You are on page 1of 91

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

VIỆT NAM

CHƯƠNG 6
PHÁP LUẬT THỜI LÊ
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN THẾ KỶ XVIII

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 1


Mục tiêu nghiên cứu Chương 6

-  Nắm vững các nội dung cơ bản của pháp


luật thời Lê;

-  Rút ra những nhận xét, đánh giá về pháp


luật thời kỳ này.

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 2


Tài liệu tham khảo

-  Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật


Việt Nam, Trường Đai học Luật Tp. HCM,
Nxb. Hồng Đức, năm 2017 (Chương 6).

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 3


Một số bộ luật thời Lê sơ

•  Quốc triều hình luật


•  Quốc triều thư khế thể thức
•  Quốc triều khám tụng điều lệ
•  Lê triều quan chế
•  Hồng Đức thiện chính thư
•  Thiên nam dư hạ tập

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 4


MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA
PHÁP LUẬT THỜI LÊ

I.  Pháp luật về Hình sự

II.  Pháp luật về Dân sự

III. Pháp luật về Hôn nhân và gia đình

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 5


PHÁP LUẬT THỜI LÊ

I. Pháp luật hình sự

1.  Nguyên tắc

2.  Tội phạm

3.  Hình phạt

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 6


1. Các nguyên tắc cơ bản
của pháp luật hình sự

a.  Nguyên tắc “vô luật bất hình”

b.  Nguyên tắc chiếu cố (nhân đạo)

c.  Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự tập thể

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 7


a. Nguyên tắc “vô luật bất hình”

“Các quan xử án, trong các bản án, chỗ luận tội phải
dẫn đủ chính văn và cách thức của luật lệnh; làm
trái thì xử phạt. Tự ý mình xét xử, thì bị biếm một tư.
Nếu có thêm bớt thì xử theo luật thêm bớt tội người”

(Điều 683 QTHL).

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 8


a. Nguyên tắc “vô luật bất hình”

“Những chế sắc (của vua) luận tội gì, chỉ là xét xử
nhất thời, chứ không phải là sắc lệnh vĩnh viễn, thì
không được viện dẫn sắc lệnh ấy mà xử đoán việc
sau. Nếu ai viện ra xét xử không đúng thì khép vào tội
cố ý làm sai luật”

(Điều 685 QTHL).

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 9


a. Nguyên tắc “vô luật bất hình”

“Hình quan định tội danh, chiếu trong luật đã có


chính điều, lại tự ý thêm bớt bậy, hay viện dẫn điều
khác, để tùy ý xử nặng nhẹ, thì bị xử nặng hơn tội
thêm bớt tội người một bậc”.

(Điều 722 QTHL)

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 10


a. Nguyên tắc “Vô luật bất hình”

Nội dung của nguyên tắc:

Hành vi của một người không thể bị khép vào một


tội khi văn bản luật không quy định về tội danh đó.

Cơ sở pháp lý:

Điều 683, Điều 685, Điều 722 QTHL

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 11


b. Nguyên tắc chiếu cố đối với tội phạm
trong một số trường hợp

•  Chiếu cố theo địa vị xã hội

•  Chiếu cố theo tuổi tác, người khuyết tật, người phụ


nữ mang thai, nuôi con còn nhỏ

•  Chiếu cố vì lỗi vô ý…

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 12


b. Nguyên tắc chiếu cố
(1) Chiếu cố theo địa vị xã hội

Có tám hạng người trong xã hội (được gọi là “bát


nghị”) được dành cho những biệt đãi đặc biệt khi
xét xử; quan xử án phải nghị xét về địa vị, công
lao, tài năng… của họ khi luận tội.

(Điều 3, 4, 5, 6, 10, 12..).

2020 Ths. Dương Hồng Thị Phi Phi 13


Điều 3. Tám điều được nghị xét giảm tội
(bát nghị)
1.  Nghị thân, là tôn thất từ hàng đản miếu trở lên…họ
hoàng hậu từ tiểu công trở lên.
2.  Nghị cố, là người cố cựu;
3.  Nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn;
4.  Nghị năng, là những người có tài năng lớn;
5.  Nghị công, là những người có công huân lớn;
6.  Nghị quý, là những quan viên có chức sự từ tam
phẩm trở lên...
7.  Nghị cần, là những người cần cù, chăm chỉ;
8.  Nghị tân, những người con cháu các triều trước.
14
(2) Chiếu cố vì lý do tuổi tác, phụ nữ mang
thai, nuôi con còn nhỏ, người khuyết tật

•  Điều 16: Những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở


xuống, cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu
trở xuống đều cho chuộc bằng tiền, pham tội thập
ác thì không theo luật này. Từ 80 tuổi trở lên, 10 tuổi
trở xuống, cùng những người bị ác tật, phạm tội
phản nghịch, giết người đáng phải tội chết thì cũng
phải tâu để vua xét định, ăn… thì cho chuộc, còn
ngoài ra thì không bắt tội. Từ 90 tuổi trở lên, 7 tuổi
trở xuống dầu có bị tội chết cũng không hành hình...
15
(2) Chiếu cố vì lý do tuổi tác, phụ nữ mang
thai, nuôi con còn nhỏ, người khuyết tật

Đàn bà phải tội tử hình trở xuống, nếu đang


mang thai, thì phải để sinh đẻ sau một trăm ngày,
mới được đem hành hình… Nếu khi chưa sinh mà
thi hành tội xuy, thì ngục quan bị phạt tiền 20 quan,
ngục lại bị tội 80 trượng... Sau khi sinh đẻ chưa đủ
100 ngày, mà đem thi hành xuy hình, thì chiếu theo
tội lúc chưa sinh mà giảm cho một bậc
(Điều 680 QTHL)
16
b. Nguyên tắc chiếu cố
(3) Chiếu cố vì phạm tội với lỗi vô ý

Những người phạm tội, tuy tên gọi tội giống nhau,
nhưng phải phân biệt sự phạm tội vì lẫm lỡ hay cố ý,
phải xét tội nặng nhẹ mà thêm bớt, không câu nệ hợp với
ý nghĩa việc xét xử hình án: “Tha người lầm lỡ không kể
tội nặng, bắt tội người cố ý không kể tội nhẹ”.

(Điều 47 QTHL).

17
c. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình
sự tập thể trong một số trường hợp

“Những kẻ mưu làm phản, mưu làm việc đại


nghịch thì xử tội chém bêu đầu…; vợ, con điền sản
đều bị tịch thu làm của công”
(Điều 411 QTHL)
“Những kẻ mưu phản nước theo giặc thì xử chém;
nếu đã hành động thì xử tội bêu đầu;… vợ, con,
điền sản đều phải tịch thu sung làm của công”
(Điều 412 QTHL)
18
c. Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình
sự tập thể trong một số trường hợp

Nội dung
Đối với một số loại tội phạm thì những người có
mối quan hệ hôn nhân, huyết thống với người
phạm tội cũng phải gánh chịu hình phạt mặc dù
không tham gia thực hiện tội phạm đó.

19
2. Tội phạm
a. Một số đặc điểm về tội phạm

Cơ sở pháp lý:

-  Điều 683, 722, 99, 130, 317…

-  Điều 16

-  Điều 47

20
2. Tội phạm
a. Một số đặc điểm về tội phạm

(1) Các dấu hiệu để cấu thành tội phạm


theo Quốc triều hình luật gồm:
-  Hành vi nguy hiểm được thực hiện trên thực
tế có quy định trong Bộ luật;
-  Chủ thể phải đủ tuổi theo quy định pháp luật;
-  Hành vi phải có lỗi.

21
2. Tội phạm
a. Một số đặc điểm về tội phạm

(2) Tội phạm có tính phổ biến (tính rộng):

Hầu hết các quan hệ xã hội được pháp luật


điều chỉnh, bảo vệ mà bị xâm hại đều bị coi là
khách thể của tội phạm (hình sự hóa các quan
hệ đạo đức, dân sự, hành chính…) mà không
có sự phân biệt mức độ của hành vi, hậu quả.

22
(2) Tội phạm có tính phổ biến (tính rộng)

-  Điều 317: “Người nào đang có tang cha mẹ


hoặc tang chồng mà lại lấy chồng hoặc cưới vợ
thì xử tội đồ, người khác biết mà vẫn kết hôn
thì xử biếm ba tư và đôi vợ chồng mới cưới phải
chia lìa”.
-  Điều 99: “… Người giấu sách vở đem vào
trường thi phải phạt 80 trượng”.

23
(2) Tội phạm có tính phổ biến (tính rộng)

•  Điều 187. Trong các chợ tại kinh thành và thôn quê,
những người mua bán không theo đúng cân, thước,
thăng, đấu của nhà nước mà làm riêng mình để
mua bán thì xử tội biếm hoặc tội đồ
•  Điều 375. Vợ chồng không có con, hoặc ai chết
trước, không có chúc thư, mà điền sản chia về
chồng hay vợ, cùng là để tế tự không đúng phép, thì
xử phạt 50 roi, biếm một tư.

24
c. Phân loại tội phạm

Căn cứ vào tính chất nguy hiểm của hành vi, tội
phạm được phân thành hai loại:

•  Nhóm tội Thập ác (Điều 2 Bộ QTHL)

•  Các loại tội phạm khác.

25
c. Phân loại tội phạm
(1) Nhóm thập ác tội

•  Xâm phạm đến 2 nhóm quan hệ xã hội cơ bản:

-  Xâm phạm an ninh quốc gia, đến quyền lợi của


nhà Vua, triều đình.

-  Xâm phạm nghiêm trọng về mặt đạo đức, chống


lại đạo lý Nho giáo về gia đình.

26
c. Phân loại tội phạm
(2) Nhóm các tội phạm khác

•  Xâm phạm các lĩnh vực khác nhau của đời


sống xã hội.

•  Các quy định trong một nhóm thường được


bố trí trong một chương.

27
3. Hình phạt
a. Một số đặc điểm về hình phạt

•  Hình phạt được áp dụng một cách phổ biến


(rộng rãi) đối với hầu hết các hành vi vi phạm
pháp luật.
•  Pháp luật quy định cụ thể mức hình phạt áp
dụng cho mỗi loại tội phạm (thường không quy
định khung hình phạt).

28
3. Hình phạt
a. Một số đặc điểm về hình phạt

•  Hình phạt được áp dụng mang tính chất hà


khắc, dã man (với nhiều hình phạt gây đau
đớn về thân xác cho người bị áp dụng) nhưng
cũng mang tính nhân đạo ở một chừng mực
nhất định.

29
b. Các loại hình phạt

•  Ngũ hình (Điều 1 QTHL): áp dụng phổ biến,


chủ yếu.
•  Các loại hình phạt khác

30
b. Các loại hình phạt
(1) Ngũ hình

-  Xuy

-  Trượng

-  Đồ

-  Lưu

-  Tử hình

31
Xuy (Khoản 1 Điều 1 QTHL)

-  Xuy là đánh roi, có 5 bậc: 10 roi, 20 roi, 30 roi,


40 roi, 50 roi.

-  Roi: Đầu lớn 3 phân, đầu nhỏ 1 phân 5 ly, dài 3


thước 5 tấc, làm bằng cây song, róc bỏ những
mấu mắt (Đồ hình cụ).

32
Trượng (Khoản 2 Điều 1 QTHL)

-  Trượng là đánh bằng gậy, có năm bậc: từ 60


đến 100.
-  Trượng: Đầu lớn 5 phân, đầu nhỏ 2 phân 5 ly,
dài 3 thước 5 tấc, làm bằng cây song lớn, không
róc bỏ những mấu mắt (Đồ hình cụ).
-  Hình phạt trượng không áp dụng cho đàn bà.

33
Đồ (Khoản 3 Điều 1 QTHL)

-  Bậc 1: Dịch đinh (thuộc đinh, quân đinh, xã


đinh, khao đinh) (đàn ông phạm tội); dịch phụ
(thứ phụ, viên phụ, tang thất phụ) (đàn bà
phạm tội)
-  Bậc 2: tượng phường binh (đàn ông phạm tội);
xuy thất tùy (đàn bà phạm tội)
-  Bậc 3: chủng điền binh (đàn ông phạm tội);
thung thất tùy (đàn bà phạm tội)
34
Lưu (Khoản 4 Điều 1 QTHL)

1.  Châu gần: Đàn ông đánh 90 trượng, thích vào mặt
6 chữ, bắt phải đeo xiềng, đày đi làm việc ở các
nơi Nghệ An, Hà Hoa. Đàn bà đánh 50 roi, thích
vào mặt 6 chữ, không phải đeo xiềng, bắt phải làm
việc. Các tội dưới đây cũng theo như thế.
2.  Châu ngoài: Đánh 90 trượng, thích vào mặt 8 chữ,
bắt đeo xiềng hai vòng, đày đi làm việc ở những
xứ Bố Chính.
3.  Châu xa: Đánh 100 trượng, thích vào mặt 10 chữ,
bắt đeo xiềng ba vòng, đày đi làm việc ở các xứ
Cao Bằng. 35
Tử hình (Khoản 5 Điều 1 QTHL)

Có 3 bậc:

-  Thắt cổ, chém;

-  Chém bêu đầu;

-  Lăng trì.

36
b. Các loại hình phạt
(2) Các hình phạt khác

•  Phạt tiền

•  Tịch thu tài sản

•  Thích chữ

•  Biêm tư

37
II. PHÁP LUẬT VỀ DÂN SỰ

1.  Pháp luật về sở hữu

2.  Pháp luật về hợp đồng

3.  Pháp luật về thừa kế

38
1. Pháp luật về sở hữu

-  Không có định nghĩa về sở hữu.

-  Chủ yếu đề cập về sở hữu ruộng đất.

(QTHL có Chương riêng quy định về đất đai:


Chương Điền sản).

39
2. Khế ước
2.1. Điều kiện của khế ước

Để khế ước có giá trị pháp lý cần phải tuân thủ:

a.  Điều kiện về nguyên tắc chung

b.  Điều kiện về chủ thể

c.  Điều kiện về đối tượng

d.  Điều kiện về hình thức

40
2. Khế ước
2.1. Điều kiện của khế ước

Cơ sở pháp lý:

•  Điều 355, 638

•  Điều 187, 190, 191

•  Điều 378, 379 ,382

•  Điều 75, 76

•  Điều 363, 366

41
2. Khế ước
2.1. Điều kiện của khế ước

a.  Điều kiện tự nguyện (không được cưỡng ép)


b.  Điều kiện trung thực (không được lừa dối)
c.  Chủ thể phải là chủ sở hữu hợp pháp tài sản
d.  Không được thiết lập khế ước với những đối
tượng mà pháp luật cấm giao dịch
e.  Hình thức của hơp đồng ký kết phải phù hợp với
quy định PL trong 1 số trường hợp

42
2.2. Các loại hợp đồng thông dụng

a. Hợp đồng đoạn mại

(mua đứt bán đoạn):

Chủ sở hữu (bên bán) chuyển giao quyền sở hữu


tài sản hoàn toàn cho người khác (bên mua) và nhận
tiền. Bên mua trở thành chủ sở hữu đối với tài sản.

43
Văn khế bán đứt ruộng đất
…Tôi tên là… và vợ (hoặc thiếp) là… có số ruộng của
riêng (hoặc ruộng tậu được) gồm… mẫu… sào, ở xứ…
đông giáp… tây giáp…, nay bán đứt số ruộng (vườn
tược, ao chuôm) cho ông… và bà…ở…, với thời giá là
… quan tiền đồng (hoặc vàng, vải vóc tính ra tiền). Kể từ
ngày lập khế ước này, bên giao giao đủ, bên nhận nhận
đủ.
Số ruộng đất bán này nguyên là của cải của tôi... Kể
từ đây bên mua có quyền cày cấy và truyền lại cho
con cháu làm của riêng.
(Quốc triều thư khế thể thức)

44
2.2. Các loại hợp đồng thông dụng

b. Hợp đồng điển mại (bán tạm):

Chủ sở hữu (bên bán) chuyển giao quyền chiếm


hữu, sử dụng trong một thời hạn nhất định cho bên
mua. Bên bán có quyền chuộc lại tài sản theo quy
định của pháp luật.

45
Văn khế cầm cố ruộng đất
…Tôi tên là… và vợ (hoặc thiếp) là…có thửa ruộng
riêng (hoặc ruộng đã mua đứt) gồm … mẫu… sào…, ở
xứ… đông (tây, nam, bắc) giáp giới … Nay tôi cầm cố
thửa ruộng (ao chuôm) nói trên cho ông bà… ở… theo
thời giá là … quan tiền đồng... Sau khi lập khoán, hai
bên giao nhận đầy đủ. Thửa ruộng cầm cố ở đây là của
riêng tôi... Sau khi lập văn khế, bên mua được tự do
cày cấy, khi cần bên bán được đến chuộc lại (nếu là
thu điền thì vào tháng 3, hạ điền thì vào tháng 9, ao
chuôm thì có định hạn) không được cố ý giữ lại… (Quốc
triều thư kế thể thức).
46
b. Hợp đồng điển mại

Điều 384 QTHL: “Những ruộng đất cầm mà chủ


ruộng xin chuộc, người cầm không cho chuộc, hay
là không muốn chuộc mà bắt phải chuộc thì đều
phải phạt 80 trượng. Nếu quá hạn mà chủ ruộng cố
đòi chuộc, thì chủ ruộng cũng phạt trượng như thế
mà không cho chuộc. (Kỳ hạn ruộng mùa là ngày 15
tháng 3, kỳ hạn ruộng chiêm là ngày 15 tháng 9)…

47
b. Hợp đồng điển mại

“… Nếu trong hạn đã đem tiền đến chuộc và đã được


quan xử cho chuộc, mà chủ cầm cố tình lần khân không
cho chuộc, để cho quá kỳ hạn, thì phải phạt 80 trượng,
bắt phải cho chuộc, và phảI trả lại tiền lãi những ngày để
lần khân. Nếu quá niên hạn mà xin chuộc thì không
được (hạn định đối với người trong họ thì 30 năm, người
ngoài thì hạn 20 năm ). Nếu người bán trái lý còn kêu lên
quan để đòi chuộc thì xử phạt 50 roi, biếm một tư”.
Điều 384 QTHL
48
b. Hợp đồng điển mại

Thời hạn chuộc:


•  Theo sự thỏa thuận các bên.
•  Theo quy định của pháp luật:
-  20 năm hoặc 30 năm.
-  Thời điểm chuộc: ngày 15/3 đối với ruộng mùa
hoặc ngày 15/9 đối với ruộng chiêm.

49
c. Hợp đồng vay

QTHL quy định khá chi tiết về quyền và nghĩa vụ các
bên, đặc biệt là vấn đề lãi suất:

-  Trả lãi theo đúng thỏa thuận (Mỗi tháng tiền lãi mỗi
quan là 15 đồng kẽm).

-  Trả nợ theo đúng thời hạn.

-> Quá hạn bị xử lý theo quy định.

50
c. Hợp đồng vay

Điều 587: Cho vay nợ hay cầm cố đồ vật mỗi tháng
được lấy tiên lãi mỗi quan là 15 đồng tiền kẽm; dù
lâu bao nhiêu năm cũng không được tính quá một
gốc một lãi; trái luật thì xử biếm một tư, mà mất tiền
lãi. Nếu tính gồm lãi vào làm gốc, rồi bắt làm văn tự
khác, thì xử tội nặng hơn một bậc.

51
3. Pháp luật về thừa kế
a. Di sản thừa kế

Phu gia Tài sản của cha, mẹ chồng cho


điền sản chồng trước khi kết hôn
-> Tài sản riêng của chồng.

Tài sản của cha, mẹ vợ cho vợ


Thê gia
trước khi kết hôn
điền sản
-> Tài sản riêng của vợ.

Tài sản của vợ chồng làm được


Tân tạo
trong thời kỳ hôn nhân
điền sản
-> Tài sản chung của vợ chồng.
3. Pháp luật về thừa kế
b. hình thức chia thừa kế

-  Chia thừa kế theo di chúc

ü Di chúc miệng

ü Di chúc viết

-  Chia thừa kế theo pháp luật

53
3. Pháp luật về thừa kế
(1) Chia thừa kế theo di chúc

-  Điều 388. “Cha mẹ mất cả, có ruộng đất, chưa kịp


để lại chúc thư, mà anh em chị em tự chia nhau,
thì lấy một phần 20 số ruộng đất làm phần hương
hỏa, giao cho người con trai trưởng giữ, còn thì
cùng chia nhau. Phần con của vợ lẽ, nàng hầu, thì
phải kém. Nếu đã có lệnh của cha mẹ và chúc thư,
thì phải theo đúng, trái thì phải mất phần mình.

54
3. Pháp luật về thừa kế
(1) Chia thừa kế theo di chúc

ü  DI CHÚC MIỆNG:

-  “Lệnh của cha mẹ”.

-  Quy định tại Điều 388 (Ít được đề cập trong luật).

55
3. Pháp luật về thừa kế
(1) Chia thừa kế theo di chúc

ü  DI CHÚC VIẾT (chúc thư)

-  Phải theo mẫu do pháp luật quy định (Quốc triều


thư khế thể thức).

-  Phải tuân thủ Điều 366.

56
Mẫu chúc thư

Phủ…, huyện,…châu,… phường…, xã…,


Cha…….(ghi cả chức sắc nếu có)
Mẹ…
Tự nghĩ, mỗi năm một tuổi thêm già yếu, biết đâu
một sớm một chiều (mắc phải bệnh tật, hoặc vì phải đi
xa). Nhân có ít điền sản để lại mà chưa chia rõ suất,
phần, sợ sau này khi cha mẹ qua đời xảy ra tranh
chấp. Sản nghiệp tổ tiên để lại và mới tậu gồm ruộng
đất…, nô tỳ...
(Quốc triều thư khế thể thức)
57
Mẫu chúc thư

-  Trưởng nam… (quan, chức sắc) phần ruộng đất


mấy mẫu, mấy sào. Ao đầm ruộng đất ở xứ nào,
bốn phương giáp tới đâu. Nhà ngối mấy gian mấy
chái, nô tỳ mấy người, của cải gồm những thứ nào
(có thì kể ra, không thì thôi).
-  Thứ nam (như trên).
-  Trưởng nữ, thứ nữ cũng giống như trên.
-  Con riêng cũng giống như trên…
58
Thừa kế theo di chúc

Điều 366 QTHL


“Những người làm chúc thư…mà không nhờ quan
trưởng trong làng viết thay hay chứng kiến, thì
phải phạt 80 trượng, phạt tiền theo việc nặng nhẹ.
Nếu biết chữ mà viết lấy thì được”.

59
(2) Thừa kế theo pháp luật

-  Quy định khá chi tiết về hình thức này.


-  Không quy định về hàng thừa kế, mà liệt kê các
trường hợp cụ thể chia thừa kế theo pháp luật.
-  Di sản thừa kế được trích một phần dùng vào việc
thừa tự (Di sản hương hỏa) (Điều 388)

60
Các trường hợp chia thừa kế
theo pháp luật

ü  Trường hợp 1: Vợ chồng không có con nhưng


một người chết trước (Điều 375).
ü  Trường hợp 2: Vợ chồng có con, một người chết
trước, con lại chết theo (Điều 376).
ü  Trường hợp 3: Chồng (vợ) cùng vợ (chồng)
trước có con, vợ (chồng) sau không có con mà
chồng (Vợ) chết (Điều 374).

61
c. Di sản hương hỏa

-  Hương hỏa (nhang đèn): là phần điền sản được


trích (ít nhất là 1/20) từ di sản của người chết để lại
dùng vào việc thờ cúng tổ tiên (Điều 388).
-  Phần hương hỏa được ưu tiên giao cho con trai
trưởng (người vợ cả) và trong trường hợp không có
con trai trưởng hoặc cháu trai trưởng hoặc con trai
(cháu trai) bị ác tật, người con gái giữ gìn khối di
sản hương hỏa này.
62
II. Pháp luật về hôn nhân và gia đình

1. Pháp luật về quan hệ hôn nhân


a.  Kết hôn

b.  Ly hôn

2. Pháp luật về quan hệ gia đình

2020 63
a. Kết hôn
(1) Về điều kiện kết hôn

Điều kiện 1: Phải có sự đồng ý của hai bên


cha mẹ (người trưởng họ hoặc trưởng làng)
•  Nam, nữ không được tự ý kết hôn với
nhau, mà phải xin phép cha mẹ.
•  Cha mẹ đóng vai trò là người chủ hôn.

2020 64
Điều kiện kết hôn

Người kết hôn mà không đủ sính lễ đến nhà


cha mẹ (người con gái) (nếu cha mẹ chết cả, thì
đem đến nhà người trưởng họ hay nhà người
trưởng làng) để xin, mà thành hôn với nhau
một cách cẩu thả thì phải biếm một tư và theo
lệ sang hèn…, người con gái phải bị phạt 50 roi.
(Điều 314 QTHL).
2020 65
a.Kết hôn
(1) Về điều kiện kết hôn

Điều kiện 2: Nam, nữ phải đạt độ tuổi theo


quy định pháp luật.
“Con trai từ 18 tuổi, con gái từ 16 tuổi mới
có thể thành hôn, ngoài ra bản thân hoặc
người chủ hôn (là cha mẹ hoặc người trưởng
tộc) phải không có tang”.
Trích: Thiên nam dư hạ tập
2020 66
a.Kết hôn
(1) Về điều kiện kết hôn

Điều kiện 3: không vi phạm vào những


trường hợp cấm kết hôn theo quy định PL.

Điều 316 Điều 323


Điều 317 Điều 334
Điều 318 Điều 338
Điều 319 Điều 339

2020 67
Cấm kết hôn giữa những người
thân thích

“Người vô lại lấy cô, dì, chị em gái, kế nữ


(con gái riêng của vợ), người thân thích, đều
phỏng theo luật gian dâm mà trị tội”

(Điều 319 QTHL).

2020 68
Cấm kết hôn khi đang có tang cha
mẹ hoặc tang chồng

“Ai đang để tang cha mẹ hoặc tang chồng mà


cưới gả thì xử tội đồ. Biết mà vẫn kết hôn thì
biếm ba tư và phải chia lìa”.
(Điều 317 QTHL).

2020 69
Cấm kết hôn khi ông ba, cha mẹ
đang chấp hành hình phạt

“Trong khi ông bà, cha mẹ bị giam cầm tù


tội, mà lấy vợ lấy chồng thì đều xử biếm ba tư
và đôi vợ chồng phải ly dị. Nếu ông bà, cha mẹ
có cho phép thì chỉ được làm lễ thành hôn mà
không được bày cỗ bàn ăn uống, trái luật thì xử
biếm một tư”.
(Điều 318 QTHL).
2020 70
Cấm kết hôn trong trường hợp có thể
ảnh hưởng đến chính trị

“Các quan ty ở trấn ngoài mà lấy đàn bà ở trong


hạt mình, thì xử phạt 70 trượng, biếm ba tư và bãi
chức” (Điều 316 QTHL).

“Các quan ty mà cùng với những người tù trưởng


ở nơi biên trấn kết làm thông gia, thì phải tội đồ hay
lưu và phải ly dị…” (Điều 334 QTHL)

2020 71
Cấm kết hôn trong trường hợp ức hiếp
người phụ nữ

“Những nhà quyền thế mà ức hiếp để


lấy con gái lương dân, thì xử tội phạt biếm
hay đồ”.

(Điều 338 QTHL)

2020 72
Cấm kết hôn trường hợp có thể ảnh
đến luân thường đạo lý

“Là anh, là em, là học trò mà lấy vợ của em,


của anh, của thầy học trò đã chết, đều xử tội lưu,
người đàn bà xử giảm một bậc; đều phải ly dị”.

(Điều 324 QTHL)

2020 73
Cấm kết hôn trường hợp có thể ảnh
đến trật tự xã hội

“Những người mối lái đem đàn bà, con gái


có tội đương trốn tránh, làm mối cho người ta
làm vợ cả, vợ lẽ thì xử tội nhẹ hơn của chính
người đàn bà ấy một bậc; người không biết thì
không phải tội”.

(Điều 339 QTHL)

2020 74
Cấm kết hôn trường hợp có thể ảnh
hưởng đến trật tự xã hội

“Các quan và thuộc lại lấy đàn bà con gái hát


xướng làm vợ cả, vợ lẽ, đều xử phạt 70 trượng,
biếm ba tư; con cháu các quan viên mà lấy những
người phụ nữ nói trên, thì xử 60 trượng; và đều phải
ly dị”.

(Điều 323 QTHL).

2020 75
a. Điều kiện kết hôn
(2) Thủ tục kết hôn
Theo QTHL quy định trách nhiệm pháp lý ở hai
bước.
Bước 1: Lễ đính hôn.
Bước 2: Lễ thành hôn.
Thiên Nam dư hạ tập quy định thủ tục kết hôn
cụ thể hơn bao gồm 4 bước: Lễ nghị hôn, Lễ định
thân (Lễ vấn danh, ra mắt), Lễ nạp trưng (Lễ dẫn
đồ cưới, Lễ đính hôn), Lễ nghênh thân (Lễ đón
dâu, thành hôn)
76
Lễ đính hôn

Hôn nhân có giá trị pháp lý kể từ khi hoàn


thành bước đính hôn: Nhà gái nhận đồ sính lễ
của nhà trai.
-> Thể hiện tính chất long trọng của việc hứa
hôn.
-> Phù hợp với phong tục, tập quán.
-> Không được “từ hôn”.
2020 77
Về “từ hôn”

-  Về nguyên tắc không được quyền từ hôn


(cả nhà trai và nhà gái).
-  Được quyền “từ hôn” trong một số
trường hợp do pháp luật quy định.
(Điều 322 QTHL)

2020 78
Từ hôn

“Con gái hứa gả chồng mà chưa thành hôn, nếu


người con trai bị ác tật hay phạm tội hoặc phá
tán gia sản thì cho phép người con gái được kêu
quan mà trả đồ lễ. Nếu người con gái bị ác tật
hay phạm tội thì không phải trả đồ lễ, trái luật thì
xử phạt 80 trượng”

(Điều 322 QTHL).


2020 79
Lễ thành hôn

Lễ thành hôn được tiến hành sau lễ đính


hôn.
Hôn nhân có giá trị thực tế sau lễ thành
hôn.
-> Hai bên nam và nữ được về sống
chung với nhau.

2020 80
b. Ly hôn

Pháp luật cho phép chấm dứt hôn nhân bằng


hình thức ly hôn trong những trường hợp sau
đây:
-  Ly hôn do lỗi của vợ.
-  Ly hôn do lỗi của chồng.
-  Thuận tình ly hôn.

2020 81
(1) Ly hôn do lỗi của vợ

Pháp luật bắt buộc người chồng phải ly


hôn vợ khi người vợ có lỗi.

(Điều 310 QTHL)

2020 82
(1) Ly hôn do lỗi của vợ

“Vợ cả, vợ lẽ phạm phải điều nghĩa tuyệt


(như thất xuất) mà người chồng chịu giấu
không bỏ thì xử biếm, tùy theo việc nặng nhẹ”.

(Điều 310 QTHL)

2020 83
Đàn bà có bảy điều phải ly dị
(Đoạn 164 Hồng Đức thiện chính thư)
Một là, không có con (Không có con là bất hiếu với
cha mẹ, cớ ấy phải bỏ);
Hai là, ghen tuông (không bỏ thì bại hoại gia đạo);
Ba là, ác tật (vì khi việc tế tự người vợ không làm
được sôi hay cỗ);
Bốn là, dâm đãng (không bỏ thì bại hoại gia đình);
Năm là, không kính cha mẹ;
Sáu là, không hòa thuận với anh em (lắm lời);
Bảy là, phạm tội trộm cắp. 84
(1) Ly hôn do lỗi của vợ

Người chồng không thể bỏ vợ khi vợ thuộc


trường hợp “Tam bất khứ”.
Một là, người vợ đã chịu tang cha mẹ (chồng);
Hai là, lúc lấy nhau nghèo hèn, sau trở nên giàu
sang;
Ba là, lúc lấy có cha mẹ, mà sau (nếu bị bỏ) thì
không nơi nương tựa.
(Đoạn 165 Hồng Đức thiện chính thư).
85
(2) Ly hôn do lỗi của chồng

Người vợ có quyền ly hôn khi người


chồng có lỗi trong những trường hợp:
-  Bỏ lửng vợ không đi lại (vi phạm nghĩa vụ
đồng cư) (Điều 308 QTHL).
-  Mắng nhiếc cha mẹ vợ phi lý (Điều 333
QTHL).
2020 86
(2) Ly hôn do lỗi của chồng

Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không


đi lại (vợ được trình quan sở tại và xã quan làm
chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con, thì cho
hạn một năm. Vì việc quan phải đi xa thì không
theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà lại ngăn cản
người khác lấy vợ cũ thì phải tội biếm
(Điều 308 QTHL).

2020 87
(2) Ly hôn do lỗi của chồng

“…Nếu con rể lấy chuyện phi lý mà mắng


nhiếc cha mẹ vợ, đem việc thưa quan sẽ
cho ly dị”.

(Điều 333 QTHL)

2020 88
(3) Thuận tình ly hôn

“Hai vợ chồng bất hòa thuận nguyện xin ly


dị, thì tờ ly hôn phải tay viết tay ký. Tờ hợp đồng
(ly hôn) ấy phải làm thành hai bản, vợ chồng mỗi
người cầm một bản, rồi mỗi người phân chia một
nơi... Ngoài ra kể đến sự chia nhau đồng tiền,
chiếc đũa, cùng là người ngoài viết hộ ly hôn thư,
mà lời lẽ không hợp phép, đều cho tờ ly hôn thư
ấy vô hiệu, lại bắt phải đoàn tụ làm vợ chồng”.
(Đoạn 167 Hồng Đức thiện chính thư)
89
2. Pháp luật về quan hệ gia đình

a. Quan hệ giữa vợ và chồng


b. Quan hệ giữa cha mẹ và con cáI
Đặc trưng cơ bản:
Đề cao quyền lợi của người gia trưởng.
Bảo vệ hai mối quan hệ giường cột theo quan
niệm của Nho giáo: cha – con, chồng – vợ.

2020 90
Nhận xét chung về chế độ hôn nhân
và gia đình theo pháp luật Lê sơ
•  Thừa nhận chế độ hôn nhân gia đình gia trưởng,
phụ hệ
•  Chịu ảnh hưởng nặng nề của học thuyết Nho
giáo: Bảo vệ tuyệt đối mối quan hệ giữa cha –
con; chồng – vợ
•  Vẫn bảo vệ quyền của người phụ nữ (người vợ)
ở một chừng mực nhất định.
•  Thể hiện đạo lý truyền thống dân tộc
91

You might also like