You are on page 1of 27

TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ CAO ĐỒNG AN

KHOA CƠ KHÍ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG
NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI

Chủ đề:
THỰC TẬP LAO ĐỘNG SẢN XUẨT TẠI CÔNG TY TNHH ARD VIỆT NAM

HSSV: Nguyễn Ngọc Đạt 1961001


GVHD: thầy Nguyễn Văn Dũng

Bình Dương, ngày….tháng…..năm 2022



LỜI NÓI ĐẦU

Đối với mỗi sinh viên đang trong thời gian chuẩn bị cho quá trình tốt nghiệp ra
trường cũng sẽ trải qua quá trình thực tập thực tế tại các công ty, cơ quan phù hợp với
ngành nghề của mình để trao dồi thêm kiến thức thực tiễn cũng như kĩ năng, kinh
nghiệm cho bản thân sau này. Và tôi cũng không ngoại lệ, là sinh viên đang theo học
ngành cơ khi chế tạo máy tại Trường cao đẳng công nghệ cao Đồng An và cũng đang
trong quá trình thực tập thực tế tại công ty TNHH ARD Việt Nam trong thời gian 3
tháng từ ngày 27/12/2021 đến ngày 31/03/2022. Tại công ty tôi được sự hướng dẫn tận
tình của thầy Nguyễn Văn Dũng, giám đốc công ty anh Trần Minh Đức cùng với sự
giúp đỡ nhiệt tình, có tâm của các anh nhân viên tại công ty.
Những kiến thức quí báu mà tôi học được tại đây chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho tôi
khi ra trường và nhiều hơn nữa sẽ là cung cấp cho tôi kinh nghiệm để sau khi tốt
nghiệp ra trường chúng em sẽ đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công việc
trong công cuộc “Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa” đất nước.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn nhà trường, thầy Nguyễn Văn Dũng và đặc biệt
là tập thể các anh trong công ty đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thực tập được
diễn ra một cách suôn sẻ và hoàn thành tốt đẹp.

Bình Dương, ngày…….tháng……năm 2022


Sinh viên thực hiện

Nguyễn Ngọc Đạt


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................

Đánh gía về báo cáo thực tập tốt nghiệp :…../10 điểm
Bình Dương, ngày ….tháng …. năm ……
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
(ký và ghi rõ họ tên)
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP..................................1


1. Lịch sử hình và thành phát triển của đơn vị..............................................1
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh................................................1
3. Sở đồ tổ chức..........................................................................................11
4. Các quy định/ nội quy của đơn vị thực tập.............................................11
CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP...........................................................13
1. Giới thiệu đôi nét về nội dung công việc sinh viên hướng tới trong đợt
thực tập............................................................................................................13
2. Mô tả công việc thực tế nơi sinh viên đang thực tập..............................13
3. Kết quả đạt được.........................................................................................18
CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN.................................................................................20
1. Tự đánh giá của bản thân........................................................................20
2. Kiến nghị, đề xuất...................................................................................20
CHƯƠNG 1 . TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Lịch sử hình và thành phát triển của đơn vị
 Tên công ty : ARD VIET NAM COMPANY LIMITED

Hình 1.1: Công ty TNHH ARD Việt Nam


 Địa chỉ : Block 10, trường đại học quốc tế Miền Đông, đường Nam Kì
Khỏi Nghĩa, thành phố mới Bình Dương.
 Điện thoại: 0888633636
 Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của công ty: gia công chi tiết lắp ráp,
gia công hàn, cắt layer kim loại tấm, láp ráp và sửa chữa máy tự động
hóa cho các công ty tự động hóa…
 Loại hình doanh nghiệp: TNHH
 Quy mô hoạt động: Quốc tế
 Ban lãnh đạo: Giám Đốc Trần Minh Đức
 Năm thành lập: 2020
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh
 Những thiết bị máy móc sử dụng tại đơn vị

1
Tại công ty sử dụng các dòng máy phay CNC để gia công như: máy phay CNC Hitachi
Seiki vm40 sản xuất tại Nhật Bản, máy phay MAZAK Mazatech V414…

Hình 2.1: Máy phay CNC MAZAK Mazatech V414

 Thông số kĩ thuật của máy phay CNC MAZAK Mazatech V414

Kích thước bàn máy: 400x800mm

Tốc độ trục chính: 7000rpm

Ổ dao: 30 (BT40)

Thay dao tự động: Có

Hành trình X: 81 mm

Hành trình Y: 41 mm

Hành trình Z: 460mm

2
Hình 2.1: Máy phay CNC Hitachi Seiki vm40

 Thông số kĩ thuật máy phay CNC Hitachi Seiki vm40

Kích thước bàn máy: 900x410mm

Tốc độ trục chính: 8000rpm

Ổ dao: 30 (BT40)

Thay dao tự động: Có

Hành trình X: 560mm

Hành trình Y: 450mm

Hành trình Z: 450mm

Số lượng trục: 3

Loại BT: BT40

Bên cạnh các loại máy phay CNC công ty cũng trang bị một số loại máy tiện CNC
như: máy tiện CNC Mori Seiki Sl-20…
3
Hình 2.3: Máy tiện CNC Mori Seiki Sl-20

 Thông số kĩ thuật máy tiện CNC Mori Seiki Sl-20

Tốc độ trục chính: 4500rpm

Tự động thay dao: 8 dao

Hành trình X: 320mm

Hành trình Z: 560mm

Đường kính mâm cặp: 200mm

Lỗ thông nòng: 54mm

 Những nguyên vật liệu đầu vào của đơn vị:

Tại công ty với việc sản suất nhiều loại mặt hàng chi tiết gia công khác nhau. Với từng
loại chi tiết,yêu cầu vẽ về chất liệu để gia công chi tiết của các khách hàng mà công ty
nơi tôi thực tập nhập nhiều loại nguyên vật liệu khấc nhau như:

4
 Nhôm

 Sắt

 Thép

 Inox

 Một số sản phẩm của công ty

Sản phẩm của công ty chủ yêu là các loại chi tiết máy, chi tiết lắp ráp đáp ứng theo yêu
cầu bản vẽ của khách hàng.

 Sản phẩm công nghệ phay CNC

Hình 2.4: Sản phẩm công nghệ phay CNC

5
 Sản phẩm công nghệ tiện CNC

Hình 2.5: Sản phẩm công nghệ tiện CNC

 Qui trình công nghệ của đơn vị thực tập:

Bước 1: Tạo bản vẽ thiết kế cơ khí

6
Kỹ sư cơ khí là người trực tiếp phụ trách nghiên cứu bản vẽ, tìm hiểu chi tiết từng
phần. Từ đó đảm bảo phân loại tất cả các chi tiết đúng yêu cầu về mặt kỹ thuật.

Hình 2.6: Bản vẽ chi tiết tại công ty

7
Bước 2: Xác định phương thức sản xuất

Phương thức sản xuất cho biết thông tin sản lượng, tính chất ổn định,… của đối tượng
cần gia công. Từ phương thức sản xuất, người thợ sẽ xác định cách thức, công nghệ và
tổ chức chế tạo đảm bảo chất lượng thành phẩm và đạt hiệu quả kinh tế.

Hiện nay có 3 phương thức sản xuất phổ thông sau:

Sản xuất đơn chiếc từng sản phẩm cơ khí: Sản phẩm được gia công tỉ mỉ, kéo dài thời
gian. Phương thức này thường áp dụng với sản phẩm có sản lượng hàng năm rất ít (từ
vài đến vài chục sản phẩm) và không có chu kỳ sản xuất lại.

Sản xuất hàng loạt sản phẩm cơ khí: Trái với phương thức trên, sản xuất hàng loạt
nhanh chóng hơn. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm cũng khó đảm bảo hơn. Người ta áp
dụng phương thức gia công này cho sản phẩm có sản lượng hàng năm tương đối lớn.
Sản phẩm được tạo thành từng đợt, có chu kỳ xác định.

Sản xuất hàng khối sản phẩm cơ khí: được áp dụng khi số lượng sản xuất lớn. Sản
phẩm được chế tạo liên tục và lâu dài.

Bước 3: Lựa chọn phôi và tiến hành chế tạo phôi

Cần chọn phôi phù hợp với yêu cầu sản phẩm và yêu cầu khách hàng. Kích thước phôi
được xác định theo lượng dư gia công. Vật liệu phôi đa dạng từ kim loại, hợp kim đến
vật liệu phi kim.

Chọn phôi hợp lý đảm bảo cơ tính của chi tiết gia công. Đồng thời giảm chi phí vật
liệu và chi phí gia công, góp phần giảm giá thành của sản phẩm.

Một số phương pháp chế tạo phôi có thể kể đến:

Đúc cơ khí: thợ luyện kim có thể tiến hành đúc trong khuôn cát tươi, đúc áp lực, đúc
trong khuôn kim loại,… tùy vào yêu cầu kỹ thuật.

Gia công áp lực: rèn, cán, dập thể tích,…

Gia công hàn

Bước 4: Xác định thứ tự các bước

8
Người thợ cần xác định thứ tự các nguyên công, các bước trong quy trình gia công cơ
khí chính xác. Chọn sơ đồ gá đặt ở từng nguyên công. Đưa ra phương án khác nhau để
chế tạo chi tiết.

Nguyên công là đơn vị cơ bản của quy trình công nghệ, do 1 hoặc 1 nhóm công nhân
thực hiện liên tục tại 1 chỗ để gia công cơ khí 1 (1 nhóm) chi tiết máy.

Việc thiết kế quy trình gia công cơ khí chính xác đòi hỏi xác định hợp lý thứ tự các
nguyên công, các bước tiến hành tối ưu nhất (thời gian ngắn nhất, đảm bảo chất lượng
và chi phí thấp nhất).

Bước 5: Lựa chọn máy móc, thiết bị phù hợp cho các nguyên công

Người thợ chịu trách nhiệm lựa chọn thiết bị, máy móc, dụng cụ hợp lý để đảm bảo
năng suất và chất lượng thành phẩm.

Bước 6: Xác định lượng dư gia công cho các bước

Để đạt chi tiết gia công có hình dạng, kích thước và chất lượng theo yêu cầu thiết kế,
người thợ cần thực hiện qua nhiều bước. Tại mỗi bước phải hớt bỏ đi một lượng kim
loại nhất định trên phôi. Lớp kim loại được hớt đi đó được gọi là lượng dư gia công.

Người kỹ sư thiết kế thường đưa ra nhiều phương án gia công cùng lúc. Sau đó tiến
hành so sánh hiệu quả từng phương án để lựa chọn phương án tối ưu nhất.

Bước 7: Xác định chế độ cắt trong các nguyên công, các bước

Tính toán lựa chọn chế độ gia công cơ khí chính xác đối với vật liệu, đảm bảo phù hợp
với từng nguyên công để sản phẩm đạt độ chính xác cao nhất.

Phương pháp cắt có thể là tiện, phay, khoan, bào… Còn chế độ cắt chính là các trị số
về chiều sâu cắt (t), lượng chạy dao (s), tốc độ cắt (v), công suất cần thiết (N),…

Bước 8: Chọn đồ gá cho từng nguyên công

Đồ gá phù hợp đảm bảo kẹp chặt phôi trong suốt quy trình gia công cơ khí chính xác.
Đôi khi người thợ phải thiết kế riêng chi tiết cho đồ gá với nguyên liệu cần thiết.

Bước 9: Tiến hành quy trình gia công cơ khí chính xác

9
Gia công cơ khí chính xác sử dụng các máy móc hiện đại trong suốt quá trình. Người
thợ thực hiện gia công sản phẩm trên các máy như: máy tiện, máy phay, máy bào,
khoan, mài,…

Bước 10: Kiểm tra sản phẩm sau quy trình gia công cơ khí chính xác

Đây là bước quan trọng để đảm bảo độ chính xác về kỹ thuật và độ bóng bề mặt, tính
thẩm mỹ của sản phẩm theo đúng yêu cầu đề ra. Người thợ sử dụng 1 số dụng cụ đo
kiểm tra như: thước cặp, máy đo 2D/3D,…

 Các công đoạn để sản xuất, gia công:

Bước 1: Gá phôi

 Đọc bản vẽ, cách gá, chiều gá phôi của chi tiết gia công
 Vệ sinh sạch sẽ đồ gá kẹp, eto,…

Bước 2: Rà gá phôi

 Kẹp lắc phôi, kiểm tra tọa độ X,Y,Z


 Rà song song trục X, Y
 Rà vuông góc trục X,Y
 Kiểm tra lại

Bước 3: Lưu chuẩn

 Xóa các góc tọa độ cũ không cần thiết tránh nhầm lẫn
 Xác định vị trí cần lấy chuẩn, cạnh lấy chuẩn theo bản vẽ gia công
 Lau sạch mặt lấy chuẩn và công cụ lấy chuẩn…

Bước 4: Lấy chương trình

 Kiểm tra tên, độ dài, đường kính và số thứ tự của dụng cụ cắt
 Kiểm tra lại chương trình trước khi chạy

Gia công CNC gồm có 2 công đoạn chính: gia công CNC thô và gia công CNC tinh.

10
Kiểm tra phôi so với bản vẽ và kiểm tra vật liệu

Sau khi gia công CNC thô là bước kiểm tra phôi so với bản vẽ. Tiếp đến là kiểm tra
vật liệu gia công.

 Trường hợp 1: Vật liệu không yêu cầu nhiệt luyện


 Trường hợp 2: vật liệu yêu cầu nhiệt luyện, gửi đi nhiệt luyện và nhận lại khi đã
kiểm tra kích thước phôi nhiệt luyện đã đáp ứng yêu cầu cho phép hay chưa.

Gia công CNC tinh

Chương trình gia công tinh được thiết lập và vận hành máy chạy gia công tự động.

Gia công CNC tinh là bước tạo hình chi tiết hoàn thiện theo bản vẽ đưa ra. Cuối cùng
của bước này là gia công CNC tinh hoàn tất.

Tự đánh giá kiểm tra chất kích thước tiêu chuẩn

Người vận hành máy CNC sau khi gia cồn hoàn tất tự đánh giá kiểm tra chất lượng và
chuyên qua bên QC để sử dụng máy móc đo lường kiểm tra chuẩn xác. Nếu hàng gia
công OK chuyển tiếp qua bộ phần xung điện/ cắt dây (nếu cần). Nếu kiểm tra hàng
chưa đạt yêu cầu tiếp tục gia công CNC tinh.

 Mỗi công đoạn người phụ trách, vận hành, lao động cần có những chuyên môn
gì:

Quản lý bộ phận cnc: cần phải có chuyên môn về kiến thức vật liệu, về quy trình
nguyên lý gia công cơ khí, và ngoài ra còn phải tiềm hiểu về các phần mềm thiết kế,
biết lập trình các phương trình gia công cnc trên phần mềm máy tính, chuyển bản vẻ
kỹ thuật thành các lệnh thao tác mà máy có thể hiểu được.

Nhân viên vận hành máy cnc: phải có chuyên môn về máy móc, kiến thức về gia công
cơ khí, cách thức chọn phương thức gia công phù hợp với từng chi tiết, cách đọc được
bản vẽ kỹ thuật, cách lập trình các dòng lệnh chỉ dẫn cho máy thao tác.

11
3. Sở đồ tổ chức

CÔNG TY TNHH
ARD VIỆT NAM

BỘ PHẬN HÀN BỘ PHẬN


TỰ ĐỘNG HÓA

BỘ PHẬN
GIA CÔNG
SỬA CHỮA BẢO TRÌ

QA/ QC
LÀM NGUỘI
VẬN HÀNH
MÁY

4. Các quy định/ nội quy của đơn vị thực tập


 Quy định chung hoặc văn hoá ứng xử trong đơn vị:
 Quy định chung:
 Chấp hành nghiêm chỉnh thời gian làm việc, thời gian kết thúc
 Không được sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc
 Không tụ tập đông người tại cùng 1 khu vực
 Hạn chế ra ngoài, rời khỏi vị trí làm việc khi không thực sự cần thiết
 Thứ 4 va thứ 7 hằng tuần vệ sinh, dọn dẹp xưởng
 Văn hoá ứng xử:
 Nhiệt tình hoà đồng với mọi người
 Giúp đỡ nhau nhiệt tình trong công việc
 Lễ phép với các anh nhân viên trong công ty
 Quy trình kiểm soát chất lượng
Bước 1: Bắt đầu
Cam kết Đảm bảo chất lượng QA (Quality Assurance) để triển khai hoạt động Kiểm
soát chất lượng QC (Quality Control) theo hệ thống.
Bước 2: Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng

12
Liệt kê các tiêu chí đánh giá chất lượng, công cụ kiểm tra, thang đo cho từng nhóm
hàng để triển khai QC đầu vào, quá trình và thành phẩm.
Ban hành sổ tay chất lượng
Bước 3: Xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm
Dựa trên tiêu chuẩn chất lượng chung theo nhóm hàng, xây dựng tiêu chí kiểm tra chất
lượng cho từng sản phẩm, phương pháp kiểm tra, công cụ đo lường và thang đo, cơ sở
ra quyết định chấp nhận hay loại bỏ.
Xây dựng Hướng dẫn kiểm tra QA, đính kèm mẫu, hồ sơ sản phẩm.
Bước 4: Phân loại lỗi và xây dựng AQL
Phân nhóm lỗi theo tiêu chí 5M + 1E
Liệt kê chi tiết các lỗi, cách nhận biết, nguyên nhân gây lỗi, phân loại thứ phẩm và
phương pháp xử lý
Ấn định AQL (Accepted Quality Limit) – Giới hạn chấp nhận sản phẩm lỗi theo Độ
khó kiểm tra cho từng sản phẩm.
Bước 5: Kiểm tra chất lượng
Mỗi lệnh sản xuất (LSX) có kích thước mẫu kiểm và số sản phẩm lỗi được chấp nhận
theo mức AQL đã ấn định trên số lượng sản xuất.
Lập phiếu kiểm tra chất lượng QC cho các khâu đầu vào, quá trình, thành phẩm cho
từng LSX.
Tiến hành kiểm tra và thu thập dữ liệu chính phẩm, thứ phẩm, phế phẩm và lỗi gây ra.
Ra quyết định chấp nhận hay loại bỏ lô hàng dựa trên hướng dẫn mà QA đã ban hành.
Lập biên bản COA (Cost of Quality Assurance) đối với các lỗi nặng nhằm khắc phục
và đảm bảo hành động gây lỗi không lặp lại.
Bước 6: Phòng ngừa khuyết tật
Thống kê số lượng sản phẩm lỗi và nguyên nhân gây lỗi tại các công đoạn.
Đề ra các biện pháp phòng ngừa khuyết tật.
Bước 7: Kết thúc
Lưu trữ hướng dẫn QA, phiếu QC, LSX
Lưu mẫu kiểm tra.
Cập nhật dữ liệu QC trên hệ thống.

 Quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn điện, vệ sinh, môi trường,…

13
Tất cả các công nhân làm việc trong công ty đều phải được hướng dẫn về an toàn và
phòng chống cháy nổ.
Đảm bảo đủ ánh sáng tại khu vực gia công
Đảm bảo vệ sinh thông thoáng tại khu vực gia công
Phải có biển báo, rào chắn tại khu vực gia công
Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho con người
Kiểm tra an toàn lao động trước khi vào khu vực gia công
Trang bị các bình chữa cháy
Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn lao động
công trình kiểm tra như: Tủ điện thi công phải có thiết bị chống rò và được kiểm tra
cách điện, máy hàn, máy cắt… phải được kiểm tra cách điện.
Phòng cháy chữa cháy và an toàn lao động là hai vấn đề quan trọng mà mỗi tổ chức
đều phải đặt lên hàng đầu. Phòng cháy, chữa cháy sẽ giúp tổ chức phòng tránh được
những rủi ro để lại hậu quả lớn. Ngoài ra, xây dựng lực lượng sẵn sàng ứng phó với
những tình huống khẩn cấp.

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG THỰC TẬP


1. Giới thiệu đôi nét về nội dung công việc sinh viên hướng tới trong đợt thực
tập

Trong quá trình bắt đầu thực tập tại công ty, dưới sự cho phép và hướng dẫn của cán
bộ hướng dẫn, chúng tôi được giao các công việc như sau:
Thời gian Công việc Nơi làm việc
Ngày 27/12/2021 đến Làm nguội, tập đọc bản vẽ Phòng làm nguội
ngày 25/1/2022
Ngày 31/1/2022 đến ngày Kiểm tra, đo kiểm sản Phòng QA/QC
28/2/2022 phẩm
Ngày 1/3/2022 đến ngày Tập vận hành máy phay Phòng gia công
15/3/2022 CNC
Ngày 16/3/2022 đến ngày Đứng máy phay CNC Phòng gia công
31/3/2022

 Các Nội dung công việc này được các anh nhân viên trong xưởng chỉ
bảo tận tình, chu đáo.
2. Mô tả công việc thực tế nơi sinh viên đang thực tập
 Trong quá trình thực tập tại công ty, tôi đã làm những công việc sau:
14
Thời gian Công việc Dụng cụ Cách thức thực hiện
Ngày Làm nguội sản Dũa Dùng dũa và giấy nhám
27/12/2021 phẩm sau khi Giấy nhám làm sạch các bavia mà
đến gia công Thước kẹp gia công chưa làm sạch.
ngày Panme Đo kiểm lại kích thước,
15/1/2022 Máy đánh bóng độ bóng của sản phẩm
theo yêu cầu của bản vẽ
kĩ thuật
Ngày Tập đọc bản vẽ Bản vẽ kĩ thuật do cán Nhận biết được các hình
17/1/2022 kĩ thuật bộ hướng dẫn chuẩn chiếu của chi tiết trên
đến bị bản vẽ, đọc được kích
ngày thước của chi tiết, biết
25/1/2022 được dung sai, độ bóng,
độ nhám của bản vẽ kĩ
thuật yêu cầu
Ngày Kiểm tra, đo Thước kẹp Dùng các loại dụng cụ
14/2/2022 kiểm chất lượng Panme đo để đo kiểm độ chính
đến sản phẩm Dưỡng kiểm và trục xác của sản phẩm như
ngày kiểm kích thước, độ bóng,
28/2/2022 song song,..theo yêu cầu
bản vẽ và nhập số liệu
vào phiếu báo cáo
Ngày Tập vận hành Máy phay CNC Với những kiếm thức
1/3/2022 đến máy phay CNC được học trước tại
ngày trường và dưới sự hướng
15/3/2022 dẫn tận tình của các anh
nhân viên đứng máy, tôi
đã tập làm quen và học
thuộc các thao tác cần
biết trong khi vận hành
máy phay CNC
Ngày Vận hanh máy Máy phay CNC Đọc bản vẽ kĩ thuật để
16/3/2022 phay CNC Bản vẽ kĩ thuật biết được gốc tọa độ
đến ngày Dụng cụ đo cũng như kích thước chi
31/3/2022 Phôi tiết trước khi gá phôi.
Gá phôi và xét dao xét
phôi theo yêu cầu bản
vẽ. lấy chương trình và
kiểm tra chương trình
khi nạp vào máy. Vận
15
hành máy đến khi kết
thúc chương trình. tháo
và đo kiểm sản phẩm
 Tình hình thực tế tại công ty
 Sau quá trình thực tập tại doanh nghiệp tôi thấy được việc học lý thuyết trên
trường chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức vừa đủ, còn trên thực tế khi va chạm công
việc bên ngoài thì có rất nhiều thiếu sót, bỡ ngỡ về thao tác, thông số và một số
điều khác nữa,…
 Sau một thời gian đã làm quen được với môi trường làm việc và được hiểu sâu
hơn về chuyên môn trong lĩnh vực và cũng như được nhiệt tình giúp đỡ của các
anh nhân viên công ty , khó khăn trong thời gian đầu đã được khắc phục nhờ
vào lượng kiến thức chuyên sâu thông qua quá trình tiếp cận thực tế.
 Thông qua đó tôi cảm thấy rất biết ơn nhà trường và thầy cô đã tạo cho tôi cơ
hội được đi thực tập để học hỏi nhiều kinh nghiệm, nhiều kiến thức bổ ích hơn.
Dưới đây là một số hình ảnh mà tôi làm việc tại công ty:
 Làm nguội

Hình 2.7: mài bavia

16
Hình 2.8: taro chi tiết

17
 Vận hành máy

Hình 2.9: gá phôi và vận hành máy

18
3. Kết quả đạt được

Sau quá trình 3 tháng thực tập tại công ty, tôi đã có thể đọc bản vẽ kĩ thuật tốt
hơn, sử dụng các loại dụng cụ đo nhanh nhẹn và chính xác hơn, phân biệt được các
loại dao dành cho từng loại vật liệu khác nhau… Kinh nghiệm quý báu nhất có lẽ là tôi
đã có thể vận hành được máy phay CNC sau bao ngày học hỏi và sự giúp đỡ tận tình
của các anh nhân viên tại công ty.

Dưới đây mà một số sản phẩm mà tôi đã gia công:

19
Hình 3.1: chi tiết gia công theo bản vẽ

20
Hình 3.2: chi tiết gia công hàng loạt

CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN


1. Tự đánh giá của bản thân

Nhận xét về bản thân: Qua quá trình thực tập tại Công Ty TNNN ARD Việt Nam, tôi
đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Những kinh nghiệm này
làm nền tảng cho tôi bước vào đời, nó là một trải nghiệm thực tế ngoài đời với nhiều
thử thách phía trước mà tôi cần phải cố gắng nổ lực, phấn đấu hết mình để vượt qua.

Thời gian thực tập đã giúp ích cho bản thân tôi rất nhiều điều bổ ích:
 Về kiến thức: nắm được các quy trình làm nguội, mài, dũa sản phẩm đạt kích
thước chính xác, taro chi tiết đã được gia công, sử dụng máy mài để mài dao,
đọc bản vẽ, xét phôi, xét dao, vận hành máy…
 Kỹ năng thực hành nghề và thái độ: học được tính nghiêm túc trong công việc,
tập trung, cẩn thận, tỉ mỉ trong mọi công đoạn để hoàn thành một sản phẩm..
 Văn hóa ứng xử trong xã hội khi đi làm: thực hiện đúng giờ giấc quy định, vui
vẻ hòa đồng với các anh nhân viên trong công ty,...

Đánh giá về bản thân:

 Do đây là lần đầu tiếp xúc với môi trường làm việc bên ngoài, cũng như chưa
sử dụng thành thạo các thiết bị dụng cụ tại công ty, chưa thích nghi được với
công việc mới nên trong quá trình làm có đôi lúc hơi chậm chạp, nhưng tôi
cũng đã cố gắng tiếp thu và hoàn thành tốt công việc được giao.
 Trong quá trình làm việc bản thân tôi cũng có lúc không tập trung vào công
việc nên đã làm sai một số hàng của công ty. Tôi cảm thấy có lỗi vì những việc
như vậy, những cuối cùng vẫn được các anh nhân viên khuyên bảo, giúp đỡ và
tôi càng ngày càng cố gắng để hoàn thiện công việc của mình một cách tốt nhất
và hoàn hảo nhất.
 Sau quá trình thực tập, bản thân tôi đã không còn cảm giác sợ sệt, nhút nhát, bỡ
ngỡ như những ngày đầu mới đến công ty.
2. Kiến nghị, đề xuất

21
 Đối với tôi, chương trình đào tạo của trường là phù hợp với chúng tôi, giúp
chúng tôi nắm bắt nhanh với thực tiễn, trao dồi đủ lượng kiến thức cần thiết cho
tương lai. Vì vậy, chương trình đào tạo của trường cần được phát huy một cách
tốt nhất để giúp các bạn sinh viên có đầy đủ kiến thức để bước vào cuộc sống
của chinh mình.
 Quá trình thực tập tại doanh nghiệp là vấn đề quan trọng đối với mỗi sinh viên
chuẩn bị ra trường, vì tại đây mỗi sinh vên được cọ sát thực tế, áp dụng lý
thuyết vào thực hành, học hỏi thêm được nhiều thứ. Tôi mong nhà trường sẽ
quan tâm và giúp đỡ các bạn sinh viên để các bạn có đủ lượng kiến thức và
kinh nghiệm khi ra trường.
 Nguyện vọng của bản thân: sau quá trình thực tập tại công ty, tôi thấy bản thân
tôi đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong công việc cũng như
thái độ, cách ứng xử với mọi người. Tôi mong muốn sau khi ra trường tôi có thể
theo đúng ngành nghề mà mình đã học để phát triển bản thân. Và tôi cũng
mong muốn có thể quay lại công ty mà tôi đã thực tập để làm việc vì tôi đã
quen với công việc cũng như những người đã giúp đỡ tôi tại đây.

22
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, Nguyễn Đắc Lộc chủ biên (2005)

[2] Sổ tay thiết kế cơ khí tập 2, Hà Văn Vui, Nguyễn Chỉ Sáng(2007)

[3] Cơ sở thiết kế máy, Nguyễn Hữu Lộc

23

You might also like