You are on page 1of 40

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

-------------  -------------

BÁO CÁO ĐỒ ÁN MÔN HỌC

NHẬP MÔN KỸ THUẬT

ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KHẮC CNC LASER


Giáo viên hướng dẫn: Khuất Đức Dương

Lớp: Nhập môn kỹ thuật – K14


Thành viên tham gia:

1. Đinh Văn Chiến


2. Hoàng Văn Đức
3. Bùi Phong Hào
4. Hoàng Tiến Hoan
5. Trần Xuân Quỳnh
6. Hoàng Ngọc Sơn
7. Hoàng Quốc Sử
8. Nguyễn Đức Thắng
9. Ngô Minh Tiến

Hà Nội / 2021
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ............................................................. 1
1.1.Đặt vấn đề................................................................................................ 1
1.2.Một số loại máy khắc laser ..................................................................... 1
1.3.Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ................................ 2
2.1. Tia laser .................................................................................................. 2
2.1.1. Giới thiệu chung .............................................................................. 2
2.1.2. Tính chất của laser .......................................................................... 2
2.1.3. Phân loại và Ứng dụng của laser..................................................... 2
2.2. Phần cơ khí ............................................................................................. 4
2.2.1. Động cơ bước .................................................................................. 4
2.2.2. Bộ truyền đai răng ........................................................................... 5
-Do lực đẩy nhẹ của dây đai trong chuyển động, một puly trong bộ truyền
phải được gắn mặt bích. ............................................................................ 6
2.2.3. Nhôm định hình............................................................................... 6
2.3. Phần điện ................................................................................................ 7
2.3.1. Mạch điều khiển .............................................................................. 7
2.3.2. Driver .............................................................................................. 7
2.3.2. Adapter ............................................................................................ 9
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP ...................... 10
3.1 Những yêu cầu cơ bản của đề tài .......................................................... 10
3.2. Lựa chọn thiết bị .................................................................................. 10
3.2.1. Phần cơ khí .................................................................................... 10
3.2.2. Phần điều khiển ............................................................................. 12
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 15
4.1. Thiết kế các bộ phận và cấu trúc cơ khí ............................................... 15
4.2. Xây dựng hệ thống và phần mềm điều khiển máy............................... 18
4.2.1. Xây dựng hệ thống điều khiển máy .............................................. 18
4.2.2. Phần mềm điều khiển .................................................................... 19
CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH .......... 21
5.1. Quá trình chế tạo các bộ phận cơ khí ................................................... 21
5.2. Quá trình lắp ráp khung và hệ thống điều khiển .................................. 28
5.3. Quá trình thực nghiệm ......................................................................... 29
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ........................... 31
6.1. Kết luận ................................................................................................ 31
6.2. Phần làm được ...................................................................................... 31
6.3.Phần chưa làm được và những hạn chế................................................. 31
6.4. Hướng phát triển .................................................................................. 32
CHƯƠNG 7: KIẾN NGHỊ ........................................................................... 33
DANH MỤC HÌNH ẢNH
CHƯƠNG 1: Giới thiệu đề tài……………………………………….. 1
Hình 1.1: Máy DIY khắc laser diot……………………………………. 2
Hình 1.2: Máy cắt, khắc laser CO2 50W 500Mw – 15W……………… 2
Hình 1.3. Máy khắc Fiber 20W………………………………………… 2
Hình 1.4. Máy cắt Laser Fiber laser công suất rất lớn 6000W……….. 2
CHƯƠNG 2:Tổng quan nghiên cứu đề tài………………………….. 2
Hình 2.1. Minh họa tia laser……………………………………………. 2
Hình 2.2. Ứng dụng laser trong cơ khí………………………………... 3
Hình 2.3. Ứng dụng của laser trong y học…………………………… 3
Hình 2.4. Ứng dụng của laser trong giải trí…………………………… 4
Hình 2.5. Động cơ bước trong thực tế………………………………… 4
Hình 2.6. Cấu tạo của động cơ bước………………………………….. 4
Hình 2.7. Bộ truyền đai răng trong thực tế…………………………… 5
Hình 2.8. Nhôm định hình………………………………………………………… 6
Hình 2.9. Mạch điều khiển tích hợp…………………………………… 7
Hình 2.10. Mạch điều khiển Shield Arduino…………………….…. 7
Hình 2.10. Driver A4988……………………………………………… 7
Hình 2.11. Mạch nguyên lý của Driver……………………………….. 8
Hình 2.12. Apdater 12V - 2A………………………………………… 9
CHƯƠNG 3:Tính toán và lựa chọn giải pháp……………………… 10
Hình 3.1. Động cơ Step Nema 17 42x42x38…………………………. 10
Hình 3.2. Cơ cấu trượt OpenBuilds…………………………………… 10
Hình 3.3. Puly GT2 20 răng và dây curoa GT2 bản 6mm………..….. 11
Hình 3.4. Đế cao su………………………………………………….... 11
Hình 3.5.Tấm mica 5mm……………………………………………... 11
Hình 3.6. Kích thước của nhôm định hình…………………………..... 12
Hình 3.7. Các chi tiết khác…………………………………………… 12
Hình 3.8. Mạch GRBL CNC Controller mini v1.0…………………... 13
Hình 3.9. Đầu khắc laser 500mW tích hợp driver xung…………….... 14
CHƯƠNG 4: Thiết kế và xây dựng hệ thống điều khiển …………... 15
Hình 4.1. Mô hình tổng thể máy khắc laser…………………………… 15
Hình 4.2. Ke góc vuông ghéo nối 2 thanh nhôm đinh hình…………… 16
Hình 4.3. Cơ cấu truyền động trục X………………………………… 16
Hình 4.4. Cơ cấu truyền động trục Y………………………………….. 17
Hình 4.5. Hướng tịnh tiến trục X,Y……………………………………. 17
Hình 4.6. Lưu đồ thuật toán điều khiển………………………………… 18
Hình 4.7. Lưu đồ giải thuật nội suy……………………………………. 18
Hinh 4.8. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển…………………………….. 19
Hình 4.9: Sơ đồ nối chân Driver A4988………………………………. 19
Hình 4.10: Sơ đồ kết nối các thiết bị chấp hành với mạch điều khiển…. 19
Hình 4.11. Giao diện phần mềm điều khiển LightBurn……………… 20
Hình 4.12. Giao diện cài đặt thông số máy và Gcode………………… 20
CHƯƠNG 5:Chế tạo lắp ráp và vận hành mô hình………………… 21
Hình 5.1. Bản vẽ mô hình tổng thể……………………………………. 22
Hình 5.2. Bản vẽ gia công…………………………………………… 23
Hình 5.3. Bản vẽ gia công……………………………………………. 24
Hình 5.4. Bản vẽ gia công……………………………………………. 25
Hình 5.5. Bản vẽ gicông………………………………………………. 26
Hình 5.6. Bản vẽ gia công……………………………………………. 27
Hình 5.7. Kiểm tra hệ thống điều khiển bằng phầm mềm LightBurn... 28
Hình 5.8. Khung máy…………………………………………………. 28
Hình 5.9.Cơ cấu truyền động trục X và giá đỡ đầu laser 500mW…… 29
Hình 5.10.Cơ cấu truyền động trục Y………………………………... 29
Hình 5.11. Máy lắp ráp hoàn chỉnh…………………………………… 29
Hình 5.12. Máy đang vận hàng……………………………………… 30
Hình 5.13. Sản phẩm hoàn thiện……………………….......................... 30
CHƯƠNG 6: Kết luận và hướng phát triển ………………………... 31
Hình 6.1. Một số sản phẩm khắc-cắt bằng đầu laser 30W………………. 32
Lời nói đầu
Đồ án sinh viên nghiên cứu khoa học có thể nói là cuộc thi thú vị và bổ
ích đối với mỗi sinh viên ngành kỹ thuật. Qua quá trình thực hiện đồ án, chúng
em được cung cấp đầy đủ những hiểu biết chung và kiến thức nâng cao về
ngành học, rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả.
Ngày nay, máy CNC không còn là khái niệm xa lạ tại việt nam. Máy
CNC xuất hiện tại hầu hết các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là trong công
nghiệp.Tuy nhiên hầu hết các máy CNC trong nước đều là nghập từ một số
nước như Đức, Nhật, Trung Quốc và giá thành của các máy cnc đều rất cao.
Những máy CNC thiết kế tại Việt Nam còn rất ít và hầu như chỉ dừng lại ở mức
độ “chế máy CNC chạy được”. Do vậy, chúng em đã quyết định chọn đề tài
“THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KHẮC CNC LASER” do thầy Khuất
Đức Dương hướng dẫn.

Do yếu tố thời gian , cũng như thiếu kiến thức và kỹ năng nên đồ án còn
nhiều thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

1.1.Đặt vấn đề
Công nghệ laser đang ngày càng quan trọng đối với việc cho ra đời các sản
phẩm đạt chất lượng của ngành công nghiệp hỗ trợ. Tại Việt Nam, các thiết bị
laser công nghiệp đã có mặt trên thị trường trong nhiều năm và phần lớn được
cung cấp bởi các công ty hoạt động thương mại. Các máy CNC cho phép gia
công các sản phẩm có độ chính xác và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền
thống không thể làm được.Sau khi nạp chương trình gia công, nhiều máy CNC
có thể tự động chạy liên tục cho tới khi kết thúc, và như vậy giải phóng nhân
lực cho công việc khác.Trong xu thế đó, nhằm mục đích chế tạo một máy công
cụ chính xác có thể vẽ tranh, khắc chữ trên gỗ, nhựa, giấy, da, vải, phục vụ cho
mỹ nghệ, quà lưu niệm, tranh ảnh để bàn một cách tự động,nên nhóm đã thực
hiện đề tài này.
1.2.Một số loại máy khắc laser
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại máy khắc laser từ loại có công
suất nhỏ đến công suất lớn, cắt khắc đa vật liệu,khổ làm việc, giá thành, tùy
mục đích sử dụng cắt hay khắc sẽ chọn máy phù hợp nhất. Có thể phân loại ra
các loại sau đây:
-Loại 1: máy dùng đầu laser diode công suất nhỏ từ 0.5w-20w:
Công suất 0.5w chỉ khắc được gỗ, da,vải, bìa giấy 1 lớp mỏng tốc độ chậm.
Công suất 2.5w có thể cắt đứt được vải và giấy dày, khắc được đậm lợt khi
cần khắc tranh, chân dung, gỗ, cao su. Công suất trên 2.5w sẽ giúp khắc và cắt
được gỗ mỏng, cắt mica đen, và tăng được tốc độ cắt bằng cách đi nhanh hơn.
Công suất từ 7w có thể khắc lên được lớp vật liệu anode ( lớp bề mặt), và
từ 3w có thể khắc lên bề mặt lớp sơn thông thường, từ 5w có thể khắc lên được
bề mặt lớp sơn tĩnh điện.
Đầu 10W trở lên có thể khắc gỗ sâu, cắt được gỗ dày 3mm, khắc được trên
phíp đồng để tạo mạch in mà không cần qua máy phay CNC. Đồng thời đầu
này cũng có thể khắc lên được vỏ dưa, vỏ dừa,…
-Loại 2: máy khắc Laser chuyên dụng CO2 công suất từ 40w-400w:
Loại máy này cắt được phi kim như mica, gỗ, khắc mica trong. Khắc vỏ
dưa hấu, khắc lên bề mặt đá. Cắt gỗ, và khắc tốc độ cao, thời gian tiếp xúc của
đầu nhiệt ít nên không gây cháy hoặc hư hỏng sản phẩm cần khắc. Riêng đầu
laser 100W là có thể khắc được kim loại.
-Loại 3: máy cắt, khắc Fiber laser chuyên dụng công suất từ 20w-6000w:
Tia laser của fiber rất nhỏ, do đó tiêu cự tập trung tốt, năng lượng tại điểm
sẽ nhiều hơn loại laser CO2. Loại này có những máy công suất rất lớn để cắt
kim loại dày một cách nhanh chóng,độ chính xác rất cao.
1
Một số máy khắc laser có mặt trên thị trường Việt Nam:

Hình 1.1. Máy DIY khắc laser diot Hình 1.2. Máy cắt, khắc laser CO2
50W500mW - 15W

Hình 1.3. Máy khắc Fiber 20W Hình 1.4. Máy cắt Laser Fiber
laser công suất rất lớn 6000W
1.3.Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY KHẮC CNC LASER” có
các mục tiêu cần đạt sau đây:
- Thiết kế và chế tạo khung máy theo cơ cấu 2 trục (X,Y).
- Hiểu cách thức hoạt động của máy, các linh kiện sử dụng trong đề tài.
- Giao tiếp và điều khiển máy khắc bằng máy tính thông qua phần mềm
- có sẵn.
- Có thể khắc được trên nhiều vật liệu như: gỗ, da, vải, bìa catong, giấy.

2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
2.1. Tia laser
2.1.1. Giới thiệu chung
Laser (đọc là la-de) là tên viết tắt của cụm từ Light Amplfication
by Stimulated Emissionof Radiation trong tiếng Anh, và có nghĩa là "khuếch
đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích".
Electron tồn tại ở các mức năng lượng riêng biệt trong một nguyên tử. Các
mức năng lượng có thể hiểu là tương ứng với các quỹ đạo riêng biệt của electron
xung quanh hạt nhân. Khi có sự tác động vật lý hay hóa học từ bên ngoài, các
hạt electron này cũng có thể nhảy từ mức năng lượng thấp lên mức năng lượng
cao hay ngược lại. Các quá trình này có thể sinh ra hay hấp thụ các tia sáng
(photon) theo giả thuyết của Albert Einstein. Bước sóng (do đó màu sắc) của
tia sáng phụ thuộc vào sự chênh lệch năng lượng giữa các mức.

Hình 2.1. Minh họa tia laser


2.1.2. Tính chất của laser
- Độ định hướng cao: tia laser phát ra hầu như là chùm song song do đó khả
năng chiếu xa hàng nghìn km mà không bị phân tán.
- Tính đồng bộ của các photon trong chùm tia laser: Có khả năng phát xung
cực ngắn: cỡ mili giây (ms), nano giây, pico giây, cho phép tập trung năng
lượng tia laser cực lớn trong thời gian cực ngắn.
2.1.3. Phân loại và Ứng dụng của laser
- Laser chất rắn:
Có khoảng 200 chất rắn có khả năng dùng làm môi trường hoạt chất laser.
Một số loại laser chất rắn thông dụng:

2
YAG-Neodym: hoạt chất là Yttrium Aluminium Garnet (YAG) cộng thêm
2-5% Neodym, có bước sóng 1060nm thuộc phổ hồng ngoại gần. Có thể phát
liên tục tới 100W hoặc phát xung với tần số 1000-10000Hz.
Hồng ngọc (Rubi): hoạt chất là tinh thể Alluminium có gắn những ion
chrom, có bước sóng 694,3nm thuộc vùng đỏ của ánh sáng trắng.
Bán dẫn: loại thông dụng nhất là diot Gallium Arsen có bước sóng 890nm
thuộc phổ hồng ngoại gần.
- Laser chất khí:
He-Ne: hoạt chất là khí Heli và Neon, có bước sóng 632,8nm thuộc phổ ánh
sáng đỏ trong vùng nhìn thấy, công suất nhỏ từ một đến vài chục mW. Trong y
học được sử dụng làm laser nội mạch, kích thích mạch máu
Argon: hoạt chất là khí argon, bước sóng 488 và 514,5nm.
CO2: bước sóng 10.600nm thuộc phổ hồng ngoại xa, công suất phát xạ có
thể tới megawatt (MW). Trong y học ứng dụng làm dao mổ.

Hình 2.2. Ứng dụng laser trong cơ khí

Hình 2.3. Ứng dụng của laser trong y học


3
Hình 2.4. Ứng dụng của laser trong giải trí
2.2. Phần cơ khí
2.2.1. Động cơ bước
2.2.1.1. Vai trò của động cơ bước
Động cơ bước có vai trò cực kỳ quan trọng trong điều khiển chuyển động
kỹ thuật số, tự động hóa, được sử dụng hầu hết trong tất cả các máy tự
động,…Ta có thể điều khiển động cơ bước quay một góc bất kỳ, chính xác,
dừng lại một vị trí nào đó mà ta muốn. Một số ứng dụng của động cơ bước như:
Máy CNC, máy in, ổ cứng, ổ đĩa quang, robot,…
2.2.1.2. Cấu tạo của động cơ bước

Hình 2.5. Động cơ bước trong thực tế Hình 2.6. Cấu tạo của động cơ bước
Động cơ bước hay còn gọi là Step Motor là một loại động cơ chạy bằng
điện có nguyên lý và ứng dụng khác biệt với đa số các động cơ điện thông
thường. Chúng thực chất là một động cơ đồng bộ dùng để biến đổi các tín hiệu
điều khiển dưới dạng các xung điện rời rạc kế tiếp nhau thành các chuyển động
góc quay hoặc các chuyển động của rôto có khả năng cố định roto vào các vị
trí cần thiết.
Về cấu tạo, động cơ bước có thể được coi là tổng hợp của hai loại động cơ:
Động cơ một chiều không tiếp xúc và động cơ đồng bộ giảm tốc công suất nhỏ.
Động cơ được dùng trong hệ thống vòng hở đơn giản, những hệ thống này
đảm bảo cho hệ thống điều khiển gia tốc với tải trọng tĩnh.
4
2.2.1.3. Nguyên lý hoạt động
Động cơ bước không quay theo cơ chế thông thường, Step motor quay theo
từng bước một nên nó có độ chính xác cao về mặt điều khiển học.
Chúng làm việc nhờ các bộ chuyển mạch điện tử. Các mạch điện tử sẽ đưa
các tín hiệu của lệnh điều khiển vào stato theo thứ tự và một tần số nhất định.
Tổng số góc quay của rotor tương ứng với số lần chuyển mạch, cũng như
chiều quay và tốc độ quay của rotor phụ thuộc vào thứ tự chuyển đổi và tần số
chuyển đổi.
2.2.1.4. Ưu điểm và nhược điểm của động cơ bước
Ưu điểm:
- Step Motor có ưu điểm là khả năng cung cấp moment xoắn cực lớn ở dải
vận tốc thấp và trung bình.
- Một động cơ bước trên thị trường khá bền, giá thành cũng tương đối thấp.
- Việc thay thế cũng khá dễ dàng.
- Không nên dùng Step Motor cho các thiết bị đòi hỏi tốc độ cao.
Nhược điểm:
- Step Motor hay xảy ra có hiện tượng bị trượt bước. Lí do bởi vì lực từ
yếu hay nguồn điện cấp vào không đủ.
- Khi hoạt động thì Step Motor thường gây ra tiếng ồn và có hiện tượng
nóng dần. Với những Step Motor thế hệ mới thì việc độ ồn và nóng của
động cơ giảm đáng kể.
2.2.2. Bộ truyền đai răng
2.2.2.1. Khái niệm

Hình 2.7. Bộ truyền đai răng trong thực tế


Đai răng, là một dạng biến thể của bộ truyền đai. Dây đai có hình dạng gần
giống như thanh răng, bánh đai có răng gần giống như bánh răng. Bộ truyền đai
răng làm việc theo nguyện tắc ăn khớp là chính, ma sát là phụ, lực căng trên
đai khá nhỏ.

5
2.2.2.2. Nguyên lý làm việc
Bộ truyền đai là bộ truyền ma sát gián tiếp nhờ vào ma sát sinh ra giữa dây
đai và bánh đai(dùng puly). Mà cơ năng được truyền từ bánh chủ động sang
bánh bị động.
2.2.2.3. Cấu tạo
Cấu tạo của đai răng bao gồm các sợi thép bền chịu tải, nền và răng băng
cao su hoặc chật dẻo.
Thông số cơ bản của đai răng là module m, module được tiêu chuẩn hoá,
gía trị tiêu chuẩn của m: 1 ; 1,5 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 ; 7 ; 10 mm.
2.2.2.4. Ưu điểm và nhược điểm của bộ truyền đai răng
Ưu điểm:
- Tốc độ không đổi. Không trượt, lệch hay xộc xệch.
- Đai có hệ số đàn hồi lớn sẽ không bị kéo dãn.
- Không cần căng đai. Giảm tải và tăng tuổi thọ.
- Hiệu suất cơ học cao cho tốc độ và sức mạnh ổn định.
- Độ ồn thấp. Không rung, không có hiện tượng va chạm răng
- Phạm vi tải trọng rộng.
- Ít tạo nhiệt hơn vì hầu như không có ma sát.
- Nhanh chóng, dễ dàng lắp đặt hay tháo rời.
- Hệ thống nhẹ, sạch sẽ và nhỏ gọn.
- Không cần bôi trơn.
Nhược điểm:
- Chi phí cần cân nhắc và puly phải có rãnh răng phù hợp
- Do lực đẩy nhẹ của dây đai trong chuyển động, một puly trong bộ truyền
phải được gắn mặt bích.
2.2.3. Nhôm định hình
Nhôm định hình là các loại nhôm đã trải qua quá trình xử lý kim loại nhằm
phát huy tối đa về đặc tính vật lý, ưu điểm của nhôm sao cho phù hợp với yêu
cầu sử dụng. Hiện nay nhôm định hình được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều
ngành công nghiệp trên thế giới.

Hình 2.8. Nhôm định hình


6
Nhôm định hình không chỉ thiết kế được nhiều kiểu dáng mà còn mang
những ưu điểm vượt trội so với những vật liệu khác có trong tự nhiên. Nhôm
định hình dễ lắp đặt thi công, với đặc tính cứng, chịu lực tốt, khả năng chống
ăn mòn cao, khả năng tạo hình vượt trội thanh nhôm định hình công nghiệp
được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp với nhiều ứng dụng như làm
mặt bàn máy CNC, khung máy, khung tháp gió, khung pin năng lượng mặt
trời...
2.3. Phần điện
2.3.1. Mạch điều khiển
Mạch Điều Khiển CNC 3 Trục GRBL được sử dụng phổ biến trong máy
CNC mini và máy khắc laser. Với kích thước nhỏ gọn và cực kỳ dễ sử dụng,
đồng thời bộ thư viện GRBL là mã nguồn mở toàn toàn miễn phí nên rất dễ
dàng để làm các máy CNC 3 trục DIY – máy khắc laser DIY. Điều khiển được
các loại động cơ Step 42, 57. Trên Board đã có sẵn vị trí để cắm jack cung cấp
nguồn điện và cổng tín hiệu USB.

Hình 2.9. Mạch điều khiển tích hợp Hình 2.10. Mạch điều khiển Shield
Arduino
2.3.2. Driver
2.3.2.1. Driver điều khiển Step
A4988 là driver điều khiển động cơ bước cực kì nhỏ gọn, hỗ trợ nhiều chế
độ làm việc. Điều chỉnh được dòng ra cho động cơ, có thể tự động tắt điện khi
quá nóng. A4988 hỗ trợ nhiều chế độ hoạt động của động cơ bước lưỡng cực
như : full ,1/2,1/4, 1/8 và 1/16.

Hình 2.10. Driver A4988


7
A4988 hoạt động từ 8V đến 35V và có thể cung cấp lên đến 1A cho mỗi
giai đoạn mà không cần một tản nhiệt hoặc luồng không khí cưỡng bức.
Thông số kĩ thuật:
- Điện áp hoạt động 3,3v - 5v
- Dòng OUTPUT +2A
- Điện áp điều khiển (VMOT) 8v - 35v
- Nhiệt độ hoạt động -20 đến 85oC
- 5 chế độ điều khiển động cơ bước: full, 1/2, 1/4, 1/8, 1/16
- Kích thước 15(W) x 20(L) x 2(H) .

Điều khiển số bước:


MS1 MS2 MS3 Bước
Low Low Low Full step
High Low Low 1/2 step
Low High Low 1/4 step
High Low High 1/8 step
High High High 1/16 step

2.3.2.2. Driver laser


Mạch driver laser được dùng để cung cấp năng lượng cho diode laser hoạt
động, ngoài ra còn điều khiển công suất diode laser. Bên cạnh đó driver laser
còn cấp nguồn cho quạt tản nhiệt được gắn trên bộ laser.

Hình 2.11. Mạch nguyên lý của Driver


Ưu điểm của driver:
- Khả năng chống nhiễu của các cổng nối tiếp cao.
- Thiết bị ngoại vi có thể tháo lắp ngay cả khi máy tính đang được cấp
điện.

8
- Các mạch điện đơn giản có thể nhận được điện áp nguồn qua cổng
nối tiếp.
2.3.2. Adapter
Chức năng chính của adapter:
- Cung cấp nguồn điện thích hợp cho các thiết bị điện tử hoạt động ổn định.
- Ngoài cung cấp nguồn điện Adapter còn có thể sạc pin cho thiết bị điển hình.
- Tùy theo các thiết bị khác nhau mà Adapter có công suất nhất định
5A,7A,10A.

Hình 2.12. Apdater 12V - 2A

9
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN VÀ LỰA CHỌN GIẢI PHÁP
3.1 Những yêu cầu cơ bản của đề tài
Sử dụng mô hình vào trong thực tế, máy cần có những yêu cầu cơ bản sau:
- Máy phải có độ an toàn cao.
- Độ ổn định cao .
- Tốc độ di chuyển nhanh.
- Đáp ứng được nhu cầu cần sử dụng trong cuộc sống.
- Khắc chính xác.
- Cơ khí chính xác.
- Thao tác dễ dàng, điều khiển đơn giản.
3.2. Lựa chọn thiết bị
3.2.1. Phần cơ khí
- Động cơ bước:
Sau khi tìm hiểu rõ về từng loại động cơ, nhóm quyết định chọn động cơ
bước để dẫn động cho trục X, Y. Vì động cơ bước có giá thành rẻ, mạch driver
điều khiển đơn giản, điều chỉnh góc quay chính xác. Đối với cắt khắc laser,
động cơ dẫn động trên trục X,Y không cần chịu tải lớn => khó bị mất bước,
nên động cơ bước nema 17 42x42x38 rất thích hợp.

Hình 3.1. Động cơ Step Nema 17 Hình 3.2. Cơ cấu trượt OpenBuilds
42x42x38
Thông số kỹ thuật động cơ bước:
- Kích thước: 42×42×38 mm
- Đường kính trục: 5mm
- Loại động cơ bước 2 pha
- Điện áp định mức: 12VDC
- Dòng định mức: 1,2A với step 42×42×38
- Độ phân giải: 1,8 độ/step
- Moment xoắn: 400Nm.m Min (2 phase)
- Kết nối.
A+ || Black A- || Red B+ || Green B- || Blue
10
- Cơ cấu truyền động và cơ cấu ray trượt: Sau khi xem xét, phân tích các
phương án để xem bộ truyền nào thích hợp cho việc truyền động. Nhóm nhận
thấy bộ truyền đai răng là khả thi nhất vì máy không chịu tải lớn, tốc độ di
chuyển nhanh, bộ truyền vít me – đai ốc và thanh răng – bánh răng không thích
hợp, khoảng cách dịch chuyển xa cũng như giá thành rẻ, dễ kiếm. Nhóm em
dùng cơ cấu trượt OpenBuilds- vòng bi kẹp vào nhôm định hình, vòng bi được
cố định trên tấm gá mica, cơ cấu này giá thành rẻ, tương đối ổn định.
Nhóm em chọn Puly GT2 20 răng, trục 5mm, kèm theo dây curoa GT2 bản
rộng 6mm vì nó phù hợp với động cơ bước nema 17 42x42x38.

Hình 3.3. Puly GT2 20 răng và dây curoa GT2 bản 6mm
-Chân đế khung máy: Chân đế nhóm em chọn chân đế cao su vì giá thành
rẻ, dễ mua, bền đẹp, giảm rung khi máy hoạt hoạt động, kích thước phù hợp
với bản thiết kế.

Hình 3.4. Đế cao su Hình 3.5.Tấm mica 5mm


- Tấm liên kết khung máy: Nhóm em sử dụng mica 5mm. Mica 5mm khá
cứng cáp, dễ gia công mà máy có kích thước nhỏ, các part gá cũng nhỏ nên
mica 5mm đáp ứng được với yêu cầu.
- Khung máy : Nhóm sử dụng nhôm định hình 2040 cho truyền động trục
X, khung và truyền động trục Y sử dụng nhôm định hình 2020. Lý do lựa chọn
vì rẻ, dễ mua, dễ lắp đặt, độ chắc chắn và ổn định cao. Nhôm định hình cũng
được sử dụng nhiều để làm khung các máy CNC, in 3D, cắt-khắc laser DIY .

11
Hình 3.6. Kích thước của nhôm định hình

- Các chi tiết còn lại: Ngoài các chi tiết nhóm đã kể trên, chúng em còn sử
dụng 1 số chi tiết khác: Bu lông M3, M4, M5, M6, đai ốc M5, con lăn nhôm
định hình để lắp cơ cấu trượt OpenBuilds, con chạy rãnh, ke vuông 20 nhôm
định hình 2020.

Hình 3.7. Các chi tiết khác


3.2.2. Phần điều khiển
3.2.2.1. Mạch điều khiển
Hiện nay trên thị trường có nhiều board mạch sử dụng trong khắc laser như
board Sheild Arduino cho máy CNC, board CNC MACH3, mạch grbl. Sau khi
tham khảo từ nhiều nguồn chúng em chọn mạch GRBL CNC Controller mini
v1.0 vì:
- Phần mềm điều khiển LightBurn chúng em sử dụng hỗ trợ mạch này,
không cần cài firmware phức tạp, chỉ cần kết nối với phần mềm là chạy.
- Ngoài ra mạch có giả thành rẻ, có sẵn trên thị trường, đầu ra laser Pmax
60W, điều khiển 3 trục, điện áp hoạt động 12-36V (rất phổ biến). Điều
khiển được Step 42 thông qua Driver A4988.
- Mạch này không có endstop cũng phù hợp với yêu cầu đặt ra là khổ làm
việc nhỏ.

12
Hình 3.8. Mạch GRBL CNC Controller mini v1.0
Thông số kĩ thuật:
- Điện áp sử dụng : 12-36V.
- Điện áp chân ra motor: 12-36V/ Laser: 12V5Amax/ step: 12V2Amax.
- Hỗ trợ Module điều khiển động cơ động cơ : A4988.
- Stepper motor driver: 42 stepper (1.2A/0.3Nm/12V).
- Công suất 150-300W.
- Vật liệu : PCB.
- Hệ thống điều khiển : GRBL 1.0.
- Hệ điều hành hỗ trợ: Win XP 7/8/10.
- Phần mềm hỗ trợ khắc: LightBurn, grblcontrol, lasergrbl.
- Điều khiển ngoại tuyến: Hỗ trợ Gcode, txt, tap, nc, nc, cnc.
- Trục điều khiển : XYZ
- Endstop : Không
- PMW /TTL : Có
Ưu điểm của mạch CNC controller grbl mini 1.0:
- Mạch có kích thước mạch nhỏ gọn, ít chiếm không gian nên dễ dàng lắp
đặt.
- Kết nối và điều khiển được cùng lúc 3 stepper motor với khả năng điều
khiển tốc độ, vị trí mượt mà, chính xác. Đặc biệt hỗ trợ điều khiển được với
tất cả các loại stepper motor 42 và 57 (12V 2Amax)
- Việc kết nối động cơ với mạch cũng như kết nối mạch với nguồn cấp và
máy tính vô cùng đơn giản, linh hoạt thông qua các dây bus và jack cắm có
sẵn trên mạch.
- Tăng khả năng mở rộng đối tượng điều khiển ( motor, đầu laser..) cho
nhiều mục đích sử dụng khác nhau (khắc gỗ, mica, khắc laser…). Có thể điều

13
khiển được motor (12-36V) và đầu laser (12V 5Amax) thông qua 2 jack cắm
riêng biệt trên mạch.
- Sử dụng nguồn cấp 12- 36VDC thông dụng, dễ dàng tìm kiếm.
- Giao tiếp với máy tính vô cùng đơn giản qua cổng USB thông dụng. Dễ
dàng xuất nhập, thay đổi code điều khiển máy cho nhiều loại đầu công tác với
mục đích sử dụng khác nhau.
- Phần mềm giao tiếp đơn giản, dễ sử dụng, dễ dàng tìm kiếm và dowload
trên internet. Giao diện phần mềm đơn giản, cho phép thiết lập và thay đổi
thông số của máy dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện cho các mục đích sử
dụng máy khác nhau và có nhiều tính năng mở rộng cũng hệ thống tài liệu
hướng dẫn sử dụng vô cùng phong phú trên mạng internet.
- Mạch được sử dụng bởi các linh kiện điện tử chọn lọc và chất lượng, cho
mạch sự ổn định cũng như tuổi thọ sử dụng lâu dài.
3.2.2.2. Đầu khắc laser 500mW có sẵn driver xung
Để khắc được trên gỗ, cần sử dụng laser công suất 500mW trở lên, vì thế
chúng em chọn đầu khắc laser điot như hình 2.9.

Hình 3.9. Đầu khắc laser 500mW tích hợp driver xung
Thông số kỹ thuật:
- Bước sóng: 450 nm.
- Điện áp: DC 12V.
- Nhiệt độ làm việc: +10 đến +40.
- Nó có thể được dùng để khắc gỗ, da, nhựa mềm, cắt delcal, gỗ mõng,
xốp…
- Chiều dài cáp 40cm.
- Kích thước: 33 * 33 * 75 mm.

14
CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
4.1. Thiết kế các bộ phận và cấu trúc cơ khí
Sau khi tham khảo các mẫu có sẵn trên thị trường cũng như kinh phí nhóm
có hạn nên chúng em chọn thiết kế máy có kích thước nhỏ, kích thước tổng thể
(X *Y): 299*432mm, khổ làm việc thực tế: 197.3*263.96mm.
Chúng em thiết kế trên phần mềm Solidworks 2017. Hầu hết các bộ phận
chính như: động cơ bước, board mạch, đầu laser, nhôm định hình, con lăn, ke
vuông, con trượt, bu lông đai ốc đều có kích thước chuẩn và có sẵn trên thị
trường, nên chúng em dựa vào kích thước chuẩn để thiết kế kích thước
khung,các tấm đỡ mica sao cho hợp lý và phù hợp yêu cầu đặt ra.

Mô hình tổng thể:

Hình 4.1. Mô hình tổng thể máy khắc laser

15
Để ghép nối và cố định các thanh nhôm đinh hình với nhau, nhóm em dùng
ke góc vuông và bulong-đai ốc M5 chuyên dụng.

Hình 4.3. Ke góc vuông ghéo nối 2 thanh nhôm đinh hình

Cơ cấu truyền động trục X


Trục X, chuyển động thông qua cơ cấu truyền đai răng và con lăn. Động cơ
truyền động tới trục sẽ truyền động quay cho thanh truyền động bằng một khớp
nối nối trục.Con lăn sẽ được gắn cố định trên thanh truyền, để khi động cơ quay
con lăn sẽ quay theo một góc bằng góc quay của động cơ.
Đầu laser có 4 lỗ vít M3, dùng 2 con bulong M3 đầu bẹp bắt vào thanh trượt
trục X (như ảnh).

Hình 4.4. Cơ cấu truyền động trục X

16
Cơ cấu truyền động trục Y
Cơ cấu trục Y giống cơ cấu trục X, nhưng có sự khác biệt là trục Y dùng 2
Step để chuyển động tịnh tiến được đều và mượt hơn.

Hình 4.5. Cơ cấu truyền động trục Y

Gá động cơ trục X,Y


Động cơ được bắt cố định trên miếng mica bởi 4 bu lông M3 ở 4 góc(như
ảnh). Trục của động cơ trục X phải đồng trục với thanh truyền và cố định không
di chuyển. Trục của động cơ Y1 phải đồng trục với thanh truyền và đồng thời
phải di chuyển song song với trục Y2.
Hướng chuyển động tịnh tiến các trục
Vị trí đầu laser được di chuyển trong không gian 2 chiều, thông qua sự di
chuyển tịnh tiến của 2 trục X, Y.

Hình 4.6. Hướng tịnh tiến trục X,Y

17
4.2. Xây dựng hệ thống và phần mềm điều khiển máy
4.2.1. Xây dựng hệ thống điều khiển máy
Nhóm sử dụng hệ điều khiển vòng hở do Board mạch không có chân đưa
tín hiệu phản hồi cũng như nhóm sử dụng step không có phản hồi tín hiệu.
Mạch điều khiển dùng cáp USB A-B để kết nối với máy tính thông qua cổng
COM.
Lưu đồ điều khiển hệ thống:

Hình 4.7. Lưu đồ thuật toán điều khiển Hình 4.8. Lưu đồ giải thuật nội suy

18
Sơ đồ khối: Board mạch điều khiển trung tâm GRBL mini phát tín hiệu
xung điều khiển mạch công suất laser và driver A4988 điều khiển động cơ trên
các trục của máy thông qua phần mềm sử dụng trên máy tính, với nguồn vào
được cấp 12V.
Driver A4988, đầu đốt laser (tích hợp driver) cắm trực tiếp vào Board mạch
điều khiển.

Hình 4.9. Sơ đồ khối hệ thống điều khiển

Hình 4.10: Sơ đồ nối chân Driver Hình 4.11: Sơ đồ kết nối các thiết
A4988 bị chấp hành với mạch điều khiển
4.2.2. Phần mềm điều khiển
4.2.2.1. Giới thiệu phần mềm điều khiển LightBurn

Để máy có thể hoạt động,ngoài các bộ phận cơ khí, điện ta cần sử dụng
phần mềm điều khiển và giao tiếp chuyên dụng, mạch điều khiển cần được nạp

19
firmware, nó đóng vai trò như một bộ não điều khiển tất cả các hoạt động của
máy thông qua các cơ cấu chấp hành là cơ khí và điện tử.
Nhóm sử dụng phần mềm điều khiển LightBurn 0.9.20. Vì đây là phần mềm
điều khiển khắc laser tốt nhất hiện nay, giao diên thân thiện với người dùng,
cài đặt đơn giản,,kết nối với mạch điều khiển đơn giản thông qua cổng COM.
LightBurn cho phép bố trí, chỉnh sửa và điều khiển máy khắc laser, hỗ trợ hầu
hết các bộ điều khiển dựa trên Ruida, Trocen, TopWisdom và GCode. Các bộ
điều khiển GCode được hỗ trợ, bao gồm Grbl, Smoothieware, Grbl-LPC và
Marlin. Nhận file ở định dạng hình ảnh và đồ họa vector phổ biến (bao gồm AI,
PDF, SVG, DXF, PLT, PNG, JPG, GIF, BMP). Sắp xếp, chỉnh sửa và thậm chí
tạo các hình dạng vector mới trong trình chỉnh sửa, với các tính năng mạnh mẽ
khác.

Hình 4.12. Giao diện phần mềm điều khiển LightBurn

Hình 4.13. Giao diện cài đặt thông số máy và Gcode


20
CHƯƠNG 5: CHẾ TẠO, LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH MÔ HÌNH
5.1. Quá trình chế tạo các bộ phận cơ khí
Gia công các chi tiết: Các tấm mica nhóm chọn phương án gia công là cắt
laser bằng máy Fiber cho độ chính xác cao, nhôm định hình cắt theo kích thước
theo yêu cầu, chi tiết nhựa sẽ in 3D bằng công nghệ in FDM chất liệu nhựa là
nhựa sinh học PLA.
Bản vẽ tổng thể và bản vẽ gia công được thể hiện ở trang tiếp theo:

21
Hình 5.1. Bản vẽ tổng thể

22
Hình 5.2. Bản vẽ gia công

23
Hình 5.3. Bản
24 vẽ gia công
Hình 5.4. Bản vẽ gia công
25
Hình 5.5. Bản vẽ gia công
26
Hình 5.6. Bản vẽ gia công

27
5.2. Quá trình lắp ráp khung và hệ thống điều khiển
Một số hình ảnh quá trình lắp ráp và kiểm tra hệ thống điều khiển:

Hình 5.7. Kiểm tra hệ thống điều khiển bằng phầm mềm LightBurn
Sau khi cài đặt phầm mềm và kiểm tra hoạt động của step, laser nhóm tiến
hành lắp đặt hoàn chỉnh máy khắc laser mini.

Hình 5.8. Khung máy

28
Cơ cấu truyền động trục X, Y.

Hình 5.9.Cơ cấu truyền động trục X Hình 5.10.Cơ cấu truyền động trục Y
và giá đỡ đầu laser 500mW
Máy được lắp hoàn thiện khung và hệ thống điều khiển.

Hình 5.11. Máy lắp ráp hoàn chỉnh


5.3. Quá trình thực nghiệm

Sau khi thiết kế và chế tạo thành công máy, chúng em tiến hành thực
nghiệm kiểm tra độ ổn định, độ ồn, sự mượt mà của trục và mức độ chính xác
của máy bằng cách tiến hành khắc thử hình vẽ trên vật liệu gỗ và da qua các
đường cơ bản. Do các linh kiện dùng trong đề tài không phải đồ chính hãng nên
độ chính xác không đảm bảo, cùng với nhóm không có dụng cụ đo kiểm tiêu
chuẩn nên chắc chắn sẽ có sự sai số do độ rơ của máy, các chi tiết gia công
chưa thực sự chính xác nên có độ sai số khoảng ≤ 0.2mm.

29
Hình 5.12. Máy đang vận hành

Hình 5.13. Sản phẩm hoàn thiện


30
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
6.1. Kết luận
Sau khi thực hiện khẩn trương, nhóm đã hoàn thành đề tài “Thiết kế và
chế tạo máy khắc CNC laser”. Trong quá trình thực hiện nhóm đã có những
kinh nghiệm cho riêng mình về việc thiết kế phần cơ khí, cách hoạt động của
cơ cấu chấp hành,mạch điều khiển. Do thời gian nghiên cứu, chế tạo eo hẹp,
nên nhóm chưa thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất. Đề tài chỉ có thể đưa
vào trong nhà trường, phòng thí nghiệm để phục vụ cho giảng viên, sinh viên.
6.2. Phần làm được
Cơ cấu máy được thiết kế và chế tạo một cách gọn gàng, di chuyển linh
hoạt. Dễ dàng chỉnh sửa khi cần thiết đảm bảo cho máy hoạt động tốt. Và hoạt
động của các chi tiết trên máy được thiết kế đúng như bản vẽ, như yều cầu đặt
ra là chuyển động theo 2 trục X, Y và có phạm vi hoạt động đúng với phạm vi
mục tiêu đặt ra ban đầu.
Các chi tiết con lăn, đai răng… được thiết kế đúng với chuẩn có sẵn trên thị
trường.
Các thiết bị và các mạch điện được lắp ráp hoạt động đúng như sơ đồ và
nguyên lý hoạt động được nêu ra ở những phần trước.
Công việc điều khiển của máy cũng hoạt động ổn định và theo chu trình
làm việc của máy. Việc điều khiển cũng trở nên dễ dàng hơn khi có giao diện
điều khiển của máy thông qua phần mềm lập trình bằng tiếng việt đơn giản.
6.3.Phần chưa làm được và những hạn chế
Tuy máy đã hoạt động đúng như mong muốn của nhóm với yêu cầu ban
đầu đặt ra, nhưng máy vẫn còn một số điểm hạn chế cần phải khắc phục như:
- Tốc độ hoạt động, di chuyển của máy còn chậm.
- Một số cơ cấu do trưng dụng những cơ cấu có sẵn nên độ chính xác và
chắc chắn không được cao.
- Có sự sai số do máy bị rơ.
- Phần điện tử chưa thực sự nắm rõ bảng mạch điều khiển cũng như
chương trình thiết lập.
- Đầu laser chỉ dành cho việc thí nghiệm và thực hành nhưng chưa có thể
đưa vào sản xuất.
- Khi khắc một bước tranh lớn và sắc nét, thời gian khắc sẽ rất lâu, khi đó
step bị nóng nhưng nhóm chưa làm quạt tản nhiệt cho step, như vậy độ bền
của step không cao.
- Mạch không có endstop nên luôn phải chú ý khổ làm việc trước khi khắc,
cũng như can chỉnh chuẩn xác để máy không bị quá khổ.

31
6.4. Hướng phát triển
Để có thể đưa vào sản xuất, cần thay đổi công suất của đầu đốt laser. Hiện
nay trên thị trường có đã có đầu laser diot công suất 2,5W đến 30W ( giá thành
cao). Với công suất lớn hơn ta có thể dùng để khắc-cắt đa dạng vật liệu với thời
gian nhanh hơn, như khắc với tốc độ cao nhiều loại gỗ, cắt gỗ basa <8mm để
làm mô hình, khắc được lên mica trong suốt, cắt-khắc được hầu hết các loại
vải, khắc lên mạch PCB để làm mạch điện, có thể khắc lên kim loại,… và cắt-
khắc trên nhiều vật liệu khác nữa.
Cần cải thiện tốc độ của trục X,Y. Sẽ phải thay Step có momen lớn hơn và
đồng bộ. Thay cơ cấu OpenBuild bằng ray trượt vuông để tăng độ chính xác,
giảm thiểu độ rơ lắp ghép. Cần phải lắp thêm endstop để bảo vệ bộ truyền động
của máy khi quá hành trình. Các part khung máy thay cần chuyển sang nhôm
để tăng tuổi thọ.
Đối với phần mềm điều khiển LightBurn, đây là phần mềm trả phí nên nếu
đưa vào sản xuất cần mua phần mềm này. Khi dùng bản quyền, phần mềm cho
phép người sử dụng can thiệu sâu hơn vào quá trình cắt-khắc laser như: điều
chỉnh công suất laser từng vùng, tùy chỉnh chế độ cắt-khắc năng cao,cho phép
sử dụng trục quay A để khắc vật thể tròn( cốc, tay nắm tròn,..)và nhiều chế độ
năng cao.
Sử dụng những linh kiện chính hãng để đảm bảo độ tin cậy và ổn định trong
quá trình làm việc.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cần phải làm hộp bảo vệ
bằng mica màu để bảo vệ mắt, lắp thêm quạt hút mùi. Khi hoạt động lâu, step
rất nóng nên cần phải lắp thêm quạt cho step.
Từ những điều trên, nhóm em muốn máy CNC laser có thể tham gia vào
sản xuất thực tiễn.

Hình 6.1. Một số sản phẩm khắc-cắt bằng đầu laser 30W
32
CHƯƠNG 7: KIẾN NGHỊ
Sau một thời gian sử dụng máy khắc laser, chúng em nhận thấy nếu nhận
đơn hàng khắc laser số lượng lớn, để đảm bảo tiến độ cũng như sự đồng nhất
của các mẫu, cần phải lắp thêm đồ gá và cữ chặn cho máy. Đồ giá cũng giúp
cho mẫu không bị sê dịch khi máy đang làm việc, tránh tình trạng hỏng mẫu
gây mất thời gian và vật liệu để khắc lại.

33

You might also like