You are on page 1of 40

MÔN HỌC: LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON NGƯỜI

NỘI DUNG MÔN HỌC


1. Khái quát về QCN và LQT QCN
2. Các QCN cơ bản trong lĩnh vực dân sự và chính trị  Công ước 1966
3. Các QCN cơ bản trong lĩnh vực KT, XH, VH
4. QCN của một số cá nhân thuộc về các nhóm người dễ bị tổn thương  Phổ biến và điển hình như
quyền của trẻ em, của phụ nữ, của người khuyết tật
5. Bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ QCN  Cơ chế, thủ tục, nghĩa vụ của các chủ thể.
TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. GT Lý luận và pháp luật về quyền con người – Khoa Luật ĐH Quốc gia Hà Nội
2. GT CPQT Q2
3. Sách chuyên khảo Quyền con người trong luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
4. Tuyển tập các văn bản sử dụng để học tập môn Luật quốc tế về QCN
5. Hiến pháp và các VBQPPL Việt Nam có liên quan đến QCN
5. Các văn bản của các tổ chức về QCN, đặc biệt là Liên hợp quốc
6. Các trang web
https://www.ohchr.org/en/countries/nhri
https://www.un.org/
https://www.nhanquyen.vn
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Quá trình 40%: Dự kiến hình thức tiểu luận, nhóm 3 - 5
Cuối kỳ 60%: Tự luận, có thể cho đề mở

Trang 1
Mục lục
NỘI DUNG MÔN HỌC.......................................................................................................................1
TÀI LIỆU HỌC TẬP............................................................................................................................1
KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ.......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QCN VÀ LQT VỀ QCN...................................................................5
Phần 1. Khái quát về QCN...............................................................................................................5
1.1. Khái niệm “Quyền con người”..............................................................................................5
1.2. Phân biệt khái niệm “Quyền con người” với khái niệm “Quyền công dân”.........................6
1.3. Các tính chất của QCN..........................................................................................................6
1.4. Phân loại QCN.......................................................................................................................7
Phần 2. Khái quát LQT về QCN.......................................................................................................7
2.1. Khái niệm LQT về QCN........................................................................................................7
2.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của LQT về QCN...........................................9
CHƯƠNG 2. QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ....................9
I. Khái quát về quyền dân sự và chính trị.........................................................................................9
1.1. Khái niệm quyền dân sự........................................................................................................9
1.2. Khái niệm quyền chính trị.....................................................................................................9
1.3. cơ sở pháp lý quốc tế về các quyền dân sự chính trị.............................................................9
2. Nội dung các quyền dân sự.........................................................................................................10
2.1. Quyền sống..........................................................................................................................10
Căn cứ PL, nội dung:..................................................................................................................10
2.2. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp
nhân phẩm...................................................................................................................................11
2.3. Quyền không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch..........................................................................11
2.4. quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện.................................................................................12
2.5. Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do........................................................12
2.6. Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng..........................................12
2.7. Quyền tự do đi lại và cư trú.................................................................................................12
2.8. Quyền của người nước ngoài không bị trục xuất tùy tiện....................................................13
2.9. Quyền được xét xử bình đẳng và đúng pháp luật trước các tòa án và các quyền trong vụ án
hunhf sự......................................................................................................................................13
2.10. Quyền không bị áp dụng luật hồi tố...................................................................................13
2.11. Quyền được thừa nhận là thể nhan trước pháp luật ở mọi nơi...........................................13
2.12. Quyền riêng tư...................................................................................................................13
Trang 2
Điều 17 ICCPR...........................................................................................................................13
PLVN:.........................................................................................................................................13
2.13. Quyền tự do tín ngưỡng, tín ngưỡng, tôn giáo..................................................................14
2.14. Quyền giữ quan điểm riêng và tự do ngôn ngữ.................................................................14
2.15. Quyền kết hôn và lập gia đình...........................................................................................14
2.16. Quyền trẻ em được bảo vệ được khai sinh có hojteen và có quốc tịch..............................15
2.17. Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ 1 cách bình đẳng.................15
2.18. Quyền của các cá nhân thuộc nhóm thiểu số có đời sống văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ
riêng,...........................................................................................................................................15
3. Nội dung các quyền chính trị......................................................................................................15
3.1. Quyền tự quyết của mọi dân tộc..........................................................................................15
3.2. Quyền tự do hội họp hòa bình.............................................................................................15
3.3. Quyền tự do lập hội, thành lập và gia nhập.........................................................................15
3.4. Quyền tham gia điều hành các công việc xã hội , bầu cử , ứng cử và qyền tiếp cận các dịch
vụ công cộng...............................................................................................................................16
CHƯƠNG III QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾM XÃ HỘI, VĂN HÓA.....16
1. Khái quát về QCN trong lĩnh vực KT, XH, VH...................................................................16
2. Nội dung ác quyền kinh tế, xã hội và văn hóa....................................................................17
2.1 Quyền tự quyết của mọi dân tộc về KT-XH-VH..................................................................17
2.2. Quyền làm việc....................................................................................................................17
2.3. Quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi...............................17
2.4. Quyền được thành lập, gia nhập công đoàn, tự do công đoàn và quyền đình công............18
2.5. Quyền được hưởng an sinh xã hội.......................................................................................18
2.6. Quyền được bảo hộ về kết hôn, lập gia đình và đối với trẻ em, sản phụ, thanh thiếu niên: 19
2.7. Quyền có một mức sống thích đáng và được không ngừng cải thiện điều kiện sống.........19
2.8. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe..........................................................20
2.9. Quyền được học tập.............................................................................................................20
2.10. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa......................................................................21
2.11. Quyền được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và những ứng dụng của nó.............21
Chương 4. Quyền con người của các cá nhân thuộc về các nhóm người dễ bị tổn thương................21
I. Trẻ em..........................................................................................................................................21
II. Phụ nữ........................................................................................................................................22
III. Người khuyết tật.......................................................................................................................23
I. Khái quát về bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ của quyền con người..............................................25
II. Cơ chế bảo vệ thúc đẩy QCN đa phương toàn cầu theo khuôn khổ của LHQ...........................26

Trang 3
5.2.1.1. Các cơ quan chính của LHQ trong iệc bảo vệ và thúc đẩy QCN......................................27
I. Các cơ quan chuyên môn do ĐHĐ LHQ thành lập.............................................................27
5.2. bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ quyền con người theo các công ước quốc tế về quyền con
người...............................................................................................................................................27
5.1.2. khái niệm.........................................................................................................................27

Trang 4
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ QCN VÀ LQT VỀ QCN
Phần 1. Khái quát về QCN
1.1. Khái niệm “Quyền con người”
Quyền con người là phạm trù rất rộng, có nhiều cách thức tiếp cận khác nhau.
Ở góc độ từ ngữ: “Quyền con người”  Quyền là những điều mà một chủ thể được thực hiện, là
điều được nhà nước, xã hội thừa nhận; Con người là động vật bậc cao, có ý thức, biết tư duy, có
ngôn ngữ  Quyền của con người
Định nghĩa của văn phòng cao ủy Liên hợp quốc:
- QCN là những quyền mà chúng ta có, đơn giản bởi vì chúng ta tồn tại với tư cách là một con
người. QCN không được ban phát bởi bất kỳ nhà nước nào. QCN có tính phổ quát và vốn có
của tất cả mọi con người, bất kể quốc tịch, giới tính, nguồn gốc của QG hay dân tộc, màu da, tôn
giáo, ngôn ngữ hoặc bất kỳ địa vị nào khác.
Chúng bao gồm những quyền cơ bản nhất, chẳng hạn như quyền được sống, đến những quyền làm
cho cuộc sống của chúng ta đáng sống hơn, chẳng hạn như quyền về thực phẩm, giáo dục, công
việc, sức khỏe và tự do.
- QCN là những đảm bảo pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại
những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và những tự
do cơ bản của con người  Các tiếp cận dưới góc độ pháp lý, xem QCN là quyền về pháp lý
Theo học thuyết về các quyền tự nhiên: QCN là những sự được phép mà tất cả thành viên của
cộng đồng nhân loại, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội,… đều có ngay từ
khi sinh ra, đơn giản chỉ vì họ là con người.
Theo học thuyết về các quyền pháp lý: QCN không phải là những gì bẩm sinh, vốn có một cách
tự nhiên mà phải do nhà nước xác định và pháp điển hóa thành các QPPL.
 Định nghĩa chung về QCN: QCN là sự được phép thực hiện, thụ hưởng và bảo đảm những nhu
cầu tự nhiên, xã hội của con người và được ghi nhận bằng pháp luật (PL quốc tế và PLQG).
- Chủ thể hưởng QCN: Tất cả mọi con người
- Chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm, thực thi QCN: các nhà nước – chủ thể đặc biệt có vai trò
quan trọng, các cá nhân, các nhóm cá nhân
 Nghĩa vụ của Nhà nước (Điều 2 ICCPR, Điều 2 ICESRC 1966): 3 nghĩa vụ cơ bản: tôn trọng
(tôn trọng, kiềm chế các hành vi ảnh hưởng đến QCN - dạng hành vi không hành động), bảo vệ
(phải trừng trị kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật những chủ thể xâm phạm quyền con người của
người khác), thực thi QCN (thực hiện các biện pháp cần thiết, tạo điều kiện để các cá nhân được thụ
hưởng những QCN)
+ Quyền của cá nhân này bị giới hạn bởi quyền của cá nhân khác.
+ Quyền của cá nhận này là nghĩa vụ của cá nhân khác.
 Các tổ chức xã hội (các tổ chức quốc tế liên CP và các tổ chức quốc tế phi CP): Liên hợp quốc,
Ủy ban chữ thập đỏ quốc tế…
Trang 5
 VĂN BẢN SỐ 5 PHẦN 4; TUYÊN BỐ VIÊN 1993 CỦA LHQ
- Nội dung QCN: Con người được phép thực hiện, thụ hưởng và bảo đảm những nhu cầu tự nhiên,
xã hội.
- CSPL QCN: Được ghi nhận bằng pháp luật quốc tế và pháp luật của từng quốc gia (Điều 14 Hiến
pháp 2013)
1.2. Phân biệt khái niệm “Quyền con người” với khái niệm “Quyền công dân”
- Hai khái niệm không đồng nhất với nhau.
TIÊU CHÍ QUYỀN CON NGƯỜI QUYỀN CÔNG DÂN
Chủ thể Tất cả mọi con người, không bị phân Con người – là người có quốc tịch của
(quan trọng biệt bởi yếu tố nào một quốc gia cụ thể
nhất)
Mối quan hệ Quyền công dân là một bộ phận của quyền con người
 QCN và quyền công dân có mối liên hệ chặt chẽ
1.3. Các tính chất của QCN
Những tính chất này của QCN được thừa nhận bởi cộng đồng quốc tế, thể hiện trong các văn kiện
quan trọng của LHQ như Tuyên bố Viên và chương trình hành động 1993… và từ nội dung của các
QCN trong các văn bản LQT QCN.
1.3.1. Tính phổ biến
QCN áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi con người là thành viên của cộng đồng nhân loại, không có
sự phân biệt đối xử về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc
các quan điểm khác, nguồn gốc dân tộc hoặc xã hội, tài sản, thành phần xuất thân hoặc các địa vị
khác.
1.3.2. Tính đặc thù
Mặc dù tất cả mọi người đều được hưởng QCN bình đẳng nhưng mức độ thực hiện, thụ hưởng các
QCN có sự khác biệt nhất định giữa các cá nhân, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Năng lực cá nhân của từng người;
- Hoàn cảnh chính trị, pháp luật, KT, VH, XH nơi mà người đó đang sống…
1.3.3. Tính không thể bị tước đoạt hay hạn chế QCN một cách tùy tiện
QCN là những nhu cầu, lợi ích, tự do vốn có và thiết yếu của con người, được các nhà nước công
nhận và ghi nhận bằng PL. Vì vậy, QCN không thể bị tước đoạt hay hạn chế một cách tùy tiện bởi
bất cứ chủ thể nào. Việc tước đoạt hay hạn chế QCN phải do PL quy định.
MỞ RỘNG: K2 ĐIỀU 14 HIẾN PHÁP 2013  Chỉ hạn chế dựa trên quy định của luật – các văn
bản như Hiến pháp, Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; KHÁC với pháp luật (tính cả các quyết
định của UBND, HĐND các cấp)
1.3.4. Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau
Các quyền DS-CT-KT-XH-VH có sự liên hệ và phụ thuộc chặt chẽ với nhau.
Sự vi phạm một QCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các
quyền khác, và ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một QCN sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
tích cực đến việc bảo đảm các QCN khác.
Trang 6
1.4. Phân loại QCN
Phân loại không có nghĩa phân chia theo mức độ, tính chất, tầm quan trọng của QCN.
Mục đích của việc phân loại là xác định đặc điểm của các loại QCN để thực thi các biện pháp bảo
vệ, thúc đẩy các QCN sao cho phù hợp với các đặc điểm của QCN
*Căn cứ theo lĩnh vực:
- Nhóm các quyền dân sự
- Nhóm các quyền chính trị
- Nhóm các quyền kinh tế
- Nhóm các quyền xã hội
- Nhóm các quyền văn hóa
 Tiêu chí phân loại QCN theo quan điểm chung, có sự thống nhất giữa các QG  CƯ về các
quyền dân sự và chính trị 1966, CƯ về kinh tế, xã hội và văn hóa 1966
*Căn cứ vào điều kiện hưởng thụ quyền
- Quyền tuyệt đối là những quyền phải được tôn trọng và áp dụng trong mọi hoàn cảnh và không
cần điều kiện gì kèm theo.
VD: Quyền không bị tra tấn, nhục hình, đối xử tàn bạo, vô nhân đạo, quyền không bị bắt làm nô lệ,
quyền về tự do tư tưởng, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, danh dự, nhân phẩm…  Phải
được bảo đảm và tôn trọng
- Quyền có điều kiện là những quyền chỉ được áp dụng nếu thỏa mãn những yêu cầu nhất định.
VD: Quyền được kết hôn, quyền bầu cử, ứng cử, quyền lập hội, quyền tự do đi lại…
*Căn cứ theo chủ thể của quyền
- Quyền cá nhân là QCN của mọi cá nhân trong xã hội, bất kể cá nhân đó thuộc về nhóm xã hội
nào.
- Quyền của nhóm là QCN của những nhóm xã hội có các đặc điểm riêng so với các nhóm xã hội
thông thường, phổ biến khác.
VD: Quyền phụ nữ, trẻ em, nhóm thiểu số, người bản địa, người lao động di trú, người khuyết tật,
người không có quốc tịch…  CƯ về quyền của phụ nữ 1979, CƯ về quyền trẻ em 1989, CƯ về
quyền của người khuyết tật 2006, CƯ về vị thế của người không quốc tịch 1954
Phần 2. Khái quát LQT về QCN
2.1. Khái niệm LQT về QCN
Khái niệm: LQT về QCN là một ngành luật trong hệ thống LQT, bao gồm tổng thể các nguyên tắc
và QPPL quốc tế, do các QG xây dựng nên nhằm ghi nhận, bảo vệ, thực thi và thúc đẩy sự tiến bộ
QCN trên phạm vi toàn cầu.
Hiện nay, cơ chế phố biến và chủ yếu là hành vi của QG ký kết các ĐƯQT về QCN

Trang 7
Nguồn của LQT về QCN:
- Nguồn chính: các ĐƯQT về QCN mang tính ràng buộc  Các QG thành viên tự nguyện thực
hiện  CƯ Viên 1969 về Luật ĐƯQT  Chiếm số lượng khá ít
- Nguồn bổ trợ: Các văn kiện quốc tế không mang tính ràng buộc: Gồm tuyên ngôn, hướng dẫn,
bình luận chung/khuyến nghị chung, nhận xét kết luận, nguyên tắc, nghị quyết của một số ủy ban,
cơ quan về QCN…  Chiếm số lượng nhiều, nhất là các QCN có tính mới như quyền của cộng
đồng người chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số - vấn đề khá nhạy cảm…
Biện pháp bảo đảm sự tuân thủ LQT về QCN:
- Các QG có nghĩa vụ tôn trọng - bảo vệ - thực thi QCN theo các ĐƯQT mà mình là thành viên trên
cơ sở nguyên tắc Pacta Sunt Servanda.
- Áp dụng các biện pháp ngoại giao/pháp lý quốc tế nhằm bảo đảm sự tôn trọng, bảo vệ và thực thi
– thúc đẩy sự tiến bộ QCN.
 Tòa án Hình sự quốc tế ICC (1998) để xét xử các cá nhân phạm 4 loại tội: diệt chủng, chống lại
loại người, tội phạm chiến tranh
- Trách nhiệm đối với quốc gia, các nhà nước xâm phạm QCN phải gánh chịu các trách nhiệm pháp
lý của LQT về QCN, có thể bị xét xử bởi các TA cụ thể.
 Tòa án công lý quốc tế ICJ (1945) để giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia, nhà
nước và chính phủ.
PHÂN BIỆT LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VÀ LUẬT NHÂN ĐẠO QUỐC TẾ
Luật Nhân quyền quốc tế Luật Nhân đạo quốc tế
Thời gian, Áp dụng trong mọi tình huống, mọi hoàn Chỉ áp dụng trong thời gian, không gian
không gian cảnh, kể cả thời bình hay chiến tranh. khi xảy ra xung đột chiến sự, xung đột
áp dụng vũ trang
Đối tượng Mọi con người, không bị giới hạn đối Bảo vệ người dân trong chiến tranh,
được bảo tượng những đối tượng đã bị loại ra cuộc chiến
vệ đấu: tù binh, hàng binh, thương binh…
Quy phạm Có những quy phạm chỉ có trong luật Chứa đựng những quy phạm đặc thù liên
nhân quyền quốc tế như quyền bầu cử, quan đến các quy định đối với các chủ
ứng cử, quyền được thụ hưởng các di sản thể có liên quan đến xung đột vũ trang,
văn hóa…  Hướng đến bảo vệ con vấn đề quyền và nghĩa vụ của các chủ
người thể này như nghĩa vụ của các bên tham
chiến không được tấn công vào trường
học, bệnh viện, vấn đề sử dụng vũ khì –
không sử dụng vũ khí có tính sát thương
cao, đối với những lực lượng nhân đạo…
 Hướng đến bảo vệ con người nhưng
khác nhau về không gian, thời gian, mức
độ
*Trụ cột của Luật Nhân đạo quốc tế hiện đại là 4 CƯ Gionevo 1949
- Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh và bệnh binh thuộc lực lượng vũ trang chiến đấu
trên bộ;
Trang 8
- Công ước về cải thiện tình trạng của thương binh, bệnh binh và những người đắm tàu thuộc lực
lượng vũ trang trên biển;
- Công ước về đối xử với tù binh chiến tranh;
- Công ước về bảo vệ dân thường trong thời gian chiến tranh và hai NĐT năm 1977 bổ sung CƯ
này.
2.2. Khái quát về lịch sử hình thành và phát triển của LQT về QCN
Tiền đề của sự phát triển đã có từ lâu, tiền đề về tư tưởng (học thuyết về quyền tự nhiên, học thuyết
về pháp lý, Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp…)
Liên hợp quốc được thành lập. Ngay tại Điều 1 của Hiến chương LHQ đã khẳng định mục tiêu của
LHQ ngay từ khi thành lập là bảo vệ và thúc đẩy QCN.
Sự kiện đánh dấu sự phát triển của QCN là sự thành lập của LHQ(…)
CHƯƠNG 2. QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
I. Khái quát về quyền dân sự và chính trị
1.1. Khái niệm quyền dân sự
Quyền dân sự là tập hợp những quyền gắn liền với nhân thân, nhu cầu tự nhiên, tự do, an toàn thiết
yếu của mỗi cá nhân.
VD: Quyền tự do đi lại, quyền không ai bị bắt làm nô lệ, quyền tự do kết hôn…
1.2. Khái niệm quyền chính trị
Quyền chính trị (poolitical rights) là tập hợp những quyền gắn liền với mối quan hệ giữa cá nhân
với hệ thống chính trị, bảo đảm sự tham gia của cá nhân vào việc thành lập, tổ chức, quản lý, giám
sát, sử dụng quyền lực nhà nước và các tổ chức khác thuộc hệ thống chính trị.
 Đặt các cá nhân trong mối tương quan với hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước.
VD: Quyền bầu cử, quyền ứng cử, quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước…
1.3. cơ sở pháp lý quốc tế về các quyền dân sự chính trị
Cơ sở pháp lý: UDHR 1948, ICCPR 1966
ICCPR 1966:
http://treatie.un.org/page/viewdetails.aspx?chapter=4clang=_en&mtdsg_no=iv=ind#EndDec

- tính đến nay, có 173 QG tham gia ICCPR.


- Việt Nam gia nhập ICCPR và ICECR cùng ngày 24/9/1982.
- ICCPR có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 24/12/1982.

ICCPR CÓ 2 nđ thư tùy chọn bổ sung

Trang 9
(1) NĐT tùy chọn thứ nhất của ICCPR 1966
- (được ĐHĐ LHQ thông qua theo NQ số 2200 A (XXI) ngày 16/12/1966. Có hiệu lực từ
ngày 23/3/1976, theo điều 9)

Đến nay có 116 QG tham gia gia  Không có sự ràng buộc đối với tất cả các quốc gia của ICCPR.
Việt Nam vẫn chưa tham gia Nghị định thư này.
(https://treaties.un.org/pages/ViewDetails.ap?src=TREATY&mtdsg_no=IV-
5chapter=4clang=en)
(2) NĐT tùy chọn thứ hai của ICCPR về việc bãi bỏ hình phạt tử hình, 1989
- (được ĐHĐ LHQ thông qua theo NQ số 44/128 ngày 5/12/1989. Có hiệu lực từ 11/7/1991
theo điều 8 (1))
- Đến nay có 90 QG tham gia
(http://treaties.un.org/pages/ViewDetails.ap?src=TREATY&mtdsg_no=IV-12&chapter=4)

2. Nội dung các quyền dân sự


2.1. Quyền sống
ICCPR 1966 có đến 16 – 18 quyền dân sự cơ bản  Khá đầy đủ và toàn diện.
Căn cứ PL, nội dung:
- Đ3 UDRH
- Đ 6 ICCPR
- Một số các DDWQT khác cũng đề cập đến quyền sống như CƯ về quyền trẻ em, CƯ ngăn
ngừa và trừng trị tội diệt chủng, CƯ về trấn áp và trừng trị tội Apacthai…
Điều 6 ICCPR:
1. Mọi người đềucó quyền cố hữu là được sống. quyền này phải được pháp luật bảo vệ.
không ai có thể bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện.
2. ở những nước mà hình phạt tử hình chưa được xóa bỏ thì chỉ được phép áp dụng án tử
hình đối với những tội phạm nghiêm trọng nhất, căn cứ vào luật pháp hiện hành tại thời
điểm tội phạm được thực hiện và không được trái với những quy định của công ước này
và của công ước về ngăn ngừa và từng trị tội diệt chủng. Hình phạt tử hình chỉ được thi
hành trên cơ sở bản án đã có hiệu lực pháp luật, do một tòa án có thẩm quyền phán quyết.
3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần hiểu rằng không
một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ quốc gia thành viên nào của công ước
này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo
quy định của công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng.
4. 3. Khi việc tước mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng, cần hiểu rằng không
một quy định nào của điều này cho phép bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước
này, bằng bất kỳ cách nào, được giảm nhẹ bất kỳ nghĩa vụ nào mà họ phải thực hiện theo
quy định của Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng.
5. 4. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức
hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng

Trang 10
đối với mọi trường hợp.
6. 5. Không được phép tuyên án tử hình với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi
hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai.
7. 6. Không một quy định nào trong điều này có thể được viện dẫn để trì hoãn hoặc ngăn
cản việc xoá bỏ hình phạt tử hình tại bất kỳ quốc gia thành viên nào của Công ước”.
Quyền sống trong pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật Thi hành
án hình sự…  Điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
MỞ RỘNG VẤN ĐỀ: Quyền được chết (quyền an tử)  Các quốc gia ở Châu Âu có chế định này;
Duy trì hay bỏ hình phạt tử hình

Một số hình phạt tử hình


Diệt chủng phát xít Đức – CPC- Ruwanda-Nam Tư cũ
8. Bất kỳ người nào bị kết án tử hình đều có quyền xin ân giảm hoặc xin thay đổi mức hình
phạt. Việc ân xá ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với
mọi trường hợp.
9. Không được phép tuyên án tử hình đối với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi
hành án tử hình đối với phụ nữ đang mang thai .
10.
- Một số Công ước khác cũng đề cập
….
Điều 19 Hiến pháp 2013: “ Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo
hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.

Vấn đề pháp lý liên quan đến quyền sống?

- Quyền được chết ?(quyền an tử)?


- Duy trì hay bỏ hình phạt tử hình?
- ...?

2.2. Quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ thấp
nhân phẩm.
CSPL: Điều 5 UDHR, Điều 7 ICCPR, Công ước về chống tra tấn và các hình thức đối xử, trừng
phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm 1984…
Điều 7 ICCPR: “Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo
hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc khoa
học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”.

Trang 11
Trong PLVN, được quy định trong Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật thi hành tạm giữ, tạm giam,
Luật hiến, lấy, ghép bộ phận cơ thể người và hiến xác 2006…  Điều 20 Hiến pháp 2013
2.3. Quyền không bị bắt làm nô lệ hay nô dịch
CSPL/Nội dung:
Điều 4 UDHR
Điều 8 ICCPR
CƯ về xóa bỏ chế độ nô lệ 1926 (Hội quốc liên), CƯ bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, việc buôn bán
nô lệ và các thể chế, tập tục khác tương tự chế độ nô lệ 1956 (LHQ), CƯ số 29 của ILO…
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, BLLĐ, BLHS, BLTTHS, Luật thi hành án hình sự, Luật
phòng chống mua bán người…  Điều 35 Hiến pháp 2013
Một số điều ước QT có liên quan:
(đọc nd các quyền ds,ct:ICCPR 1966)
2.4. quyền không bị bắt, giam giữ tùy tiện
CSPL: Điều 3 UDHR, Điều 9 ICCPR
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, BLHS, BLTTHS…  Điều 20, Điều 31(5) Hiến pháp
2013
2.5. Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do
Điều 10 ICCPR
Những văn kiên của LHQ có liên quan:
Công ước chống tra tấn , đối xử hoặc trừng phạy tàn ác, vô nhân đạo hay hạ thấp nhân phẩm 1984,
Các tiêu chuẩn tối thiểu của LHQ về việc đối xử với tù nhân 1955…
Những người bị tước tự do thì cũng phải được đối xử nhân đạo, không bị tra tấn, nhục hình.
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật xử lý vi phạm hành chính, Luật
thi hành tạm giữ, tạm giam…
Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do trong PLVN:
- Hiến pháp
- BLHS
- BLTTHS
- Luật thi hành án hình sự
- Luật đặc xá
- Luật xử lý vi phạm hành chính
- Bộ luật dân sự
- Luật trách hiệm bồi thường của nhà nước
2.6. Quyền không bị bỏ tù vì không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng
CSPL: Điều 11 ICCPR
Trang 12
Không thể áp dụng chế tài hình sự cho quan hệ dân sự.
2.7. Quyền tự do đi lại và cư trú
Điều 12 ICCPR: gồm 4 khía cạnh:
1. Tự do lựa chọn nơi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
2. Tự do đi lại chọn nơi ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia
3. Tự do rời khỏi bất kì quốc gia nào, kể cả nước mình (tự do xuaats nhập cảnh)
4. Tự do trở lại quốc gia mình
(Quyền này không chỉ áp dụng cho công dân của một quốc gia, mà còn với người nước ngoài đang
cư trú hợp pháp trên lãnh thổ quốc gia đó)
Đây không phải quyền tuyệt đối, NN có thể hạn chế việc thực hiện quyền nsyf nếu thấy cần thiết để
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công công, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, hay để bảo vệ các
quyền và tự do của người khác. (theo Điều 4 ICCPR)
2.8. Quyền của người nước ngoài không bị trục xuất tùy tiện.
Điều 13 ICCPR (Quyền dành cho NNN)
Chủ thể của quyền này là người nước ngoài.
Trục xuất là biện pháp cưỡng chế của QG nhằm buộc người nước ngoài phạm tội ra khỏi lãnh thổ.
2.9. Quyền được xét xử bình đẳng và đúng pháp luật trước các tòa án và các quyền trong vụ án
hunhf sự.
Điều 14 ICCPR
Thành lập năm 2016, theo Điều 40 luật TCTAND 2014: toàn gia đình và người chưa thành niên.
Bên cạnh đó, còn có quyền được bồi thường oan sai…
2.10. Quyền không bị áp dụng luật hồi tố.
Điều 15 ICCPR
PLVN:
BLHS 2015: Điều 7.
Nghị quyết 41.2017 về hiệu lực BLHS 2015
2.11. Quyền được thừa nhận là thể nhan trước pháp luật ở mọi nơi.
Điều 16 ICCPR
Mọi người đều được coi là con người trước pháp luật và được hưởng các quyền trước pháp luật.
2.12. Quyền riêng tư
Điều 17 ICCPR
Quyền được bảo vệ quyền riêng tư của các cá nhân.
 Có hạn chế

Trang 13
Trong PLVN được quy định tại Điều 21 Hiến pháp, Điều 38 BLDS 2015, BLTTDS, Điều 159
BLHS, Luật báo chí, Luật hộ tịch…
PLVN:
- Hiến pháp (Điều 21)
- BLHS Điều 159
- Luật giao dịch điện tử
- Luật hiến, lấy….
- (…)
2.13. Quyền tự do tín ngưỡng, tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 18 ICCPR
Quyền tự do tư tưởng có sự liên hệ đến quyền được giữ quan điểm riêng và quyền tự do ngôn luận.
Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 của VN:
- Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn với phong
tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
- Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối
tượng tôn thờ giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.=> có tính hệ thống
Đây là nhân quyền có điều kiện (k3 Điều 18 ICCPR)
2.14. Quyền giữ quan điểm riêng và tự do ngôn ngữ
Điều 19 ICCP
Quyền tự do ngôn ngữ có giới hạn tại khoản 3 -> không phải tuyệt đối
Quyền được giữ quan điểm riêng liên quan đến quyền tự do về tư tưởng.
Quyền tự do ngôn luận có giới hạn tại khoản 3 Điều 19 ICCPR  Không phải quyền tuyệt đối.
Điều 20 ICCPR nằm trong các giới hạn của quyền tự do ngôn luận.
Trong PLVN được ghi nhận tại Điều 25 Hiến pháp 2013, Điều 167, Điều 117, Điều 156, Điều 331
BLHS, BLDS, Luật tiếp cận thông tin, Luật xuất bản, Luật báo chí, Luật Công
PLVN:
Điều 20 HP 2013
BLHS
BLDS
Luật tiếp cận thông tin
Luật xuất bản, báo chí
2.15. Quyền kết hôn và lập gia đình
Điều 16 UDHR
Điều 23 ICCPR
Trang 14
Điều 23 HP 2013
Quy định nam nữ có quyền tự do kết hôn, được xác lập trên nguyên tắc tự nguyện.
Khi tạo lập quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, bảo
đảm quyền bình đẳng ngay cả khi ly hôn.
Chú ý tinh thần Điều 23 (2) đây là quyền có điều kiện, có đề cập đến độ tuổi kết hôn.
Trong PLVN được quy định tại Điều 36 Hiến pháp 2013…
2.16. Quyền trẻ em được bảo vệ được khai sinh có hojteen và có quốc tịch
Điều 24 ICCPR
Đây là một trong các quyền dân sự có tính đặc thù, chủ thể của quyền dân sự này thuộc về trẻ em.
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, Luật Hộ tịch 2014, Luật Trẻ em 2016…
2.17. Quyền bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ 1 cách bình đẳng
CSPL: Điều 28 ICCPR
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp và các văn bản khác
2.18. Quyền của các cá nhân thuộc nhóm thiểu số có đời sống văn hóa, tôn giáo và ngôn ngữ riêng,
Thể hiện mức độ tha, gia
Quyền thuộc về người thiểu số về sắc tộc, tôn giáo và ngôn ngữ.
3. Nội dung các quyền chính trị
3.1. Quyền tự quyết của mọi dân tộc
Điều 1 ICCPR
Nhân dân là chủ thể của quyền này
Chủ thể của nhân quyền này là nhân dân của một quốc gia, là tất cả mọi cá nhân thuộc về mọi dân
tộc, kể cả dân tộc thiểu số.
Quyền tự quyết trước tiên là quyền tự quyết định chế độ chính trị của quốc gia mình.
3.2. Quyền tự do hội họp hòa bình
Mục đích: thực hiện các hoạt động vì hòa bình
Có thể bị hạn chế boiwe an ninh, xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Điều 21 ICCPR
Đây là quyền có giới hạn.
Trong PLVN được quy định trong Hiến pháp và các văn bản khác  Chưa có luật chuyên ngành
điều chỉnh nhân quyền này
3.3. Quyền tự do lập hội, thành lập và gia nhập

Trang 15
Điều 22 ICCPR
Tập hợp của nhiều quyền.
Theo PLVN được quy định tại Hiến pháp, NĐ 45/2010, Luật Công đoàn, Điều 163 BLHS…
3.4. Quyền tham gia điều hành các công việc xã hội , bầu cử , ứng cử và qyền tiếp cận các dịch vụ
công cộng
Điều 21 UDHR, Điều 25 ICCPR
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp và các văn bản khác.
Đây là quyền có điều kiện
CHƯƠNG III QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾM XÃ HỘI, VĂN HÓA
1. Khái quát về QCN trong lĩnh vực KT, XH, VH
Cơ sở pháp lý quốc tế
UDHR 1948 – ICESCR 1966
ICESCR 1966
Ngày 16/12/1966, đại hội đồng LHQ đã thông qua ICESCR.
ICESCR chính thức có hiệu lực vào ngày 3) /1/1976
Tính đến nay có 171 QG tham gia
VN gia nhập ngày 24/9/1982 ( cùng ngày vs ICCPR)
Có hiệu lực vs VN ATUEF NGÀY 24/12/1982
Tài liệu tham khảo khác: các bình luận chung của ủy ban giám sát ICESCR (ủy ban về các quyền
KT-XH-VH)…
Các nhận xét kết luận mà ủy ban KT-XH-VH đưa ra và công bố sau khi kết thúc việc xem xét báo
cáo của mỗi QG trong việc thực hiện công ước
Xem tại văn phòng cao ủy LHQ về QCN
Các nghị quyết, hướng dẫn, nguyên tắc… có liên quan khác của các cơ quan LHQ
Khái niệm về QCN trong lĩnh vực kinh tế - xã hội – văn hóa.
UDHR 1948 – ICESCR 1966 không định nghĩa khái niệm mà chỉ liệt kê các QCN trong các lĩnh
vực này.
Quyền kinh tế:
Là quyền của con người trong hoạt động sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sp hh dịch
vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất của người trong xã hội.
Quyền xã hội:

Trang 16
Là quyền của con người được tham gia, thực hiện, thụ hưởng các lợi ích từ chế độ an sinh, giáo dục,
y tế và các phúc lợi chung khác mà nhàn nước và các thành tố khác của hệ thống chính trị cung cấp
và bảo đảm cho người dân.
VD: Quyền được hưởng an sinh xã hội và BHXH, quyền có một tiêu chuẩn sống thích đáng và
không ngừng cải thiện đời sống, quyền trẻ em được bảo vệ, quyền được tự do kết hôn, lập gia đình,
quyền của các sản phụ được hưởng các phúc lợi trước và sau khi sinh con…
Quyền văn hóa:
Là quyền con người trong việc sáng tạo và được bảo đảm quyền lợi từ việc sáng tạo các giá trị văn
hóa, tham gia vào đời sống văn hóa và thụ hưởng các giá trị văn hóa.
VD: Quyền được bảo hộ sở hữu trí tuệ, quyền tác giả…
2. Nội dung ác quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
2.1 Quyền tự quyết của mọi dân tộc về KT-XH-VH
Quyền này được thực hiện dựa trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia trong quan hệ
quốc tế.
Mỗi quốc gia đều có quyền tự quyết định về đường lối, sự phát triển của chế độ chính trị, KT-XH-
VH.
Đây là quyền tập thể, nhóm cộng đồng.
Theo PLVN được quy định tại Chương III Hiến pháp 2013.
Điều 1 ICESCR 1966
Mỗi quốc gia có quyền tự quyết đinh mọi vss về KT-CT-XH-VH, đây là quyền tập thể, quyền của
cộng đồng , quyền chung
PLVN: Hiến pháp Chương III Kinh tế, xã hội, văn hóa, gd, khoa học, công nghệ và môi trường Điều
50
Điều 53
2.2. Quyền làm việc
Điều 23 UDHR/Điều 6 ICESCR
Một khía cạnh của quyền làm việc là quyền tự do lựa chọn việc làm trên cơ sở năng lực, sở thích…
Quy định về các nghĩa vụ, biện pháp mà Nhà nước phải triển khai để thực hiện nhân quyền này một
cách cao nhất.
Trong PLVN được quy định trong Điều 35 Hiến pháp, BLLĐ, Luật Công chức, Luật Viên chức,
Luật Việc làm, Luật Dạy nghề…
Plv; hiến pháp
Điều 35
2.3. Quyền được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi

Trang 17
CSPL: Điều 7 ICESCR
Đây là quyền gồm nhiều khía cạnh
Trong PLVN được ghi nhận tại Điều 35 Hiến pháp 2013, BLLĐ, Luật An toàn, vệ sinh lao động,
Luật BHXH…
2.4. Quyền được thành lập, gia nhập công đoàn, tự do công đoàn và quyền đình công.
Điều 23 (4) UDHR; Điều 8 ICESCR
Một ĐƯQT của ILO có liên quan: CƯ số 87, CƯ số 98…
Công đoàn là tổ chức xã hội, được lập ra để bảo vệ lợi ích chính đáng cho người lao động.
Về nguyên tắc, các công đoàn được hoạt động tự do nhưng phải trong khuôn khổ luật định.
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, BLLĐ, Luật Công đoàn, Nghị định 41/2013 về quy định
đình công…
Điều 8 ICESCR:
a, quyền của mọi người được thành lập và gia nhập công đoàn do mình lựa chọn(….)
b,
c, quyền của các công đoàn được hoạt động tự do(…)
d, quyền đình công(…)
NĐ 11/2018
NĐ 41/2013
Trong PLVN:
Hiến pháp
Bộ luật lao động
Luật công đoàn
2.5. Quyền được hưởng an sinh xã hội.
Điều 22 UDRH – Điều 9 ICESCR
Liên quan đến Điều 9 ICESCR ủy ban về các quyền KT-XH-VH chưa có bình luận chung nào cụ
thể về điều này, tuy nhiên, trong hướng dẫn thiết lập báo cáo quốc gia về thực hiện công ước, ủy ban
xác đinh khái niệm an sinh xã hội bao gồm:
- Trợ cấp ốm già
- Trợ cấp tàn tật
- Chăm sóc y tế
- Trợ cấp tai nạn lao động
- Trợ cấp ốm đau bằng tiền
- Trợ cấp thất nghiệp
- Trợ cấp gia đình
Trang 18
- Trợ cấp làm mẹ
- Trợ cấp cho người còn sống
Trong PLVN:
Hiến pháp
Bộ luật lao động
Luật bảo hiểm y tế
Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,…
2.6. Quyền được bảo hộ về kết hôn, lập gia đình và đối với trẻ em, sản phụ, thanh thiếu niên:
K3 Điều 16, K2 Điều 25 UDHR – ICESCR(Điều 23) và Điều 10 ICESCR
Trong PLVN:
Hiến pháp
Bộ luật lao động
Luật hôn nhân gia đình
Luật trẻ em
Luật thanh niên
Luật phòng chống bạo lực gia đình
Luật bình đẳng giới
2.7. Quyền có một mức sống thích đáng và được không ngừng cải thiện điều kiện sống.
- Khoản 1 Điều 25 UDRH / Điều 11 ICESCR
Điều 11 ICESCR: 3 tiêu chuẩn cơ bản: ăn uống, mặc, nhà ở

ăn
mặc
uống

nhà ở

Quyền có lượng thực, thực phẩm (bình luận chung số 12)


Quyền về nước uống (bình luận chung số 15)
Quyền có nhà ở (bình luận chung số 4)
Trong PLVN:
Hiến pháp

Trang 19
BLDS
Luật nhà ở
Luật đất đia
Luật tài nguyên nước
Luật bảo vệ môi trường
Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Luật an toàn thực phẩm
Luật du lịch,..
2.8. Quyền được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
Điều 25 UDRH Điều 12 ICESCR
Sức khỏe được xác định là “trạng thái thoải mái về điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ
thuần túy là không có bệnh tật hay không ổn định” (Lời nói đầu của Điều lệ của WHO)
2, … lời nói đầu của điều lệ của WHO , theo đó sức khỏe được xác định là “ trạng thái thoải mái về
điều kiện thể chất, tinh thần và xã hội, không chỉ thuần túy là không có bênh tật hay không ổn
định”.
Trong PLVN:
Hiến pháp
Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân
Luật khám bệnh chữa bệnh
Luật phòng chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS)
Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá/ rượu bia
Luật bảo hiểm xã hội
Luật trẻ em,…
2.9. Quyền được học tập
CSPL: Điều 26 UDHR, Điều 13, 14 ICESCR
Đây là một trong những quyền cơ bản của con người, được các Nhà nước công nhận.
K1 Điều 13 ICESCR ghi nhận mục đích của việc học tập và ghi nhận các nguyên tắc của nhân
quyền này.
Một số tài liệu dịch quyền này là “quyền được giáo dục” …
K2 Điều 13 ICESCR quy định các khía cạnh có liên quan đến nhân quyền này.
Trang 20
Các Ủy ban về quyền con người đề cập quyền này tại Bình luận chung số 13 năm 1999, đề cập
những điểm quan trọng như sau:
- Ý nghĩa của giáo dục
- Mục tiêu của giáo dục
- Yêu cầu của giáo dục
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, Luật phổ cập giáo dục tiểu học, Luật giáo dục, Luật giáo
dục đại học, Luật trẻ em…
2.10. Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa
CSPL: Điều 27 UDHR, Điều 15 (1a) ICESCR
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp, Luật di sản văn hóa, Luật bình đẳng giới…
2.11. Quyền được hưởng các lợi ích của tiến bộ khoa học và những ứng dụng của nó
CSPL: Điều 27 UDHR, ĐIều 15 (1b) ICESCR
Trong PLVN được quy định tại Hiến pháp…
2.12. Quyền được bảo hộ thành quả sáng tạo khoa học, văn học nghệ thuật của mình
CSPL: Điều 27 UDHR, Điều 15 (1c) ICESCR
Trong PLVN được quy định tại Điều 62 Hiến pháp, BLDS, Luật Sở hữu trí tuệ…

Chương 4. Quyền con người của các cá nhân thuộc về các nhóm người dễ bị tổn thương
Nhóm người dễ hị tổn thương được hiểu là những nhóm người hay cộng đồng người có đặc điểm
riêng mà chính những đặc điểm riêng đó mà quyền con người của họ dễ bị xâm hại, họ không có
những điều kiện thuận lợi để thực hiện quyền con người trong điều kiện bình thường.
Danh mục nhóm người dễ bị tổn thương khá đa dạng, phổ biến là trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật,
người cao tuổi, người không quốc tịch, người tị nạn, người lao động di trú, người bị nhiễm
HIV/AIDS, người dân tộc thiểu số và người bản địa…
Trẻ em có đặc điểm là sự phát triển chưa toàn diện về thể chất, tâm lý, tinh thần…  Chủ thể
thường bị xâm phạm QCN là những người chưa thành niên.
Người phụ nữ: theo quan điểm cố hữu thì phụ nữ là phái yếu về mặt thể chất, những đặc tính riêng
biệt về mặt sinh học.
Người khuyết tật: có sự khiếm khuyết về thể chất, tinh thần  họ không có điều kiện bình đẳng về
chủ thể như các chủ thể khác.
I. Trẻ em
UNCRC chia thành 4 nhóm:
- Nhóm quyền sống còn: Điều 19 Hiến pháp, Điều 33 BLDS, Điều 13, 14, 15 Luật Trẻ em

Trang 21
- Nhóm quyền được phát triển: Điều 28, K1 Điều 18, Điều 14 UNCRC, Điều 16 – 23 Luật Trẻ em
- Nhóm quyền được tham gia: Điều 12, 13, 15 UNCRC, Điều 32 – 34 Luật Trẻ em
- Nhóm quyền được bảo vệ: Điều 37, K2 Điều 2, K2 Điều 3 UNCRC, Điều 25 – 31 Luật Trẻ em,
Điều 24 Luật Trẻ em
BÀI TẬP: Trong thời kỳ diễn ra COVID-19, nhiều trẻ em bị mồ côi cha mẹ. Các tổ chức,
doanh nghiệp thực hiện việc nhận nuôi đến khi trẻ em thành niên. Hành động này thuộc
quyền gì của trẻ em thuộc quyền gì của trẻ em trong UNCRC?
 Thuộc nhóm quyền sống còn và quyền được bảo vệ, cụ thể là quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng
của trẻ em, quyền được nhận làm con nuôi.
Một trong tính chất của QCN là sự liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau.
BÀI TẬP:
Một số các cơ quan, tổ chức lấy ý kiến của trẻ em trong dự thảo Luật Đất đai. Quốc hội Việt
Nam tổ chức sự kiện Ngày quốc hội trẻ em, trong sự kiện này, trẻ em đóng tư cách ĐBQH và
trình bày các ý kiến liên quan đến quyền của trẻ em.
 Nhóm quyền được tham gia, cụ thể là quyền được tham gia vào các hoạt động của nhà nước
nhằm bày tỏ mong muốn, ý chí của trẻ em.
BÀI TẬP: Khái niệm trẻ em theo PLVN hiện hành có phù hợp với CƯ về quyền trẻ em
không?
 Quy định của PLVN hiện hành phù hợp với CƯ về quyền trẻ em.
BÀI TẬP: Tại Việt Nam, trong tổ chức hệ thống Tòa án, nhiều thành phố đã thành lập Tòa gia
đình và người chưa thành niên. Tòa này có trách nhiệm xét xử các vụ án liên quan đến người
chưa thành niên, trong đó có trẻ em. Ý nghĩa của việc thành lập Tòa này.
 Mục đích lập tòa này nhằm bảo vệ quyền lợi của trẻ em trong lĩnh vực tố tụng. Trong các vụ án
hình sự, trẻ em phạm tội sẽ không bị đứng trước vành móng ngực, có phòng riêng cho bị hại là trẻ
em  Tư pháp thân thiện. Làm sao cho trẻ em đủ bình tĩnh, cung cấp lời khai chính xác.
BÀI TẬP: Từ thực tiễn, một số hồ bơi thu, quán ăn, các khu vui chơi thu tiền vé theo chiều
cao đối với trẻ em. Việc dựa vào tiêu chuẩn chiều cao để thu giá dịch vụ có đảm bảo quyền của
trẻ em không?
 Việc dựa vào tiêu chuẩn chiều cao để tính giá dịch vụ thì không hợp lý. Nếu đã là trẻ em thì phải
được ưu đãi. Phải dựa vào tiêu chuẩn độ tuổi để xác định trẻ em nhằm đảm bảo quyền của trẻ em.
BÀI TẬP: Một trong các nguyên tắc của quyền trẻ em là lợi ích tốt nhất cho trẻ em. Hãy giải
thích thêm về nguyên tắc này.
 Ví dụ như trong trường hợp cha mẹ ly hôn, Tòa án sẽ xem xét điều kiện sinh sống, hoàn cảnh tốt
nhất cho đứa trẻ.
BÀI TẬP: Đối tượng trẻ em theo CƯ 1989 có rộng không? Hay chỉ bao gồm một số trẻ em
nhất định?

Trang 22
 Đối tượng mà CƯ 1989 rộng. Biểu hiện cụ thể: Về độ tuổi so với quy định của Việt Nam.
II. Phụ nữ
Đặc điểm của quyền phụ nữ: Phụ nữ có quyền được hưởng các dịch vụ thích hợp trong quá trình
trước và sau sinh
Nội dung quyền phụ nữ:
- Quyền bình đẳng của nữ giới trong giáo dục
- Quyền bình đẳng của phụ nữ trong việc làm
- Điều 1 – 6: Khẳng định quyền lợi cơ bản của phụ nữ phải được đảm bảo
- Điều 7 – 16: Quy định các quyền lợi về CT, giáo dục, sức khỏe…
- Điều 17 – 22:
BÀI TẬP: Hiện nay có một số các QG (đặc biệt là các QG Hồi giáo) quy định nam giới có
quyền kết hôn với nhiều vợ. Việt Nam liệu rằng có nên học tập những quy định này (nam
được kết hôn với nhiều nữ, nữ được kết hôn với nhiều nam) không?
 Trong CƯ về Dân sự, chính trị, CƯ 1979 đều quy định kết hôn phải tự nguyện nhưng không quy
định về vấn đề một nam nhiều vợ hay một vợ nhiều chồng. Trong PL các QG Hồi giáo, còn tồn tại
chế độ đa thê, Ủy ban về QCN đưa ra Bình luận số 14 nhằm đề nghị, khuyến nghị các QG này cần
sửa đổi, tiến đến bãi bỏ các quy định này bởi đây là những quy định không phù hợp, không đảm bảo
quan hệ hôn nhân, quyền bình đẳng giữa nam và nữ. Ở Việt nam quy định cụ thể chế độ hôn nhân
một vợ một chồng.
BÀI TẬP: CEDAW thì CƯ này có phải quy định những nhân quyền mới cho phụ nữ so với
các ĐƯQT trước đó hay không? Hay nó tập trung vào khía cạnh nào?
 Nó không quy định những vấn đề mới mà chỉ bổ sung thêm một số biện pháp nhằm thực hiện
những quyền này của người phụ nữ. Nội dung tập trung của CEDAW là quy định những biện pháp
nhằm xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ.
BÀI TẬP: Thực tiễn Việt Nam có hiện tượng một số các ngành nghề như quân đội, công an…
tuyển dụng rất ít lao động là phụ nữ. Thực trạng này tại Việt Nam có phải là sự phản ánh cho
việc chưa đảm bảo quyền bình đẳng so với nam giới không? Đưa ra giải pháp, kiến nghị.
 Thực trạng này đối chiếu với các quy định của PL quốc tế và PLVN là một biểu hiện chưa bảo
đảm được quyền bình đẳng trong việc làm giữa nam và nữ. Vấn đề này xuất phát từ quan điểm, nhìn
nhận của các cơ quan chủ quản nhìn nhận phụ nữ luôn là phái yếu. Đề xuất: Cần có sự sửa đổi quy
định của pháp luật nhằm đảm bảo quyền bình đẳng cho người phụ nữ trong việc làm, sửa đổi trước
tiên về mặt tư duy, nhận thức.
III. Người khuyết tật
QCN của người khuyết tật là những quyền mà người khuyết tật được bảo đảm, được PL ghi nhận.
Hiện trên thế giới và cả Việt Nam đều không có định nghĩa chung về quyền con người của người
khuyết tật.
QCN của người khuyết tật chỉ mới được đề cập từ năm 2007. Việt Nam ban hành Luật Người
Trang 23
khuyết tật năm 2010.
Quyền của người khuyết tật: Mang tính toàn cầu, tính tương đồng với các quyền cơ bản của con
người, tính đặc thù.
Quyền của người khuyết tật
- Quyền được sống độc lập và hòa nhập (Điều 19 CRPD, Điều 4 Luật Người khuyết tật)
- Quyền được phục hồi chức năng (Điều 26 CRPD, Điều 5 và Điều 25 Luật Người khuyết tật)
- Quyền có mức sống thích đáng và bảo trợ xã hội (Điều 28 CRPD…)
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA NGƯỜI TÀN TẬT VÀ NGƯỜI KHUYẾT TẬT?
- Tàn tật mang sắc thái mạnh mẽ, rất bi quan hơn, coi họ là chủ thể đã hết những khả năng có thể
vươn lên trong cuộc sống, không còn khả năng phục hồi
- Khuyết tật mang tính nhân văn, nhận đạo hơn, vẫn coi họ là những chủ thể trong cộng đồng, họ
vẫn có khả năng phục hồi.
 Sử dụng người khuyết tật sẽ mang tính nhân đạo hơn, xem họ là một chủ thể trong các quan hệ
pháp luật, thể hiện cách nhìn nhân văn.
BÀI TẬP: Từ những tình tiết như có những đường dành riêng cho người khuyết tật… là biểu
hiện cụ thể hóa của quyền gì của người khuyết tật theo pháp luật Việt Nam?
 Quyền được tiếp cận các dịch vụ công cộng, quyền được hỗ trợ trong việc di chuyển…
BÀI TẬP: Trong các nguyên tắc chung về quyền của người khuyết tật, có 1 nguyên tắc được
nêu tại Điều 3 – Tôn trọng sự khác biệt và chấp nhận NKT là bộ phận của nhân loại và tính đa
dạng. Nhóm hiểu như thế nào về nội dung của nguyên tắc này?
 Đây là một trong những nguyên tắc rất quan trọng, quyết định và chi phối đến những quyền mà
NKT được hưởng. Có ý nghĩa rất quan trọng trong cách nhìn của cộng đồng đối với NKT. Cộng
đồng xem NKT là một cộng đồng tất yếu trong xã hội. Sự khác biệt của họ so với cộng đồng là sự
khuyết tật của họ. Chính sự khuyết tật này làm nên tính đa dạng của cộng đồng xã hội. Xem NKT là
một cộng đồng bình thường trong cộng đồng xã hội. Sự kỳ thị đối với NKT là rào cản đối với xã hội
 Nguyên tắc này là sự triệt tiêu cách nhìn của cộng đồng xã hội đối với NKT.
BÀI TẬP: Việc xuất hiện các trung tâm bảo trợ là biểu hiện của quyền nào của người khuyết
tật?
 Quyền cụ thể là quyền được bảo trợ xã hội, tạo điều kiện của Nhà nước và cộng đồng xã hội đối
với người khuyết tật.
BÀI TẬP: Việc xuất hiện những người diễn tả ngôn ngữ ký hiệu ở góc ti vi là biểu hiện của
quyền gì của người khuyết tật?
 Quyền được tiếp cận thông tin
BÀI TẬP: Những người khuyết tật có được học tại trường ĐH Luật TPHCM không? Sự khác
biệt của NKT so với người bình thường trong việc học tập?
 Được. Tạo điều kiện tiếp cận tài liệu học tập, điều kiện thi cử…
Trang 24
Tiểu luận (phần nx, trình bỳ của nhóm khác)
TÌM HIỂU: QUYỀN CON NGƯỜI LÀ CÁ NHÂN THUỘC NHÓM NG DỄ BỊ TỔN THƯƠNG
- TRẺ EM
Trẻ em là một bộ phận của ng chưa thành niên theo plvn
Trẻ em theo pl qt có đồng nhất k(về tuổi tại khái niệm)
18t: mở rộng đối tượng bảo vệ
Người chưa thành niên có là trẻ em k, đang là 1 vấn đề tranh cải chưa có giải đáp

- PHỤ NỮ
PL QT k quy định về cưới 1 vợ hay 1 chồng hay nhiều vợ nhiều chồng.
Các quốc gia trên tg có 1 số quy định cưới nhiều vợ nhiều chồng.
Nhưng quan điểm chung của cộng đồng quốc tế là nó k phù hợp, k bình đẳng, nên họ k khuyến
khích việc này, họ kêu gọi khuyến nghị xóa bỏ điều đó.
PLVN quy định 1 vợ 1 chồng

- NGƯỜI KHUYẾT TẬT


Nguyên tắc tại Điều 29(…) Đa dạng, cộng đồng xh coi người khuyết tật là bộ phận tất yếu, bình
thường trong xh đa dạng về các nhóm sự khác biệt duy nhất là họ khuyết tật. được tham gia bình
đẳng vs các phần còn lại của xã ội.
Thái độ của xã hội sự kì thị của xh
Chương 5. Bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ về quyền con người
I. Khái quát về bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ của quyền con người
Bảo vệ là gì
- Bảo vệ quyền con người không được định nghĩa rõ ràng trong các ĐƯQT. Tuy nhiên, vấn đề này
được định nghĩa trong Tuyên bố Viên 1943, các nguyên tắc của LHQ như Tuyên bố về quyền phát
triển 1986, Nghị quyết về thành lập Cao ủy LHQ 1993, Tuyên bố về quyền và nghĩa vụ của cá nhân,
Các nguyên tắc Paris 1993…  Tiếp cận dưới góc độ các văn bản có giá trị không ràng buộc của
LHQ.
Bảo vệ quyền con người là tổng thể các hoạt động biện pháp do nhiều chủ thể thể (các tổ chức
quốc tế phi chính phủ, các cơ quan nhà nước của các quốc gia, tổ chức xã hội ở từng quốc gia, LHQ,
kể cả các cá nhân…) thực hiện và áp dụng để phòng ngừa các hành động xâm phạm quyền con
người, chừng trị (chống) những chủ thể có hành động xâm hại quyền con người. nhằm Khôi phục ,
buộc các chủ thể xâm hại quyền con người bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bị xâm hại quyền con
người.

Trang 25
- Thúc đẩy sự tiến bộ của quyền con người không được định nghĩa rõ ràng trong các ĐƯQT. Tuy
nhiên, vấn đề này được định nghĩa trong Tuyên bố Viên 1943, các nguyên tắc của LHQ như Tuyên
bố về quyền phát triển 1986, Nghị quyết về thành lập Cao ủy LHQ 1993, Tuyên bố về quyền và
nghĩa vụ của cá nhân, Các nguyên tắc Paris 1993…
=>Việc này có thể do các tổ chức quốc tế thực hiện, cơ quan nhà nước: tư pháp, hành pháp, luật
pháp, tổ chức xã hội ở từng quốc gia, cá nhân ,… rất nhiều chủ thể tham gia bảo vệ quyền con
người.
Sự thúc đẩy tiến bộ quyền con người là tổng thể rất nhiều hoạt động do các chủ thể thực trên thực
hiện nhằm để nâng cao sự tôn trọng quyền con người, nâng cao mức độ thụ hưởng quyền con người
trên thực tế, để phát triển các quyền con người mới để phù hợp với bối cảnh của thời đại. đặc biệt
chú ý khía cạnh thứ 3 vì quyền con người có xu hướng thay đổi theo sự vận động của xã hội và thời
đại
Đựa vào văn bản của liên hợp quốc (có giá trị pháp lý k ràng buộc), một số biện pháp …
Các cấp độ về bảo vệ và thúc đẩy QCN:
-(1) Bảo vệ thúc đẩy QCN đa phương toàn cầu theo cơ chế của liên hợp quốc
-(2) Bảo vệ và thúc đẩy QCN theo từng điều ước quốc tế về quyền con người
- (2) Bảo vệ và thúc đẩy QCN theo khu vực (địa lý, vd châu âu, châu mĩ, châu á,…)
- Bảo vệ và thúc đẩy QCN theo từng quốc gia, xuất phát từ chủ quyền độc lập, tối cao của từng
quốc gia (mỗi quốc gia đều có cơ chế, cách thức bảo vệ QCN, xuất phát từ chủ quyền quốc gia mà
mỗi quốc gia sẽ có cách thức, thủ tục riêngđể bảo vệ QCN )
II. Cơ chế bảo vệ thúc đẩy QCN đa phương toàn cầu theo khuôn khổ của LHQ
Hiến chương LHQ 1945
Điều 1: các mục đích hoạt động LHQ:”…bảo vệ và thúc đẩy quyền con người…”
 Hiến chương đã quy định về thẩm quyền của LHQ trong bảo vệ và thúc đẩy QCN trong một số
cơ quan được giao trọng trách nhằm thực thi mục đích này.
Thông qua 2 nhóm cơ quan:
LHQ:
CƠ QUAN CHÍNH (6 CƠ QUAN) Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội,
Tòa án quốc tế, Ban Thư ký, Hội đồng quản thác
CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH : Đặc biệt lưu ý:
+ Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN do ĐHĐ LHQ thành lập và bổ nhiệm chức vụ Cao ủy
LHQ về QCN (ngang hàm với Phó Tổng Thư ký LHQ) đứng đầu Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN
(20/12/1993): Chức năng: Tiếp nhận các đơn khiếu nại từ các cá nhân khi họ cho rằng QCN của họ
bị xâm hại, chuyển giao đơn, phối hợp với các cơ quan khác của LHQ xử lý các tố cáo vi phạm
QCN, ra tuyên bố bày tỏ quan điểm, kiến nghị…
+ Hội đồng Nhân quyền LHQ: là cơ quan chuyên môn giúp việc quan trọng nhất của ĐHĐ

Trang 26
về QCN, được thành lập năm 2006, thay thế cho Ủy ban QCN. Như vậy, tiền thân của Hội đồng
nhân quyền là Ủy ban QCN. Việt Nam là 1 trong 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ
2023 – 2025. Chức năng của Hội đồng Nhân quyền LHQ: tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo khi QCN
của các cá nhân bị xâm hại, đưa ra các quan điểm, lập trường về sự việc, tham gia và chủ trì việc
soạn thảo các văn bản với tư cách của Hội đồng này, chủ trì và tham gia trực tiếp vào việc soạn thảo
các ĐƯQT, đánh giá báo cáo của các QG về QCN (theo cơ chế định kỳ - phổ quát – gọi tắt là
UPR)  Các vấn đề thực chất của QCN
5.2.1.1. Các cơ quan chính của LHQ trong việc bảo vệ và thúc đẩy QCN

General
Agsembly
Security

Secretainat Counal

UNITED NATIONS

Intemat cout Econamic and social


counal
of justice

Cơ quan quan trọng nhất:


Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN do ĐHĐ LHQ thành lập và bổ nhiệm chức vụ cao ủy LHQ về
QCN đứng đầu văn phòng cao ủy LHQ về QCN (20/12/1993)
I. Các cơ quan chuyên môn do ĐHĐ LHQ thành lập
A, cơ qua chuyên môn tổng hợp về lĩnh vực QCN quan trọng nhất:
Hội đồng QCN là cơ quan chuyên môn giúp việc quan trọng nhất của ĐHĐ về QCN, được
thành lập anwm 2006, thay thế cho ủy ban QCN .
5.2. bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ quyền con người theo các công ước quốc tế về quyền con
người.

Trang 27
5.1.2. khái niệm
Trong khuôn khổ của mỗi ĐƯQT cụ thể, các QG là thành viên của ĐƯQT đó có thể thỏa thuận lập
ra một Ủy ban nhằm giám sát hoạt động của các QG về việc thực hiện ĐƯQT đó.
Bảo vệ và thúc dẩy sự tiến bộ QCN theo các công ước quốc tế về QCN là cơ chếu do cá ủy ban
giám sát việc thực hiện một số công ước quốc tế về QCN thực hiện các ủy ban này được thành lâp
theo quy định của chính các công ước đó
Ví dụ: Ủy ban về xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc (theo CƯ về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt
chủng tộc 1965), Ủy ban chống tra tấn (theo CƯ chống tra tấn và các hình thức đối xử tàn bạo, vô
nhân đạo hoặc hạ nhục khác 1984), Ủy ban về Quyền trẻ em (theo CƯ về QTE 1989), Ủy ban về
các quyền KT-XH-VH (thành lập theo Nghị quyết 1985/17 năm 1987 của ECOSOC) …\
Chức năng chung của các Ủy ban:
- Xem xét báo cáo của các QG thành viên;
- Xem xét khiếu nại của cá nhân (tùy chọn)  Không phải ủy ban nào cũng có chức năng này. Ví dụ
như Ủy ban về QCN được thành lập theo CƯ về CT-DS 1966 không có chức năng này đối với tất cả
các QG là thành viên CƯ, bởi công ước này có nghị định thư bổ sung về thẩm quyền của Ủy ban
QCN trong việc thụ lý các đơn của công dân các QG đã phê chuẩn. Chỉ những QG đã phê chuẩn
Nghị định thư bổ sung thì công dân của các QG này nộp đơn thì Ủy ban này mới xem xét.
- Đưa ra các bình luận chung/khuyến nghị chung để giải thích công ước và các biện pháp thực hiện
công ước;
- Giám sát việc thực hiện công ước và các khuyến nghị/kết luận.
1. Hiến chương LHQ
2. Theo các ĐƯQT về QCN
3. Theo khu vực
+ Châu Âu
4. Bảo vệ thúc đẩy qcn ở cấp độ quốc gia
Thi tự luận
75’
Được sd tất cả tài liệu
Nd đề thi: 2 câu:
I. 4-5 nhận định
25’
1. Luật quốc tế về quyền con người chính là các điều ước quốc tế về quyền con người
do Đại Hội đồng LHQ thông qua
Nhận định sai
Nguồn của LQT về QCN:
- Nguồn chính: các ĐƯQT về QCN mang tính ràng buộc  Các QG thành viên tự nguyện thực
hiện  CƯ Viên 1969 về Luật ĐƯQT  Chiếm số lượng khá ít
- Nguồn bổ trợ: Các văn kiện quốc tế không mang tính ràng buộc: Gồm tuyên ngôn, hướng dẫn,
bình luận chung/khuyến nghị chung, nhận xét kết luận, nguyên tắc, nghị quyết của một số ủy ban,
Trang 28
cơ quan về QCN…  Chiếm số lượng nhiều, nhất là các QCN có tính mới như quyền của cộng
đồng người chuyển giới, quyền của người dân tộc thiểu số - vấn đề khá nhạy cảm…
Như vậy, …. Mà còn có những nguồn khác.
2. Người nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước sở tại sẽ không được hưởng các quyền
con người trong lĩnh vực dân sự.
Nhận định sai.
Quyền dân sự là tập hợp những quyền gắn liền với nhân thân, nhu cầu tự nhiên, tự do, an toàn thiết
yếu của mỗi cá nhân. Một trong những Quyền con người trong lĩnh vực dân sự là quyền sống:
CSPL:
- Đ3 UDRH
- Đ 6 ICCPR
- Một số các DDWQT khác cũng đề cập đến quyền sống như CƯ về quyền trẻ em, CƯ ngăn
ngừa và trừng trị tội diệt chủng, CƯ về trấn áp và trừng trị tội Apacthai…
Điều 6 ICCPR quy định như sau:
“ Mọi người đều có quyền cố hữu là được sống. quyền này phải được pháp luật bảo vệ. không ai
có thể bị tước đoạt mạng sống một cách tùy tiện…”
Quyền sống trong pháp luật Việt Nam được ghi nhận tại Hiến pháp, BLHS, BLTTHS, Luật Thi hành
án hình sự…  Điều 19 Hiến pháp 2013: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được
pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”.
Đây là quyền tuyệt đối với mọi người (bao gồm cả ng nước ngoài cư trú trên lãnh thổ nước sở tại)
cho nên nhận định người nước ngoài…. Là sai.
3. Nguyên tắc không phân biệt đối xử về quyền con người có nghĩa là đối xử như nhau
cho tất cả mọi cá nhân.
Nhận định sai.
Nguyên tắc không phân biệt đối xử về quyền con người được hiểu là bất kỳ yếu tố nào như chủng
tộc, màu da giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hay quan điểm khác, quốc tịch hay
thành phần xã hội, tài sản, nguồn gốc hay các vị thế khác, mà có mục đích hoặc có tác động làm vô
hiệu hóa hay làm suy giảm sự thừa nhận, thụ hưởng hay thực hiện các quyền và tự do của tất cả mọi
ng trên cơ sở bình đẳng. Và bình đẳng ở đây không có nghĩa là áp dụng một kiểu đối xử cho mọi đối
tượng trong cùng một tình huống ( tức là cào bằng, đối xử như nhau), và không phải mọi sự kahcs
biệt về đối xử đều bị coi là sự phân biệt đối xử theo nghĩa tiêu cực. Nếu đối xử khác biệt được xđ
dựa trên các đk hợp lý, khách quan và nhằm mục đích để đạt được sự bình đẳng thì không được coi
là trái với ICCPR.
Ví dụ:
+ không áp dụng hình phạt tử hình với 1 số đối tượng: phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36
tháng, trẻ dưới 18 tuổi
+ chế độ tạm giam, tạm giữ riêng đối với người chưa thành niên

Trang 29
+ quyền đặc thù dành cho công dân: như việc cộng điểm ưu tiên cho học sinh vùng khó khăn khi thi
đại học

Theo Điều 2 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thì mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự
do...mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào Tuy nhiên, tùy theo mỗi cá nhân trong điều kiện
hoàn cảnh khác nhau thì khả năng thụ hưởng quyền của họ cũng khác nhau, đặc biệt là những người
nằm trong nhóm người dễ bị tổn thương như người bị khuyết tật, trẻ em, phụ nữ. Chính vì vậy, nếu
chỉ đối xử như nhau với tất cả mọi cá nhân thì nhóm người này sẽ gặp bất lợi.Trong hệ thống Luật
QT về QCN có những CƯ QT riêng quy định QCN của trẻ em, phụ nữ, người khuyết tật. Việc ghi
nhận này giúp tạo sự công bằng và cơ hội cho họ. Việc ban hành các quy định riêng cho nhóm này
không vi phạm nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử về quyền con người.

(bài nhóm MHÂN)


4. Quyền con người chỉ có thể bị hạn chế để bảo vệ an ninh quốc gia.
Nhận định sai.
CSPL: Điều 4 ICCPR

Trong Điều 12 ICCPR quy định về quyền tự do đi lại và tự chọn nơi ở thì quyền này không phải
quyền tuyệt đối, Nhà nước có thể hạn chế việc thực hiện quyền này nếu thấy cần thiết để bảo vệ an
ninh quốc gia, trật tự công cộng, đạo đức và sức khỏe của cộng đồng, hay để bảo vệ các quyền và tự
do của người khác theo Điều 4 ICCPR.

Tại khoản 2 Điều 14 Hiến pháp Việt Nam 2013 cũng có quy định về trường hợp hạn chế quyền con
người: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường
hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức
khỏe của cộng đồng”.

Như vậy, quyền con người không chỉ bị….là nhận định sai.
5. Bảo vệ và thúc đẩy tiến bộ về quyền con người là hoạt động chính của LHQ.
Nhận định sai.
Hiến chương LHQ 1945: Điều 1: các mục đích hoạt động LHQ:”…bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người…”
 Hiến chương đã quy định về thẩm quyền của LHQ trong bảo vệ và thúc đẩy QCN trong một số
cơ quan được giao trọng trách nhằm thực thi mục đích này.
Thông qua 2 nhóm cơ quan:
LHQ:
-CƠ QUAN CHÍNH (6 CƠ QUAN) Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội,
Tòa án quốc tế, Ban Thư ký, Hội đồng quản thác(trình bày hđ chính của từng cơ quan)
-CƠ QUAN CHUYÊN TRÁCH :

Trang 30
+ Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN do ĐHĐ LHQ thành lập và bổ nhiệm chức vụ Cao ủy LHQ về
QCN (ngang hàm với Phó Tổng Thư ký LHQ) đứng đầu Văn phòng Cao ủy LHQ về QCN
(20/12/1993): Chức năng: Tiếp nhận các đơn khiếu nại từ các cá nhân khi họ cho rằng QCN của họ
bị xâm hại, chuyển giao đơn, phối hợp với các cơ quan khác của LHQ xử lý các tố cáo vi phạm
QCN, ra tuyên bố bày tỏ quan điểm, kiến nghị…=> Cơ quan quan trọng nhất:Văn phòng Cao ủy
LHQ về QCN do ĐHĐ LHQ thành lập và bổ nhiệm chức vụ cao ủy LHQ về QCN đứng đầu văn
phòng cao ủy LHQ về QCN (20/12/1993) – là cơ quan chính trong bảo vệ….
Như vậy, … k là hđ chính của….
6. Biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ quyền con người chủ yếu là biện pháp lập
pháp.
Nhận định sai.
Biện pháp bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ về quyền con người theo cấp quốc gia gồm biện pháp lập
pháp, hành pháp, tư pháp; ngoài ra nguyên tắc paris và cơ quan nhân quyền quốc gia cũng có thể
được sử dụng. Biện pháp lập pháp không phải biện pháp chủ yếu…. vì lập pháp, hành pháp, tư pháp
(nêu nội dung, biện pháp của từng cơ chế) đều có những hoạt động và biện pháp khác nhau, những
bp này phối hợp với nhau để….
câu hỏi phân tích/so sánh/bình luận 1 quan điểm/ tình huống pháp lý
50’: 30/20
1. Giải quyết tình huống pháp lý về quyền con người.
1/ Trình bày việc chuyển hoá Công ước về các quyền dân sự, chính trị và Công ước về các
quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966 mà Việt Nam gia nhập vào Hiến pháp, pháp luật
Việt Nam.
 Chuyển hoá Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 (ICCPR) Việt
Nam gia nhập vào Hiến pháp và pháp luật Việt Nam:
a. Quyền sống (Điều 6 ICCPR)
Hiến Pháp 2013 đã ghi nhận “Quyền sống” tại Điều 19: “Mọi người đều có quyền cố hữu là
được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tuỳ
tiện.”
Quyền sống còn được ghi nhận tại BLHS, BLTTHS hay Luật Thi hành án Hình sự…
=> Dù về câu chữ các quy định về quyền sống trong Hiến Pháp Việt Nam 2013 không hoàn
toàn giống ICCPR nhưng Điều 19 Hiến Pháp 2013 đã “nội luật hoá” toàn bộ nội dung của quyền
sống được quy định tại ICCPR
=> Một trong những điểm mới quan trọng liên quan lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

b. Quyền tự do và an ninh cá nhân (Điều 9 ICCPR)


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhóm quyền tự do và an ninh cá nhân được quy định tại
Điều 20 Hiến Pháp 2013: “1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất
kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của
Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

Trang 31
3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử
nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải
có sự đồng ý của người được thử nghiệm.”

c. Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 12 - 13 ICCPR)


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền tự do đi lại và cư trú được quy định tại Điều 68
Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được khẳng định tại Điều 23 Hiến Pháp 2013: “Công dân có quyền tự
do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện
các quyền này do pháp luật quy định.”

d. Quyền bình đẳng trước Tòa án và Cơ quan tài phán (Điều 14 ICCPR)
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền liên quan đến quyền bình đẳng trước Toà án và Cơ
quan tài phán được quy định tại Điều 31 Hiến Pháp 2013: “1.Người bị buộc tội được coi là không
có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật.
2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công
khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai.
3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.
4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật
sư hoặc người khác bào chữa.
5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có
quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp
luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người
khác phải bị xử lý theo pháp luật.”

=> Quy định tại Điều 31 Hiến Pháp 2013 là hoàn toàn phù hợp với các quy định liên quan đến
quyền con người trong lĩnh vực tư pháp hình sự ghi nhận tại Điều 14 ICCPR
=> Quyền của bị can, bị cáo và người phạm tội đã được ghi nhận bảo vệ ngay trong Hiến Pháp
2013. Những thay đổi cơ bản này trong Hiến Pháp 2013 sẽ là nền tảng pháp lý căn bản để Việt Nam
tiến hành sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự theo hướng bảo vệ tốt nhất quyền của bị can, bị cáo trên
cơ sở phù hợp chuẩn mực quốc tế.

e. Quyền không bị can thiệp vào đời tư (Điều 17 ICCPR)


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền không bị can thiệp vào đời tư được quy định tại
Điều 73 Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và quy định tại Điều 21 Hiến Pháp 2013:
“1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;
có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.
Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư
khác.
Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao
đổi thông tin riêng tư của người khác.”
=> Các quy định về quyền không bị can thiệp vào đời tư được quy định trong Hiến Pháp 2013
là phù hợp với các chuẩn mực đạo lý được ghi nhận tại ICCPR
Ngoài ra quyền riêng tư còn được quy định tại Điều 38 BLDS 2015, BLTTDS, Điều 159
BLHS, Luật báo chí, Luật hộ tịch…

f. Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo (Điều 18-20 ICCPR)

Trang 32
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo đã được ghi nhận tại
Điều 70 Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và quy định tại Điều 24 của Hiến Pháp
2013: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi
phạm pháp luật.”
=> Những quy định này hoàn toàn phù hợp với các quy định về quyền tự do tín ngưỡng và tôn
giáo được quy định tại ICCPR
Ngoài ra quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo còn được cụ thể hoá trong Luật Tín
ngưỡng và Tôn giáo 2016..

g. Quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến (Điều 19-20 ICCPR)


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền này đã được quy định và cụ thể hoá tại Điều 69
Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Điều 25 Hiến Pháp 2013: “Công dân có quyền
tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các
quyền này do pháp luật quy định.”
Ngoài ra, quyền tự do ngôn luận và bày tỏ chính kiến còn được ghi nhận tại Điều 167, Điều 117,
Điều 156, Điều 331 BLHS, BLDS, Luật tiếp cận thông tin, Luật xuất bản, Luật báo chí, Luật Công
nghệ thông tin…

h. Quyền tự do hội họp hoà bình và lập hội (Điều 21-22 ICCPR)
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền này đã được quy định và cụ thể hoá tại Điều 69
Hiến pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và quy định tại Điều 25 Hiến Pháp 2013: “Công
dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc
thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
=> Chưa có luật chuyên ngành điều chỉnh nhân quyền này

i. Quyền kết hôn (Điều 23 ICCPR)


Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền kết hôn được quy định và cụ thể hoá tại Điều 64
Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung tại Điều 36 Hiến Pháp 2013 quy định: “1. Nam,
nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ
chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”
=> Quyền kết hôn được quy định trong Hiến Pháp 2013 là hoàn toàn phù hợp với các quy định
liên quan đến quyền tại ICCPR.

k. Quyền tham gia quản lý đất nước (Điều 25 ICCPR)


Trong pháp luật Việt Nam, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được quy định tại Điều
53 Hiến Pháp 1992 và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và quy định tại Điều 28 Hiến Pháp 2013: “1.
Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ
quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch
trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.”

l. Quyền bình đẳng trước pháp luật (Điều 2-3-16-26 ICCPR)


Trong pháp luật Việt Nam, quyền này đã được quy định và cụ thể tại Điều 52 Hiến Pháp 1992
và tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và quy định tại Điều 16 Hiến Pháp 2013: “1. Mọi người đều bình
đẳng trước pháp luật.
Trang 33
2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.”

=> Các quy định về quyền dân sự và chính trị trong Hiến Pháp 2013 và các văn bản pháp lý
chuyên ngành khác là hoàn toàn phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế về quyền con người,
đặc biệt là các Điều ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên mà điển hình là
UDHR đặc biệt là ICCPR. Việc nội luật hóa quyền dân sự và chính trị cơ bản nhất của con người
vào Hiến Pháp 2013 và là một trong những minh chứng pháp lý hùng hồn nhất để Việt Nam chứng
minh và khẳng định sự tiến bộ trong hội nhập pháp lý quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con
người.

 Chuyển hoá Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá năm 1966
(ICESCR) Việt Nam gia nhập vào Hiến pháp và pháp luật Việt Nam:
a. Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng (Điều 11 ICESCR)
Trong pháp luật Việt Nam, quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng được ghi
nhận tại Khoản 1 Điều 20 và Điều 22 Hiến Pháp 2013:
“Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
“Điều 22
1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
nếu không được người đó đồng ý.
3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.”
Ngoài ra quyền này còn được ghi nhận tại Bộ luật dân sự, Luật an toàn thực phẩm, Luật Nhà
ở, Luật đất đai…

b. Quyền được làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý (Điều 6, 7, 8 ICESCR)
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền được làm việc và hưởng thù lao công bằng hợp lý
được ghi nhận cụ thể tại Điều 35 Hiến Pháp 2013: “1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng
lương, chế độ nghỉ ngơi.
3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối
thiểu.”
Ngoài ra, quyền này còn được quy định rõ trong Bộ luật Lao động, Luật an toàn vệ sinh lao động,
Luật Công đoàn, Nghị định 41/2013 về quy định đình công…

c. Quyền được hưởng an sinh xã hội (Điều 9 ICESCR)


Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền được hưởng an sinh xã hội tại Điều 34, 58, 59 Hiến Pháp
2013:
“Điều 34
Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.”
“Điều 58

Trang 34
1. Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của Nhân dân, thực hiện
bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc thiểu số,
đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực
hiện kế hoạch hóa gia đình.”
“Điều 59
1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với
nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an
sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn
cảnh khó khăn khác.
3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.”
Ngoài ra các quyền được hưởng an sinh xã hội còn được nội luật hóa cụ thể trong Luật Bảo
hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, Luật người khuyết tật, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng…

d. Quyền được hỗ trợ về gia đình (Điều 10 ICESCR)


Theo pháp luật Việt Nam, quyền được hỗ trợ về gia đình đã được ghi nhận tại Điều 36, Điều
37 và Khoản 2 Điều 58 Hiến Pháp 2013:
“Điều 36.
1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một
chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.
2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.”
“Điều 37
1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các
vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động
và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.
2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển
thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc
lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.
3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
“Điều 58
2. Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người mẹ, trẻ em, thực
hiện kế hoạch hóa gia đình.”
Ngoài ra, quyền này còn được quy định chi tiết tại Bộ luật dân sự, Bộ luật lao động, Luật Hôn
nhân và gia đình, Luật Trẻ em…

e. Quyền được chăm sóc sức khỏe (Điều 7, 11, 12 ICESCR)


Pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền được chăm sóc sức khỏe tại khoản 1 Điều 20 và Điều 38
Hiến Pháp 2013:
“Điều 20
1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự
và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác
xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.”
“Điều 38
1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y
tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.
Trang 35
Ngoài ra quyền được chăm sóc sức khoẻ còn được quy định cụ thể trong Luật bảo vệ sức khỏe
nhân dân, Luật khám bệnh, chữa bệnh…”

f. Quyền được giáo dục (Điều 13, 14 ICESCR)


Trong pháp luật Việt Nam, quyền được giáo dục được ghi nhận tại Điều 39 và Điều 61 Hiến
Pháp 2013:
“Điều 39
Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.”
“Điều 61
1. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm
non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo
dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng,
học phí hợp lý.
3. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng
có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để
người khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề.”
Ngoài ra, quyền được giáo dục còn được khẳng định rõ qua Luật phổ cập giáo dục tiểu học,
Luật giáo dục, Luật giáo dục đại học, Luật trẻ em…

g. Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá và được hưởng các thành tựu khoa học
(Điều 15 ICESCR)
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quyền được tham gia vào đời sống văn hoá và được
hưởng các thành tựu khoa học được ghi nhận cụ thể tại Điều 40, 41, 60 và Điều 62 Hiến Pháp 2013:
“Điều 40
Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng
lợi ích từ các hoạt động đó.”
“Điều 41
Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử
dụng các cơ sở văn hóa.”
“Điều 60
1. Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
2. Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần đa dạng và lành
mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin
của Nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3. Nhà nước, xã hội tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; xây
dựng con người Việt Nam có sức khỏe, văn hóa, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức
làm chủ, trách nhiệm công dân.”
“Điều 62
1. Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
2. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển
giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ; bảo đảm quyền nghiên cứu khoa học
và công nghệ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
3. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa
học và công nghệ.”

Trang 36
Ngoài ra, quyền này còn được nội luật hoá trong Bộ luật dân sự, Luật sở hữu trí tuệ, Luật di
sản văn hoá, Luật khoa học và công nghệ…
2/ So sánh quyền con người và quyền công dân.

- Hai khái niệm không đồng nhất với nhau.

TIÊU CHÍ QUYỀN CON NGƯỜI QUYỀN CÔNG DÂN

Chủ thể Tất cả mọi con người, không bị phân biệt Con người – là người có quốc tịch của
bởi yếu tố nào một quốc gia cụ thể

Công cụ ghi Luật Quốc tế Luật Quốc gia


nhận

Nội Hàm Những tự do và bảo đảm mà mọi thành Những tự do và bảo đảm mà một quốc
viên trong gia đình nhân loại được hưởng gia dành cho các công dân của nước
và được cộng đồng quốc tế bảo vệ mình

Tính chất Tự nhiên, vốn có không được ban phát Do các nước xác đính bằng pháp luật
bởi chủ thể nào

Đặc điểm Áp dụng toàn cầu, đồng nhất trong mọi Áp dụng trong phạm vi lãnh thổ các
hoàn cảnh, không thay đổi thao thời gian. quốc gia, khác nhau giữa các quốc gia,
có thể bị thay đổi theo thời gian.

Chủ thể có Mọi con người không có sự phân biệt Chỉ những người có quốc tịch của một
nghịa vụ bảo quốc gia
đảm

Mối quan hệ Quyền công dân là một bộ phận của quyền con người

à QCN và quyền công dân có mối liên hệ chặt chẽ

3/ Phân tích các tính chất của QCN.

(1) Tính phổ biến (universal)

Tính phổ biến của nhân quyền thể hiện ở chỗ quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con
người và được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự
phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì, chẳng hạn như về chủng tộc, dân tộc, giới tính, tôn giáo, độ tuổi,
thành phần xuất thân... Liên quan đến tính chất này, cần lưu ý là bản chất của sự bình đẳng về quyền
con người không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ các quyền, mà là bình đẳng về tư cách chủ
thể của quyền con người. Ở đây, mọi thành viên của nhân loại đều có được công nhận có các quyền
con người, song mức độ hưởng thụ các quyền phụ thuộc vào năng lực của cá nhân từng người, cũng
như vào hoàn cảnh chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá… mà người đó đang sống

(2) Tính không thể tước bỏ (inalienable)

Tính không thể tước bỏ của nhân quyền thể hiện ở chỗ các quyền con người không thể bị tước đoạt
hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả các cơ quan và quan chức nhà nước. Ở
Trang 37
đây, khía cạnh “tuỳ tiện” nói đến giới hạn của vấn đề. Nó cho thấy không phải lúc nào nhân quyền
cũng “không thể bị tước bỏ”. Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như khi một người phạm
một tội ác thì có thể bị tước tự do theo pháp luật, thậm chí bị tước quyền sống.

(3) Tính không thể phân chia (indivisible)

Tính không thể phân chia của nhân quyền bắt nguồn từ nhận thức rằng các quyền con người đều có
tầm quan trọng như nhau, nên về nguyên tắc không có quyền nào được coi là có giá trị cao hơn
quyền nào. Việc tước bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền con người nào đều tác động tiêu cực đến nhân
phẩm, giá trị và sự phát triển của con người. Tuy nhiên, tính chất không thể phân chia không hàm ý
rằng mọi quyền con người đều cần phải được chú ý quan tâm với mức độ giống hệt nhau trong mọi
hoàn cảnh. Trong từng bối cảnh cụ thể, cần và có thể ưu tiên thực hiện một số quyền nhất định,
miễn là phải dựa trên những yêu cầu thực tế của việc bảo đảm các quyền đó chứ không phải dựa
trên sự đánh giá về giá trị của các quyền đó. Ví dụ, trong bối cảnh dịch bệnh đe dọa hoặc với những
người bị bệnh tật, quyền được ưu tiên thực hiện là quyền được chăm sóc y tế; còn trong bối cảnh
nạn đói, quyền được ưu tiên phải là quyền về lương thực, thực phẩm. Ở góc độ rộng hơn, trong một
số hoàn cảnh, cần ưu tiên thực hiện quyền của một số nhóm xã hội dễ bị t n thương trong khi vẫn
tôn trọng quyền của tất cả các nhóm khác. Điều này không có nghĩa là bởi các quyền được ưu tiên
thực hiện có giá trị cao hơn các quyền khác, mà là bởi các quyền đó trong thực tế đang bị đe doạ
hoặc bị vi phạm nhiều hơn so với các quyền khác.

(4) Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated, interdependent)

Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau của nhân quyền thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con
người, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm
một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác.
Ngược lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến
việc bảo đảm các quyền khác.

Thực tế cho thấy, để bảo đảm các quyền bầu cử, ứng cử (các quyền chính trị cơ bản), cần đồng thời
bảo đảm một loạt quyền kinh tế, xã hội, văn hóa khác có liên quan như quyền được giáo dục, quyền
được chăm sóc y tế, quyền có mức sống thích đáng... vì nếu không, các quyền bầu cử, ứng cử rất ít
có ý nghĩa với những người đói khổ, bệnh tật hay mù chữ. Tương tự, việc bảo đảm các quyền kinh
tế, xã hội, văn hoá đều gắn liền với sự phát triển của các quyền dân sự, chính trị, bởi kết quả của
việc bảo đảm các quyền dân sự, chính trị chính là sự ổn định, lành mạnh và hiệu quả trong quản lý
nhà nước, quản lý xã hội – yếu tố nền tảng để thúc đẩy các điều kiện sống về kinh tế, xã hội, văn
hoá của mọi người dân.

4/ Phân tích nghĩa vụ của Nhà nước trong bảo vệ và thúc đẩy sự tiến bộ QCN theo Luật nhân
quyền quốc tế.
Theo Nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế, để bảo đảm nhân quyền, các nhà nước có
ba nghĩa vụ cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghĩa vụ tôn trọng (obligation to respect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước
không được tuỳ tiện tước bỏ, hạn chế hay can thiệp, kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng
thụ các quyền con người . Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động (negative obligation) bởi lẽ không
đòi hỏi các nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ
trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền.
Thứ hai, nghĩa vụ bảo vệ (obligation to protect): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải
ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động
(positive obligation) bởi để ngăn chặn sự vi phạm nhân quyền của các bên thứ ba, các nhà nước
Trang 38
phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng các cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi
vi phạm.
Thứ ba, nghĩa vụ thực hiện (obligation to fulfil): Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có
những biện pháp nhằm hỗ trợ công dân trong việc thực hiện các quyền con người. Đây cũng được
coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ
thể để bảo đảm cho mọi công dân được hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con
người.
Ngoài ra, liên quan đến bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, người ta còn đề cập đến
các khái niệm nghĩa vụ tổ chức (obligation of conduct) và nghĩa vụ đạt được kết quả (obligation of
result). Nghĩa vụ tổ chức được hiểu là việc các quốc gia phải thực hi ệ n trong thực tế các bi ệ n
pháp cụ thể để bảo đảm thực thi các quyền, ví dụ như để cấm lao động cưỡng bức, đưa ra các
chương trình chăm sóc sức khỏe cho nhân dân hay bảo đảm giáo dục tiểu học miễn phí cho mọi trẻ
em... Nghĩa vụ đạt được kết quả đề cập tới yêu cầu với các quốc gia phải bảo đảm rằng những biện
pháp và hoạt động đề ra phải mang tính khả thi và hiệu quả, chứ không phải chúng được xây dựng
một cách hình thức.

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ QUYỀN CON NGƯỜI VÀ LUẬT QUỐC TẾ VỀ QUYỀN CON
NGƯỜI (6 tiết)
1.1. Khái niệm về quyền con người
1.2. Tính chất của quyền con người
1.3. Phân loại quyền con người
1.4. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của tư tưởng về quyền con người
1.5. Quyền con người với một số phạm trù liên quan
1.6. Vấn đề nghĩa vụ của các chủ thể trong việc bảo đảm quyền con người
1.7. Khái niệm, nguồn của luật quốc tế về quyền con người
1.8. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật quốc tế về quyền con người
1.9. Mối quan hệ giữa luật quốc tế về quyền con người với pháp luật quốc gia

Chương 2: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ (6 tiết)
2.1.Khái quát về quyền dân sự, chính trị
2.2.Nội dung các quyền dân sự và chính trị theo luật quốc tế
 Quyền không bị phân biệt đối xử, được thừa nhận và bình đẳng trước pháp luật
 Quyền sống
 Quyền được bảo vệ không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ
nhục
 Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt làm nô lệ hay nô dịch
 Quyền được bảo vệ để khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện
 Quyền được đối xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị tước tự do
 Quyền về xét xử công bằng
 Quyền tự do đi lại, cư trú
 Quyền được bảo vệ đời tư
 Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân
 Quyền tự do chính kiến, niềm tin, tín ngưỡng, tôn giáo
 Quyền tự do ý kiến và biểu đạt
 Quyền tự do lập hội
 Quyền tự do hội họp một cách hòa bình
 Quyền được tham gia vào đời sống chính trị
2.3.Pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự và chính trị
Trang 39
Chương 3: QUYỀN CON NGƯỜI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA (8
tiết)
3.1. Khái quát về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
3.2. Nội dung các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa theo luật quốc tế
 Quyền được hưởng và duy trì tiêu chuẩn sống thích đáng
 Quyền làm việc và hưởng thù lao công bằng, hợp lý
 Quyền được hưởng an sinh xã hội
 Quyền được hỗ trợ về gia đình
 Quyền được chăm sóc sức khỏe
 Quyền được giáo dục
 Quyền được tham gia vào đời sống văn hóa và được hưởng các thành tựu của khoa học
3.3. Pháp luật Việt Nam về quyền kinh tế, xã hội, văn hóa

Chương 4: QUYỀN CON NGƯỜI CỦA MỘT SỐ ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ (6 tiết)
4.1.Quyền của phụ nữ theo luật quốc tế
4.1.1.Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của phụ nữ
4.1.2.Nội dung các quyền con người của phụ nữ theo Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân
biệt chống lại phụ nữ năm 1979 (CEDAW)
4.2.Quyền của trẻ em theo luật quốc tế
4.2.1.Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền trẻ em
4.2.2.Nội dung các quyền con người của trẻ em theo Công ước về Quyền trẻ em (CRC)
4.3.Quyền của người khuyết tật theo luật quốc tế
4.4.Khái quát lịch sử phát triển của vấn đề quyền của người khuyết tật
4.5.Nội dung các quyền con người của người khuyết tật của Công ước về quyền của người khuyết
tật(CRPD)

Chương 5: CƠ CHẾ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI (6 tiết)


5.1. Khái quát về cơ chế bảo vệ quyền con người
5.2. Cơ chế bảo vệ quyền con người của Liên Hợp Quốc
5.3. Cơ chế bảo vệ quyền con người theo các Công ước quốc tế
5.4. Các cơ chế khu vực về bảo vệ quyền con người
5.5. Cơ chế quốc gia về bảo vệ quyền con người và cơ chế bảo vệ quyền con người tại Việt Nam

Trang 40

You might also like