You are on page 1of 11

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH


KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI

MÔN HỌC:
LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - PHẦN CÁC TỘI PHẠM
BÀI TẬP THẢO LUẬN BUỔI 8

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Mai Khắc Phúc


Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 – Lớp TM46B1

Họ và tên MSSV
Nguyễn Ngọc Nhi 2153801011155
Bùi Thị Ngọc Như 2153801011160
Đoàn Triệu Phú 2153801011163
Lê Võ Hồng Phúc 2153801011164
Nguyễn Văn Trường Phúc 2153801011165
Huỳnh Mai Thanh 2153801011192
Võ Đoàn Huệ Thanh 2153801011194 Nhóm trưởng

Lê Trần Minh Thạnh 2153801011196

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 10 năm 2023

1
MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................................................3


BÀI LÀM......................................................................................................................................................4
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH................................................................................................................................4
Câu 50: Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở lên mà còn vi phạm đều
cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện (Điều 247 BLHS)...........................................................................4
Câu 52: Mọi hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác dưới bất kỳ
hình thức nào đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 BLHS).......................4
Câu 55: Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội buôn lậu
(Điều 188 BLHS)..........................................................................................................................................4
Câu 59: Người tổ chức sử dụng trái phép ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà cố ý lây nhiễm
HIV cho người sử dụng ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g
khoản 2 Điều 255 BLHS 2015)....................................................................................................................5
Câu 60: Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội chứa chấp việc sử
dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS)...........................................................................................5
PHẦN 2. BÀI TẬP.......................................................................................................................................5
Câu 37...........................................................................................................................................................5
Câu 41...........................................................................................................................................................7
Câu 44...........................................................................................................................................................7
Câu 48...........................................................................................................................................................8
Câu 49...........................................................................................................................................................9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................11

2
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

STT Kí hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ


1 BLHS Bộ luật Hình sự
2 TNHS Trách nhiệm hình sự

3
BÀI LÀM
PHẦN 1. NHẬN ĐỊNH
Câu 50: Mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện đã được giáo dục 02 lần trở lên mà
còn vi phạm đều cấu thành Tội trồng cây thuốc phiện (Điều 247 BLHS).
Nhận định sai.
Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 247 BLHS 2015 quy định thì không phải trong
mọi trường hợp trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có
chứa chất ma túy nhiều lần thì đều cấu thành tội này. Mà chỉ cấu thành tội này khi đã
được giáo dục từ hai lần trở lên và tạo điều kiện ổn định cuộc sống; đã bị xử phạt vi phạm
hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi
phạm; với số lượng từ 500 cây đến dưới 3000 cây. Do đó, nếu hành vi trồng cây thuốc
phiện nhưng không thuộc các trường hợp trên thì không cấu thành Tội trồng cây thuốc
phiện hoặc các cây khác có chứa chất ma túy.

Câu 52: Mọi hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi khác
dưới bất kỳ hình thức nào đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
(Điều 250 BLHS).
Nhận định sai.
Không phải mọi hành vi chuyển dịch bất hợp pháp chất ma túy từ nơi này đến nơi
khác dưới bất kỳ hình thức nào đều cấu thành Tội vận chuyển trái phép chất ma túy.
Hành vi chuyển dịch bất hợp pháp này chỉ cấu thành tội tại Điều này khi không nhằm
mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép. Ví dụ như trường hợp người vận chuyển
trái phép chất ma túy cho người khác, mà biết rõ mục đích mua bán trái phép của người
đó, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán trái phép chất ma túy (tại Điều
251 BLHS 2015) với vai trò là đồng phạm.

Câu 55: Hành vi mua bán trái phép chất ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành
Tội buôn lậu (Điều 188 BLHS).
Nhận định sai.
Đối tượng tác động ở đây là ma túy và khách thể xâm phạm là chế độ độc quyền
của nhà nước về quản lý chất ma túy. Còn tội buôn lậu có đối tượng tác động là hàng hóa,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 triệu đồng trở lên và
khách thể là trật tự quản lý kinh tế của nhà nước. Vì vậy, hành vi mua bán trái phép chất
ma túy qua biên giới là hành vi cấu thành Tội mua bán trái phép chất ma túy với tình tiết
tăng nặng tại điểm g khoản 2 Điều 251 BLHS 2015.

4
Câu 59: Người tổ chức sử dụng trái phép ma túy biết bản thân họ đã nhiễm HIV mà
cố ý lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy thì chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình
sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy với tình tiết định khung tăng nặng
“gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản 2 Điều 255 BLHS 2015).
Nhận định sai.
Ngoài bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
với tình tiết định khung tăng nặng “gây bệnh nguy hiểm cho người khác” (điểm g khoản
2 Điều 255 BLHS 2015) thì người tổ chức sử dụng trái phép ma túy biết bản thân họ đã
nhiễm HIV mà cố ý lây nhiễm HIV cho người sử dụng ma túy người đó còn bị truy cứu
trách nhiệm hình sự tội lây truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 148
BLHS 2015 hoặc tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại Điều 149 BLHS
2015.

Câu 60: Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy không chỉ cấu thành Tội
chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 BLHS).
Nhận định đúng.
Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý không chỉ cấu thành tội chứa chấp
việc sử dụng trái phép chất ma tuý mà còn có thể cấu thành Tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma tuý tùy vào mục đích của người phạm tội.
Nếu mục đích của người phạm tội là biết rõ việc cho thuê địa điểm, mượn địa
điểm là để sử dụng trái phép chất ma tuý mà vẫn cho thuê, mượn vì vụ lợi thì cấu thành
tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 256 BLHS 2015.
Nếu mục đích của người phạm tội là biết rõ việc cho thuê địa điểm, mượn địa
điểm là để sử dụng chất ma tuý và mong muốn địa điểm ấy trở thành nơi để đưa chất ma
tuý vào cơ thể người khác bằng nhiều cách thì cấu thành tội tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy theo Điều 255 BLHS 2015.

PHẦN 2. BÀI TẬP


Câu 37:
Trong khoảng thời gian từ tháng 4/2017 đến tháng 9/2020, NVT đã thuê dịch vụ
thành lập và mua lại giấy tờ, bộ con dấu cùng các chứng từ liên quan của 03 công ty để
hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT). Thông qua quan hệ xã hội,
một số khách hàng có nhu cầu mua hoá đơn GTGT khống đã liên hệ qua điện thoại của
NVT để thoả thuận và giao dịch. Trong khoảng thời gian này, NVT đã điều hành 03 công
ty bán ra 1.732 số hoá đơn với tổng doanh thu bán ra là 1.176.473.110.015 đồng. NVT

5
thu được 1.529.415.043 đồng từ việc mua bán trái phép hóa đơn. Số tiền trên, NVT đã sử
dụng vào việc chỉ nộp Ngân sách Nhà nước số tiền 1.218.586.626 đồng, các chi phí khác
như thuê người viết hoá đơn, đặt in hóa đơn, mua văn phòng phẩm. NVT được hưởng lợi
số tiền 155.408.417 đồng để chi tiêu cá nhân. Ngày 18/4/2021, NVT đến Công an đầu thú
về hành vi của mình.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định hành vi của NVT phạm vào Tội mua
bán trái phép hóa đơn tại điểm d, đ khoản 2 Điều 203 BLHS.
Theo Anh (chị), Toà án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội
danh đối với NVT?
*Xét về cấu thành tội phạm đã thỏa mãn các dấu hiệu sau:
- Khách thể:
+ Đối tượng bị tác động: Hóa đơn GTGT (1.732 số hóa đơn).
+ Khách thể bị xâm phạm: Chế độ quản lý nhà nước đối với các loại hóa đơn, chứng từ
thu nộp ngân sách nhà nước đang lưu thông trên thị trường.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi khách quan: Tiến hành các hoạt động mua bán trái phép hóa đơn GTGT (Căn
cứ theo Thông tư liên tịch số 10/2013 ngày 26/6/2013): Mua lại giấy tờ, bộ con dấu
cùng các chứng từ liên quan của 03 công ty để hoạt động mua bán trái phép hóa đơn giá
trị gia tăng (GTGT). Một số khách hàng có nhu cầu mua hoá đơn GTGT khống đã liên hệ
qua điện thoại của NVT để thoả thuận và giao dịch.
+ Hậu quả: Đầu tiên, việc này gây thất thu thuế đối với ngân sách nhà nước, ảnh hưởng
đến hoạt động quản lý kinh tế và phát triển xã hội. Ngoài ra, việc mua bán hóa đơn giả
cũng gây ảnh hưởng đến công bằng cạnh tranh trong kinh doanh, gây thiệt hại cho các
doanh nghiệp hợp pháp. Hơn nữa, việc này còn gây mất lòng tin của khách hàng và đối
tác kinh doanh, ảnh hưởng đến uy tín và danh tiếng của các tổ chức và cá nhân liên quan.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi mua bán trái phép hóa đơn GTGT là nguyên nhân dẫn
đến việc Ngân sách nhà nước bị hao hụt, gây ảnh hưởng tới các doanh nghiệp chân chính.
- Mặt chủ quan:
+ Lỗi: Đây là lỗi cố ý, cụ thể là cố ý trực tiếp. Vì NVT cố tình buôn bán hóa đơn để được
hưởng lợi mặc dù biết hành vi này là trái pháp luật.
+ Mục đích: trục lợi từ việc mua bán hóa đơn dựa trên tâm lý của người kinh doanh là
càng trốn được nhiều thuế thì càng có lợi.
- Chủ thể: NVT đáp ứng điều kiện về chủ thể (chủ thể thường).
*Về tình tiết định khung hình phạt: NVT đã ghi nội dung từ 10 số trở lên, cụ thể: 1.732
số hóa đơn (theo điểm d khoản 2 Điều 203 BLHS 2015); và thu lợi bất chính từ 30 triệu
đồng trở lên, cụ thể: hưởng lợi số tiền 155.408.417 đồng để chi tiêu cá nhân (theo điểm đ
khoản 2 Điều 203 BLHS 2015).

6
Câu 41:
A đã thuê người vào chặt phá 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên
cạnh bản Khe Dây, do UBND xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh quản lý, bảo vệ để
chiếm đất trồng keo lai. Theo ước tính ban đầu, hành vi của A đã gây thiệt hại cho nhà
nước gần 300 triệu đồng.
Anh (chị) A và B hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có
thì phạm tội gì? Tại sao?
Hành vi của A và B có phạm tội ở đây là Tội hủy hoại rừng được quy định tại Điều
243 BLHS.
- Khách thể của tội phạm: Chế độ quản lý và bảo vệ của Nhà nước đối với hệ
sinh thái rừng, qua đó xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường.
- Mặt khách quan: Vì tội phạm mà A thực hiện tại Điều 243 BLHS có cấu thành
tội phạm vật chất cho nên mặt khách quan của nó có 3 nội dung:
+ Dấu hiệu mặt hành vi: Trong trường hợp này A có hành vi là thuê người vào chặt phá
rừng sản xuất tự nhiên đang thuộc quản lý của nhà nước để trồng cây keo lai, đây là hành
vi phá hoại rừng.
+ Hậu quả: 4,6 ha rừng thuộc khu vực rừng sản xuất tự nhiên bị phá hoại.
+ Mối quan hệ nhân quả: Hành vi thuê người chặt rừng của A là nguyên nhân dẫn đến 4,6
ha rừng sản xuất tự nhiên bị phá hoại.
- Mặt chủ quan: Ở đây A có lỗi cố ý trực tiếp vì A mong muốn việc phá hoại 4,6
ha rừng đó để A có thể trồng cây keo lai. A nhận thức được hành vi của mình là phá hoại
rừng, trái pháp luật nhưng A vẫn mong muốn thực hiện cho được hành vi đó.
Do đó A thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội Phá hoại rừng quy định tại Điều 243
BLHS.
- Chủ thể: A và B đáp ứng các điều kiện về chủ thể (chủ thể thường).
Từ 4 yếu tố vừa phân tích ở trên thì ta kết luận được rằng hành vi của A thỏa mãn
đầy đủ các dấu hiệu về Tội phá hoại rừng được quy định tại Điều 243 BLHS 2015.

Câu 44:
Cơ quan CSĐT Công an quận X bắt quả tang A đang vận chuyển bằng xe máy
một bộ xương hổ đựng trong một túi nilon màu đen trên phố Trần Hưng Đạo, quận Hoàn
Kiếm, Hà Nội. Qua giám định kết luận: bộ xương thu được là xương hổ, trọng lượng 15

7
kg, tên khoa học Panthera, thuộc nhóm IB, nằm trong Sách đỏ Việt Nam, bị nghiêm cấm
săn bắt, buôn bán, sử dụng vào mục đích thương mại.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội
gì? Tại sao?
Hành vi của A có phạm tội và cụ thể là tội “vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ
động vật nguy cấp, quý hiếm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS 2015.
Vì hành vi của A thỏa các điều kiện cấu thành tội phạm cơ bản của tội phạm trên:

- Về khách thể:

+ Đối tượng tác động: Bộ xương của con hổ tên khoa học Panthera thuộc Danh mục loài
nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.

+ Khách thể bị xâm phạm: Quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm.

- Về hành vi khách quan: A thực hiện hành vi vận chuyển trái phép một bộ xương hổ,
qua giám định là xương của một con hổ có tên khoa học Panthera, thuộc nhóm IB và nằm
trong Sách đỏ Việt Nam. Mà theo Điều 7 Nghị định 160/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ
sung: Nghị định 64/2019/NĐ-CP), có thể thấy loài hổ tên khoa học Panthera tigris thuộc
họ mèo, bộ thú ăn thịt là loài động vật thuộc Danh mục các loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ được quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Vậy nên, A đã vi phạm
quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm thuộc Danh mục nêu trên.

- Về mặt chủ quan:

Theo khoản 1 Điều 10 BLHS 2015, A phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp:

+ Lý trí: A nhận thức được hành vi của mình sẽ xâm phạm đến chế độ quản lý của Nhà
nước về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời A nhận thức được hậu quả tất
yếu sẽ xảy ra.

+ Ý chí: A mong muốn hậu quả xảy ra.

Vậy nên, A cố ý phạm tội “vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp,
quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ”; có thể với mục đích buôn bán, sử dụng trái phép nhưng
đã bị bắt quả tang trong quá trình vận chuyển.

- Về chủ thể: A – người phạm tội là chủ thể thường, có năng lực TNHS và đạt độ tuổi
chịu TNHS nên sẽ phải chịu xử phạt theo BLHS cho hành vi của mình.

Câu 48:

8
Khoảng 19 giờ ngày 10/02/2020, tổ Công tác công an phường ĐX trong khi làm
nhiệm vụ tuần tra phòng chống tội phạm trên địa bản, phát hiện Đ và M có biểu hiện nghi
vấn nên kiểm tra. Lúc này, Đ đã tự nguyện giao nộp từ tay trái 03 túi nilon (kích thước
4x6cm) chứa thảo mộc khô. Đ khai nhận đó là ma tuý “Cần sa” đang giao dịch bán cho
M với giá 1.300.000 đồng. Ngoài tra, Đ còn giao nộp từ trong túi áo khoác bên phải phía
trước: 01 túi nilon (kích thước 5x8cm) và 01 lọ nhựa có nắp đen (kích thước cao 3cm
đường kính 3cm) đều chứa thảo mộc khô và khai nhận là ma tuý “cần sa”. Tổ công tác đã
tiến hành lập biên bản tạm giữ, niêm phong tang vật và đưa Đ cùng M về trụ sở Công an
phường ĐX để giải quyết.

Kết luận giám định số 1227/KLĐG-PC09 ngày 19/02/2020 của Phòng Kỹ thuật
Hình sự Công an thành phố Hà Nội xác định số thảo mộc trên là ma túy cần sa có khối
lượng 3,9 gam.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của Đ và M có phạm tội không? Tại sao?
Hành vi của Đ và M có phạm tội, cụ thể là tội “mua bán trái phép chất ma túy”
được quy định tại khoản 1 Điều 251 BLHS 2015.
- Khách thể:
+ Đối tượng bị tác động: Chất ma túy “cần sa” (theo Điều 2 Luật Phòng chống ma túy
năm 2000).
+ Khách thể bị xâm phạm: Chế độ độc quyền quản lý các chất ma tuý của Nhà nước ở tất
cả các khâu của quá trình quản lý.
- Mặt khách quan:
+ Hành vi: Mua bán trái phép chất ma túy “cần sa”. Đ khai nhận đó là ma tuý “Cần sa”
đang giao dịch bán cho M với giá 1.300.000 đồng. Ngoài tra, Đ còn giao nộp từ trong túi
áo khoác bên phải phía trước: 01 túi nilon (kích thước 5x8cm) và 01 lọ nhựa có nắp đen
(kích thước cao 3cm đường kính 3cm) đều chứa thảo mộc khô và khai nhận là ma tuý
“cần sa”. Kết luận giám định: ma túy cần sa có khối lượng 3,9 gam.
- Mặt chủ quan: Lỗi cố ý trực tiếp. Vì Đ biết hành vi này phạm pháp nhưng vẫn
bán. Về M, tuy biết mua ma túy là phạm pháp nhưng vẫn mua ma túy từ Đ.
- Chủ thể: Đ và M đáp ứng điều kiện về chủ thể (chủ thể thường).

Câu 49:
Do thiếu tiền tiêu xài, A đã nhận lời bán heroin thuê cho một phụ nữ tên là B. B
đưa cả xe và điện thoại di động cho A để thuận lợi trong việc mua bán. Hằng ngày, A
nhận 10 tép heroin từ B và chờ điện thoại của khách gọi đến thì giao hàng. A được B trả
công 200 ngàn đồng/ngày. Hơn một tuần sau, khi đang giao hàng tại cầu Rạch Ông
(Quận 7), A bị công an bắt.

9
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Nếu có thì
phạm tội gì? Tại sao?
A và B có phạm tội và phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy theo Điều 251
BLHS 2015, Do thỏa các điều kiện:
- Về mặt khách thể:
+ Đối tượng tác động: 10 tép heroin nhận từ B mỗi ngày. Đây là đối tượng thuộc danh
mục chất ma túy cấm sử dụng tại mục số 9 danh mục I Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: chế độ độc quyền của nhà nước về quản lý chất ma túy
- Về mặt khách quan:
Hành vi của 2 đối tượng này là mua bán trái phép chất ma túy:
+ A bán hộ chất ma túy cho B để hưởng tiền công 200 ngàn đồng/ngày.
+ B thông qua A để bán trái phép chất ma túy cho người khác.
Các hành vi trên thỏa mãn điều kiện là các hành vi của tội “mua bán trái phép chất
ma túy”.
- Về mặt chủ quan:
A và B thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp - biết rõ hành vi của mình là phạm pháp và
gây nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn thực hiện hành vi.
- Về mặt chủ thể: A và B là chủ thể thường, có đủ năng lực TNHS và đạt độ tuổi
chịu TNHS.

10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13;


2/ Thông tư liên tịch số 10/2013 về “Hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật Hình sự
về các tội phạm trong lĩnh vực thuế, tài cính – kế toán và chứng khoán”;
3/ Nghị định số 160/2013/NĐ-CP;
4/ Nghị định số 64/2019/NĐ-CP;
5/ Nghị định số 57/2022/NĐ-CP.

11

You might also like