You are on page 1of 15

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


THỰC PHẨM

*******

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM QUÁ TRÌNH VÀ THIẾT BỊ


CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Họ và tên: Bùi Thùy Anh


Mssv: 20190302
Lớp: KTSH 02 – K64

Hà Nội, 3.2022
Thí nghiệm khuấy trộn chất lỏng
I. Mở đầu

Khuấy trộn trong môi trường lỏng thường được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công
nghiệp hóa chất và thực phẩm để tạo dung dịch huyền phù, nhũ tương, để tăng cường quá
trình hòa tan, truyền nhiệt, chuyển khối và quá trình hóa học.
Phổ biến hơn cả là khuấy cơ học, có nghĩa là dùng các loại cánh khuấy để khuấy trộn.
Tùy theo cấu tạo mà người ta chia ra các loại cánh khuấy sau đây: loại mái chèo, loại chân
vịt hay chong chóng, loại tua bin và các loại đặc biệt khác.
Đặc trưng của quá trình khuấy là công suất yêu cầu và hiệu suất khuấy trộn. Khi cánh
khuấy quay thì năng lượng tiêu hao dùng để thắng ma sát của cánh khuấy với chất lỏng.
Ta có thể coi chất lỏng chuyển động trong máy khuấy như là trường hợp đặc biệt của
chuyển động chất lỏng. Do đó để diễn đạt quá trình khuấy ở chế độ ổn định ta có thể dùng
phương trình chuẩn số của chất lỏng chuyển động:
Eu = f (Re, Fr, …) (1)
ΔΡ
2
Ở đây: Eu = ρω chuẩn số Ơ - le
ωdρ
Re = μ chuẩn số Rây - nôn
2
ω
Fr = gd Chuẩn số Phơ - rút
 - hiệu số áp suất
ρ - Khối lượng riêng chất lỏng, kg/m3
ω - vận tốc chuyển động của dòng, m/s
d - đường kính, m
μ - độ nhớt, N.s/m2

Đối với thiết bị khuấy trộn thì d là đường kính cánh khuấy, vận tốc chuyển động của chất
lỏng được thay bằng số vòng quay của cánh khuấy ( ω=π dn ), còn hiệu số áp suất thì thay
bằng công suất yêu cầu. Khi đó, chuẩn số thủy lực sẽ có dạng sau đây :
2 2
Ν ρnd nd
3 5
EuK = ρn d  ; ReK = μ  ; FrK = g
Ở đây: n – số vòng quay của cánh khuấy, vòng/s
d – đường kính cánh khuấy, m
N – công suất trên trục, W
EuK = f (ReK, FrK)
m n
Qua thực nghiệm ta có: EuK = C. Re K . Fr K (2)
Trong đó : C, m, n – những đại lượng được xác định bằng thực nghiệm.
Chúng phụ thuộc vào kích thước cánh khuấy, mức chất lỏng, dạng thùng khuấy, độ nhẵn
của thành thùng và các cơ cấu khác.
Nếu trên bề mặt không tạo thành phễu, nghĩa là trong máy khuấy có đặt các tấm cản, khi
đó cánh khuấy nhúng sâu vào trong chất lỏng nên ảnh hưởng của gia tốc trọng trường có
thể bỏ qua.

( )
m
Ν ρ nd 2
Ta có : ρn3 d 5 = C. μ (3)

II. Mục đích thí nghiệm


1. Làm quen với cấu tạo của máy khuấy và các loại cánh khuấy mái chèo, chong
chóng (chân vịt).

2. Xác định công suất tiêu hao khi khuấy, số vòng quay, thời gian khuấy trộn.

3. Xác định các chuẩn số Ơ – le, Rây – nôn và mối quan hệ giữa chúng

4. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ Brix theo thời gian khuấy.

III. Máy khuấy trộn, chiết quang kế đo nồng độ Brix

1. Máy khuấy trộn


a. . Mục đích
Có tác dụng làm tăng độ đồng đều của dung dịch cần trộn.
b. Cấu tạo
Gồm có động cơ, cánh khuấy và thùng chứa nguyên liệu.Ngoài ra còn có bảng
điều khiển, giá đỡ và van xả đáy.

c. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động: động cơ quay tác động lên cánh khuấy dựa vào bảng điều khiển
để điều khiển tốc độ quay của cánh khuấy. Dung dịch được hoà tan đồng đều nhờ cánh
khuấy.

2. Cách sử dụng chiết quang kế để đo nồng độ Brix

Bước 1: Nhỏ 1 - 2 giọt dung dịch cần đo lên lăng kính

Bước 2: Đậy tấm chắn sáng

Bước 3: Nước phải phủ đều trên lăng kính

Bước 4: Chờ 30 giây để bù nhiệt độ. Đưa lên mắt ngắm

Bước 5: Đọc số trên thang đo. Chỉnh tiêu cự sao cho số thấy rõ nhất.

Bước 6: Sau khi sử dụng, lau sạch bằng giấy thấm mềm
* Chú ý:

- Không được làm ướt khúc xạ kể

- Khi nồng độ dung dịch đường quá cao, trên màn quan sát chỉ xuất hiện màu trắng

IV. Thí nghiệm

1. Các bước tiến hành

Bước 1: Kiểm tra hệ thống thiết bị thí nghiệm theo sơ đồ

Bước 2: Xem xét các dụng cụ đo: thiết bị đo công suất, chiết quang kế đo nồng độ
Brix

Bước 3: Đổ 5 lít nước vào thùng, cho 1 hoặc 2kg đường vào.

Bước 4: Chọn số vòng quay của cánh khuấy trên tủ điều khiển.

Bước 5: Bật máy cho động cơ hoạt động, cánh khuấy quay

Bước 6: Bắt đầu tính thời gian khuấy, cứ 1 phút lấy mẫu đo nồng độ Brix một lần
(đọc chính xác đến 0,1)

Bước 7: Ghi số liệu vào bảng 1 và bảng 2

Bước 8: Đo dến khi nồng độ Bx = const thì dừng khuấy. Xác định thời gian khuấy

Bước 9: Sau khi lấy tất cả các số liệu xong thì tắt máy, làm vệ sinh sạch sẽ chỗ làm
thí nghiệm, báo cáo kết quả thí nghiệm với cán bộ hướng dẫn.

2. Số liệu thí nghiệm

Đường kính cánh khuấy: 13 cm = 0,13 m


Khối lượng riêng của nước: ρ = 1000 kg/m3
Độ nhớt của nước: μ =8,23.10-4 (N.s/m2) – độ nhớt của dung dịch nước ở 28,3oC
 Lần 1: cách 1 phút đo Brix 1 lần đến nồng độ không đổi
Số vòng quay n1 = 126 v/p
Công suất P1 = 10,7 W
Bảng 1: Bảng kết quả thí nghiệm lần 1
Số Thời Nồng độ EuK lgEuK ReK lgReK m lgC C
TN gian Brix

1 1 1
2 2 2
3 3 4
4 4 5
5 5 12
6 6 12,5
7 7 12,5
8 8 14 31,12 1,49 43122,72 4,63 -2,9143 14,983 1014,983
9 9 14.5
10 10 16
11 11 17
12 12 17
13 13 17
14 14 17
15 15 17,5
16 16 18
… … …
20 20 18

 Lần 2: cách 30 giây đo Brix 1 lần đến khi nồng độ không đổi
Số vòng quay cánh khuấy: n2 = 282 v/p
Công suất: P2 = 11,3 W
Bảng 2: Bảng kết quả thí nghiệm lần 2
Số Thời Nồng độ EuK lgEuK ReK lgReK m lgC C
TN gian Brix

1 1 17
2 2 18
3 3 18,5
4 4 18,5
5 5 19 2,93 0,47 96512,76 4,98 -2,9143 14,983 1014,983
6 6 19
7 7 19
8 8 19
9 9 19

V. Tính toán kết quả thực nghiệm, vẽ đồ thị

1.Xác định chuẩn số Ơ - le


Ν
3 5
EuK = ρn d   (4)
N – công suất, W
n – số vòng quay cánh khuấy, vòng/s
d – đường kính cánh khuấy, m
ρ - Khối lượng riêng chất lỏng, kg/m3

1. Xác định chuẩn số Rây - nôn

2
ρnd
ReK = μ   (5)
μ - độ nhớt chất lỏng, N.s/m2

Làm 5 thí nghiệm có các giá trị của ReK khác nhau.
Trên hệ trục lgEuK - lgReK qua các điểm ta vẽ đường thẳng. Trên cơ sở đường thẳng ta
có phương trình :
lgEuK = lgC + m.lgReK (6)
m
hay EuK = C. Re K (7)
Cần xác định C và m trong công thức trên.
1.6

1.4 f(x) = − 2.91428571428571 x + 14.9831428571428


R² = 1

1.2

0.8
lgEuk

0.6

0.4

0.2

0
4.6 4.65 4.7 4.75 4.8 4.85 4.9 4.95 5
lgReK

3.Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nồng độ Brix theo thời gian khuấy (với 2 tốc độ
cánh khuấy khác nhau). Rút ra nhận xét.
Bx(%) n=162 vòng/phút Bx(%) n=282 vòng/phút
20

18

16

14

12
bX(%)

10

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Thời gian (PHÚT)


Nhận xét: Dựa vào đồ thị ta có thế khẳng định tốc độ đảo trộn càng nhanh thì độ đồng
đều của sản phẩm càng nhanh. => Hiệu suất của quá trình khuấy trộn phụ thuộc phần lớn
vào thời gian khuấy trộn và tốc độ cánh khuấy.
Ngoài ra trong quá trình khuấy trộn, còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:
- Nhiệt độ.
- Tốc độ khuấy trộn.
- Bản chất của chất khô.
- Bản chất dung môi: độ nhớt, ví dụ: dung môi loãng dễ khuấy trộn và ngược lại.
- Kết cấu cánh khuấy.
THÍ NGHIỆM
Xác định công nghiền riêng của hạt nông sản

I. Cơ sở lý thuyết
Trong công nghiệp sản xuất bột, thức ăn gia súc và nhiều ngành công
nghiệp khác thường tiến hành quá trình nghiền các cục to, các hạt thành bột thô,
vừa và mịn. Quá trình nghiền nhỏ vật liệu trong các máy nghiền là nhờ các lực cơ
học. Có thể phân loại các dạng tác dụng cơ học nhằm phá vỡ vật liệu đem nghiền
như sau:

Bảng phân loại mức độ nghiền

Tùy theo kết cấu của từng loại máy nghiền mà lực phá vỡ vật liệu đem
nghiền có thể là lực nén, ép, chẻ, cắt, va đập… hoặc do một vài lực ở trên tác dụng
đồng thời. Công nghiền không chỉ phụ thuộc vào loại lực tác dụng, kết cấu máy và
các cơ cấu truyền động mà còn phụ thuộc vào tính chất cơ lý của vật liệu đem
nghiền như độ cứng, độ ẩm, tính chất của vỏ hạt… Công nghiền dùng để khắc
phục các lực liên kết giữa các phần tử của vật liệu đem nghiền, các lực ma sát giữa
vật liệu với nhau, giữa vật liệu và các cơ cấu nghiền, ma sát các bộ phận chuyển
động trong máy. Để xây dựng công thức tính toán về công suất, năng suất cho máy
nghiền phải dựa vào thực nghiệm. Một số cơ sở lý thuyết để tính toán gần đúng
như thuyết bề mặt của P.Rv. Rittingơ, thuyết thể tích, thuyết thể tích về bề mặt của
P.A. Rebinde (đọc giáo trình máy và thiết bị chế biến lương thực).

II. Tìm hiểu máy nghiền búa


1. Nguyên lý cấu tạo, mô tả cấu tạo của máy nghiền búa:
Cấu tạo: Cấu tạo máy nghiền búa gồm một roto, trên roto có các cánh
búa. Cánh búa có thể có nhiều dạng khác nhau tùy theo yêu cầu nghiền
và cơ lý tính của nguyên vật liệu. Roto quay trên một vỏ máy được làm
bằng gang đúc, có chỗ lắp lưới hoặc toàn bộ xung quanh là lưới.

Hình 2: Cấu tạo máy nghiền búa


Hình 3: Cấu tạo máy nghiền búa

2. Nêu nguyên lý hoạt động của máy nghiền búa:


Nguyên lý hoạt động: Nguyên liệu cần nghiền cho vào bên trong máy qua cửa
nạp liệu. Do sự va đập của vật liệu với các cánh búa đang quay và với thành trong
của máy, vật liệu sẽ biến dạng rồi vỡ ra thành các thành phần có kích thước nhỏ
hơn. Ngoài ra khi nguyên liệu ban đầu có kích thước lớn, còn có thêm sự chà xát
của vật liệu với thành trong của máy. Do bị va đập nhiều lần giữa cánh búa và vỏ
máy, nguyên liệu giảm kích thước đến khi nhỏ hơn lỗ lưới, hạt sẽ theo lỗ lưới ra
ngoài. Các hạt vật liệu nhỏ lọt qua lưới tự thoát ra ngoài hoặc được quạt hút ra khỏi
máy, còn các hạt vật liệu to chưa lọt qua lưới lại được các búa tiếp tục nghiền nhỏ.
Ðể nghiền được, động năng của búa khi quay phải lớn hơn công làm biến dạng để
phá vỡ vật liệu. Do vậy, khi nghiền vật liệu lớn cần có trọng lượng búa lớn, còn khi
nghiền vật liệu nhỏ cần búa nhẹ hơn. Trong trường hợp vật liệu nghiền kích thước
không đều hoặc quá cứng, người ta dùng loại có cánh búa xếp. Ưu điểm của cánh
búa loại này là có thể xếp được khi quá tải hoặc vật cứng; khi vượt quá tải hay vật
cứng này, cánh búa sẽ mở ra nhờ lực ly tâm.

III. Làm thí nghiệm lấy số liệu và tính toán công nghiền riêng

1. Làm thí nghiệm nghiền gạo, lấy số liệu

- Cho máy chạy không tải, xác định công suất chạy không tải:

P0 = 0,610 kW

- Cân m1= 300gr gạo cho một lần thí nghiệm nghiền. Thời gian nghiền là

4phút. Xác định công tiêu thụ A

- Khối lượng bột sau khi nghiền là m2 = 275,66 g

- Lần lượt rây để phân loại bằng các rây có kích thước lỗ : 0.1mm, 0.2mm

- Bảng số liệu:

Vật Khối Kích Thời Lúc bắt Lúc Công


liệu lượng thước gian đầu nghiền nghiền
vật liệu lỗ sàng nghiền nghiền xong riêng
sau (mm) (h) Ađầu Acuối (kWh/kg)
nghiền (kWh) (kWh)
(kg)
Gạo 0,1566 0,1 0,067 0,879 0,934 0,0907
Gạo 0,1845 0,2 0,067 0,879 0,934 0,0769
2. Tính công nghiền riêng
- Tính công có ích: Aci = A – A0 = 0,055 – 0,0409= 0,0142 (kWh)
Trong đó: A là công nghiền có tải trong thời gian nghiền T
A = Acuối - Ađầu = 0,934 – 0,879 = 0,055 (kWh)
A0 là công chạy không tải tương ứng với thời gian nghiền T
A0 = P0 x T =0,610 x 0,067=0,0409 (kWh)
- Công nghiền riêng: là công có ích khi nghiền 1 kg vật liệu nào đó
Ariêng 1 = Aci / m1 = 0,0142/0,1566=0,0907 (kWh)

Ariêng 2 = Aci / m2 = 0,0142/0,1845 = 0,0769 (kWh)

m - khối lượng vật liệu nghiền, kg


3. Xác định công nghiền riêng theo thuyết bề mặt
- Tính công có ích: Aci = A – A0
Trong đó: A là công nghiền có tải trong thời gian nghiền T
A = Acuối - Ađầu
A0 là công chạy không tải tương ứng với thời gian nghiền T
A0 = P0 x T
- Xác định diện tích bề mặt của hạt gạo f, tổng diện tích bề mặt của số lượng
gạo đem nghiền F
- Xác định giá trị trung bình tổng diện tích các hạt có kích thước nhỏ hơn
0.1mm (sau nghiền) F1, tương tự với kích thước trong khoảng 0.1mm –
0.2mm là F2, trong khoảng 0.2mm – 0.5mm là F3.
- Công nghiền riêng:
Ariêng = Aci /(F1+F2+F3 - F)
4.Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa công nghiền riêng và kích thước
lỗ lưới sàng đối với từng loại vật liệu nghiền .
IV. Rút ra nhận xét.
Kết quả có sai lệch so với thực tế vì: trong quá trình tiến hành sẵn sàng,
do kích thước quá nhỏ nên sản phẩm sau nghiền có thể bay ra ngoài, sản
phẩm còn lưu lại lỗ sàng còn lưu lại lỗ sàng => khối lượng đem đi cân sẽ
không chính xác.

You might also like