You are on page 1of 16

MỤC LỤC

1. CHƯƠNG I................................................................................................................ 1
1.1. The International Standard Atmosphere (ISA)...................................................1

1.1.1. Xác định các quy luật về mối liên hệ của các thông số trong bảng ISA......1

1.1.2. Xác định thông số của bầu khí quyển tiêu chuẩn ở độ cao mặt biển............4

1.1.3. Điều kiện hoạt động của các máy bay thương mại vận chuyển hành khách 4

1.1.3.1. Phân bố hoạt động của sinh vật ở độ cao lớn.......................................4

1.1.3.2. Cao độ hoạt động của máy bay thương mại.........................................5

1.1.3.3. Thông số bầu khí quyển trong điều kiện bay bằng của các máy bay
thương mại vận chuyển hành khách..................................................................6

1.1.3.4. Điều kiện hoạt động bay bằng của các máy bay thương mại phổ biến. 6

1.2. Mô tả hình học cánh máy bay.............................................................................7

1.2.1. Mô tả đặc điểm cánh máy bay.....................................................................7

1.2.2. Cánh hữu hạn (Finite wing).........................................................................9

1.2.3. Họ cánh NACA.........................................................................................10

1.2.3.1. NACA 4 ký tự....................................................................................10

1.2.3.2. NACA 5 ký tự....................................................................................10

1.3. Mô tả các bộ phận của máy bay Airbus A380..................................................11


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thông số bầu khí quyển tiêu chuẩn theo độ cao...............................................2

DANH MỤC HÌNH ẢNH


Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi áp suất và nhiệt độ theo độ cao theo bầu khí
quyển tiêu chuẩn. Nguồn: Wikipedia ............................................................................1

Hình 2. Sơ đồ biểu diễn các ghi chép về người và chim được tìm thấy ở độ cao lớn so
với cao độ bay của các máy bay thương mại và một số ngọn núi (Parr N và cộng sự,
2019).............................................................................................................................. 4

Hình 3. Cao độ bay bằng phổ biến của một số loại máy bay.........................................5

Hình 4. Mô tả hình chiếu bằng của cánh máy bay.........................................................7

Hình 5. Biên dạng cánh NACA 2412 (hình chiếu cạnh)................................................7

Hình 6. Hình chiếu đứng của cánh máy bay. Nguồn: Wikipedia...................................7

Hình 7. Lý thuyết cánh hữu hạn.....................................................................................9

Hình 8. Ảnh hưởng của tỷ lệ khung của hệ số lực nâng thông qua đường cong lực
nâng. Nguồn: Serghides.................................................................................................9

Hình 9. Reflex and normal camber..............................................................................10

Hình 10. Airbus A380 (Top view)...............................................................................11

Hình 11. Airbus A380 (Side & Front view).................................................................12


1. CHƯƠNG I
1.1. The International Standard Atmosphere (ISA)
Bầu khí quyển tiêu chuẩn quốc tế là một mô hình khí quyển tĩnh về áp suất, nhiệt độ
và mật độ của khí quyển Trái Đất thay đổi như thế nào theo độ cao. Tiêu chuẩn này
được lập ra để cung cấp một tham chiếu chung cho nhiệt độ và áp suất bao gồm bảng
giá trị ở các cao độ khác nhau, và công thức tính toán các giá trị đó.
1.1.1. Xác định các quy luật về mối liên hệ của các thông số trong bảng ISA

Hình 1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi áp suất và nhiệt độ theo độ cao theo bầu khí quyển tiêu chuẩn.
Nguồn: Wikipedia 1

1
Cmglee,https://en.wikipedia.org/wiki/File:Comparison_International_Standard_Atmosphere_space_diving.svg

1
Bảng 1. Thông số bầu khí quyển tiêu chuẩn theo độ cao.

Dynamic Kinematic Sound


Altitude Temperature Pressure Density
viscosity viscosity speed

m  K  kPa kg/m3   10-6m2/s  10-6Pa.s  m/s

0 288,15 101,325 1,225 17,894 14,607 340,26

1000 281,65 89,873 1,112 17,578 15,813 336,40

2000 275,15 79,493 1,006 17,260 17,149 332,50

3000 268,65 70,105 0,909 16,937 18,631 328,55

4000 262,15 61,637 0,819 16,611 20,280 324,55

5000 255,65 54,016 0,736 16,281 22,119 320,50

6000 249,15 47,177 0,660 15,947 24,176 316,40

7000 242,65 41,056 0,589 15,610 26,482 312,24

8000 236,15 35,595 0,525 15,268 29,076 308,03

9000 229,65 30,738 0,466 14,922 32,001 303,77

10000 223,15 26,432 0,413 14,571 35,312 299,44

11000 216,65 22,628 0,364 14,216 39,071 295,04

12000 216,65 19,327 0,311 14,216 45,745 295,04

13000 216,65 16,507 0,265 14,216 53,560 295,04

14000 216,65 14,099 0,227 14,216 62,709 295,04

15000 216,65 12,042 0,194 14,216 73,421 295,04

16000 216,65 10,285 0,165 14,216 85,963 295,04

17000 216,65 8,784 0,141 14,216 100,648 295,04

18000 216,65 7,503 0,121 14,216 117,840 295,04

19000 216,65 6,408 0,103 14,216 137,970 295,04

20000 216,65 5,473 0,088 14,216 161,539 295,04

2
Mô hình toán học ISA chia bầu khí quyển thành các lớp với sự phân bố tuyến tính giả
định của nhiệt độ tuyệt đối T theo độ cao địa thế h. Hai giá trị khác (áp suất P và mật
độ ρ) được tính bằng cách giải đồng thời các phương trình có được từ:
- Gradient áp suất thẳng đứng do cân bằng thủy tĩnh, liên quan đến tốc độ thay đổi áp
suất với độ cao địa thế:

(1)
- Định luật khí lý tưởng ở dạng mol, liên quan đến áp suất, mật độ và nhiệt độ:

(2)
Tại tầng đối lưu (troposhere) có độ cao từ 0 - 10.000 m so với mực nước biển.
- Theo đồ thị (Hình 1) ta thấy rằng nhiệt độ thay đổi tuyến tính theo độ cao, tốc độ
giảm của nhiệt độ theo độ cao gọi là “tỷ lệ trôi (lapse rate)” có giá trị là 6.5 K/km,
ký hiệu .
- Từ đó ta có biểu thức sau:

(3)
Với T là nhiệt độ tại độ cao tương ứng với tầng đối lưu.
- Theo công thức (2), (3) ta có được mối quan hệ giữa áp suất và nhiệt độ theo độ
cao.

Áp suất tương đối: (4)


- Từ (3) và (4) ta có được biểu thức sau:

(5)
- Tương tự đối với nhiệt độ tương đối và mật độ tương đối :

(6)

(7)
Tại tầng bình lưu (stratosphere) có độ cao từ 11.000 – 20.000 m so với mực nước biển

3
- Trong trường hợp này nhiệt độ không thay đổi.

- Áp suất tương đối: (8)

- Mật độ tương đối: (9)


1.1.2. Xác định thông số của bầu khí quyển tiêu chuẩn ở độ cao mặt biển
Thông số của khí quyển tại độ cao mặt biển theo ISA:

- Hằng số khí, R :

- Áp suất, P :

- Mật độ không khí, ρ :

- Nhiệt độ, T :

- Độ nhớt động lực học, μ :

- Độ nhớt động học, ν :

- Vận tốc âm thanh, a :


1.1.3. Điều kiện hoạt động của các máy bay thương mại vận chuyển hành khách

Hình 2. Sơ đồ biểu diễn các ghi chép về người và chim được tìm thấy ở độ cao lớn so với cao độ bay
của các máy bay thương mại và một số ngọn núi (Parr N và cộng sự, 2019).

4
1.1.3.1. Phân bố hoạt động của sinh vật ở độ cao lớn
Để tồn tại trong môi trường ở độ cao lớn, động vật cần có một loạt các điều chỉnh sinh
lý dọc theo tầng vận chuyển oxy (độ cao càng lớn không khí càng loãng) để duy trì
nguồn cung cấp oxy đầy đủ cho các cơ quan và mô đang hô hấp.
Các nghiên cứu của Black và Tenney (1980), khi nghiên cứu trong phòng thí nghiệm,
ở độ cao mô phỏng 12.190 m ngỗng đầu vằn vẫn có thể hoạt động. Ngoài ngỗng đầu
vằn, các loài chim di cư khác bay ở độ cao rất lớn (<5000 m), để tìm kiếm các điều
kiện thuận lợi. Tuy nhiên, cho đến nay, độ cao lớn nhất được ghi lại trực tiếp bằng
thiết bị theo dõi là 7290 m đối với ngỗng đầu thanh và 6800 m đối với vịt mái hồng
(Hawkes và cộng sự, 2011; Parr và cộng sự 2017).
Bay ở độ cao lớn không chỉ giảm thiểu lực cản của không khí hay tránh các chướng
ngại vật, sinh vật sống mà còn ảnh hưởng đến rất nhiều tố khác đảm bảo an toàn cho
máy bay.
1.1.3.2. Cao độ hoạt động của máy bay thương mại

Hình 3. Cao độ bay bằng phổ biến của một số loại máy bay.

Cao độ bay bằng của máy bay đề cập đến độ cao mà máy bay sẽ dành phần lớn thời
gian cho chuyển bay. Đây là độ cao mà máy bay sẽ bay bằng sau khi cất cánh. Tại độ
cao này không chỉ cho phép máy bay bay hiệu quả hơn mà còn ngăn chặn cơ hội gặp
các máy bay khác trên không. Dưới đây là một số các yếu tố và lý do tại sao máy bay
phải bay cao trên không trung.
- Không khí của bầu khí quyển Trái Đất trở nên loãng hơn khi ở độ cao lớn. Không
khí loãng có nghĩa là sẽ tạo ra ít lực cản hơn đối với cáct vật thể bay qua, từ đó sẽ
cần ít lực đẩy hơn để di chuyển máy bay.
- Độ cao bay thường được tính từ mực nước biển. Phi công cần nhận thức được địa
hình mà họ đang bay. Ví dụ, cao độ máy bay bay trên biển sẽ có thể không phù hợp
với máy bay đang bay trên núi.
- Cao độ bay cũng phụ thuộc vào thời tiết. Phi công sẽ nhận báo cáo thời tiết và yêu
cầu thay đổi độ cao bay từ kiểm soát không lưu để tránh nhiễu loạn không khí.

5
- Quãng đường cho hành trình bay của máy bay cũng đóng một vai trò quan trọng.
Độ cao của các chuyến bay ngắn thường sẽ thấp hơn so với độ cao của các chuyến
bay dài.
- Tránh các chướng ngại vật.
- Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến cao độ bay của máy bay như điều áp
cabin, mục tiêu thiết kế của máy bay,…
Hiện tại, máy bay thương mại thường bay ở độ cao từ 10.000 đến 12.800 m. Đây là độ
cao lý tưởng mà các yếu tố kết cấu, hiệu suất đẩy của động cơ, yếu tố an toàn, khí
động học tác động lên trong và ngoài máy bay. Khi xảy ra sự cố, thì tại độ cao 10.000
m máy bay có thể lượn và di chuyển được thêm khoảng 160 km nữa. Điều này cho
phép phi công bay đến sân bay gần nhất để hạ cánh khẩn cấp.
Có một lý do khác khiến các giới hạn được đặt ra cho máy bay thương mại và tại sao
động cơ được tối ưu hóa để bay ở độ cao đó.
Điều quan trọng nhất đối với máy bay thương mại đó là yếu tố an toàn. Trong trường
hợp cabin giảm áp suất, máy bay sẽ nhanh chóng hạ độ cao xuống độ cao thấp hơn.
Nếu bay ở độ cao quá cao, việc giảm áp sẽ khiến hành khách nhanh mất ý hơn và lắp
mặt nã dưỡng khí trước khi mất ý thức là rất quan trọng.
1.1.3.3. Thông số bầu khí quyển trong điều kiện bay bằng của các máy bay thương
mại vận chuyển hành khách
Độ cao hoạt động của máy bay thương mại vận chuyển hành khách là từ 10.000 đến
12800 m.

- Áp suất, P :

- Mật độ không khí, ρ :

- Nhiệt độ, T :

- Độ nhớt động lực học, μ :

- Độ nhớt động học, ν :

- Vận tốc âm thanh, a :


1.1.3.4. Điều kiện hoạt động bay bằng của các máy bay thương mại phổ biến
a. Boeing (B777)
Dòng máy bay Boeing 777 và các biến thể của nó có thể bay cao đến 43.100 ft
(13.137 m). Tuy nhiên, cao độ bay bằng thông thường nằm trong khoảng 35.000
– 39000 ft (10.668 – 11887 m)
b. Airbus (A320 – A330)

6
Các dòng máy bay của A320 có cao độ bay trong khoảng từ 11.920 – 12500 m.
Trần bay dịch vụ của các dòng máy bay A330 nằm trong khoảng từ 41.000 –
42.651 ft (12.497 – 13.000 m)

7
1.2. Mô tả hình học cánh máy bay
1.2.1. Mô tả đặc điểm cánh máy bay

Hình 4. Mô tả hình chiếu bằng của cánh máy bay.

Hình 5. Biên dạng cánh NACA 2412 (hình chiếu cạnh).

Hình 6. Hình chiếu đứng của cánh máy bay. Nguồn: Wikipedia2

Các thuật ngữ hình học cánh:


- Leading edge : mép trước của cánh máy bay.

2
Kerina yin, https://en.m.wikipedia.org/wiki/File:Aircraft_dihedral_angle.svg.

8
- Trailing edge : mép sau của cánh máy bay.
- Wing area (A) : diện tích cánh.
- Span (s) : sải cánh.
- Aspect ratio : tỷ lệ khung

- (10)
- Wing flap : cánh tà (cánh nâng) là một thiết bị quan trọng nằm ở phần phía sau trên
cánh của máy bay và đuôi máy bay, làm tăng lực nâng, góc nâng khi cất cánh và
giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh.
- Chord : dây cung cánh, thay đổi dọc theo chiều dài cánh:
+ Tip chord : dây cung cánh ở đầu cánh.
+ Root chord : dây cung cánh ở gốc cánh.
+ Standard mean chord : dây cung cánh trung bình tiêu chuẩn.

(11)
+ Taper ratio : tỷ lệ côn

(12)
- Leading edge sweep angle : góc quét ở mép trước của cánh.
- Camber line : đường khum là đường thể hiện sự không đối xứng của biên dạng cánh
máy bay. Đường khum nằm giữa bề mặt trên và mặt dưới theo mối quan hệ của hàm
bề dày (thickness – khoảng cách giữa bề mặt trên và dưới đối xứng vuông góc qua
camber line).
- Upper & Lower surface : bề mặt trên và dưới của cánh máy bay.
- Angle of attack : góc tấn, góc giữa vectơ dòng khí (relative wind) và dây cung cánh.
- Dihedral angle : góc nghiêng của cánh

9
1.2.2. Cánh hữu hạn (Finite wing)

Hình 7. Lý thuyết cánh hữu hạn.

Thông thường cánh 2D thường được gọi là “cánh vô hạn”. Tuy nhiên tất cả các máy
bay thực tế đề có cánh với sải cánh hữu hạn. Do cánh hữu hạn có các đầu mút, dẫn đến
không khí có áp suất cao hơn từ bên dưới cánh di chuyển xung quanh các đầu về phía
áp suất thấp ở phía trên cánh. Chuyển động này tạo ra một luồng khí xoáy từ mỗi đầu
kéo ra sau cánh.
Về mặt khí động học, hiệu ứng của các xoáy kéo theo làm giảm độ dốc của hệ số lực
nâng so với góc của đường cong của góc tấn. Tỷ lệ khung của cánh càng thấp thì độ
dốc của đường lực nâng càng giảm.

Hình 8. Ảnh hưởng của tỷ lệ khung của hệ số lực nâng thông qua đường cong lực nâng. Nguồn:
Serghides.3

3
Serghides, V. (2013) Aerospace Vehicle Design AE3-403 Lecture Notes. Department of Aeronautics, Imperial
College London

10
1.2.3. Họ cánh NACA
1.2.3.1. NACA 4 ký tự
NACA XYZZ
Thứ tự các ký tự:
- X : độ khum lớn nhất là X% của chiều dài dây cung cánh
- Y : vị trí độ khum lớn nhất tại Y% chiều dài dây cung cánh, tính từ mép trước của
cánh (LE)
- ZZ : độ dày lớn nhất là ZZ% chiều dài dây cung cánh
1.2.3.2. NACA 5 ký tự
NACA XYZTT
Thứ tự các ký tự:
- X : cho biết hệ số lực nâng thiết kế (Cl) là X nhân với 3/20.
- YZ : vị trí của độ khum lớn nhất là YZ% chia cho 2 theo chiều dài dây cung cánh,
tính từ LE (trong trường hợp đặc biệt ký tự Z là 0 đối với đường khum bình thường,
1 đối với reflex camber [Hình 9]).
- TT : độ dày tối đa là TT% theo chiều dài dây cung cánh

Hình 9. Reflex and normal camber.

11
1.3. Mô tả các bộ phận của máy bay Airbus A380

Hình 10. Airbus A380 (Top view).

12
Hình 11. Airbus A380 (Side & Front view)

13
2. Aerodynamic Forces and Moments
The aerodynamic forces and moments on the body are due to only two basic sources:
- Pressure distribution over the body surface.
- Shear stress distribution over the body surface.

Figure 1. Illustration of pressure and shear stress on an aerodynamic surface.

14

You might also like