You are on page 1of 13

QUÁ TRÌNH THỦY LỰC VÀ CƠ HỌC

HK I/2021-2022
⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆⋆

CHƯƠNG 1: NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CỦA THỦY LỰC HỌC

Bài 1:
Một thùng dạng hình trụ đứng có đường kính là 10 m được sử dụng để tồn chứa xăng (có tỷ trọng
là 0.68). Mức xăng trong thùng được xác định là 6.75 m. Hãy xác định trọng lượng và khối lượng của
xăng trong thùng chứa.
(ĐS: w = 3.536 MN và m = 360.5 Mg)
Bài 2:
Hòa trộn 5 kg ethanol lỏng có tỷ trọng 0.79 với 10 kg nước. Giả sử rằng không có sự thay đổi về
thể tích trong quá trình hòa trộn, xác định tỷ trọng của hỗn hợp. Lấy khối lượng riêng của nước là
1000 kg/m3.
(ĐS: 0.918)
Bài 3:
Một loại rượu có tỷ trọng là 1.15. Người ta muốn pha loãng rượu này với nước để có dung dịch
mới có tỷ trọng là 1.10. Xác định thể tích nước cần sử dụng để pha loãng?
(ĐS: )
Bài 4:
Tại 4oC, một hỗn hợp, gồm 50% thể tích nước và 50% thể tích ethylene glycol, có khối lượng
riêng là 1064 kg/m3. Nếu khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3, xác định khối lượng riêng của
ethylene glycol.
(ĐS: )
Bài 5:
Bảng dữ liệu dưới đây mô tả sự phụ thuộc vào nhiệt độ (T, oC) đối với khối lượng riêng (r, kg/m3)
của nước.
r 998.2 997.1 995.7 994.1 992.2 990.2 988.1

1
T 20 25 30 35 40 45 50
a) Sử dụng bảng dữ liệu trên để xác định các hệ số của phương trình thực nghiệm ! = #! +
#" % + ## % " . Nhận xét về phương trình đã lập được.
b) Xác định khối lượng riêng của nước tại % = 42.1 $* bằng cách sử dụng phương trình thực
nghiệm đã lập được ở câu a) và bằng phương pháp nội suy tuyến tính. Nhận xét hai giá trị thu
được.
(ĐS: ! = 1.001 − 0.0533% − 0.0041% " )
Bài 6:
Xác định khối lượng của không khí chứa trong một bình chứa có thể tích 2 m3. Không khí có
nhiệt độ 20 oC và áp suất tuyệt đối trong bình chứa là 200 kPa.
(ĐS: 4.76 kg)
Bài 7:
Một bình chứa khí nén chứa 5 kg không khí tại nhiệt độ 80 oC. Đồng hồ đo áp suất của bình hiển
thị giá trị 300 kPa. Xác định thể tích của bình chứa khí nén.
(ĐS: 1.26 m3)
Bài 8:
Một bình chứa có thể tích 2 ft3 chứa 0.3 lb một chất khí. Đồng hồ áp suất gắn trên bình chứa hiển
thị 12 psi khi nhiệt độ của chất khí là 80 oF. Người ta nghi ngờ chất khí chứa trong bình oxygen hoặc
helium. Dự đoán loại chất khí chứa trong bình. Giải thích.
(ĐS: Oxygen)
Bài 9:
Một thiết bị chứa không khí ở áp suất 90 psia và nhiệt độ là 60 oF. Áp suất sẽ là bao nhiêu nếu
nhiệt độ tăng lên 110 oF?
(ĐS: 98.7 psia)
Bài 10:
Bảng dữ liệu dưới đây mô tả sự phụ thuộc áp suất hơi bão hòa của nước vào nhiệt độ.
No T [K] Ps [mmHg] No T [K] Ps [mmHg]
1 273 4.6 7 333 149.4
2 283 9.2 8 343 233.7
3 293 17.5 9 353 355.1
4 303 31.8 10 363 525.8
5 313 55.3 11 373 760.0
6 323 92.5
Giá trị áp suất hơi bão hòa của nước có thể được mô tả bằng phương trình Clausius-Clayperon
%
/01 = 2 − 3/%. Xác định các hệ số thực nghiệm A và B của phương trình trên. Dự đoán giá trị áp

2
suất hơi bão hòa của nước tại T = 348 K. (Gợi ý: Áp dụng phương pháp bình phương bé nhất để xác
định các hệ số).
(ĐS: A = 20.6074 và B = 5200.7618)
Bài 11:
Ở giá trị áp suất khí quyển nào để nước sôi ở 35 oC? Biễu diễn giá trị áp suất theo hệ đơn vị SI và
hệ BG.
(ĐS: 5.81 kPa và 0.842 psi)
Bài 12:
Khi nước ở 70 oC chảy qua đột thu của ống dẫn, áp suất giảm theo hướng của dòng chảy. Áp suất
tối thiểu của dòng lưu chất là bao nhiêu để không gây ra hiện tượng xâm thực?
(ĐS: 31.2 kPa)
Bài 13:
Khi nhúng một chiếc ống có đường kính 2 mm vào trong một chất lỏng chứa trong một thùng
chứa hở, người ta quan sát thấy chất lỏng dâng lên trong ống khoảng 10 mm. Góc tiếp xúc giữa chất
lỏng và thành ống là 0, và trọng lượng riêng của chất lỏng là 1.2E-4 N/m3. Xác định giá trị sức căng
bề mặt đối với chất lỏng.
(ĐS: 0.060 N/m)
Bài 14:
Để xác định mức nước trong một thiết bị chứa hở (tiếp xúc với khí quyển), một ống thủy tinh hở
đầu được gắn bên cạnh thiết bị chứa. Chiều cao cột nước trong ống thủy tinh được sử dụng để xác
định mức nước trong bể chứa.
a) Giả sử mức nước trong bể chứa là 3 ft, xác định phần trăm
sai lệch khi đọc mức chất lỏng gây ra bởi hiện tượng mao quản
khi đường kính ống thủy tinh thay đổi trong khoảng 0.1 in đến
1.0 in. Giả sử rằng nước ở nhiệt độ 80 oF. Biểu diễn kết quả trên
đồ thị phần trăm sai lệch với đường kính ống thủy tinh.
b) Đường kính nhỏ nhất của ống thủy tinh là bao nhiêu để phần
trăm sai lệnh khi đọc kết quả nhỏ hơn 1%.
(ĐS: b) 0.126 in)
Bài 15:
Nếu p là áp suất, V là vận tốc, và r là khối lượng riêng của một lưu chất. Hãy xác định thứ nguyên
(theo hệ MLT) của các đại lượng sau:
a) p/r
b) pVr
c) p/(rV2)

3
Bài 16:
Lưu lượng thể tích Q chảy qua một ống dẫn chứa một chất lỏng chuyển động với vận tốc nhỏ
được mô tả bởi phương trình sau đây:
67& ∆9
5=
8;ℓ
Trong đó R là bán kính ống dẫn, Dp là trở lực trên đường ống, µ là độ nhớt của chất lỏng (có thứ
nguyên là FL-2T), và ℓ là chiều dài của ống dẫn.
a) Xác định thứ nguyên của hằng số 6/8 của phương trình trên.
b) Có thể kết luận rằng phương trình đồng nhất về mặt thứ nguyên hay không? Giải thích.
Bài 17:
Giả sử rằng vận tốc âm thanh c trong một lưu chất phụ thuộc vào modul đàn hồi Ev (có thứ nguyên
là FL-2) và khối lượng riêng của lưu chất r. Sự phụ thuộc này được mô tả bởi phương trình sau:
# = (>' )( !)
Nếu phương trình đồng nhất về thứ nguyên, hãy xác định các giá trị a và b. Kiểm tra lại kết quả
tính toán được.
Bài 18:
Một thông số không có thứ nguyên quan trọng được sử dụng trong nhiều bài toán liên quan đến
dòng chảy của lưu chất là chuẩn số Froude, được định nghĩa là @/ABℓ, trong đó V là vận tốc, ℓ là
chiều dài.
a) Xác định giá trị chuẩn số Froude ứng với các giá trị V = 10 ft/s, g = 32.2 ft/s2 và ℓ = 2 ft.
b) Tính lại chuẩn số Froude bằng cách sử dụng các giá trị V, g và ℓ theo hệ đơn vị SI. Giải thích
ý nghĩa của các kết quả tính toán này.
Bài 19:
Một thiết bị kín cao 5 m chứa nước. Mức nước trong thiết bị là 4 m. Không
khí được lắp đầy phần không gian giữa mặt thoáng của nước và đỉnh của thiết bị,
có áp suất hiển thị trên áp kế là 20 kPa. Xác định áp lực mà nước tác dụng lên đáy
của thiết bị chứa.
(ĐS: 59.2 kPa)
Bài 20:
Một bồn chứa xăng chôn dưới đất bị rò rỉ và nước thấm
vào bên trong (Xem hình bên cạnh). Chiều cao lớp nước là
3 ft. Chiều cao mức xăng được xác định là 17 ft. Tỷ trọng
của xăng là 0.68. Xác định áp lực tại bề mặt phân chia pha
giữa xăng và nước, và áp lực tại đáy bồn chứa.
(ĐS: 721 lb/ft2 và 908 lb/ft2)

4
Bài 21:
Xây dựng phương trình biểu diễn sự biến đổi áp suất trong lòng một chất lỏng. Biết rằng trọng
lượng riêng của chất lỏng thay đổi theo độ sâu của chất lỏng h, được biểu diễn như sau:
C = D. ℎ + C$
Trong đó K là hằng số và C$ là trọng lượng riêng tại mặt thoáng của chất lỏng đang xem xét.
Bài 22:
Trọng lượng riêng của một chất lỏng nào đó thay đổi theo độ sâu h của chất lỏng, và được trình
bày trong bảng số liệu sau đây:
h (ft) g (lb/ft3) h (ft) g (lb/ft3)
0 70 60 107
10 76 70 110
20 84 80 112
30 91 90 114
40 97 100 115
50 102
h = 0 tương ứng với bề mặt thoáng của chất lỏng tiếp xúc với không khí. Xác định sự biến thiên
áp suất theo độ sâu của chất lỏng (vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi áp suất theo độ sâu).

Bài 23:
Một thiết bị chứa dầu (có tỷ trọng là 0.95) được cho như hình bên dưới.
a) Đồng hồ áp kế ở đáy thiết bị sẽ hiển thị giá trị bao nhiêu psig nếu
đỉnh thiết bị thông với không khí và độ sâu của dầu h = 28.50 ft.
b) Đồng hồ áp kế ở đáy thiết bị sẽ hiển thị giá trị bao nhiêu psig nếu
đỉnh thiết bị bịt kín, đồng hồ đo áp hiển thị 50.0 psig, và độ sâu của
dầu h = 28.50 ft.
c) Đồng hồ áp kế ở đáy thiết bị sẽ hiển thị giá trị bao nhiêu psig nếu
đỉnh thiết bị bịt kín, đồng hồ đo áp hiển thị -10.8 psig, và độ sâu của
dầu h = 6.25 ft.
d) Xác định độ sâu của dầu nếu đồng hồ đo áp ở đáy thiết bị là 35.5
psig, đỉnh thiết bị bịt kín và đồng hồ đo áp hiển thị 30.0 psig.
(ĐS: a) 11.3 psig; b) 61.73 psig; c) -8.23 psig; d) 13.36 ft)
Bài 24:
Xét một cái kích thủy lực được sử dụng tại một cửa hàng sửa
chữa xe ô tô, minh họa như hình bên. Các piston có diện tích 2! =
0.8 #G" và 2" = 0.04 G" . Khi piston phía bên trái di chuyển lên
xuống, dầu thủy lực có tỷ trọng 0.870 được bơm vào và từ từ nâng
piston phía bên phải. Sử dụng chiếc kích thủy lực này để kích một
chiếc ô tô có trọng lượng 13000 N.
5
a) Khi cả hai piston cùng độ cao (h = 0), tính lực F1 (N) cần thiết để giữ chiếc ô tô trên kích.
b) Khi chiếc ô tô được nâng lên 2 m, cần tác dụng một lực F1 là bao nhiêu?
(ĐS: a) 26.0 N; b) 27.4 N)
Bài 25:
Áp kế Bourdon được sử dụng phổ biến để đo áp suất. Một áp kế kiểu
Bourdon được gắn với một thiết bị chứa nước kín (hình bên), đồng hồ hiển
thị giá trị 5 psi. Xác định áp suất tuyệt đối của không khí trong thiết bị
chứa. Giả sử rằng áp suất khí quyển là 14.7 psi.
(ĐS: 19.3 psia)

Bài 26:
Hình bên là mô hình một thùng chứa xăng kín có lẫn nước.
Xác định áp suất không khí phía trên mặt thoáng của xăng.
(ĐS: 43.81 kPa, đồng hồ)

Bài 27:
Hình bên mô tả áp kể kiểu chén loại nằm nghiên. L là khoảng cách dịch chuyển của chất lỏng
trong áp kế tương ứng với áp suất pA tác dụng lên chất lỏng trong chén. Cho biết chất lỏng trong áp
kế có tỷ trọng là 0.87 và L = 115 mm. Bỏ qua khoảng chênh lệch về mức chất lỏng trong chén, xác
định pA.

(ĐS: 0.254 kPa, đồng hồ)

6
Bài 28:
Dựa trên các tài liệu được cung cấp, hãy xác định độ nhớt của các lưu chất sau đây:
a) Nước tại 40 oC, 5 oC.
b) Không khí tại 40 oC.
c) Hydrogen tại 40 oC.
d) Glycerin tại 40 oC, 20 oC.
Bài 29:
Độ nhớt động học của oxygen tại 20 oC và áp suất 150 kPa (tuyệt đối) là 0.104 St. Xác định độ
nhớt động lức của oxygen tại điều kiện nhiệt độ và áp suất này.
(ĐS: 2.05E-5 N.s/m2)
Bài 30:
Hình bên minh họa một thiết bị dùng để xác định
độ nhớt của lưu chất, được gọi là nhớt kế mao quản.
Khi lưu chất chảy quả ống mao quản với vận tốc
không đổi, năng lượng của dòng sẽ mất mát, gây nên
hiện tượng sụt áp. Độ sút áp này được xác định bằng
cách sử dụng một áp kế. Độ sụt áp và độ nhớt của lưu
chất cần đo được thể hiện qua phương trình dưới đây:
(9! − 9" )I"
H=
32JK
Trong đó D là đường kính bên trong của ống mao quản, J là vận tốc của lưu chất, và L là chiều
dài của ống mao quản giữa hai điểm 1 và 2 (xem hình vẽ).
Xác định độ nhớt của một loại dầu có tỷ trọng là 0.90. Các thông số được cho như sau: D = 2.5
mm; L = 300 mm; lưu chất trong áp kế là thủy ngân; h = 177 mm; J = 1.58 G/L.
(ĐS: 9.04E-3 Pa.s)
Bài 31:
Đối với một loại lưu chất, việc phân loại nó thuộc chất lỏng Newton hoặc phi Newton thường
dựa trên việc xác định ứng suất trượt và tốc độ trượt. Giả sử rằng độ nhớt của máu được xác định bằng
cách đo ứng suất trượt, M, và tốc độ trượt, du/dy, bằng một nhớt kế thích hợp. Dựa trên bảng số liệu
đo đạc dưới đây, hay xác định xem mẫu máu là chất lỏng Newton hay phi-Newton.
N
M ( ) 0.04 0.06 0.12 0.18 0.30 0.52 1.12 2.10
G"
OP *!
(L ) 2.25 4.50 11.25 22.5 45.0 90.0 225 450
OQ

7
Bài 32:
Tính chuẩn số Reynolds đối với dòng nước và đối với dòng không khí chảy trong một đường ống
có đường kính 4 mm. Biết rằng vận tốc trung bình là 3 m/s và nhiệt độ là 30 oC trong cả hai trường
hợp. Giả sử rằng không khí chảy trong đường ống có áp suất khí quyển.
(ĐS: 15000 và 752)
Bài 33:
Chuẩn số Reynolds là một thông số rất quan trọng trong cơ học thủy lực. Chứng minh rằng chuẩn
số Reynolds là đại lượng không có thứ nguyên, sử dụng cả hệ thứ nguyên FLT và MLT. Xác định
chuẩn số Reynolds đối với ethyl alcohol chảy ở vận tốc 3 m/s trong đường ống có đường kính 2 in.
(ĐS: 1.01E+5)
Bài 34:
Không khí ở 80 oF chảy trong đường ống có đường kính 2 ft với vận tốc trung bình là 6 ft/s. Kích
thước của đường ống sẽ bao nhiêu nếu vận chuyển nước chảy trong ống ở 60 oF và với vận tốc trung
bình là 3 ft/s nếu sự tương tự về chuẩn số Reynolds được đảm bảo.
(ĐS: 0.286 ft)
Bài 35:
(a) Nước chảy trong ống có đường kính D = 0.1 m. Xác định chuẩn số Reynolds nếu vận tốc
trung bình của nước là 10 lần đường kính trên giây.
(b) Lặp lại tính toán nếu ống có đường kính D = 100 nm.
(ĐS: a) 89300; b) 8.93E-8)
Bài 36:
Xác định chuẩn số Reynolds đối với trường hợp dầu (tỷ trọng là 0.86, độ nhớt là 0.025 Ns/m2,
lưu lượng thể tích 0.3 m3/s) chảy trong đường ống tròn có đường kính 500 mm. Dòng chảy tầng hay
chảy rối?
(ĐS: 2.63E+4)
Bài 37:
Carbon dioxide ở 20 oC và áp suất tuyệt đối 550 kPa chảy trong một ống dẫn với lưu lượng trọng
lượng 0.04 N/s. Xác định đường kính lớn nhất cho phép xuất hiện dòng chảy rối.
(ĐS: 0.0883 m)
Bài 38:
Phân bố vận tốc của một dòng lưu chất chảy trong ống dẫn tiết diện tròn ở chế độ chảy dòng phát
triển đầy đủ được cho như sau P(R) = 2(1 − R " /7" ) (m/s), trong đó R là bán kính trong của ống. Giả
sử rằng đường kính ống là 4 cm, tìm vận tốc lớn nhất và vận tốc trung bình của lưu chất trong ống
dẫn, và lưu lượng thể tích của dòng.
(ĐS: 2 m/s; 1 m/s; 1.26E-3 m3/s)

8
Bài 39:
Hình bên minh hoạt một phần của hệ thống đường
ống dẫn nước. Đường kính trong của ống tại các tiết
diện (1) và (2) lần lượt là 50 mm và 100 mm. Nước ở
70 oC chảy trong ống với vận tốc trung bình là 8.0 m/s
tại tiết diện (1). Tính:
a) Vận tốc trung bình của nước tại tiết diện (2).
b) Lưu lượng thể tích của nước.
c) Lưu lượng trọng lượng.
d) Lưu lượng khối lượng.
(ĐS: a) 2.0 m/s; b) 0.0157 m3/s; c) 0.151 kN/s; d) 15.36 kg/s)
Bài 40:
Cho hệ thống ống dẫn nước như hình bên. Nước ở
10 oC chảy từ tiết diện (1) đến tiết diện (2). Tại (1),
đường kính ống là 25 mm, áp suất đồng hồ là 345 kPa
và vận tốc dòng chảy là 3.0 m/s. Đường kính ống tại (2)
là 50 mm và vị trí tiết diện (2) cao hơn (1) là 2.0 m. Giả
sử rằng không tổn thất năng lượng trong hệ thống, hãy
tính áp suất tại tiết diện (2).
(ĐS: 329.6 kPa).

Bài 41:
Nước chảy từ bể chứa (hình bên). Nếu ảnh hưởng của độ nhớt được
loại bỏ, hãy xác định giá trị h theo H và tỷ trọng SG của chất lỏng trong
áp kế.

Bài 42:
Một vài lỗ được tạo ra trên thành một hộp thiếc như trong hình vẽ dưới đây. Hình nào biểu diễn
đúng sự biến thiên vận tốc của nước chảy qua lỗ. Giải thích.

9
Bài 43:
Hình dưới đây minh họa một xi-phông được sử
dụng để lấy nước từ một bể bơi. Ống xi-phông có
đường kính trong là 40 mm và đầu ống có đường kính
25 mm. Giả sử rằng không có mất mát năng lượng trong
hệ thống, hãy tính lưu lượng thể tích trong ống xi-
phông và áp suất tại các điểm từ B đến E.

Bài 44:
Xác định giá trị h đối với dòng chảy được minh họa trong hình sau:

(ĐS: 0.37 m)
Bài 45:
Xác định lưu lượng dòng chảy qua ống Venturi được minh họa trong hình dưới đây nếu giả sử
dòng chảy lý tưởng.

(ĐS: 0.0061 m3/s)


Bài 46:
Đường kính lỗ trên tấm chắn, d, là bao nhiêu nếu dưới các điều kiện lý tưởng lưu lượng nước
biển chảy qua lỗ như hình dưới đây là 30 gal/min với p1 – p2 = 2.37 lb/in2? Hệ số thắt dòng là 0.63.

(ĐS: 1.016 in)

10
Bài 47:
Tổn thất áp suất của một dòng lưu chất chảy qua nút thắt (đột mở) của một đường ống được xác
phụ thuộc vào D1 (đường kính phần ống nhỏ trước nút thắt), D2 (đường kính phần ổng lớn sau nút
thắt), vận tốc V của dòng chảy sau nút thắt, khối lượng riêng của lưu chất r, và độ nhớt của lưu chất
µ. Sử dụng D1, V và µ là các biến lặp lại để xác định một bộ các đại lượng không thứ nguyên thích
hợp.

Bài 48:
Nước ở 60 oF chảy từ bể chứa lên tầng hai
qua một ống đồng có đường kính 0.75 in
(0.0625 ft) với lưu lượng là 12.0 gal/min
(0.0267 ft3/s) và thoát ra ngoài qua vòi có
đường kính là 0.50 in. Xác định áp suất tại vị
trí (1) nếu:
a) Bỏ qua tất cả các loại trở lực.
b) Chỉ tính đến trở lực do ma sát.
c) Cả trở lực do ma sát và trở lực cục bộ
đều được tính đến.
(ĐS: a) 10.7 psi; b) 21.3 psi; c) 30.5 psi)

Bài 49:
Không khí ở điều kiện nhiệt độ và áp suất chuẩn chảy qua ống sắt mạ kẽm nằm ngang (S =
0.0005 TU) với lưu lượng là 2.0 ft3/s. Tổn thất áp suất mong muốn là nhỏ hơn 0.50 psi trên 100 ft ống.
Xác định đường kính ống tối thiểu.
(ĐS: 0.196 ft)
Bài 50:
Nước ở 60 oF chảy từ bể chứa A xuống bể
chứa B qua một ống dẫn có chiều dài 1700 ft và độ
nhám là 0.0005 ft với lưu lượng Q = 26 ft3/s. Hệ
thống bao gồm 4 khuỷu 45o có bích, cổng vào
được làm phẳng, mài nhẵn. Xác định đường kính
ống cần thiết.
(ĐS: 1.63 ft)

11
Bài 51:
Ba bể chứa được kết nối bởi ba đường ống
dẫn như hình vẽ bên. Để đơn giản, giả sử rằng
đường kính của mỗi ống là 1 ft, hệ số ma sát là
0.02, và bỏ qua trở lực cục bộ. Xác định lưu
lượng vào và ra mỗi bể chứa.
(ĐS: Q1 = 12.5 ft3/s; Q2 = 2.26 ft3/s; Q3 =
10.2 ft3/s)

Bài 52:
Một chất lỏng chứa trong bình có khối lượng riêng là 1230 kg/m3, áp kế gắn vào thành bình chỉ
áp suất dư 0.31 at. Tính chiều cao mức chất lỏng từ mặt thoáng đến điểm đặt áp kế.
(ĐS: 2.52m)
Bài 53:
Chân không kế đo độ chân không trong thiết bị ngưng tự baromet chỉ 600 mmHg, áp suất khí
quyển là 748 mmHg. Xác định:
- Áp suất tuyệt đối trong thiết bị ngưng tụ.
- Chiều cao của nước trong ống baromet của thiết bị ngưng tụ.
(ĐS: 8.16m)
Bài 54:
Một bình kín chứa khí (có áp suất chân không) nối liền với 2 ống hình chữ U kín và hở chứa thủy
ngân. Xác định chiều cao cột thủy ngân trong ống kín (có chân không tuyệt đối) nếu chiều cao cột
thủy ngân trong ống hở là 30 cm. Biết khối lượng riêng của thủy ngân là 13600 kg/m3, áp suất của
không khí bên ngoài là 9.81x104 N/m2.
(ĐS: 43 cm)
Bài 55:
Cần xác định chế độ dòng chảy của chất lỏng trong không gian của thiết bị hai vỏ với đường kính
vỏ trong 25 x 2 (mm) và vỏ ngoài 51 x 2.5 (mm). Biết lưu lượng chất lỏng là 3.73 tấn/giờ, khối lượng
riêng của chất lỏng 1150 kg/m3 và độ nhớt động lực là 1.2 cP.
(ĐS: Re = 150000, chế độ chảy rối)

12
Bài 56:
Xác định vận tốc giới hạn dưới trong ống thẳng có đường kính 51 x 2.5 (mm) trong hai trường
hợp:
a) Không khí ở 20 oC và 1 at.
b) Dầu mỏ với độ nhớt 35 cP và tỷ trọng là 0.938.
(ĐS: a) 0.756 m/s và 1.833 m/s)
Bài 57:
Hai ống lồng nhau đồng trục. Đường kính ngoài của ống trong là 57 mm và đường kính trong của
ống ngoài là 89 mm. Nước có nhiệt độ 20oC chảy ở khoảng giữa hai ống với lưu lượng 3.6 m3/h. Xác
định chế độ của dòng nước chảy.
(ĐS: chế độ chảy rối)
Bài 58:
Nước chảy qua ống dẫn với lưu lượng là 10 m3/h. Xác định lưu lượng khi đường kính ống dẫn
lớn gấp đôi, nếu trên hai đường ống đều có chế độ chảy xoáy, đều có hệ số trở lực và tổn thất áp suất
như nhau.
(ĐS: 56.56 m3/h)
Bài 59:
Xác định vận tốc tới hạn wk nếu tạo tầng sôi bằng cách thổi dòng khí vào một lớp hạt hình cầu đứng
yên đổ lộn xộn. Biết khối lượng riêng hạt rh = 800 kg/m3, đường kính trung bình của hạt dh = 1,86
mm, khối lượng riêng không khí r0 = 0,8 kg/m3 và độ nhớt 1,5.10-5 Pa.s ?

Bài 60:
Lớp hạt silicagel có đường kính tương đương 1 mm được chuyển vào trạng thái tầng sôi bằng
dòng không khí nóng 150oC. Xác định vận tốc giới hạn chuyển vào lớp sôi. Biết KLR của silicagel
1100 kg/m3 và KLR của nó là 660 kg/m3.
(ĐS: 0.219 m/s)

13

You might also like