You are on page 1of 10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA LUẬT DÂN SỰ


LỚP DÂN SỰ 44A1

THẢO LUẬN LẦN 7


Môn học: Luật Hình sự - Phần các tội phạm
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thùy Dung
Danh sách thành viên nhóm 7:
STT Họ và tên sinh viên MSSV
1 Lê Thị Kiều Anh 1953801012008
2 Nguyễn Thuý An Bình 1953801012026
3 Lê Hà Giang 1953801012054
4 Nguyễn Thị Thanh Hà 1953801012060
5 Nguyễn Thái Huyền Hân 1953801012067
6 Trịnh Thị Thu Hằng 1953801012071
7 Chung Như Hảo 1953801012073
8 Nguyễn Thị Minh Hậu 1953801012074
9 Huỳnh Thị Anh Hiếu (nhóm trưởng) 1953801012080
10 Trần Võ Mỹ Huyền 1853801012080

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2021


MỤC LỤC
Phần 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?..................................1
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189
BLHS)...................................................................................................................1
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì
hàng hóa là hàng giả............................................................................................1
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.............................................................................1
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.....................................2
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung
hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định....................2
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS)...................................................................................................................3
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì
cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS)................................3
Phần 2. Bài tập.........................................................................................................3
Bài tập 16..............................................................................................................3
Bài tập 17..............................................................................................................4
Bài tập 25..............................................................................................................5
Bài tập 29..............................................................................................................6
Phần 1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 188, 189 BLHS 2015.
Vì để cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS
2015) thì phải đáp ứng điều kiện:
- Nếu là vận chuyển thuê, dù có nhận hay không nhận tiền công thì phải trong
trường hợp không biết rõ mục đích của người thuê họ vận chuyển.
- Trong trường hợp người vận chuyển không nhằm mục đích kiếm lời mà chỉ tiêu
xài cá nhân, tặng cho.
Như vậy hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới với mục
đích buôn bán kiếm lời thì hành vi này cấu thành Tội buôn lậu theo Điều 188 BLHS
2015.
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng kí, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là
hàng giả.
Nhận định sai.
CSPL: điểm b khoản 7 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.
Theo đó, trường hợp hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính tạo nên giá trị
sử dụng, công dụng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với mức tối
thiểu quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn chất lượng đã đăng ký, công
bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa mới được xem là hàng giả.
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều
192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 192, 193, 194, 195, 226 BLHS 2015.
Vì hàng giả được chia làm 2 loại: hàng giả về nội dung và hàng giả về hình thức.
Đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 192, 193, 194, 195
BLHS 2015 là hàng giả về nội dung. Còn hàng giả về hình thức (về nhãn hiệu, chỉ
dẫn địa lý) không thuộc đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều

1
192, 193, 194, 195 BLHS 2015 mà thuộc đối tượng tác động của Tội xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS 2015.
Như vậy, hàng giả không chỉ là đối tượng tác động của các Tội phạm được quy định
tại Điều 192, 193, 194, 195 BLHS 2015 mà còn là đối tượng tác động của Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS 2015 nếu là hàng giả về hình
thức.
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế được quy định tại điều 200 BLHS.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 200 BLHS 2015.
Theo quy định tại Điều 200 BLHS 2015 thì chỉ khi thực hiện hành vi thuộc một
trong các trường hợp từ điểm a đến điểm i khoản 1 Điều 200 BLHS 2015, đồng thời
đó là hành vi trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các
Điều 188 đến Điều 196, Điều 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311
của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội này.
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung
hoặc ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 203 BLHS 2015, điểm c khoản 3 Điều 2 Thông tư liên tịch số
10/2013/TTLT-BCA-TANDTC-VKSNDTC-BTC.
Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định tại Điều
203 BLHS 2015 không chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi
nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định mà còn có các hành vi khác
như:
- Mua, bán hoá đơn đã ghi nội dung, nhưng không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo;
- Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn đã hết giá trị sử
dụng, hóa đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa, dịch
vụ mua vào hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa dịch vụ;
- Mua, bán, sử dụng hoá đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hoá, dịch vụ giữa các
liên của hoá đơn.

2
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 226 BLHS 2015.
Vì không phải mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ
tại Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS 2015), mà chỉ các hành vi chiếm đoạt, sử dụng bất hợp pháp các nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam phải đạt tới quy mô thương mại thì
mới cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS
2015.
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 235 BLHS 2015.
Vì người thực hiện hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường
chỉ bị coi là phạm Tội gây ô nhiễm môi trường theo Điều 235 BLHS 2015 khi thỏa
mãn một trong các dấu hiệu quy định tại khoản 1 Điều 235 BLHS 2015. Cụ thể:
- Gây ô nhiễm môi trường vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ở
mức độ nghiêm trọng.
- Làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.
- Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
Phần 2. Bài tập.
Bài tập 16
A và B đến gặp M tại quán nhậu X để bàn chuyện làm ăn (B không quen M
trước đó). Sau khi bàn bạc công việc, A nói có việc phải đi trước và nói B tự đi
về. B đề nghị M cho đi nhờ xe một đoạn. M đồng ý và để B chở bằng xe gắn
máy của M. Trên đường đi, B vờ đánh rơi cặp xách để M xuống xe nhặt giúp.
Lợi dụng lúc M đang nhặt cặp xách thì B phóng xe đi mất. Sau đó, B đã bị bắt
cùng tang vật là chiếc xe gắn máy của M (trị giá 20 triệu đồng).
Hãy xác định tội danh đối với hành vi của B trong vụ án này và giải thích tại
sao?

3
B phạm Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Điều 172 BLHS. Phân tích các dấu
hiệu pháp lý như sau:
- Khách thể: Quyền sở hữu tài sản.
+ Đối tượng tác động: Chiếc xe gắn máy của B có trị giá 20 triệu đồng.
- Chủ thể: B có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: B lợi dụng sơ hở, vướng mắc của M để chiếm đoạt tài sản một cách công
khai, B lợi dụng lúc M xuống xe để nhặt giúp cặp xách, không có điều kiện để ngăn
cản đã phóng xe đi mất.
+ Hậu quả: Thiệt hại về tài sản có trị giá 20 triệu đồng
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của B là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại về
tài sản cho M.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp.
Bài tập 17
A là chủ một xe chở xăng dầu. A đã ký hợp đồng với nhà máy sản xuất bột
ngọt T.H vận chuyển dầu chạy máy cho nhà máy từ công ty xăng dầu đến nhà
máy. Sau vài lần vận chuyển, A đã học được thủ đoạn bớt dầu vận chuyển cho
nhà máy như sau: Khi nhận được dầu A chạy xe tới điểm thu mua dầu của B
và nhanh chóng rút dầu ra bán cho B mỗi lần vài trăm lít. Sau đó chất lên xe
mấy thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Đến địa
điểm giao dầu, chiếc xe được cân đúng trọng lượng quy định nên được nhập
dầu vào kho. Trong thời gian chờ đợi cân trọng lượng của xe sau khi giao dầu,
A đã bí mật đổ hết số nước đã chất lên xe để khi cân chỉ còn đúng trọng lượng
của xe. Với cách thức như vậy, A đã nhiều lần lấy dầu được thuê vận chuyển
của nhà máy bột ngọt T.H với tổng trị giá là 38.565.000 đồng. Sau đó thì A bị
phát hiện.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này.
Trong vụ án này, A đã phạm Tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 173 BLHS
2015. Phân tích dấu hiệu pháp lý:

4
- Khách thể: Xâm phạm quan hệ sở hữu của nhà máy sản xuất bột ngọt T.H.
+ ĐTTĐ: Là số lượng dầu có giá trị là 38.565.000 đồng thuộc sở hữu của nhà máy
sản xuất bột ngọt T.H.
- Mặt khách quan: A đã thực hiện hành vi rút dầu ra để bán cho B nhưng lại chất lên
xe những thùng nước có trọng lượng tương đương với số dầu đã rút ra. Khi chiếc xe
đến địa điểm giao và được cân đúng trọng lượng như trước đó thì A bí mật đổ hết số
nước đã chất lên xe. Và như vậy hành vi của A đã trực tiếp gây ra thiệt hại cho nhà
máy khi đã lén lút lấy số dầu được thuê vận chuyển để bán với tổng thiệt hại là
38.565.000 đồng.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức được hành vi của mình là xâm phạm đến quan hệ
sỡ hữu của nhà máy sản xuất đối với số dầu này, có tính nguy hiểm cho xã hội
nhưng A vẫn cố ý thực hiện không phải một lần mà nhiều lần, đồng thời mong
muốn hậu quả đó xảy ra.
- Chủ thể: chủ thể thường có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật
định.
Bài tập 25
Công ty bảo vệ thực vật A nhập từ nước ngoài về Việt Nam 32 tấn nguyên liệu
sản xuất thuốc trừ sâu BPMC hàm lượng khai báo là 97%. Qua kiểm định của
Trung tâm kiểm định thực vật phía Nam thì hàm lượng chỉ có 94,6%. Với cách
thức như vậy, Công ty sẽ không phải đóng thuế thay vì phải nộp 10% khi áp
đúng mã thuế. Do vậy Công ty A tránh được việc nộp thuế với giá trị 1 tỷ 450
triệu đồng.
Hãy xác định tội danh trong vụ án này
Hành vi của Công ty A cấu thành Tội trốn thuế quy định tại Điều 200 BLHS
2015. Bởi vì, hành vi của Công ty này đã đủ yếu tố cấu thành Tội trốn thuế:
- Khách thể: Chính sách thuế của nhà nước, làm thất thu ngân sách nhà nước.
- Chủ thể: Chủ thể là pháp nhân – Công ty A hoàn toàn có đầy đủ năng lực trách
nhiệm hình sự.
- Mặt khách quan: Hành vi khai sai về hàm lượng của Công ty A (hàm lượng khai
báo là 97%, trong khi đó hàm lượng thực tế chỉ có 94,6%) là nhằm trốn tránh trách
nhiệm nộp 10% khi áp dụng đúng mã thuế.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý.

5
Bài tập 29
Lực lượng trinh sát đã phát hiện A đang vận chuyển số hàng có dấu hiệu nghi
vấn. Qua kiểm tra, công an phát hiện 200 gói bột ngọt nhãn hiệu Thai
Fermenttion Ind. A khai nhận số bột ngọt này có nguồn gốc từ Trung Quốc
nhưng được đóng gói với nhãn hiệu Thai Fermentation Ind. Bên cạnh đó A còn
có hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc từ Trung Quốc đem về đóng gói vào bao
bì mang các nhãn hiệu Ajnomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentation Ind,… rồi
bán ra thị trường tổng cộng 8 tấn bột ngọt tương đương với giá trị của hàng
thật là 300 triệu đồng. Theo kết luận giám định thì bột ngọt Trung Quốc có
hàm lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất
lượng của nhà nước.
Anh (chị) hãy xác định tội danh trong vụ án nêu trên.
A đã phạm Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ
gia thực phẩm theo Điều 193 BLHS 2015 và Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp theo Điều 226 BLHS 2015.
 Hành vi của A đã đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng để cấu thành Tội
buôn bán hàng giả là phụ gia thực phẩm:
- Khách thể:
+ Khách thể : Hành vi phạm tội của A đã xâm phạm đến chính sách quản lý thị
trường của Nhà nước, đồng thời xâm phạm đến lợi ích hợp pháp của người tiêu
dùng và còn xâm phạm đến quyền được bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người
khác.
+ Đối tượng tác động: Bột ngọt.
- Mặt khách quan:
Hành vi A mua bột ngọt có nguồn gốc từ trung Quốc đem về đóng gói vào bao bì
rồi đem ra thị trường bán. Theo kết quả giám định thì bột ngọt Trung Quốc có hàm
lượng, định lượng chất chính chỉ đạt mức 60% so với tiêu chuẩn chất lượng của nhà
nước nên theo điểm b khoản 7 Điều 3 NĐ 98/2020/NĐ-CP thì hàng giả có tiêu
chuẩn chất lượng của hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống. Như vậy, hành vi của
A là hành vi sản xuất và buôn bán hàng giả.
- Chủ thể: Chủ thể thường - A đáp ứng điều kiện về chủ thể của tội này.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Cố ý trực tiếp.

6
+ Động cơ: Vì vụ lợi.
 Hành vi của A đủ các dấu hiệu pháp lí đặc trưng để cấu thành Tội xâm
phạm quyền sở hữu công nghiệp:
- Khách thể:
+ Khách thể: Xâm phạm đến quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu
công nghiệp của pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
+ Đối tượng tác động: Nhãn hiệu các nhãn hàng Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai
Fermentiom Ind…
- Mặt khách quan:
Hành vi của A là hành vi mua bột ngọt có nguồn gốc Trung Quốc đem về đóng gói
vào các bao bì Ajinomoto, Miwon, A-one, Thai Fermentiom Ind… (đây là các nhãn
hiệu đã được đăng kí bảo hộ) rồi đem bán ra thị trường với tổng giá trị tương đương
với giá trị hàng thật là 300 triệu đồng. Như vậy, hành vi của A là hành vi sử dụng
bất hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp trên, gây nhầm lẫn đối với
người tiêu dùng.
- Chủ thể: Chủ thể thường.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi : Cố ý trực tiếp.
+ Mục đích : Vì mục đích kinh doanh buôn bán tiêu thụ lượng bột ngọt có nguồn
gốc từ Trung Quốc với các nhãn hàng uy tín khác và vụ lợi cho bản thân.

You might also like