You are on page 1of 17

Chương II

Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế đô thị

I- Cơ cấu kinh tế đô thị

1- Khái niệm nền kinh tế đô thị và cơ cấu kinh tế đô thị


Nền kinh tế đô thị là tổng thể những hoạt động lao động sản xuất của con người hình
thành trong một giai đoạn lịch sử nhất định để thực hiện quá trình sản xuất, phân phối, trao
đổi và tiêu dùng sản phẩm. Đó là một hệ thống hoạt động lao động sản xuất và các mối quan
hệ phức tạp có thể được phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau thành các bộ phận cấu
thành có những mối quan hệ đa dạng.
Cơ cấu kinh tế đô thị theo nghĩa triết học, được hiểu như là tập hợp những mối quan hệ
cơ bản, tương đối ổn định giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nền kinh tế đô thị.
Những mối quan hệ cơ bản nhất hình thành trong quá trình tái sản xuất-xã hội ở đô thị
là những mối quan hệ giữa các ngành, các khu vực và các thành phần kinh tế. Trong nền kinh
tế đô thị, tăng trưởng kinh tế được xem như là sự tăng tổng việc làm, và nguồn gốc tăng
trưởng là do tăng cầu lao động (do tăng cầu các hàng hóa) hoặc một sự tăng cung lao động
(tạo ra do lao động di cư tới thành phố). Kết quả của tăng trưởng là tăng tổng giá trị sản xuất
(TGTSX) và tăng tổng sản phẩm trong nước (TSPTN). Vì thế, cơ cấu kinh tế đô thị được
nghiên cứu trên góc độ cơ cấu của tổng việc làm, cơ cấu của TGTSX và TSPTN theo ngành,
theo khu vực và theo thành phần kinh tế.

2- Cơ cấu kinh tế đô thị theo ngành


Ngành kinh tế và cơ cấu ngành kinh tế : Ngành kinh tế là tập hợp các tổ chức, doanh
nghiệp có cùng vị trí, chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội. Sự hình thành và
tồn tại các ngành có tính khách quan và tính lịch sử. Hà nội 36 phố phường xưa kia phản ánh
rõ chức năng của từng phố và ngành nghề.
Cơ cấu ngành của kinh tế đô thị biểu thị bằng tỷ trọng từng ngành trong kinh tế đô thị,
phản ánh vai trò và những mối quan hệ giữa những tập hợp các tổ chức, doanh nghiệp cùng
thực hiện một chức năng trong hệ thống phân công lao động xã hội đô thị. Nó phản ánh trình
độ phân công lao động và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Cơ cấu ngành kinh tế
của đô thị luôn thay đổi do sự tăng trường và phát triển nhanh chóng của đô thị. Hiện nay 36
phố phường thủ đô đã hoàn toàn đổi khác và đang đổi khác từng ngày.
Cơ cấu ngành theo tổng việc làm : Nghiên cứu cơ cấu ngành được thực hiện theo các
góc độ khác nhau. Sự phân chia tổng việc làm theo ngành có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
trong nghiên cứu quan hệ hai bộ phận lao động trong kinh tế đô thị đó là mối quan hệ giữa bộ
phận lao động cơ bản và lao động phục vụ của đô thị trong từng ngành kinh tế và trong toàn
bộ kinh
tế đô thị . Đồng thời phản ánh quy mô, tỷ lệ lao động từng ngành trong tổng thể nền kinh tế
của đô thị.
Cơ cấu ngành theo TGTSX & TSPTN : Nhằm phản ánh vai trò từng ngành trong việc
sáng tạo ra sản phẩm xã hội ở đô thị. Trong chừng mực nhất định nó phản ánh hiệu quả sản
xuất ở đô thị.
Điều chỉnh cơ cấu ngành trong quá trình đô thị hoá : Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế
đô thị là một trong các biện pháp làm tăng trưởng kinh tế đô thị . Trong điều kiện kinh tế còn
khó khăn về đầu tư thì thay đổi cơ cấu ngành là phương sách tốt nhất và là hướng phát triển
kinh tế theo chiều sâu.

3- Cơ cấu kinh tế đô thị theo 3 khu vực


Có thể phân chia toàn bộ hoạt động kinh tế đô thị thành 3 khu vực. Khu vực I bao gồm
các hoạt động nông-lâm nghiệp và thuỷ sản; khu vực II gồm các hoạt động công nghiệp và
xây dựng; khu vực III gồm các hoạt động dịch vụ. Khu vực II và III phải đóng vai trò chủ đạo
trong kinh tế đô thị. Khu vực I phải giảm dần cả về tuyệt đối và tương đối. Những điều đó thể
hiện qua tỷ trọng tổng việc làm và kết quả sản xuất.

4- Cơ cấu kinh tế đô thị theo thành phần kinh tế


Các thành phần kinh tế phản ánh trình độ phát triển của quan hệ sản xuất mà trước hết
là quan hệ sở hữu trong kinh tế. Việc nghiên cứu cơ cấu kinh tế đô thị được thực hiện trên cơ
sở những thành phần thực tế đang tồn tại. Nó cho biết số lượng, vai trò của từng thành phần,
qua đó thấy được mức độ thống trị của quan hệ sản xuất chủ đạo trong kinh tế đô thị. Một
trong những đặc trưng cơ bản của cơ cấu này là xu hướng đơn giản hoá của nó. Hiện nay
Đảng và Nhà nước chủ trương nền kinh tế nhiều thành phần, để thấy rõ cơ cấu này, trong
thực tế thống kê chia thành 3 thành phần. Đó là thành phần kinh tế Nhà nước (Quốc doanh),
không phải Nhà nước (Ngoài quốc doanh) và thành phần có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy
nhiên trong mỗi thành phần này ta có thể tiếp tục nghiên cứu cơ cấu bên trong của nó. Thuộc
thành phần kinh tế quốc doanh bao gồm các tổ chức, doanh nghiệp có chế độ sở hữu Nhà
nước về tư liệu sản xuất. Các tổ chức còn lại thuộc hình thức ngoài quốc doanh. Như vậy về
mặt lý thuyết chỉ nên chia làm hai thành phần mà thôi. Để thấy được số lượng, vai trò của
từng thành phần một cách cụ thể ta cần dựa vào thống kê tổng việc làm và kết quả sản xuất.

II- Tăng trưởng kinh tế đô thị

1- Khái niệm và những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị


Tăng trưởng kinh tế đô thị là quá trình tích tụ, tập trung và lớn lên về quy mô kinh tế xã
hội đô thị. Quá trình tăng trưởng và tập trung kinh tế đô thị diễn ra theo hai hướng: chiều
rộng và chiều sâu. Theo chiều rộng chính là sự đô thị hoá - là sự mở rộng quy mô và tăng dân
số đô thị ; theo chiều sâu chính là sự tăng tổng việc làm ở đô thị, thay đổi cơ cấu kinh tế đô
thị và
nâng cao khả năng, hiệu quả sản xuất. Kết qủa là nâng cao đời sống, nâng cao thu nhập, tăng
GO và GDP, tăng tích luỹ.
Trong lịch sử phát triển đô thị, tiền đề cơ bản của đô thị hoá là sự phát triển công
nghiệp, thương mại, dịch vụ thu hút nhiều nhân lực nông thôn đến sống và làm việc. Đô thị
hoá một vùng làm tăng mật độ giao thông và tăng các mối quan hệ kinh tế xã hội với các
vùng lân cận. Trong lịch sử phát triển đô thị thì tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân đô thị hoá
và tăng trưởng đô thị. Trong kinh tế hiện đại hiện nay thì đô thị hoá làm tăng trưởng đô thị.
Thực vậy, khi chính phủ nhận thức đầy đủ hơn về sự phát triển kinh tế - xã hội, việc xây dựng
một khu đô thị mới được tính toán đầy đủ trên các phương diện chứ không chờ sự phát triển
của bản thân khu vực đó. Ví dụ khu Đô thị Nam sài gòn được xây dựng từ khu đất nông
nghiệp rất kém hiệu quả… Như vậy đô thị hoá làm tăng trưởng kinh tế đô thị.
Những biểu hiện của tăng trưởng kinh tế đô thị có thể là : Thay đổi cơ cấu kinh tế đô
thị, nâng cao khả năng hiệu quả kinh tế đô thị, tăng tỷ trong dân số đô thị trong tổng dân số
Trên quan điểm dân số: Tỷ trọng dân số đô thị trong tổng số dân (%) tăng có nghĩa là
đô thị tăng trưởng. Số liệu thống kê từ 1931 đến 1989 của nước ta nói lên điều đó.
Năm 1931 1954 1975 1979 1989
7,5% 11 21,5 19,2 21,4
Trên quan điểm GDP của khu vực đô thị : GDP tính theo lãnh thổ, trên phạm vi đô thị
tăng biểu hiện kinh tế đô thị tăng trưởng.
Trên quan điểm quy mô các ngành : Tăng quy mô các ngành biểu hiện qua sự tăng việc
làm, tăng lao động và tăng kết quả sản xuất.
Trên quan điểm tăng thu nhập của người lao động: tăng tỷ lệ tổng thu nhập của dân số
đô thị/Tổng thu nhập dân số nông thôn, tăng mật độ dân số đô thị ...
Trên quan điểm tốc độ tăng trưởng kinh tế và vai trò kinh tế đô thị : để đo lường tăng
trưởng kinh tế đô thị ta sử dụng các chỉ số phản ánh tốc độ tăng GDP và tỷ trọng GDP ở đô
thị trong kinh tế quốc dân.

2- Những nhân tố làm tăng trưởng kinh tế đô thị


+ Chuyển đổi cơ cấu các ngành kinh tế đô thị : làm tăng trưởng kinh tế đô thị theo chiều
sâu, tăng năng suất lao động xã hội trong khi tổng việc làm không đổi.
+ Mở rộng quy mô sản xuất do xây dựng mới và mở rộng, đóng cửa và thu hẹp hay làm
giảm số việc làm tương đối (thay đổi thuần túy trong tổng việc làm trong một thành phố), áp
dụng các chính sách đầu tư nước ngoài : vừa làm tăng tổng việc làm (theo chiều rộng) vừa
làm thay đổi cơ cấu kinh tế trong kinh tế đô thị.
+ Các chính sách kinh tế nhằm phát huy hết năng lực sẵn có cũng có tác dụng như mở
rộng quy mô kinh tế, nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Nâng cao trình độ công nghệ, áp dụng kỹ thuật mới trong kinh tế đô thị, làm nâng cao
hiệu quả sản xuất.
+ Quy mô đô thị hợp lý : Hợp lý hoá quy mô đô thị làm thay đổi của cấu thành tổng
việc làm. Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp, các ngành tạo ra quy
mô hợp lý của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của đô thị.

3- ảnh hưởng của các chính sách công cộng đến tăng trưởng kinh tế
Các chính cách công cộng bao gồm : chính sách giáo dục, y tế, phục vụ công cộng, đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh doanh, chính sách thuế kinh doanh … Các chính sách này đều
có ảnh hưởng tới cung, cầu lao động trong đô thị. Khi thay đổi cung và cầu về lao động của
đô thị tức là số lượng lao động hay việc làm sẽ thay đổi.
Khi đô thị áp dụng các chính sách cải thiện hệ thống giáo dục, dịch vụ công cộng, cơ
sở hạ tầng kinh doanh, và giảm thuế kinh doanh có nghĩa là giảm chi phí sản xuất của các
doanh nghiệp thì cầu lao động tăng (đường cầu lao động dịch chuyển sang phải). Đồng thời
khi cải thiện cơ sở hạ tầng sinh hoạt, và giảm thuế tiêu dùng có nghĩa là thành phố thu hút
lao động thì cung lao động tăng (đường cung lao động dịch chuyển sang phải). Để điều tiết
cung cầu lao động, thành phố có thể sử dụng 2 chính sách cơ bản : trợ cấp hoặc giảm thuế
cho các công ty mới hoặc công ty quan trọng và tăng thuế đối với các công ty cần hạn chế
phát triển .
Bất cứ chính sách công cộng nào làm giảm chi phí sản xuất sẽ làm tăng cầu lao động
và tăng việc làm cân bằng, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Trong truờng hợp trợ
cấp thuế (các yếu tố khác không đổi), mà thu nhập từ thuế được sử dụng trợ giúp các dịch vụ
công cộng đia phương, thì một cộng đồng có thuế thấp sẽ có dịch vụ công cộng ít hơn. Thực
tế cho thấy nếu một thành phố cắt giảm thuế và từ đó buộc phải giảm chi tiêu dịch vụ công
cộng (đường sá, giáo dục, an toàn công cộng), thì sẽ dẫn đến chậm tăng trưởng và có thể
giảm sút. Ngược lại, nếu một thành phố cắt giảm thuế và giảm chi tiêu không phải dịch vụ
công cộng đồng thời tăng cường các chương trình tái phân phối cho người nghèo thì thành
phố sẽ tăng trưởng. Nói cách khác, ảnh hưởng của cắt giảm thuế phụ thuộc vào lọai dịch vụ
bị cắt giảm cùng với thuế. Nếu thuế được dùng để tài trợ cho cho các dịch vụ công cộng cho
các nhà kinh doanh thì sự cắt giảm thuế không chắc đã khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Bất cứ chính sách nào làm thành phố hấp dẫn hơn đều dẫn đến tăng cung và cầu lao
động, nhưng chưa chắc đẫ dẫn đến tăng việc làm cân bằng (trong điều kiện các yếu tố khác
không đổi). Về mặt tài chính, chương trình trợ cấp sẽ có hiệu quả khi tổng thu nhập thuế vượt
chi tiêu các dịch vụ công cộng. Vì khi thực hiện chương trình trợ cấp tức là giảm gánh nặng
thuế địa phương. Việc cắt giảm thuế hoặc trợ cấp làm cho thành phố hấp dẫn các công ty hơn
đồng thời những cơ sở thuế của thành phố sẽ tăng làm tăng tổng thu nhập từ thuế. Vì thành
phố tăng trưởng nên chi tiêu cho các dịch vụ địa phương (đường xá, trường học, cảnh sát, cứu
hỏa) cũng tăng thêm. Việc xác định hiệu quả thực hiện bằng cách so sánh tổng thu nhập từ
thuế và tổng chi tiêu của thành phố về các dịch vụ này.
Tăng hoặc giảm thuế : Trong thực tế, một số thành phố miễn giảm một số sắc thuế địa
phương trong một thời kỳ, (thuế tài sản thường là 10 năm ) cho các công ty mới hoặc các
công ty cần có sự khuyến khích đặc biệt ví dụ công ty môi trường.
Giữa thuế và tăng trưởng kinh tế đô thị có mối quan hệ tương đối chặt chẽ. Giả sử thành
phố thực hiện một chương trình thuế mới, chương trình này làm tăng hoặc giảm tổng việc
làm của thành phố đồng thời có khả năng điều chỉnh cơ cấu ngành trong kinh tế đô thị.
Trong một thành phố có nhiều ngành công nghiệp, nếu thành phố tăng mức thuế ở một
số ngành nào đó thì điều đó có ảnh hưởng đến cả 2 mặt cung và cầu của thị trường lao động
thành phố.
1) Tăng thuế làm giảm cầu lao động : Thuế làm tăng chi phí sản xuất của các nhà sản xuất.
Giả sử việc chi trả cho lao động, vốn và đất không đổi thì một công ty phải nộp mức thuế
tăng hơn trước. Tăng chi phí sản xuất làm tăng giá bán của sản phẩm một số ngành, do đó
làm giảm mức sản xuất và giảm cầu lao động. Trong hình 2-1 đường cầu dịch chuyển sang
trái: ở mỗi mức lương cao hơn, cầu lao động ít đi.

P = lương S1

1300 S2
1000

D1
D2

50 60 Q= số lao động

Hình 2-1 Thuế làm tăng tổng việc làm


2) Sử dụng thuế làm tăng cung lao động : Việc tăng thu của đô thị và sử dụng nguồn thu đó
để nâng cấp cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng môi trường làm tăng độ hấp dẫn của thành
phố. Những người nhậy cảm với chất lượng sống sẽ chuyển đến thành phố có điều kiện tốt
hơn làm tăng cung lao động trong thành phố (dịch chuyển đường cung sang phải).
Việc thay đổi mức thuế ở các ngành còn có ảnh hưởng đến phân phối việc làm giữa
ngành, làm thay đổi cơ cấu ngành. Vì tiền lương giảm, chi phí sản xuất của các ngành có mức
thuế tăng cũng sẽ giảm bằng cách giảm một phần tiền lương bù đắp việc tăng thuế. Việc tăng
thuế làm tăng thuần túy chi phí sản xuất như vậy ngành công nghiệp nào bị tăng thuế sẽ giảm
tổng lực lượng lao động. Ngược lại, ngành công nghiệp không bị tăng thuế sẽ trả tiền lương
thấp hơn (tương đối) như vậy chi phí sản xuất của nó sẽ giảm và tổng việc làm tăng. Trong
hình 2-1 Tăng việc làm trong ngành công nghiệp không bị tăng thuế lớn hơn việc giảm việc
làm trong ngành bị tăng thuế, như vậy tổng việc làm tăng. Điều này xuất hiện khi tỷ trọng các
ngành bị tăng thuế nhỏ hơn ngành không bị tăng thuế đồng thời việc sử dụng thuế vào việc
cải thiện cơ sở hạ tầng hay cải thiện môi trường đô thị .
Hình 2-2 cho thấy một kết quả khác của chính sách thuế. Trong trường hợp mà các
hộ gia đình ít nhạy cảm với sự thay đổi cơ sở hạ tầng và chất lượng môi trường thì tốc độ
tăng cung nhỏ so với tốc độ giảm cầu (ảnh hưởng của thuế mạnh hơn ảnh hưởng của chất
lượng cơ sở hạ tầng và môi trường) và số lượng lao động cân bằng giảm. Vì đường cung dịch
chuyển ít, nên tiền lương giảm không đáng kể. Do đó, tăng việc làm trong ngành không bị
tăng thuế hay giảm thuế chưa đủ để bù mức giảm việc làm trong ngành công nghiệp bị tăng
thuế.
Hình 2-2 Thuế làm giảm tổng việc làm
Như vậy, việc tăng giảm thuế có thể làm tăng hoặc giảm tổng việc làm. Tổng việc làm
sẽ tăng nếu tốc độ tăng cung (di cư làm giảm tiền lương) lớn hơn so với tốc độ giảm cầu
(giảm cầu lao động của ngành bị tăng thuế). Tổng việc làm sẽ giảm nếu tốc độ giảm cầu lớn.
Vậy thuế phải đảm bảo tính khả thi với nhà sản xuất và kết quả nâng cao chất lượng cơ sở hạ
tầng và cải thiện môi trường đủ hấp dẫn thu thút lao động .
ảnh hưởng của chương trình trợ cấp đến tăng trưởng kinh tế đô thị
Chương trình trợ cấp là sự cụ thể hoá của mộ số các chính sách công cộng. Chính
quyền đô thị có thể thu hút các công ty xuất khẩu hoặc công ty mới đồng thời hạn chế các
công ty khác bằng cách đưa ra những chương trình trợ cấp đặc biệt cho các công ty sản xuất
hàng xuất khẩu hoặc công ty mới, tăng thuế ở các công ty không có chủ trương khuyến khích
bằng các biện pháp dưới đây.
Công trái công nghiệp : chính quyền thành phố có thể phát hành công trái công
nghiệpmiễn thuế đẻ tạo vốn cho phát triển. Chính quyền đô thị dùng thu nhập từ công trái để
mua đất và cho các công ty tư nhân thuê. Vì nguồn lãi thu từ công trái công nghiệp không bị
đánh thuế quốc gia nên người mua công trái chấp nhận mức lãi suất tương đối thấp (ví dụ 8%
chứ không phải 10 %)do đó người thuê trả ít hơn mức lãi suáat thị trường đối với những
khoản tiền vay để cung cấp vốn cho dự án. Tuy nhiên, việc sử dụng công trái công nghiệp sẽ
bị hạn chế khi thuế quố gia đánh vào nguồn lãi thu từ công trái công nghiệp.
Vay mượn và đảm bảo vay mượn : Chính quyền đô thị có thể giúp các công ty đầu tư
phát triển vay tiền và đứng ra bảo lãnh giúp họ. Trong cả hai trường hợp các công ty đầu tư
phát triển được vay tiền với lãi suất thấp hoặc thành phố tính lãi thấp hơn thị trường, hoặc
thành phố giảm những rủi ro liên quan tới vay mượn tư nhân, giúp các công ty đầu tư phát
triển vay tư nhân với lãi suất thấp.
Tạo địa điểm : Chính quyền đô thị có thể cấp đất và dịch vụ công cộng cho phát triển
đô thị mới. Thành phố mua một khu vực nào đó, dọn dẹp mặt bằng, xây dựng đường sá, hệ
thống cấp thoát nước, xử lý chất thải sau đó bán chỗ cho các nhà đầu tư phát triển thấp hơn
chi phí để xây dựng nó.

4- Dự đoán tăng trưởng kinh tế


Có 3 phương pháp để dự đoán tăng trưởng kinh tế : 1- Phương pháp nghiên cứu cơ sở
kinh tế : là phương pháp ước lượng mức tăng tổng việc làm thông qua số nhân việc làm và
mức tăng GDP; đây là phương pháp tương đối đơn giản không đòi hỏi chi phí tốn kém. 2-
Phương
pháp nghiên cứu đầu ra đầu vào là phương pháp để dự đoán mức tăng sản lượng do tăng mức
xuất khẩu; phương pháp này phức tạp hơn. 3- Các phương pháp thống kê : Dự đoán tăng
trưởng GDP và GO bằng các phương pháp hồi quy thông qua các dãy số thống kê.
a- Phương pháp nghiên cứu cơ sở kinh tế
Mục đích của phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ sở là ước lượng mức tăng tổng việc
làm được tạo ra nhờ tăng việc làm xuất khẩu. Để ước lượng mức tăng tổng việc làm cần
thông qua ước lượng số nhân việc làm.
Giống như một hộ gia đình, đô thị cũng phát triển bằng cách sản xuất hàng hóa cho
mình và bán cho thành phố khác. Xuất khẩu thu tiền về cho nền kinh tế đô thị, làm tăng thu
nhập và làm giàu thành phố thông qua quá trình số nhân. Ta goi Tn là tổng việc làm thời kỳ
n ; To là tổng việc làm thời kỳ hiện tại;  T là mức tăng tổng việc làm từ kỳ o đến kỳ n.
Tn = T0 +  T ;  T có thể dự đoán bằng nhiều cách khác nhau
Cách 1 :  T = T/ B * B = Số nhân * B hoặc
Cách 2 :  T =  B +  B’
Trong đó : B là số việc làm xuất khẩu hiện tại;
T/B số nhân việc làm của thời kỳ hiện tại.
B mức tăng việc làm xuất khẩu dự đoán.
 B’ mức tăng việc làm phục vụ dự đoán
Theo cách 1 : Để dự doán mức tăng tổng việc làm, các nhà dự đoán cần : 1- ước lượng
số nhân hiện tại và 2- dự kiến mức tăng việc làm xuất khẩu.
Bước 1- Xác định số nhân của thời kỳ hiện tại
- Để xác định số nhân việc làm, trước hết cần ước xác định tổng số việc làm của thành
phố (T); sau đó xác định lực lượng lao động thành phố tham gia vào sản xuất xuất khẩu (B).
Để xác định T ta sử dụng các số liệu của thống kê . Vấn đề còn lại là xác định B.
Để xác định B ta có thể sử dụng các phương pháp thống kê khác nhau :
1) thu thập những số liệu vận chuyển hàng hóa thực tế mà thành phố sản xuất đến
những nơi khác (sản phẩm xuất khẩu). Phương pháp này khá tốn kém nên hầu hết các thành
phố sử dụng cách làm ít tốn kém hơn nhưng kém chính xác hơn để ước tính số nhân việc làm
cho xuất khẩu.
2) Phương pháp đơn giản hơn là phân chia các ngành công nghiệp thành hai nhóm
ngành: nhóm ngành xuất khẩu và nhóm ngành công nghiệp địa phương. Nhóm ngành xuất
khẩu sản xuất sản phẩm để xuất khẩu. Tất cả công nhân trong ngành này được coi là công
nhân xuất khẩu. Ví dụ giả định là ngành sản xuất găng tay là ngành công nghiệp xuất khẩu thì
tất cả số công nhân trong ngành này được xem như là công nhân xuất khẩu. Nếu thức ăn ở
các tiệm ăn được xem là hàng hóa địa phương thì mọi công nhân trong ngành này được coi
như công nhân địa phương. Vấn đề là có một số găng tay tiêu dùng ở địa phương, và một
lượng thức ăn mà dân không sống ở địa phương tiêu thụ. Nói cách khác, rất ít ngành công
nghiệp là xuất khẩu
hoàn toàn hoặc tiêu thụ hoàn toàn địa phương nên khi phân chia như vậy chỉ có tính chất tương
đối.
3) Sử dụng thương số địa phương : phương pháp này cho rằng mỗi ngành công nghiệp
sản xuất một phần cho xuất khẩu và một phần cho tiêu dùng địa phương. Để xác định tỉ lệ sản
lượng xuất khẩu trong mỗi ngành công nghiệp người ta tìm thương số địa phương của mỗi
ngành đó theo công thức:
L1 = Mức sản xuất sản phẩm i ở thành phố
Mức tiêu thụ sản phẩm i ở thành phố.
Nếu thương số bằng 1 (sản xuất bằng tiêu thụ) như vậy không có công nhân nào sản
xuất sản phẩm xuất khẩu. Nếu L1= 5, sản xuất bằng 5 lần mức tiêu dùng địa phương, như vậy
1/5 công nhân sản xuất sản phẩm cho thị trường địa phương, còn 4/5 sản xuất cho xuất khẩu.
Như vậy vẫn phải thống kê mức sản xuất và tiêu thụ từng loại sản phẩm .
Thực tế không cho phép xác định trực tiếp thương số địa phương chính xác. Thay vào
đó là cách tính gần đúng
Số việc làm sản xuất sản phẩm i thành phố
L2 = Tổng số việc làm ở thành phố
Số việc làm sản xuất sản phẩm i toàn quốc
Tổng số việc làm quốc gia (6-8).
Mẫu số (phần việc làm sản xuất sản phẩm i của quốc gia) cho biết địa phương cần sản
xuất bao nhiêu để thỏa mãn cầu sản phẩm i ở địa phương. Ví dụ, nếu 1% của việc làm quốc
gia dùng sản xuất găng tay (mẫu số là 0,01), thì thành phố được giả định là cần 1% lực lượng
lao động của mình để thỏa mãn nhu cầu găng tay địa phương. Nếu thành phố dùng 6% lực
lượng lao động vào sản xuất găng tay (tử số là 0,06) thì 1/6 lực lượng lao động được giả định
dùng sản xuất cho tiêu dùng địa phương , và 5/6 được giả định để sản xuất cho xuất khẩu.
- Ước tính việc làm xuất khẩu trong mỗi ngành : Đối với mỗi ngành công nghiệp,
thương số địa phương tạo ra một ước lượng của việc làm xuất khẩu. Nếu Ti là tổng việc làm
trong ngành công nghiệp i, và Li là thương số địa phương của ngành công nghiệp i , thì việc
làm xuất khẩu trong ngành công nghiệp này là Bi:
Li 
Bi = (2-x)
1
.Ti
Li
Ví dụ, nếu Li= 4 và Ti = 800 => Bi= 600 có nghĩa là 3/4 tổng số công nhân trong ngành
công nghiệp sản xuất cho xuất khẩu. Tổng việc làm xuất khẩu của thành phố được tính bằng
cách cộng tát cả việc làm xuất khẩu ở trong toàng ngành công nghiệp.
Số nhân việc làm là tỷ số giữa tổng việc làm và việc làm xuất khẩu ;
Số nhân –Vl = Ti
; i=1-n
Bi
Có 3 vấn đề khi áp dụng cách tiếp cận thương số địa phương.
1) Thành phần tiêu dùng đồng nhất. Cách tiếp cận giả định các thành phố có mức cầu
găng tay bình quân đầu người như nhau. Tất nhiên, tiêu dùng găng tay phụ thuộc vào thời
tiết,
mốt, sở thích đối với các môn thể thao ngoài trời (trượt tuyết, câu cá...). Nếu dân thành phố
tiêu dùng một số lượng găng tương đối lớn thì thương số địa phương L 2 ước lượng vượt về số
công nhân sản xuất xuất khẩu và ngược lại
2- Tính tự cung Một giả định khác của cách tiếp cận thương số quốc gia là không có
xuất nhập khẩu găng. Như vậy việc sản xuất găng là phần cần thiết để tự cung cấp địa
phương. Nếu quốc gia xuất khẩu găng, phần việc làm quốc gia trong sản xuất găng sẽ vượt
phần cần thiết cho tự cung, như vậy thương số địa phương sẽ ước tính thấp số công nhân sản
xuất xuất khẩu. Ngược lại, Nếu nhập khẩu găng thương số địa phương sẽ ước lượng vượt về
số lượng công nhân sản xuất xuất khẩu.
3- Ghép nhóm các ngành công nghiệp. Thương số quốc gia được tính cho một nhóm
nhiều hàng hóa, không phải cho một sản phẩm cụ thể. Ví dụ, một thành phố có thể tính
thương số địa phương cho ngành công nghiệp dêt may, gồm sản xuất găng, áo váy, quần áo
trẻ em. Giả sử toàn bộ công nhân dệt may của thành phố sản xuất găng xuất khẩu: Không có
sản phẩm dệt may nào khác sản xuất trong thành phố; và ngành công nghiệp dệt may lớn đến
mức làm thương số địa phương cho ngành này là 1: Thành phố sử dụng tỉ lệ lao động của nó
để sản xuất găng giống như quốc gia sử dụng trong sản xuất dệt may. Thương số địa phương
của thành phố giả sử rằng thành phố không xuất khẩu sản phẩm dệt may, trong khi thực tế nó
xuất khẩu găng và nhập khẩu hàng dệt. Nhóm các hàng hóa thành một nhóm chung làm cho
thương số địa phương ước lượng việc làm xuất khẩu thấp.
Bước 2- Ước tính mức tăng việc làm xuất khẩu và mức tăng tổng việc làm
Nội dung của bước này là ước tính B trong phương trình  T = T/ B * B qua đó để
có được  T. Do yếu tố bất định trong dự đoán sự kiện tương lai nên việc dự đoán xuất khẩu
mang tính nghệ thuật nhiều hơn là khoa học. Có một cách tiếp cận là (1) ước lượng xu hướng
quốc gia về cầu đối với mỗi hàng hóa. (2) Đánh giá tính hấp dẫn tương đối cảa thành phố đối
với những công ty sản xuất hàng hóa tương ứng. Các nhà dự đoán kinh tế đô thị có thể ước
tính nhu cầu toàn quốc về găng tay cho thế kỷ sau, trên cơ sở xem xét xu hướng thời tiết, tình
hình thể thao mùa đông và xu hướng mốt. Nếu độ hấp dẫn tương đối của thành phố không hy
vọng thay đổi thì sản xuất găng của thành phố sẽ tăng cùng tỷ lệ như khả năng tiêu dùng găng
toàn quốc: nếu tăng gấp đôi mức tiêu dùng găng sẽ làm tăng gấp đôi việc làm và mức sản
xuất găng. Nếu tính hấp dẫn tương đối của thành phố tăng theo thời gian thì việc làm và mức
sản xuất găng của nó sẽ tăng tương đối nhanh.
ứng dụng cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế cơ sở :
Phương pháp nghiên cứu kinh tế cơ sở được ứng dụng để dự đoán tăng trưởng dân số
và nhu cầu dịch vụ công cộng trong đô thị. Giả định, thành phố lập đề án ngành công nghiệp
sản xuất găng sẽ thu hút 1000 lao động. Nếu số nhân việc làm là 2,5 thì cách tiếp cận này giả
định tổng việc làm sẽ tăng 2500 chỗ. Nếu cứ 3 người dân thành thị trên một việc làm thì dân
số của thành phố sẽ tăng 7500 người, làm tăng cầu tất cả các dịch vụ công cộng. Ví dụ, nếu
bình quân
chỉ một cháu trong độ tuổi đến trường trên 4 người dân thì tổng số trẻ đến trường sẽ tăng 1500
cháu.
Các công ty trên địa bàn đô thị sử dụng những đề án việc làm tính theo phương pháp
kinh tế cơ sở để dự đoán mức cầu sản phẩm của họ. Giả sử phương pháp này dự tính dân số
tăng 7500 người. Nếu cứ 3750 người cần một thợ cắt tóc thì thành phố sẽ cần 2 người. Nếu
thành phố tăng 7500 người mỗi năm và cứ 30000 người cần một trung tâm buôn bán thì sau
4 năm nữa sẽ có đủ cầu để thành lập một trung tâm buôn bán mới.
Chính quyền đô thị cũng sử dụng phương pháp cơ sở kinh tế để quản lý việc tăng
trưởng. Nếu Chính quyền đô thị tác động đến việc bán hàng và việc làm của những ngành
công nghiệp cơ sở của nó thì nó có thể quản lý được dân số thành phố. Giả sử thành phố có
mục tiêu tăng thêm 15000 người trong 20 năm nữa. Nếu cứ 3 người có một việc làm thì thành
phố sẽ đáp ứng mục tiêu dân số trong trường hợp nó tăng bổ xung 5000 việc làm. Nếu số
nhân việc làm là 2,5 thì thành phố sẽ đáp ứng mục tiêu dân số và việc làm trong trường hợp
nó có 2000 việc làm xuất khẩu.
Theo cách 2 : Các nhà dự đoán cần dự đoán từng mức tăng bằng phương pháp thống kê
như ngoại suy hàm xu thế. Phương pháp thống kê đòi hỏi phải có một dãy số thống kê qua
nhiều năm.
b- Phương pháp phân tích đầu vào và đầu ra
Phương pháp phân tích đầu vào và đầu ra dựa trên cơ sở tính toán sự trao đổi giữa các
hộ và các công ty trong nền kinh tế. Cụ thể phương pháp này tính đầu vào và đầu ra từng
ngành công nghiệp xuất khẩu, không sử dụng cách tiếp cận thương số địa phương để dự đoán
khối lượng xuất khẩu, mà đo lường xuất khẩu trực tiếp.
Bảng vầo- ra
Giả sử một thành phố sản xuất và tiêu dùng 3 hàng hóa: máy tính, đây điện và hàng hóa
tiêu dùng địa phương. Máy tính và dây điện được sản xuất cho cả xuất khẩu và tiêu dùng địa
phương. Các nhà sản xuất địa phương (cửa hàng ăn, giặt là, cửa hàng bánh mì) sản xuất hàng
hóa cho tiêu dùng địa phương. Toàn bộ sự trao đổi tiêu dùng sản phẩm được trình bày dưới
dạng bảng sau:

Bảng 2-1. Bảng vào- ra (Đơn giản hoá)


Đơn vị tính Tỷ VND
Tiêu dùng Nhà sản xuất
Công ty Nhà sản xuất DN. địa Hộ gia Xuất Tổng số
Sản xuất máy tính dây điện phương đình khẩu (Đầu ra)
Máy tính 0 300 150 180 1370 2000
Dây điện 400 0 0 0 600 1000
DN Địa phương 0 0 0 2500 - 2500
Lao động 1000 600 2000 0 0 3600
Nhập khẩu 600 100 350 920 - 2170
Tổng số (đầu 2000$ 1000$ 2500$ 3600 1970
vào)

Cột thứ nhất cho biết việc sử dụng đầu vào của các công ty máy tính. Để sản xuất máy
tính họ mua 400$ dây điện thuê 1000 lao động thành phố và 600$ đầu vào nhập khẩu (nguyên
liệu thô và bán sản phẩm). Tổng của những chi phí đầu vào này là tổng sản lượng của ngành
công nghiệp máy tính (2000$) bằng tổng đầu ra của ngành.
Bảng hệ số chi phí đầu vào
Bảng 2-2 được tính từ bảng 2-1, Cột thứ nhất cho thấy hệ số đầu vào đối với ngành máy
tính: Cứ mỗi đô la sản xuấy máy tính thì ngành này sử dụng 20 xu đầu vào từ ngành công
nghiệp đây điện, 50 xu chi phí lao động, và 30 xu nguyên liệu nhập khẩu; Cột 2 và 3 cho thấy
hệ số đầu vào của các nhà sản xuất dây điện và nhà buôn địa phương. Cột 4 cho thấy các hộ
chi 5% thu nhập của họ mua máy tính, 69% cho hàng hóa địa phương, và 26% cho hàng
nhập.
Bảng 2-2. Bảng hệ số chi phí đầu vào
Nhà sản xuất
Đầu vào Công ty máy Nhà sản xuất Nhà buôn địa Hộ gia đình
tính dây điện phương
Máy tính 0.0 .3 .06 .05
Dây điện .2 .0 .00 .00
Địa phương .00 .00 .00 .69
Lao động .5 .6 .8 .00
Nhập khẩu .3 .1 .14 .26
Tổng 1 1 1 1
Quá trình nhân
Sử dụng các hệ số để ước lượng ảnh hưởng của số nhân đến mức tăng xuất khẩu máy
tính. Giả sử mức xuất khẩu máy tính tăng 100 triệu đồng, sẽ làm tăng chi tiêu địa phương, tạo
ra một loạt vòng chi tiêu. Ba vòng chi tiêu đầu tiên diễn ra như sau:
Vòng 1. Tăng mức bán máy tính làm tăng sản xuất dây điện 0,2x100 = 20 tr. đ. và tiền
lương tăng 0,5x100 = 50 tr. đ.
Vòng 2 : Sản xuất tăng thêm 20 tr. đ. dây điện làm tăng thêm mức bán máy tính 6tr. đ.
(0,3x20) và tăng thêm tiền lương 12tr. đ (0,6x20). Tăng tiền lương ở vòng đầu 50 tr. đ. làm
tăng mức mua máy của các gia đình 2.5tr. đ. (0,05x50) và mức tiêu dùng địa phương 34,5tr.
đ. (0,69x50).
Vòng 3 : Tăng mức bán máy tính, tiền lương và mức bán hàng địa phương làm tăng bổ
xung mức bán dây điện, tiền lương, máy tính và tiêu dùng địa phương.
Do quá trình nhân tăng xuất khẩu máy tính sẽ làm tăng chi tiêu cả 3 loại hàng hóa. Chi
tiêu và quá trình tái chi tiêu thu nhập diễn ra liên tục nhưng vòng chi tiêu sau đều nhỏ hơn
vòng trước. Quá trình nhân sẽ giảm dần vì cả nhà sản xuất và người tiêu dùng chi tiêu một
phần ngân sách của họ cho hàng nhập. Như chỉ ra ở dòng 5 bảng 2-2 (nhập) có sự chênh lệch
30% sản xuất máy tính, 10% sản xuất dây điện, 14% sản xuất hàng hóa địa phương và 26%
sản xuất của các hộ gia đình. Sự chênh lệch này làm yếu quá trình nhân, làm cho mỗi vòng
chi tiêu trở thành nhỏ hơn vòng trước. Hệ số chi phí đầu vào có thể sử dụng để tính số nhân
chi tiêu cho các ngành công nghiệp xuất khẩu.
Mô hình hoá cho dự đoán sản lượng các ngành
Gọi xij là sản phẩm ngành i sử dụng cho sản xuất sản phẩm ngành j (dòng i, cột j)
Xj là sản lượng ngành j (GO ngành j); Xi là sản lượng ngành i; aij là những hệ số chi phí trực
tiếp sản phẩm ngành i cho ngành j ; aij xij ; ei là giá trị xuất khẩu của ngành i ,
= Xj
Như vậy Xi = aijXj + ei (i=1,2..n)
n
j 1

Do đó ta có một hệ gồm n phương trình và n ẩn số;


Nếu viết các hệ số chi phí dưới dạng ma trận A ; X là véc tơ cột khối lượng sản phẩm; e
là véc tơ cột sản lượng xuất khẩu thì hệ phương trình có dạng
X =AX + e
Biến đổi thêm một chút ta có X - AX = e
suy ra (E* - A)X = e trong đó E* là ma trận đơn vị
Để xác định sản lượng mỗi ngành người ta đi tìm ma trận nghịch đảo (E*-A)-1 ; sau đó
nhân ma trận nghịch đảo này với véc tơ sản phẩm xuất khẩu e.
Vấn đề còn lại là dự đoán mức xuất khẩu e của từng ngành.
c- Hạn chế của các phương pháp
Giả định số nhân không đổi : cả 2 phương pháp đều giả định là số nhân không đổi.
Thực tế số nhân của thành phố có thể thay đổi do :
1- Qui mô thành phố và sản phẩm tiêu dùng. Số nhân tăng theo qui mô thành phố
phản ánh khả năng thành phố lớn tạo thuận lợi cho các công ty hơn vì thành phố lớn có cầu
đủ lớn để trợ giúp những hoạt động có lợi thế nhờ qui mô. Ví dụ, nếu thành phố tăng trưởng
tới mức nó có thể khuyến khích xây dựng loại nhà hàng cỡ lớn thì dân cư thành phố sẽ tới
nhà hàng địa phương mà không phải đi tới thành phố khác. Một phần thu nhập tăng lên được
tiêu dùng ở địa phương, như vậy, số nhân thu nhập và việc làm sẽ tăng lên.
2- Qui mô thành phố và đầu vào trung gian : Vì thành phố phát triển nên cầu đầu vào
trung gian cũng tăng lên và rất nhiều những đầu vào này lại được cung cấp bởi địa phương
mà không phải nhập từ nơi khác. Ví dụ, nếu công nghiệp máy tính tăng trưởng đến mức mà
thành phố có thể trợ giúp các nhà sản xuất chip địa phương thì các công ty máy tính chỉ phải
chi tiêu ít để nhập đầu vào và mua nhiều tại địa phương. Do đó, mỗi mức tăng xuất máy tính
sẽ tạo ra mức tăng thu nhập lớn hơn.
3- Thay đổi giá đầu vào : Thay đổi giá đầu vào sẽ gây ra sự thay thế nhân tố đầu vào
làm thay đổi sự tương tác giữa các khu vực kinh tế. Giả sử tiền lương thành phố tăng làm cho
công ty máy tính thay thế thiết bị vốn nhập cho lao động. Nếu hệ số đầu vào của lao động
giảm từ 0,5 xuống 0,4 thì chỉ 40$ trong 100$ tăng do xuất máy sẽ được trả cho người lao
động. Vì một tỷ lệ nhỏ thu từ xuất khẩu được tiêu dùng tại địa phương gây nên hiệu quả nhân
của việc tăng xuất sẽ giảm xuống.
Giả định tiền lương cố định : Cả 2 phương pháp đều giả định tiền lương thành phố cố
định không kể qui mô thành phố. Nói cách khác, chúng ta giả định một sự dịch chuyển ngang
của đường cầu lao động thành phố mà không thay đổi sự cân bằng việc làm. Giả sử phương
pháp cơ sở kinh tế tính toán số nhân là 2.5 và dự kiến tăng 10000 việc làm xuất khẩu. Dựa
trên những con số này phương pháp cơ sở kinh tế dự đoán tổng việc làm ở thành phố sẽ tăng
25000 chỗ. Điều này không chính xác vì đường cung lao động thành phố có độ dốc dương
như vậy tăng cầu lao động sẽ làm tăng tiền lương thành phố. Trong hình 5-3 (chương 5) tổng
việc làm chỉ tăng 16000 chỗ mà không phải 25000. Do cả phương pháp cơ sở kinh tế và đẩu
ra đầu vào đều giả định tiền lương cố định nên chúng đánh giá quá cao sự ảnh hưởng kích
thích của việc tăng xuất khẩu.
Xuất như là nguồn tăng trưởng kinh tế : Cả 2 phương pháp đều giả định chỉ có một
cách cho thành phố tăng trưởng là tăng xuất khẩu. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế là do tăng
xuất khẩu là không hoàn toàn đúng. Tăng trưởng cũng xuất hiện do kết quả của (1) giảm
nhập, (2) tăng năng suất lao động hoặc (3) tăng cường trao đổi trong nội bộ khu vực nội
thành.
Một sự giảm nhập có ảnh hưởng kích thích giống như tăng xuất. Trong khi tăng xuất
làm tăng dòng tiền vào kinh tế đô thị thì một sự giảm nhập làm giảm dòng tiền chuyển ra.
Nền kinh tế có thể được kích thích hoặc bằng tăng dòng vào (xuất) hoặc giảm dòng ra (nhập).
Để giải thích khái niệm thay thế nhập, giả sử rằng thành phố ban đầu chi 10 triệu USD một
năm để nhập bàn ghế văn phòng. Nếu người tiêu dùng chuyển sang tiêu dùng bàn ghế văn
phòng sản xuất tại địa phương thì 10 triệu USD trước kia ra khỏi đô thị bây giờ được trả cho
các nhà sản xuất trên địa bàn đô thị và sẽ được chi tiêu và tái chi tiêu trong nội bộ nền kinh tế
đô thị . Chi tiêu và tái chi tiêu 10 triệu USD có ảnh hưởng tương tự như tăng 10 triệu USD
bán hàng xuất. Nếu số nhân chi tiêu là 2.5 thì mức thay đổi tổng thu nhập do thay thế nhập là
25 triệu USD. Trong chính sách phát triển kinh tế xem khả năng thay thế nhập, giảm nhập
cũng giống như việc tăng xuất.
Một ví dụ trái ngược với lý thuyết định hướng nhập khẩu của tăng trưởng kinh tế đô
thị là trường hợp về nền kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế toàn cầu đã tăng trưởng mặc dù không
có hiện tượng xuất sang thế giới khác. Tăng trưởng kinh tế xuất hiện do 2 nguyên nhân. Thứ
nhất, lợi thế kỹ thuật đã tăng sản phẩm cũng như thu nhập thực tế trên đầu người. Thứ 2, thay
đổi công nghệ sản xuất và vận chuyển đã gia tăng trao đổi giữa các vùng. Trao đổi làm tăng
thu nhập thực tế vì nó cho phép vùng chuyên môn hoá sản xuất hàng hóa mà nó có lợi thế
cạnh tranh. Yếu tố tương tự cũng xuất hiện ở mức độ vùng: tăng năng suất lao động hoặc
trao đổi
trong nội thị làm tăng thu nhập đầu người như vậy nền kinh tế đô thị có thể tăng trưởng mà
không cần tăng xuất.
Thị trường lao động đô thị Cả hai cách tiếp cận đều chú ý đến khía cạnh cầu của thị
trường lao động. Tức là tăng trưởng xuất hiện khi cầu về lao động thành phố tăng. Như giải
thích trong phần trước, tăng cung lao động cũng tăng việc làm cân bằng, như vậy, tăng trưởng
cũng có thể xuất hiện như là kết quả của việc tăng cung hoặc cầu. Có một số chính sách công
cộng làm dịch chuyển đường cung và tăng việc làm cân bằng, trong đó có chính sách môi
trường và chính sách cơ sở hạ tầng.
ảnh hưởng bên ngoài đến kinh tế thành phố Cả 2 phương pháp đã giả định rằng kinh
tế thành phố phụ thuộc vào bên ngoài. Thực tế có một số chính sách công cộng địa phương có
thể được sử dụng để tăng việc làm cân bằng của thành phố. Về phương diện cầu, thành phố
có thể dịch chuyển đường cầu sang phải bằng việc (1) cắt giảm thuế kinh doanh, (2) cải thiện
cơ sở hạ tầng công nghiệp hoặc (3) tăng năng suất lao động bằng cách cải thiện hệ thống giáo
dục. Trên phương diện cung, thành phố có thể dịch chuyển đường cung sang phải bằng cách
(1) cắt giảm thuế cho dân thành phố, (2) cải thiện cơ sở hạ tầng cho dân cư, (3) cải thiện dịch
vụ về trường học, nơi vui chơi giải trí và an toàn công cộng (4) cải thiện môi trường thành
phố.
Cần chú ý rằng chính sách công cộng không cần tập trung mạnh vào việc tăng xuất
khẩu của thành phố. Trong số những chiến lược lựa chọn, có chiến lược thay thế nhập khẩu
và tăng cường trao đổi trong nội thị. Trong chừng mực chính sách công cộng khuyên khích
thay thế nhập hoặc trao đổi nội bộ thì có thể tăng việc làm và thu nhập mà không phải tăng
nhập khẩu của thành phố.
d- Các phương pháp thống kê
- Phương pháp dự đoán dân số và lao động : sẽ xem xét ở chương dân số đô thị
- Phương pháp hồi quy dự đoán GO và GDP : Giả sử GO và GDP tăng trưởng như
những năm trước, GO và GDP của đô thị sẽ tăng theo thời gian. Hàm hồi quy có thể được xác
định dưới dạng đường thẳng y t = a + bt khi ta cho rằng chưa có giới hạn về khả năng thành
phố ; dưới dạng đường cong y t = a + blgt bt khi ta cho rằng khả năng sản xuất của thành
phố đã bị giới hạn bởi các yếu tố sản xuất.

III- Lợi ích và các vấn đề của tăng trưởng việc làm

1- Các vấn đề xã hội


Khi tăng qui mô thành phố bằng các giải pháp tăng trưởng việc làm và tăng của cải của
dân cư thành phố cần giải quyết các vấn đề có tính công bằng xã hội : có bao nhiêu việc làm
mới do tăng trưởng kinh tế tạo ra dành cho người mới đến và bao nhiêu dành cho dân cư gốc
của thành phố. Đặc biệt là giải quyết vấn đề lao động trước đó không có việc làm nay có việc
làm. Mối quan hệ người mới/người cũ có liên quan đến vấn đề quy mô thành phố.
2- Vấn đề dân số và lao động
Tăng tổng việc làm tạo ra dòng di cư vào thành phố và tăng trưởng dân số. Nếu bình
quân lao động thành phố có năng lực đảm nhận nhiệm vụ mới ít hơn lao động thành phố khác
thì nhiều công việc sẽ được thực hiện bởi lao động di cư đến.
Tăng trưởng vịêc làm dẫn đến tăng dân số và do đó làm tăng cầu về nhà ở, đất đai và
dịch vụ công cộng. Điều này giả định chính quyền thành phố sẽ kết hợp chính sách phát triển
kinh tế của họ với những chính sách sử dụng đất đai, giao thông và đầu tư cho cơ sở hạ tầng.

3- Các vấn đề kinh tế


Tăng tổng việc làm có ảnh hưởng đến thu nhập thực tế bình quân đầu người ở đô thị.
Thay đổi tiền lương danh nghĩa và giá cả thường bù trừ cho nhau, như vậy, tiền lương thực tế
của nhóm dân cư nào ít bị ảnh hưởng bởi mức tăng tổng việc làm? Có 3 nhân tố ảnh hưởng
đến thu nhập thực tế cần quan tâm : tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, và cơ
cấu nghề nghiệp.
Tăng tổng việc làm, về nguyên tắc, làm tăng thu nhập bình quân đầu người. Bởi vì :
- Tăng tiền lương thực tế cho mỗi ngành nghề. tăng trưởng việc làm tạo ra sự tăng tổng
thu nhập trong toàn bộ dân cư (giả sử sự thay đổi tiền lương danh nghĩa và giá cả sinh hoạt bù
trừ cho nhau), Nhân tố quan trọng nhất làm tăng thu nhập là tăng tiền lương vì được khuyến
khích làm những công việc được trả cao hơn và do tăng tỷ lệ tham gia lao động. Hệ số co dãn
lớn hơn đối với những hộ ít được học hành, công nhân trẻ, vì thế công nhân trong các nhóm
này thu được lợí ich tương đối lớn do được khuyến khích làm những công việc được trả
lương cao hơn. Nếu xét trong từng nhóm dân cư, tiền lương thực tế đối với một nghề nhất
định, hay của một nhóm nghề không chịu ảnh hưởng bởi tăng trưởng việc làm.
- Tăng trưởng việc làm đã thúc đẩy công nhân tiến lên thực hiện những cấp độ công
việc cao hơn. Tăng cầu lao động làm cho công ty khuyến khích công nhân nhanh dành
những công việc được trả cao hơn
- Tăng tỷ lệ có việc làm : tăng trưởng việc làm làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và tăng tỷ lệ
tham gia lao động, như vậy, làm tăng tỷ lệ có việc làm dân số trong tuổi lao động.

Câu hỏi và bài tập

1- Khái niệm về cơ cấu kinh tế đô thị ? Phương pháp nghiên cứu những cơ cấu kinh tế chủ
yếu trong kinh tế đô thị ?
2- Tăng trưởng kinh tế đô thị và những nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế đô thị ?
3- Trình bày sự ảnh hưởng của các chính sách công cộng đến tăng trưởng kinh tế đô thị ?
4- Trình bày các phương pháp dự đoán tăng trưởng kinh tế đô thị ?
5- Phân tích lợi ích và những bất lợi trong quá trình tăng trưởng kinh tế ở đô thị ?
6- Sử dụng cuốn số liệu kinh tế –xã hội các đô thị lớn của Việt nam NXB Thống kê tháng 10-
1998 Hãy xác định cơ cấu kinh tế hai thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh, cho nhận
xét về chức năng các đô thị?
7- Giả sử có số liệu thống kê về sản xuất và sử dụng sản phẩm của thành phố dưới dạng
bảng IO như sau, hãy tính các số nhân của các ngành.

Ngành Máy tính Dây điện Hàng địa Lao động Xuất khẩu Tổng số
phương
Máy tính 0 300 150 180 1370 2000
Dây điện 400 0 0 0 600 1000
Hàng địa phương 0 0 0 2500 0 2500
Lao động 1000 600 2000 0 0 3600
Nhập khẩu 600 100 350 920 0 1970
Tổng số 2000 1000 2500 3600 1970

8- Hãy hoàn thiện bảng IO và tính các số nhân; giải thích ý nghĩa kết quả.

Ngành Máy tính Dây điện Hàng địa Lao động Xuất khẩu Tổng số
phương
Máy tính 350 ? 300 1150 2000
Dây điện 500 ? 1000
Hàng địa phương 2500 ?
Lao động 1000 600 2000 3600
Nhập khẩu ? ? 300 ? 1650
Tổng số 2000 ? ? 3600 ?

You might also like