You are on page 1of 35

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT HÌNH SỰ

LỚP: 133 – CLC46E


MÔN: LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
NHÓM 5
BUỔI THẢO LUẬN THỨ HAI
CÁC TỘI XÂM PHẠM VỀ KINH TẾ.
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Ánh Hồng

Danh sách các thành viên


STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ
1 Đặng Thành Khương 2153801014110 Nhóm trưởng
2 Cao Ý Mỹ 2153801011122 Thành viên
3 Võ Nguyễn Thu Hà 2153801013076 Thành viên
4 Nguyễn Phương Nam 2153801012138 Thành viên
5 Đinh Thị Ngọc Anh 2153801015004 Thành viên
6 Dương Nguyễn Trà My 2153801015151 Thành viên
7 Nguyễn Trung Hiếu 2153801013092 Thành viên
8 Phạm Đăng Việt Hưng 2153801015104 Thành viên

Địa chỉ liên lạc: Khuongdang2345678@gmail.com


Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 10 năm 2023
Mục lục:
Nhận định:..............................................................................................................1
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI - Các tội
xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.......................................................1
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
(Chương XVIII BLHS)...................................................................................................1
3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các
Tội xâm phạm sở hữu - Chương XIV BLHS.................................................................1
4. Từ chối giao lại cho chủ sở hữu tài sản giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu
nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản...................................................................2
5. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS).......................................................................................3
6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài sản với
dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS “làm chết người” (theo điểm c khoản 4 Điều
168 BLHS)......................................................................................................................3
7. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động
đến người đang quản lý tài sản.......................................................................................4
8. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động
đến người đang quản lý tài sản.......................................................................................4
9. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản........4
10. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành
vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người (Điều 123
BLHS).............................................................................................................................5
11. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là quan
hệ sở hữu.........................................................................................................................5
12. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không chỉ
cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS)......................................................6
13. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS)...................................................6
14. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người...................................7
15. Hành vi chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện
gian dối chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS)......................7
16. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng mà
tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm
đoạt tài sản (Điều 175 BLHS)........................................................................................8
17. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp
đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175
BLHS).............................................................................................................................9
18. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên
bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS).. 9
19. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành vào
thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.................................................10
20. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100 triệu
đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS)...............10
21. Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS)...............................................................10
22. Hành vi vô ý thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên chỉ cấu
thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS)....................11
23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước,
cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179) chỉ là người có nhiệm vụ trực tiếp trong
công tác quản lý tài sản của nhà nước..........................................................................11
24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174).......................................................................................11
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi cấu
thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).................12
26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở lên
qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).......................................13
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu chuẩn
chất lượng đã đăng ký công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa là hàng
giả.................................................................................................................................13
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).................................................................14
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều
192, 193, 194, 195 BLHS.............................................................................................14
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành
Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS)....................................................................................15
31. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi bất
chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng (Điều 198 BLHS)
......................................................................................................................................15
32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy
định trong Bộ luật Dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
(Điều 201 BLHS)..........................................................................................................16
33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước (Điều 203 BLHS).................................................................................................16
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy định
tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội
dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định....................................................17
35. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định pháp luật là hành
vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS)...................................................17
36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành Tội
xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS)......................................18
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)......18
38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin trong hoạt
động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu
thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209).....................................................19
39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin trong
hoạt động chứng khoán (Điều 209) là chủ thể thường.................................................19
40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị
trường chứng khoán (Điều 211 BLHS)........................................................................20
41. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người khác
đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210
BLHS)...........................................................................................................................20
42. Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn
thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
......................................................................................................................................21
43. Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn
thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
......................................................................................................................................21
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).................................................21
45. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì cấu
thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).................................................22
46. Mọi hành vi đốt, phá rừng trái phép đều cấu thành Tội hủy hoại rừng (Điều
243 BLHS)....................................................................................................................22
47. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý,
hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm (Điều 244)....................................................................................................23
48. Mọi hành vi thải ra môi trường các chất thải rắn thông thường trái với quy
định của pháp luật thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).......23
49. Mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành Tội đưa chất
thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS).............................................................23
50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở lên mà
còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện (Điều 247 BLHS)...................24
51. Hành vi làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của
cơ quan có thẩm quyền là hành vi cấu thành Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều
248 BLHS)....................................................................................................................24
52. Mọi hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác
dưới bất kỳ hình thức nào đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều
250 BLHS)....................................................................................................................25
53. Mọi hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào đều
cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLH).....................................25
54. Chiếm đoạt trái phép chất ma tuý nhằm mục đích bán lại chất ma tuý đó cho
người khác thì phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251 BLHS)................25
55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội
buôn lậu (Điều 188)......................................................................................................26
56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất ma
túy (Điều 252)...............................................................................................................26
57. Mọi hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán trái
phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).............................................................................27
58. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội
tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS).........................................................27
59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV
mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm
hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng
“gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS).................28
60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa
chấp việc sử dụng trái phép chất ma tủy (Điều 256 BLHS).........................................28
Nhận định:
1. Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương XVI - Các
tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 168, 176, 177, 178, 180 BLHS.
Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của
người khác, người phạm tội thực hiện những hành vi gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho quan hệ sở hữu.
Hành vi phạm tội xâm phạm sở hữu rất đa dạng, ngoài hành vi chiếm đoạt tài sản
thì còn có các nhóm hành vi khách quan khác như: hành vi chiếm giữ trái phép tài sản
(Điều 176 BLHS), hành vi sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS), hành vi hủy
hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 BLHS), hành vi gây thiệt hại nghiêm
trọng đến tài sản (Điều 179, Điều 180 BLHS).
2. Rừng chỉ là đối tượng tác động của Các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế (Chương XVIII BLHS).
Nhận định sai.
Trong trường hợp rừng thuộc loại rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng tự nhiên
hoặc rừng trồng mà có vốn từ nhà nước thì rừng là đối tượng tác động của các tội xâm
phạm trật tự quản lý kinh tế, cụ thể là Tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ
rừng và lâm sản Điều 232 BLHS 2015không chỉ là đối tượng tác động của Các tội
xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII BLHS) mà còn có thể là đối tượng
tác động của:
+Nếu người phạm tội có hành vi hủy hoại rừng thì rừng trong trường hợp này
còn có thể là đối tượng tác động của Các tội phạm về môi trường (Chương XIX
BLHS), ví dụ Điều 243 BLHS: Tội hủy hoại rừng.
+Trường hợp rừng thuộc loại rừng trồng của hộ cá nhân, gia đình, tổ chức (rừng
sản xuất) thì rừng là đối tượng tác động của Các tội xâm phạm sở hữu (Chương XVI
BLHS).
3. Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của
các Tội xâm phạm sở hữu - Chương XIV BLHS.
Nhận định đúng.
Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các Tội
xâm phạm sở hữu. Tài sản bao gồm vật, tiền, quyền tài sản, giấy tờ có giá nhưng để
thỏa mãn là đối tượng tác động của Tội xâm phạm sở hữu - Chương XIV BLHS cần
đáp ứng các điều kiện sau:
1
- Vật: là sản phẩm do con người tạo ra, có thực và không có tính năng đặc biệt
+ Tài nguyên thiên nhiên trừ rừng sản xuất sẽ là đối tượng tác động của Các tội
phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế (Chương XVIII) và Các tội phạm về môi
trường (Chương XIX BLHS).
+ Một số vật có tính năng đặc biệt như ma túy, tiền chất ma túy thì sẽ là đối
tượng tác động của Các tội phạm về ma túy (Chương XX); vũ khí quân dụng, vật liệu
cháy nổ, phương tiện kỹ thuật quân sự,... thì thì sẽ là đối tượng tác động của Các tội
phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng (Chương XXI BLHS).
+ Vật đã bị chủ sở hữu hủy bỏ hoặc từ bỏ quyền sở hữu sẽ không là đối tượng
tác động của tội phạm này.
- Tiền thật.
- Giấy tờ có giá: vô danh không ghi tên chủ sở hữu:
+ Không bao gồm séc vì séc là công cụ chuyển nhượng
- Quyền tài sản không phải đối tượng của tội phạm này.
Cho nên, đây là nhận định đúng.
4. Từ chối giao lại cho chủ sở hữu tài sản giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do
ngẫu nhiên có được là hành vi chiếm đoạt tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 174, Điều 176 BLHS.
Từ chối giao lại cho chủ sở hữu tài sản giá trị từ 10 triệu đồng trở lên do ngẫu
nhiên có được là hành vi chiếm giữ trái phép tài sản (cố tình không trao trả tài sản do
ngẫu nhiên mà chiếm hữu được)- là hành vi chiếm tài sản của chủ thể trên thực tế đã
mất khả năng thực tế quản lý tài sản, thể hiện bằng sự chuyển dịch tài sản từ chủ thể
khác, chủ thể quản lý tài sản đã mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu đối
với tài sản. Ở đây, chủ thể phạm tội khẳng định sự mong muốn chiếm hữu tài sản
không phải của mình bằng việc tỏ những thái độ định đoạt với tài sản kể trên, còn
hành vi chiếm đoạt tài sản là hành vi cố ý chuyển biến trái pháp luật tài sản đang nằm
trong sự quản lý của người khác thành tài sản của mình (làm cho chủ tài sản mất khả
năng thực tế thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình, tài sản bị chiếm đoạt phải đang
nằm trong sự quản lý của một chủ thể).
Khách thể của tội chiếm giữ trái phép tài sản là quan hệ sở hữu tài sản với đối
tượng tác động của tội phạm này là tài sản đã có sự thoát ly khỏi sự quản lý của chủ sở
hữu như: tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị giao nhầm; tài sản không xác định được
chủ sở hữu hoặc bị chôn, giấu, vùi, lấp hay chìm đắm được tìm thấy mà không có tính
chiếm đoạt (cụ thể đây thuộc các tội có mục đích tư lợi mà không chiếm đoạt). Trong
khi đó, đối với các tội có tính chiếm đoạt tài sản thì tài sản vẫn đang nằm trong sự
2
quản lý của chủ thể khác nhưng chủ thể tội phạm bằng nhiều hành động cụ thể và cố ý
trực tiếp luôn nhằm biến tài sản của người khác thành tài sản của mình một cách trái
phép.
=> Cần phân biệt hành vi chiếm đoạt tài sản với hành vi chiếm giữ trái phép tài
sản.
5. Mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành
Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 168 BLHS, Điều 169 BLHS, Điều 170 BLHS.
Không phải mọi hành vi đe doạ dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu
thành Tội cướp tài sản Điều 168 BLHS, hành vi đe doạ dùng vũ lực phải thỏa mãn
mặt khách quan là hành vi đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc, ngoài ra hành vi đe dọa
dùng vũ lực còn có thể cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169,
Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 BLHS.
Hành vi “đe dọa dùng vũ lực” ở tội cướp tài sản khác với một số tội phạm xâm
phạm sở hữu khác (Điều 169 và Điều 170 BLHS) ở chỗ nó phải đe dọa xảy ra “ngay
tức khắc” và làm cho người bị đe dọa lâm vào tình trạng không thể chống cự được.
Dấu hiệu này thể hiện sự nhanh chóng về mặt thời gian và sức mãnh liệt của hành vi
đe dọa. Vì vậy nếu không có yếu tố ngay tức khắc thì có thể cấu thành Tội cưỡng đoạt
tài sản theo Điều 170 BLHS, theo đó, hành vi khách quan của Tội cưỡng đoạt tài sản
là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực (có một khoảng không gian, thời gian trước khi thực
hiện, không diễn ra ngay tức khắc, không làm cho người bị đe dọa tê liệt ý chí).
Ngoài ra, trường hợp có hành vi đe dọa dùng vũ lực khi bắt giữ trái phép con tin
nhằm chiếm đoạt tài sản khi người phạm tội lấy sự an toàn của con tin ra làm lời đe
dọa nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác. Cho nên, hành vi khách quan trên còn có
thể cấu thành Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản theo Điều 169 BLHS.
6. Hành vi giết người nhằm chiếm đoạt tài sản thì cấu thành Tội cướp tài
sản với dấu hiệu định khung tăng nặng TNHS “làm chết người” (theo điểm c
khoản 4 Điều 168 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS, tinh thần chương 2 điểm a khoản 1 của
Nghị quyết số 04/1986/HĐTPTANDTC.
Người phạm tội thực hiện hành vi giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản
cấu thành hai tội: Tội giết người Điều 123 BLHS và Tội cướp tài sản Điều 168 BLHS.
Nếu xét thấy người phạm tội cố ý về hành vi cướp tài sản và vô ý đối với hậu quả làm

3
nạn nhân chết thì cấu thành Tội cướp tài sản định khung tăng nặng theo điểm c khoản
4 Điều 168 BLHS.
Vì, khách thể của Tội cướp tài sản (Điều 168) đồng thời xâm phạm hai quan hệ
là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân, như vậy xâm phạm đến quan hệ nhân thân ở
đây sẽ bao gồm xâm phạm đến sức khỏe hoặc đe dọa xâm phạm đến tính mạng,
như vậy nếu trực tiếp xâm phạm tính mạng thì phải xử 2 tội giết người và cướp tài
sản. Đối với hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản mà giết người chủ sở hữu hay người
quản lý tài sản, giết người chống cự lại, hoặc bắn trả người đuổi bắt, thì xử lý về “tội
giết người” và “tội cướp tài sản xã hội chủ nghĩa” hoặc “tội cướp tài sản của công
dân” theo tinh thần của Nghị quyết số 04/1986/HĐTPTANDTC. Cho nên, đây là nhận
định sai.
7. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động
đến người đang quản lý tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 168 BLHS.
Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không chỉ tác
động đến người đang quản lý tài sản. Hành vi dùng vũ lực này tác động vào con
người (có thể là chủ tài sản hoặc người có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài sản hoặc bất
kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình).
=> Do đó không chỉ chỉ tác động đến người đang quản lý tài sản mà còn có thể
bất kỳ ai mà người phạm tội cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của
mình.
8. Hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ tác động
đến người đang quản lý tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 168 BLHS.
Đối tượng tác động của loại tội phạm này là tài sản. Tuy nhiên không phải mọi
loại tài sản đều là đối tượng tác động của tội cướp tài sản. Ngoài quyền sở hữu tài sản,
tội phạm này còn xâm phạm vào tính mạng, sức khỏe của con người (có thể là chủ tài
sản, người đang quản lý tài sản, người bảo vệ tài sản hoặc bất kỳ ai mà người phạm tội
cho rằng họ đang hoặc sẽ cản trở việc chiếm đoạt của mình). Vì vậy, nếu trong các vụ
cướp tài sản nếu có nạn nhân bị thương tích hoặc thậm chí là chết (trừ trường hợp cố ý
tước đoạt tính mạng nạn nhân) thì không định thành một tội phạm riêng biệt mà được
xem xét là tình tiết định khung tăng nặng của tội phạm này.
Do đó, hành vi dùng vũ lực trong Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không chỉ
tác động đến người đang quản lý tài sản.
4
9. Đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) chỉ là tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 168 BLHS.
Khi thực hiện hành vi cướp tài sản, mục đích chính người phạm tội hướng đến là
tác động lên tài sản và xâm phạm quan hệ sở hữu. Tuy nhiên, để thực hiện được mục
tiêu này trước hết người phạm tội phải tác động lên người đang quản lý tài sản và xâm
phạm đến quan hệ nhân thân. Vì vậy, hành vi cướp tài sản tác động lên hai đối tượng
là tài sản và thân thể của con người; qua đó, xâm phạm đồng thời hai quan hệ xã hội là
quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân. Sự kết hợp cả hai quan hệ xã hội này mới phản
ánh đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội cướp tài sản.
Do đó, đối tượng tác động của Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) không chỉ là
tài sản mà còn là quyền bất khả xâm phạm về tính mạng sức khoẻ của con người.
10. Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS) và Tội giết người
(Điều 123 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: điểm c khoản 4 Điều 168, Điều 123 BLHS.
Vì chỉ trong trường hợp người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của
nạn nhân khiến cho nạn nhân tử vong để cướp tài sản thì trong trường hợp này hành vi
dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người mới cấu thành 2
tội là Tội cướp tài sản (Điều 168) và Tội giết người (Điều 123). Còn trong trường hợp
người phạm tội cố ý dùng vũ lực chiếm đoạt tài sản của nạn nhân nhưng vô ý với hậu
quả chết người thì trong trường hợp này hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản
mà dẫn đến hậu quả chết người chỉ cấu thành Tội cướp tài sản và hậu quả chết người
là tình tiết định khung tặng nặng (theo điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS).
Do vậy, không phải mọi trường hợp dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà
dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168
BLHS) và Tội giết người (Điều 123 BLHS).
11. Khách thể trực tiếp của Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS) chỉ là
quan hệ sở hữu.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 170 BLHS.
Tội cưỡng đoạt tài sản có hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ
nhân thân bởi phải có sự kết hợp của cả hai quan hệ xã hội này thì mới phản ánh đúng
và đầy đủ bản chất nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

5
Khi thực hiện các hành vi khách quan của Tội cưỡng đoạt tài sản, mục đích của
người phạm tội là nhằm chiếm đoạt tài sản và xâm phạm quan hệ sở hữu. Tuy nhiên,
để thực hiện mục tiêu này, trước hết người phạm tội phải tác động lên một đối tượng
khác, đó là con người, với những hành vi khách quan “đe dọa sẽ dùng vũ lực” là hành
vi đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của chủ tài
sản, người quản lý hoặc người thân của họ nếu những người này không thỏa mãn yêu
cầu về tài sản của người phạm tội (không giao tài sản cho người phạm tội). Như vậy,
người phạm tội đã xâm phạm đồng thời hai khách thể trực tiếp là:
+ Quan hệ sở hữu.
+ Quan hệ nhân thân (giới hạn trong hành vi “đe dọa” xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của con người 🡪 chỉ uy hiếp tinh thần).
Như vậy cưỡng đoạt tài sản ngoài xâm phạm đến quan hệ sở hữu của Nhà nước,
cơ quan, tổ chức, cá nhân thì còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân
nên Tội cưỡng đoạt tài sản có hai khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu và quan hệ
nhân thân. Cho nên, đây là nhận định sai.
12. Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không
chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 168, Điều 170 BLHS.
Trong trường uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản, mà ngay tức khắc làm
người đó tê liệt về ý chí, không thể chống cự được (dấu hiệu này phải nhanh chóng về
thời gian và sức mãnh liệt của hành vi đe doạ) thì sẽ là hành vi khách quan của Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
Điểm khác biệt của hành vi “đe dọa dùng vũ lực” ở Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều
170) với Tội cướp tài sản (Điều 168) là: trong tội cưỡng đoạt tài sản, hành vi đe dọa
“sẽ” dùng vũ lực và không diễn ra “ngay tức khắc”, không làm cho người bị đe dọa bị
tê liệt ý chí. Trong tội cưỡng đoạt tài sản, giữa hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực với việc
dùng vũ lực trên thực tế có khoảng cách về thời gian; hành vi đe dọa chưa đủ sức
mãnh liệt làm cho người bị hại lâm vào tình trạng không thể chống cự được, mà chỉ có
khả năng khống chế ý chí của nạn nhân. Người bị đe dọa vẫn còn khả năng, điều kiện
để suy nghĩ, cân nhắc, quyết định hành động trong một giới hạn nhất định.
Như vậy, uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản không
chỉ cấu thành Tội cưỡng đoạt tài sản (Điều 170) mà còn có thể cấu thành Tội cướp tài
sản (Điều 168) nếu thỏa mãn thêm các điều kiện về thời gian, tương quan lực lượng,
sức mãnh liệt,..

6
13. Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng
trở lên chỉ cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 171, 172, 168 BLHS.
Công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên
không chỉ cấu thành Tội Cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS). Trong trường hợp công
khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên một cách
nhanh chóng thì cấu thành Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS). Còn trong trường
hợp, công khai chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà
do lợi dụng tình trạng không thể ngăn cản của người đó thì sẽ cấu thành Tội công
nhiên chiếm đoạt tài sản (Điều 172 BLHS). Cho nên, nhận định này là sai.
14. Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173
BLHS) đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 173 BLHS.
Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong Tội trộm cắp tài sản (Điều 173 BLHS)
không đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người. Vì trong ý thức chủ
quan của người phạm tội đối với tội danh này, họ mong muốn che giấu hành vi phạm
tội của mình đối với chủ tài sản, họ sợ người quản lý tài sản phát hiện ra hành vi
chiếm đoạt tài sản của mình hơn ai hết, do đó mà hành vi lén lút ở đây không đòi hỏi
phải lén lút với tất cả mọi người.
Thông thường, người phạm tội có tâm lý muốn che giấu hành vi phạm tội của
mình đối với cả người không có trách nhiệm quản lý tài sản. Tuy nhiên, trong một số
trường hợp, có thể người phạm tội công khai hành vi dịch chuyển tài sản của mình
trước người không có trách nhiệm quản lý tài sản, nếu họ thấy việc công khai này
không ảnh hưởng đến việc chiếm đoạt tài sản của họ.
15. Hành vi chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu
hiện gian dối chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 171, 174, 175 BLHS.
Mặc dù gian dối là đặc trưng của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Điều 174, nhưng
không phải mọi hành vi chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu
hiện gian dối thì chỉ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174.
Nếu biểu hiện gian dối chỉ để nhằm tạo sự thuận lợi cho việc tiếp cận tài sản thì
định tội danh theo hình thức chiếm đoạt trên thực tế. Theo án lệ 57/2023, bị cáo có thủ
đoạn gian dối để các bị hại thấy bị cáo có tiền, nhằm tạo niềm tin để tiếp cận tài sản
7
sau đó trong lúc các bên đang thực hiện hành vi giao hàng - nhận tiền, việc chuyển
giao tài sản giữa các bị hại và bị cáo chưa hoàn thành, tài sản vẫn trong tầm quản lý
của các bị hại thì bị cáo đã tăng ga tẩu thoát cùng tài sản. Do đó, hành vi của bị cáo
phạm vào tội “Cướp giật tài sản”. Trong trường hợp này hành vi chiếm đoạt tài sản có
trị giá từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối lại cấu thành Tội cướp giật tài
sản theo Điều 171 chứ không phải 174 nữa.
Nếu biểu hiện gian dối nhằm để không trả lại tài sản sau khi đã nhận được tài sản
một cách ngay thẳng hợp pháp (không có ý định chiếm đoạt từ trước) thì định Tội lạm
dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Điều 175 khi hành vi thỏa mãn tội danh này.
Theo Mục I.10 Công văn số 212/TANDTC-PC thì người thực hiện hành vi làm
giả các giấy tờ, tài liệu của cơ tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu hành vi đó có
đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản (Điều 174 BLHS) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng
con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 BLHS) bởi vì hành vi làm giả
giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào
02 khách thể khác nhau được BLHS bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341
BLHS)”1.
16. Mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê tài sản của
người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng
mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín
nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 175 BLHS, Mục I.6 Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019.
Theo đó không phải mọi hành vi không trả lại tài sản sau khi đã vay, mượn, thuê
tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp
đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm
chiếm đoạt tài sản (Điều 175 BLHS).
Hành vi khách quan của tội phạm tại Điều 175 BLHS có đặc điểm là người
phạm tội đã nhận tài sản của người khác một cách hợp pháp, ngay thẳng, sau đó dùng
các thủ đoạn: gian dối để chiếm đoạt tài sản (như đánh tráo, rút bớt tài sản, đưa ra
các thông tin sai lệch khác để không phải trả lại tài sản hoặc trả lại ít hơn, chất lượng
tài sản thấp hơn so với hợp đồng…), hay bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản, hoặc đến
hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc

1 ĐH Luật TP.HCM (2023), Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam phần Các tội phạm - quyển 1, chương
IV, tr. 207

8
sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến tình trạng không có khả
năng trả lại tài sản.
Vì vậy, nếu người vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài
sản bằng các hình thức hợp đồng mà tài sản có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên, sau đó
đến hạn mà họ không có đủ điều kiện, khả năng chi trả, không dùng các thủ đoạn gian
dối để chiếm đoạt tài sản, cũng không bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản thì đó không phải
là tội phạm theo Điều 175 mà là quan hệ pháp luật dân sự giữa chủ nợ và con nợ.
Theo Mục I.6 Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 thì trường hợp người vay sử
dụng vốn vay không đúng mục đích vay vốn, tức là dùng vốn vay với mục đích ban
đầu là đầu tư, kinh doanh, sản xuất nhưng sau đó tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ
dùng, phương tiện đi lại dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ
thì không coi là “sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có
khả năng trả lại tài sản” để xử lý trách nhiệm hình sự theo Điều 175 BLHS. Cho
nên, đây là nhận định sai.
17. Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng
hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
(Điều 175 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 174 BLHS, 175 BLHS.
Chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng hợp
đồng vay tài sản không chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều
175 BLHS) mà còn có thể cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 BLHS).
Hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ 4 triệu đồng trở lên bằng
hợp đồng vay tài sản chỉ cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều
175 BLHS khi hành vi chiếm đoạt đó diễn ra sau khi người phạm tội nhận được tài
sản một cách hợp pháp thông qua hợp đồng rồi sau đó chiếm đoạt. Còn trong trường
hợp người thực hiện hành vi vay tài sản mà lúc nhận tài sản họ đã đưa ra thông tin sai
sự thật, hoặc bằng những thủ đoạn nào làm cho nạn nhân tin và tự nguyện giao tài sản
thì sẽ cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản tại Điều 174 BLHS 2015.
Cho nên, đây là nhận định sai.
18. Cố tình không trả lại cho chủ sở hữu tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng
trở lên bị giao nhầm là hành vi cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều
176 BLHS).
Nhân định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 176 BLHS.

9
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản là hành vi cố tình không giao trả tài sản cho
các chủ thể có quyền sau khi họ đã yêu cầu được nhận tài sản. Người thực hiện hành
vi trên chỉ bị coi là phạm tội chiếm giữ trái phép tài sản nếu họ cố tình không giao nộp
tài sản do ngẫu nhiên có được sau khi có yêu cầu trả lại hoặc giao nộp lại tài sản của
người có quyền, tức là cần phải có thêm điều kiện là có yêu cầu nhận lại tài sản từ chủ
sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm mà không giao trả để
hành vi này cấu thành Tội chiếm giữ trái phép tài sản. Nếu một người ngẫu nhiên có
được tài sản của người khác nhưng không nhận được yêu cầu nhận lại tài sản từ chủ
sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm và không trả lại thì
không phạm tội. Cho nên, đây là nhận định sai.
19. Tội chiếm giữ trái phép tài sản (Điều 176 BLHS) được coi là hoàn thành
vào thời điểm chủ thể ngẫu nhiên chiếm hữu được tài sản.
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 176 BLHS.
Tội chiếm giữ trái phép tài sản được coi là hoàn thành khi người phạm tội chiếm
giữ trái phép tài sản cố tình không giao nộp tài sản do ngẫu nhiên có được sau khi có
yêu cầu trả lại hoặc giao nộp lại tài sản của chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc
cơ quan có trách nhiệm đối với tài sản. Nếu một người ngẫu nhiên có được tài sản của
người khác nhưng không nhận được yêu cầu nhận lại tài sản từ chủ sở hữu, người
quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm và không trả lại thì không phạm tội, do
đó không thể xem là hoàn thành tội phạm theo khoản 1 Điều 176 BLHS. Cho nên đây
là nhận định sai.
20. Mọi hành vi sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ 100
triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 177 BLHS.
Để cấu thành được Tội sử dụng trái phép tài sản theo 177 BLHS thì tài sản đó
phải là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa nếu không thuộc trường hợp
quy định về quản lý. Ngoài ra, người thực hiện hành vi trên chỉ bị coi là phạm tội sử
dụng trái phép tài sản nếu hành vi của họ vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của
người khác. Động cơ vụ lợi là dấu hiệu định tội của tội sử dụng trái phép tài sản. Do
đó, nếu có hành vi sử dụng trái phép tài sản nhưng không có động cơ vì vụ lợi thì
không cấu thành Tội sử dụng trái phép tài sản (Điều 177 BLHS). Cho nên đây là nhận
định sai.

10
21. Mọi trường hợp hủy hoại tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên đều
cấu thành Tội hủy hoại tài sản (Điều 178 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 178 BLHS.
Căn cứ theo Điều 178 BLHS thì tội hủy hoại tài sản là hành vi cố ý làm cho tài
sản của người khác bị mất giá trị sử dụng ở mức độ không còn hoặc khó có khả năng
khôi phục được. Đối tượng của tội hủy hoại tài sản là tài sản hữu hình, không có tầm
quan trọng về an ninh quốc gia, có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên hoặc tài sản dưới 2
triệu nhưng thuộc 1 số trường hợp theo pháp luật quy định. Tuy nhiên nếu hành vi hủy
hoại tài sản có tầm quan trọng về anh ninh quốc giá thì người phạm tội có thể bị truy
cứu trách nhiệm hình sự về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia theo Điều 303 BLHS. Cho nên đây là nhận định sai.
22. Hành vi vô ý thiệt hại về tài sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên chỉ
cấu thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản (Điều 180 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 179, khoản 1 Điều 180 BLHS.
Người nào gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100 triệu đồng trở lên do vô ý cấu
thành Tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản theo Điều 180 BLHS thì chủ thể
của tội này là buộc phải là chủ thể thường. Trong trường hợp chủ thể gây thiệt hại là
chủ thể đặc biệt: người nào có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của
Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp vì thiếu trách nhiệm (vô ý) mà để mất mát,
hư hỏng, lãng phí hây thiệt hại cho tài sản Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp
từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản
của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo Điều 179 BLHS. Cho nên đây là
nhận định sai.
23. Chủ thể phạm Tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà
nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp (Điều 179) chỉ là người có nhiệm vụ trực
tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 179 BLHS.
Đối với chủ thể của tội danh này không chỉ hướng đến chủ thể duy nhất là người
có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của nhà nước mà qua đó bao gồm
cả người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp. Ngoài chủ thể “ có trách nhiệm trực tiếp trong công tác quản lý, trông
coi, bảo vệ tài sản” của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp như người có chức
vụ quyền hạn trong việc quản lý tài sản, liên quan đến tài sản (thủ quỹ, thủ kho,...) mà
11
qua đó còn có chủ thể “có nhiệm vụ giữ gìn, bảo quản tài sản đã được giao sử dụng”
( như tài xế lái xe được giao ô tô; công nhân được giao công cụ lao động, tư liệu sản
xuất..). Do vậy, ngoài chủ thể có hành vi gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước thì
Tội danh này còn quy định chủ thể gây thiệt hại đến tài sản của cơ quan, tổ chức,
doanh nghiệp. Cho nên đây là nhận định sai.
24. Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa là hành vi cấu thành Tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 207 BLHS, 174 BLHS.
Hướng thứ 1:
Hành vi “Dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa” là hành vi cấu thành Tội lưu
hành tiền giả Điều 207 BLHS khi hành vi dùng tiền giả để trao đổi hàng hóa tuy có
bản chất là hành vi lừa dối tuy nhiên nhìn chung hành vi này lại gây ra hậu quả làm
lưu hành dòng tiền giả, đưa tiền giả vào lưu thông trên thị trường, xâm phạm đến chế
độ quản lý của nhà nước về tiền tệ nên đã đủ dấu hiệu cấu thành Điều 207 chứ ko phải
174. Xét thấy, về một khía cạnh nào đó có thể lập luận rằng việc dùng tiền giả để đổi
lấy hàng hóa là hành vi lừa đảo khi thực hiện dưới hành vi lừa dối khi biết rõ rằng tiền
dùng để trao đổi hàng hóa là tiền giả mà khiến người khác không biết, có thái độ tin
tưởng và tự nguyện giao tài sản. Tuy nhiên, do tội danh này có cấu thành hình thức
nên chỉ cần có hành vi lưu hành tiền giả thì đã thỏa mãn để cấu thành một tội độc lập
này. Về khách thể của hai loại tội danh này cũng có sự khác nhau khi hành vi lừa đảo
nhằm chiếm đoạt tài sản xâm phạm quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với tài sản của
họ, còn hành vi lưu hành tiền giả xâm phạm đến chế độ quản lý của nhà nước về tiền
tệ, tuy nhiên, suy cho cùng việc lừa dối để đổi chác hàng hóa cũng vô tình làm dòng
tiền giả bị lưu thông bất hợp pháp trên thị trường.
⇒ Đây là hành vi cấu thành Tội lưu hành tiền giả Điều 207 BLHS mà không cấu
thành đối với Điều 174 BLHS.
Hướng thứ 2:
Hành vi dùng tiền giả để trao đổi lấy hàng hóa không chỉ cấu thành đối với Tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà còn có thể là cơ sở cấu thành Tội làm, tàng trữ, vận
chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207 BLHS khi có hành vi “lưu hành công
cụ chuyển nhượng giả đổi chác, mua bán hàng hóa” . Qua đó, xét thấy nếu hành vi
làm giả tiền để lừa đảo chiếm đoạt tài sản xâm phạm vào hai khách thể khác nhau mà
BLHS bảo vệ khi việc “lưu hành tiền giả với hành vi đổi chác, mua bán, tặng cho, cho
vay.. tiền giả ” được thực hiện dưới hành vi lừa dối khi biết rõ rằng tiền dùng để trao
đổi hàng hóa là tiền giả mà khiến người khác không biết, có thái độ tin tưởng và tự
12
nguyện giao tài sản. Thì có thể thấy nếu hành vi trên đáp ứng những yếu tố cấu thành
tội danh khác thì không chỉ xử lý hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174)
mà còn là Tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả quy định tại Điều 207
BLHS.
Cho nên đây là nhận định sai.
25. Mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hóa qua biên giới chỉ là hành vi
cấu thành Tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 189 BLHS).
Nhận định: Sai.
CSPL: Điều 188 BLHS, Điều 189 BLHS.
Hành vi mang trái phép vật có giá trị lịch sử, văn hoá qua biên giới không chỉ là
hành vi khách quan cấu thành Tội vận chuyển hàng hóa theo Điều 189 BLHS mà còn
là hành vi định Tội buôn lậu theo Điều 188 BLHS. Việc thực hiện hành vi được thực
hiện thông qua việc vận chuyển hàng hóa qua cửa khẩu một cách lén lút, gian dối
nhằm trốn tránh sự kiểm soát của Hải quan, v.v..... Tội buôn lậu hoàn thành khi thực
hiện hành vi trên qua biên giới. Cho nên, đây là nhận định sai.
Mục đích kiếm lời là dấu hiệu đặc trưng để phân biệt Tội buôn lậu và Tội vận
chuyển hàng hóa qua biên giới. Cho nên, nhận định này là sai.
26. Mọi hành vi buôn bán trái phép hàng hóa có trị giá từ 100 triệu đồng trở
lên qua biên giới đều cấu thành Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định: Sai.
CSPL: điểm g khoản 2 Điều 251 BLHS, điểm k khoản 2 Điều 190 BLHS, Điều
188 BLHS.
Căn cứ vào đối tượng của hàng hóa là hàng cấm, hàng giả, hàng hóa có tính năng
đặc biệt thì sẽ định theo tội danh tương ứng. Nếu hàng hóa là ma túy thì sẽ phải định
theo điểm g khoản 2 Điều 251 BLHS, hàng hóa là hàng nhái thì định theo điểm k
khoản 2 Điều 190 BLHS Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, v.v… Cho nên không phải
mọi hành vi bán trái phép hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên qua biên giới
thì đều cấu thành tội buôn lậu. Vì vậy, đây là nhận định sai.
27. Hàng hóa có hàm lượng, định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng ký công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng
hóa là hàng giả.
Nhận định: Sai.
CSPL: khoản 7 Điều 3 Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Không phải hàng hoá có hàm, lượng định lượng chất chính thấp hơn so với tiêu
chuẩn chất lượng đã đăng ký ... là hàng giả. Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định
98/2020/NĐ-CP quy định thế nào là hàng giả: "Hàng hóa có ít nhất một trong các chỉ
13
tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của
hàng hóa chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so với tiêu chuẩn chất lượng hoặc quy chuẩn
kỹ thuật đã đăng ký, công bố áp dụng hoặc ghi trên nhãn, bao bì hàng hóa". Theo đó,
hàng hóa phải có ít nhất một trong các chỉ tiêu chất lượng hoặc đặc tính kỹ thuật cơ
bản tạo nên giá trị sử dụng, công dụng của hàng hoá chỉ đạt mức từ 70% trở xuống so
với tiêu chuẩn đã đăng ký mới được xem là hàng giả, vậy nếu các điều kiện trên đạt
mức trên 70% thì sẽ không được xem là hàng giả. Cho nên, đây là nhận định sai.
28. Không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 190, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 BLHS, Điều 6
Luật Đầu Tư 2014.
Vì không phải mọi loại hàng cấm đều là đối tượng tác động của các Tội sản xuất,
buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS). Đối tượng tác động của tội sản xuất, buôn bán
hàng cấm là các loại hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử
dụng, chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam. Danh mục các
loại hàng hóa cấm là đối tượng tác động tội phạm này được xác định dựa theo quy
định tại Điều 6 Luật Đầu Tư 2014 bao gồm:
+ Pháo nổ các loại,
+ Thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất,
+ Dịch vụ môi giới hôn nhân,
+ Và một số mặt hàng, dịch vụ được quy định trong danh mục mà Chính phủ
quy định.
Do vậy, hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng,
chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam có nhiều loại, nhưng
một số loại đã là đối tượng tác động của các tội phạm quy định tại Điều 248, 251, 253,
304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này thì không là đối tượng tác động của Tội sản
xuất, buôn bán hàng cấm (Điều 190 BLHS). Cho nên, đây là nhận định đúng.
29. Hàng giả chỉ là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại
Điều 192, 193, 194, 195 BLHS.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 226 BLHS.
Vì ngoài là đối tượng tác động của các tội phạm được quy định tại Điều 192,
193, 194, 195 BLHS thì hàng giả còn là đối tượng tác động của Tội xâm phạm quyền
sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS). Cụ thể là trong trường hợp, nếu hàng hoá giả
mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ
14
100 triệu đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý
từ 200 triệu đồng trở lên hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200 triệu đồng trở lên thì
hàng giả đó sẽ là đối tượng tác động của tội phạm này.
Có sự phân biệt như vậy vì đối tượng tác động của các Điều 192,193,194,195 là
hàng giả về chất lượng hoặc công dụng (tức là giả về nội dung) còn Điều 226 có đối
tượng tác động là hàng giả về hình thức (bao gồm nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý).
30. Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu
thành Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 188, 189, 200 BLHS.
Thủ đoạn trốn thuế được quy định từ điểm a đến điểm i của Khoản 1 Điều 200
BLHS 2015 là dấu hiệu định tội của Tội trốn thuế. Các hành vi cấu thành Tội trốn
thuế bao gồm:
Trốn thuế từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
Trốn thuế dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về
hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại
Điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305,
306, 309 và 311 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Người phạm tội thực hiện hành vi ngoài những hành vi được liệt kê tại Khoản 1
Điều 200 BLHS 2015 thì không cấu thành tội trốn thuế.
Ngoài ra, nếu hành vi trốn thuế xuất phát từ hành vi buôn lậu, vận chuyển trái
phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới thì sẽ xử theo từng tội tương ứng.
31. Mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán hàng hóa thu lợi
bất chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách hàng (Điều 198
BLHS)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309, 311 BLHS.
Hành vi lừa dối khách hàng theo Điều 198 có thể được hiểu là hành vi lừa dối
trong cân, đo, đong, đếm, tính gian hàng hóa, dịch vụ hoặc dùng các thủ đoạn gian dối
khác như cố ý tính tiền sai; hàng chất lượng kém nhưng lại bán với giá của hàng chất
lượng tốt; cố tình thay thế phụ tùng có giá trị thấp,...làm cho khách hàng phải thanh
toán tiền nhiều hơn giá trị hàng hóa, dịch vụ thực tế khi bán hàng hóa hoặc cung cấp
dịch vụ nhằm thu lợi bất chính và hành vi lừa dối khách hàng chỉ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này,
chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
15
+ Thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
Ngoài ra, không phải mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán
hàng hóa thu lợi bất chính từ 5.000.000 đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách
hàng theo Điều 198 BLHS vì còn phải xét đối tượng tác động tức hàng hóa đó thuộc
loại hàng hóa bình thường hay hàng hóa cấm, hàng hóa nguy hiểm, đặc biệt. Vì ma
túy, vũ khí vẫn được xác định là hàng hóa nhưng nếu có hành vi lừa dối trong việc
mua bán hàng hóa cấm là ma túy thì có thể bị truy tố theo các tội ở Điều 251, 253, 254
nếu thỏa các dấu hiệu cấu thành của riêng từng tội. Hay đối với vũ khí quân dụng là
một loại hàng hóa đặc biệt thì dù có hành vi lừa dối cũng có thể bị truy tố theo các tội
ở Điều 304, 305; các chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất cháy, chất độc,..thì còn có
thể bị truy tố theo Điều 306 BLHS, 309 BLHS.
Như vậy không phải mọi hành vi dùng thủ đoạn gian dối trong việc mua bán
hàng hóa thu lợi bất chính từ 5 triệu đồng trở lên đều cấu thành Tội lừa dối khách
hàng theo Điều 198 BLHS mà còn phải xét xem hàng hóa đó là loại hàng hóa nào, nếu
là các hàng hóa cấm tiêu thụ thì có thể bị truy tố ở những tội liên quan về hàng hóa
cấm đó. Cho nên đây là nhận định sai.
32. Mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất
quy định trong Bộ luật Dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao
dịch dân sự (Điều 201 BLHS).
Nhận định sai
CSPL: Điều 201 BLHS.
Không phải mọi trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất
quy định trong Bộ luật Dân sự đều cấu thành Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân
sự Điều 201 BLHS. Hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự chỉ cấu thành tội
phạm nếu thuộc một trong các trường hợp:
+ Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên;
+ Hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này;
+ Hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Do vậy trong trường hợp cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất
quy định trong Bộ luật Dân sự nhưng không thuộc một trong các trường hợp trên,
không thu lời bất chính đến 30 triệu đồng hoặc chưa bị xử phạt hành chính về hành vi
này hoặc chưa bị kết án trước đó thì không cấu thành tội phạm hình sự mà sẽ xử phạt
vi phạm hành chính. Cho nên đây là nhận định sai.

16
33. Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước (Điều 203 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 203 BLHS, Điều 2 Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA-
TANDTC-VKSNDTC-BTC.
Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách
nhà nước chỉ cấu thành tội phạm nếu hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở
dạng phôi từ 50 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số trở lên
hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, là người mà ngoài hai dấu
hiệu có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự còn phải là:
+ Cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc người của tổ chức kinh doanh
bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
+ Người của tổ chức nhận in hoặc đặt in hóa đơn;
+ Cá nhân hoặc người của tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ.
Hoặc chủ thể còn có thể pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm
hình sự theo luật định.
=> Do đó không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân
sách nhà nước đều cấu thành Tội in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà
nước (Điều 203 BLHS) mà còn phải thỏa mãn các dấu hiệu của hành vi khách quan và
cả chủ thể của tội phạm này.
34. Mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước quy
định tại Điều 203 BLHS chỉ là hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc
ghi nội dung không đầy đủ, không chính xác theo quy định.
Nhận định sai.
Ngoài hành vi mua, bán hóa đơn chưa ghi nội dung hoặc ghi nội dung không đầy
đủ, không chính xác thì còn có các hành vi khác như:
+ Mua, bán hóa đơn đã ghi nội dung nhưng không có hàng hóa dịch vụ đi kèm;
+ Mua, bán hoá đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết hạn sử dụng, hóa
đơn của cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác để hợp thức hóa hàng hóa dịch vụ mua vào
hoặc cấp cho khách hàng khi bán hàng hóa, dịch vụ;
+ Mua bán hóa đơn có chênh lệch về giá trị hàng hóa dịch vụ giữa các liên của
hóa đơn.
Cho nên, đây là nhận định sai.

17
35. Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn lập quỹ trái quy định pháp luật là
hành vi cấu thành Tội lập quỹ trái phép (Điều 205 BLHS).
Nhận định sai.
Người phạm tội lập quỹ trái phép cũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để lập quỹ
trái phép. Sử dụng quỹ đó gây hậu quả nghiêm trọng là lấy tiền hoặc tài sản trong quỹ
mà trước đó người phạm tội đã lập trái phép chi tiêu hoặc dùng vào những việc mà cơ
quan, tổ chức có nhu cầu.Việc sử dụng quỹ vào những mục đích khác nhau, không
phân biệt mục đích của việc sử dụng đó là bất hợp pháp hay hợp pháp, thậm chí sử
dụng vào việc từ thiện.Tuy nhiên, việc sử dụng tiền đó phải gây hậu quả nghiêm trọng
(xem hậu quả của tội phạm). Nếu mới lập quỹ trái phép nhưng chưa sử dụng quỹ đó
thì hành vi lập quỹ trái phép chưa cấu thành tội phạm dù số lượng tiền quỹ trái phép
đó là bao nhiêu.
Cho nên đây là nhận định sai.
36. Mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu thành
Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 225 BLHS.
Không phải mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đều cấu
thành Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan. Theo khoản 1 Điều 255 thì hành
vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan đang được bảo hộ tại Việt Nam mà
không được phép của chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan mà cố ý thực hiện phải
thuộc các trường hợp tại điểm a, b khoản này:
+ Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình.
+ Phân phối đến công chúng bản sao tác phẩm, bản sao bản ghi âm, bản sao bản
ghi hình.
Bên cạnh đó, các hành vi xâm phạm nêu trên nếu vi phạm với quy mô thương
mại hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng mới cấu thành Tội xâm phạm quyền tác
giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS). Cho nên, đây là nhận định sai.
37. Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam đều cấu thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 226
BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 226 BLHS.
Theo khoản 1 Điều 226 BLHS quy định về Tội xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp thì hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt
Nam chỉ cấu thành tội này nếu hành vi này xâm phạm đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn
18
địa lý mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô
thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng
hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng
đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến
dưới 500.000.000 đồng.
Do đó, nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại
Việt Nam xâm phạm tới các đối tượng khác ngoài khoản 1 Điều này thì không cấu
thành Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Điều 226 BLHS. Cho nên, đây là
nhận định sai.
38. Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin trong
hoạt động chứng khoán đều cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc
che dấu thông tin trong hoạt động chứng khoán (Điều 209).
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 209 BLHS.
Mọi hành vi cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin trong hoạt
động chứng khoán chỉ có thể cấu thành Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che
dấu thông tin trong hoạt động chứng khoán nếu thuộc các trường hợp:
a) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 1.000.000.000 trở lên.
b) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên.
c) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi công bố thông tin sai lệch hoặc
che dấu thông tin trong hoạt động chứng khoán hoặc đã bị kết án về tội này, chưa
được xóa án tích mà còn vi phạm.
Qua đó, do chủ thể đối với tội danh này là loại chủ thể đặc biệt khi ngoài đủ
năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, chủ thể này không
là chủ thể thường mà phải là người đại diện hợp pháp cho công ty hoặc người được ủy
quyền công bố thông tin.
Còn lại nếu không rơi vào những trường hợp trên, hoặc có gây thiệt hại nhưng
lại nhỏ hơn 1.000.000.000 đồng trở xuống hoặc thu lợi bất chính từ dưới 500.000.000
đồng hoặc chưa bị xử phạt hành chính, chưa bị kết án về tội này hoặc không đáp ứng
về điều kiện chủ thể thì lại không thỏa mãn những yếu tố để cấu thành tội danh này.
Cho nên, đây là nhận định sai.
39. Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin
trong hoạt động chứng khoán (Điều 209) là chủ thể thường.
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 209 BLHS.

19
Chủ thể của Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che dấu thông tin trong
hoạt động chứng khoán (Điều 209) là chủ thể đặc biệt khi là người ngoài có hai dấu
hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì còn phải là
người đại diện theo pháp luật của công ty hoặc người được ủy quyền công bố thông
tin. Dựa trên tinh thần của Thông tư liên tịch số 10/2013/TTLT-BTP-BCA TANDTC-
VKSNDTC-BTC hướng dẫn một số quy định việc áp dụng một số Điều của Bộ luật
Hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài chính và chứng khoán. Các chủ thể
của tội danh này là một trong những đối tượng sau:
“ a) Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty,
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính hoặc Kế toán trưởng của tổ chức
phát hành, tổ chức niêm yết, tổ chức đăng ký giao dịch, công ty quản lý quỹ đầu tư
chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán;
b) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức tư vấn phát hành, tổ chức bảo lãnh
phát hành, tổ chức kiểm toán được chấp thuận, những người trực tiếp thực hiện tư
vấn phát hành, niêm yết bảo lãnh phát hành, thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính,
người được ủy quyền công bố thông tin;
c) Người đại diện theo pháp luật của tổ chức đăng ký, lưu ký chứng khoán;
d) Những người khác có thể là đồng phạm của tội này”.
Có thể thấy, Đây là tội phạm có dấu hiệu chủ thể đặc biệt, do đó ngoài điều kiện
trên chủ thể của tội này chỉ có thể là những người thuộc tổ chức phát hành, niêm yết,
công ty đại chúng, công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng
khoán, giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán. Chủ thể của tội này
cũng có thể là pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo Điều
75 BLHS. Cho nên, đây nhận định sai.
40. Mọi hành vi thao túng giá chứng khoán đều cấu thành Tội thao túng thị
trường chứng khoán (Điều 211 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 211 BLHS.
Theo khoản 1 Điều 211 BLHS, hành vi thao túng giá chứng khoán đó phải có
hậu quả là thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng trở lên hoặc gây thiệt hại cho nhà
đầu tư từ 1.000.000.000 đồng trở lên thì mới cấu thành Tội thao túng thị trường chứng
khoán. Cho nên, đây là nhận định sai.
41. Mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người
khác đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều
210 BLHS).
Nhận định sai.
20
CSPL: khoản 1 Điều 210 BLHS.
Không phải mọi hành vi sử dụng thông tin nội bộ để bán chứng khoán cho người
khác đều cấu thành Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210
BLHS) mà chỉ những hành vi sử dụng thông tin nội bộ (thông tin nội bộ là thông tin
liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được
công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ
đại chúng) để bán chứng khoán cho người khác nhưng với mục đích thu lợi bất chính
thu được lợi vật chất không chính đáng từ việc phạm tội trị giá 300.000.000 đồng hoặc
gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng thì mới phạm Tội sử dụng thông tin
nội bộ để mua bán chứng khoán (Điều 210 BLHS). Cho nên, đây là nhận định sai.
42. Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để
trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội buôn lậu (Điều
188 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điểm g Khoản 1 Điều 200 BLHS, Điều 188 BLHS.
Nếu hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để trốn
thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thuộc trường hợp người phạm tội khai sai về
loại về loại và số lượng thì định về Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS); trường hợp người
phạm tội khai sai về các yếu tố để tính thuế như giá cả hàng hóa hay hàm lượng có
trong hàng hóa thì định về Tội trốn thuế (Điều 200 BLHS). Cho nên, đây là nhận định
sai.
43. Hành vi cố ý khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để
trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đồng trở lên thì cấu thành Tội buôn lậu (Điều
188 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 188 BLHS, Điều 200 BLHS.
Hành vi khách quan của Tội trốn thuế thì khai sai cái khác để tính thuế (giá hàng
hóa, chỉ dẫn địa lý, thành phần hàm lượng của chất nào đó trong hàng hóa). Lúc này
xử theo Điều 200 BLHS.
Hành vi khách quan của Tội buôn lậu là khi khai sai loại hàng hóa, số lượng
hàng hoá, lúc này xử theo Điều 188 BLHS.
Cho nên, đây là nhận định sai.
44. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì
cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 235 BLHS.
21
Hành vi thải vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm môi trường chỉ cấu
thành tội phạm của Tội gây ô nhiễm môi trường Điều 235 BLHS khi đủ định lượng
khi thực hiện một trong các hành vi theo quy định tại khoản 1 Điều này. Hành vi thải
vào môi trường nước các chất gây ô nhiễm môi trường đó vượt quá quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về chất thải ở mức độ nghiêm trọng hoặc làm môi trường bị ô nhiễm
nghiêm trọng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, chủ thể của Tội gây
ô nhiễm môi trường là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sư và đủ tuổi chịu trách
nhiệm hình sự. Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm này khi thỏa mãn các điều
kiện tại Điều 75 BLHS.
Vì thế, nếu hành vi thải vào môi trường nước các chất ô nhiễm nhưng không
vượt quá quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải, không đáp ứng điều kiện định
lượng quy định tại khoản 1 Điều này thì không cấu thành tội phạm hình sự, mà có thể
bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường về hành vi thải vào
nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường. Cho nên, đây là nhận định sai.
45. Mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường thì
cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 235 BLHS.
Không phải mọi hành vi thải vào nguồn nước các chất gây ô nhiễm môi trường
thì đều cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS). Gây ô nhiễm không
khí là hành vi thải vào không khí các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại
khác; phát bức xạ, phóng xạ quá tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, đối với tội này, ngoài
hành vi khách quan, nhà làm luật còn quy định các dấu hiệu định lượng liên quan đến
tiêu chuẩn cho phép các loại khói, bụi, chất độc, nước thải hoặc các yếu tố độc hại
khác được phép thải, xả thải, chôn, lấp, đổ… ra môi trường. Vì thế, nếu hành vi thải
vào môi trường nước các chất ô nhiễm nhưng không vượt quá quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất thải thì không cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235
BLHS). Cho nên, đây là nhận định sai.
46. Mọi hành vi đốt, phá rừng trái phép đều cấu thành Tội hủy hoại rừng
(Điều 243 BLHS)
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 243 BLHS; Tham khảo tinh thần tiểu mục 3.1, 3.2 mục 3,
điểm b tiểu mục 1.2 mục 1 Phần IV Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-
BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC.
Không phải mọi hành vi đốt, phá rừng trái phép đều cấu thành Tội hủy hoại
rừng. Chỉ có các hành vi đốt, phá các loại rừng được quy định tại khoản 1 Điều này
22
hoặc đốt, phá rừng một diện tích nhất định được quy định thì mới cấu thành Tội hủy
hoại rừng. Nếu hành vi đốt phá rừng không thuộc các trường hợp tại Điều 243 thì
không cấu thành tội này. Bên cạnh đó để cấu thành Tội hủy hoại rừng theo điều 243
BLHS thì phải đủ các điều kiện định lượng tại khoản 1 Điều 243 BLHS. Tham khảo
theo tình thần Thông tư liên tịch 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-
VKSNDTC-TANDTC thì:
- Trường hợp đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng trồng,
rừng khoanh nuôi tái sinh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao
cho tổ chức, tập thể, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm
nghiệp mà người được giao đã bỏ vốn đầu tư trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ... thì bị xử
lý như sau:
+ Nếu chủ rừng đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng thì
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 189 BLHS;
+ Nếu người đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác huỷ hoại rừng mà
không phải là chủ rừng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương
ứng quy định tại chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu” của BLHS.
47. Mọi hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp,
quý, hiếm đều cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ động vật
nguy cấp, quý, hiếm (Điều 244)
Nhận định Sai.
CSPL: khoản 1 Điều 244 BLHS.
Hành vi buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
chỉ có thể cấu thành Tội vi phạm các quy định về quản lý bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm khi xét thấy thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 244 BLHS.
Trong đó đối tượng tác động đối với Tội danh này là hành vi xâm phạm động vật
thuộc nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán các loại động vật, thực vật
hoang dã nguy cấp. Chính vì thế, nếu hành hành vi xâm phạm không tác động đến đối
tượng tác động không thuộc động vật thuộc nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về
buôn bán các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp mà lại rơi vào đối tượng tác
động là động vật hoang dã thuộc nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán
quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES) thì có thể
cấu thành tội danh khác cụ thể là Điều 234 BLHS. Cho nên, đây là nhận định sai.
48. Mọi hành vi thải ra môi trường các chất thải rắn thông thường trái với
quy định của pháp luật thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235
BLHS).
Nhận định sai.
23
CSPL: Điều 235 BLHS.
Không phải mọi hành vi thải ra môi trường các chất thải rắn thông thường trái
với quy định của pháp luật thì cấu thành Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235
BLHS) mà phải đạt một lượng nhất định theo khoản 1 Điều 235 thì mới có thể truy
cứu trách nhiệm hình sự. Mỗi hành vi tương ứng với một mức định lượng cụ thể để
làm căn cứ xác định việc xử lý hình sự hay chỉ xử phạt hành chính. Cho nên, đây là
nhận định sai.
49. Mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành Tội đưa
chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1 Điều 239 BLHS.
Không phải mọi hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam đều cấu thành Tội
đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS) mà muốn cấu thành Tội đưa
chất thải vào lãnh thổ Việt Nam (Điều 239 BLHS) thì hành vi đưa chất thải vào lãnh
lãnh thổ Việt Nam đó phải trái pháp luật và thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Đưa từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam chất thải nguy hại có thành
phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật
hoặc có chứa chất phải loại trừ theo Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô
nhiễm hữu cơ khó phân hủy hoặc từ 3.000 kilôgam đến dưới 10.000 kilôgam chất thải
nguy hại khác
+ Đưa từ 70.000 kilôgam đến dưới 170.000 kilôgam chất thải khác.
Cho nên nếu không hành vi đưa chất thải vào lãnh thổ Việt Nam không thuộc
một trong các trường hợp trên thì không cấu thành Tội đưa chất thải vào lãnh thổ Việt
Nam (Điều 239 BLHS). Vì vậy, đây là nhận định sai.
50. Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở lên
mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện (Điều 247 BLHS).
Nhận định sai
CSPL: Điều 247 BLHS.
Không phải mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở
lên mà còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện (Điều 247 BLHS),
trường hợp người phạm tội trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở lên và
đã được tạo điều kiện ổn định cuộc sống thì mới cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện
(Điều 247 BLHS); trường hợp người phạm tội có phạm tội theo trường hợp vừa đặt ra,
nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm quyền trước khi
thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự. Cho nên, đây là nhận định sai.

24
51. Hành vi làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được
phép của cơ quan có thẩm quyền là hành vi cấu thành Tội sản xuất trái phép
chất ma túy (Điều 248 BLHS).
Nhận định sai
CSPL: Điều 248, Điều 250, Điều 251 BLHS.
Hành vi làm ra chất ma túy này từ chất ma túy khác mà không được phép của cơ
quan có thẩm quyền nhưng có nhằm mục đích tàng trữ thì chỉ cấu thành Tội sản xuất
trái phép chất ma túy (Điều 248 BLHS) vì bản thân trong tội phạm điều 248 đã bao
gồm hành vi tàng trữ nên không cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều
249), tương tự với mục đích vận chuyển thì không chỉ cấu thành Tội sản xuất trái phép
chất ma túy (Điều 248 BLHS) mà còn cấu thành thêm Tội vận chuyển trái phép chất
ma túy (Điều 250 BLHS), mục đích mua bán thì cấu thành thêm Tội mua bán trái
phép chất ma túy (Điều 251); trường hợp có nhằm nhiều mục đích khác nhau vừa liệt
kê thì phải xử nhiều tội. Cho nên, đây là nhận định sai.
52. Mọi hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi
khác dưới bất kỳ hình thức nào đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma
túy (Điều 250 BLHS).
Nhận định: Sai.
CSPL: Điều 248 BLHS, Điều 249 BLHS, Điều 250 BLHS, Điều 251 BLHS.
Không phải là hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma tuý đều cấu thành Tội
vận chuyển trái phép chất ma tuý. Theo đó Tội vận chuyển trái phép chất ma túy là
hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào mà không nhằm
mục đích mua bán, tàng trữ hay sản xuất. Do đó, trường hợp có hành chuyển dịch bất
hợp pháp nhưng vì mục đích mua bán hay tàng trữ hay không thì xác định được Tội
danh tương ứng. Vì lẽ đó, hành vi khách quan trên có thể cấu thành Tội mua bán ma
tuý theo Điều 251 BLHS hoặc Tội tàng trữ trái phép chất ma túy Điều 249 BLHS
hoặc Tội sản xuất trái phép chất ma túy theo Điều 248 BLHS. Cho nên, đây là nhận
định sai.
53. Mọi hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất ma túy ở bất cứ nơi nào
đều cấu thành Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 BLH).
Nhận định: Sai.
CSPL: Điều 248 BLHS, Điều 249 BLHS, Điều 250 BLHS, Điều 251 BLHS.
Hành vi cất giữ, cất giấu bất hợp pháp chất túy ở bất cứ nơi nào chỉ cấu thành
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy nếu thỏa mãn điều kiện là không nhằm mục đích
mua bán ma túy, sản xuất ma túy, vận chuyển ma túy. Trường hợp, hành vi cất giữ, cất
giấu trái phép chất ma túy trên mà nhằm các mục đích trên thì phải định tội danh
25
tương ứng là Tội vận chuyển trái phép chất ma túy Điều 250 BLHS hoặc Tội sản xuất
trái phép chất ma túy Điều 248 BLHS hoặc Tội mua bán ma túy theo Điều 251 BLHS.
Cho nên, đây là nhận định sai.
54. Chiếm đoạt trái phép chất ma tuý nhằm mục đích bán lại chất ma tuý
đó cho người khác thì phạm Tội mua bán trái phép chất ma tuý (Điều 251
BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 249, 250, 251 BLHS.
Chiếm đoạt chất ma tuý là hành vi chiếm đoạt chất ma tuý của người khác dưới
các hình thức như: trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp
giật, công nhiên chiếm đoạt… Trường hợp người có hành vi chiếm đoạt chất ma túy
nhằm mục đích bán lại chất ma túy đó cho người khác, thì bị truy cứu trách nhiệm
hình sự với tội danh đầy đủ đối với hành vi đã thực hiện theo Điều 249, 250, 251
BLHS và chỉ phải chịu một hình phạt.
55. Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu
thành Tội buôn lậu (Điều 188)
Nhận định Sai.
CSPL: Điều 251 BLHS.
Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới không cấu thành Tội buôn
lậu. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 thì hàng hóa bị buôn bán trái pháp luật là hàng
hóa có tính năng thông thường trong khi đó Ma túy được liệt kê vào loại hàng hóa có
tính năng, công dụng đặc biệt và là hàng cấm không được lưu hành trong thị trường.
Chính vì thế, nếu hành vi buôn lậu có đối tượng hàng hoá là vũ khí quân dụng, ma tuý
sẽ không thuộc Tội Buôn lậu mà cấu thành các Tội tương ứng ở các chương về vũ khí
quân dụng, ma tuý. Cụ thể hơn, hành vi vận chuyển chất ma túy nhằm bán trái phép
chất ma túy qua biên giới sẽ cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại
Điều 251 BLHS, tùy thuộc vào hành vi khách quan bất hợp pháp đối với Ma túy như
vận chuyển, sản xuất, chiếm đoạt, tàng trữ, mua bán,... sẽ là cơ sở để cấu thành đối với
các Tội danh liên quan khác. Cho nên, đây là nhận định sai.
56. Mọi hành vi chiếm đoạt chất ma túy đều cấu thành Tội chiếm đoạt chất
ma túy (Điều 252)
Nhận định sai.
CSPL: Điều 195, Điều 251, Điều 249, Điều 250 BLHS.
Hành vi chiếm đoạt chất ma túy không chỉ đều cấu thành đối với Tội chiếm đoạt
chất ma túy mà còn là cơ sở để cấu thành các Tội danh khác liên quan đến Ma túy như
sau:
26
+ Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản
xuất trái phép chất Ma túy (Điều 195): Trong đó nếu có hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm
dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt tiền chất của
người khác để sử dụng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy.
+ Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251): Trong đó, nếu có hành vi bán
trái phép chất ma túy cho người khác (không phụ thuộc vào nguồn gốc chất ma túy từ
đâu mà có) bao gồm việc trực tiếp thực hiện hành vi mua bán chất ma túy, bán hộ chất
ma túy cho người khác để hưởng tiền công và lợi ích khác. Đối với tội danh này
không cần biết chất ma túy từ đâu mà có mà lại có hành vi mua bán chất ma túy : Có
thể có hành vi trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật,
công nhiên chiếm đoạt tiền chất của người khác để mua bán trái phép thì sẽ là cơ sở để
cấu thành tội danh này.
+ Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249): Trong đó, nếu có hành vi trộm
cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm đoạt
tiền chất của người khác mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển hay sản xuất
trái phép chất ma túy mà chỉ cất giữ, cất giấu chất ma túy ở bất cứ nơi nào thì cũng có
thể cấu thành tội danh này.
+ Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250) Trong đó, nếu có hành vi
trộm cắp, lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm, cưỡng đoạt, cướp, cướp giật, công nhiên chiếm
đoạt tiền chất của người khác mà không nhằm mục đích mua bán, tàng trữ hay sản
xuất trái phép chất ma túy mà chỉ vận chuyển trái phép chất ma túy thì cũng có thể cấu
thành tội danh này.
Qua đó, hành vi chiếm đoạt chất ma túy còn có thể là cơ sở cho các tội danh như
Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); Tội cưỡng bức người khác sử
dụng trái phép chất ma túy (Điều 257); Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất
ma túy (Điều 258) nếu hành vi khách quan là hành vi chiếm đoạt ma túy ở bất cứ hình
thức nào nhưng lại sử dụng chất ma túy đã cưỡng đoạt, cướp giật,... đáp ứng những
hành vi cấu thành những tội danh liên quan khác thì vẫn đương nhiên cấu thành tội
danh cụ thể đó. Cho nên, đây là nhận định sai.
57. Mọi hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua bán
trái phép chất ma túy (Điều 251 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: Điều 251 BLHS.
Không phải mọi hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều cấu thành Tội mua
bán trái phép chất ma túy mà đối với người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức
cho người thực hiện một trong các hành vi mua bán trái phép chất ma túy đều bị truy
27
cứu trách nhiệm hình sự về tội mua bán trái phép chất ma túy (với vai trò là đồng
phạm). Cho nên, đây là nhận định sai.
58. Không phải mọi hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy đều cấu thành
Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 253 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 248, 249, 250, 251 BLHS.
Hành vi tàng trữ trái phép chất ma tuý nhưng không nhằm mục đích mua bán,
vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý thì mới cấu thành Tội tàng trữ trái phép
chất ma túy theo Điều 249 BLHS. Trường hợp hành vi tàng trữ nhằm mục đích mua
bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma tuý thì tùy thuộc vào mục đích mà cấu
thành các tội danh tương ứng theo Điều 251, 250, 248 BLHS. Cho nên, đây là nhận
định đúng.
59. Người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ đã nhiễm
HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì chỉ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định
khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều
255 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: điểm g khoản 2 Điều 255, Điều 117, Điều 118 BLHS.
Trường hợp người tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy biết bản thân họ hoặc
người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho người sử dụng chất ma túy thì
cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 của BLHS, người này còn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 117
BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 118 BLHS.
c) “Gây bệnh nguy hiểm cho nhiều người” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 197
của BLHS là gây bệnh nguy hiểm cho từ hai người trở lên.
d) “Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến
60%” quy định tại điểm b khoản 3 Điều 197 của BLHS là trường hợp gây tổn hại cho
sức khỏe của từ hai người trở lên mà tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% đến 60%.
đ) “Gây tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật 61% trở lên”
quy định tại điểm a khoản 4 Điều 197 của BLHS là trường hợp gây tổn hại cho sức
khỏe của từ hai người trở lên mà tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 61% trở lên. ”
Như vậy căn cứ vào quy định nêu trên, người tổ chức sử dụng trái phép chất ma
túy biết bản thân họ hoặc người khác đã nhiễm HIV mà cố ý lây truyền HIV cho
người sử dụng chất ma túy thì cùng với việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ
28
chức sử dụng trái phép chất ma túy theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 197 BLHS,
người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lây truyền HIV cho người khác
theo quy định tại Điều 117 của BLHS hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo
quy định tại Điều 118 BLHS. Cho nên, đây là nhận định sai.
60. Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tủy (Điều 256 BLHS).
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 255 BLHS, 256 BLHS.
Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy có hành vi là chứa chấp việc
sử dụng trái phép chất ma túy. hành vi của người có địa điểm thuộc quyền chiếm hữu
của mình hoặc do mình lý biết người khác là đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy,
nhưng vẫn cho họ mượn hoặc thuê địa điểm đó để họ trực tiếp sử dụng trái phép chất
ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ về sử dụng chất ma túy. Tuy nhiên trong
trường hợp Người có địa điểm cho người khác mượn hoặc thuê địa điểm mà biết là họ
dùng địa điểm đó không phải để họ sử dụng chất ma túy nhằm thỏa mãn nhu cầu của
họ về sử dụng chất ma túy, mà dùng địa điểm đó để đưa chất ma túy trái phép vào cơ
thể người khác, thì phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy” quy định tại Điều 255 BLHS. Cho nên, đây là nhận định đúng.

29

You might also like