You are on page 1of 36

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG THƯƠNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ QUỐC PHÒNG -AN NINH
---------

BÀI TẬP GIỮA KỲ


PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO
ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG
GVHD: Nguyễn Như Tĩnh

Nhóm thực hiện: Nhóm 7 Tổ 4 Lớp 14DHCNTC011


1.Nguyễn Hồng Mỹ (49)
2. Phạm Ngọc Trà My (48)
3. Lê Võ Trà My (47)
4. Tôn Thất Minh (46)
5. Lê Nguyễn Nhật Minh (45)
6. Đào Duy Minh (44)
7. Trần Xuân Mai (43)

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2024


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................. 4
1.1. Nhận thức về pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông .......... 4
1.1.1 Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ............... 4
1.1.2 Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ............... 4
1.1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông 5
1.2 Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông .................................................................................................................. 5
1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông . 5
1.2.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ... 6
1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện của tỉnh hình vi phạm pháp luật về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông............................................................................... 6
1.3. Nhận thức về phòng,chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông.................................................................................................. 7
1.3.1. Khái niệm............................................................................................... 7
1.3.2. Chủ thể mối quan hệ phối hợ trong thực hiện phòng chống vi phạm
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ........................................... 7
1.3.3. Nội dung biện pháp phòng chống ......................................................... 8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ............................................................................ 9
2.1. Việc ban hành luật pháp, ban hành các văn bản pháp luật .................. 9
2.2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục ............................................................ 13
2.3. Tổ chức bộ máy quản lí........................................................................... 14
2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát.................................................. 15
2.5. Tình hình giao thông nước ta hiện nay ................................................. 16
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ................................................................................ 18
3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn ................................ 18
3.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền................................... 18
3.3. Tăng Cường Trong Việc Xây Dựng Bộ Máy Quản Lý ........................ 19
3.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám Sát và xử phạt ............................... 20
3.5. Trách nhiệm sinh viên............................................................................. 22
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 24
TRẮC NGHIỆM ................................................................................................ 25

2
MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vấn đề về an toàn giao thông
luôn là một tiêu đề nóng được quan tâm hàng ngày. Mỗi ngày các bệnh viện điều
tiếp nhận rất nhiều ca bệnh nhân trong số đó tai nạn giao thông chiếm tỉ lệ không
nhỏ. Nhà nước đã đưa ra các chính sách để triệt để vấn đề này, so với những năm
trước tỉ lệ số người tai nạn đã giảm một cách đáng kể nhưng vẫn đâu đó còn rất vụ
tai nạn thương tâm cho cả người đi và người ở lại. Nhận thức được điều này, chúng
ta càng nên sát sao và triệt để.

Giao thông là một danh từ rất gần với đời sống con người. Nó không chỉ góp phần
vào cuộc sống đời thường mà còn có vai trò quan trọng trong kinh tế, chính trị.
Nhưng trái với mặt tích cực đó “ tai nạn giao thông” là vấn đề luôn nóng và cần đưa
ra giải pháp. Điều khiến cho vấn đề này ngày càng trở nên đáng lo ngại, đó là ý thức
của con người. Với thời đại 4.0 chúng ta có thể tìm kiếm mọi thứ một cách nhanh
chống, nhưng đã mấy ai tìm hiểu về “ Phòng, chống vi phạm pháp luật bảo đảm trật
tu, an toàn giao thông”. Mọi người đang tham gia giao thông một cách rất tùy tiện
mà không trang bị cho mình đủ kiến thức. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài
để nghiên cứu với mong muốn trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về “
Phòng, chống vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông”.

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1. Nhận thức về pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1.1.1 Khái niệm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận của hệ
thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm
pháp luật do Nhà nước ban hành, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
trong quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ
quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự,
an toàn giao thông.

Ngoài ra, pháp luật này cũng có thể bao gồm các biện pháp phòng ngừa
và xử lý các hành vi vi phạm, bao gồm việc áp dụng các biện pháp xử phạt, hình
phạt hành chính và hình phạt hình sự đối với các trường hợp vi phạm nghiêm
trọng.

Mục tiêu chính của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là bảo
vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người dân, đồng thời tạo ra môi trường
giao thông an toàn và trật tự, đảm bảo sự thông suốt và hiệu quả trong việc di
chuyển và vận chuyển hàng hóa.

1.1.2 Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là ý chí của Nhà nước để
chỉ đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là là cơ sở, công cụ pháp
lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội.

Pháp luật giúp tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của giao thông,
kinh tế và xã hội.

4
Pháp luật giúp bảo vệ tính mạng, sức khỏe và tài sản của người tham gia
giao thông bằng cách thiết lập các quy tắc và yêu cầu an toàn khi lái xe, đi bộ
hoặc tham gia các phương tiện công cộng.

1.1.3 Nội dung cơ bản của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành có liên quan đến
bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

Các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính ở trung ương,
địa phương, các cơ quan liên ngành, liên bộ ban hành có liên quan đến bảo đảm

trật tự an toàn giao thông.

Các văn bản quy phạm pháp luật của các bộ, ngành ban hành có liên quan
đến bảo đảm trật tự an toàn giao thông.

1.2 Nhận thức về vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

1.2.1. Khái niệm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng vi

phạm: Vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an

toàn giao thông), cụ thể như sau:

Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện(̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣ ví dụ lái xe khi say rượu, vượt
̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣
quá tốc độ cho phép, không tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không đảm bảo trật
tự khi tham gia giao thông, và nhiều hành vi khác liên quan đến việc không tuân
thủ quy định của luật giao thông, vi phạm quy định của pháp luật)về bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm
cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách
nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý

5
hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông
mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

1.2.2. Dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông:

Tính nguy hiểm cho xã hội.

Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tính có lỗi.

Vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành vi
bị xử phạt hành chính.

Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:

Khách thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông

Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông

Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông

Mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông

1.2.3. Nguyên nhân, điều kiện của tỉnh hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông

Quản lý nhà nước về hoạt động giao thông còn nhiều yếu kém, hạn chế.

Sự không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao

thông vận tải quốc gia.

Tác động tiêu cực của các yếu tố thiên nhiên, môi trường đối với người

tham gia giao thông.

6
1.3. Nhận thức về phòng,chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông

1.3.1. Khái niệm

Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là
hoạt động của các cơ quan Nhà Nước,các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều
hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân ,điều kiện của vi
phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhăm ngăn chặn, hạn chế
làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
là hoạt động của các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các
quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện từ đó áp
dụng các biện pháp xử lí tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp
phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

1.3.2. Chủ thể mối quan hệ phối hợ trong thực hiện phòng chống vi phạm pháp
luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Đảng Cộng Sản Việt Nam

Quốc hội,hội đồng nhân dân các cấp

Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp

Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Các cơ quan Công an, Viện kiểm soát, Toà án)

Các tổ chắc xã hội và tổ chức quần chúng tự quản

Các cơ quan quản lí kinh tế, giao thông , văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch

Các Công dân

7
1.3.3. Nội dung biện pháp phòng chống

Tham mưu, đề xuất và Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn
bản pháp luật phục vụ phòng,chống vi phamk pháp luật về bảo đảm trật tự an
toàn giao thông.

Tham mưu cho cấp đảng ủy, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện
pháp phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù
hợp với điều kiện thực tế ở từng địa phương cụ thể. Tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để nâng cao ý thức chấp
hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.

Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với vận động thực hiện phong trào
“Toàn dân tham gia bảo về an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của
cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở tham gia phòng chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể từng
ngành, từng lực lượng theo quy định của pháp luật.

Phát hiện, xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông theo quy định pháp luật.

Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong
việc thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.

8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG

2.1. Việc ban hành luật pháp, ban hành các văn bản pháp luật

Theo tờ trình của Chính phủ, tình hình trật tự, an toàn giao thông đường
bộ trong những năm qua tuy đã có những chuyển biến nhưng chưa thực sự căn
bản, vững chắc, còn nhiều diễn biến phức tạp, tai nạn giao thông vẫn ở mức cao
và nghiêm trọng, nhất là số người chết, luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an
toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao thông.

Theo thống kê, từ năm 2009 đến nay, toàn quốc đã xảy ra hơn 379.000 vụ
tai nạn giao thông đường bộ, làm chết hơn 124.000 người, bị thương hơn
367.000 người, chiếm hơn 97% số vụ, số người chết, người bị thương trong tổng
số vụ tai nạn của các loại hình giao thông, gây thiệt hại rất lớn về tài sản. Trung
bình hàng năm có gần 9.000 người chết, gần 30.000 người bị thương, trong đó
chủ yếu trong độ tuổi lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã
hội.

Mặt khác, ùn tắc giao thông phức tạp tại các thành phố lớn do lưu lượng
phương tiện tăng đột biến, trong khi tổ chức giao thông, hạ tầng giao thông chưa
đáp ứng yêu cầu, gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn và trên các
tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm, gây ra những thiệt hại không nhỏ về kinh tế,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của nhân dân, tác động không tốt đến
môi trường du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài và hình ảnh của Việt Nam đối với
bạn bè quốc tế. Tình hình nêu trên cho thấy, an ninh con người trong lĩnh vực
giao thông đường bộ chưa được bảo đảm.

Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ trong tình hình mới đề ra nhiệm vụ: Tập trung rà soát, hoàn thiện đồng bộ hệ
thống pháp luật về giao thông theo hướng quy định rõ trách nhiệm quản lý nhà
nước đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông gắn với bảo đảm an
ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và phát triển

9
kinh tế - xã hội; xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
và Luật Đường bộ để cụ thể hóa một bước định hướng trên. Hiến pháp năm
2013 cũng đã quy định: Mọi người có quyền sống; tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ; mọi người được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ.

Việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm thể chế
hóa chủ trương, đường lối của Đảng về ba đột phá chiến lược, hiện thực hóa tư
duy đổi mới, tạo ra bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật
tự an toàn giao thông bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham
gia giao thông.

Qua thời gian gần 14 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ 2008
(2008 – 2022), Luật đã đáp ứng sự phát triển nhanh chóng của giao thông đường
bộ về kết cấu hạ tầng giao thông, vận tải đường bộ và trật tự an toàn giao thông
phục vụ tốt cho dân sinh, phát triển kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng; góp
phần kéo giảm tai nạn giao thông đường bộ trong bối cảnh số phương tiện tham
gia giao thông gia tăng cao. Bộ Công an tổ chức Hội thảo khoa học "Cơ sở lý
luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường
bộ".

Về cơ sở lý luận, pháp luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
có lịch sử hình thành, phát triển độc lập và có đối tượng, phương pháp điều
chỉnh mang tính đặc thù. Giao thông đường bộ là hoạt động mang tính phổ biến
cao, khác với các lĩnh vực giao thông hàng không, hàng hải, đường sắt, đường
thủy nội địa vốn mang tính chuyên ngành. Bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ là một nội dung trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự, thuộc chức
năng của Bộ Công an. Lực lượng Công an chịu trách nhiệm chính về bảo đảm
trật tự an toàn giao thông đường bộ, tập trung vào công tác quản lý người điều
khiển phương tiện cơ giới đường bộ (kiến thức, ý thức pháp luật, năng lực hành
vi; kỹ năng điều khiển phương tiện đến quá trình chấp hành pháp luật, điều tra,
giải quyết tai nạn giao thông…). Hoàn thiện pháp luật bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ theo hướng tách thành luật chuyên ngành phù hợp với xu
10
hướng lập pháp trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở nước ta hiện nay.

Về cơ sở chính trị, pháp lý, ban hành luật chuyên ngành điều chỉnh lĩnh
vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ quán triệt quan điểm, chủ
trương của Đảng và Nhà nước về hoàn thiện hệ thống pháp luật giao thông
đường bộ và trật tự, an toàn giao thông đường bộ như Kết luận số 45-KL/TW
ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 51-NQ/TW ngày 05/9/2019 của
Bộ Chính trị, Nghị quyết số 13/NQ-CP phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp
luật ngày 30/1/2022 của Chính phủ…

Về cơ sở thực tiễn, hiện nay, việc thực hiện Luật Giao thông đường bộ
2008 phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế không hoàn toàn phù hợp với tình hình
phát triển thực tế. Trước sức ép từ sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta,
hạ tầng giao thông đường bộ đang phát triển mạnh mẽ, số phượng tiện tham gia
giao thông đường bộ tăng cao (đặc biệt là xe máy tăng nhanh), việc chấp hành
Luật Giao thông đường bộ của người tham gia giao thông trên cả nước đã
chuyển biến, nhưng vẫn hạn chế, dẫn đến tình hình an toàn giao thông đường bộ
trở thành "điểm nóng" nhất trong 5 lĩnh vực đường bộ, đường sắt, đường thủy,
hàng hải, hàng không. Do vậy, việc sửa đổi Luật Giao thông đường bộ 2008 là
cấp thiết, nhằm khắc phục, hoàn thiện các quy định của pháp luật về giao thông
đường bộ, tạo đà cho nền kinh tế nước ta đang phát triển mạnh, tiến kịp với sự
phát triển chung của khu vực và quốc tế.

Tại Hội thảo khoa học "Cơ sở lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ" do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Đỗ
Thanh Bình, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an khẳng định:
Việc xây dựng Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ nhằm khắc phục
những yếu kém, bất cập trong lĩnh vực này, bởi Luật Giao thông đường bộ 2008
điều chỉnh đồng thời 3 lĩnh vực khác nhau là an toàn giao thông, kết cấu hạ tầng
giao thông và vận tải đường bộ. Sau thời gian dài tổ chức thi hành đã phát sinh
nhiều tồn tại, hạn chế, không còn phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay đã có
11
nhiều thay đổi, đòi hỏi phải ban hành những đạo luật mới thay thế, điều chỉnh
từng lĩnh vực về hạ tầng, vận tải và trật tự an toàn giao thông.

Việc xây dựng, ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là sự
thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về bảo đảm trật tự, an toàn xã hội
trên lĩnh vực giao thông đường bộ; là sự cụ thể hóa các chính sách, pháp luật của
Nhà nước về trật tự, an toàn giao thông đường bộ hiện nay nhằm đáp ứng yêu
cầu xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới. Hoàn thiện cơ sở pháp
luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ, trong đó có Luật Trật tự, an toàn
giao thông đường bộ không chỉ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an
ninh, trật tự nói chung và trật tự, an toàn xã hội trên lĩnh vực giao thông đường
bộ nói riêng, góp phần kiềm chế, ngăn chặn tình trạng tai nạn giao thông ở nước
ta trong tình hình hiện nay, mà còn là thể hiện trách nhiệm quốc gia trong thực
thi các điều ước quốc tế mà sự Việt Nam là thành viên.

Văn hóa giao thông yếu kém của một bộ phận người dân là tác nhân chủ
yếu dẫn đến tai nạn. Do đó, cần phải xây dựng cho được văn hóa giao thông, với
hạt nhân là ý thức tự giác chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quy tắc an
toàn giao thông. Những hiện tượng xã hội tiêu cực trong lĩnh vực giao thông
đường bộ như: những vi phạm về nồng độ cồn, sử dụng ma túy khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông, đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, gây rối
trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ… và các hành vi vi phạm pháp
luật khác trên các tuyến giao thông đang trực tiếp đe dọa an ninh con người, an
ninh xã hội, cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, gây ra những hậu
quả nặng nề trong đời sống dân sinh.

Thực tiễn đời sống đang đặt ra yêu cầu cấp bách, khách quan là phải khẩn
trương hoàn thiện thể chế, xây dựng hệ thống pháp luật chuyên biệt để tăng
cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đường bộ,
khắc phục kịp thời những bất cập, thiếu sót, hạn chế trong pháp luật hiện hành,
hướng đến mục tiêu xây dựng một nền giao thông tiên tiến, văn minh, an toàn,
bắt kịp xu thế phát triển của thời đại.
12
2.2. Tuyên truyền phổ biến giáo dục

Trong thời gian qua, công tác tham gia giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn
giao thông và khắc phục ùn tắc giao thông đã được các cấp bộ Đoàn phối hợp
triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra,
đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội.
Bên cạnh kết quả đạt được, vẫn còn hạn chế trong công tác triển khai thực
hiện như: Một số cơ sở Đoàn chưa thường xuyên tổ chức các hoạt động tuyên
truyền về an toàn giao thông cho đoàn viên, thanh thiếu nhi; hình thức triển khai
chưa đa dạng và phong phú. Để tiếp tục triển khai có hiệu quả công tác đảm bảo
trật tự an toàn giao thông trong thời gian tới, cấp bộ Đoàn toàn tỉnh sẽ tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện một số giải pháp như sau:
Tăng cường và đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền thông qua đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên; tuyên truyền trên website, facebook, zalo,
fanpage của các đơn vị bằng các bộ công cụ tuyên truyền gồm: giáo án điện tử,
bộ slogan tuyên truyền, infographics (hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình
ảnh để trình bày thông tin)...; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về các gương
người tốt, việc tốt trong tham gia giữ gìn đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
Cụ thể hóa Cuộc vận động “Thanh niên với văn hóa giao thông” bằng các
công trình, phần việc cụ thể của thanh niên. Tuyên truyền trong đoàn viên thanh
niên để mỗi đoàn viên thanh niên trở thành những tuyên truyền viên tích cực
trong việc vận động thanh thiếu nhi và các tầng lớp nhân dân nghiêm chỉnh chấp
hành các quy định của pháp luật và có những hành vi đẹp, ứng xử có văn hóa
khi tham gia giao thông. Xây dựng các mô hình mới, nhân rộng các mô hình,
điển hình hiệu quả trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nhằm thu
hút đông đảo thanh thiếu niên tham gia. Kết hợp chặt chẽ việc triển khai công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên với tuyên truyền, phổ biến pháp luật an
toàn giao thông.
Tăng cường xây dựng và duy trì hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn

13
giao thông” tại các trường học trong tỉnh; duy trì việc thành lập các đội hình thanh
niên tình nguyện hướng dẫn giao thông tại khu vực đông dân cư. Tổ chức để học
sinh, sinh viên ký cam kết không vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông.
Tuyên truyền, vận động học sinh không điều khiển xe mô tô, xe máy khi chưa đủ
tuổi hoặc không có giấy phép lái xe theo quy định. Thường xuyên tổ chức các Hội
thi tìm hiểu về an toàn giao thông cho đoàn viên thanh thiếu nhi, trong đó vận
dụng linh hoạt, sáng tạo hơn nữa trong hình thức triển khai để đoàn viên thanh
thiếu nhi dễ tiếp cận, nâng cao nhận thức về an toàn giao thông.

2.3. Tổ chức bộ máy quản lí

Tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị số 23-CT/TW ngày 25/5/2023
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới, Phó Thủ tướng
Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đã phổ biến,
quán triệt những nội dung chính của Chỉ thị số 23.

Theo đó, Chỉ thị số 23-CT/TW được ban hành trên cơ sở kết quả tổng kết
10 năm thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng khóa XI và tình hình thực tiễn công tác bảo đảm trật tự an toàn giao
thông hiện nay.

Tại Chỉ thị số 23, Ban Bí thư thống nhất đánh giá Chỉ thị số 18-CT/TW
sau 10 năm thực hiện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Các cấp ủy Đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội đã
triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống
chính trị và toàn dân trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhận thức,
ý thức chấp hành pháp luật của người dân chuyển biến tích cực hơn.

Công tác quản lý nhà nước được tăng cường; kết cấu hạ tầng giao thông
được quan tâm đầu tư; các giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông được triển
khai đồng bộ, hiệu quả hơn; tai nạn giao thông giảm cả về số vụ, số người chết
và số người bị thương so với giai đoạn trước.

14
Tuy nhiên, thực trạng an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, gây bức
xúc, lo lắng trong xã hội. Văn hóa giao thông chưa được hình thành rõ nét. Việc
bảo đảm trật tự an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng. Một số vi phạm
chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững. Việc giải
quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó khăn,
tác động tiêu cực tới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương và cả
nước.

Tuy nhiên, trật tự, an toàn giao thông vẫn diễn biến phức tạp, gây bức xúc,
lo lắng trong xã hội; văn hóa tham gia giao thông chưa được hình thành rõ nét;
việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có lúc, có nơi bị buông lỏng, một số vi
phạm chưa được khắc phục triệt để; tai nạn giao thông giảm chưa bền vững; việc
giải quyết ùn tắc giao thông tại một số thành phố, đô thị lớn vẫn còn nhiều khó
khăn…

Tổ chức bộ máy quản lý để đảm bảo trật tự an toàn giao thông thường bao
gồm các cơ quan và đơn vị chức năng sau đây:

Cảnh sát giao thông

Ban quản lý dự án giao thông

Sở giao thông vận tải

Công ti quản lí đường cao tốc hoặc đường sắt

Tổ chức xã hội và cộng đồng

2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

Sở Giao thông vận tải đã tăng cường lãnh đạo trong công tác thanh tra,
giám sát tại các thành phố, địa phương: Đảm bảo sự hiện diện và hoạt động của
cảnh sát giao thông trên các tuyến đường quan trọng và các điểm nóng giao
thông để phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

Tăng cường tuần tra, kiểm soát như: kiểm tra nồng độ cồn, kiểm tra bằng
lái xe, rà soát các xe khách nhằm trường hợp nhập cảnh trái phép,...

15
Áp dụng các công nghệ hiện đại như: camera giám sát giao thông, hệ
thống ghi hình tự động để giám sát và thu thập chứng cứ về các hành vi vi phạm.

Tổ chức cuộc kiểm tra không lường trước: thực hiện các cuộc kiểm tra
không lường trước tại các điểm nguy cơ hoặc các tuyến đường có tỷ lệ tai nạn
cao để tăng cường sự chấp hành và giảm thiểu vi phạm.

Tuyên truyền và giáo dục: nâng cao ý thức cho cộng đồng về việc tuân
thủ luật giao thông thông qua các chương trình giáo dục, tuyên truyền và cam
kết cộng đồng vào việc phòng chống vi phạm.

2.5. Tình hình giao thông nước ta hiện nay

Thông tin từ Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia về tình hình tai nạn giao
thông, trong năm 2023, toàn quốc xảy ra 22.067 vụ tai nạn giao thông, làm chết
11.628 người, bị thương 15.292 người. So với cùng kỳ năm 2022 số vụ giảm
1.285 vụ (-5.5%), giảm 1.922 người chết (-14.18%), tăng 660 người bị thương
(+4.51%).Về ùn tắc giao thông, cả nước xảy ra 46 vụ; so với cùng kỳ năm 2018,
tăng 8 vụ (tăng 17,4%). Nguyên nhân do tai nạn giao thông là 33 vụ (71,7%),
lưu lượng phương tiện đông: 7 vụ (15,2%), nguyên nhân khác (sự cố phương
tiện, cháy nổ, sạt lở…) 6 vụ (13,04%).

Trong đó, đường bộ xảy ra 21.880 vụ, làm chết 11.498 người, bị thương
15.255 người. So với cùng kỳ năm trước giảm 1.292 vụ (-5.58%), giảm 1.891
người chết (-14.12%), tăng 657 người bị thương (+4.5%). Trong đó, có 34 vụ
đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường bộ, làm chết 118 người, bị thương 77
người.

Theo đánh giá của Uỷ ban an toàn giao thôgng Quốc gia, tình trạng chống
người thi hành công vụ trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông diễn ra
phức tạp, có xu hướng gia tăng, với tính chất mức độ ngày càng nghiêm trọng,
liề u liñ h, thể hiêṇ̣̣̣̣̣̣ sự̣̣̣̣̣̣ coi thường kỷ cương, pháp luật, làm giảm hiệu lực, hiệu
quả công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, gây thiệt hại đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự của cán bộ, chiến sỹ khi thi hành công vụ.

16
Tình trạng đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng, gây rối trật tự công
cộng tình trạng thanh thiếu niên tụ tập chạy xe phóng nhanh, lạng lách, gây mất
trật tự công cộng và đua xe trái phép tại một số địa phương diễn biến phức tạp,
xuất hiện nhiều phương tiện, độ chế tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông.

Người tham gia giao thông ý thức còn kém, ít hiểu biết về phá luật, sử dụng chất
ma túy, rượu bia khi tham gia giao thông, chạy xe quá tốc độ cho phép, phóng
nhanh vượt ẩu...là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.

17
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP

3.1. Hoàn thiện pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn


Tăng cường áp dụng các biện pháp xử lý nghiêm khắc vi phạm giao thông,
trong đó có tăng mức xử phạt và áp dụng các biện pháp pháp lý nặng nề hơn.
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về trách nhiệm cá nhân trong việc tuân thủ
luật lệ giao thông và bảo đảm an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

Bổ sung, chỉnh sửa hoặc hủy bỏ những văn bản không còn hiệu lực,
không còn phù hợp với tình hình hiện tại, ban hành những văn bản quy phạm
pháp luật mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi.
Đẩy mạnh công tác giám sát, thanh tra giao thông nhằm đảm bảo tuân thủ
luật lệ giao thông và đảm bảo an toàn cho mọi người.
Tăng cường phối hợp giữa cảnh sát giao thông, cơ quan quản lý đường bộ
và các đơn vị liên quan khác để tối ưu hóa công tác quản lý và giám sát.
Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông để giảm nguy cơ tai nạn,
bao gồm cải thiện đường sá, hệ thống đèn giao thông, biển báo ,...
Phát triển và thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ mới như xe tự lái và hệ
thống thông tin giao thông thông minh để nâng cao tính an toàn và hiệu quả.

3.2. Nâng cao hiệu quả trong công tác tuyên truyền

Tăng cường các chương trình giáo dục an toàn giao thông và tuyên truyền
cộng đồng, trong đó có tăng cường giáo dục an toàn giao thông trong trường học
và tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong việc tạo ra môi trường giao
thông an toàn bằng cách tổ chức các chương trình tình nguyện và nhiều hoạt
động cộng đồng khác nhau.
Nghiên cứu, đánh giá các biện pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả của
pháp luật về an toàn giao thông đường bộ, bao gồm việc áp dụng công nghệ mới,
các chương trình thực thi pháp luật hiệu quả,...

18
Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua chia sẻ kinh nghiệm, học hỏi từ các
nước đã thành công trong việc cải thiện an toàn đường bộ và thúc đẩy hợp tác
giữa các nước. Tham gia xây dựng và áp dụng luật an toàn giao thông.
Các giải pháp này phải được triển khai đồng bộ và đánh giá liên tục để đảm bảo
hiệu quả, tiến độ trong ngăn ngừa vi phạm và bảo đảm an toàn giao thông đường
bộ.

3.3. Tăng Cường Trong Việc Xây Dựng Bộ Máy Quản Lý

An toàn giao thông đang trở thành một vấn đề ngày càng nghiêm trọng,
đặc biệt là trong bối cảnh tăng cường sự đô thị hóa và tăng số lượng phương tiện
giao thông. Việc xây dựng và tăng cường bộ máy quản lý an toàn giao thông trở
thành một mục tiêu quan trọng để giảm thiểu tai nạn, bảo vệ tính mạng con
người và tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của xã hội.

Với sự gia tăng đáng kể của số lượng phương tiện giao thông và sự phát
triển không ngừng của đô thị, nguy cơ tai nạn giao thông đang ngày càng cao.
Sự đa dạng và phức tạp của hệ thống giao thông đòi hỏi sự hiệu quả và tích cực
từ bộ máy quản lý để đảm bảo an toàn cho mọi người tham gia giao thông.

Phân Loại Dữ Liệu Giao Thông: Bộ máy quản lý an toàn giao thông cần
có khả năng thu thập, phân loại và phân tích dữ liệu giao thông. Sử dụng các
công nghệ như cảm biến, hệ thống camera, và trí tuệ nhân tạo giúp định danh
các điểm nguy hiểm, đánh giá tình trạng giao thông và đưa ra cảnh báo kịp thời.

Tổ Chức Hệ Thống Giao Thông Thông Minh: Bộ máy quản lý cần hỗ trợ
việc phát triển hệ thống giao thông thông minh, bao gồm các biện pháp như
đồng bộ hóa đèn giao thông, đánh giá tốc độ và áp dụng các giải pháp hiện đại
như xe tự lái để giảm thiểu yếu tố con người gây ra tai nạn.

Quản Lý An Toàn Đường Sá: Việc duy trì và cải thiện hạ tầng giao thông,
cùng với việc xây dựng các biện pháp an toàn như lối đi dành cho người đi bộ
và đường dành cho xe đạp, là quan trọng để giảm thiểu rủi ro tai nạn giao thông.

19
Thách Thức: Thiếu nhân lực chuyên nghiệp và đào tạo trong lĩnh vực quản lý an
toàn giao thông.

Giải Pháp: Tăng cường đào tạo và phát triển nhân sự chuyên nghiệp, cũng như
hợp tác với các tổ chức đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực đủ chất lượng và số
lượng.

Thách Thức: Đối mặt với sự phức tạp của công nghệ và dữ liệu giao thông.

Giải Pháp: Hợp tác với các công ty công nghệ để áp dụng và duy trì các giải
pháp mới, cũng như đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực quản lý
an toàn giao thông.

Tăng cường trong việc xây dựng bộ máy quản lý an toàn giao thông
không chỉ là một nhiệm vụ cần thiết mà còn là một bước quan trọng để bảo vệ
tính mạng và tài sản của cộng đồng. Qua việc áp dụng công nghệ và quản lý
thông tin một cách hiệu quả, chúng ta có thể định hình một tương lai an toàn,
bền vững và phát triển cho hệ thống giao thông của chúng ta.

3.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám Sát và xử phạt

Để nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát và xử phạt trong lĩnh vực trật tự
an toàn giao thông, lực lượng cảnh sát công an nên chủ động tăng cường quan
hệ phối hợp với lực lượng trong và ngoài ngành. Như các ngành giao thông vận
tải tiến hành làm việc với các đơn vị vận tải hàng hóa và các đơn vị thi công xây
dựng công trình đê, kè, cầu đường, cơi nới thành thùng xe, trọng tải cho phép,
để vật liệu rơi vãi trên đường gây ra tai nạn giao thông, phối hợp Đài Phát thanh
truyền hình tỉnh, các phương tiện thông tin đại chúng xây dựng nhiều phóng sự,
tin bài phản ánh về tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn, tổ chức
phỏng vấn, đối thoại trực tiếp về vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu địa
phương, đơn vị để nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác bảo
đảm trật tự an toàn giao thông.

Phối hợp tổ chức Cuộc thi tìm hiểu pháp luật về trật tự an toàn giao thông
trên mạng Internet qua Cổng thông tin điện tử tỉnh, tổ chức tuyên truyền pháp
20
Luật Giao thông về trật tự an toàn giao thông cho các đối tượng ở địa bàn nông
thôn, miền núi bằng hình thức sân khấu hóa. Vận động nhân dân tự giác chấp
hành nghiêm pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tháo dỡ công trình vi phạm
tạo thông thoáng hành lang giao thông. Tổ chức tuyên truyền qua tờ rơi, áp
phích băng rôn, khẩu hiệu; phối hợp tổ chức ký cam kết, xây dựng các phương
án bố trí lực lượng Công an phường, xã, phường và dân phòng, hội tự quản tham
gia giải quyết ùn tắc giao thông tại các tuyến đường… để góp phần nâng cao
hiệu quả quan hệ phối hợp cũng như trách nhiệm các lực lượng nghiệp vụ trong
xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, lực lượng cảnh sát giao
thông và các lực lượng nghiệp vụ khác cần tập trung vào những vấn đề như:

Thứ nhất, tham mưu cho các cấp cải cách trình tự, thủ tục xử phạt hành chính về
trật tự an toàn giao thông nhằm đảm bảo cho hoạt động xử phạt nhanh chóng,
chính xác và kịp thời, tránh được những phiền hà không cần thiết đối với người
vi phạm.

Thứ hai, lực lượng cảnh sát giao thông công an cần chú trọng đổi mới, nâng cao
công tác tuyên truyền phápl luật giao thông, quy định của pháp luật về xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông.

Thứ ba, thực hiện có hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát chủ động phát hiện
hành vi vi phạm làm cơ sở cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính về trật tự
an toàn giao thông.

Thứ tư, không ngừng nâng cao, bồi dưỡng nghiệp vụ trong công tác đấu tranh
phòng chống tội phạm, văn hóa ứng xử khi giao tiếp với nhân dân cho lực lượng
cảnh sát giao thông khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi
phạm.

Thứ năm, đổi mới trang bị các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho
công tác xử phạt vi phạm trong lĩnh vực giao thông.

Thứ sáu, cần triển khai ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động xử phạt vi
phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

21
Thứ bảy, tăng cường quan hệ phối hợp giữa lực lượng cảnh sát giao thông với
các lực lượng khác trong công tác xử phạt vi phạm hành chính.

3.5. Trách nhiệm sinh viên

Là sinh viên với tinh thần thanh niên xung kích, sáng tạo và trách nhiệm
lớn lao đối với sự phát triển của đất nước thì chúng ta cần tự nhận thức được tầm
quan trọng của việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông mà từ đó mà xây dựng nên ý thức và văn hóa tham gia giao thông tốt
đẹp, đồng thời tuyên truyền sự hiểu biết thêm cho mọi người xung quanh xây
dựng nền văn hóa giao thông Việt Nam tích cực trong mắt bạn bè quốc tế.

22
KẾT LUẬN

Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông có tác hại rất lớn về nhiều
mặt, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế mà còn trở thành mối nguy hại
lớn cho xã hội, cho an ninh trật tự của quốc gia. Bên cạnh đó, nó còn là nguyên nhân
trực tiếp dẫn tới những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn về
người và của. Chính vì vậy mà việc phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông là vấn đề vô cùng cấp bách đối với mỗi địa phương trên cả
nước. Trong những năm vừa qua, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ của các cấp, các ngành đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận nhưng bên cạnh
đó vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế. Điều này đòi hỏi Nhà nước phải có những
giải pháp thiết thực, cụ thể về lâu dài; đòi hỏi người tham gia giao thông phải có ý
thức nghiêm túc chấp hành thì mới có thể tiến tới một xã hội có giao thông an toàn,
văn minh. Là một người tham gia giao thông, sinh viên cần ý thức được trách nhiệm
của mình trong việc chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông đồng thời đóng góp hết sức mình vào công cuộc phòng chống
vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thanh Thảo,06/04/2022.Sự cần thiết ban hành Luật Trật tự, an toàn giao
thông.

2. Hải Minh ,cập nhật 06/07/2023. Báo Vĩnh Long,Những điểm mới của Chỉ
thị 23-CT/TW về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

3. NDO,27/05/2023 ,Báo Đồng Tháp:Chỉ thị về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình
mới

4. CT/TW về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

5. Tác giả: Hồng Lợi,06/11/2022 ,Một số giải pháp đẩy mạnh tuyên truyền
thực hiện an toàn gia thông trong thanh niên.

6. Tài liệu Quốc phòng an ninh 2.


7. Công Lĩnh, Nâng cao hiệu quả công tác xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

24
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
trong nhà trường là trách nhiệm của?

A. Nhà trường.

B. Sinh viên.

C. Nhà trường và sinh viên.

D. Không phải trách nhiệm của Nhà trường và sinh viên.

Câu 2: Các dấu hiệu pháp lý của tội phạm an toàn giao thông:

A. Chủ thể, Khách thể, Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm xâm

phạm an toàn giao thông.

B. Mặt khách quan, mặt chủ quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao

thông.

C. Chủ thể của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.

D. Chủ thể, mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông.

Câu 3: Có mấy dạng vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 4: Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn

giao thông là?

A. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm hành

chính thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự,

25
an toàn giao thông và theo quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành

chính.

B. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính
thực

hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến hoạt động an toàn giao thông và theo

quy định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.

C. Là hành vi do cá nhân có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện với lỗi

cố ý, xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và theo quy

định của pháp luật phải chịu trách nhiệm hành chính.

D. Là hành vi trái pháp luật, do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý,

xâm phạm đến hoạt động bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phải chịu trách

nhiệm hành chính.

Câu 5: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông phải có điều

kiện nào sau đây?

A. Có giấy Chứng minh nhân dân.

B. Đủ tuổi theo qui định của pháp luật.

C. Đã học lái xe.

D. Có sức khỏe, đủ tuổi, có giấy phép lái xe theo qui định của Luật giao thông

đường bộ, bảo đảm điều khiển xe an toàn.

Câu 6: Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn

giao thông là hoạt động của tổ chức nào sau đây?

A. Hoạt động của Lực lượng vũ trang có thẩm quyền.

B. Hoạt động toàn xã hội.

C. Hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

26
D. Hoạt động của các cơ chức năng có thẩm quyền theo qui định.

Câu 7: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là một bộ phận

của?

A. Hệ thống pháp luật hành chính của Đảng.

B. Hệ thống pháp luật hành chính Nhà nướC.

C. Hệ thống pháp luật hành chính của Quốc hội.

D. Hệ thống pháp luật của Bộ Công An

Câu 8: Tốc độ tối đa khi tham gia giao thông đường bộ là?

A. Là vận tốc lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.

B. Là vận tốc lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.

C. Là tốc độ lớn nhất trên một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.

D. Là tốc độ lớn nhất trên cùng một tuyến đường, đoạn đường hoặc làn đường.

Câu 9: Nội dung của đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật

tự, an toàn giao thông là gì?

A. Phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông do cá nhân, tổ chức thực hiện.

B. Góp phần áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi

vi phạm đó, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

C. Một nhiệm vụ của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

D. Tuyên truyền những hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn

giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện.

Câu 10: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?

A. Một bộ phận bao gồm hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà

nước ban hành.


27
B. Một bộ phận của hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống các văn bản quy

phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

C. Một bộ phận của hệ thống pháp luật hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống

các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

D. Một bộ phận của hệ thống hành chính nhà nước, bao gồm hệ thống các văn

bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.

Câu 11: Người từ đủ bao nhiêu tuổi thì được điều khiển xe mô tô, xe gắn máy có
dung tích xilanh từ 50 Cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương

tự, xe có trọng tải dưới 3.500kg và xe ô tô chở người đến 9 chỗ?

A. Người từ đủ 14 tuổi.

B. Người từ đủ 16 tuổi.

C. Người từ đủ 18 tuổi.

D. Người từ đủ 17 tuổi.

Câu 12: Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an

toàn giao thông ban hành nhằm?

A. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện

hoạt động chấp hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công

dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

B. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động

điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và công dân trên

lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

C. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện

hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã

hội và công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

28
D. Điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện
của

các cơ quan quản lý nhà nước, công dân trên lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn

giao thông.

Câu 13: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ

ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 25 tháng 12 năm 2019

B. Ngày 01 tháng 01 năm 2020

C. Ngày 30 tháng 12 năm 2020

D. Ngày 30 tháng 12 năm 2019

Câu 14: Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là:

A. Công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo

đảm TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG , TTATXH.

B. Cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước

về bảo đảm TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG , TTATXH.

C. Cơ sở, công cụ pháp lý quan trọng để thực hiện chức năng nhà nước về bảo

đảm TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG .

D. Công cụ pháp lý để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo đảm

TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG .

Câu 15: Vai trò của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là gì?

A. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí của Nhà nước để
chỉ

đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

29
B. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí để chỉ đạo và tổ

chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

C. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí của Bộ công an để

chỉ đạo tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

D. Pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là ý chí của toàn dân để chỉ

đạo và tổ chức thực hiện bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Câu 16: Tổ chức nào là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi phạm

pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

A. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân các cấp

và Ủy ban nhân dân các cấp.

B. Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.

C. Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

D. Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội

Câu 17: Luật giao thông đường bộ có hiệu lực từ năm nào?

A. Năm 2008

B. Năm 2009

C. Năm 2010

D. Năm 2011

Câu 18: Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao

thông là hoạt động của tổ chức nào?

A. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội và công dân.

B. Hoạt động của các tổ chức xã hội và công dân.

C. Hoạt động của công dân.

D. Hoạt động của các cơ quan Nhà nước; các tổ chức xã hội
30
Câu 19: Người điều khiển xe máy chỉ được chở 2 người trong trường

hợp nào sau đây?

A. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở

trẻ em dưới 14 tuổi.

B. Chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật

C. Áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật, chở trẻ em dưới 14 tuổi.

D. Chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi.

Câu 20: Người tham gia giao thông đường bộ gồm những người nào?

A. Người chạy, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường

bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

B. Người điều khiển, người được chở trên phương tiện đường bộ; người điều

khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

C. Người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông

đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

D. Người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều

khiển, dẫn dắt súc vật; người đi bộ trên đường bộ.

Câu 21: Tổ chức nào sau đây là chủ thể trong thực hiện phòng, chống vi

phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

A. Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản; cơ quan quản lý kinh tế,

giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch; công dân.

B. Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch.

C. Cơ quan quản lý giao thông, văn hóa, giáo dục, du lịch; công dân.

D. Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản; cơ quan quản lý kinh tế,

giao thông.
31
Câu 22: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng

Việt Nam được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 22/11/2014

B. Ngày 21/11/2014

C. Ngày 21/11/2015

D. Ngày 25/12/2015

Câu 23: Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là?

A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật

Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an

toàn giao thông

B. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm

hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.

C. Xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà theo

quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xử lý hình sự.

D. Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách

cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến lĩnh vực trật tự, an toàn giao

thông

Câu 24: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giao thông đường

thủy nội địa được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 22/11/2014

B. Ngày 21/11/2014

C. Ngày 21/11/2015

D. Ngày 17/06/2014
32
Câu 25: Dấu hiệu của vi phạm hành chính trong bảo đảm trật tự, an toàn

giao thông?

A. Hành vi đó theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

B. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng do nguyên nhân khách quan

C. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng không gây hậu quả nghiêm trọng

D. Hành vi đó là hành vi có lỗi nhưng chưa đến mức phải bị xử phạt vi phạm

hành sự.

Câu 26: Luật giao thông đường bộ được Quốc hội khóa XII thông qua

năm nào?

A. Năm 2007

B. Năm 2008

C. Năm 2010

D. Năm 2011

Câu 27: Các dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính xảy ra trong bảo đảm

trật tự, an toàn giao thông?

A. Tính có lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội, tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự,

an toàn giao thông.

B. Tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

C. Tính có lỗi, tính trái pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

D. Tính có lỗi, tính nguy hiểm cho xã hội

Câu 28: Nghị định 100/2019/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành

chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt được Chính phủ

ban hành ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 25 tháng 12 năm 2019


33
B. Ngày 30 tháng 12 năm 2020

C. Ngày 30 tháng 12 năm 2018

D. Ngày 30 tháng 12 năm 2019

Câu 29: Một trong những giải pháp đối với cơ quan, tổ chức trong phòng,

chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông

A. Tích cực nghiên cứu, đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến
giáo

dục pháp luật hiệu quả, đa dạng, thiết thực, phù hợp với từng đối tượng, địa bàn,

cần tập trung vào các đối tượng học sinh, thiếu niên, thanh niên

B. Tăng nặng mức xử phạt hành chính đối với những người vi phạm trật tự, an

toàn giao thông.

C. Hạn chế việc bán các loại xe phân khối lớn, nâng cao quy định về cấp giấy

phép lái xe.

D. Xây dựng lại các quy định chế tài đối với người điều khiển phương tiện tham

gia giao thông.

Câu 30: Nội dung biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm

trật tự, an toàn giao thông là gi?

A. Tham mưu, đề xuất với các tổ chức xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn

bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an

toàn giao thông.

B. Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn

bản pháp luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an

toàn giao thông.

C. Tham mưu cho Công an đề ra chủ trương, biện pháp phòng, chống vi phạm

34
pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế ở

từng địa phương cụ thể.

D. Tham mưu cho Quân đội đề ra chủ trương, biện pháp phòng, chống vi phạm

pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp.

35
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN HỌP NHÓM


(V/v Phân công công việc /Đánh giá hoàn thành /Họp nhóm định kỳ 1 )
1. Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự.
1.1. Thời gian:
1.2. Địa điểm:
1.3. Thành phần tham dự:
+ Chủ trì: Nguyễn Hồng Mỹ
+ Tham dự: 7
+ Vắng: 0
2. Nội dung cuộc họp
2.1. Công việc các thành viên như sau* (Bắt buộc không được để
trống)
MSSV Họ và tên Nhiệm vụ Tiến độ hoành thành

2036230276 Nguyễn Hồng Mỹ Word , ppt, TN 100%


2023230260 Phạm Ngọc Trà My
Word, ppt, hỗ trợ nội 100%
dung
2040230302 Lê Võ Trà My 2.3, 2.4, 3.1, 3.2 100%
Tôn Thất Minh 3.3, 3.4 100%
2040230296 Đào Duy Minh 1.1, 1.2, 2.5 100%
2013230282 Lê Nguyễn Nhật 1.3, 2.1, 2.2 100%
Minh
2040230283 Trần Xuân Mai Mở đầu, kết luận 100%

2.2. Ý kiến của các thành viên: Đề nghị ghi rõ ý kiến của từng thành
viên, đồng ý hay không đồng ý với ý kiến của nhóm trưởng, hoặc phản
biện với các ý kiến của các thành viên khác,...
2.3. Kết luận cuộc họp
Thống nhất lại nội dung cuộc họp sau khi có ý kiến của từng thành viên
Cuộc họp đi đến thống nhất và kết thúc lúc ..20..giờ..00.. phút cùng ngày.
Thư ký Chủ trì
( Ký và ghi rõ họ tên) ( Ký và ghi rõ họ tên)

36

You might also like