You are on page 1of 2

Câu 16: Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài

sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà
tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Sai
CSPL: Điều 175 BLHS 2015.
Hành vi không trả lại tài sản sau khi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận
được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu thuộc 1 trong 2 trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Khi có sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời
hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
- Trường hợp 2: Khi tài sản đó đã được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến
không có khả năng trả lại tài sản.
Tóm lại chỉ khi thuộc 1 trong 2 trường hợp trên thì mới cấu thành tội phạm chứ không
phải mọi trường hợp.
Bài tập 15: A biết B là người buôn bán hàng cấm nên đã có hành vi sau:
a. A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm
của B với công an. Sợ bị tố giác, B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.
b. A giả làm công an nên mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt
quả tang. Thấy A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng,
yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A sẽ
tha. B chấp nhận và giao tiền cho A.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A trong các trường hợp nêu trên có phạm tội
không? Tại sao?
Trả lời:
1) A yêu cầu B phải nộp cho y một số tiền 5 triệu đồng thì sẽ không tố giác việc làm
của B với công an. Sợ bị tố giác, B đành chấp nhận và giao đủ số tiền mà A đặt ra.
Hành vi của A trong trường hợp này phạm về Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170
BLHS 2015). Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí của Tội cưỡng đoạt tài
sản:
+ Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Đối tượng tác động: Tài sản của B
+ Mặt khách quan:
 Hành vi: A có hành vi dùng thủ đoạn uy hiếp tinh thần của B là đe dọa nếu B
không đưa tiền sẽ tố giác việc mua bán hàng cấm của B.
 Hậu quả: gây thiệt hại cho B về tài sản + Chủ thể: A là chủ thể thường (đủ tuổi
và năng lực chịu trách nhiệm hình sự) đã đủ tuổi luật định và có năng lực trách
nhiệm hình sự đầy đủ
+ Mặt chủ quan:
 Lỗi: cố ý trực tiếp
 Mục đích: A thực hiện hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản, để buộc B phải đưa số
tiền 5 triệu cho A.
2) A giả làm công an nên mặc trang phục công an, đến nơi B buôn bán, ập vào bắt
quả tang. Thấy A mặc trang phục công an nên B xin được tha. A giả bộ làm căng,
yêu cầu B về trụ sở để lập biên bản. B năn nỉ, A nói đưa cho A 5 triệu đồng thì A
sẽ tha. B chấp nhận và giao tiền cho A.
Hành vi của A trong trường hợp này phạm về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt
tài sản theo điểm d khoản 2 Điều 175 BLHS 2015. Vì hành vi của A đủ điều kiện
để cấu thành tội phạm cụ thể như sau:
+ Khách thể: quyền sở hữu tài sản của B
 Đối tượng tác động: tài sản của B
+ Chủ thể: A là chủ thể thường (đủ tuổi và năng lực chịu trách nhiệm hình sự)
+ Mặt khách quan:
 Hành vi: A lợi dụng danh nghĩa cơ quan nhà nước giả làm công an để uy hiếp
tinh thần để B giao tài sản cho A
 Hậu quả: B bị thiệt hại về tài sản
+ Mặt chủ quan:
 Lỗi cố ý trực tiếp
 A nhận thức hành vi lợi dụng danh nghĩa của cơ quan Nhà nước là trái pháp luật,
thấy trước hậu quả xảy ra nhưng vẫn mong muốn nó xảy ra.

You might also like