You are on page 1of 9

Chương VII Trật tự xã hội đô thị

I- Khái niệm, phân loại và hậu quả của tệ nạn xã hội và tội phạm đô thị

1- Sự cần thiết phải nghiên cứu vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm đô thị
- Đô thị là nơi tập trung đông dân, và tập trung nhiều của cải xã hội. Mức độ tội phạm xảy ra
ở các đô thị và đặc biệt là các đô thị trung tâm cao hơn các vùng khác.
- Các hộ gia đình, các doanh nghiệp rất nhạy cảm với vấn đề tội phạm, do đó việc quyết định
(lựa chọn) nơi cư trú, nơi sản xuất chịu ảnh hưởng bởi mức độ tội phạm ở các vùng.
- Tội phạm xã hội có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế : chi phí phòng ngừa cao (chi phí bảo vệ,
xây dựng hệ thống phòng ngừa) hậu quả nghiêm trọng (chết người, mất tài sản…).
Tệ nạn xã hội và tội phạm xét theo quan điểm kinh tế
Tệ nạn xã hội và tội phạm là những hành vi bất hợp pháp làm thiệt hại đến lợi ích kinh
tế và tính mạng cá nhân và cộng đồng. Một xã hội càng phát triển, trình độ dân chủ , tự do càng
cao thì mức độ tội phạm và tệ nạn xã hội càng gia tăng.
Thực trạng tệ nan xã hội ở Việt nam ngày càng gia tăng đặc biệt ở Hà nội, Hải phòng,
Thành phố HCM.,…
Phân loại tệ nạn xã hội và tội phạm ở đô thị là cần thiết cho việc nghiên cứu mối quan
hệ giữa tội phạm và các vấn đề kinh tế.
Có 3 loại tệ nạn xã hội :
Cờ bạc : người tham gia
Nghiện hút : người nghiện
Mãi dâm : người mua - bán dâm.
Có 7 loại tội phạm và chia làm hai nhóm mà ta thường thấy :
Tội phạm cá nhân
Giết người
Hiếp dâm
Đánh người gây thương tích
Cướp (trấn lột) các tiệm vàng, nhà băng, các cá nhân, các gia đình.
Tội phạm tài sản
Trộm cắp xe máy, xe đạp, ăn cắp vặt, trộm đêm
Tội phạm xã hội
Tổ chức tiêm chích, buôn bán tàng trữ ma tuý
Sòng bạc, chủ chứa gái mãi dâm
Tội phạm cá nhân đặt nạn nhân vào tình thế nguy hiểm về tính mạng, tổn hại nhân phẩm,
và thiệt hại về vật chất. Tội phạm tài sản ít dùng vũ lực chỉ gây thiệt hại tài sản cho nạn nhân.
Tội phạm xã hội là loại hình buôn bán bất hợp pháp xâm hại đến lợi ích cộng đồng quốc gia.
Tệ nạn xã hội và tội phạm có quan hệ nhân quả rất chặt chẽ. Sự nô lệ của các con nghiện,
sự đi quá giới hạn khả năng kinh tế của các cá nhân đưa họ đến hành vi phạm tội.
2- Những thiệt hại do tệ nạn xã hội và tội phạm gây ra
Những thiệt hại do tệ nạn xã hội gây ra rất nghiêm trọng. Có thể xem xét các thiệt hai
trên các góc độ khác nhau. Theo mức độ trực tiếp hay gián tiếp đến nạn nhân, theo quy mô ảnh
hưởng thiệt hại của nạn nhân và thiệt hại của xã hội.
Thiệt hại trực tiếp
Thiệt về tính mạng con người trong các vụ giết người (vì nhiều lý do), cướp có vũ khí.
Hậu quả của tệ nạn tiêm chích, mãi dâm có thể xác định bằng chi phí thuốc men để chữa
trị những bệnh xã hội như bệnh lậu, bệnh aid .
Thiệt hại về tài sản : gía trị tài sản bị mất
Thiệt hại kinh doanh của các doanh nghiệp : mất cắp trong siêu thị, người làm công ăn
trộm, lừa gạt kinh doanh (trộm thẻ tín dụng, sec giả, …) gian lận bảo hiểm, cố ý gây hoả hoạn.
Thiệt hại gián tiếp
Thiệt hại có tính xã hội : Chính quền mất uy tín, người dân giảm sút lòng tin vào chế độ
xã hội, sự di chuyển doanh nghiệp, hộ gia đình vì vấn đề tệ nạn và tội phạm trong khu vực,
giảm chất lượng cuộc sống vì sự lo âu về các vấn đề xã hội.
Chi phí thực tế phòng ngừa tệ nạn và tội phạm ngày càng cao trong xã hội : chi phí xây
dựng hệ thống bảo vệ, chi phí cho hệ thống cảnh sát, toà án, nhà tù…
Chi phí cơ hội của việc phòng ngừa tệ nạn và tội phạm : là tổng giá trị các nguồn lực sử
dụng để phòng ngừa được sử dụng vào các hoạt động kinh tế xã hội khác. Ví dụ một số nhà
máy sản xuất khoá chuyển sang sản xuất quạt, một phần lực lượng cảnh sát sang làm quản lý
kinh tế, một số nhà tù chuyển thành trường học…
Mối quan hệ tệ nạn và tội phạm xã hội đô thị và các vấn đề kinh tế đô thị
Tội phạm và thu nhập : đối với nhóm dân cư, doanh nghiệp có thu nhập cao, tỷ lệ tội
phạm có dùng vũ lực cao hơn và tội phạm có tổ chức hơn bởi vì chi phí phòng ngừa của nhóm
dân cư này cao hay nói cách khác là nhóm dân cư giàu có này cảnh giác và thận trọng hơn.
Đối với nhóm dân cư thu nhập thấp thì tỷ lệ số vụ cao hơn nhưng là tội trộm cắp bình thường,
không dùng vũ lực và không tổ chức .
Tội phạm và nơi cư trú : Tỷ lệ tội phạm ở thành phố đông dân cao hơn ở thành phố thưa
dân, ở thành phố trung tâm cao hơn có tổ chức hơn ở các thành phố không phải trung tâm.
Tội phạm và giá bất động sản : Mức độ tệ nạn xã hội và tội phạm giữa các thành phố
khác nhau cũng ảnh hưởng đến giá cả bất động sản ở các thành phố. Thành phố nào có tỷ lệ
tội phạm cao (tỷ lệ bẻ khoá đêm, phá hoại các công trình công cộng), mức độ tệ nạn xã hội cao
thì giá nhà đất có xu hướng giảm.

II- Mô hình tội phạm hợp lý

1- Mô hình kinh tế về tội phạm


Giả thiết của mô hình :
- lý do duy nhất mà tội phạm hành động là lý do kinh tế ;
- kẻ tội phạm chỉ hành động khi lợi ích của hành động tội phạm (lợi ích bất hợp pháp)
lớn hơn chi phí cơ hội tiềm tàng của nó (giá phải trả khi bị bắt).
Gọi Lbhp là lợi ích bất hợp pháp mà kẻ phạm tội hy vọng có được; P là xác suất mà kẻ
phạm tội thực hiện thành công; Gtt là giá trị thực tế của tài sản mà kẻ tội phạm nhằm tới; thì
Lbhp được xác định : Lbhp = Gtt * P
Giá phải trả khi bị bắt (Gbb): trên góc độ chi phí, kẻ tội phạm phải đối đầu với khả năng
bị bắt và bị phạt tiền, bị tống giam, bị bỏ tù. Giá phải trả khi bị bắt là xác suất bị bỏ tù (q) nhân
với chi phí cơ hội của thời gian bị tù. Xác suất bị bắt, bị bỏ tù của tội phạm được xác định bởi
hệ thống cảnh sát và toà án. Xác suất bị tù (q) là tích của xác suất bị bắt (q1) và xác suất bị kết
án tù (q2). Chi phí cơ hội của thời gian bị tù là giá trị của tự do và tiền bạc mà kẻ tội phạm có
thể kiếm được trong suốt thời gian bị tù với điều kiện hiện tại của bản thân và xã hội.
Kẻ tội phạm sẽ quyết định hành động khi (Lbhp - Gbb ) > 0 hay (Gtt * P - CFch * q ) >
0. Hiệu số (Lbhp - Gbb ) được gọi là lợi ích thuần tuý hy vọng của tội phạm.
ứng dụng của mô hình : để giảm số lượng tội phạm, cần tìm biện pháp làm giảm lợi ích bất hợp
pháp mà kẻ phạm tội hy vọng bằng cách nâng cao xác suất bị bắt của tội phạm, nâng cao giá
phải trả khi bị bắt; nhằm đi đến việc xác định số lượng tội phạm hợp lý.

2- Mô hìmh tâm lý về tội phạm


Hầu hết mọi người đều căm ghét các hành vi tội phạm và đề cao giá trị đạo đức. Vì vậy,
phần lớn không bị lôi cuốn vào hành động tội phạm. Tuy nhiên sẽ có những người sẽ gây tội
lỗi khi lợi ích thuần tuý hy vọng phải rất lớn. Giá phải trả ở đây là phải chịu tai tiếng, xấu hổ,
nhục nhã, đau khổ về tinh thần… Giả thiết của mô hình tâm lý cũng giống mô hình kinh tế là
kẻ phạm tội sẽ gây tội lỗi khi lợi ích thuần tuý bất hợp pháp hy vọng đủ lớn hay lớn hơn giá
phải trả. Việc xác định cái giá phải trả của kẻ phạm tội khi bị bắt được tiến hành trên cơ sở
phân tích tâm lý từng nhóm người riêng biệt.
Trên góc độ chi phí cơ hội có thể tạm chia xã hội thành hai nhóm người để phân tích.
Nhóm I- những người có chi phí cơ hội của thời gian bị tù tương đối cao : 1) xét về mặt phẩm
chất, họ là những người có đạo đức, có lương tâm. Họ có một phẩm chất văn hoá truyền thống
lành mạnh, có lòng tự trọng đủ để tránh khỏi cạm bẫy tội phạm. 2) xét về mặt địa vị xã hội, họ
là những người có địa vị trong xã hội.
Nhóm II- những người có chi phí cơ hội của thời gian bị tù tương đối thấp, ví dụ thiếu
giáo dục, thất nghiệp, không có lòng tự trọng, bị gia đình và xã hội bỏ rơi… không có địa vị
trong xã hội.
Trên góc độ bản chất tâm lý cũng có thể chia làm hai nhóm : nhóm I- những người nhút
nhát không có sở trường; nhóm II- Những người có sở trường trong các hành vi tội phạm và
trốn được sự trừng phạt. Đối với nhóm này lợi ích bất hợp pháp thuần tuý sẽ rất cao vì khả
năng bị bắt thấp.
Trong thực tế cần kết hợp hai cách phân loại trên để chia nhỏ các nhóm dân cư xã hội.
ứng dụng của mô hình : phân loại chính xác, nắm vững tâm lý từng nhóm để có thể xác
định được chi phí cơ hội tiềm tàng của từng đối tượng qua đó xác định quy mô chi phí phòng
ngừa thích hợp.
3- Kết hợp các mô hình
Để nghiên cứu tổng quát mối quan hệ giữa lợi ích thuần tuý hy vọng bất hợp pháp và số
lượng các vụ tội phạm, ta kết hợp hai mô hình trên một hệ toạ độ. Trục tung thể hiện lợi ích
thuần tuý bất hợp pháp hy vọng và trục hoành thể hiện số lượng các vụ tội phạm trong một
thành phố vào một thời kỳ nhất định.
Lợi ích
thuần tuý

300

200

100

30 40 Số lượng các
vụ tội phạm

Hình 7-1 Lợi ích thuần tuý hy vọng và số vụ tội phạm

Đường cong về tội phạm giả sử có tham số b =100, tại đây lợi ích bất hợp pháp hy vọng
bằng chi phí cơ hội tiềm tàng, có thể số vụ trộm bằng 0. Nhưng khi lợi ích bất hợp pháp hy
vọng tăng từ 100 lên 200 thì số vụ sẽ tăng nhanh (từ 0 đến 30), khi lợi ích bất hợp pháp hy
vọng tăng tiếp từ 200 lên 300 thì số vụ tăng chậm lại. Khi dư luận xã hội lên tiếng mạnh mẽ
chống các hành vi tội phạm và tăng cường chính sách chống tội phạm, tăng cường hệ thống
cảnh sát, nâng cao hình phạt thì có nghĩa là nâng cao chi phí cơ hội tiềm tàng hay nâng cao
tham số b của đường cong, đường cong sẽ tịnh tiến lên phía trên và sang trái. Điều đó có nghĩa
là sẽ có ít tội phạm hơn ở mỗi mức lợi ích thuần tuý hy vọng.
Cả hai mô hình đều chỉ ra mức độ tội phạm hợp lý khi lợi ích thuần tuý hy vọng bất hợp
phấp bằng 0.
Trong thực tế còn có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến sự dịch chuyển đường cong
tội phạm tức là ảnh hưởng đến chi phí cơ hội tiềm tàng. Ví dụ cơ cấu tuổi–giới, dân tộc của
dân số… Một thành phố có tỷ lệ nam thanh niên cao sẽ có nhiều tội phạm hơn thành phố có
tỷ lệ này thấp, một thành phố có tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao thì sẽ có ít tội phạm hơn vì
vấn đề văn hoá truyền thống, giá trị đạo đức có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ tội phạm.

III- Lượng tội phạm tối ưu

1- Sự đánh đổi giữa thiệt hại của nạn nhân và chi phí phòng ngừa
Ngăn ngừa tội phạm là công tác khá tốn kém và không thể ngăn một cách tuyệt đối. Nói
cách khác là xã hội phải chấp nhận một số loại tội phạm nào đó. Tuy nhiên việc chấp nhận hay
không chấp nhận đều phải trả giá. Giá của sự chấp nhận một số loại tội phạm chính là những
thiệt hại của nạn nhân, còn giá của sự không chấp nhận là những chi phí chi ra để phòng ngừa
tội phạm.
Những hình thức thiệt hại của nạn nhân đã được trình bày ở phần trên. Tổng số thiệt hại
của nạn nhân là hàm số của số vụ tội phạm. Số vụ tội phạm tăng thì thiệt hại của nạn nhân cũng
tăng.
Chi phí phòng ngừa bao gồm nhiều loại, bao gồm chi phí của các hộ gia đình và của xã
hội :
- Tăng cường bảo vệ : Mọi người, mọi nhà mua thêm khoá, nuôi chó, cảnh giác nhằm
làm giảm xác suất thành công của các vụ trộm hay tội phạm.
- Tăng cường lực lượng cảnh sát, tuần tra canh gác nhằm nâng cao xác suất bị bắt của
những kẻ phạm tội.
- Tăng cường hệ thống toà án : ví dụ tăng số điều tra viên để thu thập chứng cứ nhằm
tăng khả năng bỏ tù các tội phạm.
- Tăng cường các hình phạt : kéo dài thời gian kết án nhằm tăng chi phí cơ hội tiềm tàng
của kẻ phạm tội.
- Nâng cao giá trị tự do, chi phí cơ hội hợp pháp : nâng lương, tạo việc làm, đào tạo nghề
nhân đạo…
Tất cả các biện pháp ngăn ngừa đều tốn kém, song khi chi phí ngăn ngừa tăng lên thì số
lượng các vụ tội phạm sẽ giảm đi. Trong hình 7-2 biểu thị mối quan hệ giữa chi phí phòng ngừa
và số lượng các vụ tội phạm.

Chi phí
phòng
ngừa
100

60

40

10
10 20 60 100 Số lượng
các vụ tội phạm

Hình 7-2 Chi phí phòng ngừa và số lượng các vụ tội phạm
Đường cong chi phí phòng ngừa có độ dốc âm phản ánh hiệu quả biên của chi phí phòng
ngừa khác nhau ở các mức chi phí khác nhau. Nếu thành phố không có phòng ngừa tội phạm,
tổng số vụ tội phạm sẽ là 100. Người ta có thể dễ dàng giảm số vụ tội phạm từ 100 xuống 60
nhờ việc tăng thêm 10 đơn vị chi phí. Nhưng để giảm từ 60 xuống 20 thì phải tăng thêm 30
đơn vị chi phí. Đồng thời việc giảm từ 20 vụ xuống 10 vụ thì khó khăn hơn.
Tổng chi phí xã hội cho vấn đề tội phạm là tổng thiệt hại của các nạn nhân và chi phí phòng
ngừa của các hộ gia đình và toàn xã hội. Muốn giảm thiệt hại do tội phạm gây ra thì phải tăng
chi phí phòng ngừa, giả định đây là sự đánh đổi bằng nhau trong xã hội. Để phản ánh tổng chi
phí và sự đánh đổi này, xem hình 7-3 . Hình 7-3 sử dụng hình 7-2 và vẽ thêm đường thiệt hại
của nạn nhân & đường tổng chi phí . Vì ta không thể nói thiệt hại của nạn nhân vụ sau lớn hơn
hay bé hơn vụ trước nên giả định là không đổi, và đường thiệt hại của nạn nhân là đường thẳng
có độ dốc dương.

Chi phí Đường cong


tổng chi phí Đường thẳng thiệt
100
hại của nạn nhân
N

M
60

40
Đường cong
CF phòng ngừa
30

10
10 20 30 40 60 100 Số lượng các
B* vụ tội phạm

Hình 7-3 Số lượng tội phạm tối ưu


Khi số vụ tội phạm xuống mức 20 thì chi phí ngăn ngừa giả định là 40 và thiệt hại của
20 vụ giả định là 30 và tổng thiệt hai xã hội là 70. Khi số vụ tội phạm là 30 (giao điểm của
đường cong và đường thẳng) thì chi phí cho ngăn ngừa và thiệt hại của nạn nhân bằng nhau là
30, tổng chi phí xã hội là 60.

2- Lượng tội phạm tối ưu


Đường cong chi phí phòng ngừa cận biên phản ánh mức chi phí phòng ngừa tăng thêm
để giảm một vụ tội phạm. Đường cong có độ dốc âm nói lên chi phí để giảm một vụ tội phạm
sau sẽ tăng hơn so với chi phí để giảm vụ tội phạm trước. Đường thẳng thiệt hại cận biên của
nạn nhân phản ánh mức độ thiệt hại của nạn nhân tăng thêm khi tăng thêm một vụ tội phạm là
dạng đường thẳng có độ dốc dương. Điểm giao nhau giữa đường cong chi phí phòng ngừa cận
biên và đường thẳng thiệt hại của nạn nhân cận biên là mốc xác định tính không hiệu quả của
chi phí phòng ngừa tăng thêm. Hay nói cách khác là với số lương tội phạm (B*) tương ứng với
giá trị chi phí tại giao điểm này, tổng chi phí phòng ngừa bằng tổng thiệt hại nạn nhân (xem
hình 7-3). Tổng chi phí xã hội cho vấn đề tội phạm là thấp nhất. Số lượng tội phạm tối ưu là
B*, vì nếu ta chọn số lượng lớn hơn q* thì chi phí ngăn ngừa tăng thêm vẫn còn nhỏ hơn thiệt
hại nạn nhân tăng thêm (còn có hiệu quả), nếu ta chọn số lượng nhỏ hơn B* thì chi phí phòng
ngừa tăng thêm sẽ lớn hơn thiệt hại tăng thêm (tức là chi phí phòng ngừa tăng thêm không có
hiệu quả).
IV- Ngăn chặn tội phạm

1- Giáo dục luật pháp


Giáo dục nâng cao nhận thức xã hội và luật pháp làm cho mọi người thấy được giá trị
của tự do, hiểu và so sánh được chi phí cơ hội tiềm tàng với giá trị tài sản trộm cắp. Cùng với
công tác giáo dục cần tăng cường công tác đào tạo nghề để làm tăng chi phí cơ hội tiềm tàng.
Thực chất vấn đề là một chương trình đào tạo việc làm cho thanh niên sẽ làm tăng thu nhập,
tăng chi phí cơ hội tiềm tàng và do đó giảm mức độ tội phạm. Đồng thời tìm mọi biện pháp để
làm giảm lợi ích thuần tuý hy vọng của kẻ có âm mưu trộm cắp. Các biện pháp đó là : tăng
cường bảo vệ và giảm giá thị trường của những tài sản mất cắp. Chi phí cho bảo vệ tuỳ thuộc
vào đặc điểm và giá trị của tài sản. Để xác định chi phí bảo vệ tối ưu cần so sánh chi phí bảo
vệ cận biên và lợi ích cận biên của công tác bảo vệ. Giảm giá trị thị trường của những tài sản
bất minh cũng là biện pháp không khuyến khích hành động trộm cắp. Chính từ vấn đề này
nhiều người, nhiều công ty đã tìm cách nguỵ trang tài sản (giảm giá trị tài sản của mình) hoặc
đánh dấu để dễ dàng phát hiện tài sản của mình khi bị mất.

2- Cảnh sát
Các hoạt động của cảnh sát bao gồm tuần tra, canh gác, điều tra. Tất cả các hoạt động đó
nhằm ngăn ngừa hành vi tội phạm, phát hiện tội phạm và nhằm giảm xác suất thành công của
các hoạt động tội phạm, nâng cao khả năng bị bắt, khả năng kết án đối với tội phạm. Các thành
phố có chức năng khác nhau nên đặc điểm tội phạm cũng khác nhau và hoạt động của hệ thống
cảnh sát cần phù hợp.

3- Toà án
Toà án đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm. Sự trừng phạt của
toà án đối với tội phạm mang tính giáo dục và răn đe. Việc áp dụng các khung hình phạt khác
nhau cho các loại tội phạm khác nhau là cần thiết. Việc tăng khung hình phạt một loại tội phạm
nào đó có thể làm cho một số kẻ phạm tội nhóm này chuyển sang hoạt động nhóm khác. Vì
vậy, có thể nghiên cứu quan hệ giữa việc thay đổi khung hình phạt của một số loại tội phạm
và chi phí xã hội của vấn đề tội phạm.

4- Nhà tù
Nhà tù có chức năng giáo dục, cải tạo : theo quan điểm chung thì xã hội có thể cải tạo
được tội phạm. Mục đích của nhà tù là khuyên nhủ tội phạm từ bỏ ý định phạm pháp của mình
trong tương lai và trở thành người tốt. Đồng thời giúp đỡ cho họ những kiến thức nghề nghiệp
nhất định để nâng cao xác suất thành côngkhi mãn hạn tù.
Nhà tù làm cách ly những kẻ phạm tội với cuộc sống xã hội thực tế . Tỷ lệ các vụ tội
phạm sẽ giảm.
Nhà tù có chức năng ngăn chặn tội phạm: việc đe doạ vào tù, kéo dài thời gian tù đều
làm tăng chi phí cơ hội tiềm tàng của tội phạm.
Tuy nhiên nhà tù có thể làm tăng tính thù hằn với xã hội của phạm nhân. Việc thời hạn
tù quá dài (so với một đời người) thì giá trị tự do hay chi phí đau khổ của họ sẽ giảm, tính giáo
dục thấp dần.

5- Chống lưu hành và sử dụng hàng hoá bất hợp pháp


Hàng hoá bất hợp pháp bao gồm các hàng hoá là tài sản trộm cắp, không rõ nguồn gốc,
hàng giả hàng không đủ phẩm chất… Việc chống lưu hành và chống sử dụng hàng hoá bất hợp
pháp góp phần tích cực trong công tác chống tội phạm. Việc chống hàng bất hợp pháp sẽ góp
phần làm giảm lợi ích thuần tuý hy vọng của kẻ phạm tội và tăng chi phí cơ hội tiềm tàng của
chúng.

Câu hỏi ôn tập

1- Những hình thức của tệ nạn xã hội và tội phạm ở đô thị ?


2- Phương pháp xác định những thiệt hại của cá nhân và xã hội do tệ nạ xã hội và tội phạm
gay ra?
3- Trình bày phương pháp tiếp cận kinh tế với vấn đề tệ nạn xã hội và tội phạm?
4- Trình bày các mô hình kinh tế và mô hình tâm lý về tội phạm?
5- Các biện pháp ngăn chặn tội phạm trên cơ sở nghiên cứu các mô hình?

You might also like