You are on page 1of 30

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ


KỸ THUẬT AN TOÀN
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN CỦA MÁY
PHAY VÀ MÁY TIỆN TRONG NGÀNH CƠ KHÍ

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Phước Lộc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Nhung(NT) MSSV: 92000199
Võ Hoàng Kim MSSV: 92000192
Sử Thị Thanh Nguyên MSSV: 92000196
Phan Thị Bích Trang MSSV: 92000349
Nhóm: 4
Lớp: 20090301

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

1
TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG

BÁO CÁO CUỐI KÌ


KỸ THUẬT AN TOÀN
CHỦ ĐỀ: PHÂN TÍCH CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN CỦA MÁY
PHAY VÀ MÁY TIỆN TRONG NGÀNH CƠ KHÍ

Giảng viên hướng dẫn: Ths Nguyễn Phước Lộc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Nhung(NT) MSSV: 92000199
Võ Hoàng Kim MSSV: 92000192
Sử Thị Thanh Nguyên MSSV: 92000196
Phan Thị Bích Trang MSSV: 92000349
Nhóm: 4
Lớp: 20090301

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

2
MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ẢNH............................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU...........................................................................................................5
1. Tính cấp thiết của đề tài:.....................................................................................5
2. Mục tiêu nghiên cứu:..........................................................................................5
3. Nội dung nghiên cứu:.........................................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:...................................................5
5. Phương pháp nghiên cứu:...................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠ KHÍ..................................................6
1.1 Cơ khí là gì?.....................................................................................................6
1.2 Quy trình gia công một sản phẩm cơ khí..........................................................6
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHAY VÀ MÁY TIỆN............................11
2.1 Tổng quan về máy phay CNC........................................................................11
2.2 Tổng quan về máy tiện...................................................................................16
CHƯƠNG III: NHẬN DIỆN MỐI NGUY CHO MÁY PHAY VÀ MÁY TIỆN VÀ
ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP AN TOÀN........................................................................21
3.1 Bảng phân tích và các biện pháp....................................................................21
3.1.1 MÁY TIỆN..............................................................................................21
3.1.2 MÁY PHAY............................................................................................26
PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................................29
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................30

3
DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Thiết kế bản vẽ......................................................................................................


Hình 2. Xác định dạng sản xuất.........................................................................................
Hình 3................................................................................................................................
Hình 4. Đúc kim loại..........................................................................................................
Hình 5. Thiết kế bản vẽ......................................................................................................
Hình 6. Thiết bị nguyên công.............................................................................................
Hình 7. Gia công sản phẩm..............................................................................................
Hình 8. Cấu tạo máy phay đứng.......................................................................................
Hình 9. Cấu tạo máy phay ngang.....................................................................................
Hình 10. Máy tiện............................................................................................................
Hình 11. Cấu tạo của máy tiện.........................................................................................

4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Công nghiệp cơ khí là một ngành có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát
triển của nền kinh tế bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ra máy móc, thiết
bị cung cấp cho toàn bộ cho các ngành kinh tế khác. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các quốc gia, trên các lĩnh vực kinh tế
tạo động lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế cho ngành công nghiệp cơ khí nói
riêng và các ngành công nghiệp khác nói chung. Bên cạnh việc hiện đại hoá các máy
móc, thiết bị thì các vấn đề về đảm bảo an toàn luôn được quan tâm hàng đầu. Một
trong những rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến những tai nạn nghiêm trọng hoặc chết người
đến từ quá trình lao động, sửa chữa, bảo trì các thiết bị, máy móc đặt biệt là 2 loại máy
được xem là thông dụng nhất trong ngành cơ khí đó là máy tiện và máy phay có liên
quan đến một hoặc nhiều nguồn năng lượng nguy hiểm (điện, nhiệt độ,…). Chính vì
thế, việc phân tích các biện pháp kỹ thuật an toàn của máy tiện và máy phay trong
ngành cơ khí là điều hết sức cần thiết và đó cũng chính là lí do mà chúng em chọn đề
tài này.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được các yếu tố gây mất an toàn của máy phay và máy tiện trong ngành
cơ khí từ đó phân tích các biện pháp an toàn tại nơi làm việc.
3. Nội dung nghiên cứu:
Tổng quan về ngành cơ khí.
Tổng quan về 2 loại máy phay và máy tiện
Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro của máy phay và máy tiện
Đề xuất các biện pháp cải thiện.
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: máy phay và máy tiện
Phạm vi nghiên cứu: Nhà máy cơ khí
5. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập thông tin: Tham khảo từ internet, đọc tài liệu, sách báo và từ
người hướng dẫn…
Phương pháp xử lí thông tin: sử dụng phương pháp định tính thu thập thông qua quan
sát trực tiếp hay thảo luận nhóm.

5
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH CƠ KHÍ
1.1 Cơ khí là gì?
Cơ khí là một ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao, giữ vai trò quan
trọng trong sản xuất và đời sống. Cơ khí tạo ra các sản phẩm máy móc, thiết bị và các
công cụ thay thế lao động thủ công, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong
doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo ra các sản phẩm dân dụng phục vụ đời sống con
người.
Cơ khí được thấy nhiều trong công tác thiết kế và sửa chữa thuộc các lĩnh vực
như: ô tô, máy bay, các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm
lạnh, đồ dùng gia đình, vũ khí…
1.2 Quy trình gia công một sản phẩm cơ khí

Hình 1. Thiết kế bản vẽ


Bước 1: Thiết kế bản vẽ
- Việc đầu tiên để tạo ra những chi tiết máy hoàn hảo, chúng ta cần phải nghiên cứu
chi tiết bản vẽ, tìm hiểu kỹ chức năng của từng bộ phận và phân loại chúng.
- Đặc biệt, khi thiết kế bản vẽ phải đạt được các yêu cầu kỹ thuật cần thiết của sản
phẩm cũng như đáp ứng các công nghệ hiện đại tại mỗi thời điểm.

6
Hình 2. Xác định dạng sản xuất
Bước 2: Xác định dạng sản xuất
- Dạng sản xuất là một khái niệm đặc trưng cho biết các thông tin về đối tượng sản
xuất (sản lượng, tính chất ổn định …). Căn cứ vào dạng sản xuất để xác định đường
lối, biện pháp công nghệ và tổ chức sản xuất để chế tạo sản phẩm bảo đảm chất lượng
và hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Dạng sản xuất được chia ra dạng sản xuất đơn chiếc, dạng sản xuất hàng loạt, dạng
sản xuất hàng khối.

 Dạng sản xuất đơn chiếc: là sản xuất có sản lượng hằng năm rất ít (thường từ
một đến vài chục chiếc), sản phẩm không ổn định, không có chu kỳ sản xuất
lại.

Hình 3.

 Dạng sản xuất hàng loạt: là sản xuất có sản lượng hàng năm tương đối lớn, sản
phẩm được chế tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định, sản phẩm ổn định.
 Dạng sản xuất hàng khối : là sản xuất với sản lượng lớn, sản phẩm rất ổn định,
sản phẩm được chế tạo liên tục, lâu dài.
Bước 3: Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi

7
Hình 4. Đúc kim loại

- Chọn phôi phù hợp với yêu cầu của sản phẩm.
- Kích thước của phôi được xác định theo lượng dư gia công trong quy trình công
nghệ.
- Chọn phôi hợp lý không những bảo đảm cơ tính của chi tiết gia công mà còn giảm
chi phí về vật liệu và chi phí gia công, nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm.
- Các phương pháp trong chế tạo phôi :

 Đúc : đúc trong khuôn cát, đúc trong khuôn kim loại, đúc áp lực, đúc ly tâm....
 Gia công áp lực : cán thép, rèn tự do, dập thể tích, ...
 Phôi từ hàn....
- Các vật liệu thường để chế tạo phôi : Thép, gang, nhựa, đồng, nhôm .…
Bước 4: Xác định thứ tự các nguyên công, các bước… , chọn sơ đồ gá đặt ở từng
nguyên công, đưa ra các phương án công nghệ khác nhau để chế tạo chi tiết.
- Khi thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết máy phải xác định hợp lý thứ tự
các nguyên công, các bước sao cho chu trình gia công hoàn chỉnh một chi tiết là ngắn
nhất, bảo đảm chất lượng gia công với chi phí thấp nhất.

8
- Thứ tự gia công các bề mặt của chi tiết máy phụ thuộc vào tính lôgic của quá trình
biến đổi trạng thái, tính chất của chi tiết máy, phụ thuộc vào lý thuyết về chuẩn công
nghệ và điều kiện sản xuất cụ thể.

Hình 5. Thiết kế bản vẽ


Bước 5: Chọn thiết bị cho các nguyên công
- Công việc chọn hợp lý thiết bị, dụng cụ, gá lắp có ảnh hưởng lớn tới chất lượng,
năng suất và giá thành gia công chi tiết. Vì thế, khi thiết kế quy trình công nghệ gia
công chi tiết cần phân tích, cân nhắc kỹ lưỡng khi xác định, lựa chọn thiết bị, dụng cụ,

Hình 6. Thiết bị nguyên công


gá lắp…
Bước 6: Xác định lượng dư gia công cho các nguyên công, các bước

9
- Sau khi đưa ra các phương án công nghệ để gia công chi tiết, thông thường người ta
tiến hành so sánh các phương án để chọn ra một phương án hiệu quả, hợp lý nhất
trong điều kiện sản xuất đã cho. Từ phương án quy trình công nghệ được lựa chọn sẽ
xây dựng các tài liệu, các phiếu công nghệ để hướng dẫn sản xuất và phục vụ công
việc quản lý, theo dõi, tính toán…
Bước 7: Xác định chế độ cắt trong các nguyên công, các bước
- Tính toán lựa chọn chế độ cắt ( s, v, t... )phù hợp cho từng nguyên công để đảm bảo
gia công được sản phẩm đạt độ chính xác tối ưu.
Bước 8: Chọn đồ gá cho từng nguyên công, các bước
Chọn đồ gá phù hợp đảm bảo kẹp chặt khi gia công chi tiết.

Hình 7. Gia công sản phẩm


Bước 9: Gia công sản phẩm trên máy móc
- Thực hiện gia công sản phẩm trên các máy móc : phay, tiện, khoan, khoét, doa, mài.

Bước 10: Kiểm tra sản phẩm sau khi gia công
- Sử dụng các dụng cụ đo kiểm tra như : Panme, thước cặp, máy đo 2D, 3D...
- Kiểm tra độ chính xác , độ bóng bề mặt của sản phẩm theo yêu cầu kĩ thuật.

10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÁY PHAY VÀ MÁY TIỆN
2.1 Tổng quan về máy phay CNC
2.1.1 Khái niệm
Máy phay là loại máy gia công cơ khí có chức năng chính là thực hiện các
nguyên phay. Máy sử dụng các loại dao phay để thực hiện gia công phay trên nhiều
dạng bề mặt. Ngoài ra, máy phay cũng có thể thực hiện khoan, khoét, cắt rãnh, cắt
bánh răng…
Với máy phay CNC, chức năng và cấu tạo tương tự như các máy phay thông
thường, tuy nhiên máy phay CNC được tích hợp thêm hệ thống điều khiển tự động
bằng máy tính, cho phép máy hoạt động gần như hoàn toàn tự động, giải phóng thao
tác thủ công từ thợ vận hành.
2.1.2 Cấu tạo
- Bàn máy và hệ thống gá kẹp
Bàn máy là bộ phận dùng để đặt gá chi tiết khuôn hoặc đồ gá. Có hai loại bàn
máy ngang và bàn máy dọc trên các máy phay CNC. Bàn máy cần có độ cứng vững
cao, đồng thời cũng có thể di chuyển linh hoạt và chính xác. Điều này đảm bảo độ
chính xác trong gia công, cũng như có thể gia công được các chi tiết có hình dạng
phức tạp.
- Dao và đầu gắn dao
Một máy phay CNC sở hữu nhiều đầu dao khác nhau, có thể lên đến hơn 20
đầu dao với những kích thước, hình dạng khác nhau để đáp ứng cho đa dạng các yêu
cầu phay. Đầu gắn dao có thiết kế cho phép gắn nhiều loại dao phục vụ cho quá trình
gia công đồng thời, liên tục, rút ngắn thời gian gia công do không phải (hoặc ít phải)
thay dao. Việc chuyển đổi dao trong quá trình gia công sẽ được các máy phay CNC
thực hiện hoàn toàn tự động.
- Trục chính và động cơ cho các trục
Trục chính là bộ phận thực hiện chuyển động xoay tròn cho các loại dao phay.
Để trục chính có thể chuyển động thì cần đến hệ thống động cơ, thường bao gồm
motor chính, hộp giảm tốc. Đồng thời trên máy phay thì ngoài chuyển động quay tròn
của dao phay, còn có chuyển động theo các hướng X, Y, Z (được gọi là số trục).
Thông thường máy phay CNC có 3 trục, nhưng cũng có loại máy phay CNC 4 trục, 5
trục… Mỗi trục này đều được trang những bị động cơ riêng biệt cho phép dao phay
hoặc bàn máy di chuyển theo các hướng X, Y, Z để thực hiện gia công theo các hướng
khác nhau.
- Bộ phận điều khiển

11
Trên các máy phay CNC thì đây chắc chắn là phần không thể thiếu và nó giống
như “bộ não” của máy phay CNC. Bộ phận điều khiển cho phép cài đặt chương trình
làm việc, điều khiển và vận hành máy. Nó bao gồm cụm điều khiển máy MCU
(Machine Control Unit) và cụm dẫn động (Driving Unit).
- Hệ thống xử lý dữ liệu
Máy phay CNC bao gồm một hệ thống phần mềm giúp xử lý các dữ liệu một
cách nhanh chóng. Những bản thiết kế CAD 2D hoặc 3D chi tiết sẽ được xuất file để
những người lập trình viên cài đặt lập trình bằng phần mềm CAM (hoặc một số phần
mềm chuyên dụng khác). Dựa vào xử lý của phần mềm này mà các đường dẫn cho mô
hình 2D hay 3D sẽ được tạo ra. Mọi dữ liệu sẽ được liên kết và thể hiện trên các máy
phay CNC để người lập trình viên có thể thiết lập các thông số, chức năng trên máy
phay cho phù hợp. Tất cả các thao tác sẽ được thực hiện thông qua hệ thống máy vi
tính.
- Hệ thống làm mát
Bộ phận này của máy phay CNC giúp tản nhiệt, làm mát cho máy phay CNC
cũng như cho dao phay khi hoạt động. Khi dao phay quay với tốc độ cao, ma sát giữa
dao và phôi sẽ sinh ra nhiệt lớn, để tránh nhiệt độ cao làm ảnh hưởng đến quá trình gia
công, cần phải có chất làm mát cho lưỡi dao. Hệ thống làm mát cho dao phay với tính
năng kiểm soát nhiệt độ của chất làm mát.
- Khung bảo vệ máy
Đây là phần vỏ ngoài của máy phay CNC có nhiệm vụ che chắn các bộ phận
khác của máy tránh ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, tránh văng chất làm mát ra
ngoài, đồng thời giúp bảo vệ an toàn cho người vận hành trong khi gia công.
2.1.3 Phân loại
Phân loại theo phương trục chính
Máy phay đứng: trục chính có phương vuông góc với bàn máy.

12
Hình 8. Cấu tạo máy phay đứng

Máy phay ngang: trục chính có phương song song với bàn máy.

Hình 9. Cấu tạo máy phay ngang

2.1.4 Nguyên lý làm việc


- Máy phay đứng:
Dựa vào cấu tạo của máy phay CNC, chúng ta có thể hiểu đơn giản gia công phay
CNC được hoạt động theo nguyên lý như sau:
Bước 1: Xuất File thiết kế CAD 2D/3D sau đó lập trình trên phầm mềm CAM để lên
chương trình chạy dạo của máy.

13
Bước 2: Chương trình được đưa vào bộ xử lý sẽ biến chương trình CAM thành mã G -
Code mà máy có thể đọc.
Bước 3: Mã G-Code được tải lên máy CNC cùng với tất cả các công cụ cắt gọt cần
thiết như dao phay ngón, dao lăn ren, mũ khoan,…
Bước 4: Sau đó, máy sẽ được đưa vào chế độ tự động khởi động và điều khiển tất cả
các tính năng của máy như: di chuyển, tốc độ tiến dao, tốc độ trục chính, công cụ
cắt,..để gia công chi tiết.
Bước 5: Việc còn lại của người đứng máy là theo dõi quá trình vận hành nhằm đảm
bảo máy hoạt động ổn định và xử lí khi có sự cố xảy ra.
- Máy phay ngang:
Chuyển động cắt gọt trên máy phay được thực hiện dựa trên nguyên lý cắt gọt
sau: Dụng cụ cắt quay theo trục chính, phôi chuyển động thẳng theo bàn máy. Dựa
trên nguyên lý đó chuyển động tạo hình trong quá trình phay được thực hiện bởi sự
phối hợp đồng thời của 2 chuyển động: Chuyển động chính và chuyển động chạy dao.
Chuyển động chính: Là chuyển động quay của dao do trục chính của máy thực
hiện. Đây là chuyển động chủ yếu thực hiện quá trình cắt tạo ra phoi.
Chuyển động chạy dao: Là chuyển động tịnh tiến dọc, ngang, hoặc thẳng đứng
do bàn máy mang phôi thực hiện, chúng thường vuông góc với trục dao. Đây là
chuyển động để thực hiện quá trình cắt liên tục và cắt hết chiều dài chi tiết.
2.1.5 Nguyên nhân gây mất an toàn
 Nguyên nhân kỹ thuật:
a. Máy không hoàn chỉnh
- Máy được thiết kế, kết cấu không thích hợp với đặc điểm của người sử dụng.
- Máy và quá trình công nghệ chứa đựng các yếu tố nguy hiểm, thiếu các thiết bị an
toàn hoặc có nhưng đã bị hư hỏng, hoạt động thiếu chính xác, mất tác dụng ngăn ngừa
yếu tố nguy hiểm khi một bộ phận nào đó hoạt động quá giới hạn cho phép dẫn đến bị
lệch quỹ đạo vận hành gây nguy hiểm.
- Thiếu thiết bị che chắn an toàn cho các bộ phận chuyển động.
- Thiếu hệ thống phát tín hiệu an toàn cảnh báo, phòng ngừa khi quá tải hoặc tác dụng
chỉ dẫn của chúng không chính xác, dẫn tới người sử dụng không nắm rõ được tình
trạng làm việc để vận hành sao cho vừa đảm bảo công suất máy vừa đảm bảo an toàn.
- Thiếu các thiết bị tín hiệu, rào chắn để báo hiệu cho những người xung quanh biết
trong trường hợp cần thiết.

14
b. Máy đã bị hư hỏng
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo đã bị biến dạng, mài mòn, đứt gãy: mòn các đĩa của
khớp ly hợp đĩa ma sát, then khớp ly và then trục động bị đứt gãy.
- Các trục không song song với nhau nên lâu ngày sẽ bị cong vênh gây ảnh hưởng đến
chuyển động, không được bôi trơn thường xuyên sẽ bị mài mòn và làm nóng máy.
- Các bánh răng không vào khớp hoàn toàn, có một hoặc vài cặp bánh răng tự phát ra
khớp gây rủi ro nguy hiểm.
- Hộp tốc độ bị hỏng hóc làm cho vận tốc chuyển động không chính xác gây nguy
hiểm khi vận hành.
c. Máy mất ổn định
- Máy đặt lên nền gồ ghề không bằng phẳng, trên nền đất dốc vượt quá góc nghiêng
cho phép, không có thiết bị an toàn để giữ máy cố định.
- Máy làm việc quá công suất cho phép gây rung làm khó điều khiển.
- Tác dụng ngoại lực lớn: bị xô đẩy, va đập gây lệch móng máy, lệch thân máy làm
tiềm ẩn nhiều rủi ro ngã đổ khi đứng gần máy.
d. Thiếu các thiết bị cơ cấu che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm trên máy phay chủ yếu là vùng ở gần các cơ cấu truyền động: vùng
nằm giữa dây cáp, giữa xích và bánh răng; giữa dây đai truyền (dây curoa) và trục
quay; giữa hai bánh xe răng, bàn dao... Ở các cơ cấu này có thể kẹp, cuốn hay cắt vào
quần áo, các bộ phận cơ thể (tóc, tay, chân) gây tai nạn. Vậy nên phải sử dụng các
thiết bị che chắn nếu có thể để đảm bảo an toàn.
e. Sự cố, tai nạn điện
- Đối với các loại máy phay dùng điện, dòng điện có thể bị rò ra các bộ phận kết cấu
kim loại và vỏ thân máy gây tai nạn. Nguyên nhân do lớp chất cách điện của máy
phay đã bị mài mòn, hư hỏng, hoặc máy phay không được thực hiện nối đất, nối
không bảo vệ.
- Máy phay đặt đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào dây điện trên không gây
nguy hiểm
 Nguyên nhân tổ chức quản lý
- Tuyển dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ (mắt tai kém, thể lực
yếu), về trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức dẫn đến những sai lầm khi làm
việc do sức khoẻ, do vi phạm quy trình kỹ thuật và an toàn, vi phạm nội quy nơi làm

15
việc. Trường hợp có những vấn đề về tâm lý như hoang mang sợ hãi, lo lắng bồn
chồn,... dẫn tới mất tập trung khi vận hành máy.
- Tổ chức chỗ làm việc không hợp lý: chật hẹp, tư thế thao tác khó khăn.
- Bố trí, trang bị máy sai nguyên tắc, sự cố máy phay có thể gây nguy hiểm cho máy
khác hoặc người xung quanh
- Không chú trọng trong công tác kiểm tra giám sát để phát hiện và có biện pháp khắc
phục các mối nguy tiềm ẩn.
- Không chú trọng tổ chức huấn luyện cho công nhân về an toàn lao động theo quy
định.
- Các phương tiện bảo vệ cá nhân không được trang bị đầy đủ hoặc không phù hợp với
công việc: quần áo quá dài…

2.2 Tổng quan về máy tiện


2.2.1 Khái niệm
Máy tiện là một loại máy dùng để cắt kim loại có chuyển động chính là dùng chuyển
động quay tròn xung quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt và chuyển động chạy dao
chính là chuyển động tịnh tiến gồm hai loại : chạy dao ngang (chạy theo hướng kính
của chi tiết)và chạy dao dọc (dọc theo hướng trục của chi tiết).

Hình 10. Máy tiện

2.2.2 Cấu tạo

16
Hình 11. Cấu tạo của máy tiện

 Bộ phận cố định: bệ máy, hộp chạy dao, hộp tốc độ.


 Bộ phận di động: bàn xe dao, bàn dao, ụ động.
 Bộ phận điều khiển: các tay gạt, du xích; trục vít me (tiện ren); trục trơn (tiện
trơn).
 Phụ tùng đi kèm: luynet, mâm cặp 4 vấu, các loại dao cụ.
2.2.3 Nguyên lý làm việc
Máy tiện hoạt động theo nguyên lý gia công chung của vật liệu:
Sử dụng chuyển động chính là chuyển động xoay tròn của phôi (phôi được kẹp
trên mâm cặp): tạo ra tốc độ cắt.
Nguyên lý hoạt động của chuyển động mâm cặp (tốc độ quay của trục chính)
thường theo sơ đồ:

Động cơ của máy tiện vạn năng thường được đặt ở đế dưới máy. Động cơ có
công suất và tốc độ tùy theo từng dòng máy sử dụng. Chuyển động quay của động cơ
được truyền vào hộp tốc độ nhờ truyền động đai (dây curoa). Trong hộp tốc độ có
từng cặp bánh răng ăn khớp với nhau cho ra từng tốc độc trục chính khác nhau. Việc
lựa chọn tốc độ quay trục chính thường được điều khiển bằng một số tay gạt trên hộp
tốc độ.
Chuyển động chạy dao: bước tiến gia công ảnh hưởng đến năng suất

17
Nguyên lý hoạt động của chuyển động dao theo sơ đồ sau:

Chuyển động của dao hay bàn xe dao hoạt động cũng tương tự trục chính.
Động cơ ngoài việc cung cấp chuyển động cho trục chính còn cung cấp những chuyển
động cho bàn xe dao nhờ những bộ bánh răng chia tách truyền động, cấp độ trong hộp
số. Vì bàn xe dao ở xa hộp tốc độ và phải vận động linh hoạt theo cả hai hướng dọc và
ngang băng máy nên nó dùng bộ truyền động trục truyền dọc và ngang. Việc điều
khiển cấp độ của bàn xe dao nhờ các bánh răng trong hộp cấp độ. một số bảng chọn
lựa vận tốc di chuyển, vận động được gắn trên thân của hộp cấp độ.
Chuyển động của dao thường có các dạng như sau:

 Chạy dao dọc: Chuyển động tịnh tiến có phương song song với đường tâm của
máy (tiện trơn ngoài, trong….)
 Chạy dao ngang: Chuyển động tịnh tiến có phương vuông góc với đường tâm
của máy (tiện mặt đầu, cắt đứt, tiện rãnh trên trục….)
 Chạy dao nghiêng: Chuyển động có hướng dịch chuyển tạo thành góc với
đường tâm của máy (gia công các mặt côn)
 Chạy dao theo đường cong: gia công các bề mặt định hình (cần bộ gá dao
chuyên dụng).
2.2.4 Nguyên nhân gây mất an toàn:
 Nguyên nhân kỹ thuật:
a. Máy tiện không hoàn chỉnh
- Thiếu các thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã bị hư hỏng, không hoạt động được, hoạt
động thiếu tính chính xác, mất tác dụng ngăn ngừa yếu tố nguy hiểm khi một bộ phận
nào đó hoạt động quá giới hạn cho phép dẫn đến bị lệch quỹ đạo vận hành gây nguy
hiểm.
- Thiếu các thiết bị cảnh báo, phòng ngừa hoặc tác dụng chỉ dẫn của chúng không
chính xác, dẫn tới người sử dụng không nắm rõ được tình trạng làm việc để vận hành
sao cho vừa đảm bảo công suất máy vừa đảm bảo an toàn.
- Thiếu các thiết bị tín hiệu, rào chắn để báo hiệu cho những người xung quanh biết
trong trường hợp cần thiết.
b. Máy đã bị hư hỏng
- Các bộ phận, chi tiết cấu tạo đã bị biến dạng, mài mòn, đứt gãy: mòn các đĩa của
khớp ly hợp đĩa ma sát, then khớp ly và then trục động bị đứt gãy.

18
- Các trục không song song với nhau nên lâu ngày sẽ bị cong vênh gây ảnh hưởng đến
chuyển động, không được bôi trơn thường xuyên sẽ bị mài mòn và làm nóng máy.
- Các bánh răng không vào khớp hoàn toàn, có một hoặc vài cặp bánh răng tự phát ra
khớp gây rủi ro nguy hiểm.
- Hộp tốc độ bị hỏng hóc làm cho vận tốc chuyển động không chính xác gây nguy
hiểm khi vận hành.
c. Máy mất ổn định
- Máy đặt lên nền gồ ghề không bằng phẳng, trên nền đất dốc vượt quá góc nghiêng
cho phép, không có thiết bị an toàn để giữ máy cố định.
- Máy làm việc quá công suất cho phép gây rung làm khó điều khiển.
- Tác dụng ngoại lực lớn: bị xô đẩy, va đập gây lệch móng máy, lệch thân máy làm
tiềm ẩn nhiều rủi ro ngã đổ khi đứng gần máy.
d. Thiếu các thiết bị cơ cấu che chắn, rào ngăn vùng nguy hiểm
Vùng nguy hiểm trên máy tiện chủ yếu là vùng ở gần các cơ cấu truyền động: vùng
nằm giữa dây cáp, giữa xích và bánh răng; giữa dây đai truyền (dây curoa) và trục
quay; giữa hai bánh xe răng, bàn dao... Ở các cơ cấu này có thể kẹp, cuốn hay cắt vào
quần áo, các bộ phận cơ thể (tóc, tay, chân) gây tai nạn. Vậy nên phải sử dụng các
thiết bị che chắn nếu có thể để đảm bảo an toàn.
e. Sự cố, tai nạn điện
- Đối với các loại máy tiện dùng điện, dòng điện có thể bị rò ra các bộ phận kết cấu
kim loại và vỏ thân máy gây tai nạn. Nguyên nhân do lớp chất cách điện của máy tiện
đã bị mài mòn, hư hỏng, hoặc máy tiện không được thực hiện nối đất, nối không bảo
vệ.
- Máy tiện đặt đè lên dây điện dưới đất hoặc va chạm vào dây điện trên không gây
nguy hiểm
 Nguyên nhân tổ chức quản lý
a.Tổ chức
- Tuyển dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu về sức khoẻ (mắt tai kém, thể lực
yếu), về trình độ chuyên môn và phẩm chất, đạo đức dẫn đến những sai lầm khi làm
việc do sức khoẻ, do vi phạm quy trình kỹ thuật và an toàn, vi phạm nội quy nơi làm
việc. Trường hợp có những vấn đề về tâm lý như hoang mang sợ hãi, lo lắng bồn
chồn,... dẫn tới mất tập trung khi vận hành máy.
- Không chú trọng trong công tác kiểm tra giám sát để phát hiện và có biện pháp khắc
phục các mối nguy tiềm ẩn.
- Không chú trọng huấn luyện cho công nhân về an toàn lao động theo quy định.
- Các phương tiện bảo hộ các nhân không được trang bị đầy đủ.
b. Quản lý
- Thiếu hồ sơ lý lịch máy nên không nắm rõ được chức năng và tình trạng kỹ thuật dẫn
lỗi kỹ thuật khi vận hành.

19
- Không tiến hành đăng ký và xin cấp phép sử dụng theo quy định với cơ quan chức
năng nhà nước.
- Không thực hiện tốt công tác kiểm tra, bảo trì, sửa chữa định kỳ theo kế hoạch.
- Không bàn giao trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý sử dụng máy.
- Điều kiện vệ sinh môi trường làm việc không tốt cũng ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
công nhân, lâu ngày có thể dẫn tới bệnh nghề nghiệp.

20
CHƯƠNG III: NHẬN DIỆN MỐI NGUY CHO MÁY PHAY VÀ MÁY TIỆN
VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP AN TOÀN.
3.1 Bảng phân tích và các biện pháp
3.1.1 MÁY TIỆN

STT Loại mối Mô tả chi tiết mối nguy Hậu quả Biện pháp
nguy
1 Mối nguy về Dây điện bị hở, gây ra chập điện. Chết  Biện pháp hành chính
điện Nguồn điện bị quá tải. người - Xây dựng nội quy, quy định và
=> Công nhân sửa chữa máy các biện pháp đảm bảo an toàn
không cẩn thận chạm phải dòng cho người lao động tại nơi làm
điện bị rò rỉ dẫn đến bị điện giật việc
- Lắp đặt các biển báo “cấm vào
khu vực” khi đang tiến hành sửa
chữa điện
- Yêu cầu các nhân viên tuân thủ
các nội quy an toàn khi làm việc
- Chế tài đối với những hành vi
cố tình làm sai các nội quy an
toàn
 Biện pháp kỹ thuật
- Tắt nguồn năng lượng trước
khi sửa chữa
- Sử dụng LOTO kiểm soát
nguồn năng lượng khi sửa chữa
 Lock out
- Bước 1: Dừng máy
-Bước 2: Xả các nguồn năng
lượng tích trữ như khí nước, hơi
nước nóng
- Bước 3: Kéo cần gạt
disconnect để ngắt mạch.
- Bước 4: Móc khóa hãm
- Bước 5: Kiểm tra lại xem đã
ngắt mạch thật chưa, bằng cách
nhấn nút khởi động. Bước này
rất quan trọng khi thiết bị nằm
cách xa vị trí khóa máy.
- Bước 6: Treo nhãn Tagout lên
trên chỗ đặt disconnect, hay thiết
bị cho người khác dễ nhìn thấy
nhất.
- Bước 7: Bắt đầu tiến hành công
21
việc sửa chữa, bảo trì.
 Tag out
- Chỉ có người thực hiện
Lockout mới được quyền mở
khóa sau khi đã xong công việc.
Không nhờ người khác mở thay
mình.
- Nếu hết ca làm việc mà vẫn
duy trì khóa hãm trên máy, thì
người đặt khóa hãm ở ca trước
chỉ được phép mở khóa của
mình sau khi người làm sau ca
đã đặt khóa hãm.
- Nếu không có ca sau đến tiếp
quản mà vẫn duy trì khóa hãm,
thì người phụ trách ca sẽ để
nguyên khóa hãm của mình và
treo thêm phiếu cảnh báo (tag)
vào chỗ móc khóa.

2 Mối nguy về Máy tiện làm việc trong thời Bị bỏng  Biện pháp kỹ thuật
nhiệt gian dài dẫn đến nóng máy. tay, chân - Che chắn các bộ phận dễ sinh
=> Công nhân làm việc không hoặc bộ nhiệt, các bộ phận truyền động
chú ý cẩn thận dễ chạm phải phận của máy.
nguồn nhiệt. khác của - Lắp đặt quạt thông gió nhỏ khu
cơ thể vực phát sinh nhiều nhiệt
- Làm mát máy sau khi gia công
- Trang bị phương tiện bảo vệ cá
nhân đầy đủ cho công nhân:
găng tay, giày,…
 Biện pháp hành chính
- Huấn luyện đầy đủ và nghiêm
túc các quy định an toàn khi làm
việc với máy móc
- Lựa chọn khu vực gia công
phải thoáng mát, dễ tản nhiệt.

3 Mối nguy về Các cạnh bàn sắt nhọn của máy Gây té  Biện pháp hành chính
vướng móc hoặc các chi tiết nhô ra khác ngã hoặc - Hướng dẫn các công nhân viên
=> Quần áo của công nhân bị cứa vào sử dụng máy móc an toàn tại nơi
vướng vào. bộ phận làm việc
cơ thể. - Lập những bảng chỉ dẫn thao
tác làm việc với máy tiện

22
- Sắp xếp máy móc và lối đi đảm
bảo khoảng cách an toàn
- Phương tiện bảo vệ cá nhân
- Hướng dẫn thao tác và đi lại an
toàn tại những vùng dễ xảy ra tai
nạn.
 Biện pháp kỹ thuật
- Chụp, gắn, lắp đặt che chắn tại
những nơi có những vật sắt nhọn
- Tiến hành mài, dũa đối với
những góc cạnh sắt bén có thể
làm người lao động bị thương.
4 Mối nguy về Các cạnh bàn sắt nhọn của máy Gây  Biện pháp hành chính
va chạm hoặc các chi tiết nhô ra khác. chấn - Lắp đặt các biển báo tại những
=> Tay, chân hoặc bộ phận cơ thương khu vực nguy hiểm
thể khác của công nhân va chạm - Yêu cầu công nhân không đùa
trúng. giỡn khi làm việc.
 Biện pháp kỹ thuật
- Sử dụng các thiết bị che chắn
chuyên dùng cho đầu vít trên
bàn phay.
5 Mối nguy về Một bộ phận cơ thể hoặc quần áo Gây  Biện pháp hành chính
cuốn kẹp bị kẹt trong bánh răng hoặc giữa chấn - Yêu cầu NLĐ về trang phục,
các phần của mâm cặp thương không mặc đồ quá rộng, thùng
thình, không đeo trang sức.
- Lắp đặt các biển báo tại những
khu vực nguy hiểm
- Yêu cầu công nhân không đùa
giỡn khi làm việc.
 Biện pháp kỹ thuật
- Sử dụng các thiết bị che chắn
chuyên dùng cho máy tiện.
6 Mối nguy về Phoi nóng có nhiệt độ cao (lên Gây  Biện pháp hành chính
văng bắn đến hoặc thậm chí hơn 3000oC) bỏng, - Hướng dẫn các công nhân xử
văng bắn trong quá trình xử lý mù lý phoi nóng đúng quy định
phoi vào mắt hoặc bộ phận khác - Yêu cầu công nhân không
của cơ thể được đặt để các vật dụng dễ
cháy gần khu vực xử lý phoi
nóng
- Vị trí làm việc thông thoáng,
gọn gàng, sạch sẽ
- Hướng dẫn sử dụng các biện
pháp PCCC khi có tai nạn cháy

23
xảy ra
- Cảnh báo bằng bảng thông tin
các tai nạn về nhiệt cho người
lao động hiểu rõ
- Còi báo cháy tự động
- Nội quy, các quy định của
PCCC cần được niêm yết rõ
ràng, đồng thời cần treo những
biển cấm lửa ở những nơi tiềm
ẩn nguy cơ cháy nổ nguy hiểm
và cần treo ở vị trí dễ đọc, dễ
quan sát.
- Lắp đặt các bình chữa cháy
xung quanh khu vực
- Lắp đặt hệ thống phun nước
khi có ngọn lửa trần
 Biện pháp kỹ thuật
- Định kỳ bảo trì, bảo dưỡng
máy móc theo quy định của nhà
sản xuất và yêu cầu của nhà
máy.
- Sử dụng các tấm chắn an toàn
để che chắn mảnh dụng cụ,
7 Mối nguy về Một dụng cụ lỏng trên máy tiện Tay bị  Biện pháp hành chính
đâm thủng bị đâm vào tay khi tiến hành gia thương - Khi vào vận hành hoạt động
công. nhẹ này cần phải trang bị các
phương tiện bảo vệ cá nhân đầy
đủ đảm bảo an toàn lao động
trong sản xuất cơ khí
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm
túc các yêu cầu, quy định về an
toàn
 Biện pháp kỹ thuật
- Trước khi khởi động máy cần
phải kiểm tra các thiết bị an
toàn.
- Trước khi đi làm việc khác
phải tắt máy, không để máy hoạt
động khi không có người điều
khiển;
- Cần tắt công tắc nguồn khi bị
mất điện;
- Khi muốn điều chỉnh máy, phải
tắt động cơ và chờ cho khi máy
24
dừng hẳn, không dùng tay hoặc
gậy để làm dừng máy;
- Trên máy hỏng cần treo biển
ghi “Máy hỏng”.

8 Mối nguy về Chi tiết gia công trên máy tiện bị Rơi vào  Biện pháp hành chính
rơi rớt gãy hoặc rơi rớt: bàn cặp nặng; người - Lắp đặt máy móc đúng theo
phôi rơi hoặc trục ren được đột công quy định (đặt nơi bằng phẳng,
ngột đảo chiều, mâm cặp thoát ra nhân gây khoảng cách an toàn với người
và bay ra khỏi máy tiện. chấn lao động,..)
thương. - Lối đi lại phải được sắp xếp
gọn gàng và thông thoáng
- Nếu máy nằm trong góc khuất
phải có các biển báo để người đi
qua lại có thể cẩn thận
- Kiểm tra định kì vị trí đặt để
máy móc
- Yêu cầu công nhân không
được đùa giỡn và tự ý di chuyển
máy móc
- Phải thông báo cho bộ phận kỹ
thuật khi phát hiện máy móc
đang bị dịch chuyển gây mất an
toàn
 Biện pháp kỹ thuật
- Lắp đặt các hệ thống che chắn
khi máy móc sập đổ
- Lắp đặt cầu dao cảm biến khi
máy móc bị ngã đổ sẽ ngắt được
nguồn điện
- Trang bị còi báo động khi có
sự cố xảy ra

25
3.1.2 MÁY PHAY
STT Mối Rủi ro Hậu Giải pháp
nguy quả
1 Mối Dây điện bị hở, gây ra Chết  Biện pháp hành chính
nguy về chập điện. người - Huấn luyện người lao động các biện pháp
điện Nguồn điện bị quá tải. an toàn khi sửa chữa nguồn điện
=> Công nhân sửa - Lắp đặt các biển báo “ cấm vào khu vực”
chữa máy không cẩn khi đang tiến hành sửa chữa điện
thận chạm phải dòng - Phải giám sát khi sửa chữa
điện bị rò rỉ dẫn đến bị - Yêu cầu các nhân viên tuân thủ quy tắc an
điện giật toàn khi sửa chữa điện
- Chế tài đối với những hành vi cố tình làm
sai các quy tắc an toàn khi sửa chữa điện
 Biện pháp kỹ thuật
- Tắt nguồn năng lượng trước khi sửa chữa
- Sử dụng LOTO kiểm soát nguồn năng
lượng khi sửa chữa
 Lock out
- Bước 1: Dừng máy
- Bước 2: Xả các nguồn năng lượng tích trữ
như khí nước, hơi nước nóng,…
- Bước 3: Kéo cần gạt disconnect để ngắt
mạch.
- Bước 4: Móc khóa hãm
- Bước 5: Kiểm tra lại xem đã ngắt mạch thật
chưa, bằng cách nhấn nút khởi động. Bước
này rất quan trọng khi thiết bị nằm cách xa vị
trí khóa máy.
- Bước 6: Treo nhãn Tagout lên trên chỗ đặt
disconnect, hay thiết bị cho người khác dễ
nhìn thấy nhất.
- Bước 7: Bắt đầu tiến hành công việc sửa
chữa, bảo trì.
 Tag out
- Chỉ có người thực hiện Lockout mới được
quyền mở khóa sau khi đã xong công việc.
Không nhờ người khác mở thay mình.
- Nếu hết ca làm việc mà vẫn duy trì khóa
hãm trên máy, thì người đặt khóa hãm ở ca
trước chỉ được phép mở khóa của mình sau
khi người làm sau ca đã đặt khóa hãm.
- Nếu không có ca sau đến tiếp quản mà vẫn
duy trì khóa hãm, thì người phụ trách ca sẽ

26
để nguyên khóa hãm của mình và treo thêm
phiếu cảnh báo (tag) vào chỗ móc khóa.

2 Mối Sập, đổ đè lên người  Biện pháp hành chính


nguy về lao động khi ở gần vị - Lắp đặt máy móc đúng theo quy định (đặt
rơi rớt nơi bằng phẳng, khoảng cách an toàn với
trí máy.
người lao động,..)
Cơ cấu phanh hãm - Lối đi lại phải được sắp xếp gọn gàng và
bánh đà của máy phay thông thoáng
- Nếu máy nằm trong góc khuất phải có các
bị tuôn gây mất an Gây biển báo để người đi qua lại có thể cẩn thận
toàn. chấn - Kiểm tra định kì vị trí đặt để máy móc
thương, - Yêu cầu công nhân không được đùa giỡn và
tự ý di chuyển máy móc
gãy - Phải thông báo cho bộ phận kỹ thuật khi
xương phát hiện máy móc đang bị dịch chuyển gây
mất an toàn
 Biện pháp kỹ thuật
- Lắp đặt các hệ thống che chắn khi máy móc
sập đổ
- Lắp đặt cầu dao cảm biến khi máy móc bị
ngã đổ sẽ ngắt được nguồn điện
- Trang bị còi báo động khi có sự cố xảy ra
3  Biện pháp hành chính
Các mảnh dụng cụ,
- Hướng dẫn các công nhân sử dụng khi gia
dao phay lắp không
công
chặt, bàn gá kẹp phôi Gây tổn
- Sử dụng đồ bảo hộ, che chắn,…
văng ra bắn vào người thương
- Treo, dán các bảng cảnh báo những tai nạn
lao động đang thao tác cơ thể,
Mối có thể xảy ra khi sử dụng
hoặc làm việc gần đó mắt
nguy về - Nhắc nhở đối với các công nhân phải đeo
Cháy thường là kết hoặc
văng kính che chắn khi làm việc
quả của việc xử lý nặng
bắn - Vệ sinh máy đúng cách, thường xuyên
phoi nóng bắn vào các hơn có
 Biện pháp kỹ thuật
vật liệu dễ cháy như thể mù
- Lắp đặt “tấm chắn phoi” bằng cao su che
xốp, vải, mút, hoặc bộ lòa
chắn tại vị trí máy đang hoạt động => Ngăn
phận cơ thể của người
chặn việc phoi bắn vào cơ thể người lao động
công nhân
4 Mối Các đầu vít trên bàn Gây té  Biện pháp hành chính
nguy về phay, đầu phân độ và ngã - Yêu cầu NLĐ về trang phục, không mặc đồ
vướng những mấu vướng vào quá rộng, thùng thình, không đeo trang sức.
móc quần áo khi công - Lắp đặt các biển báo tại những khu vực
nhân làm việc nguy hiểm
- Yêu cầu công nhân không đùa giỡn khi làm
việc.

27
 Biện pháp kỹ thuật
- Sử dụng các thiết bị che chắn chuyên dùng
cho đầu vít trên bàn phay.
5  Biện pháp hành chính
Trầy
- Lắp đặt các biển báo tại những khu vực
Các đầu vít trên bàn xước
nguy hiểm
Mối phay, đầu phân độ và tay chân
- Yêu cầu công nhân không đùa giỡn khi làm
nguy về những mấu lồi va chạn hoặc bô
việc.
va chạm vào cơ thể khi công phận
 Biện pháp kỹ thuật
nhân làm việc khác của
- Sử dụng các thiết bị che chắn chuyên dùng
cơ thể
cho đầu vít trên bàn phay.
6

 Biện pháp hành chính


- Kiểm tra đường ống nước kỹ càng theo
Khi bơm nước vào các
định kỳ.
Mối vòi phun nước làm
- Đặt bản thông báo khu vực sàn có nước dễ
nguy về mát lập trình sẽ có một Gãy tay,
bị trượt cho công nhân biết.
trơn số đường ồng nước bị chân
 Biện pháp kỹ thuật
trượt rò rỉ => người lao
- Thường xuyên bảo dưỡng đường ồng nước
động bị té ngã
- Lắp đặt sàn chống trượt tại khu vực bơm
nước và làm mát lập trình.

7  Biện pháp kỹ thuật


- Che chắn các bộ phận dễ sinh nhiệt, các bộ
phận truyền động của máy.
Máy phay làm việc
Bị bỏng - Lắp đặt quạt thông gió nhỏ khu vực phát
trong thời gian dài dẫn
tay, sinh nhiều nhiệt
đến nóng máy.
Mối chân - Làm mát máy sau khi gia công
=> Công nhân làm
nguy về hoặc bộ - Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân đầy đủ
việc không chú ý cẩn
nhiệt phận cho công nhân: găng tay, giày,…
thận dễ chạm phải
khác của  Biện pháp hành chính
nguồn nhiệt.
cơ thể - Huấn luyện đầy đủ và nghiêm túc các quy
định an toàn khi làm việc với máy móc
- Lựa chọn khu vực gia công phải thoáng
mát, dễ tản nhiệt.

28
PHẦN KẾT LUẬN
Ngày nay, để bắt kịp xu hướng hiện đại hóa đất nước các doanh nghiệp đã
không ngừng đầu tư, trau dồi và hiện đại hóa các máy móc thiết bị của doanh nghiệp.
Với sự đầu tư đó các doanh nghiệp mong muốn rằng chất lượng sản phẩm sẽ ngày một
chất lượng và vị thế của mình trong lĩnh vực cơ khí sẽ được nâng trong nước lẫn nước
ngoài. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến việc
thực hiện các biện pháp an toàn cho doanh nghiệp mình. Các biện pháp an toàn sẽ
giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu tối đa rủi ro gây tai nạn lao động cho công nhân tại
cơ sở và đảm bảo cơ sở không bị thiệt hại của cải vật chất. Mặc khác, việc áp dụng tốt
các biện pháp kỹ thuật an toàn còn có thể khẳng định rằng doanh nghiệp không chỉ
đảm bảo về mặt chất lượng sản phẩm mà còn xây dựng được một môi trường làm việc
đảm bảo an toàn. Nhưng để đảm bảo rằng doanh nghiệp có thể phát triển bền vững thì
doanh nghiệp sẽ không ngừng phân tích, đánh giá, thay đổi các biện pháp kỹ thuật
mới phù hợp với từng thời điểm và từng loại thiết bị mà doanh nghiệp hiện có.

29
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] N. P. Lộc, “Chương 1: Xác định và nhận diện mối nguy,”


[2] Tinh Hà, “Tổng quan về máy phay,”
[3] Minh Phú, “Tổng quan về máy tiện,”
[4] Thanh Duy, “Quy trình gia công cơ khí,”
[5] Wikipedia, “Cơ khí,”

30

You might also like