You are on page 1of 70

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH

Mục lục
Khái niệm một số thuật ngữ.............................................................................................................................4
Chương 1: Khái niệm, Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính Việt Nam.........8
1. Phân biệt các khái niệm: quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà nước........................8
2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính........................................................................................11
3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính..............................................................................12
4. Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp................................................................................13
5. Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hình sự....................................................................................14
Chương 2: Quy phạm pháp luật hành chính và Quan hệ pháp luật Hành chính..............................................15
1. Khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính?....................................................................15
2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính?.......................................................................16
3. So sánh QPPL với QPPLHC?..............................................................................................................17
4. Căn cứ vào tính bình đẳng, có thể phân loại quan hệ pháp luật hành chính thành:.......................18
5. Các hình thức thực hiện pháp luật hành chính..................................................................................18
6. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?......................................19
7. Phân biệt quan hệ quản lý hành chính nhà nước và quan hệ pháp luật hành chính nhà nước?....23
8. Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành do sự thoả thuận của 2 bên hay không?...........24
Chương 3: Cơ quan hành chính nhà nước......................................................................................................25
1. Nêu khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước?.................................................................25
2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?...........................................................................................25
3. Chỉ có cấp hành chính nhà nước ở Trung ương mới tổ chức các cơ quan (đơn vị, bộ phận) hành
chính sau:..................................................................................................................................................27
4. Chỉ có cấp hành chính ở tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương) mới có thể tổ chức các cơ quan
hành chính nhà nước sau:........................................................................................................................27
5. Hệ thống cơ quan hành chính ở trung ương?.....................................................................................28
6. Hệ thống cơ quan hành chính ở địa phương?.....................................................................................31
7. Mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính là:.....................................................................................33
Chương 4 : Công vụ, cán bộ, công chức, viên chức.......................................................................................33
1. Nêu khái niệm cán bộ, cán bộ cấp xã theo pháp luật Việt Nam?......................................................34
2. Khái niệm công chức, công chức cấp xã?............................................................................................34
3. Đâu là hình thức hình thành và bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức?...............................................35
4. Đâu là hình thức xử lý vi phạm nội bộ đối với cán bộ, công chức?...................................................36
5. Đâu là hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc nhất đối với cán bộ, công chức?...............................36
6. Khái niệm công vụ và các nguyên tắc trong hoạt động công vụ........................................................37
7. Khái niệm viên chức?...........................................................................................................................37
8. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp của viên chức.
................................................................................................................................................................... 38
1
9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức?............................................................................................38
10. Những việc cán bộ, công chức không được làm?..............................................................................38
11. Con đường hình thành lên cán bộ, công chức?.................................................................................40
Chương 5 : Quy chế pháp lý hành chính của cá nhân.....................................................................................41
1 +2 +3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính- chính trị;................................41
kinh tế- xã hội; văn hoá- xã hội...............................................................................................................41
4. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch....................42
Chương 6 : Hình thức, phương pháp hoạt động của QLHCNN, các nguyên tắc trong QLHCNN..................43
1. Nêu khái niệm hình thức quản lý nhà nước; việc xác định hình thức quản lý HCNN cần dựa trên
cơ sở nào?..................................................................................................................................................43
2. Nêu khái niệm và các yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính nhà nước?......................43
3. Phương pháp đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là:.........................................................44
4. Căn cứ vào nội dung, tính chất của quản lý, có thể chia hình thức quản lý nhà nước thành:.......44
5. Trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay, về nguyên tắc, phương pháp nào đang được
khuyến khích, ưu tiên sử dụng trước?....................................................................................................47
Chương 7 : Vi phạm Hành chính, Trách nhiệm pháp lý hành chính...............................................................48
1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính...............................................48
2. Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm.......................................................................................48
3. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính?...........................................................................51
4. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính?....................................................................52
5. Các nguyên tắc xử phạt?......................................................................................................................52
6. Thẩm quyền, thời hiệu các hình thức xử phạt?..................................................................................53
7. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính?.................................................................................55
Chương 8 : Quyết định Hành chính................................................................................................................56
1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính?.............................................................................56
2. Hình thức thể hiện của Quyết định hành chính?...............................................................................56
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và ban hành quyết định hành chính?..........................57
4. Yêu cầu đối với Quyết định Hành chính?...........................................................................................58
Chương: 9 Thủ tục Hành chính......................................................................................................................58
1. Khái niệm thủ tục hành chính.............................................................................................................58
2. Đặc điểm của thủ tục hành chính........................................................................................................58
3. Tạo sao nói: TTHC mang tính đa dạng, phức tạp, năng động?........................................................58
4. Kể tên một số thủ tục hành chính........................................................................................................59
5. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính...........................................................................................59
6. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính...................................................................................59
7. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính...........................................................................................60
8. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính...................................................................60
9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục hành chính.......................61
10. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính....................................................61
2
11. Các mô hình thủ tục hành chính nhà nước.......................................................................................61
12. Mô hình 1 cửa, một cửa liên thông, một cửa điên tử........................................................................61
13. Quy trình thức hiện TTHC thông qua cơ chế một cửa quốc gia.....................................................63
14. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính..................................................................................64
15. Nội dung cải cách hành chính (2021-2030) (Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 15/7/2021)................65
16. Nội dung cải cách thủ tục hành chính...............................................................................................65
Chương 10: Kiểm soát hoạt động HCNN, khiếu nại, tố cáo...........................................................................65
1. Các phương thức kiểm soát hoạt động HCNN...................................................................................65
2 + 3 +4. Thế nào là khiếu nại, tố cáo trong HCNN? Đặc điểm của khiếu nại, tố cáo trong HCNN?.68
Tài liệu tham khảo..........................................................................................................................................71

3
Khái niệm một số thuật ngữ
Luật hành chính là ngành độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, gồm tổng
thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ
chức và thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền; của các tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền thực hiện chức năng quản lý
nhà nước.
Thủ tục cách thức, các bước giải quyết công việc theo một trình tự, nguyên tắc
nhất định, gồm một loạt công đoạn liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được một
mục đích nào đó.
Sự kiện pháp lý sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con
người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi,
chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định
Là sự kiện có thật trong thực tế nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành sự
kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ
pháp luật.
Ví dụ: việc ly hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho
một người nuôi; sự cố bão lụt làm sập cầu, làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận
chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng đã kí kết
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được
áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả
nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà
nước bảo đảm thực hiện. (khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015)
Văn bản quy phạm pháp luật (Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015)
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền,
hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp
luật.
- Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm
quyền, hình - thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
Thủ tục ban hành:
Bước 1: Lập đề nghị xây dựng VBQPPL
(Bao gồm: Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết của Quốc Hội, Nghị định của Chính Phủ,
Nghị quyết của HĐND)
Bước 2: Soạn thảo, thẩm định dự án, dự thảo VBQPP
(Bộ Tư pháp có trách nhiệm Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ soạn
4
thảo, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phân công cơ quan chủ trì soạn
thảo, cơ quan phối hợp soạn thảo)
Bước 3: Công báo và niêm yết VBQPPL.
Lệnh văn bản quy phạm pháp luật do Chủ tịch nước ban hành. Chủ tịch nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành Lệnh tổng động viên, lệnh để công bố
luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Liên tịch một hội nghị, cuộc họp có nhiều thành phần đại biểu cho các tổ chức
khác nhau cùng tham dự.
Quốc hữu hóa việc một quốc gia tước quyền sở hữu tài sản (công cụ và tư liệu
sản xuất, ruộng đất, hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng, phương tiện giao thông…) của
một cá nhân hoặc một tổ chức để chuyển tài sản đó thuộc quyền sở hữu quốc gia.

Các loại văn bản luật (Quốc hội ban hành - Có hiệu lực pháp lý cao nhất)
Hiến pháp

Luật văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp
nhằm điều chỉnh các loại quan hệ xã hội trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Luật là văn bản có giá trị pháp lý cao chỉ sau hiến pháp và có phạm vi tác động rộng
lớn và đông đảo đến các tầng lớp nhân dân.

Bộ luật hình thức văn bản quy phạm pháp luật có mức độ hệ thống hóa cao nhất,
bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trên một
hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau.

Các loại văn bản dưới luật (cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ
tục và hình thức được pháp luật quy định - Có hiệu lực pháp lý thấp hơn văn
bản luật)
Pháp lệnh được ban hành bởi Uỷ ban thường vụ Quốc hội để quy định những vấn
đề được Quốc hội giao.
Pháp lệnh được thông qua khi qua sửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc
hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực khi Chủ tịch nước ký lệnh công bố (Trước 15
ngày kể từ ngày được thông qua). Pháp lệnh là một văn bản quy phạm pháp luật, có
đầy đủ các đặc điểm như: Được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thể
hiện ý chí của chủ thể ban hành, được đảm bảo bằng quyền lực nhà nước và mang
tính bắt buộc thực hiện.
Pháp lệnh thường quy định và điều chỉnh những mối quan hệ xã hội quan trọng,
cơ bản nhưng chưa được văn bản luật quy định một cách chi tiết hoặc chưa được
Quốc hội quy định. Pháp lệnh ban hành một thời gian có thể được xem xét trở thành
5
văn bản Luật.

Nghị quyết là một trong những văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, có nhiều
cơ quan được pháp ban hành Nghị quyết với những mục đích và nội dung khác nhau.
Tuy nhiên, vẫn phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục được quy định trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật và các luật khác có liên quan.

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ ban hành để quy định
chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh,
Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước….
Ngoài ra còn được ban hành để quy định những quyền lợi và nghĩa vụ của người dân
theo Hiến pháp và Luật hiện hành. Có vai trò quan trọng trong hệ thống văn bản pháp
luật hiện nay, được Chính phủ ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, mang tính bắt
buộc và được đảm bảo thực hiện bởi Nhà nước.

Quyết định được ban hành bởi nhiều cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Mỗi chủ thể khác nhau sẽ ban hành Quyết định với những nội dung và mục đích khác
nhau.
Quyết định của Chủ tịch nước, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định
của Tổng kiểm toán nhà nước (Quyết định có tính chất là văn bản quy phạm pháp
luật)
Quyết định của Uỷ ban nhân dân các cấp (Quyết định có tính chất là văn bản áp
dụng pháp luật)

Thông tư được cơ quan có thẩm quyền ban hành với mục đích chính là giải thích,
hướng dẫn cụ thể, chi tiết những quy định được giao trong Luật hoặc những văn bản
mang tính chuyên môn, những văn bản thuộc phạm vi quản lý từng ngành.
Thông tư được ban hành bởi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Bên cạnh đó còn
có Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện
kiểm sát nhân dân tối cao; Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao.

6
7
Chương 1: Khái niệm, Đối tượng điều chỉnh, phương pháp điều chỉnh của Luật Hành
chính Việt Nam
1. Phân biệt các khái niệm: quản lý, quản lý nhà nước, quản lý hành chính nhà
nước.
Tiêu
Quản lý Quản lý Nhà nước Quản lý HCNN
chí
Là sự tác động có mục Sự tác động của các - Quản lý nhà nước trong
Khái
đích của chủ thể quản chủ thể mang quyền lĩnh vực hành pháp
niệm
lý đối với các đối lực NN (chủ yếu bằng - Hình thức hoạt động
8
pháp luật) tới các đối của NN được thực hiện
tượng quản lý nhằm chủ yếu bởi các cơ quan
tượng quản lý thực hiện chức năng HCNN
đối nội và đối ngoại - Hoạt động chấp hành –
của NN điều hành của NN
Cá nhân, tổ chức có Tổ chức hay cá nhân Cơ quan hành chính nhà
quyền lực để chỉ huy, mang quyền lực NN nước, các cán bộ nhà
điều khiển, lãnh đạo, ra trong quá trình tác nước có thẩm quyền, các
Chủ mệnh lệnh đối với đối động tới đối tượng tổ chức và cá nhân được
thể tượng quản lý quản lý nhà nước trao quyền
Gồm: NN, CQNN, tổ quản lý hành chính
chức, cá nhân được
NN trao quyền
Đối
Mọi cá nhân, tổ chức chịu sự tác động của chủ thể quản lý
tượng
Trật tự hay những lợi Trật tự quản lý nhà Trật tự quản lý hành
Khách
ích mà chủ thể quản lý nước do luật định chính (chấp hành – điều
thể
mong muốn đạt được hành) do luật định
- Xuất hiện ở bất kì nơi Nguyên tắc quản lý, - Tổ chức và thực hiện
nào, lúc nào nếu ở đó chức năng, nhiệm vụ, quyền hành pháp
có hoạt động chung quyền hạn, cách thức, - Các CQQLNN, cơ quan
- Thực hiện bằng tổ biện pháp thực hiện kiểm sát, xét xử thực
Nội
chức và quyền uy các nhiệm vụ, quyền hiện hành vi quản lý
dung
- Mục đích và nhiệm hạn trong QLNN. hành chính nhất định còn
vụ là điều khiển, chỉ cơ quan HCNN cũng
đạo hoạt động chung thực hiện 1 số hành vi
mang tính chất tài phán

Điều
Mối quan hệ quyền lực – phục tùng
kiện

9
Ví dụ Trong một xưởng sản Ví dụ 1: Hoạt động Ví dụ 1: Ông A có hành
xuất giày da, sẽ có rất tạm trú của công dân vi lấn chiếm đất đai trái
nhiều các công nhân nước ngoài tại Việt quy định pháp luật, ông
làm việc, mỗi nhân Nam được công an A đã bị UBND huyện
viên yêu cầu phải đạt Phường Kinh Bắc, Đan Phượng xử phạt vi
thành phố Bắc Ninh phạm hành chính và
được mức là 5 sản
quản lý chặt chẽ. Các UBND huyện Đan
phẩm một ngày. Tuy
đồng chí CA phải tuân Phượng đã ra quyết định
nhiên, do không có thủ các quy định pháp thu hồi đất của ông A.
người quản lý sát sao luật về thẩm quyền Quyết định hành chính
công việc của họ nên giải quyết, thủ tục và này nhằm điều chỉnh
mỗi ngày nhân viên chỉ thời gian giải quyết vụ quan hệ giữa người sử
làm được 2-3 sản việc. Các đồng chí dụng đất và Nhà nước.
phẩm. Nhận thấy công an phường Kinh Ví dụ 2: UBND
những bất cập, thiếu Bắc sẽ áp dụng các xã/phường cấp giấy khai
quy định về cư trú, tạm tử để xác nhận sự kiện
trách nhiệm trong khi
trú để yêu cầu người một người đã chết
làm việc của các nhân
nước ngoài cung cấp
viên, các sếp đã bầu ra đầy đủ hồ sơ, giấy tờ
một người quản lý để theo quy định
giám sát, khi nhân viên Ví dụ 2: Quốc hội
không đáp ứng đủ quản lý hành chính
doanh số thì sẽ được Nhà nước bằng các
quản lý ghi chép lại từ bạn hành các quyết
định như: Quyết định
từ đó giúp nhân viên
bãi nhiệm, bổ nhiểm,
hoàn thiện công việc
ban hành các văn bản
đã đề ra. Ngoài ra,
quy phạm pháp luật.
người quản lý còn có
nhiệm vụ truyền đạt lại
những thông tin,
hướng phát triển của
doanh nghiệp để nhân
viên biết và thực hiện
theo các quản lý cấp
10
trên đã đề ra.

2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính


- Nhóm 1: Những quan hệ xã hội phát sinh trong tổ chức và hoạt động chấp hành -
điều hành của các cơ quan hành chính nhà nước (Có 9 nhóm nhỏ)
+ CQHCNN cấp trên - CQHCNN cấp dưới (dọc)
+ CQHCNN có thẩm quyền chung với CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn cùng
cấp
+ CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương với CQHCNN có thẩm quyền
chung ở cấp tỉnh
+ Giữa các CQHCNN có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương (BTC-Bộ NN)
+ CQHCNN ở địa phương với các đơn vị trực thuộc trung ương đóng tại địa phương
đó.
+ CQHCNN với các đơn vị cơ sở trực thuộc
+ CQHCNN với các tổ chức kinh tế
+ CQHCNN với các tổ chức xã hội
+ CQHCNN với công dân, người NN, người không quốc tịch
Đặc trưng của nhóm quan hệ này:
 Chủ thể tham gia quan hệ nhóm này luôn là cơ quan HCNN hoặc người có
thẩm quyền trong cơ quan HCNN
 Được thiết lập để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan HCNN

- Nhóm 2: Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành phát sinh trong

11
hoạt động nội bộ của các cơ quan nhà nước nói chung và của các tổ chức xã hội được
nhà nước trao quyền.
Hành chính nội bộ là các hoạt động như tổ chức bộ máy, nhân sự hoặc bảo đảm chế
độ công tác của cơ quan, đơn vị…diễn ra trong cơ quan HCNN hoặc các cơ quan
nhà nước khác, phục vụ việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức.

- Nhóm 3: Những quan hệ xã hội mang tính chấp hành và điều hành (HCNN) của
Kiểm toán nhà nước, cơ quan quyền lực nhà nước, Toà án, Viện Kiểm sát
TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC ban hành các thông tư, văn bản quy định về
biên chế, tuyển dung, chế độ lương, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho
công chức trong ngành; thẩm phán xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự
phiên toà.
* Quốc hội, Đảng, tư pháp: cơ cấu tổ chức nội bộ thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước do được ủy quyền

3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính


• Mệnh lệnh đơn phương (Quyền lực – phục tùng)
• Phương pháp thoả thuận (có 1 bên là cơ quan Nhà nước)
Ví dụ: trong quan hệ hành chính hiện nay tồn tại vấn đề thỏa thuận như hợp đồng
đấu thầu, mua sắm,…
Đặc trưng:
- Mang tính bất bình đẳng giữa các bên tham gia quan hệ
- Trong trường hợp tồn tại sự bình đẳng chỉ mang tính tương đối

4. Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hiến pháp


Tiêu
Luật Hiến pháp Luật Hành chính
chí

Chủ Chủ yếu do cơ quan quyền - Chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính
thể ban lực nhà nước ban hành nhà nước
hành VD: QH, … - Có thể là cơ quan lập pháp

Trình Theo trình tự lập hiến Theo trình tự ban hành văn bản quy phạm
12
tự, thủ
tục ban pháp luật
hành
Hiệu Có hiệu lực pháp lý cao Có hiệu lực pháp lý thấp hơn, vô hiệu lực nếu
lực nhất trái Hiến pháp
Đối
Quan hệ xã hội cơ bản, Quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản
tượng
quan trọng lý hành chính nhà nước
điều
 Phạm vi rộng  Phạm vi hẹp
chỉnh
Cụ thể hóa quy phạm luật hiến pháp để điều
Quy định những vấn đề
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá
chung và cơ bản
Quy trình hoạt động chấp hành – điều hành của
 Quy định về tổ chức và
phạm Nhà nước.
hoạt động BMNN trong
pháp  Quy định về tổ chức và hoạt động BMNN
trạng thái tĩnh
luật trong trạng thái động
QPPL HP là cơ sở cho việc ban hành QPPL HC
 Nhiều QHXH đồng thời được điều chỉnh bởi cả 2 QPPL

- Xác lập thẩm quyền quản lý HCNN


- Quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý
hành chính của đối tượng quản lý HCNN
- Quy định cơ cấu tổ chức, MQH, công tác của
Xác lập những nguyên tắc
Nội các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình
pháp lý mang tính quyền
dung thực hiện quản lý HCNN
lực nhà nước
- Quy định thủ tục hành chính
- Quy định vi phạm hành chính
- Quy định các biện pháp khen thưởng và
cưỡng chế hành chính

 Đều là ngành luật công, điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước tuy với mức độ cụ thể và phạm vi khác nhau:
13
- Luật hiến pháp gồm các quy định cơ bản về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành
chính nhà nước và các nguyên tắc chung
- Luật hành chính quy định cụ thể và trực tiếp về tổ chức và hoạt động của bộ máy
hành chính nhà nước các cấp.

5. Phân biệt Luật Hành chính với Luật Hình sự


Tiêu chí Luật Hành chính Luật Hình sự
Nhiệm
Bảo đảm trật tự quản lý nhà nước
vụ
Chế
định Quy định hành vi VPPL và các hình thức xử lý đối với người vi phạm
pháp lý
- Vi phạm hành chính
- Hình thức xử phạt VPHC
Quy
- Vấn đề có liên quan đến việc Tội phạm và hình phạt
định
xử lý đối với cá nhân, tổ chức
VPHC
Mức độ Ít nguy hiểm và chịu chế tài nhẹ Nguy hiểm cao nhất, chịu chế tài nặng
vi phạm hơn nhất
Hành vi như buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên
giới Việt Nam, hành vi trốn thuế V.V..
Chuyển Hành vi thực hiện lần đầu với Số lượng lớn hoặc đã bị xử lí hành chính
hóa số lượng không lớn mà còn tái phạm
 Vi phạm hành chính  Tội phạm
(Lỗi) (Tội)

 Không phải mọi vi phạm hành chính và tội phạm đều phân biệt với nhau ở mức độ
nguy hiểm của hành vi, điều này chỉ đúng khi tội phạm và vi phạm hành chính có
cùng khách thể, sẽ có những hành vi luôn là tội phạm hoặc luôn là vi phạm hành
chính vì khách thể khác nhau.
 Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính không phải là hình phạt vi phạm hành
chính mà là chế tài đối với vi phạm hành chính. “Hình phạt” trong hệ thống pháp luật
14
Việt Nam chỉ được qui định và áp dụng trong luật hình sự.

Chương 2: Quy phạm pháp luật hành chính và Quan hệ pháp luật Hành chính

1. Khái niệm, đặc điểm quy phạm pháp luật hành chính?
Khái niệm: là một dạng cụ thể của quy phạm pháp luật, được ban hành để điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính theo phương
pháp mệnh lệnh - đơn phương.
Đặc điểm:
- Chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành.
- Hợp thành một hệ thống trên cơ sở các nguyên tắc pháp lý nhất định.
- Có số lượng lớn và có hiệu lực pháp lý khác nhau.
(Do phạm vi điều chỉnh của các quy phạm pháp luật hành chính rất rộng và
tính chất đa dạng về chủ thể ban hành nên các quy phạm pháp luật hành chính có số
lượng lớn. Trong đó có những quy phạm có hiệu lực pháp lý trên phạm vi cả nước và
chung cho các ngành, lĩnh vực quản lý nhưng cũng có những quy phạm chỉ có hiệu
lực trong phạm vi một ngành, một lĩnh vực quản lý hay trong một địa phương nhất
định).
Ví dụ:
- Các quy phạm pháp luật hành chính trong Hiến pháp năm 2013 hay trong Luật
thanh tra năm 2010 ... Các quy phạm này chỉ hết hiệu lực khi bị bãi bỏ, thay thế. Các
quy phạm này có số lượng rất lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh lâu
dài và ổn định các quan hệ xã hội phát sinh nhất định.
- Luật thủ đô số 25/2012/QH13 ngày 21/11/2012 là văn bản có nội dung chứa đựng
các quy phạm pháp luật hành chính chỉ có hiệu lực pháp lí trên phạm vi địa bàn thành
phố Hà Nội.

2. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật hành chính?
QHPL = QHXH + QPPL +SKPL
QHPLHC = QHXH +QPPLHC +SKPL
Khái niệm: quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính Nhà
nước, được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ quan, tổ
15
chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
hành chính.
Đặc điểm:
- Có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ bên chủ thể nào (chủ thể quản lí
hay đối tượng quản lí) mà không cần có sự đồng ý của phía bên kia.
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn
liền với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một bên chủ thể mang
quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và để thực hiện quyền lực nhà nước (chủ
thể bắt buộc), chủ thể bên kia phải chấp hành quyền lực đó.
- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải
quyết theo thủ tục hành chính. Một số ít các tranh chấp được giải quyết theo thủ tục
tố tụng hành chính.
- Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà
nước.
Phân loại QPPLHC
• Căn cứ vào nội dung pháp lý:
- QPPLHC nghĩa vụ
- QPPLHC trao quyền
- QPPLHC ngăn cấm
• Căn cứ vào tính chất của những quan hệ
- QPPLHC nội dung
- QPPLHC hình thức
• Căn cứ vào thẩm quyền ban hành
- QPPLHC do cơ quan quyền lực ban hành
- QPPLHC do cơ quan HCNN ban hành
- QPPLHC do Hội đồng TPTANDTC và VTVKSNDTC ban hành
- QPPLHC do cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội phối hợp ban hành
• Căn cứ vào thời gian áp dụng:
- QPPLHC tạm thời
- QPPLHC lâu dài

16
3. So sánh QPPL với QPPLHC?
Giống nhau:
- Đều là QPPL
- Do cơ quan NN có thẩm quyền ban hành
- Mang tính quy phạm
- Tính bắt buộc chung
Khác nhau:
- ĐTĐC: QPPLHC chỉ điều chỉnh QHXH phát sinh trong lĩnh vực chấp hành – điều
hành; phạm vi thẩm quyền ban hành QPPL HC hẹp hơn.
- Phần lớn các QPPLHC được đảm bảo bằng cưỡng chế hành chính
- Nội dung của QPPLHC:
+ QPPLHC quy định địa vị pháp lý cho các bên chủ thể tham gia quan hệ quản lý
+ QPPLHC xác định thủ tục hành chính, các trình tự, thủ tục cần thiết cho việc thực
hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ quản lý HC.
+ QPPLHC xác định biện pháp khen thưởng và biện pháp cưỡng chế HC đối với đối
tượng liên quan.

4. Căn cứ vào tính bình đẳng, có thể phân loại quan hệ pháp luật hành
chính thành:
a, Quan hệ tích cực - quan hệ tiêu cực;
b, Quan hệ nội dung - quan hệ hình thức;
c, Quan hệ dọc - quan hệ ngang;
d, Quan hệ tài sản - quan hệ phi tài sản.
Ví dụ: Quan hệ giữa chủ tịch UBND cấp tỉnh với cá nhân phát sinh khi cá nhân này
được chủ tịch UBND quyết định bổ nhiệm làm chánh thanh tra tỉnh.

5. Các hình thức thực hiện pháp luật hành chính


Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính là việc các cơ quan, tổ chức, cá
nhân xử sự phù hợp với các yêu cầu của quy phạm pháp luật hành chính khi tham gia
vào quản lý hành chính nhà nước.
- Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
những hành vi được pháp luật cho phép.
Ví dụ:
17
+ Công dân thực hiện quyền khiếu nại tố cáo.
+ Công dân có quyền buôn bán những mặt hàng mà pháp luật không cấm.
- Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân kiềm chế
không thực hiện những hành vi mà pháp luật hành chính ngăn cấm
Ví dụ: Khi tham gia giao thông bằng xe máy, công dân phải đội mũ bảo hiểm.
- Chấp hành quy phạm pháp luật hành chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện
những hành vi mà pháp luật hành chính đòi hỏi họ phải thực hiện.
Ví dụ:
+ Thực hiện nghĩa vụ đăng kí tạm trú, tạm vắng theo quy định của pháp luật.
+ Công dân thực hiện nghĩa vụ đóng thuế
- Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền căn cứ vào QPPL hành chính hiện hành để giải quyết công việc cụ thể phát
sinh trong quá trình quản lí hành chính nhà nước.
Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước,
liên quan trực tiếp tới việc thực hiện, công vụ, quyền hạn cụ thể các các CQNN, cán
bộ, công chức và đảm bảo thực hiện đúng đắn các quyền, nghĩa vụ của của tổ chức,
cá nhân.
Yêu cầu của việc áp dụng:
+ Phải đúng nội dung, đúng mục đích của QPPLHC
+ Phải được áp dụng đúng thẩm quyền (VD: Chánh thanh tra bộ có thẩm quyền áp
dụng các QPPLHC để ra quyết định XPVPHC nhưng bộ trưởng lại không có thẩm
quyền này)
+ Phải được áp dụng đúng trình tự thủ tục (VD: thủ tục XPVPHC, thủ tục đăng kí kết
hôn, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo,…)
+ Đúng thời hạn, thời hiệu
+ Phải được thể hiện bằng văn bản (một số trường hợp hình thức này không thích hợp
VD: khi cần bắt buộc chấm dứt ngay hành vi điều khiển phương tiện giao thông đi
quá tốc độ pháp luật cho phép)
+ Phải được đảm bảo trên thực tế

6. Cơ sở làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính?
1. Quy phạm pháp luật hành chính
18
Là một dạng cụ thể quy phạm pháp luật, được ban hành để điều chỉnh các
quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình quản lý hành chính.
Quy phạm pháp luật hành chính tạo điều kiện tiền đề, là cơ sở ban đầu cho sự
phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính. Quy phạm pháp luật
hành chính quy định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong quản lý hành chính nhà
nước, quy định nội dung những quy tắc xử sự của các bên tham gia quan hệ… Tuy
nhiên, nếu không có các chủ thể thì quan hệ pháp luật hành chính không thể phát
sinh, thay đổi hay chấm dứt, bản thân nó không tạo ra được quan hệ pháp luật hành
chính mà phải có những tình huống, những điều kiện cụ thể khác như chủ thể, sự kiện
pháp lý.
+ Ðiều kiện và hoàn cảnh phát sinh quan hệ pháp luật hành chính, cơ cấu tổ chức,
mối quan hệ công tác giữa các chủ thể quản lý hành chính trong quá trình thực hiện
quản lý hành chính nhà nước.
+ Thẩm quyền quản lý hành chính.
+ Quyền và nghĩa vụ pháp lý hành chính của đối tượng quản lý hành chính nhà nước.
Ví dụ: Pháp lệnh công chức quy định nghĩa vụ, trách nhiệm quyền lợi của cán bộ
công chức.
+ Các thủ tục hành chính và các trường hợp vi phạm hành chính.
+ Các biện pháp khen thưởng và cưỡng chế hành chính.

2. Năng lực chủ thể


Năng lực chủ thể là khả năng pháp lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia
vào quan hệ pháp luật hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Thành phần của quan hệ pháp luật bao gồm:
+ Chủ thể của quan hệ pháp luật : Bao gồm cá nhân, pháp nhân và các tổ chức.
+ Khách thể của quan hệ pháp luật: Là những lợi ích vật chất, tinh thần và những lợi
ích xã hội khác có thể thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của các tổ chức hoặc cá nhân
mà vì chúng các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật, nghĩa là vì chúng mà họ
thực hiện quyền và nghĩa vụ chủ thể của mình.
+ Năng lực chủ thể: Là khả năng pháp lí của các cơ quan, tổ chức cá nhân tham gia
vào quan hệ pháp luật Hành chính với tư cách là chủ thể của quan hệ đó.
Rõ ràng, quan hệ pháp luật không thể nảy sinh nếu không có các chủ thể, tức là
19
không có các cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể. Chúng nảy sinh giữa các cá
nhân, pháp nhân được tham gia các quan hệ pháp luật với nhau. Như vậy, cũng giống
như quy phạm pháp luật hành chính, năng lực chủ thể là điều kiện chung cho sự xuất
hiện, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính.
Ví dụ: năng lực chủ thể của cán bộ, công chức phát sinh khi cá nhân được Nhà nước
giao đảm nhiệm một công vụ, chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước và chấm dứt
khi không còn đảm nhiệm công vụ, chức vụ đó.

3. Sự kiện pháp lí hành chính


Là những sự kiện thực tế mà việc xuất hiện, thay đổi hay chấm dứt chúng được
pháp luật hành chính gắn với việc làm phát sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các
quan hệ pháp luật hành chính.
Sự kiện pháp lý hành chính là điều kiện thực tế cụ thể trực tiếp làm phát sinh
thay đổi chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính. Sự kiện pháp lí Hành chính chủ
yếu được phân loại thành:
- Sự biến: Là những sự kiện xảy ra theo quy luật khách quan không chịu chi phối của
con người (như bão, lũ lụt, hạn hán, cái chết của con người…), mà việc xuất hiện,
thay đổi hay chấm dứt chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát sinh,
thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính.
Ví dụ: Khi có bão, hay lũ lụt thì cơ quan phòng chống lụt bão có thẩm quyền ra công
văn khẩn cấp về việc phòng chống bão, lũ để phối hợp với các cơ quan chức năng
khác giải quyết tình hình.
- Hành vi: Là sự kiện pháp lí chịu sự chi phối bởi ý chí của con người, mà việc thực
hiện hay không thực hiện chúng được pháp luật Hành chính gắn với việc làm phát
sinh, thay đổi hoặc làm chấm dứt các quan hệ pháp luật Hành chính. Hành vi được
chia thành hành vi hợp pháp và hành vi không hợp pháp.
Hành vi hợp pháp rất đa dạng như: quyết định hành chính hợp pháp của cơ quan nhà
nước hay quan hệ pháp luật hành chính phát sinh theo sáng kiến của cơ quan tổ chức,
công dân thể hiện bằng những hoạt động hợp pháp của họ như đơn yêu cầu cấp giấy
tờ chứng nhận, đơn kiến nghị, khiếu nại, tố cáo với các cơ quan, tổ chức cá nhân có
thẩm quyền.
Ví dụ: Hành vi khiếu nại là sự kiện pháp lí Hành chính làm phát sinh quan hệ pháp
20
luật Hành chính giữa người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đó với người khiếu
nại và người bị khiếu nại.
TCKT
CQNN CBCC Cá nhân
XH
Thời điểm Thành Đảm nhiệm cv Thành Quy định PL (độ tuổi, trình
phát sinh lập trong CBNN lập độ cmôn,..)
Thời điểm Không đảm
Giải thể Giải thể không còn thực hiện
chấm dứt nhiệm

6.1.
Đặc điểm QHPLHC
- Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh theo yêu cầu hợp pháp của bất kỳ
bên chủ thể nào (chủ thể quản lí hay đối tượng quản lí) mà không cần có sự đồng ý
của phía bên kia.
- Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính luôn gắn
liền với hoạt động chấp hành và điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước.
- Trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có ít nhất một bên chủ thể mang
quyền lực nhà nước, nhân danh nhà nước và để thực hiện quyền lực nhà nước (chủ
thể bắt buộc), chủ thể bên kia phải chấp hành quyền lực đó.
Note: QHPLHC gồm 2 chủ thể
+ Chủ thể đặc biệt – bắt buộc (điều kiện để QHPLHC phát sinh và tồn tại): các cơ
quan, tổ chức, cá nhân được nhân danh và sử dụng QLNN
+ Chủ thể thường: không được sử dụng QLNN và có nghĩa vụ phục tùng việc sử
dụng QLNN của chủ thể đặc biệt
- Phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải
quyết theo thủ tục hành chính. Một số ít các tranh chấp được giải quyết theo thủ tục
tố tụng hành chính.
- Chủ thể vi phạm pháp luật hành chính phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà
nước.
? Tất cả các chủ thể của QHQLHCNN đều là chủ thể của QHPL
 Đúng. Trong QHQLHCNN luôn có quyền lực chủ thể bắt buộc
? Tất cả chủ thể của QHPLHC đều là chủ thể của QHQLHCNN
21
 Sai. Chủ thể thường không là chủ thể quyền lực nhà nước

Phân loại QHPLHC


• Căn cứ vào tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể
- QHPLHC nội bộ
- QHPLHC liên hệ
• Căn cứ vào tính chất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể:
- QHPLHC nội dung
- QHPLHC thủ tục
• Căn cứ lĩnh vực phát sinh quan hệ: QHPLHC về quản lý kinh tế, VH, an ninh, chính
trị, trật tự an toàn xã hội.

7. Phân biệt quan hệ quản lý hành chính nhà nước và quan hệ pháp luật
hành chính nhà nước?

Tiêu chí Quan hệ quản lý HCNN Quan hệ pháp luật HCNN


Khái QHXH phát sinh trong quá trình QHXH phát sinh trong quá trình quản
niệm thực thi quyền hành pháp của lý hành chính nhà nước, được điều
NN, tức là hoạt động chấp hành - chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành
điều hành của các cơ quan, cán chính giữa các cơ quan, tổ chức, cá
bộ, công chức HCNN đối với các nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với

22
quá trình xã hội và hành vi của nhau theo quy định của pháp luật hành
công dân chính
Bản QHXH có tính chất thực thi QHXH có tính chất điều chỉnh bởi
chất quyền lực nhà nước pháp luật hành chính
Trật tự quản lý hành chính do Trật tự pháp luật do các quy phạm
Khách các cơ quan, tổ chức, cá nhân pháp luật hành chính xác định
thể mang tính quyền lực nhà nước
tác động tới
Cơ quan, cán bộ, công chức Cơ quan, tổ chức, cá nhân mang tính
trong hệ thống hành chính NN từ quyền lực nhà nước trong quá trình tác
Chủ thể TW đến cơ sở, các tổ chức và cá động tới đối tượng quản lý .
nhân được NN trao quyền quản
lý hành chính

Đối Quá trình xã hội và hành vi của Quyền và nghĩa vụ của các bên liên
tượng công dân quan

Nội Tổ chức và thực hiện quyền hành Điều chỉnh bằng các quy phạm pháp
dung pháp luật hành chính

Phương - Văn bản


tiện - Cưỡng chế
- Tính pháp luật
- Tính bắt buộc và cưỡng chế
- Tính quyền lực nhà nước - Tính ổn định và thống nhất
Đặc - Tính hiện diện và liên tục - Tính công khai (công bố rộng rãi)
điểm - Tính toàn diện và đa dạng - Tính tương tác (không chỉ có mối liên
- Tính năng động và sáng tạo kết theo chiều dọc mà còn có mối liên
kết theo chiều ngang, tạo ra sự giao lưu
và cộng tác giữa các bên)

Quan hệ pháp luật HCNN là một dạng đặc biệt của quan hệ quản lý
MQH
HCNN

23
Quan hệ giữa Bộ Tài chính và Quan hệ giữa người dân và cơ quan
các doanh nghiệp trong việc thuế trong việc nộp thuế, kháng cáo,
Ví dụ
quản lý thuế, quản lý ngân sách, khiếu nại, kiện tụng về thuế.
kiểm toán.

8. Quan hệ pháp luật hành chính có thể hình thành do sự thoả thuận của 2
bên hay không?
Có.
Giải thích: Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh do đề nghị hợp pháp của
bất kỳ bên nào, sự thoả thuận của bên kia không phải là điều kiện bắt buộc cho sự
hình thành quan hệ. Quan hệ pháp luật hành chính là mối quan hệ mang tính phục
tùng, điều thể hiện sự bất bình đẳng về ý chí giữa các bên chủ thể tham gia quan hệ.
Nên sự thỏa thuận của 2 bên có thể hình thành QHPLLHC nhưng ko phải điều kiện
bắt buộc chỉ cần 1 bên có quyền lực.
Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền tiến hành việc giải tỏa đất để xây dựng đường xá,
chính quyền và người dân sẽ thỏa thuận 1 mức giá đền bù hợp lý cả đôi bên để đưa
đến 1 quyết định chung.

Chương 3: Cơ quan hành chính nhà nước


1. Nêu khái niệm, đặc điểm cơ quan hành chính nhà nước?
Khái niệm một hệ thống cơ quan trong bộ máy nhà nước, trực thuộc trực tiếp hoặc
gián tiếp cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp, thực hiện chức năng chấp hành và
điều hành trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Đặc điểm:
- Đặc điểm chung: Tính quyền lực nhà nước và chỉ hoạt động trong phạm vi thẩm
quyền của mình
- Đặc điểm riêng:
+ Là cơ quan có chức năng quản lý hành chính nhà nước trong các lĩnh vực (kinh tế,
chính trị, văn hóa, giáo dục, an ninh, quốc phòng…).
+ Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước luôn là hoạt động chấp hành - điều
hành.
+ Chỉ có cơ quan hành chính nhà nước mới có hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc.
+ Là hệ thống cơ quan có lực lượng cán bộ, công chức đông đảo nhất, trực tiếp giải
24
quyết phần lớn các công việc quản lý nhà nước.

2. Phân loại cơ quan hành chính nhà nước?


- Căn cứ vào cơ sở pháp lý của việc thành lập:
+ Các cơ quan hành chính được thành lập theo quy định của Hiến pháp (Chính phủ,
các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp)
+ Các cơ quan hành chính được nhà nước thành lập căn cứ vào các văn bản luật, văn
bản dưới luật (như các tổng cục, cục, vụ, sở, các đơn vị hành chính sự nghiệp văn
hóa, y tế, giáo dục, quốc phòng, trật tự an ninh…)
- Căn cứ địa giới hoạt động:
+ Cơ quan hành chính nhà nước cấp trung ương (Chính phủ, các bộ và cơ quan ngang
bộ quản lý nhà nước về ngành hay lĩnh vực công tác), hoạt động quản lý của các cơ
quan này bao trùm phạm vi toàn quốc.
+ Cơ quan hành chính nhà nước cấp địa phương (UBND các cấp và các sở, phòng,
ban trực thuộc) hoạt động quản lý trong phạm vi lãnh thổ địa phương
- Căn cứ vào thẩm quyền quản lý:
+ Cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung
+ Cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên môn)

25
3. Chỉ có cấp hành chính nhà nước ở Trung ương mới tổ chức các cơ quan
(đơn vị, bộ phận) hành chính sau:
a, Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Vụ;
b, Chính phủ, cơ quan ngang bộ, chi cục, vụ;
a, Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Phòng;
a, Chính phủ, Bộ, Tổng cục, Sở.
Ví dụ:
- Tổng cục Thống kê, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Tổng cục Du lịch
- Vụ Pháp chế, Vụ Tài chính - Công nghiệp, Vụ Giáo dục Đại học

4. Chỉ có cấp hành chính ở tỉnh (Thành phố trực thuộc Trung ương) mới có
thể tổ chức các cơ quan hành chính nhà nước sau:
a, Bộ, tổng cục, vụ;

26
b, UBND, sở, phòng;
c, Tổng cục, sở, phòng;
d, Cơ quan ngang bộ, tổng cục, sở.

5. Hệ thống cơ quan hành chính ở trung ương?

Cơ quan hành chính Nhà nước ở cấp TW bao gồm chính phủ, Bộ và cơ quan ngang
Bộ.
Chính phủ Bộ và cơ quan ngang bộ
- Là cơ quan hành chính nhà nước cao Cơ quan của Chính phủ thực
nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ hiện chức năng quản lý nhà
Vị trí,
quan chấp hành của QH. nước về một hoặc một số
chức
- Chịu trách nhiệm trước QH, báo cáo ngành, lĩnh vực và dịch vụ
năng
công tác trước QH, UBTVQH, Chủ tịch công thuộc ngành, lĩnh vực
nước. trong phạm vi toàn quốc.
Nhiệm - Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật - Quản lý theo ngành, lĩnh vực
vụ, - Hoạch định chính sách và trình dự án do CP quy định
quyền luật, pháp lệnh - Chịu trách nhiệm trước CP về
hạn - Quản lý và phát triển kinh tế lĩnh vực, ngành thuộc quyền
- Quản lý tài nguyên, môi trường và ứng quản lý
phó với biến đổi khí hậu - Báo cáo hoạt động với QH,
- Quản lý khoa học và công nghệ CP, TTg
- Trong giáo dục và đào tạo - Xây dựng dự luật, P/lệnh theo
- Trong quản lý văn hóa, thể thao và du chỉ định của CP
lịch - Trả lời chất vấn
- Trong quản lý thông tin và truyền thông
- Quản lý y tế, chăm sóc sức khỏe của
Nhân dân và dân số
- Thực hiện các chính sách xã hội
- Công tác dân tộc
- Công tác tín ngưỡng, tôn giáo
- Quản lý về quốc phòng
27
- Quản lý về cơ yếu
- Quản lý về an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội
- Bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và
xã hội, quyền con người, quyền công dân
- Đối ngoại và hội nhập quốc tế
- Chế độ tập thể, quyết định theo đa số
Chế
- Chế độ cá nhân
độ
hoạt
động

- Gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ


tướng Chính phủ; Các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ.

- Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XV
cấu
quyết định số lượng thành viên của Chính
thành
phủ là 27 người: 01 Thủ tướng; 04 Phó
viên
Thủ tướng và 22 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ.

Cơ Gồm bộ và các cơ quan ngang bộ. Việc Gồm Bộ trưởng, các Thủ
cấu tổ thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ do trưởng cơ quan ngang Bộ và
chức Chính phủ trình Quốc hội quyết định. các đơn vị trực thuộc
Hình
thức
Theo chế độ thủ trưởng
hoạt
động

28
18 Bộ

29
4 cơ quan ngang Bộ

05 thành phố trực thuộc TW gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà
Nẵng, Cần Thơ

6. Hệ thống cơ quan hành chính ở địa phương?


Tổ chức bộ máy HCNN ở địa phương gồm UBND và các cơ quan chuyên môn thuộc
UBND
Ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), cơ quan hành chính nhà nước bao gồm
UBND và các sở, ban, cục.
Ở cấp huyện (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh), cơ quan hành chính nhà nước bao
gồm UBND và các phòng, chi cục.
Ở cấp xã (phường, thị trấn), cơ quan hành chính nhà nước bao gồm UBND và các
đội.
- Vai trò của HCNN ở địa phương
30
+ Hiện thực hóa chủ trương, đường lối, chính sách, PL
+ Thực hiện chức năng chấp hành, điều hành ở địa phương
+ Bảo đảm các quyền và lợi ích của công dân được thực hiện trên thực tế
+ Cung cấp các dịch vụ công.
- Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được
tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế
đặc biệt do luật định (Khoản 2, điều 111, chương IX, HP 2013)

Cơ quan chuyên môn thuộc


UBND
UBND
Do HĐND cùng cấp bầu, là cơ quan
chấp hành của HĐND, cơ quan hành
Vị trí,
chính nhà nước ở địa phương, chịu
chức
trách nhiệm trước Nhân dân địa
năng
phương, HĐND cùng cấp và cơ quan
hành chính nhà nước cấp trên.
Tổ - Gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch, các
chức ủy viên
và - UBND có cơ quan chuyên môn
hoạt - Hoạt động kết hợp chế độ tập thể
động với thủ trưởng.
Nhiệm - Quản lý nhà nước đối với các lĩnh - Nghị định số 24/2014/NĐ-CP
vụ, vực ở đ/phương ngày 04/4/2014 của Chính phủ quy
quyền - Chấp hành NQ của HĐND cùng cấp định tổ chức các cơ quan chuyên
hạn và văn bản của cơ quan nhà nước cấp môn thuộc UBND tỉnh, TP trực
trên thuộc Trung ương
- Chịu trách nhiệm báo cáo h/động - Nghị định số 37/2014/NĐ-CP
trước HĐND cùng cấp và cơ quan ngày 05/5/2014 của Chính phủ quy
cấp trên định tổ chức các cơ quan chuyên
- Chịu sự kiểm tra, giám sát của môn thuộc UBND huyện, quận, thị
HĐND xã, TP thuộc tỉnh
- Quyền ban hành Quyết định - Do UBND thành lập
31
Chủ tịch UBND - Quản lý nhà nước theo ngành
- Lãnh đạo hoạt động của UBND chuyên môn được phân công trong
- Triệu tập, chủ trì phiên họp UBND phạm vi lãnh thổ
- Báo cáo hoạt động của UBND trước - Chịu sự quản lý trực tiếp và báo
HĐND cùng cấp và cơ quan cấp trên cáo hoạt động trước UBND và Chủ
- Phê chuẩn kết quả bầu cử UBND tịch UBND
cấp dưới - Chức năng tham mưu, tư vấn cho
- Đình chỉ, bãi bỏ văn bản sai trái Chủ tịch UBND thực hiện QLNN về
UBND cấp dưới trực tiếp, đình chỉ chuyên môn
NQ của - Hướng dẫn, chỉ đạo chuyên môn
HĐND cấp dưới trực tiếp và đề nghị cho cơ quan chuyên môn cấp dưới
HĐND bãi bỏ - Chịu sự kiểm tra và hướng dẫn của
cơ quan chuyên môn cấp trên.
- Cơ quan chấp hành của HĐND cùng

cấp
cách
- Cơ quan HCNN ở địa phương

7. Mục tiêu của cải cách bộ máy hành chính là:


- Nâng cao hiệu quả và hiệu lực của hoạt động quản lý nhà nước
- Tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quyền lợi của công dân.
 Cải cách bộ máy hành chính cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Xây dựng một hệ thống tổ chức bộ máy hành chính gọn nhẹ, linh hoạt và hiện đại;
+ Đổi mới phương thức và phong cách làm việc của cán bộ, công chức và viên chức;
+ Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn của người làm công tác hành chính;
+ Củng cố và hoàn thiện các quy trình, quy chế và quy định liên quan đến hoạt động
hành chính;
+ Tăng cường công khai, minh bạch và kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện chính
sách và pháp luật về hành chính.

Chương 4 : Công vụ, cán bộ, công chức, viên chức

32
1. Nêu khái niệm cán bộ, cán bộ cấp xã theo pháp luật Việt Nam?
Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức
danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức
chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là
cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện),
trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Thủ tướng chỉnh phủ, Chánh án tòa án nhân dân tối cao, Bí thư đảng ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh,…
Cán bộ cấp xã là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong
Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy, người
đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
Theo Khoản 2 Điều 61 Luật cán bộ, công chức 2008; cán bộ cấp xã gồm
+ Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
+ Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
+ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
+ Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt
động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
+ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam.

? Ủy viên UBND, HĐND có phải cán bộ cấp xã không?


 Không
? Phó chủ tịch Công đoàn, Phụ nữ có phải cán bộ cấp xã không?
 Không

2. Khái niệm công chức, công chức cấp xã?


Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị -
xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân
dân mà không phải là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng;

33
trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp.
Ví dụ: Kiểm sát viên, điều tra viên, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Thẩm phán,
Chánh án, Phó chánh án, thư ký tòa các cấp, Chủ tịch UBND Huyện,…
Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên
môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và được hưởng lương
từ ngân sách nhà nước.
Ví dụ:
- Trưởng Công an
- Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự
- Văn phòng – thống kê
- Địa chính – xây dựng – đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc địa
chính – nông nghiệp – xây dựng và môi trường (đối với xã)
- Tài chính – kế toán
- Tư pháp – hộ tịch
- Văn hóa – xã hội.

? Những người trong công an cấp xã đều là công chức cấp xã


Sai. Có công an chính quy và công an không chính quy. Công an xã là bộ phận không
chính quy của Công an nhân dân Việt Nam vì họ không có quân hàm, không được
đào tạo chính quy ở các trường của Bộ Công an. Ngoài trưởng ban công an xã ra, họ
không được hưởng lương và các chế độ tài chính như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
mà chỉ được phụ cấp. Trong Công an nhân dân Việt Nam, người trong công an cấp xã
được phân cấp theo cấp bậc, quân hàm. Tuy nhiên, không phải tất cả những người
trong công an cấp xã đều là công chức cấp xã.

3. Đâu là hình thức hình thành và bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức?
a, Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh cán bộ; Tuyển dụng, bổ
nhiệm công chức trong cơ quan nhà nước;
b, Đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá cán bộ, công chức;
c, Bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức vụ, chức danh; sử dụng, kéo dài thời gian
công tác; hưu trí đối với cán bộ, công chức;
34
d, Tuyển dụng, bổ nhiệm công chức trong cơ quan nhà nước; hưu trí, thôi việc,
kéo dài thời gian công tác đối với cán bộ, công chức;
Giải thích: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 và các văn bản pháp luật liên
quan, hình thức hình thành và bổ sung đội ngũ cán bộ, công chức gồm có: Bầu cử,
phê chuẩn và bổ nhiệm chức vụ hoặc chức danh của cán bộ lãnh đạo trong các cơ
quan nhà nước; Tuyển dụng và bổ nhiệm công chức vào ngạch hoặc chức danh trong
các cơ quan nhà nước. Các hình thức khác như đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá
hay hưu trí, thôi việc không phải là hình thức hình thành và bổ sung mà là hình thức
quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức.
Ví dụ: Theo Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ về tuyển
dụng, sử dụng và quản lý công chức (đã được sửa đổi một số điều theo Nghị định số
93/2010/NĐ-CP ngày 31/8/2010), việc tuyển dụng công chức gồm các giai đoạn: xác
định biên chế tuyển dụng; công bố kế hoạch tuyển dụng; nhận hồ sơ và sơ loại hồ sơ;
tổ chức thi tuyển dụng; công bố kết quả thi tuyển dụng; xét duyệt, quyết định tuyển
dụng. Việc bổ nhiệm công chức gồm các giai đoạn: xác định nhu cầu bổ nhiệm; công
bố kế hoạch bổ nhiệm; nhận hồ sơ và sơ loại hồ sơ; tổ chức thi bổ nhiệm; công bố kết
quả thi bổ nhiệm; xét duyệt, quyết định bổ nhiệm.

4. Đâu là hình thức xử lý vi phạm nội bộ đối với cán bộ, công chức?
a, Trách nhiệm hành chính;
b, Trách nhiệm hình sự;
c, Trách nhiệm vật chất;
d, Trách nhiệm kỷ luật;
Giải thích: Đây là hình thức xử lý vi phạm nội bộ đối với cán bộ, công chức theo
quy định của Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trách nhiệm kỷ luật là
trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức đối với hành vi vi phạm các quy định
về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên
chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo
đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật. Hình thức xử lý kỷ luật có thể là khiển trách,
cảnh cáo, giáng chức, cách chức hoặc sa thải.
Ví dụ: Cán bộ A có hành vi can thiệp vào quá trình xử lý vi phạm giao thông của
người thân. Hành vi này có thể bị xử lý kỷ luật theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP
35
xử lý kỉ luật viên chức, cán bộ, công chức.

5. Đâu là hình thức xử lý vi phạm nghiêm khắc nhất đối với cán bộ, công
chức?
a, Trách nhiệm kỷ luật;
b, Trách nhiệm hành chính;
c, Trách nhiệm hình sự;
d, Trách nhiệm vật chất.
Giải thích: trách nhiệm hình sự là hình thức xử lý vi phạm khi cán bộ, công chức vi
phạm các quy định của pháp luật về tội phạm. Trách nhiệm hình sự có các biện pháp
như cảnh cáo, phạt tiền, quản chế, án treo, tù giam, tử hình.
Ví dụ: ông A, giám đốc một cơ quan nhà nước, có hành vi lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ để chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Theo điều 355 Bộ
luật Hình sự 2015, ông A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức án từ 2 năm
đến 12 năm tù. Ngoài ra, ông A còn bị xử lý kỷ luật hành chính theo Nghị định số
112/2020/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị
định này, ông A có thể bị áp dụng một trong các hình thức kỷ luật sau: cách chức, bãi
nhiệm hoặc buộc thôi việc. Đây là những hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất đối với
cán bộ có chức vụ lãnh đạo, quản lý. Như vậy, việc xử lý vi phạm trách nhiệm hình
sự đối với cán bộ, công chức không chỉ dừng lại ở mức án tù mà còn kèm theo các
biện pháp kỷ luật hành chính nhằm phục vụ mục tiêu giáo dục, răn đe và ngăn ngừa
tội phạm.

6. Khái niệm công vụ và các nguyên tắc trong hoạt động công vụ.
Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của
cán bộ, công chức theo quy định của luật này và các quy định khác có liên quan.
Các nguyên tắc trong thi hành công vụ
- Tuân thủ hiến pháp và pháp luật
- Bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.
(phản ánh cán bộ, công chức là công bộc của nhân dân)
- Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát.
- Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt, hiệu quả.

36
- Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ

7. Khái niệm viên chức?


Khái niệm là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại
các đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Bác sỹ tại các bệnh viện công cũng chính là viên chức. Ngoài ra, kế toán tại
các Tòa án, trường học công lập, một số đơn vị sự nghiệp công lập khác cũng là viên
chức.

8. Khái niệm hoạt động nghề nghiệp và các nguyên tắc trong hoạt động
nghề nghiệp của viên chức.
Khái niệm Hoạt động nghề nghiệp của viên chức là việc thực hiện công việc hoặc
nhiệm vụ có yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trong đơn
vị sự nghiệp công lập theo quy định của luật này và các quy định của pháp luật khác
có liên quan
Các nguyên tắc trong hoạt động nghề nghiệp
- Tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật trong quá trình thực hiện hoạt
động nghề nghiệp;
- Tận tuỵ phục vụ nhân dân;
- Tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy
tắc ứng xử.
- Chịu sự thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và của
nhân dân.

9. Quyền, nghĩa vụ của cán bộ, công chức?


Quyền của cán bộ, công chức
- Quyền được đảm bảo các điều kiện khi thi hành công vụ
- Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
- Quyền nghỉ ngơi
- Các quyền khác của cán bộ, công chức
Nghĩa vụ của cán bộ, công chức
- Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước, nhân dân
37
- Nghĩa vụ trong thi hành công vụ
- Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu

10. Những việc cán bộ, công chức không được làm?
- Những việc liên quan đến đạo đức công vụ
- Những việc liên quan đến bí mật nhà nước
- Những việc khác cán bộ, công chức không được làm.
Cán bộ, công chức là những người phục vụ nhân dân và Nhà nước, đảm nhận những
nhiệm vụ quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, cán bộ, công
chức phải tuân thủ pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và không được làm những việc
sau:
- Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết;
tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công.
Ví dụ: Một cán bộ thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh A không thực hiện đúng nhiệm
vụ được giao về việc kiểm tra chất lượng giáo dục ở các trường học, mà chỉ giao cho
cấp dưới làm và không kiểm tra kết quả; gây khó khăn cho các cán bộ khác trong
cùng sở; tự ý nghỉ việc mà không xin phép; tham gia biểu tình chống lại chính sách
của Nhà nước.
- Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật.
Ví dụ: Một công chức thuộc Cục Thuế tỉnh B lợi dụng quyền hạn của mình để chiếm
đoạt tiền thuế của các doanh nghiệp; sử dụng xe ô tô của cơ quan để đi du lịch, mua
sắm cá nhân.
- Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ
để vụ lợi.
Ví dụ: Một cán bộ thuộc Ban Quản lý Khu công nghiệp C lợi dụng chức vụ của mình
để yêu cầu các doanh nghiệp trong khu công nghiệp phải trả tiền "bôi trơn" để được
cấp phép hoạt động; sử dụng thông tin về kế hoạch đầu tư của khu công nghiệp để
mua bán đất đai trái phép.
- Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi
hình thức.
Ví dụ: Một công chức thuộc Phòng Tư pháp huyện D có thái độ khinh thường, coi
thường người dân thuộc các dân tộc thiểu số khi họ đến làm thủ tục hành chính; phân
38
biệt đối xử với các đồng nghiệp nữ hoặc có tôn giáo khác.
- Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương, đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần
phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội .
Ví dụ: Một viên chức thuộc Trường Đại học E trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu
khoa học có những ý kiến phản đối, bôi nhọ chủ trương, đường lối, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước; có những hành vi vi phạm thuần phong, mỹ tục, đời
sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt
động nghề nghiệp.
Ví dụ: Một cán bộ thuộc Công an tỉnh F trong quá trình điều tra, xử lý các vụ án có
những hành vi bạo lực, tra tấn, lăng mạ, xúc phạm đối với người bị tố cáo, bị cáo
hoặc người có liên quan.
- Những việc khác cán bộ, công chức không được làm theo quy định của Luật phòng,
chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác
của pháp luật có liên quan .
Ví dụ: Một cán bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải không được nhận tiền hoặc hiện vật
từ các doanh nghiệp hoặc cá nhân có liên quan đến công việc của mình; không được
sử dụng ngân sách Nhà nước để chi tiêu cá nhân hoặc không đúng mục đích.

11. Con đường hình thành lên cán bộ, công chức?
Cán bộ được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm. Việc bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm chức
vụ, chức danh cán bộ theo nhiệm kỳ trong cơ quan nhà nước được thực hiện theo
Hiến pháp, Luật tổ chức Quốc hội, Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân
dân,..
Công chức được tuyển dụng, bổ nhiệm: Tuyển dụng công chức do cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền tiến hành căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên
chế được giao. Cơ quan thực hiện việc tuyển dụng công chức được quy định tại Điều
39 Luật cán bộ, công chức. Sau đó, người được tuyển dụng thực hiện chế độ tập sự,
Hết thời gian tập sự, họ được xem xét để bổ nhiệm và xếp lương vào làm việc tại cơ
quan, đơn vị sử dụng công chức.
Thực hiện chủ yếu thông qua thi tuyển. Nếu cam kết làm trên 5 năm ở vùng biên giới,
39
hải đảo thì đc xét tuyển
Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A, hiện là giám đốc sở giáo dục và đào tạo tỉnh B. Ông A
bắt đầu sự nghiệp của mình từ một giáo viên tiểu học ở một vùng nông thôn khó
khăn. Sau nhiều năm dạy học và nâng cao trình độ, ông A được điều động lên làm
phó hiệu trưởng của một trường THCS. Tiếp tục công tác tận tụy và có những đóng
góp cho sự phát triển của ngành giáo dục, ông A được bổ nhiệm làm hiệu trưởng của
một trường THPT danh tiếng. Sau đó, ông A được chọn vào ban giám hiệu của sở
giáo dục và đào tạo tỉnh B và sau một thời gian làm phó giám đốc sở, ông A được
thăng chức làm giám đốc sở.

Chương 5 : Quy chế pháp lý hành chính của cá nhân


1 +2 +3. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính- chính
trị; kinh tế- xã hội; văn hoá- xã hội.
Quyền Nghĩa vụ
- Quyền tham gia quản lý NN
(Đ28 HP 2013)
- Quyền bầu cử, ứng cử
- Quyền tự do đi lại và cư trú
- Quyền công dân với cd nước ngoài - Trung thành với tổ quốc
Hành - Quyền tự do ngôn luận - Bảo vệ tổ quốc
chính – - Quyền khiếu nại, tố cáo (Đ30 HP - Tham gia quân đội thường trực,
Chính 2013) quân dự bị
trị - Quyền bất khả xâm phạm về thân - Tôn trọng, bảo vệ tài sản NN
thể, tính mạng, nhân phẩm, danh dự - Tuân theo Hiến pháp, pháp luật
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- Quyền tự do tôn giáo

KT – Lao động (Đ 35 HP 2013)


XH

40
- Quyền tự do kinh doanh - Đóng thuế
- Quyền sở hữu thu nhập hợp pháp - Lao động công ích
- Quyền xây dựng nhà ở - Tham gia xây dựng công trình
công cộng
- Khắc phục hậu quả chiến tranh

Học tập (Đ 39 HP 2013)

- Quyền nghiên cứu khoa học, kĩ - Bảo vệ các di sản văn hóa dân
thuật, phát minh sáng chế, cải tiến kĩ tộc
Văn hóa thuật, hợp lý hóa sản xuất
– Xã hội - Quyền sáng tác, phê bình văn học,
nghệ thuật và các hoạt động văn hóa
khác
- Quyền được bảo vệ sức khỏe
- Quyền tác giả, sở hữu công nghiệp

4. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người
không quốc tịch
Khái niệm: Tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài, người không
mang quốc tịch được nhà nước ta quy định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật
khác.
Đặc điểm: Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ
thống pháp luật. Pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch;
- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống tại Việt Nam đều bình
đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo, nghề
nghiệp;
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công
dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch được quy định trong Luật quốc tịch
của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và
nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam
Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch được quy
định chủ yếu trong những văn bản sau đây
41
- Hiến pháp năm 2013 (Điều 48, Điều 49);
- Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày
28/4/2000;
- Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam...
Người nước ngoài, người không quốc tịch sống trên lãnh thổ Việt Nam được hưởng
các quyền và nghĩa vụ nhất định trong lĩnh vực hành chính-chính trị; kinh tế-xã hội;
văn hoá-xã hội do pháp luật Việt Nam quy định.

Chương 6 : Hình thức, phương pháp hoạt động của QLHCNN, các nguyên tắc
trong QLHCNN
1. Nêu khái niệm hình thức quản lý nhà nước; việc xác định hình thức quản
lý HCNN cần dựa trên cơ sở nào?
Khái niệm: biểu hiện có tính chất tổ chức- pháp lý của những hoạt động cụ thể cùng
loại của chủ thể quản lý hành chính nhà nước nhằm hoàn thành những nhiệm vụ đặt
ra trước nó.
Cơ sở:
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với chức năng quản lý
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với nội dung và tính chất của những
vấn đề quản lý cần giải quyết
- Quy luật về sự phù hợp của hình thức quản lý với những đặc điểm của đối tượng
quản lý cụ thể
- Quy luật về sự phù hợp với hình thức quản lý với mục đích cụ thể của tác động
quản lý

2. Nêu khái niệm và các yêu cầu đối với phương pháp quản lý hành chính
nhà nước?
Khái niệm: Phương pháp QLHCNN là cách thức chủ thể quản lý tác động tới đối
tượng quản lý nhằm đạt được những hành vi xử sự cần thiết phù hợp với quy định
của pháp luật.
Các phương pháp quản lý hành chính NN
- Thuyết phục
- Cưỡng chế
42
- Hành chính
- Kinh tế.
Yêu cầu đối với phương pháp
- Có khả năng đảm bảo tác động quản lí lên các lĩnh vực chủ yếu của quản lí hành
chính nhà nước, có tính đến đặc điểm của mỗi lĩnh vực và sự phát triển chung của xã
hội.
- Đa dạng và thích hợp để tác động lên những đối tượng khác nhau
- Có tính khả thi
- Có khả năng đem lại hiệu quả cao
- Mềm dẻo, linh hoạt
- Có tính sáng tạo
- Hoàn toàn phù hợp với đường lối chính trị quy định chương trình quản lí trong từng
giai đoạn cụ thể (đường lối, chính sách của đảng cầm quyền).
Ví dụ: việc áp dụng CNTT trong hoạt động HCNN. CNTT giúp cơ quan hành chính
nhà nước cải thiện khả năng truyền thông, trao đổi thông tin, tiếp nhận và giải quyết
các yêu cầu, khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức. CNTT cũng giúp cơ quan
HCNN tăng cường kiểm tra, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động HCNN. Công
nghệ thông tin là một trong những phương tiện để thực hiện phương pháp quản lý
hành chính theo hướng hiện đại hóa và cải cách.

3. Phương pháp đặc trưng của quản lý hành chính nhà nước là:
a, Thỏa thuận;
b, Mệnh lệnh;
c, Giáo dục;
d, Trừng phạt.

4. Căn cứ vào nội dung, tính chất của quản lý, có thể chia hình thức quản lý
nhà nước thành:
a, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thực hiện những hoạt động khác
mang tính pháp lý; Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp; Thực hiện những tác
động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
b, Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật; Áp dụng những biện pháp tổ

43
chức trực tiếp; Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
c, Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Thực hiện những hoạt động khác
mang tính pháp lý; Thực hiện những tác động về nghiệp vụ - kỹ thuật.
d, Ban hành văn bản áp dụng quy phạm pháp luật; Thực hiện những hoạt động
khác mang tính pháp lý; Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp.
Ví dụ: Nhà nước ban hành Luật Đất đai để quy định về quản lý sử dụng đất đai; Nhà
nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân; Nhà nước thành lập các
cơ quan quản lý đất đai ở các cấp; Nhà nước kiểm tra việc tuân thủ Luật Đất đai của
các tổ chức và cá nhân.
Giải thích: Phân loại các hình thức quản lý HCNN
• Ban hành văn bản QPPL
• Ban hành VB ADPL
• Thực hiện các hoạt động khác mang tính pháp lý (Có tính chất pháp lý nhưng không
phải ban hành VB ADQPPL như đkí phương tiện giao thông, cấp văn bằng…)
• Áp dụng những biện pháp tổ chức trực tiếp
• Thực hiện những tác động về nghiệp vụ- kỹ thuật

Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng pháp luật

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật, Văn bản áp dụng pháp luật là văn
được ban hành theo đúng thẩm quyền, bản chứa đựng các quy tắc xử sự cá
1. Khái hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong biệt, do cơ quan, cá nhân có thẩm
niệm Luật này. quyền ban hành, được áp dụng một
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm lần trong đời sống và bảo đảm thực
pháp luật năm 2015) hiện bằng sự cưỡng chế Nhà nước

Do các cơ quan Nhà nước có thẩm


2. Thẩm Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
quyền hoặc các tổ chức, cá nhân
quyền hành (Chương II Luật ban hành văn bản
được Nhà nước trao quyền ban
44
hành, dựa trên các quy phạm pháp
luật cụ thể để giải quyết một vấn đề
pháp lý cụ thể.
Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ các
ban hành quy phạm pháp luật 2015)
quy định của Bộ luật dân sự và Bộ
luật tố tụng dân sự để tuyên án đối
với cá nhân tổ chức liên quan thông
qua bản án.

Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng


một lần đối với một tổ chức cá nhân
là đối tượng tác động của văn bản,
nội dung của văn bản áp dụng pháp
Chứa đựng các quy tắc xử sự chung được luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ
Nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp chức nào phải thực hiện hành vi gì.
dụng nhiều lần trong thực tế cuộc sống, Đảm bảo tính hợp pháp (tuân thủ
3. Nội được áp dụng trong tất cả các trường hợp đúng các văn bản quy phạm pháp
dung ban khi có các sự kiện pháp lý tương ứng xảy luật), phù hợp với thực tế (đảm bảo
hành ra cho đến khi nó hết hiệu lực. việc thi hành). Mang tính cưỡng chế
Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp đồng mua nhà nước cao.
bán đất thì dựa trên tình huống thực tế áp Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân nào
dụng Luật đất đai và Bộ luật Dân sự phải thực hiện nghĩa vụ gì: Nguyễn
Văn A phải bồi thường cho Lê Văn
B 20 triệu đồng. Đối tượng ở đây là
cụ thể A và B không áp dụng cho
bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác.

Chưa được pháp luật hóa tập trung


4. Hình Các hình thức quy định tại điều 4 Luật
về tên gọi và hình thức thể hiện.
thức tên ban hành VBQPPL 2015 (Hiến pháp, Bộ
(Thường được thể hiện dưới hình
gọi luật, Luật,…)
thức: Quyết định, bản án,…)

5. Phạm Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả các Đối tượng nhất định được nêu trong
45
đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh trong
vi áp
phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính văn bản
dụng
nhất định.

Thường dựa vào một văn bản quy


phạm pháp luật hoặc dựa vào văn
Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn bản
6. Cơ sở bản áp dụng pháp luật của chủ thể
quy phạm pháp luật cao hơn với văn bản
ban hành có thẩm quyền. Văn bản áp dụng
quy phạm pháp luật là nguồn của luật.
pháp luật hiện tại không là nguồn
của luật

7. Trình
Theo quy định Luật Ban hành văn bản
tự ban Luật không có quy định trình tự
quy phạm pháp luật 2015
hành

8. Thời
Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ
gian có Lâu dài.
việc.
hiệu lực

5. Trong quản lý hành chính nhà nước hiện nay, về nguyên tắc, phương
pháp nào đang được khuyến khích, ưu tiên sử dụng trước?
a, Cưỡng chế;
b, Hành chính;
c, Kinh tế;
d, Trừng phạt.
Giải thích: Đây là một phương pháp hiệu quả và khoa học để khuyến khích sự sáng
tạo và năng động của các đối tượng quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu và
nhiệm vụ của nhà nước. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp giảm thiểu sự can
thiệp và ép buộc của nhà nước vào các hoạt động của các tổ chức và cá nhân trong xã
hội.

Chương 7 : Vi phạm Hành chính, Trách nhiệm pháp lý hành chính


46
1. Khái niệm, đặc điểm, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính
Khái niệm: hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm các quy định của
pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt hành chính. (Khoản 1 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành
chính 2012)
Đặc điểm:
- VPHC có tính xâm hại các quy tắc quản lý nhà nước;
- VPHC có tính trái pháp luật
- Tính có lỗi
- Mức độ nguy hiểm của VPHC thấp hơn so với tội phạm
- Phải bị xử lý vi phạm hành chính.
Các yếu tố cấu thành
- Mặt khách quan: hình thức biểu hiện của hành vi VPHC
- Chủ thể: là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm hành chính.
- Mặt chủ quan: thể hiện ở yếu tố lỗi của người vi phạm.
- Khách thể: là quan hệ quản lý hành chính nhà nước, được quy định bởi các quy
phạm pháp luật hành chính, bị các hành vi VPHC xâm hại.

2. Phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm


- Mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi
Dấu hiệu căn bản để phân biệt vi phạm hành chính với tội phạm là mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm (được đánh giá ở nhiều yếu tố khác nhau và
những yếu tố này thường được ghi nhận trong các văn bản pháp luật của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền). Vi phạm hành chính có mức độ nguy hiểm thấp hơn tội phạm.
Và căn cứ vào các quy định hiện hành, việc đánh giá mức độ nguy hiểm của tội phạm
và vi phạm hành chính thường dựa vào những căn cứ dưới đây:
Mức độ gây thiệt hại cho xã hội:
Mức độ gây thiệt hại có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như giá trị tài
sản bị xâm hại, mức độ gay thương tật, giá trị hàng hóa phạm pháp,…
Ví dụ: Anh A khi điều khiển xe gắn máy trong thành phố. Đến đoạn đường vắng anh
đi với tốc độ 50km/h và đã đâm chết một người qua đường. Nếu anh A chỉ đi vượt
quá tốc độ cho phép và bị cảnh sát giao thông phát hiện thì anh A chỉ bị xử lý vi
phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành
47
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của Chính phủ. Nhưng vì anh đã gây chết
người nên anh phải bị xử lý theo Bộ luật hình sự năm 2015.
Mức độ tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần:
Trong nhiều trường hợp, nếu chỉ đánh giá về mặt hành vi thì khó xác định được đó là
tội phạm hay vi phạm hành chính mà phải căn cứ vào dấu hiệu tái phạm hoặc vi
phạm nhiều lần.
Ví dụ: Anh A, do nhà nghèo, lại nghiện rượu, tiền trong nhà thì người vợ quản lý nên
trong 1 lần sang chơi nhà hàng xóm đã lấy cắp của nhà đó 700 nghìn đồng và bị phát
hiện. Do giá trị tài sản mà anh A lấy thấp hơn 2 triệu đồng, không gây hậu quả
nghiêm trọng và lần đầu thực hiện hành vi vi phạm nên hành vi của anh A là hành vi
vi phạm hành chính. Nhưng nếu anh A vẫn tiếp tục lấy cắp tài sản của nhà người
khác và bị phát hiện cho dù tài sản đó có giá trị dưới 2 triệu đồng thì anh A sẽ bị coi
là tội phạm vì đã vi phạm quy định của Bộ luật hình sự.
Công cụ, phương tiện, thủ đoạn thực hiện hành vi vi phạm:
Ví dụ: Chị A và chị B, do xảy ra xung đột nên đã đánh nhau. Và chị B đã phải vào
bệnh viện. Tuy nhiên, sau khi khám sức khỏe thì bác sỹ kết luận mức độ thương tật
của chị B là dưới 11%. Trong trường hợp này thì hành vi của chị A chỉ là hành vi vi
phạm hành chính và bị xử phạt hành chính về hành vi “đánh nhau”. Tuy nhiên, nếu
trường hợp chị A sử dụng cán cuốc đập vào đầu chị B, gây thương tích cho chị B,
mặc dù mức độ thương tật chỉ dưới 11% nhưng chị A vẫn bị coi là tội phạm và bị xử
lý hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.
- Văn bản QPPL
- Trình tự thủ tục
- Thẩm quyền giải quyết

Vi phạm hành chính Tội phạm

Thời Một hành vi đã thỏa mãn: do cá nhân, tổ Một hành vi chỉ cho dù đã cấu
điểm chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý; thành một hay nhiều tội đã quy
xuất xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước; định trong Bộ luật hình sự mà
hiện không phải tội phạm hình sự thì hành vi vẫn chưa bị xét xử thì hành vi đó
tên đó đã là hành vi vi phạm hành chính. vẫn chưa bị coi là tội phạm. Chỉ
48
 Dấu hiệu “theo quy định pháp luật khi nào hành vi đó bị tòa án
phải bị xử phạt hành chính” nói lên rằng tuyên án là tội phạm thì bắt đầu
bị xử phạt không phải là dấu hiệu để coi từ thời điểm đó, hành vi đó mới
một hành vi đã bị coi là hành vi vi phạm gọi là tội phạm. Tương tự, một
hành chính hay chưa mà chỉ là biện pháp người chỉ bi gọi là bị cáo khi họ
gọi
cưỡng chế nhà nước nhằm trừng phạt đã bị tòa tuyên án, còn trước đó,
hành vi vi phạm đó. họ chỉ là bị can.
 Một hành vi bị coi là tội phạm
khi hành vi đó phải chịu hình
phạt – tòa tuyên án.
Chủ thể: Cá nhân, tổ chức (cơ quan nhà Chủ thể: Cá nhân, có năng lực
nước, là các tổ chức xã hội, các đơn vị trách nhiệm hình sự khi thực
kinh tế, các đơn vị thuộc lực lượng vũ hiện một tội phạm cụ thể và phải
trang nhân dân và các tổ chức có tư cách đạt độ tuổi quy định (từ 14 tuổi
pháp nhân theo quy định của pháp luật); trở lên)
có NLTN hành chính, từ 14 tuổi trở lên  Hẹp
Cấu
 Rộng
thàn
Mặt khách quan: Mức độ nguy hiểm của Mặt khách quan: Mức độ nguy
h
hành vi hiểm của hành vi
 Thấp  Cao nhất
Mặt chủ quan: 4 lỗi
Mặt chủ quan: 2 lỗi
- Cố ý (trực tiếp – gián tiếp)
- Cố ý
- Vô ý (cẩu thả - quá tự tin)
- Vô ý

Căn Không quy định trong một bộ luật cụ thể Quy định trong Bộ luật hình sự
cứ nào mà được quy định trong nhiều văn (Điều 2 BLHS 2015) và chỉ có
pháp bản khác nhau như luật, pháp lệnh, nghị Quốc hội mới có quyền đặt ra
lý định, nghị quyết, thông tư. . . các quy định về tôi phạm và hình
Luật ở đây là các bộ luật là nguồn của phạt.
luật hành chính chứ không phải là bộ luật
hành chính, ví dụ: hiến pháp, luật tổ chức
chính phủ… nguyên nhân mà chúng ta
49
không có riêng một bộ luật hành chính
đơn giản vì nó quá rộng, quá nhiều lĩnh
vực với quá nhiều các văn bản pháp luật
và chúng ta không thể pháp điển hóa
thành bộ luật. Các văn bản dưới luật ở
đây có thể là nghị quyết của Quốc hội,
Chính phủ, ủy ban thường vụ Quốc hội,
hội đồng nhân dân; pháp lệnh của ủy ban
thường vụ quốc hội; nghị định của Chính
phủ; các quyết định, chỉ thị, thông tư.

Xử phạt hành chính đối với hành vi gây rối ở tòa án (xét xử, tư pháp) khi được NN
trao quyền

3. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm hành chính?


Khái niệm: hậu quả pháp lý bất lợi mà Nhà nước buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính phải gánh chịu.
Đặc điểm:
- TNHC là hình thức trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với tổ chức, cá nhân vi phạm
hành chính
- Việc truy cứu trách nhiệm hành chính được thực hiện trên cơ sở các quy định của
pháp luật.

4. Khái niệm, đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính?


Khái niệm: hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy định của
pháp luật hiện hành, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính và các
biện pháp cưỡng chế hành chính khác đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm hành
chính.
Đặc điểm:
- XPVPHC là một hoạt động cưỡng chế HCNN, là một hoạt động QLHCNN
- Cơ sở để XPVPHC là VPHC
- XPVPHC được tiến hành bởi các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp
50
luật.
- XPVPHC được tiến hành theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định
trong các VB về xử phạt vi phạm hành chính.
- Kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở quyết định xử phạt
hành chính.

5. Các nguyên tắc xử phạt?


- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải do người có thẩm quyền tiến hành theo đúng
quy định của pháp luật.
- Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật
quy định
- Phát hiện kịp thời và đình chỉ ngay hành vi vi phạm hành chính; việc xử lý vi phạm
hành chính phải được tiến hành nhanh chóng, công minh, triệt để; mọi hậu quả do vi
phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm
đều bị xử phạt; một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm
hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm , trừ trường hợp hành vi
vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân
thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức,
biện pháp xử lý thích hợp.
- Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh vi
phạm hành chính; người bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc người đại diện hợp pháp
của họ có quyền chứng minh không vi phạm hành chính.
Lưu ý: Các cơ quan không trong hành pháp có quyền nhưng rất ít chỉ khi được trao
quyền. Như tòa án xử phạt VPHC mang tính nội bộ khi được trao quyền

6. Thẩm quyền, thời hiệu các hình thức xử phạt?


Thời hiệu XPVPHC: thời hạn do pháp luật quy định cho phép có thể truy cứu trách
nhiệm người đã thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật. Nếu hết thời hạn đó thì
không được phép truy cứu trách nhiệm nữa.

51
Lưu ý:
+ 1 năm
+ 2 năm: Thuỷ sản, lâm nghiệp, đê điều
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
• UBND
• Cơ quan công an
• Bộ đội biên phòng
• Cảnh sát biển
• Hải quan
• Kiểm lâm
• Kiểm ngư
• Thuế
• Quản lý TT
• Thanh tra
• Cảng vụ hàng hải, cảng vụ hàng không
• Toà án nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự
• Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự…
• Hội đồng cạnh tranh và cơ quan quản lý cạnh tranh
Các yếu tố cần xác định
• Có hay không có hành vi vi phạm hành chính?
• Hành vi pháp luật đó là hành vi gì?
• Xâm phạm tới quan hệ pháp luật nào.
• Do ai thực hiện
• Lỗi của người thực hiện
• Tính chất và mức độ thiệt hại?
• Động cơ, mục đích, thủ đoạn?
• Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ?
• Điều kiện, hoàn cảnh?
• Công cụ, phương tiện…
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính
• Hình thức xử phạt chính
- Cảnh cáo
52
- Phạt tiền
• Hình thức phạt bổ sung
- Tước quyền sử dung giấy phép
- Tịch thu tang vât, phương tiệnVPHC
- Trục xuất
• Các biện pháp khắc phục hậu quả
• Các biện pháp ngăn chặn
- Tạm giữ người
- Áp giải người
- Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề
- Khám người
- Khám phương tiện vận tải, đồ vật
- Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính…
Các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý VPHC
- Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra Quyết định xử
phạt
- Để ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ sẽ gây hậu quả
nghiêm trọng cho xã hội
- Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt.

7. Trình tự, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính?


Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
Trường hợp áp dụng: Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng
trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân,
500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử
phạt vi phạm hành chính tại chỗ
Lưu ý: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm
ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi
phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến
việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều,
khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định
phải ghi rõ mức tiền phạt
53
Xử phạt vi phạm hành chính lập biên bản Đối với VPHC áp dụng mức phạt tiền đối
với cá nhân từ 250.000 đồng trở lên và đối với tổ chức từ 500.000 đồng trở lên.

Chương 8 : Quyết định Hành chính


1. Khái niệm, đặc điểm của quyết định hành chính?
Khái niệm:
Quyết định kết quả của quá trình xác định và lựa chọn một phương án có thể giải
quyết một vấn đề hay thực hiện một công việc nào đó cần phải giải quyết trong đời
sống.
Quyết định HCNN là mệnh lệnh điều hành, là kết quả hoạt động của chủ thể HCNN
(cơ quan HCNN hay các CB, CC được trao thẩm quyền) được thể hiện bằng một hình
thức nhất định và theo một thể thức xác định nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của chủ thể quản lý đó
 Là quyền quan trọng nhất – kết quả của quá trình thực hiện
Ví dụ: UBND thành phố Hà Nội ra quyết định di dời dân cư để giải phóng mặt bằng
Đặc điểm của quyết định HCNN
- Có tính dưới luật, được sử dụng để giải thích, hướng dẫn luật hoặc xử lý một công

54
việc cụ thể
- Được ban hành để thực hiện chức năng chấp hành và điều hành của NN
- Có tính thứ bậc VD: Thu hồi đất  cưỡng chế

? Phân biệt quyết định hành chính và giấy tờ hành chính


 Các loại giấy tờ đều không có chức năng pháp lý là làm thay đổi cơ chế điều chỉnh
pháp luật dưới bất kì hình thức nào
 Giấy tờ pháp lý có quan hệ mật thiết và dựa trên quyết định hành chính
 Giấy tờ pháp lý không trực tiếp làm phát sinh còn quyết định hành chính làm phát
sinh các QHPLHC.
 Giấy tờ # Quyết định
? Phân biệt quyết định hành chính và hoạt động có giá trị pháp lý (hành vi)
 Hành vi # Quyết định

2. Hình thức thể hiện của Quyết định hành chính?


• Căn cứ vào tính chất pháp lý
- Quyết định chủ đạo: Đề ra đường lối, chủ trương, chính sách lớn, có tính chất
chung, là cơ sở để ra quyết định quy phạm và quyết định cá biệt, nó được ban hành
dưới hình thức Nghị quyết.
Ví dụ: Nghị quyết của Chính phủ số 38/CP ngày 4/5/1994 về cải cách một bước thủ
tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức
- Quyết định quy phạm: QĐ quy phạm trực tiếp làm thay đổi hệ thống QPPLHC vì
nó đặt ra những QPPL HC mới nhằm đồng bộ, hoàn thiện hơn hệ thống QPPLHC. Cụ
thể hoá QPPLHC do QH ban hành hoặc cơ quan cấp trên ban hành.
- Quyết định hành chính cá biệt áp dụng 1 lần, với 1 số đối tượng nhất định
• Căn cứ vào chủ thể ban hành
- Chính phủ ban hành NQ, NĐ
- Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng CP
- Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng

Lưu ý: Hình thức ban hành


- Cơ bản, chủ yếu bằng văn bản

55
- Mệnh lệnh khi không có điều kiện hay không thể ban hành văn bản
Ví dụ: Gặp cháy, bão  Ra mệnh lệnh nhanh chóng sơ tán, dập lửa,…

3. Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và ban hành quyết định hành
chính?
Các yếu tố khách quan
- Vấn đề cần ra quyết định
- Yếu tố chính trị
- Yếu tố thẩm quyền
- Yếu tố thông tin
- Quy định pháp luật
- Các nguồn lực cần thiết
Các yếu tố chủ quan
- Năng lực của người ra QĐ
- Động cơ của người ra QĐ

4. Yêu cầu đối với Quyết định Hành chính?


Tính hợp pháp
- Phù hợp với nội dung và mục đích của HP, luật
- Ban hành đúng thẩm quyền
- Xuất phát từ lý do xác thực
- Đúng trình tự, thủ tục theo luật định
Tính hợp lý
- Hài hòa lợi ích
- Cụ thể, phù hợp với từng đối tượng điều chỉnh
- Bảo đảm tính hệ thống toàn diện
- Bảo đảm các yêu cầu của kỹ thuật lập quy
- Văn phong, ngôn ngữ: rõ ràng, ngắn gọn, không đa nghĩa

Chương: 9 Thủ tục Hành chính


1. Khái niệm thủ tục hành chính
Nghĩa hẹp: Là trình tự, cách thức thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan
nhà nước, người có thẩm quyền quy định để giải quyết một công việc cụ thể liên
56
quan đến cá nhân, tổ chức.
(Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 63/2010/NĐ- ngày 08/6/2010)
Nghĩa rộng: Là một loại QPPL quy định trình tự, cách thức giải quyết công việc của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và MQH giữa
các cơ quan nhà nước với các tổ chức và cá nhân công dân
(Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên 2018)

2. Đặc điểm của thủ tục hành chính


- Được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục - là cơ sở pháp lý cho các cơ quan NN thực
hiện chức năng của mình
- Là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý HCNN
- Đa dạng, phức tạp
- Có tính năng động

3. Tạo sao nói: TTHC mang tính đa dạng, phức tạp, năng động?
- Do nhiều cơ quan và công chức NN thực hiện
- Q.định quyền và n.vụ các bên tham gia mối quan hệ HC
- TTHC phải kết hợp với khuôn mẫu cho từng loại công việc và từng loại đối tượng.
- Nền HC nước ta đang chuyển từ HC truyền thống sang nền HC phục vụ
- Do chủ thể cơ quan HCNN ban hành nên phụ thuộc nhiều vào ý chí chủ quan của
chủ thể
- Phải phù hợp với thông lệ quốc tế

4. Kể tên một số thủ tục hành chính.


- Đăng ký kết hôn
Ví dụ: Anh A và chị B muốn kết hôn, họ phải nộp đơn xin kết hôn tại Ủy ban nhân
dân nơi thường trú của một trong hai người, kèm theo các giấy tờ cần thiết.
- Đăng ký khai sinh
Ví dụ: Anh C và chị D vừa có con trai, họ phải mang giấy chứng nhận sinh con của
bệnh viện và bản sao giấy khai sinh của mình đến Ủy ban nhân dân nơi thường trú để
đăng ký khai sinh cho con.
- Đăng ký thường trú

57
Ví dụ: Anh E vừa mua căn hộ mới tại quận F, anh phải mang sổ hộ khẩu và giấy
chứng nhận nhà ở đến Công an quận F để đăng ký thường trú tại địa chỉ mới.
- Cấp giấy phép lái xe
Ví dụ: Anh G muốn lấy bằng lái xe ô tô, anh phải nộp hồ sơ tại Trung tâm Đăng
kiểm và Cấp giấy phép lái xe nơi anh thường trú.

5. Nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính


- Tuân thủ pháp luật
- Khoa hoc, phù hợp với thực tế khách quan
- Đơn giản, dễ hiểu thuận lợi
- Đồng bộ, thống nhât, liên thông
6. Yêu cầu của việc quy định thủ tục hành chính
Được quy định trong Luật ban hành văn bản QPPL
- Tên TTHC
- Trình tự thực hiện
- Cách thức thực hiện
- Thành phần, số lượng hồ sơ
- Thời hạn giải quyết
- Đối tượng thực hiện TTHC
- Cơ quan thực hiện TTHC
- Các biểu mẫu (nếu có)
Tham gia ý kiến đối với quy định về TTHC trong dự án, dự thảo văn bản QPPL
- Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về TTHC quy định trong đề nghị xây dựng văn
bản QPPL và dự án văn bản QPPL do Chính phủ trình Quốc hội, UBTVQH, đề nghị
xây dựng VBQPPL và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ,
Thủ tướng Chính phủ
- Văn phòng Bộ, cơ quan ngang Bộ cho ý kiến về TTHC quy định trong đề nghị xây
dựng văn bản QPPL và dự thảo VBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ
- Văn phòng UBND cấp tỉnh cho ý kiến về TTHC quy định trong đề nghị xây dựng
văn bản QPPL và dự thảoVBQPPL thuộc thẩm quyền ban hành của UBND cấp tỉnh.

58
7. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hành chính
- Đúng thẩm quyền và trình tự giải quyết
- Chính xác, công tâm
- Nguyên tắc các bên tham gia TTHC phải bình đẳng trước PL
- Công khai, minh bạch
- Đơn giản, tiết kiệm
- Đáp ứng nhanh chóng yêu cầu của tổ chức và công dân

8. Trách nhiệm của cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Sử dụng, bố trí CB, CC có phẩm chất, đạo đức tốt, trình độ chuyên môn đáp ứng
được yêu cầu
- Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ
- Cấp biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định
- Bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ và thông tin liên quan
- Nêu rõ lý do bằng VB trong trường hợp từ chối thực hiện TTHC
- Không tự đặt ra TTHC ngoài quy định của PL
- Hỗ trợ người thuộc diện chính sách
- Thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
- Ứng dụng CNTT

9. Trách nhiệm của cán bộ, công chức được phân công thực hiện thủ tục
hành chính.
- Thực hiện đúng thẩm quyền
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao
- Tạo thuận lợi cho đối tượng thực hiện TTHC
- Tác phong làm việc chuẩn mực
- Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ theo quy định
- Hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ đầy đủ, rõ ràng
- Tham mưu đề xuất cải cách TTHC
- Phối hợp với các CQ, TC có liên quan trong việc thực hiện TTHC

10. Quyền và nghĩa vụ của đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.
- Thực hiện đầy đủ các quy định về TTHC
59
- Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của giấy tờ trong hồ sơ
- Không được cản trở hoạt động thực hiện TTHC của CQ, TC có thẩm quyền
- Không hối lộ, dùng thủ đoạn khác lừa dối cơ quan NN, người có thẩm quyền trong
thực hiện TTTHC
- Giám sát việc thực hiện TTHC
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các QĐHC theo quy định của PL
- Trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện hợp pháp của minh tham gia thực hiện
TTHC theo quy định của PL

11. Các mô hình thủ tục hành chính nhà nước.


- Mô hình một cửa, một cửa liên thông
- Mô hình một cửa điện tử
- Mô hình một cửa quốc gia

12. Mô hình 1 cửa, một cửa liên thông, một cửa điên tử.
Một cửa là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của
cơ quan HCNN từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối
là "bộ phận tiếp nhận và trả kết quả" tại cơ quan HCNN.
Quy trình thực hiện cơ chế một cửa được quy định được quy định từ Điều 17 đến
Điều 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính Điều 17
- Bước 2: Chuyển hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết Điều 18
- Bước 3: Giải quyết thủ tục hành chính Điều 19
- Bước 4: Trả hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính Điều 20

60
Cơ chế một cửa liên thông là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, cá nhân thuộc
trách nhiệm, thẩm quyền của nhiều cơ quan HCNN cùng cấp hoặc giữa các cấp hành
chính từ hướng dẫn, tiếp nhận giấy tờ, hồ sơ, giải quyết đến trả kết quả được thực
hiện tại một đầu mối là bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của một cơ quan HCNN

61
Quy trình cơ chế 1 của điện tử
4 công khai
- Thủ tục
- Thời gian
- Lệ phí
- Người làm
4 Hiện đại
- Thiết bị công nghệ
- Con người
- Quy trình
- Phương pháp

13. Quy trình thức hiện TTHC thông qua cơ chế một cửa quốc gia.
- Là việc cho phép người khai hải quan gửi thông tin, chứng từ điện tử để thực hiện
thủ tục hải quan và thủ tục của cơ quan QLNN liên quan đến hàng hóa XNK thông
qua hệ thống thông tin tích hợp
- Cơ quan QLNN quyết định cho phép hàng hóa được XNK
- Cơ quan hải quan quyết định thông quan, giải phóng hàng hóa trên hệ thống thông
tin tích hợp

62
14. Sự cần thiết phải cải cách thủ tục hành chính
Cải cách TTHC là một nội dung của cải cách hành chính, nhưng là nội dung phản ánh
rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung có nhiều bức
xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầu đổi mới trong quá
trình hội nhập kinh tế.
 Thông qua cải cách TTHC, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ
quan nhà nước với người dân, doanh nghiệp; qua đó chúng ta có thể xây dựng bộ
máy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đáp ứng
được yêu cầu công việc.
Cải cách TTHC là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất
lượng thể chế; nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ,
công chức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của người
dân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …
Cải cách TTHC có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Thông qua việc cải cách TTHC sẽ gỡ bỏ những rào cản về TTHC đối với môi trường
kinh doanh và đời sống của người dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân
và doanh nghiệp trong việc thực hiện TTHC.
63
 Việc đơn giản hóa TTHC sẽ góp phần nâng cao hình ảnh của Việt Nam nói chung
và các bộ, ngành, địa phương nói riêng trước cộng đồng trong nước và quốc tế, nâng
cao vị trí xếp hạng của Việt Nam cũng như của các địa phương về tính minh bạch,
môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh. Đây là những giá trị vô hình nhưng có
tác động to lớn đến việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước cụ thể là có ảnh
hưởng tích cực đến việc đầu tư trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, việc làm, an
sinh xã hội…

15. Nội dung cải cách hành chính (2021-2030) (Nghị quyết số 76/NQ-CP
ngày 15/7/2021)
- Cải cách thể chế
- Cải cách thủ tục hành chính
- Cải cách tổ chức bộ máy HCNN
- Cải cách chế độ công vụ
- Cải cách tài chính công
- XD và phát triển CP điện tử và CP số

16. Nội dung cải cách thủ tục hành chính


- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thủ tục HCNN liên quan đến người dân và DN
- Rà soát, đơn giản hóa quy định thủ tục HCNN
- Thường xuyên, kịp thời cập nhất công khai TTHC dưới nhiều hình thức khác nhau
tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức
- Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục HCNN
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, CS,
TTHC thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân và DN
- Trong 2022, hoàn thành kết nối Cổng Thông tin 1 cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ
công quốc gia

Chương 10: Kiểm soát hoạt động HCNN, khiếu nại, tố cáo
1. Các phương thức kiểm soát hoạt động HCNN
Phương thức kiểm soát bên ngoài:
- Giám sát của Đảng
- Giám sát của cơ quan quyền lực NN
64
- Giám sát của Chủ tịch nước
- Giám sát, kiểm tra của kiểm toán NN
- Giám sát của Tòa án ND
- Giám sát của VKS ND
- Giám sát của tổ chức CT-XH
- Giám sát của Thanh tra ND
- Giám sát của công dân
Phương thức kiểm soát bên trong:
- Kiểm tra:
+ Cấp trên với cấp dưới; thủ trưởng với người dưới quyền;
+ Của Đảng với người được Đảng giới thiệu; của Tổ chức CT-XH với lĩnh vực H/C
khi được trao quyền
- Thanh tra:
Là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do PL quy định của cơ
quan NN có thẩm quyền đối với việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan,
TC, cá nhân.
Thanh tra NN gồm:
+ Thanh tra hành chính: Có quan hệ trực thuộc;
+ Thanh tra chuyên ngành: Chủ thể TT được giao nhiệm vụ, quyền hạn TT cụ thể đối
với từng lĩnh vực, cấp bậc quản lý NN.
Tiêu
Thanh tra Kiểm tra Giám sát
chí
Khái Hoạt động xem xét, - Hoạt động thường xuyên của cơ Hoạt động của các cơ
niệm đánh giá, xử lý theo quan nhà nước cấp trên với cơ quan quyền lực nhà
trình tự, thủ tục do quan nhà nước cấp dưới (trong nước, các cơ quan tư
PL quy định của cơ mối quan hệ trực thuộc) nhằm pháp, các tổ chức xã hội
quan NN có thẩm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt và mọi công dân nhằm
quyền đối với việc động của cấp dưới khi thấy cần đảm bảo sự tuân thủ
thực hiện nhiệm vụ, thiết hoặc trong trường hợp cần nghiêm chỉnh pháp luật
quyền hạn của cơ kiểm tra một vấn đề cụ thể nào trong quản lý nhà nước
quan, tổ chức, cá đó. Vì vậy khi tiến hành kiểm và quản lý xã hội
nhân tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ
65
trưởng cơ quan có quyền áp dụng
các biện pháp cưỡng chế kỷ luật,
biện pháp bồi thường thiệt hại
vật chất hoặc áp dụng các biện
pháp tác động tích cực với đối
tượng bị kiểm tra cũng như động
viên khen thưởng về vật chất
hoặc tinh thần.
- Hoạt động của các tổ chức
chính trị - xã hội như kiểm tra
của Đảng, kiểm tra, giám sát của
các tổ chức xã hội đối với hoạt
động hành chính nhà nước. Hoạt
động kiểm tra này ít mang tính
quyền lực nhà nước và không
trực tiếp áp dụng các biện pháp
cưỡng chế mà chỉ áp dụng các
biện pháp tác đông mang tính xã
hội.
Ràng buộc, tương hỗ, phối hợp với nhau khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ của
MQH
mình

66
- Phạm vi hẹp - Phạm vi rộng - Phạm vi rộng
- Mang tính chuyên - Thường gắn với sự kiểm tra của - Bao gồm: hệ thống cơ
trách chủ yếu được nhà quản lý đối với đối tượng quan quyền lực, tổ chức
thực hiện bởi các quản lý Đảng, tổ chức chính trị
cơ quan thanh tra xã hội và toàn thể nhân
Chủ và cơ quan được dân.
thể giao thực hiện chức
năng thanh tra

Tiến hành theo Thực hiện thường xuyên liên tục Thực hiện thường xuyên
trình tự, thủ tục và thường là đơn giản hơn thanh liên tục bằng rất nhiều
Hoạt chặt chẽ do pháp tra hình thức khác nhau
động luật quy định và
mang tính nghiệp
vụ cao

Mang tính quyền Có thể mang tính quyền lực nhà nước hoặc không mang
lực NN tính quyền lực nhà nước.
Tính
quyền
lực

2 + 3 +4. Thế nào là khiếu nại, tố cáo trong HCNN? Đặc điểm của khiếu nại,
tố cáo trong HCNN?

Khiếu nại Tố cáo


Quyền Quyền và nghĩa vụ

Cơ sở Luật khiếu nại 2018 Luật tố cáo 2018


67
Việc công dân theo thủ tục do
Việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc CB,
Luật TC quy định báo cho cơ
CC đề nghị CQ, TC, CN có quyền xem xét
quan, TC,CN có thẩm quyền biết
lại quyết định HC, hành vi HC của cơ
về hành vi vi phạm PL của bất
Khái quan HCNN, của người có thẩm quyền
cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
niệm trong cơ quan HCNN hoặc quyết định kỷ
gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
luật CB, CC khi có căn cứ cho rằng quyết
thiệt hại lợi ích của Nhà nước,
định hoặc hành vi đó là trái PL, xâm phạm
quyền, lợi ích hợp pháp của
quyền lợi ích hợp pháp của mình.
công dân, cơ quan, tổ chức.
Đối Các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hoặc giải quyết QĐHC; HVHC;
tượng QĐ kỷ luật CBHC khi nó bị vi phạm sai
- KN, TC là thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của công dân trong mối quan
hệ với Nhà nước;
- Nó phản ánh mối quan hệ tương tác; trong đó, công dân (người khiếu nại, tố
cáo) có quyền chủ động đưa cơ quan NN có sai trái vào giải quyết vụ việc
theo yêu cầu của công dân;
Đặc - Quyền khiếu nại, tố cáo có quan hệ rất chặt chẽ với các quyền khác của
điểm công dân;
- Thực hiện khiếu nại, tố cáo sẽ mở rộng quyền dân chủ của nhân dân, góp
phần bảo vệ pháp chế;
- Tố cáo của công dân không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ;
- Cơ quan thụ lý vụ việc KN,TC đúng thẩm quyền buộc phải giải quyết theo
PL mà không được gây cản trở, cố tình không giải quyết...
Ví dụ Ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc - Ví dụ 1: Ông A là cán bộ thuộc
Từ Liêm, thành phố Hà Nội ban hành Sở Nông nghiệp và Phát triển
Quyết định thu hồi 100m2 đất ở đối với nông thôn tỉnh B. Ông A phát
ông Nguyễn Văn A để giải phóng mặt hiện ra rằng một số cán bộ trong
bằng, mở rộng đường giao thông tại Sở đã nhận hối lộ từ các doanh
phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm. nghiệp để cấp phép sử dụng đất
Không nhất trí, ông A gửi đơn khiếu nại nông nghiệp cho các mục đích
Quyết định thu hồi đất nêu trên đến Chủ khác trái pháp luật. Ông A có
tịch Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm. quyền tố cáo hành vi vi phạm
68
pháp luật của các cán bộ này
theo thủ tục quy định tại Luật Tố
cáo 2018.

- Ví dụ 2: Bà C là công dân sinh


sống tại phường D, quận E,
thành phố F. Bà C phát hiện ra
rằng một số cán bộ của Ủy ban
nhân dân phường D đã lợi dụng
chức vụ để chiếm đoạt tài sản
của người dân trong quá trình
giải phóng mặt bằng cho dự án
xây dựng công trình công cộng.
Bà C có quyền tố cáo hành vi vi
phạm pháp luật của các cán bộ
này theo thủ tục quy định tại
Luật Tố cáo 2018.

- Ví dụ 3: Anh G là nhân viên


của Công ty H, là doanh nghiệp
hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất thực phẩm. Anh G phát
hiện ra rằng Công ty H đã sử
dụng nguyên liệu không đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
để sản xuất các sản phẩm bán
cho người tiêu dùng. Anh G có
quyền tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về quản lý nhà nước
trong lĩnh vực an toàn thực
phẩm của Công ty H theo thủ tục
quy định tại Luật Tố cáo 2018.

69
Tài liệu tham khảo
1. Nghị quyết 30c/NQ-CP 8/11/2011 của Chính phủ về ban hành chương trình tổng
thể CCHCNN giai đoạn 2011 – 2020
2. Nghị quyết 76/NQ-CP 15/7/2021 của Chính phủ về ban hành Chương trình tổng
thể cải cách HCNN giai đoạn 2021 – 2030
3. Nghị định số 61/2018/NĐ-CP quy định về việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa
liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.
4. Nghị định số 112/2020/NĐ-CP xử lý kỉ luật viên chức, cán bộ, công chức.

70

You might also like