You are on page 1of 3

PHÒNG, CHỐNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO

THÔNG

• Các khái niệm


- An toàn giao thông là tổng hợp các cách thức, biện pháp được sử dụng để ngăn chặn
người tham gia giao thông tử vong hoặc bị thương nặng do tai nạn giao thông. Trật tự, an toàn
giao thông là trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp
luật trong lĩnh vực giao thông, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an
toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra.
- Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là bảo đảm hoạt động giao thông trật tự,an toàn,
thông suốt; chủ động phòng ngừa tai nạn, vi phạm và ùn tắc giao thông; bảo vệ quyền con người,
góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động
của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp
hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an
toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.
- Đấu tranh chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt
động của các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật,
tiến hành tổng hợp các biện pháp theo quy định để chủ động nắm tình hình, phát hiện những
hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông do cá nhân, tổ chức thực hiện,
từ đó áp dụng các biện pháp xử lý tương ứng với mức độ của các hành vi vi phạm đó, góp phần
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

• Chủ thể và mối quan hệ phối hợp trong thực hiện phòng, chống vi phạm pháp luật
về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

• Chủ thể
- Đảng Cộng sản Việt Nam: Đảng lãnh đạo Nhà nước, các cơ quan, tổ chức trong hệ
thống chính trị và quần chúng nhân dân tham gia vào phòng, chống vi phạm pháp luật bảo đảm
trật tự, an toàn giao thông. Ban hành nghị quyết, chỉ thị, kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ
quan chức năng về công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông.
- Quốc hội, Hội đồng Nhân dân các cấp: Là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước và
ở từng địa phương, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạp pháp luật và chỉ thị, nghị quyết về
công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp: Chính phủ và Ủy ban Nhân dân các cấp thống
nhất quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cả nước, ban hành
các Nghị định, Nghị quyết, Quy định về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Bộ Giao thông vận tải: Chịu trách nhiệm trước chính phủ trong việc thực hiện quản lý
Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và có trách nhiệm ban hành theo thẩm quyền
các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ban hành hệ thống quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia hàng tiêu chuẩn đánh giá hướng dẫn kiểm tra thanh tra và xử lý vi phạm
pháp luật bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Bộ Công an: Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn thợ
giao thông trong phạm vi trách nhiệm được phân công trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn kiểm tra việc
thực hiện pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Các cơ quan bảo vệ pháp luật (Công an, Viện kiểm sát, Tòa án): Chủ động thực hiện các
biện pháp phòng ngừa tội phạm về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tham mưu cho các cấp
ủy Đảng, chính quyền địa phương đề ra chủ trương, chính sách phù hợp, kịp thời để phòng ngừa
tội phạm, điều tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông
- Các tổ chức xã hội và tổ chức quần chúng tự quản: Gồm Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và
các tổ chức thành viên như: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Phụ nữ,… là cơ sở chính trị vững chắc của Nhà nước có vị trí
quan trọng trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Những tổ chức này phối hợp, hỗ
trợ cho chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên trách soạn thảo, tham gia xây dựng kế
hoạch phòng, chống tội phạm vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Các cơ quan quản lý kinh tế, giao thông, văn hóa, giáo dục, dịch vụ, du lịch
- Công dân: Thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ công dân đã được Hiến pháp, pháp luật
quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; tích cực hợp tác, chia sẻ thông tin với các cơ
quan Nhà nước, cơ quan bảo vệ pháp luật trong phát hiện, điều tra, xử lý các hành vi vi phạm
pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
• Quan hệ phố i hợ p giữ a các chủ thể
- Các chủ thể tham gia phối hợp trên các nội dung cơ bản sau đây:
+ Tham mưu, đề xuất trong hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với
công tác phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Xây dựng và ban hành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các nội quy, quy định về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
+ Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông và phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
+ Phối hợp trong tổ chức thực hiện các hoạt động điều tra, xử lý vi phạm: Cảm hóa, giáo
dục đối tượng phạm tội về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thực hiện các yêu cầu phối hợp
khác khi được phân công…
• Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
- Tham mưu, đề xuất với Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp
luật phục vụ phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đề ra chủ trương, biện pháp phòng,
chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phù hợp với điều kiện thực tế ở
từng địa phương.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để
nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người dân.
- Tổ chức phát động phong trào toàn dân tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về
bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, gắn với vận động thực hiện phong trào “Toàn dân tham gia
bảo vệ an ninh Tổ quốc”, đảm bảo huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là ở cơ sở
tham gia phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
- Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật
tự, an toàn giao thông gắn với chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng lực lượng theo
quy định của pháp luật.
- Phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao
thông theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp tốt các ngành, các cấp, các lực lượng và các tổ chức xã hội trong việc thực
hiện phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
• Ý nghĩa thực tiễn
- Nhiều năm qua, vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông luôn được Đảng, Nhà nước
đặc biệt quan tâm. Nhiều chủ trương, biện pháp nhằm kiềm chế, làm giảm cả ba tiêu chí trong tai
nạn giao thông (số vụ, số người chết, số người bị thương) đã được ban hành.

- Để đạt được những kết quả trên không chỉ nhờ vào công sức của Đảng và nhà nước mà
còn nhờ vào ý thức của những người tham gia giao thông. Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi
người vì mình", hơn lúc nào hết mỗi người dân cần tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao
thông để đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng. Tuy bắt đầu từ những điều
đơn giản, thiết thực với mỗi người, nhưng làm sao để mọi người đều có ý thức thượng tôn pháp
luật khi tham gia giao thông lại không đơn giản. Bởi lẽ, chỉ khi nào tất cả mọi người nâng cao ý
thức và trách nhiệm, tự giác chấp hành các quy định và luật lệ giao thông thì tai nạn mới không
xảy ra..
- Tuy vậy, tình hình vẫn còn nhiều bất cập và trở thành nỗi lo lắng, bất an của người dân
khi tham gia giao thông. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, rõ ràng cần có sự vào cuộc
của toàn xã hội, đặc biệt các cơ quan quản lý nhà nước cần nghiên cứu, ban hành, bổ sung các
quy định pháp luật ở lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông.
• Trách nhiệm của sinh viên

- Ra sức học tập, nghiêm cứu nắm chắc các nội dung về pháp luật giao thông.

- Tham gia chấp hành luật lệ giao thông đúng quy định.

- Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa
người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
- Tích cực tuyên truyền, giáo dục,nhắc nhở các thành viên trong gia đình chấp hành tốt
các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Tích cực tham gia các hoạt động phong trào giữ gìn trật tự, an toàn giao thông, xây
dụng văn hoá giao thông
- Phát hiện, ngăn chặn, tố cáo những hành vi vi phạm trật tự,an toàn giao thông, mạnh
dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông
- Thông báo các vụ tai nạn, ùn tắc giao thông; các vụ đua xe trái phép, gây rối trật tự công
cộng, phạm pháp hình sự làm ảnh hưởng an toàn giao thông; đặt chướng ngại vật trên đường gây
cản trở giao thông; ném đất, đá hoặc các vật khác vào phương tiện hoặc người tham gia giao
thông; vận chuyển trái phép chất cháy, chất nổ, chất ma túy hoặc vận chuyển trái phép các hàng
hóa khác; các hành vi giả danh Công an nhân dân; chống người thi hành công vụ và các hành vi
khác vi phạm trật tự, an toàn giao thông.
- Bảo vệ các công trình giao thông, thiết bị an toàn giao thông. Trường hợp phát hiện
công trình, thiết bị có dấu hiệu không đảm bảo an toàn giao thông hoặc bị hư hỏng, bị xâm hại
thì nhanh chóng thực hiện các biện pháp báo hiệu cho người tham gia giao thông biết và khẩn
trương thông báo cho Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý công trình, thiết bị, cơ quan Công an
nơi gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời.

You might also like