy trình gia
công, tiện có thể tác động đến môi trường. Năng lượng tiêu thụ,
phát sinh các kim loại phế liệu (phoi) là mối nguy hiểm cho môi
trường do thành phần hóa học của chúng.
8. Ứng dụng của phương pháp tiện
Phương pháp tiện là một phương pháp gia công linh hoạt, đóng vai trò
quan trọng trong nhiều lĩnh vực chế tạo và sản xuất. Trong ngành công
nghiệp chế tạo máy và gia công kim loại, máy tiện được sử dụng để tạo ra
các chi tiết máy móc chính xác và đa dạng. Nhờ vào khả năng tiện chiều
dài và chiều đường kính của vật liệu làm việc, các sản phẩm sẽ được chế
tạo hoàn toàn thông qua tiện thường bao gồm các bộ phận được sử dụng
với số lượng hạn chế, đặc biệt là đối với nguyên mẫu, chẳng hạn như trục
và ốc vít được thiết kế riêng…
Ngoài ra, trong lĩnh vực chế tạo gỗ, tiện là phương pháp thông dụng và
quan trọng để tạo ra các sản phẩm nội thất, hay đồ trang trí tinh xảo. Điều
này thể hiện tính linh hoạt của phương pháp tiện, có khả năng làm việc
với nhiều loại vật liệu khác nhau, từ kim loại đến nhựa và gỗ.
Ở các lĩnh vực như công nghiệp trang sức, máy tiện giúp tạo ra những chi
tiết nhỏ và phức tạp từ các loại kim loại quý như vàng và bạc, đảm bảo độ
chính xác và chi tiết cần thiết trong sản xuất.
Phương pháp tiện cũng thường được ứng dụng trong ngành y tế để sản
xuất các chi tiết chính xác cho vật liệu implant và các bộ phận máy y
khoa. Sự đa dụng và khả năng lặp lại cao của máy tiện khiến nó trở thành
một công cụ quan trọng trong việc sản xuất các sản phẩm y tế chất lượng.
9. Công nghệ tiện và các phần mềm hỗ trợ
Với sự ra đời của công nghệ điều khiển số máy tính (CNC), các thao tác
tiện đã trở nên tự động hóa và có độ chính xác cao. Máy tiện CNC được
điều khiển bằng phần mềm chuyên dụng cho phép gia công tiện với các
hình dạng phức tạp một cách chính xác, liên tục và lặp lại. Một số phần
mềm phổ biến được sử dụng trong tiện bao gồm AutoCAD, SolidWorks,
Mastercam và Fusion 360. Những phần mềm này cho phép người vận
hành có thể thiết kế các bộ phận, lập kế hoạch cho các hoạt động gia công
và lập trình ngôn ngữ Geometric Code (G-code) để điều khiển chuyển
động của máy tiện CNC.
10. Kết luận
Phương pháp tiện tuy là một phương pháp gia côngtruyền thống, nhưng
vẫn giữ vững vị thế cho riêng mình trong ngành công nghiệp chế tạo và
sản xuất hiện đại. Với khả năng linh hoạt, chính xác, và đa dạng ứng
dụng, phương pháp tiện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các chi
tiết máy móc, sản phẩm gia công kim loại, đồ nội thất, và nhiều ứng dụng
khác. Cùng với đó, sự cải tiến về công nghệ và tích hợp trên các máy tiện
cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và tiến bộ của
ngành công nghiệp chế tạo và sản xuất đương đại.
II. Các phương pháp tạo hình có thể thực hiện được trên máy tiện
Tiện không phải là một quy trình hoàn thiện mà là một phương pháp. Mỗi
phương pháp có những đặc điểm, ứng dụng riêng và được tập hợp lại để
tạo ra một quy trình hoàn thiện. Trong phương pháp tiện máy, có thể thực
hiện nhiều thao tác khác nhau để gia công một bộ phận theo hình dạng
mong muốn. Phương pháp này này có thể được phân theo 2 loại là tiện
ngoài và tiện trong. Phương pháp tiện ngoài sẽ thay đổi đường kính bên
ngoài của phôi, trong khi phương pháp tiện trong sẽ thay đổi đường kính
bên trong của phôi.
 Tiện trong:
o Phương pháp tiện khoét lỗ (Boring)
o Phương pháp tiện ren trong (Inside Threading)
o Phương pháp tiện chích rãnh trong (Inside Grooving)
o Phương pháp tiện khoan (Drilling)
 Tiện ngoài:
o Phương pháp tiện khỏa mặt đầu (Facing)
o Phương pháp tiện ren ngoài (Outside Threading)
o Phương pháp tiện chích rãnh ngoài (Outside Grooving)
o Phương pháp tiện cán nhám, lăn nhám (Knurling)
Ta sẽ đi phân tích chi tiết một số nguyên công tiện thông dụng trên các
máy tiện sau đây:
1. Phương pháp khỏa mặt đầu (Facing)
Phương pháp này liên quan đến việc làm giảm kích thước chiều dài
của phôi hoặc tạo ra một đầu hoặc mặt nhẵn. Dụng cụ cắt sẽ di chuyển
xuyên suốt từ đầu tới phần cuối của phôi, loại bỏ vật liệu thừa (phoi).
Phương pháp này thường được sử dụng để làm sạch các đầu của bộ phận
hoặc gia công bề mặt cần thiết cho các phương pháp gia công tiếp theo.
Nó cũng yêu cầu các loại dao tiện khác nhau để thực hiện công việc gia
công như dao đầu thẳng, dao vai, dao đầu cong, dao khỏa mặt đầu chuyên
dụng.
2. Phương pháp tiện khoét lỗ (Boring)
Về bản chất, phương pháp tiện lỗ là quá trình cắt gọt, tuy nhiên
điều kiện để cắt gọt rất khắt khe bởi cần tạo ra những lỗ có đường
kính nhỏ. Nó có thể cải thiện độ chính xác của lỗ và giúp bề mặt
bên trong lỗ được nhẵn bóng. Phương pháp này được sử dụng để
tạo thành các rãnh, hình nón, vát, đường viền bên trong phôi hoặc
chuẩn bị cho các phương pháp bổ sung như tiện ren.
3. Phương pháp tiện chích rãnh (Grooving)
Phương pháp này được thực hiện bằng cách cắt một rãnh hẹp trên
bề mặt bên ngoài hoặc bên trong của phôi để tạo thành một khoang
hẹp. Tiện rãnh thường được sử dụng cho các rãnh dầu, rãnh giữ
vòng và để chia cắt các phần của phôi. Đây là phương pháp khá
đơn giản, phương pháp này chỉ cần dùng các loại dao tiện đơn giản
là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, so với các phương pháp phổ
biến khác, nó không đem lại hiệu suất cao hơn.
4. Phương pháp tiện ren (Threading)
Tiện ren được thực hiện bằng cách cắt một rãnh xoắn ốc có bước
cụ thể dọc theo bề mặt bên ngoài hoặc bên trong của phôi hình trụ.
Tiện ren là phương pháp tiện tương đối phổ biến với thao tác thực
hiện khá đơn giản. Những loại dao tiện cơ bản cũng có thể dễ dàng
được sử dụng để tiện ren. Tiện ren cũng có thể bắt gặp ở hầu hết
các cơ sở gia công cơ khí lớn nhỏ có dịch vụ gia công chi tiết ren.
Đây là phương pháp được sử dụng để tạo ren vít cho ốc vít và các
bộ phận khác yêu cầu tính năng ren. Tuy nhiên, nó có một nhược
điểm đó là năng suất không cao do trục dao yếu hoặc đặc biệt là
trong trường hợp tiện ren lỗ nhỏ, bước ren nhỏ.
5. Phương pháp tiện lăn nhám (Knurling)
Lăn nhám là quá trình tạo ra các khía nhám trên trên bề mặt những
chi tiết có biên dạng phẳng hoặc tròn và được thực hiện trên máy
phay hoặc máy tiện. Công dụng chính của lăn nhám là để tạo độ
bám cao trên bề mặt chi tiết khi làm việc ở môi trường dầu mỡ
hoặc trên những chi tiết thao tác lắp ghép và vặn tháo thường
xuyên như trên các loại tay cầm, chuôi súng, các loại đai ốc nhỏ,
tay đòn tạ, phụ tùng xe và trên một số các thiết bị điện tử.
6. Phương pháp tiện khoan (Drilling)
Trong máy tiện, khoan là phương pháp tạo ra một lỗ hình trụ bằng
cách loại bỏ kim loại của phôi dọc theo chu vi của dụng cụ nhọn
hoặc mũi khoan. Đây thường là bước đầu tiên trong việc tạo ra một
tính năng bên trong sẽ được tinh chỉnh thêm bằng các phương pháp
khác như tiện khoét lỗ hoặc tiện ren. Đây là một phương pháp gia
công cơ bản và quan trọng trong công nghiệp chế tạo. Nó rất phổ
biến, thông dụng trong các nhà máy và người thợ cũng không cần
quá nhiều kĩ năng để làm chủ nó. Tuy nhiên, tiện khoan sẽ khó t ạo
ra các hình dạng phức tạp hay các chi tiết có độ chính xác cao,
cũng như khó loại bỏ được phoi trong quá trình gia công sản phẩm.
7. Phương pháp tiện cắt đứt (Parting or Cut-off)
Đây là phương pháp cắt đứt mảnh nhỏ từ phôi lớn hơn. Nó liên
quan đến việc tạo ra một khe hẹp xuống tâm của phôi, cuối cùng
tách một phần vật liệu ra khỏi phôi. Phương pháp này có bản chất
giống với phương pháp tiện ngoài nhưng điều kiện cắt gọt khắc
nghiệt hơn, dao cắt thường kém bền hơn phương pháp tiện ngoài.
Nó thường là phương pháp được sử dụng cuối cùng sau khi sản
phẩm được tạo hình hoàn chỉnh.
8. Phương pháp tiện CNC- Computer Numerical Control (Điều khiển
số máy tính)
Phương pháp tiện CNC sử dụng các chương trình máy tính để điều
khiển chuyển động của dụng cụ cắt. Phương pháp tiện này cũng
thực hiện giống như các phương pháp bên trên nhưng được tự động
hóa bởi các chương trình máy tính và máy móc. Nó cho phép tạo ra
các bộ phận phức tạp ở tốc độ cao và độ chính xác cao. Tiện CNC
đặc biệt hữu ích khi sản xuất các bộ phận có tính năng hướng tâm
phức tạp hoặc khi yêu cầu dung sai một cách chặt chẽ.

You might also like