You are on page 1of 30

Contents

Đề 1 câu 1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước với hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước của nước CHXHCNVN, chỉ ra mối quan hệ của chúng .
................................................................................................................................. 2
Câu 2. Đúng/sai 1. " Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân
cả nước bầu ra ".....................................................................................................3
2. Trong bộ máy NNCHXHCN VN, Quốc hội được quyền ban hành tất cả các
văn bản quy phạm pháp luật " .............................................................................3
Câu 3. Theo khoản 1 diều 138 bộ luật hình sự năm 1990 quy định:...................4
" Người nào trộm cắp TS của người khác có giá trị từ 2-50 triệu đồng hoặc ít
hơn 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng or đã bị xử phạt hành chính
về hành vi chiếm đoạt or đã bị kết án về tội chiếm đoạt TS, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm or phạt tù từ
6 tháng đến 3 năm".................................................................................................4
Câu 4. Theo khỏan 1 điều 151 bộ luật hình sự: TỘI MUA BÁN NGƯỜI DƯỚI
16 TUỔI...................................................................................................................4
Người nào thực hiện 1 trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 7-12 năm.....4
Đề 2 Câu 1: So sánh điểm giống và khác giữa trách nhiệm hành chính và hình
sự trên các mặt đối tượng áp dụng, thẩm quyển áp dụng và thủ tục áp dụng......5
Câu 2: đúng / sai 1. Trong XH có giai cấp, Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất
đánh giá hành vi của con người.............................................................................6
2. Mọi cơ quan thuộc bộ máy nhà nước đều thực hiện hoạt động quản lí bộ
máy nhà nước.........................................................................................................6
Câu 3. Quốc hội ban hành 1 VBQPPL quy định về 1 loại thuế mới. VB đó được
ban hành dưới hình thức pháp lí nào? Vì sao? Viết kí hiệu?................................7
Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật:.............................................7
Điều 25: Luật nuôi con 2010..................................................................................7
Câu 1: có quan điểm cho rằng” cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính
thì phải chịu hình phạt ”.Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao............7
Câu2: Bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lý. Hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai . vì sao?.........................8
Câu 3: “Mọi cá nhân đều có tư cách pháp nhân”...................................................8
Đúng, sai? Vì sao.....................................................................................................8
Câu 4; “Cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân”.
Đúng ,sai? giải thích ?.............................................................................................8
Câu 5. “Bộ công thương là cơ quan thuộc chính phủ“. Đúng, sai giải thích ?.........8
Câu 6: “Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước ở trung ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nghị quyết”.
Đúng, sai. Giải thích................................................................................................8
Câu 8: Điểm khác biệt cơ bản quy phạm pháp luật với điều luật............................9
Câu 4: so sanh quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức......................................9
Câu 1: Anh Bình là nhân viên lái xe hang taxi sao việt. Trong một ngày làm việc
anh Bình đã uống rượi say điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây tai nạn; hậu
quả làm chị Hoa đi xe máy ngược chiều bị thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị
hỏng, xe ô too của hãng taxi sao việt bị xây xước. trong tình huống này hãy cho
biết:.......................................................................................................................... 9
Câu 2:....................................................................................................................10
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty
PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì
đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này
và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.....................................................................10
Câu 3: công ty cổ phần hoa đào trong quý trình sản xuất kinh doanh đã vi phạm
quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường nên gây ô nhiểm nguồn nước gây hại
cho các hộ gia định nuôi trồng thủy sản khu vực xung quanh. Trong trường hợp
này hãy cho biết:....................................................................................................11
Câu 5......................................................................................................................11
Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm
luật an toàn giao thông trên đường phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ
tục pháp lý như thế nào nếu cho rằng:...................................................................11
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể xuất hiện tại cùng
1 thời điểm............................................................................................................12
2. Trong xã hội có nhà nước, pháp luật là quy tắc xử sự duy nhất điều chỉnh
các quan hệ xã hội................................................................................................12
CÂU 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật? Tại
sao Nhà nước là chủ thể đặc biệt? phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ pháp
luật.........................................................................................................................12
 Chủ thể là Nhà nước: là Chủ thể đặc biệt. Vì những lí do sau:..................14
 Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội...........................................14
Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì luôn
là quan hệ mang tính chất quyền lực phục tùng................................................15
Câu 3: Bộ trưởng bộ nội vụ ban hành 1 VB QPPL hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn......15
Hãy cho biết: văn bản đó của Bộ trưởng bộ nội vụ được ban hành dưới hình
thức pháp lý nào? Vì sao? Viết kí hiệu của vb qppl đó (tự giả định về số và năm
ban hành)..............................................................................................................15
Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật sau:....................................16
Điều 109, Bộ LHS năm 2015: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân
dân:........................................................................................................................16
Câu 1: phân tích khái niệm, cấu trúc của QPPL? Lấy vd cụ thể minh họa.. . .16
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là cá nhân có đủ năng lực
hành vi dân sự......................................................................................................18
2. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lí........................................................................................................18
Câu 3: Anh A là lái xe của CTCP X trong khi đang chở hàng về công ty theo
yêu cầu nhiệm vụ công việc của mình, anh A đã gây ra 1 tai nạn giai thông làm
thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của bà B, tổng giá trị thiệt hại là 120 triệu
đồng. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do anh A điều khiển xe
chạy quá tốc độ cho phép......................................................................................18
Hãy cho biết: Những loại trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng trong trường
hợp này? Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí đó là ai? Vì sao?..................19
Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL......................................................................19
Trong hoạt động quản lý, các cơ quan NN đều thực hiện hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật...............................................................................20
Câu 3: Chi cục trưởng chi cục thuế quân H thành phố HN ra quyết định truy
thu của Công ty Tân Phát 100 triệu đồng tiền thuế GTGT trong năm 2012. Công
ty Tân Phát cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình nên đã làm đơn khiếu nại.....................................................20
Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật sau:....................................20
Khoản 1, điều 104 bộ LHS 1999: Tội cố ý gây thương tích or gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác:...........................................................................................20
Câu 1: phân tích vi trí thẩm quyền của Quốc Hội trong Bộ máy NN
CHXHCNVN theo hiến pháp 2013.......................................................................21
Câu 3: Trong quá trình SXKD, công ty ĐL đã vi phạm các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường: xả nước thải không qua xử lí ra môi trường, làm ô nhiễm
nguồn nước khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu vực
quanh nơi sản xuất của công ty này bị thiệt hại..................................................21
Cho biết: Trong trường hợp này, công ty sẽ phải gánh chịu những loại TNPL
nào? Vì sao?..........................................................................................................21
Câu 1: Phân tích khái niệm và các điều kiện để 1 tổ chức có tư cách pháp
nhân? Lấy ví dụ về 1 tổ chức có tư cách pháp nhân và chứng minh?................22
1. Nhà nước lập ra chỉ để duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.....23
Câu 1. K/n đặc điểm của quan hệ pháp luật. Phân biệt chủ thể là cá nhân và pháp
nhân........................................................................................................................23
Câu 2. Đ/S Quốc hội của nhà nước chxhcnvn là do mọi công dân việt
nam bầu ra............................................................................................................24
1. (2đ) đúng, sai giải thích a) quy phạm pháp luật là hình thức duy nhất để
đánh giá hành vi con người.................................................................................25
câu 2: Đ/S 1. Mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xh đều là sự kiện pháp lí.........25
2. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành...................................................25
2. Người từ đủ 14t trở lên có thể là chủ thể của mọi tội phạm..........................25
Câu 1: Phân tích vị trí, chức năng của quốc hội. Từ đó xác định tính chất pháp
lý của các văn bản quy phạm pháp luật do QH ban hành theo luật ban hành
VBQPPL năm 2008...............................................................................................26
Đề 1
câu 1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước với hệ thống cơ quan
quản lý nhà nước của nước CHXHCNVN, chỉ ra mối quan hệ của chúng .
CƠ QUAN QUYỀN LỰC CƠ QUAN QUẢN LÍ
Tổ chức bộ máy Bao gồm Quốc Hội và Bao gồm Chính Phủ; Bộ, cơ
HĐND các cấp được tổ chức quan ngang bộ và UBND
theo ngành dọc từ trung ương các cấp. Tổ chức theo
đến địa phương do công dân nguyên tắc song trùng trực
bầu ra. thuộc.
Chế độ hoạt động Hoạt động theo ngành dọc Hoạt động theo nguyên tắc
tức là cơ quan cấp dưới chịu song trùng trực thuộc tức là
sự kiểm tra, giám sát của cơ vừa chịu sự kiểm tra giám
quan cấp trên sát của cơ quan NN cấp
trên, vừa chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan quyền
lực cấp dưới.
Chức năng - Đại diện cho ý chí, nguyện - Là cơ quan chấp hành của
vọng và quyền làm chủ của cơ quan quyền lực, phải báo
Nhân dân. cáo công tác trước cơ quan
- Quốc hội thực hiên quyền quyền lực.
lập hiến, lập pháp, quyết định - Thực hiện chức năng quản
những vấn đề quan trọng của lí NN trên mọi lĩnh vực của
đất nước, giám sát tối cao với đời sống xã hội như chính
các hoạt động của toàn bộ trị, kinh tế, văn hóa, GD,
các cơ quan trong bộ máy ANQP,….
NN
- HĐND quyết định các vấn
đề của địa phương, giám sát
việc tuân theo Hiến pháp và
pháp luật ở địa phương, thưc
hiện nghị quyết của HĐND,
chịu trách nhiệm trước ND
địa phương và cơ quan NN
cấp trên.

Từ cơ sở trên ta có thể rút ra mối quan hệ giữa cơ quan quyền lực NN và cơ quan
quản lí NN là:
Cơ quan quản lí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực NN trong đó: cơ quan
quyền lực cao nhất là Quốc Hội, cơ quan quản lí cao nhất là Chính Phủ_thực hiện
quyền hành pháp. Hoạt động của cơ quan quản lí thực hiện dựa trên cơ sở những
VBQPPL do Quốc Hội ban hành, có vai trò đảm bảo, tôn trọng, chấp hành Hiến
pháp và Pháp luật do Quốc Hội ban hành. Vì thế HP và PL do Quốc Hội ban hành
chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cơ quan quản lí tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Như vậy cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa 2 cơ quan này để tạo thành tổng thể
thực thi quyền lực và hiệu quả quản lí chung của NN. Chúng có quan hệ qua lại và
mật thiết với nhau.

Câu 2. Đúng/sai
1. " Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước đều do nhân dân cả nước bầu ra "
Sai. Cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm: Quốc hội và HĐND các cấp.
Theo Hiến Pháp năm 2013, Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Còn theo khoản 1, điều 113 HP năm
2013: “HĐND…do ND địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước ND địa phương
và cơ quan NN cấp trên”.
Như vậy ta có thể thấy HĐND không phải do nhân dân cả nước bầu ra mà do nhân
dân của địa phương ấy bầu ra.

2. Trong bộ máy NNCHXHCN VN, Quốc hội được quyền ban hành tất cả các
văn bản quy phạm pháp luật " .
Sai. Theo Điều 4 luật ban hành VBQPPL năm 2015. Ta có thể thấy, Mỗi loại
VBQPPL được quy định cho từng cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Hiến Pháp, Luật, Nghị Quyết do Quốc Hội ban hành. Ngoài ra:
- Pháp Lệnh, Nghi Quyết do UBTV QH ban hành
- Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
- …….
Câu 3. Theo khoản 1 diều 138 bộ luật hình sự năm 1990 quy định:

" Người nào trộm cắp TS của người khác có giá trị từ 2-50 triệu đồng hoặc ít
hơn 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng or đã bị xử phạt hành chính
về hành vi chiếm đoạt or đã bị kết án về tội chiếm đoạt TS, chưa được xóa án
tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm or phạt tù từ
6 tháng đến 3 năm".
Xác định độ tuổi tối thiểu để 1 người phải chịu trách nhiệm Hình sư khi thực
hiện hành vi quy định tại điều trên. Giải thích?
TL: Theo điều 12 của bộ luật HS năm 2015 quy định:
1. Một người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên đến chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS với
những tội rất nghiêm trọng do cố ý or đặc biệt nghiêm trọng được quy định
tại các điều sau: ….. điều 173(tội trộm cắp tài sản)
Tuy nhiên ta thấy chế tài đối với việc vi phạm lỗi này nhiều nhất là 3 năm tù,
nó thuộc tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng. Do đó độ tuổi tối
thiểu của 1 người để chịu trách nhiệm HS về tội này là đủ 16 tuổi trở lên.

Câu 4. Theo khỏan 1 điều 151 bộ luật hình sự: TỘI MUA BÁN NGƯỜI
DƯỚI 16 TUỔI.
Người nào thực hiện 1 trong các hành vi sau đây thì bị phạt tù từ 7-12
năm.
a, chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16t để giao nhận tiền, tài sản
or lợi ích vật chất khác trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.
b, , chuyển giao hoặc tiếp nhận người dưới 16t để bóc lột tình dục, cưỡng
bức lao động, lấy bộ phận cơ thể, ..
c, Tuyền mộ, vận chuyển, chứa chấp người dưới 16 tuổi để thực hiện
hành vi quy định tại điểm a or b của khoản này.
Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong điều luật trên.
TL: Thông qua điều luật trên ta có thể phân ra cơ cấu của qppl thành 2 phần: giả
định và chế tài.
Giả định là các điểm a,b,c được quy định tại khoản 1 điều 151 bộ luật HS như trên.
Chế tài là nếu thực hiện một trong các hành vi trên sẽ bị phạt tù từ 7-12 năm.
Đề 2
Câu 1: So sánh điểm giống và khác giữa trách nhiệm hành chính và hình sự
trên các mặt đối tượng áp dụng, thẩm quyển áp dụng và thủ tục áp dụng.
 Giống nhau:
- Đối tượng: Đối tượng thực hiện 2 loại trách nhiệm này đều là công dân trong
nước và nước ngoài.
- Thẩm quyền áo dung chủ yếu là các cơ quan trong bộ máy NN CHXHCN
VN
- Đều được tiến hành the thủ tục nhất định do pháp luật quy định.

 Khác nhau:
TN hành chính TN hình sự
Đối tượng - Là cá nhân( công dân VN, công - Cá nhân chủ thể rõ ràng có
dân nước ngoài, người không hành vi phạm tội trên các vùng
quốc tịch) thuộc quản lí của nước
- Tổ chức trong và ngoài nước CNXHCNVN. Bao gồm: công
Những đối tượng trên vi phạm dân VN, người nước ngoài,
hành chính trên các lĩnh vực người không quốc tịch.
khác nhau của quản lí NN, mà - Luật mới hiện nay quy định Tổ
không phải là tội phạm chức cũng sẽ phải chịu trách
Cụ thể: nhiệm HS.
+ Cá nhân: đủ 14- dưới 16 tuổi: Cụ thể:
bị xử phạt vi phạm hành chính Người đủ 14-dưới 16t: chỉ phải
do cố ý. chịu TNHS về phạm tội rất
Từ đủ 16 tuổi trở lên: bị xử nghiêm trọng or đặc biệt
phạt hành chính về mọi hành vi nghiêm trọng.
VPHC. Người từ 16t trở lên chịu
+ Tổ chức: bị xử phạt hành TNHS về mọi tội phạm, trừ
chính về mọi VPHC do mình những tội phạm mà bộ luật HS
gây ra. có quy định khác.
Thẩm - Thuộc về cá nhân (thủ trưởng, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền
quyền phó thủ trưởng, cán bộ công nhân danh nhà nước, quyết định
chức or cá nhân có thẩm quyền người phạm tội có phải chịu hình phạt
khác ) hay không và mức hình phạt cụ thể
- Cơ quan có thẩm quyền: được áp dụng đối với người phạm tội
UBND, Hải quan, cơ quan thuế, thông qua hoạt động xét xử tại phiên
tòa án ND,.. tòa. Hình phạt chỉ do toàn án áp dụng
là nhằm đảm bảo việc áo dụng đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật
Thủ tục áp Gồm thủ tục đơn giản và thủ tục lập Được tiến hành theo trình tự đặc biệt,
dụng biên bả được tiến hành đa phần là thường mất nhiều tgian hơn so với thủ
nhanh chóng có thể ngay sau khi vi tục xử lí VPHC.
phạm xảy ra. Các giai đoạn tố tụng HS:
- Thủ tục đơn giản: áp dụng - Khởi tố vụ án HS
trong trường hợp đơn giản có - Điều tra
thể phạt cảnh cáo or phạt tiền - Truy tố bị can
theo quy định. Quyết định xử - Xét xử sơ thẩm vụ án
phạt tại chỗ cần ghi lại các - Xét xử phúc thẩm
thông tin cụ thể như họ, tên, địa - Thi hành bản án và quyết định
chỉ, thời gian, địa điểm xảy ra của tòa
vi phạm, mức tiền phạt,… Thời gian ra quyết định hình sự cũng
- Thủ tục lập biên bản: lâu hơn so với VPHC, tùy thuộc vào
B1: phát hiện và lập biên bản tình tiết của vụ án
về VPHC
B2: ra quyết định xử phạt chậm
nhất là 10 ngày kể từ ngày lập
biên bản. Đối với VPHC có
nhiều tình tiết phức tạo thì mất
30 ngày.

Câu 2: đúng / sai


1. Trong XH có giai cấp, Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của
con người.
Sai. Vì ngoài pháp luật còn có các quy định, chuẩn mực,… của từng nhóm người,
tổ chức mà con người dựa vào đó để xác định hành vi của mình.
Ví dụ: Trong Liên Chi Hội Đầu Tư quy định đi họp muộn 1 phút =1k.

2. Mọi cơ quan thuộc bộ máy nhà nước đều thực hiện hoạt động quản lí bộ
máy nhà nước.
Sai. Theo điều 69 Hiến Pháp năm 2013, “….Quốc hội thực hiện quyền lập hiến,
lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với
hoạt động của nhà nước”
Như vậy ta thấy Quốc Hội không trực tiếp thực hiện hoạt động quản lí bộ máy nhà
nước mà là người ra luật và giám sát các cơ quan khác ( cơ quan quản lí) thực hiện
các hoạt động này. => không phải tất cả các cơ quan trong BMNN đều thực hiện
quản lí BMNN.

Câu 3. Quốc hội ban hành 1 VBQPPL quy định về 1 loại thuế mới. VB đó được
ban hành dưới hình thức pháp lí nào? Vì sao? Viết kí hiệu?
Theo điểm c, khoản 1, điều 15 của luật ban hành VBQPPL: “Quốc hội ban hành
luật để quy định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà
nước, quy định, sửa đổi or bãi bỏ các thứ thuế”
Dó đó VB quy định về 1 loại thuế mới được ban hành dưới hình thức pháp lí là
Luật.
Kí hiệu: Luật số 80/2015/QH13

Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật:

Điều 25: Luật nuôi con 2010


Việc nuôi con nuôi có thể bị chấm dứt trong các trường hợp sau:
1. Con nuôi đã thành niên, cha mẹ nuôi tự nguyện chấm dứt nuôi.
2. Con nuôi bị kết án về 1 trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sk, nhân
phẩm, danh dự của cha mẹ nuôi or có hành vi phá hoại ts của cha mẹ.
3. ….
TL: Cơ cấu của QPPL trong điều luật trên có 2 bộ phận là giả định và quy
định.
Giả định là các khoản 1->3 được nêu ở trên
Quy định là nếu có các trường hợp trên thì việc nuôi con nuôi có thể bị chấm
dứt.

Một số câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, giải thích :

Câu 1: có quan điểm cho rằng” cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính thì phải chịu
hình phạt ”.Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao
 Sai. Vì: theo điều 1 luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Vi phạm hành chính là hành vi do các chủ
thể có năng lực trách nhiệm hành chính thực hiện một cách cố ý hặc vô ý, xâm phạm đến quy tắc
quan lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải xử phạt
hành chính.
Do đó, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật hành chính thì phải bị xử phạt hành chính theo
quy định của pháp luật chứ không phải chịu hình phạt. Bởi vì hình phạt chỉ áp dụng cho các hành
vi được cấu thành tội phạm trong Bộ luật hình sự

Câu2: Bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Hãy cho biết quan điểm này đúng hay sai . vì sao?
 Sai. Vì:
Trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh những hậu quả pháp
lý bất lợi, thể hiện mối quan hệ đặc biệt giữa nhà nước với chủ thể vi phạm pháp luật, được pháp
luật xác lập và điều chỉnh, trong đó chủ thể vi phạm pháp luật phải bị áp dụng những biện pháp
cưỡng chế được pháp luật quy định.
Trái pl chỉ là 1 trong 4 dấu hiệu của vi phạm pháp luật (Hành vi của con người, trái pl, có lỗi,
chủ thể có năng lực chịu TNPL), đủ 4 dấu hiệu thì mới bị coi là VPPL, có VPPL mới phải chịu
TNPL.
Như vậy, không phải bất kì người nào có hành vi trái pháp luật thì đều phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lý.

Câu 3: “Mọi cá nhân đều có tư cách pháp nhân”

Đúng, sai? Vì sao


 SAI. Tư cách pháp nhân chỉ áp dụng với tổ chức, tổ chức muốn tham gia vào các QHPL một các
độc lập thì phải có tư cách pháp nhân (theo d74 BLDS 2015)

Câu 4; “Cá nhân phải đáp ứng điều kiện nhất định mới có tư cách pháp nhân”. Đúng ,sai? giải
thích ?
 SAI. Vì:
Chỉ có tổ chức đáp ứng các điều kiện theo quy định Điều 78 BLDS mới cóc tư cách pháp
nhân. Cá nhân không có tư cách pháp nhân trong mọi trường hợp. (như câu 3)

Câu 5. “Bộ công thương là cơ quan thuộc chính phủ“. Đúng, sai giải thích ?
 Sai. Vì Bộ công thương nằm trong cơ cấu tổ chức của chính phủ, do Quố hội thành lập. Có 8 cơ
quan thuộc chính phủ, do chính phủ thành lập: Bảo hiểm xhvn, thông tấn xã vn, đài tiếng nói vn,…

Câu 6: “Trong bộ máy nhà nước ta hiện nay, các cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung
ương có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nghị quyết”. Đúng, sai. Giải thích
 Sai. Vì:
Xem quy định tại Điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 như sau:
Cơ quan hành chính trung ương bao gồm chính phủ, bộ và các cơ quan ngang bộ.
Trong đó, Chính phủ được ban hành nghị định; thủ tứng chính phủ ban hành quyết định và thông tư
của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Nghị quyết là văn bản do Quốc hội, Hội đồng thẩm
phán tòa án Nhân dân tối cao và nghị quyết của tổng kiểm toán, nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban
thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.

Câu 8: Điểm khác biệt cơ bản quy phạm pháp luật với điều luật
- Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và đảm
bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hôi nhằm đạt được những mục đích nhất định.

+ Về nội dung, qppl thể hiện sự cho phép và sự bắt buộc, tức là chỉ rõ quyền và nghĩa vụ của các
bên tham gia những quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
+Về hình thức: qppl rất xác định về hình thức, nó thường chỉ rõ điều kiện, hoàn cảnh mà nó tác
động đến tổ chức, cá nhân rơi vào điều kiện, hoàn cảnh tác động của nó, cách thức xử sự dành cho
họ, biện pháp tác động đối với họ khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng cách xử sự mà nó
đưa ra.
+ QPPL thường tồn tại dưới dạng thành văn.
+ Cơ cấu: gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài.
Người ta trình bày các qppl thành văn trong các điều luật của 1 văn bản QPPL
- 1 điều luật có thể trình bày 1 QPPL
- 1 điều luật có thể trình bày nhiều QPPL

Câu 4: so sanh quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức
Giong nhau: Đều là quy tắc xử sự chung cho tất cả mọi người; đều điều chỉnh
các mối quan hệ xã hội mà quy phạm đó hướng tới
- Khác nhau:
+ Quy phạm đạo đức được đảm bảo thực hiện trên cơ sở cộng đồng và dư luận
xã hội (lên án, phỉ nhổ, khinh bỉ....); còn quy phạm pháp luật được điều chỉnh
bằng sự cưỡng chế của nhà nước (phạt, tù đầy...)
+ Quy phạm pháp luật tồn tại ở dạng văn bản; còn quy phạm đạo đức thường tồn
tại ở dạng tập quán, thói quyen (một số ít ở văn bản như hương ước làng xã,
hương ước dòng họ....)
+ Quy phạm đạo đức được hình thành từ phong tục tập quán, thói quyen,
truyền thống, dân tộc, vùng miền..; còn QP pháp luật hình thành do sự định
hướng, ý trí của nhà nước
+ Phạm vi điều chỉnh của QP pháp luật thường rộng hơn (cả nước, cả tỉnh, cả
vùng...) nhưng Qp đạo đức có thế chỉ có giá trị ở một vùng nào đó (ở nơi này là
phù hợp, nơi khác không phù hợp...)

Bài tập tình huống:


Câu 1: Anh Bình là nhân viên lái xe hang taxi sao việt. Trong một ngày làm việc anh Bình đã
uống rượi say điều khiển xe quá tốc độ quy định và gây tai nạn; hậu quả làm chị Hoa đi xe máy
ngược chiều bị thương nhẹ, xe máy của chị Hoa bị hỏng, xe ô too của hãng taxi sao việt bị xây
xước. trong tình huống này hãy cho biết:
A, Anh Bình có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
B, anh Bình có phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý nào?
Trình bày rõ lập luận của bạn đối với câu hỏi nêu trên
Trả lời:
a, Anh Bình đã vi phạm pháp luật giao thông đường bộ. Cụ thể:
Anh Bình đã lái xe trong tình trạng say rượu và điều khiển xe với tốc độ cao gây tai nạn, vi phạm
các quy tắc quản lý nhà nước về an toàn giao thông.
b, Anh Bình phải gánh chịu các trách nhiệm pháp lý sau:
Thứ nhất, anh Bình phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi vi phạm phạm luật giao thông
đương bộ. Đó là lái xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn và vượt quá tốc độ cho phép.
Thứ hai, anh Bình phải chịu trách nhiệm dân sự do hành vi gây tai nạn cho chị Hoa. Cụ thể:
Anh Bình phải bồi thường cho chị Hoa chi phí về khôi phục sức khỏe và chi phí sửa chữa hoặc
khôi phục chiếc xe máy của chị Hoa
Thứ ba, anh Bình có thể phải chịu trách nhiệm kỉ luật do hành vi vi phạm nội quy của công ty
và hợp đồng lao động mà anh đã kí kết với công ty Sao Việt gây ảnh hưởng đến uy tín của công ty.

Câu 2:

Chủ tịch Uỷ ban nhân dân Quận H Thành phố Hà Nội ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên
địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây
dựng hiện hành. Công ty PK phản đối quyết định này và đã gửi đơn để yêu cầu xem xét lại.
a. Trong trờng hợp này, đơn khiếu nại của công ty PK phải gửi đến cơ quan nhà nớc nào để đề nghị
xem xét giải quyết? Vì sao?
b. Nếu cơ quan mà bạn cho là có thẩm quyền ở Mục a đã giải quyết mà Công ty PK vẫn phản đối thì
Công ty PK có thể tiếp tục gửi đơn đến các cơ quan Nhà nớc nào, theo thủ tục gì? Vì sao?
Trả lời:
1. Trong trường hợp này công ty PK phải gửi đơn khiếu nại lên chủ tịch UBND quận H thành phố
Hà Nội người đã ra quyết định buộc Công ty PK đóng trên địa bàn quận phải tháo dỡ một công trình
xây dựng nhà làm việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng hiện hành. Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật
khiếu nại năm 2012: “1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái
pháp luật,…”.
2. Theo căn cứ tại đoạn 2 khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012 thì nếu trong trường hợp này
chủ tịch UBND quận H giải quyết mà công ty PK không đồng ý thì công ty PK có thể tiếp tục gửi
đơn khiếu nại lần 2 lên thủ trưởng cấp trên trực tiếp là chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hoặc khởi
kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
Trường hợp công ty PK không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai của chủ tịch
UBND thành phó Hà Nội hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính theo đoạn 3
Khoản 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2012.

Câu 3: công ty cổ phần hoa đào trong quý trình sản xuất kinh doanh đã vi phạm quy định của
Nhà nước về bảo vệ môi trường nên gây ô nhiểm nguồn nước gây hại cho các hộ gia định nuôi
trồng thủy sản khu vực xung quanh. Trong trường hợp này hãy cho biết:
A, công ty cổ phần Hoa Đào có các hành vi vi phạm pháp luật nào?
- Công ty cổ phần Hoa Đào đã có hành vi vi phạm hành chính vi phạm các quy tắc quản
lý nhà nước về môi trường…Tùy từng mức độ, có thể cấu thành vi phạm hình sự.
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và
chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước gây ô nhiểm nguồn nướ và gây thiệt hại cho người nuôi
trồng thủy sản.
B, công ty phải chịu các trách nhiệm pháp lý:
- Trách nhiệm hành chính trong việc có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường;
- Trách nhiệm dân sự về vấn đề bồi thường thiệt hại cho các hộ nuôi trồng hủy sản xung quoanh;

Câu 5
Chiến sĩ cảnh sát giao thông đang làm nhiệm vụ đã phát hiện một hành vi vi phạm luật an toàn
giao thông trên đường phố. Chiến sĩ cảnh sát này sẽ phải làm các thủ tục pháp lý như thế nào nếu
cho rằng:
a. Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 100.000 đồng?
b. Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 500.000 đồng?
 Giải thích rõ vì sao?
Trả lời: 1 Hành vi vi phạm thuộc trường hợp phạt tiền 100k: thủ tục đơn giản
2 Hành vi vi phạm thuộc trờng hợp phạt tiền 500.000 đồng: thủ tục
đầy đủ
Xem luật xử ly vi phạm hành chính
Câu 6: Giả sử H đó 17 tuổi, điều khiển xe Dream thì H phải chịu trỏch nhiệm hành chính
với những hình thức xử lý như thế nào? Giải thích vì sao?
H có thể bị xử phạt: Phạt tiền.
Xem thêm luật XLVPHC
Đề 05:
Câu 2: Đ/S
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của một chủ thể xuất hiện tại
cùng 1 thời điểm.
Sai.
- Năng lực pháp luật là khả năng 1 chủ thể được hưởng quyền và làm nghĩa vụ
trong 1 quan hệ pháp luật nhất định. Mọi công dân đều có năng lực pháp luật
trừ 1 số trường hợp bị pháp luật hạn chế or Tòa án tước đoạt. Theo khoản 3 điều
16 Bộ luật dân sự: “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó
sinh ra và chấm dứt khi người đó chết”
- Năng lực hành vi là khả năng của cá nhân bằng hàng vi của mình để xác lập,
thực hiên quyền và làm nghĩa vụ. Pháp luật coi những người chưa đến 1 độ tuổi
nào đó or những người mắc bệnh về tâm thần là người không có nawg lực hành
vi.
Như vậy, năng lực pháp luật và năng lực hành vi của 1 chủ thể không xuất
hiện tại cùng 1 thời điểm.
2. Trong xã hội có nhà nước, pháp luật là quy tắc xử sự duy nhất điều
chỉnh các quan hệ xã hội.
S. còn có các quy tắc khác như: đạo đức, đoàn thể,….
-------------------------------------------------------------------------------

ĐỀ 21:
CÂU 1: Phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật?
Tại sao Nhà nước là chủ thể đặc biệt? phân biệt quan hệ xã hội và quan
hệ pháp luật.
 Khái niệm: quan hệ pháp luật là mqh giữa người với người (mqh xã hội) do
1 qppl điều chỉnh, biểu hiện thành quyền và nghĩa vụ pháp lí cụ thể của các
bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

 Đặc điểm:

- Là các quan hệ xã hội nhất định;


- Do một quy phạm pháp luật điều chỉnh;
- Quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên, được đảm bảo bằng sự cưỡng
chế nhà nước.
Quan hệ pháp luật đầu tiên nó phải là mqh xã hội, các quan hệ xã hội được
biểu hiện thông qua các hành vi qua lại có muc đích, có tính toán, qua hành
vi có ý chí của con người. Trong từng trường hợp cụ thể, con người nhận
thức về lợi ích của mình và tính toán để xử sự trên cơ sở lợi ích chủ quan
của bản thân. Cách xử sự này có thể đi ngược lại với các lợi ích kinh tế
khách quan, ngược lại với yêu cầu của quy luật kinh tế khách quan. Vì vậy
quan hệ pháp luật còn do một quy phạm pháp luật điều chỉnh. Các chủ thể
tham gia vào quan hệ pháp luật sẽ phải điều chỉnh hành vi của mình cho
đúng với quy phạm pháp luật, phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị. Cuối
cùng, nói đến pháp luật thì phải có chế tài. Ở đây, trong quan hệ pháp luật
cũng thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể của các bên được đảm bảo bằng
sự cưỡng chế của nhà nước. Như thế mới vừa giúp các chủ thể được bảo vệ
trước những phép xử sự trong phạm vi của nhà nước và đồng thời đảm bảo
được mọi người tuân theo những quy định trong VBQPPL.

 Cấu thành của quan hệ pháp luật: có 3 bộ phận:


- Chủ thể của quan hệ pháp luật: là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ sở của
các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành người
mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
+ Chủ thể là cá nhân:
 Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền
và làm nghĩa vụ trong một quan hệ pháp luật nhất định.
 Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể có thể bằng hành vi
của mình mà tham gia vào một quan hệ pháp luật để hưởng
quyền và làm nghĩa vụ.
 Chủ thể trực tiếp: là chủ thể luôn luôn có đủ năng lực pháp luật
và năng lực hành vi.
 Chủ thể không trực tiếp: là chủ thể có năng lực pháp luật mà k
có năng lực hành vi.
+ Chủ thể là tổ chức:
Tổ chức có tư cách pháp nhân là cần có đầy đủ các điều kiện sau:
được thành lập hợp pháp
Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng ts đó
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
(Điều 84 Bộ luật dân sự 2005);
Tổ chức có tư cách pháp nhân mới được tham gia các QHPL một cách
độc lập, Pháp nhân có cả 2 loại năng lực từ lúc Pháp nhân được thành
lập tới lúc Pháp nhân chấm dứt.
 Chủ thể là Nhà nước: là Chủ thể đặc biệt. Vì những lí do sau:
Nhà nước nắm trong tay quyền lực cả về kinh tế và chính trị có
quyền ban hành pháp luật để quy định quyền và nghĩa vụ pháp lí
cho các chủ thể khác khi tham gia quan hệ pháp luật và chịu tác
động của pháp luật do mình đề ra.
- Tính chất đặc biệt được thể hiện ở chỗ:
+ Nhà nước chỉ tham gia vào một số quan hệ pháp luật nhất định,
khi tham gia quan hệ pháp luật để thực hiện những quyền và nghĩa
vụ pháp lí của mình, Nhà nước thường sử dụng những phương
pháp đặc biệt hơn so với các chủ thể khác.
+Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể vào các quan hệ pháp luật
quan trọng như quan hệ pháp luật hiến pháp, quan hệ pháp luật
quốc tế, quan hệ pháp luật hình sự nhằm bảo vệ lợi ích cơ bản của
xã hội.
- khách thể của quan hệ pháp luật: là những lợi ích vật chất, tinh thần mà các chủ
thể mong muốn đạt được khi tham gia vào quan hệ pháp luật. Đó có thể là các
lợi ích vật chất, hoặc các lợi ích phi vật chất, cũng có thể là các nhu cầu về hoạt
động chính trị, xã hội.
- Nội dung của quan hệ pháp luật : bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của các
chủ thể.
+ Quyền là mức độ, phạm vi được phép xử sự của các chủ thể được nhà
nước bảo vệ.
+ Nghĩa vụ là mức độ phạm vi xử sự cần phải có của các chủ thể, được bảo
đảm bằng sự cưỡng chế của nhà nước.

 Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội


Quan hệ xã hội Quan hệ pháp luật
Là quan hệ giữa người với người Là quan hệ giữa người với
trong xã hội được hình thành người, được điều chỉnh bằng
trong quá trình hoạt động kinh pháp luật
tế, chính trị, xã hội,…
Ví dụ: nam nữ yêu nhau, nếu 1 Ví dụ: Cũng với đôi nam nữ bên
người phản bội tình yêu làm cho nhưng họ đã là vợ chồng, bây
người còn lại đau khổ thì pháp giờ họ là các chủ thể trong quan
luật cũng sẽ không can thiệp vào hệ pháp luật và sẽ phải chịu sự
để buộc tội người đi phản bội ấy, điều chỉnh của pháp luật. Nếu 1
có chăng là bị nguyền rủa từ xã người phản bội người kia và đi
hội mà thôi. quan hệ với người khác thì sẽ
phải chịu trách nhiệm theo quy
định của pháp luật tùy theo tình
tiết sự việc.

Câu 2: Đ/S
Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì
luôn là quan hệ mang tính chất quyền lực phục tùng.
S. Chủ thể của quan hệ pháp luật là những cá nhân hay tổ chức dựa trên cơ
sở các quy phạm pháp luật mà tham gia vào các quan hệ pháp luật, trở thành
người mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể.
Vì thế khi Nhà nước tham gia vào các quan hệ pháp luật với tư cách là chủ
thể thì NN cũng có quyền và nghĩa vụ pháp lý cụ thể chứ không phải là chỉ
có quyền bắt người khác phải phục tùng.
Ví dụ: Nhà nước làm hợp đồng với công ty tư nhân X về việc xây 1 cây cầu.
Khi tham gia vào quan hệ pháp luật này thì nhà nước có quyền yêu cầu công
ty X đảm bảo tiến độ công trình, chất lượng cây cầu,… Đồng thời Nhà nước
phải thực hiện nghĩa vụ của mình là cho phép công ty X thu phí trên cây cầu
or các cách khác để công ty X thu lại được vốn và lợi nhuận theo như hợp
đồng đã thỏa thuận giữa 2 bên.

Câu 3: Bộ trưởng bộ nội vụ ban hành 1 VB QPPL hướng dẫn về chức


trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường,
thị trấn.
Hãy cho biết: văn bản đó của Bộ trưởng bộ nội vụ được ban hành dưới
hình thức pháp lý nào? Vì sao? Viết kí hiệu của vb qppl đó (tự giả định về
số và năm ban hành)

Theo Khoản 8 Điều 4 Luật ban hành văn bản QPPL năm 2015:
“…;thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;…”
Như vậy văn bản này của Bộ trưởng bộ nội vụ được ban hành dưới hình thức
pháp lý là Thông tư.
Kí hiệu: số 70/ 2013/TT-BNV
( Phần kí hiệu này e hơi thắc mắc 1 chút ạ, ở lớp thầy dạy là viết tên của loại
văn bản lên trước: thông tư số 70/… . Nhưng ở khoản 3 điều 10 trong Luật
ban hành VB QPPL quy định đối với luật, nghị quyết của QH, pháp lệnh,
nghị quyết của UB TVQH mới ghi loại văn bản ở đầu tiên ạ )
Có 2 cách đánh số, Phần tên Vb thì cho cả 2 loại vb, nên ghi tên trước, ko
sao cả.

Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật sau:
Điều 109, Bộ LHS năm 2015: Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân:
“Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, xúi giục, người hoạt động đắc lực or gây hậu quả
nghiêm trọng thì bị phạt từ 12-20 năm, tù chung thân or tử hình
2. Người đồng phạm khác thì vị phạt tù từ 5-12 năm
3. Người chuẩn bị pham tội này thì bị phạt tù từ 1-5 năm
Ta xác định được trong điều luật trên có 2 thành phần là: giả định và chế tài
Giả định: Người nào Hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính
quyền nhân dân. Tùy từng trường hợp cụ thể thì có chế tài riêng:
1. Người tổ chức, xúi giục, người hoạt động đắc lực or gây hậu quả nghiêm
trọng => chế tài:thì bị phạt từ 12-20 năm, tù chung thân or tử hình
2. Người đồng phạm khác => chế tài: thì bị phạt tù từ 5-12 năm
3. Người chuẩn bị pham tội này => chế tài: bị phạt tù từ 1-5 năm
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Đề 24:

Câu 1: phân tích khái niệm, cấu trúc của QPPL? Lấy vd cụ thể minh họa.
 Khái niệm: QPPL là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do
nhà nước ban hành và đảm bảo thưc hiện, thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị và nhu cầu tồn tại của xã hội nhằm điều chỉnh các quan hệ xã
hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
- QPPL đặt ra để điều chỉnh phần lớn các quan hệ xã hội, điều chỉnh các hành vi,
cách xử sự mang tính phổ biến phù hợp với lợi ích của đa số trong cộng đồng
nhằm đảm bảo trật tự ổn định cho sự phát triển của toàn xã hội vì vậy nó mang
tính bắt buộc chung, yêu cầu mọi người trong xã hội cần tuân theo.
- QPPL là một đơn vị của Pháp Luật vì vậy nó cũng có tính nhà nước, tức là
QPPL do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và đảm bảo thực hiện.
Các chủ thể tham gia vào các quan hệ pháp luật sẽ dựa vào QPPL để biết mình
được làm gì và cần làm gì.
- Pháp luật ra đời trước hết từ nhu cầu bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong
xã hội có giai cấp, thì trong QPPL cũng vậy, nó thể hiện được ý chí của giai cấp
thống trị, thiết lập và bảo vệ lợi ích cho giai cấp thống trị, đồng thời đảm bảo
một xã hội ổn định, phát triển phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
 Cấu trúc:
- Giả định:
Là bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu rõ chủ thể nào, với những
điều kiện, hoàn cảnh nào thì thuộc phạm vi điều chỉnh của quy phạm pháp
luật đó.

- Quy định:
Là phần chỉ ra trong hoàn cảnh đó, điều kiện đó người ta được làm gì, phải
làm gì và không được làm gì.
Phân loại các quy định:
+ Quy định mệnh lệnh: nêu lên một cách dứt khoát, rõ ràng điều không được
làm hoặc điều bắt buộc phải làm.
+ Quy định tùy nghi: không nêu dứt khoát, rõ ràng cách xử sự nhất định mà
để cho các bên được tự thỏa thuận, định đoạt trong phạm vi nào đó.
+ Quy định giao quyền: trực tiếp xác định quyền hạn của một chức vụ, một
cơ quan nào đó trong BMNN hoặc xác nhận quyền nào đó của công dân, tổ chức.

- Chế tài:
Là phần chỉ rõ nếu làm hay không làm như phần quy định thì sẽ phải chịu
hậu quả như thế nào.
Phân loại: Chế tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài dân sự, chế tài
hình sự, chế tài kỷ luật.
Ví dụ: Khoản 1 Điều 100 Bộ luật hình sự 1999: “Người nào đối xử tàn ác, thường
xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát,
thì bị tù từ hai năm đến bảy năm.”
Trong ví dụ trên: giả định là người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược
đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
Chế tài là bị tù từ hai đến bảy năm
Câu 2: Đ/S
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là cá nhân có đủ năng
lực hành vi dân sự.
S. chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là các bên tham gia vào quan hệ
pháp luật dân sự. Chủ thể có thể là cá nhân or tổ chức.
+ Chủ thể là Cá nhân:
Chủ thể trực tiếp (có đủ năng lực pháp luật ds và năng lực hành vi dân
sự)
Chủ thể gián tiếp (có năng lực pháp luật ds nhưng k có năng lực hành vi
ds thì có thể tham gia thông qua hành vi của người khác- người đại diện,
giám hộ)
+ Chủ thể là tổ chức: Tổ chức không có tư cách pháp nhân
Tổ chức có tư cách pháp nhân(Điều 74, Bộ LDS năm
2015)

2. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách
nhiệm pháp lí.
Sai.
- Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi mà theo quy định của pháp luật
được áp dung đối với các chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật.
- 1 Hành vi vi phạm pháp luật phải có đủ 4 dấu hiệu sau:
+ Là hành vi của con người
+ Là hành vi trái với các quy định pháp luật.
+ Chứa đựng lỗi của chủ thể hành vi
+ Chủ thể thực hiện hành vi có năng lực chịu trách nhiệm pháp lý.
Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật chỉ mới là 1 dấu hiệu của
VPPL nên chưa chắc đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 3: Anh A là lái xe của CTCP X trong khi đang chở hàng về công ty
theo yêu cầu nhiệm vụ công việc của mình, anh A đã gây ra 1 tai nạn giai
thông làm thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của bà B, tổng giá trị thiệt hại
là 120 triệu đồng. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là do anh A
điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép.
Hãy cho biết: Những loại trách nhiệm pháp lí nào được áp dụng trong
trường hợp này? Chủ thể bị áp dụng trách nhiệm pháp lí đó là ai? Vì sao?

 Những loại trách nhiệm pháp lí được áp dụng:


- Vi phạm hành chính do vi phạm luật giao thông thường bộ: lái xe quá tốc độ
cho phép => chịu trách nhiệm trách nhiệm hành chính (xử lý VPHC).
- Vi phạm dân sự do gây thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của người khác =>
chịu trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại)
- Có thể vi phạm kỉ luật của công ty X vì đã vi phạm nội quy của công ty, lái xe
quá tốc độ gây ảnh hưởng đến uy tín, tài sản của công ty => chịu trách nhiệm kỉ
luật.

 Chủ thể chịu trách nhiệm pháp lí đó là anh A vì a A là người đã có


hành vi vi phạm pháp luật: lái xe quá tốc độ cho phép gây thiệt hại về
người và của cho người khác.

Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL


Điều 124. Bộ LHS 2015: Tội giết or vứt bỏ con mới đẻ:
1. Người mẹ nào do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu or trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình đẻ ra trong 07 ngày
tuổi thì bị phạt tù từ 6 tháng -3 năm.
2. Người mẹ nào do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu or trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07
ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không
giam giữ đến 02 năm or bị phạt từ 03 tháng -2 năm tù.

Trả lời:
1. Giả định: Người mẹ nào do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu or trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi =>chế
tài: bị phạt tù từ 6 tháng -3 năm
2. Giả định: Người mẹ nào do ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu or trong hoàn
cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình đẻ ra trong 07 ngày tuổi
dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết =>chế tài:bị phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm or bị phạt từ 03 tháng - 2 năm tù.
--------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 42
Câu 1:
Câu 2: Đ/S

Trong hoạt động quản lý, các cơ quan NN đều thực hiện hoạt động ban hành
văn bản quy phạm pháp luật.
Sai , chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo luật BH VBQPPL 2015 mới
có quyền ban hành, còn nhiều CQ khác không được.

Câu 3: Chi cục trưởng chi cục thuế quân H thành phố HN ra quyết định truy
thu của Công ty Tân Phát 100 triệu đồng tiền thuế GTGT trong năm 2012. Công
ty Tân Phát cho rằng quyết định trên là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích
hợp pháp của mình nên đã làm đơn khiếu nại.
Hãy cho biết: trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty TP phải gửi đến
đâu? Vì sao?
Theo đoạn 1 Điều 7 Luật khiếu nại năm 2011 “ khi có căn cứ cho rằng quyết định
hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi
ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết
định hành chính…”
Theo điều luật trên thì đơn khiếu nại của công ty TP cần phải gửi đến chi cục
trưởng cục thuế quận H.

Câu 4: Phân tích cơ cấu của QPPL trong điều luật sau:

Khoản 1, điều 104 bộ LHS 1999: Tội cố ý gây thương tích or gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác:
“người nào cố ý gây thương tích or gây tổn hại đến sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ thương tật từ 11%-30% or dưới 11% nhưng thuộc 1 trong các trường
hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm or phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm:
A, dùng hung khí nguy hiểm or dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người
B, gây cố tật nhẹ cho nạn nhân
C, phạm tội nhiều lần đối với cùng 1 ng or đối với nhiều người
D, đối với trẻ em, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau or người khác không
có khả năng tự vệ
………
Giả định: người nào cố ý gây thương tích or gây tổn hại đến sức khỏe của người
khác mà tỷ lệ thương tật từ 11%-30% or dưới 11% nhưng thuộc 1 trong các trường
hợp để điểm a, b,c,d,…
Chế tài: bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm or phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 51.

Câu 1: phân tích vi trí thẩm quyền của Quốc Hội trong Bộ máy NN
CHXHCNVN theo hiến pháp 2013.
(Câu này là giống phân tích vị trí chứng năng ở đề trên phải không ạ thưa thầy? )
Tương tự, đọc thêm quy định trong HP 2013

Câu 3: Trong quá trình SXKD, công ty ĐL đã vi phạm các quy định pháp luật về
bảo vệ môi trường: xả nước thải không qua xử lí ra môi trường, làm ô nhiễm
nguồn nước khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu vực
quanh nơi sản xuất của công ty này bị thiệt hại.

Cho biết: Trong trường hợp này, công ty sẽ phải gánh chịu những loại TNPL
nào? Vì sao?
- Công ty phải chịu trách nhiệm hành chính (xử lý VPHC)do vi phạm hành
chính về các quy đinh của pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong trường hợp
gây thiệt hại nghiêm trọng thì có thể áp dụng TN hình sự theo quy định của
BLHS 2015
- Phải chịu trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) vì gây thiệt hại đến tài
sản của người khác ( rau màu và cá bị thiệt hại)
---------------------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 56:
Câu 1: Phân tích khái niệm và các điều kiện để 1 tổ chức có tư cách pháp
nhân? Lấy ví dụ về 1 tổ chức có tư cách pháp nhân và chứng minh?
 Một tổ chức tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập nếu
thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định có thể được thừa
nhận là một pháp nhân.
 Căn cứ vào Khoản 1 Điều 74 Bộ Luật dân sự, 1 tổ chức được công
nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau:
A, Được thành lập hợp pháp;
B, Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
C, Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm
bằng tài sản đó;
D, Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập

- Pháp nhân phải được thành lập hợp pháp: Một pháp nhân được thành lập hợp
pháp khi được pháp luật cho phép hoặc thừa nhận, nói cách khác thì phải được
thành lập theo trình tự, thủ tục luật định. Tính hợp pháp của pháp nhân giúp
pháp nhân đó tham gia các quan hệ pháp luật và tồn tại dưới sự kiểm soát, đảm
bảo của Nhà nước nhằm phù hợp với ý chí của Nhà nước đó. Do đó, tổ chức
thành lập không hợp pháp thì không được coi là pháp nhân.
- Thứ hai, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Cơ cấu tổ chức chặt chẽ
giúp cho pháp nhân trở thành một thể thống nhất, vận hành, hoạt động một cách
có hiệu quả. Cơ cấu tổ chức chặt chẽ nghĩa là pháp nhân phải có sự sắp xếp,
phân bổ nguồn nhân lực vào các bộ phận như phòng, ban… và quy định cho
từng bộ phận đó những chức năng, nhiệm vụ cụ thể trong Điều lệ.
- Thứ ba, pháp nhân phải có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó: Tài sản của pháp nhân phải có sự độc lập, tức là
pháp nhân có đầy đủ 3 quyền năng của quyền sở hữu là chiếm hữu, sử dụng và
định đoạt để không chịu sự chi phối ràng buộc của bất kỳ ai, đảm bảo tư cách
chủ thể của pháp nhân.
Mặt khác, để thực hiện nguyên tắc bình đẳng giữa các chủ thể nên pháp luật
quy định pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm bằng khối tài sản đó. Trách
nhiệm của pháp nhân khi vi phạm nghĩa vụ không thể do một cơ quan, tổ
chức khác gánh vác và các thành viên của pháp nhân chỉ phải chịu trách
nhiệm trong phạm vi tài sản của mình đã góp.
- Thứ tư, pháp nhân nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập: Với việc sở hữu một khối tài sản riêng, pháp nhân có đủ khả năng để
hưởng, tự mình thực hiện các quyền và chịu nghĩa vụ khi tham gia các quan hệ
pháp luật một cách độc lập.

 Ví dụ: Một trường THPT công lập.


- Được thành lập hợp pháp theo quyết định của sở giáo dục đào tạo thành phố,
tỉnh.
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: bộ máy làm việc của trường được tổ chức thành
các phòng ban, đứng đầu là hiệu trưởng, có các hiệu phó,..
- Có tài sản riêng: là tài sản do Nhà nước đầu tư, giao cho trường quản lý sử
dụng, tài sản có được từ các khoản thu nhập khác của trường và nhà trường chịu
trách nhiệm bằng tài sản đó.
- Nhà trường nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật chứ không phải
thông qua hay dưới danh nghĩa của một tổ chức nào khác, có con dấu
riêng,...VD: Trường có thể tự mình kí kết một hợp đồng về xây dựng thêm tòa
nhà mới cho trường, thì nhà trường sẽ giữ vai trò là một bên chủ thể của hợp
đồng đó.

Câu 2: Đ/S
1. Nhà nước lập ra chỉ để duy trì và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Sai. Nhà nước không chỉ là người đại diện cho giai cấp thống trị, bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị mà còn là người đại diện cho lợi ích chung của xã
hội. Nhà nước ra đời trong xã hội có giai cấp, xuất hiện sự đấu tranh giai cấp
mạnh mẽ dẫn đến cần có sự ra đời của NN để dập tắt các cuộc xung đột giai
cấp này.
---------------------------------------------------------------------------------
Đề 5

Câu 1. K/n đặc điểm của quan hệ pháp luật. Phân biệt chủ thể là cá nhân và pháp
nhân
 K/n, đặc điểm như trên
 Phân biệt:
Chủ thể là cá nhân Chủ thể là pháp nhân
Đối tượng Là công dân VN, người nước Là các cơ quan nhà nước, tổ
ngoài, người không quốc tịch sống chức xã hội, tổ chức kinh tế,
lao động và học tập trên lãnh thổ đơn vị hành chính,..có cơ cấu tổ
VN chức thống nhất được các
VBQPPL quy định.
Tư cách tham gia Thể nhân Pháp nhân
vào quan hệ pháp
luật
Thời điểm phát - Năng lực pháp luật có từ khi - Năng lực chủ thểcủa tổ chức
sinh và chấm dứt được sinh ra phát sinh khi nhà nước quy
năng lực chủ thể - Năng lực hành vi tùy theo quy định quyền và nghĩa vụ của
định của nhà nước or do vấn đề tổ chức đó trong quản lý
sức khỏe của người đó. hành chính nhà nước.
- 2 năng lực này của cá nhân sẽ - năng lực hành vi và pháp
không xuất hiện cùng 1 lúc. luật của tổ chức phát sinh
Công dân có năng lực pháp cùng lúc.
luật thì sẽ có thể được công - Thời điểm chấm dứt năng
nhận là 1 chủ thể trong qhpl. lực chủ thể của tổ chức
- Thời điểm chấm dứt năng lực trong quan hệ pháp luật
chủ thể của cá nhân trong quan hành chính là khi không còn
hệ pháp luật là khi cá nhân đó những quy định của nhà
chết hoặc cá nhân đó không đủ nước về quyền và nghĩa vụ
điều kiện để có năng lực hành của tổ chức đó trong quan hệ
vi nữa. Ví dụ cá nhân đó bị tâm pháp luật hành chính hoạc tổ
thần, mất năng lực hành vi… chức đó bị giải thể.

Câu 2. Đ/S
Quốc hội của nhà nước chxhcnvn là do mọi công dân việt nam bầu ra.
Đúng. Theo điều 7 Hiến pháp 2013, “việc bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu
HĐND được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu
kín”
(Thầy ơi, trong VBPL không có chữ do “cử tri cả nước” bầu ạ! Em chỉ thấy
trong giáo trình thôi ạ =(( thế phải giải thích thế nào mới khoa học ạ thưa
thầy!! ^^ )

-------------------------------------------------------------------
Đề 6
1. (2đ) đúng, sai giải thích
a) quy phạm pháp luật là hình thức duy nhất để đánh giá hành vi con
người
Sai, giải thích giống như Pháp luật là hình thức duy nhất để đánh giá hành vi
con người.

------------------------------------------------------------------------------
ĐỀ 7

câu 2: Đ/S
1. Mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xh đều là sự kiện pháp lí.
Sai. Sự kiện pháp lí là những sự việc cụ thể xảy ra trong đời sống phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh đã được dự liệu trong 1 QPPL từ đó làm phát sinh, thay đổi or
chấm dứt 1 quan hệ pháp luật cụ thể.
Ví dụ: việc 1 người đang đọc cuốn sách của mình ở nhà thì nó không làm phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt 1 quan hệ pháp luật nào.

2. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội
xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành.
Sai. Vì theo khoản 1 điều 152 Luật ban hành VBQPPL năm 2015 “ Chỉ trong
trường hợp thật cần thiết để đảm bảo lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền,
lợi ích của tổ chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của QH, VB
QPPL của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước”
Như vậy trong 1 số trường hợp Văn bản quy phạm pháp luật có thể điều chỉnh
những quan hệ xã hội xuất hiện trước khi văn bản đó được ban hành.

2. Người từ đủ 14t trở lên có thể là chủ thể của mọi tội phạm
Sai. Căn cứ khoản 2 điều 12 Bộ LHS năm 2015 “người đủ từ 14 tuổi trở lên
nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự….về tội phạm rất
nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng…”
Đề 05:

Câu 1: Phân tích vị trí, chức năng của quốc hội. Từ đó xác định tính chất pháp
lý của các văn bản quy phạm pháp luật do QH ban hành theo luật ban hành
VBQPPL năm 2008.
 Vị trí chức năng của Quốc Hội: Theo khoản 1 điều 1 Luật tổ chức Quốc
Hội 2014
1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực
nhà nước cao nhất của nước CHXHCNVN.
2. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn
đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao với hoạt động của Nhà
nước.
- Là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, thể hiện ở các mặt sau:
+ QH do nhân dân cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình dẳng,
trực tiếp và bỏ phiếu kín.
+ Trong QH có các đại biểu đại diện cho các tầng lớp nhân dân. Quốc hội là
sự thể hiện rõ nhất khối đại đoàn kết toàn dâ, đại diện cho trí tuệ nhân dân cả
nước.
+ Quốc hội có nhiệm vụ phục vụ lợi ích chung của Nhân dân và dân tộc, nói
lên tiếng nói của Nhân dân, thể hiện nguyện vọng của nhân dân cả nước.
- Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Vì theo quy định của Hiến pháp, ở
nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi quyền lực thuộc về nhân
dân. Mà QH do nhân dân bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của
Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của nhân dân cả nước. Quốc Hội thống
nhất tập trung toàn bộ quyền lực của nhà nước và là cơ quan duy nhất có quyền
lập hiến, lâp pháp. Các cơ quan khác sẽ phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể do
QH giao phó và chịu trách nhiệm trước QH.
- Quốc Hội thay mặt nhân dân ra các quyết định quan trọng của đất nước như kế
hoạch phát triển kt-xh, các chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, các
chính sách về thuế, thu chi ngân sách, chính sách dân tộc, tôn giáo,…
Ví dụ: Quốc Hội ban hành Luật số 26/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân của Quốc hội.
- Quốc hội thực hiên quyền giám sát tối cao với các hoạt động của nhà nước vì
thứ nhất, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nhà nước ta là
nhà nước của dân, do dân, vì dân. Thứ hai, nước ta tổ chức theo nguyên tắc tập
quyền, do đó quyền lực tối cao thuộc về QH. Các cơ quan khác mặc dù có
những quyền hạn và trách nhiệm riêng nhưng mọi hoạt động đều phải báo cáo
trước QH và chịu sự giám sát của QH. Mục đích của việc giám sát này của QH
là để đảm bảo các cơ quan NN thực hiện đúng với hiến pháp, luật đã định một
cách triệt để, giúp bộ máy NN hoạt động một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
 Theo điều 4 Luật ban hành VB QPPL năm 2015, Quốc Hội có quyền
ban hành các VB QPPL: (xem thêm chương 2 luật BHVB QPPL về nd
các vb QPPL nhé)
(ý thầy là mình chép thêm nội dung của các VB QPPL này ạ? Nó dài
như thế mà thầy =(((((((((((( )
(không phải chép hết, chỉ tóm tắt khoảng 1-2 dòng thôi để thấy rõ nội
dung của các VB này)
- Hiến pháp: là luật cơ bản của Nhà nước, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống VB QPPL của nhà nước ta.
- Luật là VB QPPL có giá trị sau Hiến Pháp
- Nghị Quyết của Quốc Hội cũng có giá trị sau Hiến Pháp
--------------------------------------------------------------------------------------------

You might also like