You are on page 1of 27

lOMoARcPSD|9788987

TỔNG-HỢP-LÝ-THUYẾT-MÔN-TỘI-PHẠM-HỌC-Autosaved

luật hình sự (Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh)

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)
lOMoARcPSD|9788987

TàNG HþP LÝ THUYÀT MÔN TÞI PH¾M HàC


I. KHÁI QUÁT VÂ TÞI PH¾M HàC
1.Tßi ph¿m hác là ngành khoa học độc lập chứ không phải là lĩnh vực tri thức hay phân ngành
của một khoa học lớn.
TPH không hoàn toàn là khoa học pháp lý hoặc xã hội học, mà nó vừa có tính chất pháp lý, vừa
có tính xã hội.
 TPH là khoa học xã hội - pháp lý nghiên cứu về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều
kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội và các biện pháp phòng ngừa tội phạm.
2. Đßi t°ÿng nghiên cąu căa TPH gßm 4 vấn đà c¢ bÁn:
- Tình hình tội phạm
- Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
- Nhân thân người phạm tội
- Phòng ngừa tội phạm
3. Ph°¢ng pháp lu¿n căa TPH
- Sử dụng hệ thống các khái niệm, nguyên tắc, quy luật, phạm trù của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
4. Ph°¢ng pháp nghiên cąu căa TPH
- Là hệ thống các cách thức, biện pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thu thập, phân tích và
xử lý thông tin về những vấn đề cần nghiên cứ.
a) Phương pháp thống kê hình sự nghiên cứu 1 số vấn đề cơ bản:
- Mô tả tình hình tội phạm bằng con số thống kê (chỉ mô tả được tội phạm hiện- Số liệu thống kê
phản ánh phần lớn số liệu tội phạm và người phạm tội đã bị phát hiện và xử lý (số tuyệt đối).
Thể hiện qua con số tương đối như:
+ xác định hệ số tình hình tội phạm khi lấy tổng số tội phạm được thống kê chia cho tổng số dân
rồi nhân với 10.000 hoặc 100.000
+ Xác định tỷ trọng tội phạm hoặc loại tội phạm (tương quan giữa TP hoặc loại TP trên tổng số
TP được thống kê.
+ Xác định chỉ số trung bình (tổng số TP được thống kê / số các trường hợp)
- Giải thích về tình hình tội phạm: So sánh số liệu thống kê tình hình TP với các số liệu thống kê
các hiện tượng XH khác -> mqh và sự phụ thuộc giữa THTP với các hiện tượng XH, có thể là
nguyên nhân và điều kiện THTP.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Dự báo tội phạm: Nếu số liệu thống kê TP đầy đủ trong 1 time dài cần thiết sẽ phẩn ánh xu hướng
của THTP trong tương lai. Chọn mốc time, thì các giai đoạn tiếp theo là trên hay dưới 100% ->
diễn biến TP có xu hướng tăng hay giảm.
- Đánh giá hiệu quả phòng ngừa TP và tổ chức hoạt động phòng ngừa TP.
- Các bước thực hiện phương pháp thống kê:
B1: thu thập số liệu thống kê
B2: tổng hợp và phân loại số liệu thống kê
B3: phân tích, đánh giá số liệu thống kê.
b) Phương pháp nghiên cứu chọn lọc (điều tra điển hình)
- Là phương pháp nghiên cứu toàn bộ hiện tượng thông qua 1 bộ phận điển hình của nó.
c) Phương pháp nghiên cứu XH học
- Phương pháp phiếu điều tra:
+ Yêu cầu quan trọng nhất là kỹ thuật đặt câu hỏi trong phiếu để thăm dò ý kiến của người được
hỏi.
+ Hai là chọn mẫu điều tra sao cho kết quả thu thập được có tính đại diện, đáng tin cậy.
+ Hạn chế là người hỏi không kiểm soát được thái độ của người trả lời phiếu điều tra.
- Phương pháp phỏng vấn (đối thoại):kiểm soát được thái độ của người trả lời câu hỏi
- Phương pháp quan sát: nghiên cứu tình trạng sức khỏe, hình thái, tâm lý, thái độ của người
phạm tội.
+ Gồm quan sát tự nhiên, quan sát trong môi trường nhân tạo, tham gia vào hoạt động quan sát
+ Quan sát cần có chủ đích- có ghi chép kết quả và không xâm phạm tự do riêng tư của người bị
quan sát.
- Phương pháp thực nghiệm: tạo ra hoặc thay đổi các điều kiện để kiểm tra kết quả nghiên
cứu.
+ Chủ yếu thay đổi điều kiện giáo dục, thay đổi điều kiện, phương tiện phát hiện TP... để khẳng
định có hay không sự phụ thuộc giữa đối tượng nghiên cứu và điều kiện hoàn cảnh đưa ra thực
nghiệm.
+ Nhiệm vụ chủ yếu là kiểm tra nguyên nhân và điều kiện phạm tội liên quan đến hoàn cảnh giáo
dục, khả năng phát hiện TP, hiệu quả áp dụng các biện pháp cải tạo để phòng ngừa TP.
+ Lưu ý: Không được làm xấu đi tình trạng của đối tượng thực nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia:

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

+ Có thể sử dụng hiệu quả trong điều kiện thiếu thông tin TP, điều kiện kinh tế XH thay đổi nhanh
chóng.
- Phương pháp so sánh các nguồn tài liệu: ở các lĩnh vực liên quan đến THTP để tìm mqh
và sự phụ thuộc giữa THTP với các hiện tượng XH khác.
II. CHĄC NNG, NHIÞM VĀ VÀ HÞ THÞNG TPH
1. Chąc nng căa TPH
- Chức năng mô tả: làm sáng tỏ về đặc điểm về lượng-chất của THTP, thấy bức tranh THTP
đã và đang xảy ra trên thực tế.
- Chức năng giải thích: sáng tỏ quy luật hình thành, thay đổi và phát triển của THTP; quy
luật về sự hình thành các đặc điểm nhân thân người phạm tội, vai trò của chúng trong cơ
chế tâm lý xã hội của hành vi phạm tội.
- Chức năng dự báo và phòng ngừa TP: trên cơ sở 2 chức năng trên, dự báo xu hướng phát
triển của THTP trong tương lai.
 3 chąc nng có mqh m¿t thiÁt vái nhau.
2. Nhißm vā căa TPH
- Nghiên cứu đưa ra các biện pháp phòng ngừa TP – chủ yếu ở khía cạnh XH, hạn chế và
loại trừ TP ra khỏi đời sống XH.
+ Thu thập đầy đủ thông tin về THTP đã xảy ra.
+ Nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện hình thành THTP trong bối cảnh phát triển kinh tế thị
trường ở VN.
+ Tiến hành dự báo TP và lập kế hoạch phòng chống TP nhằm đáp ứng yêu cầu phòng chống
TP phù hợp với thực tiễn VN hiện nay.
+ Nghiên cứu những loại Tp đang xảy ra phổ biến và gây nguy hiểm cao cho XH, đồng thời
đề xuất biện pháp làm giảm tỉ trọng các loại Tp này.
+ Đưa ra các kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật từ việc nghiên cứu TPH.
3. Hß thßng TPH
- Căn cứ vào nội dung nghiên cứu:
+ Khái niệm và phương pháp nghên cứu, THTP, nguyên nhân và điều kiện THTP và Tp cụ thể,
nhân thân người phạm tội, phòng ngừa TP, vấn đề nghiên cứu khác.
III. VÞ TRÍ CĂA TPH TRONG HÞ THÞNG CÁC KHOA HàC
1. TPH và khoa hác XH
- TPH và XH học:
THTP là hiện tượng xã hội đặc thù, cũng là 1 bộ phận của đối tượng nghiên cứu của XH học. TPh
sử dụng hầu hết các phương pháp nghiên cứu XH học => 2 ngành này có mqh mật thiết với nhau.
TPH tham khảo các kết quả nghiên cứu của XH học để lý giải các nguyên nhân và điều kiện phạm
tội, dự báo và phòng ngừa tội phạm. XH học kế thừa kết quả nghiên cứu của TPH để đánh giá tình
trạng các mqh XH (tệ nạn XH thông thường có liên quan đến tình hình TP.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- TPH và Tâm lý học:


Con người và hành vi phạm tội cũng là đối tượng nghiên cứu của tâm lý học. TPH kế thừa các
thành tựu của tâm lý học -> sáng tỏ nhân thân người phạm tội, cơ chế, hành vi phạm tội và biện
pháp phòng ngừa nhóm người phạm tội.
- TPH và Kinh tế học:
TPH lý giải mqh và sự phụ thuộc giữa THTP và hiện tượng kinh tế => làm rõ nguyên nhân và điều
kiện phạm tội, đặc biệt là các tội phạm về kinh tế, tham nhũng, xâm phạm sở hữu.
Kinh tế học hoàn thiện các chính sách kinh tế, điều chỉnh kịp thời các quan hệ kinh tế mới hình
thành hoặc có tác động tiêu cực.
2. TPH và khoa hác pháp lý
- TPH và khoa học luật hình sự:
Sự thay đổi PLHS ít nhiều làm thay đổi phạm vi và quan điểm nghiên cứu của TPH. Các biện pháp
trách nhiệm hình sự cũng là biện pháp phòng ngừa TP.
- TPH và khoa học luật TTHS.
CQ tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng là chủ thể chính trong hoạt động phòng ngừa tội
phạm
- TPH và khoa học cải tạo phạm nhân
Khoa học này còn gọi là Hình phạt học, là 1 nhánh của TPH. Người pahmj tội và biện pháp cải tạo
người phạm tội là đối tượng nghiên cứu của TPH và khoa học cải tạo. TPH cung cấp cho khoa học
cải tạo phạm nhân hiểu biết về nhân thân người phạm tội là nguyên nhân và điều kiện phạm tội
(độ tuổi, giới tính, ý thức pháp luật, học vấn thấp, thất nghiệp, tái phạm…) => tìm kiếm biện pháp
giáo dục cải tạo và giúp phạm nhân tái hòa nhập vào cộng đồng.

CH¯¡NG III. TÌNH HÌNH TÞI PH¾M

I. KHÁI QUÁT VÂ TÌNH HÌNH TÞI PH¾M


1. Các thußc tính, đ¿c điÅm căa THTP
- THTP là hiện tượng xã hội được thể hiện: THTP là 1 hiện tượng tồn tại trong XH, do con
người thực hiện dưới sự tác động của điều kiện XH nhất định. THTP không phải hiện tượng
bất biến ổn định mà nó luôn thay đổi cùng với sự thay đổi của XH. Hay xu hướng tồn tại,
vận động của THTP chịu sự chi phối chủ yếu từ sự thay đổi của XH.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

+ Chúng ta không nghiên cứu THTP 1 cách riêng rẽ mà cần đặt THTp trong mqh chặt chẽ với các
hiện tượng XH có liên quan: tệ nạn XH, tình trạng di dân, hiện tượng thần tượng hóa trong giới
trẻ…
Trong hoạt động đấu tranh phòng chống TP cần ưu tiên tác động vào các yếu tố XH, hiện tượng
xã hội làm phát sinh TP: tình trạng thất nghiệp, gia tang dân số không kiểm soát, tình trạng lấy lan
tâm lý tiêu cực…
- THTP là hiện tượng trái pháp luật hình sự: (đặc trưng nhất)
Trên thực tế, hành vi tiêu cực cho XH nhưng luật hình sự không quy định thì không bị coi là tội
phạm, tức là trong THTP không có sự tồn tại của các hành vi đó.
Là thuộc tính quan trọng nhằm phân biệt THTP với những hiện tượng XH tiêu cực, những vi phạm
PL khác.
Phòng ngừa TP là sự ngăn ngừa TP thì sự hiện diện của PLHS cùng với các biện pháp Trách nhiệm
HS có tác dụng phòng ngừa TP.
- THTP là hiện tượng mang tính giai cấp: (cơ bản nhất)
Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xuất hiện của TP là mâu thuẫn lợi ích giai cấp, sự xung đột XH.
THTP không phải xuất hiện cùng lúc với sự xuất hiện của XH loài người mà xuất hiện khi XH có
sự phân công giai cấp, khi có sự hình thành nhà nước và pháp luật => nguồn gốc của giai cấp TP.
- THTP là hiện tượng thay đổi theo quá trình lịch sử
Sự thay đổi này thể hiện ở sự thay đổi của hành vi bị coi là TP dẫn đến sự thay đổi số lượng, tính
chất, khuynh hướng chống đối XH (thay đổi thông số của THTP).
Nguyên nhân thứ nhất là sự thay thế giữa các hình thái kinh tế XH trong lịch sử (pháp luạt có hiệu
lực thì phải phù hơp với điều kiện XH cụ thể, tức pháp luật phải phản ánh đúng nhu cầu khách
quan của XH)
Nguyên nhân thứ hai là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, giai cấp, XH…trong cùng 1 hình thái kinh
tế XH.
- THTP là hiện tượng tiêu cực và nguy hiểm cao trong XH: (THTP có mức nguy hiểm cao
nhất)
Nó xâm hại không chỉ 1 cá nhân, mqh XH cụ thể nào mà càng gia tăng khi xâm hại đến toàn bộ
con người đang sống trong XH, tất cả các giá trị của XH.
Là hiện tượng chống đối XH, cản trợ sự phát triển của XH nhiều nhất và gây ra những thiệt hại về
cả vật chất, tinh thần, thể chất của con người.
Ngoài ra còn thể hiện ở ý chí chống đối của con người đối với các quy định của PL, cản trở sự
phát triển của XH, xâm phạm lợi ích chung của XH. XH ngày càng văn minh, hiện đại nhưng hành
vi phạm tội phi nhân tính hơn.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- THTP là hiện tượng được hình thành từ 1 thể thống nhất của TP cụ thể.
Ví dụ: Tội phạm ma túy tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm tội xâm phạm tài sản, xâm
phạm tính mạng sức khỏe. Tội phạm tham nhũng gia tăng thì sẽ kéo theo sự gia tăng của nhóm
tội khác như hành chính, trật tự công cộng, kinh tế.
Đấu tranh phòng chống TP phải được tiến hành ở 3 cấp độ: phòng chống THTP nói chung, nhóm
TP, TP cụ thể.
- THTP là hiện tượng tồn tại trong 1 không gian, thời gian nhất định.
2. Các thông sß căa THTP
- Thăc tr¿ng căa THTP: là thông số phản ánh tổng số tội phạm. tổng số người phạm tội
trong 1 không gian, thời gian xác định.
+ Tßi ph¿m rõ (TP hiện) là TP đã xảy ra trên thực tế, bị cơ quan chức năng phát hiện và xử lý
theo thủ tục tố tụng hình sự (xác định qua thống kê của CQ chức năng). Việc thống kê số vụ phạm
tội, số người phạm tội dựa vào dấu hiệu của hành vi phạm tội chứ không chỉ căn cứ vào bản án có
hiệu lực của Tòa án. Là số TP, số người phạm tội tồn tại cả trong giai đoạn khởi tố, truy tố, xét xử.
+ Tßi ph¿m ẩn là TP đã xảy ra trên thực tế, chưa bị cơ quan chức năng phát hiện, hoặc đã bị phát
hiện nhưng không xử lý, hoặc đã bị phát hiện, xử lý nhưng không tồn tại trong thống kê tội phạm.
TP ẩn tự nhiên: TP đã xảy ra nhưng CQ chức năng hoàn toàn không có thông tin về TP cho nên
không bị xử lý và không đưa vào thống kê TP (TP ẩn khách quan). Nguyên nhân do từ CQ chức
năng, phía nạn nhân và người biết TP xảy ra, từ phía người phạm tội.
TP ẩn nhân tạo: TP đã xảy ra trên thực tế, đã bị CQ chức năng phát hiện nhưng không bị xử lý do
có sự che đậy từ TP ẩn tự nhiên khác (ẩn chủ quan). Mặc dù tội phạm bị phát hiện nhưng chủ thể
có quyền hạn này cố tình không xử lý với nhiều lý do khác nhau (do có sự tồn tại của tội phạm ẩn
tự nhiên khác: đưa, nhận hối lộ, tội làm sai lệch hồ sơ vụ án, tội làm trái với các quy định nhà
nước...).
TP ẩn thống kê: Đã xảy ra trên thực tế, đã bị CQ chức năng phát hiện, xử lý nhưng không đưa vào
thống kê hình sự. Nguyên nhân do xuất phát từ sai sót trong quá trình thống kê, không hoàn chỉnh
trong các quy định của pháp luật về hoạt đông thống kê hoặc do cơ quan cố tình không thống kê
số vụ phạm tội, số người phạm tội.
Ví dụ Hành vi nhận hối lộ làm sai lệch hồ sơ vụ án dẫn đến bản án không chính xác
Tội phạm tham nhũng có độ ẩn rất cao do (1) Người có chức vụ quyền hạn, có kiến thức thực hiện
(cơ chế nhà nước)
(2) Mức độ khách quan hóa rất thấp: rất ít người được biết
Tỷ lệ ẩn của tội phạm: là tỷ lệ, mối tương quan so sánh giữa tội phạm rõ và tội phạm ẩn về số
lượng tội phạm đã xảy ra trong một không gian và thời gian nhất định.
Độ ẩn của tội phạm: mức độ tồn tại trong trạng thái ẩn, khả năng không bộc lộ ra bên ngoài của
từng tội phạm cụ thể. Có 4 cấp độ đánh giá: cấp 1 là thấp nhất - những tội phạm khi xảy ra có khả

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

năng bộc lộ, bị phát hiện nhiều nhất (vd: gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ,
cố ý gây thương tích), cấp 4 là cao nhất - bị che giấu nhiều nhất, khó phát hiện, xử lý thống kê
nhất: các tội phạm do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Giữa phần hiện và phần ẩn luôn có mối quan hệ biện chứng: phần ẩn càng lớn thì phần hiện càng
nhỏ
Vùng ẩn tội phạm: các lĩnh vực đời sống xã hội hàm chữa những điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại
của tội phạm ẩn.
 Phương pháp xác định tội phạm ẩn: điều tra, phỏng vấn… sử dụng cho đối tượng là nạn
nhân của tội phạm, những người khác có liên quan hay biết, có thông tin về tội phạm và
người phạm tội. => phải giữ bí mất thông tin cá nhân của người được điều tra.
- C¢ cấu tình hình tßi ph¿m: Là thành phần, tỷ trọng và sự tương quan giữa các tội phạm
(chỉ số tương đối)
 Căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu của tình hình tội phạm:
+ Căn cứ vào tính nghiêm trọng của tội phạm: tội ít nghiêm trong, nghiêm trọng, rất nghiêm
trọng và các tội đặc biêt nghiêm trọng (tiêu chí xác định: Điều 8 BLHS)
+ Căn cứ vào tội phạm cụ thể, các nhóm tội phạm được quy định trong BLHS: theo từng tội
phạm cụ thể hay nhóm tội phạm trong tổng tình hình tội phạm nói chung.
+ Căn cứ quy định về tái phạm (Điều 49 BLHS): tội phạm tái phạm với phạm tội lần đầu.
+ Căn cứ giới tính: theo tỷ trọng người phạm tội là nam, nữ.
+ Căn cứ vào độ tuổi: theo từng nhóm tuổi khác nhau.
+ Căn cứ vào tính có tổ chức: tỷ trọng các tội phạm có tổ chức trong tổng tình hình tội phạm
nói chung.
Ngoài ra tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, cơ cấu tình hình tội phạm có thể xác định căn cứ
vào trình độ học vấn, hoàn cảnh gia đình, tình trạng nghề nghiệp.
 Cơ cấu tình hình tội phạm cũng là cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động phòng
ngừa tội phạm thông qua sự thay đổi tăng, giảm về cơ cấu của tội phạm phổ biến và
nguy hiểm nhất.
- Đßng thái căa tình hình tßi ph¿m: Là sự thay đổi về thực trạng và cơ cấu của tình hình
tội phạm tại một không gian và thời gian xác định.
+ Là chỉ số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng hay giảm của thực trạng và cơ cấu so với điểm mốc được
xác định trong việc nghiên cứu.
Sự thay đổi của thực trạng và của cơ cấu tình hình tội phạm trong thực tế thường phụ thuộc các
nhóm nhân tố sau
• Các nhân tố xã hội (điều kiện kinh tế xã hội)
• Các nhân tố pháp luật (sự thay đổi của PLHS): sự mở rộng hay thu hẹp của phạm vi trừng trị

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

Ví dụ Luật hình sự trước đây chỉ có 2 lọai tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng nhưng luật hình sự
hiện nay qui định đến 4 lọai tội
Động thái về thực trạng: là sự thay đổi về số tội phạm, số người phạm tội tại một địa bàn trong
một khoản không gian, thời gian xác định so với điểm làm mốc.
Động thái về cơ cấu: sự thay đổi về thành phần, tỉ trọng các tội, nhóm tội trong tổng tình hình
tội phạm tại một địa bàn trong một thời gian xác định so với điểm làm mốc.
- Thông sß phÁn ánh să thißt h¿i mà tình hình tßi ph¿m gây ra cho xã hßi: Là toàn bộ
những thiệt hại mà tình hình tội phạm gây ra cho xã hội. Gồm thiệt hại về vật chất, thể chất:
sinh mạng sức khỏe, về tinh thần uy tín. Ngòai ra còn có những thiệt hại gián tiếp mà xã
hội phải gánh chịu do tình hình tội phạm gây ra hay để khắc phục hậu quả mà tình hình tội
phạm để lại
1.2.4. Thißt h¿i căa tình hình tßi ph¿m là toàn bộ những thiệt hại mà tình hình tội phạm đã gây
ra cho xã hội, bao gồm những thiệt hại vật chất và phi vật chất.
Thiệt hại này là một chỉ số phản ánh tình hình tội phạm, mức độ nguy hiểm, tính nghiêm trọng của
tình hình tội phạm trên thực tế và cũng là một căn cứ trong việc hoạch điịnh kế hoạch phòng chống
tội phạm và đánh giá hiểu quả của hoạt động phòng ngừa tội phạm.
II. TÌNH HÌNH TÞI PH¾M ä VIÞT NAM
2.1.Giai đo¿n 1945 – 1954
 Tập trung ở các tội phạm gián điệp, mật vụ, chỉ điểm nhằm phá hoại vùng chiến, làm
suy yếu tinh thần kháng chiến của dân tộc. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nạn đói, tội
phạm giết người, cướp tài sản xảy ra phổ biến, nhất là các đô thị lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Sài Gòn, các tội phạm trộm cắp, đánh bạc, buôn thuốc phiện, đầu cơ tiền tệ, làm
và lưu hành giấy bạc giả xuất hiện ở các vùng giải phóng, vùng chiến khu dưới sự kiểm
soát của chính quyền cách mạng.
 Tromg bộ máy nhà nước cũng đã xuất hiện các loại tội phạm biển thủ công quỹ nhà
nước, tham gia, hối lộ, tuy số lượng các tội phạm này ít, không phổ biến nhưng đã phản
ánh sự xuất hiện của nhóm tội phạm tham nhũng trong những ngày đầu thành lập nước.
2.2.Giai đo¿n 1955- 1975
 Tình hình tội phạm: tội phạm ở giai đoạn này chủ yếu là tội phản cách mạng.
 các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội như trộm cấp, cướp, hiếp dâm, cố ý gây thương
tích … có diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng dừng từng năm.
 Các tội phạm kinh tế, chức vụ như tham ô tài sản, buôn lậu, đầu cơ, kinh doanh trái
phép… cũng bắt đầu gia tăng.
 Tuy nhiên, vào những năm cuối cùng của giai đoạn lịch sử này, do thắng lợi
của nhân dân Việt Nam trên cả hai miền cho nên nhóm tội phạm phản cách
mạng có chiều hướng giảm.

2.3.Giai đo¿n 1976 – 1985

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

 Tßi ph¿m phÁn cách m¿ng như hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xâm phạm
an ninh lãnh thổ, tuyên truyền chống chế độ, hoạt động gián điệp, tổ chức cho người Việt
Nam trốn sang nước ngoài, tội phạm phỉ, bạo loạn.
 Các tßi ph¿m tr¿t tă an toàn xã hßi như trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người, cố ý gây
thương tích, hiếp dâm, gây rối trật tự công cộng… Diễn ra tương đối phức tạp do bọn tội
phạm lợi dụng tình hình chiến tranh biên giới để hoạt động, do các bang nhóm tội phạm đã
tồn tại ở miền Nam trước giải phóng.
 Các tßi ph¿m và kinh tÁ, chức vụ như tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hang cấm, làm giả tem phiếu dùng vào việc phân phối…
cũng khá phổ biến và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, lòng tin của nhân dân.
 Tội phạm nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là các tội phạm phản cách mạng
và các tội phạm kinh tế đặc trưng trong nền kinh tế bao cấp.

2.4.Giai đo¿n 1986 đÁn nay


Một số tội phạm trong giai đoạn hiện nay mặc dù chiếm tỉ trọng không lớn trong cơ cấu tình
hình tội phạm nhưng lại báo động về tính chất nguy hiểm như các tội xâm hại trẻ em, mua bán
phụ nữ, trẻ em, các tội phạm do trẻ chưa thành niên thực hiện, các tội phạm có tổ chức.
Hoạt động sản xuất tang trữ, lưu hành tiền giả, séc giả diễn biến phức tạp và có chiều hướng
tăng.
Các tội xâm phạm trật tự xã hội gần đây xảy ra nhiều vụ án với tính chất đặc biệt nghiêm
trọng, đặc biệt là ở các bang nhóm tội phạm hoạt động liên tinht, liên tuyến, có sự móc nối với
tội phạm xuyên quốc gia.
Tội phạm ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, ma túy được buôn bán vận chuyển từ nước
ngoài vào nội địa.
Tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất hang giả, trốn thuế diễn biến phức tạp.
Tập trung chủ yếu ở các tuyến biên giới, các tỉnh và các thành phố lớn.
Tội phạm kinh tế hiện nay phổ biến ở các tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xảy ra ở nhiều
lĩnh vực như tài chính, ngân hang, chứng khoán, bất động sản, xuất khẩu lao động.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực địa bàn,
chủ yếu là vi phạm quy định về xử lý chất thải, nhập phế liệu từ nước ngoài, vi phạm giải pháp
đảm bảo môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển làng nghề. Tình trạng phá
rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ xảy ra ở nhiều địa phương gây hậu quả nghiêm trọng về môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
Các tội phạm về ma túy vẫn mở rộng về tuyến, địa bàn và diện đối tượng; nguồn ma túy
được vận chuyển vào nước ta từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, các nước Nam Mỹ,
Châu Phi và Nam Á.
Hoạt động của tội phạm có tổ chức có chiều hướng phức tạp, chủ yếu liên quan đến các
hoạt động đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hang, bến bãi, đòi nợ thuê, tổ chức các hoạt động
cờ bạc, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi.
Về địa bàn: Nhìn chung tình hình tội phạm ở Việt Nam hiện nay có sự gia tăng về số vụ
phạm tội, số người phạm tội trong hầu hết các địa phương. Tội phạm tập trung nhiều nhất ở
các thành phố lớn và các địa phương vừa được đô thị hóa, các vùng giáp ranh các vùng biên
giới.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

Ch°¢ng 4: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIÂU KIÞN CĂA TÌNH HÌNH TÞI PH¾M

I. KHÁI QUÁT
1. Khái niệm
- Nguyên nhân và điều kiện của THTP là tổng hợp những hiện tượng quá trình XH xác định
THTP là hậu quả của chúng, đó là toàn bộ những hiện tượng có khả năng làm phát sinh
THTP trong thực tế. => luôn có sự vận động, thay đổi liên tục về lịch sử
- Nguyên nhân: là nhân tố trực tiếp làm phát sinh THTP trong XH. Nó có thể là những mâu
thuẫn về chính trị, tư tưởng, kinh tế, XH, tâm lý – quản lý XH, văn hóa, giáo dục…=> nhân
tố luôn tồn tại 1 cách bền vững và ổn định về thời gian.
- Điều kiện: là nhân tố không có khả năng trực tiếp làm phát sinh THTP, chỉ tạo môi trường
thuận lợi để THTp phát sinh, phát triển.
2. Đặc điểm chung
a) Là nhāng hißn t°ÿng và quá trình XH: Tính XH thể hiện ở nguồn gốc hình thành, nội
dung, sự tồn tại và thay đổi của nó trong lịch sử
- Nguồn gốc hình thành: nguyên nhân chỉ xuất hiện khi có sự tương tác lẫn nhau của các
hiện tượng và quá trình XH. Điều kiện cũng hình thành dựa trên sự vận động và tương tác
của đời sống XH tuy không hàm chứa những mâu thuẫn, xung đột cần giải quyết nhưng nó
lại mở ra thời cơ XH thuận lợi để nguyên nhân làm phát sinh nhanh chóng hơn những biến
cố trong XH.
- Nội dung: bao giờ cũng phản ánh những mâu thuẫn về nhiều mặt của đời sống XH.
 THTP sẽ thay đổi khi NN&ĐK của nó thay đổi mà nguồn gốc của sự thay đổi này lại quy
về mẫu số chung là đời sống XH>
 NN&ĐK thay đổi khi mâu thuẫn trong đời sống XH được giải quyết hoặc khi tương quan
về lực lượng của những yếu tố tạo ra mâu thuẫn có sự thay đổi.
b) Là nhāng hißn t°ÿng mang tính tiêu căc
- Thể hiện ở xu thế chống đối, đi ngược lại những quá trình vận động và phát triển của đời
sống XH.
- NN&ĐK luôn thể hiện sự đối lập, sự cản trở khuynh hướng phát triển chung của toàn XH
trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Xác định hiện tượng XH tích cực hay tiêu cực cần dựa vào những quan điểm, tư tưởng chỉ
đạoc của giai cấp thống trị XH trong những giai đoạn khác nhau của sự phát triển.
- Còn thể hiện thông qua tác động từ mặt trái của 1 số hiện tượng và quá trình XH coi là tích
cực và phù hợp với sự phát triển đi lên của XH. Ví dụ: tác động từ mặt trái của nền kinh tế
thị trường, sự hội nhập kinh tế toàn cầu, xu hướng hiện đại hóa…
c) Hißn t°ÿng phá biÁn và tßn t¿i án đßnh t°¢ng đßi

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Thể hiện ở phạm vi tồn tại (tính quốc gia, quốc tế), tác động của nó và thời gian duy trì ảnh
hưởng của nó tới đời sống XH (từng thời đại, chế độ XH, giai đoạn lịch sử nhất định).
3. Ý nghĩa nghiên cąu NN&ĐK THTP
- Tạo cơ sở xây dựng các biện pháp phòng ngừa TP trong XH
- Tạo cơ sở hoạch định các chính sách pahts triển kinh tế XH 1 cách phù hợp, giảm thiểu các
mâu thuẫn trong XH là nguyên nhân sâu xa làm phát sinh THTP.
- Dự liệu trước tác động tiêu cực từ 1 số chính sách => hạn chế ảnh hưởng của chúng =>
không làm phát sinh TP trong XH.
- Tạo cơ sở hoạch định các chính sách PL nói chung là chính sách hình sự nói riêng.
II. PHÂN LO¾I
1. Cn cą ph¿m vi, mąc đß tác đßng (theo chiÃu rßng và chiÃu sâu)
- NN&ĐK THTP chung: phạm vi tác động bao trùm lên nhiều lĩnh vực, nhiều loại đối tượng
khác nhau và có khả năng làm phát sinh nhiều nhóm tội và loại tội. => thời gian tồn tại ổn
định, lâu dài.
- NN&ĐK của loại TP: chỉ phát sinh trong từng lĩnh vực, tác động từng nhóm đối tượng đặc
thù => có khả năng là phát sinh mọi loại TP.
- NN&ĐK của TP cụ thể: tác động 1 cách cụ thể tới từng cá nhân người phạm tội, là những
tình huống, hoàn cảnh mang tính đặc thù gắn với điều kiện sống, môi trường sinh hoạt của
từng cá nhân cụ thể. => chỉ làm phát sinh 1 loại TP cụ thể.
2. Cn cą vào nßi dung, tính chất tác đßng căa nguyên nhân và điÃu kißn.
5 nhóm:
- NN & ĐK kinh tế - xã hội: mang nội dung kinh tế, phát sinh trong hoạt động sản xuất, phân
phối và lưu thông=> có thể tác động đến nhiều nhóm tội phạm và loại tp khác nhau nhưng
chủ yếu và trực tiếp nhất là các tội phạm về kinh tế, các tội xâm phạm sở hữu, các tội phạm
tham nhũng, ma túy…
- NN & ĐK về chính trị - xã hội: phản ánh những mâu thuẫn về lợi ích chính trị của các giai
cấp, các tầng lớp khác nhau trong xã hội, nó thể hiện sự xung đột của các hệ tư tượng =>
làm phát sinh nhiều nhóm tội, loại tội khác nhau nhưng tác động trực tiếp nhất đến nhóm
tội phạm về an ninh quốc gia, các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội.
- NN & ĐK tâm lý – văn hóa xã hội: phát sinh từ những khuyết điểm, khiếm khuyết về tinh
thần bắt nguồn từ những xung đột, mâu thuẫn của một số trào lưu, xu hướng văn hóa, của
những phong tục tập quán, sở thích, thị hiếu của một bộ phận dân cư không phù hợp với
chuẩn mực củá xã hội hiện tại => làm phát sinh các tội phạm xam phạm ở chế độ hôn nhân
gia đình, các tội xâm phmaj quyền tự do dân chủ của công dân, các tội xâm phạm trật tự
công cộng, trật tự quản lý hành chính.
- NN & ĐK tổ chức, quản lý xã hội. phát sinh từ những bất hợp lý, những sai lầm, khuyết
điểm, yếu kém trong hoạt động quản lý nhà nước, quản lí xã hội, quản lí con người. => có
thể làm phát sinh các tội phạm về chức vụ, tội phạm tái phạm, tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện.
- NN & ĐK thuộc về pháp luật và công tác phòng chống tội phạm: phát sinh từ mâu thuẫn,
những xung đột trong hệ thống pháp luật, sự thiếu đồng bộ và còn tông tại nhiều khoảng
trống chưa được luật hóa xã hội dễ làm phát sinh những hiện tượng tiêu cực xã hội => Việc

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

phát hiện, xử lí tội phạm và người phạm tội còn chưa triệt để, chưa phát huy được vai trò
của mọi chủ thể khi tham gia vào hoạt động phòng ngừa.
3. Cn cą vào hình thąc hình thành căa nguyên nhân và điÃu kißn.
- NN & ĐK khách quan: là những tác động đến từ các xu thế và những quá trình mang tính
quốc tế.
- NN & ĐK chủ quan: phát sinh từ những sai lầm, khuyết điểm của các chủ thể trong các
hoạt động uản lí nhà nước, qli xã hội con người, trong hoạt động ban hành và thực thi pháp
luật của các cơ quan nhà nước, trong hoạt động phòng, chống tội phạm của cac cơ quan
bảo vệ pháp luật VN.
III. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIÂU KIÞN CĂA TÌNH HÌNH TÞI PH¾M ä VIÞT NAM
1. Giai đo¿n tć 1945 đÁn 1954
- Phát sinh các tội phạm cách mạng, các tội phạm xâm phạm trật tự an toàn xã hội, phản
cách mạng, xâm phạm tính mạng sức khỏe con người.
2. Giai đo¿n 1955 đÁn 1975.
3. Giai đo¿n 1976 đÁn 1985.
4. Giai đo¿n 1986 đÁn nay.

CH¯¡NG V: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIÂU KIÞN CĂA TÞI PH¾M CĀ THÄ

I. KHÁI NIÞM CHUNG.


1. Khái nißm:Tßi ph¿m cā thÅ là một tội phạm riêng biệt thông qua một hành vi ở dạng
hành động hoặc không hành động và phải là hành vi của con người.
- C¢ chÁ tâm lý xã hßi căa hành vi ph¿m tßi là mối liên hệ và sự tác động lẫn nhau giữa
những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tình huống, hoàn cảnh khách quan
bên ngoài hình thành động cơ phạm tội và thực hiện tội phạm. Bao gồm 2 bộ phận cơ bản
tác động lẫn nhau:
+ Bộ phận thứ nhất: các nhân tố bên ngoài thuộc môi trường khách quan.
+ Bô phận thứ hai: các đặc điểm cá nhân của người phạm tội, bao gồm các khía cạnh về tâm lý,
sinh học, XH của người phạm tội.
Có 3 khâu cơ bản:
+ Thứ nhất, quá trình hình thành động cơ của hành vi phạm tội: diễn ra trong ý thức con người,
chưa bị sự điều chỉnh của Nhà nước và XH. Động cơ hình thành từ nền tảng của nhu cầu cá nhân,
đặc điểm tâm lý cá nhân, chịu sự ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài.
+ Thứ hai, kế hoạch hóa việc thực hiện tội phạm: đã bộc lộ ra bên ngoài thế giới khách quan nhưng
hành vi bị hạn chế và chưa được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể Chủ thể sẽ xác định phương
thức, thủ đoạn, mục đích, địa điểm... và ra quyết định. Tương ứng với giai đoạn chuẩn bị phạm tội.
+ Thứ ba, trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội: mô tả trong cấu thành tội phạm.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

Phân loại:
- Căn cứ vào mức dộ hoàn thành của cơ chế:
Lưu ý: Không phải bất kì TP nào cũng có đầy đủ 3 khâu, nó tùy thuộc vào sự khác nhau của mỗi
hành vi, loại tội,...
+ Thông thường, loại TP thực hiện với lỗi cố ý mới đầy đủ 3 khâu.
+ Lỗi vô ý: chỉ có khâu thực hiện được biểu hiện trên thực tế.
Chỉ có 2 khâu đầu: có thể do yếu tố chủ quan (người phạm tội tự ý nửa chừng chấm dứt việc thực
hiện TP) hoặc khách quan (trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt do trở ngại khách
quan).
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành của cơ chế:
+ Hình thành từ sự biến dạng của nhu cầu và lợi ích cá nhân. VD: sd ma túy trái phép, mua dâm
người chưa thành niên...
+ Hình thành từ mâu thuẫn giữa nhu cầu, lợi ích và khả năng của bản thân cá nhân. VD: nhu cầu
vật chất nhưng khả năng đáp ứng hạn chế => động cơ phạm tội thỏa mãn tối đa nhu cầu cá nhân.
+ Hình thành từ sự biến dạng của quan điểm, quan niệm đạo đức. VD: quan điểm sai lầm về tự do,
nhân quyền dẫn đến coi tự do là muốn làm gì thì làm, coi biện pháp bạo lực là hữu hiệu để giải
quyết mâu thuẫn.
+ Hình thành từ khiếm khuyết và sai sót trong việc đề ra và thực hiện quyết định của bản thân.
VD: sự thiếu kiềm chế, hạn chế việc kiểm soát hành vi trong mqh XH, sự nóng vội, thiếu quyết
đoán khi ra quyết định hành động của cá nhân.
2. NN & ĐK căa TP cā thÅ: là những đặc điểm cá nhân của người phạm tội và những tinhg
huống, hoàn cảnh khách quan bên ngoài, trong sự tác động lẫn nhau dẫn đến việc thực hiện
1 TP cụ thể.
- Đ¿c tr°ng:
+ Luôn thể hiện dưới dạng các đặc điểm mang tính cụ thể.
+ Thể hiện dưới dạng các tình huống – hoàn cảnh khách quan cá biệt, đơn nhất.
+ Luôn là 1 thể thống nhất của các nhân tố khách quan và chủ quan.
II. CÁC NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIÂU KIÞN TÞI PH¾M CĀ THÄ:
1. Tć phía ng°ãi ph¿m tßi
- Các đặc điểm sinh học, XH: giới tính, độ tuổi, cấu trúc tâm lí nhân cách, nghề nghiệp, hoàn
cảnh gia đình, nơi sống...
- Đặc điểm tâm lí phản ánh nhận thức XH tiêu cực của người phạm tội: nhu cầu, hệ thống
giá trị, quan điểm sống, sở thích, thói quen, ý thức đạo đức, PL...
2. Các tình hußng, hoàn cÁnh ph¿m tßi cā thÅ

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Tình huống xuất hiện khi trong sự đánh giá của người phạm tội, sự mạo hiểm của việc thực
hiện Tp giảm xuống mức độ thấp nhất.
 Phân loại:
- Căn cứ vào thời gian tồn tại của tình huống
+ Tình huống tồn tại nhất thời, 1 lần: tài sản nhất thời không có người trông coi, bảo vệ hay sự
khiêu khích trong va chạm hàng ngày...
+ Tình huống tồn tài trong thời gian tương đối dài: nạn nhân đi trên đường vắng, áp giải phạm
nhân trong tình trạng kém an toàn...
+ Tình huống tồn tại kéo dài và mang tính lặp lại: mâu thuân xtrong xung đột gia đình, quan hệ
XH...
- Căn cứ vào mức độ tác động của tình huống:
+ Tình huống khiêu khích phạm tội: sự kích động, xúc phạm nhau...=> tạo ra bởi mâu thuẫn, giữa
các bên cùng tham gia tình huống.
+ Tình huống hỗ trợ phạm tội: sự mất cảnh giác trong việc quản lý và bảo vệ tài sản, hay chen lấn,
xô đảy trong đám đông ảnh hưởng đến mất khả năng kiểm soát hoàn cảnh...=> không xung đột về
hình thức bề ngoài giữa các bên tham gia nhưng tạo sự thuận lợi cần thiết cho thực hiện TP.
- Căn cứ nguồn gốc hình thành:
+ Do người phạm tội tạo ra: gồm tạo ra tình huống để thực hiện hành vi phạm tội liền sau đó (dùng
giấy tờ giả lừa đảo, dụ nạn nhân tới đường vắng để cướp tài sản) và tạo tình huống mà không có ý
định từ trước (tự mình say rượu, tham gia vào các hoạt động: đánh bạc, buôn lậu...)
+ Do nạn nhân tạo ra: tạo ra bởi đặc điểm của nạn nhân: yếu tố sinh học, tâm lý, XH, hành vi của
nạn nhân.
+ Do các lực lượng tự nhiên, do hoàn cảnh ngẫu nhiên: lũ lụt, hạn hán, hỏa hoạn...
- Khía cạnh nạn nhân cũng là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu.
+ Đặc điểm nhân thân của nạn nhân: sinh học, tâm lý, XH.
+ Hành vi của nạn nhân: gồm hành vi tích cực (chính đáng, hợp pháp: tố giác TP, ngăn cản, truy
đuổi TP...), hành vi tiêu cực (khiêu khích, tấn công trước hay xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của người phạm tội), hành vi cẩu thả (vô ý, chủ quan, dễ dãi đối với tài sản, tính mạng, sức
khỏe...như mất cảnh giác bảo vệ tài sản, thiếu tập trung khi tham gia giao thông...)
+ Mối quan hệ giữa nạn nhân và người phạm tội: thường là quen biết hoặc có sự phụ thuộc.

CH¯¡NG VI: NHÂN THÂN NG¯âI PH¾M TÞI

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

I. KHÁI NIÞM:
1. Đặc điểm nhân thân người phạm tội là đặc điểm mang tính đặc trưng, phổ biến, điển hình
và đóng vai trò quan trọng trong cơ chế tâm lý XH của hành vi phạm tội.
TPH không nghiên cứu toàn bộ mà chỉ nghiên cứu đặc điểm nổi bật, rõ ràng, có vai trò trong cư
chế hành vi phạm tội, đặc điểm này có trong mọi người phạm tội và được kiểm chứng.
- Đặc điểm sinh học: giới tính, độ tuổi...
- Đặc điểm XH: trình độ học vấn, nghề nghiệp...
- Đặc điểm tâm lí phản ánh nhận thức XH của người phạm tội: nhu cầu, định hướng giá trị,
sở thích, ý thức đạo đức và PL...
- Đặc điểm nhân thân phản ánh tính nguy hiểm của người phạm tội
 Nhân thân người phạm tội là những đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng nhất phản ánh bản chất
của người phạm tội. Những đặc điểm, dấu hiệu này tác động tới tình huống, hoàn cảnh
khách quan khác tạo ra xử sự phạm tội.
2. Phân bißt khái nißm nhân thân ng°ãi ph¿m tßi vái các khái nißm khác liên quan
Khái niệm nhân thân người phạm tội khác với khái niệm nhân thân của bị can, bị cáo, chủ thể tội
phạm:
- Luật TTHS nghiên cứu về nhân thân bị can, bị cáo nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của
người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong từng giai đoạn tố tụng. Còn khoa
học luật hình sự nghiên cứu về nhân thân chủ thể tội phạm nhằm xác định căn cứ để truy
cứu trách nhiệm hình sự, định tội danh, quyết định hình phạt. Tội phạm học nghiên cứu về
nhân thân người phạm tội nhằm mục đích xác định NN & ĐK phạm tội, dự báo và phòng
ngừa tội phạm.
- Nhân thân người phạm tội được TP học nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn và mức độ chi tiết
hơn so với các khoa học pháp lý nghiên cứu về nhân thân bị can, bị cáo, chủ thể tội phạm.
3. Ý nghĩa nghiên cąu nhân thâm ng°ãi ph¿m tßi
- Tạo cơ sở cho việc xác định NN & ĐK của tội phạm.
- Quyết định biện pháp trách nhiệm hình sự đượcrrrrrrr coi là một căn cứ quan trọng để Tòa
án cân nhắc hình phạt tương xứng đối với người phạm tội ( Điều 45 BLHS).
- Tạo cơ sở cho xây dựng biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội.
- Dự báo tội phạm và phòng ngừa tội phạm.
II. MÞI QUAN HÞ GIĀA CÁC Đ¾C ĐIÄM SINH HàC VàI CÁC Đ¾C ĐIÄM XÃ
HÞI TRONG NHÂN THÂN NG¯âI PH¾M TÞI.
1. Quan điÅm đà cao vai trò các đ¿c điÅm sinh hác.
- Quan điểm này cho rằng các đặc điểm sinh học của người phạm tội quyết định việc phạm
tội (phạm tội bẩm sinh), loại trừ hoàn toàn vai trò của nhân tố XH: môi trường sống, giáo
dục, kiểm soát, điều chỉnh của XH đối với hành vi, xử sự của con người, loại bỏ tự do ý
chí của con người.
2. Quan điÅm đà cao vai trò các đ¿c điÅm xã hßi.
- Cho rằng đặc điểm XH quyết định việc phạm tội, yếu tố sinh học trong nhân thân người
phạm tội không phải là nguyên nhân của TP, mà là tiền đề phát triển của các đặc điểm
XH.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

III. Nßi dung các đ¿c điÅm nhân thân đ¿c tr°ng căa ng°ãi ph¿m tßi.
1. Đ¿c điÅm sinh hác:
- Giới tính: xác định 2 vấn đề là tỷ lệ phạm tội của nam giới - nữ giới (thông thường nam >
nữ) và đặc trưng của TP do nam giới - nữ giới thực hiện.
+ Nữ giới thông thường phạm nhóm tội phạm xâm phạm sở hữu, mại dâm, ma túy, kinh tế,
chức vụ...=> ít bạo lực
+ Nam giới thường phạm nhóm tội phạm về bạo lực: giết người, cố ý gây thương tích...
- Lứa tuổi: lứa tuổi nào phạm tội nhiều nhất, phân bổ và diễn biến của TP theo lứa tuổi và
cơ cấu của TP theo lứa tuổi.
+ Gồm 4 nhóm: từ 14 – dưới 18 tuổi, từ 18 – dưới 30 tuổi (tỷ lệ cao nhất), từ 30 – dưới 45 tuổi,
trên 45 tuổi (tỷ lệ thấp nhất).
+ Người chưa thành niên thường phạm tội trộm cắp,
+ Từ 18 – dưới 30 tuổi thường phạm tội về bạo lực.
+ Từ 30 – dưới 45 tuổi thường phạm tội về kinh tế, chức vụ, xâm phạm an ninh quốc gia.
2. Đ¿c điÅm XH
- Hoàn cảnh gia đình: sự tác động của gia đình và cá nhân đối với sự hình thành nhân cách
của cá nhân và trong thời điểm xảy ra TP và ngay sau khi phạm tội. Sự tác động này có
thể thúc đẩy hoặc ngăn cản hành vi phạm tội của cá nhân.
- Nghề nghiệp: người phạm tội thường là người không có việc làm, chiếm tỷ lệ cao (nhóm
người tái phạm thì tỷ lệ còn cao hơn).
+ Nhóm người có nghề nghiệp thì phạm tôi thường là người lao động chân tay, lao đọng giản
đơn, người trí thức và hưu trí ít phạm tội hơn.
VD: Ngành tài chính: tội tham ô, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, cố ý làm trái quy định nhà nước
gây hậu quả nghiêm trọng; Ngành hải quan: buôn lậu, nhân hối lộ; Ngành tư pháp: tội xâm
phạm hoạt động tư pháp.
- Nơi cư trú: THTP thường tập trung ở khu đô thị lớn với cơ cấu đa dạng.
3. Đ¿c điÅm và nh¿n thąc, tâm lí căa ng°ãi ph¿m tßi
- Trình độ học vấn: Tội về gây rối trật tự công cộng, có sử dụng bạo lực thường có học vấn
thấp. Tội về kinh tế, có động cơ vụ lợi thực hiện bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn
thì có trình độ học vấn cao (thủ đoạn, phương pháp tinh vi hơn).
- Nhu cầu (có đối tượng cụ thể) của người phạm tội có 1 số đặc trưng:
+ Có sự hạn hẹp của nhu cầu
+ Có sự mất cân đối trong hệ thống nhu cầu. Người phạm tội thường tập trung vào nhu cầu thực
dụng, cực đoan.
+ Tồn tại những nhu cầu biến dạng ngược với chuẩn mực đạo đức XH. VD: sử dụng ma túy, mua
dâm người chưa thành niên, tình dục đồng giới...

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

+ Biện pháp thỏa mãn nhu cầu là vô đạo đức và vi phạm pháp luật.
- Định hướng giá trị: là tập hợp giá trị tích lũy trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của
môi trường xung quanh, sự giáo dục và kinh nghiệm sống => lựa chọn xử sự của cá nhân
với tình huống cụ thể. Người pahmj tội có biểu hiện sau:
+ Có sự đánh giá không đúng, nhầm lẫn gữa các giá trị trong XH.
+ Mất cân đối trong hệ thống giá trị, thường tập trung vào giá trị thứ yếu, thực dụng.
+ Xác định thứ bậc giá trị theo mục đích ích kỷ, thường đặt lợi ích cá nhân lên lợi ích khác.
- Hứng thú: là sự rung động tâm lí bộc lộ qua thái độ đặc biệt của cá nhân đối với bản thân
hay đối tượng nào đó, là hệ thống động lực của nhân cách.
+ Người phạm tội thường có hứng thú thấp kém, thiên về khoái cảm vật chất, hưởng thụ, hay có
sự lệch chuẩn nghiêm trọng trong đam mê, hấp dẫn của bản thân, thường bị lôi cuốn bởi suy
nghĩ, hành vi lệch lạc với chuẩn mực XH.
- Ý thức đạo đức: thể hiện trong sự đánh giá về tốt- xấu, chính – tà...
+ Người phạm tội thường có sự hạn chế trong tiếp cận gái trị đạo đức (sự hiểu biết đạo đức
khongg đầy đủ, thiếu chiều sâu.
+ Có quan niệm, đánh giá riêng biệt về nội dung giá trị đạo đức về thiện – ác, chính – tà có sự
lệch lạc với chuẩn mực chung của giai cấp, XH.
- Ý thức pháp luật: gồm sự hiểu biết về PL và thái độ với PL của cá nhân, thma gia vào
việc hình thành đặc điểm về nhu cầu, lợi ích, định hướng giá trị...
+ Phần lớn người phạm tội có hiểu biết PL hạn chế, quy định PL chưa có ý nghĩa thực sự trong
đời sống hàng ngày của họ, giải quyết vấn đề dựa vào thói quen, kinh nghiệm cá nhân phong tục
tập quán.
+ Tội xâm phạm về an ninh quốc gia, kinh tế, chức vụ thì có sự hiểu biết cao về PL, lợi dụng sự
hiểu biết này để thực hiện TP => không tôn trọng, nhất trí với các gái trị PL.
- Các đặc điểm nhân thân có tính pháp lý hình sự: thể hiện tính nguy hiểm của T và nhân
thân người phạm tội, gồm:
+ Phạm tội lần đầu
+ Tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp.
+ Người tổ chức, cầm đầu và đồng phạm khác.
+ Người chưa thành niên phạm tội.
 Thường quy định trong tình tiết định khung, tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ trách nhiệm
hình sự.
IV. Phân lo¿i ng°ãi ph¿m tßi

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

1. Phân lo¿i theo giái tính, ląa tuái, nghà nghißp:


- Theo giới tính: nam và nữ.
- Theo độ tuổi: 14 - dưới 18 tuổi, 18 - dưới 30 tuổi, 30 - dưới 45 tuổi, trên 45 tuổi.
- Theo đặc điểm nghề nghiệp và thành phần XH: cán bộ - công nhân viên, nông dân, học
sinh – sinh viên, người về hưu.
2. Phân lo¿i theo khuynh h°áng chßng đßi XH:
- Dựa trên tính chất, nội dung của động cơ, mục đích của hành vi phạm tội:
+ Xâm phạm an ninh chính trị.
+ Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm.
+ Xâm phạm tại sản
+ Xâm phạm trật tự XH
+ Cẩu thả, thiếu trách nhiệm.
- Mức độ chống đối không đáng kể, chỉ thực hiện TP khi kết hợp với hoàn cảnh đặc biệt
bên ngoài:
+ Phạm tội lần đầu, tội ít nghiêm trọng và việc thực hiện do hoàn cảnh XH tạo ra.
+ Phạm tội lần đầu, tội nghiêm trọng, có sự tác động của ngoại cảnh dù trước khi phạm tội là
người không xấu.
+ Phạm tội lần đầu (cả ít nghiêm trọng và nghiêm trọng) nhưng trước đó đã có vi phạm đạo đức,
PL (bi xử lý kỉ luật, hành chính).
+ Phạm tội nhiều lần kể cả tái phạm nhưng chưa phải tái phạm nguy hiểm.
+ Tái phạm nguy hiểm và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng ( nhóm người độc ác).
3. Theo dấu hißu pháp lý hình să
- Phạm tội lần đầu
- Tái phạm, tái phạm nguy hiểm, lưu manh chuyên nghiệp.
- Người tổ chức, cầm đầu và đồng phạm khác.
- Người chưa thành niên phạm tội.

CH¯¡NG VII: PHÒNG NGĆA TÞI PH¾M


I. KHÁI NIÞM
1. Khái nißm: là việc sử dụng hệ thống các biện pháp mang tính XH và tính nhà nước nhằm
khắc phục các NN & ĐK THTP, hạn chế và loại trừ TP ra khỏi đời sống XH.
2. Nßi dung:
- Tiến hành các hoạt động ngừa tội phạm (phòng ngừa XH): cải thiện QHXH, hoàn thiện
hệ thống PL, xóa các tình huống, hoàn cảnh phạm tội làm cho THTP không có cơ sở phát
sinh và tồn tại.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Phát hiện, xử lý TP mà trọng tâm là các hoạt động điều tra, xét xử, cải tạo người phạm tội
(phong ngừa bằng cưỡng chế): áp dụng các biện pháp ngăn chặn, trách nhiệm hình sự,
tiến hành đúng thủ tục tố tụng.
3. Ý nghĩa:
- Không có nghĩa trả thù hay trừng phạt người phạm tội mà góp phần ngăn ngừa tình trạng
người bình thường thực hiện hành vi phạm tội và phải chịu hình phạt hay hậu quả pháp lý
khác => nhân đạo và tiến bộ XH.
- Đem lại hiệu quả kinh tế nhất định.
- Được coi là <kênh= quản lý XH có hiệu quả: cơ quan chức năng kiểm soát được mảng tối
là THTP, góp phần duy trì trật tự Xh bằng biện pháp chuyên môn nghiệp vụ, cưỡng chế.
II. PHÂN LO¾I
1. Theo ph¿m vi, mąc đß tác đßng căa bißn pháp
- Biện pháp phòng ngừa chung đối với tình hình tội phạm: là những bp loại trừ NN & ĐK
chung của tình hình tội phạm, hạn chế khả năng phát sinh nhiều loại tội phạm => làm
giảm bớt các mâu thuận xã hội, xóa bỏ các hiện tượng xã hội tiêu cực, vì thê tình hình tội
phạm nói chung ko có cơ sở để phát sinh, tồn tại.( vd: bp giải quyết tình trạng thất
nghiệp...).
- Bp phòng ngừa loại tội phạm: là những bp tác động căn bản đến một hoặc một số lĩnh
vực , loại trừ NN & ĐK quan trọng của 1 loại tội phạm, hạn chế khả năng phát sinh loại
tội phạm đó( vd: bp kiểm tra, giám sát cán bộ tham nhũng)
- Bp phòng ngừa tội phạm cụ thể: tác động đến từng ca nhân và loại trừ từng tình huống
phạm tội của một tội phạm cụ thể. Phạm vi tác động hẹp nhưng mức độ tác động sâu sắc,
cụ thể đến từng tội phạm => hạn chế khả năng phát sinh tội phạm.
2. Cn cą vào nßi dung tính chất căa bißn pháp.
- Bp kinh tế xã hội: tác động chủ yếu đến lĩnh vực kinh tế, làm hạn chế khả năng phát sinh
tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm xâm phạm sở hữu, các tội phạm kinh tế tham
nhũng...
- Bp chính trị xã hội: có tính chất chính trị - xã hội, tác động chủ yếu đến lĩnh vực chính trị
. => hạn chế khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm.
- Bp văn hóa – tam lý xã hội: tác động đến đời sống tinh thần của xã hội, nhằm nâng cao
trình độ nhận thức, hình thành nhân cách, lối sống, thói quen phù hợp, giải trí lành mạnh.
=> làm hạn chế khả năng phát sinh tình hình tội phạm.
- BP tổ chức, quản lý xã hội: là bp thiết lập cơ chế test giám sát con người để kịp thời phát
hiện, xử lý những sai sót và vi phạm => làm hạn chế khả năng phát sinh tình hình tội
phạm.
- BP pháp luật là sử dụng PL như một phương tiện để phòng ngừa tội phạm => có thể loại
trừ các khả năng phạm tội.
- BP phát hiện, xử lý tội phạm: thể hiện ở khả năng điều tra, xét xử tội phạm khi có tội
phạm xảy ra.
3. Cn cą vào chă thÅ chßu tác đßng căa bißn pháp
- BP áp dụng chung cho tất cả mọi người trong XH: mang tính định hướng, tuyên truyền,
giúp đỡ phù hợp với điều kiện chung của nhiều người.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- BP phòng ngừa những người có đặc điểm nhân thân xấu, dễ phạm tội: (tái phạm, phạm
tội chuyên nghiệp…) đòi hỏi mức độ sâu sắc hơn và chuyên môn nghiệp vụ.
- BP phòng ngừa đối với những người đã phạm tội: những bp trách nhiệm hình sự, có tính
cưỡng chế, áp dụng riêng biệt cho từng người phạm tội và trên cơ sở quy định của pháp
luật.
- BP phòng ngừa đối với cán bộ, công chức – viên chức: có điều kiện phạm tội cao do có
quyền lực, có quyền quản lý tài sản công, khả năng phát hiện xử lý khó. Đòi hỏi tính
chuyên môn nghiệp vụ cao, có cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan quản lý, giám
sát một cách chặt chễ.
- BP phòng ngừa đối với người chưa thành niên: người chưa thành niên cũng có nguy cơ
cao do hạn chế về tâm sinh lý. => cần chú ý tính chất giáo dục, quản lý, giúp đỡ và tránh
những tác động gây tổn thương thể chất, tinh thần đối với người chưa thành niên.
4. Cn cą vào đßa bàn, lĩnh văc cần phòng ngća tßi ph¿m.
- Áp dụng chung trong toàn bộ lãnh thổ quốc gia: thích hợp với điều kiện và yêu cầu phòng
ngừa tội phạm chung cho tất cả các vùng miền trong toàn quốc.
- Áp dụng riêng cho địa phương, vùng, miền: đáp ứng yêu cầu phòng ngừa tội phạm riêng
cho địa phương, vùng đó. => khắc phục các NN & ĐK phạm tội đặc thù nơi có tội phạm
xảy ra.
- Áp dụng riêng cho ngành, lĩnh vực hoạt động: khắc phục NN & ĐK phạm tội đặc thù ở
ngành, lĩnh vực hoạt động đó.
III. CÁC NGUYÊN TÀC PHÒNG NGĆA TÞI PH¾M
1. Nguyên tÁc pháp chÁ xã hßi chă nghĩa
- PNTP phải phù hợp với quy định của pháp luật.
- Các chủ thể phòng ngừa tội phạm phải tuân thủ để đảm bảo pháp chế là một hệ thống các
quy định pháp luật điêu chỉnh hoạt động phòng ngừa tội phạm.
- Được quy định trong nhiều VBPL khác nhau.
- Để nguyên tắc pháp chế được thực hiện trên thực tế: + có một hệ thống pháp luật về
PNTP hoàn chỉnh.
+ Ý thức tuân thủ pháp luật cao từ các chủ thể PNTP.
 Bảo đảm quyền con người, tăng cường trách nhiệm của chủ thể PNTP.
2. Nguyên tÁc dân chă xã hßi chă nghĩa
- Phải có sự tham gia tích cực và có hiệu quả của tất cả các cơ quan nhà nước, các tổ chức
và mọi công dân.
- Mức độ tham gia tùy theo chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và các khả năng, lợi thế hiện
có của các chủ thể.
- Để nguyên tắc dân chủ được thực hiện trên thực tế: + cần có cơ chế hợp lý, tạo điều kiện
thuận lợi.
+ Tuyên truyền ý thức phòng chống tội phạm trong toàn dân.
+ tập huấn chuyên môn, kỹ năng cho các tổ chức tự quản, các đơn vị tình nguyễn.
 Khai thác được tất cả các tiềm năng về chuyên môn nghiệp vụ, sáng kiến, tài chính, thông
tin… từ các chủ thể PNTP.
3. Nguyên tÁc nhân đ¿o.
- Các bp PNTP hướng đến sữa chửa sai sót nhân cách con người.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Cách thức thực hiện: + PL cần quy định hệ thống các biện pháp chế tài đa dạng, có tính
nhân đạo, điều kiện áp dụng chặt chẽ.
+ Cần ưu tiên xây dựng các biện pháp mang tính xã hội, hạn chế các biện pháp mang tính
cưỡng chế.
 Hạn chế những tổn thương cho người phạm tội nói riêng và cho xã hội nói chung.
4. Nguyên tÁc khoa hác.
- Phải có cơ sở khoa học và kết hợp khai thác, ưng dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật
tiến bộ.
- Cách thức: nhà nước cần có những chủ trương cụ thể cho nghiên cứu khoa học.
 Đảm bảo khả năng thành công, tiết kiệm sức lực, tiền bạc và hạn chế rủi ro, tổn thất trong
hoạt động PNTP.
5. Nguyên tÁc phßi hÿp ch¿t ch¿ giāa các chă thÅ PNTP
- Các chủ thể cần có sự phối hợp hoạt động một cách chặt chẽ => mang tính nguyên tắc.
- Cung cấp thông tin, tài liệu, xây dựng chương trình kế hoạch, thực hiện các biện pháp –
giải pháp.
- Có sự lãnh đạo thống nhất từ cơ quan đầu mối chuyên trách.
- Có một cơ chế phối hợp được định rõ.
 Phát huy nhiều lợi thế của các chủ thể và nâng cao hiểu quả PNTP.
6. Nguyên tÁc cā thÅ hóa trong ho¿t đßng PNTP.
- Cần phải đảm bảo tính cụ thể, rõ rang của các biện pháp, giải pháp sao cho khả thi và phù
hợp.
- Địa phương, ngành cần có chương trình, kế hoạch riêng và trên cơ sở cụ thể hóa các nội
dung của chương trình, kế hoạch chung.
 Khắc phục tình trạng định hướng chung chung, giúp PNTP đạt hiệu quả hơn.
IV. CÁC CHĂ THÄ PHONG NGĆA TÞI PH¾M
Là cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia vào hoạt động PNTP.
1. Tá chąc ĐÁng Cßng sÁn Vißt Nam
- Cơ sở pháp lý: Điều 4 Hiến pháp 1992 có quy định: <Đảng Cộng sản Việt Nam… là lực
lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội.=
Nội dung: - Định hướng công tác phòng chống tội phạm.
- Định hướng việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức bô máy nhà nước.
- Giáo dục, kiểm tra, giám sát.
- Giới thiệu đảng viên ưu tú.
 Vừa mang tính xã hội, vừa mang tính nhà nước.
2. Qußc hßi, hßi đßng nhân dân.
- Cơ sở pháp lý: Điều 1 Luật tổ chức Quốc hội 2020: <Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan có quyền lập hiến và lập pháp… Quốc hội thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước=
- Điều 1 Luật Tổ chức HĐND và UB hành chính các cấp năm 2003, <HĐND là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương=.
Nội dụng:
- Quốc hội làm luật, hoàn thiện pháp luật.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Kiểm tra, giám sát, tuyên truyền phổ biến pháp luật, động viên nhân dân tham gia pháp
luật và chấp hành quản lý nhà nước.
- Có quyền yêu cầu thực hiện những biện pháp cần thiết để chấm dứt hành vi trái pháp luật
đó.
- HĐND quyết định chủ trương, biện pháp kinh tế - xã hội.
- Quyết định các biện pháp phòng ngừa, kiểm tra – giám sát.
3. Các c¢ quan hành chính nhà n°ác
 Chính phủ: - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, văn
hóa, giáo dục.
- Tổ chức thực hiện các chính sách, biện pháp trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và trật tự
xã hội.
- Lãnh đạo hoạt động phòng chống tội phạm quốc gia.
 UBND các cấp: - Xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển.
- Tùy cấp hành chính mà UBND các cấp có vai trò phòng ngừa tội phạm cụ thể.
4. Các c¢ quan công an, Vißn kiÅm sát, Tòa án.
 Cơ quan công an: - Điều 4 Luật Công an nhân dân 2018.
- Tham mưu cho Đảng, nhà nước.
- Trực tiếp thực hiện các hoạt động đấu tranh phong ngừa và phòng chống tội phạm.
- Hướng dẫn, giúp đỡ các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp với các chủ thể khác.
 Viện kiểm sát: - Điều 1 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014.
- Đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều bị phát hiện, truy tố để xét xử.
- Viện kiểm sát phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan phòng ngừa và chóng tội
phạm.
 Tòa án: - Điều 1 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
- Góp phần giáo dục công dân.
- Xét xử tội phạm để phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung.
- Giám đốc kiểm tra việc xét xử.
- Hướng dẫn áp dụng pháp luật.
- Tổng kết thực tiễn xét xử.
- Tuyên truyền, giáo dục.
- Phối hợp với các chủ thể khác.
5. Các tá chąc, cá nhân, công dân.
 Các tổ chức:
- Kiểm tra, giám sát.
- Kiến nghị các biện pháp.
- Cung cấp thông tin, tài liệu.
- Phối hợp với các chủ thể khác.
 Cá nhân, công dân:
- Phát hiện, tố giác tội phạm.
- Làm chứng.
- Ngăn chặn tội phạm
- Giáo dục, giúp đỡ người phạm tội tại địa phương, cộng đồng.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Quản lý thành viên trong gia đình đặc biệt người chưa thành niên.
V. ĐÁNH GIÁ HIÞU QUÀ PHÒNG NGĆA TÞI PH¾M
1. Khái nißm, nguyên tÁc và ph°¢ng pháp đánh giá hißu quÁ phòng ngća tßi
ph¿m.
- Là việc nhận định hiệu quả PNTP sau khi thực hiện kế hoạch, biện pháp PNTP, có so
sánh với mục tiêu ban đầu đặt ra.
Nguyên tắc: 3 nguyên tắc
- Nguyên tắc khách quan: tôn trọng sự thật khách quan, không them bớt hay suy diễn khi
đánh giá. Chống lại các bệnh thành tích, ảo tưởng, gian dối. => bài học rút ra từ tổng kết
thực tiễn PNTP sẽ có giá trị khoa học.
- Nguyên tắc toàn diện: cần cân nhắc toàn diện ở tất cả các khía cạnh có liên quan, cần xác
định các tiêu chí cơ bản để có đánh giá chính xác. => chóng lại cách tư duy phiến diện,
một chiều khi đánh giá hiệu quả PNTP.
- Nguyên tắc cụ thể hóa: cần cố gắng hóa hoặc chi tiết hóa các nội dung, nội dung đánh
giá phải rõ rang, các số liệu chứng minh cụ thể. => Đảm bảo các nhận định có tính thuyết
phục cao, tránh các đánh giá chung chung.
Phương pháp: 3 phương pháp.
- Phương pháp phân tích: + là việc mổ xẻ chi tiết các vấn đề liên quan đến hoạt động PNTP
từ đó có thể đánh giá hiệu quả PNTP.
+ Phân tích tình hình tội phạm, các hoạt động tổ chức triển khai và áp dụng.
- Phương pháp so sánh: + là việc so sánh các vấn đề có liên quan đến hoạt động PNTP từ
đó có thể rút ra các kết luận mang tính đánh giá.
+ So sánh các thông số tình hình tội phạm => đánh giá mức độ ẩn, mức độ kiểm soát,
khả năng hạn chế sự phát triển của tình hình tội phạm.
+ So sánh hiệu quả áp dụng giữa các biện pháp và hiệu quả hoạt động phong ngừa của
các chủ thể...
- Phương pháp tổng hợp: + là việc khái quát hóa toàn bộ các nhận định độc lập sau khi
phân tích, so sánh từng nội dung, từng tiêu chí cụ thể.
+ Các nội dụng tổng hợp được đặt trong một hệ thống cấu trúc có mối liên hệ qua lại
=> từ đó có thể đánh giá chung về hiệu quả PNTP.
2. Các tiêu chí đánh giá hiÅu quÁ phòng ngća tßi ph¿m
 Các tiêu chí về lượng.
- Số vụ phạm tội giảm: + Tổng số vụ phạm tội xảy ra trên thực tế giảm.
+ Tỷ lệ ẩn của loại tội phạm có độ ẩn cao giảm.
- Số người phạm tội giảm: + Số người phạm tội bao giờ cũng lớn hơn số vụ phạm tội.
+ Nếu số người phạm tội giảm => tình hình tội phạm ko quá
phức tạp.
 Các tiêu chí về chất. là có sự giảm bớt tính chất nguy hiểm của tình hình tội
phạm.
- Giảm dần tỷ trọng các loại tội phạm nguy hiểm và phổ biến.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

- Khuynh hướng chống đối xã hội giảm dần tính chất nguy hiểm.
- Giảm tỷ trọng các tội phạm mới, các trường hợp tái phạm tội, tội phạm do người chưa
thành niên thực hiện, tội phạm do cán bộ, đảng viên thực hiện.
- Giảm dần chỉ số về sự thiệt hại của tình hình tội phạm.
 Số vụ phạm tội giảm nhưng chỉ số thiệt hại tăng thì vẫn chưa kết luận PNTP có hiệ quả.
Do đó hiệu quả PNTP phải được thể hiện ở sự giảm bơt những thiệt hại do tình hình tội
phạm gây ra.
 Các tiêu chí khác
- Địa bàn phạm tội, lĩnh vực phát sinh tội phạm có sự chuyển hóa tốt.
- Chi phí cho công tác phòng chóng tội phạm thấp nhưng đạt kết quả cao.
 Như vậy, việc đánh giá hiệu quả PNTP phải gắn liền với hoạt động PNTP.

CH¯¡NG VIII: DĂ BÁO TÌNH HÌNH TÞI PH¾M VÀ KÀ HO¾CH HÓA HO¾T
ĐÞNG PHÒNG NGĆA TÞI PH¾M

I. DĂ BÁO TÌNH HÌNH TÞI PH¾M.


1. Khái nißm: Dự báo tội phạm là hoạt động dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn
để đưa ra những nhận định mang tính phán đoán về tình hình tội phạm trong
tương lai, những thay đổi về nhân thân người phạm tội, những yếu tố tác động
đến tình hình tội phạm và khả năng phòng chống tội phạm của chủ thể => đưa
ra những cơ chế, biện pháp PNTP trong tương lai.
2. Các nßi dung và dă báo tình hình tßi ph¿m.
 Dự báo về tội phạm: dự báo tội phạm trong tương lai là dự báo sự thay đổi về các
thông số tình hình tội phạm.
- Chủ thể tiến hành dự báo sẽ đưa ra những phán đoán về tình hình tội phạm (sự xuất hiện,
mất đi, sự tăng giảm về số lượng, tính chất nguy hiểm của các tội phạm cụ thể.
- Cơ sở để dự báo tội phạm và tình hình tội pham là những thông tin về tội phạm, tình hình
tội phạm trong quá khứ, hiện tại và kết quả dự báo xã hội khác.
 Dự báo người phạm tội: thực chất là dự báo thay đổi về đặc điểm nhân thân người
phạm tội ( độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn… của người phạm
tội.)
- Cơ sợ dự báo là nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong quá khứ, hiện đại, lm rõ mối
quan hệ giữa yếu tố môi trường, hoàn cảnh với các đặc điểm sinh học xã hội của con
người và tâm, sinh lý của con người trong tương lai.
 Dự báo các yếu tố tác động đến tình hình tội phạm: gồm dự báo các yếu tố tiêu
cực, có khả năng làm phát sinh tình hình tội phạm (nguyên nhân, điều kiện) và
các yếu tố tích cực khả năng phát sinh tình hình tội phạm.
- Các yêu tố về kinh tế, văn hóa, giáo dục, tâm lý xã hội và yếu tố thuộc về chính sách, pháp
luật của nhà nước hay yếu tố thuộc về nhân thân người phạm tội.
- Cơ sợ của hoạt động dự báo là kết quả phân tích nguyên nhân, điều kiện của tội phạm trong
quá khứ, hiện tại và kết quả của dự báo xã hội khác.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

 Dự báo khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể: các chủ thể chuyên
trách bao gồm:
- Dự báo về nguồn nhân lực thực hiện hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm như năng
lực, trình độ của chủ thể, số lượng cán bộ.
- Các phương tiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm.
- Cơ sở hoạt động: xem xét, đánh giá khả năng phòng chống tội phạm của các chủ thể trong
quá khứ, hiện tại và chính sách nhà nước liên quan trong tương lai.
3. Đ¿c điÅm dă báo tình hình tßi ph¿m.
 Các đặc điểm chung: tính phạm vi và tính xác xuất
- Tính phạm vi: tình hình tội phạm luôn tồn tại, biến đổi trong không gian, thời gian xác định.
Dự báo phải luôn trả lời được các câu hỏi: dự báo tội phạm ở khu vực nào, trong khoảng
thời gian nào. => dự báo trong địa bàn càng hẹp, thời gian càng ngắn thì kết quả dự báo
càng chính xác.
Xác định đặc điểm tính phạm vi: chủ thể chủ động xác định, lựa chọn phạm vi các thông
tin, dự liệu cần thiết giúp dự báo và phán đoán được tính chính xác của kết quả dự báo. Commented [LTD1]: ôt
=> phạm vi càng rộng và thời gian càng dài thì lượng thông tin tham khảo phải tương
ứng.
- Tính xác xuất: đặc thù dự báo xã hội.
+ xác xuất đúng thấp hơn sơ với các dự báo hiện tượng tự nhiên.
+ Sai số ở giới hạn cho phép vẫn chưa đc nghiên cứu trong tài liệu tội phạm học. => cho
phép nhận thức kết quả dự báo tình hình tội phạm chỉ mang tính tương đối và đa khả
năng tức là kq dự báo có thể xảy ra hoặc không xảy ra, có thể xảy ra theo hướng này hoặc
hướng khác.
Xác định đặc điểm của tính xác xuất: các chủ thể PNTP chủ động đề ra các kế hoạch
phòng chống tội phạm tương ứng với các diễn biến có thể xảy ra của tội phạm, tránh
trường hợp bị động đối phó với tội phạm khi nó xảy ra khác với dự báo ban đầu.

 Các đặc điểm riêng: là dự báo mang tính <bước hai= và tính <phức tạp=
- Dự báo mang tính bước hai: là một hiện tương xã hội, tình hình tội phạm bị chi phối, tác
động mạnh mẽ, kết quả dự báo tình hình tội phạm phụ thuộc vào điều kiện xã hội trong
tương lai.
+ Cách thức thực hiện: dự báo tình hình tội phạm chỉ có thể thực hiện sau các dự báo xã
hội khác, dự báo tội phạm đi liền theo các dự báo xã hội.
+ Đặc điểm < tính bước hai=: phải căn cứ vào kết quả của các dự báo xã hội khác, đặt dự
báo tình hình tội phạm trong mối quan hệ chặt chẽ với các dự báo xã hội khác.
- Tính phức tạp của dự báo: xuất phát từ tính phức tạp của các yếu ảnh hưởng, tác động đến
tội phạm ở nhiều mức độ, tầng nấc khác nhau => khi dự báo tình hình tội phạm cần xác
định những tác động có sức chi phối quy luật phát triển của THTP.
+ Đặc điểm tính phức tạp: giúp các chủ thể thu thập đầy đủ những thông tin, số liệu phục
vụ cho hoạt động dự báo.
+ xử lý các nguồn thông tin để dự báo các tội phạm.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)


lOMoARcPSD|9788987

4. Các thông tin đ°ÿc sÿ dāng trong ho¿t đßng dă báo tình hình tßi ph¿m.
-

5. Các ph°¢ng pháp dă báo tình hình tßi ph¿m.


 Phương pháp thống kê:
 Phương pháp chuyên gia:
 Phương pháp tương tự:

6. Ý nghĩa .
II. KÀ HO¾CH HÓA PHÒNG NGĆA TÞI PH¾M
1. Qúa trình kÁ ho¿ch hóa PNTP.
2. Các thông tin, tài lißu đ°ÿc sÿ dāng trong kÁ ho¿ch hóa ho¿t đßng PNTP.
3. Các nßi dung c¢ bÁn căa kÁ ho¿ch hóa PNTP.
4. Các tiêu chí đánh giá.
5. Phân lo¿i kÁ ho¿ch hóa PNTP.

Downloaded by Michellen L?u (ngocluu2206@gmail.com)

You might also like