You are on page 1of 46

Mục Lục

Contents
1. Chủ nghĩa lập hiến ......................................................................................................................................................... 1
• RUTXÔ: ......................................................................................................................................................................... 1
❖ Tác phẩm Khế ước xã hội: ........................................................................................................................................ 1
❖ Những ảnh hưởng của Rutxô: .................................................................................................................................. 2
• Một số biểu hiện quan trọng để thấy rằng lý thuyết “Nghị viện tối cao” đã thống trị .................................... 2
Châu Âu trong một thời gian dài: ................................................................................................................................ 2
• Lý thuyết “Nghị viện tối cao chỉ thật sự bị thoái trào kể từ thế kỷ XX gắn liền với hai ................................. 3
nhân vật quan trọng: ..................................................................................................................................................... 3
Người thứ nhất Hans Kelsen là giáo sư về luật Hiến pháp chính trị học – người Anh: ............................................... 3
Người thứ hai Charles Degaulle là chính trị gia – cống hiến cho khoa học luật Hiến pháp rất nhiều – tổng thống đầu
tiên trong Cộng hòa lần V của Pháp 1958: ...................................................................................................................... 3
• MONGTESQUIEU – người Pháp, sống trong kỷ nguyên khai sáng Pháp .............................................................. 3
❖ Nội dung chính của tác phẩm “Tinh thần pháp luật”:........................................................................................... 3
1. Sự ra đời của Hiến pháp như thế nào? ........................................................................................................................ 5
❖ Quá trình xây dựng Hiến pháp Mỹ .......................................................................................................................... 5
2. Tại sao Hiến pháp Mỹ được viết bởi những con người vì đại thấm nhuần tư tưởng như Rutxô,
Mongtesquieu,… nhưng vì sao 7 điều đầu tiên không có quy định về nhân quyền để Hiến pháp bị tẩy chay như
vậy? ......................................................................................................................................................................................... 6
- Xuất phát từ nguồn gốc và bản chất phạm trù nhân quyền cụ thể như sau: ....................................................... 6
- Xuất phát từ những lập luận có tính giai cấp của nhà lập hiến Mỹ: .................................................................... 7
- Xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chất chính trị lịch sử của nước Mỹ: ............................................. 7
3. Ý nghĩa và giá trị của Hiến pháp Mỹ như thế nào?.................................................................................................... 7
- Ý nghĩa của Hiến pháp Mỹ đối với nước Mỹ, người Mỹ: ......................................................................................... 7
- Đối với phần còn lại của thế giới: .............................................................................................................................. 7
4. Vì sao Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp mẫu mực, kinh điển như vậy? .................................................................... 8
5. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp như thế nào? ............................................................................................... 9
- Từ 1787 (Hiến pháp thành văn đầu tiên ra đời) đến năm 1917 (cách mạng tháng 10 Nga ................................... 9
thành công): ........................................................................................................................................................................ 9
- Từ 1917 đến 1945 (kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2): .......................................................................................... 9
- Từ 1945 đến 1990 (Liên Xô và Đông Âu sụp đổ): ................................................................................................... 10
- Từ 1990 cho đến nay: ............................................................................................................................................... 10
Liên quan đến Hiến pháp 1982 của Trung Quốc? ............................................................................................................ 11
6. Các dấu hiệu đặc trưng của một bản Hiến pháp (cơ sở để phân biệt giữa Hiến pháp với thường luật bởi vì Hiến
pháp có những đặc trưng mà thường luật không có được):............................................................................................... 12
• Đặc trưng thứ nhất: đặc trưng về mặt chủ thể ban hành: ..................................................................................... 12
• Đặc trưng thứ 2: Thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp:........................................................................................ 13
• Đặc trưng thứ 3: Hiệu lực của một bản Hiến pháp: ............................................................................................. 15
7. Phân loại Hiến pháp như thế nào? ............................................................................................................................. 17
- Căn cứ vào nội dung của các bản Hiến pháp thì có thể chia Hiến pháp thành hai loại: Hiến............................. 17
- Căn cứ vào hình thức cấu trúc của Nhà nước thì người ta sẽ chia thành hai loại:.............................................. 17
- Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì người ta chia thành: Hiến pháp cương tính ......................... 17
- Căn cứ vào chế độ chính trị thì người ta chia thành 2 loại: Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và ................................. 17
- Căn cứ vào hình thức các bản Hiến pháp (đây là tiêu chí phân loại quan trọng nhất) thì người ta chia Hiến
pháp thành hai loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp không thành văn. .................................................................... 17
8. Vì sao nước Anh được coi là quê hương của dân chủ, CMTS, quê hương của các chính thể, nguồn cảm hứng
để Mongtesquien và Rutxô để viết ra tác phẩm kinh điển nhưng nước Anh không viết một bản Hiến pháp thành
văn mà có Hiến pháp không thành văn đến ngày nay? Điều này được lý giải bởi nhiều góc độ như sau: ...................... 19
- Đứng dưới góc độ lịch sử của dân tộc Anh:........................................................................................................... 19
- Xuất phát từ vấn đề về văn hóa và tâm lý của dân tộc Anh: người Anh là họ nổi tiếng với tâm lý hoài cổ và
bảo thủ: ............................................................................................................................................................................. 20
- Về mặt địa lý (từ địa lý này sẽ quyết định nhiều yếu tố khác, địa lý rất quan trọng vì nó quyết định tính cách
con người, sự giàu nghèo,...): .......................................................................................................................................... 21
9. Cơ chế bảo hiến (hay còn gọi là Tố tụng hiến pháp), trình tự thủ tục để giải quyết một vụ án về Hiến pháp =>
Cơ chế bảo hiến là nhằm để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp tức là bảo vệ nền dân chủ và bảo vệ Nhà nước
pháp quyền? Thông qua so sánh 3 bài văn mẫu: ................................................................................................................. 21
10. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua 5 bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam như thế nào? ................. 27
11. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay như thế nào?............................................................................................. 38
Nhóm chủ thể ở trung ương: .......................................................................................................................................... 38
• Quốc hội: .............................................................................................................................................................. 38
• Ủy ban thường vụ Quốc hội:............................................................................................................................... 38
• Chủ tịch nước: ..................................................................................................................................................... 39
• Chính phủ và Thủ tướng chính phủ: ................................................................................................................. 39
• Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ: ....................................................................................................... 39
• Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: ............................................................................................... 40
Nhóm chủ thể ở địa phương: .......................................................................................................................................... 40
• Hội đồng nhân dân các cấp: (cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện: ............................ 40
• Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp: .................................................................. 41
12. Những khó khắn, trở ngại thách thức trở ngại cho việc thành lập một cơ chế bảo hiến chuyên trách ở nước
ta? 42
1. Chủ nghĩa lập hiến
Chủ nghĩa lập hiến là những lý thuyết, quan điểm, tư tưởng, trường phái học thuật về Hiến pháp.
Trước khi có Hiến pháp phải có những lý thuyết, quan điểm, tư tưởng, trường phái học thuật được hình
thành từ nhiều học giả tiêu biểu ở các giai đoạn khác nhau của lịch sử (tác giả tiêu biểu nhất ở kỷ nguyên
khai sáng thế kỷ 18 chuẩn bị tiền đề cho tư tưởng đại cách mạng tư sản Pháp – nước Pháp là quê hương
của chủ nghĩa lập hiến).
RUTXÔ:
Ông có ảnh hưởng rất lớn với tác phẩm nổi tiếng “Khế ước xã hội” còn gọi là “Hợp đồng xã hội”.
Và ông là người đề ra lý thuyết “chủ quyền thuộc về nhân”- đánh tan quan điểm duy tâm.
❖ Tác phẩm Khế ước xã hội:
Mở đầu tác phẩm “Khế ước xã hội” Rutxô bắt đầu bằng câu nói “Con người sinh ra vốn dĩ là tự
do nhưng đâu đâu cũng bị xiềng xích”. Mục đích chính của tác phẩm này là phải tháo gỡ xiềng xích để
trả con người về tự do của họ => tác phẩm này mang tính nhân văn sâu sắc. Công lao lớn của Rutxô
trong tác phẩm này đã phá vỡ quan điểm duy tâm thần bí về nguồn gốc quyền lực Nhà nước mà chế độ
phong kiến đã tạo ra hàng nghìn năm ở Châu Âu và phạm vi toàn thế giới (giai đoạn phong kiến cho rằng
quyền lực Nhà nước là do trời ban cho).
Trong tác phẩm này ông đã chứng minh một cách thuyết phục và đầy tính nhân văn: con
người sinh ra thì luôn luôn có những quyền tự nhiên vốn có như quyền được sống tự do mưu cầu hạnh
phúc và quyền tự do này do tạo hóa ban cho – là công lý, công bằng chung của cuộc sống gọi là pháp
luật tự nhiên. Và để bảo vệ những quyền tự nhiên đó thì người dân phải đi bỏ phiếu để thành lập ra các
cơ quan nhà nước và trao quyền cho cơ quan nhà nước cùng với đó là nghĩa vụ đóng thuế nuôi các cơ
quan nhà nước để cơ quan nhà nước bảo vệ các quyền tự nhiên của dân chúng. Vì vậy nếu Nhà nước nào
đó mà không có khả năng bảo vệ quyền tự nhiên của con người thậm chí còn có hành vi đàn áp đe dọa
quyền tự nhiên của con người thì con người có quyền đánh đổ Nhà nước đó lập nên Nhà nước mới. Như
vậy, trong một xã hội dân chủ thì mối quan hệ Nhà nước và công dân là quan hệ bình đẳng qua lại – hai
chiều => mối quan hệ đó được Rutxô đặt tên là “Hợp đồng xã hội” – Hiến pháp chính là bản hiến pháp
quan trọng đó.
Kết luận: Từ pháp luật tự nhiên mới sinh ra chủ quyền thuộc về nhân dân, từ chủ quyền nhân dân
mới sinh ra khế ước xã hội, từ khế ước xã hội mới sinh ra Hiến pháp.

1
❖ Những ảnh hưởng của Rutxô:
Đối với lịch sử tư tưởng, chính trị, pháp lý của Châu Âu và trên phạm vi toàn thế giới: tác
phẩm này đã hình thành nên một lý thuyết “Nghị viện tối cao” và thuyết này đã chi phối tư tưởng chính
trị pháp lý ở Châu Âu trong một khoảng thời gian dài (từ đầu cách mạng tư sản ở Châu Âu và chấm dứt
vào đầu thế kỷ XX). Trong khoảng thời gian này cả vùng đất Châu Âu rất đề cao Nghị viện và có xu
hướng trao quyền lực cao cho Nghị viện hơn là trao cho chính phủ và tòa án. Bởi vì:
- Nghị viện được coi là công cụ quan trọng hữu hiệu trong tay giai cấp tư sản để giai cấp tư sản
làm cách mạng lật đổ vương triều;

- Nghị viện được coi là hình ảnh sống động về Nhà nước kiểu mới “Nhà nước được dân bầu và
dân trao cho quyền lực”, “Nhà nước này hoàn toàn đối lập với Nhà nước kiểu cũ – Nhà nước cha truyền
con nối”;
- Trong tác phẩm “Khế ước xã hội” thì Rutxô cũng dành sự ưu ái và tình cảm cho Nghị viện
hơn hai nhánh quyền lực còn lại được thể hiện qua câu nói “Trong các nhánh quyền lực lập pháp – hành
pháp – tư pháp thì hành quyền lực nào có quyền đặt ra luật cho người khác áp dụng thì phải được tôn
trọng, đề cao hơn các nhánh quyền lực còn lại”.
• Một số biểu hiện quan trọng để thấy rằng lý thuyết “Nghị viện tối cao” đã thống trị
Châu Âu trong một thời gian dài:
+ Cả vùng Châu Âu vừa là nơi khai sinh đồng thời vừa là nơi áp dụng chính thể “Đại nghị
chế” – là thừa nhận Nghị viện được quyền lập pháp, giám sát, phê bình, lật đổ chính phủ bất cứ lúc nào.
+ Trước 1920 cả vùng Châu Âu không đặt ra vấn đề bảo vệ Hiến pháp vì với lý thuyết;
“Nghị viện tối cao” thì Nghị viện có quyền làm ra luật này, luật khác và không cần có cơ quan xem xét
tính hợp hiến luật do Nghị viện ban hành (cứ quốc gia nào đề cao Nghị viện, Quốc hội thì không thể có
cơ quan bảo hiến ví dụ như Việt Nam);
+ Ở nước Anh (quốc gia hình mẫu cho nhiều thể chế chính trị): có Hiến pháp không thành
văn là do một trong những lý do là đề cao Nghị viện. Bởi vì, người Anh từng quan niệm rằng Nghị viện
tối cao nên Nghị viện có quyền làm bất cứ đạo luật nào, làm bất cứ điều gì cho nên không cần thiết một
bản Hiến pháp thành văn để quy định Nghị viện cần làm gì và để giám sát Nghị viện. Người Anh có câu
ngạn ngữ “Nghị viện có thể làm bất cứ việc gì trừ việc biến đàn ông thành đàn bà”.

2
• Lý thuyết “Nghị viện tối cao chỉ thật sự bị thoái trào kể từ thế kỷ XX gắn liền với hai
nhân vật quan trọng:
Người thứ nhất Hans Kelsen là giáo sư về luật Hiến pháp chính trị học – người Anh:
+ 1920 ông đã vận động Châu Âu thay đổi ý thức, thay đổi “Nghị viện tối cao” bằng “Hiến
pháp tối cao”. Vì “Nghị viện tối cao” nguy cơ dễ dẫn đến “độc tài số đông”, ban hành nhiều đạo luật vi
hiến và chớp nhoáng;
+ 1920 khi lý thuyết “Hiến pháp tối cao” được chấp nhận, sau đó ông đã thành lập được
Tòa án Hiến áp (Áo) và tiếp theo đó lan rộng ra toàn Châu Âu để xem xét tính hợp hiến của đạo luật do
Nghị viện ban hành. Hiện nay đã trở thành mô hình ưu việt.
Người thứ hai Charles Degaulle là chính trị gia – cống hiến cho khoa học luật Hiến
pháp rất nhiều – tổng thống đầu tiên trong Cộng hòa lần V của Pháp 1958:
+ Trong nền Cộng hòa lần V ông đã trực tiếp ban hành bản Hiến pháp 1958. Với bản Hiến
pháp này ông được coi là người đặt dấu chấm hết thời kỳ cộng hòa hoàng kim của Nghị viện:
. Hiến pháp 1958 đã được đưa ra trưng cầu dân ý toàn thể nhân dân Pháp và tước bỏ quyền
lập hiến của Nghị viện;
. Bằng Hiến pháp 1958 ông đã đoạn tuyệt “chính thể đại nghị” truyền thống ở Châu Âu và
sáng tạo ra chính thể mới “Cộng hòa hỗn hợp – mang hình ảnh tổng thống Mỹ bên kia bờ đại dương vào
nước để pha trộn một số hoạt động của chính thể đại nghị”.
+ 1958 ông đã thành lập Hội đồng bảo hiến cộng hòa Pháp được coi là những mưu toan
chính trị của ông nhằm tăng cường quyền lực tổng thống và làm suy giảm Nghị viện cộng hòa Pháp;
+ Bằng bản Hiến pháp 1958 ông đã tạo ra một siêu tổng thống và tổng thống pháp có quyền
phủ quyết luật của Nghị viện và chấm dứt sự thảo luận của Nghị viện đối với dự luật. Đồng thời đem đạo
luật đó ra trưng cầu ý toàn thể nhân dân Pháp. Bản Hiến pháp 1958 còn trao cho tổng thống Pháp được
can thiệp sâu vào quá trình làm luật của Nghị viện, biến tổng thống Pháp có vai trò như “nhà làm luật thứ
hai”.
MONGTESQUIEU – người Pháp, sống trong kỷ nguyên khai sáng Pháp
Ông gắn liền với tác phẩm tiêu biểu “Tinh thần pháp luật” trước 1975 tên “Vạn lý tinh pháp”. Nội
dung của tác phẩm này là “Tam quyền phân lập”:
❖ Nội dung chính của tác phẩm “Tinh thần pháp luật”:
Ông đã chỉ ra được tội ác của tập quyền phong kiến: toàn bộ quyền lực tập trung tuyệt đối vào một
vương triều, một dòng họ, quyền lực không có sự kiểm soát (không có một cơ quan nào cơ hơn hoặc
ngang bằng nhà vua để kiểm soát) => quyền lực tối thượng và không bị kiểm soát chắc chắn sẽ độc
quyền, lạm quyền, không có nhân quyền và đó là tội ác của phong kiến.

3
Trên cơ sở đó, ông đã chủ trương: xã hội muốn có dân chủ và muốn bảo vệ nhân quyền phải
tam quyền phân lập thì toàn bộ quyền lực nhà nước (lập – hành – tư pháp) mới thuộc về nhân dân và
nhân dân sẽ lập ra ba cơ quan khác nhau và trao quyền (bỏ phiếu bầu ra Nghị viện và trao cho Nghị viện
quyền lập pháp mà còn phải kiểm soát Nghị viện bằng dùng quyền hành pháp của tổng thống “phủ quyết
luật” và tòa án được quyền tuyên bố luật vi hiến, được đặt ra án lệ; lập ra tổng thống để trao quyền hành
pháp và dùng quyền tư pháp, lập pháp để kiểm soát “phải được sự đồng ý của Nghị viện, con tòa án có
quyền tuyên bố quyết định của tổng thống là vi hiến”; lập ra tòa án để trao quyền tư pháp và dùng quyền
lập pháp, hành pháp kiểm soát như tổng thống được quyền bổ nhiệm thẩm phán).
 Tóm lại: Nghị viện (lập pháp) – chính phủ (hành pháp) – tòa án (tư pháp) nhận quyền
lực do nhân dân trao cho có sự phân công rõ ràng dẫn đến sự cân bằng – kiểm soát chéo thông qua cơ
chế “quyền lực kiểm soát quyền lực”, “lấy độc trị độc” hai câu nói của ông Mongtesquieu “tham vọng
của một con người phải được kiểm bởi tham vọng của người khác – của ông John MarShak”
 Kết luận (toàn bài): mục đích ra đời của một bản Hiến pháp là để bảo vệ quyền tự nhiên
của con người trước nguy cơ tha hóa lạm quyền, sai quyền của Nhà nước (vì các nhà kinh điển cho
rằng nhà cầm quyền có nguy cơ vi phạm nhân quyền rất cao và sứ mệnh bảo vệ nên trao cho Hiến pháp).
Để đạt được mục đích này thì một bản Hiến pháp phải ghi nhận hai nội dung cơ bản:
+ Nội dung thứ nhất: ghi nhận các quyền tự nhiên con người để thấy được trách nhiệm
của Nhà nước và quyền tự nhiên còn là ranh giới để nhà cầm quyền trong quá trình điều hành quản lý
không được xâm phạm vào những quyền đó;
+ Nội dung thứ hai: ghi nhận sự phân chia quyền lực, kiểm soát quyền lực => để bảo vệ
nhân quyền.
Với ý nghĩa đó các bản Hiến pháp được ra đời rất muộn, chỉ ra đời trong xã hội dân chủ
gắn liền với Nhà nước tư sản và cách mạng tư sản thế kỷ 17 trở về sau. Nước Pháp được biết đến là quê
hương của chủ nghĩa lập hiến với những nhà tư tưởng vĩ đại đặt nền tảng cho sự ra đời của Hiến pháp.
Các nhà lập hiến của Mỹ được coi là người vận dụng khá thành công Hiến pháp ở Pháp và xây dựng
thành công cho người Mỹ bản Hiến pháp thành văn đầu tiên 1787 – Hiến pháp đầu tiên của nhân loại.

4
1. Sự ra đời của Hiến pháp như thế nào?
Về lịch sự của nước Mỹ: người Mỹ giành độc lập 1776 và G.OaShintơn là người đóng góp cho sự
giành độc lập của người Mỹ. Nước Mỹ đã trải qua hơn 10 năm “bất ổn, loạn lạc” do nguồn gốc của người
Mỹ là dân di cư không có sự cấu kết (họ là tội phạm và những người khoa học cấp tiến – họ thường nói
những điều người khác chưa hiểu ra, nếu có người hiểu ra là nỗi ám ảnh của nhà cầm quyền cho nên họ
luôn bị theo dõi bởi nhà cầm quyền và họ là những người cá tính, khó tị cùng tập trung tại một vùng).
Đồng thời, với 13 nước độc lập có chủ quyền từ đó đặt ra nhu cầu thống nhất 13 tiểu bang và có nhà nước
liên bang. Trên cơ sở đó 13 tiểu bang độc lập có chủ quyền đã bầu ra 55 đại biểu để đại diện cho 13 tiểu
bang về địa điểm Philadelphia để tiến hành hội nghị lập quốc/ hội nghị lập hiến. Hội nghị này được
khai mạc trong 4 tháng từ 15/5/1787 đến 17/9/1787 và trong hội nghị làm hai việc:
- Thống nhất những điều khoản họp bang để lập nên Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ ngày nay và phải
được 13 tiểu bang đồng ý;
- Cùng nhau xây dựng nên bản Hiến pháp thành văn đầu tiên cho Hợp chúng Quốc Hoa Kỳ - bản
Hiến pháp thành văn đầu tiên của nhân loại.
 Nhìn chung, trong quá trình bàn bạc thống nhất hai nội dung này thì một vấn đề nhạy cảm nguy
cơ dẫn đến phá sản hội nghị này là làm sao để dung hòa lợi ích giữa bang đông dân, bang ít dân; bang
giàu, bang nghèo; bang lớn, bang nhỏ,… (Bang đông dân lên tiếng “Bang nào đông dân phải nhiều nghị
sĩ trong Nghị viện vì người Mỹ không thích sự cào bằng; còn bang ít dân lên tiếng “Như vậy là không
bảo đảm quyền lợi của những bang ít dân”). Cũng rất may, hội nghị này đã bầu ông G. OaShintơn làm
chủ tịch hội nghị này – ông là một người có uy tín, điềm đạm, nhân tố nối kết, dung hòa được lợi ích giữa
các bang với nhau đảm bảo cho hội nghị thành công => chi tiết này cũng là chi tiết giải thích nhiều quy
định trong bản hiến pháp sau này.
Về nội dung thứ I trong điều khoản hợp bang thuộc phạm vi nghiên cứu của lịch sử - chính trị nên
chúng ta không bình luận phần này mà chỉ tập trung quá trình xây dựng Hiến pháp Mỹ.
❖ Quá trình xây dựng Hiến pháp Mỹ
Để xây dựng Hiến pháp Mỹ hội nghị đã nhất trí bầu ra ban soạn thảo do James Madison làm trưởng
ban soạn thảo. Và sau hơn một tháng thì Hiến pháp Mỹ đã có dự thảo đầu tiên có 27 điều nhưng khi đưa
ra hội nghị đã bị bác bỏ vì hội nghị lập hiến nói dự thảo này dài dòng, bố cục không rõ ràng, văn phông
không pháp lý. Vì vậy, Hội nghị lập hiến đã lập ra ban văn phông nhằm cấu trúc và biên tập lại và dự
thảo cuối cùng còn 7 điều. Đến 17/9/1787, 39/42 đại biểu tham dự hội nghị (ban đầu triệu tập 55 đại biểu
nhưng đến 17/9/1787 chỉ còn 42 đại biểu) đã ký xác nhận dự thảo luật này. Nội dung 7 điều của bản
hiến pháp này bao gồm:
- Điều 1: quyền lập pháp trao cho Nghị viện Mỹ;
- Điều 2: quyền hành pháp trao cho tổng thống Mỹ;
- Điều 3: quyền tư pháp trao cho tòa án;
- Điều 4: các chủ thể tiểu bang;
5
- Điều 5, 6, 7: thủ tục sửa đổi Hiến pháp Mỹ, hiệu lực của Hiến pháp, quá trình phê chuẩn Hiến
pháp.
Trong đó, quy định dự thảo Hiến pháp Mỹ muốn có hiệu lực phải đưa về cho 13 tiểu bang phê
chuẩn, ít nhất ¾ (9/13 tiểu bang) tiểu bang phê chuẩn mới có hiệu lực. Tuy nhiên, trong 7 điều đầu tiên
không có điều nào quy định nhân quyền cho nên các tiểu bang đồng loạt tẩy chay và không phê chuẩn
thậm chí ông G. OaShintơn thuyết phục 13 tiểu bang phê chuẩn đi nhưng không ai phê chuẩn và còn
phản biện lại ông. Và dưới sức ép của dư luận quần chúng tiến bộ nên cuối 1788 và đầu năm 1789 Hiến
pháp Mỹ đã thông qua tu chính án lần thứ I bao gồm 10 khoản liên tiếp về quyền con người. Hiến pháp
từ 1789 mới chính thức có hiệu lực. Vì vậy, ngày nay khi nói đến Hiến pháp nguyên thủy của Mỹ phải
đề cập đến hai văn kiện sau đây: 7 điều đầu tiên về tổ chức bộ máy; tu chính án lần thứ I về quyền
con người.
 Với sự ra đời đầu tiên của Hiến pháp cho thấy “ở đâu không có nhân quyền thì ở đó được
coi như bất thành Hiến pháp”. Kể từ 1789 đến nay Hiến pháp Mỹ đã trải qua 27 lần sửa đổi, bổ sung
trong đó lần sửa đổi, bổ sung lần thứ I là quan trọng nhất.
2. Tại sao Hiến pháp Mỹ được viết bởi những con người vì đại thấm nhuần tư tưởng như
Rutxô, Mongtesquieu,… nhưng vì sao 7 điều đầu tiên không có quy định về nhân quyền để Hiến
pháp bị tẩy chay như vậy?
Điều này có thể được tiếp cận và giải thích dưới các góc độ sau đây:
- Xuất phát từ nguồn gốc và bản chất phạm trù nhân quyền cụ thể như sau:
+ Về nguồn gốc: đa số các nhà lập hiến Mỹ cho rằng nhân quyền là một pháp luật tự nhiên, do
tạo hóa và thượng đế ban cho mà vì nó là lẽ tự nhiên nên không cần phải ghi nhận trong Hiến pháp. Các
nhà lập pháp cho rằng nếu dùng Hiến pháp để xây dựng và quy định nhân quyền thì dễ dẫn đến tâm lý
cho rằng vì nhờ Hiến pháp quy định thì con người mới có quyền như thế. Như vậy, nhân quyền được ban
phát chứ không phải tự nhiên.
+ Về bản chất: vấn đề nhân quyền không đứng yên mà luôn luôn được cập nhật, phát triển theo
thời gian cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội. Cho nên chúng ta không thể nào liệt kê đầy đủ và
chi tiết nhân quyền (mọi sự liệt kê đều kết thúc bằng dấu “…”). Như cách đây 300 năm khi nói nhân
quyền thì quyền được sống là thiết yếu nhất còn 300 năm sau không chỉ quyền được sống mà còn phải
được sống trong môi trường trong lành, quyền được chết một cách nhân đạo,… => cho thấy sự thay đổi
về nhân quyền theo thời gian.
 Nếu dùng một bản Hiến pháp liệt kê nhân quyền thì nguy cơ hiện hữu là bản Hiến pháp bị
thay đổi bổ sung liên tục mà nhà lập hiến Mỹ lại không mong muốn điều này. Với ý nghĩa đó các nhà lập
hiến Mỹ cho rằng vấn đề nhân quyền chỉ cần được nêu trong tuyên bố nhân quyền là được và không cần
phải quy định chi tiết trong Hiến pháp. Tuy nhiên, đa số người dân Mỹ lúc đó có cái nhìn khác, họ coi
Hiến pháp là một bản hợp đồng giữa nhà cầm quyền và người nhân mà hợp đồng thì phải có điều khoản

6
rõ ràng, chi tiết, minh thị. Đồng thời, người dân Mỹ đã có ý thức từ rất sớm là không nên tin tưởng quá
vào lời nói suông hứa hẹn của nhà cầm quyền.
 Để dung hòa vấn đề này thì các nhà lập hiến Mỹ đã quy định bổ sung thêm tu chính án lần
thứ I gồm 10 khoản liên tiếp về quyền con người nhưng có 2 phục lục kèm theo: tên chương bao giờ cũng
có tên “Nhân quyền cơ bản” – vì không thể liệt kê hết tần tật các quyền của con người”; kết thúc chương
bao giờ cũng quy định thêm câu “việc liệt kê các quyền con người kể trên không có ý nghĩa phủ nhận và
làm hạ thấp các quyền con người khác”.
- Xuất phát từ những lập luận có tính giai cấp của nhà lập hiến Mỹ:
Các nhà lập hiến Mỹ cho rằng một bản Hiến pháp tốt chỉ cần tập trung vào việc phân chia quyền
lực giữa các nhánh quyền lực hiệu quả và kiểm soát quyền lực được đảm bảo. Và khi Nhà nước đã quản
lý dân tốt và Nhà nước không lạm quyền, sai quyền tức đã góp phần đáng kể vào việc bảo vệ nhân quyền
“trong phân quyền đã có nhân quyền”;
- Xuất phát từ những nguyên nhân mang tính chất chính trị lịch sử của nước Mỹ:
Cuộc cách mạng tư sản ở Mỹ suy cho cùng bị đánh giá là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì
chỉ giành độc lập cho người dân Mỹ trước thực dân Anh, chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại => cho nên tuyên
ngôn độc lập của G. OaShintơn đọc 1776 mở đầu bằng từ “mean” – nghĩa là những người đàn ông da
trắng có tài sản mà độc lập không dành cho người đàn ông da đen, phụ nữ và nô lệ nên tu chính án lần
thứ nhất cũng chỉ dành cho người đàn ông da trắng có tài sản => nên vấn đề nhân quyền còn khá nhạy
cảm và hạn chế đối với chế độ nô lệ. Và đến ông Lincoln mới xóa bỏ và bình đẳng nô lệ. Nói tóm lại,
người người cho rằng ở Mỹ để giành được độc lập cần G. OaShintơn.
3. Ý nghĩa và giá trị của Hiến pháp Mỹ như thế nào?
Cho đến ngày nay bản Hiến pháp vẫn được cả nhân loại tôn vinh và là bản Hiến pháp mẫu mực rất
kinh điển (những gì nhà lập hiến Mỹ nói cách đây 300 năm vẫn còn nguyên giá trị). Đến thế giới cũng
không ngại dùng mỹ từ mô tả Hiến pháp Mỹ là “Hiến pháp sống” bởi vì:
- Ý nghĩa của Hiến pháp Mỹ đối với nước Mỹ, người Mỹ:
Bản Hiến pháp này đã ra đời song hàng tồn tại và cùng phát triển với sự hưng thịnh, phồn vinh của
đất nước này – ngày lập ra Hợp chúng quốc Hoa Kỳ cũng là ngày thành lập ra Hiến pháp. 300 năm rồi
nhưng Mỹ vẫn sử dụng một bản Hiến pháp cho nên có thể nói rằng người Mỹ rất thượng tôn Hiến pháp,
coi Hiến pháp là bảo vật quốc gia, niềm tự hào của cả dân tộc Mỹ. Vì điều đó có thể nói Hiến pháp Mỹ
là trung tâm điểm cơ sở pháp lý cho mọi tranh luận liên quan đến chính trị, pháp lý ở Mỹ.
- Đối với phần còn lại của thế giới:
Hiến pháp Mỹ được coi là mẫu mực, kinh điển để cho các nước còn lại viết hiến pháp. Lịch sử lập
hiến của nhân loại chứng minh một điều hiến pháp nào càng gần gũi, tiếp thu tinh hoa của Hiến pháp Mỹ
thì càng có sức sống. Ví dụ: Hiến pháp 1980 của Việt Nam không gần gũi với Hiến pháp Mỹ nên đã bị
sửa đổi nhiều lần và đến 1992 Việt Nam đã ban hành một bản Hiến pháp mới. Cũng như Nhật Bản đang
vận hành trên bản Hiến pháp 1946 được viết bởi Douglas MacArthur (người Mỹ) giúp cho nước Nhật
7
phát triển được như ngày nay => cho thấy tầm ảnh hưởng của Hiến pháp Mỹ và tư tưởng lập hiến của
Mỹ).
(Pháp mặc dùng là quê hương chủ nghĩa lập hiến nhưng khi cách mạng tư sản Pháp thành
công thì những tư tưởng của Rutxô và Montesquieu áp dụng không thành công trên nước Pháp.
Trong khi đó cá nhà lập pháp Mỹ mới là người áp dụng thành công “tam quyền phân lập” và “khế ước
xã hội” bằng thế chế chính trị mang tên “Tổng thống chế” và Pháp đã thành lập nên và trung thành với
“Đại nghị chế” đối lập lại “Tổng thống chế” nhưng lịch sử đã trả lời Pháp “trải qua 169 năm bất ổn đến
1958 Charles Degaulle mới tiếp thu những cái hay của Mỹ và ông đã đoạn tuyệt “chính thể đại nghị”
truyền thống ở Châu Âu và sáng tạo ra chính thể mới “Cộng hòa hỗn hợp – mang hình ảnh tổng thống
Mỹ bên kia bờ đại dương vào nước để pha trộn một số hoạt động của chính thể đại nghị”).
4. Vì sao Hiến pháp Mỹ là bản hiến pháp mẫu mực, kinh điển như vậy?
Có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chính xuất phát từ tác giả (vì để biết tác phẩm có
hay hay không thì nguyên nhân chính xuất phát từ tác giả là người sáng tạo ra bản Hiến pháp đó) là 55
nhà lập hiến đã bàn bạc, thảo luận và đặt bút ký vào bản Hiến pháp này. Nhưng trong 55 nhà lập hiến đó
thì phải nói công đầu là James MadiSon (cha đẻ của Hiến pháp Mỹ), G.OaShintơn (ông không là người
trực tiếp viết ra Hiến pháp nhưng công lao lớn nhất thì ông là người điều khiển họp hành thảo luận) và
Alexander Hamilton (là Bộ trưởng Ngân khố đầu tiên, người đã thiết lập hệ thống tài chính - ngân hàng,
đặt nền móng cho nền kinh tế Mỹ và ông có công lao trong việc đặt mối quan hệ giao thương cho người
Mỹ để Mỹ nối kết phần còn lại của thế giới đồng thời đưa Mỹ vào vị thế siêu cường).
Khi nghiên cứu về nhân thân của 55 nhà lập hiến này thì người ta thấy họ ngoài là những con người
nổi tiếng, thành đạt và thông thái thì điểm nổi bật của 55 nhà lập hiến này:
- Họ đều là người rất là giàu (giàu nhất là G. OaShintơn – lúc ông làm cách mạng G.OaShintơn
là chủ nô, có nhiều nô lệ, đồn điền bát ngát);
- Họ đều là người có cá tính mạnh, thẳng thắn nên họ không làm theo số đông và phong
trào, họ có chính kiến, lập trường riêng của họ (trong đó nổi bật là Alexander Hamilton – liên quan đến
ngày nên nước Mỹ và lập hiến 55 nhà lập hiến có bàn về câu chuyện “Nếu như nước Mỹ giành độc lập
thì nước Mỹ cần vượt Đại Tây Dương và Thái Bình Dương để mà vươn gia, giao lưu với bên ngoài. Nên
vì vậy nước Mỹ cần phải chọn một đối tác đồng minh thân cận ở Châu Âu”. Hơn 50 chục người nghĩ
rằng nên chọn nước Pháp vì Pháp là người có công lao đào tạo những người này, cung cấp vũ khí quân
trang nhưng riêng Alexander Hamilton nghĩ rằng nên chọn Anh làm đồng minh với 3 lý do:
+ Không ai hiểu Anh bằng Mỹ và không ai hiểu Mỹ bằng Anh vì đa phần dân Mỹ là dân Anh
di cư sang cho nên nguồn gốc dân cư đã có sự gắn bó, ngôn ngữ, văn hóa, phong tục, tập quán, luật lệ đã
có sự kết thừa và gắn bó với nhau và Pháp cũng không tốt đẹp gì với Mỹ mà Pháp làm việc đó để Mỹ
chia rẻ tình cảm với Anh – và lời nói này của ông Hamilton vẫn còn giá trị nguyên vẹn vì đến ngày giờ
này Anh và Mỹ luôn luôn được coi là đồng minh thân cận và hiểu nhau trong mọi chiến tuyến;

8
+ Công nghệ đóng tàu và hải quân của Anh hơn Pháp vì nước Anh có khát vọng đi xa nên cho
Anh nổi tiếng là hải quân mạnh nhất và kỹ thuật đóng tàu bậc nhất trên thế giới nên họ có khả năng đi xa
và chinh phục nhiều vùng đất mới như Australia, Canada,… còn Pháp không thể đóng tàu, hải quân
không mạnh bằng cho nên Pháp chỉ vượt được Địa Trung Hải xâm lược Châu Phi nên vì vậy mình phải
làm thân với Anh để học hỏi kỹ thuật đóng tàu và kinh nghiệm trong huấn luyện hải quân thì mới vươn
xa được thế giới.
+ Vì bây giờ nước Anh đang thua mà giờ mình cử một người biết ăn biết nói qua ngoại giao thì
bao nhiêu căm hờn của Anh sẽ chuyển cho Pháp và làm dịu hận thù giữa hai dân tộc để Anh không quay
lại xâm lược Mỹ.
- Họ đều là những con người đề cao bản năng, tư do cá nhân (cách đây 300 năm nhưng họ đã có
quan điểm về vấn đề tình yêu, tình dục rất tự nhiên và so với Việt Nam hơi thoáng hơn) – nổi bật là James
Madison rất đào hoa và nhiều người tình.
 3 yếu tố này có ý nghĩa quyết định để nước Mỹ có bản “Hiến pháp sống”. Tại sao như
vậy? 3 yếu tố này muốn gửi đến thông điệp “phần con được thỏa mãn tối đa thì phần người sẽ thăng
hoa” – tức vật chất được thỏa mãn tình yêu đủ đầy, tư do thoải mái thì khi người ta giàu không bị áp lực
cơm áo gạo tiền và tình yêu quá đủ đầy nên khi họ bắt tay vào việc gì mới nghĩ đến được cho người khác
và đất nước đồng thời họ muốn làm để lịch sử mấy trăm năm cũng nhắc về mình.
5. Các giai đoạn phát triển của Hiến pháp như thế nào?
Kể từ khi ra đời từ 1787 cho đến nay thì lịch sử về lập hiến của nhân loại về cơ bản đã trải qua gần
300 năm và có thể chia thành 4 giai đoạn phát triển chính sau đây:
- Từ 1787 (Hiến pháp thành văn đầu tiên ra đời) đến năm 1917 (cách mạng tháng 10 Nga
thành công):
Sự phát triển của các bản Hiến pháp trong giai đoạn này có hai đặc điểm chính:
+ Phạm vi của những quốc gia có Hiến pháp rất là ít và hẹp, chỉ có một số nước có Hiến pháp vì
cách mạng tư sản chỉ thành công ở một số quốc gia chủ yếu ở Châu Âu (như Anh, Pháp, Đan Mạch, Thụy
Điển,…); 1889 Nhật Hoàng đã ban hành cho người Nhật bản Hiến pháp đầu tiên và đây là bản Hiến pháp
đầu tiên ở Châu Á;
+ Nội dung của các bản Hiến pháp chỉ đề cập đến hai nội dung có tính chất cơ bản và nguyên
thủy của 1 bản Hiến pháp: nhân quyền và phân quyền (phân chia quyền lực như thế nào để đảm bảo nhân
quyền.
- Từ 1917 đến 1945 (kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2):
Trong giai đoạn này với sự thắng lợi của cách mạng tháng 10 ở Nga thì bên cạnh Hiến pháp tư sản
nhân loại còn viết thêm một kiểu Hiến pháp mới nữa là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa. Và bản Hiến pháp
xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Hiến pháp 1936 của Liên Xô đồng thời là bài văn mẫu cho các bản Hiến
pháp xã hội chủ nghĩa sau này gắn liến với nhân vật ông Stalin (Tổng bí thư của Đảng Liên Xô lúc đó).
Bản Hiến pháp 1936 là nguồn cảm hứng để mà Đông Âu, Cuba, Triều Tiên, Mao Trạch Đông ở Trung
9
Quốc viết Hiến pháp và bản Hiến pháp này cũng ảnh hưởng sâu sắc đến Hiến pháp năm 1959, 1980 của
Việt Nam cũng lấy cảm hứng từ Hiến pháp của Liên Xô cũng như ở Trung Quốc năm 1949 Mao Trạch
Đông cũng bản Hiến pháp này về để viết nên bản Hiến pháp 1949 của Trung Quốc. Nhìn chung so với
Hiến pháp tư sản thì Hiến pháp xã hội chủ nghĩa có 3 sự khác biệt lớn:
+ Các bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa ngoài nội dung quyền con người và tổ chức bộ máy nhà
nước còn mở rộng phạm vi điều chỉnh sang các vấn để về kinh tế - văn hóa – xã hội…;
+ Hiến pháp các nước xã hội chủ nghĩa cũng không thừa nhận phân quyền tư sản và tam quyền
phân lập mà thay vào đó là tập quyền xã hội chủ nghĩa – toàn bộ quyền lực tập trung tại Quốc Hội, Quốc
hội là cao nhất;
+ Các bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa cũng không thừa nhận nhân quyền và quyền tự nhiên của
con người mà thay vào đó chỉ thừa nhận phạm trù quyền công dân (quyền con người là quyền tự nhiên
là pháp luật tự nhiên; còn quyền công dân là chỉ những quyền con người, quyền tự nhiên nào được Nhà
nước thừa nhận, được Nhà nước bảo vệ thì mới trở thành quyền công dân => quyền công dân chỉ là một
số quyền con người nào được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ). Vì các nước xã hội chủ nghĩa họ cho rằng
không có gì tự nhiên, mình sinh ra có quyền đó là đúng nhưng Nhà nước thừa nhận quyền và bảo vệ
quyền nào quy định trong Hiến pháp như thế nào thì nó mới có ý nghĩa.
- Từ 1945 đến 1990 (Liên Xô và Đông Âu sụp đổ):
Trong giai đoạn này sự phát triển của Hiến pháp đã mang tính toàn cầu, Hiến pháp không còn là
sản phẩm riêng của một quốc gia nào nữa mà các quốc gia đều có Hiến pháp trong giai đoạn này vì cuộc
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước Á Phi, Mỹ La-tinh đã giành thắng lợi cho nên nhiều quốc gia
độc lập ra đời nó được cổ vũ bởi cuộc cách mạng tháng 8 của Việt Nam cho nên các quốc gia đã lần lượt
ban hành cho mình các bản Hiến pháp dân chủ (ở Châu Âu Hiến pháp ra đời gắn với cách mạng tư sản,
còn ở các nước Á Phi và Mỹ La-tinh Hiến pháp ra đời gắn liền với cách mạng giải phóng dân tộc);
- Từ 1990 cho đến nay:
Kể từ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì các quốc gia vẫn tuyên bố và kiên định mục tiêu xây dựng
xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Cuba, Lào,… thật ra đã có sự điều chỉnh trong Hiến pháp
của mình để thích nghi với tình hình mới. Ví dụ bản Hiến pháp 1982 của Trung Quốc và Hiến pháp 1992,
2013 của Việt Nam thì đã không còn đặc sệt chất xã hội chủ nghĩa như trước đó nữa mà đã có sự điều
chỉnh và tiếp thu kinh nghiệm lập hiến của các nước. Trong khi đó nền lập hiến của nhân loại trong mấy
chục năm vẫn tiếp tục không ngừng được điều chỉnh, cập nhật theo những xu hướng chung sau
đây:
+ Phạm trù nhân quyền luôn luôn được các bản Hiến pháp cập nhật, mở rộng và đến nay thì vấn
đề nhân quyền này đã tiến đến thế hệ thứ 3 của vấn đề nhân quyền (vấn đề nhân quyền của nhân loại
người ta xác định có 3 thế hệ: thế hệ thứ nhất của nhân quyền là các quyền về dân sự, chính trị; thế hệ
thứ 2 là các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội; thế thứ 3 ngày nay là các quyền mới được cập nhật như
quyền được sống trong môi trường trong lành, hiến mô, hiến xác bộ phận cơ thể vì mục đích y học, y
10
khoa, quyền của những người thuộc giới tính thứ 3, quyền được chết một cách nhân đạo, quyền được bỏ
án tử hình,…);
+ Các bản Hiến pháp đều hướng tới tập trung xây dựng một chính phủ mạnh, một tổng thống
mạnh, một thủ tướng mạnh tức khuynh hướng của thế giới hiện nay là người ta không còn tập trung xây
dựng Nghị viện mạnh nữa mà tập trung quyền hành pháp cho chính Phủ (thời kỳ hoàng kim của Nghị
viện đã chấm dứt);
+ Các nước trên thế giới đều hướng đến xây dựng mô hình tự quản địa phương – là sự phân
quyền triệt để giữa Trung ương và địa phương (phân quyền của Mongtesquien là theo chiều ngang – tức
là phân quyền giữa 3 nhánh quyền lực lập pháp hành pháp tư pháp ở Trung ương không nhưng mà trong
khoa học ngày nay người ta đòi hỏi không chỉ sự phân quyền theo chiều ngang mà còn ở sự phân quyền
theo chiều dọc trên – dưới, cấp trên – cấp dưới, Trung ương – địa phương vẫn phải có sự phân quyền và
có sự giám sát chéo lẫn nhau);
+ Nhân loại không chỉ quan tâm đến việc xây dựng bản Hiến pháp tốt, chất lượng (bởi vì bây giờ
để xây dựng một bản Hiến pháp tốt là dễ vì đã có bài văn mẫu hết rồi: ví dụ muốn theo chính thể đại nghị
thì dựa vào Hiến pháp nước Đức, Cộng hòa hỗn hợp thì dựa vào Hiến pháp 1958 của Pháp,…) mà nhân
loại đặc biệt quan tâm là phải có một cơ chế hữu hiệu để bảo vệ Hiến pháp bởi vì viết được một bản Hiến
pháp tốt, có chất lượng nhưng thực hiện không đến đâu và không bảo vệ Hiến pháp thì cũng tốn tiền, tốn
sức, quy định xong nhưng thực hiện sai hoặc không ai làm theo thì Hiến pháp cũng không còn ý nghĩa
gì.
Liên quan đến Hiến pháp 1982 của Trung Quốc?
Nói đến việc ở Trung Quốc mặc dù đến 1990 Liên Xô mới sụp đổ nhưng 1980 thời kỳ cường thịnh
của Liên Xô. 1977 ông tổng bí thư của Liên Xô công bố với thế giới là Liên Xô đã xây dựng thành công
xã hội chủ nghĩa xã hội và tiến lên chủ nghĩa cộng sản và trong đó rất nhiều nước (có Việt Nam) đã khen
Liên Xô và nói sẽ đi theo. Nhưng ở Trung Quốc ông Đặng Tiểu Bình (ông là người có tầm nhìn rất là xa)
khi lúc Liên Xô công bố như vậy ông cũng khen nhưng ông vẫn nhìn thấu được cách làm của Liên Xô
nhiều nguy cơ và không trụ được lâu. Nên từ 1980 ông đã chỉ đạo Trung Quốc xây dựng Hiến pháp mới
và Đặng Tiểu Bình đã âm thầm bắt tay với Mỹ để mượn khoa học của Mỹ để canh tân phát triển Trung
Quốc. Ông là người nổi tiếng với lý thuyết “2 con mèo – mèo trắng, mèo đen mèo nào bắt chuột được
cũng là mèo) đối với ông không cần biết chủ nghĩa xã hội (Liên Xô) hay chủ nghĩa tư bản (Mỹ) miễn có
lợi cho Trung Quốc là được => từ lúc Liên Xô còn mạnh ông đã canh tân đổi mới chứ không đợi lúc Liên
Xô sụp rồi mới điều chỉnh cho nên sau này khi Liên Xô, Đông Âu sụp đổ thì Trung Quốc không bị ảnh
hưởng nhiều.

11
6. Các dấu hiệu đặc trưng của một bản Hiến pháp (cơ sở để phân biệt giữa Hiến pháp với thường
luật bởi vì Hiến pháp có những đặc trưng mà thường luật không có được):
Đặc trưng thứ nhất: đặc trưng về mặt chủ thể ban hành:
Như đã đề cập ở mục trước thì một trong những sự khác biệt quan trọng và đầu tiên giữa Hiến pháp
với thường luật ở chỗ: nếu như thường luật được quan niệm là ý chí của Nhà nước, là công cụ trong tay
của Nhà nước để quản lý dân chúng như đặt ra bộ luật Hình sự để trừng trị những kẻ phạm tội cho nên
BLHS đó là ý chí của Nhà nước. Vì vậy, quyền lập pháp bao giờ cũng thuộc về các cơ quan Nhà nước
(ban hành ra BLHS, DS là do Quốc hội ban hành,…). Còn Hiến pháp phải được quan niệm là ý chí của
người dân và là công cụ trong tay của người dân để kiểm soát nhà cầm quyền vì nó là một bản hợp đồng,
một bản khế ước. Vì vậy, quyền lập hiến phải thuộc về nhân dân.
Để quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì kinh nghiệm lập hiến của nhân loại đã chỉ ra rằng là
Hiến pháp chỉ có thể thông qua bằng một trong hai cách sau:
- Hiến pháp được thông qua bằng một cuộc trưng cầu dân ý: bằng cách này Nhà nước chỉ xây
dựng một dự thảo Hiến pháp rồi dự thảo này phải đem ra toàn dân bỏ phiếu. Vì toàn dân bỏ phiếu như là
đặt bút ký vào bản hợp đồng này. Và trong cuộc bỏ phiếu trưng cầu dân ý nếu như thu được quá nửa số
phiếu hợp lệ thì Hiến pháp này mới chính thức có hiệu lực còn nếu trưng cầu dân ý không thu được quá
nửa số phiếu hợp lệ thì bản Hiến pháp này phải sửa đổi thậm phí phải thay đổi bằng một bản Hiến pháp
mới cho đến khi nào dân thông qua với tỷ lệ quá nửa số phiếu hợp lệ => đây là cách thể hiện rõ nét dân
chủ nhất, thể hiện rõ ý chí của người dân và Nhà nước không áp đặt trong cuộc trưng cầu dân ý này và
quyền lập hiến cũng thuộc về nhân dân. Và trên thế giới bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua con
đường này là Hiến pháp 1958 của Pháp – đây là bản Hiến pháp đầu tiên trên thế giới đem ra trưng cầu
dân ý toàn thể nhân dân cộng hòa Pháp. Và sau này các bản Hiến pháp khác Hiến pháp 1993 của Nga,
Hiến pháp 1978 của Tây Ban Nha,…thì hầu như những bản Hiến pháp ra đời trong mấy chục năm gần
đây thì nếu có điều kiện sẽ tổ chức trưng cầu dân ý toàn dân đi bỏ phiếu. Tuy nhiên, trưng cầu dân ý này
được ví như “một món ăn ngon” vì có tiền mới ăn ngon được cũng như trưng cầu dân ý muốn thành công
thì phải kèm theo điều kiện: trình độ dân trí của quốc gia đó phải cao – khi trưng cầu dân ý thì người dân
phải hiểu chủ nghĩa lập hiến là gì?, Rutxô là ai?,… vì có hiểu biết thì mình mới bỏ phiếu chính xác được;
giao thông phải thuận lợi và phải có tiền vì tổ chức ở tầm quốc gia nên tốn rất là tốn kém.
- Nếu quốc gia nào không có đủ điều kiện để trưng cầu dân ý thì còn có cách thứ 2 là dân bầu ra
một Quốc hội lập hiến. Vì nhiều người dân nên không thể cùng nhau làm Hiến pháp thì một trăm triệu
người dân đó sẽ bầu ra những người chuyên gia, có quy tín, hiểu biết để thay mặt Quốc hội lập hiến này
làm ra bản Hiến pháp cho nhân dân. Và khi Quốc hội thay mặt dân làm ra Hiến pháp thì yêu cầu đặt ra
là Quốc hội này làm xong Hiến pháp phải bị giải tán bởi vì quyền lập hiến là của dân và dân ủy thác cho
Quốc hội thay mặt dân làm Hiến pháp nên làm xong Hiến pháp phải giải tán. Và khi Quốc hội lập hiến
này giải tán thì trên cơ sở Hiến pháp người dân sẽ đi bầu ra Quốc hội khác gọi là Quốc hội lập pháp và
Quốc hội này chỉ có chức năng làm ra thường luật (ban hành luật HS, DS,…). Hai Quốc hội này phải
12
tách bạch với nhau, phải có Quốc hội lập hiến riêng và Quốc hội lập pháp riêng. Các quốc gia trên thế
giới đều khuyến cáo rằng không nên áp dụng mô hình Quốc hội vừa lập hiến và vừa lập pháp – tức một
cơ quan vừa làm ra Hiến pháp vừa làm ra thường luật ví dụ như Việt Nam. Bởi vì, Quốc hội vừa lập
hiến vừa lập pháp có 2 nguy cơ lớn:
+ Chúng ta đặt Quốc hội tức đặt Nhà nước cao hơn Hiến pháp (vì Quốc hội là một cơ quan Nhà
nước) => Hiến pháp không thể nào kiểm soát được Nhà nước. Đó là lý sao nếu áp dụng mô hình Quốc
hội vừa lập hiến và lập pháp thì bao giờ Quốc hội cũng toàn quyền, Quốc hội tối cáo và Quốc hội không
bị kiểm soát.
+ Đặt thường luật ở một hệ cấp tương đương Hiến pháp => nguy cơ quan trọng đó là không thể
có một cơ quan để bảo vệ Hiến pháp một cách hiệu quả. Bởi vì Quốc hội làm Hiến pháp nhưng lại ban
hành thường luật trái với Hiến pháp thì Quốc hội sẽ có thể sửa Hiến pháp sao cho phù hợp với thường
luật (cho nên ở Việt Nam một trong những cái vướng mà mình không thể thành lập được một cơ quan
bảo hiến chuyên trách đó là để cho Quốc hội tối cao và giành cho mình quyền lập hiến) => chúng ta đã
vô tình đánh đồng Hiến pháp với thường luật đều do Quốc hội làm và sửa => vô tình biến Hiến pháp trở
thành công cụ trong tay Nhà nước để quản lý dân => cho nên ở Việt Nam mới có cách hiểu là toàn dân
tuân theo Hiến pháp mà thật ra Hiến pháp chỉ dành cho cán bộ, công chức Nhà nước tôn trọng và tuân
theo vì Hiến pháp là để giới hạn, kiểm soát nhà cầm quyền.
Đặc trưng thứ 2: Thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp:
Đa số các quốc gia trên thế giới đều quan niệm rằng thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp càng làm
sao càng phức tạp, khó khăn, càng nhiêu khê (ròm gà rối rắm) thì càng tốt. Bởi lẽ, nếu sửa đổi Hiến pháp
dễ dàng, hờ hợt thì các nhà cầm quyền sẽ lợi dụng việc sửa Hiến pháp để củng cố quyền lực và mưu toan
quyền lực cho bản thân (vì Hiến pháp là văn bản ấn định quyền lực ở trong đó mà muốn sửa khi nào thì
sửa thì nhà cầm quyền sẽ tìm cách để gia tăng quyền lực). Nhìn chung, trên thế giới ngày nay là có 4
cách sửa Hiến pháp được sắp xếp theo độ khó tăng dần:
- Cách 1 (dễ dãi, hờ hợt): Việc sửa Hiến pháp này giao cho Nghị viện/Quốc hội được toàn quyền
sửa Hiến pháp. Như vậy, Nghị viện/Quốc hội vừa có quyền sửa Hiến pháp vừa có quyền sửa thường luật
và chỉ có một sự phân biệt nho nhỏ không đáng kể đó là: muốn sửa Hiến pháp thì phải được ít nhất 2/3
hoặc ¾ nghị sĩ đồng ý,còn muốn sửa thường luật thì chỉ cần quá nửa đồng ý là được => tỷ lệ thấp hơn
sửa Hiến pháp. Ví dụ: tiêu biểu cho cách này đó là Việt Nam, Trung Quốc, Cuba, Lào,… đa phần là các
nước trong khối xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, cũng còn nhiều nước khác nữa như Ấn Độ, đặc biệt là Cộng
hòa LB Đức. Hiện nay ở Đức và Ấn Độ cũng giao việc sửa Hiến pháp cho Nghị viện => cần phải lưu ý
dù hai nước này có cách sửa Hiến pháp giống với Việt Nam ta nhưng xét kỹ thì nó vẫn được xếp
vào loại khó hơn Việt Nam rất nhiều lần. Bởi vì:
+ Đức và Ấn Độ tổ chức Nghị viện theo mô hình thượng viện và hạ viện. Và việc sửa Hiến pháp
phải được cả hai viện đồng ý (đưa ra hạ viện ¾ hoặc 2/3 đồng ý; đưa lên thượng viện 2/3 hoặc ¾ đồng
ý). Còn Việt Nam, Trung Quốc mô hình đơn viện (chỉ có một Quốc hội duy nhất đưa ra được 2/3 đồng ý
13
là được). Như vậy, nếu xét ở ý này thì cách sửa Hiến pháp của Đức và Ấn Độ cũng khó gấp đôi Việt
Nam vì coi như nó phải biểu quyết 2 vòng ở 2 cơ quan khác nhau còn Việt Nam chỉ có vòng một thôi.
+ Nghị Viện ở Đức và Ấn Độ là một Nghị viện đa Đảng, phức tạp, không có Đảng nổi trội => vì
không có Đảng nổi trội cho nên không có Đảng nào chiếm được 51% (quá bán) số ghế trong Nghị viện
trở lên và các nghị sĩ của Đảng nào chỉ bỏ phiếu cho Đảng đó=> cho nên để có được sự nhất trí ít nhất
của 2/3 tổng số nghị sĩ là một điều không tưởng. Trong khi Quốc hội Việt Nam, Trung Quốc là Quốc hội
của một Đảng duy nhất (hơn 95% ĐBQH là Đảng viên) => phải nói và làm theo nghị quyết của Đảng =>
để mà tìm kiếm 2/3 đồng ý là rất dễ dàng. Nói tóm lại, hiện nay trên thế giới thì cách sửa Hiến pháp của
Việt Nam ta bị xếp vào dễ nhất, hờ hợt.
- Cách hai (hơi khó): Việc sửa đổi Hiến pháp được tiến hành theo thủ tục bầu cử xen kẽ bỏ phiếu
hai dòng. Tiêu biểu cho cách này: Bỉ, Argentina. Ví dụ Hiến pháp của Bỉ quy định như sau: Nghị viện
đương nhiệm của Bỉ muốn sửa Hiến pháp thì chỉ được lập một Ủy ban để dự thảo những điều sửa đổi.
Sau khi đã có dự thảo sửa Hiến pháp thì Nghị viện của Bỉ sẽ bị giải tán trước thời hạn và nước Bỉ sẽ tiến
hành tổng tuyển cử bầu ra Nghị viện mới (thượng viện và hạ viện mới). Và dự thảo sửa Hiến pháp sẽ
được đem ra thông qua ở thượng viện và hạ viện mới (thông qua với tỷ lệ ít nhất 2/3 mỗi viện đồng ý).
Quy định này muốn nói lên là Nghị viện muốn sửa Hiến pháp phải cẩn thận bởi vì nó phải gánh chịu một
hậu quả là giải tán trước hạn. Và Hiến pháp có sửa thì cũng sửa cho Nghị viện sau chứ không phải sửa
cho nó => cho nên Nghị viện có tham vọng sửa Hiến pháp để trao cho mình quyền hạn thì cũng không
có ý nghĩa gì.
- Cách ba (khó): tiêu biểu cho cách là Pháp, Chilê quy định: việc sửa Hiến pháp được thực hiện
bởi một quy trình phức tạp tại Nghị viện, có thể đem ra trưng cầu dân ý. Ví dụ Hiến pháp 1958 của Pháp
quy định: muốn sửa Hiến pháp thì phải được ít nhất 3/5 thành viên của mỗi viện Cộng hòa Pháp đồng ý.
Nếu không đạt được tỷ lệ này mà vẫn muốn sửa Hiến pháp thì phải đem ra trưng cầu dân ý (Nước Pháp
là quốc gia đa Đảng, không có Đảng nổi trội cho nên tìm được quá nửa (51%) số phiếu đồng ý của mỗi
viện là đã khó => tìm 60% trở lên (3/5) là một điều không tưởng ở Pháp => hầu như muốn sửa Hiến pháp
gần đây ở Pháp đều đem ra trưng cầu dân ý).
- Cách bốn (cực kỳ khó): muốn sửa một bất cứ một câu, một chữ, một từ nào trong Hiến pháp,
sửa một dấu chấm, dấu phẩy đều phải đem ra trưng cầu dân ý. Tiêu biểu cho cách này là khá nhiều nước
như: Nhật Bản ở Châu Á, Ôxtrâylia ở Châu Úc, New Zealand; còn ở Châu Âu có nhiều nước như Na Uy,
Thụy Điển, Phần Lan, Tây Ban Nha, Bồ Đồ Nha, Đan Mạch,…
Thậm chí, có những quốc gia tuy không trưng cầu dân ý trong việc sửa Hiến pháp nhưng thủ
tục sửa Hiến pháp của quốc giá đó được xếp có độ khó tương đương trưng cầu dân ý (theo Thầy
xếp thì khó hơn trưng cầu) tiêu biểu cho ví dụ này Hiến pháp Mỹ 1787. Tại sao? Vì Hiến pháp Mỹ
1787 muốn sửa Hiến pháp phải có 3 điều kiện cần và đủ. Ví dụ: Hiến Mỹ quy định là làm tổng thống
không quá hai nhiệm kỳ liên lục và không quá 10 năm (một nhiệm kỳ tổng thống có 4 năm) và ông

14
Donald Trump muốn làm tổng thống thêm và muốn sửa Hiến pháp thành 5, 6 năm để duy trì quyền lực
thêm 1, 2 năm rất khó. Về cơ bản, ông phải trải qua 3 ải:
+ Ít nhất 2/3 hạ nghị sĩ của Mỹ đồng ý (Hạ viện Mỹ 435 nghị sĩ, nghị sĩ nào cũng ham nói, thích
tranh luận, ồn ào vì hạ viện quá đông nhưng nhiệm kỳ hạ viện ngắn chỉ có 2 năm. Mà hạ viện ghi lại từng
phút, từng giây tại hạ viện từng nghị sĩ phát biểu bao lâu. Đến hết nhiệm kỳ hai năm công bố cho cử tri
Mỹ biết trong 2 năm đó ông nghị sĩ ở bang đó phát biểu ở nghị trường bao nhiêu phút, ngoài ra còn thống
kê bao nhiêu lời phát biểu có giá trị được tiếp thu và nâng lên thành luật, còn bao nhiêu lời phát biểu nói
cho có => cử tri Mỹ sẽ nhìn vào đó để đánh giá hiệu quả và quyết định có bỏ phiếu cho nghị sĩ đó hay
không cho nên các nghị sĩ sẽ tranh thủ nói. Đồng thời, các nghị sĩ ở hạ viện còn trẻ, còn sức để tranh
luận). Và nghị sĩ không sợ tổng thống vì đa phần khác Đảng với tổng thống, hạ nghị sĩ với tổng thống
chuyện ai nấy làm, không có mối quan hệ nào nên họ không sợ tổng thống.
+ Giả sử việc sửa Hiến pháp này được đưa lên thượng viện và phải thuyết phục được ít nhất 2/3
thượng nghị sĩ của Mỹ đồng ý (thượng viện có 100 người, đặc điểm không thèm nói bởi vì đa số là người
lớn tuổi nói không nổi, quá ít thành viên nhưng nhiệm kỳ tới 6 năm => cho nên dưỡng sức không nói nổi.
Tuy thượng nghị sĩ Mỹ không thèm nói nhưng thượng nghị sĩ Mỹ nổi tiếng là những con người rất khó
thuyết phục, xin một phiếu đồng ý rất là khó).
+ Giả sử sau khi được hạ và thượng viện đồng ý thì sẽ đem về cho 50 tiểu bang (phải được ít
nhất ¾ (37 tiểu bang) đồng ý và mỗi một tiểu bang như vậy có thương và hạ viện riêng. Khi được 37
đồng ý thì mới được sửa Hiến pháp.
(thà như vậy thì đem ra trưng cầu dân ý còn hơn vì đem ra trưng cầu dân ý khi mà dân chúng bình
dân học vụ, dễ thuyết phục và mình là tổng thống người có quyền lực dễ quản lý và qua mặt được người
dân còn mấy người trong hạ nghị viện là những người tri thức khó dụ dỗ).
Đặc trưng thứ 3: Hiệu lực của một bản Hiến pháp:
Hiến pháp phải luôn được tôn vinh là một đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất mặc dù nó là một
đạo luật ra đời muộn màng. Và tính tối cao của Hiến pháp là được thể hiện trên cả hai phương diện
sau đây:
- Nó được thể hiện trong hệ thống pháp luật: Hiến pháp luật được coi là đạo luật gốc, luật mẹ,
luật cơ bản và là xương sống cho toàn bộ hệ thống pháp luật của một quốc gia => tất cả các văn bản pháp
luật khác gọi chung là thường luật phải hợp hiến (ngay cả một đạo luật do Quốc hội ban hành cũng phải
hợp hiến - điều đó có nghĩa là không thể đặt một đạo luật do Quốc hội ban hành ngang hàng với Hiến
pháp được).

15
Tại sao Hiến pháp ra đời muộn hơn Luật Hình Sự, Luật Dân Sự nó chỉ ra vào thế kỷ 17 gắn
liền với CMTS mới có Hiến pháp nhưng sau khi ra đời lại đòi những luật khác có tuổi đời cao hơn
phải phù hợp với Hiến pháp phải tôn vinh Hiến pháp là tối cao? Để lý giải vấn đề này thì người ta
cho rằng Hiến pháp là một văn bản để ghi nhận và bảo vệ nhân quyền - mà nhân quyền là một luật tự
nhiên, luật đời. Nên vì vậy Hiến pháp người ta cũng ví nó như là một loại luật của tự nhiên và luật đời.
Mà luật của tự nhiên, luật đời thì nó phải có giá trị hơn những luật do Nhà nước ban hành đó là những ý
chí chủ quan của nhà cầm quyền.
- Tính tối cao của Hiến pháp trong đời sống xã hội: tất cả các chủ thể trong đời sống xã hội (cho
dù chủ thể đó là ai và quyền lực đến đâu) thì đều phải tuân thủ Hiến pháp và nghiêm chỉnh chấp hành
Hiến pháp. Đã là một xã hội dân chủ và một Nhà nước pháp quyền thì dấu hiệu đầu tiên là Hiến pháp
phải tối thượng. Không có một chủ thể nào được đặt cao hơn Hiến pháp và đặt ngang hàng với Hiến
pháp hay đặt ngoài sự điều chỉnh của Hiến pháp - đó là yêu của của một xã hội dân chủ và một Nhà nước
pháp quyền. Đó là lý sao vì sao thế giới khuyến cáo không nên áp dụng Quốc hội vừa lập hiến vừa lập
pháp vì lúc đó mình đặt Quốc hội cao hơn Hiến pháp, mình đặt thường luật ngang hàng với Hiến pháp
thì khó có thể nói đến dân chủ và pháp quyền được. Và đó cũng là lý do tại sao thế giới trong khoảng
100 năm trở lại đây người ta từ bỏ lý thuyết "Nghị viện tối cao" bởi vì Nghị viện tối cao sẽ xa lạ với dân
chủ và pháp quyền.
❖ Lưu ý: Đa số các nước trên thế giới đều quan niệm rằng tính tối cao của Hiến pháp là một
sự thật hiển nhiên, là một chân lý. Vì vậy, Hiến pháp không cần dành ra một điều khoản nào quy định
về vấn đề này vì nói đến Hiến pháp ai cũng nghĩ nói là luật tự nhiên, luật đời. Trên thực tế, thì kinh
nghiệm lập hiến của nhân loại đã chỉ ra rằng Hiến pháp có thật sự tối cao hay không là nó phụ thuộc
vào ba yếu tố sau đây: (ba yếu tố sau đây là quyết định Hiến pháp có tối cao hay không? chứ không phụ
thuộc vào bản Hiến pháp đó nó có quy định nó tối cao hay không):
- Quyền lập hiến thuộc về ai? nếu quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì Hiến pháp sẽ tối cao,
còn quyền lập hiến thuộc về Quốc Hội thuộc về Nhà nước thì lúc đó Nhà nước sẽ tối cao.
- Thủ tục sửa đổi Hiến pháp có khó khăn phức tạp hay không? càng phức tạp, càng khó khăn
thì Hiến pháp sẽ tối cao và ngược lại sửa Hiến pháp dễ dãi, hờ hợt thì Hiến pháp sẽ bị sửa hoài.
- Phải có một cơ chế bảo hiến hữu hiệu: phải có cơ quan để xử lý những văn bản vi hiến và
những hành vi vi hiến thì nó mới quyết định Hiến pháp có tối cao hay không.

16
7. Phân loại Hiến pháp như thế nào?
Thì những tiêu chí khác nhau sẽ có những cách phân loại khác nhau:
- Căn cứ vào nội dung của các bản Hiến pháp thì có thể chia Hiến pháp thành hai loại: Hiến
pháp cổ điển và Hiến pháp hiện đại.
Đáng lẽ ra phải căn cứ vào thời điểm của Hiến pháp mới chia thành cổ điển và hiện đại nhưng
trên thực tế lại căn cứ vào nội dung. Tại sao?
Bởi vì:
+ Hiến pháp cổ điển là Hiến pháp chỉ quy định 2 nội dung nguyên thủy là nhân quyền và phân
quyền.
+Hiến pháp hiện đại là những bản Hiến pháp nào ngoài quy định 2 nội dung trên còn quy định
thêm các vấn đề về kinh tế, văn hóa, xã hội thì sẽ được xếp vào Hiến pháp hiện đại.
Ví dụ: Bản Hiến pháp ban hành cách đây 100 năm nhưng trong nội dung có quy định về kinh tế,
văn hóa, xã hội thì người ta vẫn xếp nó là hiện đại. Nhưng có một bản Hiến pháp mới ban hành nhưng
trong nội dung của nó chỉ nhân quyền và phân quyền thì nó vẫn được coi là Hiến pháp cổ điển.
=> Đó là lý do vì sao người ta căn cứ vào nội dung để chia thành cổ điển và hiện đại.
- Căn cứ vào hình thức cấu trúc của Nhà nước thì người ta sẽ chia thành hai loại:
Hiến pháp liên bang và Hiến pháp tiểu bang. Đối với những Nhà nước liên bang thì nó có hai loại
Hiến pháp: một bản Hiến pháp dành chung cho cả Liên bang và mỗi một tiểu bang thì có một Hiến pháp
riêng như Đức, Mỹ,...
- Căn cứ vào thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp thì người ta chia thành: Hiến pháp cương tính
(sửa đổi, bổ sung phức tạp, nhiêu khê) và Hiến pháp nhu tính (sửa đổi, bổ sung hờ hợt, dễ dãi).
Theo em, Hiến pháp Việt Nam là cương tính hay nhu tính? Việt Nam bảo rằng Hiến pháp của
mình là cương tính vì thủ tục sửa Hiến pháp của mình có khó hơn thường luật (muốn sửa Hiến pháp phải
ít nhất 2/3 đồng ý còn sửa thường luật chỉ cần quá bán đồng ý). Nhưng thế giới bảo rằng có sự phân biệt
nhưng nó không đáng kể vì Việt Nam làm gì cũng nhất trí cao, Quốc Hội là một viện, 1 Đảng lãnh đạo
nên để đạt được tỷ lệ đó là bình thường nên Hiến pháp mình là nhu tính.
- Căn cứ vào chế độ chính trị thì người ta chia thành 2 loại: Hiến pháp xã hội chủ nghĩa và
Hiến pháp tư bản (sự khác nhau của hai loại Hiến pháp này ở phần trên).
- Căn cứ vào hình thức các bản Hiến pháp (đây là tiêu chí phân loại quan trọng nhất) thì người
ta chia Hiến pháp thành hai loại: Hiến pháp thành văn và Hiến pháp không thành văn.
+ Hiến pháp thành văn: đa số các nước trên thế giới đều có Hiến pháp thành văn tiêu biểu cho
Hiến pháp thành văn là Hiến pháp Mỹ 1787, Hiến pháp Đức 1949, Hiến pháp Pháp 1958 - đây là những
bài văn mẫu để làm Hiến pháp trên thế giới. Hiến pháp thành pháp là tất cả những vấn đề thuộc nội dung
cơ bản, nguyên thủy của một bản Hiến pháp (nhân quyền và phân quyền) đều được tập trung quy định
trong một văn bản pháp luật duy nhất mang tên là Hiến pháp. Tức là hệ thống pháp luật trong các quốc

17
gia này bên cạnh BLDS, BLHS thì có một văn bản mang tên là Hiến pháp thì trong Hiến pháp quy định
tất cả các vấn đề về nhân quyền và phân chia quyền lực để bảo vệ nhân quyền.
+ Hiến pháp không thành văn: đây là một loại Hiến pháp rất là đặc biệt. Tiêu biểu cho Hiến
pháp không thành văn là Vương quốc Anh và một vài nước trên thế giới như OMan, Libi. Hiến pháp
không thành văn là những vấn đề cơ bản, nguyên thủy của một bản Hiến pháp (nhân quyền và phân
quyền) thì không được tập trung quy định trong một văn bản duy nhất mang tên là Hiến pháp mà được
quy định một cách rải rác trong rất nhiều nguồn khác nhau của pháp luật. Tức là ở các quốc gia này ta
không tìm thấy một văn bản nào mang tên là Hiến pháp. Cụ thể Hiến pháp không thành văn của
Vương quốc Anh thì nó bao gồm 2 nguồn chính sau đây:
• Phần thành văn: tất cả những Hiến chương và đạo luật thường mà có quy định về quyền
con người, về tổ chức bộ máy nhà nước thì sẽ hợp thành cái phần thành văn trong Hiến pháp không thành
văn của Anh.
Ví dụ: Hiến chương tự do 1215 là một văn bản có tác dụng hạn chế quyền lực của Nhà vua
và Nhà vua đã thừa nhận quyền cai trị và quyền tự quản của các lãnh địa. Tức là từ 1215 đầu thứ kỷ 13
những nam tước, bá tước cai quản các lãnh thổ đã ép Nhà vua ký Hiến chương này để trao cho họ những
quyền tự quản trong việc cai trị các lãnh địa. Và vì văn bản này nó có mục đích hạn chế quyền lực của
Nhà vua cho nên văn bản được coi là mang tính Hiến pháp đầu tiên trên thế giới và nó được coi là phần
thành văn trong Hiến pháp không thành văn của Anh. Ngoài Hiến chương này còn có thể kể đến như
Luật Nghị viện 1911, 1949 là sự xác lập ưu thế Hạ viện Anh so với Thượng viện nó quy định về tổ chức
và hoạt động của bộ máy Anh cho nên nó được coi là một phần thành văn trong Hiến pháp Anh; Luật
bầu cử 1925 quy định về quyền bầu cử của công dân là quyền rất là quan trọng (là nhân quyền) cho nó
cũng được coi là một phần thành văn trong Hiến pháp không thành văn của Anh.
• Phần không thành văn: là những tập tục chính trị mang tính Hiến pháp (tập tục chính trị
là gì? là những thói quen sinh hoạt chính trị hằng ngày được lặp đi lặp lại mà những điều này không được
quy định ở đâu cả). Điều đặc biệt là Vương quốc Anh hiện nay là theo chính thể "Thủ tướng chế" và vì
vậy Thủ tướng được coi là trung tâm trên vũ đài chính trị và trung tâm trong bộ máy Nhà nước của Anh
quốc (Thủ tướng là nhân vật quan trọng nhất, Nữ hoàng chỉ được quan niệm là bình bông trưng bày trên
bàn cờ chính trị) => Toàn bộ những vấn đề liên quan đến Thủ tướng và nội các (các Bộ trưởng) đều được
điều chỉnh bởi những tập tục chính trị không thành văn mà không được điều chỉnh bằng luật lệ thành văn.
Điều này có nghĩa là Hiến pháp Anh trọng cái không thành văn hơn cái thành văn (tập tục chính trị vẫn
chiếm ưu thế vì trung tâm, quyền năng trong bộ máy Nhà nước được điều chỉnh bởi cái không thành
văn).

18
Ví dụ 1: Cách thành lập thủ tướng: ở Anh hiện nay Thủ tướng nữ hoàng/ hoàng đế ký quyết
định bổ nhiệm và hoàng đế chỉ bổ nhiệm Chủ tịch của Đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện Anh làm Thủ
tướng (hạ viện Anh có 659 ghế và cứ 5 năm/ lần sẽ tiến hành bầu cử. Nước Anh có hai Đảng là Công
Đảng và Đảng Bảo Thủ và Đảng nào chiếm được quá nửa số ghế trong hạ viện thì hoàng đế sẽ bổ nhiệm
Chủ tịch của Đảng đó làm Thủ tướng) => Như vậy, thực chất là Thủ tướng Anh là do dân Anh chọn (vì
người Anh bỏ phiếu cho Đảng nào thì là muốn chủ tịch của Đảng đó làm Thủ tướng) còn hoàng đế chỉ
hợp thức hóa lựa chọn của người Anh => Điều này không được quy định ở đâu hết mà điều này là một
tập tục chính trị ở Anh từ giữa thế kỷ 18 đến nay bởi vì đây là một chân lý, một xu hướng đúng trong xã
hội dân chủ.
Ví dụ 2: Ở nước Anh khi mà hạ viện Anh tuyên bố bất tín nhiệm Thủ tướng thì Thủ tướng và
toàn bộ nội các phải nộp đơn lên nữ hoàng để xin từ chức và điều này cũng không quy định ở đâu vì Thủ
tướng hiểu rằng cái lý do mình được ngồi ghế Thủ tướng là bởi vì Đảng mình chiếm được đa số ghế và
mình được niềm tin số đông, mình được hạ viện bầu nhưng trong quá trình làm việc Thủ tướng đánh mất
niềm tin đối với hạ viện mà niềm tin không còn nên Thủ tướng phải từ chức.
8. Vì sao nước Anh được coi là quê hương của dân chủ, CMTS, quê hương của các chính thể,
nguồn cảm hứng để Mongtesquien và Rutxô để viết ra tác phẩm kinh điển nhưng nước Anh không
viết một bản Hiến pháp thành văn mà có Hiến pháp không thành văn đến ngày nay? Điều này được
lý giải bởi nhiều góc độ như sau:
- Đứng dưới góc độ lịch sử của dân tộc Anh:
Các chuyên gia cho rằng lịch sử lập hiến của nhân loại đã chứng minh rằng là Hiến pháp thành văn
nó chỉ được viết nên và ra đời gắn liền với những cái sự kiện lịch sử chấn động hay những biến cố lịch
sử lớn lao, có ý nghĩa đối với mỗi quốc gia dân tộc => thường gắn liền với cuộc CMTS hoặc cách mạng
giải phóng dân tộc (có nghĩa là khi một dân tộc nào đó làm nên CMTS, lật đổ được chế độ phong kiến
thì sẽ viết Hiến pháp thành văn hoặc dân tộc nào đó làm được cách mạng giải phóng dân tộc như Việt
Nam - trong cách mạng tháng 8 chúng ta đã giành được độc lập và khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa. Sau đó, chúng ta viết Hiến pháp 1946 như bản Hiến pháp này gắn liền với cách mạng giải
phóng dân tộc của Việt Nam; hoặc Hoa Kỳ cuộc CMTS thành công và lập nên Hợp chúng quốc Hoa Kỳ
và ngày nên nước Mỹ cũng là ngày viết nên Hiến pháp thành văn). Trong khi đó lịch sử của Anh quốc từ
thế kỷ 13 cho đến nay là một lịch sử 800 năm vô cùng êm ái và nhẹ nhàng, không có những biến cố và
những chấn động gì to lớn cả: từ thế kỷ 13 nước Anh đã xuất hiện những mầm mống về dân chủ (đó là
Hiến chương tự do, đã có mầm mống của Nghị Viện) => những mầm mống này đã ươm mầm và đã dần
dần phát triển, đâm chồi nảy lộc những 400 năm đến thế kỷ 17 thì CMTS Anh đã nổ ra => Vào 1963 thì
giai cấp tư sản đã giành thắng lợi, thiết lập nền cộng hòa và Vua Charles đã bị đưa lên đoạn đầu đài (Vua
Anh đã bị chết). Và có thể nói đây là giai đoạn cao trào, biến cố dữ dội nhất trong lịch sử 800 năm của
Anh quốc.

19
=> Công bằng mà nói thì khi thiết lập nền cộng hòa thì ông Crôm Oen (người lãnh đạo quân đội
Nghị viện và đã đem Charles lên đoạn đầu đài) đã có ý định viết cho người Anh một bản Hiến pháp thành
văn bởi vì nền cộng hòa đã được thiết lập. Tuy nhiên, Crôm Oen là do không có điều kiện để viết Hiến
pháp thành văn một cách nhanh chóng được vì tại thời điểm đó trên thế giới chưa có một bài văn mẫu
nào hết mà muốn viết Hiến pháp thành văn thì không dễ và Crôm Oen là một nhà quân sự chứ không
phải nhà lập hiến, cũng không có người đắc lực nào để giúp được cho ông
=> Sau đó cách mạng Anh lại diễn ra theo một chiều hướng khác đó là nhân dân Anh lại hoài cổ
bảo thủ và nhung nhớ vương triều. Vì vậy, kết thúc CMTS Anh thì nền quần chúng Nghị viện được xác
lập trở lại. Theo đó thì vương triều và quý tộc phong kiến sẽ nắm quyền hành pháp, nắm ngôi vua còn
giai cấp tư sản nắm nghị viện và quyền lập pháp và bắt các vương triều phải cai quản đất nước theo luật
do giai cấp tư sản lập ra. Cùng với thời gian thì giai cấp tư sản dần dần lớn mạnh và tước bỏ dần dần
quyền lực của vương triều. Đến giữa thế kỷ 18 thì toàn bộ quyền hành pháp của vương triều mới chuyển
giao hết về cho Thủ tướng và nội các. Từ đây các vị hoàng đế của Anh đã trở nên nhạt nhòa và trở thành
bình bông trưng trên bàn cờ chính trị. Như vậy, để mà giai cấp tư sản đánh bại hoàn toàn chế độ phong
kiến ở Anh rõ ràng không phải bằng một cuộc cách mạng, một sớm một chiều được mà nó phải diễn ra
suốt mấy trăm năm.
=>Lịch sử 800 năm của Anh quốc nhìn chung nhẹ nhàng, êm ái cho nên không có cơ hội để viết
Hiến pháp thành văn (có một cơ hội duy nhất để viết Hiến pháp thành văn là 1653 nhưng ý định đã
không thành).
- Người Anh ở Châu Âu - quê hương của CMTS mà giai cấp tư sản rất sùng bái Nghị viện nên họ
cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của lý thuyết "Nghị viện tối cao". Và với lý thuyết này người Anh quan
niệm rằng "Nghị viện có thể làm bất cứ việc gì trừ mỗi việc biến đàn ông thành đàn bà" => nên người
Anh cho rằng không cần có một bản Hiến pháp thành văn để mà kiểm soát quyền hạn của Nghị viện (vì
mục tiêu của Hiến pháp là kiểm soát nhà cầm quyền và trong đó có kiểm soát Nghị viện).
- Xuất phát từ vấn đề về văn hóa và tâm lý của dân tộc Anh: người Anh là họ nổi tiếng với
tâm lý hoài cổ và bảo thủ:
Và điều này được thể hiện tập trung trong ngạn ngữ "Thà bị thiên hạ, bị cả thế giới coi mình là ngu
dốt để được làm những điều mà mình đã từng làm còn hơn được thiên hạ đánh giá mình là thông minh,
là cấp tiến để bắt mình phải làm những điều mới mẻ" (những cái gì cha ông người Anh đã làm thì nó là
chân lý và người Anh cứ thế đã làm vì đó kinh nghiệm xương máu của cha ông) (những điều mới mẻ là
những điều chưa có thực tiễn kiểm nghiệm, chưa có kinh nghiệm của cha ông là phải hết sức dè chừng
vì những điều cha ông đã làm thực tiễn đã kiểm nghiệm rồi thì cứ thế mà làm) => chính tâm lý hoài cổ,
bảo thủ này đó là cơ sở để hình thành nên những tập tục chính trị, những thói quen sinh hoạt chính trị =>
mà những tập tục chính trị, những thói quen sinh hoạt chính trị đó lại là một phần không thành văn, là
phần rất quan trọng trong Hiến pháp không thành văn của Anh. Người ta từng ví Hiến pháp không thành
văn của Anh như những bãi cỏ rất là đẹp ở trường Oxford ở Anh.
20
- Về mặt địa lý (từ địa lý này sẽ quyết định nhiều yếu tố khác, địa lý rất quan trọng vì nó quyết
định tính cách con người, sự giàu nghèo,...):
Nước Anh là hòn đảo được bao bọc bởi đại dương mênh mông và cách biệt Châu Âu qua eo biển
Măng (eo biển Măng mãi cho đến thế kỷ 20 người ta mới đào hầm nói giữa Pháp và Anh) cho nên trong
thuật nghĩa về địa chính trị thì người thường phân biệt Châu Âu (bao gồm Anh) với Châu Âu lục địa (trừ
Anh ra bởi vì Anh ở Châu Âu nhưng tách biệt hoàn toàn với phần còn lại của Châu Âu lục địa) => người
Anh luôn luôn có khát vọng đi xa => công nghệ đóng tàu và hải quân của Anh được xếp vào là bậc nhất
trên thế giới => nước Anh sẽ có rất nhiều thuộc địa vì Anh có khả năng đi xa và chinh phục nhiều vùng
đất mới "Mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh" => đời sống vật chất và kinh tế ở Anh rất phát triển,
nước Anh là đế quốc giàu có bậc nhất ở Châu Âu => đời sống dân trí rất cao và văn minh dân chủ rất
sớm thể hiện ở chỗ: nước Anh có một đội ngũ luật sư và những người làm nghề luật cự kỳ phát triển,
nước Anh không cần lập Viện công tố mà cho người dân tự viết cáo trạng tố cáo tội phạm còn người
không viết không được thì thuê luật sư để viết; nước Anh cũng có đội ngũ công luận và báo chí cực kỳ
phát triển => với nền văn minh, dân chủ, dân trí cao như vậy thì các chủ thể chính trị trong đời sống chính
trị ở Anh quốc như Nữ hoàng anh, Thủ tướng Anh, Bộ trưởng Anh, Nghị sĩ Anh,... họ tự biết mình phải
làm gì để phù hợp với một xứ sở văn minh và dân chủ =>Vì thế không cần phải có một bản Hiến pháp
thành văn để quy định những người này phải làm gì.
9. Cơ chế bảo hiến (hay còn gọi là Tố tụng hiến pháp), trình tự thủ tục để giải quyết một
vụ án về Hiến pháp => Cơ chế bảo hiến là nhằm để đảm bảo tính tối cao của Hiến pháp tức là bảo
vệ nền dân chủ và bảo vệ Nhà nước pháp quyền? Thông qua so sánh 3 bài văn mẫu:
Mô hình bảo hiến phi tập trung Mô hình bảo hiến tập trung (kiểu Châu Âu lục địa)
(theo kiểu Mỹ + Nhật) là giao cho hệ
Tiêu chí so thống Tòa án thường vừa có chức
Tòa án Hiến pháp Cộng hòa Hội đồng bảo hiến
sánh năng bảo hiến và có chức năng xét
Liên bang Đức Cộng hòa Pháp
xử các vụ án thông thường (Dân sự,
Hình sự,…)
Cơ sở hình
thành và
phạm vi áp
dụng mô
hình này

Chủ thể tiến


hành bảo
hiến

21
Thẩm quyền - Tòa án thường ở Mỹ + Nhật vừa - Nhìn chung vì mô hình tòa án - Về thẩm quyền của
của các cơ được trao những nhiệm vụ, quyền hạn hiến pháp Đức là mang nặng hội đồng bảo hiến
quan tiến để giải quyết một vụ án thông thường tính hàn lâm, khoa học, đã Cộng hòa Pháp: Hội
hành bảo mà vừa được trao những nhiệm vụ, được nghiên cứu cho nên tòa đồng bảo hiến lúc mới
hiến quyền hạn để bảo vệ Hiến pháp. Cần hiến pháp Đức được trao thành lập vào 1958
lưu ý tòa án thường ở Mỹ + Nhật được quyền một cách đầy đủ, rộng thì nó chỉ có một thẩm
trao các nhiệm vụ, quyền hạn trong rãi và thống nhất trong một quyền duy nhất đó là
việc bảo hiến là được trao thông qua Luật Tổ chức tòa án hiến theo đề nghị của tổng
những án lệ (tức là tòa án được mở pháp (luật này sẽ quy định một thống Pháp thì hội
rộng thẩm quyền từ từ thông qua các cách chi tiết và đầy đủ các đồng bảo hiến sẽ tiến
án lệ và phiên xét xử, chứ không phải thẩm quyền mà Tòa án hiến hành xem xét một dự
có một bản Hiến pháp quy định đầy pháp được trao) bao gồm: luật do nghị viện Pháp
đủ tòa án có thẩm quyền gì để bảo hiến + Tuyên bố một đạo luật do ban hành là hợp hiến
=> thẩm quyền được tạo ra bởi các nghị viện ban hành là vi hiến hay vi hiến và là cơ sở
án lệ). Nhìn chung trong lĩnh vực bảo và từ chối áp dụng; để tư vấn cho tổng
hiến thì đến ngày nay hệ thống tòa án + Tuyên bố về các quyết định/ thống Pháp có phủ
ở Mỹ + Nhật có những thẩm quyền các hành vi của tất cả các quan quyết dự luật đó hay
sau đây: chức nhà nước (ở cả cấp liên không (một lần nữa
+ Được quyền tuyên bố một đạo luật do bang và cấp tiểu bang) là ra nhấn mạnh công cụ và
nghị viện ban hành là vi hiến và từ chối phán quyết là vi hiến và có toan tính chính trị của
áp dụng; những biện pháp xử lý phù hợp Degaulle) nhưng sau
+ Được tuyên bố về một quyết định/ tùy vào tính chất và mức độ này khi mục đích của
hành vi của tổng thống và các nhân (nhẹ thì cải chính công khai Degaulle đã đạt được
viên hành (tất cả các bộ trưởng) pháp xin lỗi, không được xuất hiện (nghị viện suy yếu rồi,
là vi hiến/vô hiệu hóa; trước truyền hình và đám tổng thống Pháp mạnh
+ Tòa án thường ở Mỹ + Nhật có vai đông; nặng thì phải từ rồi) thì hội đồng bảo
trò rất quan trọng trong việc giải thích chức,…); hiến bắt đầu được mở
Hiến pháp: lời giải thích này được coi + Tòa án hiến pháp ở Đức đặc rộng thẩm quyền từ
là lời giải thích chính thức cho nên có biệt có thẩm quyền mà các mô từ. Đến tháng 3/2000
giá trị như là làm hiến pháp Mỹ => ở hình bảo hiến khác không có thì ở Pháp cho pháp tất
góc độ này có thể nói là tòa án ở Mỹ đó là: tòa án được quyền giải cả các công dân Cộng
còn có vai trò như một người lập hiến, quyết tất cả các khiếu kiện hòa Pháp nếu cảm
sáng tạo ra Hiến pháp và chính lời giải của công dân Cộng hòa LB thấy nhân quyền bị vi
thích này đã làm cho Hiến pháp trở Đức liên quan đến nhân phạm thì được quyền
nên sống động bởi thời gian. Một quyền bị vi phạm tức là mình nộp đơn để yêu cầu
trong những lý do người ta cho rằng cảm thấy nhân quyền của mình hội đồng bảo hiến xem
22
Hiến pháp Mỹ bền bỉ 300 năm là bởi vì không được đảm bảo, bị vi xét và giải quyết cho
thừa nhận quyền giải thích Hiến pháp phạm thì nộp đơn và chứng cứ mình => đây là một
của tòa án. Trong Hiến pháp Mỹ chỉ lên tòa án hiến pháp => tòa án minh chứng cho thấy
quy định 1 câu “Quyền hành pháp trao hiến pháp phải thụ lý và giải hợp đồng bảo hiến
cho tổng thống” nhưng quyền hành quyết (được trao quyền rất là cộng hòa Pháp dần
pháp gồm những nội dung gì thì 300 dân chủ mà không phải mô dần được tư pháp hóa.
năm tòa án giải thích khác, 100 năm hình bảo hiến nào cũng cho (tức là dần dần chuyển
gần đây tòa án giải thích khác và giờ phép); đổi, tích hợp du nhập
đây tòa án sẽ giải thích nội hàm của + Tòa án hiến pháp Đức còn có cho mình những yếu
quyền hành pháp một cách khác nữa để thẩm quyền giải thích Hiến tố của tòa án hiến pháp
cho nó bắt nhịp với hơi thở của thời pháp và pháp luật; Đức)
gian và vì vậy Hiến pháp Mỹ luôn luôn + Tòa án hiến pháp Đức còn có
sống động và không có bị lỗi thời (đây thẩm quyền giải quyết tranh
là quyền cực kỳ quan trọng tạo nên sức chấp quyền lực giữa các cơ
mạnh của các thẩm phán của tòa án); quan ở trung ương như giữa
+ Ngoài được trao quyền giải thích chính phủ, nghị viện và tòa án
Hiến pháp thì các hệ thống tòa án thường; giữa liên bang với tiểu
thường ở Mỹ được giải quyết tranh bang;
chấp quyền lực giữa các cơ quan nhà + Tòa án hiến pháp Đức còn
nước ở trung ương, tranh chấp quyền được quyền giải quyết tranh
lực giữa tổng thống với nghị viện và chấp trong tất cả các cuộc bầu
giải quyết tranh chấp quyền lực giữa cử và tòa án hiến Đức còn
liên bang và tiểu bang; được quyền ra tuyên bố về tính
+ Tòa án ở Mỹ + Nhật còn được quyền hợp hiến của một Đảng chính
giải quyết các tranh chấp trong tất cả trị và giải tán nếu Đảng đó là
các cuộc bầu cử ở Mỹ - nước Mỹ có vi hiến.
một nét đẹp văn hóa là tất cả mọi tranh => Tòa án hiến pháp Đức nhìn
chấp đều đưa ra tòa án để giải quyết. Ví chung được trang bị thẩm
dụ: các ứng cử viên tổng thống Mỹ quyền đầy đủ hơn, triệt để và
tranh nhau về phiếu và kiện nhau thì nó được quy định tập trung
tòa án giải quyết, tranh chấp kết quả trong một văn bản.
bầu cử thì tòa án giải quyết,… (quyền
khá quan trọng trong việc bảo hiến).
=> Tòa án Mỹ là được trao những
quyền như thế trong việc bảo hiến
nhưng mà nó không được trao một
23
lần bằng 1 bản Hiến pháp hay luật
nào đó mà nó trao từ từ bằng các án
lệ và thực tiễn xét xử.
=> Kết luận tiêu chí số 3: Nhìn chung thẩm quyền của các cơ quan bảo hiến trong 3 mô hình trên là rất khác
nhau tùy vào hoàn cảnh của mỗi nước và mục đích ban đầu khi thành lập các mô hình bảo hiến này. Trong
đó thẩm quyền của tòa án hiến pháp Đức được đánh giá là dân chủ, cởi mở, đầy đủ và rộng rãi nhất vì mô hình
mang tính chất hàm lâm, khoa học. Tuy nhiên thẩm quyền chung của tất cả các cơ quan trong 3 mô hình bảo hiến
kể trên là đều dù rộng hay hẹp thì tất cả các mô hình bảo hiến đều phải hướng đến thẩm quyền chung hay gọi
là mục đích đầu tiên và quan trọng nhất của mọi mô hình bảo hiến đó là tuyên bố một đạo luật do nghị viện
ban hành là vi hiến và từ chối áp dụng => Điều này để thấy rằng nếu quốc gia nào mà trung thành với lý thuyết
“nghị viện tối cao” hoặc trung thành với tập quyền xã hội chủ nghĩa như Việt Nam (những quốc gia nào đề cao
nghị viện như Châu Âu trước 1920 và như Việt Nam bây giờ quốc hội toàn quyền) => thì những quốc gia như
thế không thể có được một cơ quan bảo hiến chuyên trách được => đó là điều chắc chắn này và nếu như chúng ta
muốn có một cơ quan bảo hiến chuyên trách rất là hiệu quả thì phải từ bỏ lý thuyết này => đây là kinh nghiệm
của thế giới cho thấy.
Phương
pháp bảo
hiến
Quyền khởi
kiện và thủ
tục giải quyết
Phán quyết,
giá trị của
phán quyết
Điều kiện để - Mô hình Mỹ + Nhật muốn áp dụng - Muốn áp dụng mô hình Đức - Muốn áp dụng mô
áp dụng thành công này thì quốc gia đó phải là thành công thì trước hết là hình Pháp thành công
thành công quốc gia có truyền thống án lệ mạnh quốc gia đó phải có khoa học thì nhấn mạnh lại mô
mô hình (toàn bộ quy trình này đều gắn với án luật hiến pháp và chính trị học hình này chỉ áp dụng
lệ, khởi đầu của mô hình là 1 án lệ và độc lập tức là có những người thành công với những
nhờ án lệ mà nó làm cho mô hình này chuyên nghiên cứu luật hiến quốc gia có toan tính
trở nên phong phú, đa dạng, phát triển, pháp và chính trị học một cách chính trị nhất định
bền bỉ cho nên chỉ quốc gia nào có độc lập, rực rỡ và rất giỏi, phát tương tự như Degaulle
truyền thống án lệ mạnh mới áp dụng triển mạnh mẽ vì mô hình này ở Pháp vào thời điểm
mô hình này thành công. Còn quốc gia được sáng tạo bởi một nhà 1958. Hội đồng bảo
nào truyền thống án lệ quá yếu, không khoa học và các nhà khoa học hiến này là một toan

24
coi trọng án lệ => không thể áp dụng về hiến pháp và chính trị học tính chính trị của
mô hình này được. Bởi vì với truyền góp phần đáng kể cho sự thành Degaulle năm 1958
thống án lệ yếu thì 1 người thẩm phán công của tòa án hiến pháp Đức cho nên những quốc
ở Tây Nguyên đã xử lý vụ đó rồi nhưng trong suốt 100 năm qua. Phải gia nào có hoàn cảnh
mấy thẩm phán ở Hà Nội bảo nước có những nhà khoa học giỏi, uy tương tự như nước
mình còn lạc hậu, dân trí thấp và mình tín, danh tiếng, có tiếng nói, Pháp hoặc những quốc
là thủ đô văn hiến nên không phải tôn đủ trọng lượng để mà tham gia gia tuy không có hoàn
trọng. Ở Việt Nam mình câu chuyện đã vào tòa án hiến pháp thì nói cảnh tương tự như
có luật nhưng mỗi nơi vẫn có thể nhận như thế mấy thủ tướng, chính Pháp nhưng cũng có
thức và xử một cách khác nhau chứ trị gia mới nghe chứ những nhà những toan tính chính
đừng nói chi chuyện đó không có luật. khoa học không giỏi, không có trị nào đó tuy không
Rồi sau đó về Cà Mau thì thẩm phán xử quy tín thì không được. phải để hạ bệ nghị
khác, lên TP. HCM xử khác => phá sản - Quốc gia đó bắt buộc phải có viện làm gì nhưng mà
mô hình. văn minh chính trị vì không có vẫn có thể lập hội
- Quốc gia đó phải có áp dụng học cơ quan cưỡng chế thi hành, đồng bảo hiến này với
thuyết tam quyền phân lập một cách không có kháng cáo, kháng những toan tính chính
mạnh mẽ, triệt để, cứng rắn, rạch ròi – nghị cho nên quốc gia đó phải trị riêng => như vậy
phân quyền mạnh => mới tạo ra tòa án đạt được một trình độ văn thì hội đồng bảo hiến
mạnh và thẩm phán mạnh, tòa án phải minh nhất định thì có như thế cũng phải có sự điều
là nhánh quyền lực thật sự, tòa án nói thì tòa án hiến pháp mới có giá chỉnh nhất định cho
nghị viện, tổng thống và nhân viên trị, có ý nghĩa chứ như Nga thì hợp với toan tính đó.
hành pháp phải nghe như vậy mới có tòa án hiến pháp nó cũng trở Nói tóm lại nó là toan
khả năng kiềm chế và đối trọng với 2 nên vô nghĩa, cồng kềnh bộ tính thì mình ra nó để
nhánh quyền lực còn lại. máy, tiêu tốn tiền bạc mà khớp với toan tính của
- Quốc gia đó phải có truyền thống không có tác dụng gì. mình (như ở Việt Nam
nghề luật, coi trọng nghề luật sư, thẩm hiện nay nhiều người
phán và phải có cách đào tạo luật sư, muốn lập tòa án hiến
thẩm phán xuất chúng. Luật sư, thẩm pháp nhưng mô hình
phán ở những quốc gia đó phải là đó triệt để quá, rạch
những coi người giỏi toàn diện, một bộ rồi, nhiều thứ nhiêu
bách khoa toàn thư về luật học và các khê quá. Bộ chính trị
khoa học xã hội. Chứ nếu thẩm phán và nhiều người ở Việt
chỉ biết DS, thẩm này chỉ biết Nam có vẻ không ưa
HS,…=> chỉ biết một mảng nhỏ thì tòa án hiến pháp lắm.
không thể nào bảo hiến được. Mà nếu có thì người ta
sẽ nghiêng về hội
25
(Chứ còn bây giờ vô học ngồi ghi chép đồng bảo hiến hơn
sau khi học xong rồi thì có cô bác hoặc nhưng mà hội đồng
đút lót để vô tòa. Khi vào tòa lại ghi bảo hiến đó buộc
chép vài ba năm thì lên thẩm phán => chúng ta phải toan tính
làm cho thẩm phán không được năng làm sao cho phù hợp
động, không tạo ra được một thẩm với hoàn cảnh với nhà
phán xuất sắc vì không có thực tiễn nước bây giờ. Như
trong cuộc sống và đặc biệt sự hiểu biết vậy, ở Việt Nam bây
về chính trị của thẩm phán ở Việt Nam giờ mà lập tòa án hiến
còn ít chứ không thể biết về những cái pháp thì thứ nhất lấy
lớn lao, vĩ đại được => muốn bảo hiến khoa học hiến pháp
thành công thẩm phán phải là người am đâu ra, thứ nhất nó có
hiểu về chính trị, biết nhiều thứ và cực đảm bảo được chính
kỳ có bản lĩnh từ đó mới tạo nên án lệ trị hay không và nó
được). quá là triệt để nhưng
Việt Nam thì thích làm
từ từ vì nó mới quá
hoặc nó đụng chạm
quá thì rất khó mà
chấp nhận được.
Trong trường hợp
không lập được tòa án
hiến pháp thì người ta
cũng có thể suy nghĩ là
tạm lập 1 hội đồng bảo
hiến như một bước
quá độ từ từ tiến lên.
Mà lập hội đồng bảo
hiến phải toan tính mà
toan tính đó phải phù
hợp với hoàn cảnh
Việt Nam).

26
CƠ CHẾ BẢO HIẾN Ở VIỆT NAM VÀ HƯỚNG ĐỔI MỚI

10. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam qua 5 bản Hiến pháp trong lịch sử lập hiến Việt Nam như thế
nào?
Tiêu chí Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1946 Hiến pháp năm 2013
so sánh 1980, 1992
Chủ thể - Theo Hiến pháp 1946 quyền lập hiến - Quyền lập hiến trong 3 - Các nhà lập hiến theo
của quyền phải thuộc về nhân dân rất rõ nét, không bản Hiến pháp này thuộc Hiến pháp 2013 đã rất cố
lập hiến thể chối cãi. Đọc ở lời nói đầu của Hiến về Quốc hội được thể hiện gắng, rất nỗ lực (có nghĩa
(Quyền pháp 1946, chương III quy định về nghị rất rõ nét ở lời nói đầu, là các nhà lập hiến đã nhận
lập hiến viện trong Hiến pháp 1946 và đọc trong chương quy định về quốc thức lại rằng quyền lập
thuộc về các Sắc lệnh của Chủ tịch HCM liên quan hội trong 3 bản Hiến pháp hiến thuộc về nhân dân
ai? Bởi vì đến việc bầu cử nghị viện => đây là những này. nhưng mà khó cho các nhà
quyền lập minh chứng để thấy rằng quyền lập hiến Quyền lập hiến thuộc về lập hiến để sửa làm sao
hiến thuộc thuộc về nhân dân rất rõ nét. Quốc hội, thuộc về nhà quyền lập hiến thuộc về
về ai nó sẽ - Lời nói đầu Hiến pháp 1946 có đoạn như nước rất rõ nét thể hiện nhân dân là rất cố gắng và
quyết định sau: “Được quốc dân giao cho nhiệm vụ qua lời nói đầu: nỗ lực chứ tư tưởng đó vẫn
đến tính tối thảo bản Hiến pháp này, Quốc hội nhận - Lời nói đầu của 3 bản không thể rõ nét như năm
cao của thấy rằng…”. Bình luận quy định này: Hiến pháp này chỉ tập 1946 được) để thể hiện lại
bản Hiến câu này cho thấy rằng quyền lập hiến trung để kể lễ những chiến tư tưởng quyền lập hiến
pháp) thuộc về toàn dân, quốc dân đồng bào công, những trang sử vẻ thuộc về nhân dân. Đọc ở
nhưng trong điều kiện hoàn cảnh của năm vang của đất nước, con lời nói đầu, chương về
1946 thì nhân dân không thể trực tiếp làm người và cách mạng Việt Quốc hội và các quy định
bản Hiến bản này được hay không thể Nam mà thôi đặc biệt Hiến có liên quan ở Điều 119,
đem ra trưng cầu dân ý toàn thể quốc dân pháp 1980 4 nghìn năm 120 (2 điều cuối cùng) của
đồng bào được vì thời điểm đó nhiều lý lịch sự thể hiện trong lời bản Hiến pháp này.
do như trình độ dân trí thấp (95% mù nói đầu của Hiến pháp - Lời nói đầu Hiến pháp
chữ), kinh tế khó khăn 2 triệu đồng bạc này. Vì vậy, lời nói đầu 2013 đã viết ngắn gọn, xúc
rách trong ngân sách, an ninh chính trị của 3 bản Hiến pháp này tích, rõ ràng, cô động còn
phức tạp, thù trong giặc ngoài do mới quá thiên về mô tả chiến lại chỉ có 6 khổ và tổng hết
giành được độc lập,… => do đó người dân công cho nên nó không có khoản hơn 390 mấy từ
mới đi bầu ra một Quốc hội lập hiến có toát lên được 2 nội dung cơ và đặc biệt câu kết của lời
chức năng thay mặt cho nhân dân thông bản mà bất cứ một lời nói mở đầu của Hiến pháp
qua bản Hiến pháp 1946 rồi giải tán (Quốc đầu của một bản Hiến 2013 có đoạn như sau
hội lập hiến ở đây chính là Quốc hội ở lời pháp nào trên thế giới đều “Nhân dân Việt Nam ra
nói đầu của Hiến pháp 1946). Trên cơ sở hướng đến giải quyết, sức xây dựng, thi hành và

27
của Hiến pháp 1946 thì nước ta sẽ tiến người đặt lời nói đầu một bảo vệ bản Hiến pháp này
hành một cuộc tổng tuyển cử khác để bầu bản Hiến pháp ra là để trả vì mục tiêu dân giàu, nước
ra nghị viện nhân dân (được quy định ở lời 2 câu hỏi này đó là: mạnh, xã hội công bằng,
Chương III của Hiến pháp 1946) => nghị + Không trả lời câu hỏi thứ văn minh,…” => với câu
viện này chỉ có chức năng lập pháp, làm nhất “Ai làm ra bản Hiến này cho thấy Hiến pháp
luật mà thôi. Cụ thể tại Điều 23 Hiến pháp pháp? Quyền lập hiến 2013 là trí tuệ, là sản phẩm
1946 có quy định nghị viện nhân dân chỉ thuộc về ai?”. Thế giới của toàn dân chứ không
có chức năng làm ra các luật chứ không người ta đặt ra lời nói đầu phải là ý chí của một bộ
có chức năng vừa lập hiến vừa lập pháp của Hiến pháp là để trả lời phận hay một giai cấp, một
như các giai đoạn sau này => như vậy câu hỏi đầu tiên này. Ví dụ tầng lớp nào hết (có thể
Hiến pháp 1946 là có sự tách bạch và phân mở đầu Hiến pháp 1946 trong điều kiện Việt Nam
biệt rất rõ ràng giữa Quốc hội lập hiến ở Việt Nam là “Được quốc chưa trưng cầu dân ý được
lời nói đầu và Nghị viện lập pháp ở dân trao cho nhiệm vụ về Hiến pháp nhưng bản
chương III. Và chính sự tách bạch và phân thảo bản Hiến pháp này, Hiến pháp đó cũng có sự
biệt này nó đảm bảo quyền lập hiến luôn Quốc hội nhận thấy tham gia đóng góp ý kiến
thuộc về nhân dân, phù hợp với xu thế rằng…”; mở đầu Hiến của rất nhiều tầng lớp nhân
chung của các quốc gia trên thế giới về pháp Hoa Kỳ và tất cả các dân hơn 20 tỷ đồng chi cho
vấn đề này. Chính sự phân biệt giữa Quốc bản Hiến pháp khác trên việc photo dự thảo Hiến
hội lập hiến và Nghị viện lập pháp là điều thế giới là “Chúng ta nhân pháp để phát đến từng cơ
kiện tiên quyết để đảm bảo quyền lập hiến danh nhân dân Agilent, quan, từng nhà dân có thể
thuộc về nhân dân phù hợp với xu thế nhân dân Cộng hòa LB để mọi người đóng góp ý
chung của nhân loại trong việc làm hiến Đức,… hay thay mặt nhân kiến. Đặc biệt những cơ
pháp (đa số các nước trên thế giới đều dân để làm gì; được nhân quan trí thức về luật hoặc
hiểu quyền lập hiến thuộc về nhân dân và dân giao cho bản Hiến những cơ quan nhà nước
để quyền lập hiến thuộc về nhân dân thì pháp này hoặc chúng tôi và các đảng viên của cơ
chỉ có 2 cách thông qua Hiến pháp thôi: thay mặt toàn thể nhân dân quan nhà nước bắt phải có
một là trưng cầu dân ý còn không có điều thảo bản Hiến pháp này vì ý kiến => không trưng cầu
kiện trưng cầu thì Quốc hội lập hiến tách cái gì đó,…” - tức là nói được như chí ít nó cũng là
bạch với Quốc hội lập pháp. Như vậy, đầu của tất cả các bản Hiến sự đóng góp ý kiến của
cách làm của Bác Hồ là rất chuẩn với xu pháp đều nói đến “Ai làm toàn thể nhân dân => cho
thế chung của nhân loại khi thông qua bản Hiến pháp này? Làm thấy sự cố gắng hết mức có
Hiến pháp). vì ai?”. Còn ở Việt Nam thể).
- Để làm rõ và minh chứng thêm về vấn lời mở đầu nói từ thời Bà - Trong chương Quốc hội
đề này thì vào năm 1945 Chủ tịch HCM Trưng, Bà Triệu,…và liệt (chương V) của bản Hiến
đã ký Sắc lệnh số 83 đặt nền tảng cho cuộc kê từng thực dân đế quốc pháp 2013 thì có quy định
tổng tuyển cử ngày 6 tháng giêng năm nợ máu với dân tộc Việt như sau “Quốc hội thực
28
1946, trong Sắc lệnh này có quy định rõ Nam trong bản Hiến pháp hiện quyền lập hiến, quyền
“Cuộc tổng tuyển cử ngày 6 tháng giêng 1980 nhưng cuối cùng lập pháp”. So với Hiến
năm 1946 là chỉ nhằm mục đích bầu ra cũng không trả lời được pháp năm 1992 thì quy
333 đại biểu để thay mặt nhân dân làm câu hỏi “Ai làm bản Hiến định này có 2 điểm mới rất
Hiến pháp mà thôi. Sau khi làm xong Hiến pháp?”. cơ bản:
pháp 1946 thì Quốc hội lập hiến này phải + Thứ hai, cũng không trả + Điểm mới thứ nhất: Hiến
tự giải tán và nước ta phải tổ chức một lời được câu hỏi “Bản pháp năm 2013 đã bỏ đi
cuộc tổng tuyển cử mới để bầu ra cơ quan Hiến pháp này làm bằng hai chữ “duy nhất” chỉ quy
lập pháp”. Tuy nhiên, đến 9/11/1946 sau phương pháp gì? Cách định một cách nhẹ nhàng,
khi thay mặt nhân dân thông qua bản Hiến nào?”. Hiến pháp 1946 vừa phải là “Quốc hội thực
pháp 1946 thì cuộc kháng chiến toàn quốc bảo rằng nhân dân làm hiện quyền lập hiến, quyền
đã bùng nổ do đó chúng ta không có điều Hiến pháp và Hiến pháp lập pháp” ( hai chữ “duy
kiện để tổng tuyển cử bầu ra nghị viện này làm theo nguyên tắc nhất” chỉ là văn nói không
nhân dân có chức năng làm luật bởi vì “Đoàn kết toàn dân, mang tính pháp lý và đặc
hoàn cảnh chiến tranh. Do đó, nghị viện không phân biệt giống nòi, biệt sử dụng 2 chữ này rất
lập hiến này không bị giải tán mà chuyển gái trai, giai cấp, tôn giáo; là thừa, không cần thiết ở
sang làm nhiệm vụ của một cơ quan lập Đảm bảo các quyền tự do chỗ ví dụ giờ mình có 1
pháp luôn (làm luật thường). Và theo quy dân chủ; Thực hiện chính đứa con thì bảo mình có 1
định Hiến pháp 1946 thì nghị viện nhân quyền mạnh mẽ và sáng đứa là người khác hiểu rồi
dân chỉ có nhiệm kỳ là 3 năm nhưng cũng suốt của nhân dân” – đặt nhưng người Việt Nam có
do hoàn cảnh chiến tranh mà nghị viện ra 3 phương pháp còn làm thói quen nói tôi có duy
này đã kéo dài nhiệm kỳ của mình suốt 13 Hiến pháp. Còn các bản nhất một đứa nhưng nếu
năm trong lịch sử (nghị viện khóa I này Hiến pháp sau này không có nhấn mạnh đi chăng
trở thành nghị viện có nhiệm kỳ dài nhất trả lời được câu hỏi “Bản nữa thì điều đó cũng chỉ là
ở Việt Nam), mãi cho đến năm 1959 hòa Hiến pháp đó làm bằng lúc mình nói chuyện còn
bình lập lại ở miền Bắc thì chúng ta mới phương pháp gì? Nguyên trong ngôn ngữ pháp lý nó
có điều kiện tổng tuyển cử bầu Quốc hội tắc gì? Cách thức nào?”. không phải là ngôn ngữ
khóa II (Nghị viện đã đổi tên thành Quốc + Chương quy định về văn học; đồng thời vì một
hội). Quốc hội trong các bản chữ trong Hiến pháp tốn
=> Kết luận: Nghị viện khóa I của Việt Hiến pháp này thì đã chính rất nhiều tiền thì thừa thải
Nam có 2 điểm đặc biệt: thức tuyên bố “Quốc hội để làm gì. Bình luận điểm
+ Thứ nhất, Lập ra ban đầu là chỉ để mục là cơ quan duy nhất có mới này:
đích lập hiến nhưng mà sau này chuyển quyền lập hiến và lập . Không nên quy định
sang nhiệm vụ lập pháp; pháp” => với quy định Quốc hội duy nhất lập hiến
+Thứ hai, dài nhất trong lịch sử 13 năm. này quyền lập hiến đã bởi vì cả thế giới đều quan
thuộc về Quốc hội, thuộc niệm quyền lập hiến là
29
Và 2 điểm đặc biệt này chỉ được giải thích về cơ quan nhà nước - thuộc về nhân dân – đây là
bởi một lý do duy nhất do hoàn cảnh chiến điều này khẳng định chân lý, cái tất yếu không
tranh. Tóm lại qua câu chuyện này, muốn không phù hợp với xu thế thể chối cãi, cái mà nhân
nói lên Bác Hồ làm Hiến pháp là rất chung của nhân loại cho loại đã tổng kết và đổ máu
chuẩn. Tại thời điểm viết Hiến pháp là nên dẫn đến 2 nguy cơ rất xương và công sức cho
Bác chỉ lập ra Quốc hội lập hiến thôi vì nguy hiểm: việc này rồi. Ở Việt Nam
hơn bao giờ hết Bác là người đi du học ở . Nguy cơ nguy hiểm thứ thì ai cũng hiểu rằng trong
phương Tây về cho nên những điều này nhất: Hiến pháp không điều kiện hiện nay thì
Bác rất rành nhưng do hoàn cảnh chiến kiểm soát được nhà nước chúng ta không thể trưng
tranh nên có những chuyện không theo ý tại vì quyền lập hiến thuộc cầu dân ý về Hiến pháp
muốn của mình. Nhưng mà cái chúng ta về nhà nước và chúng ta đã được vì trình độ dân trí còn
đây nói ở đây là những người áp dụng tư vô tình biến Hiến pháp thấp, phương tiện đi lại
tưởng của Bác sau này, khi sau này nói về thành công cụ trong tay còn khó khăn,… do đó
Quốc hội lập pháp thì một số người của nhà nước để quản lý chúng ta hiểu là Quốc hội
nghiên cứu hờ hợt, không tới nơi tới chốn dân chúng. phải thay mặt nhân dân
thì họ bảo rằng mình lý sự có Quốc hội .Nguy cơ nguy hiểm thứ làm Hiến pháp và sự thay
lập hiến và Nghị viện lập pháp riêng mắc hai: chúng ta đã đặt mặt này chỉ được hiểu là
công, để làm gì. Như Bác Hồ mình ngày thường luật ở một hệ cấp tạm thời mà thôi vì dân
xưa lập ra nghị viện làm Hiến pháp xong tương đương với Hiến chưa có điều kiện để làm
rồi làm luật luôn có sau đâu => không pháp (Hiến pháp và => điều này có nghĩa là
hiểu rõ vì sao như vậy. thường luật ở Việt Nam đến một lúc nào đó mà
=> Như vậy, đã thuyết phục được quyền không có khác gì nhau hết Việt Nam ta có điều kiện
lập hiến thuộc về nhân dân trong Hiến vì cả Hiến pháp và thường để trưng cầu dân ý Hiến
pháp 1946. luật đều do Quốc hội làm, pháp khi trình độ dân trí
đều do Quốc hội sửa đổi, cao lên rồi, an ninh giữ
bổ sung) => Hiến pháp vững, mục tiêu chính trị
không tối cao => không có đạt được rồi,… thì Quốc
cơ chế bảo hiến (Hiến hội phải trả quyền lập hiến
pháp phải tối cao mới bản về cho nhân dân (vì quyền
hiến được) => rất khó để này chỉ là tạm thời mà bảo
nói đến dân chủ và pháp rằng quyền này là duy nhất
quyền vì muốn dân chủ, thuộc về Quốc hội thì
muốn pháp quyền thì Hiến không phù hợp).
pháp phải tối cao mà muốn . Cũng không nên quy định
Hiến pháp tối cao phải có Quốc hội là cơ quan duy
cơ chế bảo hiến. nhất lập pháp vì làm luật là
30
một quy trình rất phức tạp
với rất nhiều công đoạn và
sự tham gia của nhiều chủ
thể khác nhau. Ví dụ để có
được một dự luật hoàn
chỉnh thì: hơn 95% dự án
luật ở Việt Nam hiện nay
là do chính phủ xây dựng
(người chấp bút biết dự
thảo) => các nhà khoa học,
các chuyên gia, các tầng
lớp nhân dân có ý kiến,
tích cực trong việc đóng
góp ý kiến cho các dự thảo
=> chỉnh sửa tiếp thu rồi
thì các Ủy ban chuyên
môn của Quốc hội là có ý
kiến (các cơ quan quyết
định cho việc thẩm tra dự
luật này) => Quốc hội chỉ
là cơ quan thảo luật và
bấm nút để thông qua luật
mà thôi (dễ hơn nhiều so
với khâu viết dự thảo và
đóng góp ý kiến) => thông
qua luật chỉ là một khâu
trong một quy trình làm
luật rất nhiều bước, nhiều
khâu.
Qua đây chúng ta cũng cần
có sự phân biệt giữa “lập
pháp” với “làm luật”. Làm
luật là một quy trình phức
tạp gồm nhiều khâu như đã
nói còn Quốc hội thực
quyền lập pháp được hiểu
31
chỉ là giai đoạn cuối cùng
bấm nút thông qua luật –
một khâu trong quy trình
làm luật mà thôi => Hiến
pháp quy định Quốc hội
thực hiện quyền lập pháp
là không hoàn toàn đồng
nghĩa với Quốc hội làm
luật bởi vì làm luật nhiều
người tham gia. Vì vậy
không thể nói Quốc hội
duy nhất.
+ Điểm mới thứ 2: Hiến
pháp 2013 quy định “Quốc
hội thực hiện quyền lập
hiến, quyền lập pháp” còn
Hiến pháp 1992 quy định
“Quốc hội có quyền lập
hiến và lập pháp”. Bình
luận điểm mới này: nếu
quy định “Quốc hội có
quyền lập hiến và lập
pháp” như Hiến pháp 1992
thì cách quy định này cho
thấy Hiến pháp 1992 đã
coi lập hiến và lập pháp là
một quyền mà thôi, quyền
lập pháp chỉ là cụm từ bổ
sung cho quyền phía trước
=> từ đó có cái sự đánh
đồng giữa Hiến pháp và
thường luật, không có gí
khác nhau giữa Hiến pháp
và thường luật => thì Hiến
pháp không thể nào tối cao
được => không bảo hiến
32
thì không có dân chủ và
pháp quyền. Các quốc gia
trên thế giới một trong
những tiêu chí để đo lường
tính dân chủ của một quốc
gia là quốc gia đó phải có
sự phân biệt rõ ràng giữa
Hiến pháp với thường luật.
Tại sao khó nói đến dân
chủ và pháp quyền? vì
chúng ta đã coi Hiến pháp
như thường luật và đều là
công cụ trong tay của
Quốc hội, của nhà nước để
quản lý dân chúng như
thường luật trong khi đó
mục tiêu chính của Hiến
pháp là chế ngự nhà nước,
kiểm soát nhà nước, vòng
kim cô để đội lên đầu mấy
người mang quyền lực nhà
nước để họ không làm sai
và không ăn hiếp dân
nhưng cuối cùng mình
biến Hiến pháp thành vòng
kim cô đội lên đầu dân
chúng.
Với cách quy định như
Hiến pháp 2013 chứng tỏ
Hiến pháp 2013 đã coi lập
hiến và lập pháp là 2
quyền hoàn toàn khác
nhau (quyền lập pháp
đúng là quyền của Quốc
hội còn quyền lập hiến thì
Quốc hội chỉ tạm thay mặt
33
nhân dân để làm) => chính
sự phân biệt giữa 2 quyền
này là điều kiện để có sự
phân biệt, tách bạch rõ
ràng giữa Hiến pháp và
thường luật => là một
trong những tiêu chí quan
trọng để đánh giá về dân
chủ và pháp quyền, muốn
có dân chủ và pháp thì
Hiến pháp với thường luật,
quyền lập hiến phải khác
với quyền lập pháp, thủ tục
sửa Hiến pháp chặt chẽ,
khó khăn hơn quyền lập
pháp. Tính tối thượng của
Hiến pháp không chỉ trong
hệ thống pháp luật mà còn
trong đời sống xã hội,
Hiến pháp phải là luật mẹ,
luật gốc, xương sống cho
toàn bộ hệ thống pháp luật,
Hiến pháp phải thật sự là
vòng kim cô đội trên đầu
các cơ quan nhà nước và
Hiến pháp được mệnh
danh là vương miệng của
nhà nước pháp quyền.
Quyền lập hiến bao giờ
cũng được coi là quyền
nguyên thủy nhất, cơ bản
nhất và quyền này bao giờ
cũng phải thuộc về nhân
dân. Từ quyền lập hiến nó
mới đẻ ra 3 quyền lập pháp
– hành pháp – tư pháp (mô
34
hình của thế giới: nhân dân
có quyền lập hiến và nhân
nhân sẽ lập ra một bản
Hiến pháp và trong bản
Hiến pháp này mới ấn định
lập pháp – hành pháp – tư
pháp. Quyền lập hiến phảp
đặt trên 3 quyền lập pháp –
hành pháp – tư pháp còn
với cách quy định của
Hiến pháp 1980, 1992 là
quyền lập hiến là thuộc về
Quốc hội và Quốc hội
đồng thời lập pháp từ lập
hiến, lập pháp này mới đẻ
ra hành pháp – tư pháp =>
đât lập hiến và lập pháp
ngang nhau, không có sự
cân bằng quyền lực. Còn
bản chất Hiến pháp 2013
phải hiểu là quyền lập hiến
là trên hết và từ lập hiến
mới ra lập pháp – hành
pháp – tư pháp).
Có ý kiến cho rằng để
quyền lập hiến thật sự rõ
ràng thuộc về nhân dân
như Hiến pháp 1946 thì
tại sao khi thông qua
Hiến pháp 2013 chúng ta
không tổ chức thành hai
quốc hội riêng (là dân
bầu ra một quốc hội lập
hiến riêng rồi giải tán sau
đó tổ chức một quốc hội
lập pháp riêng)? Qua
35
kinh nghiệm lịch sử lập
hiến của nhân loại cho
thấy việc tổ chức thành 2
quốc hội riêng nó chỉ thật
sự phù hợp trong giai đoạn
mà CMTS ở quốc gia đó
vừa mới thành công hoặc
cách mạng giải phóng dân
tộc vừa mới thành công thì
người ta tổ chức thành lập
Quốc hội lập hiến lúc đó
và lần đầu tiên quốc gia đó
viết Hiến pháp thì việc tổ
chức thành 2 quốc hội này
mới có ý nghĩa. Ví dụ ở
Việt Nam mình cách mạng
thành công mà chưa có
Hiến pháp thì để mình có
Hiến pháp cho nên mình
có Quốc hội lập hiến riêng,
Quốc hội lập pháp riêng.
Còn các bản Hiến pháp sau
này nếu có làm mới đi
chăng nữa, gọi là Hiến
pháp năm này năm nọ thì
cũng chỉ được hiểu là sửa
đổi bản Hiến pháp đầu tiên
đó, chỉ có điều sửa nhiều
hay ít do đó không ai đi tổ
chức 2 quốc hội giữa
chừng là không phù hợp vì
mỗi lần đi bầu cử mình tốn
rất nhiều tiền mà làm
không có ý nghĩa gì hết. Vì
ví dụ như Mỹ là Hiến pháp
1787 và có 27 lần sửa đổi)
36
còn Việt Nam mình do đặc
điểm của lịch sử mình đổi
tên nước, do nhiều biến
động nên mình mới gọi
như vậy.
Thủ tục
sửa đổi
Hiến pháp
Hiệu lực
của Hiến
pháp

Phúc quyết (có nghĩa là phúc tra


lại, thẩm tra lại, xem ý của dân
Trưng cầu dân ý Lấy ý kiến người dân
có trùng khớp với ý của Nghị
viện không)
- Chỉ có trong Hiến pháp 1946 - Kết quả có tính chất bắt buộc - Kết quả lấy ý kiến này không
không có trong các bản Hiến pháp đối với các cơ quan nhà nước. bắt buộc mà chỉ có giá trị tham
khác và cũng không có trên phạm Đem ra trưng cầu dân ý mà kết khảo đối với các cơ quan nhà
vi toàn thế giới. quả kiểm phiếu phương án nào nước. Nhà nước có thể tiếp thu
mà được quá nửa số phiếu hợp lệ hay không tiếp thu và đó là thẩm
thì bắt buộc phải thực hiện theo quyền của các cơ quan nhà nước.
phương án đó. Ví dụ việc nước Thậm chí là nếu 80% dân chúng
Anh có rời Liên minh Châu Âu cho ý kiến theo phương án A thì
không thì người ta đem ra trưng nhà nước vẫn có thể quyết theo
cầu dân ý trong đó hơn 50% kêu phương án B, cũng có khi có
rời còn khoảng 48% dân bảo ở 20% người dân theo phương án
lại => cho nên phải rời Liên A mà nhà nước quyết theo
minh Châu Âu. phương án A là chuyện bình
thường.
- Giống nhau: + Đều là dân chủ trực tiếp có nghĩa là đưa ra dân quyết,
chứ nhà nước không quyết cái này;
+ Đều được tiến hành bằng cách là dân đi bỏ phiếu;
+ Kết quả việc bỏ phiếu là có ý nghĩa bắt buộc đối với
các cơ quan nhà nước.

37
- Khác nhau: ở cách làm, quy trình và cách thực hiện:
Trước khi đưa ra dân thì phải đưa Vấn đề đó sẽ đưa thẳng ra nhân
cho nghị viện quyết trước (phải dân, dân bỏ phiếu sau đó kiểm
được nghị viện đồng ý trước đã) và phiếu. Rồi căn cứ vào kết quả
việc nghị viện (người đại diện của kiểm phiếu để chọn phương án
dân) đồng ý như có tính chất tư vấn, mà thực hiện.
tham khảo, định hướng cho dân
chúng. Rồi nghị viện đồng ý mới
đưa ra dân sau. Nếu ý dân mà khớp
với ý nghị viện thì làm, còn nếu ý
dân trái với ý nghị viện thì thực hiện
theo ý của dân.
=> 3 thuật ngữ này hoàn toàn khác nhau

11. Cơ chế bảo hiến ở Việt Nam hiện nay như thế nào?
Nhóm chủ thể ở trung ương:
Quốc hội:
- Nếu ban hành văn bản vi hiến (Quốc hội ban hành luật, nghị quyết) thì hướng xử lý: không có
cơ chế xử lý vì Việt Nam ta hiện áp nay vẫn còn chịu ảnh hưởng của tư tưởng tập quyền mà theo đó Quốc
hội là cao nhất, Quốc hội là toàn quyền => không đặt vấn đề kiểm soát Quốc hội như: không được quyền
phủ quyết các đạo luật của Quốc hội, không ai được quyền đề nghị Quốc hội xem xét lại các quyết định
của mình, không ai được quyền tuyên bố luật của Quốc hội là vi hiến và cũng không ai được quyền giải
tán Quốc hội trước hạn. Nếu có chăng thì chỉ là cơ chế tự sửa - Quốc hội tự thấy sai, tự sửa chứ không
có ai được quyền xử lý các văn bản của Quốc hội. Và câu trả lời đó cho luôn cả hành vi vi hiến. Ở nước
ngoài Quốc hội có hành vi vi hiến thì có thể giải tán trước hạn còn ở Việt Nam thì không có cơ chế này
vì Quốc hội là cao nhất, Quốc hội là toàn quyền.
Ủy ban thường vụ Quốc hội:
- Nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết và pháp lệnh mà có dấu hiệu trái Hiến
pháp và trái với luật của Quốc hội ban hành thì hướng xử lý:
+ Thứ nhất, Chủ tịch nước có quyền đề nghị xem xét lại trong thời hạn 10 ngày điều này được quy
định ở khoản 1 Điều 88 Hiến pháp 2013;
+ Thứ hai, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết và pháp lệnh mà có dấu hiệu vi
hiến thì ngoài Chủ tịch nước đề nghị xem xét lại thì Quốc hội được quyền ra nghị quyết để bãi bỏ các
văn bản sai trái này được quy định ở Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
- Nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội có hành vi vi hiến thì Quốc hội sẽ ra nghị quyết để miễn

38
nhiệm/bãi nhiệm đối các thành viên của Ủy ban thường vụ mà có hành vi sai trái được quy định ở Hiến
pháp 2013 và Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về mục thẩm quyền của Quốc hội.
Chủ tịch nước:
- Nếu Chủ tịch nước ban hành lệnh và quyết định mà vi hiến và trái với luật của Quốc hội ban
hành thì hướng xử lý: Quốc hội sẽ ra nghị quyết để bãi bỏ các văn bản sai trái đó.
- Nếu Chủ tịch nước có hành vi sai trái (bao gồm cả vi hiến và vi phạm pháp luật) thì Ủy ban
thường vụ Quốc hội sẽ đề nghị Quốc hội miễn nhiệm/bãi nhiệm đối với Chủ tịch nước.
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về mục thẩm quyền của Quốc hội.
Chính phủ và Thủ tướng chính phủ:
- Chính phủ ban hành 2 loại văn bản là nghị định và nghị quyết, còn Thủ tướng chính phủ ban
hành 2 loại văn bản là quyết định và chỉ thị nếu những văn bản này vi hiến thì hướng xử lý:
+ Thứ nhất, nếu Quốc hội đang họp thì Quốc hội sẽ ra nghị quyết bãi bỏ những văn bản này;
+ Thứ hai, nếu Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ ra nghị quyết để tạm đình
chỉ thi hành các văn bản này rồi đề nghị với Quốc hội bãi bỏ trong kỳ họp gần nhất.
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Luật Tổ chức chính phủ 2015.
- Còn Chính phủ và các thành viên của Chính phủ có hành vi vi hiến thì hướng xử lý: Quốc hội
sẽ ra nghị quyết miễn nhiệm/bãi nhiệm đối với Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch nước.
Rồi Thủ tướng sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm/cách chức đối với các chức danh còn lại (phó
Thủ tướng và các Bộ trưởng) => sau khi Quốc hội đã phê chuẩn thì Chủ tịch nước sẽ ký quyết định miễn
nhiệm/cách chức.
Lưu ý: Hiện nay, Hiến pháp Việt Nam có quy định Quốc hội được quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối
với các thành viên của Chính phủ nhưng chỉ cá nhân thành viên Chính phủ nào mà không được quá bán
đại biểu quốc hội tín nhiệm thì mới từ chức (ở các nước trên thế giới thì nếu Thủ tướng mà không được
Nghị viện tín nhiệm thì cả tập thể Chính phủ phải từ chức).
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được quyền ban hành 3 loại văn bản: quyết định, chỉ
thị, thông tư nếu những văn bản này vi hiến thì hướng xử lý: Thủ tướng Chính phủ sẽ ra quyết định đình
chỉ thi hành hoặc bãi bỏ.
- Còn những người này có hành vi vi hiến thì Thủ tướng sẽ đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn
nhiệm/cách chức đối với các chức danh này => sau khi Quốc hội đã phê chuẩn thì Chủ tịch nước sẽ ký
quyết định miễn nhiệm/cách chức hoặc Quốc hội bỏ phiếu bất tín nhiệm những người này để buộc những
người này phải từ chức.
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Luật Tổ chức chính phủ 2015.

39
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
Không dưới 13 và không quá 17 người như vậy số lượng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là 13,
15 hoặc 17 người vì là cơ quan làm việc theo chế độ tập thể nên luôn luôn có số lẻ.
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được ban hành 1 loại văn bản là nghị quyết;
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (người đứng đầu của tòa án) được quyền ban hành quyết định, chỉ thị;
Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao thì cũng được ban hành quyết định, chỉ thị nếu những văn
bản này vi hiến thì hướng xử lý: nếu Quốc hội đang họp thì Quốc hội sẽ ra nghị quyết bãi bỏ những văn
bản này, còn nếu Quốc hội không họp thì Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ đình chỉ thi hành các văn bản
này rồi đề nghị với Quốc hội bãi bỏ trong kỳ họp gần nhất.
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức Quốc hội 2014 và Luật Tổ chức tòa án và VKSND 2014.
- Nếu những chủ thể đó có hành vi vi hiến thì hướng xử lý: Chủ tịch nước sẽ đề nghị Quốc hội
miễn nhiệm/bãi nhiệm đối Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC; còn Phó chánh án
TANDTC/Phó viện trưởng TANDTC có hành vi sai trái vi hiến thì Chánh án TANDTC/Viện trưởng
TANDTC đề nghị Chủ tịch nước ký quyết định miễn nhiệm/cách chức bởi vì những người này do Chủ
tịch nước bổ nhiệm theo đề nghị của Chánh án/Viện trưởng; còn Thẩm phán TANDTC mà vi hiến thì
Chánh án TANDTC đề nghị Quốc hội ra nghị quyết phê chuẩn rồi Chủ tịch nước ký quyết định miễn
nhiệm/cách chức bởi vì thẩm phán TANDTC là do Chánh án TANDTC đề nghị Quốc hội phê chuẩn và
Chủ tịch nước ký quyết định bổ nhiệm.
Bãi bỏ Hủy bỏ
Là quyền của chủ thể này với chủ thể khác. Quốc Tự mình ban hành, tự mình thấy sai => tự mình
hội thấy Chính phủ sai thì Quốc hội bãi bỏ văn bản sửa. Ví dụ: Quốc hội hủy bỏ văn bản của Quốc hội
của Chính phủ chứ không thể nói Quốc hội hủy
bỏ.

Nhóm chủ thể ở địa phương:


Hội đồng nhân dân các cấp: (cấp tỉnh: tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; cấp huyện:
quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; cấp xã: xã,
phường, thị trấn):
- Nếu Hội đồng nhân dân các cấp ra nghị quyết mà vi hiến thì:
+ Hướng xử lý thứ nhất: Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ đình chỉ/bãi bỏ đối với Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh; rồi Hội đồng nhân cấp tỉnh đình chỉ/bãi bỏ đối với Hội đồng nhân dân cấp cấp huyện trong tỉnh;
rồi Hội đồng nhân cấp huyện đình chỉ/bãi bỏ đối với nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân các xã
trong huyện đó.
+ Hướng xử lý thứ hai: Thủ tướng chính phủ sẽ đình chỉ thi hành đối với những nghị quyết sai trái
của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh rồi đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ (Chủ tịch Ủy ban nhân

40
dân cấp tỉnh có quyền tương tự với các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân cấp huyện – tức là Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền đình chỉ thi hành các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân
dân cấp huyện rồi đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh bãi bỏ ; rồi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
có quyền đình chỉ thi hành các nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân cấp xã rồi đề nghị Hội đồng nhân
dân cấp huyện bãi bỏ.
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính phủ 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.
- Nếu Hội đồng nhân dân các cấp mà có hành vi sai trái làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích
nhân dân địa phương thì hướng xử lý: Ủy ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết giải tán đối với Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh; Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ra nghị quyết giải tán đối với Hội đồng nhân dân
cấp huyện trong tỉnh; Hội đồng nhân dân cấp huyện ra nghị quyết giải tán đối với Hội đồng nhân dân cấp
xã trong huyện (Lưu ý: nghị quyết về việc giải tán phải được ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân
dân biểu quyết tán thành và phải trình lên Hội đồng nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn trước khi đem
ra thi hành).
Ví dụ: Hội đồng nhân dân thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa bị giải tán thì ai sẽ phê
chuẩn? Do thì Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa sẽ ra nghị quyết giải tán và nghị quyết phải được ít
nhất ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa đồng ý và sau đó sẽ chuyển ra cho
Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn.
Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
- Ủy ban nhân dân các cấp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp hiện nay được quyền ban hành
2 loại văn bản: quyết định và chỉ thị nếu những văn bản này sai trái, vi hiến thì hướng xử lý:
+ Hướng xử lý thứ nhất: Thủ tướng chính phủ sẽ đình chỉ/bãi bỏ những văn bản vi hiến của UBND
và Chủ tịch UBND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ có quyền tương tự đối với UBND và Chủ tịch
UBND cấp huyện; rồi Chủ tịch UBND cấp huyện sẽ có quyền tương tự đối với UBND và Chủ tịch UBND
cấp xã;
+ Hướng xử lý thứ hai: Hội đồng nhân dân cùng cấp sẽ ra nghị quyết bãi bỏ - Hội đồng nhân dân
cấp tỉnh có quyền ra nghị quyết bãi bỏ các văn bản sai trái của UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cấp
huyện, cấp xã cũng vậy.
- Những người này có hành vi sai trái thì xử lý bằng cách:
+ Hướng xử lý thứ nhất: Chủ tịch UBND cấp trên trực tiếp được quyền miễn nhiệm/cách chức đối
với Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp (Thủ tướng đối với cấp tỉnh);
+ Hướng xử lý thứ hai: Hội đồng nhân dân cùng cấp ra nghị quyết miễn nhiệm/bãi nhiệm đối với
các thành viên của UBND cùng cấp (nghị quyết này phải được Chủ tịch Ủy ban cấp trên trực tiếp phê
chuẩn, Thủ tướng sẽ phê đối với cấp tỉnh).
CSPL: Hiến pháp 2013, Luật Tổ chức chính phủ 2015, Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

41
12. Những khó khắn, trở ngại thách thức trở ngại cho việc thành lập một cơ chế bảo hiến chuyên
trách ở nước ta?
- Thứ nhất, cần phải nhận thức lại tập quyền xã hội chủ nghĩa và Quốc hội toàn quyền (đây
là trở ngại lớn nhất cho việc thành lập cơ chế bảo hiến chuyên trách ở Việt Nam) => Quốc hội tối cao
hay Hiến pháp tối cao? Bởi lẽ kinh nghiệm của nhân loại, của thế giới đã cho thấy nếu theo mô hình
Quốc hội tối cao thì không thể có được một cơ quan bảo hiến chuyên trách. Như Châu Âu trước 1920
trung thành với lý thuyết “nghị viện tối cao” thì không có cơ quan bảo hiến => chỉ chừng nào chúng ta
chấp nhận và thật sự coi Hiến pháp là tối cao thì mới có thể có một cơ quan bảo hiến theo đúng nghĩa
(chứ không phải quy định trong Hiến pháp hùng hồn, khí thế nhưng mà người ta có chịu như vậy hay
không là chuyện khác. Ông Hans Kelsen vận động cả vùng Châu Âu suốt mấy chục năm để thay đổi ý
thức hệ đó từ đó mới có thể thành lập Tòa án hiến pháp và ở Việt Nam cũng vậy cần phải xem lại) =>
Quốc hội là một cơ quan nhà nước mà đã là một cơ quan nhà nước thì chắc chắn phải có sự kiểm soát
quyền lực. Chứ Quốc hội ngày nay mà không có sự kiểm soát và không đặt ra vấn đề kiểm soát lập pháp
hay kiểm soát Quốc hội thì nó rất dẫn đến nguy cơ lạm quyền, sai quyền và sự độc tài của số đông, sự
bất cẩn, sự vi hiến của Quốc hội trong việc làm luật và các quyết định của mình => đó là một điều chắc
chắn. Tóm lại, Việt Nam muốn có một cơ quan bảo hiến chuyên trách trước hết nhận thức lại vị trí Quốc
hội và nguyên tắc tổ chức bộ máy nhà nước và phải thật sự, thật tâm coi Hiến pháp là tối cao (chứ bây
giờ ở Việt Nam mình đưa ra bảo Quốc hội là cơ quan quyền lực tối cao rồi Chính phủ cũng cao nhất rồi
Tòa án cũng cao nhất rồi Hiến pháp cũng tối cao => ai cũng nhất, không có ai nhì được nếu mà như vậy
thì sao còn gọi là bảo hiến nữa rồi chưa kể Điều 4 Đảng Cộng sản là lãnh đạo toàn diện, rồi Chính phủ là
cơ quan hành pháp cao nhất, Tòa án là cơ quan xét xử cao nhất rồi Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp
lý cao nhất => rồi tóm lại ai thật sự cao nhất => hiện nay Việt Nam rất nhiều mâu thuẫn, ai cũng đòi cao
nhất hết mà chỉ cần một cái cao nhất thôi.
- Thứ hai, ở Việt Nam chưa có truyền thống coi trọng thẩm phán và tòa án. Tòa án và thẩm
phán ở Việt Nam trong nhận thức của mình chỉ là thứ yếu mà thôi, xếp sau Quốc hội đã đành vì Quốc
hội toàn quyền, thậm chí xếp sau cả Chính phủ bởi vì chính phủ nắm tiền bạc, nắm con người quản lý
quan trọng, sau Chính phủ đã đành thì Chánh án/Viện trưởng tối cao ở Việt Nam cũng không bằng vị thế
của Phó thủ tướng (thà đi làm Phó Thủ tướng chứ không ai làm Chánh án/Viện trưởng tối cao), Chánh
án/Viện trưởng tối cao ở Việt Nam còn thua một số Bộ trưởng như Bộ trưởng công an, Bộ trưởng ngoại
giao, Bộ trưởng quốc phòng => như vậy Tòa án không mạnh và không độc lập. Đồng thời, có rất nhiều
quyền lẽ ra thuộc về tòa án nhưng mình lại giao cho những cơ quan nhà nước khác do mình không coi
trọng tòa án:
+ Một đó là vấn đề án lệ: tòa án là người áp dụng pháp luật cho nên tòa án phải được quyền đặt ra
án lệ trong trường hợp luật có lỗ hỏng, khe hở hoặc Quốc hội chưa kịp làm luật nhưng mà vấn đề án lệ ở
Việt Nam chỉ thật sự thừa nhận án lệ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên án lệ ở Việt Nam hiện nay chỉ
là tập tệt, bước đầu và chúng ta chỉ mới chấp nhận một số án lệ trong dân sự, trong thương mại (nhưng
42
cũng chỉ có ít vài án lệ) chứ chưa có chuyện án lệ trong Hiến pháp, trong hành chính => vị thế của thẩm
phán không mạnh.
+ Hai là ở Việt Nam ta chưa trao cho Tòa án quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật một cách
chính thức mà quyền này là cực kỳ hệ trọng tạo nên sức mạnh tòa án. Tại sao tòa án Mỹ mạnh? bởi vì
Tòa án Mỹ được quyền giải thích Hiến pháp – được hiểu như là làm Hiến pháp => ở Việt Nam chúng ta
lại trao quyền giải thích Hiến pháp và pháp luật cho Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng Ủy ban thường
vụ Quốc hội không phải là cơ quan áp dụng pháp luật mà là cơ quan thường trực, hoạt động thường
xuyên, chuẩn bị Quốc hội họp, hồ sơ sổ sách, triệu tập đại biểu đi họp, điều khiển cuộc họp => cho nên
Ủy ban thường vụ rất ít khi sử dụng quyền này (trước đây là không sử dụng luôn, nhưng sau này do nhiều
quy định pháp luật không ai giải thích cho nên Ủy ban thường vụ mới miễn cưỡng giải thích) => theo
thống kê thì mấy chục năm qua chỉ có giải thích 2, 3 lần. Trong khi đó tòa án tối cao Việt Nam là cơ quan
áp dụng pháp luật nhưng không được trao quyền này cho nên tất cả các nghị quyết của tòa tối cao hướng
dẫn tòa cấp dưới áp dụng thống nhất pháp luật => bóng dáng của giải thích pháp luật. Nhưng mà là chức
năng, công việc của tòa nhưng lại không trao cho tòa nên tòa phải đành dùng quyền đó một cách không
chính thức, tạm bợ, nương nhờ vào cái kinh nghiệm xét xử và hướng dẫn tòa cấp dưới áp dụng thống
nhất pháp luật. Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa trao cho tòa án thẩm quyền là phân xử tranh chấp quyền
lực giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và đại phương và vẫn chưa trao cho tòa án quyền phân
xử trong các cuộc tranh chấp bầu cử (đây là quyền thuộc về tòa án),… => hàng loạt minh chứng cho thấy
Việt Nam mình vẫn chưa đề cao và coi trọng tòa án.
- Ba là, Việt Nam ta vẫn còn một tư duy rất cũ và bảo thủ trong việc bảo hiến đó là chúng ta
chịu ảnh hưởng bởi tư duy bảo hiến ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Liên Xô, Trung Quốc
là: coi Hiến pháp là báo vật linh thiêng, là luật cơ bản, luật gốc, là ý chí toàn dân cho nên việc bảo hiến
đó không thể giao cho một cơ quan nào cả như là tòa án hiến pháp hay là hội đồng bảo hiến mà cả hệ
thống chính trị đều có chức năng bảo hiến, người người nhà nhà thi nhau bảo hiến, ai cũng có chức năng
bảo hiến => quy định này là một quy định nói cho vui, không pháp lý, không thực tế, không khả thi =>
chung chung, tuyên ngôn, cương lĩnh không rõ ràng. Bất cập của tư duy này ở chỗ:
+ Không có một cơ quan nào có đủ chuyên môn để bảo vệ Hiến pháp vì không có hiểu biết gì thì
sao bảo vệ được, muốn phân tích một văn bản vi hiến/hành vi vi hiến thì phải có chuyên môn, chuyên
gia, có cái đầu cho nên không thể bảo ai ai cũng có quyền được bảo hiến => không có thuyết phục. Ở
Đức lập ra 16 thành viên toàn là những người có kinh nghiệm, giáo sư có danh tiếng mà bảo hiến còn
khó khăn.
+ Không có thời gian, không có tiền bạc và cũng không có sự chuyên nghiệp trong việc bảo hiến.
Mấy cơ quan nhà nước ở Việt Nam như Quốc hội lo làm luật là đã đủ mệt và việc bảo hiến của Quốc hội
chỉ là phụ và trên thực tế Quốc hội không có thời gian để bảo hiến, Ủy ban thường vụ lo chuẩn bị Quốc
hội họp, Chủ tịch nước lo xem xét ký các văn bản, Thủ tướng lo quản lý dân, phát triển các ngành kinh
tế mới là chức năng chính của họ chứ ông cũng không có thời gian bảo hiến => ngay cả các cơ quan nhà
43
nước Việt Nam cũng không có sự chuyên nghiệp, không có thời gian, không đủ công sức, không có đủ
hơi sức để bảo hiến => trên thực tế không ai bảo hiến cả như câu nói “cha chung không ai khóc” “nhiều
sãi không ai đóng cửa chùa” vì đó không phải là chức năng chính của tôi. Cho nên rất ít thấy cơ quan
nhà nước nào phát hiện ra bao nhiêu văn bản vi hiến không? Có liệt kê ra được rằng là tôi hằng năm xử
lý bao nhiêu văn bản vi hiến không? Là không có và không đề cập đến vấn đề này.
+ Thủ tục và trình tự bảo hiến không rõ ràng, chi tiết, chặt chẽ dẫn đến hệ quả không bao giờ
được thực hiện trên thực tế. Ví dụ bây giờ tôi phát hiện ra hành vi vi hiến, tôi có quyền kiến nghị, tôi có
quyền xử lý nhưng bằng cách nào? viết đơn rồi gửi cho ai? viết đơn như thế nào là hợp lệ? nộp đơn khi
nào? mình bảo hiến thì ai bảo vệ cho mình? và người nhận đơn phải có trách nhiệm giữ bí mật cho mình
như thế nào? quy trình tố tụng như thế nào?
- Thứ tư, ở Việt Nam vẫn chưa có văn hóa nghề luật và văn minh chính trị ở chỗ Việt Nam
chưa coi trọng luật sư và chưa coi trọng nghề luật học. Ở những vùng thôn quê người ta còn bảo “vô
phúc đáo tụng đình” học luật là học thầy cãi, xui xẻo kiện tụng. Tiếp theo cách đào tạo thẩm phán ở Việt
Nam không làm cho thẩm phán và luật sư giỏi và không năng động cho nên khả năng bảo hiến không có.
Khoa học luật Hiến pháp và chính trị học ở Việt Nam không phát triển rực rỡ, không phải là gì mạnh mẽ
như ở Châu Âu đã trải qua cả kỷ nguyên khai sáng và cũng không có các nhà khoa học đủ danh tiếng, đủ
uy tín để mà nói xã hội nghe hoặc Đảng, nhà nước phải nể. Trình độ dân trí còn thấp, phương tiện thông
tin đại chúng, truyền thông báo chí vẫn chưa đạt sự phát triển đủ cần thiết.
=> Vì tất cả những điều đó nếu lập một cơ quan chuyên trách bảo hiến ở Việt Nam cũng phải suy
ở chỗ nó có hiệu quả không, có bảo hiến được không hay là chúng ta chỉ lập nó để bộ máy tốn tiền, cồng
kềnh mà không làm được gì hết, đưa ra phán quyết người ta không tôn trọng,…Nếu ở Việt Nam lập ra
một tòa án hiến pháp hằng tháng trả lương cao mà bây giờ khi có bảo hiến thì các thành viên của tòa án
hiến pháp có bản lĩnh để làm hay không như tòa án ở Nga thà không lập còn hơn.

44

You might also like