You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


KHOA QUẢN TRỊ

THẢO LUẬN BUỔI 2


Môn: Luật Hình sự phần các tội phạm
GVHD: ThS Lê Vũ Huy
Lớp: QTL47A1

STT Họ và tên MSSV


1 Lê Quỳnh Anh 2253401020016
2 Nguyễn Hoàng Anh 2253401020018
3 Hoàng Đình Gia Bảo 2253401020029
4 Trần Đức Bình 2253401020032
5 Nguyễn Thị Minh Châu 2253401020035
6 Đỗ Ngọc Phương Đoan 2253401020048
7 Đặng Quỳnh Nhật Hạ 2253401020066
8 Nguyễn Hoàng Gia Hân 2253401020068
9 Phạm Kim Duyên 2153801013057

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 03 năm 2024

1
Nội dung
I. NHẬN ĐỊNH................................................................................................................3
Câu 1: Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS) và Tội vận
chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS)...........................................................3
Câu 2: Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS) và Tội mua bán
trái phép chất ma tuý.....................................................................................................4
Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm sở hữu.....................................................................................................5
Câu 5: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS)......................................................................................5
Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành
vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết người (Điều
123 BLHS 2015)...........................................................................................................5
II. BÀI TẬP.......................................................................................................................6
Bài tập 2:.......................................................................................................................6
Bài tập 4:.......................................................................................................................8
Bài tập 6:.......................................................................................................................8
Bài tập 8:.......................................................................................................................9

2
I. NHẬN ĐỊNH
Câu 1: Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS) và Tội vận
chuyển trái phép chất ma tuý (Điều 250 BLHS).
Tội tàng trữ trái phép chất Tội vận chuyển trái phép chất
ma tuý ma tuý
Cơ sở pháp Điều 249 BLHS Điều 250 BLHS

- Là hành vi cất giấu bất hợp - Là hành vi dịch chuyển chất
pháp chất ma túy ở bất cứ ma túy một cách bất hợp pháp
đâu mà không nhằm mục bằng bất kỳ phương tiện nào,
đích mua bán hay sản xuất trên các tuyến đường khác
trái phép chất ma túy khác nhau và hình thức vận chuyển
hoặc vận chuyển từ nơi này khác nhau mà không nhằm
Mặt khách đến nơi khác. mục đích buôn bán, tàng trữ
quan Ví dụ: Cất giữ, cất giấu bất hợp hay sản xuất chất ma túy.
pháp chất ma túy ở bất cứ nơi Ví dụ: Vận chuyển ma túy qua
nào trong nhà, ngoài vườn, đường hàng không, đường sắt,
chôn dưới đất, giấu trong vali, đường bộ, đường thủy và bằng các
trong người tư trang mặc trên phương tiện khác nhau như xe ô
người hoặc theo người tô, máy bay, tàu thủy hoặc không
có phương tiện như đi bộ mang,
vác chất ma túy.
- Thực hiện hành vi do lỗi cố - Thực hiện hành vi do lỗi cố ý
ý trực tiếp. trực tiếp
- Mục đích: Để người phạm - Mục đích: Để người phạm tội
Mặt chủ tội sử dụng ma túy hoặc sử dụng ma túy hoặc mục đích
quan mục đích khác và không khác và không nhằm mục đích
nhằm mục đích mua bán, mua bán, tàng trữ, sản xuất trái
vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy.
phép chất ma túy.
Quy định 05 khung hình phạt Quy định 05 khung hình phạt với
với người phạm tội, trong đó: người phạm tội, trong đó:
- Mức phạt tù thấp nhất: Từ - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 02 -
Hình phạt 01 - 05 năm; 07 năm;
- Mức phạt tù cao nhất: Từ - Mức phạt tù cao nhất: Phạt tù
15 - 20 năm hoặc tù chung 20 năm, tù chung thân hoặc tử
thân. hình.

3
Câu 2: Phân biệt tội tàng trữ trái phép chất ma tuý (Điều 249 BLHS) và Tội mua
bán trái phép chất ma tuý.
Tội tàng trữ trái phép chất Tội mua bán trái phép chất
ma tuý ma tuý
Cơ sở pháp Điều 249 BLHS Điều 251 BLHS

- Là hành vi cất giấu bất hợp - Là hành vi bán trái phép chất
pháp chất ma túy ở bất cứ ma tuý cho người khác. Không
đâu mà không nhằm mục phụ thuộc vào nguồn gốc chất
đích mua bán hay sản xuất ma tuý do đâu mà có bao gồm
trái phép chất ma túy khác cả việc bán hộ cho người khác
Mặt khách hoặc vận chuyển từ nơi này để hưởng tiền công hoặc lợi
quan đến nơi khác. khác; dùng chất ma tuý nhằm
Ví dụ: Cất giữ, cất giấu bất hợp để trao đổi thanh toán trái phép
pháp chất ma túy ở bất cứ nơi (dùng tiền hoặc tài sản khác
nào trong nhà, ngoài vườn, chôn không phải tiền)
dưới đất, giấu trong vali, trong
người tư trang mặc trên người
hoặc theo người
- Thực hiện hành vi do lỗi cố - Thực hiện hành vi do lỗi cố ý
ý trực tiếp. trực tiếp
- Mục đích: Để người phạm - Mục đích: Để người phạm tội
Mặt chủ tội sử dụng ma túy hoặc mục sử dụng ma túy hoặc mục đích
quan đích khác và không nhằm mua bán sinh lời
mục đích mua bán, vận
chuyển, sản xuất trái phép
chất ma túy.
Quy định 05 khung hình phạt Quy định 04 khung hình phạt với
với người phạm tội, trong đó: người phạm tội, trong đó:
- Mức phạt tù thấp nhất: Từ - Mức phạt tù thấp nhất: Từ 02 -
01 - 05 năm; 07 năm;
- Mức phạt tù cao nhất: Từ 15 - Mức phạt tù cao nhất: Phạt tù
- 20 năm hoặc tù chung thân. 20 năm, tù chung thân hoặc tử
Hình phạt hình.
- Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ
5.000.000 đến 500.000.000
cấm đảm nhiệm chức vụ hành
nghề hoặc làm công việc nhất
định từ 1-5 năm, hoặc tịch thu
1 phần hoặc toàn bộ tài sản.

4
Câu 3: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các
tội xâm phạm sở hữu.
Nhận định đúng.
CSPL: Điều 105 BLDS
Vì đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu là tài sản. Mà tài sản theo quy
định tại Điều 105 BLDS năm 2015 thì tài sản bao gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền
tài sản:
+ Vật có thực: phải là những vật thỏa mãn hai đặc điểm sau mới thuộc đối tượng tác động
của các tội này: là sản phẩm lao động của con người; phải là những tài sản thông thường
không có tính năng đặc biệt (có giá trị sử dụng và chưa bị chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu
của mình);
+Tiền: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ;
+Giấy tờ có giá: chỉ giấy tờ có giá vô danh mới là là đối tượng tác động của các tội này;
+Quyền tài sản: không phải là đối tượng tác động của các tội xâm phạm sở hữu.
Nếu tài sản thuộc trường hợp vật có tính năng đặc biệt( vũ khí quân dụng, ma túy…);
giấy tờ có giá hữu danh hay tiền giả thì không thuộc đối tượng tác động của các tội xâm
phạm sở hữu. Do đó không phải mọi tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của
các tội xâm phạm sở hữu.

Câu 5: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội
cướp tài sản (Điều 168 BLHS).
Nhận định sai.
CSPL: khoản 1 Điều 168, 170 BLHS
Vì hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản ngoài là hành vi khách
quan của Tội cướp tài sản ở Điều 168 còn là hành vi khách quan được quy định ở Điều
170 Tội cưỡng đoạt tài sản. Cụ thể, theo khoản 1 Điều 168 thì “cướp tài sản là hành vi
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn
công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản” còn theo
khoản 1 Điều 170 thì “cưỡng đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ
đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.” Do vậy, không phải
mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành Tội cướp tài sản
(Điều 168 BLHS).

5
Câu 10: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là
hành vi cấu thành 2 tội: Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết người
(Điều 123 BLHS 2015).
Nhận định Sai
CSPL: điểm c khoản 4 Điều 168 và Điều 123 BLHS 2015
Trong trường hợp người phạm tội sử dụng vũ lực với nạn nhân nhằm chiếm đoạt
tài sản, hành vi của người phạm tội chỉ là hành vi có khả năng gây ra thương tích nhưng
trên thực tế hậu quả chết người lại xảy ra, việc nạn nhân chết không nằm trong khả năng
dự kiến của người phạm tội. Trường hợp này người phạm tội cố ý với hành vi gây thương
tích, vô ý với hậu quả làm chết người thì áp dụng tình tiết định khung tăng nặng “làm
chết người” với Tội cướp tài sản tại điểm c khoản 4 Điều 168 BLHS 2015.
Trường hợp người phạm tội sử dụng vũ lực với nạn nhân nhằm chiếm đoạt tài sản,
hành vi của người phạm tội là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng trái pháp luật thì áp dụng
Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết người (Điều 123 BLHS 2015).
Vậy trường hợp người phạm tội dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến
hậu quả chết người với lỗi cố ý gây thương tích, vô ý với hậu quả chết người thì không
cấu thành cả hai tội là Tội cướp tài sản (Điều 168 BLHS 2015) và Tội giết người (Điều
123 BLHS 2015)

II. BÀI TẬP


Bài tập 2:
Khoảng 8 giờ sáng ngày 07/10/2019 Lương Cao N ngủ dậy thì nhìn thấy xe máy
của chị Hà Thị C (là thím của N) dựng ở gần cổng nhà nên biết chị C làm cỏ dứa trên
đồi ở phía sau nhà N và biết chị C thường đeo vàng trên người nên N nảy sinh ý định
cướp vàng của chị C. N đi bộ lên đồi đến chỗ chị C đang làm cỏ dứa, trên đường đi N
nhặt 1 đoạn cây gỗ dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 4 cm cầm trên tay, đến nơi N
nói: “Thím làm cỏ dứa à”, chị C nhìn thấy N đến nên vừa làm cỏ vừa nói “Ừ”, rồi hỏi
“Mày đi đâu đấy” thì N nói “Cháu đi bắt rắn, đêm qua cháu đi bốc vác được 400 nghìn
mệt quá nên ngủ dậy muộn”. Lúc này chị C vừa làm cỏ vừa nói chuyện trong tư thế đang
cúi về phía trước, N đi đến cách phía sau lưng của chị C khoảng 01 mét, N cầm đoạn gậy
gỗ bằng tay phải vung lên vụt mạnh xuống trúng vào gáy của chị C, chị C quay người
lại, N tiếp tục vung gậy vụt mạnh vào vai trái chị C làm đoạn gậy bị gãy làm đôi. N vứt
đoạn gậy còn lại xuống đất và dùng tay đẩy chị C ngã ngửa ra đồi dứa, chị C nói: “Mày
làm gì đấy N” thì N nói: “Cháu cờ bạc nợ nhiều nên cháu phải cướp vàng của thím”
đồng thời N dùng hai tay bóp chặt vào cổ chị C, do chị C vùng vẫy nên cả hai cùng ôm
nhau lăn xuống chân đồi dứa. N tiếp tục bóp cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C, N nhặt
hòn đá ở cạnh đó đập 2 phát liên tiếp vào vùng đỉnh đầu và thái dương trái của chị C. N
tiếp tục dùng 2 đầu gối đè lên 2 khuỷu tay chị C làm chị C không vùng vẫy thoát ra được,

6
chị C nói: “Mày định cướp vàng của tao à, để tao tháo cho mày” thì N nói: “Để cháu tự
tháo” và dùng 2 tay tháo hoa tai sau đó tháo dây chuyền trên cổ chị C cho vào túi quần
bên trái N đang mặc trên người. Lúc này chị C kêu: “Cướp, cướp” và hô to: “Cứu tôi”
nên N đã dùng tay phải cầm hòn đá đập khoảng 3 đến 4 phát vào vùng đầu, mặt của chị
C. Khi thấy chị C đẵ nằm im, máu chảy nhiều ở vùng đầu, mặt, nghĩ chị C đã chết nên N
đứng dậy và lên trên đồi gần nhà trốn. Sau đó, N đến Ban Công an xã L đầu thú, giao
nộp toàn bộ tang vật mà N đã cướp của chị C. Chị Hà Thị C được mọi người đưa đi bệnh
viện đa khoa tỉnh Lào Cai cấp cứu.
Tại Bản kết luận giám định pháp y về thương tích số 157/2019/TgT ngày
20/10/2019 của Trung tâm Pháp y tỉnh Lào Cai kết luận: Tổn thương cơ thể của chị Hà
Thị C tại thời điểm giám định là: 11%. Tại bản kết luận định giá tài sản số 10/TBKL-
HDĐG ngày 17/10/2019 của Hội đồng định giá tài sản huyện K kết luận: Giá trị của 01
dây chuyền vàng và 02 hoa tai vàng có trị giá là 28 triệu đồng.
Trong vụ án này, Hội đồng xét xử xác định bị cáo Lương Cao N phạm tội “Giết
người” theo điểm e, g khoản 1 Điều 123 và tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168
BLHS.
Theo Anh (chị), Tòa án dựa vào những tình tiết, lập luận nào để kết luận tội danh
đối với N?

Đối với tội “Cướp tài sản” theo khoản 1 Điều 168:
- Khách thể: + Khách thể: quan hệ sở hữu và quyền nhân thân của chị C.
+ Đối tượng tác động: 02 hoa tai, dây chuyền vàng của chị C.
- Mặt khách quan: Tội cướp tài sản có cấu thành vật chất
+ Hành vi: N dùng vũ lực, cụ thể là dùng đoạn gỗ tác động mạnh vào gáy và vai trái của
chị C, N bóp cổ chị C và ngồi đè lên bụng chị C sau đó N nhặt hòn đá ở cạnh đó đập đầu
chị C và N tiếp tục dùng 2 đầu gối đè lên 2 khuỷu tay chị C khiến chị lâm vào tình trạng
không thể chống cự được nhằm mục đích cướp vàng của chị.
- Chủ thể: N là chủ thể thường nếu N đủ tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan: N thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp căn cứ theo khoản 1
Điều 10 BLHS 2015.
+ Về lý trí: N nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu
quả là chị C sẽ bị thương xảy ra và mong muốn hậu quả ấy xảy ra.
Đối với tội “Giết người” theo điểm e,g khoản 1 Điều 123.
- Khách thể:
+ Quan hệ xã hội bị xâm phạm: quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của chị C.
+ Đối tượng tác động: chị C

7
- Mặt khách quan: Tội giết người theo Điều 123 có cấu thành vật chất.
+ Hành vi khách quan: N đã có các hành vi cố ý tước đoạt mạng sống của chị C
+ Hậu quả: chị C có tổn thương cơ thể là 11% và có thiệt hại về vật chất.
+ Mối quan hệ nhân quả: mối quan hệ đơn trực tiếp: hành vi của N là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến gây thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần cho chị C.
- Chủ thể: N là chủ thể thường, nếu N có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự.
- Mặt chủ quan: N thực hiện hành vi của mình với lỗi cố ý trực tiếp căn cứ theo khoản 1
Điều 10 BLHS 2015.
+ Về lý trí: N nhận thức thấy rõ hành vi của mình là gây nguy hiểm cho chị C, thấy trước
hậu quả của hành vi là chị C có thể chết nhưng vẫn mong muốn tước đoạt mạng sống của
chị C.
+ Về ý chí: N mong muốn hậu quả xảy ra và N đã cố gắng để tước đoạt tính mạng của chị
C.

Bài tập 4:
Chị H có chồng là anh B và có 02 con chung. Sau khi sinh bé thứ hai thì chị H và
anh B sống ly thân do không muốn có thêm con. Do thiếu thốn tình cảm, chị H có quan
hệ với anh T và dẫn đến có thai. Khi phát hiện thì thai đã lớn nên không thể bỏ thai
được. Chị H không nói cho ai biết về việc có thai và thường mặc quần áo rộng để che
giấu. Khoảng 23 giờ ngày 20/6, chị H đã tự sinh được một cháu bé gái tại nhà vệ sinh
của gia đình, lo sợ việc sinh con ngoài giá thú sẽ ảnh hưởng hạnh phúc gia đình và bị
mọi người chê cười, dị nghị nên ngay sau khi sinh cháu bé, chị H đã vút bỏ con do mình
mới đẻ ra ở khu vực đất trồng rau muống, mé bờ sông gần nhà ông C. Khoảng 11 giờ
ngày 21/6, ông C phát hiện cháu bé và đưa đi sơ cứu tại Trạm y tế xã sau đó đưa đi cấp
cứu tại Bệnh viện nhi của tỉnh. Đến 0 giờ 35 phút ngày 8/7, cháu bé chết tại Bệnh viện
nhi do viêm phổi, mô da cơ viêm loét hoại tử và hoại tử đông vón do nhiệt độ cao. Anh
(chị) hãy xác định hành vi của H có phạm tội không? Tại sao?

Hành vi của H có phạm tội. Bởi vì hành vi của H là hành vi vứt bỏ con mới để
được quy định tại khoản 2 Điều 124 BLHS 2015: “ 2. Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng
nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà vứt bỏ con do mình
đẻ ra trong 07 ngày tuổi dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”.
Về khách thể, hành vi của chị H vi phạm nghiêm trọng đến quyền được sống của
con người. Về mặt khách quan của tội phạm, tội vứt bỏ con mới đẻ là cấu thành tội phạm
vật chất, vậy nên hành vi vứt bỏ con của H ở khu vực đất trồng rau muống - nguyên nhân
dẫn đến cháu bé chết do viêm phổi, mô da cơ viêm loét hoại tử và hoại tử đông vón do

8
nhiệt độ cao là tội phạm cấu thành vật chất là cấu thành tội phạm vật chất. Và hành vi vứt
bỏ con mới để của H được thực hiện với lỗi cố ý. Vậy nên hành vi của H có phạm tội.
Bài tập 6:
A và B bàn với nhau tìm cách chiếm đoạt xe gắn máy của người khác. A và B đến
một bãi gửi xe. A đứng ngoài canh chừng để báo động cho B khi cần thiết. B vào trong
bãi xe, lựa 1 chiếc xe SUZUKI dắt đi, nổ máy và gài số chạy nhanh qua nơi kiểm soát
mặc cho những người kiểm soát vé truy hô. Sau đó, cả hai bị bắt giữ.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Tại sao?

-Hành vi của A và B có phạm tội cụ thể là:


+B phạm tội cướp giật tài sản tại Điều 171 BLHS 2015.
+A là đồng phạm.
- Khách thể: quyền sở hữu tài sản.
- Đối tượng tác động: tài sản có khả năng di chuyển một cách nhanh chóng và dễ dàng
(xe máy chiếc xe SUZUKI).
- Chủ thể: chủ thể thường. B là người có năng lực TNHS, đủ tuổi.
- Mặt khách quan: hành vi chiếm đoạt tài sản một cách công khai và nhanh chóng. Tình
huống trên, B lợi dụng sơ hở của người quản lý chỗ gửi xe, đồng thời có A đứng ngoài
canh chừng để báo động để tiếp cận tài sản và nhanh chóng nổ máy chạy nhanh qua nơi
kiểm soát vé. Thêm vào đó A thực hiện hành vi phạm tội nhằm mục đích chiếm đoạt tài
sản nhưng không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực.
- Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.
Từ các yếu tố trên xác định B phạm tội cướp giật tài sản. A là đồng phạm vì A
không trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội mà A chi là đứng ở phía ngoài thực hiện việc
cảnh báo cho B.
Bài tập 8:
Ngày 13/3/2022, Công ty Y ký hợp đồng thuê Công ty X vận chuyển một số
container hàng hóa của cảng Cát Lái, TP HCM về kho hàng của công ty Y tại quận Tân
Phú. Chiều 14/3, nhân viên điều động của công ty X nhận được 13 phiếu giao nhận
container để thực hiện việc vận chuyển. Sau khi về đến công ty, nhân viên này giao cho
tài xế 03 phiếu, còn 10 phiếu để trên bàn làm việc. Lợi dụng lúc vắng người, một nhân
viên của công ty X là A đã trộm một phiếu giao nhận và đưa cho B. Sau đó, B thuê xe vào
cảng Cát Lái và tự nhận mình là nhân viên do công ty X điều động rồi dùng phiếu giao
nhận do A đưa lấy một container hàng xà bông. B bán container hàng này được 400
triệu đồng và chia cho A 200 triệu đồng.
Anh (chị) hãy xác định hành vi của A và B có phạm tội không? Tại sao?

9
A và B phạm tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 BLHS.
A và B là đồng phạm theo Điều 17 BLHS, trong đó A đóng vai trò là người giúp
sức còn B đóng vai trò là người thực hành, vậy nên tội phạm được xác định dựa trên hành
vi của B.
Dấu hiệu pháp lý:
- Khách thể: Hành vi của A và B xâm phạm đến quan hệ sở hữu của công ty Y. Đố
tượng tác động là một thùng container trị giá 400 triệu đồng.
- Mặt khách quan: tội phạm có cấu thành vật chất
+ Hành vi khách quan: B lấy phiếu giao nhận mà A trộm được rồi thuê xe vào
cảng và đưa ra thông tin gian dối rằng mình là nhân viên của công ty X. Do tin là
thật nên nhân viên đã cho B vào cảng lấy một container hàng xà bông. B đem bán
được 400 triệu và chia cho A 200 triệu đồng.
+ Hậu quả: Công ty Y bị thiệt hại 400 triệu do mất một container.
+ Mối quan hệ nhân quả: Từ hành vi gian dối và chiếm đoạt tài sản của B đã dẫn
đến thiệt hại 400 triệu đồng cho công ty Y.
- Mặt chủ quan: A và B thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp. B nhận thức rõ hành
vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả và mong muốn hậu quả
xảy ra.
- Chủ thể: A và B đều đã đủ tuổi chịu TNHS và có đầy đủ năng lực TNHS.

/Hết/

10

You might also like