You are on page 1of 3

Bài 15:

A, B bàn bạc với nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất
mỗi người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chi dùng cho kế hoạch đã bàn. Để đối phó với cơ
quan chức năng, địa điểm đánh bạc luôn được thay đổi. Chúng đã thuê 01 xe ô tô để chở
những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. Chúng thuê C và D đi theo đám
đánh bạc, canh gác và nhận tiền chung chi của những người đánh bạc với tiền công
150.000 đồng/ngày. H là người bán trà đá dạo. Thấy A, B hay đưa đám bạc ra ngoại thành
đánh bạc nên H xin A được đi theo để bán trà. A đồng ý cho H đi theo đám bạc để bán trà
đá mỗi ngày. Tiền bán trà đá H không chung chi gì cho A, B.
Vụ việc bị phát giác. Công an bắt giữ được A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc. Công
an đã thu giữ 14.500.000 sđồng trên chiếu bạc; thu giữ được 13.500.000 trên người của
những người tham gia đánh bạc; thu giữ được 8.000.000 đồng trong bóp tiền của A.
1. Anh (chị) hãy xác định số tiền đánh bạc trong vụ án này. Biết rằng, những người
đánh bạc thừa nhận số tiền trên người là của họ là để dùng đánh bạc, A khai rằng
số tiền 8 triệu trong bóp của A là tiền vợ đủa để mau xe Honda và A không dùng
số tiền đó để đánh bạc. Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
2. Anh (chị) hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
3. Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
1) Anh (chị) hãy xác định số tiền đánh bạc trong vụ án này. Biết rằng, những người đánh
bạc thừa nhận số tiền trên người là của họ là để dùng đánh bạc, A khai rằng số tiền 8 triệu
trong bóp của A là tiền vợ đủa để mau xe Honda và A không dùng số tiền đó để đánh bạc.
Kết quả điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
- Căn cứ theo khoản 1 Điều 321 BLHS 2015 quy định người nào đánh bạc trái phép
dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5.000.000
triệu đồng đến dưới 50.000.000 đồng thì bị phạt theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp trên, công an bắt giữ A, B, C, D, H và 10 người đánh bạc trái
phép. Do đó, số tiền đánh bạc được xác định trong vụ án trên là:
- Thứ nhất, số tiền 14.500.000 đồng bị công an thu giữ trên chiếu bạc được coi là số
tiền đánh bạc bởi vì số tiền này do những người tham gia đánh bạc trái phép sử
dụng trực tiếp để đánh bạc.
- Thứ hai, số tiền 13.500.000 đồng bị thu giữ trên người của những người đánh bạc
bởi vì công an bắt giữ trong lúc những người đó đang đánh bạc.
- Thứ ba, số tiền 8.000.000 đồng trong bóp của A không được coi là số tiền đánh
bạc trái phép bởi A khai báo tiền đó không dunhf để đánh bạc mà là tiền vợ đưa để
mua xe Honda và đã được điều tra xác định lời khai của A là đúng sự thật.
Như vậy, tổng số tiền đánh bạc trong vụ án trên là: 14.500.000 đồng + 13.500.000
đồng = 28.000.000 đồng.
2) Anh (chị) hãy xác định A, B, C, D và H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì?
Tại sao?
 Đối với A, B: A, B phạm Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc theo Điều 322 BLHS
2015. Cụ thể:
- Khách thể: A, B xâm phạm đến trật tự công cộng, trật tự xã hội.
- Mặt khách quan: A, B có hành vi tổ chức đánh bạc. Cụ thể A, B bàn bạc với
nhau về việc góp vốn để thu hút người tới đánh bạc. Họ đã thống nhất góp mỗi
người 3,5 triệu làm vốn để thuê xe, chỉ dùng cho kế hoạch đã bàn và thuê xe ô
tô để chở những người đánh bạc ra ngoại ô thành phố để đánh bạc. A, B tổ
chức cho 10 đánh bạc trở lên trong cùng một lúc với tổng số tiền, hiện vật dùng
để đánh bạc trị giá 5.000.000 đồng trở lên thỏa mãn điểm a khoản 1 Điều 322
BLDS 2015.
- Chủ thể: A, B đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và có năng lực trách nhiệm
hình sự đầy đủ.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp. A và B nhận thức rõ hành vi của mình là nguy
hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của mình và mong muốn hậu quả
xảy ra.
 Đối với C, D: C, D phạm tội với vai trò là người giúp sức cho A, B bởi vì C, D là
người tạo điều kiện tinh thần cho việc thực hiện tội phạm. Cụ thể C, D được A, B
thuê đi theo đánh bạc, canh gác và nhận tiền công 150.000 đồng/ngày. Do đó, C và
D là đồng phạm với A và B căn cứ theo khoản 1, 3 Điều 17 BLHS 2015.
 Đối với H: H không phạm tội vì không đủ dấu hiệu pháp lý để cấu thành tội phạm.
3) Hành vi của những người tham gia đánh bạc có cấu thành tội phạm không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
- Hành vi của những người tham gia đánh bạc sẽ cấu thành Tội đánh bạc theo
khoản 1 Điều 321 BLHS 2015. Cụ thể:
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: Xâm phạm đến trật tự công cộng.
+ Đối tượng tác động: tiền.
- Mặt khách quan: Hành vi của những người này là hành vi đánh bạc bằng tiền.
Số tiền thu được trên chiếu bạc là 14.500.000 đồng.
- Chủ thể: Những người đánh bạc có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

You might also like