You are on page 1of 8

Phân tích các nội dung cơ bản của cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ

của asean. So sánh với cơ chế tự do hóa thương mại hàng hóa của asean.

Mục lục
MỞ ĐẦU

I. Các nội dung cơ bản của cơ chế tư do hóa thương mại dịch vụ của asean

1. Khái quát về dịch vụ, thương mại dịch vụ

a. Dịch vụ

b. Thương mại dịch vụ

c. Tự do hóa thương mại dịch vụ


d. Các phương thức cung ứng dịch vụ quốc tế
2. Hạn chế và xóa bỏ rào cản thương mại dich vụ
II. So sánh cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ với cơ chế tự do hóa thương
mại hàng hóa của asean
1. Điểm giống nhau

2. Điểm khác nhau

KẾT LUẬN

1
MỞ ĐẦU
Trong cơ cấu nền kinh tế thế giới nói chung, khu vực ASEAN nói riêng,
dịch vụ ngày càng chiếm vị trí trọng yếu và có đóng góp rất lớn cho sự tăng
trưởng kinh tế. Cùng với đó, tự do hóa thương mại dịch vụ ngày nay, có vai trò
quan trọng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các nước. Nhận thức được vai
trò của thương mại dịch vụ đối với sự phát triển của ASEAN, các nhà lãnh đạo
ASEAN đã tiến hành những nỗ lực nhằm đảm bảo sự tự do hóa thương mại dịch
vụ trong khu vực bằng việc kí kết hiệp định khung ASEAN về dịch vụ- viết tắt
là AFAS vào ngày 15/12/1995. AFAS được xây dựng trên nền tảng cơ sở pháp lí
quan trọng là Hiệp định chung về thương mại dịch vụ - gọi tắt là hiệp định
GATS. Để làm rõ hơn những vấn đề liên quan đến cơ chế tự do hóa thương mại
dịch vụ của asean, em xin chọn đề tài Phân tích các nội dung cơ bản của cơ chế
tự do hóa thương mại dịch vụ của asean. So sánh với cơ chế tự do hóa thương
mại hàng hóa của asean. Để làm rõ hơn một số vấn đề trong cơ chế tự do hóa
thương mại dịch vụ của asean.

2
NỘI DUNG

I. Các nội dung cơ bản của cơ chế tư do hóa thương mại dịch vụ
của asean
1. Khái quát về dịch vụ, thương mại dịch vụ
a. Dịch vụ
Theo Luật giá năm 2013: Dịch vụ là hàng hóa có tính vô hình, quá trình
sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau, bao gồm các loại dịch vụ trong hệ
thống ngành sản phẩm Việt Nam theo quy định của pháp luật.
* Các khái niệm để tham khảo khác:
- Trong kinh tế học: Dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng
hóa nhưng là phi vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và
những sản phẩm thiên hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản
phẩm nằm trong khoảng giữa sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (nguồn trích dẫn
wikipedia.org)
- Theo Từ điển Tiếng Việt: Dịch vụ là công việc phục vụ trực tiếp cho
những nhu cầu nhất định của số đông, có tổ chức và được trả công [Từ điển
Tiếng Việt, 2004, NXB Đà Nẵng, tr256]
- Từ điển Wikipedia: Định nghĩa về dịch vụ trong kinh tế học được hiểu là
những thứ tương tự như hàng hoá nhưng phi vật chất Theo quan điểm kinh tế
học, bản chất của dịch vụ là sự cung ứng để đáp ứng nhu cầu như: dịch vụ du
lịch, thời trang, chăm sóc sức khoẻ...và mang lại lợi nhuận.
- Cung ứng dịch vụ là hoạt động thương mại, theo đó một bên (sau đây gọi
là bên cung ứng dịch vụ) có nghĩa vụ thực hiện dịch vụ cho một bên khác và
nhận thanh toán; bên sử dụng dịch vụ (sau đây gọi là khách hàng) có nghĩa vụ
thanh toán cho bên cung ứng dịch vụ và sử dụng dịch vụ theo thỏa thuận. (Luật
Thương mại 2005)
b. Thương mại dịch vụ trong tiếng Anh được gọi là Trade in Services.
Quan hệ mua bán giữa người tạo ra dịch vụ và người sử dụng dịch vụ diễn
ra dưới hình thức cung ứng dịch vụ. Đây là một quá trình liên hoàn bao gồm
nhiều khâu có liên quan mật thiết với nhau. Quá trình này được gọi chung
là thương mại dịch vụ.
Do đối tượng của thương mại dịch vụ là dịch vụ (sản phẩm vô hình) nên
việc định nghĩa về thương mại dịch vụ thường không đồng nhất. Cho đến nay
vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về thương mại dịch vụ.
c. Tự do hóa thương mại dịch vụ
Tự do hóa thương mại dịch vụ là một bộ phận cấu thành nên xu hướng tự
do hóa nói chung. Theo đó, tự do hóa thương mại dịch vụ là thuật ngữ dùng để
chỉ hoạt động loại bỏ các cản trở hiện hành đối với thương mại dịch vụ. Tự do
hóa thương mại dịch vụ được thực hiện thông qua xóa bỏ ( có lộ trình) các hạn
3
chế đối với thương mại dịch vụ, xây dựng các thỏa thuận công nhận lẫn
nhau( MRA) tăng cường phát triển nguồn nhân lực và xây dựng năng lực trong
lĩnh vực dịch vụ .
Trong một nền kinh tế thị trường, những cân nhắc về khả năng sinh lời
mang tính cá nhân là động lực để xác định việc phân bổ sản xuất bên trong công
ty và giữa các công ty, các ngành và các nước. Người ta trông đợi mở cửa thị
trường để khuyến khích cải thiện chất lượng và sáng tạo quy trình và sản phẩm.,
làm giảm phạm vi lãng phí và tiền thuê mướn. Chúng ta có thể lập luận rằng
những sáng kiến đó có xu hướng cấp thiết hơn, đồng thời nhiều thách thức hơn
và nhiều triển vọng hơn trong những ngành dịch vụ chủ chốt.
d. Các phương thức cung ứng dịch vụ quốc tế
GATSquy định rõ về các phương thứ cung ứng dịch vụ quốc tế gồm:
Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài là việc
cung cấp dịch vụ trên lãnh thổ của một thành viên, cho người tiêu dùng dịch vụ
của bất kỳ thành viên nào khác.Phương thức cung ứng này là đặc trưng của một
số ngành dịch vụ như dịch vụ du lịch hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ví dụ như
khách du lịch đến một quốc gia và sử dụng dịch vụ khách sạn, lữ hành…ở tại
quốc gia đó.
Hiện diện thương mại: Đây là phương thức cung cấp dịch vụ bởi một nhà
cung cấp dịch vụ của một thành viên, thông qua sự hiện diện thương mại trên
lãnh thổ của một thành viên khác.
Hiện diện thể nhân: Đây là phương thức cung ứng dịch vụ, theo đó, dịch
vụ được cung ứng với nhà cung ứng của một thành viên, thông qua hiện diện của
nhà cung ứng này ở lãnh thổ của một thành viên khác. Tuy nhiên, trong phương
thức cung ứng này, nhà cung ứng dịch vụ chỉ là một thể nhân.
Cung cấp dịch vụ qua biên giới: đây là phương thức mà dịch vụ được
cung cấp từ lãnh thổ của quốc gia thành viên này qua lãnh thổ của quốc gia thành
viên khác. Nói cách khác, chỉ có dich vụ được dich chuyển qua biên giới còn nhà
cung cấp không có măt tại quốc gia tiếp nhận dịch vụ.
2. Hạn chế và xóa bỏ rào cản thương mại dich vụ
Đê hạn chế hoạt đông của các nhà cung cấp dich vụ nước ngoài và bảo hộ
các nhà cung cấp dịch vụ trong nước, các quốc gia thường sử dụng các biện pháp
để hạn chế các nhau cung cấp dich vụ ngước ngoài tại hai thời điểm:
Thứ nhất, khi nhà cung cấp dich vụ nước ngoài muốn được phép cung
cấp dịch vụ và hoặc muốn được có mặt tại quốc gia chủ nhà để cung cấp dịch vụ
Thứ hai, sau khi nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài đã được phép cung cấp
dịch vụ và hoặc đã có mặt tại quốc gia chủ nhà.
Đối với thời điểm thứ nhất, quốc gia thường đưa ra các điều kiện mà nếu
không đáp ứng được thì nhà cung cấp dich vụ nước ngoài sẽ không được phép
cung cấp dịch vụ tai quốc gia chủ nhà. Đây chính là các rào cản về mở cửa thi
4
trường, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường của các nhà cung cấp dịch vụ hoặc
sản phẩm dịch vụ nước ngoài như: hạn chế về số lượng nhà cung cấp dich vụ,
hạn chế về tổng giá trị các giao dịch dịch vụ…. Đối với thời điểm thứ hai, các
điều kiên được nêu ra thường là những biện pháp phân biệt đối xử giữa các nhà
cung cấp hoặc các sản phẩm dịch vụ của quốc gia sở tại với các nhà cung cấp
hoặc các sản phẩm dịch vụ nước ngoài.
Cơ chế hạn chế hạn chế và xóa bỏ các rào cản thương mại dịch vụ
được thực hiện như sau:
- AFAS đưa ra khung pháp lí chung cho tiến trình hạn chế và xóa bỏ các
rào cản thương mại.
- Các văn bản pháp lí về hội nhập các ngành ưu tiên đưa ra phạm vi và lộ
trình cụ thể cho các lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên hội nhập.
- Trên cơ sở và để triển khai cu thể AFAS, các quốc gia thành viên sẽ tiến
hành các vòng đàm phán để đưa ra các gói cam kết theo hướng ngày càng mở
rộng phạm vi các lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa, đồng thời mức độ tự do hóa
từng lĩnh vực dịch vụ sẽ ngày càng được nâng cao.
Theo quy định tại hiệp định khung ASEAN về dịch vụ, các quốc gia thành
viên sẽ thực hiên tự do hóa thương mại dịch vụ một số đáng kể trong một số lĩnh
vực trong khoảng thời gian hợp lí bằng cách:
- Xóa bỏ đáng kể các biện pháp phân biệt đối xử và các hạn chế tiếp cận
thị trường hiện tại giữa các quốc gia thành viên
- Cấm các biện pháp phân biệt đối xử và hạn chế tiếp cận thị trường mới
hoặc có tính chất hạn chế và phân biệt đối xử hơn.
- Đồng thời các quốc gia sẽ tiến hành đàm phán về các biện pháp gây ảnh
hưởng đến thương mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể.
Các quy định của GATS mang tính chất mở, quyền chủ động vẫn thuộc
về các nước thành viên. Ví dụ, các quy định ở trong nước chính là công cụ tác
động và kiểm soát đối với thương mại dịch vụ. GATS quy định chính phủ các
nước phải điều tiết các ngành dịch vụ một cách hợp lí, khách quan và công bằng.
GATS không buộc các nước phải dỡ bỏ mọi quy định trong bất kì ngành dịch vụ
nào. Các cam kết tự do hóa không làm phương hại đến quyền của các nước được
ấn định những chuẩn mực về chất lượng, độ an toàn hay giá cả cũng như quyền
được đưa ra những quy định nhằm theo đuổi bất cứ mục tiêu nào mà họ cho là
phù hợp. Hay khi hai hay nhiều chính phủ kí các hiệp định công nhận hệ thống
chất lượng của nhau (chẳng hạn trong việc cấp giấy phép hoặc công nhận cho
các nhà cung ứng dịch vụ) thì GATS quy định rằng họ phải tạo điều kiện cho các
thành viên khác được đàm phán với họ về các thỏa thuận tương tự. Việc công
nhận hệ thống chất lượng của các nước cũng không được mang tính phân biệt
đối xử cũng như mang tính bảo hộ trá hình.
Như vậy, nếu như hiệp định GATS mới chỉ quy định một cách chung
chung về các phương pháp tự do hóa thương mại dịch vụ trong phạm vi tổ chức
5
thì Hiệp định AFAS đã có bước tiến mới khi quy định cụ thể hơn cách thức tự do
hóa thương mại dịch vụ đối với từng quốc gia thành viên, giúp cho việc thực
hiện mục tiêu tự do hóa được thực hiện một cách hiệu quả và phù hợp với điều
kiện của từng quốc gia thành viên hơn.
Đối với những ngành dịch vụ thuộc lĩnh vực ưu tiên, việc xóa bỏ các rào
cản sẽ được tiến hành nhanh hơn với mức độ tự do hóa cao hơn những ngành
dịch vụ còn lại.
II. So sánh cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ với cơ chế tự do hóa
thương mại hàng hóa của asean
1. Điểm giống nhau
- Thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ có rất nhiều điểm tương
đồng với nhau. Chúng đều là những hoạt động của các chủ thể trên thị trường, đều
có sự tham gia của bên bán (bên cung cấp) và bên mua (bên sử dụng dịch vụ).
- Việc trao đổi trong thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ đều
mang tính chất đền bù ngang giá…
2. Điểm khác nhau
Tuy nhiên, do có sự khác biệt về đối tượng (hàng hoá và dịch vụ) nên giữa
thương mại dịch vụ và thương mại hàng hoá có những điểm khác biệt.
+ Thứ nhất, trong thương mại hàng hoá, việc mua bán, trao đổi hàng hoá
luôn dẫn đến hệ quả pháp lí là sự chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá từ người
bán sang người mua. Người mua được hưởng lợi trực tiếp từ việc khai thác các
quyền năng sở hữu đối với hàng hoá.
Còn trong thương mại dịch vụ, hoạt động cung ứng dịch vụ không dẫn đến
việc xác lập quyền sở hữu của bên mua đối với dịch vụ.
Nó đem lại lợi ích cho bên nhận cung ứng dịch vụ bằng việc làm thuận lợi
hoá hoạt động thương mại, làm thay đổi về điều kiện hay trạng thái của cá nhân
hay hàng hoá thuộc sở hữu của bên đó.
+ Thứ hai, trong thương mại dịch vụ, do dịch vụ không đồng nhất và
thường được thay đổi cho phù hợp với từng khách hàng hoặc từng điều kiện
hoàn cảnh cụ thể, nên việc duy trì tính ổn định về chất lượng của việc cung ứng
dịch vụ thương mại là khó khăn hơn so với việc cung cấp hàng hoá.
Thước đo để đánh giá chất lượng dịch vụ là mức độ "hài lòng" của bên
nhận cung ứng dịch vụ về quá trình thực hiện công việc của bên cung ứng dịch
vụ."
+ Thứ ba, khác với thương mại hàng hoá thường có sự tách rời giữa khâu
sản xuất và tiêu thụ, quá trình tạo ra và tiêu dùng dịch vụ diễn ra đồng thời và
trực tiếp giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ.
+ Thứ tư, việc tiêu dùng dịch vụ không đem lại hiểu quả tức thời cho
người sử dụng dịch vụ mà nó thường đòi hỏi cả một quá trình. Chính vì yếu tố
6
này nên giữa người cung ứng dịch vụ và người sử dụng dịch vụ thương mại
thường thiết lập mối quan hệ kinh doanh lâu dài hơn so với việc cung cấp
hàng hoá.

7
KẾT LUẬN
Qua việc phân tích các nội dung cơ bản của cơ chế tự do hóa thương mại
dịch vụ của asean và so sánh với cơ chế tự do hóa thương mại hàng hóa của
asean đã cho thấy điểm tương đồng và khác biệt trong phương thức và mức độ tư
do hóa thương mại dịch vụ hai cơ chế này. Từ đó rút ra được những đặc trưng
bản chất của cơ chế tự do hóa thương mại dịch vụ của asean và cơ chế tự do hóa
thương mại hàng hóa của asean trong sự tự do hóa thương mại dịch vụ, một
trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu
ngày nay.

You might also like