You are on page 1of 110

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHU THỊ NHÀN

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ


Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

CHU THỊ NHÀN

PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ


Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH


Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60 38 01 02

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS, TS NGUYỄN QUỐC SỬU

HÀ NỘI – 2017
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong
bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Chu Thị Nhàn


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám đốc Học viện Hành
chính Quốc gia, Khoa sau đại học cùng các thầy, cô giáo của Học viện Hành
chính Quốc gia đã tận tình giảng dạy cho tôi học tập chƣơng trình Thạc sỹ Luật
Hiến pháp và Luật Hành chính.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu đã tận
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thiện luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Lãnh đạo, cán bộ Vụ Pháp chế, Vụ Vận tải - Bộ Giao
thông vận tải, Vụ Pháp chế - Thanh tra, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập tài liệu và nghiên cứu luận văn./.

Tác giả

Chu Thị Nhàn


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1


Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ ........................................ 6
QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ ..................................................................... 6
1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.................................... 6
1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 6
1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ........................................ 9
1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ................................... 11
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ...................................... 13
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........... 13
1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ .. 16
1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ18
1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ ............................................................................. 19
1.3.2. Tính thống nhất ......................................................................................... 20
1.3.3. Tính phù hợp ............................................................................................. 20
1.3.4. Tính khả thi ............................................................................................... 21
1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm
pháp luật .............................................................................................................. 22
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........ 23
1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................ 23
1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ ......................................... 24
1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật ........... 24
1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tƣợng thi hành, thực hiện pháp luật; một số
điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết .............................................................. 25
Chƣơng 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ................................. 27
VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY ........................................... 27
2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................ 27
2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nƣớc
về hoạt động vận tải đƣờng bộ (chủ thể quản lý) ................................................ 27
2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ, các chủ
thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ ............................................................ 29
2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ ............................................................................ 44
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta thời
gian qua ............................................................................................................... 52
2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật ........................................................ 52
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ trên một số lĩnh
vực ....................................................................................................................... 54
2.3. Đánh giá chung............................................................................................. 71
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc và nguyên nhân .................................................. 71
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................ 73
Chƣơng 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT
VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .................. 79
3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta
hiện nay ............................................................................................................... 79
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ............... 80
3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ .. 80
3.2.2. Tăng cƣờng năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.......... 89
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về quản lý vận
tải đƣờng bộ......................................................................................................... 94
3.2.4. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong thực
hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 95
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia thực
hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ........................................................ 96
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 101
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài


Hoạt động vận tải nói chung và vận tải đƣờng bộ nói riêng có vai trò thiết
yếu đối với sản xuất và đời sống của con ngƣời. Hiện nay ở nƣớc ta, vận tải ô tô
đảm nhiệm trên 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70% tổng
khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Vì vậy, hoạt động vận tải đƣờng bộ có vai trò
đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nƣớc ta.
Kể từ khi nhà nƣớc chủ trƣơng xã hội hoá lực lƣợng vận tải đƣờng bộ, các
thành phần kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, các phƣơng tiện kinh doanh vận tải gia
tăng nhanh chóng cả về số l

đƣợc hoàn thiện.


Vấn đề quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ luôn đƣợc Đảng và Nhà nƣớc
ta quan tâm và các nội dung này đã đƣợc đƣa vào Luật Giao thông đƣờng bộ từ
năm 2001. Sau hơn 7 năm thực hiện, đã ban hành Luật Giao thông đƣờng bộ
năm 2008 sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn Luật để quản
lý hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ, đến nay
vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém tác động tiêu cực đến chất lƣợng dịch vụ vận tải
và an toàn giao thông, làm hạn chế những thành công trong quá trình phát triển
của vận tải đƣờng bộ. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, chở quá tải…
diễn ra phổ biến. Hiện tƣợng “xe dù”, “bến cóc”, “cơm tù”, đón trả khách không
đúng nơi quy định, tranh giành khách, bán khách,… vẫn tồn tại; công tác quản lý
nhà nƣớc về vận tải tuy không ngừng đƣợc hoàn thiện và đã đạt đƣợc những kết
quả nhất định nhƣng chƣa thật sự đƣợc đổi mới, chƣa theo kịp với sự phát triển và
những diễn biến của hoạt động vận tải; công tác quản lý của các đơn vị vận tải còn
nhiều yếu kém cần khắc phục.

1
Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng nhƣ khắc phục những tồn tại, bất
cập nêu trên của hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm nâng cao chất lƣợng dịch vụ
vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đƣờng bộ thì việc nghiên cứu, nắm bắt
đƣợc cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật là vô cùng cần thiết vì suy
cho cùng, pháp luật đƣợc tạo ra cũng là để đi sâu vào cuộc sống thực tiễn. Đó
chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý hoạt động
vận tải đường bộ” để làm luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính tại
Học viện Hành chính Quốc gia.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

- Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tƣ pháp (1980), Xử lý vi phạm hành


chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội;
Đề tài đề cập đến một cách toàn diện về việc xây dựng một hệ thống
khoa học của việc xử phạt vi phạm hành chính. Đề tài làm nền tảng pháp lý áp
dụng cho việc xử phạt vi phạm hành chính trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong
đó có cả lĩnh vực vận tải đƣờng bộ.
- Nguyễn Trọng Bình (2000),

Đại họ

áp dụng trong thực tiễn và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực xử phạt vi
phạm hành chính, trong đó bao gồm các kiến nghị hoàn thiện pháp luật trong
xử phạt vi phạm hành chính đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
- Đỗ Quốc Phong (2010), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với
vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô áp dụng cho tỉnh Nghệ An, Luận văn
thạc sỹ, Trƣờng Đại học Giao thông vận tải. Luận văn đã làm sang tỏ một số
vấn đề cơ bản về hoạt động vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng
Luận văn đánh giá thực trạng việc xây dựng, ban hành hệ thống pháp luật về

2
vận tải hành khách liên tỉnh bằng xe ô tô, từ đó đƣa ra giải pháp nhằm hoàn
thiện hệ thống pháp luật về vận tải đƣờng bộ nói chung và vận tải hành khách
liên tỉnh bằng xe ô tô nói riêng.
- Trƣơng Thị Mỹ An (2014), Dịch vụ vận tải của Việt Nam, thực trạng và
giải pháp, luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, Trƣờng Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn đã nghiên cứu và làm sang tỏ một số
cơ sở lý luận về dịch vụ vận tải trong đó bao gồm vận tải đƣờng bộ. Trên cơ sở
nghiên cứu thực trạng dịch vụ vận tải của Việt Nam, luận văn đã đề xuất các giải
pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải trong đó có vận tải đƣờng
bộ.
Các công trình nghiên cứu trên, mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về
thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay, tuy
nhiên, các công trình đã nghiên cứu sâu sắc những khía cạnh về thực tiễn hoạt
động vận tải đƣờng bộ ở một số địa phƣơng cụ thể, trên phạm vi cả nƣớc, đƣa ra
đƣợc những hạn chế của các quy định pháp luật và công tác thi hành pháp luật
về vận tải, trong đó có vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, các công trình nghiên cứu
cũng đã đƣa các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ. Những công trình này là nền tảng lý luận quan trọng, đi trƣớc mở
đƣờng cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên các công trình này
chƣa đi sâu nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt
Nam hiện nay. Vì vậy, việc tiếp tục hƣớng nghiên cứu xoay quanh thực trạng
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay là cần thiết, làm cơ
sở để soi chiếu lại, củng cố, hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, luận văn phân
tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận
tài đƣờng bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vƣớng mắc
và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận
tài đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian tới.

3
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là: pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
và thực tiễn thi hành ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn đƣợc giới hạn trong việc nghiên
cứu pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ (trọng tâm là Luật Giao thông đƣờng
bộ năm 2008 và văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng
bộ) trong nƣớc giai đoạn từ năm 2009 đến nay.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
4.1. Phương pháp luận
Luận văn sử dụng các phƣơng pháp duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật
biện chứng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng nhiều phƣơng pháp
nghiên cứu, trong đó có các phƣơng pháp cụ thể nhƣ:
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở các quy định hiện hành của pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ, tác giả phân tích các quy định về hoạt động vận tải
đƣờng bộ…
Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về các kết quả đạt đƣợc và
những hạn chế trong quá trình áp dụng các quy định về quản lý vận tải đƣờng
bộ.
Phương pháp so sánh: để làm rõ vấn đề đang nghiên cứu, tác giả luận văn
đã so sánh pháp luật nƣớc ta với một số nƣớc trên thế giới để có cái nhìn bao
quát hơn.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phƣơng pháp
lịch sử, tổng hợp, …
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
5.1. Ý nghĩa lý luận

4
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ nhằm làm rõ đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hƣởng và đánh giá
hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tồn tại, hạn
chế và bất cập trong các quy định cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu của đề tài
đã hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định điều chỉnh
đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ để rõ những mặt đƣợc, những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định
cũng nhƣ việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Từ
đó, đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Do đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan
đến các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đồng thời, là căn cứ
cho các nhà nƣớc lý về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.
6. Cơ cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn đƣợc kết cấu bởi 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Chƣơng 2: Thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta
hiện nay.
Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay.

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ
QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ

1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ


1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
1.1.1.1. Khái niệm vận tải đường bộ
Lĩnh vực giao thông đƣờng bộ là một trong những lĩnh vực lớn trong lĩnh
vực giao thông vận tải. Có thể nói đây là lĩnh vực gắn liền và gần gữi với ngƣời
dân hơn hết. Hoạt động đƣờng bộ bao gồm 03 mảng lớn: kết cấu hạ tầng giao
thông đƣờng bộ, phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ và vận tải đƣờng bộ
(theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29].
Trong đó, vận tải đƣờng bộ có vai trò quan trọng đối với đời sống con
ngƣời, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

bộ là hình thức vận tải phổ biến nhất hiện nay.


Vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng phƣơng tiện giao thông
đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ (theo khoản 30 Điều 3
Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Phƣơng tiện giao thông đƣờng
bộ gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ, phƣơng tiện giao thông thô
sơ đƣờng bộ. Trong đó: Phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ (sau đây gọi là
xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc đƣợc kéo bởi xe
ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy
điện) và các loại xe tƣơng tự. Phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ (sau đây
gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho

6
ngƣời khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tƣơng tự (theo Luật Giao thông
đường bộ năm 2008) [29].
Hoạt động vận tải đƣờng bộ đã có từ rất lâu và trở thành một trong một
trong những hoạt động không thể thiếu, hay nói cách khác là hoạt động gắn liền
với mỗi một ngƣời dân. Bất cứ một ngƣời dân nào khi tham gia vào các hoạt
động xã hội, tham gia các quan hệ xã hội gần nhƣ đều phải tham gia vào hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Chƣa kể đến việc tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ
để kinh doanh, mà hiện nay hoạt động kinh doanh đang là một trong những hoạt
động phát triển mạnh và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bản thân hoạt động vận
tải đƣờng bộ có những đặc điểm sau đây:
- Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động vận tải phổ biến, đa dạng và
gần gũi với ngƣời dân. Hiện nay ở nƣớc ta, hoạt động vận tải đƣờng bộ, trong đó
vận tải ô tô chiếm 90% tổng khối lƣợng vận chuyển hành khách và trên 70%
tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Hoạt động vận tải đƣờng bộ có sự tham
gia của nhiều loại hình phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ.
- Là hoạt động vận tải có tính chủ động cao. Chủ động về thời gian,
không bị quy định về thời gian đi và thời gian chờ đợi các tuyến tiếp theo
thƣờng ít, có thể vận chuyển tới nhiều địa điểm khác nhau và đích cuối cùng, do
đặc điểm của hệ thống đƣờng xá là có ở khắp mọi nơi có ngƣời ở. Việc vận
chuyển kéo dài từ nơi đi tới tận đích đến cuối cùng với sự đa dạng của các
phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ.
- Là hoạt động vận tải có tính linh hoạt trong lựa chọn và kết hợp các
phƣơng tiện vận chuyển khác nhau, tƣơng ứng với các tuyến đƣờng và sự sẵn có
các phƣơng tiện vận tải.
- Là hoạt động vận tải có sự tiện lợi cao, đa dạng trong vận chuyển các
loại hàng hóa, do sự đa dạng hình thức vận chuyển, từ hàng hóa nhỏ lẻ, số lƣợng
lớn đến các hàng hóa cồng kềnh, dễ vỡ.
Có thể nói, đây là hoạt động vận tải có nhiều ƣu thế đƣợc nhiều ngƣời
dân, doanh nghiệp lựa chọn. Bên cạnh những lợi thế thì hoạt động vận tải đƣờng

7
bộ cũng có một số đặc điểm hạn chế nhƣng không đáng kể. Ví dụ nhƣ: Bị hạn
chế về khối lƣợng và kích thƣớc hàng hóa vận chuyển, nếu hàng hóa có số lƣợng
rất lớn thì hình thức vận tải này không phù hợp cho một vài chuyến hàng mà
phải chia nhỏ thành các lô để vận chuyển, dẫn tới chi phí tăng lên rất nhiều và
thời gian giao hàng bị chậm chễ, hơn nữa, các hàng hóa có khối lƣợng lớn và
cồng kềnh thì không phù hợp để vận chuyển đƣờng bộ do hệ thống đƣờng xá
không thể đáp ứng đƣợc, ít có phƣơng tiện đƣờng bộ có thể vận chuyển đƣợc
các loại hàng hóa trên, các hàng hóa trên chỉ phù hợp với đƣờng sắt hoặc đƣờng
thủy hoặc hay gặp sự cố trên quãng đƣờng vận chuyển, do tính chất đƣờng bộ có
nhiều phƣơng tiện tham gia giao thông, sự va chạm gây tai nạn là khó có thể
kiểm soát đƣợc, hơn nữa, các phƣơng tiện vận tải thƣờng hay gặp sự cố hỏng
hóc dọc đƣờng…
Vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống, sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi một vùng, miền, mỗi một đất nƣớc, cụ thể nhƣ sau:
- Vận
kinh tế quốc dân, là động lực phát triển kinh tế thúc đẩy hoạt động sản xuất phát
triển.
-

- Một số hoạt động vận tải đƣờng bộ nhƣ: vận tải hành khách liên tỉnh,
vận tải bằng xe buýt… sẽ góp phần giảm thiểu mật độ phƣơng tiện cá nhân lƣu

8
thông trên đƣờng bộ từ đó góp phần làm giảm tai nạn giao thông và ô nhiễm môi
trƣờng.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định vận tải đƣờng bộ giữ vai trò quan trọng và có
tác dụng lớn đối với nền kinh tế quốc dân của mỗi nƣớc. Hệ thống vận tải đƣờng
bộ đƣợc ví nhƣ mạch máu trong cơ thể con ngƣời, nó phản ánh trình độ phát
triển của một nƣớc. Vận tải đƣờng bộ phục vụ tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội: sản xuất, lƣu thông, tiêu dùng, quốc phòng. Do đó, Đảng và Nhà nƣớc
cần chú trọng, quan tâm tới công tác quản lý đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ.
1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành để điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm đảm bảo
cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra liên tục, ổn định và phát triển [29].
Ngoài ra, pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ còn đƣợc hiểu
là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động vận tải đƣờng bộ
[29].
Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ chủ yếu đƣợc đề
cập trong các văn bản nhƣ: Luật Giao thông đƣờng bộ, Nghị định của Chính phủ
và các Thông tƣ hƣớng dẫn của các Bộ, ngành liên quan.
Mục tiêu cơ bản của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo trật
tự, an toàn giao thông, hạn chế tối đa tai nạn giao thông, tạo ra điều kiện cho
hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển đồng thời góp phần phát triển nền kinh tế
đất nƣớc.
1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Từ việc nghiên cứu hệ thống các văn bản pháp luật về hoạt động vận tải
đƣờng bộ, có thể nhận thấy pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam không chỉ
đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong

9
nhiều văn bản pháp luật của nhà nƣớc. Ở Việt Nam, pháp luật về hoạt động vận
tải đƣờng bộ không chỉ đƣợc quy định trong Luật Giao thông đƣờng bộ và các
văn bản pháp luật nhằm quy định chi tiết, hƣớng dẫn và triển khai thực hiện các
quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ mà còn đƣợc quy định trong rất nhiều
văn bản khác nhau nhƣ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh. Hiện nay, ngoài các quy
định tại Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản quy định chi tiết Luật, còn có
nhiều văn bản Luật, Pháp lệnh có những quy định liên quan đến hoạt động vận
tải đƣờng bộ, ví dụ nhƣ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật hình sự, Luật phí và lệ phí,
Luật giá,…..Trong những văn bản này, đều có các quy định liên quan đến hoạt
động vận tải đƣờng bộ.
Thứ hai, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ là pháp luật mang tính
chuyên ngành cao, tuy nhiên cũng nhƣ hệ thống pháp luật khác thì pháp về về
vận tải đƣờng bộ cũng chịu sự tác động của một số văn bản pháp luật khác và
của một số cơ quan khác nhau. Ví dụ nhƣ: Hiến pháp, pháp luật về: dân sự, hình
sự, phí, lệ phí, về kết cấu hạ tầng giao thông….
Thứ ba, các quy định về hoạt động vận tải đƣờng bộ liên quan trực tiếp
đến tài sản và sinh mạng con ngƣời nên có tính bắt buộc cao. Các điều kiện kinh
doanh vận tải đƣờng bộ là những điều kiện mang tính bắt buộc thực hiện. Các tổ
chức, cá nhân chỉ đƣợc kinh doanh vận tải đƣờng bộ khi thỏa mãn các điều kiện
kinh doanh về vận tải đƣờng bộ và đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh.
Thứ tư, pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ có tính quần chúng. Đặc
điểm này của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ xuất phát từ đặc điểm của
hoạt động vận tải đƣờng bộ. Hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động gần gũi
với ngƣời dân, là hoạt động có tính xã hội hóa cao. Vì vậy, các quy định của
pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc xây dựng, ban hành cần đảm bảo
tính rõ ràng, dễ hiểu, để quần chúng nhân dân nhân dễ tiếp thu các quy định để
tự giác thực hiện.
Từ đó, có thể thấy rằng, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật nói chung,
pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ nói riêng đến ngƣời dân là vô cùng

10
quan trọng. Chỉ có ngƣời dân hiểu và thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải
đƣờng bộ thì công tác này mới có hiệu quả cao.
1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Bất cứ một quốc gia nào muốn tồn tại và phát triển bền vững thì cần phải
có sự quản lý có hiệu quả của nhà nƣớc. Quản lý nhà nƣớc là một nhu cầu cần
thiết trong sự phát triển của xã hội, xu hƣớng chung của nền kinh tế quốc tế hiện
đại là vai trò quản lý kinh tế của Nhà nƣớc không ngừng tăng lên. Bởi vì chỉ có
Nhà nƣớc mới có thể sử dụng các công cụ nhƣ các chính sách và hệ thống pháp
luật để can thiệp nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra, bảo vệ quyền lợi của nhà
sản xuất và ngƣời tiêu dùng, hạn chế sự độc quyền, cải thiện sự phân bố các
nguồn lực của nền kinh tế và tạo ra sự ổn định về chính trị cũng nhƣ xã hội. Có
thể nói, với điều kiện xã hội hiện nay thì pháp luật đƣợc xem là công cụ quản lý
mang lại hiệu quả cao nhất.
Vận tải cũng nhƣ nền kinh tế nói chung đều phải chịu sự tác động mang
tính tất yếu đó của quản lý nhà nƣớc. Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động vận
tải là hoạt động lớn có nhiều chủ thể tham gia, có ảnh hƣởng lƣớn đến vấn đề
trật tự, an toàn giao thông, tài sản, tính mạng của con ngƣời và sự phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc, để hoạt động vận tải đƣờng bộ phát huy đƣợc những ƣu
điểm, mang lại hiệu quả cao thì cần phải có sự quản lý của nhà nƣớc bằng các
quy định pháp luật. Các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải
nhằm làm cho hoạt động này diễn ra có trật tự, quy củ hơn, đáp ứng đƣợc nhu
cầu vận tải của xã hội và tiến tới ngày càng thoả mãn hơn nữa về chất lƣợng và
số lƣợng nhu cầu của sự phát triển nền kinh tế và đi lại của nhân dân. Có thể nói,
pháp luật về quản lý vận tải có những vai trò sau:
Thứ nhất, về phía nhà nƣớc, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là công
cụ hữu hiệu để nhà nƣớc quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho các
hoạt động này đƣợc diễn ra một cách ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn và mang
lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nƣớc đồng thời đảm bảo cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ phát triển theo đúng định hƣớng mà nhà nƣớc đặt ra. Trên thực tế,

11
hoạt động vận tải đƣờng bộ là hoạt động lớn, diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, có
sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với nhiều loại phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ. Bên cạnh đó, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ là một
lĩnh vực có thể nói là rất phát triển và đa dạng. Vì vậy, để quản lý hoạt động vận
tải đƣờng bộ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ tài sản, tính mạng con
ngƣời nhà nƣớc phải đƣa ra các quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân khi tham
gia hoạt động vận tải đƣờng bộ phải tuân thủ một cách nghiêm túc. Nếu không
có pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì nhà nƣớc không thể quản lý, điều
tiết hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Ngoài ra, vận tải đƣờng bộ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc việc
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong chiến tranh, vận tải đƣờng bộ thực hiện
nhiệm vụ vận chuyển vũ khí, đạn dƣợc, lƣơng thực, thực phẩm, quân trang, quân
dụng. Trong thời bình, vận tải đƣờng bộ cùng quân đội bảo vệ an ninh quốc
phòng, xây dựng lực lƣợng đồng thời thực hiện cả nhiệm vụ làm kinh tế. Do đó,
thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm đƣa các thành phần kinh
tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh vận tải đƣờng bộ vào khuôn khổ,
đúng quy định của pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự. Điều này cũng gián tiếp
góp phần giữ vững sự ổn định về mặt chính trị của đất nƣớc.
Thứ hai, về mặt kinh tế, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ định ra
những quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ, đó chính là điều
kiện để thúc đẩy hoạt động vận tải đƣờng bộ phát triển cũng nhƣ tạo hành lang
pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ hoạt
động. Thông qua pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, giúp cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và mang lại nhiều lợi ích
kinh tế cho đất nƣớc nhƣ :
- Tạo nguồn thu cho Ngân sách nhà nƣớc thông qua việc thu thuế các
doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ;
- Góp phần phát triển kinh tế đất nƣớc, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân;

12
- Tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế
cùng tham gia, tạo điều kiện để các đơn vị kinh doanh hoạt động có hiệu quả.
- Đảm bảo lợi ích của hành khách đƣợc sử dụng các loại hình dịch vụ chất
lƣợng cao với đầy đủ các chỉ tiêu nhanh chóng, an toàn, tiện nghi và thuận lợi.
Thứ ba, về mặt xã hội, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng mang
tính xã hội sâu sắc. Thông qua các quy định của pháp luật về quản lý hoạt động
vận tải đƣờng bộ đảm bảo cho hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc diễn ra trong
khuôn khổ pháp luật từ đó góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, giữ gìn trật
tự, an toàn giao thông. Mặt khác, bản thân các quy định của pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đều ảnh hƣởng đến mọi mặt của đời sống xã hội. Thông qua hệ
thống pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ giúp cho hoạt động vận
tải đƣờng bộ đạt đƣợc một cách hiệu quả các mục tiêu xã hội cụ thể nhƣ:
- Đảm bảo nhu cầu đi lại của ngƣời dân một cách thuận tiện, nhanh chóng,
an toàn trên cơ sở phát triển nhanh, đúng và hợp lý hệ thống kết cấu hạ tầng
phục vụ vận tải và phƣơng tiện vận tải đƣờng bộ.
- Đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hành khách.
Nhƣ vậy, pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có vai trò hết sức quan
trọng. Nhà nƣớc cần ngiên cứu để đƣa ra những quy định pháp luật phù hợp với
thực tế hoạt động vận tải đƣờng bộ nhằm phát huy tối đa vai trò của pháp luật,
mang lại hiệu quà quản lý cao nhất.
1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Nguyên tắc của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là những tƣ tƣởng
chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng các quy phạm pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ. Có bốn nguyên tắc cơ bản sau đây:
Một là, nguyên tắc Nhà nƣớc thống nhất quản lý về vận tải đƣờng bộ. Vận
tải đƣờng bộ là hoạt động có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng trong đời
sống, phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Đảng và Nhà nƣớc ta luôn coi
chiến lƣợc phát triển hoạt động vận tải đƣờng bộ. Giao thông vận tải nói chung

13
và hoạt động vận tải nói riêng đƣợc xem là một bộ phận quan trọng trong kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, một trong ba khâu đột phá, cần ƣu tiên đầu tƣ phát
triển đi trƣớc một bƣớc với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc. Theo đó, Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nƣớc về giao thông đƣờng bộ, Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trƣớc
Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ.
Nguyên tắc này luôn đƣợc thể chế hóa trong hệ thống văn bản quy phạm
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Ví dụ: tại khoản 3 Điều 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy
định: Quản lý hoạt động giao thông đƣờng bộ đƣợc thực hiện thống nhất trên cơ
sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các bộ, ngành và chính quyền địa phƣơng các cấp [29].
Điều 85 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008, quy định trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ có quy định: Chính phủ thống nhất
quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ Giao thông vận tải chịu trách
nhiệm trƣớc Chính phủ thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Bộ
Công an thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ theo
quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; thực
hiện các biện pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; phối hợp với Bộ Giao
thông vận tải bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ; Bộ Công an, Bộ Giao
thông vận tải có trách nhiệm phối hợp trong việc cung cấp số liệu đăng ký
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ, dữ liệu về tai nạn giao thông và cấp, đổi, thu
hồi giấy phép lái xe; Bộ Quốc phòng thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc
về giao thông đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của
pháp luật có liên quan; Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản
lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ; Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi
nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức thực hiện quản lý nhà nƣớc về giao thông

14
đƣờng bộ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan trong phạm vi địa phƣơng [29].
Hai là, nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý vận tải là nghĩa vụ bắt
buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Nguyên tắc này đảm bảo cho các quy định của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ đƣợc đƣợc hiện thực hóa, phát huy đầy đủ vai trò và giá trị thực tiễn.
Bên cạnh vấn đề đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nƣớc, các tổ chức, cá
nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ cần có trách nhiệm thực hiện đúng
các nghĩa vụ của mình. Mọi tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc đóng trên lãnh
thổ Việt Nam đều có nghĩa vụ phải thực hiện các quy định pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ theo pháp luật Việt Nam. Trƣờng hợp, các tổ chức, cá nhân có
hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm thông qua các chế tài xử lý của cơ
quan quản lý. Ngoài ra, nguyên tắc này còn thể hiện tính nghiêm minh của pháp
luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nói riêng.
Tại khoản 6 khoản 4 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy định:
Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đƣờng bộ phải đƣợc phát hiện, ngăn
chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật [29].
Ba là, nguyên tắc quyền đi đôi với nghĩa vụ. Bên cạnh việc trao cho các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ các quyền cơ bản thì pháp
luật về quản lý vận tải đƣờng bộ các nghĩa vụ tƣơng ứng. Không thể tồn tại việc
chủ thể chỉ phải thực hiện nghĩa vụ mà không có các quyền hoặc ngƣợc lại. Ví
dụ nhƣ: Các công dân đƣợc quyền sử dụng các phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ
để tham gia giao thông đƣờng bộ, bên cạnh quyền này thì công dân có ngĩa vụ
phải tuân thủ các nguyên tắc tham gia giao thông theo quy định của Luật Giao
thông đƣờng bộ; Hoặc các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện, đƣợc nhà nƣớc cấp
giấy phép thì có quyền kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, ngƣợc lại các tổ chức, cá
nhân có nghĩa vụ tuân thủ các quy định của pháp luật về kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô…

15
Ví dụ, tại các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đều đƣa
ra các quy định về quyền và nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh vận tải hành khách,
ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa, của hành khách (Điều 69, 71, 73),....[29].
Bốn là, nguyên tắc bình đẳng trƣớc pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm “Mọi công dân đều bình đẳng trƣớc
pháp luật”. Mọi đối tƣợng tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ bất kể họ mang
quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nƣớc ngoài hay không có quốc tịch… đều có
nghĩa vụ thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ. Mọi
công dân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, tôn
giáo…phải tuân thủ các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ.
Ví dụ, tại khoản 1 Điều 9 của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 quy
định: Ngƣời tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi
đúng làn đƣờng, phần đƣờng quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu
đƣờng bộ [29]. Quy tắc này áp dụng cho tất cả các cá nhân tham gia giao thông
đƣờng bộ, không phân biệt giới tính, dân tộc,...
Có thể nói, việc thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc trên chính là cơ sở
để xây dựng một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phù hợp và
triển khai thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trên thực
tế.
1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải
đường bộ
1.2.2.1. Các quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước
Nhà nƣớc vừa là chủ thể ban hành các quy định của pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đồng thời vừa là chủ thể thực thi các quy định này trên thực tế.
Vì vậy pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣa ra các quy định điều chỉnh về: trách
nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Cụ thể là: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thực
thi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ.

16
1.2.2.2. Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ
Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ gồm quy định
điều chỉnh: đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh; đối với hoạt
động kinh doanh vận tải đƣờng bộ (gồm: quy định về điều kiện kinh doanh vận
tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người
kinh doanh; quy định cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh vận tải đường
bộ; quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định về giá, cước, phí, lệ phí
liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ).
Bất cứ quy định pháp luật nào cũng có phạm vi và đối tƣợng điều chỉnh
cụ thể. Pháp luật về vận tải đƣờng bộ cũng vậy, đối tƣợng điều chỉnh của pháp
luật về vận tải đƣờng bộ chính là hoạt động vận tải đƣờng bộ. Do đó, pháp luật
về vận tải đƣờng bộ cần đƣa ra các quy định điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động
vận tải đƣờng bộ.
1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về
hoạt động vận tải đường bộ
Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động
vận tải đƣờng bộ cụ thể nhƣ: thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối
với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Trong đó, biện
pháp đảm bảo chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính.
Có thể nói, khi pháp luật đƣợc ban hành và triển khai thực hiện trên thực tế
thì không phải tất cả mọi cá nhân, tổ chức đều có ý thức tuân thủ các quy định của
pháp luật. Do đó, cần có các quy định về thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm
hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để
đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Các quy định này mang tính răn đe đối với các cá nhân, tổ chức có hành
vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ từ đó góp phần nâng cao ý thức tuân
thủ pháp luật của ngƣời dân và chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ.
Có thể nói, so với Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 thì Luật Giao
thông đƣờng bộ năm 2008 đã đƣa ra các quy định để điều chỉnh hoạt động vận

17
tải đƣờng bộ một cách đầy đủ, rõ ràng hơn, đây chính là cơ sở pháp lý cho hoạt
động vận tải đƣờng bộ vận hành và phát triển.
1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ
Muốn xây dƣng một hệ thống pháp luật đảm bảo yêu cầu hợp hiến, thống
nhất, đồng bộ, khả thi và đáp ứng yêu cầu hội nhập cần phải xây dựng các tiêu
chí để xác định một hệ thống pháp luật có chất lƣợng. Trong đó, chất lƣợng của
hệ thống pháp luật cần đƣợc thể hiện ở cả hình thức và nội dung của nó. Để có
chất lƣợng đòi hỏi các văn bản pháp luật phải đƣợc ban hành đúng thẩm quyền,
đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội dung thể hiện, có
hình thức rõ ràng, có nội dung đƣợc kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các thuật ngữ pháp
lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn gọn, dễ hiểu,
phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân dân.
Chất lƣợng của hệ thống pháp luật là một trong những cơ sở để bảo đảm
cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc kết quả cao trong thực tiễn,
đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực hoá các quy định pháp luật
trong đời sống xã hội. Nếu chất lƣợng của pháp luật thấp, tính khả thi kém thì
việc thực hiện chúng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có những quy định
pháp luật nhiều khi không thể thực hiện đƣợc trên thực tế.
Để đánh giá chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam, xác định mức
độ hoàn thiện của nó cần phải dựa vào những tiêu chí đƣợc xác định về mặt lý
thuyết, từ đó liên hệ với điều kiện và hoàn cảnh thực tế trong mỗi giai đoạn cụ
thể, xem xét một cách khách quan và rút ra những kết luận, làm sáng rõ những
ƣu điểm và nhƣợc điểm của hệ thống pháp luật. Có nhiều tiêu chí để xác định
chất lƣợng của hệ thống pháp luật Việt Nam trong đó có các tiêu chí cơ bản là:
tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây
dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ cũng vậy, để đánh giá sự hoàn thiện
của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, cần dựa trên những tiêu chí cơ bản là:

18
tính toàn diện, đồng bộ, tính thống nhất, tính phù hợp, ngôn ngữ, kỹ thuật xây
dựng pháp luật và tính khả thi của hệ thống pháp luật.
1.3.1.Tính toàn diện, đồng bộ
Pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính toàn diện. Tính
toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện
sự thống nhất ở hai cấp độ. Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác. Ví dụ: sự
đồng bộ giữa Luật Giao thông đƣờng bộ với các Luật chuyên ngành khác. Để
tạo đƣợc tính đồng bộ này thì cần xác định rõ ranh giới giữa hệ thống pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác và tạo ra
đƣợc một hệ thống quy phạm pháp luật căn bản để tạo cơ sở củng cố tính thống
nhất của toàn bộ hệ thống pháp luật. Ở cấp độ cụ thể đó là thể hiện sự thống
nhất, không mâu thuẫn, không trùng lặp, chồng chéo trong bản thân hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, trong mỗi chế định
pháp luật và giữa các quy phạm pháp luật với nhau.
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ toàn diện và đồng bộ thể
hiện ở cấu trúc hình thức của nó, nghĩa là hệ thống pháp luật phải có khả năng
đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu điều chỉnh pháp luật trên các lĩnh vực của hoạt
động vận tải đƣờng bộ, các quy định pháp luật phải có khả năng bao quát toàn
bộ hoạt động vận tải, để các quan hệ quan trọng có tính điển hình, phổ biến cần
có sự điều chỉnh của pháp luật thì đều có pháp luật điều chỉnh.
Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng
bộ còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết Luật Giao
thông đƣờng bộ, các quy định pháp luật trong những trƣờng hợp cần có sự quy
định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều
kiện để có thể đƣợc tổ chức thực hiện ngay trên thực tế.
Tóm lại, bất kỳ một quy phạm hay văn bản quy phạm pháp luật nào cũng
đƣợc tạo ra và tác động không phải trong sự độc lập, riêng rẽ mà trong một tổng
thể những mối liên hệ và những sự ràng buộc nhất định. Do vậy, tính toàn diện

19
và đồng bộ của hệ thống pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn tới tính khả thi và hiệu
quả của việc thực hiện pháp luật. Bởi tất cả những mối liên hệ, những sự ràng
buộc đó của các quy định, các văn bản pháp luật với những yếu tố và hiện tƣợng
khác nhau trong đời sống xã hội xét đến cùng đều có ảnh hƣởng tới sự tác động,
điều chỉnh của pháp luật. Việc thực hiện một quy phạm pháp luật hay một chế
định luật không tốt có thể sẽ làm việc thực hiện các quy phạm, các chế định
pháp luật khác gặp nhiều khó khăn thậm chí là không thể thực hiện đƣợc, tuỳ
theo vị trí, vai trò và các mối liên hệ của nó với các yếu tố, các bộ phận khác.
1.3.2. Tính thống nhất
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải luôn thống nhất. Sự
thống nhất của hệ thống pháp luật là điều kiện cần thiết bảo đảm cho tính thống
nhất về mục đích của pháp luật và sự triệt để trong việc thực hiện pháp luật.
Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thể
hiện trong cả hệ thống pháp luật về quản vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ trong từng
bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật vận tải đƣờng bộ ở các cấp độ khác
nhau, nghĩa là giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ với hệ thống
pháp luật các lĩnh vực khác, giữa từng văn bản quy phạm pháp luật trong hệ
thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Không có các hiện tƣợng trùng lặp, chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau của
các quy phạm pháp luật trong mỗi văn bản quy phạm pháp luật và giữa các văn
bản quy phạm pháp luật. Điều này đòi hỏi các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc
ban hành không chỉ bảo đảm sự thống nhất, hài hoà về nội dung mà còn phải
bảo đảm tính thứ bậc của mỗi văn bản về giá trị pháp lý của chúng.
1.3.3. Tính phù hợp
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành phù hợp.
Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thể hiện ở nội
dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tƣơng quan với trình độ phát triển kinh
tế - xã hội của đất nƣớc. Có thể nói pháp luật là những nhu cầu cơ bản, điển hình
và có tính phổ biến nhất của đời sống kinh tế - xã hội đƣợc khái quát hoá, mô

20
hình hoá dƣới hình thức pháp lý cụ thể thông qua hoạt động lý trí và ý chí của cơ
quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Do vậy, sự phù hợp của các văn bản quy phạm
pháp luật mà đặc biệt là của các văn bản luật với các quy luật khách quan của sự
phát triển kinh tế - xã hội là điều kiện vô cùng quan trọng bảo đảm cho tính khả
thi và hiệu quả của pháp luật.
Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp
luật về quản lý vận tải đƣờng bộ dễ dàng đƣợc thực hiện, đồng thời cũng góp
phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trƣờng hợp
ngƣợc lại, pháp luật khó đƣợc thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở
hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó.
Tiếp đến là sự phù hợp của pháp luật về vận tải đƣờng bộ với điều kiện
chính trị của đất nƣớc, mà quan trọng nhất là phù hợp với đƣờng lối, chính sách
của Đảng. Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban
hành phải phù hợp với đƣờng lối, chính sách phát triển vận tải của Đảng và Nhà
nƣớc.
Phù hợp với lợi ích của nhân dân. Trong xã hội Việt Nam hiện nay tồn tại
nhiều giai tầng khác nhau và lợi ích của mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng, giai tầng
cũng có sự khác nhau. Do đó, nội dung của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ phải quy định sao cho phù hợp với lợi ích của các tầng lớp xã hội khác
nhau.
1.3.4. Tính khả thi
Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải có khả năng
thực hiện đƣợc.
Một hệ thống pháp luật có chất lƣợng thì phải bảo đảm tính khả thi, nghĩa
là các quy định pháp luật về quản lý vận tải dƣờng bộ phải có khả năng thực
hiện đƣợc trong điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội hiện tại. Điều này đòi hỏi
các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban hành phù hợp
với trình độ phát triển của đất nƣớc ở mỗi thời kỳ phát triển nhất định. Nếu các
quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành quá cao hoặc quá

21
thấp so với các điều kiện phát triển của đất nƣớc thì đều có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của pháp luật. Trong những trƣờng hợp đó hoặc là pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ không có khả năng thực hiện đƣợc hoặc là đƣợc thực hiện
không triệt để, không nghiêm, không phát huy hết vai trò tác dụng của nó trong
đời sống xã hội.
Tính khả thi của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thể
hiện ở việc các quy định pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đƣợc ban
hành đúng lúc, kịp thời đáp ứng những nhu cầu mà cuộc sống đang đặt ra, đồng
thời phải phù hợp với cơ chế thực hiện và áp dụng pháp luật hiện hành. Khi ban
hành phải xem xét tới điều kiện về kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc có cho
phép thực hiện đƣợc quy định hoặc văn bản pháp luật đó hay không, đồng thời
phải tính đến các điều kiện khác nhƣ tổ chức bộ máy nhà nƣớc, trình độ của đội
ngũ cán bộ, công chức có cho phép thực hiện đƣợc không, dƣ luận xã hội trong
việc tiếp nhận quy định hoặc văn bản pháp luật đó (ủng hộ hay không ủng hộ),
trình độ văn hoá và kiến thức pháp lý của nhân dân...
1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy
phạm pháp luật
Kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể
những phƣơng pháp, phƣơng tiện đƣợc sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ
thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có đƣợc đầy đủ các khả năng
để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội.
Điều này đòi hỏi: Khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật về quản lý vận
tải đƣờng bộ phải tuân thủ dúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xây dựng và
ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tuân thủ các quy định về kỹ thuật trình
bày, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật; ngôn ngữ đƣợc sử dụng trong văn
bản phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ hiểu, đảm bảo tính
cô đọng, lôgíc và một nghĩa. Đối với những thuật ngữ chuyên ngành vận tải
đƣờng bộ cần xác định rõ nội dung đều đƣợc giải thích trong văn bản.

22
Nội dung các quy phạm pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật đƣợc
xây dựng với một trình độ kỹ thuật pháp lý cao có kết cấu chặt chẽ, lôgíc, các
thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng chính xác, một nghĩa, lời văn trong sáng, ngắn
gọn, dễ hiểu, phù hợp với khả năng nhận thức của quảng đại quần chúng nhân
dân. Sự chặt chẽ, rõ ràng, chính xác của các quy phạm pháp luật cũng tránh
đƣợc những thiếu sót, sơ hở có thể bị lợi dụng trong quá trình thực hiện và áp
dụng pháp luật. Để có chất lƣợng các văn bản pháp luật phải đƣợc xây dựng
đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định, có tên gọi phù hợp với nội
dung thể hiện, hình thức rõ ràng, dễ thực hiện.
Pháp luật có chất lƣợng phải là pháp luật đƣa ra đƣợc phƣơng án tốt nhất
với phƣơng pháp điều chỉnh pháp luật phù hợp nhất để thông qua đó có thể đạt
đƣợc mục đích mong muốn trong những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại.
Chất lƣợng của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là một
trong những cơ sở để bảo đảm cho việc thực hiện và áp dụng pháp luật đạt đƣợc
kết quả cao trong thực tiễn, đồng thời cho phép dự báo đƣợc khả năng hiện thực
hoá các quy định pháp luật trong đời sống xã hội. Pháp luật đƣợc ban hành kịp
thời, đầy đủ, đồng bộ, phù hợp với các quy luật khách quan và phù hợp với điều
kiện kinh tế xã hội và ở trình độ pháp lý cao: rõ ràng, chính xác và một nghĩa thì
tạo cơ sở cho điều chỉnh và tác động pháp luật đạt đƣợc kết quả cao và ngƣợc lại.
1.4. Yếu tố ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ
1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Trƣớc hết, hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ có
liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả trƣớc hết phải có pháp luật tốt. Nói cụ
thể hơn là phải có một hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ hoàn
chỉnh, đồng bộ, sát thực tế, phù hợp với các quy luật khách quan của sự phát
triển kinh tế-xă hội, phù hợp với những điều kiện kinh tế, chính trị,văn hóa xã
hội, tâm lí, tổ chức... mà trong đó pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ sẽ tác

23
động, đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của đất nƣớc ở mỗi thời kì phát triển. Sau
khi đã ban hành pháp luật, vấn đề quan trọng có ảnh hƣởng tới việc thực hiện ,
áp dụng pháp luật là tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ và
nhân dân để mọi ngƣời nắm đƣợc các quy định của pháp luật, từ đó họ có ý tức
tự giác tuân theo pháp luật.
1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đường bộ
Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, quan điểm, quan niệm
thịnh hành trong xã hội thể hiện mối quan hệ của con ngƣời đối với pháp luât và
sự đánh giá về tính hợp pháp hay không hợp pháp với các hành vi pháp lí thực
tiễn.
Ý thức pháp luật có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật.
Chủ thể tham gia pháp luật có ý thức tuân thủ pháp luật cao thì hoạt động thi
hành pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao và ngƣợc lại. Hoạt động vận tải đƣờng
bộ là hoạt động có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi,
giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của
chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao. Dẫn đến, hiệu quả việc
thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn thấp. Trong thời gian tới, để
nâng cao hơn nữa ý thức của chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cần phải nâng
cao trình độ và tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý
vận tải đƣờng bộ đến các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ.
1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật
Tổ chức thực hiện để pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đi vào cuộc
sống là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nƣớc, cụ thể là đội ngũ cán bộ, công
chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ muốn đƣợc thực hiện một
cách có hiệu quả thì cần đề cao công tác tổ chức thực hiện. Do mảng vận tải
đƣờng bộ là một mảng lớn, có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân
dân và có vai trò hết sức to lớn đến đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội cho
nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng khá phức tạp và mang tính chất

24
quan trọng. Chính vì vậy các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thực hiện quản lý
về hoạt động vận tải đƣờng bộ cần đƣợc tổ chức một cách khoa học,có sự phân
công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan,
mỗi bộ phận để tránh hiện tƣợng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công
việc của các cơ quan này.
Hoạt động áp dụng áp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ của các cơ quan
áp dụng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ phải đảm bảo tính năng động ,
chủ động, sáng tạo, sự độc lập của mỗi cơ quan hoặc mỗi bộ phận đồng thời đảm
bảo sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng giữa các cơ quan, giữa các bộ phận cùng
tham gia áp dụng pháp luật cũng nhƣ sự phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan áp
dụng pháp luật với các cơ quan khác của Nhà nƣớc hoặc với các tổ chức xã hội .
Đặc biệt, hoạt động hiệu quả của các cơ quan áp dụng pháp luật về quản
lý vận tải đƣờng bộ còn thể hiện ở sự thông thạo các công việc mà họ đảm nhận
và thực hiện chúng với tinh thân trách nhiệm cao, tránh hiện tƣợng quan liêu,
cửa quyền, sách nhiễu, trì trệ, giấy tờ hình thức hoặc thờ ơ lãnh đạm đối với số
phận, tính mạng con ngƣời, với tài sản của Nhà nƣớc và của nhân dân .
Ngoài ra, ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật cũng đóng vai
trò quan trọng. Chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Khi các chủ thể này có ý
thức pháp luật cao thì họ sẽ tự nguyện thực hiện pháp luật, tuân thủ pháp luật
dấn đến hiệu quả thi hành pháp luật cao và ngƣợc lại. Nhìn chung, ý thức pháp
luật của các chủ thể thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ là chƣa cao,
trong thời gian tới cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ để nâng cao hơn nữa ý thức thi hành pháp
luật của nhân dân.
1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tượng thi hành, thực hiện pháp
luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết
Hiệu quả thi hành pháp luật nói chung và pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ nói riêng không những có liên quan chặt chẽ đến hoạt động xây dựng

25
pháp luật mà sự hoàn thiện của hoạt động thi hành pháp luật còn đòi hỏi trình độ
pháp lý của nhân dân trong xã hội. Có thể nói, đối tƣợng tham gia hoạt động
quản lý vận tải đƣờng bộ là đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới
tính, tầng lớp, tôn giáo, trình độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ
thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ chƣa cao.Vì vậy cần phải đẩy mạnh
công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhằm nâng
cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ
đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo
vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng nhƣ không vi phạm pháp luật.
Hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ còn chịu ảnh
hƣởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất- kỹ thuật. Nhiều văn
bản pháp luật, nhiều quy định của pháp luật muốn đƣợc thực hiện trong thực tế
đòi hỏi phải có một chi phí rất lớn về sức ngƣời và trang bị vật chất- kỹ thuật. Vì
thế kinh phí hoạt động cho hoạt động áp dụng pháp luật là một trong diều kện
cần thiết quan trọng để việc áp dụng pháp luật có hiệu quả. Ví dụ nhƣ: để xử
phạt hành vi sử dụng rƣợu bia khi tham gia giao thông thì cần phải trang bị các
máy đo nồng độ cồn cho đội ngũ cảnh sát giao thông,…...
Trên đây là một số yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả thi hành pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ. Qua việc nghiên cứu các yếu tố này giúp cho các cơ
quan quản lý có những biện pháp đúng đắn để hoạt động thi hành pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ có hiệu quả hơn.
Nhƣ vậy, qua nghiên cứu cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ đã làm rõ phần nào đặc điểm, vai trò, các yếu tố ảnh hƣởng tới hiệu
quả của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ. Đây chính là cơ sở để luận văn
tiếp tục nghiên cứu thực trạng và thực tiễn thi hành pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.

26
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ
VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý)
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ
4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7
năm 2009 thay thế Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001 gồm 8 chƣơng, 89 điều.
Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nƣớc và trách nhiệm
quản lý nhà nƣớc về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt
động vận tải đƣờng bộ.
Trên cơ sở các quy định về nội dung, trách nhiệm quản lý nhà nƣớc mà luật
giao thì Bộ GTVT và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng
các văn bản hƣớng dẫn thực hiện. Ngoài các quy định tại Luật thì tại một số văn
bản điều chỉnh cụ thể một số lĩnh vực về hoạt động vận tải đƣờng bộ đều quy
định rõ trách nhiệm của các cơ quan nhà nƣớc đối với từng nội dung của hoạt
động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải, các
Bộ ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý hoạt động kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô tại Nghị định số 91/2009/NĐ-CP ngày 21/10/2009
của Chính phủ quy định kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
sau đó là Nghị đinh thay thế số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô….
Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đƣờng bộ, cơ
cấu bộ máy quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ và chức năng, nhiệm vụ của
từng tổ chức nhƣ sau:

27
a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy:

Bộ Giao thông vận tải UBND cấp tỉnh

Tổng cục ĐBVN Sở GTVT các tỉnh,


thành phố

b) Chức năng, nhiệm vụ chính của từng cơ quan


- Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nƣớc về giao thông đƣờng bộ, trong
đó bao gồm hoạt động vận tải đƣờng bộ.
- Bộ Giao thông vận tải:

Nhà nƣớc về giao thông vận tải trong phạm vi cả nƣớc.

- Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam:


+ Chức năng: Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao
thông vận tải, thực hiện chức năng tham mƣu, giúp Bộ trƣởng Bộ Giao thông
vận tải quản lý nhà nƣớc chuyên ngành giao thông vận tải đƣờng bộ trong phạm
vi cả nƣớc.

28
Giao thôn
- Sở Giao thông vận tải:
+ Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ƣơng có chức năng tham mƣu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện
quản lý nhà nƣớc về giao thông vận tải, bao gồm: đƣờng bộ, vận tải, an toàn
giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo,

Đƣờng bộ Việt Nam.

Nhìn chung, chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan nhà nƣớc trong quản
lý hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc thể chế tại các quy định pháp luật một
cách cụ thể, rõ ràng. Điều này sẽ giúp cho việc ban hành, triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ đƣợc thực hiện có hiệu
quả.
2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường
bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ
2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ
không kinh doanh
Theo quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ thì hoạt động vận tải đƣờng
bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải.
Hoạt động vận tải không kinh doanh đƣợc hiểu là hoạt động sử dụng
phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ để vận chuyển ngƣời, hàng hóa trên đƣờng bộ
không nhằm mục đích kinh doanh. Đó có thể là: đi đến cơ quan làm việc, đi học,
đi đến các trung tâm thƣơng mại… Tùy theo từng mục đích, nhu cầu, điều kiện
mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn cho mình một loại phƣơng tiện phƣơng tiện giao
thông đƣờng bộ để tham gia giao thông.

29
Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì các quy định
pháp luật để điều chỉnh hoạt động này đƣợc quy định khá cụ thể ở Luật Giao
thông đƣờng bộ.
Tại khoản 5 Điều 4 của Chƣơng 1 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định
“Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy
tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và
người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo
đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29].
Tại Chƣơng II – Quy tắc giao thông đƣờng bộ của Luật Giao thông đƣờng
bộ năm 2008, đã đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời tham gia hoạt động vận tải
đƣờng bộ phải thực hiện, hay gọi cách khác là nghĩa vụ của ngƣời tham gia giao
thông.
Luật đã đƣa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người
tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường,
phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô
có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong
xe ô tô phải thắt dây an toàn” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008)
[29].
Bên cạnh quy tắc chung, Luật còn đƣa ra các quy định về các quy tắc để
tham gia giao thông đƣờng bộ nhƣ: chấp hành báo hiệu đƣờng bộ; sử dụng làn
đƣờng, vƣợt xe, chuyển hƣớng xe, lùi xe, tránh xe đi ngƣợc chiều; dừng xe, đỗ
xe trên đƣờng bộ, đƣờng phố; quyền ƣu tiên của một số loại xe; quy định về
nhƣờng đƣờng tại nơi đƣờng giao nhau; quy định về số lƣợng ngƣời đƣợc phép
chở trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ; quy định về việc tham gia giao thông
của ngƣời khuyết tật, ngƣời già…
Tại Chƣơng IV – Phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ của Luật đã
quy định các điều kiện tham gia giao thông đƣờng bộ, trong đó có các phƣơng
tiện giao thông đƣờng bộ bao gồm: phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và
phƣơng tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ. Ví dụ: Tại Điều 53 của Luật quy định

30
điều kiện tham gia giao thông của xe ô tô đúng kiểu loại đƣợc phép tham gia
giao thông là: Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực; có hệ thống chuyển hƣớng có
hiệu lực; tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trƣờng hợp xe ô tô của ngƣời nƣớc
ngoài đăng ký tại nƣớc ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt
Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ; có đủ đèn chiếu sáng gần và xa,
đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu; có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng
tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe; có đủ gƣơng chiếu hậu và các trang bị, thiết
bị khác bảo đảm tầm nhìn cho ngƣời điều khiển; Kính chắn gió, kính cửa là loại
kính an toàn; có còi với âm lƣợng đúng quy chuẩn kỹ thuật; có đủ bộ phận giảm
thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo
quy chuẩn môi trƣờng; các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận
hành ổn định [29].
Chƣơng V - Ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao thông đƣờng bộ
của Luật đƣa ra các quy định mà ngƣời điều khiển phƣơng tiện tham gia giao
thông đƣờng bộ (trong đó có phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ) phải tuân thủ.
Đó là: điều kiện của ngƣời lái xe tham gia giao thông; tuổi, sức khỏe của ngƣời
lái xe; điều kiện của ngƣời điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông.
Ví dụ: tại Điều 58 của Luật Giao thông đƣờng bộ quy định điều kiện của
ngƣời lái xe tham gia giao thông, gồm: Ngƣời lái xe tham gia giao thông phải đủ
độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đƣờng bộ và có giấy
phép lái xe phù hợp với loại xe đƣợc phép điều khiển do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền cấp. Ngƣời tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành
trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái. Ngƣời lái xe khi điều khiển
phƣơng tiện phải mang theo các giấy tờ sau: Đăng ký xe; Giấy phép lái xe đối
với ngƣời điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Giao thông đƣờng
bộ; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với
xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Luật Giao thông đƣờng bộ; Giấy chứng
nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới [29].

31
Bên cạnh đó Luật còn đƣa ra các quy định bắt buộc ngƣời lái xe, quy định
về vận tải hàng hóa bằng xe ô tô, vận chuyển một số hàng nhƣ: hàng nguy
hiểm…; hoạt động vận tải đƣờng bộ trong đô thị tại các Điều 68, 70, 72,
76,77,78,79 và Điều 80 [29].
Nhƣ vậy, Luật Giao thông đƣờng bộ đã đƣa ra các quy tắc giao thông đối
với các cá nhân tham gia giao thông đƣờng bộ và đối với phƣơng tiện tham gia
giao thông đƣờng bộ hay nói cách khác đó chính là các điều kiện, nghĩa vụ mà
chủ thể tham gia giao thông phải nghiêm túc thực hiện nhằm đảm trật tự, an toàn
giao thông. Tính đến nay, các quy định này đã đƣợc triển khai thực hiện 9 năm
trên thực tế và vẫn đang tiếp tục đƣợc thực hiện.
Các quy định nêu trên tại Luật Giao thông đƣờng bộ chỉ mang tính quy
tắc chung. Để triển khai thực hiện các quy định của Luật, trong thời gian qua
Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy định chi tiết
thi hành nhằm đảm bảo các quy định đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc
triển khai thực hiện trên thực tế, cụ thể:
- Thông tƣ số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải hƣớng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng
hoá và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014.
Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 07/8/2009. Thông tƣ hƣớng dẫn những
nguyên tắc chung về hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô
sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự và
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tƣơng tự.
- Thông tƣ số 07/2010/TT-BGTVT ngày 11/02/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành
xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển
hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông

32
đƣờng bộ khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ
sung số 03/2011/TT-BGTVT ngày 22/02/2011; Thông tƣ 65/2013/TT-BGTVT
ngày 31/12/2013. Sau một thời gian triển khai thực hiện trên thực tế, số lƣợng
các phƣơng tiện vận chuyển hàng quá tải trọng, khổ giới hạn đã đƣợc kiểm soát,
có xu hƣớng giảm. Tuy nhiên, một số quy định về về tải trọng, khổ giới hạn của
đƣờng bộ, giới hạn xếp hàng hóa chƣa phù hợp với thực tế cần điều chỉnh, đồng
thời cần bổ sung thêm cơ quan cấp Giấy phép vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu
trọng là Cục Quản lý đƣờng bộ.
Trên cơ sở đó, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ thay thế số
46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đƣờng bộ;
lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận
chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện khi
tham gia giao thông đƣờng bộ. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/12/2015 đƣợc ban hành nhằm khắc phục những bất cấp, tồn tại của Thông tƣ
số 07/2010/TT-BGTVT và đƣa ra một số quy định phù hợp với thực tế. Thông
tƣ đƣa ra các quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; công bố tải
trọng, khổ giới hạn của đƣờng bộ; lƣu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới
hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng và
giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện giao thông đƣờng bộ khi tham gia giao
thông trên đƣờng bộ. Có thể nói, các quy định của Thông tƣ đƣa ra là khá cụ thể,
ngày càng chặt chẽ để góp phần kiểm soát đối với xe quá tải trọng, xe quá khổ
giới hạn, vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng góp phần đảm bảo trật tự, an
toàn giao thông, bảo vệ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ.
- Thông tƣ số 13/2009/TT-BGTVT ngày 17/7/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới xe máy chuyên dùng
tham gia giao thông đƣờng bộ; Tiếp sau đó là Thông tƣ thay thế số 91/2015/TT-
BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc
độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
đƣờng bộ.

33
Thông tƣ đã đƣa ra quy định quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ
giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ (trừ các xe ƣu tiên đang đi làm nhiệm vụ
theo quy định của pháp luật) và đƣợc áp dụng đối với ngƣời lái xe, cơ quan, tổ
chức, cá nhân liên quan đến quản lý và thực hiện các quy định về tốc độ và
khoảng cách an toàn của xe cơ giới khi tham gia giao thông đƣờng bộ nhằm đảm
bảo an toàn cho ngƣời và xe khi tham gia giao thông.
- Thông tƣ số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về xếp hàng trên xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 15/12/2013. Thông tƣ đƣa ra các quy định về việc xếp hàng hóa
trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ;
Trách nhiệm của ngƣời vận tải, lái xe, ngƣời áp tải, ngƣời thuê vận tải, ngƣời
xếp hàng hóa và trách nhiệm của Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam và Sở Giao
thông vận tải trong quản lý đối với hoạt động này.
Trên cơ cở quy định của Luật, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng ban hành các quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của phƣơng
tiện giao thông thô sơ đƣờng bộ và việc tổ chức thực hiện Vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tƣơng tự tại địa phƣơng mình. Ví dụ:
- Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành: Quyết định số 24/2010/QĐ-
UBND ngày 27/10/2010 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, gắn máy,
môtô hai bánh, môtô ba bánh, máy kéo nhỏ để vận chuyển hành khách, hàng hoá
và xe dùng làm phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông
đƣờng bộ trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành và Quyết
định thay thế số 20/2015/QĐ-UBND ngày 08/9/2015 về Quy định quản lý hoạt
động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận
chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm
phƣơng tiện đi lại của ngƣời khuyết tật tham gia giao thông đƣờng bộ trên
địa bàn tỉnh Bến Tre.

34
- Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành: Quyết định số
3160/2009/QĐ-UBND ngày 17//9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt
động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại
xe tƣơng tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và
Quyết định sửa đổi, bổ sung số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015.
Bên cạnh các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động vận
tải đƣờng bộ không kinh doanh, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có
liên quan đã ban hành các quy định pháp luật có liên quan để hỗ trợ, đảm bảo
các quy định của pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc triển khai trên thực tế, nhƣ:
- Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định
niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở ngƣời. Bộ Giao thông
vận tải đã ban hành Thông tƣ số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 hƣớng
dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở
hàng và chở ngƣời.
- Thông tƣ số 10/2009/TT-BGTVT ngày 06/10/2009 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải về kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng
tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ; Tiếp theo là Thông tƣ 56/2012/TT-BGTVT
ngày 27/12/2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng
phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ và các Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số:
60/2013/TT-BGTVT ngày 30/12/2013, 10/2014/TT-BGTVT ngày 23/4/2014;
Tiếp theo là Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trƣởng
Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số 53/2014/TT-
BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải về bảo dƣỡng kỹ
thuật, sửa chữa phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ. Thông tƣ số
29/2012/TT-BCA ngày 18/5/2012 của Bộ trƣởng Bộ Công an quy định về tổ chức
kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng xe ô tô, xe máy chuyên dùng
trong công an nhân dân.

35
- Thông tƣ số 23/2013/TT-BGTVT ngày 26/8/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị
giám sát hành trình của xe ô tô do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành;
Tiếp theo là Thông tƣ thay thay thế số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của
Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ
liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô.
- Thông tƣ số 17/2012/TT-BGTVT ngày 29/05/2012 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ;
Thông tƣ số 27/2015/TT-BGTVT ngày 23/06/2015 của Bộ trƣởng Bộ Giao
thông vận tải về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia biển chỉ dẫn trên đƣờng cao tốc do
Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban hành; Tiếp theo là Thông tƣ thay thế số
06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải ban
hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đƣờng bộ.
Nhìn chung, Luật Giao thông đƣờng bộ và các văn bản hƣớng dẫn thi
hành Luật đã quy định đầy đủ, cụ thể các yêu cầu, điều kiện, nghĩa vụ....tạo ra
hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ không kinh doanh hoạt động
nhằm đảm bảo an toàn, trật tự an toàn giao thông. Hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật này đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nghiên cứu, sửa đổi,
bổ sung, thay thế nhằm đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn hoạt động vận tải
đƣờng bộ trong từng giai đoạn, cũng nhƣ tình hình phát triển kinh tế -xã hội,
trình độ dân trí của nhân dân...nhằm đảm bảo tính phù hợp của các quy phạm
pháp luật đó.
2.1.2.2. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải
đường bộ
Kinh doanh vận tải đƣờng bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh
doanh vận tải hàng hóa. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật nhƣ
đối với hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ không kinh doanh thì hoạt động
kinh doanh vận tải còn đƣợc điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật
khác. Xuất phát từ lý do hoạt động này có tính đa dạng và phức tạp hơn.

36
Thứ nhất, đối với các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, quyền,
nghĩa vụ của ngƣời kinh doanh
Theo Luật Giao thông đƣờng bộ thì kinh doanh vận tải hành khách bằng
xe ô tô bao gồm: kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định có xác định
bến đi, bến đến với lịch trình, hành trình nhất định; kinh doanh vận tải hành
khách bằng xe buýt theo tuyến cố định có các điểm dừng đón, trả khách và xe
chạy theo biểu đồ vận hành với cự ly, phạm vi hoạt động nhất định; kinh doanh
vận tải hành khách bằng xe taxi có lịch trình và hành trình theo yêu cầu của
hành khách; cƣớc tính theo đồng hồ tính tiền; kinh doanh vận tải hành khách
theo hợp đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận tải;
kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chƣơng trình và địa điểm du lịch.
Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô bao gồm: kinh doanh vận tải
hàng hóa thông thƣờng; kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe taxi tải; kinh
doanh vận tải hàng hóa siêu trƣờng, siêu trọng; kinh doanh vận tải hàng nguy
hiểm.
Luật Giao thông đƣờng bộ đã quy định các điều kiện kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô. Trên cơ sở quy định của Luật, để quy định chi tiết Luật Chính phủ
đã ban hành Nghị định số 91/202009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và
điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày
08/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/202009/NĐ-CP ngày
21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Về cơ
bản Nghị định đã quy định tƣơng đối đầy đủ các điều kiện cấp phép cho tổ chức,
cá nhân tham gia đối với từng loại hình kinh doanh vận tải đƣờng bộ. Tuy nhiên,
quy định về đăng ký, niêm yết chất lƣợng dịch vụ và bộ phận quản lý các điều
kiện về an toàn giao thông còn tƣơng đối đơn giản, chƣa cụ thể, chi tiết; quy
định về màu sơn xe taxi khó hiểu, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; chƣa
có cơ chế khuyến khích các đơn vị có quy mô lớn, quản lý chặt chẽ, hiệu quả,
đảm bảo an toàn giao thông và có chất lƣợng dịch vụ tốt. Bên cạnh đó, Nghị
định 91/2009/NĐ-CP cũng chƣa có quy định về điều kiện kinh doanh đối với

37
vận tải hàng hóa thông thƣờng. Để giải quyết những bất cập trên, ngày
10/9/2014, Chính phủ đã ban hành Nghị định thay thế số 86/2014/NĐ-CP về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/12/2014.
Nghị định đã đƣa ra các quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe
tô tô; điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; trình tự, thủ tục cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và trách nhiệm của các cơ quan quản lý, tổ chức
có liên quan đến hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Nhƣ vậy, để đảm bảo vấn đề an toàn giao thông cũng nhƣ hiệu quả của
hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, nhà nƣớc đã đƣa ra các điều kiện bắt
buộc các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động kinh doanh vận tải phải tuân
thủ.
Luật Giao thông đƣờng bộ còn đƣa ra các quy định về quyền và nghĩa vụ
của các bên tham gia hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ. Quyền và nghĩa
vụ này đƣợc quy định tại các Điều 69, 71, 73, 74 và Điều 75 của Luật. Đó là
quyền và nghĩa vụ của: ngƣời kinh doanh vận tải hành khách, hành khách, ngƣời
kinh doanh vận tải hàng hóa, ngƣời thuê vận tải hàng hóa và ngƣời nhận hàng.
Các quy định này đƣa ra nhằm đảm bảo lợi ích cũng nhƣ nâng cao trách nhiệm
của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh vận tải hành khách.
Ví dụ: theo quy định tại Điều 69 của Luật thì ngƣời kinh doanh vận tải
hành khách có các quyền: thu cƣớc, phí vận tải; từ chối vận chuyển trƣớc khi
phƣơng tiện rời bến xe, rời vị trí đón, trả hành khách theo hợp đồng vận chuyển
những ngƣời đã có vé hoặc ngƣời trong danh sách hợp đồng có hành vi gây rối
trật tự công cộng, gây cản trở công việc của ngƣời kinh doanh vận tải, ảnh
hƣởng đến sức khoẻ, tài sản của ngƣời khác, gian lận vé hoặc hành khách đang
bị dịch bệnh nguy hiểm. Ngƣời kinh doanh vận tải hành khách có các nghĩa vụ:
thực hiện đầy đủ các cam kết về chất lƣợng vận tải, hợp đồng vận tải; mua bảo
hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm đƣợc tính vào giá vé hành khách; giao vé,
chứng từ thu cƣớc, phí vận tải cho hành khách; bồi thƣờng thiệt hại do ngƣời

38
làm công, ngƣời đại diện gây ra trong khi thực hiện công việc đƣợc ngƣời kinh
doanh vận tải giao; chịu trách nhiệm về hậu quả mà ngƣời làm công, ngƣời đại
diện gây ra do thực hiện yêu cầu của ngƣời kinh doanh vận tải trái quy định của
Luật Giao thông đƣờng bộ [29].
Nhƣ vậy, các quy định về điều kiện kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của
các chủ thể tham gia kinh doanh vận tải đƣờng bộ đã đƣợc Luật quy định khá rõ
ràng. Bên cạnh việc trao cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh vận tải
các quyền thì Luật cũng đƣa ra các nghĩa vụ cũng nhƣ các điều kiện phải đáp
ứng. Mục đích của các quy định này là nhằm đảm bảo lợi ích của các chủ thể
tham gia hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ đồng thời vừa đảm bảo cho
hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ phát triển, đảm bảo đƣợc trật tự an toàn
giao thông, đảm bảo tính mạng, tài sản con ngƣời.
Thứ hai, đối với các quy định điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động kinh
doanh vận tải đƣờng bộ
Trên cơ sở quy đinh của Luật, Nghị định của Chính phủ để chi tiết, đƣa
các quy định vào thực tế, trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải
đƣờng bộ, cụ thể nhƣ sau:
- Thông tƣ số 14/2010/TT-BGTVT ngày 24/6/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô
tô. Thông tƣ cơ bản đã hƣớng dẫn thực hiện theo các nội dung đƣợc quy định tại
Nghị định số 91/2009/NĐ-CP và Luật Giao thông đƣờng bộ. Tuy nhiên, còn tồn
tại một số nội dung nhƣ việc phân công chấp thuận khai thác thử và công bố
tuyến cố định cho cả Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam (các tuyến có cự ly lớn hơn
1000km) và Sở Giao thông vận tải (các tuyến có cự ly từ 1000km trở xuống)
gây khó khăn trong việc theo dõi, thống kê các dữ liệu về mạng lƣới tuyến; hầu
hết các đơn vị vận tải không đồng thuận với quy định không đƣợc đón trả khách
dọc đƣờng; quy định về chất lƣợng dịch vụ, bộ phận quản lý các điều kiện an
toàn giao thông chƣa cụ thể dẫn đến việc triển khai gặp nhiều khó khăn. Ngoài

39
ra, còn thiếu các quy định quản lý về kinh doanh vận tải hàng hóa bằng ô tô;
chƣa có quy định về quản lý, sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình.
Để giải quyết các tồn tại nêu trên ngày 08/8/2013, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận
tải đã ký ban hành Thông tƣ số 18/2013/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản
lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ
và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 23/2014/TT-BGTVT. Sau khi Nghị định số
86/2014/NĐ-CP đƣợc ký ban hành thay thế Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, Bộ
trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ thay thế số 63/2014/TT-
BGTVT ngày 07/01/2014 và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 60/2015/TT-BGTVT
ngày 02/11/2015. Thông tƣ quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành
khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ để
hƣớng dẫn Nghị định. Thông tƣ đã đƣa ra các quy định đối với hoạt động kinh
doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô nhƣ: vận tải hành khách bằng ô tô (ví dụ:
yêu cầu chung đối với vận tải hành khách bằng xe ô tô và các quy định cụ thể
đối với từng loại hình vận tải: vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải
hành khách bằng xe buýt, xe taxi, vận tải hành khách theo hợp đồng, kinh doanh
vận tải khách du lịch bằng xe ô tô); vận tải hàng hóa bằng xe ô tô; quy định về
phù hiệu, biển hiệu xe và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối với
hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/2015.
Bên cạnh đó, để quy định cụ thể đối với hoạt động vận chuyển khách du
lịch thì Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã liên tịch với Bộ Giao thông vận tải
ban hành Thông tƣ số 05/2011/TTLT-BVHTTDL-BGTVT ngày 26/01/2011 quy
định về vận chuyển khách du lịch bằng ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận
chuyển khách du lịch, sau đó là Thông tƣ thay thế số 19/2015/TTLT-BGTVT-
BVHTTDL ngày 25/5/2015 hƣớng dẫn về vận tải hành khách du lịch bằng xe ô
tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải hành khách du lịch. Thông tƣ có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 15/7/2015. Thông tƣ liên tịch này hƣớng dẫn về vận tải
khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải khách du lịch và

40
áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến kinh doanh vận tải khách du
lịch bằng xe ô tô.
- Thông tƣ số 55/2013/TT-BGTVT ngày 26/12/2013 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định trách nhiệm, xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý
hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.
Thông tƣ đã đƣa ra các quy định đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các tổ
chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Quy định của
Thông tƣ đã giúp cho các cơ quan quản lý thấy đƣợc trách nhiệm quản lý và các
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô xác định rõ
trách nhiệm của mình khi kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, từ đó thực hiện một
cách có hiệu quả nhất trách nhiệm của mình. Trên cơ sở sự ra đời của Nghị định
số 86/2014/NĐ-CP thì Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tƣ
thay thế số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 quy định trách nhiệm và xử lý
vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và
dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Thông tƣ gồm 4 chƣơng và 30 điều, quy định
trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Thông tƣ áp
dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải
bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ, bao gồm: Tổng cục Đƣờng bộ
Việt Nam; Sở GTVT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng; đơn vị kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô; đơn vị kinh doanh bến xe khách, bến xe hàng, trạm
dừng nghỉ; ngƣời xếp hàng hóa, chủ hàng; đơn vị cung cấp dịch vụ giám sát
hành trình, đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình; các tổ chức, cá nhân có
liên quan khác. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/6/2015.
- Thông tƣ số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải
hành khách cố định bằng xe ô tô. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/3/2016. Thông tƣ quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận
tải hành khách cố định bằng xe ô tô và áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân

41
có liên quan đến hoạt động lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách
cố định bằng xe ô tô.
2.1.2.3. Nhóm các quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm
dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển
tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đƣờng bộ (theo khoản 1 Điều 82
Luật Giao thông đường bộ) [29].
Có thể nói ngay từ tên của quy định đã nói lên đƣợc vai trò của dịch vụ
này là hỗ trợ cho hoạt động vận tải đƣờng bộ có thể hoạt động và hoạt động một
cách có hiệu quả trên thực tế.
Trên cơ sở quy định của Luật, Nghị định số 91/2009/NĐ-CP, Bộ trƣởng Bộ
Giao thông vận tải đã ký ban hành Thông tƣ số 24/2010/TT-BGTVT ngày 31
tháng 8 năm 2010 quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và dịch vụ hỗ
trợ vận tải đƣờng bộ.
Nội dung của Thông tƣ đã đƣa ra các quy định về bến xe, bãi đỗ xe, trạm
dừng nghỉ, quản lý, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ; đảm bảo điều
kiện, quy chuẩn, nội dung kinh doanh tại bến, bãi đỗ xe… công tác quản lý và
điều hành, trách nhiệm và quyền hạn của đơn vị quản lý khai thác bến; quy định
về quy hoạch, đầu tƣ xây dựng, quản lý, khai thác; trách nhiệm của cơ quan
quản lý nhà nƣớc. Tuy nhiên, nhiều quy định và quy chuẩn nội dung còn sơ
lƣợc, chƣa cụ thể, chi tiết, thiếu các quy trình quản lý, chƣa có hợp đồng mẫu
giữa đơn vị quản lý bến xe và đơn vị vận tải nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi và
nghĩa vụ của mỗi bên. Để giải quyết các tồn tại nêu trên ngày 08/8/2013, Bộ
trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Thông tƣ số 18/2013/TT-BGTVT
quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch
vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ và Thông tƣ sửa đổi, bổ sung số 23/2014/TT-
BGTVT, tiếp theo đó là Thông tƣ thay thế số 63/2014/TT-BGTVT quy định về
tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và
dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.

42
Trƣớc đây, dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ đƣợc quy định bởi một Thông
tƣ riêng, thì đến nay đƣợc quy định tại Chƣơng V của Thông tƣ số 63/2014/TT-
BGTVT, bao gồm các quy định về: bãi đỗ xe, bến xe hàng, đại lý bán vé, đại lý
vận tải hàng hóa, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng,
dịch vụ cứu hộ vận tải đƣờng bộ.
2.1.2.4. Nhóm các quy định về giá, cước, phí, lệ phí liên quan đến hoạt
động vận tải đường bộ
Để đảm bảo quyền lợi của các bên tham giai hoạt động kinh doanh vận tải
đƣờng bộ, nhà nƣớc đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về
giá cƣớc vận tải đƣờng bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ, cụ thể:
Thông tƣ liên tịch số 129/2010/TTLT-BTC-BGTVT ngày 27/8/2010 giữa
Bộ Tài chính và Bộ GTVT hƣớng dẫn thực hiện giá cƣớc vận tải đƣờng bộ và
giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ và tiếp theo đó là Thông tƣ thay thế số
152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 liên tịch giữa Bộ Tài chính và
Bộ Giao thông vận tải hƣớng dẫn thực hiện giá cƣớc vận tải bằng xe ô tô và giá
dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Thông tƣ có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/12/2014 quy định việc kê khai, niêm yết giá cƣớc vận tải đƣờng bộ, giá dịch
vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ.
Ngoài ra, hoạt động vận tải đƣờng bộ nói chung cũng nhƣ các hoạt động
khác để có thể duy trì và phát triển hoạt động vận tải đƣờng bộ thì hàng năm nhà
nƣớc phải sử dụng ngân sách để xây dựng, bảo trì, bảo dƣỡng hệ thống kết cấu
hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Do đó, các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động
vận tải đƣờng bộ phải có trách nhiệm hay nói cách khác là có nghĩa trả các phí
sử dụng đƣờng bộ theo quy định. Để điểu chỉnh nội dung này, trong thời gian
qua Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn, cụ thể:
Thông tƣ 197/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính hƣớng
dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đƣờng bộ theo đầu
phƣơng tiện, tiếp theo đó là Thông tƣ thay thế số Thông tƣ 133/2014/TT-BTC
ngày 11/09/2014 hƣớng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng

43
đƣờng bộ theo đầu phƣơng tiện do Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành và Thông
tƣ 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn,
quản lý và sử dụng phí sử dụng đƣờng bộ do Bộ trƣởng Bộ Tài chính ban hành
có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2017 quy định mức thu, chế độ thu, nộp,
miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đƣờng bộ (phí thu trên đầu phƣơng tiện).
Bên cạnh đó, Bộ Giao thông vận tải còn ban hành Thông tƣ số
35/2016/TT-BGTVT 15/11/2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng
đƣờng bộ các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông
vận tải quản lý. Thông tƣ đƣa ra các quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng
đƣờng bộ các dự án đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông
vận tải quản lý, bao gồm đƣờng quốc lộ, đƣờng cao tốc.
2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật đảm bảo việc thi hành các quy định
pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ
Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành và
thực hiện trên thực tế, bên cạnh những chủ thể có thái độ và hành vi trong thực
hiện pháp luật tích cực thì cũng có một bộ phận không nhỏ không tuân thủ các
quy định của pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành pháp luật về hoạt động
vận tải đƣờng bộ hiệu quả, nhà nƣớc ta đã đƣa ra các quy định xử lý các vi phạm
pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Điều 4 Luật Giao thông đƣờng bộ quy định “Mọi hành vi vi phạm pháp
luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm
minh, đúng pháp luật” [29].
Đối với hoạt động vận tải đƣờng bộ, hình thức chủ yếu để đảm bảo các tổ
chức, cá nhân tuân thủ các quy định pháp luật về hoạt động vận tải, xử lý các
hành vi vi phạm đó chính là hoạt động thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm
hành chính.
Ngày 19/03/2010, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành
Thông tƣ số 08/2010/TT-BGTVT quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra
đƣờng bộ, tiếp theo là Thông tƣ thay thế số 02/2014/TT-BGTVT ngày

44
25/02/2014 về quy trình thanh tra chuyên ngành, xử phạt vi phạm hành chính;
công tác lập kế hoạch, chế độ báo cáo và quản lý nội bộ của thanh tra ngành
Giao thông vận tải và Thông tƣ sửa đổi số 32/2016/TT-BGTVT ngày
07/11/2016. Thông tƣ quy định về trình tự, thủ tục tiến hành cuộc thanh tra độc
lập; trình tự, thủtục phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra ngành
Giao thông vận tải, trong đó có thanh tra về đƣờng bộ.
Ngày 02/04/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2010/NĐ-CP
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và
Nghị định sửa đổi, bổ sung số 71/2012/NĐ-CP. Nghị định quy định xử lý vi
phạm về vận tải đƣờng bộ: đối với ngƣời điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô
chở ngƣời; đối với ngƣời điều khiển xe ô tô tải, máy kéo và các loại xe tƣơng tự
ô tô vận chuyển hàng hóa; về vận chuyển hàng siêu trƣờng, siêu trọng; vận
chuyển chất gây ô nhiễm môi trƣờng, hàng nguy hiểm; với ngƣời điều khiển xe
vệ sinh môi trƣờng, xe ô tô chở phế thải, vật liệu rời và xe chở hàng khác có các
hành vi vi phạm quy định về hoạt động vận tải trong đô thị; với tổ chức, cá nhân
vi phạm về vận tải đƣờng bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Tuy nhiên, Nghị
định 34/2010/NĐ-CP không quy định các hình thức xử lý bổ sung nhƣ thu hồi
giấy phép kinh doanh vận tải, phù hiệu, biển hiệu hoặc chấp thuận tuyến, không
cấp sổ nhật trình chạy xe hoặc đình chỉ hoạt động trên tuyến đối với các xe hoạt
động trên tuyến cố định khi vi phạm các quy định về quản lý vận tải. Vì vậy, cần
thiết phải ban hành văn bản quy định về trách nhiệm và xử lý vi phạm trong
quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Để khắc phục những bất cấp trên, Chính phủ đã ban hành Nghị định
số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông đƣờng bộ và đƣờng sắt và Nghị định sửa đổi, bổ sung
số 107/2014/NĐ-CP ngày 17/11/2014.
Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Nghị định số 171/2013/NĐ-CP
còn một số hành vi có mức xử phạt chƣa đủ sức răn đe nhƣ: hành vi chở quá số
khách cho phép; đƣa xe tham gia kinh doanh vận tải không có phù hiệu hoặc đã

45
thu hồi phù hiệu nhƣng vẫn cố tình vi phạm; phƣơng tiện hoạt động sai tuyến,
sai hành trình đã đăng ký; các hành vi chống đối ngƣời thi hành công vụ… Cần
bổ sung chế tài xử lý đối với các đơn vị sử dụng công nghệ để cung cấp dịch vụ
hỗ trợ vận tải,…Nghị định mới chỉ quy định bắt buộc phải kê khai giá cƣớc đối
với xe taxi và xe tuyến cố định, chƣa có quy định bắt buộc phải kê khai giá đối
với vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch và vận tải hàng hóa.
Do đó, ngày 26/5/2016 Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số
46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông
đƣờng bộ và đƣờng sắt. Có thể nói Nghị định 46/2016/NĐ-CP đã đƣa ra các quy
định khắc phục đƣợc những hạn chế, bất cập tại các Nghị định trƣớc đây.
Bên cạnh đó, Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tý số
55/2013/TT-BGTVT ngày 26/12/2013 của Bộ trýởng Bộ Giao thông vận tải quy
ðịnh trách nhiệm, xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ. Tại Chƣơng V của
Thông tƣ đã đƣa ra các quy định về xử lý vi phạm đối với đơn vị kinh doanh vận
tải, đơn vị khai thác bến xe khách, bến xe hàng, trạm dừng nghỉ, ngƣời xếp
hàng hóa lên xe ô tô, xử lý vi phạm đối với lái xe, nhân viên phục vụ trên xe,
cán bộ, nhân viên của bến xe khách và thẩm quyền xử lý vi phạm.
Có thể nói các quy định về xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về vận
tải đƣờng bộ ngày càng đƣợc quy định một cách hoàn thiện, đầy đủ và phù hợp
với thực tế hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc luật hóa.
Trên cơ sở quy định của Luật, Chính phủ, các Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ƣơng đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để
hƣớng dẫn thi hành.
Nhƣ vậy, Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc xây dựng trên nguyên
tắc bảo đảm tính kế thừa các nội dung của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2001
với nhiều điểm mới và những quy định cụ thể, chặt chẽ nhƣ: kiểm soát chặt hơn
đối với ngƣời uống bia, rƣợu tham gia giao thông; quy định ngƣời ngồi trên xe

46
mô tô, xe gắn máy 2 bánh, xe đạp điện phải đội mũ bảo hiểm; quy định về vấn
đề đảm bảo an toàn cho ngƣời đi bộ và ngƣời khuyết tật; quy định về ngƣời đi
bộ, xe thô sơ, xe mô tô không đƣợc đi vào đƣờng cao tốc; bổ sung độ tuổi trẻ em
đƣợc chở thêm trên mô tô, xe gắn máy là dƣới 14 tuổi và xe đạp là dƣới 7 tuổi;
tăng thẩm quyền cho thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông trong việc thực
thi nhiệm vụ đƣợc giao; quy định cụ thể hơn về quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng
giao thông đƣờng bộ; Đối với hoạt động vận tải, Luật Giao thông đƣờng bộ năm
2008 đã quy định chặt chẽ hơn các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
nhƣ: quy định về điều kiện tiêu chuẩn chất lƣợng dịch vụ, quy định về bộ phận
quản lý các điều kiện an toàn giao thông đối với đơn vị kinh doanh vận tải hành
khách; bổ sung quy định gắn thiết bị giám sát hành trình đối với phƣơng tiện
kinh doanh vận tải; điều kiện cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô…
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn, triển khai thi hành
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 cơ bản đáp ứng đƣợc yêu cầu về nội dung,
hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành. Các quy định pháp luật điều
chỉnh hoạt động vận tải đƣờng bộ đƣợc ban hành đầy đủ, cụ thể, rõ ràng và đƣợc
nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với hoạt động vận tải đƣờng bộ trên
thực tế.
Có thể nói, hệ thống các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ đã tạo cơ sở
pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch phát
triển họa động giao thông đƣờng bộ nói chung và hoạt động vận tải đƣờng bộ nói
riêng, thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải, góp phần quan trọng
vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất
nƣớc.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc nêu trên thì vẫn còn một số
tồn tại sau:
Thứ nhất, một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 chƣa
phù hợp với Công ƣớc quốc tế về giao thông đƣờng bộ và Công ƣớc biển báo - tín
hiệu đƣờng bộ mà Việt Nam tham gia, cụ thể:

47
- Điều 10 khoản 5 và khoản 6 “Vị trí đƣờng xe chạy”; Điều 11 khoản 6
điểm b và Điều 11 khoản 11 “Vƣợt và chạy theo dòng”; Điều 18 khoản 6
“Đƣờng giao nhau và nghĩa vụ nhƣờng đƣờng”; Điều 19 điểm e “Đƣờng giao
với đƣờng sắt”; Điều 20 khoản 2 “Những quy tắc đối với ngƣời đi bộ”; Điều 23
khoản 2 điểm a (iii) “Dừng và đỗ xe”; Điều 25 khoản 4 “Những quy định đặc
biệt cho đƣờng hầm với biển báo đặc biệt” của Công ƣớc quốc tế về giao thông
đƣờng bộ là phù hợp với thực tế của Việt Nam nhƣng chƣa đƣợc nội luật hóa
trong Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008.
- Công ƣớc Viên bắt buộc Luật quốc gia phải quy định việc ngƣời điều
khiển phƣong tiện không đƣợc phép sử dụng di động khi phƣơng tiện đang di
chuyển. Hiện nay, Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đã có quy định về việc
ngƣời điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không đƣợc
sử dụng điện thoại di động; chƣa thể hiện quy định cấm ngƣời điều khiển ô tô sử
dụng điện thoại di động.
- Đối với quy định về việc thắt dây an toàn: hiện nay, Luật Giao thông
đƣờng bộ 2008 đang quy định xe ô tô phải có trang bị dây an toàn thì ngƣời lái xe
và ngƣời ngồi hàng ghế phía trƣớc trong xe ô tô phải thắt dây an toàn (Điều 9
khoản 2), tuy nhiên Công ƣớc Viên lại quy định việc thắt dây an toàn là bắt buộc
đối với ngƣời lái xe và hành khách đi trên phƣơng tiện cơ giới ngồi tại những chỗ
có trang bị dây đeo an toàn trừ trƣờng hợp ngoại lệ theo quy định của Luật quốc
gia. Việc quy định phải thắt dây an toàn cho đối với lái xe, ngƣời ngồi trong xe ô
tô có trang bị dây an toàn là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho ngƣời lái xe
cũng nhƣ ngƣời ngồi trên xe.
- Khoản 1 Điều 27 Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ “Quy tắc đặc biệt cho
ngƣời đi xe đạp, xe máy và mô tô” quy định “không cần cấm ngƣời đi xe đạp đi
thành hai hàng hoặc nhiều hàng”. Hiện nay, Luật Giao thông đƣờng bộ năm
2008 đang quy định đi một hàng (Điều 31 khoản 3). Tuy nhiên, việc đi hai hàng
hay nhiều hàng sẽ không cần quy định đối với các tuyến đƣờng dành riêng cho

48
loại phƣơng tiện, bề rộng mặt đƣờng đủ điều kiện có thể tổ chức giao thông phù
hợp theo hình thức này.
- Ngoài ra còn một số nội dung khác chƣa phù hợp giữa Luật Giao thông
đƣờng bộ 2008 với Công ƣớc Viên 1968 nhƣ: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ
thống báo hiệu đƣờng bộ, ký hiệu quốc gia trên xe rơ moóc, điều kiện, kỹ thuật
của phƣơng tiện, quy tắc dành cho ngƣời đi bộ hiện nay đang đƣợc bảo lƣu. Vì
vậy, cần xem xét để quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008.
Thứ hai, một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 còn chƣa
phù hợp với thực tế, cụ thể:
- Một số khái niệm nhƣ: trọng lƣợng, trọng tải, khối lƣợng, trọng lƣợng,
ngƣời điều hành vận tải… đƣợc hiểu chƣa thống nhất ở các Luật và văn bản
dƣới luật. Do đó, để có cách hiểu và cách áp dụng thống nhất, việc đƣa các khái
niệm này vào Luật cần sớm đƣợc thực hiện để đảm bảo tính thống nhất trong
các văn bản dƣới luật có liên quan.
- Một số quy định về quy tắc giao thông chƣa đƣợc hiểu thống nhất nhƣ:
+ Sử dụng làn đƣờng: tại khoản 1 Điều 13 của Luật quy định ngƣời điều khiển
phƣơng tiện chỉ đƣợc chuyển làn đƣờng ở những nơi cho phép. Tuy nhiên, Luật
không quy định thế nào là nơi cho phép chuyển làn cũng nhƣ không giao nhiệm vụ
cho cấp cụ thể thẩm quyền có thẩm quyền quy định;
+ Về lùi xe: quy định về lùi xe tại khoản 1 Điều 16 của Luật hiện phù hợp với
xe ô tô và các loại xe tƣơng tự ô tô, chƣa phù hợp với xe mô tô, xe đạp;
+ Về dừng, đỗ xe: quy định tại Điều 18 của Luật hiện chƣa phù hợp đối với xe
mô tô, xe đạp vì vậy cần bổ sung quy định “để xe”; phân định rạch ròi các quy định
về dừng, đỗ, để xe đối với các loại xe ô tô, mô tô, xe thô sơ để thuận tiện cho việc
triển khai, áp dụng;
Mặt khác, việc quy định cứng trong Luật về việc khi đỗ xe chiếm một phần
đƣờng xe chạy phải đặt ngay hai biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trƣớc và phía
sau xe là chƣa phù hợp đối với đƣờng một chiều hoặc đƣờng đôi (có dải phân
cách giữa).

49
- Về xe ô tô, mô tô kéo theo xe khác: hiện nay Luật đã quy định về việc xe ô
tô kéo xe khác và đã có quy định về việc cấm ngƣời điều khiển xe mô tô sử dụng
xe để kéo, đẩy xe khác, nhƣng chƣa có quy định về việc cấm xe ô tô, mô tô đẩy xe
khác, vật khác.
- Về trách nhiệm của lái xe: hiện Luật mới chỉ quy định trách nhiệm đối với
lái xe ô tô vận tải hành khách (Điều 70), chƣa có quy định trách nhiệm cụ thể đối
với lái xe ô tô vận tải hàng hóa.
- Về trách nhiệm của chủ phƣơng tiện: hiện nay chƣa có quy định cụ thể về
chủ phƣơng tiện cũng nhƣ trách nhiệm của chủ phƣơng tiện ngoài việc quy định
trách nhiệm của ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa đối với hậu quả mà ngƣời làm
công, ngƣời đại diện gây ra do thực hiện yêu cầu của ngƣời kinh doanh vận tải
hàng hóa trái quy định của Luật.
- Các quy định về Trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí sử dụng đƣờng
bộ quy định trong Luật chƣa phù hợp với thực tế hiện hành. Chƣa có hành lang
pháp lý cho việc thu phí không dừng để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình
thu hồi vốn đầu tƣ , chƣa có chế tài cho phép Nhà đầu tƣ áp dụng kết quả kiểm
tra tải trọng xe để thực hiện việc từ chối không hoặc báo cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho
phép của cầu đƣờng và xe bánh xích lƣu hành trên đƣờng bộ. Hơn nữa, xét về
bản chất kết cấu hạ tầng đƣờng bộ là tài sản của quốc gia, cần phải có chế tài để
bảo vệ trong trƣờng hợp nhà nƣớc trao quyền cho Nhà đầu tƣ thực hiện việc thu
phí để thu hồi vốn.
- Thực tiễn cũng đã phát sinh các vấn đề mới cần phải đƣợc điều chỉnh để
tạo hành lang pháp lý cho việc thực thi công vụ nhƣ: quy định về độ tuổi sử
dụng xe đạp điện, quy định về xe điện bốn bánh; quy định về việc xe công vụ
của lực lƣợng Thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc hƣởng quyền
ƣu tiên, xe của ngành giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông
khẩn cấp; quy định về giá, cƣớc, phí, lệ phí chƣa đáp ứng yêu cầu, chƣa xác định

50
rõ về thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan trong việc cung
cấp dữ liệu xử phạt vi phạm hành chính.
- Đối với việc áp dụng, phát triển công nghệ phần mềm trong dịch vụ hỗ trợ
vận tải (uber, grab taxi) hiện nay vẫn chƣa có hành lang pháp lý rõ ràng để điều
tiết các vấn đề có liên quan nhƣ trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ đối với nhà nƣớc, đối với ngƣời tiêu dùng khi tham gia vào chuỗi cung ứng
các dịch vụ có liên quan đến hoạt động vận tải. Hoặc các quy định đối với cá
nhân sử dụng xe rỗng để thực hiện hoạt động vận chuyển hành khách trong quá
trình tham gia giao thông cũng cần phải đƣợc điều tiết một cách cơ bản tại Luật.
Do đó cần phải cần rà soát để bổ sung thêm các nội dung này để đảm bảo điều
chỉnh kịp thời các yêu cầu của thực tiễn phát sinh.
Thứ ba, quy định tại một số văn bản hƣớng dẫn Luật chƣa phù hợp, tính
khả thi và hiệu quả chƣa cao, ví dụ: quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Đối với quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP cần phải đƣa ra các
quy định để nhằm tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh
vận tải bằng xe ô tô; tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải có
thời gian đầu tƣ phƣơng tiện, nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách
bằng xe ô tô; tạo môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh, minh bạch và thúc
đẩy phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt
Nam khi mà nguồn lực còn hạn chế. Cần bổ sung thêm các biện pháp để góp
phần lập lại trật tự trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; góp phần
giảm tai nạn giao thông do xe ô tô kinh doanh vận tải gây nên; quy định các điều
kiện chặt chẽ đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xây dựng
đƣợc lực lƣợng vận tải đảm bảo có thể thực hiện đƣợc quy định về quy mô, chất
lƣợng, đáp ứng nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa của nhân dân.
Thứ tư, một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải, xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực đƣờng bộ có tính ổn định chƣa cao do thực tế
phát sinh nhiều vấn đề bất cập ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh vận tải của
doanh nghiệp.

51
Thứ năm, các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quy tắc giao thông
đƣờng bộ đã đƣợc ban hành đầy đủ là cơ sở cho ngƣời tham gia giao thông thực
hiện cũng nhƣ bảo đảm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ. Hệ thống báo hiệu
đƣờng bộ về cơ bản phù với các quy định của pháp luật cũng nhƣ các điều ƣớc
và thông lệ quốc tế mà Việt Nam đã tham gia nhƣ: Hiệp định GMS, Hiệp định
về tạo thuận lợi cho vận tải các nƣớc ASEAN… đặc biệt là Công ƣớc về giao
thông đƣờng bộ, Công ƣớc về biển báo và tín hiệu đƣờng bộ. Quá trình xây
dựng quy định về hệ thống báo hiệu đƣờng bộ đã tham khảo Công ƣớc về biển
báo và tín hiệu đƣờng bộ, tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số điểm chƣa phù
hợp với Công ƣớc về biển báo và tín hiệu đƣờng bộ cũng nhƣ chƣa phù hợp với
tình hình thực tế.
2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở
nƣớc ta thời gian qua
2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật
Ngay sau khi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc Quốc hội thông
qua, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây
dựng các văn bản hƣớng dẫn thực hiện.
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng đã ban hành
tƣơng đối đầy đủ các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật Giao thông đƣờng bộ
2008 theo phân cấp.
Nhìn chung, các văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn, triển khai thi hành
Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 đƣợc ban hành đầy đủ, cơ bản đáp ứng đƣợc
yêu cầu về nội dung, hình thức, trình tự, thủ tục và thẩm quyền ban hành, tạo cơ
sở pháp lý cho công tác xây dựng, triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch phát
triển giao thông đƣờng bộ nói chung và hoạt động vận tải đƣờng bộ nói riêng,
thúc đẩy sự phát triển của ngành giao thông vận tải, góp phần quan trọng vào
công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của đất nƣớc.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Giao thông đƣờng bộ
năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng

52
bộ đƣợc xác định là công tác trọng tâm, lâu dài, đóng vai trò quan trọng trong
việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức và
nhân dân nhằm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bƣớc kiềm chế, giảm
thiểu tai nạn và ùn tắc giao thông.
Các cơ quan thông tin đại chúng đã tăng thời lƣợng tuyên truyền và phổ biến
pháp luật với nhiều hình t

thông để thƣờng xuyên cập nhật, phổ biến các chính sách về giao thông vận tải
đƣờng bộ.

"Thập kỷ hành động vì an toàn giao thông đƣờng bộ 2011- 2020". Trung ƣơng
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung ƣơng Hội phụ nữ Việt Nam, Trung ƣ

phong trào với nhiều hình thức phong phú. Các doanh nghiệp trong nƣớc, các
doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính
phủ đã quan tâm tài trợ, giúp đỡ cho các hoạt động giáo dục, tuyên truyền an
toàn giao thông đƣờng bộ. Chuyên đề tuyên truyền các vấn đề liên quan đến
nồng độ cồn đã đƣợc Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với các cơ
quan thông tin, báo chí, nhất là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt
Nam tiến hành thƣờng xuyên với các thông điệp có ý nghĩa, tác động mạnh mẽ.
Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, các Bộ, ngành liên quan và các địa
phƣơng đã có nhiều hoạt động cụ thể triển khai thực hiện công tác này thông qua
các hình thức tuyên truyền, phổ biến đa dạng, phong phú để phù hợp với từng
đối tƣợng cụ thể nhƣ tổ chức hội thảo, hội nghị, hội thi, phát sách, tờ rơi, đăng

53
báo, bản tin, gửi email, đăng tải trên Cổng thông tin điện tử, internet…; kết hợp
thực hiện tuyên truyền, giải thích trong khi tuần tra, kiểm soát và xử phạt vi
phạm hành chính.
Qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cán bộ, công chức, viên
chức, ngƣời lao động trong ngành giao thông vận tải đƣợc tiếp cận với các quy
định về hoạt động vận tải đƣờng bộ, giúp mọi đối tƣợng hiểu và chấp hành tốt
pháp luật của nhà nƣớc, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng
bộ, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông; ý thức của nhân dân nói chung
và của ngƣời tham gia giao thông nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực,
huy động đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị vào công tác an toàn giao
thông.
Có thể nói, sau khi Luật Giao thông đƣờng bộ đƣợc ban hành thì công tác
ban hành hƣớng dẫn thi hành Luật và công tác tuyên truyền, phổ biến Luật, hệ
thống văn bản về hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc các cơ quan chức năng
quan tâm và chú trọng.
2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ trên
một số lĩnh vực
2.2.2.1. Tình hình thi hành pháp luật vận tải đường bộ của các cá nhân, tổ
chức khi tham gia hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh
Kể từ khi Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn
Luật về hoạt động vận tải đƣợc ban hành, có hiệu lực thi hành cùng với công tác
tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nƣớc thì nhìn
chung ngƣời dân đã có ý thức trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về
hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ý thức của ngƣời dân tham gia hoạt động vận tải
đƣờng bộ ngày càng nâng cao hơn so với trƣớc trong việc tuân thủ các quy tắc
giao thông khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Ví dụ nhƣ: tỷ lệ số ngƣời
dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng làn đƣờng, chấp hành báo hiệu
đƣờng bộ…khi tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Từ đó góp phần hạn
chế đƣợc tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông giảm liên tục trong

54
các nãm

giao thông năm 2013(từ ngày 16/12/2012 đến 15/12/2013)xảy ra 29.385 vụ, làm
chết 9.369 ngƣời, bị thƣơng 29.500 ngƣời. So

làm chết 6.758 ngƣời, làm bị thƣơng 17.835 ngƣời. So với cùng kỳ năm 2013
giảm 3.164 vụ (giảm14,47%), giảm 282 ngƣời chết (giảm 4,01%), giảm 3.945
ngƣời bị thƣơng (giảm 18,11%). Đến nay con số này vẫn tiếp tục giảm. [2].
Tuy nhiên, bên cạnh đó, còn một bộ phận không nhỏ ngƣời dân còn chƣa
có ý thức trong việc chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đƣờng bộ.
Tình trạng vi phạm pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ còn tồn tại nhiều,
cụ thể nhƣ: phóng nhanh, vƣợt ẩu, sử dụng rƣợu bia quá nồng độ cồn khi lái xe,
đi sai làn đƣờng, không chấp hành hệ thống báo hiệu đƣờng bộ, dừng đỗ, xe
không đúng nơi quy định, chở hàng hóa cồng kềnh, không đội mũ bảo hiểm khi
điều khiển xe máy tham gia giao thông, chở quá số ngƣời đƣợc phép quy
định....Tình trạng vi phạm này xảy ra phổ biến ở một số thành phố lớn, đặc biệt
là Hà Nội và đa số thành phần vi phạm là thanh niên trẻ.
Mặt khác, các quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới khi tham
gia giao thông đƣờng bộ trên thực tế đã đƣợc triển khai, thực hiện nhƣng chƣa
thật sự mang lại hiệu quả, tính khả thi cao. Đa số các phƣơng tiện tham gia giao
thông vi phạm quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn giữa hai xe khi tham
gia giao thông trên đƣờng bộ.
Bên cạnh đó, công tác kiểm định phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng
bộ đƣợc thực hiện khá tốt. Thông qua quy định về việc phƣơng tiện giao thông
cơ giới đƣờng bộ phải thực hiện kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ

55
môi trƣờng đã loại bỏ đƣợc các phƣơng tiện không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ
thuật và bảo vệ môi trƣờng tham gia giao thông, giảm thiểu tai nạn giao thông
do nguyên nhân kỹ thuật.
Hiện nay, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện việc kiểm tra định kỳ về an
toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng phƣơng tiện giao thông cơ giới đƣờng bộ
theo quy định tại Thông tƣ số 70/2015/TT-BGTVT. Tính đến tháng 6/2015, tổng
số xe cơ giới đang lƣu hành là 1,963,903 xe; tổng số lƣợt phƣơng tiện vào kiểm
định từ năm 2012 đến tháng 6/2015 là 7.822.413 xe và số lƣợt phƣơng tiện đạt
là 6.210.764 xe; kiểm tra xe cơ giới, xe máy chuyên dùng sản xuất, lắp ráp mới
là 11,485,670 xe; kiểm tra xe xe cơ giới, xe máy chuyên dùng nhập khẩu là
394,422 xe [2].
Bộ Quốc phòng đã thực hiện nghiêm túc việc đăng ký, quản lý và kiểm
định xe- máy của Quân đội sử dụng vào mục đích quốc phòng, đảm bảo 100%
xe - máy trong Quân đội đƣợc đăng ký, quản lý, khai thác, sử dụng đúng quy
định; các phƣơng tiện khi tham gia giao thông đều đƣợc kiểm định về thông số
an toàn kỹ thuật cao. Các trung tâm, trạm kiểm định thực hiện nghiêm tiêu
chuẩn, quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng đối với xe -
máy quân sự (từ 2008-2015 đã kiểm định 355.000 lƣợt xe). Thông qua việc đẩy
mạnh công tác quản lý xe - máy, bảo đảm kỹ thuật, kiểm định an toàn kỹ thuật
và bảo vệ môi trƣờng xe - máy quân sự, chất lƣợng xe- máy quân sự đã đƣợc
nâng lên một bƣớc, góp phần làm giảm thiểu tai nạn giao thông xảy ra hàng
năm, tỷ lệ số vụ tai nạn giao thông vì lý do kỹ thuật giảm từ 1,3% năm 2008
xuống còn 0,6% năm 2011 [2].
Trên cơ sở quy định của Thông tƣ số 29/2012/TT-BCA, đến nay, Bộ Công
an đã kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trƣờng cho 21.147 lƣợt xe cơ giới
của lực lƣợng Công an nhân dân (do số lƣợng xe của ngành Công an không
nhiều).
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế, việc bảo dƣỡng, sửa chữa của chủ xe và
của lái xe theo quy định của Thông tƣ số 53/2014/TTBGTVT chƣa thực hiện tốt,

56
còn tình trạng xe kém chất lƣợng không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trƣờng vẫn tham gia giao thông.
Đối với hệ thống các quy định về biển báo hiệu đƣờng bộ về cơ bản đã
đƣợc ngƣời dân tham gia giao thông đƣờng bộ tuân thủ, tuy nhiên bên cạnh đó
còn tồn tại tình trang không tuân thủ biển báo hiệu giao thông trên đƣờng bộ.
Mặt khác, việc tổ chức giao thông một số nơi chƣa hợp lý (biển báo, vạch sơn)
dẫn đến bức xúc cho ngƣời tham gia giao thông. Công tác tổ chức giao thông,
điều khiển giao thông đƣợc Bộ GTVT, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành phố
hết sức chú trọng, kiểm tra, rà soát, điều chỉnh nhằm đảm bảo việc phân làn,
phân tuyến, lắp đặt báo hiệu đƣờng bộ, chỉ huy, hƣớng dẫn giao thông hợp lý,
đúng quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tham gia giao thông chấp hành
tốt các quy tắc giao thông.
Kể từ ngày Thông tƣ số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ
trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu
từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô có hiệu lực thi hành thì việc ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động vận tải đã đƣợc đẩy mạnh, nhiều
phần mềm đƣợc đƣa vào sử dụng nhằm tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động vận tải. Năm 2014, Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã xây
dựng và đƣa Trung tâm xử lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình vào hoạt
động. Đến nay, Trung tâm này đã tiếp nhận dữ liệu của trên 180.000 phƣơng
tiện; các địa phƣơng đã chú trọng trong công tác theo dõi, chấn chỉnh và xử lý
các trƣờng hợp vi phạm qua dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình . Kết quả 10
tháng đầu năm 2015 đã xử lý 5.674 phƣơng tiện bằng hình thức thu hồi phù
hiệu, đình chỉ khai thác tuyến 01 tháng hoặc từ chối cấp phù hiệu (thu hồi phù
hiệu có thời hạn: 3.123 xe; đình chỉ khai thác tuyến có thời hạn: 546 xe; thu hồi
Giấy phép kinh doanh: 69 đơn vị; từ chối cấp phù hiệu: 1.459 xe) [2].
Đối với các quy định về niên hạn sử dụng xe ô tô chở ngƣời và chở hàng,
mặc dù đã đƣợc quy định tại Nghị định số 95/2009/NĐ-CP và Thông tƣ hƣớng

57
dẫn số 21/2010/TT-BGTVT, tuy nhiên, trên thực tế, việc thi hành quy định này
chƣa thực sự tốt, do đó chƣa có hiệu quả trong quá trình thực hiện.
-

2.509.969 trƣờng hợp, tạm giữ 188.572 ô tô, 4.450.242 mô tô và 160.354


phƣơng tiện khác [2].
Nhìn chung, các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ đã
đƣợc các cá nhân, tổ chức thi hành khá đầy đủ, nghiêm túc, bên cạnh đó, vẫn
còn tồn tại một bất cập và hạn chế.
2.2.2.2. Tình hình thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải
đường bộ
Thứ nhất, đối với việc thi hành các điều kiện kinh doanh
Trên cơ sở quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và các Nghị
định hƣớng dẫn Luật về điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong thời
gian qua, các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải bằng xe ô tô đã thực hiện khá
tốt các quy định này. Để đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô,
các tổ chức, cá nhân kinh doanh đã thực hiện, đáp ứng các điều kiện kinh doanh
theo các văn bản quy định mà cụ thể hiện nay là Nghị định số 86/2014/NĐ-CP.
Về phía cơ quan quản lý nhà nƣớc, công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận
tải đã đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc tích cực triển khai trong toàn quốc,
hầu hết các Sở Giao thông vận

đơn vị vận tải.


Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện một số quy định của Nghị định còn
hạn chế, chƣa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả thi hành chƣa cao. Cụ thể:
- Về ngƣời điều hành vận tải: Theo quy định tại khoản 4 Điều 13, khoản 1
Điều 18, Điều 19 và Điểm c, khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP
thì đơn vị kinh doanh vận tải (hộ kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa) khi

58
tham gia kinh doanh vận tải ngoài việc đáp ứng các điều kiện theo quy định còn
phải đáp ứng các yęu cầu về ngƣời điều hành vận tải mới đƣợc cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải. Thực tế cho thấy, đa số các hộ kinh doanh vận tải có số
phƣơng tiện nhỏ hơn 03 xe là phổ biến, đặc biệt là các tỉnh miền Trung, các tỉnh
phía Bắc, Tây Bắc và thông thƣờng các chủ hộ kinh doanh vận tải này đồng thời
là lái xe; vì vậy nếu theo quy định trên thì vẫn phải yêu cầu có ngƣời điều hành
vận tải mới đƣợc cấp phép. Theo đó điều kiện này chƣa phù hợp với thực tế vì
để đƣợc cấp phép các chủ hộ kinh doanh vận tải sẽ tìm mọi cách để hợp thức
hóa khi làm hồ sơ, trên thực tế sẽ không có ngƣời điều hành vận tải theo quy
định dẫn đến công tác quản lý an toàn giao thông, duy trì và nâng cao chất lƣợng
dịch vụ ở một số đơn vị kinh doanh vận tải chƣa đảm bảo đúng quy định.
- Về phê duyệt phƣơng án kinh doanh: Theo quy định tại điểm b, khoản 1
Điều 22 Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh
vận tải thẩm định hồ sơ, cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phƣơng
án kinh doanh kèm theo. Tuy nhiên, quy định này đã gây khó khăn cho cơ quan
cấp phép cũng nhƣ cho đơn vị kinh doanh vận tải, đồng thời trong thực tế việc
thay đổi phƣơng án kinh doanh của các đơn vị kinh doanh vận tải đƣợc thực
hiện thƣờng xuyên, liên tục tùy thuộc vào điều kiện hoạt động và hiệu quả kinh
doanh của mỗi đơn vị. Nhƣ vậy, nếu mỗi lần thay đổi phƣơng án kinh doanh đều
phải đợi cơ quan cấp phép phê duyệt xong mới đƣợc hoạt động sẽ làm chậm trễ,
ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của các đơn vị.
-
tải hiện nay mới chỉ chủ yếu căn cứ trên hồ sơ, báo cáo của các đơn vị vận tải về
việc đáp ứng các yêu cầu về điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Công tác kiểm tra trƣớc và sau khi cấp phép chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Do đó, trong thực tế còn nhiều đơn vị vận tải chƣa thật sự đáp ứng đƣợc đầy đủ
các điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là việc thực hiện nghiêm túc các quy
định về lắp đặt và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình; hoạt động của
bộ phận quản lý các điều kiện về an toàn giao thông; việc đảm bảo chất lƣợng

59
dịch vụ vận tải theo nhƣ đăng ký. Do đó, trên thực tế, hiệu quả của việc đảm bảo
các điều kiện kinh doanh chƣa thực sự cao.
Thứ hai, đối với việc thi hành pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách
- Hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định
Trong thời gian qua, việc thi hành các quy định pháp luật liên quan đến
hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định đã đƣợc thực hiện một cách
nghiêm túc.
Hiện nay, trên cơ sở quy định của Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và Thông
tƣ số 92/2015/TT-BGTVT thì phƣơng thức quản lý tuyến thay đổi so với trƣớc
nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, đồng thời từng bƣớc minh bạch
hoạt động này. Cụ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh chỉ cần đăng ký với
Sở Giao thông vận tải địa phƣơng về giờ chạy theo biểu đồ do Sở Giao thông
vận tải công bố, trƣờng hợp có từ 02 đơn vị đăng ký trở lên sẽ tổ chức lựa chọn
tuyến theo các tiêu chí cụ thể. Việc lựa chọn đƣợc tổ chức và đánh giá theo các
tiêu chí cụ thể đƣợc quy định tại Thông tƣ số 92/2015/TT-BGTVT. Tuy nhiên,
trên thực tế còn

Trên thực tế, xe chở quá số lƣợng hành khách, hiện tƣợng giành khách,
chạy ẩu, thu giá cƣớc cao trong dịp lễ tết vẫn còn tồn tại. Mặc dù, trong thời gian
qua chất lƣợng dịch vụ vận tải ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣng bên cạnh đó còn
nhiều tồn tại nhƣ: một số doanh nghiệp chƣa có sự đầu tƣ tốt về phƣơng tiện vận
chuyển, nguồn nhân lực cũng vậy, chƣa đáp ứng đƣợc độ an toàn. Nguồn nhân
lực còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ cho nên vẫn chƣa tạo đƣợc
sự an tâm tuyệt đối cho các đối tác.

60
- Hoạt động vận tải du lịch, hợp đồng
Hiện nay, việc thi hành các quy định đối với hoạt động vận tải hợp đồng,
du lịch chƣa hiệu quả.

Do đó vẫn còn nhiều đối tƣợng xe dù lợi dụng danh nghĩa xe chạy hợp đồng, xe
du lịch để đón khách trái quy định cạnh tranh không lành mạnh với những loại
hình vận tải khác. Nhiều đơn vị vận tải chỉ hợp thức hóa các điều kiện để đƣợc
cấp giấy phép kinh doanh vận tải, lợi dụng vận tải hành hành khách theo hợp
đồng để đặt chỗ cho hành khách rồi đón trả khách tại các điểm nhƣ: bệnh viện,
trƣờng học... và dọc các tuyến Quốc lộ gây ra tình trạng tranh giành khách làm
mất trật tự vận tải; gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát trong công tác
quản lý nhà nƣớc.
Hiện nay, đã xảy ra tình trạng xe vận chuyển hợp đồng cạnh tranh không
lành mạnh với các phƣơng tiện hoạt động tuyến vận tải hành khách cố định; hiện
tƣợng “xe dù, bến cóc” do xe vận chuyển hợp đồng gây nên đang ngày càng
diễn biến phức tạp, đặc biệt tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ
Chí Minh.
Nguyên nhân là do các quy định về điều kiện kinh doanh đối với loại hình
này còn đơn giản dẫn đến trình trạng nhiều đơn vị vận tải chỉ hợp thức hóa các
điều kiện để đƣợc cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Bên cạnh đó, để thực hiện
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP, trong thời gian qua các địa phƣơng đã đẩy mạnh
siết chặt quản lý điều kiện kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, vận tải hành
khách bằng taxi và xe buýt; điều này cũng đã góp phần làm cho loại hình vận tải
hành khách bằng xe hợp đồng phát triển mạnh do các điều kiện kinh doanh vận
tải và quy định về quản lý đối với xe hợp đồng còn tƣơng đối dễ đạt đƣợc.
Công tác quản lý hoạt động vận tải khách du lịch đƣợc phối hợp quản lý
chặt chẽ giữa Bộ Giao thông vận tải và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tuy

61
nhiên, bên cạnh việc phát triển mạnh của xe hợp đồng thì việc cấp giấy phép
kinh doanh và phù hiệu cho xe vận chuyển khách du lịch lại giảm. Nhiều địa
phƣơng không có đơn vị kinh doanh vận tải khách du lịch, nguyên nhân là do xe
hợp đồng và xe du lịch đƣợc hoạt động với phạm vi và quyền lợi tƣơng tự nhƣ
nhau, nhƣng việc cấp phù hiệu cho xe du lịch cần nhiều điều kiện bổ sung nhƣ:
điều kiện kỹ thuật của phƣơng tiện cao hơn, điều kiện về hƣớng dẫn viên, cần có
xác nhận của cơ quan quản lý về du lịch…. Điều này dẫn đến tình trạng hầu hết
các đơn vị kinh doanh vận tải chỉ xin cấp phù hiệu xe hợp đồng để hoạt động
mặc dù có tổ chức vận chuyển khách du lịch.
Mặt khác, hoạt động vận tải du lịch hiện chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ một
phần là do các quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP về các đối tƣợng này
chƣa thể hiện hết các nội dung đã đƣợc quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ,
ví dụ nhƣ: giải thích về “vận tải khách theo hợp đồng” (theo Nghị định 86), tuy
nhiên theo Luật GTĐB lại là “vận tải khách theo hợp đồng không theo tuyến cố
định” hoặc “kinh doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo
tuyến cố định”, tuy nhiên theo Luật GTĐB lại là “kinh doanh vận tải khách du
lịch là kinh doanh vận tải theo tuyến, chƣơng trình và địa điểm du lịch”…
- Hoạt động vận tải bằng xe buýt
Nhìn chung, việc thi hành các quy định về hoạt động vận tải hành khách
bằng xe buýt đã đƣợc thực hiện nghiêm túc. Ngoài các quy định quản lý tại các
văn bản quy phạm pháp luật của nhà nƣớc thì bản thân các đơn vị kinh doanh
vận tải hành khách bằng xe buýt cũng ban hành các quy định quản lý riêng.
Đánh giá chung cho thấy, hầu hết các địa phƣơng đã có tuyến xe buýt hoạt động
từ trung tâm thành phố đi đến các trung tâm kinh tế xã hội của các huyện, thị
trấn. Mạng lƣới xe buýt đã đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, phù hợp với
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng phƣơng tiện cá nhân đi lại và bảo vệ môi
trƣờng. Tính đến 30 tháng 11 năm 2016, cả nƣớc đã có 59/63 tỉnh, thành phố có
loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với số lƣợng phƣơng tiện

62
khoảng trên 7.100 xe, nhiều địa phƣơng đã triển khai xong công tác quy hoạch
phát triển loại hình này, đã cơ bản góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân
dân trong thời gian qua [2].
Đánh giá chung cho thấy, hầu hết các địa phƣơng đã có tuyến xe buýt hoạt
động từ trung tâm thành phố đi đến các trung tâm kinh tế xã hội của các huyện,
thị trấn. Mạng lƣới xe buýt đã đƣợc xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh, phù hợp với
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông
và ùn tắc giao thông, hạn chế sử dụng phƣơng tiện cá nhân đi lại và bảo vệ môi
trƣờng. Tính đến 30 tháng 11 năm 2016, cả nƣớc đã có 59/63 tỉnh, thành phố có
loại hình vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với số lƣợng phƣơng tiện
khoảng trên 7.100 xe [2], nhiều địa phƣơng đã triển khai xong công tác quy
hoạch phát triển loại hình này, đã cơ bản góp phần phục vụ tốt nhu cầu đi lại của
nhân dân trong thời gian qua.
Tuy nhiên, hoạt động xe buýt tại nhiều địa phƣơng có lƣu lƣợng ngƣời
tham gia giao thông thấp còn gặp nhiều khó khăn, nếu đáp ứng đúng các quy
định về tần suất và thời gian hoạt động theo quy định thì gây lãng phí và không
hiệu quả đối với doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hiện nay nhiều tuyến vận tải khách
cố định liên tỉnh trong phạm vi 3 đến 4 địa phƣơng cũng có tần suất rất cao
(bằng thậm chí cao hơn tần suất xe buýt), lƣu lƣợng ngƣời đi lại lớn. Vì vậy, để
tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia kinh doanh vận tải khách
bằng xe buýt, khuyến khích phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt, đồng
thời vẫn đáp ứng đƣợc nhu cầu đi lại của ngƣời dân thì cần thiết giao cho UBND
cấp tỉnh quyết định về tần suất, thời gian hoạt động trên các tuyến xe buýt và bỏ
quy định phạm vi hoạt động của tuyến xe buýt cho phù hợp với điều kiện thực
tế, đồng thời khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2020.

63
Ngoài ra,

hƣởng vận tải, đặc biệt là các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe
buýt đang gặp khó đến vấn đề an toàn cũng nhƣ trật tự giao thông. Mặt khác,
hiện nay các đơn vị kinh doanh gặp khó khăn trong việc thực hiện cải tạo, đầu
tƣ, thay thế xe buýt khi tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ bằng xe ô tô theo
quy định vì hiện nay tại Nghị định theo Nghị định số 86/2014/NĐ-CP không có
quy định cho phép các phƣơng tiện kinh doanh vận tải theo tuyến buýt thuộc các
trƣờng hợp trên đƣợc phép tiếp tục hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng và
cũng không quy định lộ trình thời gian chuyển đổi thay thế phƣơng tiện cho phù
hợp với tiêu chuẩn vận tải hành khách bằng xe buýt.
- Hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi:
Hiện nay số lƣợng taxi tập trung chủ yếu tại các thành phố lớn, đặc biệt là
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với quy mô phát triển nhanh so với nhu cầu
hiện tại của ngƣời dân (Hà Nội có 18.629 xe taxi với 88 doanh nghiệp, hợp tác
xã hoạt động kinh doanh; thành phố Hồ Chí Minh có 10.850 xe với 23 doanh
nghiệp, hợp tác xã kinh doanh [2]). Các địa phƣơng đã và đang triển khai thực
hiện tốt công tác quy hoạch hoạt động vận tải hành khách bằng taxi theo đó sẽ
giới hạn việc phát triển hoạt động vận chuyển này phù hợp với tốc độ phát triển
về nhu cầu đi lại của ngƣời dân.
Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, trong
thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe taxi đã ứng
dụng phần mềm điều hành thay thế cho phƣơng pháp điều hành truyền thống (sử
dụng bộ đàm). Bên cạnh đó, trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam đã xuất hiện
nhiều phƣơng thức trợ giúp ngƣời dùng đặt (gọi) taxi một cách nhanh chóng và
thuận tiện thông qua các thiết bị thông minh (smartphone). Nổi bật là các ứng
dụng Grab Taxi, Easy Taxi, Live Taxi, ứng dụng UBER…đã và đang có chiều
hƣớng ngày một phát triển mạnh.

64
Mặc dù các quy định về quản lý hoạt độn

quả quản lý chƣa cao nên tình trạng taxi dù vẫn còn tồn tại và có chiều hƣớng
phát triển, ngày càng khó kiểm soát, đặc biệt là ở các thàn

Hoạt động này trên thực tế còn nhiều bất cập. Bộ Giao thông vận tải và Ủy
ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có chức năng tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm
tra việc chấp hành các quy định chuyên ngành về kinh doanh và điều kiện kinh
doanh vận tải bằng xe ô tô đƣợc quy định tại Nghị định số 86/2014/NĐ-CP và
Thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT. Qua công tác thanh tra, kiểm tra còn tồn tại
một số nội dung nhƣ: Đơn vị không cung cấp đƣợc danh sách lái xe và số lƣợng
phƣơng tiện tham gia hoạt động kinh doanh vận tải của đơn vị, một số đơn vị có
Giấy phép kinh doanh vận tải nhƣng không xin cấp phù hiệu cho xe hoặc hợp
đồng thêm phƣơng tiện ngoài danh sách xe đã đăng ký, lái xe không có hợp
đồng lao động ký với đơn vị kinh doanh vận tải. Kiểm tra 87 phƣơng tiện cho
thấy 38/87 phƣơng tiện không có phù hiệu, 40/87 phƣơng tiện không có đăng ký
kinh doanh và Giấy phép kinh doanh vận tải, 15/87 phƣơng tiện không có hợp
đồng vận chuyển; xử phạt các lỗi vi phạm với mức tiền là 436.900.000 đồng [2].
Vì vậy, trong thời gian tới cần có quy định để quản lý các đối tƣợng này
nhằm mục tiêu khuyến khích các doanh nghiệp đầu tƣ, ứng dụng công nghệ
thông tin để đổi mới công tác quản lý, điều hành xe taxi xe nhằm nâng cao chất
lƣợng dịch vụ, tăng hiệu quả kinh doanh và tăng sức cạnh tranh của doanh
nghiệp.
Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế các doanh nghiệp, hợp tác xã đang gặp
khó khăn trong cách tính niên hạn xe taxi, vì hiện nay, chƣa có hƣớng dẫn cụ thể
về cách tính niên hạn đối với xe taxi. Mặt khác, hiện nay các doanh nghiệp kinh

65
doanh vận tải taxi cần phải bỏ ra chi phí đầu tƣ khá lớn, vì quy định về việc taxi
phải có thêm thiết bị in hóa đơn hoặc phiếu thu kết nối với đồng hồ tính tiền trên
xe đối với các xe taxi sử dụng phần mềm kết nối với hành khách đi xe.
Thứ ba, đối với việc thi hành pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hoá
Trên cơ cở quy định của Luật và các quy đinh hƣớng dẫn việc sử dụng xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tƣơng tự
để vận chuyển hàng hoá; quy định tải trọng, khổ giới hạn đƣờng bộ; lƣu hành xe
quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đƣờng bộ; vận chuyển hàng
siêu trƣờng, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phƣơng tiện khi tham gia giao
thông đƣờng bộ và các quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi
rơ moóc khi tham gia giao thông trên đƣờng bộ thì trách nhiệm của ngƣời vận tải,
lái xe, ngƣời áp tải, ngƣời thuê vận tải, ngƣời xếp hàng hóa ngày càng đƣợc nâng
cao, do đó tình trạng vận chuyển hàng hóa quá tải trọng đã giảm.
Bên cạnh đó, các quy định đối với hoạt động vận tải hàng hóa tại Nghị
định số 86/2014/NĐ-CP đã đƣợc thực hiện khá tốt. Trong thời gian qua, tải
trọng phƣơng tiện đã đƣợc kiểm soát, góp phần giảm tai nạn giao thông do các
phƣơng tiện vận tải hàng hóa gây ra. Đến nay các địa phƣơng đã tổ chức cấp
Giấy phép cho các đơn vị sử dụng phƣơng tiện kinh doanh vận tải hàng hóa có
trọng tải thiết kế trên 10 tấn, trong thời gian tới sẽ tiếp tục cấp cho các đối tƣợng
còn lại.
Trong thời gian qua, các Sở Giao thông vận tải đã bƣớc đầu cấp giấy phép
kinh doanh cho phƣơng tiện kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp, theo đó
các xe đều phải lắp thiết bị giám sát hành trình, có bộ phận theo dõi an toàn giao
thông nên hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, do
hiện nay thị trƣờng kinh doanh vận tải hàng hóa vẫ
các quy định của chủ phƣơng tiện, đặc biệt là các hộ kinh doanh vận tải hàng hóa
còn hạn chế, nên thực tế hoạt động này vẫn còn diễn biến phức tạp, tình trạng xe
chở quá tải, lái xe sử dụng các chất gây nghiện vẫn còn diễn ra nên đòi hỏi việc
triển khai thực hiện ở các cấp, các ngành cần mạnh mẽ và quyết liệt hơn.

66
Bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng các Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh
các ngành nghề khác có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài lớn hơn 49%; các doanh nghiệp
này đã đầu tƣ xe ô tô tải để vận chuyển hàng hóa của mình, theo quy định của
Nghị định số 86/2014/NĐ-CP thì đây là đối tƣợng doanh nghiệp kinh doanh vận
tải không thu tiền trực tiếp và phải cấp Giấy phép kinh doanh vận tải. Tuy nhiên
việc cấp phép cho các doanh nghiệp này nếu thực hiện sẽ vi phạm cam kết của
Việt Nam trong Hiệp định gia nhập WTO của Việt Nam. Do vậy hiện nay đối
tƣợng này đang không đƣợc cấp giấy phép kinh doanh vận tải để đảm bảo thực
hiện đúng nội dung mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO. Ngoài ra các
điều kiện của đối tƣợng này đang đƣợc quy định giống nhƣ đối tƣợng thu tiền
trực tiếp, vì vậy trong quá trình lập hồ sơ cấp giấy phép và thực tế triển khai
cũng gặp nhiều khó khăn cần tháo gỡ cũng nhƣ có quy định riêng về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh cho đối tƣợng này.
2.2.2.3. Công tác thi hành pháp luật liên quan đến dịch vụ hỗ trợ đường bộ
Các quy định về quản lý, tổ chức hoạt động của bến xe đã đƣợc các cơ quan,
chủ bến xe, trạm dừng nghỉ triển khai thực hiện khá tốt trong nhiều năm qua. Tính
đến hết năm 2016 cả nƣớc có 549 bến xe có hoạt động vận tải hành khách cố
định liên tỉnh, trong đó có 410 bến đã đƣợc công bố, mạng lƣới bến xe khách đã
phủ khắp các trung tâm cấp tỉnh và rất nhiều trung tâm cấp huyện. Tuy nhiên,
bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng một số bến xe, trạm dừng nghỉ chƣa đạt
chuẩn, tính đến hết năm 2016, cả nƣớc còn khoảng hơn 100 bến, trạm chƣa đạt
chuẩn [2]. Nguyên nhân do ý thức chấp hành các quy định pháp luật về bến xe,
trạm dừng nghỉ của chủ bến xe, trạm dừng nghỉ còn thấp. Mặt khác, công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra mặc dù đã đƣợc thực hiện trong thời gian qua
nhƣng chƣa thực sự sắt chặt, chƣa hiệu quả.
2.2.2.4. Công tác thi hành pháp luật về giá, cước, phí, lệ phí trong hoạt
động vận tải đường bộ
Theo quy định tại Thông tƣ 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT chỉ quy định
bắt buộc phải kê khai giá cƣớc đối với vận tải khách bằng xe taxi và tuyến cố

67
định, còn các hình thức khác do Sở Tài chính chủ trì trình Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét bổ sung vào danh mục kê khai giá. Vì vậy, hiện nay hầu hết các địa
phƣơng đều không quản lý giá cƣớc vận tải khách theo hợp đồng, du lịch và vận
tải hàng hóa. Việc này đã có ảnh hƣởng lớn và gây nhiều khó khăn trong công
tác quản lý giá cƣớc vận tải trong thời gian qua khi giá nhiên liệu đầu vào có
biến động lớn.
Mặt khác, trong thời gian qua các quy định về việc kê khai, niêm yết giá
cƣớc vận tải đã đƣợc các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải thực hiện khá
nghiêm túc. Tuy nhiên trên thực tế, còn nhiều tồn tại, bất cập nhƣ: giá, cƣớc thu
trên thực tế thì cao hơn mức niêm yết; giá, cƣớc không ổn định, thƣờng tăng cao
trong các dịp lễ, tết….
2.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm các quy
định về hoạt động vận tải
Trong thời gian qua, mặc dù ý thức tuân thủ pháp luật về hoạt động vận tải
đƣờng bộ ngày càng đƣợc nâng cao, nhƣng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hành
vi vi phạm pháp luật về hoạt động vận tải dƣờng bộ. Đây chính là nguy cơ dẫn
đến tai nạn giao thông, gây rối trật tự, an toàn giao thông. Vì vậy, để răn đe, giáo
dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật của ngƣời tham gia hoạt động vận tải
đƣờng bộ và phòng ngừa vi phạm, trên cơ sở các quy định về công tác thanh tra
và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động vận
tải đƣờng bộ, trong thời gian qua các các công tác này đã dƣợc triển khai, thực
hiện nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Về phía, lực lƣợng công an nhân dân: Bộ Công an đã tập trung chỉ đạo lực
lƣợng Cảnh sát giao thông tích cực, chủ động tổ chức thực hiện công tác tuần
tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải
đƣờng bộ và coi đây là một biện pháp quan trọng nâng cao ý thức tự giác chấp
hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông; chỉ đạo kiện toàn tổ chức, phân
công, phân cấp, bố trí lực lƣợng Cảnh sát giao thông theo hƣớng chuyên sâu,
toàn diện từ Bộ Công an đến các địa phƣơng. Tăng cƣờng và huy động tối đa lực

68
lƣợng, phƣơng tiện, liên tục mở các đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, bảo đảm
trật tự trật tự an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc; tập trung kiểm tra, xử
lý các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông, đảm bảo,
phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính và
hoạt động của các loại tội phạm trên tuyến giao thông, giải quyết nhanh các vụ
tai nạn và ùn tắc giao thông.
Bộ Công an đã triển khai Quyết định số 617/QĐ-TTg ngày 15/5/2009 của
Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cƣờng, và hiện đại hóa công tác
tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông”. Phƣơng tiện, trang
thiết bị kỹ thuật trang bị cho lực lƣợng Cảnh sát giao thông đƣợc tăng cƣờng,
đặc biệt là việc ứng dụng hệ thống camera giám sát vào công tác tuần tra kiểm
soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông trong hoạt động vận tải đƣờng bộ
đã đƣợc triển khai rộng trên nhiều địa phƣơng góp phần hiện đại hóa công tác
tuần tra kiểm soát, từng bƣớc thay đổi phƣơng thức tuần tra kiểm soát của cảnh
sát giao thông, hạn chế sự có mặt của cảnh sát giao thông trên đƣờng, nhƣng vẫn
giám sát đƣợc tình hình trật tự an toàn giao thông, nâng cao hiệu quả xử lý vi
phạm, kiềm chế giảm tai nạn giao thông, điều hòa giao thông, chống ùn tắc giao
thông. Có tác dụng răn đe, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật của
ngƣời tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ và phòng ngừa vi phạm.
-

hợp,
tạm giữ 188.572 ô tô, 4.450.242 mô tô và 160.354 phƣơng tiện khác [2].

phá 15.466 vụ, bắt 6.556 đối tƣợng có dấu hiệu phạm tội trên các tuyến giao
thông, lập hồ sơ chuyển cơ quan chức năng xử lý theo quy định. Cảnh sát giao
thông các địa phƣơng đã phối hợp tổ chức công tác điều tra, giải quyết 204.961
vụ tai nạn giao thông và chuyển cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố 23.667 vụ, với

69
22.352 bị can (truy tố 21.536 vụ, với 16.906 bị cáo), các vụ còn lại đang điều tra
và Cảnh sát giao thông đã xử lý hành chính, theo đúng quy định của pháp luật và
Bộ Công an [2].
Về phía lực lƣợng Thanh tra giao thông đƣờng bộ: Lực lƣợng Thanh tra
đƣờng bộ đã đƣợc củng cố và tăng cƣờng để thực hiện nhiệm vụ. Công tác thanh
tra, kiểm tra của Thanh tra ngành giao thông vận tải có trọng tâm, trọng điểm,
bám sát Kế hoạch đã đƣợc phê duyệt và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Thanh tra
Chính phủ. Bên cạnh việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đƣờng bộ, công tác thanh tra, kiểm tra trong thời gian qua đƣợc triển
khai trên tất cả các mặt trong đó có nhiều lĩnh vực mang tính thời sự, đƣợc dƣ
luận xã hội quan tâm nhƣ chất lƣợng xây dựng công trình; kiểm soát tải trọng
phƣơng tiện; điều kiện kinh doanh vận tải; công tác đăng kiểm phƣơng tiện xe
cơ giới...
Nhằm tăng cƣờng siết chặt quản lý kinh doanh vận tải, từ năm 2012 đến
nay, Bộ Giao thông vận tải đã thành lập nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra về điều
kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Qua kiểm tra, Bộ Giao thông vận tải đã
yêu cầu các địa phƣơng chấn chỉnh, tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về
hoạt động vận tải, đồng thời kiến nghị xử lý nhiều vi phạm, cụ thể nhƣ: xử phạt
vi phạm hành chính 636 lỗi vi phạm; thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải của
53 đơn vị; tƣớc quyền sử dụng giấy phép kinh doanh vận tải của 113 đơn vị; thu
hồi phù hiệu của 1.370 phƣơng tiện; thu hồi 134 chấp thuận khai thác tuyến [2].
Tổng cục, các Cục chuyên ngành của Bộ Giao thông vận tải và Thanh tra các
Sở đã Giao thông vận tải thực hiện 399.125 cuộc thanh tra, kiểm tra; lập biên bản
786.212 vụ vi phạm; quyết định xử phạt 705.437 vụ vi phạm với số tiền trên
1.272 tỷ đồng; tạm giữ 3.295 ô tô [2].
Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công an đã chỉ đạo lực lƣợng Thanh tra giao thông
đã phối hợp với lực lƣợng Cảnh sát giao thông triển khai thực hiện Kế hoạch số
12593/KHPH-BGTVT-BCA ngày 21/11/2013 của liên Bộ Giao thông vận tải - Công
an về phối hợp xử lý hành vi vi phạm chở hàng vƣợt quá trọng tải của xe ô tô vận

70
chuyển hàng hóa trên đƣờng bộ; đƣa vào hoạt động 63 trạm kiểm tra tải trọng xe lƣu
động theo chế độ 24/24h các ngày trong tuần và tích hợp dữ liệu qua phần mềm giám
sát quản lý dữ liệu tải trọng xe từ tháng 4/2014 đã có hiệu quả tích cực trong việc giảm
xe chở hàng quá tải trọng trên đƣờng bộ. Từ ngày 01/01/2015 đến 31/12/2016 các
trạm kiểm tra tải trọng xe trên cả nƣớc đã tiến hành dừng kiểm tra khoảng
710.000 xe, trong đó có trên 52.000 xe vi phạm, chiếm tỉ lệ 7,5%; tƣớc 21.890
Giấy phép lái xe, xử phạt nộp kho bạc Nhà nƣớc hơn 373 tỷ đồng [2].
Về xử lý xe cải tạo trái phép kích thƣớc thùng chở hàng: Tổng cục Đƣờng
bộ Việt Nam và Sở GTVT đã trực tiếp kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm kích
thƣớc thùng xe. Tính từ tháng 8/2014 đến hết 31/8/2015, Thanh tra các Sở Giao
thông vận tải đã kiểm tra, xử lý và cắt thùng chở hàng đối với 5.926 xe, chủ xe
cam kết tự cắt 4.020 xe; các Đoàn thanh tra, kiểm tra của các Cục Quản lý
đƣờng bộ đã kiểm tra 2.022 xe, trong đó số xe vi phạm kích thƣớc thành thùng:
344 xe, vi phạm khác 88 xe, xử lý cắt tại chỗ 85 xe. Đến , Bộ
Giao thông vận tải ủy quyền Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam đã phối hợp với 63
địa phƣơng tổ chức cho 3.044 doanh nghiệp đầu nguồn hàng ký cam kết không
xếp hàng lên xe quá tải trọng, đạt 100% [2].
Mặc dù, trên thực tế các hành vi vi phạm về quy tắc giao thông, ngƣời
điều khiển phƣơng tiện nhƣ: điều khiển xe không có giấy phép lái xe, đi không
đúng làn đƣờng, phần đƣờng, đi vào đƣờng cao tốc, chở quá khổ quá tải… còn
diễn ra phổ biến, phức tạp nhƣng trong thời gian qua công tác tuần tra, kiểm
soát, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động vận tải đƣờng bộ đã đƣợc đẩy
mạnh góp phần hạn chế tai nạn giao thông, đảm bảo sự an toàn, êm thuận, thông
suốt của các tuyến quốc lộ.
2.3. Đánh giá chung
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân
Trong thời gian qua hoạt động vận tải đƣờng bộ đã có nhiều chuyển biến
tích cực, đạt đƣợc nhiều thành quả lớn, cụ thể:

71
Một là, t

hoạt
động vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng bộ ngày càng phát triển mạnh góp phần
phát triển kinh tế nói chung.
Hiện nay, vận tải ô tô đảm nhiệm trên 90% tổng khối lƣợng vận chuyển
hành khách và trên 70% tổng khối lƣợng vận chuyển hàng hóa. Cùng với sự
phát triển của lực lƣợng vận tải, công tác quản lý

lƣới tuyến vận tải đƣờng bộ đƣợc phủ khắp các địa bàn trên cả nƣớc, tới trung
tâm các tỉnh, thành phố và hầu hết các huyện, xã. Tính đến 26/6/2016 cả nƣớc
có 4.635 tuyến vận tải hành khách cố định liên tỉnh, trong đó có 453 tuyến vận
tải hành khách có cự ly trên 1000 km với trên 1.022 doanh nghiệp, hợp tác xã
tham gia hoạt động vận tải hành khách; có 54/63 tỉnh, thành phố đã có tổ chức
hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, với hơn 10.000 xe, vận
chuyển hàng trăm triệu lƣợt hành khách mỗi năm [2].
Về dịch vụ hỗ trợ vận tải đƣờng bộ: tính đến hết năm 2016 cả nƣớc có 549
bến xe có hoạt động vận tải hành khách cố định liên tỉnh, trong đó có 410 bến đã
đƣợc công bố, còn khoảng hơn 100 bến, trạm chƣa đạt chuẩn [2]. Mạng lƣới bến
xe khách đã phủ khắp các trung tâm cấp tỉnh và rất nhiều trung tâm cấp huyện.
Phƣơng tiện vận tải đƣợc tăng trƣởng về số lƣợng và chất lƣợng: tính đến
tháng 28/02/2016 cả nƣớc hiện có khoảng 1.837.436 ô tô các loại, bình quân
hằng năm tăng 13,5 % về số lƣợng và 15% về tấn phƣơng tiện. Trong đó, có
111.053 xe khách từ 10 chỗ trở lên và 752.976 xe tải các loại. Số lƣợng xe
khách có tuổi từ 12 năm trở xuống chiếm 75,8% (83.169 xe) [2].

31/12/2016 đã có khoảng
ô tô và khoảng gần 5164 hộ kinh doanh đƣợc cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
bằng xe ô tô [2].

72
Hai là, ý thức tham gia giao thông của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao.
Các hành vi vi phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ ngày càng đƣợc kiểm soát
chặt chẽ hơn nhƣ: vấn đề tải trọng phƣơng tiện đƣợc kiểm soát dẫn đến số lƣợng
xe chở quá tải, quá khổ ngày càng giảm; các hành vi vi phạm quy tắc giao thông
khi tham gia giao thông đƣờng bộ có xu hƣớng giảm… Tình hình tai nạn giao
thông ngày càng có xu hƣớng giảm mạnh về cả số vụ và số ngƣời bị thƣơng trên
cơ sở đó góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Ba là, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động vận tải
đƣờng bộ các cấp ngày chặt chẽ và thống nhất trong việc tổ chức triển khai thực
hiện các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Để có đƣợc những kết quả nhƣ trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác
nhau, trong đó bao gồm một số nguyên nhân sau:
Thứ nhất, do hệ thống các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc
ban hành ngày càng đầy đủ, kịp thời, chất lƣợng văn bản ngày càng đƣợc nâng
cao, luôn đƣợc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với với tình hình thực tế
trong từng giai đoạn. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ
đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải đƣờng bộ trong cả nƣớc, đó là cơ
sở nhằm đảm bảo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nƣớc về vận
tải đƣờng bộ, tăng cƣờng thực thi Luật Giao thông đƣờng bộ, tạo điều kiện để
đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật nhằm
nâng cao chất lƣợng dịch vụ và giảm thiểu tai nạn giao thông.
Thứ hai, công tác tổ chức thực hiện pháp luật về vận quản lý vận tải
đƣờng bộ trong thời gian qua luôn đƣợc cơ quan quản lý nhà nƣớc về vận tải
đƣờng bộ các cấp quan tâm sắt sao cũng nhƣ ý thức thi hành pháp luật của ngƣời
dân và chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ ngày càng có xu hƣớng
đƣợc nâng cao.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
Trên thực tế, hoạt động vận tải đƣờng bộ còn nhiều bất cập, hạn chế, cụ
thể nhƣ sau:

73
Một là, mặc dù trong thời gian qua, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
về hoạt động vận tải đƣờng bộ luôn đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc nghiên
cứu xây dựng, ban hành và sửa đổi, bổ sung, thay thế để phù hợp với tình hình
thực tiễn. Tuy nhiên, hiện nay một số văn bản quy phạm pháp luật về quản lý
vận tải, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đƣờng bộ có tính ổn định
chƣa cao do thực tế phát sinh nhiều vấn đề bất cập. Một số quy định chƣa phù
hợp với thực tế, chƣa đảm bảo đƣợc hiệu quả công tác quản lý hoạt động vận tải
đƣờng bộ một cách tối ƣu nhất.
Hai là, công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật về
hoạt động vận tải đƣờng bộ trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực,
tuy nhiên nội dung tuyên truyền nhiều lúc chƣa theo sát đƣợc những vấn đề
“nóng” mà xã hội đang quan tâm, hình thức tuyên truyền chƣa dễ nhớ, dễ hiểu,
do đó hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến chƣa cao.
Ba là, mặc dù trong thời gian qua vận tải đƣờng bộ ngày càng phát triển,
chất lƣợng dịch vụ ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, vận tải đƣờng bộ hiện phải
đảm nhận tỷ trọng lớn, không cân đối với các phƣơng thức vận tải khác; chất
lƣợng dịch vụ đã đƣợc nâng cao nhƣng chƣa đồng đều, còn có các đơn vị vận tải
còn nhỏ lẻ, manh mún; vẫn còn xe chạy rỗng, hiệu quả kinh doanh chƣa cao; thị
trƣờng vận tải hàng hóa hiện mới đang từng bƣớc minh bạch.
Bốn là, tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ
vẫn diễn ra phổ biến. Phƣơng tiện tham gia giao thông về cơ bản chƣa đáp ứng
đƣợc các yêu cầu về chất lƣợng an toàn kỹ thuật vè bảo vệ môi trƣờng. Do đó,
mặc dù tai nạn gia

nhiều. Vấn đề về ùn tắc giao thông và trật tự, an toàn giao thông vẫn luôn là một
vấn đề cần đƣợc quan tâm, tháo gỡ hàng đầu.
Năm là, hiệu quả thực thi pháp luật về vận tải đƣờng bộ, đặc biệt là ở cấp
cơ sở chƣa cao. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính

74
trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ chƣa cao, chƣa răn đe, ngăn chặn đƣợc các hành
vi vi phạm.
Những tồn tại nêu trên trong hoạt động vận tải đƣờng bộ bắt nguồn từ
nhiều nguyên nhân, trong đó bao gồm một số nguyên nhân cơ bản sau:
Thứ nhất, về hệ thống chính sách, thế chế, văn bản quy phạm pháp luật
trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ:
Hiện nay, một số chính sách, thế chế, văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh
vực vận tải đƣờng bộ chƣa theo kịp sự phát triển của kinh tế - xã hội và thực tiễn
đặt ra trong công tác quản lý vận tải đƣờng bộ. Một số quy định pháp luật chƣa
phù hợp với thực tế. Vì vậy một số chính sách chậm đƣợc ban hành hoặc khi ban
hành đƣợc đã không còn phù hợp với thực tế; quy định vừa mới đƣợc áp dụng đã
phải sửa đổi, bổ sung tạo nên áp lực cho cơ quan quản lý nhà nƣớc, ngƣời thực thi
công vụ cũng nhƣ các đối tƣợng chịu ảnh hƣởng.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về vận tải đƣờng bộ:
Trong thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật mặc dù đã
đƣợc các cơ quan quản lý nhà nƣớc hết sức quan tâm, tuy nhiên hiệu quả của
công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu,
chƣa tạo đƣợc sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và ý thức chấp hành pháp
luật của ngƣời tham gia giao thông. Bên cạnh đó, còn tồn tại một số hoạt động
tuyên truyền mang tính hình thức, đối phó chƣa chú trọng đến hiệu quả hoặc nội
dung tuyên truyền chƣa thực sự phù hợp với đối tƣợng đƣợc tuyên truyền….
Thứ ba, về năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ:

các hiện tƣợng tiêu cực. Một số địa phƣơng, đơn vị chƣa thực sự quyết liệt vào
cuộc trong việc triển khai các giải pháp nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đƣờng bộ; chƣa quan tâm đúng mức trong việc quy hoạch, xây dựng, bảo vệ kết

75
cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ. Công tác phối hợp giữa các đơn vị, địa
phƣơng cũng nhƣ giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc với doanh nghiệp có nơi
chƣa chặt chẽ, chƣa tạo đƣợc sự thống nhất trong triển khai thực hiện. Công
nghệ, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý tại các cơ quan quản lý nhà
nƣớc về vận tải từ trung ƣơng đến các địa phƣơng đã xây dựng đƣợc một hệ
thống cơ sở dữ liệu thống nhất, áp dụng công nghệ tin học để liên kết giữa các
địa phƣơng và trung ƣơng, giữa các cơ quan quản lý với các đơn vị kinh doanh
vận tải và bến xe, tuy nhiên việc ứng dụng trên thực tế chƣa cao do điều kiện về
cơ sở vật chất của một số cơ quan, đơn vị ở một số vùng còn gặp khó khăn, trình
độ, đội ngũ cán bộ, nhân viên một số cơ quan, đơn vị chƣa cao….
Cụ thể: về nhân lực làm công tác quản lý tại các Sở Giao thông vận tải,
qua thống kê, khảo sát tại 63 Sở Giao thông vận tải cho thấy có 20/63 Sở có tổ
chức riêng Phòng vận tải, tại các Sở Giao thông vận tải còn lại, công tác quản lý
vận tải đƣợc ghép chung với các bộ phận quản lý khác nhƣ: phƣơng tiện ngƣời
lái, vận tải thủy, quản lý giao thông, công nghiệp ...
Số lƣợng cán bộ làm công tác quản lý vận tải tại các Sở còn thiếu, chỉ có

bộ làm công tác quản lý vận tải đáp ứng đủ yêu cầu, còn lại phần lớn các Sở chỉ
bố trí 01- 03 cán bộ đảm nhiệm công tác quản lý vận tải ghép chung vào bộ phận
quản lý khác.
Tại các Sở Giao thông vận tải số lƣợng cán bộ đƣợc đào tạo đúng chuyên
ngành vận tải đƣờng bộ cũng đạt tỷ lệ rất thấp. Theo số liệu khảo sát tại 63 tỉnh
thành thì hiện nay chỉ có gần 30% số cán bộ làm công tác quản lý vận tải và
16/63 lãnh đạo Sở phụ trách công tác vận tải đƣợc đào tạo đúng chuyên ngành.
Đặc biệt có 8/63 Sở không có cán bộ làm công tác quản lý vận tải nào đƣợc đào
tạo về chuyên môn vận tải.
Thứ tư, về mô hình tổ chức quản lý và phƣơng pháp quản lý của các đơn
vị vận tải:

76
Hiện nay, mô hình tổ chức quản lý và phƣơng pháp quản lý của các đơn
vị vận tải chủ yếu vẫn còn mang tính thủ công, lạc hậu; chƣa có nhiều đơn vị
chú trọng đến xây dựng thƣơng hiệu nên các đơn vị vận tải hiện nay nhìn chung
có sức cạnh tranh yếu, hiệu quả kinh doanh và chất lƣợng dịch vụ thấp, nguy cơ
tai nạn giao thông cao.

p
bảo dƣỡng định kỳ, kiểm tra ATKT của phƣơng tiện trƣớc khi hoạt động;

toàn giao thông ở nhiều đơn vị vận tải vẫn mang tính hình thức, chƣa hoạt động
thực c

Thứ năm, ý thức của ngƣời dân và chủ thể tham gia hoạt động vận tải
đƣờng bộ
Có thể nói đây là một trong những nguyên nhân căn bản dẫn đến những
hạn chế của hoạt động vận tải đƣờng bộ hiện nay. Đa số ngƣời dân ở nƣớc ta có
ý thức chƣa cao cùng với các thói quen, tập quán, cách nghĩ, cách làm lạc hậu
bảo thủ còn tồn tại nhiều nhƣ: thói quen đi lại tùy tiện, không tuân thủ các quy
tắc khi tham gia giao thông, nhiều ngƣời vi phạm không chấp hành các quyết
định xử phạt của cơ quan chức năng…
Thứ sáu,công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính:

77
Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù hàng năm vẫn đƣợc tiến hành nhƣng
hiệu quả chƣa cao, công tác xử phạt vi phạm hành chính còn nhiều tồn tại nhƣ: ý
thức chấp hành xử phạt của ngƣời dân chƣa cao, hiện tƣợng tiêu cực trong đội
ngũ thực hiện xử phạt còn nhiều…
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân nhƣ: Do kinh tế ngày càng phát triển,
dẫn đến sự tăng mạnh về số lƣợng phƣơng tiện tham gia giao thông và nhu cầu
đi lại của ngƣời dân. Đặc biệt là tại các khu đô thị lớn, mật độ dân số quá cao ở
khu vực trung tâm, tỷ lệ đất dành cho giao thông chƣa đảm bảo trong khi các
loại hình vận tải công cộng còn hạn chế, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải còn
thiếu gây khó khăn trong việc tổ chức giao thông dẫn đến ùn tắc giao thông, tai
nạn giao thông; Vận tải đƣờng bộ đang phải đảm nhiệm tỷ trọng lớn trong vận
tải nói chung kể cả vận tải hành khách lẫn vận tải hàng hóa; Nguồn vốn ngân
sách nhà nƣớc chi đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng còn hạn hẹp trong khi nhu
cầu phát triển kết cấu hạ tầng trong toàn quốc là rất lớn. Việc tham gia xã hội
hóa đầu tƣ xây dựng đƣờng bộ chủ yếu ở các tuyến đƣờng lớn, trọng điểm vì
vậy các tuyến đƣờng địa phƣơng, vùng sâu, vùng xa chƣa đƣợc xây dựng, nâng
cấp, cải tạo dẫn đến hoạt động vận tải cong gặp nhiều khó khăn cũng nhƣ công
tác quản lý đối với hoạt động này còn nhiều hạn chế.
Nhƣ vậy, trong thời gian qua công tác xây dựng, ban hành, triển khai thực
hiện Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 các văn bản hƣớng dẫn thi hành đã
đạt đƣợc những kết quả đáng kể, tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hạn chế.
Để khắc phục những hạn chế hiện có, góp phần thúc đẩy hoạt động vận tải ngày
càng phát triển cũng nhƣ đảm bảo trật tự, an toàn giao thông thì trong thời gian
tới cần có những phƣơng hƣớng và giải pháp tiếp tục hoàn hiện hệ thống văn
bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động vận tải ở nƣớc ta hiện nay.

78
Chƣơng 3
PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ
Ở NƢỚC TA HIỆN NAY

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ
ở nƣớc ta hiện nay
Trên sơ sở thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, thực tiễn thi
hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta hiện nay và các chủ
trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc có thể định ra các phƣơng hƣớng hoàn
thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ sau:
Một là, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải
đƣờng bộ gắn với: cải cách hành chính, cải cách cơ chế quản lý bằng pháp luật,
hội nhập, hiện đại hóa phƣơng thức quản lý nhà nƣớc, thúc đẩy quyền tự do kinh
doanh nhằm tạo nên hành lang pháp lý định hƣớng cho sự phát triển lành mạnh,
bền vững lực lƣợng vận tải đƣờng bộ.
Hai là, n
ngƣời dân và chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ.
Ba là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục pháp luật về vận tải đƣờng bộ tới mọi thành phần trong hoạt độngvận tải
đƣờng bộ, trong đó chú trọng vào tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho ngƣời thực
thi công vụ; phổ biến quy định pháp luật và xây dựng văn hóa giao thông đối với
chủ xe, ngƣời lái xe kinh doanh vận tải, đặc biệt là nhóm những ngƣời tham gia
giao thông bằng môtô, xe gắn máy, xe đạp điện.
Bốn là, nâng cao năng lực xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật của
hệ thống các cơ quan quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ từ trung ƣơng đến
địa phƣơng. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm trong hoạt
động vận tải.

79
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
3.2.1. Hoàn thiện một số quy định của pháp luật về quản lý vận tải
đường bộ
Hoàn thiện pháp luật về vận tải đƣờng bộ đƣợc hiểu là trên cơ sở việc rà
soát những quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ phát hiện ra những quy định
không còn phù hợp với thực tế để tiến hành nghiên cứu, đề xuất ban hành mới
và sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống các văn bản quản lý vận tải đƣờng bộ
hiện hành để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ
trong hệ thống pháp luật hiện nay. Có thể nói đây là biện pháp quan trọng mang
tính cơ sở nhằm tạo ra hành lang pháp lý cho quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng
bộ. Một số quy định cần hoàn thiện cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Giao thông đƣờng bộ năm
2008 phù hợp với Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc về Biển báo và
tín hiệu đƣờng bộ và thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong
hệ thống pháp luật, tạo cơ chế thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của hoạt động
vận tải đƣờng bộ.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008
để phù hợp với quy định của các Công ƣớc về giao thông đƣờng bộ, Công ƣớc
về Biển báo và tín hiệu đƣờng bộ, cụ thể:
- Bổ sung, nội luật hóa trong Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 các quy
định về “Vị trí đƣờng xe chạy”; “Vƣợt và chạy theo dòng”; “Đƣờng giao nhau
và nghĩa vụ nhƣờng đƣờng”; “Những quy tắc đối với ngƣời đi bộ”; “Dừng và đỗ
xe”; “Những quy định đặc biệt cho đƣờng hầm với biển báo đặc biệt” để phù
hợp với các quy định tại khoản 5, 6 Điều 10; điểm b khoản 6, khoản 11 Điều 11;
khoản 6 Điều 18; Điều 19; Điều 23 và Điều 25 của Công ƣớc Viên về giao
thông đƣờng bộ đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
- Bổ sung quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động”
để phù hợp với quy định “cấm ngƣời điều khiển ô tô sử dụng điện thoại di động”
của Công ƣớc Viên (vì Công ƣớc viên bắt buộc Luật quốc gia phải quy định).

80
- Sửa đổi, bổ sung các quy định về: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hệ
thống báo hiệu đƣờng bộ, ký hiệu quốc gia trên xe rơ moóc, điều kiện, kỹ thuật
của phƣơng tiện, quy tắc dành cho ngƣời đi bộ hiện nay đang đƣợc bảo lƣu để
đảm bảo tính phù hợp giữa Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 với Công ƣớc
Viên 1968.
Sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008
để phù hợp với thực tiễn phát sinh, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ trong hệ
thống pháp luật hiện nay, cụ thể:
- Bổ sung một số khái niệm về: trọng lƣợng, trọng tải, khối lƣợng, trọng
lƣợng, ngƣời điều hành vận tải… trong Luật Giao thông đƣờng bộ để có cách
hiểu và cách áp dụng thống nhất.
- Sửa đổi, bổ sung làm rõ một số quy định về quy tắc giao thông nhƣ: quy
định thế nào là nơi cho phép chuyển làn đƣờng cũng nhƣ không giao nhiệm vụ cho
cấp cụ thể thẩm quyền có thẩm quyền quy định (khoản 1 Điều 13); quy định về lùi
xe (tại khoản 1 Điều 16) để phù hợp với xe ô tô và các loại xe tƣơng tự ô tô, xe mô
tô, xe đạp; bổ sung quy định “để xe”; phân định rạch ròi các quy định về dừng, đỗ,
để xe đối với các loại xe ô tô, mô tô, xe thô sơ để thuận tiện cho việc triển khai, áp
dụng (tại Điều 18); sửa đổi quy định về việc khi đỗ xe chiếm một phần đƣờng xe
chạy phải đặt ngay hai biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trƣớc và phía sau xe để
phù hợp đối với đƣờng một chiều hoặc đƣờng đôi (có dải phân cách giữa).
- Bổ sung các quy định về: cấm xe ô tô, mô tô đẩy xe khác, vật khác; trách
nhiệm cụ thể đối với lái xe ô tô vận tải hàng hóa; chủ phƣơng tiện cũng nhƣ trách
nhiệm của chủ phƣơng tiện đối với hậu quả mà ngƣời làm công, ngƣời đại diện gây
ra do thực hiện yêu cầu của ngƣời kinh doanh vận tải hàng hóa trái quy định của
Luật.
- Sửa đổi, bổ sung quy định về trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí sử
dụng đƣờng bộ để phù hợp với thực tế hiện hành, cụ thể là để tạo hành lang
pháp lý cho việc thu phí không dừng để đảm bảo tính minh bạch trong quá trình
thu hồi vốn đầu tƣ, tạo chế tài cho phép Nhà đầu tƣ áp dụng kết quả kiểm tra tải

81
trọng xe để thực hiện việc từ chối không hoặc báo cơ quan nhà nƣớc có thẩm
quyền kiểm tra, xử lý các vi phạm về quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép
của cầu đƣờng và xe bánh xích lƣu hành trên đƣờng bộ.
- Bổ sung một số quy định để phù hợp với thực tiễn phát sinh để tạo hành
lang pháp lý cho việc thực thi công vụ nhƣ: quy định về độ tuổi sử dụng xe đạp
điện, quy định về xe điện bốn bánh; quy định về việc xe công vụ của lực lƣợng
thanh tra giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đƣợc hƣởng quyền ƣu tiên, xe của
ngành giao thông khi thực hiện nhiệm vụ đảm bảo giao thông khẩn cấp; quy
định về giá, cƣớc, phí, lệ phí để đáp ứng yêu cầu, xác định rõ về thẩm quyền,
trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan trong việc cung cấp dữ liệu xử phạt
vi phạm hành chính; bổ sung một số quy định đối với việc áp dụng, phát triển
công nghệ phần mềm trong dịch vụ hỗ trợ vận tải (uber, grab taxi) hiện nay.
Thứ hai, trên cơ sở việc sửa đổi Luật cần nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung,
ban hành mới một số văn bản quy phạm pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật
nhằm đảm bảo tính thống nhất, ví dụ: quy định về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
về báo hiệu đƣờng bộ; về giá, cƣớc, phí, lệ phí….
Thứ ba, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số quy định của Nghị
định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính phủ quy định về kinh doanh
và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
Việc sửa đổi, bổ sung Nghị định nhằm tăng cƣờng hơn nữa công tác quản
lý nhà nƣớc đối với hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; tạo điều kiện
thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh vận tải có thời gian đầu tƣ phƣơng tiện,
nâng cao chất lƣợng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô; tạo môi trƣờng
đầu tƣ, kinh doanh lành mạnh, minh bạch và thúc đẩy phát triển doanh nghiệp
vừa và nhỏ phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam khi mà nguồn lực còn
hạn chế; bổ sung thêm các biện pháp để góp phần lập lại trật tự trong hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; góp phần giảm tai nạn giao thông do xe ô tô
kinh doanh vận tải gây nên; quy định các điều kiện chặt chẽ đối với hoạt động
kinh doanh vận tải bằng xe ô tô để xây dựng đƣợc lực lƣợng vận tải đảm bảo có

82
thể thực hiện đƣợc quy định về quy mô, chất lƣợng, đáp ứng nhu cầu đi lại và
vận chuyển hàng hóa của nhân dân đồng thời đảm bảo phù hợp với một số quy
định liên quan của các Luật mới ban hành. Cụ thể nhƣ sau:
- Về giải thích từ ngữ:
+ Sửa đổi giải thích từ ngữ về kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp
thay bằng giải thích từ ngữ về vận tải hàng hóa nội bộ;
+ Bổ sung giải thích từ ngữ về: hành trình chạy xe, lịch trình chạy xe, biểu
đồ chạy xe, địa điểm du lịch, tuyến du lịch, chƣơng trình du lịch, khách du lịch
và lữ hành.
- Về kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định: sửa đổi các nội dung về
quản lý tuyến cho phù hợp với các quy định về lựa chọn đơn vị khai thác tuyến;
giao trách nhiệm cho Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý, tiêu chí điểm
dừng đón, trả khách tuyến cố định; giao trách nhiệm cho Sở Giao thông vận tải
công bố các thông tin liên quan đến quản lý, khai thác tuyến để làm cơ sở cho
các đơn vị kinh doanh vận tải đăng ký hoạt động.
- Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt: Sửa đổi tại một số nội
dung gồm:
+ Không quy định phạm vi, cự ly tuyến xe buýt để phù hợp với tình hình
thực tế và khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
theo Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/3/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ phê
duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ
năm 2012 đến năm 2020.
+ Sửa đổi và giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giãn cách thời gian
giữa các chuyến xe liền kề và thời gian hoạt động của tuyến xe buýt phù hợp với
nhu cầu đi lại của ngƣời dân trên địa bàn địa phƣơng, đồng thời quy định và
quản lý đối với các tuyến xe buýt phục học sinh, sinh viên, cán bộ, công nhân
viên cho phù hợp với nhu cầu đi lại của các đối tƣợng này.

83
+ Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn đặc
trƣng của xe buýt trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015.
- Về kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi:
+ Sửa đổi nội dung thời gian bật, tắt hộp đèn từ 19 giờ 00 phút ngày hôm
trƣớc đến 05 giờ 00 phút ngày hôm sau hộp đèn phải đƣợc bật sáng khi trên xe
không có khách và tắt khi trên xe có khách
+ Sửa đổi, bổ sung quy định xe taxi phải có thiết bị in hoá đơn hoặc phiếu
thu tiền kết nối với đồng hồ tính tiền trên xe; lái xe phải in hóa đơn hoặc phiếu
thu tiền và trả cho hành khách khi kết thúc hành trình. Phiếu thu tiền phải có các
thông tin tối thiểu gồm: tên đơn vị kinh doanh vận tải, biển kiểm soát xe, cự ly
chuyến đi (km) và tổng số tiền hành khách phải trả. Đồng hồ tính tiền và thiết bị
in phải đƣợc gắn cố định tại vị trí hành khách dễ quan sát.
+ Đƣa nội dung đã đƣợc quy định tại Thông tƣ số 63/2014/TT-BGTVT
vào nội dung Nghị định này để phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn
bản quy phạm pháp luật năm 2015, cụ thể: quy định theo hƣớng xe taxi đƣợc
đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; căn cứ vào tình hình thực tế để
xác định các điểm đón, trả khách cho xe taxi tại các đầu mối giao thông, khu dân
cƣ, các địa điểm văn hóa, thể thao, du lịch, trung tâm thƣơng mại, nghỉ dƣỡng,
chữa bệnh và trên các tuyến đƣờng trong khu vực nội thành, nội thị; quản lý hoạt
động vận tải bằng xe taxi, xây dựng và quản lý điểm đỗ taxi công cộng.
+ Bỏ quy định giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định về mầu sơn của xe
taxi thống nhất trên địa bàn địa phƣơng để phù hợp với Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật năm 2015.
- Về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng:
Sửa đổi cơ bản các quy định này theo đúng quy định của Luật Giao thông
đƣờng bộ năm 2008. Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Luật Giao
thông đƣờng bộ ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo
tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận tải”. Nhƣ vậy, Nghị định

84
86/2014/NĐ-CP và các Nghị định trƣớc đây đều chỉ quy định về xe ”hợp đồng”,
không ghi rõ ”hợp đồng không theo tuyến cố định” dẫn đến chƣa có quy định để
phân định rõ loại hình này; đồng thời trong thực tế, một số ngƣời đang hiểu hoạt
động kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng là theo ý kiến chủ quan giữa đơn
vị kinh doanh vận tải và ngƣời thuê vận tải, nên dễ gây hiểu nhầm trong phân
biệt giữa loại hình này với hoạt động vận tải khách du lịch và tuyến cố định.
+ Sửa đổi quy định trên thành ”Kinh doanh vận tải hành khách theo hợp
đồng không theo tuyến cố định đƣợc thực hiện theo hợp đồng vận chuyển hành
khách giữa đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo
tuyến cố định với ngƣời thuê vận tải và không đƣợc thực hiện lăp lại trên một
lịch trình, hành trình nhất định”
Đồng thời đƣa ra quy định cụ thể về hợp đồng không theo tuyến cố định là
”trong thời gian một tháng không đƣợc có trên 50% số chuyến xe (đối với mỗi
xe) có điểm xuất phát và điểm kết thúc trùng nhau” và quy định ”Đơn vị kinh
doanh vận tải hành khách theo hợp đồng không theo tuyến cố định không đƣợc
ấn định trƣớc lịch trình, hành trình”.
+ Sửa đổi quy định đối với xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng
không theo tuyến cố định có số ngƣời đƣợc phép chở từ 09 chỗ trở lên (thay vì
10 chỗ nhƣ quy định tại Nghị định 86), trƣớc khi thực hiện hợp đồng, đơn vị
kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép
kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản của chuyến đi đã đƣợc thể hiện trong
hợp đồng vận chuyển bằng văn bản hoặc qua thƣ điện tử (Email) hoặc qua phần
mềm do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định nhằm quản lý đối với các
phƣơng tiện Limosine, Dcar,… (9 chỗ) đang phát triển mạnh hiện nay.
+ Bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không
theo tuyến cố định đƣợc đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ. Giao
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe hợp
đồng không theo tuyến cố định trên địa bàn, căn cứ tình hình thực tế để điều tiết
số lƣợng xe.

85
+ Bổ sung quy định chi tiết về hợp đồng điện tử theo quy định của Luật
Giao dịch điện tử.
- Về kinh doanh vận tải khách du lịch bằng xe du lịch.
Để phân biệt rõ giữa xe hợp đồng không theo tuyến cố định với xe du lịch
cần sửa đổi cơ bản các quy định này theo đúng quy định của Luật Giao thông
đƣờng bộ năm 2008. Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 66 Luật GTĐT
”Kinh doanh vận tải khách du lịch theo tuyến, chƣơng trình và địa điểm du
lịch”. Tuy nhiên, Nghị định 86 và các Nghị định trƣớc đây đều quy định”Kinh
doanh vận tải khách du lịch là kinh doanh vận tải không theo tuyến cố định”. Do
đó, cần:
+ Sửa đổi quy định xe ô tô kinh doanh vận tải khách du lịch có số ngƣời
đƣợc phép chở từ 09 chỗ trở lên (thay vì 10 chỗ nhƣ quy định tại Nghị định 86),
trƣớc khi thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh vận tải phải thông báo tới Sở
Giao thông vận tải nơi cấp Giấy phép kinh doanh vận tải các thông tin cơ bản
của chuyến đi bằng văn bản hoặc qua thƣ điện tử (Email) hoặc qua phần mềm
do Bộ trƣởng Bộ Giao thông vận tải quy định nhằm quản lý đối với các phƣơng
tiện Limosine, Dcar,… (9 chỗ) đang phát triển mạnh hiện nay.
+ Bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách du lịch đƣợc
đón, trả khách tại các vị trí không cấm dừng, đỗ; Giao Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
căn cứ vào tình hình thực tế để xác định điểm đón, trả khách khách du lịch, điều
tiết số lƣợng xe trên địa bàn.
+ Bổ sung quy định chi tiết về hợp đồng điện tử theo quy định của Luật
Giao dịch điện tử.
- Về quy định đối với xe ô tô, ngƣời điều hành vận tải.
+ Bổ sung quy định trên xe ô tô, phía sau mỗi ghế ngồi phải có bảng
hƣớng dẫn cho hành khách về an toàn giao thông và thoát hiểm khi xảy ra sự cố
theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
+ Bổ sung phải gắn phù hiệu đối với xe ô tô vận chuyển ngƣời nội bộ, xe
vận chuyển hàng hóa nội bộ.

86
+ Sửa đổi quy định về ngƣời điều hành vận tải không đồng thời là ngƣời
điều hành vận tải tại các cơ quan, đơn vị khác.
- Đối với một số quy định điều kiện kinh doanh:
+ Bổ sung một số quy định: Đơn vị kinh doanh vận tải không đƣợc sử
dụng xe khách có giƣờng nằm hai tầng để hoạt động vận tải trên các tuyến
đƣờng cấp 5 và cấp 6 miền núi; Đơn vị kinh doanh vận tải phải sử dụng lái xe có
ít nhất 02 năm kinh nghiệm điều khiển xe khách có số ngƣời đƣợc phép chở từ
30 chỗ để điều khiển xe khách có giƣờng nằm hai tầng; Đơn vị kinh doanh vận
tải đƣờng bộ quốc tế ngoài việc phải tuân thủ các quy định tại Nghị định này còn
phải thực hiện các Điều ƣớc quốc tế về vận tải đƣờng bộ mà Việt Nam là Thành
viên.
+ Sửa đổi quy định về ngƣời điều hành vận tải phải có trình độ chuyên
môn về vận tải từ trung cấp trở lên; đối với ngƣời có chuyên môn các chuyên
ngành khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và có tối thiểu 01 năm làm việc
trong lĩnh vực vận tải đƣờng bộ.
+ Bổ sung lộ trình lắp đặt thiết bị giám sát hành trình đối với xe trung
chuyển, xe vận tải ngƣời nội bộ, xe vận tải hàng hóa nội bộ để quản lý chặt chẽ
các phƣơng tiện này nhằm đảm bảo an toàn giao thông. Bổ sung quy định đơn vị
kinh doanh vận tải và lái xe không đƣợc sử dụng các biện pháp kỹ thuật, trang
thiết bị ngoại vi hoặc các biện pháp khác để can thiệp vào quá trình hoạt động
của thiết bị giám sát hành trình.”.
+ Sửa đổi niên hạn của xe taxi thực hiện thống nhất là 12 năm; Bổ sung
quy định cho phép đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện quản lý điều hành xe taxi
thông qua phần mềm kết nối giữa trung tâm điều hành với lái xe và hành khách
đi xe thay thế cho việc điều hành thông qua bộ đàm và trung tâm liên lạc.
+ Bổ sung quy định về nội thất và tiện nghi đối với xe ô tô vận chuyển
khách du lịch.
+ Sửa đổi tên chƣơng IV thành “Quy định về thủ tục hành chính và xử lý
vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

87
+ Sửa đổi, bổ sung quy định về Thu hồi Giấy phép kinh doanh vận tải bằng
xe ô tô.
+ Bổ sung các Điều quy định về thủ tục hành chính gồm: Đăng ký khai
thác tuyến vận tải cố định (Điều 23a); Lựa chọn khai thác tuyến vận tải cố định
(Điều 23b Công bố bến xe hàng (Điều 23c); Quy định về cấp phù hiệu, biển hiệu
(Điều 23d); Quy định về thu hồi phù hiệu, biển hiệu (Điều 23đ).
+ Bổ sung quy định đối với các xe ô tô buýt hoạt động trƣớc ngày Nghị
định này có hiệu lực nhƣng chƣa phù hợp với quy định tại Nghị định này đƣợc
phép hoạt động đến khi hết niên hạn sử dụng theo quy định.
+ Bổ sung quy định các xe hợp đồng không theo tuyến cố định đã đƣợc
cấp phù hiệu xe hợp đồng trƣớc ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành đƣợc
tiếp tục sử dụng phù hiệu đến khi phù hiệu hết thời hạn sử dụng hoặc đến khi đổi
phù hiệu.
- Bỏ các quy định đối với doanh nghiệp, hợp tác xã nhƣ: phải ký kết hợp
đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do các nội dung này thuộc
đối tƣợng điều chỉnh và có đã quy định rất rõ để các đơn vị phải thực hiện tại Bộ
Luật Lao động, Luật Bảo hiểm, vì vậy không cần thiết phải nêu lại tại Nghị định
này.
Thứ tư, xây dựng, ban hành quy định về truyền dẫn và sử dụng dữ liệu từ
thiết bị giám sát hành trình
Trong đó sẽ quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng đối tƣợng cụ thể
trong việc truyền dẫn, quản lý, sử dụng các dữ liệu từ thiết bị giám sát hành
trình. Ban hành quy định các chỉ tiêu, dữ liệu phải cập nhật vào hệ thống đối với các
cơ quan quản lý nhà nƣớc, các đơn vị vận tải, bến xe…
Nhƣ vậy, có thể khẳng định hoàn thiện hệ thống pháp luật về vận tải đƣờng bộ
là giải pháp hàng đầu cần phải thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý
nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ. Để giải pháp đƣợc thực hiện khả thi trên thực tế đòi
hỏi đội ngũ trực tiếp xây dựng, ban hành các quy định pháp luật về vận tải có năng
lực, có kinh nghiệm thực tiễn và cần có sự quan tâm cũng nhƣ sự quyết tâm của hệ

88
thống cơ quan nhà nƣớc trong quá trình xây dựng, ban hành các quy định pháp luật
về vận tải đƣờng bộ, cụ thể nhƣ: Quốc hội, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tƣ
pháp, các bộ, ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ƣơng…...
3.2.2. Tăng cường năng lực thực thi pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhƣng không thực thi có hiệu quả trên
thực tế thì hệ thống pháp luật chỉ nằm trên giấy tờ. Việc triển khai, thực hiện
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ trên thực tế chính là việc đƣa các quy định
pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ vào cuộc sống. Có thể nói để pháp luật
đƣợc thực hiện hiệu quả trên thực tế thì cần phải triển khai, thực hiện có hiệu
quả. Để nâng cao hiệu quả của việc triển khai, thực hiện các quy định pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ, cần đảm bảo năng lực thực thi pháp luật. Trong
thời gian tới, để đảm bảo, tăng cƣờng hơn nữa năng lực thực thi pháp luật về vận
tải đƣờng bộ cần phải thực hiện các nhiệm vụ nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng hơn nữa việc phân công, phân cấp, quy định trách
nhiệm cụ thể cho địa phƣơng
Thực hiện phân công, phân cấp triệt để đến Sở Giao thông vận tải các địa
phƣơng, đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng của mỗi bộ phận liên
quan trong việc quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ để từ đó nâng cao trách
nhiệm của mỗi cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tổng cục Đƣờng bộ
Việt Nam tổ chức quản lý thống nhất hoạt động vận tải đƣờng bộ, xây dựng cơ
chế và tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát, đề xuất xử lý vi phạm đối với
Sở Giao thông vận tải các địa phƣơng; kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm về kinh
doanh và điều kiện kinh doanh của các đơn vị vận tải, bến xe. Cụ thể:
a) Sở Giao thông vận tải các địa phƣơng:
- Quản lý tuyến vận tải hành khách cố định (trừ các tuyến Tổng cục quản lý).
- Quản lý hoạt động vận tải khách theo hợp đồng, xe buýt và taxi.
- Quản lý hoạt động vận tải hàng hóa.
- Cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

89
- Cấp các loại ấn chỉ quản lý (phù hiệu, biển hiệu, sổ nhật trình...) theo quy ðịnh.
- Quản lý chất lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông.
-
địa bàn địa phƣơng.
- Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoặc đề nghị xử lý vi ph

b) Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam:


- Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải hành khách cố định quan trọng (theo
các tiêu chí cụ thể).
- Trực tiếp quản lý các tuyến vận tải quốc tế.
- Quản lý chất lƣợng dịch vụ và an toàn giao thông toàn quốc.
-
-

- Kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm hoặc đề nghị xử lý vi phạm trong công
tác quản lý vận tải của các Sở GTVT địa phƣơng.
- Kiểm tra,

Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi nhiệm vụ
- Tăng cƣờng tập huấn, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ, công chức thực
hiện nhiệm vụ nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức vừa có năng lực chuyên
môn vừa có đạo đức, trách nhiệm. Kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, công
chức có thái độ sách nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.
-

trạng thiếu hụt cán bộ có trình độ chuyên ngành vận tải tại Sở GTVT các địa
phƣơng, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa.

90
- Đầu tƣ các trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc đảm bảo cho công tác thực
thi nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ, công chức.
- Đề ra các chế độ đãi ngộ, khen thƣởng phù hợp để động viên, khuyến
khích tinh thần làm việc cũng nhƣ tạo động lực cho các cán bộ, công chức để họ
có niềm đam mê và tinh thần, trách nhiệm cao với công việc.
Thứ ba, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu
về vận tải nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý vận tải
Trƣớc yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng, yêu cầu cải cách hành chính,
yêu cầu đổi mới cách thức, nâng cao hiệu quả quản lý thì việc nhanh chóng áp
dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ công tác quản lý vận tải là hết sức cần thiết
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, đảm bảo tính chính xác, kịp thời, thống nhất,
đồng bộ; hiện đại hóa công tác quản lý hoạt động vận tải; tạo điều kiện để các cơ
quan, đơn vị, cá nhân có thể tìm kiếm, tra cứu những thông tin liên quan và thực
hiện

đơn vị vận tải, bến xe, trạm dừng nghỉ đƣờng bộ đối với các cơ quan quản lý nhà
nƣớc và giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc các cấp với nhau thông qua phần
mềm quản lý vận tải thống nhất trong toàn quốc. Cấu trúc cụ thể của hệ thống
quản lý hoạt động vận tải đƣợc xây dựng nhƣ sau:
a) Phân hệ quản lý vận tải hành khách.
- Phần mềm quản lý công tác cấp giấy phép kinh doanh vận tải và gắn thiết
bị giám sát hành trình: Quản lý hồ sơ, tài liệu, các điều kiện cấp phép kinh
doanh vận tải; Quản lý, cập nhật các thông tin trên thiết bị giám sá

- Phần mềm quản lý và chấp thuận tuyến cố định: Quản lý hồ sơ, tài liệu, công
bố tuyến, số xe chấp thuận, số hiệu tuyến, thời gian biểu chạy xe, doanh nghiệp
hoạt động, vi phạm,…; Cấp phát phù hiệu tuyến cố định, sổ nhật trình chaòy xe;
Tạo các loại báo cáo thống kê: tổng hợp, chi tiết, báo cáo định kỳ, bất thƣờng.

91
- Phần mềm quản lý chất lƣợng dịch vụ và công tác ATGT và theo dõi vi
phạm: Áp dụng cho các doanh nghiệp, hợp tác xã phải đăng ký chất lƣợng dịch
vụ theo quy định của Luật; Trong phần mềm này có tính đến việc tiếp nhận
thông tin từ thiết bị giám sát hành trình để theo dõi tại doanh nghiệp, Sở Giao
thông vận tải và Tổng cục; Tạo các loại báo cáo thống kê:

- Phần mềm theo dõi và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt: Cập
nhật dữ liệu: Trung tâm quản lý hoạt động vận tải hành khách cố định bằng xe
buýt tại các địa phƣơng, Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố và truyền dẫn
dữ liệu về Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam.
- Phần mềm theo dõi và quản lý hoạt động vận tải hành khách theo hợp
đồng, xe du lịch: Các Sở Giao thông vận tải cập nhật dữ liệu từ công tác cấp phát
phù hiệu hợp đồng, phù hiệu du lịch, các đơn vị vận tải cập nhật một số nội dung của
hợp đồng trƣớc khi thực hiện, có thể chiết xuất dữ liệu để tổng hợp chung trong cả
nƣớc tại Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam;

- Phần mềm quản lý và cập nhật dữ liệu tại bến xe (phục vụ cho công tác
quản lý hoạt động vận tải hành khách theo tuyến cố định: Nơi cập nhật số liệu
thƣờng xuyên (về khách đi xe, giờ xuất bến,…) là các bến xe; Nơi cập nhật dữ liệu
về bến xe: Sở Giao thông vận tải; Dữ liệu chuyển về Tổng cục Đƣờng bộ Việt
Nam. Nội dung dữ liệu gồm: tuyến, số lƣợng vé bán, xe xuất bến, xe vi phạm…
b) Phân hệ quản lý hoạt động vận tải hàng hóa:
- Nội dung dữ liệu: số lƣợng phƣơng tiện, quy mô, cơ cấu đoàn phƣơng
tiện, số lƣợng đơn vị kinh doanh, sản lƣợng vận chuyển, luồng hàng,...
-
-
c) Phân hệ quản lý hoạt động vận tải quốc tế.

92
- Cập nhật dữ liệu nối mạng giữa Trạm quản lý cửa khẩu thực hiện Hiệp
định, các Sở Giao thông vận tải đƣợc cấp phép và Tổng cục Đƣờng bộ Việt
Nam.
- Có thể nối mạng đến các bến xe, trạm dừng nghỉ để theo dõi hành trình
hoạt động của phƣơng tiện vận tải quốc tế.
- Theo dõi số lƣợng phƣơng tiện, doanh nghiệp đƣợc cấp phép, xe vi phạm
của cả Việt Nam và các nƣớc.
-
c) Sơ đồ tổ chức hệ thống (dự kiến): Kiến trúc hệ thống thành 3 cấp:

Bộ GTVT

Cấp
Trung
ƣơng Tổng cục ĐBVN

Cấp
Sở GTVT Sở GTVT
tỉnh,
Phòng QLVT Phòng QLVT
thành
phố

Bến xe Bến xe Bến xe Bến xe


Cấp
khách, khách, khách, khách,
cơ sở
doanh doanh doanh doanh
nghiệp nghiệp nghiệp nghiệp

93
Để có thể áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hoạt động vận
tải thì nhà nƣớc cần phải: Đầu tƣ xây dựng phần mềm quản lý thống nhất, kết
nối dữ liệu giữa đơn vị vận tải, bến xe với các Sở Giao thông vận tải và với
Tổng cục Đƣờng bộ Việt Nam;

Các Sở Giao thông


vận tải đƣợc cấp tài khoản để xem và in các báo cáo các dữ liệu về hoạt động
vận tải trong phạm vi của địa phƣơng; Các đơn vị vận tải và bến xe đƣợc cấp tài
khoản riêng khi cấp phép hoạt động vận tải hoặc công bố đƣa bến xe vào khai
thác để đăng nhập vào hệ thống thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định.
3.2.3. Đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị thực hiện pháp luật về
quản lý vận tải đường bộ
Hiện nay, hoạt động kinh doanh vận tải đƣờng bộ khá phát triển, là một
trong những hoạt động chiếm tỷ trọng hàng đầu trong số các loại hình vận tải
hiện nay. Do đó, việc nâng cao, đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải là
một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của hoạt động vận tải
đƣờng bộ đồng thời góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả thực thi các quy định
pháp luật về vận tải đƣờng bộ, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo
trật tự, an toàn giao thông. Để đổi mới công tác quản lý tại các đơn vị vận tải,
cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, xây dựng quy mô, mô hình, phƣơng pháp quản lý hiệu quả cho
các đơn vị kinh doanh vận tải
- Cần phải có quy định về việc phân loại doanh nghiệp vận tải theo quy
mô và năng lực quản lý của doanh nghiệp. Căn cứ vào loại doanh nghiệp vận tải, sẽ
quy định phạm vi hoạt động phù hợp, tƣơng ứng với từng loại qua đó sẽ loại bỏ các
doanh nghiệp có quy mô nhỏ, quản lý yếu kém, đồng thời khuyến khích sự phát triển
của các doanh nghệp có quy mô lớn, áp

94
- Áp dụng các quy định về áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý tại các
đơn vị vận tải, bến xe kết nối với hệ thống quản lý của các cơ quan nhà nƣớc chuyên
ngành.
- Áp dụng quy trình quản lý an toàn giao thông và quản lý chất lƣợng dịch
vụ vận tải tại các đơn vị vận tải theo lộ trình hợp lý.
Thứ hai, nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị vận tải
- Tăng cƣờng tập huấn kiến thức quản lý vận tải cho một số chức danh
quản lý tại các đơn vị vận tải nhằm nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý
tại các đơn vị vận tải.
- Đảm bảo số lƣợng cán bộ phù hợp với từng nội dung công việc, đồng thời
lựa chọn các cán bộ quản lý vừa có năng lực vừa có tinh thần, trách nhiệm trong
công việc.
3.2.4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong
thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Có thể nói đây là giải pháp mang tính răn đe nhằm nâng cao ý thức chấp hành
của ngƣời dân, chủ thể tham gia hoạt động vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao hiệu quả
công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải, trong thời gian
tới cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, nâng cao hơn nữa chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra,
kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải
Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các
vi phạm trong hoạt động vận tải thông qua các hình thức đào tạo, bồi dƣỡng... nhằm
đảm bảo đội ngũ cán bộ, công chức vừa có trình độ vừa có tinh thần, trách nhiệm
trong thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải.
Thứ hai, đầu tƣ trang thiết bị, phƣơng tiện, công cụ hỗ tr cho các cán bộ thực
hiện công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động vận tải.
Thứ ba, tiếp tục chấn chỉnh, loại bỏ triệt để các hiện tƣợng tiêu cực của
một số cán bộ thuộc các lực lƣợng chức năng
Để làm đƣợc điều nay, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

95
- Nâng cao thu nhập cho các cán bộ, thanh tra viên, Cảnh sát giao thông.
Hiện nay, chi phí trả lƣơng cho các lực lƣợng chức năng này đƣợc trích từ quỹ
xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông đƣờng bộ và trật tự an toàn giao
thông đô thị. Trong phần đƣợc phép chi, có thể thấy phần chi phí trả lƣơng là
không đảm bảo. Do vậy, hiện tƣợng bảo kê cho các phƣơng tiện hoạt động vi
phạm pháp luật về giao thông đƣờng bộ vẫn còn tồn tại, một phần là do bất cập
trong vấn đề chế độ tiền lƣơng.
- Bên cạnh việc nâng cao thu nhập chính đáng cho các cán bộ trong các
lực lƣợng chức năng nói trên thì cũng cần phải có các biện pháp xử lý nghiêm
khắc đối với các hành vi tiêu cực. Cần phải cụ thể hoá các hình thức xử lý thích
đáng tuỳ theo mức độ vi phạm. Ở mức độ nhẹ có thể xử phạt hành chính, cảnh
cáo đến đuổi việc, cao hơn nữa là truy tố hình sự.
- Thƣờng xuyên thực hiện công tác giáo dục chính trị tƣ tƣởng, làm cho
cho mọi cán bộ của các lực lƣợng chức năng đều phải có ý thức kỷ luật cao,
nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật.
- Tăng cƣờng phối hợp giữa ngành giao thông vận tải, ngành công an và
các đơn vị truyền thông. Ngành giao thông vận tải và ngành công an cung cấp
thông tin cho các đơn vị truyền thông thực hiện việc đăng tải và thông tin liên
lạc về vận tải hành khách, hình thức xử phạt, các kênh liên lạc để nhân dân giám
sát và phản ánh, góp phần chấn chỉnh kịp thời các sai phạm trong hoạt động vận
tải khách và lực lƣợng chức năng.
3.2.5. Nâng cao ý thức pháp luật cho người dân và các chủ thể tham gia
thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ
Ý thức tuân thủ pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải
đƣờng bộ có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng để quyết định việc triển khai, thực hiện
có hiệu quả các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải đƣờng bộ cao
thì việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật về vận tải đƣờng bộ sẽ có hiệu quả
cao và ngƣợc lại.

96
Hiện nay, ý thức pháp luật của ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận tải
đƣờng bộ chƣa cao, đó chính là nguyên nhân chính dẫn đến việc thi hành pháp luật về
vận tải đƣờng bộ còn nhiều hạn chế, chƣa hiệu quả. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của
việc thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ thì giải pháp hàng đầu và quan
trọng hơn cả đó là nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia
vận tải đƣờng bộ. Để nâng cao ý thức của ngƣời dân nói chung và các chủ thể tham
gia vận tải đƣờng bộ nói riêng thì cần thực hiện các giải pháp cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất, tăng cƣờng, đổi mới hoạt động tuyên truyền, phổ biến các quy định
của pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đƣờng bộ
- Về nội dung tuyên truyền: Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
các quy định của Luật Giao thông đƣờng bộ năm 2008 và hệ thống các văn bản
hƣớng dẫn thi hành Luật. Tuyên truyền về tình hình, kết quả công tác bảo đảm
an toàn giao thông, những tấm gƣơng tập thể, cá nhân có cách làm hay, hiệu
quả, những khó khăn vƣớng mắc từ thực tế, biện pháp tháo gỡ... Tuyên truyền
về hậu quả của tai nạn giao thông đối với xã hội, gia đình và mỗi cá nhân làm
bài học cho mọi ngƣời...
- Về hình thức tuyên truyền: Cần kết hợp các biện pháp, hình thức phù
hợp đó là: Tuyên truyền qua việc nêu gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật
giao thông, cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên. Đặc biệc các đồng chí lãnh
đạo, các bậc ông, bà, cha mẹ, thầy, cô giáo... phải gƣơng mẫu đi đầu và là tấm
gƣơng sáng trong chấp hành pháp luật về giao thông. Tuyên truyền qua các
phƣơng tiện thông tin đại chúng (internet, truyền hình, truyền thanh, báo chí):
chú ý phát huy lợi thế của hệ thống phát thanh truyền hình đặc biệt hệ thống đài
truyền thanh cơ sở, các ấn phẩm báo chí, bản tin, các hội thi, vận động sáng tác
âm nhạc, phim ảnh, văn học nghệ thuật về chủ đề an toàn giao thông (ví dụ nhƣ:
phòng, chống uống rƣợu bia đối với lái xe; tuân thủ quy định tốc độ; đội mũ
bảo hiểm...); phát triển các ứng dụng tiện ích có gắn kèm với tính năng tuyên
truyền về an toàn giao thông cho các thiết bị điện thoại thông minh/máy tính
bảng....Tuyên truyền qua tổ chức hội nghị, hội thảo, toạ đàm, thông qua giáo dục

97
pháp luật trong nhà trƣờng. Tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật,
qua trợ giúp pháp lý lƣu động, biểu diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ, sinh
hoạt đảng, đoàn thể,...
- Về đối tƣợng tuyên truyền: Tuỳ từng đối tƣợng cần có nội dung và biện
pháp tuyên truyền phù hợp: Đối với cán bộ, công chức, viên chức tập trung phổ
biến các quy định về quy tắc giao thông, điều kiện của phƣơng tiện tham gia
giao thông, ngƣời điều khiển phƣơng tiện giao thông...; đƣa nội dung chấp hành
luật giao thông là một tiêu chuẩn đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cả
cơ quan, đơn vị và cá nhân. Với học sinh, sinh viên: Tăng cƣờng chất lƣợng giờ
học môn Giáo dục công dân, môn học pháp luật, các hoạt động ngoại khoá, tập
trung phổ biến về quy tắc giao thông, điều kiện đối với ngƣời điều khiển phƣơng
tiện tham gia giao thông đặc biệt là về độ tuổi. Với thanh niên: Tập trung giới
thiệu các quy định về quy tắc giao thông, các hành vi bị nghiêm cấm và hình
thức xử phạt nếu vi phạm. Đối với nông dân: Quy tắc giao thông, ngƣời điều
khiển phƣơng tiện giao thông, các quy định về kết cấu hạ tầng giao thông, hành
vi vi phạm và mức xử phạt. Đối với những ngƣời tham gia đảm bảo an toàn giao
thông nhƣ lực lƣợng công an, thanh tra giao thông: Phải nắm rõ các quy định
của pháp luật về an toàn giao thông, quy định về quy trình tuần tra, kiểm soát,
phát hiện xử lý vi phạm nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị và của các cá
nhân có thẩm quyền.
Về đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
Đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là điều
kiện quan trọng để truyền tải những quy định của pháp luật đến các đối tƣợng do
vậy cần có sự quan tam đầu tƣ một cách thoả đáng. Kiện toàn đủ về số lƣợng,
nâng cao về chất lƣợng đội ngũ báo cáo viên cấp uỷ, báo cáo viên, tuyên truyền
viên pháp luật. Thƣờng xuyên cung cấp thông tin, tài liệu pháp luật mới về an
toàn giao thông, tình hình đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn... Tập huấn,
nâng cao trình độ, kỹ năng tuyên truyền và kiến thức pháp luật, có chế độ đãi
ngộ phù hợp.

98
Về kinh phí và cơ sở vật chất: Để đảm bảo đáp ứng tốt cho công tác tuyên
truyền phổ biến giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cần có nguồn kinh phí
và cơ sở vật chất phù hợp trên cơ sở phát huy những cơ sở hiện có với trang bị
mới. Ƣu tiên tập trung đầu tƣ cho những cơ quan, đơn vị trực tiếp thực hiện
công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và cơ sở.
Thứ hai, nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia vận
tải đƣờng bộ thông qua một số hình thức khác
Ngoài ra, để nâng cao ý thức pháp luật cho ngƣời dân và các chủ thể tham gia
vận tải đƣờng bộ, cần nâng cao chất lƣợng giáo dục kiến thức an toàn giao thông
trong trƣờng học; giáo dục ƣ thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh
viên khi tham gia giao thông đồng thời tăng cƣờng, xử lý nghiêm các hành vi vi
phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ để răn đe các đối tƣợng có hành vi vi phạm.
Nhƣ vậy, có thể khẳng định trên đây là những giải pháp đƣợc dƣa ra để
góp phần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam
hiện nay. Với những biện pháp đồng bộ, phát huy sức mạnh của cả hệ thống
chính trị, sức mạnh của cộng đồng xã hội trong công tác đảm bảo an toàn giao
thông, đặc biệt là vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật,
tin rằng pháp luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ sẽ đi vào cuộc sống đạt hiệu
quả cao, góp phần hạn chế, giảm bớt những hậu quả của tai nạn giao thông,
mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho mỗi ngƣời dân, chủ thể khi tham gia
hoạt động vận tải đƣờng bộ.

99
KẾT LUẬN

Luận văn đã phân tích và đánh giá cơ sở lý luận, thực trạng pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay và từ đó định ra phƣơng hƣớng
và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam
hiện nay.
Thứ nhất, về cơ sở lý luận, luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật
về quản lý vận tải đƣờng bộ nhƣ: quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải
đƣờng bộ, đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, nội dung điều chỉnh của pháp luật về
quản lý vận tải đƣờng bộ cũng nhƣ những tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện, yếu tố
ảnh hƣởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ.
Thứ hai, về thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ, luận văn đã
đi sâu vào phân tích các quy định và thực trạng thi hành hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật về vận tải đƣờng bộ, cụ thể: Luật Giao thông đƣờng bộ năm
2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đƣờng bộ,
qua đó thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc và những hạn chế của các quy định
pháp luật cũng nhƣ công tác thi hành pháp luật về vận tải đƣờng bộ hiện nay.
Thứ ba, về phƣơng hƣớng và giải pháp, luận văn đã đƣa ra các phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở
Việt Nam hiện nay để từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động vận tải
đƣờng bộ ngày càng phát triển, góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Nhƣ vậy, với kết cấu và nội dung nhƣ trên, có thể nói luận văn đã đƣa ra
vấn đề nghiên cứu sát với thực tiễn, đồng thời luận văn là căn cứ cho các nhà
quản lý nhà nƣớc về vận tải đƣờng bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản
lý vận tải đƣờng bộ ở Việt Nam hiện nay.

100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Công an (2012), Thông tư số 29/2012/TT-BCA ngày 18 tháng 5 năm


2012 quy định về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô,
xe máy chuyên dùng trong công an nhân dân, Hà Nội.
2. Bộ Giao thông vận tải (2008), Báo cáo về tổng kết 6 năm thi hành Luật
Giao thông đường bộ, Hà Nội.
3. Bộ Giao thông vận tải (2012), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Bộ Giao thông vận tải (2013), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.
5. Bộ Giao thông vận tải (2014), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.
6. Bộ Giao thông vận tải (2015), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.
7. Bộ Giao thông vận tải (2016), Báo cáo về theo dõi thi hành pháp luật
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, Hà Nội.
8. Bộ Giao thông vận tải (2015), Đề án của về đổi mới quản lý vận tải
đường bộ theo hướng hiện đại, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận
tải và giảm thiểu tai nạn giao thông, Hà Nội.
9. Bộ Giao thông vận tải (2009), Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23
tháng 6 năm 2009 hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng
hoá, Hà Nội.
10. Bộ Giao thông vận tải (2010), Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT ngày
10 tháng 8 năm 2010 hướng dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn
sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và chở người, Hà Nội.
11. Bộ Giao thông vận tải (2013), Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày
21 tháng 10 năm 2013 quy định về xếp hàng trên xe ô tô, Hà Nội.

101
12. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 46/2014/TT-BGTVT ngày
06 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số
08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá, Hà Nội.
13. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 53/2014/TT-BGTVT ngày
20 tháng 10 năm 2014 về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ, Hà Nội.
14. Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT ngày
07 tháng 01 năm 2014 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành
khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà
Nội.
15. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày
15 tháng 4 năm 2015 quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản
lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ,
Hà Nội.
16. Bộ Giao thông vận tải – Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (2015)
Thông tư liên tịch số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25 tháng 5 năm
2015 hướng dẫn về vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho
xe ô tô vận tải hành khách du lịch, Hà Nội.
17. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày
07 tháng 9 năm 2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe
quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển
hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham
gia giao thông đường bộ, Hà Nội.
18. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 60/2015/TT-BGTVT ngày
02 tháng 11 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 63/2014/TT-
BGTVTquy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội.

102
19. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày
09 tháng 11 năm 2015 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Hà Nội.
20. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày
31 tháng 12 năm 2015 quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy
chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ, Hà Nội.
21. Bộ Giao thông vận tải (2015), Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày
31 tháng 12 năm 2015 quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận
tải hành khách cố định bằng xe ô tô, Hà Nội.
22. Bộ Giao thông vận tải (2016), Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày
08 tháng 4 năm 2016 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường
bộ, Hà Nội.
23. Bộ Giao thông vận tải (2016), Thông tư số 35/2016/TT-BGTVT ngày
15 tháng 11 năm 2016 quy định mức giá tối đa dịch vụ sử dụng đường bộ các
dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh do Bộ Giao thông vận tải quản
lý, Hà Nội.
24. Chính phủ (2009), Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10
năm 2009 quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở
người, Hà Nội.
25. Chính phủ (2014), Nghị định số 86/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm
2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Hà Nội.
26. Chính phủ (2016), Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm
2014 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt, Hà Nội.
27. Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp
luật, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
28. Đại học Luật Hà Nội (2016), Giáo trình xây dựng văn bản pháp luật,
Nhà xuất bản Tƣ pháp.
29. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội.

103
30. Bộ Tài chính – Bộ Giao thông vận tải (2014), Thông liên tịch số
152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2014 hướng dẫn thực hiện
giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, Hà Nội.
31. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016
quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường
bộ, Hà Nội.
32. Thủ tƣớng Chính phủ (2012), Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08
tháng 3 năm 2012 phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng
bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020, Hà Nội.
33. Thủ tƣớng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25
tháng 02 năm 2013 phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vận
tải Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.
34. Ủy ban An toàn giao thông quốc gia (2016), Báo cáo về công tác bảo
đảm an toàn giao thông quốc gia, Hà Nội.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến tre (2015), Quyết định số 20/2015/QĐ-
UBND ngày 08 tháng 9 năm 2015 quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe
gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành
khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi
lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến
Tre, Bến Tre.
36. Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2015), Quyết định số
442/2015/QĐ-UBND ngày 05 tháng 02 năm 2015 sửa đổi, bổ sung Quyết định
số 3160/2009/QĐ-UBND ngày 17/9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt
động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại
xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa,
Thanh Hóa.

104

You might also like