You are on page 1of 4

19.

Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị
từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài
sản (Điều 177 BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá
trị từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản
(Điều 177 BLHS). Vì dấu hiệu cấu thành của Tội sử dụng trái phép tài
sản (Khoản 1 Điều 177 BLHS) thì yêu cầu người phạm tội phải có mục
đích cụ thể đó là “vì vụ lợi” mà thực hiện hành vi đó. Do vậy, nếu có
hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên nhưng không vì mục đích vụ lợi thì sẽ không cấu thành Tội
sử dụng trái phép tài sản.
20. Các trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
đều cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS).
Nhận định này là đúng.
Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS).
21. Mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên đều cấu thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178
BLHS).
Nhận định này là sai.
Không phải mọi trường hợp cố ý làm hư hỏng tài sản có giá trị từ 2 triệu
đồng trở lên đều cấu thành Tội cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178
BLHS). Về mặt chủ quan của Tội hủy hoại tài sản: người phạm tội này
được xác định là người có lỗi cố ý trong việc thực hiện hành vi phạm tội.
Điều đó có nghĩa là bản thân người phạm tội hoàn toàn biết và nhận thức
được về hậu quả mà hành vi của mình sẽ gây ra nhưng vẫn cố ý để mặc
cho hậu quả đó xảy ra, với mục đích hủy hoại đi tài sản thuộc quyền sở
hữu hợp pháp của người khác. Do vậy, chỉ cần căn cứ ý chí chủ quan
của người phạm tội và phương thức thực hiện hành vi phạm tội là mong
muốn tài sản đó mất giá trị sử dụng, thì dù trên thực tế tài sản đó vẫn còn
khả năng sử dụng thì hành vi này được coi là huỷ hoại tài sản.
Ví dụ: A mua 1 lít xăng về tưới lên chiếc xe SH của B sau đó châm lửa
đốt nhưng do được mọi người kịp thời phát hiện đã dập tắt được ngọn
lửa, chiếc xe chỉ bị cháy lớp vỏ nhựa bên ngoài, thiệt hại là 2 triệu đồng,
Chiếc xe chưa bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có
khả năng phục hồi nhưng xét hành vi của A là muốn huỷ hại chiếc xe
nên A phạm Tội cố ý huỷ hoại tài sản.
22. Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý
là hành vi chỉ cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài
sản (Điều 180 BLHS).
Nhận định này là sai.
Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên do vô ý là hành
vi không chỉ cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản
(Điều 180 BLHS). Trong trường hợp người gây thiệt hại là chủ thể
thường thì đây là dấu hiệu cấu thành thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS). Còn trong trường hợp, chủ thể gây
thiệt hại là người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài
sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì là yếu tố cấu
thành Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ
quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179, BLHS).
23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) chỉ
là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của
Nhà nước.
Nhận định này là sai.
Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179 BLHS) không chỉ là
người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước.
Vì ngoài "người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của
Nhà nước" thì Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Còn có các hành vi thiếu trách
nhiệm gây thiệt hại đến tài sản cua сơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì
lúc nay chủ thể không còn là người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác
quản lý tài sản của Nhà nước.
Do vậy, lúc này chủ thể không còn là người có nhiệm vụ trực tiếp trong
công tác quản lý tài sản của Nhà nước mà có thể là người có chức vụ
quyền hạn trong quản lý tài sản, hoặc người có nhiệm vụ bảo quản bảo
vệ, người có nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn tài sản đã được giao để sử dụng
trong cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (lái xe được giao ô tô,...).
24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Nhận định này là sai.
Trên thực tế, có hai trường hợp xảy ra khi dùng tiền giả mua hàng hóa,
đó là:
- Người vi phạm chỉ phạm Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả (Điều 207 BLHS).
- Người vi phạm vừa phạm Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền
giả vừa phạm Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoàn thành khi chủ thể thực hiện đã
chiếm giữ được tài sản sau khi dùng thủ đoạn gian dối để làm cho người
chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản bị mắc lừa, giao tài sản cho
người phạm tội hoặc không nhận tài sản đáng lẽ phải nhận. Ví dụ: “Anh
A trộn lẫn 5.000.000 đồng tiền giả với tiền thật đến cửa hàng vàng đổi ra
vàng và bị chủ cửa hàng phát hiện và không thực hiện trao đổi” - Tuy
nhiên, chủ cửa hàng vàng đã phát hiện ra dẫn đến kết quả là anh A
không thể chiếm đoạt được tài sản, đó là vàng thật. Do đó, thủ đoạn gian
dối của anh A không dẫn đến được mục đích lừa đảo, hay nói cách khác
tội lừa đảo chiểm đoạt tài sản chưa hoàn thành. Song, anh A đã sử dụng
thủ đoạn gian dối, đã thực hiện hành vi đưa tiền giả vào thị trường để
lưu thông. Tức là tội lưu hành tiền giả đã được hoàn thành. Như vậy,
trong trường hợp này, anh A chỉ phải bị xử lý về hành vi lưu hành tiền
giả.

You might also like