You are on page 1of 2

CÂU HỎI THÊM CỦA GIẢNG VIÊN

- Ở Việt Nam, Tội phạm HS nào phổ biến nhất qua các giai đoạn lịch sử?
+ Giai đoạn 1945 – 1954 (XHCN)
Tập trung ở các tội phạm gián điệp, mật vụ, chỉ điểm nhằm phá hoại vùng chiến, làm
suy yếu tinh thần kháng chiến của dân tộc.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của nạn đói, tội phạm giết người, cướp tài sản xảy ra phổ
biến, các tội phạm trộm cắp, đánh bạc, buôn thuốc phiện, đầu cơ tiền tệ, làm và lưu
hành giấy bạc giả xuất hiện ở các vùng giải phóng, vùng chiến khu dưới sự kiểm soát
của chính quyền cách mạng.
Trong bộ máy nhà nước cũng đã xuất hiện các loại tội phạm biển thủ công quỹ nhà
nước, tham gia, hối lộ,
+ Giai đoạn 1955 - 1975
Tình hình tội phạm ở giai đoạn này chủ yếu là tội phản cách mạng.
Các tội xâm phạm trật tự an toàn xã hội như trộm cấp, cướp, hiếp dâm, cố ý gây
thương tích ... có diễn biến phức tạp và có xu hướng tăng dùng từng năm.
Các tội phạm kinh tế, chức vụ như tham ô tài sản, buôn lậu, đầu cơ, kinh doanh trái
phép... cũng bắt đầu gia tăng.
+ Giai đoạn 1976 – 1985 (bao cấp)
Tội phạm phản cách mạng như hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, xâm
phạm an ninh lãnh thổ, tuyên truyền chống chế độ, hoạt động gián điệp, tổ chức cho
người Việt Nam chiến tranh.
Các tội phạm trật tự an toàn xã hội như trộm cắp, cướp, cướp giật, giết người, cố ý
gây thương tích, hiếp dâm, gây rối trật tự công cộng... Diễn ra tương đối phức tạp do
bọn tội phạm lợi dụng tình hình chiến tranh biên giới để hoạt động, do các bang nhóm
tội phạm đã tồn tại ở miền Nam trước giải phóng.
Các tội phạm về kinh tế, chức vụ như tham ô, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng, buôn lậu, đầu cơ, buôn bán hang cấm, làm giả tem phiếu dùng vào việc phân
phối... cũng khá phổ biến và đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế, lòng tin của
nhân dân.
 Tội phạm nguy hiểm nhất trong giai đoạn này là các tội phạm phản cách mạng và
các tội phạm kinh tế đặc trưng trong nền kinh tế bao cấp.
+ Giai đoạn 1986 đến nay
Báo động về tính chất nguy hiểm như các tội xâm hại trẻ em, mua bán phụ nữ, trẻ em,
các tội phạm do trẻ chưa thành niên thực hiện, các tội phạm có tổ chức. Tội phạm
kinh tế hiện nay phổ biến ở các tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, xảy ra ở nhiều lĩnh vực
như tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản, xuất khẩu lao động.
Tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra trên nhiều lĩnh vực địa
bàn, chủ yếu là vi phạm quy định về xử lý chất thải, nhập phế liệu từ nước ngoài, vi
phạm giải pháp đảm bảo môi trường trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển
làng nghề.
Các tội phạm về ma túy vẫn mở rộng về tuyến, địa bàn, diện đối tượng, nguồn ma túy
Hoạt động của tội phạm có tổ chức có chiều hướng phức tạp, chủ yếu liên quan đến
các hoạt động đâm thuê, chém mướn, bảo kê nhà hang, bến bãi, đòi nợ thuê, tổ chức
các hoạt động cờ bạc, cá độ bóng đá, cho vay nặng lãi.
- Tội phạm nào có độ ẩn cao nhất?
Tội nhận hối lộ, tham nhũng (Điều 354 BLHS năm 2015) được coi là các tội có độ ẩn
cao nhất. Cũng chính vì đây là nhận số tiền lớn để giao kết, thỏa thuận giữ bên có
chức quyền với bên nhu cầu giải quyết vấn đề nhạy cảm cho bản thân. Trái lại, Tội
giết người (Điều 123 BLHS năm 2015) được coi là một trong những tội có độ “ẩn”
thấp. Qua đó, lí do của sự khác nhau về độ “ẩn” cũng rất khác nhau nhưng trong đó có
thể có lí do từ chính đặc điểm riêng biệt của tội phạm.
- Tìm hiểu vụ ẩn của các loại tội phạm

You might also like