You are on page 1of 53

Trật tự xã hội đô thị

• Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội


được quy định trong Bộ luật hình sự do người
có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một
cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm tính mạng, sức
khoẻ, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp
khác của công dân và tổ chức.

1
• Đô thị là khu vực có quy mô và mật độ dân cư
cao, và tập trung nhiều của cải xã hội.
• Các hộ gia đình, các doanh nghiệp rất nhạy
cảm với vấn đề tội phạm, do đó việc quyết
định (lựa chọn) nơi cư trú, nơi sản xuất kinh
doanh chịu ảnh hưởng bởi mức độ tội phạm
giữa các vùng.
• Tội phạm có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế: chi
phí phòng ngừa cao (chi phí bảo vệ, xây dựng
hệ thống phòng ngừa) và gây ra hậu quả
nghiêm trọng (chết người, mất tài sản).
2
Phân loại tội phạm ở đô thị
• Tội phạm cá nhân: nạn nhân của tội phạm cá
nhân bị đặt trong tình trạng nguy hiểm về cơ
thể.
• Tội phạm tài sản: những kẻ tội phạm này
chuyên đi ăn cắp và chúng không dùng đến
bạo lực

3
Mối liên hệ giữa tội phạm và thu
nhập của nạn nhân
• Tỷ lệ nạn nhân thay đổi theo các mức thu nhập
khác nhau.
• Khi thu nhập tăng lên thì tỷ lệ nạn nhân trong
các vụ tội phạm có bạo lực giảm đi. Người
nghèo thường là nạn nhân trong các vụ này.
• Đối với các nhóm thu nhập cao hơn thì tỷ lệ
trở thành nạn nhân trong các vụ trộm cắp lại
cao hơn.

4
Mối liên hệ giữa tội phạm và nơi
cư trú của người dân
• Tỷ lệ tội phạm trong các khu vực đô thị cao hơn
so với các vùng khác, và xảy ra cao hơn tại trung
tâm các thành phố so với vùng ngoại ô:
• Tên tội phạm thường xuất thân trong các hộ gia
đình nghèo tại các đô thị.
• Của cải tập trung tại các đô thị, điều đó rất hấp
dẫn đối với bọn tội phạm.
• Mật độ dân cư cao tại đô thị, tạo điều kiện cho
bọn tội phạm có được nhiều mục tiêu khác nhau.
5
Các tác động khác của tội phạm
• Tại một số quốc gia có nhiều sắc tộc thì tỷ lệ
nạn nhân cũng có sự thay đổi, chẳng hạn người
da đen thường trở thành nạn nhân nhiều hơn
tương đối so với người da trắng.
• Tội phạm còn có ảnh hưởng lớn đến giá nhà ở.
Tại những khu vực có tỷ lệ tội phạm cao thì
giá nhà sẽ bị sụt giảm. Tại khu vực nào có
những vụ tội phạm gây án dã man thì giá nhà
tại khu vực đó cũng giảm.
6
Thiệt hại do tội phạm gây ra
• Chi phí trực tiếp: thiệt hại cá nhân, thiệt hại tài
sản bị mất và thiệt hại trong kinh doanh.
• Chi phí gián tiếp: Chi phí cho việc ngăn chặn
tội phạm và chi phí cho hệ thống xét xử , trừng
phạt tội phạm
• Chi phí cơ hội

7
Chi phí trực tiếp
• Thiệt hại cá nhân: để có thể ước tính chi phí xã
hội của tội phạm chúng ta cần phải lượng hóa
chi phí cho người bị thương hay bị giết.
• Thiệt hại về tài sản : gía trị tài sản bị mất do
các vụ trộm, cướp. Để ước tính thiệt hại tài sản
ta lấy tổng thiệt hại về tài sản trong năm chia
cho tổng số hộ gia đình trong khu vực.

8
• Thiệt hại do trong kinh doanh: được chia ra
làm 4 loại:
– Cố ý đốt nhà ( để nhận bảo hiểm)
– Đóng giả khách hàng rồi ăn cắp trong siêu thị, cửa
hàng
– Người làm công ăn trộm
– Gian lận kinh doanh bao gồm cả ăn cắp thẻ tín
dụng, séc giả, gian lận bảo hiểm, các hoạt động
lừa đảo, hối lộ và tiền lại quả cho các việc làm bất
hợp pháp, tàng trữ, tiêu thụ tài sản ăn trộm.

9
Chi phí gián tiếp
• Chi phí cho việc ngăn chặn tội phạm và chi phí
cho hệ thống xét xử , trừng phạt tội phạm
– Chi phí ngăn chặn: các doanh nghiệp chi tiền cho
việc phòng chống tội phạm bằng cách thuê người
gác, bảo vệ. Các gia đình chi tiền cho việc mua
khóa, nuôi chó và các hệ thống bảo vệ khác.
– Chi phí cho hệ thống xét xử , trừng phạt tội phạm:
chi phí cho việc duy trì lực lượng cảnh sát, hệ
thống tòa án, nhà tù.

10
Chi phí cơ hội
• Chi phí khác nữa là chi phí cơ hội của thời
gian bị tống giam. Mỗi tù nhân có thể tạo ra
một lượng giá trị hàng hóa nếu như không bị
giam giữ.

11
Mô hình kinh tế về tội phạm
• Phân tích hành vi phạm tội dưới góc độ kinh
tế: Giả sử tên tội phạm A cần phải quyết định
hoặc sử dụng 1 ngày để lập kế hoạch và thực
hiện vụ trộm hay làm việc hợp pháp trong
ngày đó P1

• 1.Giá trị tài sản kỳ vọng trộm được: giá trị kỳ


vọng của tài sản trộm được là tỷ lệ mà A thành
công trong vụ trộm P1 nhân với giá trị tiền
tệ của tài sản lấy được G : EL = P  G
tt 1 tt

12
• 2. Chi phí kỳ vọng: Trên góc độ chi phí thì A
sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị bắt và bị tống
giam về tội trộm cắp.
• XS bị tù= XS bị bắt giữ * XS bị kết án tù
• Chi phí cơ hội của thời gian ngồi tù = chi phí
cơ hội hàng năm * độ dài thời gian bị kết án
• Chi phí kỳ vọng = XS bị phạt tù * chi phí cơ
hội của hình phạt tù cho tội ăn trộm

13
• 3. Lợi ích kỳ vọng từ vụ trộm:
• Lợi ích kỳ vọng từ vụ trộm = giá trị kỳ vọng
của tài sản trộm được - chi phí kỳ vọng
• 4. Lợi ích ròng từ vụ trộm:
• sự lựa chọn ngày đó để A làm công việc lương
thiện hay đi ăn trộm

14
• Tên trộm tiềm năng đang cân nhắc lợi ích và
chi phí của việc đi ăn trộm trong ngày hôm
nay. Điền vào chỗ trống trong bảng

15
Giá trị tiền tệ của tài sản 6.000.000 đ
Xác suất bị bắt 40%
Xác suất bị tù
Tiền công mỗi ngày làm việc lương thiện 50.000 đ
Số ngày làm việc trong năm 200
Thu nhập mỗi năm bị mất
Giá trị tự do mỗi năm 8.000.000 đ
Xác suất thành công của vụ trộm 60%
Chi phí kỳ vọng
Thời gian bị tù 4 năm
Giá trị tài sản kỳ vọng trộm được
Lợi nhuận kỳ vọng từ vụ trộm
Xác suất bị kết án( nếu bị bắt) 10%
Lợi nhuận ròng từ vụ trộm
16
Các nguyên nhân chính tại sao
người ta phạm tội
• Một số người rất chuyên nghiệp khi tiến hành hoạt
động tội phạm và thoát khỏi sự trừng phạt của pháp
luật.
• Một số người có chi phí cơ hội của thời gian thực
hiện hoạt động phạm pháp và ngồi tù thấp, vì thế chi
phí kỳ vọng thấp.
• Một số người không được xã hội kính trọng và những
người này cũng ít căm ghét hoạt động tội phạm vì vậy
họ rất dễ dàng phạm tội để có thể kiếm được tiền.
• Phần lớn mọi người trong xã hội có mặc cảm về hành
vi phạm tội quá lớn do đó họ sẽ không phạm tội. 17
Đường cung tội phạm
• Mô hình tội phạm hợp lý có thể sử dụng để
nghiên cứu tổng quát mối quan hệ giữa lợi ích
ròng từ việc phạm tội và số lượng các vụ tội
phạm.
• Đường cung khi ít căm ghét nạn trộm cắp hơn có
dạng ax + b (a,b>0, giả định tham số b là 100
nghìn đồng do có chi phí đau khổ): đối với vụ
trộm được tiến hành lần đầu thì lợi ích ròng từ vụ
trộm phải lớn hơn chi phí đau khổ của lần ăn
trộm đầu tiên (100 nghìn đồng).
18
Cung khi ghét ăn trộm
cao hơn
Cung khi ghét
600 ăn trộm thấp

500

Lợi
nhuận 400
ròng
từ ăn
trộm 300

200

100

20 40 60 80 100
Số vụ trộm trong tháng
• Đường cung có độ dốc dương (a>0) bởi vì khi
lợi ích ròng từ việc ăn trộm tăng lên thì các vụ
trộm cũng được tiến hành nhiều hơn do các
nguyên nhân sau:
• Lợi ích ròng từ các vụ trộm vượt quá chi phí
đau khổ của các tên tội phạm tiềm năng, vì thế
có nhiều người hơn trở thành tội phạm.
• Mỗi tên tội phạm sẽ tiến hành nhiều vụ trộm
hơn trong một tháng. Khi lợi ích ròng tăng lên
từ 400 nghìn đến 600 nghìn thì số vụ trộm tăng
từ 60 lên 100 vụ trong một tháng.

20
• Tỷ lệ tội phạm giảm sút do các nguyên nhân sau:
• Mỗi hoạt động tội phạm ít có khả năng thành
công hơn
• Các tên trộm từ bỏ con đường phạm tội bởi vì lợi
ích ròng từ việc ăn trộm sụt giảm so với chi phí
đau khổ.
• Đường cung tội phạm sẽ dịch chuyển khi thái độ
căm ghét việc phạm tội thay đổi.
• Khi thái độ căm ghét các hành vi phạm tội tăng
lên thì đường cung dịch chuyển lên phía trên:
nghĩa là có ít vụ phạm tội hơn tại các mức lợi ích
ròng từ việc ăn trộm 21
Sự đánh đổi giữa thiệt hại của
nạn nhân và chi phí phòng ngừa
• Phòng ngừa tội phạm là công tác khá tốn kém
và không thể ngăn chặn một cách tuyệt đối.
• Chi phí xã hội của tội phạm được chia ra làm
hai phần: chi phí của nạn nhân và chi phí
phòng ngừa.

22
Các cách để phòng chống tội phạm
Giảm khả năng trở thành nạn nhân
Nâng cao xác suất bị bắt giữ
Tăng khả năng bị phạt tù
Hình phạt phải nghiêm khắc hơn
Nâng cao giá trị của công việc hợp pháp

23
Lượng tội phạm tối ưu
• Đường chi phí phòng chống tội phạm có độ dốc
âm bởi vì tất cả các biện pháp phòng chống tội
phạm đều tốn kém, khi chúng ta ngăn chặn được
nhiều hành động phạm tội (các vụ trộm được tiến
hành ít hơn) thì chi phí phòng chống sẽ cao hơn.
• Đường chi phí phòng chống tội phạm có độ dốc
tăng lên khi số vụ ăn trộm giảm xuống, điều này
phản ánh lợi ích cận biên của việc phòng chống
tội phạm bị giảm bớt
24
• Tổng chi phí xã hội là tổng của chi phí phòng
chống tội phạm và chi phí của nạn nhân.
• Thành phố có thể làm giảm số vụ trộm và giảm
chi phí nạn nhân bằng cách tăng chi phí phòng
chống.
• Tổng chi phí xã hội cho tội phạm nhỏ nhất tại
điểm G, vì vậy tỷ lệ tội phạm tối ưu sẽ là điểm
B*.

25
Tổng chi phí F

G
Chi
phí
của Chi phí nạn nhân
các
vụ
trộm

Chi phí phòng chống

B*
100
Số vụ trộm

26
Chi phí cận biên và các mức tội
phạm tối ưu
• Tỷ lệ tội phạm tối ưu được xác định bởi đường
chi phí phòng chống tội phạm cận biên bắt nguồn
từ đường tổng chi phí xã hội.
• Chi phí phòng chống tội phạm cận biên được xác
định là sự thay đổi của chi phí phòng chống tội
phạm như thế nào khi thay đổi một đơn vị số vụ
phạm tội.
• Đường chi phí phòng chống tội phạm cận biên có
độ dốc âm bởi vì có sự giảm bớt lợi ích từ việc
phòng chống tội phạm 27
Chi phí phòng chống
cận biên

Chi phí nạn nhân


cận biên của vụ
cướp

Chi phí nạn nhân


cận biên của vụ
trộm

A* B* 100
Hộ gia đình, doanh nghiệp tham
gia phòng chống tội phạm
• Giảm khả năng trở thành nạn nhân
• Giảm giá trị thị trường của tài sản mất cắp

29
• Giá trị thị trường của tài sản mất cắp: Nạn
nhân tiềm năng có thể làm giảm giá trị tài sản
mất cắp khi được bán lại trên thị trường.
• Người mua tài sản trộm cắp sẽ bị truy tố vì thế
họ chỉ trả giá thấp cho hàng hóa mà dễ nhận
thấy là hàng ăn cắp. Hàng hóa càng dễ nhận
biết là hàng ăn cắp thì giá bán lại càng thấp.

30
Nâng cao cơ hội và giá trị việc
làm hợp pháp
• Vì tỷ lệ tội phạm ở lứa tuổi thanh thiếu niên
được giáo dục và đào tạo tốt là thấp -> tăng số
lượng trường học và giúp đào tạo nhiều học
sinh hơn nữa sẽ làm giảm tỷ lệ tội phạm.
• Các chương trình đào tạo nghề cho thanh niên
sẽ giúp họ tăng thu nhập vì vậy cũng góp phần
làm giảm tỷ lệ tội phạm.
• Các chương trình đào tạo nghề cho người đã
từng phạm tội và nghiện ngập cũng góp phần
làm giảm tỷ lệ tội phạm. 31
Tăng cường lực lượng cảnh sát
và phương tiện hỗ trợ

32
Hoạt động của tòa án
• Toà án đóng vai trò quan trọng trong cuộc đấu
tranh chống tội phạm. Sự trừng phạt nghiêm
minh của toà án đối với kẻ tội phạm mang tính
giáo dục và răn đe. Tuy nhiên tỷ lệ bị kết án tù
sau khi bị bắt giữ sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến
tỷ lệ tội phạm

33
Tỷ lệ bị kết án không cao

• trẻ vị thành niên,


• chứng cứ không rõ ràng,
• phạm tội nhẹ,
• vi phạm các nguyên tắc trong khi bắt giữ và
điều tra chứng cứ,
• bị cáo trốn không hầu tòa sau khi tạm được tại
ngoại,
• được tha bổng,
• tạm tha để điều tra thêm 34
Chứng cứ phạm tội

• Trong bất cứ hệ thống tòa án nào thì đều có hai


loại sai lầm xảy ra.Thứ nhất là người vô tội lại
bị xét xử là phạm tội và bị trừng phạt(kết án)
cho những việc mà mình không gây ra (sai lầm
khẳng định).Thứ hai là kẻ tội phạm lại được
phán xét là vô tội và thoát khỏi bị trừng phạt
(sai lầm phủ định)

35
• Tại các nước phát triển tòa án đưa ra rất nhiều
nguyên tắc : Bị cáo được coi là vô tội cho đến
khi các hành vi phạm tội đã được chứng minh,
hoặc đến khi vụ kiện được làm sáng tỏ theo
hướng có lợi cho bị cáo.
• Nguyên tắc này sẽ giúp làm giảm “ sai lầm
khẳng định” (nghĩa là ít trường hợp vô tội lại
bị kết án) nhưng lại làm cho tăng tần suất “sai
lầm phủ định” (nghĩa là nhiều kẻ tội phạm
được trắng án).

36
Nguyên tắc ngăn chặn cận biên
• Trong việc xác định hình phạt cho các loại tội
phạm thì các nhà lập pháp và thẩm phán phải
tuân theo nguyên tắc ngăn chặn cận
biên.Theo nguyên tắc này thì hình phạt đối với
một tội nhất định phụ thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của nó, những tội nghiêm trọng
thì chịu hình phạt nặng hơn.
• Giả định tội ăn trộm sẽ bị phạt tù 1 năm, tội ăn
cướp có vũ khí thì bị phạt tù 2 năm.Kẻ cướp có
mức hình phạt cao hơn bởi vì tội phạm ăn
cướp gây ra chi phí xã hội cao hơn
37
• Ví dụ Tùng là một tên tội phạm và đang cân
nhắc nên tiến hành ăn trộm hay ăn cướp.Tùng
sẽ thực hiện loại hành vi phạm tội nào mà có
lợi nhuận ròng lớn hơn. Ăn cướp thì có tài sản
kỳ vọng thu được 2 triệu đồng, ăn trộm có tài
sản kỳ vọng thu được 1, 7 triệu đồng, tuy
nhiên ăn cướp nếu bị phạt tù là 2 năm, ăn trộm
nếu bị phạt tù là 1 năm. Xác suất bị phạt cho
cả 2 loại đều là 10%. Chi phí cơ hội hàng năm
nếu ngồi tù là 8 triệu đồng. Tùng có hành động
gì?.

38
Ảnh hưởng của việc cân bằng các
hình phạt
• Giả định rằng ban đầu hai hành vi phạm tội này
đem lại mức lợi nhuận ròng giống nhau ( R).Hai
đường cung tội phạm được cho trước vì thế có B
vụ trộm và A vụ cướp có vũ khí.
• Khi tăng hình phạt tù cho tội ăn trộm, lợi nhuận
ròng giảm xuống còn R’, giảm số vụ ăn trộm
xuống B’.Việc giảm lợi nhuận ròng từ việc ăn
trộm sẽ khiến cho một số tên tội phạm chuyển
sang đi ăn cướp vì thế đường cung tội phạm dịch
chuyển sang phải.
• Lợi nhuận ròng từ việc ăn cướp vẫn là R
nhưng số vụ ăn cướp sẽ tăng lên A’.Vì tăng
hình phạt tù cho tội ăn trộm làm giảm đi chi
phí ngăn chặn cận biên dẫn đến nhiều tên tội
phạm chọn hành vi phạm tội nghiêm trọng
hơn.
• Khi tăng hình phạt cho tội ăn trộm làm giảm
tổng số vụ phạm pháp: số vụ ăn trộm giảm đi
(từ B xuống B’) cao hơn nhiều so với số vụ
cướp tăng lên (từ A lên A’), nghĩa là BB’
>AA’.
Đường cung
ăn cướp ban
đầu

Lợi
nhuận Đường cung ăn trộm Đường cung ăn cướp
ròng sau khi tội ăn trộm bị
(R) phạt nặng hơn

Lợi
nhuận
R’ ròng
(R)

B’ B A A’

Số vụ ăn trộm Số vụ ăn cướp
Vai trò và chức năng của hệ
thống nhà tù

42
• Giáo dục và cải tạo: có thể dùng các chương
trình giáo dục, cải tạo để khuyên bảo người
phạm tội sống lương thiện.
• Ngăn chặn: Bằng việc trừng phạt kẻ phạm tội
thì xã hội có thể răn đe những người khác khỏi
hành vi phạm tội.
• Tước quyền công dân: Nhà tù có thể cách ly
tội phạm khỏi các nạn nhân tiềm năng vì thế
giảm số vụ phạm pháp.
• Trừng phạt hay trả thù: Mọi công dân gương
mẫu đều muốn thấy những tên tội phạm bị
trừng phạt do các tội lỗi mà chúng đã gây ra
43
HÀNG HOÁ BẤT HỢP PHÁP
• Một số sản phẩm cho dù là sản phẩm bất hợp
pháp nhưng vẫn có người tiêu dùng, ví dụ như
đánh bạc, chất gây nghiện, mại dâm…
• Những nhà lập pháp cho rằng người tiêu dùng
cần được hướng dẫn lại những suy nghĩ không
hợp lý về tiêu dùng một số sản phẩm.
• Việc tiêu dùng một số hàng hóa được coi là dễ
lây lan nguy hiểm

44
Sản phẩm bất hợp pháp và các
chi phí sản xuất
• Nguy cơ bị phát giác và chịu phạt làm tăng
lương công nhân
• Nguy cơ bị phát giác và chịu phạt cũng ảnh
hưởng đến cơ cấu tổ chức sản xuất
• Hoạt động bất hợp pháp có chi phí vốn cao

45
• Hợp đồng cho hãng vay tiền không có hiệu lực
pháp lý vì thế người cho vay sẽ khó nhận được
khoản thanh toán lại từ hãng.
• Vì phải giữ bí mật nên hãng sẽ không cung cấp
thông tin về tình hình tài chính của mình với
người cho vay tiền vì thế người cho vay tiền sẽ
không biết khả năng sinh lợi của hãng là bao
nhiêu nên khoản vay sẽ có độ rủi ro cao.
• Tài sản của hãng có thể bị tịch thu đồng thời
hãng lại không có khoản thế chấp nào vì vậy
người cho vay tiền có thể không thu hồi lại
được vốn nếu người vay bị vỡ nợ
46
Sản phẩm phi pháp và giá cả
• Giả sử một loại thuốc gây nghiện bất ngờ bị
tuyên bố là sản phẩm phi pháp.Dẫn đến chi phí
sản xuất và phân phối tăng lên làm dịch
chuyển đường cung sang trái: nghĩa là tại mọi
mức giá thì cung giảm đi rất nhiều.Tính bất
hợp pháp của thuốc cũng tác động lên đường
cầu.Vì thế tổng chi phí cho việc tiêu dùng loại
thuốc này bằng giá thuốc trên thị trường cộng
với chi phí kỳ vọng do bị phạt vì tội dùng
thuốc này.
47
Đường cầu SP
Đường cầu SP hợp pháp
phi pháp
Đường cung SP
phi pháp
P’

Đường cung
P SP hợp pháp

K’ K

48
• nếu bị phạt do sử dụng thuốc này là 1 triệu
đồng và xác suất bị phạt là 2% thế thì chi phí
kỳ vọng của hình phạt là 20.000 đồng
(0,02*1.000.000) cho mỗi liều thuốc.Khi sản
phẩm bị tuyên bố là bất hợp pháp thì đường
cầu sẽ dịch chuyển xuống phía dưới sang trái
do ảnh hưởng của chi phí kỳ vọng bị phạt của
việc dùng thuốc. Hình phạt cho việc dùng
thuốc này cũng giống như là 1 loại thuế: nó
làm đường cầu dịch chuyển bởi loại thuế ảo
này

49
• Nếu luật pháp tập trung tác động lên cung của
thị trường thuốc gây nghiện thì việc cấm thuốc
gây nghiện sẽ làm tăng giá thị trường. Khoảng
dịch chuyển của đường cung lớn hơn nhiều so
với khoảng dịch chuyển của đường cầu phản
ánh hình phạt dự tính cho việc sản xuất và bán
thuốc gây nghiện lớn hơn nhiều so với hình
phạt cho tội sử dụng. Giá tăng từ P’ đến P”,
sản lượng cân bằng giảm từ K’ xuống K”.Với
tuyên bố thuốc gây nghiện là bất hợp pháp thì
chính phủ đã làm tăng giá và giảm khối lượng
tiêu dùng

50
Ma túy và nạn trộm cắp
• Có sự liên hệ tỷ lệ thuận giữa việc sử dụng ma
túy và các hành vi phạm pháp. Mặc dù đây là
tỷ lệ thuận nhưng chúng ta cũng chưa biết
được chính xác tỷ lệ như thế nào cho dù đã
nhận thấy một số người nghiện ma túy đã tiến
hành trộm cắp để có tiền nhằm thỏa mãn cơn
nghiện.

51
• vì ma túy là bất hợp pháp nên giá tăng và số
lượng tiêu dùng giảm đi. Giá tăng tương đối
cao vì đường cầu dịch chuyển sang trái rất nhỏ
trong khi đường cầu có độ dốc tương đối đứng
(do độ co giãn của cầu ma túy đối với giá cả là
thấp).Vì vậy tổng chi tiêu cho ma túy (giá cả
nhân với số lượngg) tăng lên do giá tăng rất
nhiều.
• có sự đánh đổi giữa việc kiểm sóat ma túy và
nạn trộm cắp.Bởi vì chính sách đánh vào cung
ma túy làm tăng tổng chi tiêu cho ma túy nên
nạn trộm cắp dường như tăng lên. Dù chính
sách chống ma túy làm giảm tiêu dùng ma túy
nên giảm chi phí xã hội do lạm dụng ma túy
nhưng cũng làm tăng nạn trộm cắp
52
• Chính sách chống ma túy đối với người nghiện
có tác dụng khác hoàn toàn vì đường cầu sẽ bị
dịch chuyển xuống dưới nên giảm được cả giá
và số lượng ma túy sử dụng vì thế cũng giảm
tổng chi tiêu cho ma túy và vì thế làm giảm
nạn trộm cắp có liên quan đến ma túy.

53

You might also like