You are on page 1of 7

Đề bài: Phân tích vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN

trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy định của
Hiến chương ASEAN 2008.

MỞ ĐẦU

Thực tiễn nhiều năm qua đã cho thấy, ASEAN là một tổ chức hợp tác khu
vực có sức sống mãnh liệt và khả năng thích ứng nhanh chóng với những biến
đổi của thời cuộc. Điều đó thể hiện rõ qua những kết quả hợp tác trong những
năm qua và khả năng ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức đặt ra, kể cả các
tác động nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu hiện nay. Nổi
bật nhất là những nỗ lực để đưa Hiến chương ASEAN đi vào cuộc sống, tạo cơ
sở pháp lý và khuôn khổ thể chế cho ASEAN gia tăng liên kết khu vực, trong đó,
Tổng thư ký và Ban thư ký đóng vai trò vô cùng quan trong việc đảm bảo thực
thi pháp luật cộng đồng ASEAN. Để có cái nhìn tổng quát hơn về những vai trò
này, chúng ta cùng làm sáng tỏ qua chủ đề:" Phân tích vai trò của Tổng thư ký
ASEAN và Ban thư ký ASEAN trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng
ASEAN theo quy định của Hiến chương ASEAN 2008”.

NỘI DUNG

I. Khái quát chung về Tổng thư ký và Ban thư ký ASEAN

Ban thư ký của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
vào tháng 2/1976 thông qua Hiệp định được ký bởi Ngoại trưởng 5 nước thành
viên ban đầu của ASEAN, có nhiệm vụ điều phối việc thực thi các chính sách,
triển khai các dự án và hoạt động hợp tác của ASEAN. Hiệp định cũng quy định
Ban thư ký ASEAN được đặt tại In-đô-nê-xi-a. Ban đầu, Ban thư ký ASEAN nằm
trong trụ sở của Bộ Ngoại giao In-đô-nê-xi-a. Năm 1981, Ban thư ký chuyển về
trụ sở tại 70A Jalan Sisingamangaraja trong khuôn viên do Chính phủ In-đô-nê-
xi-a cung cấp.

Hiến chương ASEAN quy định: Ban thư ký ASEAN do Tổng thư ký ASEAN
đứng đầu.

1. Tổng thư ký:

Tổng thư ký ASEAN sẽ được Cấp cao ASEAN bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm,
không gia hạn, được lựa chọn trong số các công dân các Quốc gia thành viên
ASEAN, luân phiên theo thứ tự tên nước bằng chữ cái tiếng Anh, có tính đến sự
liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn và bình đẳng giới1, đóng vai trò là
Quan chức Hành chính đứng đầu của ASEAN (Chief Administrative Officer).

Giúp việc cho Tổng thư ký ASEAN có 4 Phó Tổng thư ký, trong đó: 2 Phó
Tổng thư ký do các nước thành viên bổ nhiệm luân phiên theo nhiệm kỳ 3 năm,
không gia hạn, và 2 Phó Tổng thư ký được tuyển dụng tự do, có nhiệm kỷ 3 năm
và có thể gia hạn. 3 Phó Tổng thư ký phụ trách 3 trụ cột Cộng đồng của ASEAN
và Phó Tổng thư ký thứ 4 phụ trách hành chính, tổng hợp, nghiên cứu và pháp lý.
Cơ cấu tổ chức của Ban thư ký ASEAN cũng được bố trí theo mô hình này.

2. Ban Thư Ký

Nhân viên của Ban thư ký ASEAN bao gồm các cán bộ tuyển dụng công khai
(Openly Recruited Staffs), đến từ các nước thành viên ASEAN và các nhân viên
địa phương (Locally Recruited Staffs).

1
Khoản 1 Điều 11 Hiến chương ASEAN 2008
II. Phân tích vai trò của Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN
trong việc đảm bảo thực thi pháp luật Cộng đồng ASEAN theo quy
định của Hiến chương ASEAN 2008.
2.1. Vai trò của Tổng thư ký

Theo khoản 2 Điều 11 Hiến chương 2008 quy định: Thực hiện các nhiệm vụ
và trách nhiệm của mình theo các quy định trong Hiến chương và các văn kiện,
nghị định thư liên quan, và các tập quán đã có của ASEAN.

Trong lĩnh vực đảm bảo việc thực hiện pháp luật Cộng đồng ASEAN, Tổng
thư ký với vai trò là cơ quan trực tiếp giám sát quá trình thực thi các quy định:
Tạo điều kiện thuận lợi và theo dõi tiến độ thực hiện các thỏa thuận và quyết định
của ASEAN, và đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên Cấp
cao ASEAN. Hỗ trợ các Hội nghị Cấp cao, các cuộc họp quan trọng của ASEAN
như các Hội đồng Cộng đồng, Hội đồng Điều phối, và một số Hội nghị cấp Bộ
trưởng chuyên ngành khác.

Theo quy định của Hiến chương, Tổng thư kí ASEAN có trách nhiệm theo
dõi việc thực hiện các thỏa thuận, các quy định, luật lệ của ASEAN. Như vậy,
tương tự như Cấp cao ASEAN, Hội đồng điều phối thực chất không phải là cơ
quan trực tiếp kiểm tra, xem xét quá trình thực thi các quy định của các quốc gia
thành viên mà chỉ gián tiếp thực hiện việc giám sát thông qua việc xem xét báo
cáo của những thiết chế khác đệ trình lên. Cụ thể, Tổng thư kí lập báo cáo trình
lên Hội đồng điều phối để cơ quan này nắm được tình hình thực thi pháp luật
ASEAN từ phía các quốc gia thành viên. Từ đó, Hội đồng điều phối, trong phạm
vi thẩm quyền của mình sẽ tiến hành điều phối với các Hội đồng Cộng đồng,
trong trường hợp cần thiết sẽ đệ trình vấn đề lên cấp cao ASEAN và trực tiếp điều
phối thực hiện những thỏa thuận hoặc quyết định được cơ quan này thông qua.

Trên bình diện ngoại giao, Tổng thư ký một đóng vai trò quan trọng khi là
người thể hiện, trình bày quan điểm của ASEAN và tham gia vào các cuộc họp
với các Đối tác bên ngoài phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của mình. Mọi ý
kiến đóng góp của Tổng thư ký sẽ là cầu nối trung gian, quyết định sự thành công
của cộng đồng ASEAN. Bên cạnh đó, Tổng thư ký còn điều hành Ban thư ký
ASEAN, khuyến nghị việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó tổng thư ký lên Hội
đồng điều phối ASEAN phê duyệt.

2.2. Phân tích vai trò của Ban thư ký

Một trong những nhiệm vụ pháp lý mới quan trọng nhất mà Ban Thư ký
ASEAN đảm nhận là giải thích Hiến chương ASEAN. Khoản 1 Điều 51 nêu rõ:
"Nếu có đề nghị của bất kỳ Quốc gia thành viên nào, Ban thư ký ASEAN sẽ có
trách nhiệm giải thích Hiến chương phù hợp với các quy định về thủ tục mà Hội
đồng Điều phối ASEAN quy định. "

Các nhà soạn thảo Hiến chương ASEAN đã giao chức năng này cho Ban Thư
ký ASEAN với niềm tin rằng Ban Thư ký ASEAN là đơn vị trung lập và khách
quan nhất. Hơn nữa, các nhân viên Ban Thư ký có sự theo dõi về những sự kiện
đã xảy ra trong quá trình soạn thảo Hiến chương và các văn kiện khác của
ASEAN, biết nền tảng cốt lõi của các vấn đề nhạy cảm và hiểu được sự hiểu biết
tinh tế, sâu sắc giữa các Quốc gia Thành viên về một số vấn đề gây tranh cãi.

a. Hỗ trợ Chủ tịch ASEAN hoặc Tổng thư ký của ASEAN

Khoản 2 Điều 23 nêu rõ: “Các bên tranh chấp có thể yêu cầu Chủ tịch ASEAN
hoặc Tổng thư ký ASEAN trong quyền hạn mặc nhiên của mình, làm bên thứ ba,
hoà giải hoặc trung gian.”. Đây là điểm mới trong ASEAN. Có thể là Ban Thư
ký ASEAN có thể được kêu gọi để cung cấp hỗ trợ cần thiết cho Chủ tịch ASEAN
khi Điều 23 [2] được viện dẫn và Chủ tịch được yêu cầu cung cấp các biện pháp
hòa giải hoặc hòa giải. Và chắc chắn Ban thư ký sẽ phải hỗ trợ Tổng thư ký của
ASEAN khi Tổng thư ký được chọn cung cấp một trong hai dịch vụ này.

b. Hỗ trợ Cơ chế giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Mechanisms)


khác
Ban Thư ký ASEAN cũng sẽ phải hỗ trợ cần thiết cho các cơ chế giải quết
tranh chấp khác, đặc biệt là cơ chế giải quyết tranh chấp tăng cường năm 2004 để
giải quyết các tranh chấp kinh tế.

c. Thực hiện năng lực pháp luật

Ban Thư ký ASEAN sẽ phải hỗ trợ Tổng thư ký ASEAN và các đại diện được
ủy quyền của mình trong việc thực hiện các năng lực pháp lý của ASEAN, cả ở
phạm vi trong nước và quốc tế. Một nhiệm vụ quan trọng liên quan là đàm phán
và ký kết các thỏa thuận song phương với các Đối tác Đối thoại của ASEAN về
việc công nhận tư cách pháp nhân của ASEAN và về P&I cho Tổng Thư ký
ASEAN, các cấp phó của Tổng thư ký và các nhân viên Ban Thư ký ASEAN
khác cũng như của các thành viên của các quốc gia và chuyên gia có nhiệm vụ
của ASEAN trên lãnh thổ của mỗi đối tác đối thoại.

d. Giám sát việc tuân thủ và báo cáo cho Hội nghị Cấp cao ASEAN

Điều 27 quy định cụ thể: “Tổng Thư ký ASEAN, được hỗ trợ bởi Ban Thư ký
ASEAN hoặc bất kỳ cơ quan ASEAN được chỉ định nào khác, sẽ giám sát việc
tuân thủ các phát hiện, khuyến nghị hoặc các quyết định xuất phát từ cơ chế giải
quyết tranh chấp của ASEAN và đệ trình một báo cáo lên Hội nghị cấp cao
ASEAN ”.

Đây là một công việc cần thiết, vì tuân thủ là bản chất của việc dựa trên các
quy tắc. Hơn nữa, Khoản 2 Điều 27 quy định “Bất cứ Quốc gia thành viên nào bị
ảnh hưởng bởi kết luận về việc không tuân thủ, hoặc bởi các khuyến nghị hoặc
quyết định do một cơ chế giải quyết tranh chấp ASEAN đưa ra, có thể đưa vấn
đề này lên Cấp cao ASEAN để quyết định”.

e. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của ASEAN

Tài sản trí tuệ của ASEAN bao gồm, ví dụ, Phương châm ASEAN: “Một tầm
nhìn, một bản sắc, một cộng đồng” (Điều 36); Cờ ASEAN (Điều 37); Biểu tượng
ASEAN (Điều 38); và Quốc ca ASEAN "(Điều 40); và các ấn phẩm của Ban Thư
ký ASEAN.

f. Giám sát tỷ lệ các hiệp định ASEAN

Ban Thư ký ASEAN phải tăng cường nỗ lực thuyết phục các Quốc gia Thành
viên đẩy nhanh các tiến trình nội bộ tương ứng của họ trong việc phê chuẩn các
hiệp định ASEAN, nếu cần. Trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, số liệu mới nhất
cho thấy khoảng 66% các hiệp định kinh tế yêu cầu phê chuẩn đã được tất cả các
Quốc gia Thành viên phê chuẩn đầy đủ.

Một giải pháp khả thi cho vấn đề tỷ lệ chậm là tạo mới các thỏa thuận có hiệu
lực khi ký kết. Một giải pháp khác, đã được sử dụng trong một số hiệp định chức
năng (bao gồm Hiệp định ASEAN về Ô nhiễm khói mù xuyên biên giới năm
2002), là chỉ yêu cầu đa số các Quốc gia Thành viên tham gia để thỏa thuận có
hiệu lực ở các Quốc gia Thành viên đã phê chuẩn.

KẾT LUẬN

Cho đến nay, sau nhiều thập kỉ tồn tại và phát triển, ASEAN đã đạt được nhiều
thành tựu đáng ghi nhận. Vai trò của Tổng thư ký và Ban thư ký một lần nữa được
nhấn mạnh là nền tảng cơ bản và thiết yếu đối với việc đảm bảo thực thi pháp luật
trong Cộng Đồng ASEAN. Mặc dù khó khăn, trở ngại còn nhiều trên con đường
phát triển, nhưng với bản sắc ASEAN, với phương thức hoạt động và các nguyên
tắc cơ bản đã có, tổ chức khu vực này chắc chắn sẽ đóng góp hữu ích cho hòa
bình, ổn định và phồn vinh tại Đông Nam Á và thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Pháp luật cộng đồng ASEAN, trường Đại học Luật Hà Nội,
nxb Công an nhân dân.
2. Hiến chương ASEAN 2008.

3. Cơ chế đảm bảo thực thi pháp luật của Liên Minh Châu Âu và kinh
nghiệm đối với ASEAN/ Phạm Hồng Hạnh/ Luật học. Trường đại học Luật
Hà Nội, số 9/2016.
4. https://baoquangbinh.vn/chinh-tri/201208/aSeaN-Mot-cong-dong-mot-
van-menh-2101116/ truy cập ngày 22/11/2020.

5. Termsak Chalermoalanupap. (2009). The ASEAN Secretariat and Legal


Issuses Arising from the ASEAN Charter. (bản dịch)

You might also like