You are on page 1of 4

NHẬN ĐỊNH

1. Hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công
gây tai nạn chết người thì cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (Điều 260 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 260 BLHS 2015 (sau đây gọi là BLHS 2015), khoản 1 Điều 3 Thông tư liên
tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013.
Giải thích: Theo đó, hành vi khách quan của Tội vi phạm quy định về tham gia giao
thông đường bộ tại Điều 260 BLHS 2015 phải là hành vi tham gia giao thông đường bộ
mà vi phạm quy định. Trường hợp điều khiển phương tiện trong công trường thi công thì
không được xem là đang tham gia giao thông đường bộ. Hậu quả làm chết người không
cấu thành tội này, nhưng sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội khác, nếu thỏa mãn
dấu hiệu cấu thành tội phạm đó, như: Tội vô ý làm chết người (Điều 128); Tội vô ý làm
chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129).
Do đó, hành vi điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong công trường thi công
gây tai nạn chết người thì không cấu thành Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông
đường bộ (Điều 260 BLHS).
4. Người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội đua xe trái phép (Điều 266
BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: điểm b khoản 5 Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-
VKSNDTC-TANDTC ngày 28/8/2013.
Giải thích: Theo đó, trường hợp người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức
khỏe, tài sản của người khác với lỗi cố ý thì ngoài việc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về
Tội đua xe trái phép theo Điều 266 BLHS 2015 thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự
về Tội giết người theo Điều 123, Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe
của người khác theo Điều 134, Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản theo Điều 178
BLHS 2015.
Do đó, người đua xe trái phép gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của người
khác với lỗi cố ý thì không chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đua xe trái phép
(Điều 266 BLHS 2015), mà còn bị truy cứu về các tội khác.
12. Tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó thì cấu thành hai tội: Tội
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng (Điều 304 BLHS) và Tội mua bán trái phép vũ
khí quân dụng (Điều 304 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 304 BLHS 2015.
Giải thích: Không phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí
đó thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng Điều 304 BLHS và Tội
mua bán trái phép vũ khí quân dụng Điều 304 BLHS. Nếu người phạm tội thực hiện 2
hành vi tàng trữ vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó riêng lẽ, độc lập (thực hiện hành vi
phạm tội này kết thúc rồi mới thực hiện hành vi phạm tội kia) thì sẽ cấu thành hai tội: tội
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng. Còn nếu
trong trường hợp người phạm tội thực hiện nhiều hành vi phạm tội mà những hành vi
phạm tội này liên quan chặt chẽ đến nhau (hành vi phạm tội này là điều kiện để thực hiện,
là hậu quả tất yếu của hành vi phạm tội kia) đối với cùng nhiều đối tượng hay một đối
tượng, thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội với tên tội danh đầy đủ các hành
vi đã được thực hiện, đó là Tội tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng theo Điều
304 BLHS.
Do đó, không phải mọi trường hợp tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và bán vũ khí đó
thì cấu thành hai tội: Tội tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng Điều 304 BLHS và Tội mua
bán trái phép vũ khí quân dụng Điều 304 BLHS.
14. Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan
trọng về an ninh quốc gia (Điều 303 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 114, Điều 303 BLHS 2015.
Giải thích: Hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về
an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS khi hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng không
nhằm mục đích chống chính quyền nhân dân. Còn nếu thực hiện hành vi hủy hoại hoặc
cố ý làm hư hỏng công trình phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia nhằm mục đích
chống chính quyền nhân dân thì sẽ cấu thành tội phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật của
nước CHXHCN Việt Nam tại Điều 114 BLHS.
Do đó, không phải mọi trường hợp hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng công trình phương
tiện quan trọng về an ninh quốc gia là hành vi chỉ cấu thành Tội phá hủy công trình, cơ
sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia theo Điều 303 BLHS.
15. Mọi hành vi gây rối trật tự ở nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng chỉ cấu
thành Tội gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 318 BLHS 2015.
Giải thích: Trong trường hợp có hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây ra hậu quả
nghiêm trọng nhưng hành vi này đã cấu thành một tội khác thì người phạm tội bị truy cứu
trách nhiệm hình sự với tội đó. Chẳng hạn gây rối nhưng khiến người khác bị thương
hoặc gây chết người thì lúc này có thể sẽ bị xử về những tội này chứ không bị xử về Tội
gây rối trật tự công cộng (Điều 318 BLHS). Ví dụ: trong trường hợp A và đồng bọn tụ
tập thành nhóm đông người và đuổi bắt B tại công viên gây náo động, mất trật tự công
cộng, khi bắt được B thì A dùng dao đâm vào bụng B làm B bị thương 61%. Hành vi này
của A và đồng bọn tuy cũng là hành vi gây rối trật tự công cộng và làm người khác bị
thương – hậu quả nghiêm trọng, nhưng trong trường hợp này A sẽ chịu TNHS với Tội cố
ý gây thương tích theo Điều 134 chứ không phải Tội gây rối trật tự công cộng.
Do đó, không phải mọi hành vi gây rối trật tự nơi công cộng gây hậu quả nghiêm trọng
thì đều cấu thành Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 BLHS.
17. Tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
Nhận định trên là sai.
CSPL: Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HDTP
Giải thích: Theo đó, tiền dùng để đánh bạc không chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại
chiếu bạc mà còn có thể bao gồm tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc
mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc; tiền hoặc hiện vật thu giữ ở
những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.
Do đó, không phải tiền dùng để đánh bạc chỉ là tiền được thu giữ trực tiếp tại chiếu bạc.
20. Mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người khác
phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
(Điều 323 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 323 BLHS 2015, điểm b khoản 10 Điều 2 TTLT số 09/2011/TTLT-BCA-
BQP-BTP-NHNNVN-VKSNDTC-TANDTC.
Giải thích: Theo đó, trường hợp tài sản do phạm tội mà có là ma túy, tiền chất ma túy,
pháo nổ, thuốc pháo, vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ,
chất phóng xạ, chất cháy, chất độc, hàng cấm, hàng giả, nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm
tương ứng thì người thực hiện hành vi chứa chấp tài sản đó sẽ bị xử lý về tội phạm tương
ứng mà không xử lý về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
Do đó, không phải mọi hành vi không hứa hẹn trước mà cố ý chứa chấp tài sản do người
khác phạm tội mà có đều cấu thành Tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có
theo Điều 323 BLHS.
23. Mọi trường hợp mua dâm người dưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua dâm người
dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).
Nhận định trên là sai.
CSPL: Điều 142, Điều 329 BLHS 2015.
Giải thích: Đối tượng tác động của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi là người từ đủ 13
tuổi đến dưới 18 tuổi. Do đó, trường hợp mua dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi
mới cấu thành Tội mua dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS). Còn trong trường hợp
mua dâm người dưới 13 tuổi thì sẽ cấu thành Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo Điều
142 BLHS 2015. Ngoài ra, chủ thể của Tội mua dâm người dưới 18 tuổi là người từ đủ
18 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự nên trường hợp chủ thể mua dâm dưới 18
tuổi thì cũng không cấu thành tội này.
Do đó, không phải mọi trường hợp mua dâm ngườidưới 18 tuổi đều cấu thành Tội mua
dâm người dưới 18 tuổi (Điều 329 BLHS).

You might also like