You are on page 1of 31

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


----

MÔN HỌC: LUẬT HÌNH SỰ (PHẦN CHUNG)

BUỔI THẢO LUẬN: CỤM 2 – TỘI PHẠM VÀ


CẤU THÀNH TỘI PHẠM
Giảng viên ThS. Nguyễn Thị Minh Trâm
Lớp 133 – CLC46A – Nhóm 1
Họ và tên sinh viên Mã số sinh viên
Nguyễn Lâm Thanh Ngọc 2153801012147
Phan Ngọc Khả Minh 2153801013151
Nguyễn Trương Kim Tuyền 2153801015231
Nguyễn Trần Bình An 2153801012005
Võ Hồng Ngọc Diễm 2153801015041
Trần Nguyên Bảo Phương 2153801015206
Lê Minh Tâm 2153801012198
Lê Hoài An 2153801013001
Nguyễn Quang Danh 2153801013045
Hà Xuân Thịnh 2153801014252
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 3 năm 2023

MỤC LỤC
I. Nhận định...........................................................................................................1
Câu 1: Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt do Tòa
án áp dụng đối với người phạm tội................................................................................1
Câu 2: Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm tù trở
xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.........................................................................1
Câu 3: Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật hình sự
quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng..........................................1
Câu 4: Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ
bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ........................................................2
Câu 5: Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội..................2
Câu 6: Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội là tội
phạm có cấu thành hình thức.........................................................................................2
Câu 7: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ
điều chỉnh.........................................................................................................................3
Câu 8: Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp...................................................3
Câu 9: Mọi tội phạm, suy cho cùng, đều xâm hại đến khách thể chung....................3
Câu 10: Mọi tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội
phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
………………………………………………………………………………………4
Câu 11: Mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội
phạm.................................................................................................................................4
Câu 12: Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của Luật hình
sự………………………………………………………………………………………...4
Câu 13: Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể............5
Câu 14: Mọi hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt hại cho khách thể của
tội phạm...........................................................................................................................5
Câu 15: Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe oto,
xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ?.............................................................5
Câu 16: Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội
đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.......................................................5
Câu 17: Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần...............................................6
Câu 18: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu thành tội
phạm cơ bản?..................................................................................................................6
Câu 19: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả
nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu thành hình
thức……………………………………………………………………………………...6
Câu 20: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được
quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự................................7
Câu 21: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội
phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng...........................................7
Câu 22: Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều 128
BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự..........................................................7
Câu 23: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại.....................8
Câu 24: Xử sự của một người được coi là không có lỗi nếu gây thiệt hại cho xã hội
trong trường hợp không có tự do ý chí.........................................................................8
Câu 25: Nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý
gián tiếp............................................................................................................................8
Câu 26: Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về
xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự..........................8
Câu 27: Người bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu trách nhiệm hình sự
về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS....................................8
Câu 28: Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội......................................................................................................9
Câu 29: Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành vi
không phải chịu trách nhiệm hình sự............................................................................9
II. Bài tập................................................................................................................10
1. Bài tập 1.....................................................................................................................10
1.1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại sao?
.....................................................................................................................................10
1.2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?...........................................................................................10
1.3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng hay
CTTP giảm nhẹ? Tại sao?............................................................................................10
2. Bài tập 2.....................................................................................................................10
2.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, hành
vi phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc
trường hợp quy định tại:..............................................................................................11
2.2. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP phản
ánh, tội phạm thuộc loại CTTP nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó thuộc trường
hợp quy định tại:..........................................................................................................12
2.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?..............................................................................................................12
3. Bài tập 3.....................................................................................................................13
3.1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132 BLHS).........................................................................................................13
3.2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)......................................................................13
3.3. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS).......................................................................14
3.4. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS)................................................................14
4. Bài tập 4.....................................................................................................................14
5. Bài tập 5.....................................................................................................................15
5.1. Khoản 1 Điều 173 BLHS......................................................................................15
5.2. Khoản 2 Điều 173 BLHS......................................................................................15
5.3. Khoản 3 Điều 173 BLHS......................................................................................15
5.4. Khoản 4 Điều 173 BLHS......................................................................................16
6. Bài tập 6.....................................................................................................................16
7. Bài tập 7.....................................................................................................................17
7.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?........................................17
7.2. Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?................................................17
7.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào? Tại
sao?..............................................................................................................................17
7.4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?..........................................................................17
7.5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại sao?
.....................................................................................................................................18
8. Bài tập 8.....................................................................................................................18
9. Bài tập 9.....................................................................................................................18
10. Bài tập 10.................................................................................................................19
10.1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện..........................19
10.2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải là
dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?.....................................19
10.3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?................................................20
10.4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?......................................20
11. Bài tập 11.................................................................................................................20
11.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?................................20
11.2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?................................20
11.3. Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?............21
11.4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại của
mỗi loại hậu quả là như thế nào?.................................................................................21
11.5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này?
Tại sao?........................................................................................................................21
11.6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?.................21
12. Bài tập 12.................................................................................................................22
12.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?................................22
12.2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?................................22
12.3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?..........................................22
12.4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân
của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại sao?.........22
13. Bài tập 13.................................................................................................................22
14. Bài tập 14.................................................................................................................23
14.1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên?......................23
14.2. Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có, thì đó là sai lầm
nào? Tại sao?...............................................................................................................23
14.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
dạng nào? Tại sao?.......................................................................................................23
15. Bài tập 15.................................................................................................................24
16. Bài tập 16.................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................26
I. Nhận định

Câu 1: Căn cứ để phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS là mức hình phạt
do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội
Nhận định trên là sai.
Phân loại tội phạm theo Điều 9 BLHS 2015 dựa trên căn cứ là tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội; còn đại lượng pháp lý đo lường tính nguy
hiểm của hành vi là mức cao nhất của khung hình phạt. Điều 9 BLHS 2015 quy định
rõ: “Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được
quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành bốn loại”. Như vậy, mức hình
phạt do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không được xem là căn cứ để phân
loại tội phạm, vì mức hình phạt áp dụng trong bản án còn dựa trên nhiều yếu tố tình
tiết tăng nặng, giảm nhẹ,... khác nhau.

Câu 2: Những tội phạm mà người thực hiện bị Tòa án tuyên phạt từ 3 năm
tù trở xuống đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định trên là sai.
Để xác định loại tội phạm thì phải căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt
quy định đối với tội phạm đó, được quy định trong Bộ luật Hình sự; không thể dựa
vào tuyên án của Tòa để xác định loại tội phạm. Vì vậy, nếu Tòa án tuyên phạt từ 3
năm tù trở xuống nhưng mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội phạm đó được
quy định trong Bộ luật Hình sự không phải là 3 năm, thì phải căn cứ vào mức cao nhất
của khung hình phạt đối với tội phạm đó được quy định trong Bộ luật Hình sự để xác
định loại tội phạm.

Câu 3: Mọi tội phạm mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật
hình sự quy định là phạt tiền thì đều là tội phạm ít nghiêm trọng.
Nhận định trên là đúng.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 BLHS 2015: “Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm
có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung
hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam
giữ hoặc phạt tù đến 03 năm”. Như vậy, đối với các tội phạm có tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội không lớn và mức cao nhất của khung hình phạt chỉ là phạt tiền
thì được xem là tội phạm ít nghiêm trọng. Ví dụ như Tội quảng cáo gian dối quy định
tại Điều 197 BLHS 2015 là tội phạm ít nghiêm trọng vì mức cao nhất của khung hình

1
phạt là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không
giam giữ đến 03 năm.

Câu 4: Trong một tội danh luôn có cả ba loại cấu thành tội phạm: cấu
thành cơ bản, cấu thành tăng nặng và cấu thành giảm nhẹ.
Nhận định trên là sai.
Mỗi tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 đều có cấu thành tội phạm
cơ bản do cấu thành tội phạm cơ bản chứa đựng dấu hiệu định tội - dấu hiệu mô tả tội
phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác, vì vậy cấu thành tội
phạm cơ bản bắt buộc phải có trong một tội danh. Ngoài ra, cấu thành tội phạm tăng
nặng và cấu thành tội phạm giảm nhẹ là hai cấu thành tội phạm không bắt buộc phải
có. Trong BLHS 2015, một số tội danh như Tội cướp tài sản quy định ở Điều 168, Tội
trộm cắp tài sản quy định ở Điều 173 thì bao gồm cả cấu thành tội phạm cơ bản và
cấu thành tăng nặng. Tuy nhiên, một số tội danh khác như Tội giết hoặc vứt bỏ con
mới đẻ ở điều 174, Tội tổ chức tảo hôn ở Điều 183 thì chỉ có cấu thành tội phạm cơ
bản. Có thể thấy, trong một tội danh chỉ có cấu thành cơ bản là bắt buộc, còn cấu
thành tăng nặng hoặc giảm nhẹ có hay không là tuỳ vào từng tội danh được quy định
trong luật.

Câu 5: Trong cấu thành tội phạm giảm nhẹ không có dấu hiệu định tội.
Nhận định trên là sai.
Dấu hiệu định tội là những dấu hiệu đặc trưng điển hình, phản ánh đầy đủ tính chất
nguy hiểm của một tội phạm, các loại CTTP nào cũng đều có dấu hiệu định tội. Cấu
thành tội phạm giảm nhẹ là cấu thành tội phạm mà ngoài dấu hiệu định tội còn có
thêm dấu hiệu phản ánh tội phạm có mức độ nguy hiểm cho xã hội giảm đi đáng kể
(so với trường hợp bình thường). Những dấu hiệu này là dấu hiệu định khung giảm
nhẹ. Vì vậy, cấu thành tội phạm giảm nhẹ là tổng hợp cấu thành tội phạm cơ bản và
dấu hiệu định khung giảm nhẹ.

Câu 6: Một tội phạm mà trên thực tế chưa gây hậu quả nguy hiểm cho xã
hội là tội phạm có cấu thành hình thức.
Nhận định trên là sai.
Tội phạm có cấu thành thành hình thức là trong dấu hiệu định tội chỉ chứa dấu hiệu
về hành vi, không chứa dấu hiệu về hậu quả. Ngoài ra, không dựa vào hành vi trên
thực tế để xác định có cấu thành vật chất hay hình thức vì vật chất hay hình thức là do
nhà làm luật quy định và được quy định trong mô hình cấu thành tội phạm cơ bản của
điều luật đó. Cho nên, không thể dựa vào hành vi thực tế và hậu quả thực tế để xác
định tội phạm cấu thành vật chất hay hình thức mà phải dựa vào dấu hiệu định tội
được quy định trong cấu thành cơ bản được quy định trong luật để xác định cấu thành
tội phạm loại gì. Cấu thành tội phạm vật chất hay hình thức chỉ là mô hình cấu thành
tội phạm mà nhà làm luật quy định, không thể dựa vào thực tế để xác định.

Câu 7: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có
nhiệm vụ điều chỉnh.
Nhận định trên là sai.
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ và bị tội phạm
xâm hại chứ không phải là các quan hệ xã hội mà Luật Hình sự có nhiệm vụ điều
chỉnh. Các quan hệ xã hội mà Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh
giữa Nhà nước và người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội khi các chủ thể này
thực hiện tội phạm (quan hệ này gọi là quan hệ pháp luật hình sự). Ngoài ra, hành vi
phạm tội “vi phạm” pháp luật hình sự nhưng không “xâm phạm” pháp luật hình sự,
không gây thiệt hại cho pháp luật hình sự bởi vì pháp luật hình sự không bị rơi vào
tình trạng xấu đi, biến dạng, thay đổi,.. khi hành vi phạm tội được thực hiện. Do đó,
quan hệ pháp luật hình sự không phải là đối tượng mà tội phạm hướng tới gây thiệt hại
nên không phải là khách thể của tội phạm. (Ví dụ: A trộm xe máy của B thì A đã xâm
phạm quyền sở hữu tài sản của B và lúc này quyền sở hữu tài sản của B là khách thể
của tội phạm. Hành vi này sẽ làm phát sinh quan hệ pháp luật hình sự giữa Nhà nước
và A - quan hệ này mới chính là đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự).

Câu 8: Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.
Nhận định trên là sai.
Thường thì mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp (ví dụ tội trộm cắp tài chỉ
có một khách thể trực tiếp là quan hệ sở hữu). Tuy nhiên, các quan hệ xã hội tồn tại
như một hệ thống, có tác động qua lại lẫn nhau. Vì vậy khi một tội phạm được thực
hiện, nó có thể xâm phạm đến nhiều quan hệ xã hội khác nhau được pháp luật Hình sự
bảo vệ (khách thể trực tiếp). Đó chính là trường hợp hành vi cướp tài sản trực tiếp xâm
hại hai quan hệ xã hội là quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân.

Câu 9: Mọi tội phạm, suy cho cùng, đều xâm hại đến khách thể chung.
Nhận định trên là đúng.
Một tội phạm thì luôn trực tiếp xâm phạm đến một hoặc nhiều quan hệ xã hội nhất
định, là khách thể trực tiếp. Quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại luôn thuộc một nhóm
quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ. Khách thể chung của tội phạm là tổng thể
các quan hệ xã hội được luật Hình sự bảo vệ. Bất kể tội phạm nào khi được thực hiện
đều đã xâm phạm đến các quan hệ xã hội đó dù là khách thể trực tiếp hay khách thể
loại bởi chúng đều xuất phát từ khách thể chung. Vì vậy, mọi tội phạm đều xâm phạm
khách thể chung là các quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ.

Câu 10: Mọi tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của
tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại
cho xã hội.
Nhận định trên là sai.
Không phải mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội
phạm mà gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật
Hình sự bảo vệ (khách thể của tội phạm). Ví dụ A trộm chiếc xe máy của B và mang
đi tu sửa, rửa dọn, không gây thiệt hại mà còn làm chiếc xe đẹp hơn. Nhưng hành vi
trộm cắp tài sản của A đã gây thiệt hại cho quyền sở hữu của B. Nên hành vi của A
vẫn gây nguy hiểm cho xã hội và là tội phạm.

Câu 11: Mọi hành vi phạm tội đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của
tội phạm.
Nhận định trên là sai.
Mọi hành vi phạm tội làm biến đổi tình trạng bình thường của đối tượng tác động
đều gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm, nhưng không phải mọi hành vi phạm tội
đều gây thiệt hại cho đối tượng tác động của tội phạm. Ví dụ như tội trộm cắp tài sản:
A lấy trộm xe máy của B nhưng không làm hư hại xe máy mà sau đó còn tu sửa cho
xe trở nên tốt hơn. Như vậy, mặc dù hành vi phạm tội của A đã gây thiệt hại cho
quyền sở hữu của B; làm biến đổi tình trạng bình thường của xe máy nhưng không
làm cho xe bị hư hỏng, tức là không gây thiệt hại cho đối tượng tác động.

Câu 12: Đối tượng tác động của tội phạm là đối tượng điều chỉnh của Luật
hình sự.
Nhận định trên là sai.
Đối tượng được Luật Hình sự điều chỉnh là quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà
nước và người phạm tội khi tội phạm xảy ra. Đối tượng tác động của tội phạm là một
bộ phận của khách thể của tội phạm mà chỉ có thông qua việc tác động đến nó tội
phạm mới có thể xâm hại được đến các quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ.
Như vậy, đối tượng tác động của tội phạm không phải là quan hệ xã hội được Luật
Hình sự bảo vệ mà chỉ là một bộ phận của khách thể của tội phạm, là những phần
phản ánh các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ nhưng bị tội phạm tác động làm
cho thay đổi trạng thái ban đầu của quan hệ xã hội đó.
Câu 13: Đối tượng tác động của tội phạm luôn là đối tượng vật chất cụ thể.
Nhận định trên là sai.
Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận trong khách thể của tội phạm mà
người phạm tội tác động đến nó để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách
thể. Đối tượng tác động của tội phạm có thể là con người (hành vi giết người), vật chất
cụ thể (hành vi trộm cắp tài sản) hoặc cũng có thể là hoạt động bình thường của con
người (hành vi đưa hối lộ; gây rối trật tự tại trụ sở cơ quan Nhà nước; trốn tránh nghĩa
vụ quân sự) chứ không bắt buộc luôn là đối tượng vật chất cụ thể.

Câu 14: Mọi hành vi phạm tội được thực hiện đều gây thiệt hại cho khách
thể của tội phạm.
Nhận định trên là đúng.
Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ khỏi sự
xâm phạm của tội phạm. Suy cho cùng, bất kỳ hành vi phạm tội nào được thực hiện
cũng đều gây thiệt hại đến khách thể chung là một trong những quan hệ xã hội được
xác định tại Khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự. Do đó, mọi hành vi phạm tội được thực
hiện đều gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm.

Câu 15: Phương tiện phạm tội của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là
xe oto, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ?
Nhận định trên là đúng.
Phương tiện phạm tội là những vật được người phạm tội sử dụng để tác động đến
đối tượng tác động của tội phạm. Như vậy, căn cứ Điều 266 BLHS 2015, phương tiện
phạm tội đua xe trái phép là ô tô, xe máy, phương tiện có gắn động cơ khác. Việc đua
các loại phương tiện thô sơ như xe trâu, xe ngựa…thì không coi là tội đua xe trái phép
nhưng có thể bị xử lý về tội khác.

Câu 16: Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho
xã hội đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
Nhận định trên là sai.
Hành vi khách quan của tội phạm phải là hành vi có ý thức và ý chí của con người.
Biểu hiện của con người ra bên ngoài thế giới khách quan chỉ được coi là hành vi khi
nó có sự kiểm soát của ý thức và sự điều khiển của ý chí, và hành vi đó gây nguy hiểm
cho xã hội. Ví dụ một người bị mộng du không kiểm soát được hành động của mình
để rồi gây thiệt hại cho ai đó thì không được xem là hành vi phạm tội vì chủ thể bị
mộng du không nhận thức và không điều khiển được xử sự của mình.
Câu 17: Tội liên tục là trường hợp phạm tội nhiều lần.
Nhận định trên là sai.
Tội liên tục là tội phạm mà hành vi khách quan có tính liên tục, bao gồm nhiều
hành vi cùng loại xảy ra kế tiếp nhau về mặt thời gian, cùng xâm hại một quan hệ xã
hội, cùng bị chi phối bởi một ý định phạm tội cụ thể, thống nhất, và, từng hành vi ở
những lần chưa chưa đủ để cấu thành tội phạm. Còn phạm tội nhiều lần thì nhiều hành
vi cùng loại xảy ra vào các thời điểm khác nhau, xâm hại đến các khách thể khác nhau,
từng hành vi phạm tội là đã đủ cấu thành tội phạm nhưng chưa bị phát hiện, hành vi
phạm tội và hậu quả của các hành vi đó trong các lần phạm tội là độc lập nhau.

Câu 18: Hậu quả của tội phạm là dấu hiệu luôn được quy định trong cấu
thành tội phạm cơ bản?
Nhận định trên là sai.
Cấu thành tội phạm cơ bản là cấu thành tội phạm chỉ có dấu hiệu định tội, là dấu
hiệu mô tả tội phạm và cho phép phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Hậu quả
không phải là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản mà là dấu hiệu định tội.
Dấu hiệu định tội trong cấu thành tội phạm cơ bản phản ánh mức độ nguy hiểm cho xã
hội của hành vi phạm tội được cấu thành tội phạm phản ánh. Để phân biệt tội phạm
dựa trên mức độ nguy hiểm của hành vi thì không thể căn cứ vào hậu quả của hành vi
phạm tội mà phải căn cứ vào dấu hiệu định tội của hành vi đó.

Câu 19: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu
quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu
thành hình thức.
Nhận định trên là sai.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả nguy hiểm
cho xã hội là dấu hiệu định tội đối với tội phạm có cấu thành vật chất chứ không phải
cấu thành hình thức. Vì ở cấu thành tội phạm hình thức, cấu trúc mặt khách quan chỉ
có hành vi nguy hiểm, không có hậu quả và mối quan hệ nhân quả.
Ví dụ: Đối với Tội cướp giật tài sản (Điều 171 BLHS 2015) thì dấu hiệu định tội
của tội này là “người nào cướp giật tài sản của người khác” mà không đề cập gì đến
hậu quả của tội phạm hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.

Câu 20: Người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định trên là đúng.
Điều 21 BLHS 2015 quy định: “Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội
trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự”. Vì
vậy, người mắc bệnh tâm thần thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định
trong BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, trường hợp người
mắc bệnh tâm thần nhưng chỉ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì khi phạm tội vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 21: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự
về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Nhận định trên là sai.
Căn cứ Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168,
169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,
303 và 304 của Bộ luật này”. Như vậy, chỉ khi thuộc trường hợp tại các điều quy định
tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mới phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.

Câu 22: Người 15 tuổi thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 2 Điều
128 BLHS thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định trên là đúng.
Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định người từ đủ 14
tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người,
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm,
tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi,
tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội
phạm đặc biệt nghiêm trọng được quy định trong một số điều liệt kê tại các điểm từ a
đến e. Khoản 2 Điều 128 BLHS 2015 quy định về tội vô ý làm chết người, không
thuộc trong các tội được quy định tại khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 nên người 15 tuổi
thực hiện hành vi phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 23: Lỗi là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với người bị hại
Nhận định trên là sai.
Lỗi là thái độ tâm lý của một người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội
của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra. Vì vậy, thái độ tâm lý của người
phạm tội đối với người bị hại không được xem là lỗi.

Câu 24: Xử sự của một người được coi là không có lỗi nếu gây thiệt hại cho
xã hội trong trường hợp không có tự do ý chí.
Nhận định trên là đúng.
Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là
kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để
lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Như vậy, xử sự của
một người được coi là không có lỗi nếu gây thiệt hại cho xã hội trong trường hợp
không có tự do ý chí. Ví dụ như trong trường hợp bị cưỡng bức về thân thể.

Câu 25: Nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của
lỗi cố ý gián tiếp.
Nhận định trên là sai.
Việc nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra có nghĩa là nhận thức rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả chắc chắn xảy ra của
hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Vì vậy theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015
thì nhận thức được hậu quả cho xã hội tất yếu xảy ra là nội dung của lỗi cố ý trực tiếp.

Câu 26: Người bị cưỡng bức thân thể thì không phải chịu trách nhiệm hình
sự về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự.
Nhận định trên là đúng.
Cưỡng bức thân thể là việc dùng bạo lực vật chất tác động lên thân thể người khác
khiến người này không hành động theo ý muốn của họ được. Cho nên, khi người bị
cưỡng bức thân thể thực hiện hành vi phạm tội thì trách nhiệm hình sự của họ bị loại
trừ vì họ phạm tội có ý thức nhưng không có ý chí. Theo quy định tại điểm k khoản 1
Điều 51 BLHS 2015, cưỡng bức được xem là tình tiết giảm nhẹ được quy định là
cưỡng bức tinh thần.

Câu 27: Người bị cưỡng bức về tinh thần thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự về xử sự gây thiệt hại cho xã hội được quy định trong BLHS.
Nhận định trên là sai.
Vì cưỡng bức về tinh thần phần lớn không được miễn TNHS nhưng trong trường
hợp người bị cưỡng bức vẫn có thể lựa chọn làm hoặc không làm theo yêu cầu của
người cưỡng bức, không bị tê liệt về ý chí, khả năng thực hiện hành vi của mình và
cũng không bị dồn ép đến mức không còn sự lựa chọn nào khác. Nếu có sự lựa chọn
khác tốt hơn việc phạm tội nhưng người bị cưỡng bức không làm thì sẽ không được
miễn trách nhiệm hình sự mà yếu tố cưỡng bức ở đây chỉ được xem là một tình tiết
giảm nhẹ theo điểm k Khoản 1 Điều 51 BLHS 2015. Tại điểm a khoản 1 Điều 29
BLHS 2015 đã quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự và không quy
định trường hợp bị cưỡng bức về tinh thần dẫn đến việc phạm tội không thuộc trường
hợp được miễn trách nhiệm hình sự.

Câu 28: Tuổi chịu TNHS là tiền đề để xác định lỗi của người thực hiện
hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Nhận định trên là đúng.
Chỉ khi một người đạt đến độ tuổi nhất định do luật định, thì mới có khả năng nhận
thức được mức độ nguy hiểm của hành vi và ý thức điều khiển hành vi của bản thân.
Từ đó, vấn đề “lỗi” mới được đặt ra nếu người này đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 29: Trong mọi trường hợp sai lầm về pháp luật, người thực hiện hành
vi không phải chịu trách nhiệm hình sự.
Nhận định trên là sai.
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý và hậu quả
pháp lý của hành vi mà họ thực hiện, bao gồm sai lầm không thực hiện tội phạm và sai
lầm thực hiện tội phạm. Sai lầm thực hiện tội phạm là khi chủ thể thực hiện hành vi
hiểu lầm rằng hành vi của mình là không phạm tội, nhưng thực tế luật quy định đó là
tội phạm. Trong trường hợp này và trong trường hợp chủ thể nhận thức được hành vi
của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện thì chủ thể đó vẫn phải chịu
trách nhiệm hình sự. Ví dụ: A từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm
đoạt tài sản. Sau đó, A lại thực hiện hành vi trộm cắp 1.000.000 đồng và nghĩ mình chỉ
trộm dưới 2.000.000 đồng nên không phạm tội. Song, điểm a khoản 1 Điều 173 có quy
định đối với trường hợp chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng nhưng “đã bị xử phạt vi
phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm”. Như vậy, hành vi
của A vẫn phạm vào tội trộm cắp tài sản và A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
II. Bài tập

1. Bài tập 1

1.1. Căn cứ vào Điều 9 BLHS thì loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội gì? Tại
sao?
Hành vi của A cấu thành tội trộm cắp tài sản theo khoản 2 Điều 173 BLHS 2015.
Theo đó, tội trộm cắp tài sản trong trường hợp của A sẽ bị phạt tù, khung hình phạt từ
02 năm đến 07 năm. Mức cao nhất của khung hình phạt cho tội của A là 07 năm tù.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 BLHS, loại tội phạm mà A thực hiện là loại tội phạm
nghiêm trọng.

1.2. Tội trộm cắp tài sản là tội phạm có cấu thành tội phạm (CTTP) vật chất hay
CTTP hình thức? Tại sao?
Tội trộm cắp tài sản có cấu thành tội phạm vật chất vì mặt khách quan của CTTP
vật chất có các dấu hiệu:
 Hành vi: Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 có quy định dấu hiệu định tội của tội
trộm cắp tài sản là hành vi trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu
đồng trở lên và nếu dưới 2 triệu thì phải kèm theo các điều kiện khác.
 Về hậu quả của hành vi phạm tội: là thiệt hại về tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng
trở lên
 Mối quan hệ nhân quả: Hành vi trộm cắp tài sản trị giá từ 2 triệu đồng trở lên là
nguyên nhân gây ra thiệt hại về tài sản.

1.3. Hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp CTTP cơ bản, CTTP tăng nặng
hay CTTP giảm nhẹ? Tại sao?
Hành vi của A thuộc trường hợp CTTP tăng nặng. Vì hành vi của A là trộm cắp tài
sản trị giá 70 triệu đồng, thuộc vào khung hình phạt tăng nặng tại khoản 2 Điều 173
BLHS 2015.

2. Bài tập 2
A có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ông X. Tội phạm và hình phạt về
hành vi phạm tội này được quy định tại Điều 174 BLHS.
2.1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội,
hành vi phạm tội của A thuộc loại tội phạm nào và tại sao nếu hành vi phạm tội
đó thuộc trường hợp quy định tại:
1. Khoản 1 Điều 174 BLHS;
Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 là
phạt 03 năm tù. Căn cứ vào khoản 1 Điều 9 BLHS 2015: “Tội phạm ít nghiêm trọng
là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất
của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo
không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm.” Như vậy, nếu hành vi phạm tội của A
thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 BLHS 2015 thì đây là tội phạm ít
nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn.
b. Khoản 2 Điều 174 BLHS;
Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 2 Điều 174 BLHS 2015 là
phạt 07 năm tù. Căn cứ vào khoản 2 Điều 9 BLHS 2015: “Tội phạm nghiêm trọng là
tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm đến 07 năm
tù.” Như vậy, nếu hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
174 BLHS 2015 thì đây là tội phạm nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm
cho xã hội lớn.
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS;
Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 3 Điều 174 BLHS 2015 là
phạt 15 năm tù. Căn cứ vào khoản 3 Điều 9 BLHS 2015: “Tội phạm rất nghiêm trọng
là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của
khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm
tù.” Như vậy, nếu hành vi phạm tội của A thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều
174 BLHS 2015 thì đây là tội phạm rất nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội rất lớn.
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS;
Mức cao nhất của khung hình phạt quy định tại khoản 4 Điều 174 BLHS 2015 là tù
chung thân. Căn cứ vào khoản 4 Điều 9 BLHS 2015: “Tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm
đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.” Như vậy, nếu hành vi phạm tội của A
thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 174 BLHS 2015 thì đây là tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng, có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn.
2.2. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được CTTP
phản ánh, tội phạm thuộc loại CTTP nào và tại sao nếu hành vi phạm tội đó
thuộc trường hợp quy định tại:
1. Khoản 1 Điều 174 BLHS;
Khoản 1 Điều 174 BLHS quy định tội phạm thuộc loại CTTP cơ bản, vì khoản 1
Điều 174 đã mô tả dấu hiệu định tội của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Dấu hiệu
định tội của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi “bằng thủ đoạn gian dối chiếm
đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc
dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 174”.
b. Khoản 2 Điều 174 BLHS;
Khoản 2 Điều 174 BLHS quy định tội phạm thuộc loại CTTP tăng nặng, vì khoản
2 Điều 174 quy định dấu hiệu định tội cùng với các dấu hiệu định khung tăng nặng
của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt ở khoản 2 Điều 174 cao hơn
so với khung hình phạt quy định ở khoản 1 điều này. Các tình tiết định khung tăng
nặng quy định tại khoản 2 Điều 174 bao gồm: “có tổ chức; có tính chất chuyên
nghiệp; chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tái
phạm nguy hiểm…”
c. Khoản 3 Điều 174 BLHS;
Khoản 3 Điều 174 BLHS quy định tội phạm thuộc loại CTTP tăng nặng, vì khoản
3 Điều 174 quy định dấu hiệu định tội cùng với các dấu hiệu định khung tăng nặng
của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt ở khoản 3 Điều 174 cao hơn
so với khung hình phạt quy định ở khoản 1 và khoản 2 điều này. Các tình tiết định
khung tăng nặng quy định tại khoản 3 Điều 174 bao gồm: “chiếm đoạt tài sản trị giá
từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; lợi dụng thiên tai, dịch bệnh…”
d. Khoản 4 Điều 174 BLHS;
Khoản 4 Điều 174 BLHS quy định tội phạm thuộc loại CTTP tăng nặng, vì khoản
4 Điều 174 quy định dấu hiệu định tội cùng với các dấu hiệu định khung tăng nặng
của tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khung hình phạt ở khoản 2 Điều 174 cao hơn
so với khung hình phạt quy định ở khoản 1, khoản 2 và khoản 3 điều này. Các tình tiết
định khung tăng nặng quy định tại khoản 4 Điều 174 bao gồm: “chiếm đoạt tài sản trị
giá 500.000.000 đồng trở lên; lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn
cấp…”

2.3. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất hay CTTP hình
thức? Tại sao?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội phạm có CTTP vật chất.
CTTP vật chất là CTTP mà mặt khách quan chứa các dấu hiệu hành vi, hậu quả,
mối quan hệ nhân quả là dấu hiệu bắt buộc và chỉ được xem là tội phạm khi hành vi
gây nguy hiểm cho xã hội đã gây ra hậu quả luật định. Dấu hiệu định tội tại Điều 174
là : “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ
2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc
một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174”. Như vậy, hành vi “bằng
thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác” phải gây ra hậu quả là “trị giá
từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng” thì mới được xem là phạm tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Nếu cũng là hành vi “bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản
của người khác” nhưng gây ra thiệt hại dưới 2.000.000 đồng và cũng không thuộc các
trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 174 thì hành vi đó không được xem là phạm tội
lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3. Bài tập 3
Dựa vào cấu trúc của mặt khách quan và quy định của BLHS về tội phạm cụ
thể, hãy xác định các tội phạm sau đây thuộc loại CTTP nào:

3.1. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng
(Điều 132 BLHS).
Cấu thành tội phạm của Điều 132 BLHS là cấu thành tội phạm vật chất, vì cấu
thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà yếu tố bắt buộc về mặt khách quan
của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ
nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
 Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi không hành động phạm tội. Ở
đây, người phạm tội đã không thực hiện hành vi cứu giúp người khác mặc dù
có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ này do sợ bị hiểu nhầm; sợ
liên quan, phiền phức; quan niệm lạc hậu dẫn đến hậu quả người không được
cứu giúp chết.
 Hậu quả: Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng tại Điều 132 Bộ luật hình sự là tội có cấu thành vật chất hậu quả chết
người là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này: “dẫn đến hậu quả người đó
chết”
 Mối quan hệ nhân quả: Hành vi không cứu giúp người trong tình trạng nguy
hiểm dù có đủ điều kiện đã trực tiếp gây ra cái chết cho người đó.
3.2. Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ
13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 BLHS)
Cấu thành tội phạm của Điều 145 BLHS là cấu thành tội phạm hình thức. Trong
cấu thành tội phạm hình thức chỉ quy định hành vi phạm tội mà không quy định về
hậu quả phạm tội. Hành vi phạm tội: chỉ cần có hành vi : “giao cấu hoặc thực hiện
hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi” là đủ cấu
thành tội phạm ở Điều 145. Còn về các hậu quả để lại thì sẽ là điều kiện để định khung
tăng nặng chứ không phải là yếu tố để xác định loại tội phạm này. Chỉ cần có hành vi
là đủ xác định tội phạm ở Điều 145.

3.3. Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS)


Cấu thành tội phạm của Điều 168 BLHS là cấu thành tội phạm hình thức. Cấu
thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về
mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội. Hành vi nguy hiểm cho
xã hội của tội cướp tài sản là: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có
hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được
nhằm chiếm đoạt tài sản. Điều 168 không quy định về hậu quả ở cấu thành tội cướp tài
sản mà hậu quả sẽ là điều kiện để định khung tăng nặng.

3.4. Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS)


Cấu thành tội phạm của Điều 266 BLHS là cấu thành tội phạm vật chất. Cấu thành
tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi và mối quan hệ nhân quả
giữa hành vi và hậu quả.
 Hành vi nguy hiểm cho xã hội là đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe
khác có gắn động cơ mà thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 266
 Hậu quả: là những thiệt hại về sức khỏe quy định tại khoản 1 điều này.
 Mối quan hệ nhân quả: Hành vi đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe
khác có gắn động cơ mà trực tiếp gây thiệt hại về sức khỏe quy định tại khoản 1
điều này.

4. Bài tập 4
Hãy xác định hành vi của A xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào? (Cho biết
có hai quan hệ bị thiệt hại trong trường hợp này do hành vi của A: thứ nhất là
quyền sở hữu của ông Y về số tiền bị thất thoát; thứ hai là trật tự công cộng)
Hành vi của A xâm phạm đến khách thể trực tiếp là an ninh, trật tự và an toàn của
các thực khách ở quán ông Y.
Hành vi sử dụng lựu đạn để đe dọa những người đang có mặt tại quán của ông Y
dù gây thiệt hại cho ông Y về số tiền bị thất thoát nhưng hành vi của A không trực tiếp
xâm phạm đến khách thể này. A làm ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự và an toàn cho
những thực khách có mặt tại quán của ông Y, do đó, hành động của A là dấu hiệu định
tội “Tội gây rối trật tự công cộng” được quy định tại Điều 318 BLHS năm 2015.

5. Bài tập 5
Người dưới 15 tuổi có phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp tài sản của mình
không nếu hành vi của họ được quy định tại:

5.1. Khoản 1 Điều 173 BLHS


Mức cao nhất của khung hình phạt trong khoản này quy định đối với hành vi trộm
cắp là 03 năm tù, căn cứ theo Điều 9 BLHS 2015, đây là loại tội phạm ít nghiêm trọng
Căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với hành vi phạm tội được quy định
tại Điều 173 BLHS 2015.
Vì vậy trường hợp này người dưới 15 tuổi không phải chịu TNHS về hành vi trộm
cắp được quy định tại khoản 1 Điều 173 BLHS.

5.2. Khoản 2 Điều 173 BLHS


Mức cao nhất của khung hình phạt trong khoản này quy định đối với hành vi trộm
cắp là 07 năm tù, căn cứ theo Điều 9 BLHS 2015, đây là loại tội phạm nghiêm trọng.
Căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với hành vi phạm tội được quy định
tại Điều 173 BLHS 2015.
Vì vậy trường hợp này người dưới 15 tuổi không phải chịu TNHS về hành vi trộm
cắp được quy định tại khoản 2 Điều 173 BLHS.

5.3. Khoản 3 Điều 173 BLHS


Mức cao nhất của khung hình phạt trong khoản này quy định đối với hành vi trộm
cắp là 15 năm tù, căn cứ theo Điều 9 BLHS 2015, đây là loại tội phạm rất nghiêm
trọng.
Căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với hành vi phạm tội được quy định
tại Điều 173 BLHS 2015
Vì vậy trường hợp này người dưới 15 tuổi phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp
được quy định tại khoản 3 Điều 173 BLHS.

5.4. Khoản 4 Điều 173 BLHS


Mức cao nhất của khung hình phạt trong khoản này quy định đối với hành vi trộm
cắp là 20 năm tù, căn cứ theo Điều 9 BLHS 2015, đây là loại tội phạm đặc biệt nghiêm
trọng.
Căn cứ theo Điều 12 BLHS 2015 quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với hành vi phạm tội được quy định
tại Điều 173 BLHS 2015
Vì vậy trường hợp này người dưới 15 tuổi phải chịu TNHS về hành vi trộm cắp
được quy định tại khoản 4 Điều 173 BLHS.

6. Bài tập 6
A 15 tuổi 6 tháng đã thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1 Điều 168
BLHS. Hãy xác định A có phải chịu TNHS về hành vi của mình hay không?
 Căn cứ khoản 1 Điều 168 BLHS: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình
trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03
năm đến 10 năm.” Như vậy, mức cao nhất của khung hình phạt này là 10 năm
tù.
 Căn cứ khoản 3 Điều 9 BLHS: “Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính
chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình
phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm đến 15 năm tù”.
Mức cao nhất của khung hình phạt cho tội danh thuộc vào khoản 1 Điều 168 là
10 năm tù, vì vậy đây là loại tội phạm rất nghiêm trọng.
 Căn cứ khoản 2 Điều 12 BLHS 2015: “Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa
đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội
hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16
tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều
sau đây”.
Hành vi của A được quy định tại Khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 là hành vi cướp
tài sản và A hiện chưa đủ 16 tuổi (15 tuổi 6 tháng), vì vậy chiếu theo khoản 2 Điều 12
nêu trên thì A đã đủ điều kiện phải chịu trách nhiệm hình sự cho hành vi của mình.
7. Bài tập 7

7.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là gì?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của A là con người, cụ thể là bé Hoài
Trung.

7.2. Hành vi của A đã xâm phạm quan hệ xã hội nào?


Hành vi của A đã xâm phạm quyền con người, cụ thể là quyền được sống của bé
Hoài Trung.

7.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại nào?
Tại sao?
Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả trong vụ án này thuộc loại mối quan hệ
nhân quả kép trực tiếp.
Việc A kê đơn toa thuốc sai và H bán thuốc theo toa của A mà không kiểm tra kỹ
thông tin về độ tuổi của bé Trung mặc dù trên toa thuốc có thông tin về tuổi của bé
Trung. Hai hành vi này kết hợp lại với nhau đã dẫn đến hậu quả là bé Trung do uống
thuốc quá liều nên bị tử vong. Có thể thấy, mỗi hành vi của A hoặc mỗi hành vi của H
đều chưa có khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả. Tuy nhiên, khi hai hành vi của A
và của H kết hợp lại với nhau mới làm phát sinh hậu quả là bé Hoài Trung uống thuốc
quá liều nên đã tử vong. Vì vậy, đây là dạng mối quan hệ nhân quả kép trực tiếp.

7.4. Lỗi của A là loại lỗi gì? Tại sao?


Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho XH và đối với
hậu quả do hành vi đó gây ra;
Pháp luật hình sự hiện hành quy định về 4 loại lỗi tại Điều 10, Điều 11 BLHS
2015, bao gồm: Lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý
do cẩu thả. Trong trường hợp được đưa ra, lỗi của A được xếp vào lỗi vô ý do cẩu thả
quy định tại khoản 2 Điều 11 BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), vì:
 Về mặt lý trí: A vì sơ suất, không chú ý đến tuổi của bé Hoài Trung, dẫn đến
việc kê nhầm toa thuốc, từ đó vô ý gây ra cái chết cho bệnh nhân mà không
nhận thức được đó là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
 Về mặt ý chí: A là bác sĩ đa khoa, có đầy đủ giấy phép hành nghề và một
phòng mạch riêng, điều đó chứng minh A có đầy đủ kiến thức, phương tiện để
biết rằng bé Hoài Trung sẽ tử vong với toa thuốc mà A kê. Tuy nhiên, A lại kê
thuốc như vậy chứng tỏ A không nhận thức được hậu quả do hành vi mình gây
ra và cũng không mong muốn hậu quả xảy ra.
7.5. H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Trung không? Nếu có là lỗi gì? Tại
sao?
H có lỗi trong việc gây ra cái chết của bé Hoài Trung. Lỗi của H là lỗi vô ý vì quá
tự tin được quy định tại khoản 2 Điều 11 BLHS 2015, vì:
 Về mặt lý trí: Theo khoản c Điều 75 Luật Dược về việc Sử dụng thuốc: “Cơ sở
bán lẻ thuốc phải hướng dẫn sử dụng thuốc cho người sử dụng”, mà H là người
đứng quầy bán thuốc, thì H phải có trách nhiệm kiểm tra thông tin trên toa
thuốc để hướng dẫn thuốc cho người nhà bé Hoài Trung. Vì vậy, C phải nhận
thức hành vi kê toa thuốc theo đơn bác sĩ A đưa có thể gây ra hậu quả nguy hại
cho bé Hoài Trung do còn quá nhỏ tuổi.
 Về mặt ý chí: H lại chọn tin vào A, một bác sĩ đa khoa, nên đã loại trừ khả năng
gây ra cái chết cho bé Hoài Trung, từ đó gây ra hậu quả là cái chết của bé Hoài
Trung. Trong trường hợp này, H nhận thức được hậu quả từ hành vi nhưng cho
rằng hậu quả sẽ khôg xảy ra vì tin tưởng vào khả năng của bác sĩ và của mình.

8. Bài tập 8
A có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có thì là loại cưỡng bức gì và có
ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của A?
Trong trường hợp này, A được coi là bị cưỡng bức, cụ thể là cưỡng bức về thân
thể.
Cưỡng bức về thân thể là dùng bạo lực tác động lên thân thể người khác khiến
người này không hành động theo ý muốn của họ được. Do A bị 3 tên côn đồ dùng dao
kề vào cổ, nếu không giao chìa khóa sẽ giết A ngay lập tức. Trong trường hợp này, để
bảo vệ tính mạng của mình thì A đã giao chìa khóa cho côn đồ và làm mất hàng hóa.
Hành động của A không theo ý muốn của mình vì bị đe doạ đến tính mạng. Do đó,
trách nhiệm hình sự của A được loại trừ, A không phải chịu trách nhiệm hình sự vì A
phạm tội có ý thức nhưng không có ý chí.

9. Bài tập 9
Anh (chị) hãy xác định: Chị Y có được coi là bị cưỡng bức không? Nếu có, thì
là loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của Y?
Trong trường hợp trên, chị Y được coi là bị cưỡng bức. Cụ thể, chị Y bị cưỡng bức
về tinh thần.
Cưỡng bức tinh thần là cưỡng bức tác động lên tinh thần (hoặc tâm lý) của một
người, buộc người này phải làm hoặc không phải làm một việc gì đó. Trong trường hợp
của chị Y, chị bị A, B, C chặn đường đe dọa nếu không giao nộp 5 triệu đồng thì chúng
sẽ tố cáo hành vi tham ô chị Y thực hiện trước đây ở công ty cũ. Chị Y vì lo sợ mất
việc làm nên tự ý lấy 5 triệu tiền của công ty hiện tại giao cho chúng. Xét thấy, chị Y
tuy bị cưỡng bức về tinh thần, nhưng, chị Y vẫn có ý thức và ý chí, điều khiển được
hành vi theo mong muốn của chị. Chị Y có thể báo cảnh sát, chấp nhận để A, B, C loan
tin hoặc lấy tiền của bản thân giao cho chúng thay vì lấy tiền công ty đưa, nhưng, chị
vẫn lấy tiền của công ty giao cho A, B, C. Hành động này chứng tỏ chị do không muốn
bị mất việc vì hành động tham ô của chị trước đó nên lựa chọn im lặng; thay vì chị sử
dụng tiền của chính mình nên lấy tiền công ty cho thấy chị không muốn sử dụng tiền
riêng của mình để giải quyết vì sợ mất tài sản. Hành động của chị được xác lập khi chị
có đầy đủ ý thức và ý chí, có thể điều khiển hành vi của mình. Do đó, chị Y vẫn có thể
phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng, căn cứ điểm k khoản 1 Điều 5 BLHS năm 2015,
đây có thể trở thành một tình tiết giảm nhẹ cho chị Y.

10. Bài tập 10

10.1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
 Đối tượng tác động:
 Đối với hành vi chặt trộm cây bạch đàn thì đối tượng tác động là cây bạch đàn;
 Đối với hành vi dùng rìu chặt cây chém vào đầu A hai nhát làm A té quỵ, sau đó
lại chém thêm nhiều nhát vào vùng ngực và mặt A thì đối tượng tác động là A.
 Khách thể của tội phạm:
 Đối với hành vi chặt trộm cây bạch đàn thì khách thể là quyền sở hữu cây bạch
đàn của nông trường;
 Đối với hành vi dùng rìu chặt cây chém vào đầu A hai nhát làm A té quỵ, sau đó
lại chém thêm nhiều nhát vào vùng ngực và mặt A thì khách thể là quyền được
tôn trọng và bảo vệ tính mạng của A.

10.2. Công cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu công cụ phạm tội có phải
là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?
 Công cụ phạm tội trong vụ án này là rìu chặt cây.
 Công cụ phạm tội là dấu hiệu không bắt buộc trong mọi cấu thành tội phạm. Chỉ
khi nó được quy định trong một cấu thành tội phạm của một tội danh cụ thể thì
khi đó công cụ phạm tội mới là dấu hiệu định tội của tội phạm đó. Ở Điều 123
BLHS 2015 đối với tội giết người thì công cụ phạm tội là dấu hiệu không buộc
phải có trong cấu thành tội phạm bởi dấu hiệu định tội của tội này là hành vi giết
người; Điều 173 BLHS 2015 quy định tội trộm cắp tài sản thì cũng không quy
định công cụ phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm mà các yếu
tố hành vi, hậu quả, quan hệ nhân quả mới là dấu hiệu định tội. Vậy nên dấu
hiệu công cụ phạm tội không là dấu hiệu định tội của các tội trên.
10.3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
 Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra là thiệt hại về vật chất (cây bạch
đàn) và thiệt hại về thể chất (A bị thương tật).
 Thiệt hại về vật chất thể hiện qua việc cây bạch đàn bị chặt.
 Thiệt hại về thể chất là sự biến đổi tình trạng bình thường của con người, là thiệt
hại về tính mạng, sức khỏe. Ở vụ án trên, hành vi phạm tội của B làm A bị
thương tật với tỷ lệ 65%.

10.4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp.
Lỗi cố ý trực tiếp là lỗi của người phạm tội khi người phạm tội nhận thức được rõ
hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và
mong muốn hậu quả xảy ra. Hành vi của B được xác định là lỗi cố ý trực tiếp vì:
 Lý trí: B có năng lực trách nhiệm hình sự đầy đủ và nhận thức rõ hành vi sử
dụng rìu chặt cây chém A sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng do rìu là vũ khí sắc
bén. Hậu quả tất yếu xảy ra là bị thương hoặc có thể dẫn tới chết người.
 Ý chí: B thấy rõ hậu quả và trực tiếp mong muốn hậu quả xảy ra, B lợi dụng trời
tối và đoạn đường khó đi chém vào đầu A hai nhát làm A té quỵ, sau đó lại
chém thêm nhiều nhát vào vùng ngực và mặt A. Rõ ràng, hành vi phạm tội của
B là có chủ đích và mong muốn hậu quả xảy ra.
Lỗi trong việc gây thương tích cho A là lỗi cố ý trực tiếp, đây là tội giết người có
cấu thành vật chất. B có nhận thức rõ hành vi của mình gây nguy hiểm, B thấy trước
hậu quả. Khi thực hiện hành vi này B mong muốn cho A chết.

11. Bài tập 11

11.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
Trong vụ án trên, Trung đã có hành vi dùng xăng để đốt nhà và vô tình giết chết bé
Vy kèm thèm đó là làm chị Xuân bị bỏng với tỷ lệ thương tật là 41%. Như vậy, đối
tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là con người (chị Xuân, bé Vy) và vật
chất (ngôi nhà)

11.2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
Hành vi của Trung bao gồm:
 Dùng xăng đốt nhà: xâm phạm Quyền sở hữu căn nhà của bà Liêu
 Vô tình làm chết bé Vy và làm bị thương chị Xuân: xâm phạm đến quyền
được sống của bé Vy; Quyền được bảo vệ sức khỏe của chị Xuân
11.3. Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
Xét về hình thức thể hiện, hành vi phạm tội của Trung thuộc loại hành vi phạm tội
hành động vì Trung đã thực hiện hành động đốt nhà

11.4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại
của mỗi loại hậu quả là như thế nào?
Hành vi phạm tội của Trung gây hậu quả: thiệt hại về thể chất và thiệt hại về vật
chất
 Thiệt hại về thể chất: 1 người chết là cháu Vy bỏng nặng và chết; 1 người bị
thương là chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật 41%
 Thiệt hại về vật chất: một phần vách nhà và tài sản trong nhà bị cháy, thiệt hại
10 triệu đồng

11.5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này? Tại sao?
Dạng quan hệ nhân quả trong vụ án này là quan hệ nhân quả đơn trực tiếp. Vì hành
vi tưới xăng và bật lửa của Trung là hành vi trái pháp luật đóng vai trò là nguyên nhân
trực tiếp dẫn đến hậu quả.

11.6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?
 Đối với thiệt hại 10 triệu đồng về một phần vách nhà và tài sản trong nhà cụ thể
là giường, tủ, bàn ghế bị cháy, lỗi của Trung là cố ý trực tiếp vì Trung nhận
thức rõ hành vi đốt nhà của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả
của hành vi và mong muốn hậu quả cháy nhà xảy ra.
 Đối với thiệt hại về sức khỏe, tính mạng của bé Vy, chị Xuân, anh Trung cụ thể
là bé Vy bỏng nặng và chết ngay sau đó, chị Xuân bỏng với tỷ lệ thương tật
41% và anh Trung cũng bỏng; lỗi của anh Trung là lỗi cố ý gián tiếp vì anh
Trung có thể thấy trước được hậu quả đốt nhà sẽ gây ra thiệt hại về sức khỏe và
tính mạng cho vợ, con, anh Trung, thấy được tính nguy hiểm của hành vi châm
lửa đốt nhà của mình. Lúc đó chị Xuân bế bé Vy và anh Trung vẫn còn ở trong
nhà chưa thoát ra ngoài thậm chí là bé Thảo vẫn còn đang ngủ khi ngọn lửa
bùng lên có thể gây thiệt hại về tính mạng. Mặc dù anh không mong muốn sẽ
gây thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho vợ con nhưng vẫn để mặc cho hậu
quả xảy ra.
12. Bài tập 12

12.1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện?
Đối tượng tác động của hành vi phạm tội do A thực hiện là: vật chất (sợi dây
chuyền). Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là: quyền sở hữu đối với
tài sản (sợi dây chuyền)

12.2. Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp nào?
Hành vi của A đã xâm phạm đến khách thể trực tiếp là: quyền sở hữu đối với tài
sản (sợi dây chuyền)

12.3. Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện?
Loại hậu quả của hành vi phạm tội do A thực hiện là: thiệt hại về vật chất và thiệt
hại về thể chất (sợi dây chuyền của chị A bị mất mát); (chị A bị té đập đầu xuống đất
dẫn đến chấn thương sọ não và tử vong).

12.4. Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn
nhân của A trong vụ án này có phải trường hợp “hỗn hợp lỗi” hay không? Tại
sao?
Hành vi của A là hành vi phạm tội cướp giật tài sản căn cứ theo Điều 171 BLHS
2015. Tuy nhiên, hành vi phạm tội của A thuộc vào trường hợp cấu thành tăng nặng
với dấu hiệu định tội (hành vi cướp giật tài sản) + cấu thành định khung tăng nặng
(gây hậu quả chết người) - căn cứ tại điểm c khoản 4 Điều 171 BLHS 2015.
Thái độ tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản của A là cố ý trực tiếp (A đã nảy
sinh ý định chiếm đoạt sợi dây chuyền, A có chủ đích muốn chiếm đoạt sợi dây
chuyền); thái độ tâm lý đối với hậu quả gây ra cái chết cho nạn nhân là vô ý (A chỉ
muốn chiếm đoạt sợi dây chuyền, không có ý muốn giết chết chị X). Vì vậy, thái độ
tâm lý đối với hành vi cướp giật tài sản và gây ra cái chết cho nạn nhân của A trong vụ
án này là trường hợp “hỗn hợp lỗi”.

13. Bài tập 13


Theo tập tục của một số dân tộc ít người, nếu người mẹ chết ngay khi sinh thì
phải chôn sống đứa trẻ cùng với người mẹ. Vợ A chết sau khi sinh nên A đã chôn
con mình cùng với vợ.
Hỏi: trường hợp của A có phải sai lầm về pháp luật không? Tại sao?
Trường hợp của A có thể xem là sai lầm về pháp luật
Sai lầm về pháp luật là sự hiểu lầm của chủ thể về tính chất pháp lý của hành vi mà
người đó thực hiện
Trong trường hợp này, A cho rằng hành vi của mình không phải là hành vi phạm
tội bởi vì đây là việc làm theo tập tục của dân tộc có từ xưa nhưng thực tế, đây là hành
vi xâm phạm đến tính mạng của đứa trẻ và được luật quy định là hành vi phạm tội.

14. Bài tập 14

14.1. Đối tượng tác động và khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên?
Đối tượng tác động trong vụ án trên là con người, cụ thể là 1 nam sinh lớp 10.
Khách thể bị xâm phạm trong vụ án trên:
 Khách thể chung: quyền con người
 Khách thể loại: quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của
con người
 Khách thể trực tiếp: quyền sống của nam sinh lớp 10.

14.2. Trong trường hợp trên có sai lầm thực tế hay không? Nếu có, thì đó là sai
lầm nào? Tại sao?
Trong trường hợp trên có tồn tại sai lầm thực tế. Cụ thể, sai lầm thực tế đó là sai
lầm về đối tượng tác động của tội phạm.
Trước hết, sai lầm thực tế là sự hiểu lầm của chủ thể về những tình tiết thực tế của
hành vi của mình. B do ghen tuông nên đến trước cổng trường của bạn gái tìm X để
gặp mặt. B có ý định phạm tội từ trước nên mới đến trường của bạn gái, đối tượng tác
động của B là X. Tuy nhiên, do không biết mặt X nên B đã đánh và rút dao đâm một
nam sinh lớp 10 mà không phải là X. Đối tượng tác động của B lúc này là nam sinh l0.
Vì sai lầm về đối tượng tác động của tội phạm là sai lầm của chủ thể về đối tượng tác
động khi thực hiện tội phạm. Theo đó, đối tượng tác động của hành vi phạm tội của B
đã bị thay đổi, khác với đối tượng ban đầu mà B hướng đến. Đối tượng tác động ban
đầu của B vốn là X nhưng do sai lầm nên đối tượng tác động của hành vi phạm tội trên
thực tế lại là nam sinh lớp 10.

14.3. Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này
thuộc dạng nào? Tại sao?
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này thuộc
dạng mối quan hệ nhân quả đơn trực tiếp.
Nạn nhân chết tại chỗ do bị A xông vào đánh và rút dao đâm hai nhát ngay tim. Có
thể thấy, bản thân sự vận động nội tại, độc lập của hành vi trái pháp luật của A đã
đóng vai trò là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội (nạn nhân
tử vong). Vì vậy, có thể khẳng định rằng mối quan hệ nhân quả trong vụ án này là mối
quan hệ nhân quả đơn trực tiếp.

15. Bài tập 15


Theo lý thuyết về sai lầm, A thuộc trường hợp sai lầm về khách thể. Trong trường
hợp sai lầm về khách thể, người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội có
khách thể mà họ cố ý định thực hiện hoặc tội có khách thể bị xâm hại thực tế nếu họ
có lỗi vô ý.
Xét trường hợp của A, A có hành vi đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc là lấy dao
áp sát vào người B với mục đích uy hiếp đòi B đưa tiền (xâm phạm quan hệ sở hữu tài
sản), nhưng thực tế trong ví không có tiền mà chỉ có giấy tờ tùy thân. Trong trường
hợp này, A vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản được quy định tại
Điều 168 BLHS 2015: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc
hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống
cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

16. Bài tập 16


Anh/ chị hãy xác định: Đây là loại sai lầm nào? A có phải chịu trách nhiệm
hình sự về hành vi của mình hay không? Tại sao?
Trong trường hợp của A có sai lầm, cụ thể là sai lầm về quan hệ nhân quả.
Sai lầm về quan hệ nhân quả là sai lầm của chủ thể trong việc đánh giá sự phát
triển của hành vi đã thực hiện của mình. A có ý định giết B và đã thực hiện hành vi
giết B qua chi tiết A lẻn vào nhà B và dùng dao găm đâm nhiều nhát liên tiếp. Tuy
hành vi của A không trực tiếp gây ra cái chết cho B (vì giám định pháp y đã xác định
B chết trước đó vì đau tim) nhưng trên thực tế, A đã cố ý thực hiện hành vi giết người
(dùng dao găm nhiều nhát liên tiếp vào anh B). Như vậy, trong trường hợp này, A vẫn
phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý mà A muốn thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Văn bản quy phạm pháp luật
1. Bộ luật Hình sự 2015 (Luật số: 100/2015/QH13) ban hành ngày 27 tháng 11 năm
2015.
B. Tài liệu tham khảo
1. Nhiều tác giả (2020), Hướng dẫn học tập môn Luật Hình sự phần chung, Nhà xuất
bản Thanh niên.
2. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam – phần chung, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam.

You might also like