You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM

KHOA QUẢN TRỊ

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM

BUỔI THẢO LUẬN LẦN THỨ MƯỜI

GVHD: Lê Vũ Huy

Lớp: QTL47A1

Nhóm thực hiện: Nhóm 6

1. Phạm Hoàng An 2253401020004


2. Trần Ngọc Gia An 2253401020005
3. Nguyễn Kỳ Anh 2253401020019
4. Nguyễn Phương Anh 2253401020022
5. Nguyễn Quỳnh Anh 2253401020023
6. Nguyễn Ngọc Gia Bảo 2253401020030
7. Đặng Thị Tuyết Chi 2253401020037
8. Trần Thị Bích Đào 2253401020044
9. Đinh Ngọc Điệp 2253401020047
10. Võ Xuân Hạ 2253401020067

TPHCM, 2024

MỤC LỤC
I. NHẬN ĐỊNH:.................................................................................................................2
25. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống
người thi hành công vụ (Điều 330 BLHS)....................................................................2
28. Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340
BLHS)..............................................................................................................................2
29. Làm giả giấy tờ của cơ quan, tố chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài
liệu của cơ quan, tố chức (Điều 341 BLHS).................................................................2
II. BÀI TẬP:.......................................................................................................................2
Bài tập 14:.......................................................................................................................2
Bài tập 15:.......................................................................................................................3
Bài tập 16.........................................................................................................................5
Bài tập 19.........................................................................................................................8
Bài tập 24:.....................................................................................................................11

1
I. NHẬN ĐỊNH:
25. Dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không chỉ cấu thành Tội chống người
thi hành công vụ (Điều 330 BLHS)
- Nhận định đúng.
- CSPL: Điều 123 BLHS 2015, Nghị quyết 04/HĐTP năm 1986 Mục 5 Chương VI.
- Căn cứ Nghị quyết 04/HĐTP năm 1986 Mục 5 Chương VI quy định: “Nếu người phạm
tội giết người thi hành công vụ, thì họ bị xử lý về tội giết người”. Nếu dùng vũ lực chống
người thi hành công vụ mà tước đoạt tính mạng của người thi hành công vụ thì sẽ cấu
thành Tội giết người Điều 123. Do đó, dùng vũ lực chống người thi hành công vụ không
chỉ cấu thành Tội chống người thi hành công vụ.

28. Mọi hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung hộ chiếu đều cấu thành Tội sửa
chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức (Điều 340
BLHS).
- Nhận định sai.
- CSPL: Điều 340 BLHS 2015.
- Chỉ hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung hộ chiếu thì chưa đủ dấu hiệu để cấu thành
tội theo Điều 340. Theo đó ngoài hành vi trên thì người đó phải sử dụng giấy tờ trên thực
hiện tội phạm hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về
tội này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành Tội sửa chữa và sử dụng
giấy chứng nhận các tài liệu của cơ quan tổ chức.

29. Làm giả giấy tờ của cơ quan, tố chức là hành vi chỉ cấu thành Tội làm giả tài liệu
của cơ quan, tố chức (Điều 341 BLHS).
- Nhận định sai.
- Đối với hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức không đủ cấu thành Tội làm giả tài
liệu ở Điều 341 BLHS mà còn phải phụ thuộc theo mức độ nghiêm trọng của hành vi ở
việc mục đích của hành vi làm giả nhằm để thực hiện hành vi trái pháp luật khác. Do đó,
nếu hành vi trên thực hiện hành vi trái pháp luật thì mới coi là tội phạm theo quy định
Điều 341 BLHS. Ngược lại, nếu việc làm giả mà sử dụng vào mục đích khác thì không
được coi là tội phạm, mà chỉ xem xét xử phạt hành chính.

2
II. BÀI TẬP:
Bài tập 14:
Khoảng 14 giờ, Tâm đang ngủ trưa tại nhà thì có Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi.
Khi mọi người đang ngồi chơi thì Dân đề xuất mọi người cùng tham gia đánh bạc bằng
hình thức “đánh xóc đĩa” và được mọi người nhất trí. Tâm đi lấy bát, một đĩa sứ và một
hột súc sắc.
Đến 16 giờ khi mọi người đang sát phạt nhau thì bị lực lượng công an bắt quả
tang. Tang vật thu giữ gồm: một bát, một đĩa sứ, một hột súc sắc cùng tổng số tiền thu
trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.
Về vụ án này, có 3 quan điểm về việc xác định tội danh đối với Tâm:
a. Tâm phạm tội đánh bạc.
b. Tâm phạm tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc.
c. Tâm phạm tội đánh bạc và gá bạc.
Theo Anh (chị), Tâm phạm tội gì? Tại sao?

Theo em, tội danh mà Tâm phạm là Tội đánh bạc quy định tại Điều 321 BLHS 2015.
Khách thể của tội phạm
Xâm phạm trật tự công cộng, trật tự trị an xã hội; đồng thời ảnh hưởng đến cuộc sống gia
đình người nhà Tâm
Mặt khách quan của tội phạm
Tâm đã thực hiện hành vi tham gia đánh bạc bằng hình thức “đánh xóc đĩa” và tổng số
tiền thu trên chiếu bạc là 15.000.000 đồng.
Chủ thể của tội phạm
Tâm là người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định
Mặt chủ quan của tội phạm
Tâm thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Tâm nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm
cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện được hành vi đánh bạc.
Ngoài ra, về Tội tổ chức đánh bạc và gá bạc thì Tâm không thỏa các dấu hiệu định
tội như sau:
Mặt khách quan của tội phạm
- Tổ chức đánh bạc là hành vi rủ rê, lôi kéo người khác tham gia vào hoạt động trái phép.
- Gá bạc là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc một địa điểm khác mà người gá bạc có
quyền quản lý để được thực hiện hành vi đánh bạc trái phép
Như vậy, Tâm không thỏa mãn các dấu hiệu trên. Về hành vi tổ chức đánh bạc thì
Tâm đang ngủ trưa ở nhà thì Dân, Hoàng, Nghĩa đến chơi và chính Dân là người đề xuất
chơi “đánh xóc đĩa” chứ Tâm không hề có ý định rủ rê, lôi kéo mọi người tham gia vào
hoạt động đánh bạc trái phép. Đồng thời Tâm cũng không tổ chức nơi cầm cố tài sản cho
người tham gia đánh bạc, lắp đặt trang thiết bị phục vụ cho việc đánh bạc, phân công
người canh gác, người phục vụ, sắp đặt lối thoát khi bị vây bắt, sử dụng phương tiện để
trợ giúp cho việc đánh bạc nên không thỏa dấu hiệu định tội về Tội gá bạc.

3
Bài tập 15:
A, B bàn bạc với nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất
mỗi người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn. Để đối phó với cơ
quan chức năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi. Chúng đã thuê 01 xe ô tô để chở
những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. Chúng thuê C và D đi theo đám
đánh bạc, canh gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền công
150.000 đồng/ngày. H là người bán trà đá dạo. Thấy A, B hay đưa đám bạc ra ngoại
thành đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà. A đồng ý cho H đi theo đám bạc để
bán trà đá mỗi ngày. Tiền bán trà đá H không chung chi gì cho A, B.
Vụ việc bị phát giác. Công an bắt giữ được A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc. Công
an đã thu giữ 14.500.000 sđồng trên chiếu bạc; thu giữ được 13.500.000 trên người của
những người tham gia đánh bạc; thu giữ được 8.000.000 đồng trong bóp tiền của A.
1. Anh (chị) hãy xác định số tiền đánh bạc trong vụ án này. Biết rằng, những người
đánh bạc thừa nhận số tiền trên người là của họ là để dùng đánh bạc, A khai rằng
số tiền 8 triệu trong bóp của A là tiền vợ đủa để mau xe Honda và A không dùng
số tiền đó để đánh bạc. Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
2. Anh (chị) hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
3. Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
1.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 321 BLHS 2015 quy định người nào đánh bạc trái phép dưới
bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000 triệu đồng đến
dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp trên,
công an bắt giữ A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc trái phép. Do đó, số tiền đánh bạc
được xác định trong vụ án trên là:
- Thứ nhất, số tiền 14.500.000 đồng bị công an thu giữ trên chiếu bạc được coi là số
tiền đánh bạc bởi vì số tiền này do những người tham gia đánh bạc trái phép sử
dụng trực tiếp để đánh bạc.
- Thứ hai, số tiền 13.500.000 đồng bị thu giữ trên người của những người đánh bạc
bởi vì công an bắt giữ trong lúc những người đó đang đánh bạc.
- Thứ ba, số tiền 8.000.000 đồng trong bóp của A không được coi là số tiền đánh
bạc trái phép bởi A khai báo tiền đó không dunhf để đánh bạc mà là tiền vợ đưa để
mua xe Honda và đã được điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
Như vậy, tổng số tiền đánh bạc trong vụ án trên là: 14.500.000 đồng + 13.500.000
đồng = 28.000.000 đồng.
2.
Đối với A, B:
A, B phạm Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Điều 322 BLHS 2015. Cụ thể:
4
- Khách thể: A, B xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự xã hội.
- Mặt khách quan: A, B có hành vi tổ chức đánh bạc. Cụ thể A, B bàn bạc với
nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất góp mỗi
người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chỉ dùng cho kế hoạch đã bàn và thuê xe ô
tô để chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. A, B tổ
chức cho 10 đánh bạc trở lên trong cùng một lúc với tổng số tiền, hiện vật dùng
để đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thỏa mãn điểm a khoản 1 Điều 322
BLDS 2015.
- Chủ thể: A, B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm
hình sự đầy đủ.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. A và B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của mình và mong muốn hậu quả
xảy ra.
Đối với C, D:
C, D phạm tội với vai trò là người giúp sức cho A, B bởi vì C, D là người tạo điều
kiện tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Cụ thể C, D được A, B thuê đi theo
đánh bạc, canh gác và nhận tiền công 150.000 đồng/ngày. Do đó, C và D là đồng
phạm với A và B căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 17 BLHS 2015.
Đối với H:
H không phạm tội vì không đủ dấu hiệu pháp lý để cấu thành tội phạm.
3.
Hành vi của những người tham gia đánh bạc sẽ cấu thành Tội đánh bạc theo khoản 1
Điều 321 BLHS 2015. Cụ thể:
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự công cộng.
+ Đối tượng tác động: tiền.
- Mặt khách quan: Hành vi của những người này là hành vi đánh bạc bằng tiền.
Số tiền thu được trên chiếu bạc là 14.500.000 đồng.
- Chủ thể: Những người đánh bạc có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

Bài tập 16
A là gái mại dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm. Sau khi thỏa thuận giá cả là
200.000 đồng, A đưa B và C đến nhà D là người cho A thuê chỗ để hành nghề. Sau khi
hành lạc xong B giả quên tiền nên yêu cầu về nhà lấy tiền trả cho A và để lại giấy chứng
minh nhân dân (CMND) làm tin. A chờ không thấy B và C đến nên đã đến địa chỉ ghi
trong giấy CMND thì người có giấy CMND là một thanh niên khác và có nói anh bị mất
giấy CMND. A tìm kiếm, phát hiện ra chỗ ở của B, C và yêu cầu công an giải quyết về
hành vi của B và C.

5
Anh (chị) hãy xác định có tội phạm trong vụ việc này hay không với giả định:
a. A là người dưới 16 tuổi
TH1: A là người dưới 13 tuổi
B và C phạm Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi ( theo điểm b, khoản 1 Điều 142 BLHS
2015)
Khách thể: hành vi của B và C xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khoẻ, danh dự,
nhân phẩm của trẻ em.
Đối tượng tác động: trẻ em – A người dưới 13 tuổi
Chủ thể: chủ thể thường, B và C có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại
Điều 21 BLHS 2015 và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 12
BLHS 2015.
Về mặt khách quan: hành vi của B và C là hành vi giao cấu với A (người dưới 13 tuổi
theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 142 BLHS 2015).
Về mặt chủ quan: B và C thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: B và C nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước
hậu quả hành vi của mình.
- Về ý chí: B và C mong muốn hậu quả xảy ra
TH2: A là người từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi
B và C phạm Tội mua dâm người dưới 18 tuổi ( theo điểm b, khoản 2 Điều 329 BLHS
2015) và D phạm Tội chứa mại dâm ( điểm a, khoản 3 Điều 327 BLHS 2015)
Hành vi của B và C thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý để cấu thành Tội mua dâm
người dưới 18 tuổi.
Khách thể: Hành vi của B và C là hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội, gây ảnh hưởng
xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của
người chưa thành niên.
Đối tượng tác động: con người – A (người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi)
Chủ thể: chủ thể thường, B và C có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại
Điều 21 BLHS 2015 và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 12
BLHS 2015.
Về mặt khách quan: B và C có hành vi dùng tiền (thoả thuận giá cả 200.000 đồng) để trả
cho người chưa thành niên (A) để được giao cấu với người đó.
Về mặt chủ quan: B và C thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.

6
- Về lý trí: B và C nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước
hậu quả hành vi của mình.
- Về ý chí: B và C mong muốn hậu quả xảy ra.
Hành vi của D thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý để cấu thành Tội chứa mại dâm
( điểm a, khoản 3 Điều 327 BLHS 2015)
Khách thể: hành vi của D xâm phạm đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn
hoá, trật tự trị an xã hội.
Đối tượng tác động: con người - A (người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi).
Chủ thể: chủ thể thường, D có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều
21 BLHS 2015 và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 12 BLHS
2015.
Về mặt khách quan: D có hành vi chứa chấp việc mại dâm, D cho thuê chỗ để hành nghề
mại dâm.
Về mặt chủ quan: D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: D nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước hậu
quả hành vi của mình.
- Về ý chí: D mong muốn hậu quả xảy ra.
b. A là người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi
B và C phạm Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (khoản 1 Điều 329 BLHS 2015) và D
phạm Tội chứa mại dâm (điểm đ, khoản 2 Điều 327 BLHS 2015)
Hành vi của B và C thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý để cấu thành Tội mua dâm
người dưới 18 tuổi (theo khoản 1 Điều 329 BLHS 2015):
Khách thể: Hành vi của B và C là hành vi xâm phạm đến trật tự xã hội, gây ảnh hưởng
xấu đến đạo đức, thuần phong mỹ tục và ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của
người chưa thành niên.
Đối tượng tác động: con người – A (người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi).
Chủ thể: chủ thể thường, B và C có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại
Điều 21 BLHS 2015 và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 12
BLHS 2015.
Về mặt khách quan: B và C có hành vi dùng tiền (thoả thuận giá cả 200.000 đồng) để trả
cho người chưa thành niên (A) để được giao cấu với người đó.
Về mặt chủ quan: B và C thực hiện tội phạm với lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: B và C nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy
trướchậu quả hành vi của mình.

7
- Về ý chí: B và C mong muốn hậu quả xảy ra.
Hành vi của D thỏa mãn các dấu hiệu pháp lý để cấu thành Tội chứa mại dâm (theo
điểm đ, khoản 2 Điều 327 BLHS 2015):
Khách thể: hành vi của D xâm phạm đến đạo đức, thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn
hoá, trật tự trị an xã hội.
Đối tượng tác động: con người - A (người trên 16 tuổi và dưới 18 tuổi).
Chủ thể: chủ thể thường, D có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều
21 BLHS 2015 và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo qui định tại Điều 12 BLHS
2015.
Về mặt khách quan: D có hành vi chứa chấp việc mại dâm, D cho thuê chỗ để hành nghề
mại dâm.
Về mặt chủ quan: D thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.
- Về lý trí: D nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm pháp luật, thấy trước hậu
quả hành vi của mình.
- Về ý chí: D mong muốn hậu quả xảy ra.
c. A là người trên 18 tuổi
Đối với trường hợp này, B và C không phải chịu trách nhiệm hình sự mà chỉ bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi mua dâm, bởi vì:
- B và C đã có hành vi giao cấu thuận tình với A thông qua chi tiết: “A là gái mại
dâm. B và C đến gặp A thỏa thuận mua dâm”.
- B và C có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại Điều
12 BLHS.
- Người mua dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính
bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 22 Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 (có thể bị phạt tiền đến 5.000.000 đồng).
Người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây
truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Mua dâm
người chưa thành niên theo quy định tại Điều 256 Bộ luật Hình sự (có thể bị phạt
tù đến 15 năm tù) hoặc tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều
117 BLHS (có thể bị phạt tù đến 7 năm tù).
- Người bán dâm, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính
bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định tại Điều 23 Nghị định
167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 (có thể bị phạt tiền đến 500.000 đồng), bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh.
Cơ sở pháp lý: Điều 22, Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

8
Bài tập 19
Sau khi nhậu xong, A chở B và C không đội nón bảo hiểm phóng nhanh, lạng lách trên
đường. Thấy vậy, T và H là chiến sĩ đội tuần tra giao thông đuổi theo, ép xe của A vào lề
đường và yêu cầu xuất trình giấy tờ. A liền xuống xe, mở cốp lấy cây mã tấu dài khoảng
35cm chạy tới chém liên tiếp vào H. T rút súng ra để giải nguy cho đồng đội thì ngay lập
tức bị B xông vào tước vũ khí rồi chĩa nòng súng vào người T doạ bắn, T hoảng sợ chạy
vào con hẻm gần đó. Sau khi thấy H nằm bất động và T đã bỏ chạy. A, B, C dùng mã tấu,
gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu
đồng) mà T và H đang sử dụng rồi lên xe bỏ trốn cùng với khẩu súng mà B lấy của T.
Anh H sau đó được đưa cấp cứu nhưng đã tử vong do đa vết thương ở đầu và bụng.
Hãy xác định tội danh trong tình huống trên và giải thích tại sao?

Hành vi của ba người A, B, C mang tính chất đồng phạm về các tội sau: Tội chống
người thi hành công vụ theo Điều 330 BLHS 2015 , Tội cố ý làm hư hỏng tài sản theo
Điều 178 BLHS 2015.
Hành vi của riêng A phạm tội Tội giết người theo Điều 123 BLHS 2015.
Hành vi của riêng B phạm tội Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật
quân sự theo Điều 304 BLHS 2015.
Về Tội giết người, hành vi của A thoả mãn dấu hiệu định khung tăng nặng là giết người
đang thi hành công vụ tại điểm d khoản 1 Điều 123 BLHS 2015:
- Chủ thể: A là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: Tính mạng của cảnh sát giao thông H. Vì anh H là cảnh sát đang thực
hiện công việc của mình nên việc A giết anh H thoả mãn dấu hiệu định khung tăng
nặng giết người đang thi hành công vụ.
- Mặt chủ quan: Dấu hiệu lỗi trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp. A nhận thức
được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được nếu đâm vào đầu
và bụng (đều là nơi trọng yếu của cơ thể) sẽ gây ra hậu quả chết người nhưng vẫn
mong muốn hậu quả đó xảy ra vì A không chỉ đâm 1 lần mà nhiều lần.
- Mặt khách quan:
Hành vi: A mở cốp lấy mã tấu (hung khí nguy hiểm) chém liên tiếp vào đầu và
bụng H (đều là nơi trọng yếu của cơ thể).
Hậu quả: Anh H tử vong.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả là
cái chết của anh H.
Về Tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:
- Chủ thể: B là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: B đã xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước đối với vũ khí quân dụng
và xâm phạm tới an toàn, trật tự xã hội. Đối tượng tác động là vũ khí quân dụng:
khẩu súng của cảnh sát T.

9
- Mặt chủ quan: Dấu hiệu lỗi trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức
rõ tính trái pháp luật và nguy hiểm trong hành vi chiếm đoạt vũ khí quân dụng của
mình nhưng vẫn cố tình thực hiện.
- Mặt khách quan:
Hành vi: B đã có hành vi trộm cắp khẩu súng của T sau khi đã tước đoạt được từ
tay T.
Hậu quả: Vũ khí quân dụng bị chiếm đoạt.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trộm cắp vũ khí quân dụng của B là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Về Tội chống người thi hành công vụ:
- Chủ thể: A, B, C đều là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: Các chủ thể trên đã xâm phạm hoạt động quản lý bình thường, đúng
đắn của cơ quan Nhà nước. Đối tượng tác động là người thi hành công vụ T và H.
- Mặt chủ quan: Dấu hiệu lỗi trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp. Các chủ thể
đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được
hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.
- Mặt khách quan:
Hành vi: A dùng vũ lực (dùng mã tấu chém H) cản trở không cho cảnh sát H thực
hiện nhiệm vụ của mình.
B đe doạ dùng vũ lực (chĩa nòng súng vào người T doạ bắn) uy hiếp tinh thần cảnh
sát T khiến cảnh sát T lo sợ nên không thực hiện được nhiệm vụ.
A, B và C là đồng phạm, A và B là người thực hành còn C tuy không có hành
động nhưng có sự nhất trí với hành vi của A và B, để mặc cho hậu quả xảy ra. Vậy
hành vi trên thoả mãn dấu hiệu định khung tăng nặng: chống người thi hành công
vụ có tổ chức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 330 BLHS 2015.
Hậu quả: Cảnh sát T bỏ chạy, không thực hiện được công việc của mình còn cảnh
sát H bị thương rồi chết.
Mối quan hệ nhân quả: Tất cả hành vi của các chủ thể trên là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Về Tội cố ý làm hư hỏng tài sản:
- Chủ thể: A, B, C đều là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ
tuổi chịu trách nhiệm hình sự.
- Khách thể: Hành vi của A, B và C đã xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của 2
người cảnh sát giao thông, vì chỉ gây thiệt hại 5 triệu đồng nghĩa là tài sản chỉ bị
giám giá trị sử dụng ở mức độ còn khả năng khôi phục lại được nên không kết tội
huỷ hoại tài sản (đối tượng tác động: xe chuyên dụng của cảnh sát giao thông), có
thể kết luận hành vi trên thoả mãn dấu hiệu định khung tăng nặng cố ý làm hư
hỏng tài sản vì lý do công vụ của người bị hại theo điểm e khoản 2 Điều 178
BLHS 2015.
- Mặt chủ quan: Dấu hiệu lỗi trong trường hợp trên là lỗi cố ý trực tiếp. Các chủ thể
đều nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được
hậu quả nguy hiểm có thể xảy ra nhưng mong muốn hậu quả đó xảy ra.

10
- Mặt khách quan:
Hành vi: A, B, C dùng mã tấu, gạch, đá đập phá làm hư hỏng chiếc xe chuyên
dùng của CSGT (gây thiệt hại 5 triệu đồng) mà T và H đang sử dụng.
Hậu quả: Chiếc xe bị hư hỏng, gây thiệt hại 5 triệu đồng.
Mối quan hệ nhân quả: Hành vi đập phá của A, B, C là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến việc tài sản bị hư hỏng, giảm giá trị sử dụng.

Bài tập 24:


A đã thuê B làm giả 13 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với tổng số tiền phải chi trả
cho số giấy tờ này là 530 triệu đồng. A đã dùng 9 tờ giấy giả này để vay tiền của 8 người
với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Sau khi nhận tiền, A đã đổi chỗ ở, cắt đứt mọi liên lạc. A bị
cơ quan công an điều tra bắt giữ sau đó. Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có
phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì? Tại sao?
Đối với A:
A phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS và Tội Làm giả con dấu, tài
liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu theo Điều 341 BLHS.
- Đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 BLHS:
Thứ nhất, về khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm quan hệ sở hữu.
Đối tượng tác động là tài sản: 40 tỷ
Thứ hai, về mặt khách quan: A dùng 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để vay
tiền 8 người với số tiền hơn 40 tỷ đồng. Hành vi của A là hành vi chiếm đoạt tài sản của
người khác bằng thủ đoạn gian dối. A đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật làm
cho người khác tin đó là thật mà giao tài sản trên cơ sở tự nguyện,không bị uy hiếp về
tinh thần và người chiếm đoạt tự mình thực hiện các quyền về tài sản.
Hậu quả là chiếm đoạt hơn 40 tỷ đồng của 8 người. Hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của A là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến quyền sở hữu tài sản của 8 người bị xâm phạm.
Thứ ba, về mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý. A nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả
xảy ra.
Thứ tư, về chủ thể: A là chủ thể thường, thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định.
- Đối với Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu
theo Điều 341 BLHS:
Thứ nhất, về khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm trật tự quản lý hành
chính của Nhà Nước. Đối tượng tác động là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Giấy tờ
của cơ quan Nhà nước.

11
Thứ hai, về mặt khách quan: A có hành vi sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
giả. Hành vi của A là sử dụng tài liệu, giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành
vi trái pháp luật. Cụ thể A sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để vay tiền 8
người với số tiền hơn 40 tỷ đồng.
Thứ ba, về mặt chủ quan: A thực hiện hành vi với lỗi cố ý. A nhận thức rõ hành vi của
mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả
xảy ra.
Thứ tư, về chủ thể: A là chủ thể thường, thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định.
Đối với B:
B phạm Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu theo
Điều 341 BLHS.
Thứ nhất, về khách thể: Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm trật tự quản lý hành
chính của Nhà Nước. Đối tượng tác động là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - Giấy tờ
của cơ quan Nhà nước.
Thứ hai, về mặt khách quan: B có hành vi làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hành vi của B là làm giả tài liệu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; B không có thẩm quyền
cấp các loại giấy tờ của cơ quan, tổ chức nhưng bằng những cách thức khác mà tạo ra tài
liệu giấy tờ để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, về mặt chủ quan: B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn
hậu quả xảy ra.
Thứ tư, về chủ thể: B là chủ thể thường thỏa mãn điều kiện về năng lực trách nhiệm hình
sự và đạt độ tuổi theo luật định.

12

You might also like