You are on page 1of 3

Nhận định:

26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới đều cấu
thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).

Nhận định Sai

Cơ sở pháp lý: Điều 188 BLHS

Không phải mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới
đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS). Trong trường hợp hàng hóa là đối tượng tác động của tội
phạm khác thì hành vi này sẽ không cấu thành Tội buôn lậu theo Điều 188. Ví dụ, hành vi buôn bán trái
phép hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa và ngược lại, nếu thuộc trường hợp
quy định tại các điều 248, 249, 250, 251, 252, 253, 254, 304, 305, 306 và 311 Bộ luật Hình sự năm 2015
thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm quy định tại các điều luật tương ứng
nêu trên mà không bị xét xử về tội buôn lậu.

27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký
công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng giả.

Nhận định Sai.

Cơ sở pháp lý: điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 08/2013/NĐ-CP

Không phải cứ là hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn đã đăng ký,
công bố, ghi trên bào bì là hàng giả. Để hàng hóa là hàng giả thì phải đáp ứng điều kiện theo điểm b
khoản 1 Điều 4 NĐ 08/2013/NĐ-CP: “Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính, tổng các chất dinh
dưỡng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản khác chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng,
quy chuẩn kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa”.

28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
(Điều 190 BLHS).

Nhận định Đúng.

Cơ sở pháp lý: Điều 190 BLHS.

Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm mà có
những hàng hóa tuy cũng là loại Nhà nước cấm kinh doanh nhưng đã được quy định là đối tượng của
các tội phạm khác nên không còn là đối tượng tác động của tội phạm này. Chẳng hạn, hàng cấm là đối
tượng của các Điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311… như: ma túy, vũ khí
quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ… thì không
thuộc đối tượng của tội phạm này.

29. Hàng giả chỉ là đối tượng của các tội được quy định tại điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định Sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 226 BLHS

Hàng giả không chỉ là đối tượng của các tội được quy định tại các Điều 192, 193, 194, 195 BLHS mà còn
có thể là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226) nếu hàng hóa giả
về nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý.

34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS chỉ
là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo
quy định.

Nhận định Sai.

Cơ sở pháp lý: Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC

Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều 203 BLHS không chỉ
là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo
quy định mà còn bao gồm các hành vi khác theo Thông tư liên tịch số 10/2013/ TTLT-BTP-BCA-TANDTC-
VKSNDTC-BTC: “Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hóa, dịch vụ kèm theo; Mua,
bán hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử dụng, hóa đơn của cơ sở
kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán
hàng hóa dịch vụ; Mua, bán, sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ giữa các liên
của hóa đơn.”

37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS).

Nhận định Sai.

Cơ sở pháp lý: Điều 226 BLHS

Không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu
thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 225 BLHS mà hành vi này chỉ cấu thành tội đó
trong trường hợp đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại
hoặc thu lợi bất chính từ 100 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ
dẫn địa lý tử 100 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá 200 triệu đồng trở lên. Nói cách khác,
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 226 BLHS có cấu thành tội phạm vật chất, tức
là hành vi, hậu quả và mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là dấu hiệu bắt buộc để cấu thành tội này.
Thế nên, chỉ những hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam mang
lại hậu quả như quy định tại Khoản 1 Điều 226 BLHS thì mới cầu thành tội phạm này.

44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu thành Tội gây ô nhiễm
môi trường (Điều 235 BLHS).

Không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường đều cấu thành Tội gây ô
nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS) mà hành vi này chỉ cấu thành tội đó trong trường hợp
Bài tập 20:

Tội cướp giật (171)

1. Hành vi chiếm đoạt chiếc xe của L được thực hiện một cách “công khai” và “nhanh chóng”.
“Công khai” ở chổ khi thực hiện hành vi, L không có ý định che dấu hành vi đó và biết rõ ngay khi
hành vi này được thực hiện thì nạn nhân sẽ có thể phát hiện ngay. “Nhanh chóng” ở chổ L lợi
dụng sự sơ hở của V sau khi nhờ V nhặt bịch đồ để nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và tẩu thoát.
2. Không có tình tiết tăng nặng “có tính chất chuyên nghiệp” vì theo Nghị quyết số 01/2006/NQ-
HĐTP về "phạm tội có tính chất chuyên nghiệp" được hiểu là người phạm tội cố ý 05 lần thực
hiện tội phạm trở lên và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống, lấy kết quả
của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
3. Hành vi của người này công khai nhưng không ngang nhiên (ở chổ người này phải dùng thủ đoạn
gian dối, nhanh chóng chiếm đoạt tài sản và nhanh chóng tẩu thoát), và nạn nhân vẫn có khả
năng và điều kiện ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản đó nên không phải Tội công nhiên chiếm
đoạt tài sản (172).
4. Hành vi giả vờ làm rơi bịch đồ là hành vi đi liền trước hành vi khách quan nên dù có thủ đoạn
gian dối nhưng hành vi này không cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (174).
5. Hành vi lén lút lấy tiền từ trong bóp của L tuy là hành vi khách quan của Tội trộm cắp tài sản
nhưng tài sản bị trộm 1,95 triệu đồng không thuộc các trường hợp luật định nên không cấu
thành Tội trộm cắp tài sản (173).
6. Hành vi gọi điện kêu chuộc lại xe sau đó bán xe thì sao?

Bài tập 21:

Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (175)

1. Hành vi của A là nhận tài sản một cách ngay thẳng, hợp pháp trước khi có hành vi rút bớt tài sản
và dùng thủ đoạn để không phải trả lại tài sản
2. Hành vi không cấu thành Tội lừa dối khách hàng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 198, vì hành
vi khách quan của người này không thỏa hành vi khách quan của Tội lừa dối khách hàng. Không
có hành vi cân, đong, đo, đếm, tính gian hàng hóa; hành vi dùng thủ đoạn gian dối khác là hành
vi dùng thủ đoạn làm cho khách hàng bị nhầm lẫn, trả số tiền nhiều hơn so với giá trị hàng hóa
mua vào. Hành vi của A không làm cho khách hàng trả số tiền nhiều hơn mà là thu lợi từ lượng
dầu cung ứng cho khách hàng và dùng thủ đoạn để khiến cho lượng dầu thất thoát đó không bị
phát hiện. Khách hàng vẫn trả số tiền như thỏa thuận nhưng nhận được lượng dầu ít hơn.

Bài tập 29:

Tội trốn thuế điểm c khoản 5 Điều 200 BLHS.

Bài tập 33:

You might also like