You are on page 1of 107

BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH

VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ

MIỀN NAM

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Lớp: K10.
Cơ sỡ thực tập: CÔNG TY TNHH TM DỊCH VỤ KỸ THUẬT LONG THỦY

NHD: Ks. Lê Huy Tích.


SVTH: Hoàng Khắc Ngộ.
MSSV: 20CD06003.

Bình Dương – Năm 2023


LỜI CẢM ƠN
Kính gửi Quý Thầy/Cô,
Trước hết, em xin cảm ơn Quý Thầy/Cô đã dành thời gian quý báu để xem và đánh giá
bài báo cáo thực tập của em. Em rất biết ơn sự quan tâm và hỗ trợ của Quý Thầy/Cô trong
suốt quá trình thực hiện báo cáo thực tập của mình.
Thực tập là một phần quan trọng trong quá trình học tập của em, giúp em có cơ hội áp
dụng kiến thức lý thuyết đã học vào thực tiễn và trau dồi kinh nghiệm. Nhờ sự hướng dẫn
tận tình và chuyên nghiệp của Quý Thầy/Cô, em đã có được một trải nghiệm thực tế rất bổ
ích và giúp em hoàn thành xuất sắc trong quá trình thực tập. Từ những kết quả đó em xin gửi
lời cảm ơn chân thành tới :
Trường CAO ĐẲNG KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ MIỀN NAM đã nhiệt tình giảng
dạy và chỉ bảo cho em trong suốt thời gian vừa qua. Những kiến thức quý báu đó đã giúp em
có được cho mình nền móng vững chắc cho con đường sự nghiệp của em sau này. Thành
quả trước mắt là kết quả thực tập tại CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ
THUẬT LONG THỦY.
Và em cũng xin chân thành cảm ơn các cá nhân tổ chức trong CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT LONG THỦY đã giúp cho em có trãi nghiệm
thực tập, cũng như truyền đạt cho em những kinh nghiệm hết sức quý báu. Giúp bổ sung cho
nền mòng kiến thức của em thêm phần phong phú và thêm dày dặn.
Em đã cố gắng áp dụng hết những kiến thức em học được trên trường vào quá trình thực
tập của mình và xin được phép trình bày trong bài báo cáo thực tập này.
Do kiến thức còn hạt hẹp cũng như kinh nghiệm chưa vững chắc, nên khó tránh khỏi sai
sót khi khảo sát, sửa chữa thiết bị trong quá trình thực tập, dẫn đến những kiến thức trong
bài báo cáo có thể chưa đúng. Và các sai sót trong cách hiểu, trình bày bài báo cáo. Em rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy/cô, Ban lãnh đạo và các Cá nhân, Tổ
chức trong công ty để bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đạt được kết quả tốt hơn.
EM XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN!
1. GIỚI THIỆU………………………………………………………………11
1.1 SƠ ĐỒ CÔNG TY TNHH TMDV KĨ THUẬT LONG THỦY……….11
1.2 Giới thiệu CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT
LONG THỦY…………………………………………………………………….11
1.2.1 Kinh nghiệm trong sản xuất……………………………………….11
1.2.2 Kinh nghiệm trong kinh doanh……………………………………11
1.2.3 Số lượng, chủng loại các sản phẩm sản suất kinh doanh chính trong 3
năm qua………………………………………………………………………..12
2 NỘI DUNG…………………………………………………………………13
2.1 MÁY X-QUANG REX-850 RF………………………………………...13
2.1.1 Giới thiệu về máy………………………………………………….13
2.1.2 Các tính năng chính……………………………………………….13
2.1.3 Thông số chung của máy………………………………………….14
2.1.4 Thông số đầu đèn phát tia………………………………………...14
2.1.5 Cấu tạo……………………………………………………………..14
2.1.5.1 Sơ đồ khối…………………………………………………………..14
2.1.5.2 Các phím chức năng……………………………………………….15
2.1.5.3 Nút bât tắt hệ thống nguồn………………………………………..16
2.1.5.4 Lựa chọn chương trình……………………………………………16
2.1.6 Thay đổi thông số chụp…………………………………………...18
2.1.7 Thông số soi huỳnh quang………………………………………..19
2.1.8 Chương trình giải phẩu:………………………………………….20
2.1.9 Nút điều khiển phát tia…………………………………………...21
2.1.10 Bảng điều khiển tay cầm…………………………………………22
2.1.11 Giường chụp vận hành 6 chiều…………………………………..23
2.1.11.1 Cấu tạo bên ngoài………………………………………………..23
2.1.11.2 Vận hành bàn chụp………………………………………………23
2.1.12 Chân đế BUCKY…………………………………………………24
2.1.12.1 Cấu tạo chân đế Bucky…………………………………………..24
2.1.12.2 Cách vận hành chân đế Bucky…………………………………..24
2.1.13 Chức năng………………………………………………………….24
2.1.13.1 Chức năng ACE…………………………………………………..24
2.1.13.2 Chức năng ABC……………………………………………………26
2.1.13.3 Chức năng giới hạn chùm tia……………………………………….27
2.1.14 Cách vận hành máy x-quang……………………………………...28
2.1.14.1 Phương pháp chụp x-quang tổng quát…………………………..28
2.1.14.2 Phương pháp siêu âm:……………………………………………29
2.1.15 Bảo trì và sữa chữa………………………………………………...31
2.1.15.1 Tóm tắt…………………………………………………………….31
2.1.15.2 Kiểm tra hàng ngày……………………………………………….31
2.1.15.3 Làm sạch và khử trùng…………………………………………...31
2.1.16 Kiểm tra định kì…………………………………………………...32
2.1.16.1 Kiểm tra hàng ngày:………………………………………………32
2.1.16.2 Kiểm tra hàng tuần……………………………………………….32
2.1.16.3 Kiểm tra hàng tháng……………………………………………...32
2.1.16.4 Kiểm tra hàng quý………………………………………………...32
2.1.16.5 Vòng đời thiết bị…………………………………………………..32
2.1.17 Thay thế bộ phận định kì………………………………………….33
2.1.18 Các lỗi thường gặp………………………………………………….34
2.2 GHẾ NHA MODEL 3900………………………………………………35
2.2.1 Giới thiệu về máy………………………………………………….35
2.2.2 Thông số kĩ thật……………………………………………………35
2.2.3 Cấu tạo……………………………………………………………..36
2.2.3.1 Kích thước………………………………………………………….36
2.2.3.2 Sơ đồ điện tổng quát……………………………………………….37
2.2.3.3 Sơ đồ thủy lực………………………………………………………38
2.2.3.4 Cách điều chỉnh van………………………………………………39
2.2.3.5 Điều chỉnh van giảm áp……………………………………………40
2.2.3.6 Hệ thống boad mạch. ....................................................................... 40
2.2.4 Kiểm tra và lập trình ghế…………………………………………42
2.2.4.1 Đặt giới hạn di chuyển…………………………………………….42
2.2.4.2 Sử dụng bảng điều khiển để lập trình chức năng tự động định vị
ghế……………………………………………………………………………42
2.2.4.3 Chạy Tự kiểm tra…………………………………………………..43
2.2.4.4 Xử lý sự cố………………………………………………………….43
2.2.5 Điều chỉnh cảm biến giới hạn di chuyển nâng hạ………………..46
2.2.5.1 Cảm biến vị trí nâng hạ tựa………………………………………46
2.2.5.2 Cảm biến vị trí nâng hạ ghế……………………………………….46
2.3 NỒI HẤP TIỆT TRÙNG HL-380P……………………………………48
2.3.1 Giới thiệu về máy………………………………………………….48
2.3.2 Thông số kĩ thuật…………………………………………………..49
2.3.3 Cấu tạo……………………………………………………………..49
2.3.3.1 Cấu tạo bên ngoài…………………………………………………..49
2.3.4 Sơ đồ van…………………………………………………………...51
2.3.5 Sơ đồ nguyên lý……………………………………………………52
2.3.6 Bộ điều khiển nhiệt độ…………………………………………….54
2.3.7 Bộ điều khiển khử khuẩn và sấy khô…………………………….54
2.3.8 Nguyên lý hoạt động……………………………………………….55
2.3.9 Cách vận hành……………………………………………………..57
2.3.9.1 Chuẩn bị trước khi vận hành……………………………………...57
2.3.9.2 Tiến hành vận hành máy…………………………………………..57
2.3.10 An toàn khi sử dụng máy………………………………………….58
2.3.11 Bảo trì, bảo dưỡng máy…………………………………………...58
2.3.11.1 Bảo dưỡng:………………………………………………………..58
2.3.11.2 Bảo trì:……………………………………………………………..59
2.3.12 Các lỗi thường gặp và cách khắc phục…………………………...60
2.4 XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC MEK6400K…………………………..61
2.4.1 Giới thiệu về máy………………………………………………….61
2.4.2 Thông số kĩ thuật…………………………………………………..61
2.4.3 Sơ đồ………………………………………………………………..62
2.4.3.1 Sơ đồ hệ thống điện………………………………………………..62
2.4.3.2 Sơ đồ hệ thống cơ học………………………………………………62
2.4.4 Dãi đo và khả năng đo lặp lại……………………………………….63
2.4.5 Nguyên lý hoạt động……………………………………………….64
2.4.5.1 Các phương pháp đo……………………………………………….64
2.4.5.2 Tỷ lệ pha loãng……………………………………………………..64
2.4.5.3 Thời gian đếm……………………………………………………...64
2.4.5.4 Nguyên lý đo……………………………………………………….65
2.4.6 Cấu tạo buồng đếm………………………………………………….65
2.4.6.1 Nguyên lý:………………………………………………………….65
2.4.7 Nguyên lý so màu Hemoglobine…………………………………..66
2.4.8 Ứng dụng…………………………………………………………...67
2.4.9 An toàn khi sữ dụng máy…………………………………………67
2.4.10 Các phím chức năng………………………………………………67
2.4.11 Ngõ cấp hóa chất………………………………………………….69
2.4.12 Các cổng kết nối phía sau…………………………………………70
2.4.13 Trước khi sử dụng máy…………………………………………...71
2.4.14 Test máy……………………………………………………………71
2.4.15 Quy trình phân tích mẫu…………………………………………72
2.4.16 Thủ tục tắt máy……………………………………………………73
2.4.17 Bảo trì và bảo dưỡng………………………………………………73
2.4.18 Quy trình kiểm tra………………………………………………...75
2.4.19 Kiểm tra tình trạng hoạt động và mẫu máu……………………..76
2.4.20 Kiểm tra thiết bị:………………………………………………….77
2.4.20.1 Kiểm tra nhiễu nền:………………………………………………77
2.4.21 Kiểm tra độ lặp lại…………………………………………………78
2.4.22 Kiểm tra độ chính xác……………………………………………..79
2.4.23 Các mã lỗi…………………………………………………………..82
2.5 MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP MAXIWASH MWSP60……………..86
2.5.1 Giới thiệu máy……………………………………………………..86
2.5.2 Thông số kĩ thuật…………………………………………………..87
2.5.3 Cấu tạo……………………………………………………………..88
2.5.3.1 Cấu tạo mặt trước………………………………………………….88
2.5.3.2 Cấu tạo mặt sau……………………………………………………89
2.5.3.3 Sơ đồ………………………………………………………………..90
2.5.3.4 Sơ đồ nguyên lý……………………………………………………91
2.5.4 Cách vận hành…………………………………………………….92
2.5.4.1 Chuẩn bị trước khi vận hành…………………………………….92
2.5.5 Cài đặt chương trình………………………………………………93
2.5.6 Bảng chuyển đổi độ F sang độ C………………………………….94
2.5.7 Quy trình vận hành………………………………………………..94
2.5.8 Bảo trì và bảo dưỡng………………………………………………96
2.5.9 Các lỗi thường gặp………………………………………………….99
3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐƯỢT THỰC TẬP NÀY………………101
1. Những kiến thức đã được cũng cố……………………………….101
2. Những kỉ năng thực hành đã được học thêm:…………………..101
3. Các kinh nghiệm thực tiễn đã học được…………………………101
DANH SÁCH HÌNH ẢNH
Hình 1: Sơ dồ công ty Long Thủy. ............................................................................11
Hình 2: Máy x-quang REX-850_RF. .........................................................................13
Hình 3: Sơ đồ khối máy x-quang REX-850RF. .........................................................14
Hình 4: Các phím chức năng máy x-quang REX-850RF...........................................15
Hình 5: Thông số siêu âm. ..........................................................................................19
Hình 6: Chọn chương trình giải phẩu. ........................................................................20
Hình 7: Nút điều khiển phát tia. .................................................................................21
Hình 8: Tay cầm bảng điều khiển máy x-quang. .......................................................22
Hình 9: Giường chụp máy x-quang. ...........................................................................23
Hình 10: Chân đế Bucky. ...........................................................................................24
Hình 11: Cảnh điều chỉnh giới hạn chùm tia. .............................................................27
Hình 12: Định vị vùng phát tia. ..................................................................................27
Hình 13: Lắp băng cát xét trước khi chụp x-quang. ...................................................28
Hình 14: Bảng điều khiển siêu âm REX-850RF. .......................................................30
Hình 15: Ghế nha MODEL 3900. ..............................................................................35
Hình 16: Kích thước nhìn từ trên xuống ghế nha MODEL 3900. .............................36
Hình 17: Kích thước nhìn ngang ghế nha MODEL 3900. .........................................36
Hình 18: Sơ đồ tổng quát hệ thống điện. ....................................................................37
Hình 19: Sơ đồ thủy lực ghế nha CLESTA ELL. ......................................................38
Hình 20: Van thủy lực ghế nha...................................................................................39
Hình 21: Ốc chỉnh áp xả quá áp thủy lực của ghế nha. ..............................................40
Hình 22: Hệ thống boad mạch ghế nha. .....................................................................40
Hình 23: Điều chỉnh cảm biến nâng hạ ghế của ghế nha. ..........................................47
Hình 24: Cấu tạo nồi hấp HL-380P. ...........................................................................49
Hình 25: Sơ đồ van máy hấp HL-380P. .....................................................................51
Hình 26: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (1) ......................................................52
Hình 27: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (2). .....................................................52
Hình 28: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (3). .....................................................53
Hình 29: Sơ đồ mạch máy hấp HL-380P (4) ..............................................................53
Hình 30: Bộ điều khiển nhiệt độ.................................................................................54
Hình 31: Bộ điều khiển khử khuẩn và sấy khô. .........................................................54
Hình 32: Nguyên lý cơ bản của nồi hấp. ....................................................................55
Hình 33: Bảng tham khảo thời gian tiệt trùng và sấy khô..........................................56
Hình 34: Máy xét nghiệm huyết học mek6400. .........................................................61
Hình 35: Sơ đồ khối điện máy xét nghiệm huyết học mek6400. ...............................62
Hình 36: Sơ đồ hệ thống cơ học máy xét nghiệm huyết học mek6400. ....................62
Hình 37: Cấu tạo buồng đếm. .....................................................................................65
Hình 38: Độ lớn từng tế bào khi được thể hi bằng xung điện. ...................................66
Hình 39: Sơ đồ nguyên lý đo màu hemoglobine. .......................................................66
Hình 40: Cấu tạo máy xét nghiệm huyết học mek6400. ............................................67
Hình 42: Ngõ cấp hóa chất. ........................................................................................69
Hình 43: Các cổng kết nối phía sau máy xét nghiệm mek6400. ................................70
Hình 42: thay đổi chế độ đo. ......................................................................................73
Hình 43: Máy gặt GIRBAU MWSP-60. ....................................................................86
Hình 44: Thông số kĩ thuật máy giặt MWSP-60. .......................................................87
Hình 45: Cấu tạo mặt trước. .......................................................................................88
Hình 46: Cấu tạo mặt sau. ..........................................................................................89
Hình 47: Sơ dồ khối máy giặt MWSP-60. .................................................................90
Hình 48: sơ đồ nguyên lý mặt giặt công nghiệp MWSP-60. .....................................91
Hình 49: canh thẳng đai chữ V. ..................................................................................98

DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1: Phụ tùng thây thế định kì máy x-quang. .......................................................33
Bảng 2: Các lỗi thường gặp trên máy x-quang...........................................................34
Bảng 3: Các bộ phận của sơ đồ tổng quát. .................................................................37
Bảng 4: Các bộ phận thủy lực ghế nha. ......................................................................38
Bảng 5: Các chức ốc chỉnh áp van thủy lực của ghế nha. ..........................................39
Bảng 6: Thành phần trên boad mạch ..........................................................................41
Bảng 7: Các sự cố trên ghế nha. .................................................................................45
Bảng 8: Nồi hấp tiệt trùng HK-380P. .........................................................................48
Bảng 9: Các lỗi thường gặp. .......................................................................................60
Bảng 9: Dãi đo và khả năng đo lặp lại cảu máy xét nghiẹm huyết học mek6400. ....63
Bảng 10: Tỉ lệ pha loảng máu của máy xét nghiệm huyết học mek6400. .................64
Bảng 11: Các thành phần cấu tạo của máy huyết học. ...............................................69
Bảng 12: Các ngõ cấp hóa chất máy xét nghiệm mek6400. ......................................69
Bảng 13: Các bộ phận phía sau máy phân tích huyết học mek6400. .........................71
Bảng 14: Bảng so sánh kết quả với chất pha loãng. ...................................................77
Bảng 15: Ví dụ so sánh kết quả CV. ..........................................................................78
Bảng 16: Lỗi thường gặp là cách khắc phục. .............................................................80
Bảng 17: Lỗi thường gặp và cách khắc phục. ............................................................82
Bảng 18: Bảng chuyển đôi giá trị. ..............................................................................94
Bảng 19: Các lỗi thường gặp và cách khắc phục máy giặt. .....................................100
GIỚI THIỆU.
1.1 SƠ ĐỒ CÔNG TY TNHH TMDV KĨ THUẬT LONG THỦY.

Hình 1: Sơ dồ công ty Long Thủy.


1.2 Giới thiệu CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT
LONG THỦY.
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KỸ THUẬT LONG THỦY.
Trụ sở chính: 45/10, Trần Thái Tông, P. 15, Q. Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
1.2.1 Kinh nghiệm trong sản xuất.
Công ty TNHH TM DV KT Long Thủy là doanh nghiệp không trực tiếp sản xuất các dụng
cụ y tế, nhưng công ty đã và đang tham gia tư vấn cùng với các nhà sản xuất trong nước để
sản xuất các dụng cụ và thiết bị phụ trợ cho các máy móc y tế. Trong các năm qua, công ty
đã cùng với các công ty sản xuất sản xuất một số các thiết bị như hệ thống xe đẩy cho máy
Hấp sấy tiệt trùng y tế, chuẩn hoá dây nối đất cho Máy đo điện võng mạc cho Viện mắt
Trung ương và một số viện khác.
1.2.2 Kinh nghiệm trong kinh doanh.
Mua bán và sản xuất trang thiết bị y tế, thiết bị và dụng cụ thí nghiệm, vật tư y tế từ năm
2015 đến nay.
Sửa chữa, lắp đặt, bảo hành và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế, khoa học kỹ
thuật, thí nghiệm từ năm 2015 đến nay.
Mua bán hóa chất (trừ hóa chất Nhà nước cấm) từ năm 2015 đến nay.
Mua bán máy tính, thiết bị điện, điện tử, tin học, văn phòng từ năm 2015 đến nay.
Sản xuất và mua bán phần mềm: máy tính, phần mềm y khoa, quản lý, kế toán, tin học từ
năm 2015 đến nay.
Sản xuất và mua bán máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất thuốc thú y từ năm 2015
đến nay.
Sản xuất và mua bán máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, các
sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản từ năm 2015 đến nay.

1.2.3 Số lượng, chủng loại các sản phẩm sản suất kinh doanh chính trong 3
năm qua.
- Trang thiết bị y tế: Công ty đã mua bán và bàn giao nhiều máy móc thiết bi y tế như máy
hấp tiệt trùng (55 máy), máy lọc máu (15 máy), máy laser diode (32 máy), máy siêu âm A/B
(34 máy), máy Phaco (17 máy), đáy mắt (23máy), OCT ( 8 máy), Thị trường ( 20 máy),
KHVPT ( 29 máy), và các thiết bị khác...
- Các vật tư tiêu hao : Công ty đã và đang cung cấp nhiều các loại vật tư tiêu hao cho các
ngành nhãn khoa, ngành thận và lọc máu của các bệnh viện như: Bệnh viện Mắt Trung Ương,
Bệnh viện Mắt TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bênh viện Thống Nhất, Bệnh viện
Trung Ương Quân Đội 108, Học Viện Quân Y 103, Bệnh viện E hà Nội, Bệnh Viện Bưu
Điện, Viện Bỏng Quốc Gia Lê Hữu Trác, Bệnh viện Xanhpon, Bệnh viện Hữu nghị, Bệnh
viện Mắt Huế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương
Huế, Bệnh viện mắt Ninh Bình, Bệnh viện Mắt Nghệ An,v.v.
2 NỘI DUNG.
2.1 MÁY X-QUANG REX-850 RF.
2.1.1 Giới thiệu về máy.
Máy x-quang REX-850RF là một thiết bị y tế chuyên dụng được thiết kế để tạo ra hình
ảnh chính xác, giúp việc chuẩn đoán bệnh tình cho bệnh nhân dễ dàng và chính xác hơn.
Với công nghệ tiên tiến, máy x-quang REX-850RF có khả năng cho ra hình ảnh nhanh
chóng, rõ nét với độ chính xác cao mà ít thiết bị tương đương có thể làm được. Máy x-quang
REX-850RF là một thiết bị hỗ trợ quá trình khám và điều trị cho bệnh nhân một cách nhanh
chóng và an toàn.

Hình 2: Máy x-quang REX-850_RF.


2.1.2 Các tính năng chính.
- Máy sữ dụng inverter là loại biến tần tần số cao.
- Lựa chọn các tính năng phát tia tối ưu khi chụp X quang.
- Nhiều bộ vi xử lý kiểm soát độ lặp lại và độ tuyến tính cao.
- Mạch tự phân cực với khả năng tự báo cáo mã lỗi (Lỗi dây tóc, lỗi Rotor, quá tải, v.v.)
- Bảng điều khiển kỹ thuật số.
- Nhiều cấu hình cho sẵn.
- Chất lượng hình ảnh X-quang đáng tin cậy nhờ Kiểm soát phơi sáng tự động (AEC).
- Điều khiển độ sáng tự động (ABC).
2.1.3 Thông số chung của máy.
- Tên thiết bị: REX-850RF.
- Điện áp: 400VAC, 50hz, 3 PHASE.
- Nguồn điện áp vào KVA: 100KVA.
- Giới hạn trên mA tại giới hạn trên kVP: 800/100, 4mA/120kVp.
- Giới hạn trên KVP tại giới hạn trên mA: 500/150.
- Công suất: 80kw.
- Giới hạn trên mA: 800.
- Giới hạn trên kVp: 150.
- Phạm vi mA(+- 20% độ chính xác): 10-800(20 bước).
- Phạm vi mAs: 0.01-600.
- Phạm vi KVP: 40-120KVP(1KVP mỗi bước).
- Phạm vi thời gian: 1ms-10s( 38 bước).Thông số chung của máy
2.1.4 Thông số đầu đèn phát tia.
- Điện áp: 24vAc 6.25A.
- Công suất nguồn: 150VA.
- Giới hạn trên KVP: 150kvp.
- Kích thước: 35*35*65.
- Đèn sợi đốt: 24vac, 150w.
- Cường độ ánh sáng: >160LUX.
2.1.5 Cấu tạo.
2.1.5.1 Sơ đồ khối.

Hình 3: Sơ đồ khối máy x-quang REX-850RF.


Power supply: nguồn cấp.
Inverter system: hệ thống biến tần.
Console controler: bảng điều khiển.
H-T controler: khối điều khiển H-T.
Filament system: hệ thống dây tóc.
Hightension fectifier: chỉnh lưu cao áp.
Over tube: giới hạn ống trên.
Collimator: ống chuẩn trực.
Tube stand: giá đỡ ống.
2.1.5.2 Các phím chức năng.

Hình 4: Các phím chức năng máy x-quang REX-850RF


+(1)Nút tắt nguồn.
+(2)Nút bật nguồn.
+(3)Cảnh báo tiêu điểm nhỏ.
+(4)Cảnh báo tiêu điểm lớn.
+(5)Cảnh báo quá tải.
+(6)Cảnh báo lỗi.
+(7)Nút tăng KV.
+(8)Nút giảm KV.
+(9)Nút tăng mA.
+(10)Nút giảm mA.
+(11)Nút tăng mAs.
+(12)Nút giảm mAs.
+(13)Nút bật AEC/ tăng mật độ.
+(14)Nút tắt AEC/ Giảm mật độ.
+(15)Nút chọn ông1.
+(16)Nút chọn bỏ Bucky.
+(17)Nút chọn Bucky1.
+(18)Nút chọn Bucky2.
+(19)Nút chọn ống2.
+(20)Nút chọn thời gian/mAs.
+(21)Nút chức năng1( nút dự phòng 2).
+(22) Nút chức năng 2( nút dự phòng 2).
+(23)Nút chọn ACE bên trái.
+(24)Nút chọn ACE trung tâm.
+(25)Nút chọn ACE bên phải.
+(26)Nút khởi động lại.
+(27)Nút chọn chế độ giải phẩu.
+(28)Nút chọn vùng thăm khám.
+(29)Nút thoát.
+(30)Nút chọn kích thước cơ thể.
+(31)Nút lưu dữ liệu/tình trang giải phẩu.+(32)Cảnh bảo hoàn thành.
+(33)Cảnh báo phát tia.
+(34)Nút sẵn sàng.
+(35)Nút phát tia.
+(36)Nút chọn độ phóng đại.
+(37)Nút chọn ABC.
+(38)Nút đặt lại flulotime.
+(39)Nút chọn chức năng 3( 1 nút dự phòng).
+(40)Nút tăng giá trị Kv.
+(41)Nút giảm giá trị Kv.
+(42) Nút tăng giá trị mA.
+(43) Nút giảm giá trị mA.
2.1.5.3 Nút bât tắt hệ thống nguồn.

- Bật nguồn:
BẬT máy bằng cách nhấn nút này.
Đèn xanh sẽ sáng và màn hình hiển thị bên trái sẽ xuất hiện hiển thị "Đang khởi tạo..."
Nguồn điện của đầu đèn sẽ ở chế độ chờ.

- Tắt nguồn:
Tắt máy bằng cách nhấn nút này.
Hệ thống điện của đầu đèn cũng sẽ tắt.
2.1.5.4 Lựa chọn chương trình.

Tube1:
Chọn ống1 bằng cách nhấn nút này khi bạn muốn chụp X quang tổng quát.

Tube2:
Chọn ống 2 bằng cách nhấn nút này khi bạn muốn soi huỳnh quang và chụp X quang điểm
trong khi soi huỳnh quang.

No bucky:
Chọn No Bucky bằng cách nhấn nút này khi bạn không muốn sử dụng lưới.
Chọn chụp X quang trên đầu bàn bệnh nhân.

Bucky 1:
- Chọn Bucky 1 bằng cách nhấn nút này.
- Nếu đối tượng chụp quá dày sẽ làm mất hình ảnh do ảnh hưởng của đường tán xạ từ đối
tượng. Do đó, khi chụp X-quang, bạn nên chọn BUCKY 1 để chất lượng hình ảnh không bị
giảm độ tương phản do vạch tán xạ.
- Bạn nên sử dụng nút này khi chụp X-quang một đối tượng trên bàn và nên chụp X-quang
sau khi đã lắp băng cassette vào khay cassette. Điều này nằm ngoài tầm nhìn của đường lưới,
khiến việc quan sát một khu vực trở nên khó khăn do lưới di chuyển khi bạn chụp X-quang.
Ngoài ra, điều này giúp tăng cường độ tương phản của chất lượng hình ảnh bằng cách hạn
chế hiệu quả đường tán xạ.

Bucky 2:
- Chọn Bucky 2 bằng cách nhấn nút này.
- Khi bạn chụp X-quang đứng, bạn nên sử dụng chức năng này với việc sử dụng Wall
Bucky.
- Điều này được sử dụng chủ yếu để chụp ảnh ngực, chụp ảnh bụng, chụp ảnh PNS, v.v.
và tăng cường độ tương phản của chất lượng hình ảnh bằng cách hạn chế đường tán xạ từ
đối tượng.

Nút chọn thời gian Time/ mAs.


- Bạn có thể xem thời gian hoặc lượng dòng điện trong ống bằng cách nhấn nút này.
- Nếu bạn nhấn nút này lúc đầu, bạn có thể xem được thời gian chiếu xạ và nhấn thêm
một lần nữa, bạn có thể xem được lượng dòng điện trong ống.
- Bạn có thể kiểm tra lượng chiếu xạ của dòng ống và thời gian.

AEC (Kiểm soát phơi sáng tự động, không bắt buộc):


- Bạn có thể tạo độ chi tiết phim thông thường trong bất kỳ điều kiện nào bằng cách sử
dụng AEC và điều này bao gồm ba phân vùng (trái, giữa, phải).
- Bạn có thể chọn riêng từng phân vùng và có thể đối chiếu với các phân vùng theo bất kỳ
cách nào.
- Bạn có thể chụp ảnh chi tiết muốn quan sát, sau khi chọn chi tiết.
Nút dự phòng:
- Bạn có thể thiết lập thêm chức năng khác.
- Vui lòng liên hệ với nhà máy nếu bạn cần sử dụng chức năng này.

ABC (Điều khiển độ sáng tự động):


- Trong quá trình soi huỳnh quang, bạn có thể thực hiện ABC bằng cách nhấn nút này.
- Có ưu điểm là tốc độ phản ứng rất nhanh do KV và mA thay đổi phức tạp cùng lúc.
- Nó từ 40KV, 0,4mA đến 120KV, 4mA. (mA cao hơn – Tùy chọn).

2.1.6 Thay đổi thông số chụp:

Hình 5: Bảng điều khiển thônh số chụp.

Thông số kVp:
- Hiển thị giá trị kVp chụp ảnh X quang khi chọn chế độ thông thường.
- Các thông báo lỗi sẽ hiễn chữ “E”.
- kV: Tăng giảm theo từng nấc 1kV từ 40kV đến 150kV (hoặc 125kV).

Thông số mA:
- Hiển thị giá trị mA chụp X quang khi chọn chế độ thông thường.
- mA : Tăng giảm từ 10mA đến 500mA
thông số time/mAs:
- Hiển thị mAs hoặc giá trị thời gian được chọn chế độ thông thường..
- Sec : Tăng hoặc giảm từ 1ms đến 10s.
- mAs : Tăng hoặc giảm từ 0,02 đến 600mAs.

2.1.7 Thông số soi huỳnh quang

Hình 5: Thông số siêu âm.


Màn hình Fluoro kVp:
- Hiển thị giá trị kVp được chọn cho soi huỳnh quang.
- Dải kV: 40kV đến 120kV. (Tùy chọn : 125kV)

Màn hình mA DISPLAY:


- Hiển thị giá trị mA huỳnh quang được chọn cho soi huỳnh quang.
- Phạm vi mA: 0,2mA đến 4,0mA. (Tùy chọn: 6mA)

Màn hình Fluoro Time:


- Hiển thị thời gian phơi sáng bằng huỳnh quang để bảo vệ phơi nhiễm quá
mức trong quá trình phơi sáng.
- Thời gian phơi sáng có thể được điều chỉnh trong 10 phút, báo động âm
thanh sẽ phát ra sau khoảng thời gian đã đặt.
2.1.8 Chương trình giải phẩu:

Hình 6: Chọn chương trình giải phẩu.

Công tắc chọn Chế độ xem giải phẫu:


- Chọn vị trí phơi sáng bằng cách nhấn nút này và đèn báo trạng thái đã chọn sẽ sáng.

Công tắc chọn kích cỡ bệnh nhân:


- Đây là bốn vị trí theo kích thước của bệnh nhân. (nhi, nhỏ, tiêu chuẩn và lớn)

Nút chọn vùng cơ thể:


- Khi vùng cơ thể được chọn, màn hình APR sẽ hiển thị tất
cả các chế độ xem giải phẫu tương ứng. ( ĐẦU, MẶT, NGỰC, BỤNG, THÂN TRÊN,
THÂN DƯỚI, MẶT TRÊN, MẶT DƯỚI, GI TRÊN, NGHIÊN CỨU ĐẠI TRÀNG).
Nút cài đặt:
- Nhấn các nút ấn để lưu kỹ thuật mới.
2.1.9 Nút điều khiển phát tia.
- Công tắc cầm tay tia X có ba vị trí, “TẮT”, “Sẵn sàng” và “Phơi nhiễm tia X”, theo các
bước đẩy ở trạng thái ban đầu.

Hình 7: Nút điều khiển phát tia.


Sẵn sàng:
- Nhấn nút ấn này để chuẩn bị cho ống tia X đã chọn để chiếu. Đèn báo “Sẵn sàng” trên
bảng điều khiển sẽ sáng khi ống tia X được chuẩn bị và không có lỗi khóa liên động hoặc lỗi
hệ thống. Anode quay.
- Dòng điện dây tóc chuyển từ chế độ chờ sang mA đã chọn.
- Điện áp cao được áp dụng cho biến tần máy phát điện.
Phơi sáng:
Sau khi chỉ báo “Sẵn sàng” sáng lên, hãy nhấn nút ấn này để bắt đầu chiếu tia X. Chỉ báo
“X-ray On” vẫn sáng và có tín hiệu âm thanh trong thời gian tiếp xúc.

Tiêu điểm nhỏ:


- Cho biết ống tia X có tiêu điểm nhỏ.(10,~100mA).
Tiêu điểm lớn:
- Cho biết ống tia X có tiêu cự lớn (150~800mA)
2.1.10 Bảng điều khiển tay cầm.

Hình 8: Tay cầm bảng điều khiển máy x-quang.


(1) Chuyển động phải và trái
Sau khi nhấn nút ①, hãy di chuyển tay cầm từ bên này sang bên kia.
(2) Di chuyển tịnh tiến khi nhấn nút ②, hãy di chuyển Tay cầm từ sau ra trước.
(3) Xoay ống đèn sau khi nhấn nút ③, xoay tay cầm. Khi bạn sử dụng chức năng này,
bạn có thể tìm thấy góc Ống chính xác từ thước đo góc.
(4) Di chuyển lên xuống Sau khi nhấn nút ⑪, di chuyển Tay cầm từ trên xuống dưới.
(5) Định vị tâm bàn sau khi nhấn nút ⑩, di chuyển ống qua lại, sau đó nó sẽ được cố định
vào cùng một vị trí của tâm X-quang và tâm bàn. Và sau đó nhấn nút ②, nó có thể di chuyển
trở lại.
2.1.11 Giường chụp vận hành 6 chiều.
2.1.11.1 Cấu tạo bên ngoài.

Hình 9: Giường chụp máy x-quang.

- Table Board: : Có thể di chuyển theo 6 hướng.(tiến/lui, phải/trái)


- Khay casset: lắp khay này tới vị trí cần chụp.
- Cống tắc nâng bàn: bàn sẽ nâng lên cao khi nâng nút.
- Công tắc hạ bàn: bàn sẽ hạ xuống khi nhấn nút.
- Công tắc di chuyển 4 chiều
- Công tắc nguồn: bật tắt nguồn của bàn.
- Cảm biến di chuyển tiến lùi.
- Cảm biến giới hạn trên.
- Thiết bị kiểm soát áp suất bàn bằng dầu.
- Khối cấp nguồn cho bảng.
2.1.11.2 Vận hành bàn chụp.
- Nhấn nút (5) ở 2 đầu chân bàn lại để khóa bàn ở vị trí cố định, điều chỉnh mặt bàn vào
trung tâm bàn.
- Đưa bàn về vị trí thấp nhất bằng nút(4).
- Đưa bệnh nhân lên trên bàn chụp.
- Lắp bảng cassette vào vị trí chụp.
(Nếu chụp bằng BACKY, hãy lắp băng cassette vào sau khi kéo khay băng ra)
- Sau khi đặt Cassette, cố định bằng thiết bị khóa, tránh việc dịch chuyển.
(Đẩy Khay băng vào bên trong Bàn, nó được cố định bằng thiết bị khóa.)
- Đưa bàn vào vị trí chụp với khoảng cách phù hợp giữa mặt bàn và đầu đèn.
- Kiểm tra vị trí và kiểm tra lại vị trí Cassette.
- Giải thích các gợi ý về hơi thở và chuyển động cho bệnh nhân.
2.1.12 Chân đế BUCKY.
2.1.12.1 Cấu tạo chân đế Bucky.
(1)Khay cát-xét
(2)Nút điều chỉnh Bucky lên/xuống
(3)Mặt trước Bucky
(4)khớp trượt dọc
(5)thân Bucky

2.1.12.2 Cách vận hành chân đế


Bucky.
- Kéo Khay băng. Xem xét kích thước của
Khay băng, hãy lắp tay cầm của nó vào rãnh
ở chính giữa khay.
- Đặt băng phim X-quang vào khay băng.
- Đẩy khay băng vào. Hình 10: Chân đế Bucky.
- Nhấn công tắc bên dưới thiết bị
Bucky, di chuyển Thiết bị Bucky lên xuống sau đó điều chỉnh độ cao phù hợp tùy theo bệnh
nhân hoặc soi huỳnh quang.
- tiến hành chụp X-quang.
2.1.13 Chức năng.
2.1.13.1 Chức năng ACE.
Giới thiệu:
- AEC tạo độ bền đều đặn cho phim bằng cách kiểm soát thời gian phơi sáng.
- Nó sử dụng Ionchamber làm cảm biến để đo lượng tia X. Và nếu lượng tia X tới đạt đến
lượng bức xạ đã đặt, quá trình phơi nhiễm sẽ dừng lại.
Thời gian phải hồi tối thiểu và thời gian phơi sáng tối đa.
- MRT là thời gian tối thiểu để hệ thống vận hành và MET là thời gian chiếu xạ càng lâu
càng tốt để kết thúc một lần chiếu xạ.
- Ngay cả khi bạn đặt thời gian phơi sáng rất ngắn, chức năng AEC của Sê-ri REX-RF
không tạo ra những bức ảnh có độ sáng quá mức bất kể MRT. Và bạn có thể bảo vệ bệnh
nhân khỏi phơi nhiễm quá mức, ngay cả khi có bất kỳ sự cố nào trong thiết bị AEC, vì MET
được thiết kế không vượt quá 600mA mỗi lần chiếu xạ.
Tăng cường màn hình & Lựa chọn phim:
- Cần kiểm soát hệ thống AEC theo sự đối chiếu của Phim/Màn hình.
- Sê-ri REX-RF được kiểm soát cường độ theo tiêu chuẩn của màn tăng cường loại đất
hiếm/loại ortho và cần đặt giá trị bù cường độ của AEC khác nhau tùy theo màn tăng cường
và phim được sử dụng. Quá trình này nên được thực hiện trong nhà máy và nó có thể được
kiểm soát phù hợp theo yêu cầu của khách hàng.
Gợi ý sử dụng AEC:
- Điều chỉnh tư thế của bệnh nhân đối với tia trung tâm.
- Chỉ sử dụng AEC khi bạn đang sử dụng lưới điện.
- Việc lựa chọn cảm biến phù hợp khi chụp X-quang với AEC là điều cơ bản.
- Điều chỉnh cường độ thiết bị đầu cuối về “0” đối với bệnh nhân bình thường.
Cách sữ dụng chức nhăng AEC.

- BƯỚC 1: Bật nguồn bằng cách nhấn nút dành cho hệ thống X-quang.
- BƯỚC 2: Chọn ống 1 hoặc ống 2 bằng cách nhấn
nút bạn muốn sử dụng.
- BƯỚC 3: Chọn BUCKY1 hoặc BUCKY 2 bằng cách nhấn nút bạn muốn chụp X quang.

- BƯỚC 4: Chọn khu vực mà bạn muốn chụp X quang.

- BƯỚC 5: Chọn một trong số "-2, -1, 0, +1, +2" bằng cách nhấn Nút
TĂNG/GIẢM Mật độ AEC. (Secting nsity 0 nói chung).
- BƯỚC 6: Sau khi chọn kích thước phù hợp của bệnh nhân theo kích thước bệnh nhân,
hãy chọn vùng bạn muốn chụp X-quang.
- BƯỚC 7: Đặt chính xác KV, mA và giây/mA bằng cách kiểm soát THÔNG SỐ TIẾP
XÚC.

- BƯỚC 8: Sau các bước sẵn sàng kết thúc, chụp X-quang bằng cách nhấn phím Phơi
sáng.

2.1.13.2 Chức năng ABC.


Giới thiệu:
- Điều khiển độ sáng tự động (ABC) luôn tạo ra hình ảnh đều đặn trên màn hình bằng
cách điều khiển điện áp ống huỳnh quang hoặc dòng điện ống huỳnh quang theo sự hấp thụ
tia X của một chủ thể.
- REX-R/F nhanh chóng phản ứng với tốc độ của độ sáng màn hình theo sự thay đổi của
đối tượng bằng cách điều khiển đồng thời điện áp ống huỳnh quang và dòng điện ống huỳnh
quang.

Cách sử dụng chức năng ABC:

- BƯỚC 1: Bật nguồn bằng cách nhấn nút dành cho hệ thống X-quang.
- BƯỚC 2: Chọn ống 2 .
- BƯỚC 3: Không chọn BUCKY vì nó được cố định vào phần Tháp.
- BƯỚC 4: Chọn chức năng ABC.
- BƯỚC 5: Bắt đầu soi huỳnh quang bằng cách nhấn nút FLU ở phần tháp.
- BƯỚC 6: Điện áp ống huỳnh quang và dòng điện trong ống huỳnh quang chiếu vào
bệnh nhân trong quá trình soi huỳnh quang được hiển thị trên màn hình LCD.
- BƯỚC 7: ABC được thiết kế với phạm vi 40 - 120KV đối với điện áp ống huỳnh quang
7, và 0,4 - 4mA (mA cao hơn: Tùy chọn) đối với dòng điện trong ống huỳnh quang tùy theo
mức độ hấp thụ tia X của đối tượng trong quá trình soi huỳnh quang.
- BƯỚC 8: Để tránh bức xạ chiếu ra quá mức, thời gian soi huỳnh quang không quá 5
phút và bạn có thể nghe thấy tín hiệu cảnh báo khi khoảng thời gian cài đặt trôi qua.
2.1.13.3 Chức năng giới hạn chùm tia.
- Xác định vị trí muốn hiển thị.
- Đặt SID bằng thước dây bên cạnh 4.
- Bật công tắc đèn ống chuẩn trực (3) và
thiết lập phạm vi phơi nhiễm tia X.
- Điều chỉnh trường tia X cho phù hợp với
vùng phơi sáng bằng công tắc biến thiên (1)
của ống chuẩn trực.
Khoảng cách được chia thành 100cm,
150cm và 200cm theo mục đích phơi sáng.
Khi trường tia X được điều chỉnh theo tỷ
lệ trên cửa sổ ống chuẩn trực, các giá trị Hình 11: Cảnh điều chỉnh giới hạn chùm tia.
trường tia X được hiển thị trên mặt bàn theo
khoảng cách.
- Để hạn chế liều bức xạ cho ngực ở mức tối thiểu, lấy kích thước thật và ngăn không cho
hình ảnh bị mờ, kéo dài khoảng cách giữa tiêu điểm và vùng phơi sáng (6) Thực hiện phơi
sáng và phát triển phim.
- Định vị giữa trục chuẩn và vùng tiếp nhận hình ảnh

Hình 12: Định vị vùng phát tia.


2.1.14 Cách vận hành máy x-quang.
2.1.14.1 Phương pháp chụp x-quang tổng quát.
- BƯỚC 1: Lắp Trường X-quang rộng vào Trung tâm Bàn.
- BƯỚC 2: Di chuyển bệnh nhân đến Bàn.
- BƯỚC 3: Đưa Cassette vào bộ phận sẽ chụp X-quang (Khi chụp X-quang trực tiếp vào
bộ phận cần chụp...)
- BƯỚC 4: Đưa Cassette vào bộ phận sẽ chụp X-quang (Khi chụp X-quang trực tiếp vào
bộ phận cần chụp...)

Hình 13: Lắp băng cát xét trước khi chụp x-quang.
- BƯỚC 5: Sau khi đặt Cassette, cố định thiết bị bằng thiết bị khóa, để thiết bị không di
chuyển.
(Đẩy Khay băng vào bên trong Bàn, cố định nó bằng thiết bị khóa.)
- BƯỚC 6: Di chuyển trực tiếp đến bộ phận mà bạn muốn chụp X-quang, sử dụng nút
trượt của bảng hoặc ống.
- BƯỚC 7: Kiểm tra vị trí và kiểm tra lại vị trí Cassette.
(Khi bạn cần điều chỉnh lại, lặp lại bước 5.)
- BƯỚC 8: Giải thích cho bệnh nhân những gợi ý về hơi thở và cử động.
- BƯỚC 9: + Đối với chế độ vận hành bằng tay:
Đối chiếu điện áp ống, dòng điện ống và thời gian chụp X-quang.
+ Đối với chế độ AEC: Chọn vị trí cho Field Selection.
Bạn có thể chọn vị trí số ít hoặc số nhiều cho Field Selection.
- BƯỚC 10: Kết thúc chụp X-quang.
( Sau khi chụp X-quang, đặt lại vị trí của Bàn chụp ban đầu).
2.1.14.2 Phương pháp siêu âm:
- BƯỚC 1: Di chuyển bệnh nhân đến Bàn.
- BƯỚC 2: Giải thích quy trình kiểm tra cho bệnh nhân trước khi chụp X-quang và kiểm
tra từ từ.
- BƯỚC 3: Di chuyển Phần Tháp về phía trước và đưa nó xuống sau đó chuẩn bị cho quá
trình soi huỳnh quang.
- BƯỚC 4: Chèn băng cassette(Chọn 1,2,4SPOT để phân chia, khi bạn lắp Cassette)
- BƯỚC 5: Chọn SOPT(1spot, 2spot, 4spot) để chụp X-quang riêng.
(Khi bạn chọn SPOT, đèn LED sẽ bật.)

- BƯỚC 6: Bắt đầu siêu âm, sử dụng nút siêu âm. Khi bạn nhấn nút, đèn LED "kiểm tra"
sẽ sáng.

Qua màn hình, nhìn vào bộ phận mà bạn muốn chụp X-quang.

- BƯỚC 8: Kiểm soát kV và mA.


+ Ở chế độ thủ công, tùy theo tình trạng thể chất của bệnh nhân, điều khiển kV và mA
thông qua màn hình.

Hình 14: Bảng điều khiển siêu âm REX-850RF.


+ Ở chế độ ABC:
Đặt chế độ ABC bằng cách nhấn phím chức năng ABC trên bàn điều khiển.
Ở chế độ ABC, kV và mA ống được thay đổi phù hợp theo mức độ hấp thụ tia X của đối
tượng và chúng kiểm soát độ sáng màn hình thường xuyên.
- BƯỚC 9: Bắt đầu quét để bắt đúng phần mà bạn sẽ chụp X-quang, di chuyển bằng phần
Bàn và Tháp.
- BƯỚC 10: Nếu hình ảnh quét được bắt đầy đủ, bạn có thể điều khiển đầu dò để có được
hình ảnh chi tiết và hình ảnh rõ ràng hơn. Điều khiển phạm vi của trường tia X, sau đó bạn
có thể có được hình ảnh rõ nét hơn do đường tán xạ giảm.
- BƯỚC 11: Khi hoàn thành việc chuẩn bị chụp X-quang bằng SPOT, hãy khóa Tháp để
ngăn tháp di chuyển.
- BƯỚC 12: Giải thích các gợi ý về nhịp thở hoặc cử động cho bệnh nhân trước khi chụp
X-quang.
- BƯỚC 13: Đặt trước các hệ số phơi sáng (kV,mA,s) để chụp X-quang với SPOT theo
vị trí.
- BƯỚC 14: Sau khi chọn bộ phận muốn chụp X-quang, nhấn EXPOSURE S/W.
Chụp X-quang hoàn tất sau 3 giây, nếu bạn nhấn công tắc phát tia.
(Đèn LED trên nút tắt khi hoàn thành chiếu xạ)
Bạn có thể nghe thấy âm thanh cho biết "chiếu xạ" trong khi chụp X-quang và âm thanh
dừng lại khi quá trình
chiếu xạ hoàn tất. Bộ phận được chụp X-quang được hiển thị trên màn hình và nó sẽ biến
mất khi quá trình chiếu xạ hoàn tất.
- BƯỚC 15: Nếu bạn cần chụp lại, hãy lặp lại quy trình từ 4 đến 14 sau khi chèn phim.
- BƯỚC 16: Chụp X-quang xong.
Sau khi chụp X-quang, hãy di chuyển Bàn về vị trí ban đầu.
Giải thích các chi tiết việc điều trị tiếp theo cho bệnh nhân.

2.1.15 Bảo trì và sữa chữa


2.1.15.1 Tóm tắt.
Mục tiêu của bảo trì định kỳ nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và người vận hành,
nâng cao năng lực phục vụ và giảm chi phí bảo trì khi sử dụng hệ thống.
Dịch vụ kiểm tra định kỳ đầu tiên phải được tiến hành 6 tháng sau khi lắp đặt. Kiểm tra định
kỳ hàng năm được khuyến nghị sau đó.
Hệ thống được cung cấp trong điều kiện tối ưu sau khi kiểm tra và kiểm soát chất lượng
kỹ lưỡng. Để duy trì tình trạng tốt nhất, việc bảo trì và kiểm tra cần được thực hiện định kỳ.

2.1.15.2 Kiểm tra hàng ngày.


Kiểm tra hàng ngày bao gồm kiểm tra bắt đầu và kiểm tra kết thúc. Kiểm tra hàng ngày
là cần thiết để kéo dài tuổi thọ của hệ thống. Vui lòng sử dụng hệ thống sau khi hoàn tất kiểm
tra.
- Kiểm tra bảng điều khiển xem có dấu hiệu bất thường nào không.
- Kiểm tra mùi hoặc âm thanh bất thường khi cấp nguồn hoặc trong khi sạc lại.
- Kiểm tra âm thanh bất thường hoặc rung động trên thiết bị ống X-Ray.
- Khi nắp tủ điều khiển hoặc các bộ phận bên ngoài khác không sạch, vui lòng sử dụng
chất tẩy rửa trung tính gia dụng và vệ sinh cẩn thận.

2.1.15.3 Làm sạch và khử trùng.


Vui lòng giảm thiểu việc sử dụng chất lỏng khử trùng.
Tiếp xúc lâu với dung dịch khử trùng có thể gây biến dạng, đổi màu hoặc hư hỏng
cao su hoặc nhựa. Khi hệ thống bị biến dạng do chất lỏng khử trùng, hãy ngừng vận hành.
- Các bước thực hiện:
+ BƯỚC 1: Kiểm tra ngắt nguồn điện.
+ BƯỚC 2: Thực hiện vệ sinh, tiệt trùng dung dịch.
+ BƯỚC 3: Sau khi hoàn thành, vui lòng kiểm tra những điều sau đây trước khi cấp nguồn
Làm khô hoàn toàn nước hoặc dung dịch khử trùng.
2.1.16 Kiểm tra định kì.
- Kiểm tra nối đất: Đầu nối đất tiêu chuẩn trung tâm của hệ thống được đặt trong Tủ điện.
Kiểm tra phạm vi điện trở tối thiểu của dây dẫn đất bằng đồng hồ vạn năng.
- Kiểm tra nguồn điện xoay chiều cho phòng x-quang: Kiểm tra giá trị nguồn điện xoay
chiều giữa dây pha, dây trung tính và dây nối đất. Các giá trị này phải nằm trong mức dung
sai của cài đặt ban đầu.

2.1.16.1 Kiểm tra hàng ngày:


- Tình trạng hoạt động của thiết bị nguồn dò.
- Tình trạng hoạt động của đầu dò
- Tình trạng hoạt động hoặc lỗi trên máy tính hệ thống
- Độ sạch của thiết bị dò

2.1.16.2 Kiểm tra hàng tuần.


- Tình trạng đầu cực cao áp không được siết chặt - Tình trạng đi dây.
- Tình trạng vít siết chặt.
- Độ sạch của Generator.
- Kiểm tra tình trạng bề mặt của detector, lưới và buồng ion.

2.1.16.3 Kiểm tra hàng tháng.


- Tình trạng tra dầu nguồn điện.
- Kiểm tra độ phân giải hình ảnh.
- Tình trạng cố định nút chặn an toàn.
- Điều chỉnh khe hở và điều kiện hoạt động của Khóa - Kiểm tra dây cáp.

2.1.16.4 Kiểm tra hàng quý.


- Điều kiện chụp X-quang.
- Tình trạng biến dạng của các chi tiết lắp đặt.
- Sự khác biệt giữa chuẩn trực và chuẩn trực X-Ray thực tế.

2.1.16.5 Vòng đời thiết bị.


Vòng đời của thiết bị là 8 năm khi tất cả các kiểm tra và bảo trì cần thiết được thực hiện
(Kết quả kiểm tra nội bộ). Nó có thể thay đổi tùy theo môi trường hoạt động.
2.1.17 Thay thế bộ phận định kì.
STT VẬT TƯ TIÊU HAO VÀ PHỤ TÙNG CHU KÌ THAY THẾ
THAY THẾ
01 Thiết bị ống tia X 30.000 lần kiểm tra
02 Khớp di chuyển đứng khoảng 4 năm
03 công tắc khoảng 2 năm công tắc tay 10.000 lần hoặc 3 năm
04 Đèn cảnh báo khoảng 1 năm
05 Dây điện khoảng 4 năm
06 Động cơ khoảng 4 năm
07 Công tắc Bật/Tắt khởi tạo điện cao áp. khoảng 3 năm
Bảng 1: Phụ tùng thây thế định kì máy x-quang.
2.1.18 Các lỗi thường gặp.
MÃ LỖI NGUYÊN NHÂN
E00 Lỗi IPM.
E01 Nhiệt độ làm nóng dây tóc thấp.
E02 Nhiệt độ dây tóc sau khi làm nóng thấp
E03 Nhiệt độ làm nóng dây tóc cao.
E04 Nhiệt độ dây tóc sau khi làm nóng cao.
E05 Lỗi Rotor
E06 Lỗi mạch sạc.
E07 Lỗi tube quá nhiệt.
E08 Lỗi giao tiếp bảng điều khiển và bảng điều khiển
H-T.
E09 Giá trị kV đo được ít hơn giá trị cài đặt –20%.
E10 Giá trị kV đo được cao hơn giá trị cài đặt +20%
E12 Lỗi cữa mở.
E13 Lỗi quá giờ sẵn sàng.
E14 Lỗi không kết thúc phát tia.
E16 Lỗi trong quá trình tổng kiểm tra.
E17 Lỗi giao tiếp inverter.
E18 Lỗi giao tiếp SFD.
E20 Lỗi SFD.
Bảng 2: Các lỗi thường gặp trên máy x-quang.
2.2 GHẾ NHA MODEL 3900
2.2.1 Giới thiệu về máy.
- Ghế nha Model 3900 là một sản phẩm được sản xuất phục vụ dành riêng cho việc
chẩn đoán và điều trị răng miệng. Với những ưu điểm vượt trội như khả năng vận hành
êm ái, tiện lợi và độ mạnh mẽ của các tay khoan thì ghế nha Model 3900 là một lựa
chọn tối ưu. Với thiết kế nhỏ gọn. không dây dợ rườm ra và có rất nhiều chức năng
vượt trội thì ghế nha Model 3900 là một sản phẩm đáng tin cậy. máy có thể sữ dụng
cho phòng khám, bệnh viện,…

Hình 15: Ghế nha MODEL 3900.


2.2.2 Thông số kĩ thật.
Tên sản phẩm: ghế nha clesta ell.
Xuất xứ: nhật bản.
Phân loại: lớp 1, loại B.
Chế độ hoạt động: Không liên tục, BẬT 25 giây - TẮT 300 giây.
Điện áp: 250VAC, 50/60hz.
Cầu chì: 230VAC, F1/F2 – 6.3A, F3 – 63mA.
Điện áp điều khiển: 5VDC.
Tổng công suất nâng: 450lbs (225kg).
Cân nặng: 140kg.
Cấp bảo vệ chống điện giật: Thiết bị cấp I.
Môi trường sử dụng:
Nhiệt độ 10~40ºC.
Độ ẩm 30~75%.
2.2.3 Cấu tạo.
2.2.3.1 Kích thước.
Giá trị là các giá trị tiêu chuẩn. (Đơn vị: mm) Dung sai kích thước: ±10%.

Hình 16: Kích thước nhìn từ trên xuống ghế nha MODEL 3900.

Hình 17: Kích thước nhìn ngang ghế nha MODEL 3900.
2.2.3.2 Sơ đồ điện tổng quát.

Hình 18: Sơ đồ tổng quát hệ thống điện.

STT TÊN BỘ PHẬN


01 Main boad.
02 Bảng điều khiển.
03 Công tắc chân.
04 Dây cáp.
05 Biến trở điều chỉnh nâng hạ ghế/tựa.
06 Công tắc an toàn.
07 Cầu chì.
08 Van thủy lực
09 công tắc cảm biến
10 Cảm biến ánh sáng
Bảng 3: Các bộ phận của sơ đồ tổng quát.
2.2.3.3 Sơ đồ thủy lực.

Hình 19: Sơ đồ thủy lực ghế nha CLESTA ELL.


STT TÊN BỘ PHẬN
01 Trụ nghiêng lưng.
02 Xi lanh nâng.
03 Bơm thủy lực,230VAC.
04 Tụ khởi động động cơ, 45uf, 230VAC
05 Bình chứa dầu thủy lực
06 Van điện từ cho hệ thống thủy lực
07 Lắp khuỷu tay, xi lanh thủy lực
Bảng 4: Các bộ phận thủy lực ghế nha.
2.2.3.4 Cách điều chỉnh van.
Cụm ống dẫn thủy lực bao gồm bốn Van tiết lưu điều khiển tốc độ (TV1, TV2, TV3 và
TV4). Mỗi chức năng TV đo lưu lượng chất lỏng thủy lực đến và đi từ xi lanh thủy lực.
Không bao giờ đóng hoàn toàn Van tiết lưu, động cơ bơm có thể quá nóng, có thể làm
hỏng động cơ bơm. Không tháo hoàn toàn Van tiết lưu ra khỏi van.
- Theo chiều kim đồng hồ để giảm tốc độ.
- Ngược chiều kim đồng hồ để tăng tốc độ

Hình 20: Van thủy lực ghế nha.

CHỨC NĂNG NGUYÊN LÝ


Điều chỉnh tốc độ nâng lên. Quay ốc TV3.
Điều chỉnh tốc độ hạ xuống Quay ốc TV4.
Điều chỉnh tốc độ nâng của tựa. Quay ốc TV2.
Điều chỉnh tốc độ hạ của tựa. Quay ốc TV1.
Bảng 5: Các chức ốc chỉnh áp van thủy lực của ghế nha.
2.2.3.5 Điều chỉnh van giảm áp.
Van giảm áp là một thiết bị an toàn được vận hành bằng lò xo giúp giảm áp suất quá mức
của dầu thủy lực. Nếu áp suất quá mức trong hệ thống thủy lực của ghế, van giảm áp sẽ xả
dầu trong pitton đến bình chứa. Van giảm áp được điều chỉnh không chính xác có thể dẫn
đến tình trạng được gọi là “khóa thủy tĩnh” hoặc ghế không thể nâng bệnh nhân lên.
Để điều chỉnh van, hãy xoay van theo chiều kim đồng hồ cho đến khi van vừa vặn rồi
ngược chiều kim đồng hồ 1-1/2 vòng.

Hình 21: Ốc chỉnh áp xả quá áp thủy lực của ghế nha.


2.2.3.6 Hệ thống boad mạch.
Bảng mạch Ghế nha khoa Forest Model 3900 có các rơle cần thiết để điều khiển bơm
động cơ ghế và cuộn dây điện từ. Bảng mạch cũng được trang bị chức năng kiểm tra cho
phép xác minh các chức năng của ghế.

Hình 22: Hệ thống boad mạch ghế nha.


STT CHỨC NĂNG
01 SW, Công tắc kép DIP, dùng để:
- Cho phép lập trình các giới hạn cứng của ghế.
- Cho phép bắt đầu tự kiểm tra ghế.
- Thông thường cả hai công tắc đều TẮT.
02 Nút Tự kiểm tra.
03 AN1-AN4, Bàn di chuột và Công tắc chân.
04 Đèn LED báo nguồn.
05 Đầu ra nguồn Aux chính, tối đa 7 Amps.
06 Điều khiển động cơ, 3 Amps.
07 Ngõ ra điều khiển nâng hạ ghế.
08 Ngõ ra điều khiển nâng hạ tựa.
09 Nguồn Điện Vào, 250VAC, 50-60Hz.
10 Cầu chì, F1 và F2, 230V, 6.3A, 5x20mm.
11 Rơle bơm và van điện từ.
12 Cầu chì, F3, 230V, 63mA, 5x20mm.
13 AN12-AN15, đã cố định, không tháo.
14 LED1-LED5, Sáng khi rơle liên quan được cấp điện.
15 Cảm biến nâng ghế và tựa.
- AN6: Cảm biến vị tựa.
- AN7: Cảm biến vị trí nâng/hạ ghê.
16 AN4, Nút “M” (Chức năng lập trình và ghi đè bảng an toàn).
17 AN10, Công tắc an toàn.
Giắc AN10, P/N 0014-287. Dùng để rút ngắn AN10.

Bảng 6: Thành phần trên boad mạch


2.2.4 Kiểm tra và lập trình ghế.
2.2.4.1 Đặt giới hạn di chuyển.
Sử dụng main boad:
- BƯỚC 1: tháo nắp máy để thấy main boad.
- BƯỚC 2: Xác định vị trí các công tắc DIP ở góc trên cùng bên trái của boad mạch.
- BƯỚC 3: Chuyển cả hai công tắc DIP sang vị trí “ON”.
Sử dụng bảng điều khiển:
- BƯỚC 1: Xác định vị trí nút P (chương trình) trên bàn di chuột.
- BƯỚC 2: Nhấn và GIỮ nút P. Sẽ nghe được hai tiếng bíp.
- BƯỚC 3: Với nút P VẪN GIỮ XUỐNG , hãy sử dụng chức năng nâng ghế thủ công để
định vị chân đế ghế đến giới hạn tăng chiều cao mong muốn.
- BƯỚC 4: Khi đã đạt đến vị trí cơ sở mong muốn hãy nhã tất cả các phím.
- BƯỚC 5: Nhấn và nhả nút Chương trình, bạn sẽ nghe hai tiếng bíp.
- BƯỚC 6: Nhấn Nút 1, bạn sẽ nghe thấy ba tiếng bíp.
- BƯỚC 7: Lặp lại các bước 1 – 6 cho Base Down, Back Up và Back Down. Đối với
bước 6, hãy thay thế nút được đánh số thích hợp cho giới hạn hành trình của chức năng đang
được lập trình.
- BƯỚC 8: Sau khi lập trình xong, đưa công tắc nhúng về vị trí “OFF”
- BƯỚC 9: Vận hành chân đế ghế lên/xuống, lùi lên/xuống theo cách thủ công để xác
nhận các giới hạn đã được lập trình.
- BƯỚC 10: Gắn lại nắp máy.
2.2.4.2 Sử dụng bảng điều khiển để lập trình chức năng tự động định vị
ghế.
Để định vị ghế đến vị trí vận hành do người dùng lập trình, hãy nhấn bất kỳ một trong các
nút 1-4. Ghế sẽ tự động định vị chân đế và lưng của nó về vị trí chân đế và lưng đã lập trình
được chỉ định cho nút đó.
Để thay đổi vị trí đã lập trình được gán cho một nút:
- BƯỚC 1: Xác định vị trí nút chương trình trên bảng điều khiển.
- BƯỚC 2: Sử dụng các nút định vị thủ công trên Bảng cảm ứng, định vị chân ghế và
quay lại vị trí mới.
- BƯỚC 3: Nhấn rồi nhả nút Chương trình, bạn sẽ nghe thấy hai tiếng bíp. Trong vòng 1
giây, nhấn nút (1, 2, 3 hoặc 4) mà bạn muốn chỉ định vị trí. Bạn sẽ nghe thấy ba tiếng bíp
xác nhận vị trí mới cho nút đó đã được chấp nhận.
- BƯỚC 4: Kiểm tra vị trí mới được lập trình bằng cách di chuyển chân ghế theo cách
thủ công và quay lại vị trí khác. Nhấn nút bạn vừa chỉ định một vị trí mới. Ghế sẽ di chuyển
đến vị trí mới được lập trình ở bước 3.
2.2.4.3 Chạy Tự kiểm tra.
Ghế Tự kiểm tra sẽ quay vòng chân ghế và lùi lên/xuống. Nếu ghế dừng lại (phần đế hoặc
phần lưng) và phát ra tiếng bíp một lần, quá trình kiểm tra đã phát hiện ra lỗi cần chẩn đoán
và điều chỉnh hoặc sửa chữa.
Thử nghiệm quay vòng ghế cho đến khi đạt được chu kỳ nâng lên hoàn toàn, rồi hạ xuống
hoàn toàn. Nếu kiểm tra thành công, ghế sẽ phát ra tiếng bíp ba lần.
Để chạy thử nghiệm:
- BƯỚC 1: tháo nắp máy.
- BƯỚC 2: Xác định vị trí các công tắc DIP ở góc trên cùng bên trái của boad.
- BƯỚC 3: Chuyển cả hai công tắc DIP sang vị trí “ON” .
- BƯỚC 4: Nhấn nút KIỂM TRA bên cạnh công tắc DIP trên bảng mạch của ghế. Trong
khi thử nghiệm đang chạy, ghế sẽ phát ra tiếng bíp mỗi giây một lần.
- BƯỚC 5: Nếu quá trình kiểm tra dừng lại và ghế phát ra tiếng bíp một lần, hãy tham
khảo phần khắc phục sự cố.
- BƯỚC 6: Khi kiểm tra hoàn tất thành công, ghế sẽ phát ra tiếng bíp ba lần.
- BƯỚC 7: Đưa công tắc DIP về vị trí “OFF” và lắp lại nắp máy.
2.2.4.4 Xử lý sự cố.
Các bảng này chứa các bài kiểm tra và quy trình khắc phục sự cố phổ biến nhất của ghế.
Các bảng này không nhằm mục đích đề cập đến mọi tình huống, nhưng bao gồm các vấn đề
phổ biến nhất mà bạn sẽ gặp phải.
HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC.

Ghế không được cắm Kiểm tra xem có nguồn điện ở ổ


điện. cắm hay không.
Kết nối ghế với ổ cắm điện.
Ghế không hoạt Cầu chì F1, F2 hoặc Kiểm tra cầu chì và thay thế nếu bị
động, vẫn có nguồn F3 trên bảng mạch nổ
cấp. của ghế bị hỏng. Nếu lại hỏng cầu chì:
Ngắt kết nối tất cả các kết nối từ
bảng với các thành phần khác.
Lắp cầu chì còn tốt, nếu cầu chì
hỏng thì thay thế boad.
Cách ly sự cố bằng cách cắm lại
từng đầu nối vào bảng cho đến khi
cầu chì lại hỏng.
Sửa chữa hoặc thay thế hệ thống
dây điện hoặc các bộ phận của
ghế.
Hệ thống dây điện Ngắt kết nối công tắc an toàn khỏi
hoặc công tắc bị lỗi bảng mạch của ghế tại AN10.
Sử dụng jumper thử nghiệm (P/N
0014-287), nối tắt hai chân của
AN10 trên bảng mạch.
Nếu ghế hoạt động bình thường,
ngoại trừ chức năng của công tắc
an toàn, thì hệ thống công tắc an
toàn bị lỗi hoặc một trong các
công tắc bị lỗi.
Ngắt kết nối công tắc an toàn khỏi
cả hai 2. Sử dụng jumper thử
nghiệm (P/N 0014-287), nối tắt hai
chân của AN10 trên bảng mạch.
Kết nối lại bộ dây dẫn với AN10
trên bảng mạch.
Nếu bây giờ ghế hoạt động bình
thường, một trong các công tắc bị
lỗi. Cô lập công tắc bị lỗi bằng
cách kết nối lại một trong các công
tắc với dây cáp. Nếu ghế không
hoạt động, công tắc kết nối với
dây cáp bị lỗi, nếu ghế hoạt động,
công tắc không được kết nối là lỗi.
Nếu ghế không hoạt động, dây
điện bị lỗi. Thay thế cáp.
Các chức năng chân Tụ dề máy bơm bị Xác minh rơle UP phía sau và đế
ghế và sao lưu hõng. và đèn LED 2 và 4 sáng.
không hoạt động. Kiểm tra tụ điện khởi động động
Rơle động cơ bơm cơ-bơm xem có bị lỏng hoặc đứt
kêu lách cách, đèn kết nối không.
LED 2, 4 và 5 sáng.
Chân ghế và chức Thay thế hoặc sửa chữa bất kỳ kết
nối bị lỗi.
năng XUỐNG lưng Thay thế tụ điện bằng một cái mới
hoạt động. với thông số kỹ thuật chính xác.
Động cơ bơm thủy Động cơ bơm thủy lực được trang
lực quá nóng bị bộ giới hạn nhiệt tự động đặt
lại.
Chức năng của bộ giới hạn là để
bảo vệ động cơ khỏi hư hỏng nếu
vượt quá chu kỳ làm việc của động
cơ.
Thay thế cụm van điện từ thủy lực.
Không thể nâng hạ Lỗi cụm van điện từ. Xác minh rằng điện trở của cuộn
ghế/ tựa. dây điện từ là: ~464Ω.
Thay thế cụm van điện từ
Công tắc chân hoặc Thử sử dụng bảng điều khiển hoặc
bảng điều khiển. đầu nối công tắc chân, AN1 –
AN4, các chân cắm trên bảng
mạch để kiểm tra các chức năng
hướng dẫn sử dụng của ghế như
sau:
Pin 1-6: nâng ghế
Pin 1-7: nâng tựa.
Pin 2-7: hạ tựa
Pin 4-7: hạ ghế
Nếu các chức năng thủ công hoạt
động, công tắc chân, bàn phím
cảm ứng hoặc dây nối bị lỗi.
Nếu ghế được trang bị nhiều công
tắc chân, hãy chạm vào miếng
đệm hoặc kết hợp chúng, hãy thử
kết nối từng cái một cho đến khi
bạn cách ly cái bị lỗi.
Khi sử dụng bảng Bảng điều khiển bị Thay bảng điều khiển mới.
điều khiển, ghế lỗi
không di chuyển.
Bảng 7: Các sự cố trên ghế nha.
2.2.5 Điều chỉnh cảm biến giới hạn di chuyển nâng hạ.
2.2.5.1 Cảm biến vị trí nâng hạ tựa.
- BƯỚC 1: Đặt lưng ghế xuống hoàn toàn sau đó tháo bọc ghế ra khỏi ghế.
- BƯỚC 2: Sử dụng chìa khóa lục giác 1,5 mm, nới lỏng trục truyền động xoắn ốc
bằng đồng thau với vít định vị của khớp nối trục chậu, sau đó di chuyển ghế lùi
lên/xuống để lộ vít định vị của khớp nối thứ hai và cũng nới lỏng nó.
- BƯỚC 3: Đặt ghế trở lại vị trí cũ.
- BƯỚC 4: Sử dụng chìa khóa lục giác 3 mm, tháo giá đỡ neo trục truyền động
xoắn ốc.
- BƯỚC 5: Cẩn thận kéo trục truyền động xoắn ốc, ống màu xanh lam và khớp nối
bằng đồng thau ra khỏi trục nồi. 48
- BƯỚC 6: Xoay trục nồi theo chiều kim đồng hồ cho đến khi nó dừng lại, sau đó
quay ngược chiều kim đồng hồ 1/8 vòng.
- BƯỚC 7: Cẩn thận đẩy trục truyền động xoắn ốc, ống màu xanh lam và khớp nối
bằng đồng vào trục.
- BƯỚC 8: Sử dụng chìa khóa lục giác 1,5 mm, siết chặt vít định vị của khớp nối
bằng đồng. Sau đó, di chuyển ghế lên/xuống trở lại để lộ vít định vị của khớp nối thứ
hai và cũng siết chặt nó.
- BƯỚC 9: Sử dụng chìa khóa lục giác 3 mm, cài đặt lại giá đỡ neo trục truyền
động xoắn ốc.
- BƯỚC 10: Lắp lại bọc ghế vào ghế.
- BƯỚC 11: Tham khảo đặt giới hạn di chuyển của ghế. Hình 20: Điều chỉnh cảm
biến nâng hạ tựa của ghế nha.
2.2.5.2 Cảm biến vị trí nâng hạ ghế.
- BƯỚC 1: Tháo nắp máy
- BƯỚC 2: Định vị toàn bộ chân đế của ghế xuống.
- BƯỚC 3: Nới lỏng các vít giá đỡ cho đến khi bạn có thể tháo các bánh răng ra.
- BƯỚC 4: Xoay bánh răng nhỏ trên trục nồi theo hướng đi xuống cho đến khi nó dừng
lại. Sau đó xoay ba răng trên bánh răng nhỏ theo hướng lên trên so với một răng trên bánh
răng lớn.
- BƯỚC 5: Gài các bánh răng và siết chặt các vít giá đỡ.
- BƯỚC 6: Tham khảo đặt giới hạn di chuyển của ghế.
Hình 23: Điều chỉnh cảm biến nâng hạ ghế của ghế nha.
2.3 NỒI HẤP TIỆT TRÙNG HL-380P.
2.3.1 Giới thiệu về máy.
HL-380P là máy hấp tiệt trùng hơi nước tự động hiệu quả và đáng tin cậy. Được thiết kế
đặc biệt với dung tích lớn và tính linh hoạt cao trong yêu cầu xử lý. Máy có thể sử dụng trong
bệnh viện để xử lý những vật liệu nóng và có độ ẩm ổn định một cách hiệu quả và với dung
tích cao như dụng cụ vải, dụng cứng có gói, chất lỏng hoặc dụng cụ thủy tinh, v.v….

Bảng 8: Nồi hấp tiệt trùng HK-380P.


2.3.2 Thông số kĩ thuật.
Tên máy: Huxley Steam Sterilize.
Nhà sản xuất: Huxley.
Xuất xứ: Đài loan.
Model: HL-380P.
Điện áp: 380v.
Nhiệt độ: 138 độ.
Dòng điện: 40A.
Heater: 18 W.
M.A.W.P: 2.5 kg/cm2.
2.3.3 Cấu tạo.
2.3.3.1 Cấu tạo bên ngoài.

Hình 24: Cấu tạo nồi hấp HL-380P.


- (1)Nút nguồn.
- (2)Unwrapped cycle.
- (3)Wrapped cycle.
- (4)Solution cycle.
- (5)Bộ điều khiển nhiệt độ.
- (6)Bộ hẹn giờ khử trùng.
- (7)Bộ hẹn giờ sấy.
- (8)Đèn cảm biến cửa.
- (9)Đền báo chu trình đun.
- (10)Đèn báo chu trình khử trùng.
- (11)Đèn báo chu trình sấy.
- (12)Đèn báo hoàn thành chu trình.
- (13)Đồng hồ đo áp suất buồng đun.
- (14)Đèn báo quá áp suất cho phép.
- (15)Đồng hồ đo áp suất buồng hấp.
- (16)Cửa buồng hấp.
- (17)Tay nắm cửa.
- (18)Nắp trước máy.
- (19)Ống cấp nước.
- (20)Cửa xả thải.
2.3.4 Sơ đồ van.

Hình 25: Sơ đồ van máy hấp HL-380P.


(1)van đo mực nước.
(2)van xả buồng đun.
(3)van an toàn.
(4)van xả khí thải lớp áo ngoài.
(5)bẩy hơi.
(6)van xả buồng hấp.
(7)van cấp nước làm mát cho bộ làm mát.
(8)van kiểm tra rò rỉ chân không.
(9)van hiệu chuẩn nhiệt độ.
2.3.5 Sơ đồ nguyên lý.

Hình 26: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (1)

Hình 27: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (2).


Hình 28: Sơ đồ mạch điện máy hấp HL-380P (3).

Hình 29: Sơ đồ mạch máy hấp HL-380P (4)


2.3.6 Bộ điều khiển nhiệt độ.

Hình 30: Bộ điều khiển nhiệt độ.

- Setting value increase: tăng giá trị.


- Setting value decrease: giảm giá trị.
- Process variable display: giá trị hiện tại.
- Setting value display: giá trị cài đặt.
2.3.7 Bộ điều khiển khử khuẩn và sấy khô.

Hình 31: Bộ điều khiển khử khuẩn và sấy khô.

- Plus/Minus key: phím tăng giảm.


- Process variable Display: giá trị hiện tại.
- minute/Unit: đơn vị(phút).
- Setting value Display: giá trị cài đặt.
2.3.8 Nguyên lý hoạt động.
- Cơ bản nguyên lý của đa
số nồi hấp được thể hiện cơ
bản như hình dưới đây.
- Một máy hấp được cấu
nên từ những bộ phần chính
quan trọng sau:
Jacket(buồng đun tạo áp
suất), champer (buồng hấp
dụng cụ), van, nguồn điện, và
một bộ phần không thể thiếu
và được coi là trái tim của
máy đó là bẩy hơi.
- Về nguyên lý:
Sau khi nhấn nút nguồn,
máy sẽ chạy chương trình tự
động, cấp nước và đun nước.
Nước được cấp vào máy
qua đường nước cấp
chính(19), và đi vào buồng
Jacket, tới mực nước mặc Hình 32: Nguyên lý cơ bản của nồi hấp.
định được cai đặt trên boad
điều khiển và được nhận biết bằng một cảm biến nước gắn trong buồng jacket, ở đây nước
được đun tới áp suất cái đặt ( có máy sẽ mặc định bằng nhiệt độ).
Khi đã đạt tới áp suất cài đặt thì máy đã ở chế độ sẵn sàng bắt đầu.
Bước 1: mở cửa buồng champer, cho dụng cụ vào buồng.
Bước 2: đóng cửa buồng, và nhấn chọn chương trình chạy cho máy: (2)Unwrapped cycle,
(3)Wrapped cycle, (4)Solution cycle.
Sau khi chọn chương trình, máy sẽ chạy chương trình tự động cho tới khi hết thúc chu kì
hấp.
- Về nguyên lý của chu trình này như sau:
Mỗi máy sẽ có một cấu hình chương trình khác nhau, nhưng cơ bản máy sẽ chạy theo các
chu kì như sau:
+ Unwrapped cycle (134*C): ĐUN→ KHỬ TRÙNG→ XẢ NHANH
→ SẤY KHÔ→ HÚT KHÍ→ HOÀN THÀNH.
* CHARGE - Van cấp hơi nước( pressure regulator for steam supply) sẽ mở, khí nóng từ
jacket sẽ đi vào lớp áo ngoài và đi vào buông champer. Buồng được cấp hơi nước cho đến
khi đạt tới nhiệt độ khử trùng cài đặt.
* TIỆT TRÙNG – lúc này van cấp hơi nước( pressure regulator for steam supply) sẽ đóng
lại, bắt đầu giai đoạn tiệt trùng và đếm ngược thời gian tiệt trùng.
Trong quá trình tiệt trùng, sẽ có sự thất thoát nhiệt trong quá trình khử khuẩn, máy đã
được lập trình cho tình huống này bằng cách, tạo ra một giới hạn nhiệt trên và dưới. Mỗi khi
nhiệt độ đạt tới giới hạn trên sẽ ngưng cấp hơi nước. đến khi sự thất thoát nhiệt làm chạm
mốc giới hạn dưới. Van cấp hơi nước( pressure regulator for steam supply) sẽ lại được mở
để đưa nhiệt độ lên và duy trì cân bằng ở mức cài đặt.
* XẢ NHANH – Sau khi giai đoạn tiệt trùng kết thúc, buồng hấp sẽ được xã tới khi cạn
kiệt.
* SẤY KHÔ - Buồng bắt đầu giai đoạn sấy và đếm ngược thời gian sấy.
* AIR INTAKE - Buồng được thông hơi đến áp suất khí quyển.
* HOÀN THÀNH – Chu kì hoàn thành sẽ báo âm thanh còi.
+ Wrapped cycle (134*C): [SẠC → CHÂN KHÔNG (3 lần)]→ SẠC → KHỬ TRÙNG
→ XẢ NHANH → SẤY KHÔ → HÚT KHÍ → HOÀN TẤT.
+ Solution cycle (121*C): SẠC→ KHỬ TRÙNG→ XẢ CHẬM→
THÔNG GIÓ→ HOÀN THÀNH.
(Các cách hoạt đông của từng bước của từng chu trình cơ bản đều giống nhau).

Hình 33: Bảng tham khảo thời gian tiệt trùng và sấy khô.
2.3.9 Cách vận hành.
2.3.9.1 Chuẩn bị trước khi vận hành.
- Thay bộ lọc nước 3 tháng một lần để tránh đóng cặn trong nước buồng và máy tạo hơi
nước.
- Thay bộ lọc không khí HEPA khoảng 3 ~ 6 tháng để tránh không khí bị ô nhiễm đi
ngược vào trong buồng.
- Kiểm tra xem bộ lọc thoát nước buồng có sạch sẽ và đúng vị trí không và bên trong
buồng có sạch không.
- Luôn đảm bảo rằng van xả thủ công của buồng hấp và van thoát nước của buồng đun
bên trong cửa ra vào được đóng lại.
- Đường nước lạnh cung cấp nước cho máy tiệt trùng và áp suất đó phải từ 1kg / cm2 đến
3 kg / cm2.
- Chuyển công tắc nguồn điện chính (bộ ngắt mạch) thành BẬT.
- Đảm bảo các công tắc điện và van nước được BẬT.
- Làm quen với tất cả các vị trí và chức năng nút điều khiển trước khi vận hành máy tiệt
trùng.
2.3.9.2 Tiến hành vận hành máy.
- BƯỚC 1: Bật công tắc nguồn để cung cấp điện cho máy tiệt trùng.
- BƯỚC 2: Hệ thống đun bắt đầu làm đun nước. Đối với lần đun đầu tiên, sẽ mất khoảng
30 phút đến 1 giờ để tăng áp suất áo khoác.
- BƯỚC 3: Xoay tay nắm cửa ngược chiều kim đồng hồ và mở cửa xoay bằng tay.
- BƯỚC 4: Cho các dụng cụ vào buồng hấp cần khử trùng. (Không làm quá tải máy tiệt
trùng. Cho phép hơi nước thâm nhập giữa các gói. Tránh tiếp xúc giữa các dụng cụ với vách
buồng.)
- BƯỚC 5: Đóng cửa sát bằng tay và xoay tay nắm cửa theo chiều kim đồng hồ cho đến
khi đèn báo cửa tắt. Xoay tay nắm cửa thêm 1/2 vòng để đảm bảo đóng cửa hoàn toàn.
- BƯỚC 6: Đặt thời gian tiệt trùng trên bộ hẹn giờ tiệt trùng.
- BƯỚC 7: Đặt thời gian sấy trên bộ hẹn giờ sấy.
- BƯỚC 8: Chọn chu kỳ phù hợp với các nhu cầu khác nhau, nhấn một trong các nút chu
kỳ trên bảng điều khiển để bắt đầu chu trình tiệt trùng, máy tiệt trùng sẽ tự động chạy chu
kỳ.
- BƯỚC 9: Nhiệt độ khử trùng có thể được thay đổi sau khi nhấn nút chọn chu kỳ. Đặt
lại nhiệt độ khử trùng trên bộ điều khiển nhiệt độ.
- BƯỚC 10: Trong quá trình hoạt động, có các chỉ số hiển thị để nêu từng giai đoạn của
chu kỳ.
- BƯỚC 11: Khi chu kỳ hoàn tất, cảnh báo hoàn thành hiển thị và kèm theo âm thanh còi.
- BƯỚC 12: Chắc chắn rằng buồng hấp đã đạt được áp suất khí quyển(0psi) bằng cách
đọc chỉ số trên đồng hồ đo áp suất buồng hấp.
- BƯỚC 13: Mở khóa và mở cửa buồng.
- BƯỚC 14: Lấy dụng cụ đã hấp ra khỏi buồng hấp.
- BƯỚC 14: Tắt nguồn nếu không tiếp tục sử dụng máy tiệt trùng.
2.3.10 An toàn khi sử dụng máy.
- Nên sử dụng nước RO hoặc nước lọc để ngăn ngừa đóng cặn trong buồng và máy sinh
hơi.
- Không sử dụng máy tiệt trùng khi không có nguồn nước, động cơ có thể bị quá nóng và
hư hỏng.
- Để tránh tình trạng sàn trơn trượt, hãy lập tức lau sạch mọi vết nước đổ hoặc ngưng tụ
trong khu vực vận hành thiết bị tiệt trùng.
- Máy bị nóng sau khi làm nóng. Luôn đeo găng tay và kính bảo hộ khi lấy các vật dụng
ra khử trùng để tránh bị bỏng.
- Để máy tiệt trùng và các phụ kiện nguội xuống nhiệt độ phòng trước khi thực hiện bất
kỳ thao tác quy trình làm sạch hoặc bảo trì nào.
- Ngắt nguồn điện trước khi bảo trì, bảo dưỡng để tránh bị giật, chập điện.
- Kéo cần van an toàn mỗi tháng để tránh tắc nghẽn khi áo ngoài chứa đầy hơi nước.
- Chỉ những kỹ thuật viên dịch vụ đủ tiêu chuẩn mới được thực hiện sửa chữa và điều
chỉnh. Sử dụng những người thiếu kinh nghiệm, không đủ tiêu chuẩn để làm việc trên máy
tiệt trùng này hoặc việc thay thế các bộ phận trái phép có thể gây thương tích cá nhân hoặc
dẫn đến thiệt hại tốn kém.
- Máy tiệt trùng này không được thiết kế để xử lý chất lỏng dễ cháy.
2.3.11 Bảo trì, bảo dưỡng máy.
2.3.11.1 Bảo dưỡng:
Hàng ngày:
- Rửa bên trong buồng hấp và hệ thống ống bằng dung dịch tẩy rửa nhẹ, rửa sạch bằng
nước máy và lau khô bằng vải không xơ.
- Loại bỏ bộ lọc nước xả của buồng hấp để làm sạch xơ vải và trầm tích và xả ngược dưới
vòi nước chảy. Đặt lưới lọc trở lại ống xả buồng hấp sau khi làm sạch.
- Lau sạch miếng gioăng cửa bằng khăn ẩm.
Hằng tuần:
- Xả nước trong buồng hấp.
- Chuyển công tắc nguồn sang ON.
- Mở cửa buồng hấp ra.
- Đợi cho đến khi đồng hồ đo áp suất áo khoác chỉ 1kg/cm2, sau đó mở van xả buồng đun
bằng cách xoay tay cầm van ngược chiều kim đồng hồ 90 độ.
- Xả buồng đun trong 3 phút.
- Đóng van xả, đổ đầy nước sạch vào buồng đun.
- Chuyển công tắc nguồn sang OFF.
- Đóng cửa buồng hấp.
Hàng tháng:
- Bôi dầu silicon trên gioăng cửa để tối đa hóa thời gian sử dụng của m. Nếu xuất hiện
tình trạng giòn hoặc có vết nứt, hãy thay thế nó.
- Đặt một vài giọt dầu máy đặc lên chốt bản lề cửa buồng hấp. Thoa đều dầu vào bản lề
bằng cách mở và đóng cửa nhiều lần.
- Kéo cần gạt của van an toàn để tránh tắc nghẽn khi áo khoác chứa đầy hơi nước.
Hàng quý:
- Thay bộ lọc nước 3 tháng một lần để tránh cặn nước tích tụ trong
buồng hấp và buồng đun.
- Thay lọc không khí HEPA khoảng 3~6 tháng để ngăn ngừa không khí ô nhiễm đi ngược
vào buồng.
- Làm sạch bộ lọc để tránh tắc nghẽn.
- Làm sạch bẫy hơi để tránh tắc nghẽn.
- Tháo sợi đốt để làm sạch các chất bẩn lắng đọng cặn để duy trì hiệu quả đun nhiệt.
2.3.11.2 Bảo trì:
- Kiểm tra ống đồng và mối nối định kỳ. Sửa chữa bất kỳ rò rỉ và sửa chữa bất kỳ bộ phận
bị hư hỏng ngay lập tức.
- Nếu van tay bị rò rỉ, hãy nới lỏng vít trên tay cầm và siết chặt đai ốc lục giác bên trong.
- Làm sạch van điện từ nếu nó hoạt động chậm hoặc phát ra âm thanh bất thường. Nếu
thành phần bên trong của nó bị mòn quá mức, hãy thay thế.
- Để thay thế miếng đệm cửa, chỉ cần tháo miếng đệm cũ bằng vít dẹt hoặc các dụng cụ
khác và lắp miếng đệm mới vào rãnh.
2.3.12 Các lỗi thường gặp và cách khắc phục.
STT HIỆN TƯỢNG NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC

01 Máy không đạt - Hỏng thanh đun nhiệt - Thay thanh đun.
đủ nhiệt cài đặt - Không đủ nước. - Kiểm tra bơm.
- Rò khí Kiểm tra nguồn
- Cảm biến báo sai. nước…
- Hỏng bộ điều khiển - Kiểm tra cá mối
nhiệt độ. nối, vặn, hàn lại mối
nối bị rò.
- Thay bộ điều khiển
nhiệt độ.
02 Máy không thể - Hỏng van, không đủ - Kiểm tả lại hệ thống
chuyển bước. nhiệt, rò khí, hỏng bộ van, thay van.
điều khiển. - Kiểm tra hệ thống
đun, thay thanh đun.
03 Đồ hấp xong bị - Hỏng bộ tách nước (bẩy - Thay bộ tách nước
ướt nước). (bẩy nước).
- Máy chạy sai/ chưa - Kiểm tra bộ điều
đúng chu trình. khiển, thay bộ điều
khiển.
04 Máy chạy sai - Hỏng bộ điều khiển - Thay bộ điều khiển.
chu trình.
05 Máy đọc nhiệt - Hỏng bộ đọc/điều khiển - Thay bộ điều khiển
độ sai. nhiệt độ. nhiệt độ.
06 Máy chạy không - Hỏng bộ điều khiển - Thay bộ điều khiển
đủ/dư thời gian. thười gian. thời gian.
). - Liên hệ kĩ sư.
07 Máy không lên - Mất điện, lỗi nguồn, Kiểm tả công tắc
nguồn. nguồn, kiểm tả nguồn
điện
Bảng 9: Các lỗi thường gặp.
(Các trường hợp khác, vui lòng liên hệ kĩ sư).
Tài liệu tham khảo: OPERATION MANUAL (frankshospitalworkshop.com)
2.4 XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC MEK6400K.
2.4.1 Giới thiệu về máy.
Máy đo huyết học MEK6400K là thiết bị
phòng thí nghiệm hiện đại được sử dụng
rộng rãi trong các phòng thí nghiệm lâm
sàng để đánh giá các thông số máu khác
nhau và xác định các rối loạn máu. Thiết bị
tiên tiến này được thiết kế để cung cấp kết
quả chính xác và đáng tin cậy về công thức
máu toàn phần (CBC) và các xét nghiệm
huyết học khác chỉ trong vài phút. Nó sử
dụng công nghệ tiên tiến và quy trình tự
động để đảm bảo mức độ chính xác, hiệu
quả và năng suất cao trong phòng thí
nghiệm. Máy đo huyết học MEK6400K là
một công cụ thiết yếu cho các chuyên gia
chăm sóc sức khỏe trong chẩn đoán và điều
trị các tình trạng liên quan đến máu khác
nhau.

2.4.2 Thông số kĩ thuật.


Hãng sản xuất: Nihon Kohden.
Model: mek6400k.
Xuất xứ: Japan.
Hình 34: Máy xét nghiệm huyết học
Điện áp: 220v mek6400.
Kích thước: 230 W × 450 D × 383
H (mm).
Trọng lượng tịnh: xấp xỉ 18kg.
Thông số đo: 19: WBC, LY%, MO%, GR%, LY, MO, GR, RBC, HGB, HCT, MCV,
MCH, MCHC, RDW-SD, RDW-CV, PLT, PCT, MPV, PDW.
Hóa chất: 1 thuốc thử tan máu (không chứa xyanua), 1 chất pha loãng, 2 chất tẩy rửa.
Khối lượng mẫu:
- 30μL cho chế độ đo bình thường.
- 10 hoặc 20 μL cho chế độ pha loãng trước.
Công suất: gần 60 mẫu/ giờ.
Tùy chọn: máy in nhiệt, trình đọc mã vạch tiện dụng.
Kích thuóc và trọng lương: 230 × 450 × 428, 20kg.
2.4.3 Sơ đồ.
2.4.3.1 Sơ đồ hệ thống điện.

Hình 35: Sơ đồ khối điện máy xét nghiệm huyết học mek6400.
2.4.3.2 Sơ đồ hệ thống cơ học.

Hình 36: Sơ đồ hệ thống cơ học máy xét nghiệm huyết học mek6400.
2.4.4 Dãi đo và khả năng đo lặp lại.
THÔNG SỐ ĐO DÃI ĐO ĐỘ LẶP LẠI
WBC: Số lượng bạch MEK-6400/6410:0 Trong 2,0%CV (4,0 đến 9,0 × 103
cầu đến 59 × 10^3 /µL* /µL)
LY%: Phần trăm tế bào 0 đến 99,9% Trong 5,0%CV (WBC: 4,0 đến 9,0
lympho × 103 /µL, LY%: 20 đến 45%)
MO%: Phần trăm bạch 0 đến 99,9% trong 12,0%CV (WBC: 4,0 đến 9,0
cầu đơn nhân × 103 /µL), MO%: 2 đến 10%)
trong phạm vi 5,0%CV
GR%: Phần trăm bạch 0 đến 99,9% (WBC: 4,0 đến 9,0 × 103 /µL,
cầu hạt GR%: 40 đến 70%)
LY: Số lượng tế bào MEK-6400/6410: 0
lympho đến 59 × 10^3 /µL*
MO: Số lượng bạch cầu MEK-6400/6410: 0
đơn nhân đến 59 × 10^3 /µL*
GR: Số lượng bạch cầu MEK-6400/6410: 0
hạt đến 59 × 10^3 /µL*
RBC: Số lượng hồng đến 14,9 × 10^6 /µL trong 1,5%CV (5,0 × 106 /µL)
cầu
HGB: Nồng độ huyết đến 29,9 g/dL trong 1,5%CV (16 g/dL)
sắc tố
HCT: Hematocrit 0 đến 99,9%
MCV: Thể tích tế bào 20 đến 199 fL trong vòng 1,0%CV (70 đến 120 fL)
trung bình
MCH: Huyết sắc tố tế 10 đến 50 pg
bào trung bình
MCHC: Nồng độ huyết 10 đến 50 g/dL
sắc tố trung bình trong
tế bào
RDW: Độ rộng phân bố 0 đến 50%
hồng cầu
PLT: Số lượng tiểu cầu 0 đến 1490 × 103 /µL trong vòng 4,0%CV (3,0 × 103 /µL)
PCT: Tỷ lệ tiểu cầu 0 đến 2.9%
MPV: Thể tích tiểu cầu 0 đến 20.0 fL
trung bình
PDW: Độ rộng phân bố 0 đến 50%
tiểu cầu
Bảng 10: Dãi đo và khả năng đo lặp lại cảu máy xét nghiẹm huyết học mek6400.
2.4.5 Nguyên lý hoạt động.
2.4.5.1 Các phương pháp đo.
- Số lượng tế bào máu: phương pháp thay đổi trở kháng.
- Huyết sắc tố: phương pháp so màu.
- Hematocrit: tính toán biểu đồ.
- Số lượng bạch cầu: tính toán biểu đồ.
- Tỷ lệ tiểu cầu: tính toán biểu đồ.
- Mật độ phân bố RCB: tính toán biểu đồ.
- Mật độ phân bố tiểu cầu: tính toán biểu đồ.
2.4.5.2 Tỷ lệ pha loãng.
- Máu tĩnh mạch:
Thể tích mẫu: 30 µL ở chế độ pha loãng bình thường, khoảng 50 µL ở chế độ pha loãng
thấp, 10 µL ở chế độ pha loãng cao, 5 µL ở chế độ pha loãng cao hơn (chế độ pha loãng thấp
và cao hơn không khả dụng trên máy phân tích MEK-6420).
WBC/HGB: 200:1 (ở chế độ pha loãng bình thường)
RCB/PLT: 40.000:1 (ở chế độ pha loãng bình thường).
- Máu tiền pha loãng:
Thể tích mẫu: 10 µL 20 µL
WBC/HGB 1200:1 600:1
RCB/PLT 240,000:1 120,000:1
Bảng 11: Tỉ lệ pha loảng máu của máy xét nghiệm huyết học mek6400.
2.4.5.3 Thời gian đếm.
- Chế độ đóng: khoảng 90 giây/mẫu (từ khi bắt đầu đo đến khi hiển thị dữ liệu, chỉ
dành cho MEK-6400).
- Chế độ mở: khoảng 60 giây/mẫu (từ khi bắt đầu đo đến khi hiển thị dữ liệu)
2.4.5.4 Nguyên lý đo
- Máy sử dụng phương pháp đếm tế bào qua sự thay đổi trở kháng của dòng một chiều.
- Trước hết mẫu máu được pha loãng trong dung dịch pha loãng. Sau đó được đưa vào
buồng đếm.
- Trong buồng đếm có đặt một khe đếm có lỗ đủ nhỏ đủ cho tế bào máu đi qua. Các tế bào
máu được tạo thành dòng và đưa vào khe đếm.
- Trong buồng đếm có đặt hai bản điện cực dương và âm giữa hai bên của khe đếm và
buồng đếm.
- Ngoài ra trong buồng đếm còn đặt một bộ phận tạo áp suất. Mỗi khi có áp suất thay đổi
thì tế bào máu sẽ đi qua khe đếm ngay lập tức sẽ thay đổi trở kháng của dòng điện một chiều,
làm xuất hiện xung điện.
- Số lượng xung điện tỷ lệ với số lượng tế bào máu đi qua khe đếm
2.4.6 Cấu tạo buồng đếm.

Hình 37: Cấu tạo buồng đếm.


- Ambient: áp lực môi trường xung quanh.
- Vacuum: khoảng chân không.
- Aperture: khe đếm.
- Detergent: chất tẩy rửa.
- Sample: mẫu.
2.4.6.1 Nguyên lý:
Đặt một nguồn điện áp không đổi vào hai cực điện (một ở buồng trộn và một ở
buồng đếm).
Giữa 2 điện cực có một khe đo nhỏ để tế bào máu đi qua. Do dung dịch máu là dung
dịch dẫn điện nên có một tổng trở nhất định giữa 2 điện cực này và có một dòng điện
đi qua điện cực này đến điện cực kia.
Khi có một tế bào máu chạy vào khe đo, nó sẽ làm thay đổi tổng trở giữa hai điện
cực và dòng điện đi qua hai điện cực sẽ thay đổi. – Sự thay đổi này được thể hiện bằng
một xung điện. Mỗi xung điện biểu thị một tế bào đi qua khe đo.
Tuỳ kích thước của tế bào mà xung nhận đựơc cao hay thấp. Dựa vào đó người ta
biết được kích thước của tế bào.

Hình 38: Độ lớn từng tế bào khi được thể hi bằng xung điện.

2.4.7 Nguyên lý so màu Hemoglobine.


Về nguyên lý so màu, người ta tạo một phức chất giữa Hemoglobin với chất ly giải
trong quá trình đo. Phức này hấp thụ ánh sáng ở một độ dài sóng thích hợp (ƛ = 540
nm), tạo ra từ Led có bước sóng (ƛ = 555 nm) sau khi đo độ cường độ hấp thụ ánh
sáng qua dung dịch Hemoglobin bằng một cảm biến quang, người ta so sánh với mẫu
trắng và dựa vào mẫu chuẩn đã lập sẵn tính ra nồng độ của Hemoglobin.

Hình 39: Sơ đồ nguyên lý đo màu hemoglobine.


2.4.8 Ứng dụng.
Mek6400k là máy đếm tế bào tự động hoàn toàn được sử dụng trong các phòng xét
nghiệm huyết học.
Có khả năng thực hiện được khoảng 60 mẫu xét nghiệm một giờ và hiển thị trên
màn hình tinh thể lỏng các biểu đồ phân bố số lượng WBC, RBC, PLT cùng với số
liệu của các thông số khác.
Máy có khả năng phân tích nhanh chóng 18 thông số với 3 thành phần bạch cầu
trên màn hình màu và phát hiện ra các mẫu bất thường. Máy cho kết quả hiển thị trên
màn hình. Từ đó cho ta phát hiện những mẫu lạ và tiếp tục phân tích nghiên cứa thêm.
Có thể lưu trữ các kết quả và biểu đồ.
2.4.9 An toàn khi sữ dụng máy.
- Tuân thủ các quy định khi đo mẫu để tránh lây nhiễm bệnh của bệnh nhân.
- Sử dụng găng tay và khẩu trang y tế khi đo mẫu của bệnh nhân.
- Rửa tay theo đúng quy trình y tế.
- Bỏ dụng cụ đựng mẫu đúng nơi quy định.
- Lau sạch bên ngoài máy.
2.4.10 Các phím chức năng.

Hình 40: Cấu tạo máy xét nghiệm huyết học mek6400.
STT TÊN CHỨC NĂNG
01 Đèn nguồn chính Sáng khi công tắc [Nguồn chính] trên bảng điều khiển
phía sau được bật.
02 Đèn nguồn Sáng khi công tắc [Nguồn chính] trên bảng điều khiển
phía sau và phím [Nguồn] trên bảng điều khiển phía
trước được bật.
03 Phím nguồn Bật hoặc tắt máy.
04 Phím in tự động Chuyển đổi chế độ in giữa tự động và thủ công cho
máy in.
05 Phím nạp Nạp giấy cho máy in trong khi nhấn giữ.
06 Phím in In dữ liệu hiển thị trên máy in.
07 Đèn chế độ in tự Sáng khi chọn chế độ in tự động.
động
08 Màn hình LCD Hiển thị các thông báo khác nhau, dữ liệu đo được và
các phím màn hình cảm ứng.
09 Phím đặt lại Dừng hoạt động khi nhấn trong quá trình hoạt động.
Quay trở lại màn hình READY khi nhấn trong khi
thay đổi cài đặt. Chỉ sử dụng phím này khi xảy ra lỗi.
10 Nút tẩy rửa nhẹ. Làm sạch đường dẫn chất lỏng, khẩu độ và áp kế bằng
chất tẩy rửa. Tự động làm sạch đường dẫn chất lỏng.
Nhấn phím này khi xảy ra tắc nghẽn, áp kế trở nên bẩn
hoặc bong bóng xảy ra trong áp kế.

11 Eject key Chỉ dành cho chế độ đóng. Mở giá đỡ ống để đặt ống
mẫu. (MEK6400).
Cound key Hút mẫu và bắt đầu đếm khi [Eject] được đặt thành
“Count” trên màn hình THAO TÁC của màn hình
CÀI ĐẶT. (MEK-6410, MEK-6420).
Dispense Phân phối chất pha loãng ở chế độ máu pha loãng
trước khi [Ejct]được đặt thành
“Dispense” trên màn hình VẬN HÀNH của CÀI ĐẶT
màn. (MEK-6410, MEK-6420)
12 Giá đỡ ống Chỉ dành cho chế độ đóng. Giữ một ống lấy máu chân
không kín. Nhấn phím [Eject] để mở. Sau khi đo, giá
đỡ sẽ tự động mở. (MEK-6400)
13 Vòi lấy mẫu Hút Phân phối chất pha loãng khi ở chế độ máu pha loãng
mẫu. trước. (Trên MEK6400, chỉ dành cho chế độ mở).
14 Công tắc đếm Hút mẫu và bắt đầu đếm.
15 Đơn vị máy in Máy in mảng nhiệt. In dữ liệu đo được và số ID mẫu
(WA-640VK) (tùy chọn).
16 Cửa máy in Đối với giấy ghi âm của đơn vị máy in WA-640VK.
Để mở, hãy kéo góc trên bên trái (tùy chọn).
Bảng 12: Các thành phần cấu tạo của máy huyết học.

2.4.11 Ngõ cấp hóa chất.

Hình 41: Ngõ cấp hóa chất.

STT TÊN CÔNG DỤNG


01 ISO3: đầu vào chất pha Đầu vào cho chất pha loãng
loãng ISOTONAC-3
02 CLN: đầu vào chất tẩy rửa. Đầu vào cho chất tẩy rửa CLEANAC.
03 HEMO3N: Đầu vào thuốc Đầu vào cho thuốc thử tán huyết
thử tán huyết Hemolynac-3N
04 THẢI: Cửa xả thải Cửa thoát chất thải như dung dịch ly
giải đã sử dụng, chất tẩy rửa và mẫu đã
hút.
Bảng 13: Các ngõ cấp hóa chất máy xét nghiệm mek6400.
2.4.12 Các cổng kết nối phía sau.

Hình 42: Các cổng kết nối phía sau máy xét nghiệm mek6400.

STT TÊN CÔNG DỤNG


01 Công tắc nguồn Cấp nguồn cho máy phân tích. Trong điều
chính kiện bình thường, hãy bật công tắc này.
02 Cầu chì Chứa cầu chì chống cháy, chập máy
03 Giắc cấp nguồn AC Kết nối dây nguồn AC để cấp nguồn AC
cho máy phân tích.
04 Đầu nối dây nối mát. Nối dây nối đất với đầu nối đất này.
05 ZK-820V: giắc cắm Kết nối với đầu đọc mã vạch cầm tay tùy
đầu đọc mã vạch. chọn.
Cấp nguồn cho đầu đọc mã vạch khi được
kết nối.
Điện áp nguồn: 5 V DC (chân 9: 5 V,
chân 5: GND).
Dòng định mức: 200 mA.
06 Giắc kết nối 1. Kết nối với PC hoặc máy in.
07 Giắc kết nối 2. Kết nối với PC hoặc máy in.
08 Giắc cắm máy in. Kết nối với máy in bên ngoài (WA-
710V/712V hoặc loại khác).
09 Ổ cắm USB. Kết nối với PC. Cần cài đặt Phần mềm
Quản lý Dữ liệu tùy chọn trên PC để nhận
dữ liệu từ máy phân tích.
10 Khe cắm thẻ nhớ. Lắp thẻ nhớ khi bạn nâng cấp phần mềm
11 Nút tháo thẻ nhớ Nhấn nút này khi bạn tháo thẻ nhớ.
Bảng 14: Các bộ phận phía sau máy phân tích huyết học mek6400.

2.4.13 Trước khi sử dụng máy.


- Kiểm tra máy:
Kiểm tra các đầu nối, đường ống cần để đảm bảo không gẫy gập hay hở. Đường dây điện
nguồn phải đảm bảo cắm chắc chắn vào ổ cắm.
- Kiểm tra hóa chất:
Trước khi phân tích phải kiểm tra lượng hoá chất trong bình chứa. Phải có sẵn hoá chất
thay thế trong trường hợp bị hết trong khi chạy máy. Nếu bị hết hoá chất trong khi đang phân
tích mẫu máy sẽ tự động dừng lại và đưa ra thông báo lỗi yêu cầu bổ xung hoá chất. Máy chỉ
có thể chạy khi hoá chất được bổ xung đầy đủ.
+ Chú ý: Cần phải bảo quản hoá chất ở nhiệt độ 18-25oC và tránh xa nguồn ánh sáng trực
tiếp chiếu vào. Nếu nhiệt độ môi trường là 30*C máy làm việc không ổn và cho kết quả sai.
Lỗi “Background Error” (lỗi nền) có thể xảy ra nếu sử dụng hoá chất vừa qua quá trình
vận chuyển.
Cần đảm bảo hoá chất theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất để đảm bảo không xảy ra lỗi
trong khi sử dụng.
Sau khi bổ xung hoá chất cần phải chạy thử thủ tục “Auto Rinse” (Rửa tự động) và “Blank
Check” (Kiểm tra mẫu trắng). Máy chỉ tiếp tục phân tích mẫu khi các chỉ số của kiểm tra
mẫu trắng đạt mức yêu cầu.
Khi thay thế hay thùng hoá chất, cần chú ý không để bụi bẩn hay sinh vật rơi vào trong
thùng.
- Kiểm trả ổng xả thải:
+ Kiểm tra bình chứa hoá chất thải và đổ sạch nếu bình bị đầy.
+ Mở nắp trước của máy kiểm tra và thay thế cuộn giấy in nếu cần.

2.4.14 Test máy.


- Bật máy kiểm tra mẩu trắng.
+ Bật công tắc ở On nằm ở phía sau của máy. Máy sẽ lần lượt chạy các thủ tục “Selfcheck”
(kiểm tra). Rửa tự động “Blank check” (kiểm tra mẫu trắmg).
+ Nếu có lỗi trong quá trình khởi động hoặc các chỉ số của việc kiểm tra mẫu không đạt
yêu cầu, máy sẽ thông báo lỗi ra màn hình hoặc ra giấy.
+ Chú ý:
Nếu máy không báo lỗi trong quá trình khởi động, hãy tắt máy và khởi động lại sau 1
phút. Để kéo dài tuổi thọ và ổn định của máy, cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định
bảo dưỡng máy định kỳ.
Trong máy có gắn sẵn bộ đếm để theo dõi quá trình sử dụnh của máy. Bộ đếm này được
kiểm tra khi khởi động máy, dựa trên số lần phân tích mẫu máy sẽ đưa ra thông báo
“Scheduled Maint” với tiếng “Beep” kéo dài yêu cầu người sử dụng làm các bảo dưỡng định
kỳ. Khi có thông báo này hãy ấn phím [C] để tắt tiếng “Beep‟ và thực hiện bảo dưỡng như
theo yêu cầu (chi tiết có thể xem ở phần bảo dưỡng máy).
Khi khởi động, máy sẽ tự động rửa từ 3 dến 5 lần sau đó thực hiện việc kiểm tra mẫu
trắng. Nếu các chỉ số của việc kiểm tra mẫu trắng không đạt yêu cầu (theo bảng dưới đây)
máy sẽ thông báo lỗi “Background Error” ra màn hình kèm theo tiếng “Beep” kéo dài. Trong
trường hợp này hãy nhấn phím “Help” để tắt tiếng “Beep” và hiển thị màn hình trợ giúp.
Làm theo hướng dẫn trên màn hình.
Sau khi thực hiện xong các thủ tục khởi động (kiểm tra, rửa tự động, kiểm tra mẫu trắng).
Các thông số kiểm tra đã đạt yêu cầu máy sẽ hiển thị chữ “Ready” kèm theo tiếng “Beep”
ngắn, số thứ tự các mẫu “No” hiển thị số “1” màn hình sẽ đưa ra các chỉ số đo được khi kiểm
tra mẫu trắng.

2.4.15 Quy trình phân tích mẫu.


- Chuẩn bị mẫu:
+ Máu được lấy và cho vào ống tuýp (Nên sử dụng ống có chiều cao khoảng 80mm) cùng
với chất chống đông EDTA.
+ Mỗi lần phân tích máy sẽ tự lấy 1 lượng là 50 ul.
+ Chú ý:
Một số chất chống đông có thể làm ảnh hưởng tới kết quả. Chỉ nên sử dụng các loại chất
chống đông như: EDTA-2K, EDTA-3K, EDTA-2Na.
Nếu máu được bảo quản đông lạnh thì phải để phá đông trong nhiệt độ phòng khoảng 30
phút trước khi đem phân tích.
Cần bảo quản hoá chất theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất để tránh làm hỏng hoá chất và
ảnh hưởng đến kết quả đo. Không để các hoá chất bị đóng băng.
- Chọn chế độ phân tích.
Khi khởi động máy sẽ tự động hiễn thị về chế
độ phân tích “NORMAL” hoặc chế độ
“CONTROL”.
Để thay đổi chế độ phân tích, trên giao diện
“READY” ta nhấn vào sample type để thay đổi.
Sau khi thay đổi ta nhấn “SET”.
- Phân tích mẫu:
+ Lắc đều ống tuýp đựng mẫu khoảng 10 lần.
+ Mở nắp đậy của tuýp.
+ Đưa tuýp vào kim hút và ấn phím “COUNT”.
+ Máy sẽ hút mẫu để phân tích. Sau dãy tiếng
“beep” ngắn màn hình sẽ hiện trạng thái đang
phân tích, khi đó rút ống tuýp ra khỏi vòi hút.
+ Máy sẽ bắt đầu quá trình phân tích. Hình 43: thay đổi chế độ đo.
+ Khi kết thúc quá trình phân tích, kết quả sẽ
hiển thị trên màn hình.
+ Chú ý:
Không được rút ống tuýp ra khi máy đang trong quá trình hút mẫu.
Nên rút ống tuýp ra khi máy ngưng kêu tiếng “BEEP”.

2.4.16 Thủ tục tắt máy.


- Để tắt máy ta nhấn phím nguồn(3) trên bảng điều khiển trước máy, sau khi nhấn phím
nguồn, máy sẽ bắt đầu quá trình rửa nhẹ tự động.
- Sau khi quá trình rửa hoàn tất màn hình sẽ tắt.
- Sau khi màn hình tắt, ta nhần công tắc nguồn trên bảng điều khiển phía sau máy. =>
hoàn tất quá trình tắt máy.
2.4.17 Bảo trì và bảo dưỡng.
- Bảo trì theo tháng hoặc quý:
Máy sẽ cài đặt một giới hạn số lần chạy nhất định.
Khi quá giới hạn, bắt buộc phải tiến hành bảo dưỡng định kì. Có thể sử dụng các cách bảo
dưỡng như sau:
+ Sử dụng mode “STRONG CLEAR”.
Vào mục “MENU”, sau đó vào phần “OPERATIONS” tiếp đó vào mục “STRONG
CLEAR”
Sau khi nhấn vào mục “STRONG CLEAR” máy sẽ hỏi các bạn có muốn tiếp tục không,
nếu có thì nhấn nút “COUNT”.
Tiếp đó nhấn nút “COUNT”, máy sẽ tự động sục rửa mạnh trong 25 phút.
+ Sục rửa buồng đếm.
Buồng đếm thường bị bẩn, đóng muối sau 1 thời gian sử dụng. Điều này khiến kết quả
phân tích ra bị mất hoặc có sự chênh lệch lớn. vì sục rửa buồng đếm là một việc đòi hỏi
người thực hiện phải có chuyên môn và trình độ. Nên để sục sửa buồng đếm thì nên đọc
hướng đẫn trong sách hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc liên hệ kĩ sư có chuyên môn.
- bảo trì hàng ngày:
Nên tiến hành sử dụng mode “STRONG CLEAR” để sục rửa thiết bị vào mỗi cuối ngày
khi không sử dụng nữa. điều này giúp thiết bị có thể hoạt động trơn tru và mượt mà hơn vào
ngày hôm sau.
Điều này cũng giúp máy ít gặp lỗi hơn và có tuổi thọ cao hơn.
- Hóa chất:
Hóa chất cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ cũng như kết quả đo của
máy.
Nên sử dụng hóa chất chính hãng hoặc háo chất của đơn vị uy tín.
Sử dụng hóa chất không uy tín rất dễ đóng muối và có thế gây tắc nghẽn hệ thống ống dẫn
hóa chất của máy. Dẫn đến kết quả phân tích sai vàlafm giảm tuổi thọ của máy.
2.4.18 Quy trình kiểm tra.
2.4.19 Kiểm tra tình trạng hoạt động và mẫu máu.
- Kiểm tra điều kiện hoạt động.
+ Phép đo yêu cầu các điều kiện hoạt động sau đây:
Nhiệt độ vận hành: 15 đến 30°C (59 đến 86°F).
Độ ẩm vận hành: 30 đến 85%.
Áp suất khí quyển vận hành: 70 đến 106 kPa.
Nếu nhiệt độ hóa chất thuốc thử, pha loãng hoặc tán huyết thấp hơn 15°C, nó sẽ ảnh hưởng
đến dữ liệu đo của các thông số HGB, WBC và WBC hoặc gây ra lỗi tán huyết hoặc cảnh
báo lỗi mẫu.
- Kiểm tra xử lý mẩu mấu:
Kiểm tra xem mẫu máu có được đếm ngay sau khi lấy hoặc được bảo quản ở nơi mát mẻ
(ở nhiệt độ từ 2 đến 8°C, 36 và 46°F) chẳng hạn như tủ lạnh. Nếu mẫu máu được bảo quản
trong tủ lạnh ở nhiệt độ thấp hơn 2°C trong một thời gian dài hoặc để lâu hơn 12 giờ ở nhiệt
độ phòng sau khi lấy, các thông số khác biệt về số lượng bạch cầu có thể bị ảnh hưởng.
Dữ liệu đo có thể không chính xác đối với mẫu máu đặc biệt, chẳng hạn như từ trẻ sơ sinh
hoặc bệnh nhân mắc bệnh gan hoặc điều trị đặc biệt. Trong hầu hết các trường hợp, những
mẫu máu này khó bị tan máu vì hồng cầu có sức đề kháng màng mạnh và máy phân tích đếm
được bạch cầu cao. Bilirubin hoặc WBC trong máu ảnh hưởng đến MCHC. Những mẫu máu
đặc biệt này cần một phương pháp khác.
Kiểm tra, chuẩn bị mẫu máu trước khi pha loảng.
Hầu hết các lỗi dữ liệu đo ở chế độ pha loãng trước là do đông máu và pha loãng mẫu
máu. Do đó, hãy kiểm tra các điểm sau. Khi đo máu pha loãng trước, độ chính xác của dữ
liệu phụ thuộc vào quá trình đông máu và pha loãng cẩn thận.
+ Trước khi sử dụng pipet sahli để lấy máu trước khi pha loãng, hãy kiểm tra xem pipet
sahli đã được làm sạch và sấy khô hoàn toàn chưa. Một microcap (20 μL) được khuyến nghị
để lấy máu trước khi pha loãng.
+ Khi cho máu pha loãng trước vào cốc mẫu, hãy đảm bảo không có bong bóng trong cốc.
Nếu bạn không thể tránh tạo bong bóng bằng pipet sahli, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng
nắp siêu nhỏ để tránh sủi bọt.
+ Ở chế độ pha loãng trước, hút khoảng 1 mL mẫu. Đảm bảo rằng vòi lấy mẫu ở gần đáy
cốc mẫu để có thể hút đúng thể tích mẫu.
2.4.20 Kiểm tra thiết bị:
Có hai cách kiểm tra máy phân tích huyết học: nhiễu nền và độ lặp lại.
2.4.20.1 Kiểm tra nhiễu nền:
Đo chất pha loãng để kiểm tra nhiễu nền.
+ Nhấn phím MENU và chọn “Closed” hoặc “Open”.
+ Nhấn phím OTHER trên màn hình MENU.
+ Nhấn phím BACKGROUND. “Measure background noise?” thông báo xuất hiện trên
màn hình.
+ Nhấn phím YES để đo nhiễu nền. Kết quả được hiển thị sau khi đo xong.
Kiểm tra thông số với chất pha loảng:
- Kiểm tra xem các giá trị kiểm tra có nhỏ hơn hoặc bằng các giá trị sau không. Bỏ qua
các giá trị tham số khác vì nhiễu không ảnh hưởng đến các tham số khác.
- Đặc biệt kiểm tra dữ liệu cho thông số PLT vì PLT bị ảnh hưởng bởi các hạt bụi nhiều
hơn các thông số khác. Khi có các hạt bụi nhỏ hơn thông số WBC và RBC trong dung dịch
pha loãng, thì WBC và RBC không bị ảnh hưởng bởi bụi nhưng giá trị PLT tăng lên do các
tiểu cầu có kích thước tương đương với các hạt bụi. Nếu PLT trên 10 × 10^3 /µL, hãy thực
hiện hành động được mô tả bên dưới để giảm nhiễu nền.
THÔNG SỐ ĐO GIÁ TRỊ TỐT GIÁ TRỊ CHẤP GIÁ TRỊ CẦN
NHẬN KIỂM TRA LẠI.
WBC (× 103 /µL) 0.0 0.1 0.2
RBC (× 106 /µL) 0.00 0.01 0.05
HGB (g/dL) 0.0 0.1 0.1
PLT (× 103 /µL) 3 9 10
Bảng 15: Bảng so sánh kết quả với chất pha loãng.
Cách giảm nhiễu nền:
- Để giảm nhiễu nền khi giá trị kiểm tra nền nằm ngoài phạm vi được hiển thị trong các
bảng trước, hãy thực hiện như sau:
+ Nhấn phím [Clean] trên bảng điều khiển phía trước để tiến hành vệ sinh. Nếu điều này
không giảm tiếng ồn xung quanh, hãy thực hiện các bước sau.
+ Làm sạch hoàn toàn bình chứa chất pha loãng bằng chất tẩy rửa.
+ Rửa sạch bất kỳ chất tẩy rửa còn lại trong hệ thống thủy lực bằng chất pha loãng sạch.
+ Thực hiện kiểm tra nền để đảm bảo nhiễu nền đã được giảm.
- Nếu dữ liệu kiểm tra lý lịch vẫn không tối ưu, hãy thay thế chất pha loãng bằng chất pha
loãng từ hộp kín, mới.
2.4.21 Kiểm tra độ lặp lại.
Kiểm tra này được sử dụng để kiểm tra khả năng lặp lại của thiết bị, bằng cách sử
dụng bản in các giá trị CV của 10 dữ liệu của một mẫu đã pha loãng của cùng một
biện pháp kiểm soát huyết học MEK-3DN. Khi các giá trị CV nằm ngoài phạm vi
thông số kỹ thuật, khả năng lặp lại của thiết bị kém. Nếu khả năng lặp lại kém, kết quả
này được sử dụng để khắc phục sự cố thiết bị.
Quy trình kiểm tra:
- Giảm nhiễu nền.
- Làm ấm mẫu (MEK-3DN) đến nhiệt độ phòng (15 đến 30°C, 59 đến 86°F) và
khuấy đều.
- Đo mẫu 10 lần.
- Nhấn phím MENU → OTHER → SERVICE → X10-CV để hiển thị kết quả và
kiểm tra dữ liệu CV. (Loại người dùng phải là “sevice” để vào màn hình sevice)
Giá trị CV:
Độ lặp lại được kiểm tra bằng cách sử dụng các giá trị CV. Giá trị CV có được bằng
cách chia độ lệch chuẩn cho giá trị trung bình. Khi giá trị CV lớn, điều đó cho thấy độ
biến thiên của dữ liệu đo lường lớn (tức là độ lặp lại kém).
THÔNG SỐ GIÁ TRỊ ĐO ĐƯỢC KẾT QUẢ CV CV CHUẨN
(TRUNG BÌNH) (%) (%)
WBC 6.8 (×103 /µL) 1.3 2.0
LY% 5.0
MO% 12.0
GR% 5.0
RBC 4.43 (×10^6 /µL) 0.8 1.5
HGB 13.0 (g/dL) 0.7 1.5
MCV 91 (fL) 0.4 1.0
PLT 242 (×103 /µL) 3.2 4.0
MPV 1.0
Bảng 16: Ví dụ so sánh kết quả CV.
2.4.22 Kiểm tra độ chính xác.
Trước khi kiểm tra độ chính xác, hãy đo mẫu chuẩn MEK-3DN bằng quy trình được
mô tả trong phần “Kiểm tra khả năng tái tạo”. Xác nhận rằng dữ liệu mẫu thu được
nằm trong phạm vi chấp nhận được trên phiếu xét nghiệm được đính kèm với bộ mẫu
chuẩn. Nếu dữ liệu nằm ngoài phạm vi này hoặc trên đường biên giới, hãy hiệu chuẩn
máy phân tích huyết học theo quy trình sau.
Thủ tục kiểm tra:
- Đo kiểm soát huyết học MEK-3DN 10 lần trong phần CALIBRATION.
- Hiệu chỉnh thiết bị. Tham khảo Phần 7 “Hiệu chuẩn” trong tài liệu của hướng
người vận hành.
- Đo lại mẫu chuẩn. Xác nhận rằng dữ liệu mẫu thu được nằm trong phạm vi chấp
nhận được trên phiếu xét nghiệm được đính kèm với bộ kiểm soát huyết học.
Khả năng lặp lại thông số bạch cầu kém:
- Sau đây có thể là những lý do chính khiến khả năng tái tạo WBC kém.
- Thiết bị đo và đường dẫn chất lỏng bị bẩn.
- Thuốc thử bị giảm chất lượng.
- Mẫu không được khuấy đủ.
- Lỗi máy phân tích huyết học.
HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Bể đo bạch cầu bị bẩn. - Nhấn phím [Clean] trên bảng điều
khiển phía trước để tiến hành vệ sinh.
- Thực hiện [STRONG CLEAR]
- Làm sạch bể đo WBC.
- Thay bồng đo phụ WBC bằng một cái
mới.
Đường xả của bể đo WBC bị bẩn - Thay bộ lọc huyết sắc tố bên dưới bẫy
khí bằng bộ lọc mới.
- Làm sạch bẫy khí bằng tăm bông.
Bộ phận rửa bị bẩn Vệ sinh bộ phận xả.
Khẩu độ WBC bị bẩn. Làm sạch hoặc thay thế khẩu độ WBC
bằng một khẩu độ mới.
Không sử dụng thuốc thử được chỉ - Chỉ sử dụng các thuốc thử được chỉ
định. định.
- Sử dụng thuốc thử trong điều kiện
thích hợp.
Các thuốc thử được sử dụng bên ngoài Sử dụng các thuốc thử ở nhiệt độ thích
phạm vi nhiệt độ quy định. hợp.
Mẫu không được khuấy kỹ trước khi Khuấy kỹ mẫu trước khi đo.
đo.
Không có lượng thuốc thử tan máu -Đặt ống xét nghiệm HEMOLYNAC3
thích hợp. vào giữa chai.
-Thay ống xét nghiệm
HEMOLYNAC3 bằng ống mới.
- Thay thế bộ phận bơm ống tiêm kết
hợp MD-640V bằng một cái mới.
Trục trặc mạch - Thay bộ đo MC-640V bằng bộ đo
(WBC nằm ngoài 8.0 ±5% khi kiểm mới.
tra mạch được thực hiện bằng cách - Thay bảng ĐO UT-7198 bằng một
nhấn phím MENU →phím OTHER bảng mới.
→ phím CIRCUIT CHECK) - Thay bo mạch ĐIỀU KHIỂN AMP
UT-7192 bằng một bo mạch mới.
Lỗi mẫu bạch cầu - Thay thế bộ phận bơm ống tiêm kết
hợp MD-640V bằng một cái mới.
- Ở chế độ đóng, hãy thay bộ phận xỏ
nắp MS-641V bằng bộ phận mới.
- Ở chế độ mở, hãy thay thế bộ lấy mẫu
MS-640V bằng một bộ mới.
Bảng 17: Lỗi thường gặp là cách khắc phục.
Khả năng lặp lại thông số HGB kém:
Sau đây có thể là những lý do chính khiến khả năng tái tạo HGB kém.
- Bộ đo và đường dẫn lưu chất bị bẩn.
- Thuốc thử bị biến chất.
- Mẫu không được khuấy đủ.
- Lỗi máy phân tích huyết học.
Cách khắc phục lỗi nay cũng giống như cách khắc phục lỗi WBC trong bảng 10.
Khả năng lặp lại thông số hồng cầu kém:
Sau đây có thể là những lý do chính khiến khả năng tái tạo hồng cầu kém.
- Bộ đo và đường dẫn lưu chất bị bẩn.
- Mẫu không được khuấy đủ.
- Lỗi máy phân tích huyết học.
Cách khắc phục lỗi nay cũng giống như cách khắc phục lỗi WBC trong bảng 10.
Khả năng lặp lại thông số PLT kém:
Sau đây có thể là những lý do chính khiến khả năng tái tạo hồng cầu kém.
- Do nhiễu nền. Phép đo PLT có độ nhạy cao, Do đó, nhiễu nền phải nằm trong
phạm vi chấp nhận được (PLT < 10 × 10^3 / µL). Trước khi kiểm tra khả năng lặp lại
PLT, hãy kiểm tra nhiễu nền.
- Mẫu không được khuấy đủ.
- Cài đặt phép đo không phù hợp.
- Lỗi máy phân tích huyết học.
HIỆN TƯỢNG, NGUYÊN NHÂN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
Chất pha loãng bị bẩn. Thay chất pha loãng bằng chất mới.
Chai pha loãng bị bẩn. Làm sạch chai pha loãng.
Đường dẫn chất lỏng bị bẩn. - Nhấn phím [Clean] trên bảng điều
khiển phía trước để tiến hành vệ sinh.
- Thực hiện [STRONG CLEAR]
- Làm sạch bể bể đo phụ và bể đo.
- Thay bồng đo phụ và bể đo bằng một
cái mới.
- Làm sạch các khẩu độ.
- Thay thế khẩu độ bằng một cái mới
Bộ phận rửa bị bẩn. Vệ sinh bộ phận xả.
Vòi lấy mẫu bị tắc. Thay thế vòi lấy mẫu bằng một cái mới.
Nhiễu qua nguồn AC - Kết nối dây nguồn với ổ cắm AC khác.
- Đặt bộ lọc nhiễu trên dây nguồn.
Khẩu độ bị hỏng. Thay thế khẩu độ bằng một cái mới
Bộ đo lường MC-640V bị lỗi Lỗi Thay thế thiết bị bằng một thiết bị mới.
mạch.
Trục trặc mạch - Thay bảng ĐO UT-7198 bằng một
(PLT nằm ngoài 160 ±5% khi kiểm tra bảng mới.
mạch được thực hiện bằng cách nhấn - Thay bộ đo MC-640V bằng bộ đo
mới.
phím MENU →phím OTHER→ phím - Thay bo mạch ĐIỀU KHIỂN AMP
CIRCUIT CHECK) UT-7192 bằng một bo mạch mới.
Mẫu không được khuấy kỹ trước khi Khuấy kỹ mẫu trước khi đo.
đo.
Cài đặt độ nhạy và ngưỡng không phù Kiểm tra xem cài đặt độ nhạy và
hợp. ngưỡng có được đặt như bên dưới
không. ĐỘ NHẠY CẢM BIẾN CỦA
RBC: 5,
NGƯỠNG RBC: TỰ ĐỘNG
NGƯỠNG PLT: 5
Lỗi bộ lấy mẫu MS-640V. Thay thế vòi lấy mẫu bằng một cái mới.
Thay thế thiết bị bằng một thiết bị mới.
Bộ phận bơm ống tiêm kết hợp MD- Thay thế thiết bị bằng một thiết bị mới.
640V bị lỗi.
Khẩu độ bị bẩn. Làm sạch khẩu độ.
Khẩu độ bị hỏng. Thay thế khẩu độ bằng một cái mới.
Thiết bị đo MC-640V không được gắn Gắn lại thiết bị. Đảm bảo siết chặt các
đúng cách. ốc vít gắn thiết bị vào khung.
Lỗi bộ đo MC-640V. Thay thế thiết bị bằng một thiết bị mới.
Nhiễu nền. - Thực hiện nối mát đất.
- Di chuyển thiết bị đang tạo ra nhiễu ra
xa máy phân tích huyết học.
Bảng 18: Lỗi thường gặp và cách khắc phục.
Khả năng tái tạo HCT hoặc MCV kém:
Sau đây có thể là những lý do chính khiến khả năng tái tạo HCT hoặc MCV kém.
- Bộ đo bị bẩn.
- Cài đặt phép đo không phù hợp.
- Lỗi máy phân tích huyết học.
Cách khắc phục lỗi nay cũng giống như cách khắc phục lỗi WBC trong bảng 10.

2.4.23 Các mã lỗi.


A001: Không có chất pha loảng: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến trong bể
không phát hiện chất pha loãng trong quá trình đo, mồi hoặc làm sạch.
A005: Không có chất tẩy rửa: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến chất lỏng trên
thiết bị đầu vào/đầu ra JQ-640V không phát hiện chất tẩy rửa trong quá trình mồi hoặc
làm sạch.
A007: Không có thuốc thử ly giải: Thông báo này xuất hiện khi các cảm biến trên
thiết bị đầu vào/đầu ra JQ-640V không phát hiện ra thuốc thử ly giải trong quá trình
đo, mồi hoặc làm sạch.
A009: Lỗi mồi WBC: Thông báo này xuất hiện khi không thể mồi chất pha loãng
trong quá trình mồi áp kế WBC (cảm biến trên hoặc dưới của áp kế không phát hiện
chất pha loãng).
A010: Lỗi mồi RBC: Thông báo này xuất hiện khi chất pha loãng không thể được
mồi trong quá trình mồi áp kế RBC (cảm biến trên hoặc dưới của áp kế không phát
hiện ra chất pha loãng).
A021: Bạch cầu cấp 1: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía trên của áp kế
không phát hiện thấy chất lỏng khi bắt đầu đo WBC hoặc xả chất lỏng ra khỏi áp kế.
A022: Bạch cầu cấp 2: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía trên/ cảm biến
phía dưới của áp kế không phát hiện thấy chất khi bắt đầu đo WBC hoặc xả chất lỏng
ra khỏi áp kế.
A023: Bạch cầu cấp 3: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía dưới áp kế không
phát hiện chất lỏng trong quá trình đo WBC hoặc hút mẫu.
A024: Bong bóng bạch cầu 1: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến trên hoặc dưới
của áp kế không phát hiện thấy chất lỏng trong quá trình đo WBC hoặc khi bắt đầu xả
áp kế.
A025: Bong bóng bạch cầu 2: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến trên của áp
kế phát hiện chất lỏng trong quá trình đo WBC hoặc xả áp kế (từ TẮT cảm biến trên
sang TẮT cảm biến dưới).
A026: Bong bóng bạch cầu 3: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến dưới của áp
kế không phát hiện thấy chất lỏng trong quá trình đo WBC hoặc mẫu hút (từ BẬT cảm
biến dưới đến BẬT cảm biến trên).
A027: Bong bóng bạch cầu 4: Thông báo này xuất hiện khi thời gian đo WBC hoặc
mẫu hút quá ngắn (từ BẬT cảm biến dưới đến BẬT cảm biến trên).
A029: Tắc nghẽn bạch cầu: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía dưới của
áp kế phát hiện chất lỏng nhưng cảm biến phía trên không phát hiện ra chất lỏng trong
quá trình đo bạch cầu hoặc hút mẫu.
A030: Lỗi mẫu WBC: Thông báo này xuất hiện khi điện áp giữa các điện cực nằm
ngoài phạm vi chấp nhận được.
A031: Bạch cầu nhiễu 2: Thông báo này xuất hiện khi có sự nhiễu nền trong quá
trình đo.
A032: Bạch cầu nhiễu 1: Thông báo này xuất hiện khi chuỗi thời gian của xung
đếm không ổn định.
Bạch cầu trên áp kế bị bẩn: Điện áp của cảm biến chất lỏng phía trên trên áp kế là
2,25 đến 2,75V.
Bạch cầu dưới áp kế bị bẩn: Điện áp của cảm biến chất lỏng dưới trên áp kế là 2,25
đến 2,75V.
A041: Hồng cầu cấp 1: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía trên của áp kế
không phát hiện thấy chất lỏng nào khi bắt đầu đo RBC hoặc xả chất lỏng ra khỏi áp
kế.
A042: Tăng hồng cầu độ 2: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía trên/ cảm
biến phía dưới của áp kế không phát hiện thấy chất lỏng khi bắt đầu đo RBC hoặc xả
chất lỏng ra khỏi áp kế.
A043: Tăng hồng cầu độ 3: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía dưới áp kế
không phát hiện chất lỏng trong quá trình đo hồng cầu hoặc hút mẫu.
A044: bong bóng hồng cầu 1: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến trên hoặc dưới
của áp kế không phát hiện thấy chất lỏng trong quá trình đo RBC hoặc khi bắt đầu xả
áp kế.
A045: bong bóng hồng cầu 2: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía trên của
áp kế phát hiện chất lỏng trong khi đo RBC hoặc khi xả áp kế (từ TẮT cảm biến trên
sang TẮT cảm biến dưới).
A046: bong bóng hồng cầu 3: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía dưới của
áp kế không phát hiện thấy chất lỏng trong quá trình đo hồng cầu hoặc mẫu hút (từ
BẬT cảm biến phía dưới đến BẬT cảm biến phía trên).
A047: Bong bóng hồng cầu 4: Thông báo này xuất hiện khi thời gian đo hồng cầu
hoặc hút mẫu quá ngắn (từ BẬT cảm biến dưới đến BẬT cảm biến trên).
A049: Tắc nghẽn hồng cầu: Thông báo này xuất hiện khi cảm biến phía dưới của
áp kế phát hiện chất lỏng nhưng cảm biến phía trên không phát hiện ra chất lỏng trong
quá trình đo hồng cầu hoặc hút mẫu.
A050: Lỗi mẫu hồng cầu: Thông báo này xuất hiện khi điện áp giữa các điện cực
nằm ngoài phạm vi chấp nhận được.
A051: Nhiễu hồng cầu 2: Thông báo này xuất hiện khi chuỗi thời gian của các xung
đếm không ổn định.
A052: Nhiễu PLT 1: Thông báo này xuất hiện khi có nhiễu nền trong quá trình đo.
A053: Tiếng ồn PLT 3: Thông báo này xuất hiện khi các xung nhỏ hơn ngưỡng của
các xung đếm được.
A057: Cảm biến trên hồng cầu bị bẩn: Điện áp của cảm biến chất lỏng phía trên
trên áp kế là 2,25 đến 2,75V.
A058: Cảm biến dưới hồng cầu bị bẩn: Điện áp của cảm biến chất lỏng dưới trên
áp kế là 2,25 đến 2,75V.
A061: Điện áp HGB thấp: Thông báo này xuất hiện khi điện áp HGB BLANK (chất
pha loãng) nhỏ hơn 1,5 V.
A062: Điện áp HGB cao: Thông báo này xuất hiện khi điện áp HGB BLANK (chất
pha loãng) lớn hơn 4,5 V.
A063: Lỗi mạch HGB: Thông báo này xuất hiện khi điện áp lớn hơn 0,5 V khi đèn
LED HGB tắt.
A072: Giá đỡ ống mở: Máy phân tích không thể hoạt động vì giá đỡ ống đang mở.
Thông báo này chỉ xuất hiện trên máy phân tích MEK-6400.
A073: Ống trong ngăn chứa: Không thể chọn chế độ mở vì ống mẫu được đặt trong
giá đỡ ống. Thông báo này chỉ xuất hiện trên máy phân tích MEK 6400.
A091: Nhiệt độ phòng cao: Thông báo này xuất hiện khi phép đo được thực hiện ở
nhiệt độ trên 30°C.
A092: Nhiệt độ phòng thấp: Thông báo này xuất hiện khi phép đo được thực hiện
ở nhiệt độ dưới 15°C.
A093: Nhiệt độ bên trong cao.
A094: Nhiệt độ bên trong thấp.
A095: Nhiệt độ nguồn điện cao: Thông báo này xuất hiện khi nhiệt độ bên trong
bất thường.
2.5 MÁY GIẶT CÔNG NGHIỆP MAXIWASH MWSP60.
2.5.1 Giới thiệu máy.
Dòng MWSP là dòng máy giặt-vắt gắn cố định chuyên nghiệp của hãng Accurate
Technologies Co.,Ltd. Nó là một máy giặt-vắt với kích cỡ lớn và ít độ trễ.
Nó đã được phát triển phù hợp cho các tiệm giặt ủi thương mại, khách sạn và bệnh viện.
Thiết kế cho phép hiệu suất cao nhất với chi phí vận hành và đầu tư thấp nhất có thể.
Trung tâm điều khiển điện tử linh hoạt đảm bảo đạt được năng suất tối đa.
Dòng MWSP sử dụng vật liệu chất lượng cao, chẳng hạn như thép không gỉ 304 (18/8)
trong các bộ phận quan trọng tiếp xúc với dung dịch rửa. Nó có một tủ thép không gỉ cho
thời gian sử dụng lâu dài với các tấm vỏ dễ dàng tháo rời.
Ưu điểm chính của phiên bản này là sự đơn giản của bộ vi xử lý và hệ thống điều khiển
truyền động AC , chỉ sử dụng một động cơ. Hệ thống cho phép giặt phù hợp với bất kỳ sợi
dệt nào. Việc tốc độ cao giúp tiết kiệm thời gian và năng lượng.

Hình 44: Máy gặt GIRBAU MWSP-60.


2.5.2 Thông số kĩ thuật.
Hãng sản xuất: GIRBAU.
Tên sản phẩm: MAXIWASH MWSP-60.
Xuất xứ: Thái Lan.
Điện áp: 380 – 415VAC, 3 PHASE.
Khả năng giặt : 27.4kg. 60psi.
Kích thước:
+ chiều rộng: 1003mm.
+ chiều sâu: 1232mm.
+ chiều cao: 1615mm.
Trọng lượng tịnh: 660kg.
Trọng lượng khi vận chuyển: 720kg.
Mức tiêu thụ nước NÓNG trung bình/chu kỳ: 223lit.
Mức tiêu thụ nước LẠNH trung bình/chu kỳ: 106liy.

Hình 45: Thông số kĩ thuật máy giặt MWSP-60.


2.5.3 Cấu tạo.
2.5.3.1 Cấu tạo mặt trước.
(1) Nắp trước trên.
(2) Lồng giặt.
(3) Nắp trước dưới.
(4) Nắp hông phải.
(5) Nắp hông trái.
(6) Nắp cột trước phải.
(7) Nắp cột trước trái.
(8) Bulon lục giác.
(9) Vít.
(10) Cao su bảo vệ.
(11) Bộ vi xử lý.
(12) Hộp đựng hóa chất.
(13) Tay nắm cửa.
(14) Khóa cửa.

Hình 46: Cấu tạo mặt trước.


2.5.3.2 Cấu tạo mặt sau.
(1) Nắp điều khiển biến tần.
(2) Nắp trên phía sau.
(3) Nắp giữa phía sau.
(4) Nắp dưới phía sau.
(5) Nắp trên.
(6) Ngõ gắn ống cấp hóa chất.
(7) Ngõ gắp dây cấp nguồn.
(8) Ống cấp nước.
(9) Ống cấp hơi nước.
(10) ống xả.
(11) lỗ thông hơi.
(12) Quạt tản nhiệt.

Hình 47: Cấu tạo mặt sau.


2.5.3.3 Sơ đồ

Hình 48: Sơ dồ khối máy giặt MWSP-60.

Giải thích sơ đồ:


- Capsense Buttons: khối nút nhấn: dùng để điều khiển, đưa thông tin, lệnh cho vi xử lý.
- blacklight/LCD: khối hiễn thị(OUTPUT): hiễn thị thông tin của các chu trình giặt,..
- Teamperature sensor: cảm biến nhiệt(INPUT): liên tục đưa thông tin nhiệt độ nước và
buồng giặt lên vi xử lý.
- Buzzer: còi báo(OUTPUT): phát ra tiếng kêu để cảnh báo hoặc thông báo.
- IR recelver: cảm biến hồng ngoại(INPUT): đưa thông tin cửa đang đóng/mở lên vi xử
lý.
- Power supply input: nguồn cấp(INPUT): đây là khối nguồn cấp chính cho thiết bị.
- Lid switch: công tắc nguồn(INPUT): bật tắt nguồn thiết bị.
- Water level sensor: cảm biến mực nước(INPUT): đưa thông tin mực nước hiện tại lên vi
xử lý.
- Optical sensor: cảm biến quang học (INPUT).
- Volume sensor: cảm biến âm lượng (INPUT).
- Humidity sensor: cảm biến độ âm (INPUT).
- Cool water inlet level: lưu lượng nước lạnh.
- Hot water inlet level: lưu lượng nước nóng.
- Relay, triac, led control: khối trung gian điều khiển relay, triac, led.
- Khối động cơ:
Gồm: motor, biến tần, điện áp cấp cho motor, khối điều khiển trung gian.
- PSoC: khối vi xử lý: có nhiệm xụ xử lí các thông tin ngõ vào như nút nhấn, các cảm
biến,.. để đưa ra các lệnh xử lý phù hợp.

2.5.3.4 Sơ đồ nguyên lý.

Hình 49: sơ đồ nguyên lý mặt giặt công nghiệp MWSP-60.


2.5.4 Cách vận hành.
2.5.4.1 Chuẩn bị trước khi vận hành.
Phím chèn. Cho phép một chu kỳ mới được chèn vào một chương trình
hiện có trong quá trình lập trình.

Phím giảm dần. Giảm giá trị hiện tại trong chế độ lập trình.

Phím gia tăng. Tăng giá trị hiện tại trong chế độ lập trình.Nếu nhấn đồng
thời với phím TEMP hoặc LEVEL cho phép sửa đổi tạm thời.

Phím nhiệt độ. Cho phép sửa đổi tạm thời nhiệt độ cài đặt nếu được sử dụng
với các phím INC và DEC. Hiển thị nhiệt độ hiện tại trong lông giặt.

Phím mức. Cho phép sửa đổi tạm thời mực nước cài đặt nếu được sử dụng
với các phím INC và DEC. Hiển thị mực nước hiện tại trong lồng rửa.

Phím thời gian. Hiển thị giá trị hẹn giờ.

Phím số.

Phím số.

Phím số.

Phím tạm dừng. Nếu nhấn trong quá trình hoạt động, tạm dừng chương
trình giặt vô thời hạn. Không hoạt động trong chu trình quay.

Trên thiết bị dòng SI, nút này mở khóa cửa và cho phép mở. Không được
sử dụng trên các thiết bị khác.
Tiến tới bước tiếp theo của chương trình. Trong chu kì vắt cuối cùng, phần
còn lại của chu kì bị hủy bỏ. Nếu được nhấn trước khi bắt đầu một chương
trình, nó cho phép người vận hành bắt đầu chương trình ở bất kỳ phân đoạn
nào. Trong khi lập trình, chuyển sang phân đoạn tiếp theo.
Xác nhận cài đặt trong việc tạo và chỉnh sửa các chương trình giặt. Trong
quá trình hoạt động, hiển thị phân đoạn hoặc số chương trình hiện tại.

Xóa mọi lựa chọn hoặc cài đặt.

Chấm dứt hoạt động hiện tại (hoạt động hoặc lập trình). Trong khi máy
được cấp nguồn nhưng không thực thi chương trình, có thể nhấn bằng
RESET để xem phiên bản firmware hiện tại.
Bắt đầu thực hiện chương trình giặt hiện đang được chọn. Khởi động lại
chương trình bị tạm dừng.Khi nhấn với RESET, mã chức năng có thể được
nhập để lập trình và thiết lập máy.
2.5.5 Cài đặt chương trình.
Lập trình WC 03 diễn ra trên ba cấp độ:
- Lập trình động cơ:
Cho phép tạo 15 chế độ hoạt động khác nhau. Đối với mỗi chế độ, thời gian quay theo
chiều kim đồng hồ, thời gian quay ngược chiều kim đồng hồ và thời gian tạm dừng có thể
được lập trình.
- Lập trình các chu kì:
Đối với mỗi chuỗi các bước, tạo ra một chuỗi các sự kiện trong đó các chức năng khác
nhau có thể được kích hoạt hoặc hủy kích hoạt (khóa xả, đổ đầy, quay, v.v.).Đi từ bước này
sang bước khác có thể yêu cầu đạt đến mực nước hoặc nhiệt độ, hoặc giá trị thời gian.Có
năm loại chu trình lập trình khác nhau: Prewash, Wash, Rinse, Spin và Unroll
(Shakeout).Mỗi chu kỳ có thể được gán một số từ 1 đến 99.
- Tạo các chương trình giặt:
Bao gồm việc đặt các chu trình khác nhau như được lập trình ở trên lại với nhau để tạo
thành một chương trình giặt hoàn chỉnh.Tối đa 30 chương trình có thể được lưu trữ, mỗi
chương trình có 15 chu kỳ (phân đoạn).
2.5.6 Bảng chuyển đổi độ F sang độ C.

Bảng 19: Bảng chuyển đôi giá trị.


2.5.7 Quy trình vận hành.
Sau khi nguồn được cấp cho máy và chẩn đoán bên trong hoàn tất, máy đã sẵn sàng cho
một chương trình được chọn. Màn hình sẽ hiển thị:

Sử dụng bàn phím, nhập số chương trình bạn muốn chạy, tiếp theo là phím ENTER. Màn
hình sẽ thay đổi để hiển thị chu kì được chọn đầu tiên.

Nhấn START để thực thi chương trình hoặc RESET để quay lại lựa chọn chương trình.
Trong khi chương trình đang thực thi, màn hình hiển thị phân đoạn hiện tại của chương trình
và điều kiện kết thúc của phân đoạn. Xem các ví dụ sau:
- Mực nước:
Nếu yêu cầu cuối cùng của phân đoạn (chu kỳ) là một mực nước cụ thể, màn hình sẽ hiển
thị:

Cm12 là mực nước thực tế trong máy (12cm). Nhấn phím LEVEL sẽ hiển thị, trong 3
giây, giá trị cần thiết sẽ hiện lên. Nếu nhấn INC hoặc DEC, bạn có thể tạm thời sửa đổi giá
trị cho bước hiện tại. Nhấn TEMP cho phép bạn xem nhiệt độ hiện tại của nước. Nhấn phím
TIME sẽ hiển thị giá trị hẹn giờ đồng hồ (WDT) cho bước hiện tại.
- Nhiệt độ:
Nếu yêu cầu cuối cùng của phân khúc là một nhiệt độ cụ thể, màn hình sẽ hiển thị:

Trong đó 35C là nhiệt độ thực tế của dung dịch giặt. Bằng cách nhấn TEMP, màn hình sẽ
thay đổi, trong 3 giây, hiển thị nhiệt độ bước cần thiết sẽ hiện lên. Nhấn INC hoặc DEC cho
phép sửa đổi giá trị cho bước. Nhấn LEVEL cho phép bạn xem mực nước hiện tại. Nhấn
phím TIME sẽ hiển thị giá trị hẹn giờ đồng hồ (WDT) cho bước hiện tại.
- Thời gian:
Nếu kết thúc trong trường hợp này, màn hình hiển thị:

2m30a là thời gian còn lại trong bước. INC và DEC cho phép bạn cộng hoặc trừ phút cho
chu kỳ hiện tại. TEMP cho phép bạn xem nhiệt độ nước hiện tại và LEVEL hiển thị mực
nước hiện tại.
- Chú ý:
Trong các giai đoạn gia nhiệt, đổ đầy và xả, WDT (bộ hẹn giờ đồng hồ) được kích hoạt.
Nếu chu kì không hoàn thành trước khi bộ hẹn giờ hết hạn, báo động sẽ được hiển thị cho
biết rằng giai đoạn cụ thể không hoàn thành trong thời gian tối đa cho phép.
- Thực hiện một bước:
Một bước hoặc chu kỳ duy nhất của một chương trình rửa có thể được thực hiện. Tại dấu
nhắc chính, nhập số 0 cho chọn số chương trình. Trong hai giây, màn hình thay đổi thành:

Sau đó, sử dụng các phím INC và DEC, bạn có thể


chọn chu trình bạn muốn chạy (PREWASH, WASH, RINSE, SPIN, UNROLL).Khi bạn đã
chọn chu kỳ, hãy xác nhận bằng cách nhấn ENTER. Màn hình thay đổi thành:

Nhấn phím START sẽ khởi động máy.


- Chạy một phần chương trình:
Một chương trình có thể được chạy một phần. Sau khi chọn chương trình bạn muốn thực
thi, màn hình sẽ hiển thị:
Thay vì nhấn ENTER để thực thi chương trình, hãy nhấn phím ADVAN. Các chu kỳ trong
chương trình sẽ được hiển thị tăng dần. Chọn điểm mà bạn muốn bắt đầu và nhấn phím
START. Máy sẽ bắt đầu hoạt động từ thời điểm này.
- Hiển thị chương trình và bước hiện tại:
Trong khi máy đang hoạt động, nhấn phím ENTER sẽ khiến màn hình hiển thị số và bước
chương trình hiện tại.

- Tạm dừng:
Bạn có thể chèn tạm dừng tại bất kỳ điểm nào của chương trình giặt ngoại trừ chu kì vắt.
Để làm như vậy, chỉ cần nhấn phím PAUSE. Màn hình sẽ bắt đầu hiển thị thời gian, đếm
ngược miễn là máy vẫn tạm dừng. Nhấn phím START sẽ khởi động lại chương trình tại thời
điểm nó bị tạm dừng. Miễn là máy bị tạm dừng, tất cả các WDT khác cũng bị tạm dừng.

2.5.8 Bảo trì và bảo dưỡng.


Bảo trì định kỳ tối đa hóa hiệu quả hoạt động và giảm thiểu thời gian chết. Các quy trình
bảo trì được mô tả dưới đây sẽ kéo dài tuổi thọ của máy và giúp ngăn ngừa tai nạn.
Các quy trình bảo trì sau đây phải được thực hiện thường xuyên trong các khoảng thời
gian cần thiết.
- Theo ngày:
(1) Kiểm tra các kết nối ống van đầu vào nước ở mặt sau của máy xem có bị rò rỉ không.
(2) Kiểm tra các kết nối ống hơi xem có bị rò rỉ không, nếu có.
(3) Xác minh rằng cách điện còn nguyên vẹn trên tất cả các dây bên ngoài và tất cả các
kết nối đều được bảo đảm. Nếu thiếu dây nối mát, hãy gọi cho kỹ thuật viên dịch vụ.
(4) Kiểm tra khóa cửa trước khi bắt đầu vận hành:
+ Cố gắng khởi động máy giặt với cửa mở. Máy giặt không nên bắt đầu với cửa mở.
+ Đóng cửa mà không khóa và cố gắng khởi động máy. Máy không nên khởi động khi
cửa mở.
+ Đóng và khóa cửa và bắt đầu một chu kỳ. Cố gắng mở cửa trong khi chu kỳ đang diễn
ra. Cửa không nên mở. Nếu chốt thủ công được di chuyển ra khỏi vị trí,
máy nên dừng lại.
Nếu khóa cửa và khóa liên động không hoạt động bình thường, hãy gọi kỹ thuật viên dịch
vụ.
- Bảo dưỡng vào cuối ngày:
(1) Làm sạch gioăng cửa của chất tẩy rửa còn sót lại và các vật lạ.
(2) Làm sạch bộ cung cấp tự động và nắp từ trong ra ngoài bằng chất tẩy rửa nhẹ. Rửa
sạch bằng nước sạch.
(3) Làm sạch các tấm trên, mặt trước và bên của máy giặt bằng chất tẩy rửa nhẹ. Rửa sạch
bằng nước sạch.
(4) Để cửa tải mở vào cuối mỗi ngày để hơi ẩm bay hơi.
- Theo tuần:
(1) Kiểm tra máy xem có rò rỉ không.
+ Bắt đầu một chu trình không tải để đổ đầy máy.
+ Xác minh rằng các miếng đệm cửa và cửa không bị rò rỉ.
+ Xác minh rằng van xả đang hoạt động. Nếu nước không bị rò rỉ hoặc trong phân đoạn
rửa sơ bộ, van xả được đóng lại và hoạt động bình thường.
(2) Làm sạch bộ lọc không khí ổ AC.
+ Tháo nắp nhựa bên ngoài có chứa bộ lọc. Tháo bộ lọc bọt ra khỏi nắp.
+ Rửa bộ lọc trong dung dịch xà phòng nhẹ hoặc hút bụi sạch.
- Theo tháng:
+ chú ý: ngắt nguồn điện trước khi thực hiện quy trình bảo trì.
(1)Mỗi tháng hoặc sau mỗi 200 giờ hoạt động, bôi trơn ổ trục và con dấu. Xem hướng dẫn
trên máy.
+ Sử dụng mỡ bôi trơn dựa trên lithium # 2 cao cấp, không bao giờ trộn hai loại mỡ, chẳng
hạn như dầu mỏ và silicone.
+ Bơm súng mỡ từ từ, chỉ cho phép số hành trình sau: Không bơm súng bắn mỡ nếu dầu
mỡ chảy ra từ vỏ ổ trục. Điều này có thể dẫn đến bôi trơn quá mức, gây hư hỏng vòng bi và
phớt chặn.
(2) Nếu máy được cung cấp chất bôi trơn tự động, hãy kiểm tra xem chúng có đang tiêm
dầu mỡ không. Thông thường chúng kéo dài khoảng một năm. Đánh dấu chất bôi trơn mới
với ngày cài đặt.
(3) Làm sạch các cánh tản nhiệt ổ AC:
+ Tháo nắp hộp ổ AC.
+ Thổi sạch bụi bằng khí nén ở áp suất 60-90 psi (4-6 Bar) hoặc bằng cách sử dụng bình
khí nén. Sử dụng cẩn thận để tránh làm hỏng quạt làm mát hoặc các thành phần khác.
+ chú ý: Không có vật lạ có thể nhìn thấy được cho phép tích tụ trên cánh quạt hoặc vỏ
bảo vệ.
(4) Sử dụng các quy trình sau đây để xác định xem đai chữ V có cần thay thế hoặc điều
chỉnh hay không. Gọi cho một kỹ thuật viên dịch vụ có trình độ trong cả hai trường hợp.
+ Kiểm tra đai chữ V xem các cạnh bị mòn và sờn không đều.
+ Sau khi ngắt kết nối nguồn với máy
và tháo tất cả các tấm nắp cần thiết để
xem dây đai truyền động, hãy sử dụng
phương pháp sau để xác minh rằng dây
đai chữ V đã được căng đúng cách. Hệ
căng đai thẳng về phía trước, và được
thực hiện bằng cách nới lỏng các bu lông
điều chỉnh lực căng và điều chỉnh dây
đai đến độ căng thích hợp. Sau đó, các
bu lông nên được siết chặt. Xem hình.
+ Xác minh rằng đai chữ V được căn
chỉnh đúng bằng cách kiểm tra căn chỉnh
ròng rọc. Đặt một cạnh thẳng trên cả hai
mặt ròng rọc. Các cạnh thẳng nên tiếp
xúc với ròng rọc ở bốn nơi. Xem hình.

(5) Tháo nắp phía sau và kiểm tra ống


tràn và ống thoát nước xem có bị rò rỉ
không. Hình 50: canh thẳng đai chữ V.
(6) Mở khóa nắp bản lề và kiểm tra
các ống phân phối cung cấp và các kết nối ống.
(7) Làm sạch màn hình lọc ống đầu vào:
+ Tắt nước và để van nguội, nếu cần.
+ Tháo ống cấp vào và tháo bộ lọc.
+ Làm sạch bằng khí nén và lắp đặt lại. Thay thế nếu bị mòn hoặc hư hỏng.
(8) Siết chặt đai ốc gắn động cơ và đai ốc ổ trục, nếu cần.
(9) Sử dụng khí nén để làm sạch xơ vải khỏi động cơ.
(10) Làm sạch bộ lọc nước và hơi nước bên ngoài.
- Theo quý:
+ Chú ý: ngắt nguồn điện trước khi thực hiện quy trình bảo trì.
(1) Siết chặt bản lề cửa và ốc vít, nếu cần thiết.
(2) Siết chặt bu lông định vị máy, nếu cần thiết.
(3) Kiểm tra tất cả các bề mặt sơn để tìm kim loại trần (sơn phù hợp có sẵn từ nhà sản
xuất.)
+ Nếu có phần nắp hở phần kim loại ,sơn bằng sơn lót hoặc sơn gốc dung môi.
+ Nếu rỉ sét xuất hiện, loại bỏ nó bằng giấy nhám hoặc chất hóa học. Sau đó sơn bằng sơn
lót hoặc sơn gốc dung môi.
(4) Làm sạch bộ lọc hơi nước, nếu có.
2.5.9 Các lỗi thường gặp.
STT HIỆN NGUYÊN NHÂN CÁCH KHẮC PHỤC
TƯỢNG

01 LEVEL Cho biết có vấn đề với hệ thống Kiểm tra hệ thống ống
FAULT cảm biến mức. Có thể là một nước.
ống nước bị lỏng lẻo hoặc nứt, Kiểm tả các cảm biến
cảm biến mực nước hoặc mạch mực nước hoặc mạch cảm
cảm biến mực nước. Miễn là hệ biến mực nước.
thống phát hiện vấn đề với hệ Hoặc cảm biến áp suất.
thống cảm biến mực nước, máy Thay thế các thành phần
sẽ không thể hoạt động. Còi có bị hỏng.
thể được tắt bằng nút RESET.

02 TEMP Cho biết có vấn đề với mạch Kiểm tả hệ thống đun


FAULT cảm biến nhiệt độ, đầu dò nhiệt nhiệt.
độ hoặc hệ thống dây điện. Máy Kiểm tra cảm biến nhiệt
vẫn tiếp tục hoạt động, mặc dù hoặc mạch cảm biến
không thể đun nhiệt (nếu được nhiệt.
trang bị). Thiết bị sẽ chỉ báo lỗi Thay thế các thành phần
Nhiệt độ trên bảng điều khiển. bị hỏng.

03 WDT TEMP Cho biết nhiệt độ không đạt tới Kiểm tra hệ thống đun
EXPIRED nhiệt độ cài đặt trong thời gian nhiệt.
quy định. Nguyên nhân phổ Thay thế các thành phần
biến nhất là hệ thống đun nhiệt bị hỏng.
bị trục trặc. Thời gian WDT
ngắn và nước rất lạnh cũng có
thể gây ra vấn đề này. Nhấn
phím START sẽ hủy cảnh báo.

04 WDT LEVEL Cho biết mực nước cài đặt Kiểm tra nguồn nước, van
EXPIRED không đạt được trong thời gian cấp nước và cảm biến
quy định. mực nước, mạch cảm biến
Có thể do nguồn nước cấp bị mực nước. thay thế thành
lỗi. phần bị hư hỏng.
Áp lực nước thấp hoặc không
có nước. Van xả bị lỗi.
Hoặc cảm biến mực nước bị lỗi.
05 OVER- Cho biết một lỗi trong hệ thống. Nhấn RESET để xóa lỗi.
LOADED! Trên thiết bị điều khiển động cơ Nếu lỗi này tái diễn trong
bằng biến tần=> cho biết lỗi chương trình giặt tiếp
truyền động, theo, hãy liên hệ với kỹ
trên thiết bị điều khiển không thuật viên dịch vụ có trình
biến Tần, cho biết tình trạng độ.
quá tải động cơ.
Nhấn RESET để xóa lỗi. Nếu
lỗi này tái diễn trong chương
trình giặt tiếp theo, hãy liên hệ
với kỹ thuật viên dịch vụ có
trình độ.
DOOR Cho biết cửa không được đóng Kiểm tra cửa đã đóng kí
OPEN! đúng cách. Hoặc hỏng cảm biến chưa,
cửa. Lỗi này vô hiệu hóa máy Cảm biến cửa có vấn đề
cho đến khi bị xóa và hủy bỏ không.
chương trình nếu hoạt động. Thay thế thành phần bị hư
Nhấn RESET để xóa lỗi. hỏng.
Nhấn RESET để xóa lỗi.

DRAIN Cho biết mực nước lớn hơn 2cm Kiểm tra hệ thống cảm
khi bắt đầu quay. Máy sẽ tiếp biến nước, van xả.
tục quay khi mức giảm xuống Thay thế thành phần bị hư
dưới ngưỡng. Nhấn RESET để hỏng.
hủy chu kỳ. Nhấn RESET để hủy chu
kỳ.

Bảng 20: Các lỗi thường gặp và cách khắc phục máy giặt.
Tài liệu tham khảo:..\..\DOWNLOADS3\MWSP-60 manual.pdf.
3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC QUA ĐƯỢT THỰC TẬP NÀY.
1. Những kiến thức đã được cũng cố.
Thông qua đợt thực tập này em đã cũng cố cho mình những kiến thức sau đây:
- Cũng cố được các kiến thức về cách tìm kiếm tài liệu của thiết bị
- Biết cách vận dụng tài liệu để phân tích tìm ra lỗi.
- Cũng cố được các kiến thức đã học trên lớp và áp dụng vào việc sữa chữa lỗi.
- Cũng đã nâng cấp tay nghề lên một bậc mới sau khi làm quen môi trường làm việc năng
động. v.v
2. Những kỉ năng thực hành đã được học thêm:
- Được học thêm các công nghệ mới trên thiết bị tiên tiến. Từ đây so sánh với các kiến
thức đã học và suy luận ra điểm chung của chúng từ đó học thêm được một bài học mới.
- Được học thêm các kĩ năng giao tiếp trong môi trường khác biệt.
- Có thêm cho mình các kĩ năng làm việc với giấy tờ, pháp lý.
- Học được kĩ năng ổn định tâm lí, không hoang mang, lúng túng khi gặp các trường hợp
khó.
- Biết tự thay đổi bản thân cho phù hợp với từng môi trường, hoàn cảnh.
- Học được cách mò mẫm sữa chữa cách thiết bị. tuy là có cái được cái không nhưng vẫn
có cho mình logic sửa chửa thiết bị.
3. Các kinh nghiệm thực tiễn đã học được.
Vì môi trường em được thực hành là môi trường công ty, nên các kinh nghiệm học được
cũng sẽ có phần khác với mô trường bệnh viện. tuy nhiên điểm chung vẫn chiếm phần nhiều.
Và các kinh nghiệm thực tiễn mà em học được sau 6 tuần thực tập là:
- Kinh nghiệm làm việc với giấy tờ và biết thêm về pháp lý để tránh các trường hợp không
may xảy ra.
- Kinh nghiệm vận hành và sửa chửa các thiết bị mới.
- Biết được cơ cấu hoạt động của bệnh viện.
- Biết được sơ đồ thiết kế và sơ đồ vận hành cấu trúc của bệnh viện.
- Các mạch điện được học trông như thế nào trong thực tế.
NHẬT KÝ THỰC TẬP

Công việc Người Mức độ Nhận xét của


Tuần số:01 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát x-
Hai 17/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Ba 18/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Tư 19/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Năm 20/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Sáu 21/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Công việc Người Mức độ Nhận xét của
Tuần số:02 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát x-
Hai 24/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Ba 25/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Tư 26/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Năm 27/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Khảo sát x-
Sáu 28/04/2023 quang REX- Ks. Lê Huy Tích.
850RF
Công việc Người Mức độ Nhận xét của
Tuần số:03 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát ghế


Hai 01/05/2023 nha MODEL Ks. Lê Huy Tích.
3900
Khảo sát ghế
Ba 02/05/2023 nha MODEL Ks. Lê Huy Tích.
3900
Khảo sát ghế
Tư 03/05/2023 nha MODEL Ks. Lê Huy Tích.
3900
Khảo sát ghế
Năm 04/05/2023 nha MODEL Ks. Lê Huy Tích.
3900
Khảo sát ghế
Sáu 05/05/2023 nha MODEL Ks. Lê Huy Tích.
3900
Công việc Người Mức độ Nhận xét của
Tuần số:04 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát máy


Hai 08/05/2023 hấp dụng cụ Ks. Lê Huy Tích.
HL-3800P
Khảo sát máy
Ba 09/05/2023 hấp dụng cụ Ks. Lê Huy Tích.
HL-3800P
Khảo sát máy
Tư 10/05/2023 hấp dụng cụ Ks. Lê Huy Tích.
HL-3800P
Khảo sát máy
Năm 11/05/2023 hấp dụng cụ Ks. Lê Huy Tích.
HL-3800P
Khảo sát máy
Sáu 12/05/2023 hấp dụng cụ Ks. Lê Huy Tích.
HL-3800P
Công việc Người Mức độ Nhận xét của
Tuần số:05 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát máy


xét nghiệm
Hai 15/05/2023 Ks. Lê Huy Tích.
huyết học
MEK6400
Khảo sát máy
xét nghiệm
Ba 16/05/2023 Ks. Lê Huy Tích.
huyết học
MEK6400
Khảo sát máy
xét nghiệm
Tư 17/05/2023
huyết học
Ks. Lê Huy Tích.
MEK6400
Khảo sát máy
xét nghiệm
Năm 18/05/2023 huyết học
Ks. Lê Huy Tích.
MEK6400
Khảo sát máy
xét nghiệm
Sáu 19/05/2023 Ks. Lê Huy Tích.
huyết học
MEK6400
Công việc Người Mức độ Nhận xét của
Tuần số:06 thực hiện hướng dẫn đạt được người hướng
NHẬN XÉT VÀ KÝ
Thứ Ngày TÊN

Khảo sát máy


Hai 22/05/2023 giặt công nghiệp Ks. Lê Huy Tích.
MWSP-60
Khảo sát máy
Ba 23/05/2023 giặt công nghiệp Ks. Lê Huy Tích.
MWSP-60
Khảo sát máy
Tư 24/05/2023 giặt công nghiệp Ks. Lê Huy Tích.
MWSP-60
Khảo sát máy
Năm 25/05/2023 giặt công nghiệp Ks. Lê Huy Tích.
MWSP-60
Khảo sát máy
Sáu 26/05/2023 giặt công nghiệp Ks. Lê Huy Tích.
MWSP-60

You might also like