You are on page 1of 13

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN: LUẬT HÌNH SỰ


ĐỀ TÀI SỐ..8..

PHÂN BIỆT TỘI NHẬN HỐI LỘ (ĐIỀU 354) VỚI TỘI ĐƯA HỐI LỘ
(ĐIỀU 364) VÀ TỘI MÔI GIỚI HỐI LỘ (ĐIỀU 365) TRONG BỘ
LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015. LÝ GIẢI NHỮNG TRƯỜNG HỢP MỘT
NGƯỜI ĐƯA HỐI LỘ NHƯNG KHÔNG PHẢI CHỊU TRÁCH
NHIỆM HÌNH SỰ

Sinh viên: Viên Thị Thảo Vân

Mã SV: 20063182

Lớp: K65 LKD B

Giảng viên: PGS.TS. Trịnh Tiến Việt

Hà Nội- 2021
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3

NỘI DUNG...............................................................................................................4

1. Những vấn đề lý luận cơ bản.............................................................................4

2. Các tội nhận hối lộ (Điều 354), tội đưa hối lộ (Điều 364) và tội môi giới hối lộ
(Điều 365)..............................................................................................................5

2.1. Tội nhận hối lộ quy định tại điều 354 Bộ luật Hình sự 2015......................5

2.2. Tội đưa hối lộ quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự 2015........................6

2.3. Tội môi giới hối lộ quy định tại điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015.........7

3. Các trường hợp một người đưa hối lộ nhưng không phải chịu trách nhiệm
hình sự....................................................................................................................9

KẾT LUẬN.............................................................................................................12

DANH MỤC THAM KHẢO..................................................................................13

2
LỜI MỞ ĐẦU
Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật xác định các hành vi gây
nguy hiểm cho xã hội để xác định là tội phạm và quy định hình phạt đối với các cá
nhân và pháp nhân thương mại thực hiện các tội phạm đó 1. Luật Hình sự sử dụng
phương pháp quyền uy (mệnh lệnh- phục tùng) để điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh giữa Nhà nước với cá nhân hoặc pháp nhân thương mại phạm tội.
Phương pháp quyền uy được áp dụng trong luật Hình sự bởi lẽ có sự tham gia điều
chỉnh của Nhà nước, các cá nhân hoặc pháp nhân hương mại phạm tội bắt buộc
phải chịu các hình phạt dưới sự cưỡng chế của quyền lực Nhà nước. Pháp luật nói
chung và luật Hình sự nói riêng đã và đang dần được hoàn thiện, thay đổi để phù
hợp với cuộc sống hiện tại, góp phần xây dựng đất nước văn minh, vững mạnh.
Gần đây đã xuất hiện các vụ án hình sự nghiêm trọng về chức vụ, các tội phạm về
chức vụ ngày càng nhiều đặc biệt là các tội phạm tham nhũng. Vậy nên chúng ta
cần phân biệt và hiểu rõ về các tội này để nhằm ngăn ngừa và đấu tranh chống tội
phạm về chức vụ. Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã quy định rõ tại chương XXIII, đặc
biệt ta cần phân biệt được các tội: tội nhận hối lộ (Điều 354) với tội đưa hối lộ
(Điều 364) và tội môi giới hối lộ (Điều 365) đồng thời cũng cần làm rõ được trách
nhiệm hình sự của các chủ thể phạm tội này, trong trường hợp nào thì một người
đưa hối lộ nhưng không phải chịu trách nhiệm hình sự?

1
Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Luật hình sự phần chung, trang web hocluat.vn, ngày 26/02/2021.
3
NỘI DUNG

1. Những vấn đề lý luận cơ bản.


Tội phạm là một hiện tượng xã hội- pháp lý gắn liền với sự ra đời của nhà
nước và pháp luật, cũng như sự xuất hiện của sở hữu tư nhân và sự phân chia xã
hội thành các giai cấp đối kháng. Định nghĩa về tội phạm là đặc trưng riêng của
ngành luật hình sự và “tội phạm” chỉ được dùng trong ngành luật này. Tội phạm có
05 đặc điểm, khi xuất hiện đủ 05 đặc điểm này tại một hành vi thì hành vi đó mới
được coi là tội phạm. Tội phạm có tính nguy hiểm cho xã hội, là một thuộc tính
của tội phạm thể hiện ở hành vi gây thiệt hại hoặc có nguy cơ gây thiệt hại cho các
quan hệ xã hội là đối tượng bảo vệ của luật hình sự. Tính nguy hiểm cho xã hội của
tội phạm là thuộc tính có tính khách quan, tính xã hội, tính giai cấp và tính lịch sử 2.
Tội phạm là hành vi do pháp luật hình sự quy định, được thực hiện một cách có lỗi,
đây và mặt chủ quan của tội phạm được ghi nhận một cách chính thức trong khái
niệm về tội phạm tại khoản 1 điều 8 Bộ luật Hình sự, lỗi ở đây không nhất thiết
luôn là lỗi cố ý mà cũng có các trường hợp lỗi vô ý. Ngoài ra để một hành vi được
coi là tội phạm thì hành vi đó được thực hiện bởi người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.3

Chức vụ là sự đảm nhiệm một vai trò, địa vị trong một tổ chức, một tập thể.
Người có chức vụ là người được bổ nhiệm, bầu cử, hợp đồng hoặc bởi một hình
thức nào khác ; người này có hưởng lương hoặc không hưởng lương; người này
được giao cho một nhiệm vụ nhất định và quyền hạn nhất định trong thực thi công
vụ, làm nhiệm vụ. Theo quy định tại khoản 1 điều 352 Bộ luật Hình sự 2015, “tội
phạm chức vụ là những hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ
chức, do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ”. Các
tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội môi giới hối lộ được quy định tại chương “Các
tội phạm về chức vụ” trong Bộ luật Hình sự năm 2015; sửa đổi, bổ sung năm 2017.
2
Dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm, trang web hocluat.vn, ngày 16/12/2019.
3
GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự (phần chung), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020,
trang 115.
4
2. Các tội nhận hối lộ (Điều 354), tội đưa hối lộ (Điều 364) và tội môi giới hối lộ
(Điều 365).
Khách thể của các tội này đều là các mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt
động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức; làm ảnh hưởng đến uy tín của các cơ
quan tổ chức đó.

2.1. Tội nhận hối lộ quy định tại điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Nhận hối lộ là việc một người có chức vụ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật
chất khác từ người đưa hối lộ một cách trực tiếp hoặc qua người môi giới hối lộ và
sau đó làm hoặc không làm một việc mà người đưa hối lộ yêu cầu.

Theo đó, người phạm tội nhận hối lộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn một
cách trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận hoặc sẽ nhận các lợi ích phi vật chất,
tiền, tài sản hoặc các lợi ích vật chất khác. Nhưng theo Bộ luật hình sự năm 2015
đã quy định thì không phải nhận lợi ích với giá trị bao nhiêu cũng được coi là tội
phạm; khi người nhận hối lộ nhận lợi ích từ người đưa hối lộ một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp với giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm
hình sự, hoặc giá trị lợi ích dưới 2.000.000 đồng mà đã bị kỉ luật về hành vi này
hoặc bị kết án về các tội: tội tham ô tài sản (Điều 353); tội lạm dụng chức vụ,
quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ (Điều 356); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357);
tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi
(Điều 358) và tội giả mạo trong công tác (Điều 359) mà chưa được xóa án tích đã
vi phạm Điều 354 thì cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Chủ thể của tội nhận hối lộ là các chủ thể đặc biệt. Ngoài đảm bảo các điều
kiện cần và đủ như: độ tuổi và năng lực trách nhiệm hình sự được quy định tại điều
12 và điều 21 Bộ luật Hình sự 2015 thì các chủ thể phải là người có chức vụ,
quyền hạn trong các cơ quan tổ chức. Tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý

5
trực tiếp, tức là họ “nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra”. 4

Các quy định về tội nhận hối lộ trong Bộ luật Hình sự 2015 đã có sự thay
đổi lớn so với Bộ luật Hình sự 1999. So với Điều 279 Bộ luật Hình sự 1999 thì
Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 đã sửa đổi dấu hiệu định tội. Đặc biệt trong Bộ luật
Hình sự 1999 tại điểm a khoản 1 điều 279 quy định là hành vi nhận hối lộ với giá
trị đã nêu như trên nhưng phải gây hậu quả nghiêm trọng mới bị truy cứu trách
nhiệm hình sự; trong khi đó Bộ luật Hình sự năm 2015 thì đã bỏ điểm này. Từ đây
ta cũng có thể thấy rằng các nhà làm luật đang ngày dần quan tâm đến các tội
phạm về chức vụ hơn, việc nhận hối lộ là hành vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến các
hoạt động đúng đắn của các cơ quan tổ chức, vậy nên việc truy cứu trách nhiệm
hình sự với người nhận hối lộ là vô cùng cần thiết ngay cả khi hành vi này chưa
gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ngoài ra Bộ luật Hình sự 2015 cũng đã làm rõ các
tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thay đổi mức phạt tiền đối với hình phạt bổ
sung và thêm điều khoản bổ sung.

2.2. Tội đưa hối lộ quy định tại điều 364 Bộ luật Hình sự 2015.
Đưa hối lộ là việc một người đưa tiền, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi
vật chất nhằm để thực hiện mục tiêu là yêu cầu người nhận hối lộ phải làm hoặc
không làm việc mà mình mong muốn.

Hành vi khách quan của người đưa hối lộ dẫn đến người nhận hối lộ lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để thự hiện các hành vi mà người đưa hối lộ mong muốn.
Cũng như tội nhận hối lộ thì tội đưa hối lộ cũng có mốc truy cứu trách nhiệm hình
sự. Khi đưa hối lộ từ 2.000.000 đồng trở lên thì người đưa hối lộ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự theo điều 364 Bộ luật Hình sự 2015. Chủ thể của tội đưa hối lộ
không nhất thiết phải là chủ thể đặc biệt như tội nhận hối lộ. Ở đây chủ thể là
những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định của pháp

4
Giáo trình Luật Hình sự (phần chung), Sđd, trang 202.
6
luật. Người thực hiện tội phạm này với hình thức lỗi cố ý trực tiếp do người này
hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn thực hiện hành vi này.

So với điều 289 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì điều 364 Bộ luật Hình sự năm
2015 đã có những điểm mới nhất định: sửa đổi dấu hiệu định tội và các tình tiết
tăng nặng trách nhiệm hình sự theo hướng làm rõ đối tượng của hành vi phạm tội
và hậu quả thiệt hại xảy ra; bổ sung hình thức phạt tiền, cải tạo không giam giữ đối
với hình phạt chính; giảm mức phạt tù đối với hình phạt chính và đối với trường
hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, thay đổi mức phạt tiền
đối với hình phạt bổ sung và kèm theo đó là thêm điều khoản bổ sung.5

2.3. Tội môi giới hối lộ quy định tại điều 365 Bộ luật Hình sự năm 2015.
Môi giới hối lộ là hành vi làm trung gian tạo điều kiện (móc nối) để đưa hối
lộ và bên nhận hối lộ (có thể theo yêu cầu của bên đưa hối lộ hoặc bên nhận hối lộ)
thỏa thuận việc đưa và nhận hối lộ. Hành vi khách quan của tội này là hành vi giới
thiệu, giúp bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ có thể gặp nhau và thỏa thuận việc
hối lộ (như chọn địa điểm, thời gian, chuyển lời đề nghị, yêu cầu…giữa hai bên),
kể cả chuyển hoặc nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất hoặc phi vật chất khác
cho bên đưa hối lộ hoặc nhận hối lộ. Thời diểm hoàn thành tội môi giới hối lộ
được tính từ thời điểm bên nhận hối lộ và bên đưa hối lộ đạt được sự thỏa thuận
đưa và nhận hối lộ. Mức truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người môi giới hối
lộ cũng được đề ra một cách rõ ràng. Đối với vật được hối lộ là tiền, tài sản hoặc
các lợi ích vật chất khác thì khi giá trị của lợi ích từ 2.000.000 đồng trở lên thì
người môi giới hối lộ đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Chủ thể cảu tội môi giới
hối lộ là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định
của pháp luật. Người môi giới hối lộ thực hiện hành vi với hình thức lỗi cố ý.

So với Bộ luật Hình sự năm 1999 thì đã xuất hiện các điểm mới: sửa đổi
dấu hiệu định tội và các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo hướng làm rõ
đối tượng của hành vi phạm tội và hậu quả thiệt hại xảy ra; bổ sung hình thức phạt
5
Bảng so sánh- đối chiếu Bộ luật Hình sự 1999 và 2015, trang web hocluat.vn, ngày 14/12/2018.
7
tiền, cải tạo không giam giữ đối với hình phạt chính; giảm mức phạt đối với trường
hợp phạm tội thuộc tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Đối với hình phạt bổ
sung: thay đổi mức phạt tiền. Môi giới hối lộ ngoài Nhà nước vẫn có thể phạm tội
này.

Sau ba phần như trên ta có thể tổng hợp được các điểm để phân biệt ba tội
này:

Tội nhận hối lộ Tội đưa hối lộ Tội môi giới hối lộ

Khách thể các mối quan hệ xã hội liên quan đến hoạt động đúng đắn của các cơ
quan, tổ chức

Mặt +Nhận tiền, tài sản, + Đưa tiền, tài sản, + hành vi trung gian
khách lợi ích vật chất khác lợi ích vật chất hoặc giữa người đưa hối lộ
quan hoặc lợi ích phi vật lợi ích phi vật chất và người nhận hối lộ
chất từ người hối lộ cho người nhận hối lộ nhằm đạt được thỏa
bằng cách trực tiếp bằng cách trực tiếp thuận hoặc thực hiện
hoặc gián tiếp. hoặc gián tiếp. thỏa thuận về việc hối
lộ.
+ Theo yêu cầu của + Đặt ra yêu cầu với
người hối lộ mà làm người nhận hối lộ
hoặc không làm một rằng làm hoặc không
việc. làm các việc mà mình
muốn để thu về lợi
ích.

Chủ thể Chủ thể đặc biệt Các chủ thể có đủ năng lực trách nhiệm hình
(người có chức vụ, sự và đủ tuổi theo quy định của pháp luật
quyền hạn)

8
Mặt chủ Lỗi cố ý trực tiếp
quan

Điều kiện Giá trị của lợi ích từ Giá trị của lợi ích từ 2.000.000 đồng trở lên.
truy cứu 2.00.000 đồng trở lên,
trách nếu dưới thì phải là tội
nhiệm đã bị xử lý kỉ luật hoặc
hình sự đã bị kết án vì các
hành vi tại Mục 1
chương XXIII Bộ luật
Hình sự 2015 mà chưa
được xóa án tích.

3. Các trường hợp một người đưa hối lộ nhưng không phải chịu trách nhiệm hình
sự.
“Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của một hành vi tội phạm của các
cá nhân (một cách độc lập) hoặc bởi cá nhân (trong sự liên đới với pháp nhân) và
được thể hiện bằng việc áp dụng BPCCh hình sự do pháp luật hình sự quy định đối
với chủ thể của trách nhiệm hình sự”6 . Có nghĩa là trách nhiệm hình sự chỉ đặt ra
đối với tội phạm được quy định tại Bộ luật Hình sự. Người không phải chịu trách
nhiệm hình sự là người không phải là tội phạm.

Do đó, một người đưa hối lộ mà không phải chịu trách nhiệm hình sự khi
hành vi của người đó chưa thỏa mãn tất cả các dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội
phạm. Từ đó ta có thể rút ra được các trường hợp một người đưa hối lộ nhưng
không phải chịu trách nhiệm hình sự như sau:

Trường hợp 1: Theo đoạn 1 khoản 7 điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì
“Người bị ép buộc đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì được
coi là không có tội và được trả lại toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ”. Trong
6
Giáo trình Luật Hình sự (phần chung), Sđd, trang 298.
9
trường hợp này tính chất lỗi của hành vi của người đưa hối lộ chưa thỏa mãn trong
cấu thành tội phạm. Do ý chí của người đưa hối lộ bị chi phối bởi ý chí của người
khác, hành vi đưa hối lộ này do bị bắt ép. Sau đó người đưa hối lộ đã chủ động
khai báo trước khi bị phát giác, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy người đưa hối lộ
không mong muốn hậu quả xảy ra.

Trong khi đó, ở đoạn 2 khoản 7 điều 364 Bộ luật Hình sự năm 2015 lại quy
định về trường hợp người đưa hối lộ không bị ép buộc nhưng sau đó chủ động khai
báo trước khi bị phát giác thì hành động khai báo ở đây chỉ là một điều kiện để có
thể miễn trách nhiệm hình sự chứ không thể loại trừ trách nhiệm hình sự cho người
này, cũng không thể khiến người này không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 2: Người đưa hối lộ không thỏa mãn đầy đủ các yêu cầu về chủ thể
như độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và năng lực trách nhiệm hình sự.

Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự: tội đưa hối lộ (Điều 364) Bộ luật Hình
sự năm 2015 không phải là một trong các tội được quy định tại khoản 2 điều 12 Bộ
luật này nên áp dụng quy định tại khoản 1 điều 12 thì người đưa hối lộ phải từ đủ
16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó, khi người đưa hối lộ
chưa đủ 16 tuổi thì cũng không phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi đó mà
được sử dụng một dạng trách nhiệm pháp lý khác.

Về năng lực trách nhiệm hình sự: Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 đã quy
định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm
thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành
vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Do đó, người đưa hối lộ
mất năng lực trách nhiệm hình sự thì người này cũng không phải chịu trách nhiệm
hình sự. Tuy nhiên trường hợp này rất hạn chế xảy ra, bởi lẽ khi người đó đưa hối
lộ thì đồng thời người này cũng đưa ra yêu cầu cho người nhận hối lộ, vì thế mà
nhận thức của người đưa hối lộ gần như là bình thường, do vậy mà trong hầu hết
các trường hợp người đưa hối lộ có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

10
Trường hợp 3: Giá trị của lợi ích mà người đưa hối lộ đưa cho người nhận hối lộ
dưới 2.000.000 đồng. Khoản 1 điều 2 Bộ luật hình sự đã quy định về cơ sở trách
nhiệm hình sự đối với cá nhân, rằng chỉ người nào phạm tội được Bộ luật Hình sự
quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều kiện để truy cứu trách nhiệm
hình sự về hành vi của người đưa hối lộ và xác định hành vi đó có là tội phạm thì
giá trị của lợi ích vật chất, tiền, tài sản mà người đưa hối lộ đưa cho người nhận hối
lộ từ 2.000.000 đồng trở lên. Do đó việc người đưa hối lộ mà giá trị lợi ích dưới
2.000.000 đồng thì chưa thỏa mãn điều kiện riêng của tội này nên hành vi này
không được coi là tội phạm, cũng bởi lẽ đó mà người đưa hối lộ không phải chịu
trách nhiệm hình sự mà có thể bị chuyển sang một dạng trách nhiệm pháp lý khác
(ví dụ như trách nhiệm pháp lý hành chính hay kỉ luật).

11
KẾT LUẬN
Bộ luật Hình sự đã có nhiều sự thay đổi nhằm đáp ứng các nhu cầu về quản
lý xã hội. Ta cần hiểu rõ các điều luật và phân biệt chúng với nhau. Đặc biệt là các
tội phạm về chức vì các tội phạm này ảnh hưởng mạnh mẽ đến các hoạt động đúng
đắn của các cơ quan, tổ chức; ảnh hưởng đến văn minh đất nước một cách sâu sắc.
Do đó ta cần tích cực đẩy mạnh phòng chống các tội phạm về chức vụ, nhận biết
sâu sắc ảnh hưởng tiêu cực của các tội phạm này đến các mặt của đất nước (kinh
tế, xã hội, chính trị, văn hóa,...).

Trên đây là toàn bộ bài làm của em về đề tài. Em mong thầy có thể góp ý về
những sai sót của em. Em xin chân thành cảm ơn.

12
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Bảng so sánh- đối chiếu Bộ luật Hình sự 1999 và 2015, trang web hocluat.vn,
ngày 14/12/2018.

2. Bộ luật Hình sự năm 2015.

3. Bộ luật Hình sự năm 1999.

4. Dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm, trang web hocluat.vn, ngày 16/12/2019.

5. GS.TSKH. Lê Văn Cảm (chủ biên), Giáo trình Luật Hình sự (phần chung),
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020.

6. Tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Luật hình sự phần chung, trang web hocluat.vn,
ngày 26/02/2021.

13

You might also like