You are on page 1of 19

19 TÌNH HUỐNG HỎI ĐÁP VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG


CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; PHÒNG,
CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH
1. Tình huống 1: Do uống rượu say nên tôi và K có xảy ra xô xát vì
tranh cãi nhau về việc quan điểm của bọn trẻ con thời nay. Vì có hơi men nên
K có cầm gậy đánh tôi nhưng không đánh được. K rất tức giận nên ngay sau
đó K gọi bạn đến để đập phá quán của tôi cho bõ tức. Xin hỏi theo quy định
của pháp luật mức xử phạt cho hành vi của K là bao nhiêu?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì mức phạt
tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau
đây:
- Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao,
búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt
hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho
người khác;
- Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;
- Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;
- Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở
ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;
- Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;
- Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;
- Lợi dụng quyền tự do dân chủ, tự do tín ngưỡng để lôi kéo, kích động
người khác xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân;
- Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
- Tập trung đông người trái pháp luật tại nơi công cộng hoặc các địa điểm,
khu vực cấm;
- Tổ chức, tạo điều kiện cho người khác kết hôn với người nước ngoài trái
với thuần phong mỹ tục hoặc trái với quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng tới an
ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Viết, phát tán, lưu hành tài liệu có nội dung xuyên tạc bịa đặt, vu cáo làm
ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức, cá nhân;
- Tàng trữ, vận chuyển “đèn trời”.
Như vậy, chiếu theo quy định nêu trên do K có hành vi lôi kéo người khác
gây rồi làm mất trật tự nơi cộng cộn nên K sẽ bị phạt tiền từ 2.000.00 đồng đến
3.000.000đ đối với hành vi của mình.
2. Tình huống 2: Ở cạnh nhà tôi có 1 khu đất được một cơ sở buôn bán
vật liệu thuê làm bãi tập kết vật liệu xây dựng, ban đêm. Hàng ngày xe chuyển
vật liệu về gây ra nhiều tiếng ồn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của rất nhiều
hàng xóm xung quanh (thời gian gây tiếng ồn vào khoản 1-2 giờ sáng. Tôi đã
cùng bác tổ trưởng dân phố sang nhắc nhiều lần nhưng cở sở đó vẫn vi phạm.
Xin hỏi pháp luật quy định về hành vi này như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 167/2013/NĐ-CP những hành
vi sau đây sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng:
- Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng
trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;
- Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều
dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;
- Bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Như vậy, chiếu theo quy định trên, do cơ sở sản xuất buôn bán vật liệu
thường gây tiếng ồn vào thời gian từ 1-2 giờ sáng, thời gian này nằm trong khoảng
thời gian mà pháp luật quy định không được gây tiếng động lớn, làm ồn ào tại khu
dân cư, nơi công cộng. Vi vậy, theo quy định của pháp luật cơ sở sản xuất buôn
bán vật liệu sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền 100.000 đồng đến 300.000 đồng
3. Tình huống 3: Gia đình tôi mới chuyển đến sinh sống tại khu chung
cư K. Nhưng khi vừa mới chuyển đến tôi đã thấy xuất hiện tình trạng mất vệ
sinh môi trường xung quanh khu chung cư do tự ý đốt rác ở khu vực dân cư …
Xin hãy cho biết pháp luật quy định như thế nào về hành vi này và mức xử
phạt như thế nào?
Trả lời
Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 167/2013/NĐ-CP mức phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Đổ, ném chất thải, chất bẩn hoặc các chất khác làm hoen bẩn nhà ở, cơ
quan, trụ sở làm việc, nơi sản xuất, kinh doanh của người khác;
- Tự ý đốt rác, chất thải, chất độc hoặc các chất nguy hiểm khác ở khu vực
dân cư, nơi công cộng;
- Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước
công cộng, trên vỉa hè, lòng đường;
- Để rác, chất thải, xác động vật hoặc bất cứ vật gì khác mà gây ô nhiễm ra
nơi công cộng hoặc chỗ có vòi nước, giếng nước ăn, ao, đầm, hồ mà thường ngày
nhân dân sử dụng trong sinh hoạt làm mất vệ sinh.
Như vậy, chiếu theo quy định nêu trên hành vi gây mất vệ sinh môi trường
xung quanh khu chung cư do tự ý đốt rác ở khu vực dân cư sẽ bị phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, cũng tại Nghị định này, mức
phạt tiền trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm của cá nhân. Đối với tổ chức
có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 (hai) lần mức phạt tiền đ ối với cá
nhân. Vì vậy, hành vi sảy ra ở khi chung cư nên cần xác định rõ hành vi vi phạm
từ phía chủ đầu tư hay cư dân chung cư sẽ áp dụng mức phạt tương ứng.
4. Tình huống 4: Xin hãy cho biết hành vi giả mạo hồ sơ, giấy tờ để
được đăng ký tạm trú được phát luật quy định như thế nào?
Trả lời
Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định những hành vi
sau đây sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng:
- Khai man, giả mạo hồ sơ, giấy tờ để được đăng ký thường trú, tạm trú, cấp
sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
- Làm giả sổ hộ khẩu, sổ tạm trú hoặc giả mạo điều kiện để được đăng ký
thường trú;
- Sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giả;
- Cho người khác đăng ký cư trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong
thực tế người đăng ký cư trú không sinh sống tại chỗ ở đó;
- Cá nhân, chủ hộ gia đình cho người khác nhập hộ khẩu vào cùng một chỗ ở
của mình nhưng không bảo đảm diện tích tối thiểu trên đầu người theo quy định;
- Ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với người lao động không
thuộc doanh nghiệp của mình để nhập hộ khẩu;
- Sử dụng hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật để nhập hộ khẩu;
- Không khai báo tạm trú cho người nước ngoài thuê nhà để ở.
5. Tình huống 5: A làm rơi ví, mất chứng minh thư và B nhặt được. B
mang chứng minh thư của A đi đăng ký làm thẻ ngân hàng và mua bán kinh
doanh trái pháp luật. Khi bị khởi kiện, Tòa án gửi thông báo đến địa chỉ nhà
A theo chứng minh thư nhưng A không biết gì về sự việc trên. Trước đó, A đã
trình báo với cơ quan có thẩm quyền về việc làm mất và xin cấp lại chứng
minh thư. Vậy theo quy định pháp luật, B sẽ bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Khoản 2, Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Sử dụng chứng minh nhân dân của người khác để thực hiện hành vi trái
quy định của pháp luật;
- Tẩy xóa, sửa chữa chứng minh nhân dân;
- Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn chứng minh nhân dân để
thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, việc B
sử dụng chứng minh thư của A để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật và
bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
6. Tình huống 6: Anh Tuấn mở cơ sở hoạt động kinh doanh vũ trường
trên đường X. Để tiết kiệm được khoản tiền trả lương cho nhân viên, anh
Tuấn không thuê bảo vệ là nhân viên của công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ
mà đăng tin tìm nhân viên bảo vệ trên các trang mạng. Vậy hành vi của anh
Tuấn có trái quy định của pháp luật không? Và pháp luật có quy định như
thế nào về vấn đề này?
Trả lời
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Phạt tiền
từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Kinh doanh không đúng ngành, nghề, địa điểm ghi trong giấy chứng nhận
đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Thay đổi người đứng đầu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện,
người đại diện theo pháp luật của cơ sở kinh doanh mà không có văn bản thông
báo với cơ quan có thẩm quyền;
- Cho mượn, cho thuê, mua, bán giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh,
trật tự để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;
- Nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu
nhưng không có các loại giấy tờ đó;
- Nhận cầm cố tài sản nhưng không có hợp đồng theo quy định;
- Cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người khác mà không có giấy ủy quyền
hợp lệ của người đó cho người mang tài sản đi cầm cố;
- Bảo quản tài sản cầm cố không đúng nơi đăng ký với Cơ quan
có thẩm quyền;
- Hoạt động kinh doanh vũ trường, trò chơi điện tử có thưởng dành cho
người nước ngoài, casino nhưng không có bảo vệ là nhân viên của công ty kinh
doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định;
- Bán hoặc cho thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên cho những
đối tượng không có giấy phép sử dụng loại thiết bị trên của cơ quan có thẩm
quyền.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, việc
anh Tuấn hoạt động kinh doanh vũ trường nhưng không có bảo vệ là nhân viên của
công ty kinh doanh dịch vụ bảo vệ theo quy định là hành vi trái pháp luật và bị
phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
7. Tình huống 7: Thiếu tiền tiêu, Trung trộm một chiếc xe máy của một
người ở xã bên và gửi nhờ nhà Tú – bạn thân chờ ngày thuận lợi thì bán. Tú
biết rõ mọi chuyện và thỉnh thoảng lấy tạm chiếc xe máy đó đi chở đồ ra chợ.
Trong một lần đi qua chợ, nhận ra chiếc xe mình mới bị trộm, anh Huy hô
hoán mọi người giúp đỡ giữ Tú lại giao cho cơ quan công an. Theo quy định
pháp luật, hành vi của Tú bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Tại Khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ
2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;
- Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao
trực tiếp quản lý;
- Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
- Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ
mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
- Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó
do vi phạm pháp luật mà có;
- Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, việc Tú
cất giữ và sử dụng chiếc xe máy mà biết rõ Trung trộm được là vi phạm pháp luật
và bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
8. Tình huống 8: Không hài lòng về mức án Tòa án nhân dân quận X ra
quyết định đối với chồng mình, nhân lúc đêm tối vắng người, chị Y đã thuê
người phá hủy biển hiệu của Tòa án nhân dân quận X. Xin hỏi theo quy định
của pháp luật, trong trường hợp này, hành vi của chị Y bị xử phạt như thế
nào?
Trả lời
Khoản 2 Điều 16 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Tự ý xê dịch, tháo dỡ cột dây điện thoại, điện tín, cột đèn, hàng rào của các
cơ quan nhà nước hoặc các công trình công cộng khác;
- Tháo dỡ, phá hủy hoặc làm bất cứ việc gì khác gây hư hại đến các loại biển
báo, biển chỉ dẫn, biển hiệu của cơ quan, tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, việc
chị Y thuê người phá hủy biển hiệu của Tòa án nhân dân quận X là trái quy định
pháp luật và bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
9. Tình huống 9: Anh Mart đến Việt Nam du lịch 1 tháng và thuê nhà
nghỉ của bà Mai với giá rất cao để tiện đường đi lại các địa điểm. Vì khách chỉ
thuê trong thời gian ngắn nên bà Mai không khai báo tạm trú và cũng không
hướng dẫn anh Mart tự khai báo tạm trú. Khi phát hiện, công an phường đã
trực tiếp đến nhà nghỉ của bà Mai. Vậy pháp luật có quy định về mức phạt
trong trường hợp này như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Phạt tiền từ
500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ
chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ
thường trú;
- Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ
chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường
trú;
- Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay
hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ có giá trị nhập
cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
- Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có
giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
- Không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc
giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu;
không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách Việt Nam về kiểm tra
người, hành lý;
- Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng
chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15
ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
- Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không
hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện
đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đối chiếu theo quy định trên, việc bà Mai cho người nước ngoài
nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn khai báo tạm trú sẽ
bị phạt từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
10. Tình huống 10: Cơ sở sản xuất nước mắm nhà ông T bị đoàn kiểm
tra phát hiện có xảy ra vi phạm vì hàm lượng asen trong nước mắm vượt mức
cho phép. Thấy vậy, ông T đã đến nhà một cán bộ trong đoàn kiểm tra đưa
phong bì 30 triệu nhờ thay đổi kết quả kiểm tra. Xin hỏi mức xử phạt cho
hành vi của ông T được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời
Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;
- Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi
hành công vụ;
- Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để
trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, đối chiếu với quy định trên, việc ông T đưa tiền cho người thi
hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính sẽ bị phạt tiền từ
3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
11. Tình huống 11: Để tránh bị phát hiện, anh N đã trồng một số cây
cần sa xen lẫn các cây hoa màu khác trên diện tích đất canh tác của gia đình
mình. Tuy nhiên, sự việc đã được cơ quan công an phát hiện kịp thời. Vậy
pháp luật có quy định cụ thể như thế nào về trường hợp vi phạm của anh N?
Trả lời:
Khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trồng các
loại cây thuốc phiện, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy”.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, hành vi
của anh N sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo Khoản 3
Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
12. Tình huống 12: Gia đình khó khăn, không có điều kiện học hành, H
lại ăn chơi đua đòi theo nhóm bạn hư hỏng. Thấy các bạn có điện thoại xịn, xe
đắt tiền, H đã đăng tin trên một số trang mạng tìm khách làm gái bán dâm.
Sau khi trót lọt một thời gian thì H bị cơ quan công an phát hiện. Vậy theo
quy định của pháp luật, hành vi bán dâm của H bị xử phạt như thế nào?
Trả lời
Tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
hành vi bán dâm.”
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, đối chiếu với tình huống đưa ra, hành vi
bán dâm của H sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo khoản 1
Điều 23 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
13. Tình huống 13: Trong một lần kiểm tra hành chính nhà nghỉ Hạnh
Phúc, Công an quận B vừa bắt quả tang chị H có hành vi bán dâm cho anh B
và anh C. Vậy trong trường hợp này, chị B sẽ bị công an quận B xử lý như thế
nào theo quy định pháp luật?
Trả lời
Trong trường hợp này, do chị B bị bắt quả tang đang có hành vi bán dâm
cho anh B và anh C nên căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Nghị định số 167/2013/NĐ-
CP thì chị B sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng vì có hành vi bán
dâm cho nhiều người cùng một lúc.
Ngoài ra, nếu chị B là người nước ngoài thì chị B có thể bị áp dụng hình
thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
14. Tình huống 14: Ông C là chủ quán mátxa Mây Chiều tại quận B.
Trong một lần tiến hành kiểm tra đột xuất, công an phát hiện nhân viên của
quán mátxa có hành vi mua bán dâm với khách. Bước đầu điều tra, ông C
khai nhận do thiếu trách nhiệm quản lý nhắc nhở nhân viên nên đã để xảy ra
hiện tượng mua bán dâm tại quán. Vậy trong trường hợp này ông C với tư
cách là chủ cơ sở có bị xử phạt hay không?
Trả lời
Trong trường hợp trên, khi công an phát hiện có hành vi mua bán dâm tại cơ
sở kinh doanh mátxa thì với tư cách là chủ cơ sở, ông C sẽ phải chịu xử phạt theo
Điều 25 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về hành vi lợi dung kinh doanh, dịch vụ để
hoạt động mua dâm, bán dâm. Mức xử phạt cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Nếu công an xác định ông C chỉ vì thiếu tinh thần trách
nhiệm để xảy ra hoạt động mua dâm, bán dâm ở cơ sở do ông quản lý thì ông C sẽ
bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
- Trường hợp 2: Nếu công an phạt hiện ông C sử dụng việc mua dâm, bán
dâm và các hoạt động tình dục khác làm phương thức kinh doanh của quán thì ông
C sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đền 30.000.000 đồng
Ngoài ra, trong cả hai trường hợp trên, ông C còn bị tước quyền sử dụng
giấy phép kinh doanh quán mátxa trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
15. Tình huống 15: Anh A là người có máu cờ bạc thường xuyên chơi số
đề tại nhà bà C. Trong một lần gặp may, anh A đã thắng một số tiền lớn
khoảng 50 triệu đồng nên đến nhà bà C để lấy tiền. Tuy nhiên, trong khi đang
lấy tiền anh A tại nhà bà C thì bị công an phường bắt và lập biên bản xử phạt.
Anh C băn khoăn không biết mình bị xử phạt vì hành vi gì và mức xử phạt ra
sao?
Trả lời
Trong trường hợp này, hành vi công an phường xử phạt anh A là hành vi
mua các số lô, số đề quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP.
Theo đó, mức xử phạt đối với hành vi của anh A là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ
200.000 đồng đến 500.000 đồng. Ngoài ra, căn cứ theo khoản 6 Điều 26, bên cạnh
hình thức xử phạt trên, anh A còn bị tịch thu số tiền 50 triều đông do anh chơi lô
đề thắng được.
16. Tình huống 16: Do công việc làm ăn khó khăn nên anh A thường
xuyên cáu gắt, bực tức với vợ con. Trong một lần say rượu, anh A đã đánh chị
C là vợ anh phải nhập viện. Trong thời gian chị C nhập viện, tuy chị C có nhu
cầu cần anh A chăm sóc nhưng anh A đã không tới. Quá bức xúc, người nhà
chị C đã tố cáo hành vi của anh A tới công an. Công an xác định thương tích
của chị C chưa đủ để truy cứu trách nhiệm hình sự. Vậy theo quy định của
pháp luật, hành vi này của anh A sẽ bị xử lý như thế nào?
Trả lời
Do hành vi gây thương tích của anh A chưa đến mức độ truy cứu trách
nhiệm hình sự nên căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 49 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình, anh A sẽ bị
phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không chăm sóc
nạn nhân (chị C) trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực
gia đình mà anh A thực hiện. Ngoài ra, anh A còn phải thực hiện biện pháp khắc
phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi chị C có yêu cầu theo khoản 3 Điều 49.
17. Tình huống 17: Do tuổi cao, bà B đã chuyển đến sống cùng anh A là
con trai cả của mình. Tuy nhiên, trong quá trình sống chung, chị T là vợ anh
A thường xuyên không cho bà ăn đúng bữa lấy lý do người già không nên ăn
nhiều và không cho bà tắm rửa lấy lý do người già dễ bị cảm. Vậy theo quy
định của pháp luật hành vi này của chị T có bị xử phạt hay không?
Trả lời
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 50 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về hành
vi hành hạ, ngược đãi thành viên gia đình, hành vi của chị T thuộc hành vi đối xử
tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách,
không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân (không cho tắm).
Như vậy, hành vi của chị T sẽ bị xử phạt với hình thức phạt tiền từ
1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng, đồng thời chị T buộc phải xin lỗi công khai
khi bà B (nạn nhân của chị T) có yêu cầu.
18. Tình huống 18: Trong một lần đi tập huấn về phòng chống bạo lực
gia đình, chị B được biết một trong các hành vi vi phạm bị pháp luật xử lý là
hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với các
thành viên trong gia đình. Chị B băn khoăn muốn biết mức xử phạt đối với
hành vi này được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời
Việc xử lý hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý
đối với các thành viên trong gia đình được thực hiện theo Điều 52 Nghị định số
167/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với
một trong những hành vi sau đây:
+ Cấm thành viên gia đình ra khỏi nhà, ngăn cản thành viên gia đình gặp
gỡ người thân, bạn bè hoặc có các mối quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh nhằm
mục đích cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý đối với thành viên đó;
+ Không cho thành viên gia đình thực hiện quyền làm việc;
+ Không cho thành viên gia đình tham gia các hoạt động xã hội hợp pháp,
lành mạnh.
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi buộc thành
viên gia đình phải chứng kiến cảnh bạo lực đối với người, con vật.
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những
hành vi sau đây:
+ Cưỡng ép thành viên gia đình thực hiện các hành động khiêu dâm, sử
dụng các loại thuốc kích dục;
+ Có hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên
gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng.
Ngoài ra, người thực hiện các hành vi trên còn phải thực hiện biện pháp
khắc phục hậu quả là buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các
hành vi trên.
19. Tình huống 19: Sau khi ly hôn, do chị B nhận nuôi con nên Tòa án
đã xử anh C phải thực hiện cấp dưỡng cho con đến khi đủ 18 tuổi. Tuy nhiên,
sau khi có quyết định của tòa, anh C đã từ chối không thực hiện nghĩa vụ lấy
lý do chị B có đủ điều kiện kinh tế để chăm sóc con không cần anh cấp dưỡng.
Chị B băn khoăn muốn biết, hành vi này của nah C có vi phạm pháp luật hay
không và mức xử lý đối với hành vi này?
Trả lời
Căn cứ khoản 2 Điều 54 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy
định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dường thì hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ
cấp dưỡng cho con của anh C là hành vi vi phạm pháp luât. Theo đó, mức xử lý đối
với hành vi này của anh C sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến
300.000 đồng

Câu 1. T. 14 tuổi đi xe máy vào đường ngược chiều  bị cảnh sát giao
thông dừng xe và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với T.
Cụ thể, T bị phạt cảnh cáo đối với  hành vi vi phạm quy định về điều
kiện của người điều khiển xe cơ giới và phạt tiền đối với hành vi đi
ngược chiều của đường một chiều. Xin cho biết quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với T có phù hợp với nguyên tắc xử lý vi phạm
hành chính đối với người chưa thành niên không ? Pháp luật quy
định thế nào về việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa
thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà
không phải là tội phạm ?
Trả lời:
- T. 14 tuổi đi xe máy nên vi phạm quy định về điều kiện của người điều
khiển xe cơ giới. Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số
34/2010/NĐ-CP hành vi này bị xử phạt cảnh cáo. Vì vậy cảnh sát giao
thông ra quyết định xử phạt cảnh cáo T là đúng.
- T mới 14 tuổi, theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 về nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với
người chưa thành niên thì trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
vi phạm hành chính thì không áp dụng hình thức phạt tiền. Vì vậy cảnh sát
giao thông ra quyết định xử phạt tiền đối với hành vi đi ngược chiều của
đường một chiều đối với  T là trái với nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
đối với người chưa thành niên.
- Việc áp dụng hình thức phạt tiền đối với người chưa thành niên được quy
định tại Khoản 3 Điều 134 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như
sau:
+ Việc áp dụng hình thức xử phạt, quyết định mức xử phạt đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên
có cùng hành vi vi phạm hành chính.
+ Trường hợp người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi vi phạm hành chính thì
không áp dụng hình thức phạt tiền.
+ Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị
phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với
người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả
năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám
hộ phải thực hiện thay.
Câu 2. Xin cho biết các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện
pháp khắc phục hậu quả khi người chưa thành niên vi phạm pháp
luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm?
Trả lời:
Việc áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối
với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã
hội mà không phải là tội phạm được quy định tại Điều 135 Luật xử lý vi
phạm hành chính năm 2012.
Điều 135 về áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu
quả quy định :
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
2. Các biện pháp khắc phục hậu quả áp dụng đối với người chưa thành
niên bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh;
c) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật
nuôi, cây trồng và môi trường; văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
d) Buộc nộp lại khoản thu bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi
phạm hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện đã bị tiêu
thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
Câu 3.  Biện pháp thay thế là gì? Xin cho biết các biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội
phạm?
Trả lời:
Biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính là biện pháp mang tính giáo
dục được áp dụng để thay thế cho hình thức xử phạt vi phạm hành chính
hoặc biện pháp xử lý hành chính đối với người chưa thành niên vi phạm
hành chính, bao gồm biện pháp nhắc nhở và biện pháp quản lý tại gia
đình.
Câu 4. Việc áp dụng biện pháp nhắc nhở đối với người chưa thành
niên vi phạm pháp luật được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 139 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì
nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những
vi phạm do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người
chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện sau:
- Vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo;
- Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi
về hành vi vi phạm của mình.
Nhắc nhở được thực hiện bằng lời nói, ngay tại chỗ.
Câu 5.  Trong trường hợp nào thì áp dụng biện pháp quản lý tại gia
đình đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm? Thẩm quyền ra quyết
định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình?
Trả lời:
Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp
dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi có 02
lần trở lên trong 06 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối
trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Quản lý
tại gia đình được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau:
a) Người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi
về hành vi vi phạm của mình;
b) Có môi trường sống thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này;
c) Cha mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự
nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình.
Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình là Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Thời hạn áp dụng biện pháp quản lý tại gia đình từ 03 tháng đến 06 tháng.
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày quyết định áp dụng biện pháp quản lý
tại gia đình có hiệu lực, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã ra quyết
định phải gửi quyết định cho gia đình và phân công tổ chức, cá nhân nơi
người đó cư trú để phối hợp, giám sát thực hiện.
Người chưa thành niên đang quản lý tại gia đình được đi học hoặc tham
gia các chương trình học tập hoặc dạy nghề khác; tham gia các chương
trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống tại cộng đồng.
Trong thời gian quản lý tại gia đình, nếu người chưa thành niên tiếp tục vi
phạm pháp luật thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định chấm
dứt việc áp dụng biện pháp này và xử lý theo quy định của Điều 140 Luật
Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Câu 6. Xin cho biết quy định về áp dụng các biện pháp xử lý hành
chính đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh,
trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm?
Trả lời:
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội
phạm.
Biện pháp xử lý hành chính bao gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và
đưa vào trường giáo dưỡng. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính
đối với người chưa thành niên được quy định rõ tại Điều 136 Luật Xử lý vi
phạm hành chính năm 2012 như sau:
- Giáo dục tại xã, phường, thị trấn : là biện pháp xử lý hành chính áp
dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật theo quy định tại
Điều 90 Chương I Phần thứ ba của Luật. Người chưa thành niên được cha
mẹ hoặc người giám hộ quản lý; trường hợp không có nơi cư trú ổn định
thì phải ở tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em; người chưa
thành niên được đi học hoặc tham gia các chương trình học tập hoặc dạy
nghề khác; tham gia các chương trình tham vấn, phát triển kỹ năng sống.
Thời hạn áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn từ 03 tháng
đến 06 tháng. (Khoản 2 Điều 89 Luật Xử lý vi phạm hành chính)
- Đưa vào trường giáo dưỡng : là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người có hành vi vi phạm pháp luật quy định tại Điều 92 của Luật
nhằm mục đích giúp họ học văn hóa, học nghề, lao động, sinh hoạt dưới
sự quản lý, giáo dục của nhà trường.
Thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng từ 06 tháng đến
24 tháng (Khoản 2 Điều 91 của Luật)
Câu 7. Xin cho biết trong trường hợp nào áp dụng biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn áp dụng đối với người
chưa thành niên vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội
mà không phải là tội phạm?
Trả lời :
Theo Khoản 1, 2 và 3 Điều 90 luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 về
đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với
người chưa thành niên như sau:
- Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng có
hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa
đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những người nêu trên nếu không có nơi cư trú ổn định thì được giao cho
cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở trợ giúp trẻ em để quản lý, giáo dục trong
thời hạn chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Câu 8. K 15 tuổi bị bắt vì đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội cố ý
gây thương tích (tội nghiêm trọng). Nhiều ý kiến cho rằng K mới 15
tuổi nên bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. Tuy
nhiên, cũng có ý kiến cho rằng cần áp dụng biện pháp đưa vào
trường giáo dưỡng để nhà trường quản lý, giáo dục đối với K vì trước
đó K đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn. Xin hỏi
trường hợp của K cần áp dụng biện pháp xử lý hành chính nào? Vì
sao?
Trả lời:
K đã 15 tuổi đã thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội cố ý gây thương tích
(tội phạm nghiêm trọng quy định trọng Bộ luật hình sự) trước đó K đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã phường, thị trấn vì thế quy định tại khoản 3
Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 cần áp dụng biện pháp
đưa vào trường giáo dưỡng đối với K.
Khoản 3 Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính quy định về đối tượng đưa
vào trường giáo dưỡng như sau:
“Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn”.
Câu 9. Mới 17 tuổi nhưng L đã nổi tiếng ăn cắp vặt và gây gổ đánh
nhau khắp xóm làng từ bé. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi L cư
trú đã một lần ra quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường thị trấn đối với L nhưng L vẫn chứng nào tật đấy. Cứ vài hôm
trong xóm lại có một nhà bị mất trộm. Chỉ trong thời gian hai tháng L
đã ba lần thực hiện hành vi trộm cắp, gây rối trật tự công cộng tuy
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Xin hỏi cần áp dụng
biện pháp xử lý hành chính nào đối với  trường hợp của L ?
Trả lời:
L đã 17 tuổi chỉ trong thời gian hai tháng đã ba lần thực hiện hành vi trộm
cắp, gây rối trật tự công cộng tuy chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự, trước đó lại đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường thị trấn.
Vì vậy, cần áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng để tạo môi
trường quản lý giáo dục có kỷ luật đối với L.
Khoản 4 Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định đối
tượng đưa vào trường giáo dưỡng như sau : “Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực hiện hành vi trộm cắp, lừa
đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn”.
Câu 10. Xin cho biết trong trường hợp nào áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành niên?
Trả lời:
Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại
Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 như sau:
Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm rất nghiêm trọng do vô ý quy định tại Bộ luật hình sự.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của
một tội phạm nghiêm trọng do cố ý quy định tại Bộ luật hình sự mà trước
đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 02 lần trở lên trong 06 tháng thực
hiện hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà
chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và trước đó đã bị áp dụng
biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
Câu 11. Mới 16 tuổi nhưng T mới học hết lớp 5. Sau khi bỏ học chẳng
chịu học nghề hay làm việc gì. Để kiếm sống công việc hàng ngày của
T là trộm cắp. Đêm ngày 25/4/2013, khi cùng đồng bọn đã lẻn vào cơ
quan ăn trộm tài sản bị bảo vệ phát hiện T đã đánh lại và làm một bảo
vệ bị thương. Biết chuyện có người nói cần áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với T. Xin cho biết để quản lý, giáo
dục đối với T thì áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hay
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc?
Trả lời:
Đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng
đối với người có thực hiện hành vi xâm phạm tài sản của tổ chức trong
nước hoặc nước ngoài; tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của công
dân, của người nước ngoài; vi phạm trật tự, an toàn xã hội 02 lần trở lên
trong 06 tháng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng
biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 94 Luật xử lý vi phạm hành chính
năm 2012 thì không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc
đối với người chưa đủ 18 tuổi.
T 16 tuổi vì thế theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc đối với T mà
cần áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Câu 12. Nam 13 tuổi, cha mất sớm, mẹ đi lấy chồng. Nam ở với ông bà
nội. Càng lớn, Nam càng hư, ông bà không thể dạy bảo được Nam vì
thế ông bà đưa Nam về ở với mẹ và cha dượng. Mới đây Nam bị bắt
do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của một tội phạm
đặc biệt nghiêm trọng và bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính là
đưa vào trường giáo dưỡng 24 tháng. Do không ưa Nam nên cha
dượng đã đề nghị nâng thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường
giáo dưỡng lên 36 tháng với lý do Nam quá hư cần có thêm thời gian
quản lý, giáo dục của nhà trường. Xin cho biết đề nghị của cha dượng
Nam có hợp lý không ?
Trả lời:
Đề nghị nâng thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng lên
36 tháng với lý do cần có thêm thời gian quản lý, giáo dục của nhà trường
đối với Nam của cha dượng Nam là không hợp lý.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật xử lý vi phạm hành chính năm
2012 thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là từ 06
tháng đến 24 tháng.
Việc giáo dục Nam trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội, không chỉ là
trách nhiệm của trường giáo dưỡng, mà gia đình Nam cũng cần hợp tác
với nhà trường, phối hợp với với nhà trường giáo dục Nam trong và sau
thời gian Nam ở trường giáo dưỡng.
Câu 13. Xin cho biết thủ tục lập hồ sơ và thẩm quyền ra quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trả lời:
Việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối
với các đối tượng quy định được thực hiện như sau:
Đối với người chưa thành niên vi phạm có nơi cư trú ổn định thì Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú lập hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị gồm có bản tóm tắt lý lịch; tài liệu về các hành vi vi phạm
pháp luật của người vi phạm; biện pháp giáo dục đã áp dụng; bản tường
trình của người vi phạm, ý kiến của cha mẹ hoặc người đại diện hợp pháp
của họ, ý kiến của nhà trường, cơ quan, tổ chức nơi người chưa thành
niên đang học tập hoặc làm việc (nếu có) và các tài liệu khác có liên quan;
Đối với người chưa thành niên vi phạm không có nơi cư trú ổn định thì Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó có hành vi vi phạm pháp luật lập
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Trong trường hợp người chưa thành niên vi phạm do cơ quan Công an
cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong
các vụ vi phạm pháp luật, nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự mà thuộc đối tượng đưa vào trường giáo dưỡng theo quy định thì cơ
quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh, thu thập tài liệu và
lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với
người đó.
Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị cơ quan đã lập hồ sơ phải thông
báo cho người bị đề nghị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ về
việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội
dung cần thiết trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Sau khi người bị áp dụng, cha mẹ hoặc người đại diện của họ đọc xong hồ
sơ thì hồ sơ được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Tư
pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ và gửi
Trưởng công an cùng cấp.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Trưởng
Công an cấp huyện xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án
nhân dân cấp huyện ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì chuyển lại cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp
tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
b) Văn bản của Trưởng công an cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng phải được
đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

You might also like